Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Ðồng Tính đồng ái
vdt
#1 Posted : Sunday, October 31, 2004 4:00:00 PM(UTC)
vdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 8
Points: 0

Tác giả vdt
Gởi: Fri Sep 10, 2004 5:53 pm
Tiêu đề: Ðồng Tính đồng ái

Ðồng Tính đồng ái
Ý Nhi
source: http://www.talawas.de/

Nắm tay, quàng vai, bá cổ, gác chân, dung dăng, dung dẻ, chăm sóc một người đồng giới tính mà được vui vẻ chấp thuận thì gọi là tình bạn thắm thiết.

Nắm tay, quàng vai, bá cổ, gác chân, dung dăng, dung dẻ, chăm sóc một người đồng giới tính mà bị xa lánh, hắt hủi, kinh tởm thì gọi là đồng tính luyến ái.

Kỳ thị đồng tính luyến ái đối với tôi vô lý như là chuyện anh da trắng ghét cay ghét đắng người da vàng bởi vì cặp mắt của họ sao mà ti hí, da của họ sao mà vàng bủn, mũi của họ sao mà tẹt dí... những đặc điểm rất thân thương đối với tôi. Ghét là cái lưng lót đường cho quyền lực, là cái thùng rác để trút những bực tức trong đời, là sự sợ hãi do kiến thức hạn hẹp.

Từ thuở nào đến giờ trong trời đất xảy ra biết bao là sự kiện, riêng nhà sinh vật học Bruce Bagemihl đã dành 750 trang để ghi chép lại hành vi đồng tính luyến ái của 450 loại động vật trong cuốn “Biological Exuberance”. Vào mùa hè, bọn cá voi sát thủ (killing whale) dành một phần mười thời giờ cho sinh hoạt đồng tính luyến ái, và bọn hải mã đực thì cứ đù khú giao cấu với nhau. Bọn hươu cao cổ đực có cạ cổ, gợi dục, với nhau hơn là với các con cái, thì đó là chuyện rất bình thường. Lại có những cặp ngỗng mái xin tinh trùng của anh ngỗng đực nào đó, rồi tách riêng ra để cùng nhau ấp trứng và nuôi con. Giống kỳ nhông Cnemidophorus thì hoàn toàn thiếu mặt của con đực; tất cả đều mang bộ phận sinh dục cái, làm hành động giao hợp giả, và tự sanh những đứa con giống mình như đúc. Bagemihl nhận xét đồng tính luyến ái xảy ra trong bốn trường hợp: quan hệ tình dục, bày tỏ tình cảm, đồng dưỡng, và liên kết bầy đàn. Trong trường hợp cây cỏ, phần đông nở hoa hoàn chỉnh, gồm hai bộ phận sinh dục nam và nữ - nhị và nhụy - ví dụ như hoa hồng, hoa đinh hương, táo, mận, v.v.. Những loại cây như bạch dương và thông đều là lưỡng tính, cả hai loại hoa đực và hoa cái cùng xuất hiện trên một cây. Thế giới này lại có những câu chuyện kỳ lạ như cây củ cải hoang, còn được gọi là củ cải Ấn độ, bắt đầu cuộc đời bằng giới tính nam. Hai năm sau, hoặc khi được dời qua vùng đất màu mỡ, chúng chuyển sang giới tính nữ và đơm hoa kết nụ. Nếu chẳng may môi trường thay đổi đột ngột, chúng sẽ nhanh chóng biến thành cây củ cải đực trở lại.

“Nguyên nhân của đồng tính luyến ái” là một câu hỏi rối rắm chẳng thua gì câu hỏi “Ðàn ông đàn bà từ đâu ra?” hoặc “Từ một ông Adam và một bà Eva, tại sao con cháu của họ lại đen vàng trắng đỏ khác nhau?”. Hỏi ông Freud thì ông ấy sẽ nheo mắt trả lời đấy là vấn đề tâm lý, khó hiểu lắm. Ðại khái Freud cho rằng khởi đầu tất cả trẻ con là lưỡng tính và chúng trải qua nhiều giai đoạn sinh lý để rồi cuối cùng đi đến giai đoạn tình dục khác giới tính. Hai giai đoạn đầu quanh quẩn cái mồm và hậu môn. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn “chim chóc” mà đứa bé trai sẽ mãi mê khám phá cảm giác kỳ diệu của bộ phận mình. Nếu không tiếp tục phát triển, đồng tính luyến ái sẽ dừng ngay đây và dục vọng sẽ được chuyển sang người đồng phái khác. Hỏi khoa học gia như Deborah Miller và Alex Waignady thì họ sẽ đưa ra cái thuyết rằng có nhiều người trẻ quay qua hướng đồng tính luyến ái vì trong quá khứ họ đã bị tổn thương trầm trọng trong quan hệ tình dục khác giới tính. Hỏi giáo sư Daryl Bem của đại học Cornell thì ông ta sẽ khẳng định rằng cường độ kích thích tố ảnh hưởng hành vi tính dục và do đó là nguyên nhân của đồng tính luyến ái. Một thí nghiệm khoa học cho thấy những con chuột đực bị nữ tính hóa bằng kích thích tố estrogen trong giai đoạn còn là bào thai và thiến lúc sơ sinh, sẽ có hành vi giao cấu của chuột cái. Cũng tương tự như vậy, nghiên cứu của Dennis McFadden và Edward Pasanen của đại học Texas cho thấy ốc tai của đàn bà dị tính nhạy cảm gấp ba lần đàn ông dị tính; ngược lại, sự nhạy cảm này của đàn bà đồng tính luyến ái rất tương tự với đàn ông dị tính và chỉ bằng một phần ba của đàn bà dị tính. Kết quả này chứng minh rằng mức độ androgen, một loại kích thích tố nam, ảnh hưởng sự phát triển và nhạy cảm của ốc tai từ lúc tiền sản, cao hơn trong phụ nữ đồng tính luyến ái so với phụ nữ dị tính. Hỏi nhà sinh vật học Dean Hamer và Steve Kangast thì họ sẽ thuyết phục, à đây là vấn đề gen. Trong công trình phân tích gen với viện Ung bướu Quốc gia, họ khám phá rằng 33 cặp trong 40 cặp anh em đồng tính luyến ái mang một dấu di truyền giống nhau ở đoạn Xq28 của thể nhiễm sắc X. Mỗi vị mỗi lẽ, đây chỉ là vài thuyết và bằng chứng điển hình chúng ta có thời giờ nói tới. Tóm tắt: nguyên nhân đồng tính luyến ái là một hệ thống xa lộ phức tạp để đến một địa điểm.

Bay lên cao, nhìn xuống thấp, tôi thấy một chuỗi tính dục lấp lánh muôn vàn màu sắc, giăng quanh quả đất này. Nằm ở hai đầu là màu hồng và màu xanh cho nhóm dị tính, cận đó là màu tím cho nhóm đồng tính luyến ái, ngay giữa là nửa xanh nửa hồng cho nhóm lưỡng tính, rồi lại có những màu biến hóa khó tả cho nhóm nằm ngay rìa bên này mép bên kia viền bên nọ. Thỉnh thoảng lại có đoạn trong veo, sáng ngời; đó là nhóm vô giới tính như hầu hết các loại động vật đơn bào và vài động vật đa bào như loài ruột khoang và bọt biển. Sợi chuỗi đẹp vậy mà lại có người muốn túm lấy và giựt cho đứt. Chẳng lẽ tôi phải ví người đồng tính luyến ái như những con ong thợ, chỉ biết làm việc siêng năng, đóng thuế chăm chỉ và tận tụy chăm sóc con ong chúa dị tính, ngày đêm chỉ biết ăn và đẻ. Chẳng lẽ tôi phải nói tiếp rằng bầy ong thợ có khả năng hè nhau đốt phù tay kẻ khiêu khích, đe dọa chúng quá trớn, thì may ra ít ai dám với tay, giựt đứt sợi chuỗi giới tính muôn màu của thiên nhiên? Ðồng tính luyến ái và lưỡng tính đầy dẫy trong thiên nhiên, bởi vậy tôi mong người chính nghĩa có phản đối thì phải phản đối cho đồng đều - đừng quên cầm biểu ngữ, viết bài và hô hào chống luôn cây cỏ và thú vật trong vườn hoa, rừng, biển, sa mạc.... Thật sự con người không hiểu gì nhiều về thiên nhiên, nhưng chúng ta lạm dụng quyền lực tập thể và đám đông để áp đặt cái đúng và sai, có thể rất thiển cận và giới hạn, trên sự sống và quyền tự do của kẻ khác như Nazis đã làm đối người Do Thái và người đồng tính luyến ái.
________________________________________
Tài liệu tham khảo:
“Biological Exuberance: Animal Homosesxuality and Natural Diversity”, Bruce Bagemihl.
“Homosexual Lizard”, Rina Abdul Jamal.
“Sexes in Ornamental Plants”, Diane Relf
“Homosexuality”, Dena Bodian
“Homosexuality and Biology”, Chandler Burr
_________________
http://www.bangaivn.net
PC
#2 Posted : Wednesday, December 2, 2009 7:50:26 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Lời khuyên người đồng tính luyến ái

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Rất nhiều người đã hỏi là tôi nghĩ gì về những người đồng tính luyến ái. Tôi cho rằng đối với những ai theo một tôn giáo nào thì tốt nhất là nên tự quyết định những gì nên làm và không nên làm, theo quan điểm của tôn giáo mình. Một số người Thiên chúa giáo cho rằng đồng tính luyến ái là một lỗi lầm trầm trọng, một số người khác lại không cho như thế. Một số người Phật giáo chấp nhận điều này, một số khác lại nghĩ rằng làm như thế cũng không khác gì từ bỏ Đạo Phật.

Theo các kinh sách căn bản của Phật giáo thì có mười hành vi nguy hại phải tránh, trong số này có một điều liên quan đến đời sống tình dục không đúng đắn (1). Điều này cốt yếu liên quan đến trường hợp lấy người phối ngẫu của kẻ khác, nhưng cũng gồm cả hành vi đồng tính luyến ái, giao cấu bằng miệng hay hậu môn và thủ dâm. Nhưng thực hành những thứ ấy không có nghĩa là bị khai trừ ra khỏi Phật giáo. Ngoại trừ những quan điểm sai lầm – chẳng hạn như nghĩ rằng Đức Phật không hiện hữu, hoặc quy luật nhân quả không đúng – thì chẳng có điều nào trong mười hành vi nguy hại, kể cả sát sinh, lại có tác dụng biến ta thành người không Phật giáo. Một kẻ giết người đương nhiên là đã phạm vào một hành vi cực kỳ nguy hại. Nếu là một nhà sư và lại còn tìm cách che dấu tội ác của mình thì đấy là một hành động chối bỏ vĩnh viễn các lời nguyện và người này không còn thuộc vào tăng đoàn nữa. Tuy thế người này vẫn có thể tiếp tục tu tập.

Nếu ta không theo một tôn giáo nào cả và thích làm tình với một người cùng phái tính với sự thỏa thuận chung, không phải là một hành vi hãm hiếp hay lạm dụng nào cả, và nếu ta tìm thấy sự thích thú không hung bạo, thì tôi không có gì để nói thêm nữa. Tôi còn nghĩ rằng – và đây cũng là một điều quan trọng – thật hết sức bất công khi thấy trường hợp những người đồng tính luyến ái đôi khi bị xã hội loại trừ, hoặc bị trừng phạt, hoặc mất việc làm. Người ta không có quyền xem họ ngang hàng với những kẻ tội phạm.

Tôi nghĩ rằng theo quan điểm Phật giáo và trên bình diện tổng quát thì đồng tính luyến ái chỉ là một lầm lỗi đối với một số giới luật nào đó thì đúng hơn, nhưng tự nó thì đồng tính luyến ái không phải là một hành vi nguy hại, khác hẳn với trường hợp hãm hiếp, sát sinh hoặc những hành vi khiến kẻ khác phải đau khổ. Thủ dâm cũng thuộc vào trường hợp như vừa kể. Vì thế không có một lý do nào để loại trừ hay có những thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính luyến ái.

Tôi cũng xin nói thêm rằng chúng ta cũng không nên chê bai triệt để những tôn giáo chủ trương bài trừ sự luyến ái thiếu phẩm hạnh, chỉ vì lý do duy nhất là sự luyến ái ấy không phù hợp với quan điểm của mình hay là cách mà mình vẫn thường làm.

Ghi chú :

1- Chín giới cấm khác là : sát sinh, trộm cắp, nhục mạ, nói dối, nói lời làm tổn thương đến người khác, nói huyên thiên vô bổ, tham lam, sân hận, si mê tà kiến.

http://www.thuvienhoasen...hungloikhuyen-01.htm#II
trng
#3 Posted : Saturday, December 5, 2009 4:56:07 PM(UTC)
trng

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 73
Points: 0

hành vi đồng tính luyến ái, giao cấu bằng miệng hay hậu môn và thủ dâm

Như thế nào để hiểu là hành vi đồng tính luyến ái? Nếu nói rằng hành vi đồng tính luyến ái là giao cấu bằng miệng hay hậu môn và thủ dâm thì xem ra dị tính và đồng tính cũng chẳng khác gì nhau có phải không nhỉ?

Bên lề: Nếu đặt để một con người với định hướng xúc cảm của họ bằng sự giao hợp thể xác không thì sự chênh lệch của hiểu biết bị hổng nơi nào đó.
trng
#4 Posted : Wednesday, December 23, 2009 12:34:45 PM(UTC)
trng

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 73
Points: 0


đọc trực tiếp qua pdf: http://lezviet.net/files/LV06DEC.pdf
diễn đàn đối thoại: http://lezviet.vietqueer.net/thread-2540.lez
lưu trữ online: http://lezviet.net/



Mến mời các cô chú, anh chị các bác và mọi người đọc tạp chí mới nhất của cộng đồng đồng tính nữ với đề tài Đồng Tính Luyến Ái và Tín Ngưỡng

N.
PC
#5 Posted : Friday, December 25, 2009 1:09:26 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Tạp chí hình thức trình bày rất trang nhã, đẹp mắt đó trng ơi. Cooling
PC
#6 Posted : Monday, February 15, 2010 6:29:08 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Little Saigon khó xử vì người đồng tính

Một số hội đoàn người Việt tại Nam California đe dọa rút khỏi cuộc diễu hành nhân ngày Tết tại khu Little Saigon, vì sự tham dự của người đồng tính luyến ái.

Dự kiến lần đầu tiên Hiệp Hội Ðồng Tính Luyến Ái Việt-Mỹ (Vietnamese-American Lesbian, Gay, Bisexual and Transgender Organizations, LGBT) sẽ tham gia cuộc diễu hành trên đại lộ Bolsa vào ngày 30 Tết (thứ Bảy).

Nhưng các nhóm tôn giáo và cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa phản đối, cho rằng "đi ngược lại truyền thống văn hóa Việt" và cảnh báo sẽ không tham gia.

Hội đồng Liên Tôn Việt Nam ở Hoa Kỳ và Tập Thể Cựu Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ đã phản đối.

Mục Sư Trần Thanh Vân, Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn, được dẫn lời nói rằng "không kỳ thị, chúng tôi muốn giúp đỡ họ nhưng vì đây là truyền thống văn hóa, do đó chúng tôi cần phải duy trì".

Nhà báo Đỗ Dũng, từ nhật báo Việt Herald, cho BBC biết một hội đoàn Phật tử và Công giáo cũng đã loan báo sẽ rút khỏi ngày hội.

Theo ông Đỗ Dũng, sự kiện người đồng tính tham gia "là tin chấn động với cộng đồng".

Ông cho hay người đồng tính luyến ái đã từng tham gia các buổi diễu hành ở San Jose (bắc California), nhưng đây là lần đầu tiên họ xuống miền nam California.

Ông nói: "Có một số người ủng hộ nhưng không dám lên tiếng công khai. Đây là vấn đề tế nhị, lần đầu họ gặp vì lâu nay, miền nam California tương đối bảo thủ hơn miền bắc."

Nơi tổ chức ngày lễ diễu hành là Hội đồng thành phố Westminster ở nam California.

Theo báo Người Việt, ông Andy Quách, nghị viên thành phố, đã bày tỏ quan điểm cá nhân của ông là phản đối sự có mặt của LGBT, nhưng kêu gọi mọi người hành xử theo pháp luật, vốn cấm việc kỳ thị về giới tính.

BBC
ngodong
#7 Posted : Monday, February 15, 2010 10:07:19 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
TrNg ơi!

Tờ báo thật đẹp. Em khỏe luôn nha.
PC
#8 Posted : Sunday, March 7, 2010 9:46:36 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Hội Ðồng Liên Tôn và chuyện người đồng tính luyến ái diễn hành Tết
Friday, February 19, 2010

Derek Trần (*)


Tôn giáo nào tuy hình thức có khác nhau, nhưng chắc chắn vẫn ít nhiều có chung một đường lối, một tôn chỉ dành cho những người hành đạo: Mang con người lại gần với nhau, và mang con người tới gần với Thượng Ðế.

Ðối với Thiên Chúa Giáo trong đó có cả Công Giáo lẫn các hội thánh Tin Lành, hai sứ mạng này thấy rõ ràng qua biểu tượng của cây thập tự giá, vẫn thường được gọi là cây Thánh giá: Thanh dọc tượng trưng cho sự nối kết giữa con người và Thượng Ðế, và thanh ngang tượng trưng cho sự nối kết giữa con người và con người với nhau.

Ðối với triết lý nhà Phật, hình ảnh gần gũi của Ðức Phật Thích Ca khi ngài đã thành chánh quả, được cả triệu dân tôn sùng, được sự hậu thuẫn tôn giáo tuyệt đối của hoàng tộc nơi ngài xuất thân là một thái tử, vẫn an nhiên, áo vải, chân trần, đi vào những thôn làng nghèo khổ hẻo lánh để khất thực, để nhận tất cả những phẩm vật cho dù hèn mọn nhất của mọi người. Hành động khất thực của một đấng chơn tu này, ngoài nhiệm vụ cảnh tỉnh con người, còn là một tấm gương cho lối sống dung dị chan hòa và tình người giữa con người và con người với nhau.

Hơn thế nữa, dù là Ðức Phật hay Chúa Jesus, khi còn tại thế, còn hành đạo giữa vòng con người, hai ngài đã luôn luôn đi vào mọi tầng lớp con người để mang tình yêu thương đến với họ, chớ không xa lánh, ngăn cách, khinh bỉ họ, cho dù họ là những người mang thương tật thể xác như những người phong cùi, ghẻ lở; những người bệnh hoạn tâm linh như những người điên loạn, người bị quỷ ám; cho tới những thành phần bị xã hội lên án nguyền rủa như trộm cắp, đĩ điếm, nghiện ngập, những tên cướp, tử tội, v.v... Cái ví dụ “người đàn bà ngoại tình” là một ví dụ điển hình cho những cố gắng mang con người lại với nhau của Chúa Jesus. Một nhóm người đại diện cho tôn giáo mang một người đàn bà vừa bị bắt vì tội ngoại tình đến trước mặt Chúa Jesus, chỉ với mục đích là thử thách ngài. Theo giới luật tôn giáo thời bấy giờ, người đàn bà này phải bị đám đông ném đá đến chết. Chúa không trả lời cho đến khi những người này hỏi ngài đến lần thứ 3 thì Chúa mới đáp, “những ai trong vòng các ông tự cảm thấy mình chưa hề phạm tội thì hãy ném viên đá đầu tiên vào người này đi.” Chúa đã vạch ra sự đạo đức giả của những người tự cho mình là “lãnh đạo tinh thần” của đám đông, và kêu gọi sự cảm thông, kêu gọi tình người giữa người và người với nhau, hơn là hành xử theo giáo điều theo luật lệ cứng ngắc.

Vậy mang con người lại gần với nhau rõ ràng là một trọng trách, một sứ mạng cao cả nhất mà những người mệnh danh “lãnh đạo tâm linh” phải luôn tâm niệm và hành xử. Việc Hội Ðồng Liên Tôn kêu gọi tẩy chay cuộc diễn hành nếu có sự có mặt của nhóm đồng tính luyến ái rõ ràng đi ngược lại tôn chỉ đạo pháp mà các Ðấng Linh Thiêng đã dạy bảo. Cụ thể, quí vị đã gián tiếp xua đuổi, xô đẩy những người con, người anh, người chị, người cậu, dì chú bác đồng tính luyến ái trong gia đình ra khỏi chính gia đình của họ, ra khỏi chính cộng đồng của họ, cô lập và không chấp nhận họ. Phải chăng đó là những hành động bất nhẫn thiếu tình người?

Còn nếu quí vị viện dẫn rằng sự có mặt của nhóm đồng tính luyến ái sẽ mang lại những hình ảnh “Xấu Xa” trong mắt của cộng đồng bản xứ, sẽ gây những ảnh hưởng tâm lý không tốt cho giới trẻ, và cần phải “đẹp khoe xấu che,” thì rõ ràng quí vị đang giẫm theo bước chân của nhà lãnh tụ độc tài Iran Ahmadinejad với câu tuyên bố lừng danh của ông này tại trường Ðại Học Columbia hồi năm ngoái, “Ở đất nước chúng tôi, không có những người đồng tính luyến ái.” Lời tuyên bố rặt mùi vị giả dối, đạo đức giả, mang đầy sự kỳ thị khinh miệt đối với người đồng tính luyến ái của ông này được xem như một trò hề của thế kỷ được phát ra không chỉ từ cửa miệng của một nhà độc tài thế kỷ, mà còn từ miệng của một thằng ngốc thế kỷ!

Thiết nghĩ, sự hiện diện của nhóm đồng tính luyến ái mang lại rất nhiều tốt đẹp cho cộng đồng, nhất là đối với giới trẻ. Ðối với các em dị tính luyến ái, nó mang lại hình ảnh của sự tôn trọng khác biệt trong xã hội (xin nhớ là khác biệt chớ không phải là dị biệt), tôn trọng nhân phẩm và giá trị của con người. Còn đối với các em vốn sinh ra với bản chất đồng tính luyến ái đang giấu kín trong người, đang hoang mang, đang bối rối với gia đình bạn bè và xã hội, sự hiện diện đông đảo đầy tự tin của nhóm đồng tính luyến ái biết đâu sẽ mang lại ít nhiều lòng tự tin, khích lệ lòng dũng cảm của các em, để các em có thể mạnh dạn bước ra cuộc đời, sống thẳng thắn với giới tính cha sinh mẹ đẻ của mình, để không phải sống một cuộc sống hai mặt, giả trá, dằn vặt, và đương nhiên, không hề có hạnh phúc. Chắc quí vị không muốn con em mình sống một cuộc đời dối trá, không có hạnh phúc như vậy chớ?

Hơn thế nữa, những cụm từ mà Hội Ðồng Liên Tôn đã dành cho người ÐTLA như, “nhóm người đó...,” “phản lại thuần phong mỹ tục,” “những thứ xấu xa...,” là những xúc phạm lăng mạ trắng trợn đến danh dự và lòng tự ái của không chỉ một cá nhân, mà cho cả một cộng đồng đồng tính luyến ái. Nó hoàn toàn đi ngược lại tôn chỉ yêu thương mà các đấng Linh Thiêng các tôn giáo mà quí vị đang hành đạo đã đưa ra. Chúa Jesus đã dạy rõ ràng trong mọi sách Phúc Âm của kinh thánh Tân Ước, “Các ngươi đừng phán xét ai. Ðừng chỉ vào sợi lông trong mắt người mà quên đi cây đà trong mắt mình.”

Cuối cùng thì ngày diễn hành Tết cộng đồng nhiều sóng gió có mặt nhóm của anh chị em đồng tính luyến ái đã tới. Sáng hôm đó, có lẽ cũng nhờ vào nỗ lực kêu gọi tẩy chay, sách động ráo riết của quí vị trong Hội Ðồng Liên Tôn, cảnh sát Westminster cũng đánh hơi được không khí bạo hành có thể xảy ra, đã cho nhiều cảnh sát chìm trong thường phục để bảo vệ an toàn cho cả đoàn diễn hành. Bất chấp mọi thứ, anh chị em cả nhóm vẫn ngẩng cao đầu bước đều, với nụ cười trong sáng và ánh mắt ngời sáng như bầu trời Little Sài Gòn vào xuân. Họ bước tự tin, mạnh mẽ, trong những bộ áo dài quốc phục. Và thật ngỡ ngàng, họ được sự ủng hộ lớn lao, mạnh mẽ của bà con ta, lẫn các cộng đồng bạn đứng ở hai bên đường. Các chú cao niên trong quân phục Việt Nam Cộng Hòa giơ tay vẫy chào đầy thiện cảm; giới trẻ thì reo hò cổ vũ; thậm chí có vài em bé Việt Nam mang hoa chạy ra tặng cho đoàn diễn hành. “Người Việt mình vẫn nhân hậu, hiểu biết và yêu thương,” các anh chị em trong đoàn đồng tính luyến ái tự nhủ trong xúc động lẫn hạnh phúc. Thành thật mà nói, trước lúc xuất phát, đã có vài cá nhân lo sợ, hồi hộp, thậm chí muốn thối lui trước áp lực, đưa tới từ những lời kêu gọi tẩy chay của Hội Ðồng Liên Tôn. Nhưng các anh chị em đã nhắm mắt lại tự trấn an, “Thôi, một liều ba bảy cũng liều,” “vì danh dự của cả nhóm,” “vì lẽ công bằng trong cuộc sống”... Thật đáng yêu và đáng tự hào biết bao!

Trở lại với cái cớ “đẹp khoe xấu che” để binh vực cho chiến dịch sách động tẩy chay của quí vị. Tự nhiên nó làm tôi nhớ lại vụ xấu hổ đáng chê trách của ban tổ chức dưới sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh trong buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội Olympic mùa Hè 2 năm trước. Một cô bé cực kỳ xinh đẹp cất cao giọng hát tuyệt vời dưới sân vận động, khán giả trầm trồ trước nét xinh đẹp và giọng hát mãnh liệt của cô bé. Chỉ vài ngày sau, báo chí phương tây lật tẩy trò ăn gian này: Giọng hát là của một cô bé khác, với sắc diện kém hơn nhiều so với cô bé tưởng là hát live nhưng thật ra chỉ nhép miệng đả lừa cả thế giới. Tại sao họ lại làm vậy thế nhỉ? Câu trả lời y chang như cái cớ của Hội Ðồng Liên Tôn đã dùng: “đẹp khoe xấu che.” Chính quyền đạo đức giả Bắc Kinh chỉ muốn cho thế giới thấy vẻ đẹp “hoàn chỉnh tuyệt đối” giả tạo của người dân Trung Quốc, mà không kể gì đến tự ái bị tổn thương nghiêm trọng của cô bé bị thay thế. Ở đây cũng vậy, Hội Ðồng Liên Tôn chỉ muốn “đẹp khoe xấu che” mà không nề hà gì đến tự ái, danh dự của anh chị em đồng tính luyến ái. Ðể rồi, khi giới truyền thông bản xứ vào cuộc (OC Register, ABC,...) cái đẹp cái hay nào được họ nhìn thấy không biết, chỉ thấy cái bất nhẫn bị họ nhìn thấy trong chiến dịch tẩy chay nầy.

Tôi thiết nghĩ, từ chuyện vội vàng lên án, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự của người đồng tính luyến ái, cho đến việc khởi động chiến dịch kêu gọi sách động tẩy chay cuộc diễn hành của quí vị nếu có sự tham dự của các anh chị em đồng tính luyến ái, đều không phù hợp với tôn chỉ và tư cách của những người mệnh danh là “lãnh đạo tâm linh” của cộng đồng. Hành động và lời nói của quí vị đã làm tổn thương nghiêm trọng đến danh dự của cộng đồng đồng tính luyến ái từ lâu vốn đã chịu đựng quá nhiều bất công và thiệt thòi về mọi mặt trong cuộc sống. Quí vị đang nợ cộng đồng đồng tính luyến ái chúng tôi một lời xin lỗi. Nếu không, đương nhiên chúng tôi phải tự đặt ra cho mình một câu hỏi, “liệu quí vị có thật sự đại diện về mặt tâm linh cho toàn thể những người Việt tỵ nạn đang sinh sống tại một thủ phủ tỵ nạn lớn nhất thế giới, những người Việt Nam với bản chất yêu thương, gắn bó, hiền hòa tương kính, và tôn trọng nhân quyền, nhân phẩm con người, hay không?”

PC
#9 Posted : Wednesday, December 22, 2010 7:31:59 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Quân đội Mỹ bắt đầu kỷ nguyên mới hủy bỏ lệnh cấm đồng tính luyến ái

VOA

Quân đội Mỹ bắt đầu một chương mới trong lịch sử của họ với việc hủy bỏ đạo luật “Không Hỏi, Không Nói” cho phép những người công khai xác nhận đồng tính được phục vụ trong quân ngũ.

Lệnh cấm những người đồng tính luyến ái phục vụ trong quân ngũ đã tồn tại trong quân đội Hoa Kỳ từ nhiều thập niên nay. Năm 1993, chính sách của quân đội đã thay đổi, cho phép những người đồng tính luyến ái phục vụ miễn là khuynh hướng giới tính của họ được giữ kín.

Tổng thống Bill Clinton, đã hứa bãi bỏ lệnh này, nhưng sau một cuộc tranh cãi nóng bỏng về chính trị, ông đành phải thỏa hiệp, cho áp dụng một biện pháp tương nhượng được biết tới với cái tên “Không Hỏi, Không Nói.”

Theo luật “Không Hỏi, Không Nói” quân đội đình chỉ việc hỏi các tân binh tuyển mộ về khuynh hướng giới tính của họ nhưng vẫn tiếp tục cho giải ngũ bất cứ ai xét thấy là có hành vi đồng tính luyến ái.

Đạo luật mới do Tổng thống Barack Obama ký hôm Thứ Tư đã chấm dứt tình trạng mập mờ vừa kể, với một số thành viên đồng tính trong quân đội mô tả việc bãi bỏ lệnh này như một sự chữa lành tâm lý cho họ.

viethoaiphuong
#10 Posted : Sunday, February 13, 2011 8:06:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Người đồng tính và những khó xử trong quan hệ với gia đình


Ngọc Lan/Người Việt


WESTMINSTER (NV)- “Ba buộc tôi ra khỏi nhà khi đã gần 9 giờ rưỡi tối. Tôi ra đi, trong tay có 1 đồng rưỡi và mang theo 2 bộ quần áo.”

Joee Trương, “Ba mẹ hãy thông cảm và nghe con nói chứ đừng nên xua đuổi con, đứa con bị đồng tính.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
“Tôi không có cell phone, tôi đến chỗ điện thoại công cộng gần apartment tôi ở, bỏ vào đó 75 cents gọi cho người bạn. Khi đó trời lạnh, và tối lắm. Tôi ngồi núp sau một bụi cây, tôi sợ lắm. Tôi đã ngồi như vậy chờ hơn 2 tiếng để bạn từ San Diego chạy xuống đón tôi về.
“Khi đó, tôi vừa qua sinh nhật 18 tuổi của mình chưa đầy hai tháng, và đến Mỹ mới hơn một năm.”
Joee Trương đều đều giọng kể lại câu chuyện của mình - câu chuyện của một người đồng tính.
***
Từ năm 16 tuổi, Joee đã nhận ra mình là người “khác người khác” nhưng ngay lúc đó thì cô không hiểu gì về “đồng tính.”
Không lâu sau đó, Joee cùng gia đình định cư sang Mỹ, sống ở Los Angles. Qua bạn bè và những điều học từ trong sách vở, nhà trường, Joee bắt đầu hiểu rõ mình là ai.
Sau khi suy nghĩ, Joee quyết định nói cho chị gái của mình biết sự thật.
“Chị là người thân nhất của tôi khi đó, bất cứ chuyện gì tôi cũng đều nói với chị, nên khi quyết định nói ra thân phận mình, người đầu tiên mà tôi nói cũng là chị.” Joee nhớ lại lần “coming out” khi cô tròn 18 tuổi, sang Mỹ mới hơn một năm, và đang học lớp 11.
Joee đã trông chờ một sự đồng tình và cảm thông từ người chị ruột. Thế nhưng “chị không nói gì hết, không phản đối, cũng không đồng ý, không nói một lời nào hết.”
Một buổi tối, khi từ trường học trở về, Joee nhìn thấy thái độ của chị gái và ba mình “rất lạ.”
Ba Joee cho biết, chị gái cô đã nói cho ông biết sự thật.
Nếu người chị đã nói với ba cô rằng “chị không đồng ý Joee là một người đồng tính,” thì người bố cũng “không thể chấp nhận một đứa con đồng tính.”
Bằng “một chút vũ lực” cùng “những lời lẽ đay nghiến nặng nề nhất,” ba Joee buộc cô phải “ra khỏi nhà.”
“Tôi nhớ hoài hình ảnh ngày hôm đó, một ngày Tháng Sáu. Khi đó mẹ tôi ở trong bếp nấu ăn, mẹ không biết gì hết về chuyện ba đuổi tôi đi. Tôi đã khóc từ lúc leo lên xe người bạn, cho đến khi về đến nhà bạn, tôi lại khóc tiếp đến ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi lại khóc tiếp,” Joee nói và cười một cách buồn bã.
Câu chuyện đó xảy ra cũng đã gần 9 năm.
Dù ngày nay, cô gái sắp tốt nghiệp đại học, đủ trưởng thành để biết rằng “ba mẹ sanh con ra mà nói đuổi đi chỉ là nóng giận tức thời” nhưng những câu nói cay nghiệt của người cha khi biết con mình là người đồng tính cứ luôn sâu xoáy trong lòng Joee mỗi khi cô nhớ lại, “Ðau lòng lắm!”
Cuối Mùa Hè năm đó, theo lời của ba mẹ, Joee đã trở về nhà để theo học hết chương trình trung học, “vì tôi cần phải lấy bằng high school rồi tiếp tục học lên đại học để ba mẹ tôi hiểu rằng dù là một người đồng tính nhưng tôi vẫn là một người biết học hành đàng hoàng.”
Tuy nhiên, “không khí gia đình không vui.”
Suốt hai năm trời, Joee và chị gái mình không hề trò chuyện với nhau. Ba Joee không nhắc gì đến chuyện “đồng tính”. Còn người mẹ cứ thỉnh thoảng lại thở than, “Tại sao con lại như vậy? Con là đứa con gái bình thường mà. Con đẹp gái như vậy mà tại sao con lại như vậy?”
Không chịu nổi sự ngột ngạt đó, sau khi hoàn thành chương trình trung học, Joee đã quyết định ra riêng để tự lo liệu cho cuộc sống của mình.
***
Joee Trương chỉ là một trong số gần một trăm người đồng tính đã đến tham dự buổi hội thảo “Tôn giáo và người đồng tính” được tổ chức vào sáng Mùng 3 Tết tại hội trường Nhật báo Người Việt.
Diễn giả cho buổi hội thảo gồm nhiều người lãnh đạo tinh thần, có cựu linh mục Công Giáo, có linh mục Tin Lành Episcopal, hòa thượng Phật Giáo, mục sư...
Tại buổi hội thảo, cựu Linh Mục Công giáo Geoff Farrow cho rằng, “Hãy đứng dậy, đừng ngại ngùng, đừng e sợ, để nói ra thân phận mình.”
Nữ tu viện trưởng Karuna Dharma theo phái Thiền ở Los Angeles kể chuyện, “Khoảng 15 năm về trước, có người nói với tôi rằng không nên có người đồng tính trong chùa. Tôi đã trả lời ai muốn điều đó hãy bước ra khỏi cửa Phật. Tất cả chúng ta đều là con người, và đó là điều khác biệt giữa chúng ta và con vật.”
Cuộc hội thảo có công bố trước đó, và tuy không gặp sự chống đối, nhưng cũng có những tiếng nói không vừa lòng. Trả lời phỏng vấn phóng viên Hà Giang báo Người Việt vài ngày trước buổi hội thảo, Giám Mục Trần Thanh Vân nói: “Chúng tôi không ghét bỏ gì họ. Nhưng đối với niềm tin tôn giáo, chúng tôi không bao giờ chấp nhận khuynh hướng (tình dục) của họ.”
Ông Nguyễn Tấn Lạc, phó chủ tịch Ban Ðại Diện Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, thì cho rằng “trong cộng đồng tôn trọng những giá truyền thống cổ truyền như cộng đồng mình, người ta không thích những gì mà họ cho là bất bình thường, và vì thế đa số sẽ không chấp nhận”.
* * *
Cũng như Joee Trương, mỗi người đồng tính, song tính đến với buổi hội thảo đều có những câu chuyện của riêng mình. Có câu chuyện được kể ra trong nụ cười rạng rỡ của niềm hạnh phúc vì được cảm thông, được chia sẻ, được yêu thương. Nhưng những câu chuyện ẩn ức những nỗi niềm, những đắng cay của thân phận người đồng tính vẫn chiếm phần hơn.
Câu chuyện của Pierre Trần là một câu chuyện như thế.

Pierre Trần, “Không nhìn nhận người đồng tính tức là một sự kỳ thị. Cộng đồng mình cũng là người nhập cư, mình không muốn ai kỳ thị mình, vậy tại sao mình lại kỳ thị người khác?” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
“Tôi là một cư dân quận Cam, là một người ‘gay’ đang làm việc cho sở y tế quận Cam.” Pierre giới thiệu về mình bằng một thái độ tự tin.
Từ trước khi trưởng thành, Pierre đã nhận ra mình là một người “không bình thường.” Nhưng “lúc nhỏ tôi cũng không biết, không hiểu gì nhiều về cuộc đời, chẳng nghĩ tới tương lai chỉ biết là mình hơi khác biệt với những người khác. Nhưng càng lớn thì càng phức tạp hơn.”
Có lẽ hiếm cha mẹ nào lại không nhận ra những điều khác biệt nơi con cái mình, tuy nhiên để thừa nhận rằng con mình là “một người không bình thường” thì chẳng bậc cha mẹ nào dám thừa nhận. Họ cố tình trốn tránh điều đó.
Pierre không là người tự bộc lộ thân phận mình cho gia đình biết. Ðến một lần tình cờ, “gia đình mở mail của tôi và phát hiện ra tôi nhận được thư từ hội những người đồng tính ở Orange County.”
Gia đình Pierre bị “shocked.” Bố mẹ, anh em Pierre bị chấn động.
“Họ shocked, tôi cũng shocked. Tôi thấy, ủa tại sao mình lại không được chấp nhận?” Pierre cười chua chát.
Ở tuổi 23, 24 vào thời điểm ấy, Pierre quyết định “thôi thì đường ai nấy đi, mình sống cho cuộc đời của mình, để gia đình không phải bận tâm nữa.”
“Con cừu đen,” như Pierre tự ví von về mình, đã chọn cách tách khỏi “bầy cừu trắng,” tuy có là một quyết định đau lòng, nhưng để từ đó trở về sau, Pierre có thể sống đúng với bản chất con người thật của mình, để còn cảm thấy được chút gì là “sự chào đón” khi thỉnh thoảng quay về với gia đình.
Với Quỳnh Anh, một cư dân ở Pomona, dù nhận ra mình không giống như những người bạn gái chung quanh nhưng “khi lớn lên tất cả vẫn chưa có gì rõ rệt hết.”
Quỳnh Anh vẫn qua thời thiếu nữ, vẫn lập gia đình, kết hôn và sinh con như bao người phụ nữ khác. Cho đến lần kết hôn thứ hai, Quỳnh Anh mới “giật mình sực tỉnh để nhận ra mình là ai” khi phát hiện ra cô đã thương một cô gái khác cùng sinh hoạt hướng đạo chung.
Sau 3 năm suy nghĩ về giới tính của mình, Quỳnh Anh, người phụ nữ đã bước vào tuổi trung niên, quyết định công khai thân phận mình.
* * * *
May mắn hơn rất nhiều so với Pierre Trần, hay Quỳnh Anh, hay Joee Trương, L. - anh không muốn nêu tên mình “vì có rất nhiều người biết tôi” - đã được cả gia đình ba mẹ, chị gái, em trai, anh trai dang rộng vòng tay để yêu thương, đùm bọc khi biết chính xác “L. là một người đồng tính.”
“Tôi cảm thấy tôi may mắn được sinh ra trong một gia đình như thế. Có lẽ họ cũng biết tôi là một người đồng tính từ lúc tôi còn nhỏ, nhưng đến khi tự tôi nói ra điều đó thì mọi chuyện lại càng trở nên tốt đẹp hơn. Chị gái tôi dường như thương tôi nhiều hơn, giúp đỡ tôi nhiều hơn bởi chị nghĩ rằng tôi đã cô độc khi tôi ‘bị’ như vậy,” L. chia sẻ câu chuyện của mình bằng nét rạng rỡ, hạnh phúc của người được bao bọc trong sự chia sẻ và cảm thông tuyệt vời.
Ðến tham dự buổi hội thảo, nghe những quan điểm của một số linh mục, mục sư, ni cô và thầy tu nói về quan điểm của họ với vần đề đồng tính, một bà mẹ có người con gái đồng tính chia sẻ một cách mộc mạc, “Khi nghe con nói rằng nó là người đồng tính, tôi cũng có ngạc nhiên một chút. Vậy thôi. Bởi dù nó có là người gì thì nó vẫn là con của mình, vẫn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời. Như vậy thôi, không có điều gì thay đổi hết.”
Người phụ nữ nói tiếp trong sự xúc động, “Theo tôi, đồng tính là cái trời đã ban, không thể cãi được. Bây giờ nó đã khác biệt với những người khác thì mình càng phải thương nó nhiều hơn, phải đối xử với nó đặc biệt hơn. Có như vậy thì mình sẽ không mất đứa con, còn nếu mình khắc khe quá thì mình sẽ mất một đứa con”.
***
Hiện tại Joee Trương đã cùng người bạn gái quay trở về sống cùng ba mẹ Joee. Họ đã được chấp nhận và thương yêu đến... 98%.
“2% còn lại là phải giữ thể diện cho ba mẹ. Ba mẹ tôi chấp nhận, không có nghĩa là bà con ruột rà tôi cũng chấp nhận tôi là một người đồng tính,” Joee nhận xét.
Ðể có được một kết cuộc đẹp như vậy, Joee đã bỏ ra 5 năm để chứng minh cho gia đình thấy rằng những người đồng tính là ai. “Tôi cố gắng đưa bạn bè mình về nhà chơi để ba mẹ biết, dù lúc đầu họ không thích đâu. Tôi muốn ba mẹ tôi thay đổi những suy nghĩ đã bị ảnh hưởng bởi phim ảnh và truyền thông khi cho rằng đồng tính là những người xấu. Người đồng tính cũng như người dị tính, họ cũng đi học, đi làm, không làm gì hại đến ai.”
Không được 98% sự chấp thuận của gia đình như Joee, nhưng gia đình Pierre Trần và Quỳnh Anh cũng chào đón sự trở về thăm nhà của họ trong “chính sách” không hỏi không nói bất cứ điều gì liên quan đến chuyện đồng tính. Ðó cũng là một cách để họ níu kéo những tình thân, hơn là đứt lìa, chia xa.
***
Tại buổi hội thảo, có một khán giả vô tình mà có mặt. Ông Michael (không muốn nói họ) muốn đi dự một buổi sinh hoạt khác, nhưng vì nhìn nhầm ngày, ông đã tới phòng sinh hoạt báo Người Việt ngay trong lúc có hội thảo.

Hội thảo “Tôn giáo và người đồng tính” được tổ chức tại hội trường báo Người Việt sáng Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Biết mình nhầm, nhưng ông Michael, một thầy giáo về hưu của trường Rancho Alamitos, thuộc học khu Garden Grove, đã ngồi dự từ đầu đến gần cuối buổi bằng thái độ chăm chú, dù bản thân ông và các con cháu trong nhà đều không có người đồng tính.
Sau cùng, ông nêu suy nghĩ, “Tôi hoàn toàn không phản đối người đồng tính vì ai cũng là con người hết. Chỉ có điều là người bình thường thì ai cũng đã biết, còn đồng tính thì hơi khác thường, nên mình phải chờ xem coi như thế nào. Chống thì không chống nhưng nếu khuyên thì tôi cũng khuyên con cháu không nên đi theo con đường đồng tính.”

http://www.nguoi-viet.co...lutenm...?a=126745&z=56
viethoaiphuong
#11 Posted : Friday, June 17, 2011 7:20:19 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - cập nhật Thứ Sáu, 17 tháng 6 2011

Nghị quyết lịch sử của Liên Hiệp Quốc ủng hộ quyền của giới đồng tính

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận một nghị quyết lịch sử có mục đích cho những người tính dục đồng phái được hưởng quyền bình đẳng với những người tính dục khác phái. Nghị quyết vừa kể được thông qua với một đa số mỏng manh và trước sự phản đối mạnh mẽ của các nước Châu Phi và Ả Rập.
Lisa Schlein | Geneva


Cử tọa đông đảo đã vỗ tay hoan hô trước khi chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, ông Sihasak Phuangketkeow, có cơ hội loan báo kết quả. Một màn ảnh video khổng lồ cho thấy kết quả cuối cùng là 23 phiếu ủng hộ việc chấm dứt phân biệt đối xử với những người tính dục đồng phái, lưỡng phái, và chuyển phái, có 19 phiếu chống và 3 phiếu trắng.

Chính phủ Obama là một ủng hộ viên kiên trì cho nghị quyết này. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Eileen Chamberlain Donahoe, nói rằng Hoa Kỳ vô cùng phấn khởi trước kết quả của nghị quyết đơn giản nhưng có tính cách lịch sử này:

“Hôm nay, chúng ta đã tiến một bước quan trọng trong việc thừa nhận rằng nhân quyền thật sự là phổ quát. Chúng ta thừa nhận rằng việc áp dụng hành vi bạo lực đối với một cá nhân vì bản chất của họ là sai trái. Quyền được chọn người yêu và chia sẻ đời mình với người mà ta yêu là thiêng liêng. Thêm nữa, chúng ta đã gởi đi một thông điệp rõ ràng rằng mỗi con người phải được bảo vệ như nhau trước hành vi bạo lực và phân biệt đối xử. Hôm nay, chúng ta đã làm nên lịch sử trong cuộc tranh đấu cho sự công bằng căn bản và bình đẳng.”

Nhưng không phải tất cả mọi nước đều hài lòng và phấn khởi trước kết quả này. Các nước Ả Rập và Châu Phi cực lực phản đối nghị quyết vừa kể.

Đại sứ Pakistan, ông Zamir Akram, đại diện cho Tổ Chức Nghị Hội Hồi Giáo phát biểu rằng tổ chức của ông rất lo ngại khi Hội Đồng Nhân Quyền đã thảo luận về những ý niệm gây nhiều tranh cãi về định hướng tính dục.

Ông nói thêm không có căn bản pháp lý trong bất cứ cơ quan nhân quyền quốc tế nào để đề cập vấn đề ý thích và hành vi tính dục cá nhân tại Liên Hiệp Quốc.

Ông Ositadina Anaedu, Đại diện của Nigeria, phát biểu thay cho nhiều nước Châu Phi, đặc biệt gay gắt chỉ trích Nam Phi là nước bảo trợ chính cho nghị quyết này. Ông Anaedu tố cáo Nam Phi đã rời bỏ hàng ngũ các nước Châu Phi để đứng về phe các nước Phương Tây.

Ông nói các nước Châu Phi phản đối chủ nghĩa chủng tộc và phân biệt đối xử, nhưng trích thuật lời Tổng thống Nigeria nói rằng, các quyền của cá nhân và của quốc gia không phải là vấn đề để quốc tế quan tâm.

Bất chấp lời chỉ trích này, Nam Phi vẫn quyết tâm theo đuổi niềm tin của họ là tất cả mọi người đều bình đẳng và đáng được hưởng quyền bình đẳng.

Nghị quyết vừa kể nói rằng “không ai phải chịu phân biệt đối xử hay các hành vi bạo động vì định hướng tính dục của mình hoặc bản chất giới tính của mình.”

Nghị quyết bày tỏ lo ngại nghiêm trọng trước những hành vi bạo động và phân biệt đối xử tại nhiều nơi trên thế giới đối với những người tính dục đồng phái, lưỡng phái, và chuyển phái. Nghị quyết này cũng đề nghị thực hiện một cuộc khảo cứu về các đạo luật phân biệt đối xử cũng như các hành vi bạo động đối với các cá nhân dựa trên định hướng tính dục và bản chất phái tính.
viethoaiphuong
#12 Posted : Saturday, June 25, 2011 12:24:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - cập nhật Thứ Bảy, 25 tháng 6 2011

Thắng lợi lớn cho giới đồng tính tại bang New York


Bang New York ở Đông-Bắc Hoa Kỳ đã chấp thuận các cuộc hôn nhân đồng giới tính, qua đó dành cho giới hoạt động tích cực bênh vực quyền lợi của người đồng tính một thắng lợi lớn trong cuộc đấu tranh của họ để đòi quyền bình đẳng.

Sau một cuộc tranh luận sôi nổi, nghị viện bang New York đã phê chuẩn luật liên hệ vào đêm hôm qua, với 33 phiếu thuận, 29 phiếu chống, sau khi 2 nhà lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa, trước đây chưa ngả về bên nào, quyết định ủng hộ dự luật này.

Sau đó không lâu, Thống đốc bang Andrew Cuomo đã ký dự luật này thành luật.

Bước cuối cùng đó đã khiến bang New York trở thành tiểu bang thứ 6 của Hoa Kỳ, nơi các cặp đồng giới tính có quyền thành hôn, trong 30 ngày nữa.

New York có thể trở thành địa điểm mà nhiều cặp đồng giới tính chọn để làm đám cưới, bởi vì bang này không đòi hỏi phải là cư dân trước khi cấp chứng nhận hôn nhân.
viethoaiphuong
#13 Posted : Tuesday, June 12, 2012 6:05:47 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Người đồng tính đi tìm bản thân


Monday, June 11, 2012 6:20:20 PM

Kỳ 1: Tại sao mình lại khác lạ vậy?


Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER (NV).- Trước giờ người ta vẫn có nhiều câu chuyện nói về người đồng tính. Nhưng thế giới nội tâm của những con người này, cảm xúc của họ khi nhận ra mình không hoàn toàn là một người đàn ông bình thường; suy nghĩ của họ khi quyết định nói ra câu “Tôi là gay”; và quan trọng hơn hết, điều gì xảy ra khi gia đình, bố mẹ họ đón nhận tin này? Họ phải làm gì để giữ lại tình thân?


Ðó là những điều thôi thúc tôi thực hiện loạt phóng sự gồm 3 kỳ này. Tôi muốn nghe câu chuyện của họ, những người đồng tính thành đạt và được nhiều người biết đến trong cộng đồng người Việt tại xứ sở này, qua tâm sự của Luật Sư Thành Ngô, công tố viên quận hạt Santa Clara, và một người không thể nêu tên thật của mình, vì lý do sẽ được nói ra ở trong bài. Tôi xin được đặt tên cho nhân vật này là An Nguyễn, một người đang làm công việc kiểm toán cho chính phủ tại thành phố Long Beach.


Cứ ngỡ điều khác lạ sẽ qua đi

“Vào tuổi dậy thì, tôi đã nhận ra mình có điều gì khác lạ, nhưng không hiểu tại sao lại như vậy.” Luật Sư Thành Ngô, sang Mỹ từ năm 1975, lúc 7 tuổi, hiện là biện lý của Santa Clara County ở miền Bắc California , mở đầu câu chuyện.

Thành nhớ là anh không dám chắc chắn rằng “mình là ai, mình là gì” khi lớn lên, nhưng vẫn cứ nghĩ “mình sẽ lớn lên một cách bình thường”. Như bao bạn bè cùng lứa, Thành Ngô cũng có những người bạn gái thân thiết từ năm học lớp 6, lớp 7, “cũng có khi thấy thích con gái” nhưng “càng lúc tôi càng nhìn ra là những mối quan hệ đó thiên về tình bạn hơn là tình yêu. Tôi lại nhận ra là có vẻ như mình thích con trai hơn”.

Trong khi đó, An Nguyễn từ nhỏ ở Sài Gòn đã bị bạn bè trêu chọc là “bóng” vì “họ thấy mình cũng dịu dàng điệu điệu, thích chơi với con gái, và không thích chơi đá banh hay những trò mạnh bạo của con trai”.

“Nhưng mình lại hoàn toàn không biết ‘gay’ là gì, cũng như chưa bao giờ biết chuyện hai đứa con trai mà thương nhau thì như thế nào. Nói chung là mình không biết gì về những chuyện đó hết.” An Nguyễn, sang Mỹ từ năm 19 tuổi, hiện làm việc cho chính phủ, kể về mình.

Mãi khi vào trung học, ở tuổi 15, 16, bắt đầu biết đi chơi, bắt đầu thấy lòng mình có những xao xuyến, những rung động của tình yêu thì cũng là lúc An nhận ra những tình cảm đầu đời đó không phải dành cho một người bạn khác phái như lẽ thường tình, mà là cho một đứa bạn trai cùng lớp.

An nhớ lại, “Lúc đó mình nhận ra là sao những lúc đi với đứa bạn trai này thì mình lại cảm thấy yên tâm, thấy vui lắm. Mình là đứa học giỏi, nó thì học dở, quậy phá, nhưng mỗi lần nó không hiểu bài mình giúp được nó thì mình cứ cảm thấy lâng lâng một niềm vui. Ngồi sau lưng xe bạn chở đi học, mình lại có những khoái cảm lâng lâng lạ lùng.”

“Nói chung là cảm giác của mình lạ lắm. Nhưng mình không hề biết rằng sẽ có chuyện hai đứa con trai yêu nhau. Rồi mình lại nhận ra là mình cũng có cảm giác ghen tuông nữa, khi nhìn thấy mấy đứa con gái bu quanh đứa bạn trai đó.” An Nguyễn tiếp tục mô tả về những thay đổi trong tình cảm, cảm xúc của chàng thanh niên ngày đó.

Tuy nhiên, theo lời An, khi “càng lúc càng nhận ra rõ ràng được sự xao xuyến, quyến luyến với người bạn cùng phái với mình” cũng là lúc An “kêu lên trong đầu, ‘Trời ơi sao lại như vầy nè?’”


Mình có phải là người đồng tính?

Luật Sư Thành kể tiếp, “Lúc học trung học, ba mẹ cứ nói chỉ nên tập trung học thôi, đừng có đi chơi, chuyện bạn bè bồ bịch hãy để sau này. Nên tôi nghĩ là những cảm xúc như vậy rồi cũng sẽ qua đi khi học xong trung học.”

Tự trấn an mình như thế, nhưng người con trai này, khi đó, càng lúc càng cảm nhận được sự khác biệt trong tình cảm, trong suy nghĩ, trong cảm xúc của mình, nhất là lúc anh bước chân vào đại học.

“Tôi bắt đầu suy nghĩ và kêu lên trong đầu trời ơi, tôi có phải là người đồng tính?” Thành kể lại.

Không dễ dàng chấp nhận sự thật này, phần vì “gia đình tôi là một gia đình Công Giáo, phần vì khi vào đại học, bạn bè cùng phòng cùng lớp bắt đầu nói chuyện về phụ nữ, về tình dục, nói về chuyện hẹn hò.” Thế là Thành cũng cố quen và yêu một cô gái để “chứng tỏ là mình không phải là đồng tính, mình là người bình thường”.

Tuy nhiên, “sau một thời gian quen nhau, tôi vẫn không thể nào gần gũi với cô ta được, tôi cảm thấy có điều gì đó không đúng.””

Giọng Thành đều đều kể.

Nếu như Thành Ngô muốn tìm một người bạn gái để như một cách chứng tỏ cho người ngoài biết mình là “người bình thường” thì An Nguyễn lại “không cố gắng trở thành một thằng con trai” mà chỉ thấy “lo sợ”. An nói:

“Mình thấy chuyện này không có bình thường, mình thấy rất là sợ, sợ hàng xóm dị nghị, sợ người ta cười, nên đi đứng cũng phải cẩn thận, phải cố gắng gồng mình lên để đừng cho ai nhận ra điều gì hết.”

Dù cảm thấy đó là “chuyện kỳ cục” nhưng An Nguyễn cho rằng lúc đó anh còn đang sống ở Việt Nam, tuy hàng xóm, bạn bè có chọc ghẹo là “bóng,” là “pê đê” nhưng “phim ảnh, báo chí, dư luận xã hội không nói gì về chuyện đó, không đả kích đó là chuyện tồi bại xấu xa nên mình chỉ thấy nó quá kỳ chứ không có mặc cảm tội lỗi như kiểu ở bên Mỹ.” Chính vì thế, “mình cảm thấy lo sợ nhiều hơn là hốt hoảng. Lo sợ chuyện này cuối cùng không sẽ không đi đến đâu. Lo sợ mình sẽ mất đi thằng bạn.”

Tâm trạng của Thành Ngô thì khác hẳn. Bởi vấn đề đồng tính đã được nói đến nhiều ở xứ sở này theo nhiều quan điểm khác nhau.

Năm thứ nhất ở đại học, dường như đầu óc Thành cứ bị chi phối bởi suy nghĩ “có phải mình là người đồng tính?”

Thành tâm sự, “Tôi nghĩ nhiều về chuyện đó, tôi không biết làm sao để giải quyết những chuyện như vậy. Tôi lại nghe người ta nói những người đồng tính là những người thích trẻ con, thích vuốt ve rờ rẫm chúng. Rồi tôi thấy có một số người công bố thân phận họ là người đồng tính cho những người khác biết, tôi lại nghĩ ‘tại sao phải làm như vậy?’”

Chìm đắm, dằn vặt trong những suy nghĩ rối bời như thế, chàng thanh niên 18, 19 tuổi Thành Ngô “chỉ thấy mình muốn chết, muốn buông xuôi hết tất cả”.

Còn An Nguyễn thì cứ hằng đêm khi cả nhà yên giấc, “mình ngồi trong mùng, ngó ra cửa sổ, cầu trời khấn Phật cho con được ở với thằng bạn con yêu, đừng để cho con mất nó”.


“Thưa cô, em là người đồng tính”

Năm học đầu trôi qua, đến năm thứ hai, những day dứt về chuyện “mình có phải là người đồng tính không?” lại xâm chiếm suy nghĩ của Thành Ngô.

Anh quyết định làm hẹn để nói chuyện với người cố vấn về vấn đề này ở trường đại học trong một tâm trạng hoang mang, đầy lo lắng.

Ngày đó, cách nay đã gần một phần tư thế kỷ, vậy mà khoảng khắc ấy vẫn cứ như còn rõ mồn một trong ký ức của Thành.

“Ở lần hẹn gặp đầu tiên, tôi không thể nói được gì hết trong vòng 5 phút đầu tiên. Bà cố vấn bảo, 'ok, em không cần phải nói gì hết, chỉ cần cho tôi biết lý do là tại sao em lại muốn đến đây.' Tôi nhớ tôi chỉ thốt lên được câu 'I think I'm a gay' nhưng mà tôi nói nhỏ đến nỗi bà không nghe được cả. Bà cố vấn hỏi tôi có thể nói lớn thêm một chút không.”

Thành nhớ anh đã phải phải dừng lại một chốc, lấy hết can đảm, rồi mới có thể nhắc lại điều anh muốn nói, “Thưa cô, em nghĩ em là một người đồng tính.”

“Bà cố vấn hỏi tại sao lại phải nghĩ như vậy? Cứ theo những câu hỏi của bà, tôi từ từ nói ra những gì mình nhận thấy, mình cảm nhận. Ðó là lần đầu tiên trong đời tôi nói về chuyện đồng tính.”

Cũng trong giây phút đó, Thành chợt nhớ ra rằng, anh từng viết nhật ký, ghi nhận lại những sự khác lạ nảy nở trong suy nghĩ, tình cảm của anh, nhưng chưa bao giờ anh dám dùng chữ “đồng tính” (gay) mà chỉ dám viết chữ “điều này” (this is).

Thành tiếp tục, “Nói chuyện với bà cố vấn, tôi cảm thấy sức nặng của áp lực là người đồng tính bấy lây nay bỗng nhẹ đi rất nhiều. Tôi nghĩ ồ thì ra nói ra được những điều đó thì cũng chẳng có gì ghê gớm xảy ra, trời vẫn trong xanh chứ không hề nổi cơn sấm sét.”

Theo lời khuyên của người cố vấn, Thành tham gia vào các nhóm, các câu lạc bộ dành cho người đồng tính để nói chuyện với họ. “Nói ra được những suy nghĩ đó, tôi cảm thấy thoải mái hơn, cảm thấy thì ra chuyện đó không có gì là khó khăn, trái đất vẫn quay và thế giới không hề sụp đổ. Tôi thấy đồng tính cũng không phải là điều gì ghê gớm, xấu xa như người ta đồn thổi. Mọi chuyện bắt đầu có vẻ ổn, không đến nỗi nào.”

Thành kể lại kinh nghiệm lần đầu anh bước chân vào một “gay club”:

“Mở cửa bước vào, tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy những người đồng tính đang tổ chức party, họ cùng nhảy với nhau, trong đó có những người rất đẹp trai, rất lịch lãm. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy điều này trong đời. Tôi cảm thấy mình như có thêm nghị lực, thêm sức mạnh tự tin vào chính mình.”

Cũng tại nơi đó, Thành Ngô tìm thấy niềm vui, tìm thấy sự thoải mái, thấy mình được sống, được bộc lộ toàn bộ con người mình, thấy rõ ràng mình không phải nghĩ tới chuyện cần phải có phụ nữ, “dù điều này nghe cũng có vẻ quái quái”. Thành kể tiếp.

Chính từ sự tự tin có được khi bước chân vào nơi này, Thành có can đảm một lá viết thư cho anh trai của mình đang học ở London để nói cho anh biết Thành là một người đồng tính.


“Nếu tôi là người đồng tính, bạn có còn chơi với tôi không?”

Nếu người cố vấn giáo dục ở trường đại học là người Thành Ngô thổ lộ thân phận đồng tính của mình, thì với An Nguyễn, người bạn trai mà An quý mến chính là người đầu tiên nghe An bộc bạch chuyện này.

An Nguyễn, người đàn ông có vóc dáng thanh mảnh, gương mặt sáng sủa, toát lên vẻ đẹp của sự tự tin và bản lĩnh, kể lại lần đầu tiên trong đời anh nói về thân phận “đồng tính” của mình.

Theo lời An, khoảng đầu năm học lớp 12, An nhận ra rằng An không thể nào có được người bạn mà mình quý mến như một người yêu được, bởi người bạn đó vẫn xem An như một đứa bạn trai bình thường.

“Mình nhất quyết phải quên nó đi, chỉ coi nó như là một đứa bạn thôi, vì nếu không mình sẽ rất là đau khổ khi mất nó”. Nghĩ vậy nên trong một lần nghe người bạn nói, “Ê, An, tụi bạn tao nói mày là ‘bóng lại cái’ đó. Mày muốn tao xử nó làm sao?” An quyết định nói với bạn, “Nếu tao là ‘bóng lại cái’ thì mày còn chơi với tao không?”

Giọng An chùng xuống.

Rồi từ từ kể lại thời khắc ấy.

“Nó hơi lặng đi. Có lẽ đó cũng là một cú sốc đối với nó. Bởi có thể nó nhìn thấy mình ẻo lả hơn những thằng bạn trai khác của nó nhưng nó lại không nghĩ là mình có thể nói một câu đường đột như vậy. Sau một hồi lặng đi, nó hỏi lại ‘Vậy là sao?’”

Mình nói, “‘Giả sử như tao không thương con gái mà thương con trai thì mày có chơi với tao không?’An lấy hết can đảm nói, tưởng nhẹ như không.

Mình nhớ mãi câu mà nó trả lời với mình khi ấy. Nó quay sang nhìn mình và nói, ‘Gì ghê vậy mậy!’”

An kể và bật cười sảng khoái.

Theo những gì còn ghi lại trong ký ức, An cho rằng cách hỏi của người bạn trai mà An yêu mến “không hề có ý miệt thị, khinh thường mà chỉ là một thái độ quá ư là ngạc nhiên thôi”.

“Mình nghĩ có lẽ đến lúc nhắm mắt qua đời mình vẫn không thể nào quên sự cảm kích của mình về thái độ và câu nói của người bạn đó. Bởi mình cứ nghĩ nó sẽ quay lại nhìn mình bằng cặp mắt ghê tởm gớm giếc hay cười nhạo mình. Nhưng đằng này nó biểu lộ một thái độ rất chân tình qua câu nói, ‘Gì ghê vậy mậy!’ Mình phá lên cười. Thế là tất cả dường như trở thành một câu chuyện đùa, không khiến ai cảm thấy có điều gì ngại ngần hết.” An kể lại bằng một giọng nói chứa đầy những yêu thương dành cho người bạn cũ.

Từ sau lần đó, theo lời An nói, “mỗi khi có chuyện gì mình cũng đều tâm sự với nó, nhưng có một điều mình không bao giờ nói cho nó biết là mình từng thương nó. Ðến tận bây giờ, nó vẫn là một trong hai người bạn thân nhất của mình.”
viethoaiphuong
#14 Posted : Tuesday, June 12, 2012 6:08:13 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Kỳ 2: Bố mẹ ơi, con là người đồng tính

Tuesday, June 12, 2012 6:44:45 PM

Người đồng tính tìm đến bản thân

Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER (NV) - Trong cuộc sống, nếu cha mẹ, gia đình luôn là chỗ dựa, là mái ấm, là nơi đứa con tìm kiếm sự bảo bọc, che chở, vỗ về trước những bất an, những trắc trở, những lúc sóng gió ập đến trong đời, thì riêng với chuyện công bố thân phận đồng tính, gia đình, cha mẹ, dường như lại là nơi đứa con khó mở miệng thốt nên lời nhất.


Thành Ngô (phải), công tố viên quận hạt Santa Clara, và mẹ, bà Rosalie Trần, cư ngụ tại Ontario, San Bernardino. (Hình: Thành Ngô cung cấp)

Bởi lẽ,

Chuyện được chấp nhận hay bị chối từ là điều những đứa con đồng tính không bao giờ có thể đoán trước được.

Có người mẹ, người cha đón nhận tin con mình là người đồng tính bằng tất cả sự cảm thông, yêu thương vô bờ, để từ lúc đó, đứa con có đủ niềm tin bước tiếp những bước đi vững chãi trong cuộc đời

Nhưng cũng có những vết thương mãi sâu xoáy trong lòng những người con đồng tính bắt đầu từ thời khắc ấy, bởi sự ghẻ lạnh của người đã sinh ra mình.

Tâm sự của Thành Ngô, luật sư biện lý của quận Santa Clara, và An Nguyễn, một người đang làm công việc kiểm toán cho chính phủ tại thành phố Long Beach giúp mọi người có thêm một góc nhìn về vấn đề này.



Trăn trở: tại sao phải nói với bố mẹ?

Thời gian mà Thành Ngô và An Nguyễn phải suy nghĩ, đắn đo trước khi quyết định công bố thân phận đồng tính của mình ra cho cha mẹ biết không thể tính bằng ngày, bằng tuần, bằng tháng mà phải tính bằng năm. “Mình mất gần hai năm với suy nghĩ trong đầu phải làm sao? phải làm sao?” là điều An Nguyễn cho biết khi anh quyết định “coming out” với cha mẹ.Và phải mất hơn 10 năm sau, bố mẹ An mới mở lời chấp nhận cuộc sống tương lai của đứa con duy nhất mà họ có.Lý do mà An thấy mình cần phải nói ra điều này cho bố mẹ biết là vì “thứ nhất thấy mình không chịu đựng được sự giấu diếm và dối trá. Lý do thứ hai là khi đó gia đình đang quyết định dọn ra thuê một apartment để ở, nên mình nghĩ là cần phải nói với bố mẹ để nếu ba mẹ không chấp nhận thì mình còn có thể dọn ra riêng luôn, chứ không thì sẽ rất khó.”

Với Thành Ngô, lý do anh thấy cần phải nói, là vì “tôi không muốn giấu gia đình, không muốn mọi người hỏi đến chuyện bao giờ mới chịu lấy vợ để sinh con đẻ cái.”

Thành Ngô may mắn hơn An Nguyễn ở chỗ anh có hai anh trai, có một em gái để có thêm sự lựa chọn nên nói với ai trước chuyện “tế nhị” này. Thành đã viết thư cho người anh trai kế đang học đại học ở England để tìm kiếm sự ủng hộ, đồng tình trước khi quyết định nói với song thân

“Dù rằng hai anh em khá thân với nhau, nhưng như các gia đình Việt Nam khác, chúng tôi không cảm thấy dễ dàng để nói cho nhau nghe về xu hướng tình dục, giới tính.” Nhưng Thành quyết định nói điều này với anh mình trước là bởi anh kế Thành là người được quý mến nhất và được xem là “sứ giả hòa bình” trong gia đình.Thành cảm thấy mình như có thêm sức mạnh tinh thần khi anh của Thành cho rằng “quả là tuyệt vời” khi biết Thành là “gay.” Có điều, Thành cũng khá bất ngờ khi biết tin anh trai Thành cũng là một người đồng tính!Trước đây, Thành cô đơn và lẻ loi bao nhiêu khi nhận ra mình hoàn toàn không giống như những người con trai khác, thì giờ đây, Thành cảm thấy có “đồng minh,” có người chia sẻ. Ðặc biệt, đó lại là người anh mà Thành rất ngưỡng mộ và yêu mến.

Sau khi nói chuyện với anh kế, Thành chuyển sang nói cho anh cả trong gia đình hay. Một lần nữa, Thành lại nhận được sự chia sẻ và cảm thông rất nhiều khi anh cả bảo, “Ðiều đó không là gì cả, cứ hãy là em, như em muốn.”

Tất cả có vẻ như rất sẵn sàng cho việc Thành Ngô nói cho cha mẹ biết mình không phải là một đứa con trai như họ hằng nghĩ.


“Con là 'gay'”

Theo tâm sự của An Nguyễn, anh đã phải suy nghĩ, đắn đo rất lâu trước khi nói chuyện với bố mẹ.

“Ðời sống ở đây làm cho mình suy nghĩ nhiều. Lúc bên Việt Nam, mình không quan tâm nhiều đến cha mẹ đâu, vì cha mẹ lo cho mình nhiều hơn. Nhưng khi sang đây, mình lại trở thành trụ cột cho gia đình, mình là con một trong nhà, mình phải lo mọi chuyện chứ. Mình tự đặt trên vai mình trọng trách phải chăm sóc cho bố mẹ. Chính vì cứ nghĩ những lời mình nói ra lỡ làm cho bố mẹ bị suy sụp tinh thần thì làm sao đây, cho nên áp lực đối với mình rất lớn, lớn vô cùng.”

Có lẽ đến tận bây giờ, bố mẹ An Nguyễn vẫn chưa hề biết rằng đứa con trai 21 tuổi của họ khi đó, đã biết suy nghĩ một cách chín chắn và đầy trách nhiệm như vậy đối với gia đình, đối với người đã sinh ra An.

Bởi vì,

Sau lần đầu tiên, cũng gần như là lần cuối cùng An giãi bày cùng bố mẹ về chuyện giới tính, An mang trong lòng một vết thương, một nỗi đau. Tuy không đớn đau cùng cực, nhưng nó cứ âm ỉ trong lòng, mênh mang một nỗi cô đơn lặng lẽ trong chính ngôi nhà của mình, với mẹ, với cha. Ðể từ đó, những chuyện riêng tư, An chôn chặt hết trong lòng. An nhớ lại ngày ấy. “Mình đã chuẩn bị tinh thần là tối đó đi làm về thì phải nói thôi chứ không thể kéo dài hơn được nữa.”

“Con có chuyện muốn thưa với bố mẹ.” An thu hết can đảm mở lời.

Bố hoàn toàn không biết chuyện gì, chỉ quay sang hỏi, “Có chuyện gì vậy con?”

Mẹ thì “vẫn giữ nguyên một thái độ tỉnh bơ như không hề có chuyện gì” nhưng An nghĩ rằng linh cảm của người mẹ đã cho mẹ biết trước điều An sẽ nói.

Giọng An Nguyễn tiếp tục kể trong một chiều hè vừa lấp ló:

“Mình lấy hết can đảm cất lên câu ‘Con là gay.’”

Chỉ nói được đúng một câu như vậy.

Và không còn biết điều gì nữa hết.

Mẹ vẫn đứng tỉnh bơ, như không có bất cứ chuyện gì xảy ra! Có thể mẹ cũng bị “sốc,” bị ngạc nhiên vì An dám nói ra điều mẹ từng nghĩ, nhưng mẹ không biểu lộ bất cứ điều gì cả.Còn bố nói một câu mà không bao giờ An ngờ tới, đó là, “Trời ơi! Tội nghiệp con tôi quá!”

Rồi cả nhà đều khóc.

Mạnh ai nấy khóc. Mỗi người ở một góc riêng. Mỗi người một tâm trạng riêng. Không ai nói với ai tiếng nào.


“Có phải con cũng là người đồng tính?”

Là câu hỏi mẹ Thành Ngô đã hỏi thẳng anh, chứ không chờ anh tự “công bố.”

Bởi lẽ, khi từ England trở về, anh trai kế của Thành đã nói ngay với cha mẹ và gia đình rằng anh ta là “gay” và “anh hoàn toàn không nhắc gì đến tôi hết.”

Thành nhớ lại.

Chuyện anh trai Thành là người đồng tính không hề làm cho cha mẹ anh bối rối hay có bất kỳ phản ứng gì.Thành kể, “Bố mẹ chỉ nghĩ anh ấy vừa từ London về nên có ý trêu chọc và muốn làm cho mọi người shocked thôi. Bố mẹ tôi cảm thấy không có gì là quan trọng, có vẻ như phớt lờ đi chuyện này.”

“Dù gia đình tôi theo đạo Công Giáo nhưng mẹ tôi không hề nguyền rủa anh tôi sẽ bị đày xuống địa ngục, mẹ chỉ nói ‘sao cũng được,’ chỉ cần cố gắng học hành, đừng để bị phân tâm bởi những điều khác.” Thành cho biết.

Thái độ này của bố mẹ không khiến cho Thành cảm thấy vui, mà trái lại càng khiến anh băn khoăn:

“Mẹ tôi nghĩ đó chỉ là một giai đoạn sẽ mau chóng trôi qua. Các con của bà sẽ lớn lên, sẽ có gia đình và sẽ sinh cho bà những đứa cháu dễ thương. Mẹ tôi nghĩ như vậy, nên không bao giờ bà la mắng, giận dữ gì cả. Như vậy tức là mẹ không hiểu điều anh trai tôi nói là gì, mẹ không hiểu ‘gay’ là gì hết.”

Thế là sau một chuyến đi xa trở về, Thành lại nói chuyện, lại giải thích với mẹ anh về chuyện giới tính của người anh trai, “Tôi nói với mẹ rằng đó không phải là một giai đoạn của cuộc đời. Thì mẹ tôi bảo sao cũng được, miễn là anh tôi sống vui vẻ là được.”

Một điều Thành không thể ngờ tới là bất ngờ mẹ anh lại bảo, “Sao con nói nhiều về chuyện đó, có phải con cũng là người đồng tính không?”

“Yes.” Thành trả lời.

Người mẹ và người con trai, cả hai, cùng im lặng.

Thành Ngô nhớ lại giây phút ấy, “Khi tôi nói ra điều đó, tôi cũng đồng thời nhận ra là mẹ biết rằng hai anh em tôi không hề đùa giỡn.”

Tuy nhiên, cũng như mọi lần, “mẹ tôi không cho đó là điều quan trọng, chỉ yêu cầu chúng tôi ráng học cho xong. Mẹ chỉ quan tâm đến chuyện làm sao chúng tôi có thể tốt nghiệp, có việc làm và có thể tồn tại trong đời. Vậy thôi.”


Phản ứng của cha mẹ

Nhắc lại chuyện “coming out” của các con trai mình, bà Rosalie Trần, 72 tuổi, mẹ của Thành Ngô, nói một cách hiền lành, “Khi nghe con nói như vậy thì cũng hơi buồn chứ! Nhất là khi nghe nó nói ‘con đâu có muốn như vậy đâu má,’ rồi nghe nó kể có lúc nó muốn tự vận nữa.”

Người mẹ này nhớ lại, “Lúc đó tôi nói với con tôi rằng đó chỉ là một giai đoạn của sự trưởng thành của con người, từ từ sẽ hết. Tôi nói như vậy là nói thật chứ không phải là nói trấn an chúng.”

Tuy nhiên, người phụ nữ đang sống tại thành phố Ontario, San Bernardino lại là người “rất cởi mở.”

Bà tâm sự, “Con tôi cũng đưa sách cho tôi đọc. Tôi biết chuyện này có từ lâu rồi. Tôi còn nhớ lúc đi học ở trường Gia Long, trong lớp có hai cô bạn cũng chơi với nhau, rồi ghen tuông, thấy họ có những cử chỉ lạ lắm. Nhưng tôi nghĩ thế này, chuyện đồng tính giống như chuyện trong phòng the. Có ai mở cửa phòng the người ta để mà nhìn vào mà hỏi đâu!”

Mang những tâm tình đó, người mẹ này đã chọn một thái độ yêu thương đối với con mình, “Nó sanh ra như vậy rồi thì mình phải chấp nhận thôi. Thương con là mình muốn con mình hạnh phúc, nhưng phải là hạnh phúc theo cách của con, chứ không phải theo cách của mình.”

“Trong nhà, nó là một đứa con ngoan. Ngoài xã hội nó là một công dân tốt. Vậy thì mình còn mong muốn gì hơn nữa?” Bà Rosalie nói thêm.


Không chỉ vậy, yêu thương con, người mẹ này yêu thương luôn cả “người bạn đời” của con mình. Và có lẽ, Thành Ngô may mắn hơn nhiều người khi anh còn có thêm diễm phúc là cả hai gia đình có mối quan hệ thông gia như bao “gia đình bình thường” khác.

Trong khi đó, An Nguyễn đã gần như “sửng sốt” khi nghe những “gợi ý” từ bố mẹ sau khi anh nói ra giới tính của mình.

“Lúc nghe bố nói ‘Trời ơi! Tội nghiệp con tôi quá!’ mình khóc nhưng cũng cảm thấy có chút hy vọng mọi chuyện không đến nỗi nào. Tuy nhiên, qua một đêm, hình như bố mẹ bàn tính với nhau và nói những câu khiến mình sửng sốt.” An kể.

Một trong những bàn tính của bố mẹ An Nguyễn là “Con coi xem có đi tu được không?”

An ngỡ ngàng, “Mình nhận ra thì ra bố mẹ chỉ sợ mất mặt cho bố mẹ thôi, sợ mất mặt gia đình thôi, chứ không có quan tâm gì đến mình hết á! Mình giận quá nên không nói gì nữa.”

“Sự căng thẳng kéo dài gần một năm trời trong gia đình,” theo An, “không phải vì bố mẹ hất hủi hay nhục mạ mình” mà vì mâu thuẫn trong suy nghĩ, khi bố mẹ An cho rằng “đây là một căn bệnh.”

(Kỳ 3: Lòng cha mẹ vẫn hãy còn khép)
viethoaiphuong
#15 Posted : Wednesday, June 27, 2012 12:34:19 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức ngày của người đồng tính

VOA - 26.06.2012
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm thứ Ba ghi một dấu mốc khi lần đầu tiên kỷ niệm Tháng của Người Đồng Tính.

Cách nay gần một năm, quân đội Mỹ hủy chính sách “Không hỏi, Không kể” để công khai cho phép người đồng tính phục vụ trong quân đội.

Mấy trăm quân nhân nam nữ đã tụ tập tại hội trường Bộ Quốc phòng hôm thứ Ba trong lúc bộ này và nhiều cơ quan khác trong chính phủ và khu vực tư kỷ niệm tháng 6 là Tháng Tự Hào của Người Đồng Tính.

Các quân nhân tại hội trường có dịp xem video phát biểu của Tổng thống Obama và Bộ trưởng Leon Panetta nói về dịp này.

Ông Jeh Johnson, luật sư trưởng của Bộ Quốc phòng cho biết kể từ khi người đồng tính được quyền phục vụ trong quân đội mà không cần che giấu giới tính của mình, đã không có vấn đề gì quan trọng xảy ra.
viethoaiphuong
#16 Posted : Sunday, February 17, 2013 11:42:51 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thành phố nào ở Mỹ có nhiều người đồng tính nhất?


VOA - 17.02.2013
Thủ đô Washington của Hoa Kỳ có tỷ lệ người nhận mình là người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới tính cao nhất nước.

Một cuộc thăm dò của Gallup tại 50 tiểu bang và thủ đô Washington cho thấy có 10% người dân tại Washington nhận mình thuộc thành phần này, thường gọi là thành phần LGBT.

Tiểu bang Hawaii đứng thứ nhì trong bảng sắp hạng, 5,1%; và North Dakota có tỷ lệ này thấp nhất, 1,7%.

Tỷ lệ LGBT ở một số tiểu bang khác: California 4,0%, New York 3,8%; Mississippi và Montana, cả hai ngang nhau 2,6%.

Tổ chức thăm dò Gallup nói rằng đây là cuộc thăm dò lớn nhất về thành phần này tại Mỹ, nhờ vậy mới có thể phân loại cho từng tiểu bang.

Tính chung cả nước Mỹ tỷ lệ người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới tính là 3,5%
viethoaiphuong
#17 Posted : Wednesday, February 27, 2013 2:34:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sau nhiều năm trời, anh ta khám phá ra là đã kết hôn với ... em gái của mình !




HTMT dịch báo Pháp - 27.2.2013 / yahoo FR
Một người đàn ông dấu danh tánh viết một thư trên trang web Slate. Bức thư kể là sau nhiều năm chung sống, anh ta đã khám phá ra người vợ chính là cô em gái của mình.

Tất cả bắt đầu từ hồi trung học, chàng trai phải lòng một cô thiếu nữ. Khi tình cảm đã gắn bó, họ phát hiện cuộc đời cùng 1 điểm chung: cả hai đều là con của bà mẹ đồng tính đã có con qua việc thụ tinh nhân tạo từ một ngân hàng tinh trùng. Lúc 18 tuổi, cô gái trẻ quyết định tìm hiểu nguồn gốc các vấn đề liên quan. Mặt khác cô muốn biết ai là cha biologic. Trong khi chàng trai lại không muốn biết những chuyện đó. Tới năm 30 tuổi, khi hai người đã kết hôn và có 3 đứa con. Vì lời ích cho con cái của họ, người đàn ông quyết định muốn biết nguồn gốc của mình. Và, thế là cho tới lúc nầy anh ta mới hết hồn vía. Anh và vợ của mình có cùng 1 người cha.

"Một phía khác, tôi yêu vợ tôi hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời và như người ta nói, điều tệ hại là chúng tôi đã có những đứa con chung. Tôi đã đi thắt ống dẫn tinh, để không có con thêm nữa. Nhưng, mỗi lần tôi nhìn vợ tôi là tôi không thể ngăn cản ý nghĩ đó chính là em gái tôi. Tôi vẫn chưa hề nói gì với cô ấy và tôi không biết nếu tôi có quyền cho cô ấy biết hay không. Tôi đã ráng không nghĩ ngợi gì nữa, nhưng tôi không thể vượt qua những ưu tư. Hãy nói cho tôi biết điều gì tôi phải làm?", anh ta viết trong lá thư.

Thật hay không thật?

Emily Yoffe, người đảm nhận việc trả lời các câu hỏi của tin nhắn, đã nhận thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng và đã có lời khuyên. "Như đã tiên đoán, nếu anh nói ra điều nầy thì cô ấy sẽ rất sốc. Nhưng, sau tất cả những gì xảy ra, anh vẫn cùng là một người đàn ông như trước đây, trước khi được biết sự tình nầy"

Chắc chắn có nhiều người nghi ngờ về câu chuyện này và cho rằng đó như là một tin nhắn có tính chất chính trị. Xong thật vậy, tại Mỹ, có những ngân hàng về tinh trùng bị đặt câu hỏi. Điều đó không thể loại trừ nhiều những sự cố tương tự có thể xảy ra?
Trở lại câu chuyện trên đây, dù là ẩn danh và dù là câu chuyện thật hay hư, thì có một khả năng lớn là đã có nhiều người được tìm thấy trong cùng hoàn cảnh nầy.

PS.
khi đọc bài này hôm nay, làm HTMT lại nhớ cách đây vài tháng, vào năm ngoái, một bài báo cũng về "ngân hàng tinh trùng Hoa Kỳ", trong đó họ cho hay một người đàn ông đã bán tinh trùng như vậy và sau này phát hiện ông ta là cha biologic của hơn 60 đứa trẻ con đã được sinh ra. Mà, điều tệ hại là những người mẹ cấy tinh trùng lại không hề biết nhau. Vì thế, khả năng những đứa trẻ con cùng 1 người cha biologic sẽ lấy nhau và có con cái sau đó ... là chuyện có thể xảy ra.

tại Pháp, hiện đang ầm ĩ chuyện chính phủ sẽ quyết định một đạo luật về hôn nhân đồng tính, khiến hai phe 'ủng hộ' và 'chống đối' đã có liên tiếp các cuộc biểu tình tuần hành rầm rộ, có khi lên tới gần 1 triệu người tham dự bên phe 'chống đối'.
đây là một vấn đề làm chính các gia đình cũng mất đoàn kết, có một bức họa châm biến - quang cảnh một bàn tiệc gia đình có rất rất đông người, và họ đang ẩu đả .. lời ghi chú "chuyện cãi lộn, ẩu đả sẽ không tránh khỏi, nếu khơi ra để tài 'oui/non đối với đồng tính' trong lúc họp mặt gia đình".



viethoaiphuong
#18 Posted : Wednesday, March 20, 2013 3:30:35 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Nghị sĩ Mỹ ủng hộ hôn nhân đồng tính vì con
Friday, March 15, 2013 5:55:43 PM

hhhCINCINNATI (AP) - Một nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa, ông Rob Portman, hôm Thứ Sáu cho biết bây giờ ông đã thay đổi lập trường và ủng hộ hôn nhân đồng tính, sau khi biết một trong các con trai của mình là người đồng tính.


TNS Rob Portman (Cộng Hòa-Ohio) vừa thay đổi quan điểm, ủng hộ hôn nhân đồng tính.
(Hình: Drew Angerer/Getty Images)

Vị thượng nghị sĩ thuộc Ohio, từng đồng bảo trợ Ðạo Luật Bảo Vệ Gia Ðình (DOMA) năm 1996, tiết lộ thay đổi này trong các cuộc phỏng vấn dành cho một số tờ báo ở tiểu bang và với đài CNN.
Trong bài viết đăng tải trên tờ The Columbus Dispatch hôm Thứ Sáu, ông nói rằng đã phải suy nghĩ rất nhiều trước khi đi tới quyết định này.
“Tôi nhận ra rằng nếu hai người chuẩn bị để có sự giao ước trọn đời là sẽ yêu thương và lo lắng cho nhau trong cả hoàn cảnh tốt lẫn xấu, thì chính phủ chẳng nên từ chối cơ hội để họ lấy nhau,” ông cho hay.
Ông Portman nói rằng ông bắt đầu thay đổi quan điểm về hôn nhân đồng tính vào năm 2011 khi một người con trai của ông, Will, lúc đó là sinh viên năm đầu Ðại Học Yale, nói với cha mẹ rằng anh là người đồng tính.
Ông Portman, từng là cố vấn vận động tranh cử tổng thống cho cựu Thống Ðốc Mitt Romney, một người không ủng hộ hôn nhân đồng tính, hồi năm ngoái, cho biết ông và bà vợ rất ngạc nhiên nhưng cũng ủng hộ con mình. (V.Giang)/NV
viethoaiphuong
#19 Posted : Wednesday, March 27, 2013 2:01:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Biểu tình chống hôn nhân đồng tính tại Paris



AFP - Photo Par Pierre Andrieu - Paris, chiều thứ Bảy 24 tháng Ba 2013,
phe chống đối 'hôn nhân đồng tính' biểu tình tuần hành trên tuyến đường từ la Défense đến l'Arc de Triomphe để phản đối chính phủ sửa soạn ban hành điều luật cho phép hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính

con số người biểu tình - phía cảnh sát báo cáo là 300 000 người

nhưng phía ban tổ chức biểu tình báo cáo có tới 1,4 triệu người

http://fr.news.yahoo.com...assif-au-170512000.html
những người biểu tình yêu cầu Tổng thống Pháp Francois Hollande rút lại văn bản luật để đưa ra trưng cầu dân ý.

HTMT cập nhật tin tức báo Pháp - 24.3.2013/AFP

viethoaiphuong
#20 Posted : Wednesday, March 27, 2013 2:07:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hoa Kỳ : Những con số liên quan đến hôn nhân đồng tính

Tuesday, March 26, 2013 4:06:23 PM


WASHINGTON (AP) – Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Ba bắt đầu thảo luận, kéo dài trong hai ngày, để quyết định liệu có nên ra phán quyết về hôn nhân đồng tính. Những gì xảy ra tại cơ quan tư pháp cao nhất Hoa Kỳ có thể mang tính lịch sử cực kỳ quan trọng. Vì thế, chúng ta hãy cùng thử xem xét những con số liên quan đến sự kiện này.


Theo kết quả nghiên cứu năm 2011 của một học giả thuộc phân khoa luật tại trường đại học UCLA, nước Mỹ có khoảng 9 triệu người đồng tính, lưỡng phái hoặc đổi giống.

Cho tới nay, có chín tiểu bang, cộng thêm District of Columbia, công nhận hôn nhân đồng tính. Những tiểu bang đó là Connecticut, Iowa, Maine, Maryland, Massachusetts, New Hampshire, New York, Vermont và Washington.

Hiến pháp của ba mươi tiểu bang, trong đó có California, cấm hôn nhân đồng tính. Mười tiểu bang cấm, dựa theo luật lệ của tiểu bang. New Mexico giữ im lặng về vấn đề này.

Massachusetts là tiểu bang đầu tiên cho phép các cặp đồng tính lấy nhau, số năm họ thành vợ chồng ở đây đến nay đã được chín năm. Ngày đầu tiên Tối Cao Pháp Viện Massachusetts cho phép hôn nhân đồng tính là 17 Tháng Năm, 2004.

Theo kết quả thăm dò do tổ chức Pew Research Center thực hiện hồi Tháng Ba, 49% người Mỹ xem việc người đồng tính lấy nhau là hợp pháp. Số người chống lại là 44%.

142 là số ngày trong năm 2008 mà hôn nhân đồng tính được xem là hợp pháp ở California, trước khi bị cử tri bỏ phiếu hủy bỏ qua đạo luật Proposition 8. Trong thời gian còn hợp lệ, đã có khoảng 18,000 cặp đồng tính cưới nhau ở California.

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ có tất cả chín thẩm phán, trong đó sáu vị hiện có gia đình, mà người phối ngẫu của họ đều là người khác phái. Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg là một người ở góa. Thẩm Phán Sonia Sotomayor đã ly dị và Thẩm Phán Elena Kagan chưa bao giờ lập gia đình. (TP)/NV
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.