quote:
Gởi bởi Binh Nguyen
Khó thì cũng không khó, chỉ là hình thức khác nhau thôi.
Nhiều khi ngồi nghĩ, cô Tây Thi lấy ông Phù Sai xong chắc là cũng có yêu ổng, cổ cũng muốn quên những tình cảm hay trách nhiệm trước kia đi, nhưng... "cây muốn lặng mà
gió chẳng chịu ngừng", cổ vẫn bị "cuốn theo chiều gió", và mặc tình để cho người ta dùng cổ như một con cờ, "bên tình bên nước bên nào nặng hơn?"
Theo Phù Sai, thì cổ phản bội Việt quốc, mà theo Việt quốc cổ lại phải phản bội chồng, trong khi
ngày xưa chữ "tam tòng tứ đức" rất nặng nề, cổ thuộc vòng "tiến thóai lưỡng nan". Ai nói anh
Phạm Lãi yêu cổ, chứ Bình thì thấy từ đầu chí cuối, ảnh chẳng yêu cổ tí nào. Nhưng mà... đứng
trước con gái đẹp ai mà không rung động chứ?
BN.
Em nói chuyện theo phim cho vui thôi nhé, còn phim có đúng sự thật hay không thì không biết nha.
Em nghĩ sở dĩ Tây Thi lâm vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" là tại vì cỗ là người đàn bà trí thức,
đọc nhiều sách, nên đạo lý sống của cỗ đã vượt qua khỏi suy nghĩ của một người đàn bà bình
thường chỉ giới hạn ở đạo lý "tam tòng tứ đức", mà trở thành lối suy nghĩ của lớp nho sinh, tức là
suy nghĩ giống... đàn ông, đặt quốc gia lên trên, quyền của vua là trên hết, huống chi vua lại là
nghĩa phụ, thì Việt Vương đặt đâu, Tây Thi chỉ biết ngồi đó là lẽ đương nhiên thôi. Tuy nhiên "lia thia
quen chậu...", sống cạnh Ngô Vương lâu ngày, nhất là khi Ngô Vương thật lòng sủng ái Tây Thi,
thì chuyện nảy sinh tình cảm cũng là thường tình thôi. Nếu là người đàn bà bình thường, không
hiểu "quốc gia đại sự" thì đã dễ dàng cho Tây Thi, nhưng làm phim thì phải có kịch tính, nếu Tây
Thi chỉ có sắc không thôi thì... có gì để làm thành phim. Cho nên mới có đoạn Việt Vương sau khi
nghe Tây Thi giải bày tâm sự, giận điên lên (tất nhiên là về nhà mới xả giận), nói rằng: " Đàn bà dù
có học vẫn là đàn bà, nhân nghĩa, đạo lý, cái gì cũng không qua được... thằng đàn ông."
Phạm Lãi cũng vậy, ngày xưa yêu tới đó là quá mức rồi, có yêu hơn cũng không làm được gì, vì
đàn ông thời đó đã làm trung thần thì phải trung với vua với nước, hy sinh tất cả để phò vua. Ở cái
thế của Phạm Lãi, có yêu Tây Thi hơn nữa thì cũng vẫn phải hiến cho Ngô. Hơn nữa loại người
như Phạm Lãi, Ngô Vương, hay Việt Vương, nếu Tây Thi chỉ đẹp không thôi thì chắc chắn không
lấy được lòng của họ.
Nếu so sánh Tây Thi với Chiêu Quân (tức là phim chiếu trên SBTN trước đó, còn chuyện thiệt ra
sao hõng có bàn tới) thì rõ ràng là nếu "gả" Chiêu Quân cho Ngô Vương và đem Tây Thi làm sứ
giả sang Hung Nô, thì hai đàng đều hỏng. Cho nên ngày xưa (có thể ngày nay cũng vậy), khi
dùng "mỹ nhân kế" cũng phải chọn đúng người, chứ nếu chỉ có sắc đẹp không thôi không thể nào
có khả năng làm cho "nghiêng thành đổ nước", trở thành nổi tiếng trong lịch sử.
Uhm... chắc chị Bình nói đúng, hình thức khác nhau thì Tây Thi thời nay chắc cũng có, nhưng Phạm Lãi không biết có hay không???