Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
HAI BÀ TRƯNG
viethoaiphuong
#22 Posted : Monday, March 1, 2010 7:23:45 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Hai Bà Trưng

Mốc son chói lọi trong lịch sử phụ nữ Việt Nam


Hai Bà Trưng thuộc dòng dõi Hùng Vương, thân phụ là Hùng Định, thân mẫu là Trần Thị Đoan (tục gọi là Man Thiện). Khi Hùng Duệ Vương (tức vua Hùng thứ 18) truyền ngôi cho Thục Phán thì có một số hoàng thân quốc thích thay tên đổi họ để đề phòng tai họa với Thục Vương. Trong số người này có Hùng Định, ông đổi họ Hùng thành họ Trưng - tức Trưng Định và lên tận Thái Nguyên cư ngụ. Một thời gian sau, hai ông bà Trưng Định và Trần Thị Đoan về trang Cổ Lôi huyện Mê Linh (tức thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh bây giờ) sinh sống.

Vào năm 40 tuổi, ngày 1 tháng 8 năm Giáp Tuất (năm 14 SCN), bà Đoan sinh được hai người con gái rất xinh đẹp, mày ngài mắt phượng, thiên tư dĩnh ngộ, thông minh hơn người. Lớn lên học lực hết sức tinh tường, võ nghệ cao cường, toàn tài thao lược, nhiều nhà quyền quý đến cầu hôn song đều bị từ chối. Năm 33 SCN, bà Trưng Trắc 19 tuổi thì kết hôn với ông Thi Sách là người cùng ở trang Cổ Lôi, cũng là một bậc anh tài (sau này ông làm huyện lệnh Chu Diên).


Tranh miêu tả cảnh Hai Bà ra trận

Nước ta thời ấy dưới ách đồng hóa thâm hiểm và bóc lột hết sức bạo ngược của nhà Đông Hán. dân ta vô cùng căm phẫn. Thi sách là Lạc Tướng ra sức khuyên can thái thú Tô Định nhưng Tô Định không nghe mà nhẫn tâm lừa bắt Thi Sách giết đi.

Đã căm hờn lại sục sôi căm hờn, trước cảnh ngộ nước mất nhà tan, bà Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa. Lúc đầu tụ tập ở trong dân trang được 27 người làm nòng cốt, sau đó hai bà thảo hịch truyền thư kể tội Tô Định, phân tích hoàn cảnh đất nước dưới ách áp bức của nhà Hán. Và hịch truyền đến đâu, nhân dân ta, đặc biệt là những người tài giỏi tụ hội về đây, trong vòng ba tháng, hai bà đã tập hợp được hơn 10 vạn tinh binh.

Ngày 6 tháng 10 năm 40, bà Trưng kéo quân về Chu Diên làm lễ tế cờ và tế chồng là ông Thi Sách rồi tiến đánh Tô Định và giặc Hán giành lại chính quyền, giành lại quê hương đất nước. Chỉ trong vài tuần, 65 thành trì của Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thuộc về nhân dân ta. Bà Trưng Trắc lên ngôi vua gọi là Trưng Nữ Vương, đóng đô tại quê hương (Hạ Lôi ngày nay), phong cho em Trưng Nhị là Bình Khôi công chúa, các tướng tùy tài năng, công trạng mà ban cho chức tước...

Năm 41, nhà Hán sai Mã Viện sang đánh nước ta. Quân đội ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã chiến đấu vô cùng anh dũng và cầm cự với giặc cho đến cuối năm Quí mão 43, trước thế trận không cân sức, Hai Bà đã tuẫn tiết để bảo toàn khí tiết. Từ đó đến nay đã gần 2 thiên niên kỷ, khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi với việc giải phóng đất nước khỏi ách ngoại bang và sự xưng vương của BÀ Trưng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam ta nói riêng.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chẳng những chỉ hiên ngang phủ định vai trò thiên triều, bình thiên hạ của đế chế Hán lúc bấy giờ mà còn đặt nền tảng cho một chân lý của một dân tộc dù nhỏ bé nhưng biết đoàn kết một lòng lấy chính nghĩa để chống phi nghĩa, lấy nhân nghĩa để chống hung tàn thì nhất định sẽ thắng lợi dù là phụ nữ lãnh đạo.


Công trường Mê Linh ở Sài Gòn trước 1975

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đặt một mốc son chói lọi trong lịch sử phụ nữ Việt Nam. Đây là người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam lãnh đạo khởi nghĩa chống áp bức thắng lợi và lên làm vua, minh chứng cho khả năng diệu kỳ của nữ giới và đặt nền tảng cho phụ nữ Việt Nam "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Và vì điều kiện lịch sử mà có thể đứng ra để xây dựng một chính thể quân chủ do chính các bà làm vua.


Diễn hành kỷ niệm Hai Bà Trưng ở Sài Gòn trước 1975.

Vi Nguyễn
viethoaiphuong
#23 Posted : Tuesday, March 2, 2010 8:26:36 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hai Bà Trưng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Hai Bà Trưng (định hướng).

Hai Bà Trưng (mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai chị em (nhiều tài liệu nói là sinh đôi) là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.

Mục lục [ẩn]
1 Tiểu sử
2 Sự nghiệp
3 Đánh giá
4 Di sản
5 Tướng lĩnh của Hai Bà Trưng
6 Chú thích
7 Liên kết ngoài

Tiểu sử

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu[1]. Mẹ hai bà là bà Man Thiện, theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm. Bà có công dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn.

Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con trai Lạc tướng huyện Chu Diên.

Tuy nhiên, theo Phó giáo sư Nguyễn Khắc Thuần trong sách Danh tướng Việt Nam[3], thời đầu công nguyên, người Việt "chưa có họ". Tên Trần Thị Đoan của mẹ hai bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả tên Man Thiện, theo giáo sư Thuần, nghĩa là "người Man tốt", có thể do người Hán gọi. Tên của ông Thi Sách, theo một số tư liệu Trung Quốc được xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi. Còn tên của hai bà, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là "kén chắc", tổ kén kém hơn gọi là "kén nhì"; trứng ngài tốt gọi là "trứng chắc", trứng ngài kém hơn gọi là "trứng nhì". Do đó, theo sách Danh tướng Việt Nam, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Khi hai bà Trưng khởi nghĩa chống quân Hán, bà Man Thiện luôn luôn có mặt cùng các con bàn việc cơ mật. Bà mất trong thời gian chống Mã Viện. Nhân dân địa phương lập miếu thờ bà, gọi là Miếu Mèn, nay ở làng Nam Nguyễn, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây vẫn còn ngôi mộ cổ của bà. Nhân dân gọi đó là Mả Dạ (tiếng Việt cổ gọi các cụ bà là "dạ").

Sự nghiệp

Các Lạc tướng Mê Linh và Chu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Định bèn bắt giết Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt.

Tháng 2, năm Canh Tý (40), vì Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu.[4] Tô Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Ngày 30 tháng 2 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, các quận biên thùy, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược.

Chi tiết: Chiến tranh chống nhà Hán của Hai Bà Trưng

Tháng Giêng năm Nhâm Dần (42), Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành)[5] đánh nhau với vua. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê). Quân cũng cho vua là đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy.

Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô, bị thua, đều tử trận[6]. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong thì tàn quân đầu hàng, Mã Viện bèn dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm)[7] làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt" (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt). Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán. Người dân đã dựng đền thờ Trưng Nữ Vương ở xã Hát Giang, huyện Phúc Lộc (nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây), và ở đất cũ thành Phiên Ngung cũng cóEight Ball.

Đánh giá

Sử gia Lê Văn Hưu viết:

Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy.

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết:

Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa. Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?
Hoàng đế Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục:

Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm ru!

Di sản:


Diễn hành kỷ niệm Hai Bà Trưng ở Sài Gòn giữa thế kỷ 20

Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam, và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hai Bà Trưng ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội - quê hương của hai bà. Ngoài ra, tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) hiện nay vẫn còn miếu thờ Trưng Vương ( miếu này đã được kiểm chứng bởi hai nhà nho đi sứ đó là Nguyễn Thực và Ngô Thì Nhậm) do những cừ súy bị bắt về đất Hán sau khi khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại lập ra để tưởng nhớ về quê hương và cũng là thể hiện tinh thần bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng.

Ngày nay tại các tỉnh miền nam Trung Quốc vẫn có tục thờ vua Bà, một vị thần linh thiêng trong quan niệm của người dân địa phương. Vua bà có khả năng chính là Hai Bà Trưng, do thời gian quá lâu đã thất truyền nguồn gốc của những phong tục này.

Các danh xưng của hai bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, quận... ở Việt Nam.


Tranh Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định
(Tranh dân gian Đông Hồ).

Các câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các nữ tướng khác được một số sử gia trích dẫn để làm bằng chứng cho luận điểm rằng xã hội Việt Nam trước khi bị Hán hóa là một xã hội mẫu hệ, trong đó phụ nữ có thể giữ vai trò lãnh đạo mà không gặp trở ngại.

Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.

Tướng lĩnh của Hai Bà Trưng

Theo nhiều nguồn tài liệu, thì hai bà có đến hơn bảy chục tướng lĩnh, trong đó có nhiều thủ lĩnh các nghĩa quân địa phương, hiện còn nhiều đền thờ lập thành hoàng làng ở miền Bắc. Đặc biệt, trong số này có nhiều nữ tướng lĩnh[9].

Thánh Thiên - nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Được Trưng Vương phong là Thánh Thiên Công chúa. Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh.

Lê Chân - nữ tướng miền biển: Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân miền Biển. Hiện có đền Nghè, ở An Biên, Hải Phòng thờ.

Bát Nạn Đại tướng: Tên thực là Thục Nương, khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong là Bát Nạn Đại tướng, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình).

Nàng Nội - Nữ tướng vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc (thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay) được Trưng Vương phong là Nhập Nội Bạch Hạc Thủy Công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ.

Lê Thị Hoa - Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hóa) được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện có đền thờ ở Nga Sơn.

Hồ Đề - Phó Nguyên soái: Khởi nghĩa ở Động Lão Mai (Thái Nguyên), được Trưng Vương phong là Đề Nương công chúa lãnh chức Phó nguyên soái. Đình Đông Cao, Yên Lập (Phú Thọ) thờ Hồ Đề.

Xuân Nương, Trưởng quản quân cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa chức Nhập nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha (Tam Nông), Phú Thọ.

Nàng Quỳnh - Nàng Quế tiên phong phó tướng: Khởi nghĩa ở Châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng Vương phong làm tiên phong phó tướng. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.

Đàm Ngọc Nga - tiền đạo tả tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Phú Thọ được Trưng Vương phong là Nguyệt Điện Tế thế công chúa giữ chức Tiền đạo tả tướng quân.

Thiều Hoa - Tiên phong nữ tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Đông Cung công chúa giữ chức Tiên phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ có miếu thờ.

Quách A - Tiên phong tả tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Khâu Ni công chúa giữ chức tả tướng tiên phong. Hiện có đền thờ ở trang Nhật Chiêu (Phú Thọ).

Vĩnh Hoa - nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Phú Thọ). Được Trưng Vương phong là Vĩnh Hoa công chúa giữ chức nội thị tướng quân. Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ Vĩnh Hoa.

Lê Ngọc Trinh - Đại tướng: Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Được Trưng Vương phong là Ngọc Phượng công chúa giữ chức Đại tướng quân. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Lê Thị Lan - Tướng quân: Khởi nghĩa ở Đường Lâm - Sơn Tây. Được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện ở Hạ Hoà, Vĩnh Phúc có miếu thờ.

Phật Nguyệt- Tả tướng thuỷ quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Phật Nguyệt công chúa giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân.

Phương Dung - nữ tướng: Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh). Được Trưng Vương phong là Phương Dung công chúa giữ chức nữ tướng quân.

Trần Nang - Trưởng Lĩnh trung quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là Hoàng công chúa giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc có đền thờ.

Nàng Quốc - Trung dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm - Hà Nội. Được Trưng Vương phong là Trung Dũng đại tướng quân. Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm thờ nàng Quốc.

Tam Nương - Tả đạo tướng quân: Ba chị em Đạm Nương, Hồng Nương và Thanh Nương khởi nghĩa ở Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trưng Vương phong Đạm Nương làm Tả đạo tướng quân. Hồng Nương và Thanh Nương làm phó tướng. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương.

Quý Lan – Nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là An Bình công chúa giữ chức nội thị tướng quân. Hiện ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ Qúy Lan.

Bà Chúa Bầu: Khởi nghĩa ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Hiện ở Lập Thạch, Sơn Dương có đền thờ tưởng nhớ công lao của bà.

Ngoài ra còn có thủ lĩnh của nhân dân Tày, Nùng, Choang(Quảng Tây) lãnh đạo nhân dân tham gia cuộc khởi nghĩa của hai bà.

Chú thích

^ Huyện Mê Linh: thời thuộc Hán bao gồm phần đất tỉnh Vĩnh Phúc và một số huyện thuộc ngoại thành Hà Nội ngày nay
^ Huyện Chu Diên: thời thuộc Hán ở miền lưu vực sông Đáy (thuộc một phần đất Hà Tây và Hà Nam Ninh)
^ NXB giáo dục, 2005
^ Theo nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát, không có thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất và cuộc chiến đầu của Hai Bà Trưng là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của một nước độc lập, chứ không phải là một cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của ngoại bang.
^ Ở đây, Toàn thư cho Lãng Bạc là Hồ Tây (Hà Nội), nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã đoán định Lãng Bạc ở vùng huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc ngày nay.
^ Theo tục truyền, hai bà đã nhảy xuống sông Hát (Hát Môn, Hà Tây) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Còn theo Hậu Hán Thư, một cuốn sử của Trung Quốc, hai bà đã bị Mã Viện bắt được và xử tử.
^ Chuyện cột đồng Mã Viện được chép trong một số tài liệu của Trung Quốc, nhưng đều không ăn khớp với nhau. Cho cột đồng ở Cổ Lâu (Khâm Châu) chỉ là một thuyết, sách Cương Mục tiên biên 2, 13b chép là Cổ Sâm (theo Nhất Thống Chí của nhà Thanh)
^ Theo Đại Việt Sử Ký toàn thư
^ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau công nguyên)

viethoaiphuong
#24 Posted : Monday, April 5, 2010 12:51:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Trưng Nữ Vương

Wednesday, March 31, 2010

Quỳnh Giao

Người viết tự dưng nhớ lại các ca khúc về Hai Bà Trưng vì đọc báo thấy có người mình qua tận tỉnh Quảng Tây bên kia biên giới để lên đồng hay múa hát gì đó trước miếu thờ Phục Ba Tướng Quân Mã Viện!

Trong kho tàng tân nhạc của chúng ta, thời kỳ phôi thai lại có nhiều tác phẩm viết về lịch sử nhất. Vì thời đó các tác giả đều ở lứa tuổi thanh niên nức lòng ái quốc, hay là vì khi đó nước ta đã chớm thấy hy vọng độc lập?

Riêng về Hai Bà Trưng, chúng ta có ba ca khúc tiêu biểu ca tụng công đức hai bà. Ðó là “Hồ Lãng Bạc” của Xuân Tùng, “Ngày Xưa” của Hoàng Phú và “ Trưng Nữ Vương” của Thẩm Oánh. Xin hãy lần lượt nhớ lại từng bài, trước tiên là “Hồ Lãng Bạc.”

Hình như nhạc sĩ Xuân Tùng chỉ sáng tác có mỗi bài này, hoặc nếu ông có các tác phẩm khác thì chúng không được phổ biến chăng?.. Nhưng chỉ riêng với “Hồ Lãng Bạc” ông đáng được biết đến vì lời từ và về nhạc thuật. Bài hát viết trên nhịp luân vũ ¾ âm giai Trưởng trong sáng, rất thích hợp với lời tả cảnh, dạt dào sóng nước:

Thuyền bơi dẻo lướt trên hồ đầy nước trong
Bọt tung theo sóng kêu dạt dào
Buồm căng nặng gió mang thuyền đi lướt nhanh
Én nhào trên nước lóng lánh
Bờ xa bát ngát ven trời mây sóng đưa
Thành cây xa tắp trong mây mờ
Hồ Tây đây chốn tranh hùng Trưng Nữ Vương
Khiến người như thấy bâng khuâng

Ðoạn đầu diễn tả cảnh sông nước và nỗi ngậm ngùi. Sau đó, đến chuyển đoạn thì nhạc và lời cùng thay đổi. Mỗi nhịp đều được nhấn mạnh (temps fort) và dứt khoát như lòng quật cường trong trận mạc:

Thề quyết chiến, liều xông lên, thét hùng oai nữ nhi
Gào gió thét, ầm sóng vỗ, thế cùng không chút sờn
Hồ vẫn đấy, người xưa đâu, sóng hùng ghi nữ anh
Buồm quyến gió, thuyền rẽ sóng, phía trời mây nước thanh

......

Bài ca trong sáng và cảm động này, ngày xưa, Quỳnh Giao hay song ca với người anh Bửu Minh (biệt hiệu là “Anh Minh”) khi mới lên bảy trong ban thiếu sinh nhi đồng. Hát với tên thật là Ðoan Trang - vì nít quá chưa có biệt hiệu hay nghệ danh gì!

Nhạc phẩm thứ hai viết về Hai Bà là “Ngày Xưa” của Hoàng Phú, là tên của nhạc sĩ Tô Vũ. Thời kỳ mới sáng tác các bài hát ngợi ca lịch sử, Hoàng Phú cùng anh là Hoàng Quý đã dùng nhạc khơi lên bầu nhiệt huyết trong sáng hồn hậu của thanh niên. Từ “Tiếng Chim Gọi Ðàn” đến “Nước Non Lam Sơn,” từ “Bóng Cờ Lau” đến “ Ngày Xưa,” là cả một tấm lòng tha thiết với quê hương và tổ quốc. Hãy nghe lại lời Hoàng Phú kể chuyện:

Dòng sông Hát nước xanh mờ sâu
Êm đềm trôi về tới nơi đâu?
Sóng đưa lăn tăn con thuyền ai xuôi
Theo gió khơi tiếng ca âm thầm trầm rơi
Ngày xưa kia nơi đây đã từng vanh hình bóng
Ðôi quần thoa đem máu đào hòa nước sông nhà
Hồn linh thiêng sống trong muôn ngàn sóng
Những khi nao chiều vắng trầm đưa êm tiếng ca
Thuyền ai lướt sóng trên dòng sâu
Êm đềm trôi về đến nơi đâu?
Có hay chăng ai trên dòng sông xanh
Tiếng ca thuở xưa như gợi tâm tình...

Ca khúc chậm buồn trên âm giai thứ, nhịp Boston ¾. Lời và nhạc u uẩn, tha thiết bi ai. Cũng trong ban nhi đồng ngày xưa, Mai Hương khi mới trên 10 tuổi thường hát bài này. Chắc chị rất thích “Ngày Xưa” vì trong những đĩa nhạc chị phát hành ở hải ngoại, người viết có nghe chị trình bày lại bài hát này...

Và sau hết phải kể đến “Trưng Nữ Vương” của Thẩm Oánh.

Ông thuộc lớp nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam, với tác phẩm rất phong phú về nhạc thuật và lời từ cổ điển. Ðiểm đặc biệt khi ông dùng âm giai ngũ cung, nét nhạc lại mang âm hưởng nhạc Trung Hoa. Những bài như “Ngàn Cánh Chim Về”, Nhớ Nhung”, “Xa Cách Muôn Trùng”, “Chim Gió Tha Phương”, “Tòa Miếu Cổ”... đều nghe như giai điệu Trung Hoa. Và tuy “Trưng Nữ Vương” là bài hùng ca có nhịp quân hành mà vẫn nghe ra âm điệu Á Ðông.

Nhạc sĩ Thẩm Oánh viết tác phẩm ngợi ca hai vị nữ anh hùng trên âm giai Trưởng, với những chuỗi nốt móc có chấm và nốt móc hai để nhấn mạnh nhịp điệu hùng dũng của bài hát. Lời ca uy nghi và đầy mầu sắc:

Trưng Nữ Vương lau phấn son mưu thù nhà
Mài gươm vang khúc toàn thắng hùng ca
Thu về giang san cho lừng uy gái Nam
Bầu trời Á sáng ngời ánh quang...
Nợ nước phó tay người nhi nữ
Tình riêng cứu nguy cho toàn dân
Một lòng trung trinh son sắt bền
Hát giang sóng rền...
Trưng Nữ Vương, dầy đức cao ơn
Xin ứng linh ban phúc cho giang sơn hòa bình
Trưng Nữ Vương, nước non còn đó
Giống Lạc Hồng quyết kiên lòng bồi đền non sông...


Như hầu hết tác phẩm của Thẩm Oánh, bài “Trưng Nữ Vương” khá dài vì còn một chuyển đoạn rồi mới trở về điệp khúc. Bài này là hiệu đoàn ca của trường trung học Trưng Vương trước năm 1975. Bên trường Gia Long thì dùng bài “Cô Gái Việt” của Hùng Lân.

Thời nay, có lẽ nhiều người trong nước không còn biết gì về ba ca khúc này, huống hồ là người sống trên mạn ngược ở gần biên giới Quảng Tây.

Nhưng thật ra, họ không được học hay được kể lại về trận đánh của Hai Bà với Mã Viện tại hồ Lãng Bạc nên hiển nhiên là không hề rung động nếu có nghe thấy Hồ Lãng Bạc của Xuân Tùng. Trong hoàn cảnh đó, làm sao họ biết rằng sau khi Hai Bà tử trận, chư tướng bị bắt qua bên Tầu vẫn còn nhớ tới công ơn và lập miếu thờ tại tỉnh Hồ Nam! Nếu lên tận đó mà múa gươm đánh trống thì đẹp đến chừng nào!

Dĩ nhiên là với tình trạng ngày nay của đất nước thì đấy là việc cấm kỵ! Vì vậy, và cũng để nhớ tới hai vị anh hùng dân tộc, người viết bèn hỏi thêm các bậc trưởng thượng trong nhà để kết thúc bài tạp ghi với vài chi tiết mà hải ngoại này không thể quên:

Tại địa giới Hành Sơn của Hồ Nam có núi “Phân Mao” với nét lạ là cỏ mao rẽ hẳn ra hai hướng Nam-Bắc. Thời xưa, đây là địa giới cực Nam của Trung Nguyên. Chẳng biết đấy có là biên vực phía Bắc của nước Văn Lang không, nhưng bỗng dưng mình nhớ Bình Ngô Ðại Cáo và lời Nguyễn Trãi: “Sơn hà cương vực đã chia; Phong tục Bắc Nam cũng khác!”

Ta cũng biết là phía Nam Ðộng Ðình Hồ của khu vực này có đền thờ bà Trưng Trắc. Biết như vậy vì trên đường đi sứ vào thời Tây Sơn, Ngô Thời Nhiệm của nước Nam có qua đó, kể lại chuyện phân mao và làm bài thơ về núi Phân Mao với lời nhắc tới lưỡi gươm của Trưng Trắc. Ðó là bài “Phân Mao Lĩnh”...

Ai sẽ thắp nhang tại đền thờ Trưng Trắc bây giờ? Mà liệu ngôi đền ấy còn không khi mà mấy tấm bia tưởng niệm thuyền nhân tại Ðông Nam Á còn bị Hà Nội cho người đi phá!
Phượng Các
#25 Posted : Saturday, May 19, 2012 11:31:13 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Phượng Các
#26 Posted : Saturday, May 19, 2012 11:55:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi viethoaiphuong

Công trường Mê Linh ở Sài Gòn trước 1975



Hình trên là công trường Duy Tân, còn gọi là hồ Con Rùa. Công trường Mê Linh nằm ở nơi có tượng Trần Hưng Đạo.
xv05
#27 Posted : Sunday, May 20, 2012 10:11:00 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Tượng đức THĐ ở trên nằm ở bến tàu phải không chị PC?
Em lại tưởng đó là công trường Bạch Đằng chứ(?)
Phượng Các
#28 Posted : Sunday, May 20, 2012 10:47:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Công trường Mê Linh, Bến Nghé, Quận 1, Ho Chi Minh City, Vietnam

xv copy và paste địa chỉ trên vào google map là thấy địa điểm của công trường Mê Linh. Làm gì có công trường Bạch Đằng. Bạch Đằng là bến tàu đó.

Chắc là xv có nhớ là ct ML có tên đó vì nơi đó có tượng Hai Bà Trưng. Sau năm 1963 người ta cho là khuôn mặt tượng Hai Bà là do bà Ngô Đình Nhu cho lấy mẫu khuôn mặt của bà và Ngô Đình Lệ Thủy cho nên họ kéo sập tượng. Không biết cái tượng đó bị đi đâu?
Sau năm 63 thì chính quyền cho xây tượng đức THD thay vào chỗ đó. xv có nhớ dân Saigon có đặt chuyện khôi hài về cánh tay chỉ ra sông của Ngài rồi chớ?

(Chị tính copy và paste cái map đó mà không b iết cách làm. xv biết không vậy?)
xv05
#30 Posted : Sunday, May 20, 2012 11:15:59 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Thì ra là công trường Mê Linh.
Năm 1963 thì em chưa sinh ra chị ơi. Mà em cũng chưa nghe chuyện cái tượng có mặt của 2 má con bà Nhu nữa, thú vị há.

Chuyện khôi hài về cánh tay đức THĐ thì em nhớ là có nghe nhưng cũng không nhớ rõ, sẵn chị nhắc lại cho mọi người biết với.

Copy and paste Google map thì em có try nhưng cũng khg làm được.
Hồi đó em tìm cái hotel Young & Jackson (street view), chỗ có để bức tranh Chloe cho chị xem nhưng khg làm được.

Mà hồi sáng giờ quạu ghê nơi. Em post bài bên mục "Huế" 3 lần nhưng không được. Vì chỗ em làm lúc này hắn block lại, khg cho login vô đây, nên muốn PM cũng phải về nhà mới làm được, còn post bài thì khi được khi không Angry

Phượng Các
#31 Posted : Sunday, May 20, 2012 11:34:53 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

Thì ra là công trường Mê Linh.
Năm 1963 thì em chưa sinh ra chị ơi.

Biết về sử đâu có cần phải sinh ra vào thời đó đâu nhỉ.
Buồn cười có người hỏi chị biết Donna Summer không, chị nói là lúc bả lên là chị còn lao đao ở VN, có được nghe đài ngọai quốc đâu mà biết.
xv05
#32 Posted : Sunday, May 20, 2012 12:30:23 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Mà cái tượng đó thì có phải sử không?

Em còn khg biết Donna Summer là ai cho đến last week nghe tin bả qua đời mới biết đó.
Tonka
#33 Posted : Sunday, May 20, 2012 12:52:44 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05
Chuyện khôi hài về cánh tay đức THĐ thì em nhớ là có nghe nhưng cũng không nhớ rõ, sẵn chị nhắc lại cho mọi người biết với.



Thời đó người ta kháo nhau là đức Thánh Trần chỉ tay xuống sông là có ý bảo người ta nên tìm đường vượt biên (qua đường sông nước) Big Smile
Phượng Các
#34 Posted : Sunday, May 20, 2012 1:29:45 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tonka, Blush

xv, chị cũng chỉ mới biết tên bả đó chớ. Nhạc Việt còn hổng đuợc nghe nói gì tới nhạc Mỹ hay Pháp (là thứ có đuợc nghe cũng hổng vô nổi).

Vậy chớ sử là cái chi chi rựa?
xv05
#35 Posted : Sunday, May 20, 2012 1:54:05 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka

quote:
Gởi bởi xv05
Chuyện khôi hài về cánh tay đức THĐ thì em nhớ là có nghe nhưng cũng không nhớ rõ, sẵn chị nhắc lại cho mọi người biết với.



Thời đó người ta kháo nhau là đức Thánh Trần chỉ tay xuống sông là có ý bảo người ta nên tìm đường vượt biên (qua đường sông nước) Big Smile


ha ha, nhớ ra rồi, em cũng nghe giống vậy mà lâu quá quên mất Big Smile. Dân mình tiếu thiệt.

Chị PC, thì ra chuyện cái tượng đó cũng là sử
  • Big Smile
  • Phượng Các
    #36 Posted : Monday, May 21, 2012 2:23:30 AM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,689
    Points: 20,007
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
    quote:
    Gởi bởi xv05
    Chị PC, thì ra chuyện cái tượng đó cũng là sử
  • Big Smile


  • Thì bây giờ trong tuyển tập truyện ngắn mà nhà văn Xuân Vinh cho một trang nói về mình thì đó cũng gọi là sử vậy, tiểu sử!
    xv05
    #37 Posted : Monday, May 21, 2012 11:06:04 AM(UTC)
    xv05

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,044
    Points: 3,390
    Woman
    Location: Lục điạ hình trái táo

    Thanks: 340 times
    Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
    Eight Ball
    Phượng Các
    #38 Posted : Monday, May 21, 2012 11:35:45 PM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,689
    Points: 20,007
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


    Tượng Hai Bà Trưng tại công trường Mê Linh
    xv05
    #39 Posted : Wednesday, May 23, 2012 11:25:26 AM(UTC)
    xv05

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,044
    Points: 3,390
    Woman
    Location: Lục điạ hình trái táo

    Thanks: 340 times
    Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
    Bức tượng Hai Bà Trưng ở trên thấy kiểu dáng rất đặc biệt, hiện đại và đẹp, không giống những tượng thường thấy khác. Không biết ai tạc há chị PC.
    Phượng Các
    #40 Posted : Wednesday, May 23, 2012 4:25:11 PM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,689
    Points: 20,007
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
    Hồi đó có lần chị thấy trên báo có hình bức tượng sau khi bị hạ bệ thì đuợc chở trên một chiếc xe ....Chị không biết ai tạc, có thể nó làm bằng xi măng chăng (nhớ mang máng như vậy). Cũng có thể là nguời tạc tượng muốn lấy điểm với bà Ngô Đình Nhu nên dùng gương mặt bà làm mẫu, chớ không lẽ bà yêu cầu điêu khắc gia phải tạc theo gương mặt bà. Mà có đúng là khuôn mặt của bà chăng hay chỉ là tin đồn....Rất tiếc là lịch sử mới đây mà nhiều điều không làm sao tìm ra đuợc tài liệu nữa.
    Phượng Các
    #41 Posted : Tuesday, June 12, 2012 12:01:00 AM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,689
    Points: 20,007
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
    Trích từ quyển
    Hai Mươi Năm Qua
    1945 - 1964 Việc Từng Ngày
    của Đoàn Thêm:

    Ngày 17-7-1962: Tượng đồng Hai Bà Trưng hôm nay được đặt lên bệ ba chân, thay cho tượng xi măng tạm thời: theo nhiều người thì giống hệt bà Nhu và con gái là Lệ Thủy (phí tổn 6 triệu $ VN)

    Ngày 2-11-1963:
    ...
    - Tượng Hai Bà Trưng, vì giống bà Nhu và con gái, bị kéo đổ và chặt đầu lôi qua nhiều đường.
    xv05
    #29 Posted : Monday, August 27, 2012 6:37:22 PM(UTC)
    xv05

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,044
    Points: 3,390
    Woman
    Location: Lục điạ hình trái táo

    Thanks: 340 times
    Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
    Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
    Công trường Mê Linh, Bến Nghé, Quận 1, Ho Chi Minh City, Vietnam



    Users browsing this topic
    Guest
    3 Pages<123>
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.