quote:
Gởi bởi Phượng Các
[Đàn bà VN sướng hay khổ hơn đàn bà ở các xứ Ấn độ hay Hồi giáo? Đó cũng là một đề tài hay đó nha.
Chị có biết chuyện cô Sharbat Gula ng` Afghan không? Có lần chị Huệ và em có nhắc đến cô gái này. (Hello chị Huệ
)
Sharbat Gula - Cô gái A-Phú-Hãn (The Afghan Girl)
Bức ảnh một bé gái 12 tuổi với ánh mắt đầy “ám ảnh” làm cho người xem kinh ngạc với sự hoang vắng và nỗi sợ hãi chiến tranh đến tột cùng. Bức ảnh đó có tên “Cô gái A-Phú-Hãn”. Steve McCurry, được công nhận trên toàn thế giới là người có những bức ảnh báo chí đẹp nhất. Ông đã đến hầu hết các điểm nóng chiến sự trên thế giới như Mianmar, Yemen, Kashmir, Campuchia, chiến tranh Iran - Iraq, Beirut, Philippines, cuộc chiến vùng Vịnh… Ông cũng đạt nhiều giải thưởng cao nhất về ảnh báo chí. Từ năm 1986, McCurry là thành viên của Magnum Photos.
Steve McCurry đạt được bước ngoặt trong nghề vào năm 1980. Đó là việc ông tham gia đưa tin về cuộc chiến tại Afghanistan. Khi đó, để đi sâu vào vùng do quân Mujahidin kiểm soát McCurry đã đóng giả thường dân Afghanistan, giả dạng là người chăn gia súc để vượt biên giới Afghanistan - Pakitstan vào khu vực do quân Hồi giáo kiểm soát. Đây là thời điểm trước khi quân đội Liên Xô tiến vào Afghanistan. Một việc cực kỳ nguy hiểm và rất ít phóng viên dám mạo hiểm lúc đó.
Muốn mang thoát những cuộn phim âm bản McCurry đã phải khâu phim vào trong quần áo để đi trót lọt qua biên giới. McCurry kể lại, muốn mang thoát những cuộn phim âm bản, ông đã phải khâu phim vào trong quần áo để đi trót lọt qua biên giới. Ông đã qua hầu hết các trại tị nạn trên biên giới Afghanistan – Pakitstan.
Tại một trại tị nạn, sát biên giới ông đã chụp chân dung một bé gái 12 tuổi với ánh mắt đầy “ám ảnh”. Ánh mắt “thấu thị” đó làm cho người xem kinh ngạc với sự hoang vắng và nỗi sợ hãi chiến tranh đến tột cùng. Bức ảnh đó được McCurry đặt tên là “Cô gái Afghanistan”.
Câu chuyện đau thương của cô là hình ảnh cuộc nội chiến của Afghanistan. Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ cô, nhà cửa bị đốt cháy buộc cô phải lẩn chốn suốt hai tuần trong rừng núi hoang vu trước khi đặt chân tới trại tị nạn.
Bức ảnh đã trở thành biểu tượng khi lên bìa National Geographic vào tháng 6/1985. Kể từ đó, hình ảnh này thường xuyên xuất hiện trên báo chí. Nó trở thành hình ảnh được nhận biết nhiều nhất trên thế giới. Và đó cũng là bức ảnh duy nhất mà ông không kịp hỏi tên người làm mẫu.
Sự can đảm của ông đã được tưởng thưởng xứng đáng. Huy chương vàng mang tên Robert Capa (phóng viên ảnh nổi tiếng người Hungaria trong Thế chiến thứ II và Đông Dương) cho bức ảnh đẹp nhất chụp từ hải ngoại. Đây cũng chính là giải thưởng danh giá hàng năm tôn vinh lòng can đảm và niềm đam mê nghề nghiệp của các nhiếp ảnh gia.
McCurry còn nhận được giải thưởng Phóng viên ảnh của năm do Hiệp hội các nhà nhiếp ảnh báo chí quốc gia (Mỹ) trao tặng. Trong năm đó, ông đã đoạt được một điều mà chưa một phóng viên ảnh nào có được đó là 4 giải nhất trong cuộc thi ảnh báo chí thế giới.
Gặp lại sau mười bảy năm
Cô bé tị nạn Afghanistan trên trang bìa tạp chí National Geographic số tháng 6/1985 đã trở thành điều bí ẩn trong suốt 17 năm. Tên cô là gì? Cô còn sống hay đã chết? Không một ai biết thông tin về cô.
Tới tháng 1/2002, nhiếp ảnh gia Steve McCurry cùng một nhóm làm phim và truyền hình của National Geographic đã trở lại Afghanistan và mở cuộc tìm kiếm.
Họ đưa bức ảnh của cô tới trại tị nạn mà trước đây Steve McCurry đã đến tháng 12/1984. Sau rất nhiều nỗ lực một người đã từng sống tại trại tị nạn thời gian đó đã nhận ra cô. Anh ta cho biết cô vẫn còn sống và hiện đang ở tại vùng núi Tora Bora của Afghanistan. Anh ta nói rằng anh ta có thể tìm thấy cô và ba ngày sau cùng một người bạn anh ta đã đưa cô đến.
Thật diệu kỳ! Chỉ có phép màu mới có thể giúp Sharbat Gula (tên cô gái) sống qua những năm tháng nội chiến ở Afghanistan, McCurry nói. Và với nhiều đồng hương, sự sống sót của Sharbat Gula là minh chứng cho sự dũng cảm và quyết tâm của người Afghanistan. Sau gần hai mươi năm nước da của cô ấy đã nhuốm màu thời gian, khuôn mặt đã có nhiều nếp nhăn nhưng cô ấy vẫn làm tôi ngạc nhiên như lần đầu tiên gặp mặt cách đây đã nhiều năm.
Sharbat Gula trên bài tạp chí National Geographic tháng 6/1985 và hình ảnh sau 17 năm
Sharbat Gula không hề biết gì về bức ảnh mang tên “Cô gái Afghanistan” mặc dù cô nhớ là đã được chụp ảnh trong trường học tại trại tị nạn cách nay rất lâu rồi. Chính vì “yếu tố” không chắc chắn đó mà National Geographic phải nhờ đến các ý kiến của các chuyên gia.
Bước đầu, dựa vào bức ảnh đăng trên tạp chí năm 1985, National Geographic đã đề nghị nhà điêu khắc hình sự Frank Bender dựng lại chân dung của cô sau 17 năm. Kết quả thu được bức chân dung hiện tại rất giống so với thực tế.
National Geographic đã đề nghị các chuyên gia hàng đầu của FBI để dựng lại chân dung kiểm chứng sau 17 năm.
Thêm ý kiến khẳng định của chuyên gia pháp y nổi tiếng của FBI, Thomas Musheno: tôi có thể chắc chắn 100% đây chính là cô gái đó.
Không dừng ở đó National Geographic, còn nhờ đến chuyên gia John Daugman, Giáo sư khoa học máy tính của ĐH Cambridge, ông so sánh đánh giá bằng máy tính và nói rằng: con mắt mô tả chính xác các cá nhân hơn cả vân tay. Sharbat Gula và cô gái trong bức ảnh 17 năm trước là một.
Trong 17 năm, Sharba không hề biết hình ảnh của cô được chụp năm 1985 đã được hàng triệu người biết đến. Mồ côi khi lên sáu, giờ đây cuộc sống của của Sharbat Gula chỉ tập trung vào chồng và các con. Ngày hạnh phúc nhất của cô là ngày cưới khi cô 16 tuổi.
Sharbat Gula không thể biết đich xác mình bao nhiêu tuổi 28, 29 hay 30. Và cô cho rằng sự sống sót của cô là do thánh Ala. Người phụ nữ Hồi giáo không được phép bỏ mạng che mặt. Nhưng được sự đồng ý của chồng, sau 17 năm cô bỏ tấm mạng để chụp ảnh.
Hiện Sharbat Gula là giáo viên tại một ngồi trường hẻo lánh. National Geographic và Steve McCurry đã vận động thành lập một quỹ mang tên Sharbat Gula để quyên tiền ủng hộ cho chương trình giáo dục em gái và sau đó chương trình này được mở rộng để có thể giúp các em trai tại đất nước Afghanistan.
Sharbat Gula hiện sống cùng chồng và ba con tại Afghanistan