Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Tìm Hiểu Luật Di Trú Hoa Kỳ
PC
#1 Posted : Sunday, October 31, 2004 4:00:00 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
TÌM HIỂU LUẬT DI TRÚ
Saturday, October 30, 2004

LS Darren Nguyễn Ngọc Chương, ESQ


Luật Di Trú Hoa Kỳ là loại luật phức tạp nhất, do đó, theo yêu cầu của đa số bạn đọc cần am tường và thấu hiểu về luật này, tòa soạn Nhật Báo Người Việt mời được Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương phụ trách mục “Tìm Hiểu Luật Di Trú.”

Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương là luật sư Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California, đã được Luật Sư Ðoàn Tiểu Bang California chính thức công nhận là luật sư chuyên môn về Ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ.

Hiện nay California có trên 195,000 luật sư nhưng chỉ có 135 luật sư có bằng chuyên môn về Luật Di Trú, trong số đó có Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương.

Ngoài ra Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương đã từng phục vụ lâu năm tại Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS). Ông là một luật sư đầy kinh nghiệm và uy tín chuyên trách giải quyết và phục vụ đồng hương Việt Nam về lãnh vực di trú nhiều năm tại California và khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.

ÐỀ TÀI: I-130 REINSTATEMENT

Khi người đứng bảo lãnh mất, thì hồ sơ bảo lãnh có được tiếp tục không?

Ðây là một câu hỏi rất nhiều người thắc mắc.

Khi người bảo lãnh chết thì hồ sơ bảo lãnh chết theo người đứng bảo lãnh. Luật di trú từ năm 1952, đơn bảo lãnh sẽ tự động bị hủy bỏ, tính từ ngày người đứng bảo lãnh chết hoặc người được bảo lãnh chết. Nhưng trong trường hợp người bảo lãnh chết, hồ sơ bảo lãnh “sẽ không bị hủy bỏ nếu Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp quyết định sự hủy bỏ không thích đáng vì vấn đề nhân đạo”. Khi đơn bảo lãnh được quyết định rằng sự hủy bỏ không thích đáng vì nhân đạo, thì đơn bảo lãnh sẽ được phục hồi (tức là reinstated). Lợi ích của sự phục hồi là đơn bảo lãnh vẫn được tiếp tục và ngày ưu tiên (tức là priority date) vẫn được giữ như cũ.

Như tôi đã trình bày như trên, những điều luật này đã có từ năm 1952 và không có gì mới lạ hết. Nhưng đến năm 1996, những hồ sơ nào trong trường hợp nói trên gặp phải trở ngại của mẫu đơn bảo trợ tài chánh. Vì Ðạo Luật Di Trú của năm 1996 đã lập ra Ðiều Luật 213A, mà Ðiều Luật 213A có sự đòi hỏi là người bảo lãnh phải làm mẫu đơn bảo trợ tài chánh cho người được bảo lãnh. Tiếp vào đó, Ðiều Luật 213A không hề nhắc nhở gì đến trường hợp người bảo trợ chết trước khi người được bảo lãnh nhập cảnh Hoa Kỳ. Vì Ðiều Luật 213A này, sự phục hồi của đơn bảo lãnh như tôi đã trình bày trên không có giá trị trên thực tế. Dù Sở Di Trú có phục hồi đơn bảo lãnh đi nữa, Lãnh Sự Hoa Kỳ vẫn từ chối chiếu khán hoặc Sở Di Trú từ chối hồ sơ thay đổi tình trạng di trú sang thường trú nhân. Vì không có đơn bảo trợ tài chánh do chính người bảo lãnh đứng ra chịu trách nhiệm như đã định trong Ðiều Luật 213A, chính phủ Hoa Kỳ cho rằng đương đơn là gánh nặng cho Hoa Kỳ khi người đứng tên bảo lãnh qua đời. Vì sự thiếu sót này, vào ngày 13 Tháng Ba năm 2002, Tổng Thống Bush đã ký ban hành “Ðạo Luật Family Sponsor Immigration Act of 2002”. Ðạo luật này cho phép một người khác bảo trợ tài chánh, không phải người bảo lãnh đứng ra để làm người bảo trợ tài chánh (lý do người đứng đơn bảo lãnh đã qua đời). Người đứng ra làm người bảo trợ tài chánh phải có liên hệ như sau với người được bảo lãnh: Vợ hoặc Chồng, Cha hoặc Mẹ ruột, Cha hoặc Mẹ của người phối ngẫu, Anh Chị Em ruột, con trên 18 tuổi, con dâu, con rể, Anh Chị Em của người phối ngẫu, Ông Bà Nội Ngoại, Cháu Nội Ngoại, hoặc người Legal Guardian (tức là người giám hộ được chấp nhận bởi luật pháp).

Trong trường hợp đơn bảo lãnh I-130 đã được chấp thuận mà người đứng tên bảo lãnh không may chết trước khi người được bảo lãnh nhập cảnh Hoa Kỳ, gặp trường hợp như vậy quý vị phải báo ngay với Service Center của Sở Di Trú (tức là Trung Tâm Di Trú) - nơi mà đơn bảo lãnh I-130 đã được chấp thuận. Sau khi Service Center của Sở Di Trú nhận được tin tức người đứng đơn bảo lãnh đã chết, Sở Di Trú sẽ gửi một lá thơ cho người được bảo lãnh và báo rằng đơn bảo lãnh đã tự động bị hủy bỏ. Ngay lúc đó người được bảo lãnh có thể làm đơn yêu cầu đơn bảo lãnh được phục hồi vì tính cách nhân đạo. Ðơn yêu cầu đó nên nhấn mạnh vào sự khó nhọc, sự khổ cực nếu người được bảo lãnh không được di dân sang Hoa Kỳ. Quan trọng nhất là đơn yêu cầu phải được kèm theo mẫu đơn bảo trợ tài chánh được ký bởi một trong những người hội đủ điều kiện tài chánh, có liên hệ với gia đình như tôi đã nêu trên. Thường đơn yêu cầu sự phục hồi được nhiều thiện cảm với Sở Di Trú nếu đương đơn là vợ hoặc con nhỏ của người bảo lãnh (đã chết) và đang sống tại Hoa Kỳ. Còn những trường hợp đương đơn ở ngoài Hoa Kỳ, vẫn có thể yêu cầu hồ sơ được phục hồi vì lý do nhân đạo nếu đương đơn bị bỏ rơi lại trong khi cả gia đình đều sống tại Hoa Kỳ. Trong trường hợp Sở Di Trú từ chối không chịu phục hồi đơn bảo lãnh thì lúc đương đơn đó có thể đưa sự kiện ra Tòa Liên Bang Hoa Kỳ yêu cầu Tòa Liên Bang xét lại sự quyết định của Sở Di Trú. Quí vị nên hiểu rằng dù là có luật cho phép thay thế người bảo trợ tài chánh, không có nghĩa là đơn xin phục hồi sẽ được chấp thuận. Ðơn xin phục hồi chỉ được chấp thuận nếu đơn của quí vị hội đủ điều kiện và đáng được phục hồi vì lý do nhân đạo.

Quí bạn đọc nên chú ý rằng những sự trình bày trên được áp dụng vào những trường hợp người bảo lãnh chết trước khi người được bảo lãnh nhập cảnh Hoa Kỳ. Còn trường hợp người được bảo lãnh mà qua đời thì hiện nay trong Bộ Luật Di Trú không có điều luật nào được miễn sự hủy bỏ đơn bảo lãnh nếu người được bảo lãnh mất. Nghĩa là nếu người được bảo lãnh mất thì vợ hoặc chồng và những người con độc thân dưới 21 tuổi của người được bảo lãnh (tức là những người được đi theo) sẽ không được tiếp tục di dân sang Hoa Kỳ dưới đơn bảo lãnh đó.


BẢN TIN CHIẾU KHÁN

Theo sự yêu cầu của quí bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho Tháng Mười Một năm 2004.


ƯU TIÊN 1 - priority date là ngày 01 tháng 11 năm 2000, tức là Ưu Tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

ƯU TIÊN 2A - priority date là ngày 1 tháng 6 năm 2000, tức là Ưu Tiên được dành cho Vợ, Chồng, hoặc Con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.

ƯU TIÊN 2B - priority date là ngày 15 tháng 7 năm 1995, tức là Ưu Tiên được dành cho Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.

ƯU TIÊN 3 - priority date là ngày 8 tháng 11 năm 1997, tức là Ưu Tiên được dành cho Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.

ƯU TIÊN 4 - priority date là ngày 1 tháng 9 năm 1992, tức là Ưu Tiên được dành cho Anh, Chị hoặc Em của công dân Hoa Kỳ.


GHI CHÚ:

Ðể am tường về việc nhập cảnh Hoa Kỳ đầy phức tạp, mời quý vị đón đọc mỗi tuần mục “Tìm Hiểu Luật Di Trú” và mục “Giải Ðáp Thắc Mắc” trên Nhật Báo Người Việt phát hành mỗi ngày Chủ Nhật ở trang Ðịa Phương, do Luật Sư Di Trú Darren Nguyễn Ngọc Chương phụ trách.


MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN LẠC:

Luật Sư DARREN NGUYỄN NGỌC CHƯƠNG hoặc Luật Sư LƯU TRỌNG CẨM THƯƠNG

của Tổ Hợp Luật Sư NGUYỄN & LƯU, LLP

Ðịa chỉ:

120 S. Harbor Blvd. Suite F

Santa Ana, CA 92704.

Ðiện thoại: (714) 418-2080.

nguồn: nguoi-viet.com
Phượng Các
#2 Posted : Monday, April 18, 2005 11:22:05 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hôn Thú Giả: Sang Mỹ Rồi, Xù Sao?

Chu Tất Tiến

Bữa hổm, bất ngờ thấy Thầy Tư Bolsa vô quán cà phê Quá Khứ, ngạc nhiên quá, bèn chạy theo, níu áo:
-Thầy Tư đi đâu dzậy? Sao lại vô đây? Thầy hổng biết đây là chỗ dành cho người trẻ mà muốn quên quá khứ hay sao?
Thầy Tư vẫn hậm hực bước dài, không ngoái lại:
-Thì "qua" đang muốn quên chuyện xẩy ra đây mà.
Người viết thắc mắc, vì lâu nay Thầy Tư Bolsa vẫn là người đạo mạo, đứng đắn, không bao giờ uống cà phê ở mấy chỗ này, sao hôm nay lại trở chứng, bèn đi theo. Mới bước qua cửa, tự nhiên muốn xây xẩm mặt mày luôn vì mấy cô tiếp viên quá trẻ, quá "nghèo", ở Việt Nam thì khổ đã đành, qua đây rồi, vẫn còn "nghèo" như xưa! Thấy thầy Tư cứ tỉnh bơ ngồi xuống ghế, kêu ly sữa đậu nành, người viết cũng đành kêu thêm một ly sữa, uống để bớt cơn chóng mặt. Một hai phút sau, tỉnh hồn, mới hỏi thầy Tư:
-Có chuyện chi mà trông buồn dzậy, thầy?
Thầy Tư bực mình, xả ra một hơi:
-Thì cái con nhỏ cháu tui đó, cái đồ mắc dịch, mắc toi, nó hành tui nhức đầu muốn phát điên luôn.
-Ủa, con nhỏ nào? Thầy có tới cả chục đứa cháu lận.
-Cái con nhỏ mà tui bảo lãnh cho đó! Đi theo diện hôn thê đó!
-À, thì ra dzậy. Mà, nó... sao? Quậy ông tới cữ luôn hả? Nó chê ông chồng già? Đương nhiên rồi, ai đời mà chồng hơn nó gần bốn chục tuổi?
-Thà nó chê đi, mà không phải. Nó có ăn ở với nhau đâu mà chê với bai. Đằng này, nó quậy..
-Thì kể nghe đi.
-Ừ, thì kể.
Rồi thầy Tư ậm ừ tuôn hết nỗi lòng:
-Anh biết không? Con nhỏ đó là con ông anh họ của tui. Ổng nhờ tui giúp kiếm người làm giấy tờ hôn thú cho nó qua đây, tui mới nhờ ông bạn già góa vợ của tui làm giấy tờ giùm. Tui tốn không biết bao nhiêu tiền, nào tiền máy bay cho ổng về Việt Nam, tiền đi chơi, chụp hình, tiền ăn nhậu, tổ chức đám cưới giả, rồi tiền đưa cho ổng nữa, tổng cộng là gần 25,000 đô. Bố mẹ nó thì giầu lắm ở Việt Nam, có mấy căn nhà, đất đai tùm lum. Khi làm thủ tục thì vui vẻ lắm, hứa loạn cả lên, đến khi con gái qua rồi thì tui muốn tắt thở! Con nhỏ bưng nguyên một cái bầu qua đây, rồi đẻ. Khi làm giấy tờ đám cưới để hợp thức hóa, người điều tra mới hỏi: "Ủa, tính từ ngày anh chồng trở lại Mỹ, đến khi cô này sanh đã qua một năm rồi, như vậy, đứa con này có phải là con của ổng không?" Ông bạn tui ú ớ, trả lời không nổi. Như vậy là họ đã biết là con nhỏ này lẹo tẹo với ai ở Việt Nam, qua đây mới có mấy tháng là đẻ! Mặc dù anh chồng hờ chấp nhận, nhưng họ vẫn hoãn hồ sơ, để điều tra. Tui chới với luôn. Nhưng mà cái nhức đầu là nó còn hổng chịu... thanh toán tiền với người ta! Cả nhà nó tính xù luôn! Tui nhắc hoài, má nó cứ cù cưa, nghĩ là qua Mỹ rồi là xong, hổng trả tiền, cũng chả chết ai! Tui bực quá, muốn tống nó về Việt Nam luôn.
-Thế, họ có biết rằng nếu trong vòng ba năm, đương sự vẫn có thể bị mất quyền ở lại nếu ly dị và không ai nhận trách nhiệm không?
-Cả nhà nó không biết. Tui chỉ cần nói với ông bạn già tui, ổng viết thư lên INS là con nhỏ đẻ bậy, không phải con ổng, ổng không nhận trách nhiệm bảo lãnh nữa, là nó bị tống xuất về thôi, mà tui không nỡ. Nó cứ tưởng là qua đây rồi, nếu không ai nhận, là nó vớ đại ông nào ngoài đường thì được ở lại! Chưa kể là không bao giờ có Medical, con nó có bệnh gì là chỉ chờ ra quan tài...Tiền đâu mà chữa chạy? Cái xứ này, thiên hạ sợ nhất là không có Medical. Triệu phú cũng ngán nữa là mấy đứa nửa nạc nửa mỡ.
-Thế, tình hình bên INS họ nói sao?
-Tui chắc là họ sẽ có biện pháp. Họ khôn lắm chứ không ngu như mình đâu. Họ đã chấp nhận hôn thú đâu.
-Bây giờ, con nhỏ ra sao?
-Nó trốn rồi! Trốn với thằng anh nó, cũng mới sang!
-Ủa, sao có chuyện gì lạ vậy?
-Bởi vậy tui mới nhức đầu, muốn tìm quên dĩ vãng đi cho rồi! Này, tui giúp cho nhà nó qua cả hai đứa, đứa con gái đó, và thằng anh nó luôn. Mỗi đứa tui gả cho một người. Thằng anh nó thì tui nhờ một đứa con gái con người bạn tui làm giấy hôn thú giả. Cũng tốn đủ thứ tiền, mỗi đứa như vậy là trên dưới hai chục nghìn. Tui chồng tiền cho người ta ngay khi qua. Thằng anh nó qua, nói láp nháp mấy câu là dọt đi tiểu bang khác, có chú bác nó, chưa kịp làm đám cưới luôn! Tui gọi về nhà bố mẹ nó, thì bố mẹ nó cũng đổi giọng, làm phách, mà không chịu trả tiền! Nhà cửa cả đống, cho thuê, buôn bán, mỗi tháng cũng cả nghìn đô la thâu vô, mà nói không có tiền trả nợ! Muốn cho hai đứa con đi ngoại quốc, không chết trên biển, không cần lấy Đài Loan, chỉ cần bán đi một cái nhà là dư sức qua cầu, mà họ không chịu làm, chỉ tính xù! Quịt!
Thầy Tư lắc đầu, làm một hơi sữa đậu nành, xong rồi hỉ mũi:
-Hừ, tụi nó vừa dốt, vừa phản, vừa ác. Thằng con trai dốt vì chưa kịp làm đám cưới đã chạy, lấy đâu ra giấy tờ An sinh xã hội, thẻ căn cước! Làm sao đi xin việc làm? Con gái dốt vì tưởng là đẻ bừa cũng vẫn làm giấy tờ hôn thú qua mặt INS? Nếu ở lại mà không ai bảo lãnh thì thành ra ở lậu, cảnh sát nó xúc về Việt Nam ngay.. Lại tưởng là bỏ thằng chồng này, vớ đại thằng nào cũng có thể hợp thức hóa giấy tờ được? Đâu có dễ thế! Bị trục xuất về nước mới là thật xấu hổ! Tụi nó còn phản tui, hứa lèo rồi nuốt! Thêm tính ác nữa, tụi nó hại tui tốn mấy chục ngàn, rồi bỏ chạy, làm tui mang nợ, vợ con rỉa rói tui mất ăn mất ngủ! Ngày nào bà vợ tui cũng nhéo lỗ tai tui: "Cho chừa cái tật ham giúp người! Gặp đứa lấy oán báo ân!" Tui có nói là Trời già có mắt, trước sau gì tụi nó cũng bị Trời phạt cho trắng con mắt ra! Phản bội, hại người, thì Trời không tha đâu.
-Thôi, thôi, bây giờ mà Thầy có rủa nó thì cũng xong rồi, tui biết tính thầy không làm hại người được, dù người ta có hại thầy..
-Thiệt đó, bây giờ tui chỉ muốn cho mấy người khác thấy kinh nghiệm sống trên đất Mỹ này mà coi chừng. Cẩn thận khi làm giấy tờ bảo lãnh hôn thê, hôn thú. Và ai đã qua đây, thì cũng phải chờ ba năm rồi hãy phản bội! Giấy tờ xong rồi, hãy dọt đi với người khác. Đừng có mà phản lẹ quá, thằng chồng hờ hay con vợ hờ ở đây, nó làm giấy lên INS tố cáo tội ngoại tình thì khổ lắm đấy. Mang cái balô về nước thì bà con chê cười thúi mũi ra. Còn nếu con gái mà ở lậu thì chỉ có ... "nghèo" mà thôi.
Chu Tất Tiến.
viethoaiphuong
#3 Posted : Thursday, March 18, 2010 10:40:39 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
SỞ NHẬP TỊCH VÀ DI TRÚ HOA KỲ (USCIS)

Hungviet
Quan tâm chính của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCI) là xét đơn bảo lãnh. Ngoài vấn đề đó, USCIS còn cung cấp những dịch vụ khác sau khi bạn đã nộp đơn.


Dịch vụ của USCIS khi hồ sơ của bạn còn chờ giải quyết ở USCIS

USCIS xét đơn bảo lãnh cùng loại theo thứ tự nhận đuợc. Thông thường, USCIS sẽ báo bằng thư cho bạn khi họ quyết định về hồ sơ của bạn hay khi họ cần thêm thông tin gì ở bạn.

Cách dễ nhất để theo dõi thời gian xét đơn là trên trang Web của USCIS, nơi họ đăng những ngày nộp đơn của hồ sơ mà họ đang hoàn tất. Họ liệt kê thông tin theo từng loại cho mỗi loại hồ sơ và cho mỗi một văn phòng USCIS hay trung tâm dịch vụ (Service Center). Thông tin đó giúp bạn thấy thời gian xét xử lý những hồ sơ nộp trước hồ sơ của bạn và đoán thời gian xét hồ sơ của bạn.

Trang Web của USCIS là uscis.gov.

Thời gian xử lý hồ sơ có thể thay đổi khi USCIS xét đơn. Họ cập nhật thông tin khi xét đơn. Nếu bạn không nhận được tin tức gì từ USCIS trong vòng thời gian xử lý hồ sơ dựa trên những gì mà họ đang hoàn tất, bạn nên kiểm tra trên trang Web của họ hay gọi điện cho khâu quan hệ với khách (Customer Service) ở số 1-800-375-5283 để có thông tin cập nhật về thời gian xử lý hồ sơ.

Trong đa số thời gian mà một hồ sơ chưa giải quyết là lúc đó USCIS đang giải quyết những hồ sơ nộp sớm hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn muốn có thể theo dõi việc xét đơn của họ. Do đó, USCIS cho mỗi hồ sơ mà họ xử lý một số biên nhận (Receipt Number). Số này bắt đầu bằng ba chữ, như EAC, và theo sau là một chuỗi số. Nếu hồ sơ của bạn đã được cho số biên nhận, bạn sẽ tìm thấy số đó trên giấy báo nhận hồ sơ (Receipt Notice) hay trên giấy làm Biometrics.

Bạn có thể dùng số biên nhận của bạn trên trang Web của USCIS hay khi bạn gọi điện cho Customer Service để biết thông tin cơ bản về tình trạng hồ sơ của bạn từ hệ thống tự động của USCIS nhằm bổ sung thông tin về thời gian xử lý hồ sơ.

Với số biên nhận của bạn, bạn có thể đăng ký trên trang Web của USCIS để nhận thông tin cập nhật về tình trạng hồ sơ của bạn khi họ xét hồ sơ của bạn.

Có một vài điều mà bạn nên nhớ khi dùng số biên nhận của bạn để kiểm tra tình trạng hồ sơ của bạn hay để theo dõi việc xử lý hồ sơ của bạn :

- Điều thứ nhất là đại đa số thời gian mà hồ sơ của bạn chưa giải quyết là lúc USCIS đang xét những đơn nộp trước đơn của bạn. Do đó, tình trạng hồ sơ của bạn có thể không thay đổi cho đến khi USCIS ở vào giai đoạn cuối trong việc xử lý hồ sơ của bạn.

- Điều thứ hai là thông tin về tình trạng hồ sơ mà USCIS cung cấp khá cơ bản. Khi hồ sơ của bạn nằm trong vòng thời gian xử lý bình thường, USCIS chỉ có thông tin về tình trạng hồ sơ cung cấp bởi hệ thống tự động. Họ sẽ không tìm trong hồ sơ của bạn để cung cấp chi tiết về tình trạng hồ sơ của bạn.

Chỉ những người có số biên nhận mới có thể theo dõi việc xử lý hồ sơ của họ. USCIS quản lý những hồ sơ khác dựa trên số tài khoản (Account Number), thường gọi là số A (A-Number). Những hồ sơ đó bắt đầu bằng chữ A theo sau là 8 hay 9 số. Đối với những hồ sơ này, bạn có thể kiểm tra thời gian xét đơn cho loại hồ sơ này, nhưng bạn không thể theo dõi việc xử lý hồ sơ.

Mặc dù USCIS không tìm hiểu tình trạng hồ sơ của bạn nếu nó trong vòng thời gian xử lý bình thường, USCIS cung cấp những dịch vụ khác khi hồ sơ chưa giải quyết ở USCIS.

Nếu bạn dời nhà, bạn gọi điện cho Customer Service để cập nhật địa chỉ của bạn.

Nếu bạn nộp đơn I-130 lúc bạn còn là thường trú nhân và sau đó bạn nhập tịch Mỹ thì bạn có thể gửi thư cho họ hay gọi điện cho Customer Service để xin nâng cấp hồ sơ của bạn.

Nếu bạn tìm thấy sai lầm về thông tin trên thư cuối cùng mà họ gửi cho bạn thì bạn gọi điện cho Customer Service để nhờ giúp đỡ. Nếu bạn tìm thấy sai lầm trên văn kiện mà họ cấp cho bạn thì bạn phải nộp đơn khác để thay thế đơn trước, và bạn phải gởi trở lại cho họ văn kiện đó lúc bạn nộp đơn. Nếu lỗi đó là do họ và bạn chứng minh được điều đó thì bạn có thể nộp đơn không tốn tiền.

Nếu bạn gởi đơn cho Service Center hay National Benefit Center hơn 30 ngày mà chưa nhận được giấy báo nhận hồ sơ thì bạn gọi điện cho Customer Service để nhờ giúp đỡ.

Nếu bạn không nhận được bất kỳ loại thông báo nào khác và bạn có số biên nhận hồ sơ (Receipt Number) và tình trạng hồ sơ trên trang Web của USCIS cho biết là họ đã gửi giấy thông báo (ngoài giấy thông báo nhận hồ sơ) đã hơn 14 ngày nhưng bạn chưa nhận được thì bạn gọi điện cho Customer Service để nhờ giúp đỡ.

Nếu bạn cùng nộp nhiều hồ sơ có liên hệ với nhau, như nhiều đơn khác nhau cho cùng một người, cho những thành viên gia đình, hay cho một nhóm người lao động, và đã nhận được quyết định cho một vài hồ sơ nhưng những hồ sơ khác thì chưa nhận đươc quyết định, và bạn lo ngại rằng những hồ sơ đi đôi bị phân ra thì bạn có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ trên mạng hay gọi điện cho Customer Service.

Nếu bạn đã nộp những giấy tờ gốc cùng với đơn bảo lãnh, USCIS khuyên bạn nên chờ cho đến khi hồ sơ giải quyết xong hãy xin lại bản gốc tại vì họ có thể cần chúng trong tiến trình xét hồ sơ. Hồ sơ của bạn có thể bị chậm trễ nếu họ trả lại cho bạn bản gốc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xin lại bản gốc trong lúc hồ sơ chờ xét duyệt, bạn hãy gọi điện cho Customer Service.

Nếu bạn có đơn I-129, Petition for a Nonimmigrant Worker, chưa giải quyết và bạn cần đổi tên của những người trong đơn, hay bạn cần thay đổi đại sứ quán hay lãnh sự quán hay cửa khẩu nơi những người được bảo lãnh sẽ xin visa hay xin nhập vào Mỹ, bạn hãy gọi điện cho Customer Service.

Nếu bạn tuyệt đối không thể tham dự ngày phỏng vấn mà USCIS đã hẹn, hãy gọi điện cho Customer Service càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng xin dời ngày hẹn có thể làm chậm trễ tiến trình giải quyết hồ sơ. USCIS chỉ dời ngày hẹn khi bạn có những lý do khẩn cấp ngoài sự kiểm soát của bạn khiến bạn không thể tôn trọng ngày hẹn. Khi bạn gọi điện cho Customer Service, bạn cần phải giải thích lý do tại sao bạn không thể tôn trọng ngày hẹn. Văn phòng nơi đã hẹn ngày phỏng vấn với bạn sẽ quyết định xem họ chấp thuận lời cầu xin của bạn hay không và sẽ thông báo trực tiếp cho bạn.

Nếu hồ sơ của bạn nằm ngoài thời gian giải quyết hồ sơ hiện hành. Thời gian giải quyết hồ sơ mà USCIS đăng trên trang Web của họ giúp bạn thấy được thời gian mà họ giải quyết những hồ sơ nộp trước hồ sơ của bạn và từ đó đoán thời gian họ giải quyết hồ sơ của bạn. Tuy nhiên, mỗi hồ sơ mỗi khác và thỉnh thoảng có một hồ sơ mà thời gian giải quyết lâu hơn bình thường.

Nếu bạn không nhận được tin tức gì của USCIS trong thời gian giải quyết hồ sơ bình thường thì bạn hãy kiểm tra thời gian giải quyết hồ sơ cập nhật hóa trên trang Web của họ. Nếu hồ sơ của bạn có số biên nhận thì bạn dùng nó để kiểm tra cùng lúc tình trạng hồ sơ của bạn. USCIS khuyên bạn nên làm điều này vì có thể họ đang gởi thông báo cho bạn.

Nếu vì một lý do nào hồ sơ của bạn quá thời gian giải quyết hồ sơ bình thường 30 ngày và bạn chưa nhận được quyết định hay thông tin cập nhật gì của họ trong vòng 60 ngày cuối cùng thì bạn hãy gọi điện cho Customer Service. Họ sẽ vào hồ sơ của bạn để xem phải làm gì hầu hồ sơ được giải quyết và họ sẽ giải thích với bạn.

Thời gian chờ thêm 30 ngày là để thông báo có thời gian đến tay bạn trong khi USCIS giải quyết hồ sơ của bạn.

Nếu bạn nộp đơn I-765, Application for Employment Authorization, và đã hơn 90 ngày kể từ khi bạn nộp đơn và bạn chưa nhận được thông tin cập nhật gì trong vòng 60 ngày cuối, và không thấy thông báo công cộng nào liên quan đến loại hồ sơ của bạn, thì đừng chờ thêm 30 ngày .Hãy gọi điện ngay cho Customer Service.


Giải quyết hồ sơ nhanh

Vì hiểu trường hợp khiến người ta nộp một vài loại đơn bảo lãnh, USCIS ưu tiên cho một vài loại đơn bảo lãnh. Những ưu tiên đó được phản ảnh trong thời gian giải quyết hồ sơ của USCIS.

USCIS cũng có chương trình giải quyết trả tiền cho phép bạn xét đoán hoàn cảnh cụ thể của bạn và quyết định xem bạn có muốn trả tiền để hồ sơ được xử lý nhanh hay không. USCIS biết rằng hoàn cảnh có thể thay đổi. Do đó, bạn có thể dùng chương trình này ngay cả sau khi đã nộp đơn.

Tạm thời bây giờ, chương trình này chỉ áp dụng cho đa số diện bảo lãnh lao động tạm thời (dùng mẫu I-129).

Trong đa số diện bảo lãnh khác, những người nộp đơn cùng diện bảo lãnh thường ở trong trường hợp tương tự như nhau và có cùng nhu cầu về việc giải quyết nhanh chóng đơn bảo lãnh của mình. Biết được thời gian giải quyết có ảnh hưởng trên người nảo lãnh, USCIS tranh thủ để rút ngắn thời gian giải quyết. USCIS không giải quyết hồ sơ của một người nào ưu tiên hơn hồ sơ của những người khác hay gây thiệt thòi cho một hồ sơ nào bằng cách làm chậm một hồ sơ để giải quyết một hồ sơ khác nộp sau. Dù thời gian giải quyết bình thường nhanh hay chậm, USCIS luôn giải quyết hờ sơ theo thứ tự nhận được.

Tuy nhiên, USCIS công nhận có những điều đặc biệt có thể xảy ra. Ngay cả khi không có chương trình giải quyết trả tiền, USCIS sẽ xét việc giải quyết một hồ sơ không theo thứ tự nếu có trường hợp khẩn cấp liên quan đến vấn đề sanh tử. Để công bằng với tất cả mọi người, USCIS rất khắt khe trong việc chấp thuận những trường hợp như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ bạn ở trong trường hợp này lúc bạn nộp đơn hay trường hợp này xảy ra trong lúc hồ sơ của bạn đang chờ giải quyết, hãy gọi điện cho Customer Service để biết cách làm đơn xin giải quyết nhanh và để biết những văn kiện và chứng từ nào cần nộp để chứng minh sự hiện hữu của trường hợp khẩn cấp có liên quan đến vấn đề sinh tử.


Dịch vụ của USCIS đối với những người mới trở thành thường trú nhân

Sau khi bạn nhập cảnh vào nước Mỹ với visa di dân hay được chấp thuận tình trạng thường trú tại Mỹ, USCIS sẽ đăng ký tình trạng của bạn và gởi cho bạn một lá thư chào mừng với những thông tin quí báu. USCIS sẽ gửi cho bạn thẻ thường trú.

Bưu điện không thể gửi chuyển tiếp thẻ xanh của bạn. Nếu trên thùng thư có tên khác không phải là tên mà bạn dùng để nhận thư, bưu điện sẽ không giao thẻ thường trú cho bạn. Nếu bạn ở vào một trong những trường hợp sau đây, bưu điện sẽ gởi trở lại thẻ thường trú cho USCIS :

- Nếu bạn dời nhà trước khi bạn nhận được thẻ, bạn phải báo cho bưu điện và đồng thời gọi điện cho Customer Service để cập nhật hóa địa chỉ của bạn. Khi gọi cho Customer Service, bạn phải nhấn mạnh là bạn đang chờ thẻ thường trú của bạn.

- Nếu bạn sống với một người khác và chỉ có tên người đó trên thùng thư, USCIS đề nghị bạn nên thêm tên bạn trên thùng thư. Nếu không, bưu điện có thể trả lại thẻ thường trú cho USCIS.

Nếu bạn trở thành thường trú nhân đã hơn 30 ngày mà chưa nhận được thư chào mừng, hãy gọi điện cho Customer Service.

Nếu bạn thấy lỗi trong thư chào mừng, hãy gọi điện cho Customer Service.

Nếu bạn nhận được thư chào mừng, nhưng không nhận được thẻ thường trú trong vòng 30 ngày sau khi nhận được thư chào mừng, hãy gọi điện cho Customer Service.

Nếu bạn trở thành thường trú nhân trong khi đang ở Mỹ thay vì vào Mỹ với visa di dân và bạn có người hôn phối hay/và con chưa trưởng thành còn độc thân còn ở ngoài nước Mỹ, trong một vài trường hợp, bạn có thể điền mẫu đơn I-824, Application for Action on Approved Application or Petition. Việc điền đơn I-824 cho phép USCIS trong việc thông báo tình trạng thường trú của bạn cho đại sứ quán hay lãnh sự quán Hoa Kỳ. Như thế, gia đình bạn có thể nộp đơn xin visa di dân để theo bạn vào Mỹ. Muốn biết thêm chi tiết, hãy gọi điện cho Customer Service hay tham khảo trang Web của USCIS.

Muốn biết rõ chi tiết những dịch vụ mà USCIS cung cấp cho bạn với tư cách một thường trú nhân mới ở Mỹ, bạn có thể gọi điện cho Customer Service :

- Bấm chọn Option 4 (Forms, information abouts status, benefits, services and products); và
- Bấm chọn Option 3 (Benefits and services for permanent residents).


Dịch vụ của USCIS khi hồ sơ của bạn đã được chấp thuận hay bị từ chối
USCIS cung cấp nhiều dịch vụ mặc dù hồ sơ đã hoàn tất.

- Nếu bạn dời nhà sau khi USCIS chấp thuận đơn bảo lãnh và:

Nếu bạn đang chờ giấy tờ gửi từ USCIS, hãy gọi điện cho Customer Service.


Nếu đơn bảo lãnh diện di dân đã được chấp thuận và bạn hay người được bảo lãnh dời nhà trước khi được cấp visa di dân, hãy gọi điện trực tiếp cho National Visa Center để họ cập nhật hóa địa chỉ khi hồ sơ đến lượt được giải quyết.


Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng ngoại trừ nếu bạn là công dân Mỹ, bạn luôn luôn phải thông báo cho USCIS mỗi lần đổi địa chỉ. Hãy dùng mẫu AR-11, Change of Address hay mẫu AR-11SR, Change of Address Special Registration. Vấn đề này khác với vấn đề cập nhật địa chỉ trên đơn bảo lãnh của bạn. Hãy tham khảo trang Web của USCIS hay gọi điện cho Customer Service.

- Nếu bạn thấy lỗi trên giấy báo của USCIS, hãy gọi điện cho Customer Service.

- Nếu trong hệ thống của USCIS cho biết USCIS đã chấp thuận hay từ chối hồ sơ của bạn đã 14 ngày qua, nhưng bạn vẫn chưa nhận được giấy báo chấp thuận hay giấy báo từ chối, hãy gọi điện cho Customer Service.

- Để xin bản sao của giấy báo chấp thuận, bạn hãy điền mẫu I-824. Bản sao chỉ là bản sao lại từ bản chánh của giấy báo chấp thuận. USCIS không thể thay đổi và cũng sẽ không cấp lại bất cứ giấy tờ nào khi chấp thuận hồ sơ của bạn. Hãy tham khảo trang Web của USCIS hay gọi điện cho Customer Service.

- Nếu USCIS đã chấp thuận hồ sơ của bạn hơn 30 ngày mà bạn chưa nhận được giấy tờ tiếp theo nào mà thông thường USCIS gửi sau khi chấp thuận một hồ sơ, hãy gọi điện cho Customer Service.

- Nếu USCIS đã chấp thuận đơn I-129, đơn xin bảo lãnh người lao động nước ngoài :

Nếu USCIS đã chấp nhận đơn hơn một tuần mà đại sứ quán hay lãnh sự quán chưa nhận được thông báo của USCIS, hãy gọi điện cho Customer Service.


Nếu bạn cần USCIS thông báo sự chấp thuận cho một lãnh sự quán hay đại sứ quán khác, hãy điền mẫu I-824. Hãy tham khảo trang Web của USCIS hay gọi điện cho Customer Service.


- Nếu USCIS đã chấp thuận đơn I-130 bảo lãnh thân nhân, hay đơn bảo lãnh diện di dân khác, và nếu bạn đã cho biết trong đơn là người đó sẽ làm đơn xin thường trú ngay trong nước Mỹ mà bây giờ người đó đã ra khỏi nước Mỹ, bạn phải điền đơn I-824 để xin USCIS chuyển đơn của bạn cho National Visa Center để giải quyết đơn xin di dân. Hãy tham khảo trang Web của USCIS hay gọi điện cho Customer Service.

- Nếu bạn trở thành công dân Mỹ sau khi USCIS đã chấp thuận đơn I-130 và bạn muốn nâng cấp hồ sơ:

Nếu đơn đã chuyển cho National Visa Center thì bạn gửi bản sao giấy chứng nhận nhập tịch cho National Visa Center kèm theo một lá thư xin nân cấp . Trong thư, bạn cho biết số hồ sơ, tên và ngày sanh của người mà bạn bảo lãnh.


Nếu giấy báo chấp thuận hồ sơ cho biết USCIS vẫn còn giữ hồ sơ của bạn, để nâng cấp hồ sơ, bạn phải điền mẫu I-824; hay nếu hồ sơ đã đến lượt được giải quyết cho việc cấp visa thì bạn yêu cầu người được bảo lãnh nộp đơn xin thường trú cho USCIS.


Đối với thủ tục nói ở trên có yếu tố National Visa Center, địa chỉ để liên hệ với National Visa Center là :

National Visa Center
32 Rochester Avenue
Portsmouth, NH 03810-2909

Số điện thoại của National Visa Center là (603) 334-0700.

Số fax của National Visa Center là (603) 334-0791.

Địa chỉ email của National Visa Center là NVCINQUIRY@state.gov.
viethoaiphuong
#4 Posted : Thursday, March 18, 2010 10:41:19 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
THEO DÕI HỒ SƠ TRÊN MẠNG

Hungviet

Bạn chỉ có thể theo dõi hồ sơ trên mạng khi hồ sơ còn ở Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).

Để biết tình trạng hồ sơ của mình trên mạng, bạn có 2 cách :

Cách thứ nhất là bạn vào trang Web http://www.uscis.gov/... here của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Bạn sẽ thấy ỡ góc bên phải phía dưới có Check Case Status. Ngay dưới Check Case Status có một ô hình chữ nhật trong đó có ghi Enter Case Number Here. Bạn vào số biên nhận hồ sơ ở trong ô đó. Số này bắt đầu bằng 3 chữ EAC, WAC, LIN hay SRC. Bỏ qua dầu gạch nối "-" khi vào số hồ sơ.

Cách thứ hai là bạn cũng vào trang Web http://www.uscis.gov/... here của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Sau đó, bạn bấm My case is pending ở góc bên phải phía trên cao. Khi trang Web chuyển qua trang Case Services While Your Case is Pending with USCIS thì bạn lại bấm chọn Processing Times and Case Status. Khi trang Web đổi qua trang Processing Times and Case Status thì bạn lại bấm chọn Case Status Online ở góc bên phải phía trên cao. Khi trang Web Case Status Service Online hiện ra thì bạn bấm chọn online ở hàng:

"Finding the Status of Your Case
If you have an application receipt number, you can check the status of your case online ."

Sau đó bạn vào số biên nhận hồ sơ (Application Receipt Number). Số này bắt đầu bằng 3 chữ EAC, WAC, LIN hay SRC. Bỏ qua dầu gạch nối "-" khi vào số hồ sơ.

Sau cùng, bạn có thể tạo một tài khoản (account) để Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) gởi email thông báo cho bạn mỗi khi hồ sơ của bạn có những biến chuyển mới.
LỊCH CẤP VISA
August 2008 September 2008
F1 15-Mar-02 01-Apr-02
F2A 01-Oct-03 01-Dec-03
F2B 01-Nov-99 15-Dec-99
F3 08-Jun-00 15-Jun-00
F4 8-Sep-97 01-Oct-97
viethoaiphuong
#5 Posted : Thursday, March 18, 2010 10:41:53 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Sở Di Trú Cho Rằng Hôn Nhân Không Đòi Hỏi Phải.... Ân Ái!

Lịch Cấp Chiếu Khán Tháng 3-2010
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Khi Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc Sở di trú nghi ngờ một cuộc hôn nhân gian dối, họ có thể từ chối cấp chiếu khán (visa) hoặc Thẻ Xanh nếu họ nghĩ rằng hai người này không sống chung như vợ chồng, hoặc sống riêng biệt quá lâu. Nhưng bây giờ chúng ta cũng biết ít nhất trong một hồ sơ, Sở di trú quyết định rằng một cuộc hôn nhân có thể là một cuộc hôn nhân chân thật, dù rằng không hề có chuyện... ân ái.
Một phụ nữ ở Nam Mỹ đã kết hôn với một công dân Mỹ. Sau đó, người chồng ngược đãi vợ và họ ly dị nhau. Người phụ nữ xin Sở di trú cho phép bà tự nộp đơn xin Thẻ Xanh chính thức mà không cần có sự can dự của người chồng.
Sở di trú đã mời người phụ nữ đến phỏng vấn. Họ muốn đoan chắc đây là một cuộc hôn nhân chân thật nên đã hỏi bà đã có liên hệ ân ái với chồng của bà hay không. Và câu trả lời cũng rất chân thật là "Không".
Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có chuyện không hề có ân ái trong cuộc sống hôn nhân? Người phụ nữ nói rằng chồng của bà lớn tuổi hơn bà và sức khỏe có một số vấn đề làm cho ông không thể có liên hệ chăn gối với bà được. Nhưng còn một nguyên nhân khác làm cho họ không thể có liên hệ ân ái, và đây cũng có thể là nguyên nhân chính: Người chồng cũ của bà có một con chó và đã cho con chó ngủ chung giường với hai vợ chồng. Người phụ nữ gốc miền Nam Mỹ đã rất ngạc nhiên, và có thể nói là kinh hoàng về việc này. Vì điều này không bao giờ xảy ra ở quốc gia của bà.
Vậy thì tại sao Sở di trú lại chấp thuận đơn xin Thẻ Xanh của bà? Vì đã có đủ bằng chứng cho thấy cặp vợ chồng này đã từng thật sự có ý muốn chung sống với nhau như vợ chồng, và ý muốn này cũng đủ để đơn xin Thẻ Xanh của bà được chấp thuận.
Người phụ nữ đã nộp bằng chứng là những email được trao đổi trong vài năm trước khi bà đến Hoa Kỳ. Thêm vào đó, người chồng cũ đã gửi cho bà nhiều lá thư tình ướt át và hình ảnh, và ông ta cũng đến Nam Mỹ thăm viếng và ở chung với bà và gia đình bà. Vì thế, Sở di trú được thuyết phục rằng vào một lúc nào đó, đã có một cuộc tình thơ mộng chân thật, mặc dù những bất đồng và không hạnh phúc xảy ra ở cuối đường hôn nhân.
Kết luận của Sở di trú có nghĩa là: Đó là một cuộc hôn nhân trong sáng, mặc dù không có sự ân ái, người phụ nữ vẫn được cấp Thẻ Xanh.
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 3-2010:
A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 22-06-2004 (Tăng 3 tuần)
C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 01-04-2006 (Tăng 04 tuần)
D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 01-02-2002 (Tăng 04 tuần)
E- Ưu tiên F3: Xét đến 22-05-2001 (Tăng 0 tuần)
F- Ưu tiên F4: Xét đến 15-01-2000 (Tăng 8 tuần)
G- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Có bao giờ Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn hỏi người vợ/hay chồng chuyện ân ái của họ không?
- Đáp: Chúng tôi chưa hề nghe nói về trường hợp này, nhưng có một vài hồ sơ bị từ chối vì họ không có bằng chứng đã từng sống chung với nhau sau khi kết hôn.
- Hỏi: Lãnh sự thường đòi hỏi những bằng chứng sống chung nào?
- Đáp: Bằng chứng sống chung có thể là những hóa đơn thuê khách sạn, hay đơn xin tạm trú cho thấy hai người đã ở chung với nhau sau khi kết hôn.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải cạnh Sở di trú đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
ROBERT MULLINS INTERNATIONAL
viethoaiphuong
#6 Posted : Thursday, March 18, 2010 10:42:30 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bảo lãnh thân nhân từ VN: Tại sao phải chờ visa?

* Hà Ngọc Cư
Mấy tháng nay người bảo lãnh cho con có gia đình cảm thấy vô cùng bực dọc vì ngày đáo hạn visa của diện này (F-3) cả bốn năm tháng nay cứ giậm chân tại chỗ và không biết phải chờ bao lâu nữa. Tại sao? Tại sao?

Ðể trả lời câu hỏi này ta phải tìm hiểu sơ lược về các điều khoản liên quan đến số visa cấp cho người hội đủ điều kiện vào Mỹ theo diện di dân (immigrant visa) mỗi năm.

Số visa di dân do Quốc Hội phê chuẩn và được ấn định bởi điều khoản 201 của luật di trú (Immigration National Act, viết tắt là INA). Ðiều khoản này ấn định số chiếu khán di dân tối thiểu cho đơn bảo lãnh thân nhân thuộc loại phải sắp hạng theo ưu tiên (family-sponsored preference) là 226,000.

Năm 2009, Hoa Kỳ đã cấp vi sa theo diện di dân cho 20,079 người Việt Nam.

Chỉ có những người sau đây là không nằm trong quy định của điều khoản trên, nghĩa là không phải chờ visa, đó là những người thuộc loại thân nhân trực hệ của công dân Hoa Kỳ(immediate relatives) gồm:

1. Cha/mẹ của công dân Mỹ.

2. Vợ/chồng của công dân Mỹ

3. Con độc thân dưới 21 tuổi của người có quốc tịch Mỹ.

Ðiều khoản 203 INA chia các ưu tiên visa như sau:

F-1: Con độc thân từ 21 tuổi trở lên của công dân Mỹ được cấp 23,400 visa cộng thêm số visa còn dư lại của ưu tiên F-4.

F-2A (vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân) và F-2B (con độc thân: từ 21 tuổi trở lên của thường trú nhân): 114,000.

- F-2A chiếm 77% của 114,00 Visa này.

- F-2B lấy 23% còn lại.

F-3: Con có gia đình của công dân Mỹ: 23,400 Visa.

F-4 Anh chị em (độc thân hoặc có gia đình): 65,000 Visa.

Nhìn vào bảng cấp khoản Visa trên ta thấy số Visa dành cho F-3 và F-1 bằng nhau mà thời gian chờ Visa của F-3 lại lâu hơn F-1 vì số người chờ visa của F-3 đông hơn số người chờ Visa của F-1. (Sở dĩ đông hơn vì đem theo cả vợ/chồng con)

Mặc dầu số visa cấp cho mỗi hạng hàng năm không thay đổi nhưng số người chờ visa của mỗi hạng thay đổi tùy theo từng thời kỳ nên ta không thể nói trước được hạng nào phải chờ bao nhiêu năm. Số visa dành cho mỗi nước bằng nhau, nhưng vì số người chờ visa của mỗi nước khác nhau nên thời gian chờ visa của mỗi nước khác nhau. Thí dụ: Thời gian chờ visa của hạng F-3 của Phi Luật Tân và Mễ Tây Cơ là 18 năm, trong khi ở các nước khác chỉ có hơn 9 năm.

Ðặc biệt năm nay F-3 chờ rất lâu, ngày đáo hạn visa giậm chân tại chỗ mấy tháng rồi vẫn không nhích được một ngày (ngày đáo hạn visa của F-3 của tháng 4 năm 2010 vẫn là 22 tháng 5 năm 2001).

Mới đây Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố bản báo cáo “Báo Cáo Hàng Năm Về Ðơn Xin Chiếu Khán Di Dân Ðăng Ký Với Bộ Ngoại Giao Từ 1-11-2009”.

Bản báo cáo này cho ta thông tin về số người của mỗi hạng hiện đang chờ visa.

F-1: 245,516

F-2A: 324,864

F-2B: 517,898

F-3: 553,280

F-4: 1,727,897

Số người chờ visa hiện nay lên tới 3,369,455 vượt hẳn so với Tháng Giêng năm 2009 là 2,723,352.

Số người chờ visa của mỗi nước là:

Mexico: 1,178,761

Phi Luật Tân: 82,694

Trung Quốc (Lục Ðịa): 197,559

Ấn Ðộ: 194,954

Việt Nam: 184,692

...

Năm ngoái, 2009, số người Việt Nam vào Mỹ theo diện di dân là: 20,079 chia ra như sau:

- Diện trực hệ (IR): 7,563.

- Các diện phải chờ visa: 12,435.

- Diện đặc biệt: 11.

- Diện công nhân: 24.

Dưới đây là thông báo Chiếu khán Di Dân của tháng 4 năm 2010:

F-1: 08 tháng 7 năm 2004 so với tháng 3 năm 2010 tiến lên được 14 ngày

F-2A: 01 tháng 6 năm 2006 so với tháng 3 năm 2010 tiến lên được 2 tháng

F-2B: 01 tháng 3 năm 2002 so với tháng 3 năm 2010 tiến lên được 1 tháng

F-3: 22 tháng 5 năm 2001 so với tháng 3 năm 2010 tiến lên được 0 ngày

F-4: 01 tháng 3 năm 2000 so với tháng 3 năm 2010 tiến lên được 1 tháng 15 ngày.

Khi làm đơn bảo lãnh cho thân nhân ta nên lưu ý các điểm sau đây:

- Ngoài vợ/chồng, người chỉ có thẻ xanh không được phép bảo lãnh cho con có gia đình. Do đó, trong khi chờ visa mà người con lấy vợ/chồng thì đơn bảo lãnh của bố mẹ bị mất hiệu lực (invalid). Nghĩa là bố mẹ phải đợi có quốc tịch Mỹ rồi mới làm đơn bảo lãnh mới theo diện F-3.

Nhưng nếu người con lập gia đình khi bố mẹ đã có quốc tịch thì đơn bảo lãnh cũ không bị hủy bỏ nhưng sẽ bị đẩy xuống ưu tiên F-3.

- Người được anh chị em bảo lãnh thì độc thân hay có gia đình đều thuộc ưu tiên F-4. Do đó, sau khi được bảo lãnh dù có thay đổi tình trạng gia đình thì đơn bảo lãnh cũng không bị ảnh hưởng.

- Người đã có gia đình được bố mẹ có quốc tịch Mỹ bảo lãnh, nếu trong khi chờ visa mà ly dị thì sẽ được chuyển lên ưu tiên F-1.

* Về tác giả: Giáo Sư Hà Ngọc Cư hiện là Giám đốc Trung tâm CIS chuyên lo về di dân và tị nạn, văn phòng tại: 2701 Fannin, Suite # 100-107, Houston, TX 77002. Ðiện thoại: (713) 651-0371.
viethoaiphuong
#7 Posted : Tuesday, March 23, 2010 7:27:21 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Cập Nhật Vấn Ðề Di Trú - Việc Phân Phối Chiếu Khán (Visa)



Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua. Tổng thống nói rằng mỗi công dân Mỹ sẽ ca ngợi những nỗ lực của Thượng nghị sĩ đi tìm những câu trả lời đồng thuận cho một trong những vấn đề lớn nhất của Hoa Kỳ. Ông Obama nói rằng ông cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện chương trình cải tổ di trú toàn diện.

Việc Phân Phối Chiếu Khán (Visa)

Theo luật, mỗi năm có khoảng 226.000 chiếu khán di dân được dành cho các diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình theo thứ tự ưu tiên. Số 226.000 chiếu khán được chia cho bốn diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên và được chia cho những nước có người xin chiếu khán di dân sang Mỹ. Số chiếu khán được cấp cho mỗi quốc gia này vào khoảng 26.000. (Số chiếu khán cấp cho Việt Nam chưa bao giờ hơn 15.000 chiếu khán mỗi năm).

Người phối ngẫu, cha mẹ và con dưới vị thành niên của công dân Mỹ không có thời gian chờ đợi, nhưng các diện bảo lãnh khác đều phải chờ đợi. Trong thời gian hiện nay, có khoảng 185.000 người ở Việt Nam đang chờ đợi ngày đáo hạn đơn xin chiếu khán để được phỏng vấn. Trong số này bao gồm 7.800 đương đơn trong diện bảo lãnh Ưu Tiên Thứ Nhất (tức diện F-1) là con độc thân, trên 20 tuổi của các công dân Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi của các con độc thân trong diện bảo lãnh này hiện nay khoảng từ 4 đến 5 năm và có vẻ sẽ kéo dài hơn vì nhiều người bảo lãnh là thường trú nhân sẽ trở thành công dân và con của họ sẽ được chuyển người bảo lãnh từ diện Ưu Tiên Thứ Hai (tức diện F2A hoặc F2B) sang diện Ưu Tiên Thứ Nhất.

Diện bảo lãnh gia đình Ưu Tiên Thứ Ba (tức diện F-3) thuộc về con cái đã lập gia đình của các công dân Mỹ. Thời gian chờ đợi của diện F-3 dưới 10 năm. Ba quốc gia hiện có số người thuộc diện F-3 nhiều nhất thế giới là:

- Phi Luật Tân với 136.000 đương đơn
- Mễ Tây Cơ với 91.000 đương đơn
- Và Việt Nam với 54.000 đương đơn diện F-3.

Diện bảo lãnh Ưu Tiên Thứ Tư (tức diện F-4) là các anh chị em của công dân Mỹ. Vì nhu cầu cấp chiếu khán cho diện bảo lãnh F-4 qúa cao nên thời gian chờ đợi sẽ lâu hơn những diện bảo lãnh khác, từ 10 năm trở lên. Việt Nam hiện có 108.000 đương đơn diện F-4 đang chờ đợi hồ sơ xin chiếu khán đáo hạn.

Vào giữa mỗi tháng, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ loan báo những ngày đáo hạn cho tháng kế tiếp (tức những ngày có số chiếu khán sẵn sàng được cấp phát). Những người được bảo lãnh sẽ được mời phỏng vấn để được cấp chiếu khán nếu dơn bảo lãnh của họ được nộp trước những ngày đáo hạn. Thí dụ, nếu Bộ Ngoại Giao loan báo ngày đáo hạn của diện Ưu Tiên Thứ Nhất là 1 tháng 7 năm 2004, thì chỉ những người có đơn bảo lãnh nộp trước ngày 1 tháng 7 năm 2004 sẽ hợp lệ để được phỏng vấn. Qúy vị muốn biết về những ngày đáo hạn có thể gọi số điện thoại số (202) 663-1541, hoặc truy cập mạng lưới điện toán qua địa chỉ http://travel.state.gov/visa_bulletin.html .
viethoaiphuong
#8 Posted : Friday, April 2, 2010 4:25:17 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hoa Kỳ Trong Năm 2050, LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 4-2010



Calitoday_Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Trong suốt thời gian từ nay đến 40 năm nữa, dân số Hoa Kỳ sẽ được tái cấu trúc và được điều chỉnh nguồn sinh lực bởi sự gia tăng đa dạng về chủng tộc và dân tộc. Ðây là sự tiên đoán của ông Joel Kotkin viết trong cuốn sách mới của ông có tựa đề: "Trăm Triệu Kế Tiếp: Hoa Kỳ Trong năm 2050". Ông Kotkin nghĩ rằng tương lai nước Mỹ sẽ là một siêu cường quốc "đa chủng tộc" duy nhất với những sự gắn bó sâu đậm về văn hóa và gia đình so với những quốc gia khác trên thế giới.

Từ năm 2000 đến năm 2050, sự phát triển dân số nhiều nhất sẽ đến từ những chủng tộc thiểu số, đặc biệt là sắc dân Á Châu và sắc dân Hispanic, cùng với sự gia tăng dân số do sự hòa lẫn chủng tộc. Vào giữa thế kỷ 21, Hoa Kỳ sẽ không còn là chủng tộc "đa số" hoàn toàn nữa. Hiện nay, 30% dân số Hoa Kỳ không phải là sắc dân da trắng; và vào năm 2050, có thể 50% dân số sẽ không phải là sắc dân da trắng. Sắc dân La-tinh và Á Châu hy vọng sẽ tăng gấp ba lần.

Cùng với thời gian kể trên, các nhóm sắc dân khác, và đặc biệt là con cái của họ, sẽ ngày càng trở thành đa chủng hơn theo cái nhìn của họ. Số phần trăm dân Mỹ đa chủng tộc sẽ gia tăng trong số tuổi dưới 18; tại hai tiểu bang California và Nevada, tỉ lệ những cuộc hôn nhân khác chủng tộc sẽ tăng hơn 13%, và phần còn lại của vùng Tây Nam, dân số gốc La-tinh sẽ tăng rất mạnh do những cuộc hôn nhân với các nhóm chủng tộc khác.

Châu Âu sẽ vẫn tiếp tục là nguồn cung cấp di dân, nhưng không thể so sánh với các nhóm di dân đông đảo khác sẽ đến Mỹ từ Châu Mỹ La-tinh, Châu Phi, Trung Hoa và các quốc gia đang phát triểu khác. Liên Hiệp Quốc ước tính sẽ có khoảng 1 triệu người sẽ đến Mỹ mỗi năm cho đến năm 2050.

Các trung tâm mới của người di dân sẽ ở các vùng ngoại ô, nơi thường là khu sinh sống truyền thống của sắc dân đa số. Ở những nơi tốt, người ta dễ dàng tìm những khu kinh doanh của các nhóm sắc tộc, nhưng khó thấy chùa Phật giáo, Ấn giáo và nhà thờ Hòi Giáo trong thành phố, mà sẽ dễ tìm ở các vùng ngoại ô chẳng hạn ở các thành phố Los Angeles, New York và Houston.

Ngược với sự phát triển đa dạng ở Hoa Kỳ, các đối thủ siêu cường khác có vẻ không mặn mà với việc tiếp nhận di dân. Trung Hoa, Nhật Bản và Nam Hàn có truyền thống chống lại việc đa chủng tộc và tỏ ra không chuộng việc gia tăng số người di dân.

Việc thay đổi dân số chủng tộc ở Hoa Kỳ sẽ là một yếu tố quan trọng trong sự chuyển tiếp kinh tế sắp đến. Những người di dân mới đến Mỹ đã tự chứng minh sự xuất sắc của họ trong doanh trường, thành lập các thương vụ từ mức độ thấp như các chợ loại nhỏ đến các công ty kỹ thuật tân kỳ nhất. Từ năm 1990 đến năm 2005, người di dân đã chiếm 25% các công ty được quần chúng đầu tư.

Những công ty Mỹ to lớn được điều hành bởi những người di dân cũng gia tăng, bao gồm 14 người thuộc Ban Quảng Trị công ty trong số 100 người thành công do tạp chí Fortune tuyển chọn trong năm 2007. Ngay cả những công ty liên doanh Mỹ từng thuộc về những người thuần túy thuộc sắc tộc Anh da trắng, sẽ thuộc về những sắc dân đa sắc tộc như cuộc sống xã hội sau này.

Nước Mỹ năm 2050 sẽ là một quốc gia rất khác. Sự phát triển sắc tộc tiếp tục của chúng ta sẽ là thuyết động lực căn bản của xã hội và khả năng hội nhập của nó. Những đặc tính sắc tộc và dân tộc mới trong dân số của chúng ta sẽ tiêu biểu cho một thành tựu lớn của nước Mỹ trong giữa thế kỷ này.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 4-2010

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)

B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 08-07-2004 (Tăng 2 tuần)

C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 01-06-2006 (Tăng 08 tuần)

D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 01-03-2002 (Tăng 04 tuần)

E- Ưu tiên F3: Xét đến 22-05-2001 (Tăng 0 tuần)

F- Ưu tiên F4: Xét đến 01-03-2000 (Tăng 6 tuần)

G- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực
viethoaiphuong
#9 Posted : Monday, December 13, 2010 7:35:06 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
SỞ NHẬP TỊCH VÀ DI TRÚ HOA KỲ (USCIS)_Lịch Visa các diện F update!
Ngày đáo hạn visa di dân (Immigrant Visa) bị đẩy lùi lại
- F-1 lùi 1 năm 1 tháng

- F-2A lùi 2 năm 7 tháng

- F-2B lùi 2 năm 2 tháng

- F-3 lùi 1 năm 6 tháng

- F-4 giậm chân tại chỗ

Ðọc thông báo chiếu khán (Visa Bulletin) tháng 1 năm 2011 bà con đang bảo lãnh cho thân nhân muốn té xỉu vì ngày đáo hạn visa (cut-off date) thụt lùi một bước dài dằng dặc, diện nào cũng thụt lùi, trừ diện F-4 (anh chị em); có diện lùi tới 2 năm 7 tháng như nói ở trên. Tại sao mấy tháng trước ngày cut-off date tiến ào ào như gió bão, bỗng dưng tới tháng 1, 2011 thì trở gót lùi tuốt luốt. Dưới đây xin giải thích sơ lược thể thức và luật lệ cấp Visa cho người vào Mỹ theo diện di dân.

Những người di dân vào Mỹ nếu là: Vợ/chồng; bố/mẹ; con độc thân dưới 21 tuổi của người có quốc tịch Mỹ được luật Di Trú xếp vào diện Immediate Relatives (viết tắt là IR) thì không phải xếp hàng chờ visa. Ngoài ra tất cả các quan hệ gia đình khác vào Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình đều phải xếp hàng chờ đến lượt mình, khi ngày ưu tiên đáo hạn. Thí dụ: Ngày cut-off date của F-4 thuộc tháng 1 năm 2011 là ngày 01 tháng 1, 2002. Nếu đơn bảo lãnh, mẫu I-130, có ngày ưu tiên (priority date) tức ngày Sở Di Trú nhận được mẫu I-130 rơi vào hoặc trước ngày cut-off date này thì sẽ tới lượt visa của mình.

Ngày cut-off date được tính như thế nào? Mỗi năm số người được vào Mỹ đoàn tụ gia đình -không kể diện Immediate relatives- được Quốc Hội ấn định là 226,000 người chia đều cho các quốc gia, mỗi quốc gia được 7% trên tổng số này, tức 25,620 người. Cho nên thời gian chờ visa dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào số đơn nhiều hay ít. Thí dụ F-4 ở Phi Luật Tân thời gian chờ visa là 22 năm, ở Mễ Tây Cơ là 15 năm, ở các nước khác chỉ có 8 năm. Số visa được chia cho từng loại quan hệ gia đình (cho tất cả các nước) được luật pháp ấn định như sau:

1. F-1: Con độc thân từ 21 tuổi trở lên của công dân Hoa Kỳ: 23,400.

2. F2: Vợ/chồng và con độc thân của thường trú nhân: 114,200, trong đó F-2A (vợ, chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân) chiếm 77% của 114,200.

3. F-2B: Con độc thân từ 21 tuổi trở lên của thường trú nhân được 23% còn lại của số 114,200.

4. F-3: Con có gia đình của công dân Hoa Kỳ được 23,400.

5. F-4: Anh chị em (bất kể tình trạng gia đình) của công dân Hoa Kỳ được 65,000.

Khi đơn bảo lãnh vượt quá dự liệu của NVC (National Visa Center) thì ngày cut-off date so với tháng trước bị lùi lại. Những đơn xin visa đang chờ ngày phỏng vấn ở sứ quán có thể bị neo lại nếu ngày ưu tiên muộn hơn ngày cut-off date. Người xin thẻ xanh tại Sở Di Trú ở Mỹ theo đơn I-485 (không thuộc diện Immediate Relatives) mà đang chờ ngày phỏng vấn cũng có thể bị chậm trễ lại.

Dưới đây là bản thông báo chiếu khán di dân (Visa Bulletin) cho tháng 1 năm 2011:

F-1 (con độc thân từ 21 tuổi trở lên của công dân Mỹ) : 01 tháng 1, 2005.

F-2A (vợ/chồng và con độc thân dưới 21 của thường trú nhân): 01 tháng 1, 2008.

F-2B (con độc thân 21 tuổi trở lên của thường trú nhân): 15 tháng 4, 2003.

F-3 (con có gia đình của công dân Hoa Kỳ): 01 tháng 1, 2001.

F-4 (Anh chị em của công dân Hoa Kỳ): 01 tháng 1, 2002.


(*) Tác giả Hà Ngọc Cư hiện là Giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên lo về di dân và tị nạn, văn phòng tại: 2701 Fannin, Suite # 100-107, Houston, TX 77002. ÐT: (713) 651-0371. Fax: (713) 715-5801.
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.