Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages123>
HAI BÀ TRƯNG
T.A.Xanh
#1 Posted : Thursday, October 28, 2004 4:00:00 PM(UTC)
T.A.Xanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

Tác giả taaoxanh
Gởi: Fri May 07, 2004 1:46 pm

Niên Biểu Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam (sơ thảo)
Kỷ Trưng Nữ Vương

[img] http://www.gdat.org/works/tiennhan/batrung.jpg[/img]

Trưng Vương tên húy là Trắc, nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, có chồng là Thi Sách, con Lạc tướng ở huyện Chu Diên.

[40] Giận Tô Định pháp luật bạo tàn và để trả thù giết chồng, Trưng Trắc cùng em gái Trưng Nhị dấy binh khởi nghĩa, diệt trọn 65 thành, đánh đuổi Tô Định, tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
[41] Vua Hán cử Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, cùng Lưu Long chuẩn bị đem binh sang xâm lược.
[42] Quân Hán do Mã Viện chỉ huy đánh nhau to với quân hai bà Trưng tại Lãng Bạc. Quân hai bà ô hợp, phải lui về Cấm Khê.
[43] Hai bà thế cô, gieo mình xuống Hát Giang tự tận. Nước ta sa vào vòng Bắc thuộc lần thứ hai. Mã Viện dựng cột đồng ở châu Khâm, nói "cột đồng gãy thì Giao Châu diệt".



http://thanglong.ece.jhu...ienbieu/trungvuong.html
_________________

Tác giả taaoxanh
Gởi: Fri May 07, 2004 1:56 pm

Hai Bà Trưng
Trần Gia Phụng


Hiện nay, các sử gia Viêt-Nam chưa đồng ý với nhau về giai đoạn khai sinh của nước cổ Việt. Có người cho rằng lịch sử nước ta bắt đầu từ thời đại Hồng Bàng (2879-258 tr. Công nguyên). Nhưng cũng có người không đồng ý điều nầy vì nghĩ rằng mười tám đời Hùng Vương không thể kéo dài trong hơn hai ngàn năm trăm năm, tính trung bình mỗi vua Hùng cai trị hơn một trăm ba chục năm. Đây là điều khó có thể xảy ra trong thực tế. Một trong những người đầu tiên lên tiếng nghi ngờ điều nầy là vua Tự Đức (trị vì 1847-1883).(1)

Chịu ảnh hưởng của các bộ sử cũ của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên (Đại Việt sử ký toàn thư, gọi tắt là Toàn thư), và của Quốc sử quán triều Nguyễn (Việt sử thông giám cương mục, gọi tắt là Cương mục), sử gia Trần Trọng Kim, trong bộ Việt Nam sử lược, khi viết về đời Hồng Bàng, bắt đầu bằng câu: "...Cứ theo tục truyền ..." Tục truyền có nghĩa là không phải là thực. Sau đời Hồng Bàng, Trần Trọng Kim trình bày tiếp về nhà Thục rồi nhà Triệu. Nhưng chuyện nhà Thục chỉ là tiếp nối chuyện Hùng Vương; kết thúc cũng giống như chuyện Hùng Vương nên không được xác tín cho lắm. Về nhà Triệu, ai cũng biết rằng Triệu Đà là tùy tướng của Nhâm Ngao, và Nhâm Ngao là phiên tướng của nhà Tần.(2) Trước khi từ trần, Ngao khuyên Triệu Đà nhân cơ hội Hán Sở tranh hùng nên dựa vào địa thế xa xôi hiểm trở của quận Nam Hải, thành lập một nước độc lập với trung ương.(3) Triệu Đà liền tự xưng vương tức Triệu Vũ Vương, đặt quốc hiệu là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung năm 207 tr. CN. (giáp ngọ). (4) Nước Nam Việt không tồn tại được lâu vì sau khi Hán Cao Tổ (trị vì 202-195) lật đổ nhà Tần lên cầm quyền, tuy lúc đầu bang giao giữa Nam Việt với Trung-Hoa hòa hoản, nhưng về sau, nhà Hán (202 tr. CN - 220) sai Lộ Bác Đức (tước là Phục Ba tướng quân) đem quân đánh nhà Triệu năm 111 tr. CN, giết Triệu Dương Vương và thái phó Lữ Gia, chiếm Nam Việt, rồi đổi Nam Việt thành Giao Chỉ bô.. Đáng chú ý là bộ Giao Chỉ là một tên chung để chỉ một vùng rộng lớn gồm chín quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đạm Nhĩ mà trong đó, theo Ngô Thời Sĩ, chỉ có ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân,và Nhật Nam mới riêng hẳn là cổ Việt. (5) Phải chăng vì sự lầm lẫn giữa bộ Giao Chỉ và quận Giao Chỉ mà nhiều sử thuyết đã đưa Triệu Đà thành một triều đại của cổ Việt và cho rằng lãnh thổ cổ Việt là khu vực cai trị của Triệu Đà bao gồm cả vùng Quảng Châu (Trung-Hoa) ngày nay?(6)

Sự kiện báo hiệu việc mở đầu công cuộc tranh đấu giành độc lập của nước cổ Việt thuộc địa bàn khu vực nước ta ngày nay là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 (Canh Tý). Trưng Trắc, người huyện Mê Linh (Phúc Yên ngày nay), cùng em là Trưng Nhị đánh đuổi thái thú Trung Hoa là Tô Định về nước, lấy được một số thành trì và tự xưng vương, đóng đô ở quê nhà là Mê Linh. Hai Bà Trưng đã được sử sách ghi lại là người địa phương Giao Châu đầu tiên lập chiến công chống lại chính quyền Trung Hoa, nói lên ý chí độc lập của người cổ Việt nhắm tạo dựng một quốc gia riêng biệt, thoát khỏi ách thống trị của Trung Hoa.

Năm 41 (tân sửu), Trung Hoa gởi Mã Viện sang Giao Châu. Mã Viện, cũng được phong tước Phục Ba tướng quân, tiến đánh và dẹp yên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 43 (quý mão). Nước cổ Việt tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của người Tàu.

Về lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có những vấn đề cần được xác định lại:

1. Tên chồng bà Trưng Trắc : Theo Toàn thư (phần Ngoại kỷ, quyển 3 tờ 2a) và Cương mục (phần Tiền biên, quyển 2 tờ 10), chồng bà Trưng tên là Thi Sách nhưng theo sách Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên, một tác giả Trung-Hoa đã qua vùng Mê Linh (Cổ Việt), viết vào thế kỷ thứ 6, chồng của bà Trắc tên là Thi. Sau đây là nguyên văn lời Lịch Đạo Nguyên: "...Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê..."(nghĩa là: ...Con của lạc tướng Châu Diên tên Thi hỏi cưới (sách) con gái của lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vơ....) (Thủy kinh chú, quyển 37, tờ 62a)(7)

Cần chú ý hai điều: thứ nhất ngành viết sử của nước ta chỉ bắt đầu vào thế kỷ 13, nên những đoạn sử trước đó, người xưa đều sử dụng tài liệu Trung Hoa. Thứ nhì sách chữ Nho ngày xưa viết không chấm câu nên đọc rất dễ bị lầm. Trong câu văn của Thủy kinh chú, nếu Thi Sách là họ và tên thì câu nầy thiếu động từ, trở nên tối nghĩa. Đọc tiếp Thủy kinh chú, sự cân đối trong cách dùng từ sẽ cho thấy rõ tên của chồng bà Trưng. "...Trắc hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện hưng binh phạt, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê..."(...[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy; Mã Viện đem quân đánh, [ông bà] Trắc Thi trốn vào Cẩm Khê...) Tác giả Lịch Đạo Nguyên dùng tên Trắc, vậy thì chữ Thi theo sau đó cũng phải là tên chứ không thể là ho..

2. Lý do cuộc khởi nghĩa : Theo Toàn thư và Cương mục, Thi Sách bị thái thú Tô Định giết, đồng thời Tô Định cai trị tàn bạo, dùng pháp luật trói buộc nên Bà Trưng khởi nghĩa.

Về lý do thù chồng, như trên đã trích dẫn, theo Lịch Đạo Nguyên trong Thủy Kinh Chú thì: "...Trắc hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã viện hưng binh phạt, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê..." (...[Bà] Trắc là người can đảm, cùng ông Thi nổi dậy, Mã Viện đem quân đánh, [ông bà] Trắc Thi trốn vào Cẩm Khê...), như vậy có nghĩa là ông Thi còn sống khi Bà Trưng nổi lên. Vậy lý do nầy không đứng vững.

Một tài liệu khác đã giải thích vì sao chồng Bà Trưng bị khai tử trong khi ông vẫn còn sống và cùng vợ khởi nghĩa. Đó là quyển The Birth of Vietnam [Việt Nam khai sinh] của tác giả Keith Weller Taylor do University of California Press ấn hành năm 1983. Trong sách nầy, tác giả Taylor cho rằng do thành kiến phụ quyền, các nhà viết sử người Việt của những thế kỷ sau không thể chấp nhận chuyện một người phụ nữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và trở thành nữ vương trong khi ông chồng vẫn còn sống nên họ đã viết rằng Tô Định đã giết chồng Bà Trưng. Trong khi đó, cũng theo Taylor, những tài liệu Trung Hoa cho thấy rõ rằng ông Thi đã theo Bà Trưng khởi nghĩa. (K. W. Taylor, sđd. tt. 38-39)

Về lý do thứ nhì, khi chú thích Hậu Hán thư của Phạm Việp, đến đoạn viết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, thái tử Hiền đã viết vào thế kỷ thứ 8:"...Giao Chỉ thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ cố phản..."(...Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật pháp trói buộc nên [bà] Trắc tức giận làm phản...).

Chữ "pháp" mà thái tử Hiền dùng không phải chỉ một nghĩa hẹp là "pháp luật" mà chữ "pháp" ở đây có thể hiểu rộng hơn như là pháp chế, hoặc luật lệ về hành chánh, chính trị, cũng như kinh tế, văn hóa, phong tục. Nói một cách khác, Tô Định đã áp đặt mạnh mẽ chế độ cai trị của Trung Hoa theo chính sách đồng hóa của nhà Hán (202 tr. CN-220), làm mất tự do của người cổ Việt, và Trưng Trắc đã nổi lên khởi nghĩa chống lại Tô Đi.nh. Về pháp luật, trong một đoạn nói về việc cai trị của Mã Viện sau khi dẹp Hai Bà Trưng, Hậu Hán thư (quyển 54, tr. 747) chép: "Điều tấu Việt luật dữ Hán luật bác giả thập dư sư.." ( Luật dân Việt và luật nhà Hán khác nhau đến trên mười điều). Có lẽ Hậu Hán thư viết nhẹ nhàng là chỉ có mười điều, nhưng nếu là mười điều căn bản tối quan trọng của tổ chức xã hội thì cũng đủ trở thành gông cùm trói buộc những người cổ Việt đang sống tự do theo phong tục tập quán của mình.

Như vậy, Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa vì ý chí độc lâp của dân tộc cổ Việt. Lý do nầy rất cao cả, chính đáng, và mạnh mẽ. Phải chăng khi nghĩ rằng việc bị pháp luật ràng buộc không đủ mạnh nên các sử gia chính thống ngày trước phải thêm chuyện thù chồng để việc nổi dậy thêm phần ý nghĩa. Nói cho cùng chuyện thù chồng chỉ là chuyện cá nhân của mỗi người, chứ không phải là đại nghĩa của đất nước; huống gì ở đây chồng bà Trắc còn sống và cả hai cùng nổi dậy. Cũng chính vì thêm việc thù chồng nên các tác giả của các bộ sử trên đây biên chép kết quả cuộc khởi nghĩa không rõ ràng.

Cần chú ý, lúc đó Mã Viện đã 70 tuổi và đã về hưu trí, nhưng vua nhà Hán phải mời Mã Viện ra cầm quân trở lại để bình định Cổ Việt, đủ thấy sức kháng cự của Hai Bà Trưng rất mạnh mẽ làm cho nhà Hán phải lo ngại gởi một danh tướng đi đánh dẹp.

3. Kết quả cuộc khởi nghĩa : Theo Hậu Hán thư, khi Mã Viện được vua Hán cử sang Giao Châu năm 41, thì vào mùa xuân năm sau, Mã Viện đụng trận với Hai Bà Trưng tại vùng Lãng Bạc. (theo Cương mục, Lãng Bạc là vùng hồ Tây, Hà Nội ngày nay) Bà Trưng cùng chồng thua chạy. Mã Viện đuổi Bà Trưng đến Cẩm Khê, đánh thắng mấy trận, quân bà Trưng bị tan rã. (theo Cương mục, Cẩm Khê là vùng Sơn Tây ngày nay) Hậu Hán thư còn viết tiếp Mã Viện chém Trưng Trắc, Trưng Nhị gởi đầu về Lạc Dương vào tháng giêng năm 43. (Hậu Hán thư, quyển 54, tr. 747) Toàn thư và Cương mục chép phần kết quả cuộc khởi nghĩa giống như vậy, nghĩa là Hai Bà Trưng thua chạy vào Cẩm Khê và dừng lại ở đây chứ không đề cập đến chuyện Hai Bà bị chém.

Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thời Sĩ (1726-1780) viết: "...Trưng Vương thấy quân nhà Hán thế mạnh, tự nghĩ quân mình ô hợp sợ không chống nổi bèn lui về giữ ở Cẩm Khê. Quân lính cũng nghĩ vương là người con gái, không thể địch với tướng Hán được, đều tự vỡ chạy...Xét quân Hai Bà Trưng thua chạy đến núi Hy Sơn, rồi không biết đi đâu..." ( 8 )

Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú (1782-1840) viết:"...Được ba năm, nhà Hán sai Mã Viện sang đánh. Vua [chỉ Trưng Trắc] thấy quân Hán đông, tự xét không thể địch nổi, mới lui giữ Cẩm Khê. Quân đều tan vỡ. Vua cùng quân Hán đánh nhau, thế cùng phải chết. Nước bị mất..."(9) Như thế, Phan Huy Chú đã viết rõ ra rằng Trưng Trắc bị thua, bỏ chạy vào Cẩm Khê, và từ trần mà tránh nói vì sao bà từ trần.

Qua bộ sử thi Đại Nam Quốc sử diễn ca, hai tác giả Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái đã thi vị hóa cái chết của Hai Bà Trưng :

" Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế cùng liều với sông."

(Đại Nam Quốc sử diễn ca, Trường Thi, Sài Gòn 1956, tr. 75)

Trí tưởng tượng của hai thi sĩ trên được tác giả Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng tô điểm thêm trong bài "Thân thế và sự nghiệp của hai bà Trưng" trên báo Tri Tân, số 38 ra ngày 11-3-1942, trang 219. Nguyễn Tường Phượng viết: "...Chi. em Trưng Vương thất thế phải gieo mình xuống cửa sông Hát giang mà tự tận..."

Hình ảnh gieo mình xuống sông Hát có vẻ vừa hào hùng, vừa lãng mạn dễ trở thành đề tài cho thi ca nhạc kịch, và dễ được lan truyền trong trí tưởng tượng của quần chúng hơn là hình ảnh thân gái hy sinh nơi chiến trường, bị bắt chặt đầu một cách rùng rợn rồi gởi về Trung Hoa.

Với tinh thần của một người ngoại cuộc, tác giả Keith Weller Taylor viết thẳng thừng rằng: "Mã Viện tiến đến Mê Linh, và vào cuối năm [42] đã bắt được Trưng Trắc cùng em là Nhị; vào tháng giêng năm sau, đầu của hai chị em được gởI về triều đình nhà Hán ở Lạc Dương."(The Birth of Vietnam, tr. 40.)

Có thể các sử gia người Việt ngày trước muốn tránh né một sự thật đau lòng và không mấy vẻ vang cho dân tộc Việt, nhưng việc Bà Trưng bị chết một cách thảm thương như vậy đâu có làm giảm oai linh của người nữ anh hùng dân tộc chúng ta. Điều đó càng chứng tỏ Hai Bà Trưng đã quyết chiến đấu đến cùng, và hy sinh tính mạng trên chiến trường vì nền độc lập của dân tộc chúng ta.

Hai Bà Trưng là trường hợp người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử thế giới nổi lên sớm nhất chống lại quân ngoại xâm giành lại nền độc lập cho dân tộc. Đó là một sự hy sinh vĩ đại của một bậc nữ lưu mà cổ kim đông tây không thấy có, và đời đời dân tộc Việt tưởng nhớ ghi ơn.

Khi đọc đoạn sử về Hai Bà Trưng, vua Tự Đức đã ngự phê: " Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm dư! "(10)

CHÚ THÍCH :

1. Trong dụ ngày 12-7-bính thìn (12-8-1856), Tự Đức viết: "...Việc Kinh Dương và Lạc Long mà Sử cũ đã chép, hoặc có hoặc không, dầu có nhưng không nên thảo luận đến là hơn cả, thế mà Sử cũ nhất luật chép bằng chữ lớn, và trong chỗ chép ấy lại phần nhiều mò mẫm những chuyện "ma trâu thần rắn", những thuyết hoang đường quái dị, không hợp lẽ thường..." (Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, dụ chỉ tr. 9, bản dịch ban Nghiên cứu Văn Sử Địa, Hà-Nội 1957, tập 1, tr. 20).

2. Cương mục tiền biên, quyển 1 tờ 14. Bản dịch tr. 61.

3. Cương mục tiền biên, quyển 1 tờ 18. Bản dịch tr. 63. Theo lời "chua" của quốc sử quán triều Nguyễn trong Cương mục tiền biên quyển 1 tờ 19, bản dịch tr. 64, Phiên Ngung ngày xưa thuộc quận Nam Hải, ngày nay là đất Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung-Hoa.

Cương mục tiền biên, quyển 2 tờ 4 và 5. Bản dịch tt. 78-79. Năm 208 (quý tỵ), Triệu Đà đưa quân sang xâm chiếm cổ Việt và sáp nhập cổ Việt vào Nam Việt. (Cương mục tiền biên, tờ 18, bản dịch tr. 63)

Ngô Thời Sĩ, Việt sử tiêu án, bản dịch của Hội Viê.t-Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu, Văn Sử tái bản, San Jose 1991, tr. 25. Cũng theo Ngô Thời Sĩ, vì Triệu Đà sáp nhập cổ Việt vào Nam Việt nên khi Nam Việt bị đổ và bị nhà Hán sáp nhập vào Trung-Hoa, nước cổ Việt cũng bị họa lây. Do đó, theo Ngô Thời Sĩ, Triệu Đà chẳng những không có công gì với cổ Việt mà còn thủ họa cho cổ Việt nữa. (Sđd. tr.34)

Gần giống như tỉnh bang Quebec với thành phố Quebec, nước Mexico với thành phố Mexico

Tên Giao Chỉ có từ xưa, người Trung-Hoa dùng để chỉ vùng đất về phía tây nam xa ngoài đất Bách Việt(Toàn thư, lời mở đầu Ngoại kỷ). Đến đời nhà Tần, Giao Chỉ là Tượng quận (Cương mục tiền biên q.1 tờ 12). Đầu đời nhà Hán, tách Tượng Quận thành Giao Chỉ, Cửu Chân, và Nhật Nam (Ban Cố, Tiền Hán thư q.28 hạ, tt. 426-427). Trịệu Đà sáp nhập ba quận nầy vào nước Nam Việt.

Khi Lộ Bác Đức đem quân đánh Nam Việt năm 111 trước CN, chính quyền họ Triệu ở Phiên Ngung chống lại quân nhà Hán, trong khi chính quyền ở quận Giao Chỉ đem sổ đinh ra nạp xin hàng. Do vậy nhà Hán gọi chung đất Nam Việt là Giao Chỉ bộ mặc dầu trong chín quận kể trên, chỉ có hai quận thuộc cổ Việt, sáu quận thuộc Quảng Châu (Cương mục tb. q. 2 tờ 4, bản dịch tr. 79)

Năm 203, nhà Đông Hán đổi Giao Chỉ bộ thành Giao Châu, ngang hàng với các châu khác bên Trung-Hoa (Cương mục tb q.2, tờ 30, bản dịch tr.96). Năm 264, nhà Ngô chia Giao Châu thành hai: Quảng Châu gồm Nam Hải, Thương Ngô, Uãt Lâm, đóng châu lỵ ở Phiên Ngung (Quảng Châu); Giao Châu gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhâ.t-Nam, Hợp Phố, đóng châu lỵ ở Long Biên (Thăng-Long, Hà-Nội) (Cương mục tiền biên 3, tờ 10, bản dịch tr. 105)

Những đoạn về Thủy kinh chú và Hậu Hán thư trong bài nầy, trích dẫn từ sách Viê.t-Nam thời khai sinh của Nguyễn Phương, Phòng nghiên cứ Sử, Viện Đại học Huế, 1965. Về tác giả Thủy kinh chú, sử gia Nguyễn Phương phiên âm là Lệ Đào Nguyên, tác giả Đào Duy Anh phiên âm là Lệ Đạo Nguyên, nay theo phiên thiết của Từ hải là Lịch Đạo Nguyên.

Ngô Thời Sĩ, Việt sử tiêu án, bản dịch của Hội Viê.t-Nam Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á Châu, Văn Sử, Hoa Kỳ 1991, tr. 40. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch của Nxb Khoa học Xã hội, Hà-Nội 1992, tập 1, tr. 187.

Cương mục tiền biên q. 2 tờ 12. Bản dịch tr. 84.
_________________
Hạt Cát
#2 Posted : Friday, October 29, 2004 5:32:22 AM(UTC)
Hạt Cát

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 18

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Tác giả hc
Gởi: Thu May 20, 2004 2:44 pm

Dưới đây là bài viết về Hai Bà Trưng trong website của trường King's College/PA.

http://www.kings.edu/womens_history/

Hai Ba Trung
(39-43A.D.)

The Hai Ba Trung Legend refers to the Trung sisters. They were Vietnamese warriors and they are still celebrated heroes. There are statues and shrines throughout Vietnam dedicated to them.

The Chinese first annexed Vietnam in 111B.C. They sent Chinese officials to govern the province in all the top positions. They did however allow the Vietnamese to keep their own system of feudal chiefs at lower levels. These acted as landlords much like the lords in many European countries.

The legend goes that in the year 39 A.D. the Chinese governor of Chiao Chi decided to frighten some of the Vietnamese landlords, by assassinating one of them. The man who was assassinated was the husband of Trung Trac. She was well educated, strong-minded and versed in the military arts. She called upon her sister, Trung Nhi, and together they organized an army with the help of the other lords around them. This was the first major revolt and is still one of the most celebrated in Vietnamese history.

This early revolt led to the expulsion of the Chinese from Vietnam. It secured the independence of Vietnam for the first time in a century and a half. The Trung sisters were made Queens. They established a new capital at Me-Linh in present day Vinh-Phu province. However, this victory was only to be short lived. In 43A.D. the Chinese would attack and retake Vietnam under General Ma-Vien. The Trung sisters, rather than be captured drowned themselves in the Hat-Giang River on the 60th day of the second lunar eclipse. Today the temple of Ha-Loi, located in a village of the same name, in Vinh-Phu province near the Red River, where the Trung sisters' capital, Me-Linh was located, stands as a tribute to them as well as being an inspiration to revolutionaries against foreign rule. In addition each year a festival is held in their honor on the 15th day of the first lunar month. This includes a pageant, with the participation of 150 boys and 150 girls.


Bibliography

Cima, Ronald J., ed. Vietnam: A Country Study. Washington D.C.: United States Government as Represented by the Secretary of the Army, 1989. This source contains a lot of information about the topic.

Davidson, Phillip B. Lt. Gen.,USA (Ret.) The History 1946-1975 Vietnam At War. Novato, CA.: Presidio Press, 1988. This source is useful to support the information found in other sources.

Gibson, James William. The Perfect War. New York: The Atlantic Monthly Press, 1986. This source contains a lot of information about the topic.

Karnow, Stanley. Vietnam: A History. New York: The Viking Press, 1983. This source is useful to support the information found in other sources.

Kutler, Stanley I. Encyclopedia Of The Vietnam War. New York: Simon and Schuster Macmillan, 1996. This source contains a lot of information about the topic.

Microsoft Encarta 98 Encyclopedia. CD-ROM. United States: Microsoft, 1997. This source is useful to support the information found in other sources.

Murphey, Rhoads. A History Of Asia. New York: HarperCollins, 1996. This source is useful in supporting the information found in other sources.

Sheldon, Walter J. Tigers In The Rice. Toronto: Crowell- Collier Press, 1986. This source contains a lot of information about the topic.

Whitfield, Daniel J. Historical And Cultural Dictionary Of Vietnam. U.S.A.: Daniel J. Whitfield, 1976. This source contains a lot of information about the topic.

-------------

Internet Locations

http://www.asiatour.com/.../e-01land/ev-lan24.htm. This site contains a lot of information used to support information found in other sources.

http://infoweb.magi.com/...nh/History/trsister.ht. This site contains a lot of information used to support information found in other sources.

http://www.nhandan.org.v...english/index.html;This site contains a lot of information used to support information found in other sources.

http://www.sunsite.wits....or/vnm/tphan/trholi.htm . This site contains a lot of information used to support information found in other sources.

http://www.viettouch.com/trung_sisters_main.html . This site contains a lot of information used to support information found in other sources.
T.A.Xanh
#3 Posted : Friday, October 29, 2004 5:33:46 AM(UTC)
T.A.Xanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

T.A.Xanh
Gởi: Fri May 28, 2004 4:26 am

Hai Bà Trưng - Những người mẹ chân đất vĩ đại

NÉN HƯƠNG THẮP HAI BÀ TRƯNG NGÀY GIỖ NHUẬN

Trương Thái Du

(sơ thảo – còn bổ xung, sửa chữa)

Có lẽ bài học lịch sử đầu tiên với rất nhiều người Việt Nam là những câu thơ nói về Hai Bà Trưng trong Đại Nam quốc sử diễn ca :

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Tôi đã thuộc nằm lòng cả bài thơ này tự thuở tiểu học, để đến một ngày trung niên mới giật mình khi đọc Keith W. Taylor : “Lịch sử Việt Nam phần lớn là một cuộc cãi cọ về mối quan hệ Hoa – Việt, một câu chuyện với chủ định rõ ràng và khẩn thiết, sự thừa nhận nó là một phần quan trọng trong việc làm người Việt Nam [1]”.

Lời nhận xét thật đáng buồn ! Lịch sử, với tôi, chính là bà mẹ tinh thần của một dân tộc. Dù mẹ nghèo hèn, thấp kém đến đâu đi nữa, thân phận bà cũng không thể qui định tương lai đứa con mình. Chỉ có những đứa con hư hỏng mới mong đẻ ra mẹ của mình. Bằng những kiến thức hạn hẹp, không được đào tạo chuyên môn, tôi vẫn khuyên mình dũng cảm lên đường tìm mẹ. Và việc đầu tiên tôi muốn tự tra xét chính là bài học lịch sử đầu tiên của mình [2].

Rất nhiều sử gia đã đồng tình rằng theo Thủy Kinh Chú, chồng bà Trưng Trắc tên là Thi. Ông không những không hề bị Tô Định sát hại, mà còn sát cánh bên phu nhân của mình trong cuộc nổi dậy năm 40. Khi Mã Viện tấn công, không cự nổi, ông bà bỏ chạy vào Kim Khê. Chuyện tiếp theo như thế nào thì Thủy Kinh Chú không ghi. Chỉ biết dân gian truyền tụng Hai Bà Trưng tuẫn tiết ở Hát giang. Có giả thuyết Hai Bà sau đó bị Mã Viện bắt được và chém đầu, đem thủ cấp về Tàu báo công, cho nên trong đền thờ Hai Bà ở Hát Môn có tục kiêng màu đỏ.

1. Những nghi vấn:

Ở đây tôi muốn trả lời hai câu hỏi – Tại sao sử gia phong kiến Việt Nam lại mượn tay tên Thái thú kia khai tử ông Thi – Và lý do gì khiến các văn bản sử chính thống hiện nay của nhà nước Việt Nam vẫn luôn lập lờ hai mặt khi đề cặp tới ông Thi [3].

Ý kiến phổ thông của đa số học giả trong thế kỷ 20 cho rằng các nhà nho xưa khi viết sử phải “giết” ông Thi, vì nếu ông Thi còn sống mà bà Trưng Trắc làm vua thì ngược lẽ… thánh hiền Khổng – Mạnh ! Họ cũng thống nhất rằng cư dân Việt cổ hình như theo chế độ mẫu hệ, bằng chứng là thuộc tướng của Hai Bà Trưng phái nữ rất nhiều, nào là Lê Chân (thánh chân công chúa), Ngọc Lâm (thánh thiên công chúa), Vũ Thục Nương (bát nàn công chúa), Thiều Hoa (đông quân tướng quân), Ngọc Lâm (thánh thiên công chúa), Diệu Tiên, Đào Kỳ .v.v… Giải thích như trên chưa thuyết phục lắm. Theo tôi sự bịa đặt kia còn ẩn chứa một hàm ý sâu xa khác, nó làm người ta không chú tâm đến địa điểm của cuộc nổi dậy.

Rõ ràng Trưng Trắc và em Bà là Trưng Nhị đã tập hợp lực lượng và tuyên chiến với Tô Định tại Mê Linh, với sự ủng hộ mạnh mẽ của mẹ Hai Bà là bà Man Thiện. Khi thành công rồi, Hai Bà Trưng xưng vương và đóng đô cũng tại Mê Linh, nơi chôn nhau cắt rốn của Bà. Giả sử Hai Bà Trưng không có em trai. Khi chồng chết, Trưng Trắc (lúc này đang ở bên chồng) về lại quê cùng giữ quyền thế tập với em gái mình, rồi “hận người tham bạo, thù chồng chẳng quên” phất cờ khởi nghĩa. Chuỗi luận này thật tròn trịa và dễ ru ngủ người đời và thật sự nó đã ru biết bao thế hệ người Việt ngủ ngon hằng ngàn năm.

Quả tình ông Thi chẳng bị ai ám hại. Ông là con Lạc tướng Châu Diên, rất “môn đăng hộ đối” với Trưng Trắc, chứ không phải một anh lực điền tứ cố vô thân được gia chủ nuôi và gửi gắm con gái rượu. Không có ông bên cạnh Trưng Trắc đánh đuổi Tô Định, thì không ai thắc mắc khi lấy vợ ông đi ở rể hay rước dâu về. Nếu lúc ấy người Việt cổ đã theo chế độ phụ hệ, Trưng Trắc phải về nhà chồng. Và nếu hưng binh tất bà sẽ chọn Chu Diên chứ không phải Mê Linh. Do đó ta thấy vai trò của kẻ làm dâu trong một gia tộc danh giá thời ấy hơi khác thường.

Đến đây có lẽ ta nên mạnh dạn kết luận khi phối ngẫu với Trưng Trắc, ông Thi phải theo vợ sang Mê Linh. Vai trò của ông Thi trong cuộc binh biến và cả sau khi binh biến thành công, khá mờ nhạt. Thay vào đó là hình ảnh Trưng Nhị, em gái Trưng Trắc. Đó là điều hiển nhiên, xã hội mẫu hệ cho Trưng Trắc quyền thế tập và Trưng Nhị là hàng thừa kế thứ nhất, thậm chí Trưng Nhị còn có thể thừa kế cả anh rể mình nữa, điều này hoàn toàn không có gì xa lạ với nhiều bộ tộc còn chậm tiến trên thế giới ở thế kỷ 20 vừa qua. Giả thuyết này có thể lấy chuyện hôn nhân của Mỵ Châu và Trọng Thủy trước đó gần 200 năm làm một điểm tựa [4]. Ngay hình ảnh truyền thuyết An Dương Vương cưỡi ngựa mang theo Mỵ Châu bỏ chạy khỏi Cổ Loa, cũng mơ hồ cho thấy Mỵ Châu cần được bảo vệ như một “thái tử” trong cơn nguy cấp.

Trả lời cho câu hỏi thứ hai đòi hỏi chúng ta phải làm quen với một khái niệm mới “Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc” : “Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc …. vào những thế kỷ VII đến III TCN, đã trở thành cội nguồn của các nền văn minh tiếp theo của dân tộc [5]”. Tuy không khẳng định chắc chắn ở nền văn minh này xã hội Việt cổ đã theo chế độ phụ hệ chưa, nhưng trong mục “Sự ra đời của nước Văn Lang” người ta chú thích cuối trang : “Thời Hùng Vương chế độ một vợ một chồng dần dần phổ biến, gia đình nhỏ là một tế bào của xã hội. Đây là gia đình phụ hệ, nhưng người phụ nữ vẫn có địa vị quan trọng, được coi trọng ở trong gia đình và ngoài xã hội. [6]”

Trong nỗ lực nghiên cứu khảo cổ kết hợp với các lý thuyết lịch sử, các sử gia của nhà nước Việt Nam hôm nay quyết tâm chứng minh người Việt Nam hiện đại với bản sắc rõ ràng, nguồn cội minh bạch đã có một quốc gia và nhà nước sơ khai vào khoảng thế kỷ VII đến TK VI TCN. Điểm mốc này gọi là mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thế ra nền văn hiến 4000 năm theo cách gọi cũ đã lùi xuống còn khoảng 2700 năm. Và hình như, theo lối kinh viện mà các sử gia kia áp dụng, hình thái xã hội phụ hệ là một điều kiện cần cho lý thuyết của họ. Khi đã đặt niềm tin sắt đá đến như vậy vào một thời điểm cách cuộc nổi dậy của Hai Bà trưng đến 700 năm, mà lại công nhận thời Hai Bà Trưng người Việt cổ còn duy trì chế độ mẫu hệ, khác nào biến công lao cực nhọc kể trên thành trò cười cho những sử gia nghiêm túc lấy nền tảng khoa học, sự trung thực làm tiêu chí và không bị chính trị chi phối. Điều này nếu không rút ngắn tuổi tác văn hiến Việt Nam xuống nữa, thì cũng tương tự như lời chê trách cái nền văn minh “Văn Lang – Âu Lạc” kia phát triển giật lùi ! Càng cố chứng tỏ tính lên tục và nhất thống của nền văn hóa bản địa Việt cổ từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thời Hai Bà Trưng, các sử gia “quốc doanh” càng đi vào thế kẹt rất tội nghiệp. Họ viết : Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, con lạc tướng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), thuộc dòng dõi “họ Hùng” [7]. Chữ - họ Hùng - được để trong dấu nháy một cách tùy tiện khá vô duyên, và không hề được giải thích là họ Hùng nào, có phải họ của vua Hùng Vương trong truyền thuyết hay không. Hơn thế nữa, có đất nước Văn Lang và dân tộc Lạc Việt thì mới dẫn luận được giá trị cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng : “Đó là ý chí kiên quyết đấu tranh bằng mọi giá để giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước và dân tộc Eight Ball”. Đây là hai mặt tương cân của một vấn đề cho nên nó chứa đựng nguy cơ mất ổn định rất cao, và đe dọa sự sụp đổ công trình sáng tác sử học bất cứ lúc nào.

2. Một cách lý giải:

Lần ngược lịch sử [9], ta thấy khi Tây Hán bình định xong nước Nam Việt của họ Triệu, toàn cõi Nam Việt được cải thành Giao Chỉ bộ và chia làm 9 quận. Mỗi quận có Thái thú và Thứ sử trông nom. Ở quận Giao Chỉ (tức Bắc Việt ngày nay) những Lạc tướng, Lạc hầu vẫn được giữ quyền cai trị dân bản xứ. Từ đó đến hết thời Tây Hán (năm 25 sau CN) sử sách không nhắc gì đến Giao Chỉ. Năm 29 có Thứ sử Giao Chỉ triều cống nhà Hán sau loạn Vương Mãng.

Có thể hình dung suốt thời Tây Hán dân Việt và nhóm quan lại ủy trị của triều đình phương Bắc sống khá hòa thuận, chẳng gây điều tiếng gì khiến sử sách lưu tâm. Phải chăng hình mẫu này cũng giống như cảnh thanh bình, háo hức khám phá nhau lúc đầu giữa Kha Luân Bố và các bộ lạc da đỏ tại Tân thế giới. Sử ghi : “Đầu thời Bắc thuộc, triều Tây Hán phải chở thóc gạo vào Giao Chỉ để cung cấp cho bọn quan lại đô hộ và quân lính chiếm đóng” [10]. Suy rộng ra việc thu thuế của Hán quan có thể chưa được áp dụng, hoặc áp dụng lấy lệ, rất hạn chế, không đủ cho nhu cầu sinh sống tối thiểu của chính họ. Hơn nữa chuyện thái thú Cửu Chân Nhâm Diên bắt thuộc lại của quận trích lương bổng giúp những kẻ nghèo lấy vợ lấy chồng, không những rành rành trong nhiều văn bản mà còn được truyền tụng rộng rãi khắp dân gian. Cuối thời Tây Hán, chính trị phương Bắc suy đồi, xã hội mục ruỗng, nông dân bị bần cùng hóa nổi lên làm loạn, giặc giã và thiên tai [11] dồn dập khắp nơi. Năm 23 Lưu Tú dẹp được Vương Mãng tiếm quyền nhưng Trường An đổ nát, hoang tàn trong máu lửa, do đó ông dời đô về phía đông đến Lạc Dương lập nên nhà Hậu Hán. Bối cảnh xã hội như vậy khiến xuất hiện làn sóng di dân tự do ào ạt về phương Nam. Những người đi tìm “đất hứa” đa phần là nam giới đã trưởng thành, có thể họ tị nạn chính trị, trốn lính hoặc mưu cầu đời sống kinh tế dễ thở hơn. Nữ giới và trẻ em chắc chắn rất ít vì chặng đường dài từ Trung Nguyên đến bắc Việt đồi núi chập chùng đầy dẫy hiểm nguy, lam sơn chướng khí sẽ chôn vùi những cơ thể yếu đuối.

Xã hội Việt Nam khi đó hình thành hai cộng đồng dân cư riêng biệt, có hai thể chế cai quản khác nhau về hình thức lẫn bản chất, khoác hai bộ cánh văn hóa không mấy tương đồng nhưng lại chia sẻ cùng một mảnh đất và ít nhiều liên kết với nhau bằng những cuộc hôn nhân và các giao tiếp phổ thông thân thiện. Một hệ thống mâu thuẫn phát sinh là tất yếu : giữa quan lại triều đình nhà Hán với chính nhà Hán ; giữa quan lại bản địa và quan lại triều đình nhà Hán ; giữa người Việt cổ với lạc hầu, lạc tướng ; giữa di dân và Hán quan ; giữa liên minh thống trị Lạc – Hán và nhân dân nói chung .v.v… Tuy các mâu thuẫn trên hiển nhiên tồn tại nhưng con người vẫn sống thanh bình với nó trong một thời gian dài, chứng tỏ tương quan lực lượng giữa hai phe còn cách biệt nhau khá xa.

Nhiều sử gia có cái nhìn đơn giản hóa vấn đề cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng là mâu thuẫn về quyền lợi trong việc sở hữu đất đai của hai cộng đồng Việt cổ và tân Hán. Nhưng theo tôi dị biệt văn hóa mới là căn nguyên của mọi tranh chấp. Nguyên tắc phụ quyền của kẻ ngụ cư và truyền thống mẫu quyền bản xứ là hai mặt hoàn toàn đối lập nhau đã kích thích những mâu thuẫn sẵn có bùng phát thành một biến cố có vai trò như một cuộc binh biến bảo vệ thuần phong, tái lập trật tự cũ. Bản chất biến cố này không hề mang tính cách mạng vì lực lượng đại diện cho cái mới chưa đủ mạnh. Sự xuất hiện của Tô Định vào năm 34 chỉ là nguyên tố xúc tác giúp phản ứng diễn ra, là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước đầy ắp mà thôi.

Khi Tô Định đến Long Biên thì những người Hán di cư đầu tiên (từ đầu công nguyên) đã kịp sinh con đẻ cái tạo nên một thế hệ trung gian đã trưởng thành. Chính họ làm trầm trọng thêm mâu thuẫn vốn có, và đưa những mâu thuẫn này đến tận không gian sinh hoạt của nhiều gia đình (tức là tế bào của xã hội) mẹ Việt, cha Hán. Tô Định tiếp quản bộ máy cai trị mang tính hình thức với nhóm thư lại ít nhiều đã bị Việt hóa sau bao năm chung sống với người Việt. Có lẽ sức ép từ triều đình khiến tân thái thú phải củng cố và hoàn bị bộ máy bóc lột nhằm biến Giao Chỉ thành miếng bánh ngon giữa bàn tiệc thực dân, chứ không thể mãi mãi là mảnh đất trang trí trên bản đồ đại Hán và đôi khi là một gánh nặng khó kham. Tuy nhiên hắn hoàn toàn đơn thương độc mã, nếu không kể một nhúm lính Hán hộ tống đã theo hắn từ Trung Nguyên. Tô Định chắc chắn phải giao tiếp với người bản xứ qua thông ngôn, khiến hắn thêm lạc lõng và có một khoảng cách nhất định với thực tế. Có thể hắn đã tiến hành vài cuộc khủng bố lẻ tẻ nhân danh thiên tử Tàu, và dùng áp lực của chính quyền tối cao giải quyết các mối bất hòa trong xã hội liên quan đến hôn nhân, thế tập, thừa kế cũng như quyền sử dụng đất đai.

Lẽ đương nhiên người Việt không thể chấp nhận cách thức ấy. Nhóm dân Hán một mặt âm thầm ủng hộ lối thực thi pháp luật Trung Hoa tại đây, một mặt vì những liên hệ tình cảm gia đình, họ hàng bên ngoại với người Việt, đành hướng sự nổi giận của các lạc hầu, lạc tướng vào cá nhân thái thú. Bọn thư lại cũ chắc luôn tỏ ra vô can, không muốn đứng hẳn về phía nào và chỉ mong Tô Định mau cuốn xéo, để lại cho chúng bộ ấn tín thái thú và cảnh thanh bình giả tạo cũ với bầu trời yên tĩnh lạ lùng trong mắt bão.

Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa năm 40, dân Việt đồng tình hưởng ứng khắp nơi. Tô Định chuồn thẳng về Nam Hải (tức Quảng Châu – Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay) mà không hề có một trận chiến ra trò nào với Hai Bà Trưng để sử sách hoặc dân gian truyền lại. Chi tiết này thêm một lần nữa xác tín bối cảnh được xây dựng ở trên là hợp lý. Qui mô đội quân chiếm đóng của Tô Định rất nhỏ, chẳng thể đánh đấm gì được, nhóm người Hán có dây mơ rễ má với người Việt đào ngũ, không nghe lệnh viên thái thú chưa xây dựng được cho mình hệ thống tay chân tâm phúc sau hơn 5 năm nhậm chức. Sử gia phương Tây nghiên cứu sách vở một cách máy móc còn gợi mở : “Hãy thử tưởng tượng số phận của những người Trung Hoa bị (Tô Định) bỏ lại, không kịp chạy trốn sẽ như thế nào? [12]”. Nếu có một làn sóng trả thù, thậm chí tắm máu sau đó thì đương nhiên dân gian sẽ rất hứng thú sử dụng nó để làm giàu thêm dữ liệu “chống Tàu”, chứ không dễ gì cho sự kiện mai một hẳn theo năm tháng.

Cuộc hành quân về Long Biên của Hai Bà Trưng nhanh chóng thành công. Điều này là tiền đề thuận lợi cho Hai Bà Trưng tập hợp được thêm nhiều lực lượng ủng hộ, tiến tới xưng vương rồi đóng đô cai trị tại Mê Linh.

Năm 43 Mã Viện mang theo 20 ngàn quân thiện chiến sang đến nước Việt, bằng kinh nghiệm lọc lõi của một tên tướng phong kiến, hắn kiên nhẫn đóng quân tại Lãng Bạc và nghe ngóng tình hình. Hai Bà Trưng sốt ruột, chủ động tấn công trước và đã thất bại, phải rút về Mê Linh rồi Cấm Khê (chân núi Ba Vì). Mã Viện tiếp tục truy kích và bắt được Hai Bà Trưng. Tàn quân Việt chiến đấu được vài tháng nữa mới tan rã. Dân gian Việt Nam có hai ngày giỗ Hai Bà Trưng là 5.2.43 và 8.3.43 , có lẽ ngày đầu là ngày Hai Bà Trưng bị bắt và ngày sau là ngày họ bị hành hình. Ở đây xuất hiện hai khả năng : Một là mã Viện giữ Hai Bà để dụ hàng nhằm kêu gọi nhóm nghĩa quân chưa buông vũ khí ra trình diện. Hai là hắn thuyết phục Hai Bà kêu gọi nhân dân thuần phục nhà Hán và chấp nhận luật pháp Hán. Dù sao ta cũng biết chắc một điều Hai Bà Trưng đã không chịu thỏa hiệp dù phải bỏ mình.

Sự kiện Hai Bà Trưng anh dũng tấn công Mã Viện dẫn đến một liên tưởng hơi ngoài lề một chút. Rõ ràng Hai Bà rất tự tin và có quân số không kém gì Mã Viện. Với lực lượng hùng hậu như thế, tại sao Hai Bà không củng cố thành Cổ Loa cũ để đương đầu với quân viễn chinh. Ngoài thực địa Loa thành chỉ cách Mê Linh trên dưới 20km đường chim bay, không hề bị sông lớn, suối rộng, núi cao, khe sâu ngăn trở, và Hai Bà có gần 3 năm để chuẩn bị một cuộc kháng chiến dài lâu. Như vậy truyền thuyết An Dương Vương và Loa thành có thêm một nghi chứng phủ nhận [13]. Chi tiết này rất quan trọng, nó có thể đánh đổ lập luận về tính liên tục và nhất thống của nền văn hóa bản địa Việt cổ đã nói ở trên. Nếu mai này khảo cổ học chứng minh được hai vòng ngoài của thành Cổ Loa do người Việt xây dựng, thì việc Hai Bà Trưng không biết sử dụng thành trì trong chiến tranh chứng tỏ sự liên hệ văn hóa giữa thời Hai Bà và thời An Dương Vương khá rời rạc, thậm chí đứt đoạn.

Xin tạm che giấu cảm tính dân tộc và tinh thần quốc gia (những khái niệm không thể có ở thời Hai Bà Trưng), để đứng trên bình diện văn minh mà dè dặt nói : kết cục cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và Mã Viện có thể tiên liệu trước, chế độ thị tộc mẫu hệ, hay ít ra là tàn dư của nó phải bị khuất phục trước một mô hình xã hội tân tiến hơn, để giải phóng sức sản xuất xã hội, phân công lại lao động, đưa con người và lịch sử tiến lên phía trước [14]. Sự thật là Hai Bà Trưng đã phải đương đầu với Mã Viện, một tên tướng xâm lăng nên nguyên nhân thất bại cốt lõi của Hai Bà rất khó được chấp nhận đối với hầu hết người Việt Nam, không phân biệt trình độ nhận thức.

Hai Bà Trưng ra đi khép lại thuở bán khai trên đất Lạc Việt. Thời điểm này chính là hoàng hôn trước đêm dài nô lệ. Người Việt biết chấp nhận nỗi nhục thiếu tự do để học hỏi, tự hoàn thiện mình. Thỉnh thoảng một vài ngọn đuốc lại bừng sáng mang nhiều cái tên anh hùng như Triệu Thị Trinh, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng… Tiếp đến là hơn nửa thế kỷ độc lập của Lý Nam Đế cùng các phụ triều trong giấc mơ Vạn Xuân đầy hiện thực. Đó là những bước tiến vững chắc, không thể phủ nhận của con người và đất nước Việt Nam thời khởi sử, làm bệ phóng cho kỷ nguyên tự chủ bắt đầu với Khúc Thừa Dụ năm 905. Tám trăm năm tròn Bắc thuộc là cái giá quá đắt nhưng không hề vô nghĩa. Dân tộc Việt Nam, văn minh Việt Nam hình thành trong gian khó và thử thách đã lớn mạnh vượt bậc. Từ đó về sau phong kiến phương Bắc không lần nào hoàn toàn khống chế được chúng ta nữa. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đại diện thực dân châu Âu là Pháp Lang Sa, với ưu thế hơn hẳn chúng ta về sức mạnh vũ khí được sản xuất dưới một nền khoa học kỹ thuật tân kỳ, tổ chức xã hội tư bản tiến bộ, cũng chỉ áp đặt sự đô hộ không đồng bộ của chúng trên mảnh đất này tròm trèm 80 năm mà thôi.

3. Kết luận:

Từ quyển hiến sử đầu tiên còn lưu lại đến ngày này là Đại Việt Sử lược (1377 – 1388), sử gia Việt Nam đã chấm bút lông vào nước lã để viết về ông Thi. Năm tháng qua đi, sách sử nối nhau ra đời, Bà Trưng Trắc vẫn phải làm một quả phụ bất đắc dĩ, gồng gánh thêm bao nhiêu khái niệm không cùng thời với Bà như quốc gia, dân tộc, tổ quốc… Lối tư duy nông cạn, chủ quan, đầu óc thủ cựu, phiến diện, tư tưởng áp đặt hẹp hòi, nông nổi, thói ngã tâm tào lao – kết hợp với truyền thống tạo dựng chính sử thiên kiến và không tôn trọng sự thật một cách có hệ thống, vô hình chung đã tô son trát phấn lên Bà mẹ chân đất “vi nhân hữu đảm dũng [15]”. Kết quả là người mẹ vĩ đại của chúng ta chẳng đẹp hơn tí nào. Nó chỉ khiến người đời chạnh buồn cho những đứa con vụng về, xốc nổi và đồng bóng của Bà.

Mảnh đất hình chữ S có tên Việt Nam ngày nay hiện hữu khoảng 200 đền thờ Hai Bà Trưng. Đó là tuyên bố rõ ràng nhất về vai trò lớn lao của Hai Bà trên non sông này. Mọi lý thuyết học thuật cổ kim đều không thể phủ nhận bản chất anh hùng và tinh thần bất khuất của Hai Bà Trưng, những người mẹ vĩ đại của lịch sử Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Hãy trả lại cho mẹ hình hài thực và tâm hồn mộc mạc của người, đó là nhiệm vụ của từng đứa con của mẹ, và của tôi, một người đã được sinh ra trên chính mảnh đất Mê Linh huyền thoại, là cháu, là con của những người phụ nữ nhiều đời an cư lạc nghiệp tại Mê Linh.

…………….

1. Nguyên văn : "Vietnamese history was largely an argument about the Sino-Vietnamese relationship, a story with a clear and urgent purpose, the acceptance of which was an important part of being Vietnamese." Trích trong The early kingdooms – Keith W. Taylor – Trang 152-153 quyển “The Cambridge History of Southeast Asia” , Volume One From Early Times to c. 1800. Cambridge University Press, 1992.

2. Nói chung các bản sử gốc viết về nước Việt cổ thời kỳ trước năm 43 sau CN rất ít, sách vở từ xưa đến nay trích đi, dẫn lại nhiều lần đã khiến các dữ liệu trở thành kiến thức rất phổ thông. Trong phạm vi bài này, tác giả xin miễn chú thích cặn kẽ nguồn sử về Vua Hùng, An Dương Vương và Hai Bà Trưng, để tránh việc liệt kê những tên sách quá quen thuộc. Với những chứng lý mới hoặc chưa thống nhất, sẽ có ghi chú riêng rõ ràng.

3. Tôi dựa theo văn bản mới nhất mang tính pháp lý cao nhất ở VN hiện nay là quyển “Đại cương Lịch sử Việt Nam” – NXB Giáo Dục – Tập I – Trương Hữu Quýnh chủ biên – kỳ tái bản lần thứ 6 – năm 2003. Phần 2 (Thời đại dựng nước) và phần 3 (Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc) do phó giáo sư Nguyễn Cảnh Minh biên soạn. Tác giả đã tập hợp được hầu như toàn bộ sử liệu đông tây kim cổ liên quan đến hai thời kỳ này và những phát kiến khảo cổ mới nhất. Tuy nhiên bộ khung lý thuyết xây dựng rất chủ quan, hệ thống luận nhiều sai lầm, ý tưởng khiên cưỡng chứa đựng những mâu thuẫn cực kỳ lộ liễu, và nhất là cách xử lý thông tin ẩu tả. Chẳng hạn trang 74 sách dẫn “Đến thời Đông Hán, số thóc thuế mà chính quyền đô hộ đã vơ vét được của nhân dân Giao Chỉ lên tới 13.600.000 hộc, tương đương 272.000 tấn thóc.” Nhẩm tính chỉ với mức thuế “triệt tiêu sản xuất” là 30% trên sản lượng, cộng trừ số khai gian, hối lộ để giảm thuế, quan trưng thuế ăn chặn, mức sản xuất sơ tính của Giao Chỉ phải trên 1 triệu tấn thóc… Một con số khủng khiếp thật khó tin, không chỉ ở thời đó mà còn nối dài hàng ngàn năm nữa !

4. Sách đã dẫn định lại niên đại chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy diễn ra khoảng năm 179 TCN, chứ không phải năm 208 TCN như các sách cũ.

5. Sđd trang 58

6. Sđd trang 45

7. Sđd trang 85

8. Sđd trang 88

9. Theo Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim

10. Sđd trang 74

11. Năm 11 sau CN ở Trung Hoa có lụt lội rất lớn, nước sông Hoàng Hà tràn bờ và đổi dòng chảy khiến bao nhiêu làng mạc bị chôn vùi, mùa màng hư hại, nhân dân đói khổ vô cùng.

12. Stephen O’ Harrow : Từ Cổ Loa đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Việt Nam dưới con mắt người Trung Hoa. NXB Trẻ 2001.

13. Theo một số tuyên bố trên báo chí gần đây của GS Đỗ Văn Ninh, nhóm khảo cổ học của ông đã xác định vòng trong cùng của thành Cổ Loa do Mã Viện xây dựng sau khi đánh bại Hai Bà Trưng. Kiểu xây thành, nguyên vật liệu đã dùng và mồ mả khai mở được trong thành đều mang phong cách Đông Hán.

14. Hiện nay rất nhiều quyền lợi xã hội của phụ nữ được khôi phục và bảo vệ, đó cũng là bước tiến lớn của văn minh. Cách ghép họ cha – mẹ thành họ con cái rất phổ thông ở Việt Nam như Lê – Nguyễn , Trần – Trịnh … có thể là nét đẹp được bảo tồn từ thời Hai Bà Trưng, một bản sắc riêng ít thấy ở các nền văn hóa khác.

15. Nguyên văn sách Thủy Kinh Chú
_________________
T.A.Xanh
#4 Posted : Friday, October 29, 2004 5:35:03 AM(UTC)
T.A.Xanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

T.A.Xanh
Gởi: Wed Jun 09, 2004 10:47 pm

Con cháu Hai Bà Trưng tại Malaysia và Indonesia

NÉN HƯƠNG LÒNG
THÀNH KÍNH KHẤN HAI BÀ TRƯNG

Trương Thái Du

Sau khi bài viết về Hai Bà Trưng của tôi hình thành ở dạng sơ thảo, tôi có gởi lên mạng để mọi người tham chiếu tại một hai diễn đàn nhỏ. Đúng hai tháng sau, bạn đọc Phạm Chánh Trung đã gợi mở vài ý kiến và chỉ ra những trang web về hai cộng đồng dân tộc hiện sống tại Maylaysia và Indonesia. Một đường dẫn vô hình đã tạo nên trong linh cảm của tôi. Bằng cảm tính và lược ghi từ các trang web này, tôi muốn bổ xung vào bài viết cũ của mình ít nhiều thiển ý, như lời kêu gọi những sử gia Việt Nam chuyên nghiệp hãy vào cuộc cho một sự khám phá, có thể là cực kỳ có ý nghĩa vào những năm đầu thế kỷ 21 này.

Từ các sách sử đã dẫn tôi nghiệm ra giả thuyết sau: Mùa xuân năm 43 Hai Bà Trưng bại trận và bị xử trảm. Các tùy tướng của bà đem tàn quân rút chạy vào Cư Phong, thuộc huyện Cửu Chân. Mã Viện tiếp tục truy kích đến cuối năm 43 thì hoàn thành cuộc xâm lăng. Một bộ phận nữa phải hàng phục. Tuy nhiên có một bộ phận bất khuất không nhỏ đã lên thuyền ra khơi. Thời điểm cuối năm 43 hoàn toàn hợp lý và là chi tiết rất quan trọng, vì trên biển Đông bắt đầu vào đợt gió mùa Đông Bắc. Đây chính là đôi cánh tự do trời đất ban tặng cư dân Việt cổ, đẩy những con thuyền (có thể giống hình thù những con thuyền trên trống đồng), đưa họ đến eo Malacca.

Hiện nay có hai cộng đồng thị tộc mẫu hệ, có nguồn gốc gần gũi, sống hai bên eo biển Malacca, thuộc hai quốc gia:

1. Cộng đồng thứ nhất là người Minangkabau, sống ở đảo Sumatra, Indonesia. Họ hiện chiếm ¼ dân số của đảo (khoảng 4 triệu người).
2. Cộng đồng thứ hai sống ở bang Negeri Sembilan, thuộc bán đảo Peninsular, Malaysia. Họ cũng là người Minangkabau. Họ vượt eo Malacca đến đây định cư khoảng từ TK 15 đến TK 16, và ngày nay sống rải rác trên một diện tích khoảng 6,645km2, dân số hơn 722.000 (số liệu 1991). Negeri Sembilan dịch nghĩa là “Chín nước”. Có một cái gì đó rất gần gũi với chữ Cửu Chân. Biết đâu nó mang ý nghĩa 9 đại thị tộc! Thủ phủ của Sembilan cách Kuala Lumpur khoảng 64Km.

Nói chung nền văn hóa của hai cộng đồng này mang bản sắc độc đáo và rất riêng biệt. Họ vẫn theo chế độ thị tộc mẫu hệ. Quyền thừa kế nằm hết ở giới nữ. Tuy nhiên trưởng tộc lại là Nam giới. Lãnh thổ chung của họ chia thành những vùng tự trị có tên là LUAK (Lạc?). Người đứng đầu vùng tự trị cũng là nam giới, do các trưởng thị tộc bầu lên gọi là LUAK UNDANG (Lạc tướng?). Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là TURUN CICIK, các em gái bà này nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là TURUN NYI (Tiếng Bahasa Indonesia lần lượt đọc là t'run ch'chik và t'run nhi). Ngữ âm này, sau biết bao biến đổi qua thời gian, đọc lên vẫn thấy mơ hồ hai cái tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.

Về đời sống, nam giới có trách nhiệm chính với mẹ và chị em gái của họ trong thị tộc. Nhiều nơi, nam giới chỉ ở với vợ ban đêm, ban ngày họ trở về với chị em gái mình và những đứa cháu. Nữ giới lập gia đình thường ở lại nhà cha mẹ họ. Những người chị đã lập gia đình luôn có mối liên hệ gần gũi với các em gái chưa lập gia đình, thậm chí họ còn ở chung với nhau.

Quả thật tôi đã rùng mình, nhận ra một điều gì đấy khi đọc một giai thoại Minangkabau trong bài viết của Dien A. Rice: Ngày xưa có một mối bất hòa giữa người Minangkabau và người Java, thay vì giải quyết bất hòa đó bằng một cuộc chiến với máu đổ không cần thiết, họ thỏa thuận chọi trâu để phân định. Người Java có một con trâu khổng lồ, mạnh mẽ và hung dữ. Người Minangkabau chỉ có một con nghé con. Người Java rất tin tưởng con trâu của mình sẽ đè bẹp chú nghé kia. Vậy mà yếu đã thắng mạnh. Người Minangkabau đã bỏ đói con nghé nhiều ngày. Trước trận đấu họ buộc một con dao sắc vào đầu nghé. Vào trận nghé đói tưởng trâu là mẹ mình. Lập tức nó rúc vào bụng trâu để tìm vú. Con trâu kềnh càng đã bị chết vì dao đâm thủng bụng. Và người Minangkabau đã chiến thắng. Cũng theo giai thoại này Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu.

Bất kỳ người Việt Nam nào cũng tìm thấy ở câu chuyện trên một thứ gì đó thật gần gũi với bản sắc văn hóa đồng bằng sông Hồng. Chuyện dân gian Trạng Quỳnh dùng nghé đấu Trâu của sứ Tàu với truyện trên, có lẽ là hai biến thể của một tư duy chung, một triết lẽ giản dị nhưng nhiều giá trị: Đề cao trí tuệ và lòng yêu chuộng hòa bình, hòa hợp, lấy trí thắng lực, hóa giải mâu thuẫn bằng trái tim nhân hậu… Và tôi chợt hiểu, linh vật trâu vàng cho lễ hội thể thao khu vực Đông nam Á đầu tiên do Việt Nam tổ chức, tức Seagame vừa qua, đã được chọn bằng tâm thức văn hóa, lịch sử.

Cũng theo Dien A. Rice, ở Indonesia hôm nay, người Minangkabau là những nhà kinh doanh giỏi. Điều này được tạo nên một phần bởi sắc thái văn hóa Minangkabau. Nam nhi Minangkabau phải rời gia đình đi tìm tương lai. Họ buộc phải thành công hay thất bại. Khắp Indonesia ta gặp rất nhiều các ông chủ lớn nhỏ người Minangkalau. Người Minangkabau theo đạo Hồi đã vài thế kỷ. Tuy nhiên truyền thống văn hóa và tín ngưỡng đã hòa hợp một cách đáng ngạc nhiên.

Phải chăng người Minangkabau ở Indonesia và Malaysia hôm nay cũng là con cháu của Hai Bà Trưng. Phải chăng cái tên mà hai ngàn năm nay người Việt tôn gọi Trưng Trắc, Trưng Nhị không phải là tên riêng mà là chức danh của hai hoặc một nhóm những người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất. Câu trả lời đang ở một tương lai rất gần, vì dù sao cảm tính không chắc chắn là chân lý.

Không hiểu sao tôi thấy ý tưởng của tác giả Nguyễn Hữu Liêm (còn là một bản thảo) sau khi biết đến công trình khai quật hoàng thành Thăng Long thật hợp với suy nghĩ của tôi lúc này:

… “Khi nhìn vào chứng tích: Các lớp gạch vẫn còn nguyên với thời gian dưới sự phủ kín của đất đá và ý chí phủ nhận của những nguồn nhân văn cận đại. Triều đại Lý Trần tiếp nối và quyện lẫn với Đại La bằng những viên gạch được tái sử dụng cho những giếng nước đáy sâu. Nguồn mạch sông Hồng như nuôi dưỡng những biểu tượng sinh khí của những triều đại đã đi qua. Càng muốn đi vào quá khứ thì phải đào sâu hơn xuống lòng đất. Cái gì được chôn giấu sâu thẳm thì còn tồn tại lâu hơn. Theo Trần Hạnh, mỗi "tầng văn hóa" đại diện cho một triều đại. Càng ngược về quá khứ thì các tầng văn hóa càng nằm sâu hơn nữa. Thời gian và năng động văn hóa các triều đại vương quyền ấn sâu vào lòng đất như từng những lớp gỗ dày quyện thêm vào sử tính của dân tộc. Qua các bình rượu, tách trà, con phượng trên mái đình, bát cốc, đáy giếng nước, một nền văn hóa thanh cao và độc lập được đánh dấu và biểu hiện. Văn hóa là cái còn lại của ấn tượng ý thức - mà vết tích của ý thức chính là hiện vật được phơi bày qua thể tướng của những đồ dùng gia dụng trong đời thường.

Lịch sử Việt Nam bị người Việt bỏ quên và phủ nhận một cách vô tình và vô ý thức trong vòng gần hai thế kỷ qua. Nguyễn Bá Chung gọi đây là những "historical discontinuities" (cách đoạn lịch sử). Cách đoạn thứ nhất là sự chôn vùi dấu tích lịch sử thành Thăng Long Hà Nội khi kinh đô dời vào miền Trung ở đầu thế kỷ Mười Chín. Cách đoạn thứ hai là sự thay đổi ngôn ngữ từ Hán Nôm sang tiếng mẫu tự Latin. Sau hai biến cố cách đoạn cơ bản này, con người Việt Nam bị mất gốc lịch sử và lạc lõng văn hóa. Họ nhân danh lịch sử qua văn bản mà nay rất ít người Việt có thể đọc được. Một quá khứ huy hoàng và lâu dài thì không có hoặc là thiếu vắng chứng tích. Cái may mắn như là một món quà sử liệu vô tình được cống hiến cho Việt Nam từ công trình khai quật này là sự điền vào chổ trống trong ý thức lịch sử dân tộc một bình diện dữ kiện vững chắc và trực tiếp hơn.

Sai lầm lớn của sử học - vốn là cơ sở cho ý thức sử mệnh - vốn từ lâu nay là năng ý tự đóng khung sử kiện vào sử liệu thuần văn bản (pure textual documentation).Vì vậy, lịch sử trở nên trừu tượng trên bình diện ngôn từ mà ý nghĩa của gốc tích (etymology) thì nay đã bị bỏ quên và không còn biết đến. Trí thức Việt Nam trong suốt gần thế kỷ qua, tiếc thay, là một giới thiếu vắng gốc ngôn ngữ và thiếu căn bản văn hóa lịch sử. Từ sự hời hợt của cơ sở ngôn ngữ và sự trống vắng của sử kiện chứng tích vượt ra khỏi ngôn từ, ý thức sử Việt trở nên thiếu cơ sở biện minh.Và ý chí lịch sử, từ sự mơ hồ kiến thức này, đã dẫn đến những khủng hoảng nhân văn, thối nát và vong bản văn hóa - và cuối cùng là tính hoang tưởng lịch sử trên một cơ sở hoang đường. Lịch sử Việt Nam cần phải được khai sáng và tái minh xác - từ ngôn ngữ, sử liệu đến sử kiện - để hòng cứu vớt lại cơn khủng hoảng nhân văn của dân tộc Việt Nam hiện nay.

Khi cả một dự án xây toà nhà Quốc hội phải nhường chỗ cho công trình khai quật khảo cổ lịch sử - thì đây là điều đáng để vui chào. Lâu lắm rồi chúng ta mới thấy được sự việc chính trị vương triều biết lắng nghe và tôn trọng tiếng nói văn hóa - khi sử liệu Việt Nam được minh xác qua các "tầng văn hóa" được khai quật và nhận diện, khi dự liệu công quyền phải nhường bước cho chiều sâu sử học, thì có lẽ đã đến lúc kiến thức và ý thức về lịch sử của dân tộc Việt Nam bắt đầu mở sang trang mới”…

Khắc khoải tìm lại hình ảnh thật của hai người mẹ thể hiện trong bài viết đầu tiên của tôi, hôm nay hình như đã lớn hơn một nỗi niềm. Tôi xin thắp những nén hương lòng thành kính nhất, cầu khấn hai bà mẹ vĩ đại của dân tộc Việt Nam phù hộ người Việt ở thế kỷ hai mươi mốt tìm được những anh em cùng huyết thống đang ở ngoài đảo xa. Biết đâu, dù đã qua hai ngàn năm dâu bể thăng trầm, họ vẫn còn giữ được bao nhiêu di sản quý báu của mẹ, trong hình hài, lối sống, sinh hoạt và văn hóa. Và từ đó, lịch sử Việt Nam sẽ được viết lại, không phải trong hoang tưởng xuất hiện do mặc cảm tự ti, thua thiệt mà với sự tự hào lấp lánh sự thật minh bạch.

Trương Thái Du
Tháng 5/2004
_________________
tienmacdoa
#5 Posted : Friday, October 29, 2004 5:36:06 AM(UTC)
tienmacdoa

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 189
Points: 0

Tác giả hshbo
Gởi: Tue Jul 13, 2004 6:39 pm
Tiêu đề: Trưng Nữ Vương

Trưng Nữ Vương




Năm Tân Mùi, 110 trước công nguyên, Việt Nam sống dưới ách thống trị của nhà Tây Hán. Lúc bấy giờ Việt Nam được chia ra làm mấy quận như quận Giao Chỉ, quận Cửu Chân,.... Từ khi Tô Định, Thái thú Giao Chỉ về tự nhậm đến nay, các lạc tướng, quan lại người Việt cũng cảm thấy bị o ép, khó thở.

Trong phủ Giao Chỉ, Tô Định ngồi im lặng, mắt vằn những tia máu, thỉnh thoảng lại loé lên giận dữ. Người hầu và binh lính dưới trướng hắn, biết tính chủ nên đã lặng lẽ lui hết ra ngoài. Tô Định bực tức đứng phắt dậy, đi đi lại lại như con hổ bị nhốt trong cũi. Đầu hắn như nổ bung ra. Hắn được tin báo lạc tướng huyện Chu Diên đã ra lệnh cho dân chúng huyện này ngừng cống nộp ngọc trai và các sản vật quý. Được, hắn phải cho nó biết tay.

-- Lính đâu? Tô Định gầm lên.

Mấy tên lính len lét chạy vào, đầu cúi xuống khoanh tay đứng chờ lệnh.

-- Bắt tên lạc tướng huyện Chu Diên về đây cho ta!

Tô Định ngồi phịch xuống ghế, thầm nghĩ cách phải phủ đầu ngay khi lạc tướng huyện Chu Diên xuất hiện. Tô Định chẳng lạ gì Thi Sách, chồng của Trưng Trắc - con gái lạc tướng vùng Phong Châu. Đôi vợ chồng này thật là đôi trai tài, gái sắc. Thêm nữa, hai dòng họ lạc tướng lâu đời này kết giao với nhau nên cùng có uy tín lới ở vùng này. Triệt hạ được Thi Sách tức là bắt bọn dân man di ở đây phải chịu phục tùng hắn mãi mãi.

Đang suy nghĩ thì viên quan hầu vào báo Thi Sách lạc tướng huyện Chu Diên đã tới, đang đứng ngoài chờ lệnh.

Tô Định lấy lại tư thế, ngồi nghiêm chỉnh trên ghế rồi cao giọng truyền:

-- Cho hắn vào.

Thi Sách bước vào, cúi đầu đáp lễ rồi đứng im chờ lệnh. Tô Định cảm thấy ngứa ngáy khắp người. Hắn không quỳ xuống lạy ta mà chỉ vái chào, quân này giỏi thật. Hắn giữ thái độ im lặng, ngang nhiên quan sát Thi Sách. Trước mặt hắn là một chàng trai khoẻ mạnh, nho nhã, khuôn mặt vuông chữ điền, mắt sáng. Tô Định gằn giọng nói:

-- Người có biết xúi giục dân chúng không nộp sản vật quý cho ta là phạm tội gì không?

Thi Sách từ tốn đáp:

-- Xin thái thú lượng thứ. Dân chúng vùng này đã quá mệt mỏi, đói rách, họ không thể....

-- Im ngay, đồ nghịch tặc, ngươi muốn làm loạn phải không? Quân bay đâu?

Có tiếng dạ ran, bọn lính ùa vào và theo hiệu của Tô Định, lôi Thi Sách đi...

Lúc này, Trưng Trắc đang trở về huyện Mê Linh thăm nhà. Ai theo hầu nàng là mấy thị vệ. Thấy vẻ suy tư của nàng, họ chỉ im lặng không dám hỏi han gì cả. Hôm vừa rồi, Thi Sách, chồng nàng cùng một số lạc tướng đã họp kín với nhau. Họ đều nhận thấy dân chúng ở quận Giao Chỉ này quá khổ sở, lầm than. Bản thân họ là những lạc tướng mà còn bị o ép... Họ bàn nhau chuẩn bị lực lượng để nổi dậy nhưng liệu cuộc khởi nghĩa này có thành công không? Hiện nay, một số lạc tướng các huyện lân cận đã ủng hộ vợ chồng nàng. Phải cử người đi sang các huyện xa mới được.... Mải suy nghĩ, Trưng Trắc đã về đến nhà lúc nào không hay. Ra đón nàng là Trưng Nhị, em gái nàng, một cô gái tài sắc vẹn toàn, rất giỏi nghề cung kiếm. Hai chị em không cần thăm hỏi, đã kéo nhau vào phòng kín bàn bạc. Chiều xuống, Trưng Nhị mời chị ở lại nhưng Trưng Trắc một mực ra về. Tự nhiên nàng cảm thấy nóng ruột như bào. Sáng nay Thi Sách bị Tô Định gọi vào chầu, không biết có chuyện gì xảy ra không? Càng nghĩ nàng càng nóng lòng sốt ruột, giục giã mọi người mau chóng trở về.

Vừa về đến nhà, nàng chợt sững người sửng sốt. Căn nhà của vợ chồng nàng như chết lặng. Bọn đầy tớ ra đón nàng, đứa nào đứa nấy mắt đỏ hoe. Riêng tên đầy tớ trung thành, luôn theo hầu bên Thi Sách, trông thấy nàng thì quỳ phục xuống khóc rống lên:

-- Bà ơi, con đã không bảo vệ được chủ. Ông đã bị thái thú Tô Định giết chết rồi.

Trưng Trắc đứng lặng câm như hóa đá. Cổ họng nàng nghẹn lại. Trái tim nàng như có muôn ngàn lưỡi dao đâm vào. Mấy thị nữ giơ tay đỡ lấy nàng, sợ nàng ngã ngất đi nhưng nàng giơ tay gạt tay chúng ra lặng lẽ vào buồng đóng chặt cửa lại. Cổ họng đắng ngắt. Một nỗi đau không tả xiết vò xé tâm can nàng. Nàng đổ vật xuống chiếc ghế mà hai vợ chồng nàng ngày nào cũng cùng nhau ngồi đàm đạo về thời thế. "Thôi thế là hết. Cuộc đời ta từ nay chấm dứt rồi" - Nàng lẩm bẩm. Không biết nàng đã ngồi bất động như thế bao lâu rồi trong đêm tối. Bỗng có tiếng kẹt cửa. Một thị nữ cầm đèn vào. Trông thấy dáng vẻ bất động, khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nàng, nó cũng buồn thảm òa khóc lên.

Trưng Trắc đã thức trắng đêm. Nỗi đau mất mát khiến khuôn mặt nàng tái nhợt, hốc hác đi. Cả đêm ấy, nàng đã hồi tưởng lại cuộc sống hạnh phúc trước đây của vợ chồng nàng. Và sớm nay, khi những tia sáng nhợt nhạt, yếu ớt vừa xuất hiện, Trưng Trắc đã suy tính mọi đường và ý nàng đã quyết.

Nàng cho gọi mấy gia nhân tâm phúc vào, dặn dò họ tỉ mỉ mọi điều và lệnh cho họ đi đón Trưng Nhị cùng một số lạc tướng về đây. Ai cũng sửng sốt vì vẻ tự tin, dường như chẳng hề có chuyện gì xảy ra của nàng. Nhìn nàng, họ những muốn tin nàng chẳng hề có cái chuyện tày đình, khủng khiếp ki, rằng ông chủ Thi Sách của họ chắc sẽ trở về.

Tô Định chăm chú lắng nghe tên lính hầu tâu bẩm về đám tang của Thi Sách. Đi sau quan tài là một người đàn bà yếu đuối, đầy đau khổ và bất lực. Nàng chít khăn tang, áo xô gai trắng, đầm đìa nước mắt. Hai con hầu hai bên phải xốc nách nàng... Nghe đến đấy, Tô Định phẩy tay:

-- Thôi đủ rồi. Phải làm thế để cho bọn man di từ nay hết tuân lệnh.


* *

*


Ở giữa thung lũng, bao quanh là núi rừng âm u của vùng Phong Châu, hôm nay dồn dập bước chân. Các nghĩa binh và lạc tướng ở các nơi hội tụ lại đâu làm lễ ăn thề.

Trước hàng quân, Trưng Trắc mặc áo nai nịt gọn gàng, đầu quấn khăn tang, hai tay nâng gươm quá đầu, quỳ gối vái trước bàn thờ tế trời đất. Nàng cầu xin các vị thần hiển linh giúp đỡ nghĩa quân để nàng có thể đền nợ nước, trả thù nhà: sau đó, các tiếng hô "xin thề" vang vạng giữa núi rừng âm u.

Sau buổi tế, một người dân dắt một con voi dữ đã được thuần phục. Xin chủ tướng hãy cưỡi trên lưng coi voi này ra trận.

Trưng Trắc tiến lại gần. Con voi ngúc ngoắc cái vòi, đầu gật gật như quy thuận. Sau đó nó quỳ xuống và Trưng Trắc nhẹ nhàng cưỡi lên lưng nó. Quân lính hò reo vui sướng. Cảnh tượng con voi dữ dễ dàng quy phục nàng khiến họ cảm động và tăng thêm niềm tin vào chiến thắng.

Mùa Xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị khởi binh. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày càng lớn. Dân chúng đồn thổi truyền tụng về một bà tướng đầu quấn khăn tang, cưỡi trên lưng voi dữ đốc chiến. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng lời hịch của Trưng Trắc, người theo về rất đông.

Nghĩa quân đi như nước vỡ bờ. Họ đánh hãm trị sở ở Châu. Thái thú Tô Định sợ hãi, bí mật bỏ trốn. Trên đường trốn chạy, hắn vẫn bị lởn vởn bởi ý nghĩ - người đàn bà yếu đuối, phờ phạc và đau khổ trong đám tang Thi Sách, thế mà bây giờ....? Có lẽ nào lại như thế?

Mùa Xuân năm 42, sau công nguyên, 65 thành đã bị hạ. Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng là Trưng Vương. Cuộc sống tự do, thanh bình đã trở lại. Hôm nay Trưng Vương vui sướng và tìm về chỗ mộ chồng. Nàng quỳ rất lâu trước mộ Thi Sách, mong chàng về chứng kiến giây phút khải hoàn mà đã bao lâu chàng mong đợi nhưng không có cơ may thực hiện. Nàng khe khẽ thốt lên:

-- Thế là hôm nay thiếp lại được ở bên chàng. Giờ đây lòng thiếp thật thanh thản vì đã trả thù nhà, đền được nợ nước.


* *

*


Năm Hán Kiến Vũ thứ 17, nhà Hán lại một lần nữa sai Mã Viện và Lưu Long đem quân sang xâm lược. Mã Viện men theo biển mà tiến, san núi làm đường tới hơn nghìn dặm. Đến Lãng Bạc, quân của Trưng Vương phục sẵn ở đấy đổ ra. Cuộc chiến diễn ra dữ dội. Thấy thế giặc mạnh, Trưng Vương quyết định lui binh về Cấm Khè để cầm cự.

Đã bao ngày trôi qua. Quân giặc mạnh, lại đang đuổi sát phía sau. Đêm nay, dưới ngọn đèn dầu, hai bà ngồi bên nhau bàn bạc. Lương thực đã hết, quân của họ lại chẳng còn được bao nhiêu. Họ cần phải đi tới một quyết định cuối cùng. Trưng Trắc và Trưng Nhị đăm đăm nhìn nhau đầy thương mến. Hai chị em họ đã sát cánh bên nhau, đã làm nên những điều kỳ diệu nhưng mệnh trời, mệnh trời thì không ai có thể cãi lại được. Nhưng, họ chẳng lấy thế làm buồn phiền, họ đã trả được thù nhà, đền được nợ nước.

Dòng sông Hát Môn đón nhận hai người con anh dũng vào làn nước trong xanh và tiếng sóng rì rào ngàn năm của nó như mãi hát ca về chiến công của hai nữ anh hùng bất diệt.
_________________
Đi thăm người mới quen
Một lần chưa nói hết... (tla)
T.A.Xanh
#6 Posted : Friday, October 29, 2004 5:39:30 AM(UTC)
T.A.Xanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

T.A.Xanh
Gởi: Tue Jul 20, 2004 8:05 am
Tiêu đề: Hai Bà Trưng

Cảm ơn Bơ thật nhiều.

Tranh thêu hình hai Bà nè Bơ!
[img] http://perso.wanadoo.fr/...rung/haibatrungcadre.JPG[/img]

hc
Gởi: Sat Jul 24, 2004 5:23 pm
Tiêu đề: Kinh đô cổ nước Việt: Dấu tích những đô thỼ/span>

Kinh đô cổ nước Việt: Dấu tích những đô thị cổ

[img] http://www.bacninhtrade....vn/images/dl_chuadau.jpg[/img]
Chùa Dâu

Câu ca quan họ cổ Bắc Ninh từ bao đời nay vẫn đang nhắc nhớ về một vùng đất Dâu thuở nào: "Lênh đênh ba bốn chiếc thuyền kề. Chiếc ra bãi bể, chiếc về sông Dâu". Cái tên của dòng sông Dâu ấy gắn liền với nghề trồng dâu và những nương dâu xanh ngắt của mảnh đất Dâu.


Đô thị cổ Liên Lâu:

Trong ngôn ngữ Hán - Việt được sử dụng để viết nên các văn bản cổ và thành cổ các cách gọi địa danh trên thực địa, miền đất có cây dâu, nghề trồng dâu, con sông Dâu còn được biết và đọc tên thành: Luy Lâu, Ly Lâu hay Liên Lâu.

Hai nghìn năm trước, đất Dâu là một vùng bậc thềm châu thổ, màu mỡ và cao ráo nhất miền đồng bằng phù sa sông Hồng. Chính vì thế mà cả một toà đô thị trù phú, trung tâm đất nước cách đây trên dưới hai nghìn năm đã được đặt dựng ở miền đất Dâu này. Giờ đây, toà đô thị ấy với những tên gọi theo sách vở chữ nghĩa là Ly Lâu, Luy Lâu và phổ biến nhất là Liên Lâu chỉ còn in bóng trước hết vào một di tích kiến trúc cổ là chùa Dâu. Chùa Dâu hay Cổ Châu tự, bây giờ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Đến với ngôi chùa Dâu là ta đã đến với trung tâm của đất Dâu xưa, đến với bộ phận của đô thị cổ Liên Lâu. Ngôi chùa cổ nhất đất nước này cùng với các ngôi chùa cổ khác ở trong miền, làm thành hệ thống chùa cổ "Tứ pháp" nổi tiếng khắp xa gần, mà đứng đầu là Pháp Vân, rồi đến Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. "Dâu" chính là Pháp Vân. Vì thế, chùa Dâu không những là bộ phận của đô thị cổ Liên Lâu, mà còn chính là trung tâm văn hoá của đô thị cổ này. Phật Pháp Vân được thờ ở chùa Dâu tại Liên Lâu, trước khi hoá thân thành Phật, vốn là nữ thần "Mây", cùng với "Mưa", "Sấm", "Chớp" họp thành tứ pháp: "Vân, Vũ, Lôi, Điện" - tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên được sùng bái của người Việt cổ tại nơi đây. Nữ thần Mây, hay chính là Bà chúa Dâu- nữ thần nông nghiệp, chuyên phù trợ cho nghề trồng dâu còn có một phiên bản trong đời thường, đó là Man Nương. Người con gái Việt cổ này mang hình tượng và chức năng của Nữ thần nghề Dâu và cây Dâu, nữ thần Mây và phật Pháp Vân. Ở thời gian đầu Công nguyên đã sánh cùng sư Khâu Đà La - người gốc Ấn Độ từng đến nơi này truyền giáo và tu đạo, trở thành những người khai sáng đạo Phật đầu tiên trên đất Dâu.

Đô thị cổ Liên Lâu, với chùa Dâu, trở thành một trung tâm lớn nhất, lâu đời nhất của đạo Phật thời cổ đại trên đất Việt và cả vùng lân bang. Đến cuối thế kỷ thứ hai, Mâu Tử, người Trung Hoa, sang học Phật ở Liên Lâu đã viết bộ sách Lý Hoặc luận tại đây. Và như vậy, trên đất Liên Lâu, chùa Dâu cách đây khoảng 1800 năm, đã ra đời tác phẩm Phật học đầu tiên viết bằng chữ Hán. Đó là những đóng góp văn hoá của cụm di tích chùa Dâu hiện còn, cống hiến cho những giá trị của đô thị cổ Liên Lâu trên đất Dâu ngày xưa.

Từ thời Tây Hán, trước Công nguyên, Liên Lâu đã được nói đến như là đô thị thủ phủ của cả đất Việt. Những thế kỷ sau Công nguyên, cùng với Liên Lâu, còn thấy có tên "Long Biên" được chép trong nhiều văn bản cổ cũng với vai trò là thủ phủ. Nhưng chỉ đến gần đây, người ta mới nhận ra rằng, Long Biên cũng chính là Liên Lâu. Đô thị cổ Liên Lâu có lúc trùng vị trí và vai trò thủ phủ với Long Biên. Nơi đây, vào thời kỳ Thái thú Sĩ Nhiếp (người từng được tôn vinh không mấy chính xác làm Nam giao học tổ ) đóng bộ máy cai trị nước Việt, đã trở thành một trung tâm hành chính - chính trị thịnh vượng nhất. Đó là vào thế kỷ thứ hai, thứ ba sau công nguyên. Di tích toà thành cổ Liên Lâu gần chùa Dâu bây giờ đang làm minh chứng cho sự tồn tại của Trung tâm hành chính - chính trị này. Thành đắp bằng đất, theo hình chữ nhật, có chiều dài khoảng 600 mét, chiều rộng hơn 300 mét. Xung quanh thành, bốn mặt đều có ngoại hào. Dòng sông Dâu, đoạn chảy qua mặt trước thành Liên Lâu, đã được lợi dụng để làm ngoại hào, phòng ngự tự nhiên bằng sông nước. Sau nhiều thế kỷ tồn tại như một Trung tâm hành chính - chính trị, giờ đây, thật khó có thể hình dung nguyên dạng về thành Liên Lâu xưa.

Tất cả cũng chỉ còn là vang bóng, in hình trong vài dòng sử cũ về thành cổ Liên Lâu, nơi từng có một bộ máy cai trị lớn, có quan đứng đầu là một thái thú, được phong tới tước "hầu", có đội quân thường trực đồn trú lớn mà người chỉ huy được phong tới cấp "Tả tướng quân", "Vệ tướng quân". Năm 1970, qua một cuộc khai quật khảo cổ, người ta đã tính ra được vị trí của mặt thành Liên Lâu thời Sĩ Nhiếp hiện đang lún chìm đến độ sâu một mét rưỡi dưới mặt thành bây giờ.

Hiện nay, tại Liên Lâu, nhiều cuộc khai quật khảo cổ vẫn đang được tiến hành. Và kết quả của những lần khai quật ấy đã đưa ra được khỏi lòng đất nhiều di vật cổ làm bằng chứng nói lên rằng: cũng đã từng tồn tại ở đô thị cổ này một trung tâm kinh tế quan trọng vào những thế kỷ trước (sau công nguyên) và kéo dài những hoạt động kinh tế đô thị tại đây cho đến tận cuối thiên niên kỷ thứ nhất. Những di vật khảo cổ đủ loại, bằng nhiều nguyên liệu, chất liệu khác nhau đã được tìm thấy tại Liên Lâu. Trong đó, lần đầu tiên sau bao năm tìm kiếm, đã thấy xuất lộ những mảnh khuôn đúc trống đồng. Đây là hiện vật quý báu, thiêng liêng và tiêu biểu của nền văn hoá Việt cổ thời Đông Sơn. Phát hiện khảo cổ học đã cho thấy, những điều tản mạn tìm được trong các trang cổ sử về một trung tâm kinh tế và dân cư ở Liên Lâu xưa là có cơ sở. Liên Lâu ngày ấy tấp nập những luồng hàng hoá, dịch vụ với lượng dân cư và thương khách trong nước, ngoài nước đông đúc, khiến cho tính quốc tế và sầm uất của đô thị này được tăng lên nhiều so với các toà đô thị cổ đại trước đấy.

Đô thị cổ Liên Lâu trên đất Dâu, với chùa Dâu và thành cổ Liên Lâu là di tích và chứng tích của một mắt xích nối liền chuỗi phát triển lịch sử các đô thị - kinh thành trên đất nước ta, từ Văn Lang, Cổ Loa, qua Liên Lâu, đến các toà kinh đô thời Trung cổ tiếp theo sau này.

Đô thị kinh kỳ Mê Linh:

Chính vì sự phát triển của vùng Dâu thời ấy, mà cuộc tranh giành quyền làm chủ trung tâm đất nước diễn ra. Đầu tiên là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống giặc phương Bắc. Sau khi giành thắng lợi, Hai Bà đã chọn chính quê hương của mình tại làng Hạ Lôi làm nơi đóng đô.

Đất Mê Linh, quê hương của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng oanh liệt hồi đầu công nguyên đã được lấy tên để đặt cho huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc bây giờ. Sử ca xưa còn truyền mãi những câu hát cổ về vùng đất này: "Đô kỳ đóng cõi Mê Linh. Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta". Đô thị kinh kỳ Mê Linh còn được ghi trong sử cũ với tên gọi nữa là Mi Linh. Mê Linh hay Mi Linh đều là tên phiên âm sang ngôn ngữ Hán Việt của một địa danh Việt cổ. Tương truyền rằng, tại làng Hạ Lôi bây giờ vẫn còn dấu vết một vùng luỹ đất, di tồn của thành cổ Mê Linh, Mi Linh - kinh đô nước Việt thời Hai Bà Trưng. Và ngày nay, trên đất Mê Linh, vẫn còn nhiều khu đình, đền thờ các vị tướng quân, những người đã giúp cho Trưng Trắc, Trưng Nhị đánh bại quân xâm lược nhà Hán.

Câu chuyện về toà thành cổ có tên gọi là Cự Chiền cũng gắn liền với những cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Tương truyền, đây là toà thành do Trưng Nhị dựng nên và hoàn tất trong một đêm để đánh lại quân Mã Viện. Toà thành cùng với những chứng tích huyền kỳ, những truyền thuyết truyền từ đời này sang đời khác đã nói lên công lao to lớn của hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc - Trưng Trắc, Trưng Nhị. Gần 2000 năm trước, đã có một thời gian ngắn ngủi, từ năm 40 đến năm 43 sau Công nguyên, dân tộc Việt được hưởng độc lập, tự do giữa đêm dài Bắc thuộc nhờ vào cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Hán thắng lợi của Hai Bà Trưng.

Tại làng Hạ Lôi bây giờ, nơi trung tâm của những chứng tích huyền kỳ về kinh đô Mê Linh - Mi Linh ngày ấy, vẫn còn ngôi đền thờ ghi nhớ công lao của Trưng Trắc - Trưng Nhị. Tương truyền, ngôi đền được xây dựng ngay trên nền nhà cũ của gia đình Hai Bà. Ngoài ra cũng còn cả những dấu tích, huyền thoại về những con đường tiến quân, những trận đánh xa xưa trên đất Mê Linh. Rồi những công trình nghiên cứu cổ về địa lý lại nói rằng, nơi đây vào thời gian đầu công nguyên, vốn là dòng chảy của sông Hồng, khi nước dâng mùa lũ, thì phủ đầy tất cả, và làng Hạ Lôi nằm dưới lòng sông ấy. Đấy là trong truyền thuyết và sử sách, còn ở phương diện khảo cổ học, những di vật xuất lộ hoặc đào tìm được ở nơi đây, như những đồ gốm cổ, những đồng tiền và đầu mũi tên đồng cổ, vũ khí hay những viên gạch cổ cùng nhiều di vật có niên đại hai nghìn năm trước lại mách bảo về sự tồn tại một vùng tụ cư có vai trò trung tâm vào thời đầu công nguyên.

Bảng vàng, bia đá, tượng thờ và những trang dòng cổ sử, khi ghi chép, ngợi ca công đức của Hai Bà Trưng cùng truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc đều luôn nhắc nhớ đến toà kinh đô Mê Linh - Mi Linh. Đây cũng là một mắt xích quan trọng nữa, nối liền chuỗi lịch sử của những toà kinh đô cổ nước Việt, từ thời cổ đại, chuyển sang thời trung cổ.

(Theo THVN-Dư địa chí TH)

Vũ Thị Thiên Thư
#7 Posted : Sunday, March 20, 2005 12:23:28 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Hai Bà Trưng

Trần Gia Phụng

Hiện nay, các sử gia Việt-Nam chưa đồng ý với nhau về giai đoạn khai sinh của nước cổ Việt. Có người cho rằng lịch sử nước ta bắt đầu từ thời đại Hồng Bàng (2879-258 tr. Công nguyên). Nhưng cũng có người không đồng ý điều nầy vì nghĩ rằng mười tám đời Hùng Vương không thể kéo dài trong hơn hai ngàn năm trăm năm, tính trung bình mỗi vua Hùng cai trị hơn một trăm ba chục năm. Đây là điều khó có thể xảy ra trong thực tế. Một trong những người đầu tiên lên tiếng nghi ngờ điều nầy là vua Tư. Đức (trị vì 1847-1883).(1)

Chịu ảnh hưởng của các bộ sử cũ của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên (Đại Việt sử ký toàn thư, gọi tắt là Toàn thư), và của Quốc sử quán triều Nguyễn (Việt sử thông giám cương mục, gọi tắt là Cương mục), sử gia Trần Trọng Kim, trong bộ Việt Nam sử lược, khi viết về đời Hồng Bàng, bắt đầu bằng câu: "...Cứ theo tục truyền ..." Tục truyền có nghĩa là không phải là thực. Sau đời Hồng Bàng, Trần Trọng Kim trình bày tiếp về nhà Thục rồi nhà Triệu. Nhưng chuyện nhà Thục chỉ là tiếp nối chuyện Hùng Vương; kết thúc cũng giống như chuyện Hùng Vương nên không được xác tín cho lắm. Về nhà Triệu, ai cũng biết rằng Triệu Đà là tùy tướng của Nhâm Ngao, và Nhâm Ngao là phiên tướng của nhà Tần.(2) Trước khi từ trần, Ngao khuyên Triệu Đà nhân cơ hội Hán Sở tranh hùng nên dựa vào địa thế xa xôi hiểm trở của quận Nam Hải, thành lập một nước độc lập với trung ương.(3) Triệu Đà liền tự xưng vương tức Triệu Vũ Vương, đặt quốc hiệu là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung năm 207 tr. CN. (giáp ngọ). (4) Nước Nam Việt không tồn tại được lâu vì sau khi Hán Cao Tổ (trị vì 202-195) lật đổ nhà Tần lên cầm quyền, tuy lúc đầu bang giao giữa Nam Việt với Trung-Hoa hòa hoản, nhưng về sau, nhà Hán (202 tr. CN - 220) sai Lộ Bác Đức (tước là Phục Ba tướng quân) đem quân đánh nhà Triệu năm 111 tr. CN, giết Triệu Dương Vương và thái phó Lữ Gia, chiếm Nam Việt, rồi đổi Nam Việt thành Giao Chỉ bộ. Đáng chú ý là bộ Giao Chỉ là một tên chung để chỉ một vùng rộng lớn gồm chín quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đạm Nhĩ mà trong đó, theo Ngô Thời Sĩ, chỉ có ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, và Nhật Nam mới riêng hẳn là cổ Việt. (5) Phải chăng vì sự lầm lẫn giữa bộ Giao Chỉ và quận Giao Chỉ mà nhiều sử thuyết đã đưa Triệu Đà thành một triều đại của cổ Việt và cho rằng lãnh thô? cổ Việt là khu vực cai trị của Triệu Đà bao gồm cả vùng Quảng Châu (Trung-Hoa) ngày nay?(6)

Sự kiện báo hiệu việc mở đầu công cuộc tranh đấu giành độc lập của nước cổ Việt thuộc địa bàn khu vực nước ta ngày nay là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 (Canh Tý). Trưng Trắc, người huyện Mê Linh (Phúc Yên ngày nay), cùng em là Trưng Nhị đánh đuổi thái thú Trung Hoa là Tô Định về nước, lấy được một số thành trì và tự xưng vương, đóng đô ở quê nhà là Mê Linh. Hai Bà Trưng đã được sử sách ghi lại là người địa phương Giao Châu đầu tiên lập chiến công chống lại chính quyền Trung Hoa, nói lên ý chí độc lập của người cổ Việt nhắm tạo dựng một quốc gia riêng biệt, thoát khỏi ách thống trị của Trung Hoa.

Năm 41 (tân sửu), Trung Hoa gởi Mã Viện sang Giao Châu. Mã Viện, cũng được phong tước Phục Ba tướng quân, tiến đánh và dẹp yên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 43 (quý mão). Nước cổ Việt tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của người Tàu.

Về lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có những vấn đề cần được xác định lại:

1. Tên chồng bà Trưng Trắc : Theo Toàn thư (phần Ngoại kỷ, quyển 3 tờ 2a) và Cương mục (phần Tiền biên, quyển 2 tờ 10), chồng bà Trưng tên là Thi Sách nhưng theo sách Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên, một tác giả Trung-Hoa đã qua vùng Mê Linh (Cổ Việt), viết vào thế kỷ thứ 6, chồng của bà Trắc tên là Thi. Sau đây là nguyên văn lời Lịch Đạo Nguyên: "...Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. .."(nghĩa là: ...Con của lạc tướng Châu Diên tên Thi hỏi cưới (sách) con gái của lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ...) (Thủy kinh chú, quyển 37, tờ 62a)(7)

Cần chú ý hai điều: thứ nhất ngành viết sử của nước ta chỉ bắt đầu vào thế kỷ 13, nên những đoạn sử trước đó, người xưa đều sử dụng tài liệu Trung Hoa. Thứ nhì sách chữ Nho ngày xưa viết không chấm câu nên đọc rất dễ bị lầm. Trong câu văn của Thủy kinh chú, nếu Thi Sách là họ và tên thì câu nầy thiếu động từ, trở nên tối nghĩa. Đọc tiếp Thủy kinh chú, sự cân đối trong cách dùng từ sẽ cho thấy rõ tên của chồng bà Trưng. "...Trắc hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện hưng binh phạt, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê. .."(...[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy; Mã Viện đem quân đánh, [ông bà] Trắc Thi trốn vào Cẩm Khê. ..) Tác giả Lịch Đạo Nguyên dùng tên Trắc, vậy thì chữ Thi theo sau đó cũng phải là tên chứ không thể là họ.

2. Lý do cuộc khởi nghĩa : Theo Toàn thư và Cương mục, Thi Sách bị thái thú Tô Định giết, đồng thời Tô Định cai trị tàn bạo, dùng pháp luật trói buộc nên Bà Trưng khởi nghĩa.

Về lý do thù chồng, như trên đã trích dẫn, theo Lịch Đạo Nguyên trong Thủy Kinh Chú thì: "...Trắc hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã viện hưng binh phạt, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê..." (...[Bà] Trắc là người can đảm, cùng ông Thi nổi dậy, Mã Viện đem quân đánh, [ông bà] Trắc Thi trốn vào Cẩm Khê...), như vậy có nghĩa là ông Thi còn sống khi Bà Trưng nổi lên. Vậy lý do nầy không đứng vững.

Một tài liệu khác đã giải thích vì sao chồng Bà Trưng bi. khai tử trong khi ông vẫn còn sống và cùng vợ khởi nghĩa. Đó là quyển The Birth of Vietnam [Việt Nam khai sinh] của tác giả Keith Weller Taylor do University of California Press ấn hành năm 1983. Trong sách nầy, tác giả Taylor cho rằng do thành kiến phụ quyền, các nhà viết sử người Việt của những thế kỷ sau không thể chấp nhận chuyện một người phụ nữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và trở thành nữ vương trong khi ông chồng vẫn còn sống nên họ đã viết rằng Tô Định đã giết chồng Bà Trưng. Trong khi đó, cũng theo Taylor, những tài liệu Trung Hoa cho thấy rõ rằng ông Thi đã theo Bà Trưng khởi nghĩa. (K. W. Taylor, sđd. tt. 38-39)

Về lý do thứ nhì, khi chú thích Hậu Hán thư của Phạm Việp, đến đoạn viết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, thái tử Hiền đã viết vào thế kỷ thứ 8:"...Giao Chỉ thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ cố phản..."(...Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật pháp trói buộc nên [bà] Trắc tức giận làm phản...).

Chữ "pháp" mà thái ttử Hiền dùng không phải chỉ một nghĩa hẹp là "pháp luật" mà chữ "pháp" ở đây có thể hiểu rộng hơn như là pháp chế, hoặc luật lệ về hành chánh, chính trị, cũng như kinh tế, văn hóa, phong tục. Nói một cách khác, Tô Định đã áp đặt mạnh mẽ chế độ cai tri. của Trung Hoa theo chính sách đồng hóa của nhà Hán (202 tr. CN-220), làm mất tự do của người cổ Việt, và Trưng Trắc đã nổi lên khởi nghĩa chống lại Tô Định. Về pháp luật, trong một đoạn nói về việc cai trị của Mã Viện sau khi dẹp Hai Bà Trưng, Hậu Hán thư (quyển 54, tr. 747) chép: "Điều tấu Việt luật dữ Hán luật bác giả thập dư sự." ( Luật dân Việt và luật nhà Hán khác nhau đến trên mười điều). Có lẽ Hậu Hán thư viết nhẹ nhàng là chỉ có mười điều, nhưng nếu là mười điều căn bản tối quan trọng của tổ chức xã hội thì cũng đủ trở thành gông cùm trói buộc những người cổ Việt đang sống tư. do theo phong tục tập quán của mình.

Như vậy, Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa vì ý chí độc lâp của dân tộc cổ Việt. Lý do nầy rất cao cả, chính đáng, và mạnh mẽ. Phải chăng khi nghĩ rằng việc bị pháp luật ràng buộc không đủ mạnh nên các sử gia chính thống ngày trước phải thêm chuyện thù chồng để việc nổi dậy thêm phần ý nghĩa. Nói cho cùng chuyện thù chồng chỉ là chuyện cá nhân của mỗi người, chứ không phải là đại nghĩa của đất nước; huống gì ở đây chồng bà Trắc còn sống và cả hai cùng nổi dậy. Cũng chính vì thêm việc thù chồng nên các tác giả của các bộ sử trên đây biên chép kết quả cuộc khởi nghĩa không rõ ràng.

Cần chú ý, lúc đó Mã Viện đã 70 tuổi và đã về hưu trí, nhưng vua nhà Hán phải mời Mã Viện ra cầm quân trở lại để bình định Cổ Việt, đủ thấy sức kháng cự của Hai Bà Trưng rất mạnh mẽ làm cho nhà Hán phải lo ngại gởi một danh tướng đi đánh dẹp.

3. Kết quả cuộc khởi nghĩa : Theo Hậu Hán thư, khi Mã Viện được vua Hán cử sang Giao Châu năm 41, thì vào mùa xuân năm sau, Mã Viện đụng trận với Hai Bà Trưng tại vùng Lãng Bạc. (theo Cương mục, Lãng Bạc là vùng hồ Tây, Hà Nội ngày nay) Bà Trưng cùng chồng thua chạy. Mã Viện đuổi Bà Trưng đến Cẩm Khê, đánh thắng mấy trận, quân bà Trưng bị tan rã. (theo Cương mục, Cẩm Khê là vùng Sơn Tây ngày nay) Hậu Hán thư còn viết tiếp Mã Viện chém Trưng Trắc, Trưng Nhị gởi đầu về Lạc Dương vào tháng giêng năm 43. (Hậu Hán thư, quyển 54, tr. 747) Toàn thư và Cương mục chép phần kết quả cuộc khởi nghĩa giống như vậy, nghĩa là Hai Bà Trưng thua chạy vào Cẩm Khê và dừng lại ở đây chứ không đề cập đến chuyện Hai Bà bị chém.

Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thời Sĩ (1726-1780) viết: "...Trưng Vương thấy quân nhà Hán thế mạnh, tự nghĩ quân mình ô hợp sợ không chống nổi bèn lui về giữ ở Cẩm Khê. Quân lính cũng nghĩ vương là người con gái, không thể địch với tướng Hán được, đều tự vỡ chạy. ..Xét quân Hai Bà Trưng thua chạy đến núi Hy Sơn, rồi không biết đi đâu. .."(8)

Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú (1782-1840) viết:"...Được ba năm, nhà Hán sai Mã Viện sang đánh. Vua [chỉ Trưng Trắc] thấy quân Hán đông, tự xét không thể địch nổi, mới lui giữ Cẩm Khê. Quân đều tan vỡ. Vua cùng quân Hán đánh nhau, thế cùng phải chết. Nước bị mất..."(9) Như thế, Phan Huy Chú đã viết rõ ra rằng Trưng Trắc bị thua, bỏ chạy vào Cẩm Khê, và từ trần mà tránh nói vì sao bà từ trần.

Qua bộ sử thi Đại Nam Quốc sử diễn ca, hai tác giả Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái đã thi vị hóa cái chết của Hai Bà Trưng :

" Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế cùng liều với sông."

(Đại Nam Quốc sử diễn ca, Trường Thi, Sài Gòn 1956, tr. 75) Trí tưởng tượng của hai thi sĩ trên được tác giả Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng tô điểm thêm trong bài "Thân thế và sự nghiệp của hai bà Trưng" trên báo Tri Tân, số 38 ra ngày 11-3-1942, trang 219. Nguyễn Tường Phượng viết: "...Chị em Trưng Vương thất thế phải gieo mình xuống cửa sông Hát giang mà tự tận..."

Hình ảnh gieo mình xuống sông Hát có vẻ vừa hào hùng, vừa lãng mạn dễ trở thành đề tài cho thi ca nhạc kịch, và dễ được lan truyền trong trí tưởng tượng của quần chúng hơn là hình ảnh thân gái hy sinh nơi chiến trường, bị bắt chặt đầu một cách rùng rợn rồi gởi về Trung Hoa.

Với tinh thần của một người ngoại cuộc, tác giả Keith Weller Taylor viết thẳng thừng rằng: "Mã Viện tiến đến Mê Linh, và vào cuối năm [42] đã bắt được Trưng Trắc cùng em là Nhị; vào tháng giêng năm sau, đầu của hai chị em được gởI về triều đình nhà Hán ở Lạc Dương."(The Birth of Vietnam, tr. 40.)

Có thể các sử gia người Việt ngày trước muốn tránh né một sự thật đau lòng và không mấy vẻ vang cho dân tộc Việt, nhưng việc Bà Trưng bị chết một cách thảm thương như vậy đâu có làm giảm oai linh của người nữ anh hùng dân tộc chúng ta. Điều đó càng chứng to? Hai Bà Trưng đã quyết chiến đấu đến cùng, và hy sinh tính mạng trên chiến trường vì nền độc lập của dân tộc chúng ta.

Hai Bà Trưng là trường hợp người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử thế giới nổi lên sớm nhất chống lại quân ngoại xâm giành lại nền độc lập cho dân tộc. Đó là một sự hy sinh vĩ đại của một bậc nữ lưu mà cổ kim đông tây không thấy có, và đời đời dân tộc Việt tưởng nhớ ghi ơn.

Khi đọc đoạn sử về Hai Bà Trưng, vua Tư. Đức đã ngư. phê: " Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm dư! "(10)

CHÚ THÍCH :

1. Trong dụ ngày 12-7-bính thìn (12-8-1856), Tư. Đức viết: "...Việc Kinh Dương và Lạc Long mà Sử cũ đã chép, hoặc có hoặc không, dầu có nhưng không nên thảo luận đến là hơn cả, thế mà Sử cũ nhất luật chép bằng chữ lớn, và trong chỗ chép ấy lại phần nhiều mò mẫm những chuyện "ma trâu thần rắn", những thuyết hoang đường quái dị, không hợp lẽ thường..." (Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục, dụ chỉ tr. 9, bản dịch ban Nghiên cứu Văn Sử Địa, Hà-Nội 1957, tập 1, tr. 20).

2. Cương mục tiền biên, quyển 1 tờ 14. Bản dịch tr. 61.

3. Cương mục tiền biên, quyển 1 tờ 18. Bản dịch tr. 63. Theo lời "chua" của quốc sử quán triều Nguyễn trong Cương mục tiền biên quyển 1 tờ 19, bản dịch tr. 64, Phiên Ngung ngày xưa thuộc quận Nam Hải, ngày nay là đất Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung-Hoa.

Cương mục tiền biên, quyển 2 tờ 4 và 5. Bản dịch tt. 78-79. Năm 208 (quý tỵ), Triệu Đà đưa quân sang xâm chiếm cổ Việt và sáp nhập cổ Việt vào Nam Việt. (Cương mục tiền biên, tờ 18, bản dịch tr. 63)

Ngô Thời Sĩ, Việt sử tiêu án, bản dịch của Hội Việt-Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu, Văn Sử tái bản, San Jose 1991, tr. 25. Cũng theo Ngô Thời Sĩ, vì Triệu Đà sáp nhập cổ Việt vào Nam Việt nên khi Nam Việt bị đổ và bi. nhà Hán sáp nhập vào Trung-Hoa, nước cổ Việt cũng bị họa lây. Do đó, theo Ngô Thời Sĩ, Triệu Đà chẳng những không có công gì với cổ Việt mà còn thủ họa cho cổ Việt nữa. (Sđd. tr.34)

Gần giống như tỉnh bang Quebec với thành phố Quebec, nước Mexico với thành phố Mexico

Tên Giao Chỉ có từ xưa, người Trung-Hoa dùng để chỉ vùng đất về phía tây nam xa ngoài đất Bách Việt(Toàn thư, lời mở đầu Ngoại kỷ). Đến đời nhà Tần, Giao Chỉ là Tượng quận (Cương mục tiền biên q.1 tờ 12). Đầu đời nhà Hán, tách Tượng Quận thành Giao Chỉ, Cửu Chân, và Nhật Nam (Ban Cố, Tiền Hán thư q.28 hạ, tt. 426-427). Trịệu Đà sáp nhập ba quận nầy vào nước Nam Việt.

Khi Lộ Bác Đức đem quân đánh Nam Việt năm 111 trước CN, chính quyền ho. Triệu ở Phiên Ngung chống lại quân nhà Hán, trong khi chính quyền ở quận Giao Chỉ đem sổ đinh ra nạp xin hàng. Do vậy nhà Hán gọi chung đất Nam Việt là Giao Chỉ bộ mặc dầu trong chín quận kể trên, chỉ có hai quận thuộc cổ Việt, sáu quận thuộc Quảng Châu (Cương mục tb. q. 2 tờ 4, bản dịch tr. 79)

Năm 203, nhà Đông Hán đổi Giao Chỉ bộ thành Giao Châu, ngang hàng với các châu khác bên Trung-Hoa (Cương mục tb q.2, tờ 30, bản dịch tr.96). Năm 264, nhà Ngô chia Giao Châu thành hai: Quảng Châu gồm Nam Hải, Thương Ngô, Uãt Lâm, đóng châu lỵ ở Phiên Ngung (Quảng Châu); Giao Châu gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật-Nam, Hợp Phố, đóng châu lỵ ở Long Biên (Thăng-Long, Hà-Nội) (Cương mục tiền biên 3, tờ 10, bản dịch tr. 105) Những đoạn về Thủy kinh chú và Hậu Hán thư trong bài nầy, trích dẫn từ sách Việt-Nam thời khai sinh của Nguyễn Phương, Phòng nghiên cứ Sử, Viện Đại học Huế, 1965. Về tác giả Thủy kinh chú, sử gia Nguyễn Phương phiên âm là Lê. Đào Nguyên, tác giả Đào Duy Anh phiên âm là Lê. Đạo Nguyên, nay theo phiên thiết của Từ hải là Lịch Đạo Nguyên.

Ngô Thời Sĩ, Việt sử tiêu án, bản dịch của Hội Việt-Nam Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á Châu, Văn Sử, Hoa Kỳ 1991, tr. 40. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch của Nxb Khoa học Xã hội, Hà-Nội 1992, tập 1, tr. 187.

Cương mục tiền biên q. 2 tờ 12. Bản dịch tr. 84.


[ ST ]
Hoàng Dung
#8 Posted : Thursday, April 7, 2005 12:15:31 AM(UTC)
Hoàng Dung

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1
Points: 0

http://www.bbc.co.uk/vie...0406_truongthaidu.shtml

Trương Thái Du

Tiếng trống đồng Mê Linh

Lời phi lộ: Bài viết này tiếp tục chuỗi tìm hiểu cổ sử Việt Nam của tác giả và nằm trong hệ thống các hệ quả từ một cách tiếp cận chưa được thảo luận rộng rãi. Về cơ bản cách tiếp cận này như sau:

1. Giao Chỉ nguyên nghĩa là một khái niệm nói về vùng đất phía nam vương quốc của Đường Nghiêu – Ngu Thuấn. Giao Chỉ đầu thời Chu chính là Đan Dương (nay thuộc Hồ Bắc, Trung Quốc). Sau hàng ngàn năm nam tiến của các đoàn quân đế quốc, khái niệm Giao Chỉ cũng dịch chuyển dần về phương nam. Chỉ đến thời Đông Hán, Giao Chỉ mới biến thành địa danh cố định và xác thực trên địa đồ.

2. Nhà nước Văn Lang sơ khai của người Lạc Việt được hình thành tại Động Đình Hồ (Hồ Nam, Trung Quốc) khoảng năm Nhâm Tuất 1199 TCN. Các vua Hùng cuối cùng trong số 18 vua Hùng đã chạy giặc Sở xuống đồng bằng Tây Giang, Quảng Tây, Trung Quốc và dựng lại phiên bản nhà nước sơ khai như Văn Lang Động Đình Hồ là Văn Lang Tây Giang. “Thục Vương tử” tên Phán của nước Thục (Quí Châu – Tây bắc Quảng Tây) đã thôn tính Văn Lang Tây Giang và dựng lên nước Tây Âu Lạc. Không ít cư dân Văn Lang Động Đình Hồ tiếp tục di chuyển xuống đồng bằng sông Hồng trước và sau thời điểm 179 TCN (năm Triệu Đà thôn tính Tây Âu Lạc). Ở mảnh đất Việt Nam cổ, đoàn lưu dân này vẫn tổ chức xã hội theo mô hình Văn Lang Động Đình Hồ, song các nhóm thị tộc mẫu hệ không còn liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành nhà nước sơ khai. Vua Hùng của họ chỉ còn là thủ lãnh tự trị từng khu vực nhỏ, tức là như tù trưởng, tộc trưởng mà thôi.

3. Địa bàn của người Lạc Việt cổ gồm Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam. Người Lạc Việt gọi tổ quốc mình là Đất Nước, khi ký âm bằng Hán tự nó trở thành Âu Lạc. Lạc Việt chính là Nước Việt hay Việt Thường Quốc. Người Lạc Việt ủng hộ Triệu Đà lập nên nước Nam Việt có kinh đô tại Phiên Ngung cũng gọi nơi ấy là Âu Lạc. Từ đây sinh ra từ Tây Âu Lạc tương đương với Tây Âu, nghĩa là vùng đất phía tây Phiên Ngung. Chữ Tây này tồn tại cho đến hôm nay trong trong tên gọi hiện đại của vùng đất này là Quảng Tây. Do đó không tồn tại quốc gia Âu Lạc tại đồng bằng sông Hồng trước công nguyên. Sau năm 179 TCN người Lạc Việt ở Tây Âu Lạc chạy giặc Triệu Đà xuống Bắc Việt đã dung hòa và pha trộn con người cũng như lịch sử với những người anh em cùng cội rễ Lạc Việt Động Đình Hồ. Chính cội rễ ấy đã che hết những mối nối ký ức, những khoảng trống và “mưu mô” của sử sách Trung Quốc, biến cổ sử Việt Nam thành một hệ thống vừa ít tư liệu vừa phức tạp nhưng cực kỳ mâu thuẫn.

Mặc dù còn rất nhiều sai sót, nhầm lẫn và mâu thuẫn trong các bài viết đã phố biến đây đó, tác giả hy vọng cách tiếp cận cốt lõi của mình nên được các nhà sử học chuyên nghiệp tham khảo nghiêm túc. Trong khi vẫn tiếp tục chỉnh lý chiều sâu văn bản cho một tập hợp mới nhằm đi đến xuất bản chính thức, sự mở rộng phạm vi của cách tiếp cận này là cần thiết.

Mùa xuân 2005, tròn 1962 năm ngày Hai Bà Trưng bỏ mình vì nước, xin được viết bài này như nén hương lòng thành kính dâng lên Hai Bà. Mong âm linh liệt mẫu giúp đỡ con cháu Việt Nam của mình làm sống dậy tiếng trống đồng bất khuất của nền văn minh Lạc Việt, để người đời có cái nhìn khác đi với hình ảnh sáo mòn vay mượn “phất cờ khởi nghĩa” của cuộc binh biến mang tên Tự Do mà Trưng Trắc là lãnh tụ, là vị Vua Bà bất tử đầu tiên và cũng là cuối cùng của mảnh đất tiền Việt Nam.

1. Thời Hai Bà Trưng, mẫu hệ hay mẫu quyền?

Rất nhiều sử gia đã đồng tình rằng theo Thủy Kinh Chú, chồng bà Trưng Trắc tên Thi. Ông chẳng những không hề bị Tô Định sát hại, mà còn sát cánh bên phu nhân của mình trong cuộc nổi dậy năm 40. Khi Mã Viện tấn công, đuối sức, ông bà bỏ chạy vào Kim Khê, ba năm sau mới bị bắt. Chuyện tiếp theo như thế nào thì Thủy Kinh Chú bỏ lửng. Chỉ biết dân gian truyền tụng Hai Bà Trưng tuẫn tiết ở Hát giang. Có giả thuyết Hai Bà sau đó bị Mã Viện bắt và chém đầu rồi đem thủ cấp về Tàu báo công, cho nên trong đền thờ Hai Bà ở Hát Môn có tục kiêng màu đỏ. Hậu Hán Thư chép bà Trưng Trắc bị xử trảm. Ở đây tôi muốn trả lời câu hỏi: Tại sao sử gia phong kiến Việt Nam lại mượn tay Tô Định khai tử ông Thi?

Ý kiến phổ thông của đa số học giả trong thế kỷ 20 cho rằng các nhà Nho, khi viết sử phải “giết” ông Thi, vì nếu ông còn sống mà bà Trưng Trắc làm vua thì ngược lẽ… thánh hiền Khổng – Mạnh! Họ cũng thống nhất cư dân Việt cổ hình như theo chế độ mẫu hệ - bằng chứng là thuộc tướng của Hai Bà Trưng phái nữ rất nhiều, nào là Lê Chân (thánh chân công chúa), Ngọc Lâm (thánh thiên công chúa), Vũ Thục Nương (bát nàn công chúa), Thiều Hoa (đông quân tướng quân), Diệu Tiên v.v. Giải thích như thế chưa thuyết phục lắm. Theo tôi sự bịa đặt còn ẩn chứa hàm ý sâu xa khác, nó làm người ta không chú tâm đến địa điểm của cuộc nổi dậy.

Trưng Trắc và Trưng Nhị đã tập hợp lực lượng và tuyên chiến với Tô Định tại Mê Linh, với sự ủng hộ mạnh mẽ của mẹ mình là bà Man Thiện. Thành công, Trưng Trắc xưng vương và đóng đô cũng tại Mê Linh, nơi chôn nhau cắt rốn của bà. Giả sử Hai Bà Trưng không có em trai. Khi chồng chết, Trưng Trắc (lúc này đang ở bên chồng) về lại quê cùng giữ quyền thế tập với em gái, rồi “Hận người tham bạo, thù chồng chẳng quên… phất cờ khởi nghĩa”. Chuỗi luận thật tròn trịa, dễ ru ngủ người đời. Thật sự nó đã ru biết bao thế hệ người Việt ngủ ngon hằng ngàn năm.

Quả tình ông Thi chẳng bị ai ám hại. Ông là con Lạc tướng Châu Diên, rất “môn đăng hộ đối” với Trưng Trắc, chứ không phải một anh lực điền tứ cố vô thân được gia chủ nuôi và gửi gắm con gái rượu (theo quan điểm phụ hệ sau này). Không có ông bên cạnh Trưng Trắc đánh đuổi Tô Định, sẽ không ai thắc mắc khi lấy vợ ông đi ở rể hay rước dâu về. Nếu lúc ấy người Việt cổ đã theo chế độ phụ hệ, Trưng Trắc phải về nhà chồng. Và nếu hưng binh tất bà sẽ chọn Chu Diên chứ không phải Mê Linh. Do đó ta thấy vai trò của kẻ làm dâu trong một gia tộc danh giá thời ấy hơi khác thường.

Đến đây nên mạnh dạn kết luận khi phối ngẫu với Trưng Trắc, ông Thi phải theo vợ sang Mê Linh. Vai trò của ông Thi trong cuộc binh biến và cả sau khi binh biến thành công khá mờ nhạt. Thay vào đó là hình ảnh Trưng Nhị, em gái Trưng Trắc. Đó là điều hiển nhiên, xã hội mẫu hệ cho Trưng Trắc quyền thế tập và Trưng Nhị là hàng thừa kế thứ nhất, thậm chí Trưng Nhị còn có thể thừa kế cả anh rể mình nữa, điều này hoàn toàn không có gì xa lạ với nhiều bộ tộc còn chậm tiến trên thế giới ở thế kỷ 20 vừa qua. Giả thuyết này có thể lấy chuyện hôn nhân của Mỵ Châu và Trọng Thủy trước đó hơn 200 năm làm một điểm tựa. Hình ảnh truyền thuyết An Dương Vương cưỡi ngựa mang Mỵ Châu bỏ chạy khỏi Cổ Loa, cũng mơ hồ cho thấy Mỵ Châu cần được bảo vệ như một “thái tử” trong cơn nguy cấp. Có thể tham khảo thêm bộ sử “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ (năm 233 – 297): “Ở hai huyện Mê Linh của quận Giao Chỉ và Đô Lung của quận Cửu Chân, anh chết thì em trai lấy chị dâu”.

Tôi dám khẳng định chắc nịch rằng thời Hai Bà Trưng, cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn còn theo chế độ mẫu hệ nếu không muốn nói là mẫu quyền. Khái niệm mẫu hệ và mẫu quyền có khác nhau nhưng phụ hệ và phụ quyền lại gần như là một. Chế độ mẫu hệ qui định những đứa con trong một gia đình mang họ mẹ, chỉ các con gái mới được giữ quyền thừa kế. Mẫu quyền thì đi xa hơn, quyền hành gia đình và xã hội nằm tất ở nữ giới, lãnh tụ phải là nữ giới. Do đó việc tồn tại các nam thủ lĩnh trong những bộ tộc Việt cổ không hề mâu thuẫn với nội dung mẫu hệ. Nội dung mẫu hệ này xuyên suốt trong hầu hết các văn bản huyền sử Việt Nam, mặc dù nó đã bị chế độ phụ hệ nối tiếp bóp méo, biên tập khá bài bản và công phu.

Rõ nhất phải kể đến truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ với cặp khái niệm “Mẹ - Đất (núi)” và “Cha – Nước”. Trong trật tự lời văn của Lĩnh Nam Chích Quái: “Long Quân nói: Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được". Rõ ràng mẹ Âu Cơ là Dương chứ không phải Âm. Minh chứng thêm ở đây: tết Đoan Dương (ngày nóng nhất trong năm, dương khí cực thịnh) hay còn gọi là Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch cũng là ngày giỗ Âu Cơ. Chế độ phụ hệ dù có bóp méo truyền thuyết theo chiều hướng nào đi nữa vẫn không thể thay ngày giỗ mẹ bằng giỗ cha. Trong câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, cặp “Mẹ - Đất (núi)” và “Cha – Nước” trong truyện Âu Cơ, Lạc Long Quân đã bị chế độ phụ hệ hoán đổi trật tự một cách rất khéo thành “Mẹ - Nước” và “Cha – Núi (đất)”. Bản thân yếu tố “Thái sơn” rặt Tàu cũng cho thấy đâu là nguyên nhân của sự thay đổi ấy. Sẽ có người phản bác lập luận của tôi: xét theo cấu tạo của bộ phận sinh dục, nếu cho rằng mẹ là dương rất không ổn. Một cách tình cờ lưỡng nghi (hào dương và hào âm) của Kinh Dịch có thể tương đương với Linga và Yoni của người Chiêm Thành. Tuy nhiên khi so sánh ngực người nam và người nữ thì rõ ràng giống cái lại chứa dương tính. Vấn đề giờ đây thu hẹp về các góc nhìn mà thôi.

2. Một cách lý giải toàn cảnh

Năm 111 TCN Lộ Bác Đức diệt Nam Việt, kết thúc gần 100 năm vương triều của họ Triệu. Tượng quận, vùng đất chưa bị xâm lăng, một tên gọi tượng trưng mang tính khái niệm theo cách của nhà Tần (nó tương đương với Giao Chỉ của nhà Chu) bắt đầu được Hán Vũ Đế mở mang. Chín quận mới liệt kê ở Hán Thư là Đạm Nhĩ, Chu Nhai, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam tiếp tục là khái niệm, thứ khái niệm nói lên tính tự cao, tự đại, lòng tham và chủ nghĩa bành trướng của nhà Hán.

Sau hàng trăm năm dừng lại và khai phá các vùng đất phương nam đã chiếm được và đặt quan trấn nhậm (tức 6 quận trong tổng số 9 quận thuộc Giao Chỉ bộ), đầu công nguyên nhà Tây Hán bắt đầu dòm ngó xuống ba quận ảo là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Lần đầu tiên ta thấy xuất hiện chức danh Thái thú của quận Giao Chỉ là Tích Quang (năm 1 đến năm thứ 5 sau Công Nguyên). Người này chắc chắn chỉ là lãnh đạo một sứ bộ có qui mô nhỏ, mang danh nghĩa “thông giao” đến đất mới thăm dò, thám thính và xem xét khả năng áp đặt kềm kẹp đô hộ. Công việc của Tích Quang còn dang dở thì Trung Nguyên hỗn loạn vì Vương Mãng cướp ngôi.

Năm 23 Lưu Tú dẹp được Vương Mãng tiếm quyền nhưng Trường An đổ nát, hoang tàn trong máu lửa, ông dời đô về phía đông đến Lạc Dương lập nên nhà Hậu Hán. Để nối lại cuộc thám sát mảnh đất Việt cổ, năm 25 Nhâm Diên được cử sang Cửu Chân. Những chính sách mị dân mà Tích Quang và Nhâm Diên áp dụng khi ấy không ngờ còn lưu truyền tới tận thế kỷ 20, với vỏ bọc hình thức khá ngây thơ. Đến tận Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim gần đây vẫn còn viết: “Người ấy (Tích Quang) hết lòng lo việc khai hóa, dạy dân lấy điều lễ nghĩa, cho nên dân trong quận có nhiều người kính phục”. Và “Dân sự quận ấy (Cửu Chân) ái mộ Nhâm Diên, làm đền thờ.”

Năm 34, có lẽ do chủ quan khi nhận định tình hình sau hai cuộc thám sát, Hán triều cử sứ đoàn do Tô Định cầm đầu xuống đồng bằng sông Hồng để tiến hành thực dân hóa quận Giao Chỉ. Nhiệm vụ của tân thái thú chắc chắn là phải xây dựng bộ máy bóc lột nhằm biến quận Giao Chỉ thành miếng bánh ngon giữa bàn tiệc thực dân, chứ không thể mãi mãi là mảnh đất ảo trang trí trên bản đồ đại Hán. Có thể Tô Định đã tiến hành vài cuộc khủng bố lẻ tẻ nhân danh thiên tử Tàu và áp Hán luật vào đời sống nhân dân sở tại. Không còn những hành động khoan hòa vờ vĩnh kiểu Tích Quang, Nhâm Diên. Tự do của người bản xứ đã bị xâm hại nghiêm trọng. Trưng Trắc, vị thủ lĩnh tự trị của vùng đất kề cận nơi Tô Định đặt bản doanh chịu sức ép thực dân nhiều nhất đã đứng lên hiệu triệu các thủ lĩnh khác cùng đoàn kết đánh đuổi thù chung.

Hai Bà Trưng nổi trống đồng khởi nghĩa năm 40, dân Việt đồng tình hưởng ứng khắp nơi. Tô Định chuồn thẳng về Nam Hải (tức Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay) mà không hề có một trận chiến ra trò nào để sử sách hoặc dân gian truyền lại. Chi tiết này thêm một lần nữa xác tín bối cảnh được xây dựng ở trên là hợp lý. Qui mô đội quân chiếm đóng của Tô Định rất nhỏ, chẳng thể đánh đấm gì được.

Cuộc hành quân về Long Biên của Hai Bà Trưng nhanh chóng thành công. Điều này là tiền đề thuận lợi cho Hai Bà tập hợp được thêm nhiều lực lượng ủng hộ, tiến tới xưng vương rồi đóng đô tại Mê Linh.

Mùa xuân năm 42 Mã Viện mang theo quân thiện chiến sang quận Giao Chỉ. Bằng kinh nghiệm lọc lõi của một tên tướng phong kiến, Mã Viện kiên nhẫn đóng quân tại Lãng Bạc và nghe ngóng tình hình. Hai Bà Trưng chủ động tấn công trước và thất bại, phải rút về Mê Linh rồi Cấm Khê (chân núi Ba Vì). Mã Viện tiếp tục truy kích và tháng giêng năm 43 đã bắt được Hai Bà Trưng. Tàn quân Việt chiến đấu được vài tháng nữa mới tan rã. Dân gian Việt Nam có hai ngày giỗ Hai Bà Trưng là 6.2.43 và 8.3.43 (năm Quý Mão, âm lịch), có lẽ ngày đầu là ngày Hai Bà Trưng bị bắt và ngày sau là ngày họ bị hành hình. Ở đây xuất hiện hai khả năng: Một là Mã Viện giữ Hai Bà để dụ hàng nhằm kêu gọi nhóm nghĩa quân chưa buông vũ khí ra trình diện. Hai là Mã Viện thuyết phục Hai Bà kêu gọi nhân dân thuần phục nhà Hán và chấp nhận luật pháp Hán. Dù sao ta cũng biết chắc một điều Hai Bà Trưng đã không chịu thỏa hiệp dù phải bỏ mình.

Sự kiện Hai Bà Trưng anh dũng tấn công Mã Viện dẫn đến một liên tưởng hơi ngoài lề: Hậu Hán Thư không ghi nhận tổng quân số của Mã Viện nhưng chỉ riêng cánh tiến đánh Cửu Chân sau đó gồm hơn hai ngàn chiến thuyền và hơn hai vạn lính. Vậy ít nhất Mã Viện phải thống lĩnh lực lượng gấp rưỡi con số này cho trận đánh với Hai Bà Trưng. Cũng theo sách ấy, Mã Viện đã giết hại cả ngàn quân của Hai Bà Trưng và bắt sống hàng vạn tại Lãng Bạc. Như thế có thể đoán quân của Hai Bà Trưng cũng tròm trèm con số vài vạn, ngang ngửa với quân Mã Viện. Với lực lượng bề thế nhường ấy, nếu Cổ Loa của An Dương Vương thực sự được xây dựng tại đồng bằng sông Hồng (chứ không phải ở Quảng Tây như giả thuyết của tác giả bài này), thì tại sao Hai Bà Trưng không củng cố thành cũ để đương đầu với quân viễn chinh. Ngoài thực địa đền Cổ Loa Đông Anh chỉ cách Mê Linh trên dưới 20km đường chim bay, không hề bị sông lớn, suối rộng, núi cao, khe sâu ngăn trở, và Hai Bà Trưng có hơn 2 năm để chuẩn bị một cuộc kháng chiến dài lâu. Như vậy truyền thuyết An Dương Vương và Loa thành từng hiện hữu ở Việt Nam có thêm một nghi chứng phủ nhận.

Xin tạm che giấu cảm tính dân tộc và tinh thần quốc gia (những khái niệm không thể có ở thời Hai Bà Trưng), để đứng trên bình diện văn minh mà dè dặt nói: Kết cục cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và Mã Viện có thể tiên liệu trước, chế độ thị tộc mẫu hệ, hay ít ra là tàn dư của nó phải bị khuất phục trước một mô hình xã hội tân tiến hơn, để giải phóng sức sản xuất xã hội, phân công lại lao động, đưa con người và lịch sử tiến lên phía trước. Sự thật là Hai Bà Trưng đã phải đương đầu với Mã Viện, một tên tướng xâm lăng nên nguyên nhân thất bại cốt lõi của Hai Bà rất khó được chấp nhận đối với hầu hết người Việt Nam, không phân biệt trình độ nhận thức.

3. Con cháu Hai Bà Trưng ngoài đảo xa

Mùa xuân năm 43 Hai Bà Trưng bị xử trảm. Các tùy tướng của Hai Bà đem tàn quân rút chạy vào Cư Phong, thuộc Cửu Chân (Thanh Hóa). Mã Viện tiếp tục truy kích đến cuối năm 43 thì hoàn thành cuộc xâm lăng. Một bộ phận nữa phải hàng phục. Tuy nhiên có một bộ phận bất khuất không nhỏ đã lên thuyền ra khơi. Thời điểm cuối năm 43 hoàn toàn hợp lý và là chi tiết quan trọng, vì trên biển Đông bắt đầu vào đợt gió mùa Đông Bắc. Đây chính là đôi cánh tự do trời đất ban tặng cư dân Việt cổ, đẩy những con thuyền đưa họ đến eo Malacca. Cũng có khả năng nhiều người trốn chạy theo đường bộ, rồi hòa lẫn vào những bộ lạc sống dọc bờ biển trung bộ Việt Nam ngày nay. Họ đã góp phần xây dựng nên đế chế Chiêm Thành sau này.

Hiện nay có hai cộng đồng thị tộc mẫu hệ, nguồn gốc gần gũi, sống hai bên eo biển Malacca, thuộc hai quốc gia: 1. Cộng đồng thứ nhất là người Minangkabau, sống ở đảo Sumatra, Indonesia. Họ có khoảng 4 triệu người, chiếm ¼ dân số của đảo. 2. Cộng đồng thứ hai sống ở bang Negeri Sembilan, thuộc bán đảo Peninsular, Malaysia. Họ cũng là người Minangkabau. Họ vượt eo Malacca đến đây định cư khoảng từ TK 15 đến TK 16, và ngày nay sống rải rác trên một diện tích khoảng 6,645 km2, dân số hơn 722.000 (số liệu 1991). Negeri Sembilan dịch nghĩa là “Nước (số) chín”. Chữ “nước” ở đây đồng nghĩa với chữ “Nagar - nước, xứ sở” của người Chiêm Thành và chữ “Lạc – nác, nước” của người Lạc Việt xưa. Thủ phủ của Sembilan cách Kuala Lumpur khoảng 64 km.

Nền văn hóa của hai cộng đồng này mang bản sắc độc đáo và riêng biệt. Họ vẫn theo chế độ thị tộc mẫu hệ. Quyền thừa kế nằm hết ở giới nữ. Tuy nhiên trưởng tộc lại là nam giới. Lãnh thổ chung của họ chia thành những vùng tự trị có tên là Luak (Lạc?). Người đứng đầu vùng tự trị cũng là nam giới, do các trưởng thị tộc bầu lên gọi là Luak Undang. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, các em gái bà này nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi (tiếng Bahasa Indonesia lần lượt đọc là t'run ch'chik và t'run nhi). Ngữ âm này, sau biết bao biến đổi qua thời gian, đọc lên vẫn thấy mơ hồ hai cái tên Trưng Trắc, Trưng Nhị [1].

Về đời sống, nam giới có trách nhiệm chính với mẹ và chị em gái của họ trong thị tộc. Nhiều nơi, nam giới chỉ ở với vợ ban đêm, ban ngày trở về với chị em gái mình và những đứa cháu. Nữ giới lập gia đình thường ở lại nhà cha mẹ họ. Những người chị đã lập gia đình luôn có mối liên hệ gần gũi với các em gái chưa lập gia đình, thậm chí họ còn ở chung với nhau. Ở Indonesia hôm nay, người Minangkabau là những nhà kinh doanh giỏi. Điều này được tạo nên một phần bởi sắc thái văn hóa Minangkabau. Nam nhi Minangkabau phải rời gia đình đi tìm tương lai. Họ buộc phải thành công. Khắp Indonesia ta gặp rất nhiều các ông chủ lớn nhỏ người Minangkalau. Họ theo đạo Hồi đã vài thế kỷ. Tuy nhiên truyền thống văn hóa và tín ngưỡng đã hòa hợp một cách đáng ngạc nhiên.

Chế độ thị tộc mẫu hệ hiện tồn tại trong những cộng đồng người Minangkabau luôn lôi cuốn các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và nhân loại học. Ngành du lịch Indonesia và Malaysia cũng khai thác triệt để tính đặc thù này để thu hút du khách. Trong rất nhiều đoạn phim quảng bá du lịch người Minangkabau đã không dưới một lần tuyên bố tổ tiên họ là người Việt và đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền.

Kiến trúc truyền thống Minangkabau cũng khiến không ít người suy tư: “Ở Indonesia, người Minangkabau có những ngôi nhà mái cong rất đẹp, nhịp điệu bay bổng, phong phú, một mặt giống ngôi nhà sàn hình thuyền, một mặt lại giống mái cong của đình chùa Việt Nam [2]”.

Xin hãy tham khảo một giai thoại Minangkabau [3]: Ngày xưa có một mối bất hòa giữa người Minangkabau và người Java, thay vì giải quyết bất hòa đó bằng một cuộc chiến với máu đổ không cần thiết, họ thỏa thuận chọi trâu để phân định. Người Java có một con trâu khổng lồ, mạnh mẽ và hung dữ. Người Minangkabau chỉ có một con nghé con. Người Java rất tin tưởng con trâu của mình sẽ đè bẹp chú nghé kia. Vậy mà yếu đã thắng mạnh. Người Minangkabau bỏ đói con nghé nhiều ngày. Trước trận đấu họ buộc một con dao sắc vào đầu nghé. Vào trận nghé đói tưởng trâu là mẹ mình. Lập tức nó rúc vào bụng trâu để tìm vú. Con trâu kềnh càng đã bị chết vì dao đâm thủng bụng. Và người Minangkabau đã chiến thắng. Cũng theo giai thoại này Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu.

Bất kỳ người Việt nào cũng tìm thấy ở câu chuyện trên một thứ gì đó thật gần gũi với bản sắc văn hóa đồng bằng sông Hồng. Chuyện dân gian Trạng Quỳnh dùng nghé đấu Trâu của sứ Tàu với truyện trên, có lẽ là hai biến thể của một tư duy chung, một triết lẽ giản dị nhưng nhiều giá trị: Đề cao trí tuệ và lòng yêu chuộng hòa bình, hòa hợp, lấy trí thắng lực, hóa giải mâu thuẫn bằng trái tim nhân hậu. Và tôi chợt hiểu, linh vật trâu vàng cho lễ hội thể thao khu vực Đông Nam Á đầu tiên do Việt Nam tổ chức, tức Seagame 2003, đã được chọn bằng tâm thức văn hóa, lịch sử.

Phải chăng người Minangkabau ở Indonesia và Malaysia hôm nay cũng là con cháu của Hai Bà Trưng? Phải chăng cái tên mà hai ngàn năm nay người Việt tôn gọi Trưng Trắc, Trưng Nhị không phải là tên riêng mà là chức danh của hai hoặc một nhóm người phụ nữ Việt Nam bất khuất? Câu trả lời đang ở một tương lai rất gần.

4. Vua Bà và trống đồng

Xưa từ Hùng ý chỉ thủ lĩnh một vùng. Tùy Thư (thế kỷ VII), thiên Địa Lý Chí Hạ còn ghi “Người man (tức người Lạc Việt) ai giàu mạnh là người hùng”. Con vua Hùng là Quan Lang cai quản địa phận trực thuộc, qui mô chắc cũng như làng xã ngày nay. Chữ “Làng” có thể xuất phát từ chữ “Lang” trong “Quan Lang”, người Mường gần đây vẫn còn Quan Lang. Vậy có thể hiểu “Hùng” là người đứng đầu thị tộc mẫu hệ. Liên minh thị tộc mẫu hệ sẽ hình thành dạng nhà nước sơ khai như Văn Lang, và Vua Hùng hẳn là lãnh tụ của nhà nước sơ khai ấy.

Khi lưu vong đến Quảng Tây, các bộ tộc Lạc Việt cổ từ Động Đình Hồ vẫn còn gắn kết ở dạng nhà nước sơ khai kia, nó thể hiện trong truyền thuyết xung đột giữa “Thục vương tử” và Vua Hùng. Tuy vậy trước và sau thời điểm 179 TCN (năm Triệu Đà thôn tính Tây Âu Lạc của An Dương Vương) và 111 TCN (năm Lộ Bác Đức bình định Nam Việt), những nhóm người đi tiếp xuống đồng bằng sông Hồng có lẽ đã không thể bảo tồn hình thái xã hội Văn Lang cũ. Điều này khá dễ hiểu: Địa bàn mới hoang vu (dù chắc chắn tồn tại ít nhiều nhóm chủng tộc gốc Nam Á du canh du cư với kinh tế hái lượm, săn bắn), thổ nhưỡng ẩm thấp, mùa mưa ngập lụt chia cắt, dân số ít, giao thương trở ngại… Đến đầu công nguyên, ít nhất là tình hình dân số của các bộ tộc Lạc Việt ở đồng bằng sông Hồng đã được cải thiện. Để chống lại âm mưu nô thuộc của nhà Đông Hán, Hai Bà Trưng đã liên minh các thủ lĩnh vùng lại với nhau đánh đuổi Hán quan, xưng vương.

Ở xã hội Lạc Việt cổ, trống đồng là biểu hiện quyền uy của tù trưởng, tộc trưởng. Cũng Tùy Thư nói: “Khi chiến tranh thì trống đồng được đánh, người người khắp nơi nghe lời hiệu triệu tụ họp về. Dân Lạc Việt rất phục tùng người sở hữu trống” – đây phải chăng là câu trả lời dứt khoát cho hành xử của Mã Viện với quốc bảo trống đồng. Thật vậy, Mã Viện nam chinh đã phá vỡ liên minh Văn Lang vừa được Trưng Trắc tái lập nhưng buộc phải cho phép dân Việt tự trị ở đơn vị Làng. Thế là sau khi giết hại vợ chồng bà Trưng, Mã Viện vội vàng cho quân lính đi thu gom trống đồng nhằm bẽ gãy các cuộc phản kháng tiếp theo (nếu có) từ trong trứng nước. Bản chất gốc của vấn đề xem ra rất kín kẽ, còn hiện tượng Mã Viện nấu đồng đúc ngựa cảnh để chơi và dựng trụ làm cột thiên văn quan sát bầu trời, xác định vị trí khu vực vừa chiếm được trên bản đồ đế quốc Hán, chỉ là đám lá ngọn lòa xòa che mắt sự thật lịch sử.

Tôi đã gặp rất nhiều người Việt Nam không tin tổ tiên họ là chủ sở hữu của trống đồng, hoặc cho rằng đề cao trống đồng như quốc bảo của dân tộc là thiếu chứng lý. Họ bảo không như người Tráng tại khu tự trị Quảng Tây Trung Quốc (tức hậu duệ những thần dân của An Dương Vương không di cư chạy giặc Triệu Đà xuống đồng bằng sông Hồng năm 179 TCN) vẫn còn sử dụng trống cho lễ hội, trống đồng ở Việt Nam chỉ đào được nơi các vỉa đất của quá khứ. Hy vọng nguyên nhân mang tên Mã Viện tôi vừa nêu, sẽ góp phần chứng minh người Việt xưa đã phải đành đoạn chôn trống gửi đến tương lai, mong con cháu mình mãi mãi trân trọng và giữ gìn nó

Cùng với việc hủy hoại trống đồng và làm tan rã hình thức nhà nước sơ khai trên mảnh đất Việt Nam cổ, Mã Viện đại diện cho nhà Đông Hán cũng chính thức khai sinh đơn vị hành chính tự trị là Làng, Xã. Do được tự trị, tinh thần độc lập và tự chủ của người Việt Nam đã luôn được nuôi dưỡng dưới các nếp nhà sau lũy tre làng. Từ “Làng Nước” sinh ra từ đây. Làng trở thành một đất nước độc lập tự chủ thu nhỏ của những người dân Việt bất khuất. Hơn 800 năm sau, tinh thần ấy lớn mạnh rồi bùng phát để đưa cả dân tộc thoát kiếp nô lệ. Khi người Việt có quốc gia rồi, thì làng xã lại trở về thế đối lập một cách tương đối với các chính sách chính trị tổng thể của chính quyền trung ương. Để dung hòa lợi ích nhà nước và làng xã, mỗi làng đã được chính quyền chọn ra một vị thần được ưa chuộng nhất để sắc phong làm Thành Hoàng. Như vậy mâu thuẫn đã được giải quyết ở một mức độ chấp nhận được: ông vua của làng là thánh linh (hoặc một con người có thật đã được thánh hóa), được ông vua của cả nước hợp thức hóa bằng một văn kiện.

5. Kết luận

Người Lạc Việt cổ bắt đầu gần một thiên niên kỷ lưu vong từ chiếc nôi Động Đình Hồ, từ châu Kinh, châu Dương bên bờ Trường Giang khi văn minh Hoa Hạ nam tiến và nước Sở được hình thành. Đến Trưng Trắc thì sức người có hạn, văn minh vật chất sơ sài trong khi sơn đã tận mà thủy thì mênh mông, đa số họ bắt buộc phải dừng lại, nhẫn nhục chấp nhận thêm tám trăm năm nô lệ nghiệt ngã.

Máu lưu vong trước nghịch cảnh chính trị của tiên tổ người Việt Nam đã hơn một lần bùng phát, già ngàn năm trở lại đây nơi hậu duệ của họ: Khi nhà Trần tiếm đoạt vương quyền, một nhánh họ Lý đã chạy qua Cao Ly. Lê – Mạc đấu đá rồi Trịnh – Nguyễn phân tranh, bao người phải bỏ xứ xuống khai phá đồng bằng sông Cửu Long trù phú. 1954 và 1975, hàng triệu sinh linh lại lên đường vào nam, hoặc ra biển tỏa khắp năm châu. Ai đó đã có lần so sánh người Việt Nam với dân Do Thái ở góc độ lưu vong, cũng chẳng khập khiễng chút nào.

Tự đặt mình vào bối cảnh năm 40 sau Công Nguyên, tôi bỗng thấy hình ảnh sáo mòn Hai Bà Trưng “phất cờ khởi nghĩa” có vẻ không hợp lý. Nên chăng hãy hình dung những hồi trống đồng liên hoàn dưới các nếp nhà sàn hiền hòa, thôn nối thôn, làng tiếp làng, thị tộc này kêu gọi thị tộc khác cùng đoàn kết trong âm vang tự do dưới sự lãnh đạo của Trưng Trắc tiến thẳng về Long Biên, quét sạch bắc quân xâm lược.

Hai Bà Trưng ra đi khép lại thuở bán khai trên đất mảnh đất tiền Việt Nam. Thời điểm này chính là hoàng hôn trước đêm dài nô lệ. Người Việt biết chấp nhận nỗi nhục thiếu tự do để học hỏi, tự hoàn thiện mình. Thỉnh thoảng một vài ngọn đuốc lại bừng sáng mang nhiều cái tên anh hùng như Triệu Thị Trinh, Mai Thúc Loan hay Phùng Hưng. Đáng kể là hơn nửa thế kỷ độc lập của Lý Nam Đế cùng các phụ triều trong giấc mơ Vạn Xuân đầy hiện thực. Đó là những bước tiến vững chắc, không thể phủ nhận của con người và đất nước thời khởi sử, làm bệ phóng cho kỷ nguyên tự chủ bắt đầu với Khúc Thừa Dụ năm 905. Tám trăm năm tròn bắc thuộc là cái giá quá đắt nhưng không hề vô nghĩa. Dân tộc Việt Nam, văn minh Việt Nam hình thành trong gian khó và thử thách đã lớn mạnh vượt bậc. Từ đó về sau phong kiến phương bắc không lần nào hoàn toàn khống chế được họ nữa. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đại diện thực dân châu Âu là Pháp Lang Sa, với ưu thế hơn hẳn họ về sức mạnh vũ khí được sản xuất dưới một nền khoa học kỹ thuật tân kỳ, tổ chức xã hội tư bản tiến bộ, cũng chỉ áp đặt sự đô hộ không đồng bộ của chúng trên mảnh đất này tròm trèm 80 năm mà thôi.

Nếu không kể đến An Nam Chí Lược (1335) của một kẻ bán nước, từ quyển hiến sử đầu tiên còn lưu lại đến ngày này là Đại Việt Sử lược (1377 – 1388), sử gia Việt Nam vừa xem sách Tàu, vừa chấm bút lông vào nước lã để viết về ông Thi. Thậm chí họ còn sơ ý nhầm tên chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách! Năm tháng qua đi, sách sử nối nhau ra đời, Bà Trưng Trắc vẫn phải làm một quả phụ bất đắc dĩ, gồng gánh thêm bao nhiêu khái niệm không cùng thời với bà. Lối tư duy suy diễn chủ quan, nô lệ sách Tàu và kinh viện, kết hợp với truyền thống tạo dựng chính sử thiên kiến và không tôn trọng sự thật một cách có hệ thống, vô hình chung đã tô son trát phấn lên bà mẹ chân đất được Thủy Kinh Chú mô tả là “vi nhân hữu đảm dũng”. Kết quả là người mẹ vĩ đại của họ chẳng đẹp hơn tí nào. Nó chỉ khiến người đời chạnh buồn cho những đứa con vụng về, xốc nổi và đồng bóng của bà.

Mảnh đất hình chữ S có tên Việt Nam ngày nay hiện hữu khoảng 200 đền thờ Hai Bà Trưng. Đó là tuyên bố rõ ràng nhất về vai trò lớn lao của Hai Bà trên non sông này. Mọi lý thuyết học thuật cổ kim đều không thể phủ nhận bản chất anh hùng và tinh thần bất khuất của Hai Bà Trưng, vị Vua Bà đầu tiên và cuối cùng của mảnh đất Việt Nam, người mẹ đáng kính của lịch sử Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

Thung lũng Đa Thiện,
Đà Lạt tháng 4.2005

………….

Chú thích

[1] Các ngữ âm dẫn theo gợi ý của Phạm Chánh Trung – Trang web viethoc.org
[2] Văn ngọc: Từ những ngôi nhà hình thuyền, www.zdfree.free.fr/diendan/articles/u125vngoc.html
[3] Dẫn theo Dien A. Rice: “Minangkabau Life and Culture”, www.haqq.com.au

Phượng Các
#9 Posted : Saturday, May 14, 2005 4:12:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hai Bà

Lãng Nhân

Đối với những bậc danh nhân đã cống hiến cuộc đời cho sự tồn tại và thanh danh của đất nước, nhân dân ta trước đây không dám nêu tên tục, tên húy của các ngài, vì nêu ra là lỗi với lòng sùng bái đương nhiên phải có. Cho nên những tên tục, húy, chỉ được ghi trên sử sách, còn thường thì dùng biệt hiệu, bút danh hoặc chức vị (1), như Tiên Điền, Hưng Đạo vương, Lê Thái Tổ...

Từ ngày theo kiểu tây phương, lấy tên "cúng cơm" của các bậc tiền bối đặt cho đường phố, tuy cũng hiểu đó là một cách biểu dương, nhưng khi gọi "phố Nguyễn Du, đường Lê Lợi" hẳn ta cũng thấy lòng tôn kính không còn trọn vẹn nữa, có vẻ như chỏng lỏn, xách mé, mà không nhận ra ngay.

Chúng tôi dài dòng ở đây, cốt để tỏ rằng sự lễ độ của dân ta thể hiện bằng cách kiêng nể phương danh các đấng, nên khi viết "Hai Bà" chúng tôi không nêu tên họ, theo như nhân dân gọi ngôi đền trên bãi Đồng Nhân là "Đền Hai Bà", bởi ai cũng hiểu rằng gần hai nghìn năm rồi, hai chị em Bà đã oanh liệt dựng nước và chết cho nước, không có hai Bà nào khác.

* * *

Lạc tướng họ Trưng ở Mê-Linh (phủ Yên-Lãng tỉnh Phúc-Yên ngày nay) kết duyên với bà Man Thiện Trần Thị Đoan, cháu ngoại Hùng Duệ Vương (thứ 18). Lạc tướng sớm thất lộc. Bà quả phụ dốc lòng chăm sóc hai con gái sinh đôi ngày l tháng 8 năm Giáp tuất (Tây lịch 14). Chắc là chị, Nhị là em (2) được rèn luyện theo tinh thần yêu dân làng, yêu cảnh thổ và nhất là tập luyện võ nghệ để tự vệ trong buổi nhiễu nhương.

Bà Chắc sớm kết duyên với ông Đặng Thi-Sách. Ông này bấy giờ nối nghiệp cha Đặng Thi- Kế đứng cai quản hạt Châu-Diên (phủ Vĩnh-tường, tỉnh Vĩnh-Yên bây giờ) rất có uy tín với các châu khác trong nước.

Vào năm Giáp-Ngọ (T.L. 34) nhà Đông Hán thôn tính xong họ Triệu, chiếm nước Nam Việt, chia làm 9 quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đạm Nhĩ và Giao Chỉ (là nước ta), mỗi quận đặt dưới quyền một viên thái thú.

Đây là lần thứ nhất ta lệ thuộc nước Tàu, thái thú là Tô Định, một tên tham tàn hống hách, đày đọa nhân dân, bắt mò ngọc trai, tìm ngà voi, nộp thuế má nặng nề, thật là trăm bề điêu đứng.

Trước cảnh thương tâm, ông Sách nổi lòng công phẫn, gửi thư cảnh cáo Tô Định: "Phương Nam tuy nhỏ, nhưng ức vạn sinh linh cũng là con đỏ của triều đình. Kẻ đi tuyên dương đức hóa, phải lâý việc yêu dân trước hết. Ngươi nay làm chính trị, bắt tội người nói thẳng, bày mưu hay, mà lại thương kẻ luồn lọt, bợ đỡ, để cho nịnh thần chuyên quyền. Lúc nào cũng nói thương dân, mà bóc lột người dưới càng ngày càng dữ. Rán mỡ dân dể thỏa lòng dục. Cậy mình như gươm Thái A sắc bén, đâu có hay thân mình như giọt sương sớm dễ tan... Nếu ngươi không mau đổi chính sách, sẽ nguy vong đến nơi".

Sau đó vợ chồng bàn tính cơ mưu: một mặt thao luyện trai tráng cho tinh thục, một mặt liên lạc với hào kiệt các nơi làm vây cánh để chờ khi lực lượng hùng hậu, một quét là xong.

Trong khi xếp đặt cơ ngơi, một hôm ông Sách cải trang đi với mấy tùy tùng xuống Long Biên để xem xét tình hình. Không ngờ có kẻ gian theo dõi, mật báo Tô Định, hắn liền ra lệnh bắt và hành quyết ngay, không cho biện bạch một lời. Mấy tùy tùng phải trộm đem thi thể chủ về Châu Diên.

Trước hành vi man rợ này, bà Sách căm hận vô cùng, song thế còn mỏng manh, đành cố dần lòng, lo khâm liệm cho chồng, rồi giải tán gia nhân cùng trai tráng, chỉ giữ lại ít người thân tín, cho theo quan tài chồng về Mê Linh an táng.

Bà Man Thiện thấy tang lễ sơ sài, như chỉ làm lấy lệ mà thôi, có vẻ không hài lòng, nói mát:

_ Thấy cảnh con tan vỡ, mẹ thương quá là thương. Mà sao con bình tĩnh thế được, giỏi thật!

Bà Sách sụp ngay xuống, gục đầu trên gối mẹ, òa lên nức nở. Bà em chạy lại, khẽ đặt tay lên vai chị đang run rẩy theo từng tiếng nấc, nhỏ nhẹ nói:

_ Thưa mẹ, chị con mãi hôm nay mới khóc được ra tiếng đấy chứ! Còn thì cứ ấm ức trong lòng không dám hở ra, sợ đến tai bọn giặc thì làm sao tiếp tục dõi theo đường lối để hoàn thành chí nguyện cứu dân cứu nước của anh con, mà chúng đã cắt đứt nửa chừng. Đúng thế không, chị?

Bà chị vội lau nước mắt, đứng dậy ôm chầm lấy:

_ Cảm ơn em, em đã thấu hết tâm can của chị rồi đó! Vậy em sẽ giúp chị một tay chứ?

_ Sẵn sàng! Giúp cả hai tay... vì tuy em còn nhỏ nhưng biết nghĩa lớn. Hơn nữa nhiều chị em nơi làng xóm cũng uất hận vì bọn lính Tàu hay cướp bóc, hãm hiếp, chẳng ai không muốn tống cổ chúng đi cho.

_ Vậy thì hay lắm. Em hãy dẫn dụ họ để lập thành một đội nữ binh, cố tập rượt cách chiến đấu cho thật hùng dũng. Phần chị sẽ cho người về Châu Diên gọi hết trai tráng lên đây họp với thanh niên Mê Linh, vào rừng sâu thao luyện cho kín đáo. Chị lại cho người thân tín đi liên lạc với các bậc anh thư anh kiệt bốn phương để làm hậu thuẫn, nhất định sẽ thành công...

Sau đó, nhờ bà Man Thiện chỉ dẫn và sắp đặt kỹ càng, chẳng bao lâu mọi việc tiến hành khả quan. Hưởng ứng với đại nghĩa, có Cao Doãn và phu nhân (3) Cùng 12 vị nữ hiệp:

_ Bát Nàn công chúa, quán làng Tiên La, huyện Diên Hà (Thái Bình ngày nay) nguyên là vợ Lạc tướng Trương Quán bị Tô Định hại sau khi giết ông Sách.

_ Bà Hoàng Thiều Hoa, người huyện Gia Hưng, tỉnh Thanh Hóa.

_ Bà Phùng Thị Chính cùng chồng là Đinh Lượng, chủ trại ở Sơn Tây.

_ Bà Lê Chân, quê làng An Biên, huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương, có phụ thân bị Tô Định hại.

_ Bà Cao Nhứ, ở trại họ Cao, Hoa Lư.

_ Bà Đào Phương Dung cùng hai em là Đào Hiển Hiếu, Đào Quý Minh.

Khi thấy lực lượng có cơ đáp ứng được nhu cầu của kế hoạch: tướng giỏi, quân đông và khí thế bừng bừng ai cũng nóng lòng giết giặc, Hai Bà bèn đứng lên phất cờ khởi nghĩa.

Bấy giờ là năm 40 dương lịch, vào giữa mùa xuân, núi rừng Mê Linh bỗng rực sáng ánh đuốc từ muôn phương đổ lại, chiếu rạng đám đông quân binh và dân chúng. Dù đang mang tang chồng, bà Chắc không mặc tang phục, uy nghi trong bộ khăn vàng áo vàng tượng trưng cho Đại Nghĩa Dân Tộc, ung dung bước tới lễ đài cáo yết trời đất, bách thần và tiên tổ, rồi tuyên đọc bốn lời thề (4):

Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin đem lạt nghiệp xưa họ Hùng
Ba, kẻo oan ức lòng chồng
Bốn, xin vẹn vẻ thửa công lênh này...

Trống đồng nổi lên từng hồi, làm rúng động bốn phương. Bà Chắc lại đọc lời tuyên ngôn:

"Tôi là nữ lưu, song đau xót cảnh lầm than của nhân dân vì người nước khác là Tô Định giữ thói chó dê, ngược chính hại dân, tôi là cháu ngoại triều Hùng, không thể điềm nhiên ngồi nhìn, nên mới đem nghĩa binh mà trừ bọn nghịch tặc, cúi xin trời đất thánh thần giúp cho lũ chúng tôi lấy lại được giang sơn, ấy là đại đức của trời đất nâng đỡ chúng tôi vậy."

Lễ xong, Hai Bà chia quân kéo đi, chiêng trống dưới thuyền, cờ biển trên đường rầm rộ xuống Long Biên, chỉ trong mấy ngày hạ hơn sáu mươi thành. Tô Định bỏ cả ấn tín chạy trốn(5).

Khi giặc không còn một bóng, Hai Bà thu quân về Mê Linh, mọi người hoan hô và thỉnh cầu Hai Bà lên ngôi. Lúc ấy vào tháng 3 năm Canh Tí (40 d.l.)

Hai Bà liền làm lễ đăng quang Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh, suy tôn bà Man Thiện ngôi Thái hậu. Lệnh đầu tiên ban xuống là tưởng thưởng quần thần.

Bà Bát Nàn không chịu nhận chức tước, chỉ xin được đem một tên giặc về làng Tiên La đề chặt đầu làm lễ tế chồng, rồi xuống tóc đi tu.

Bà Hoàng Thiều Hoa nói: Tôi chỉ làm nhiệm vụ chứ không nghĩ đến danh vọng. Hai Bà phong làm "Đông cung tướng quân".

Bà Phùng Thị Chính được phong "Thị Nội tướng quân".

Bà Lê Chân được phong "Tiên phong nữ tướng quân".

Nhờ Thái Hậu chỉ dạy cách sắp đặt cho trăm họ yên ổn làm ăn, Hai Bà để hết tâm cơ vào việc tăng cường quân lực, vì biết thế nào bọn Tàu cũng trở lại trả thù.

Quả nhiên, hơn một năm sau, đến tháng 4 Nhâm dần (42 đ.l.) Hán Quang Vũ sai Mã Viện đem hai vạn quân cùng rất nhiều xe và thuyền phối hợp thủy bộ tấn công quân ta. Trung lang tướng Lưu Long, thủy sư đô đốc Đoàn Chí bị quân ta đẩy lui về vùng Hắc Giang, để lại hơn nghìn xác. Mấy tháng sau, giặc lại từ Cao Bằng Tuyên Quang đánh xuống, nhưng thất bại, tổn hại khá nhiều. Lần thứ ba, Mã Viện từ Long Biên kéo lên, rồi cũng phải rút về vì bị kháng cự dữ dội.

Trong văn bia ở đền Hai Bà (6) có đoạn: "Mưu trí như Mã Viện mà còn bị thua ba trận! Thanh thế quân ta đã làm cho người Hán mâý năm mất ăn mất ngủ. Ôi trí tuệ biết nhường nào, khí khái biết nhường nào!" Nhất là trong trận thứ 3 này có một trường hợp lạ lùng: bà Thị nội tướng quân Phùng Thị Chính giao tranh với giặc trong tình trạng mang thai, đã gần kỳ sinh, giữa lúc múa gươm trên lưng ngựa thì trở dạ, phải lui vào trong quân, sinh xong, bọc con vào vạt áo giáp, rồi hiên ngang xông ra tiếp tục sát phạt, cho đến lúc địch phải lui mới quay về.

Trận sau, Mã Viện chia hai mặt tấn công, bắc đánh xuống, nam đánh lên. Quân ta phải phân đôi nên yếu hẳn, Hai Bà gắng cự địch phía hồ Lãng Bạc, không ngờ Mã dùng mưu vô sỉ: cho quân cởi bỏ quần áo tồng ngồng tiếp chiến. Nữ binh xấu hổ, hàng ngũ tự nhiên rối loạn, Hai Bà phải ra lệnh rút. Quân Tàu thừa thế đuổi nà. Đến xã Hát Môn, cùng đường, Hai Bà nhảy xuống sông Hát tự trầm. Lúc này vào ngày mồng 6 tháng 2 năm Quí mão (năm 43 dương lịch).

Khi hay tin này, bà Phùng Thị Chính và bà Lê Chân trẫm mình chết theo (7). Bà Đào Phương Dung cùng hai em, Đào Hiển Hiếu và Đào Quí Minh, khi rút khỏi vùng sông Hát, lui về miền Thổ quan, chiêu mộ nghĩa quân, tiếp tục đương đầu với Mã Viện (Di tích nay còn ở ngõ Thổ quan, ngõ Lệnh cư, gần ô Chợ Dừa, phố Khâm thiên, Hà Nội. Vùng này hiện còn một nơi có tên là Bãi Trận). Sau, không chống nổi quân Tàu, chị em họ Đào lui về bến Bồ Đề, và khi tan vỡ, bà Phương Dung cũng nhảy xuống sông tự tử (Điểm đặc biệt thời ấy: khi một phụ nữ đứng lên khởi nghĩa, chồng con và họ hàng đều hăm hở theo sau).

Mã Viện thắng trận bằng một thủ đoạn đê hèn, đúng như lời thơ Hải Nam Đoàn Như Khuê:

Quắc thước khoe chi đầu tóc trắng (8)
Cân thoa, đọ với gái quần hồng!

Hai Bà ở ngôi được bốn năm, mở trang đầu cuốn sử đấu tranh giành độc lập cho sông núi. Quốc dân tỏ lòng biết ơn và kính phục nên đã lập đền thờ ở Cẩm Khê, Mê Linh, Hát Môn và Hà Nội. Đền ở Hà Nội lớn nhất, dựng ở bãi Đồng nhân, trên bờ sông Hồng, năm Đại định thứ 3 (l 142) triều Lý Anh Tông. Sau vì đất bãi lở nên năm 1819, dân làng Đồng nhân dời đền vào khu trường Giảng Vũ dưới triều Lê, ở thôn Hương Viên, cũng thuộc làng Đồng nhân, tức là địa điểm hiện nay. Trong đền có tượng Hai Bà và 12 nữ tướng. Đến năm 1932 đền lại phải trùng tu. Dịp này, báo Trung Bắc mở cuộc thi thơ để kỷ niệm, bài trúng giải nhất là của ông Hoàng Thúc Hội:

Ngựa Gióng đã lên không
Rừng Thanh voi chửa lồng
Một chồi hoa nụ Lạc
Muôn dặm nước non Hồng
Trăng tỏ gương hồ Bạc
Mây tan dấu cột đồng (9).

Ba mươi chữ ghi cả thời điểm lãn vĩ tích người xưa: giữa khoảng ông Gióng trước, bà Triệu sau, là lúc hoa cùng nụ nở bùng trên đất Việt, trăng Lãng bạc sáng như gương, xóa hẳn dấu cột đồng sau đó... Bấy nhiêu dẫn xuống câu kết:

Nén hương lòng cố quốc
Xin khấn một lời chung

Lời khấn chung không lúc nào âm hưởng lại trầm thống và thành khẩn bàng trong ngày kỷ niệm Hai Bà năm 1932 này, giữa hồi cực thịnh của thực dân Pháp, khí thế của toàn dân nổi lên bừng bừng sau những vụ:

_ năm 1925 đòi phải tha cụ Phan Bội Châu

_ năm 1926 ùn ùn truy điệu cụ Phan Chu Trinh

_ năm 1930 khóc ông Nguyễn Thái Học cùng đồng chí bị chém ở Yên Bái (để 24 năm sau rũ sạch được gần l00 năm thuộc địa).

Đuổi được hùm cửa trước, ngờ đâu một bọn vô lại phản phúc mở cửa sau đón sói, quàng ách nô lệ khác lên núi sông, khiến cả triệu người, phần vùi thân đáy biển, phần thất thểu khắp năm châu. Giờ đây ở nước ngoài, gặp ngày mồng 6 tháng 2, ai không tưởng niệm đến Hai Bà trong lời khấn chung:

Hướng về nước thẳm non xa
Xin cho muôn dặm một nhà mới cam ...

Lãng Nhân

__________________________________

Chú thích:

Ông Trần Quốc Tuấn, tước Hưng Đạo Đại Vương nay gọi là Trần Hưng Đạo, chúng tôi cho là không đúng.

Theo thần tích làng Lâu thượng, huyện Bạch hạc, Phú thọ, quê hương Hai Bà chuyên nuôi tàm, khi chọn kén thì chia ra 2 loại: kển dầy gọi là kén chắc, mỏng là kén nhì, nên theo nghề đặt tên. Chắc là chắc bền. Còn Trắc, chữ Hán là nghiêng, hẹp, đo lường, thương xót, e không hợp dùng làm lên (Trưng Vương lịch sử Cúc Hương Hoàng Thúc Hội - Tài liệu Thái Văn Kiểm).

Trưng vương lịch sử - Hoàng Thúc Hội - tài liệu Thái văn Kiểm.

Theo Thiên Nam ngữ lục.

Trưng Vương Côag Thần Phủ Lục - Viện Khảo Cổ Sàigòn - Sử địa số 22 tháng 4 năm 1971).

Văn bia do tiến sĩ Vũ Hoán Phủ soạn tháng 5 năm Canh Tí (Minh Mạng 21 - 1840). Nguyên văn: "Trí như Phục ba nhi tam tiệp! Thanh thế năng sử Hán nhân tiêu can giả sổ nẫm. Thị hà đằng trí tuệ, hà đẳng nghĩa khái!"

Sau bà Lê Chân được thơ øtrong ngôi đền ở Ngõ Nghè, Hải Phòng

Sử Tàu khen Mã Viện là "quắc thước ông"

Mã Viện khi rút quân về, cho trồng một cột đồng ở biên giới, trên cột khắc hàng chữ "Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt". Dân ta mỗi khi qua đó, lấy đất lấy đá ném vào chân cột, dần dần cột chìm mất không còn dấu tích.

Lãng Nhân
Phượng Các
#10 Posted : Saturday, July 9, 2005 2:30:04 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



Pearl
#11 Posted : Wednesday, August 17, 2005 3:02:32 AM(UTC)
Pearl

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 37
Points: 0

Nhạc

Đêm Mê Linh (Văn Giảng, Võ Phương Tùng)

http://www.saigonline.co...cTVListingDemMeLinh.php


Giòng Sông Hát (Hoàng Phú)

http://www.saigonline.co...VListingNgayXuaDK75.php


Trưng Nữ Vương (Thẩm Oánh)

http://www.saigonline.co...ingTrungNuVuongDK75.php


Phượng Các
#12 Posted : Saturday, January 7, 2006 11:39:57 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
The Trung Sisters
Vietnam, ca. 40 C. E. ©1996-2006




In Vietnam women have always been in the forefront in resisting foreign domination. Two of the most popular

heroines are the Trung sisters who led the first national uprising against the Chinese, who had conquered them, in the year 40 A.D. The Vietnamese had been suffering under the harsh rule of a Chinese governor called To Dinh. Some feel that if the sisters had not resisted the Chinese when they did, there would be no Vietnamese nation today.

The sisters were daughters of a powerful lord. Trung Trac was the elder; Trung Nhi, her constant companion, the younger. They lived in a time when Vietnamese women enjoyed freedoms forbidden them in later centuries. For example, women could inherit property through their mother's line and become political leaders, judges, traders, and warriors.

Trung Trac was married to Thi Sach, another powerful lord. Chinese records note that Trac had a "brave and fearless disposition." It was she who mobilized the Vietnamese lords to rebel against the Chinese. Legend says that to gain the confidence of the people, the Trung sisters committed acts of bravery, such as killing a fearful people-eating tiger - and used the tiger's skin as paper to write a proclamation urging the people to follow them against the Chinese.

The Trungs gathered an army of 80,000 people to help drive the Chinese from their lands. From among those who came forward to fight the Chinese, the Trung sisters chose thirty-six women, including their mother. They trained them to be generals. Many names of leaders of the uprising recorded in temples dedicated to Trung Trac are women. These women led a people's army of 80,000 which drove the Chinese out of Viet Nam in 40 A.D. The Trung sisters, of whom Nhi proved to be the better warrior, liberated six-five fortresses.

After their victory, the people proclaimed Trung Trac to be their ruler. They renamed her "Trung Vuong" or "She-king Trung." She established her royal court in Me-linh, an ancient political center in the Hong River plain. As queen she abolished the hated tribute taxes which had been imposed by the Chinese. She also attempted to restore a simpler form of government more in line with traditional Vietnamese values.

For the next three years the Trung sisters engaged in constant battles with the Chinese government in Vietnam. Out armed, their troops were badly defeated in 43 A.D. Rather than accept defeat, popular lore says that both Trung sisters chose the traditional Vietnamese way of maintaining honor - they committed suicide. Some stories say they drowned themselves in a river; others claim they disappeared into the clouds.

Over time the Trungs became the stuff of legends and poems and a source of pride for women who lived more restricted lives. Today, stories, poems,plays, postage stamps, posters and monuments still glorify the heroism of the Trung sisters.

"All the male heroes bowed their heads in submission;
Only the two sisters proudly stood up to avenge the country."
15th century Poem



Sources:
The Birth of Vietnam, Keith Weller Taylor, University of California Press, 1983.

The Encyclopedia of Amazons: Women Warriors from Aniquity to the Modern Era, Jessica Salmonson, Paragon House, 1991.

Women of Vietnam, Arlene Eisen Bergman, Peoples Press, S.F., CA.

womeninworldhistory.com

Phượng Các
#13 Posted : Saturday, February 25, 2006 12:07:16 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cuộc Khởi Nghĩa Của Hai Bà Trưng

GS Nguyễn Lý-Tưởng

- Người Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa đã có truyền thống tôn sùng các bậc anh hùng đánh đuổi xâm lăng, giải phóng dân tộc. Trong các anh hùng của dân tộc Việt Nam, thì Hai Bà Trưng và Trần Hưng Đạo đã được xem như các bậc thần thánh và được người dân lập đền thờ, có Hội Đền Đức Thánh Trần, Hội Đền Hai Bà Trưng.

Sự sùng bái của nhân dân đối với các Ngài đã đi quá giới hạn bình thường, với niềm tin và sinh hoạt đặc biệt chẳng khác gì các tôn giáo. Tuy nhiên, với tư cách một người nghiên cứu sử học, chúng tôi có nhiệm vụ đi tìm sự thật lịch sử khách quan, gạt ra ngoài những tình cảm và sự sùng kính đặc biệt như đã có từ lâu đời trong dân tộc chúng ta. Nhân ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng, chúng tôi xin cống hiến quý vị độc giả những tài liệu lịch sử vốn rất quen thuộc với những nhà nghiên cứu lịch sử xưa nay, nhưng cũng có thể là mới mẻ đối với một số người vì không thuộc lãnh vực chuyên môn của họ.

1. Nước Lạc Việt

Trong các sách cổ của Trung Hoa có nói đến một dân tộc gọi là Lạc Việt. Hậu Hán Thư, quyển 54, phần nói về Mã Viện, danh tướng của nhà Hán, có chép rằng:"Viện hảo kỵ, thiện biệt danh Mã, chinh Giao Chỉ, đắc Lạc Việt đồng cổ, nải chú vi mã thức" (Viện cưỡi ngựa giỏi, nên có biệt danh là Mã, khi sang đánh Giao Chỉ, ông đã lấy được trống đồng của người Lạc Việt, đem đúc thành con ngựa). Thế kỷ thứ 6, có một người tên Lệ Đào Nguyên, đã từng đến đất Lạc Việt xưa (vùng Mê Linh) và đã ghi lại những điều nghe thấy qua sách Thủy Kinh Chú như chuyện Trưng Trắc, Trưng Nhị, v.v...Lệ Đào Nguyên cũng có nhắc đến một sách cổ tên là "Giao Châu ngoại vực ký".

Sách nầy được sử gia Pháp là Aurousseau cho rằng có thể do Cố Vi vào đời nhà Tấn (205- 420), trong đó có một đoạn nói đến đời sống của dân Lạc Việt như sau:"Giao Chỉ tích hữu quận, huyện chi thời, thổ địa hữu Lạc Điền. Kỳ điền tòng thủy triều thượng hạ. Dân khẩn thực kỳ điền, nhân các vị Lạc dân. Thiết Lạc vương, Lạc hầu, chủ chư quận huyện. Đa vi Lạc tướng, đồng ấn thanh thụ" (Lệ Đào Nguyên, Thủy Kinh Chú, quyển 7, tờ 4b), dịch nghĩa: "Ngày xưa khi đất Giao Chỉ chưa trở thành quận, huyện của nhà Hán, ở đó có ruộng gọi là ruộng Lạc. Ruộng đó tùy theo nước thủy triều lên xuống (ruộng ngập nước), dân khai khẩn ruộng đó nên gọi là ruộng Lạc. Họ lập ra các chức Lạc vương, Lạc hầu để làm chủ các quận huyện. Có nhiều Lạc tướng có ấn đồng lụa xanh".

Tư Mã Trinh khi chú giải Sử Ký của Tư Mã Thiên có nhắc đến một sách khác của họ Đào là "Quảng Châu Ký" trong đó có nói đến đời sống của dân Lạc. Lê Tắc, trong An Nam Chí Lược (viết vào khoảng năm 1333) trang 24 cũng có nhắc đến đời sống của dân Lạc...Thế kỷ 15, Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng nhắc đến Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng...Thế kỷ 17, Cao Hùng Trưng, trong "An Nam Chí Nguyên" và thế kỷ 19, sách "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" cũng nhắc lại chi tiết đó...Nhiều học giả cho rằng các sách nầy đều lấy lại tài liệu của "Giao Châu ngoại vực ký" nói trên vì tất cả các tác giả đều lặp lại những chi tiết mà sách Giao Châu Ngoại Vực Ký đã nói đến.

Qua đoạn văn trên chúng ta biết được dân lạc Việt đã có đời sống nông nghiệp, biết khai thác ruộng ngập nước (ruộng Lạc), họ có vua gọi là Lạc vương và dưới vua có Lạc hầu, Lạc tướng...Vua cấp cho các tướng con dấu bằng đồng, có giải lụa xanh,v.v... hoặc là các tướng tự đúc ra con dấu bằng đồng, có giải lụa xanh. Như vậy thời đó họ đã dệt được lụa hoặc mua lụa của người Trung Hoa (nhà Tần nổi tiếng về tơ lụa). Xã hội thời đó đã có tổ chức, kinh tế phát triển và họ cũng có luật pháp riêng.

Theo Phạm Việp, tác giả Hậu Hán Thư, thì:"Luật của người Lạc Việt và luật của nhà Hán khác nhau đến mười điều vì thế Mã Viện phải giải thích luật pháp cũ cho họ và bắt họ từ này về sau phải tuân giữ" (Hậu Hán Thư, quyển 54, trang 747, cột 2: "Điều tấu Việt luật dữ Hán luật bác giả thập dư sự. Dữ Việt nhân minh cựu chế dĩ ước thúc chi, tự hậu Lạc Việt cử hành Mã tướng quân cổ sự").

Những chi tiết trên đây là hình ảnh của dân Lạc Việt trước khi bị người Trung Hoa xâm chiếm, thế kỷ thứ I trước Công nguyên. Sử liệu có sớm nhất cũng xuất hiện vào thế kỷ thứ IV, nghĩa là sau các biến cố nói trên mấy trăm năm và do người Trung Hoa ghi chép. Sử gia Việt Nam khi nói về thời kỳ nầy cũng dựa vào sử sách của Trung Hoa là chính. Khi viết về người Lạc Việt người Trung Hoa dùng Hán tự để phiên âm những tên người, tên đất hoặc diễn tả ý nghĩa của sự việc. Do đó những từ "Lạc vương", "Lạc hầu", "Lạc tướng" là ngôn ngữ của Trung Hoa chỉ các chức vụ của người Trung Hoa tương đương với chức vụ của người Lạc Việt. Nói tóm lại, người Lạc Việt đã có một xã hội, có tổ chức, có người lãnh đạo, có luật pháp, có văn hóa nghệ thuật, kinh tế phát triển so với các dân tộc khác cùng thời. (Ở đây, chúng tôi xin lưu ý một điều: Người Mường và người Việt ở miền Trung từ Nghệ An vào đến Quảng Trị là vùng đất cổ của tổ tiên chúng ta trước thế kỷ thứ 10, thường phát âm chữ "Nước" thành chữ "Nác" (nước uống). Chữ nầy rất gần với "Ruộng Nước", "Ruộng Nác", chúng tôi nghĩ rằng người Trung Hoa đã phiên âm chữ "Nác" thành chữ Lạc có nghĩa là một dân tộc chuyên làm ruộng nước, cấy lúa trên ruộng ngập nước chứ không gieo hạt lúa trên nương rẫy. Đó là điểm đặc biệt của người phương Nam khác với người phương Bắc (Bắc kinh).

2. Chính Sách Thực Dân Của Nhà Tần (221-206 trước Công Nguyên): Triệu Đà Và Nước Nam Việt.

(Danh từ "thực dân" được hiểu là đem dân từ nơi nầy đến lập nghiệp nơi khác và không cho họ trở về quê cũ, nơi sinh quán nữa. "Thực" ở đây theo Hán tự có nghĩa là "Trồng" như trồng cây).

Sau khi Lữ Chính diệt được 6 nước nhỏ (lục quốc), thống nhất thành một nước lớn và lên ngôi tức Tần Thủy Hoàng (221-206 trước Công Nguyên). Nhà Tần có một chính sách thực dân rất quy mô. Sử gia Tư Mã Thiên (thế kỷ thứ I trước Công Nguyên) đã cho chúng ta biết một số chi tiết về chính sách đó như sau:"Năm thứ 33 đời Tần Thủy Hoàng (tức năm 214 trước Công Nguyên), vua bắt tất cả những kẻ lang thang vô thừa nhận, bọn ăn dưng ở nể và bọn con buôn đi chiếm đất Lục Lương. Ông lập ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận, và đày những người có tội đến ở để giữ" (Sử Ký, quyển 6, tr. 25, cột 2). Đạo quân thực dân thời Triệu Đà từ phương Bắc đến trong đó có cả lính tráng và dân thường lên đến nửa triệu người.

Để thực hiện chính sách đó, nhà Tần cho đào sông, bắc cầu, xẻ núi, mở đường, sai Sử Lộc chế ra lâu thuyền để vận tải hàng hóa, binh khí...Bọn người nầy vượt Ngũ Lĩnh đi về phương Nam, chiếm đất mới và lập nghiệp ở đó, không trở về. Khi chiếm được đất rồi, họ cho những người nầy đến ở lẫn lộn với người Lạc Việt. Sách Sử Ký đã dùng chữ "tạp xử"(ở lẫn lộn) cho thấy chính sách đồng hóa thâm độc của nhà Tần. Nhưng người Lạc Việt chống lại chính sách đó bằng cách trốn vào rừng, bất hợp tác. Trong sách "Nhân Gian Huân", quyển 18, tờ 18, Lưu Ẩn cho biết thêm một chi tiết sau đây:"Tất cả người Lạc Việt rút vào rừng rậm, sống chung với cầm thú chứ không chịu làm tôi nhà Tần"( Việt nhân nhập tùng bạc trung dữ cầm thú xử, mạc khẳng vi Tần lỗ).

Sử Ký của Tư Mã Thiên, quyển 118 trang 260 còn ghi lại một chi tiết như sau:"Triệu Đà đã sai sứ mang thư về cho vua Tần xin gởi đến cho ông ba vạn đàn bà góa chồng hoặc con gái ế chồng để cho lính của ông cưới làm vợ" (Sử nhân thượng thư cầu nữ vô giá giả tam vạn nhân dĩ vi sĩ tốt y bố). Điều đó chứng minh rằng không những người Lạc Việt tìm cách xa lánh người Tàu, mà chính người Tàu cũng không muốn làm bà con với người Lạc Việt. Cũng có thể vì trình độ văn hóa, văn minh của hai giống người đó quá chênh lệnh, khó hòa đồng được. Sự hiện diện của ba vạn đàn bà, con gái góa, hoặc ế chồng vào thời đó đã thành lập được ba vạn gia đình và họ sinh con đẻ cháu từ thế hệ nầy qua thế hệ khác đã tạo nên con số đông đảo người phương Bắc tại vùng đất của người Lạc Việt.

Trong số những tướng của nhà Tần sai đi thực hiện cuộc Nam tiến có quan Đồ Thư, Nhâm Ngao và Triệu Đà...là những người được sử sách nhắc đến nhiều nhất. Đồ Thư đem quân đến đánh nước Âu Lạc, buộc Thục Phan phải khuất phục nhà Tần. Nhưng sau đó, nhà Tần suy yếu, dân Âu Lạc nổi dậy giết Đồ Thư, giành lại độc lập. Quan nhà Tần ở quận Nam Hải là Nhâm Ngao muốn đem quân lấy lại đất Âu Lạc, nhưng việc chưa thành thì bị bệnh mất. Trước khi chết, ông trao quyền lại cho Triệu Đà. Lúc bấy giờ Triệu Đà đang trấn giữ đất Long Xuyên được kiêm chức Lệnh Úy Nam Hải. Năm 208 trước Công nguyên, Triệu Đà đem quân đánh nước Âu Lạc của An Dương Vương (Thục Phán) lập ra nước Nam Việt.

Sử Ký của Tư Mã Thiên có một chương nói về Triệu Đà rất lý thú. Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, nhà Tần suy yếu, xã hội loạn lạc...Lưu Bang diệt được nhà Tần, thắng được Hạng Vũ, thống nhất thiên hạ, lập ra nhà Hán, xưng là Hán Cao Tổ.

Trong thời gian đó, Triệu Đà lấy được nước Âu Lạc của Thục Phán, hợp nhất Âu Lạc và Nam Hải thành một nước độc lập gọi là nước Nam Việt, tự xưng làm vua, lập ra nhà Triệu, tức là Triệu Vũ Vương (207-137 trước Công nguyên), đóng đô ở Phiên Ngung (nay thuộc Quảng Châu bên Trung Quốc).

Năm 196 trước Công nguyên, Hán Cao Tổ sai sứ là Lục Giả sang Nam Việt kêu gọi Triệu Đà về thần phục nhà Hán. Lúc bấy giờ Triệu Đà làm vua Nam Việt đã được 12 năm rồi và Lưu Bang mới lên ngôi được 11 năm.

Triệu Đà tự xem mình là anh hùng trong thiên hạ, sánh ngang với Hán Cao Tổ Lưu Bang, nên khi tiếp sứ nhà Hán ông đã có thái độ ngang nhiên tự đắc. Nhưng Lục Giả cũng đã thuyết phục được Triệu Đà về thần phục nhà Hán vì Triệu Đà vốn là người Tàu, quan của nhà Tần. Về sau, nhân khi Hán Cao Tổ mất, Lữ Hậu chuyên quyền, có sự xích mích biên giới với Triệu Đà nên Triệu Đà tự lập làm Hoàng đế và đem quân đánh chiếm đất của nhà Hán. Từ đó thanh thế của Triệu Đà lừng lẫy và ông đã dùng mọi nghi vệ như vua nhà Hán. Sau khi Lữ Hậu qua đời, Hán Văn Đế lên nối ngôi, lại viết thư qua kêu gọi Triệu Đà thần phục nhà Hán, từ đó Triệu Đà mới chịu từ bỏ đế hiệu.

Triệu Đà làm vua nước Nam Việt được 70 năm, thọ 121 tuổi, truyền ngôi cho cháu nội (con của Trọng Thủy) tên là Triệu Hồ, tức Triệu Văn Vương. Văn Vương là người tầm thường, không nối được chí của ông nội là Triệu Đà, nên bị nhà Hán chèn ép. Văn Vương làm vua được 12 năm thì mất (137-125 trước Công nguyên). Con là Anh Tề nối ngôi tức Triệu Minh Vương, được 12 năm (125-113 trước Công nguyên), lấy vợ người Hán là Cù Thị, lập làm Hoàng hậu. Minh Vương chết, con là Hưng nối ngôi tức Triệu Ai Vương (113) được 01 năm thì mất nước. Mẹ là Cù Thị lấy sứ nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý và đem nước Nam Việt của Triệu Đà dâng cho nhà Hán.

Lữ Gia là tướng của nhà Triệu (nước Nam Việt) giết Cù Thị, Thiếu Quý và Ai Vương, lập Thái tử Kiến Đức con của Minh Vương, mẹ là người Nam Việt, lên làm vua tức Triệu Dương Vương. Được một năm thì vua Hán sai tướng Lộ Bác Đức đem quân đánh lấy Nam Việt, vua và quan của Nam Việt bị giết. Năm 11 trước Công nguyên, nước Nam Việt bị đĩ tên là Giao Chỉ bộ, chia làm 9 quận do các quan của nhà Hán cai trị.

Từ năm 111 trước Tây lịch cho đến năm 939, Ngô Quyền giành được độc lập, sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.

3. Anh Hùng Lạc Việt: Cuộc Khởi Nghĩa Của Trưng Trắc, Trưng Nhị Năm 40

Nước Nam Việt của Triệu Đà bao gồm lãnh thổ của Triệu Đà và lãnh thổ của An Dương Vương Thục Phán trong đó có hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt gọi chung là người Việt như đã nói ở phần trên. Sau khi nhà Triệu mất ngôi, nước Nam Việt được đổi thành Giao Chỉ bộ và được chia thành quận huyện đặt dưới quyền cai trị của quan lại nhà Hán. Người Lạc Việt phải chịu nhiều sự áp bức, bất công, nhất là dưới thời Thái thú nhà Hán là Tô Định. Do đó, hai vị nữ anh hùng của Lạc Việt là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị đã nổi lên chống lại nhà Hán, diệt Tô Định, đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi đất nước, giành lại độc lập cho dân tộc. Khi đề cập đến biến cố nầy, sử gia Trung Quốc không xem thường những anh hùng của Lạc Việt.

a. Lý Lịch Trưng Trắc

Phạm Việp, tác giả Hậu Hán Thư (sử nhà Hán) đã viết về Trưng Trắc, Trưng Nhị với lời lẽ rất cảm phục:"Hựu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc, cập nữ muội Trưng Nhị phản công đầu kỳ quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giai ứng chi, khấu lược Lĩnh Ngoại lục thập dư thành. Trắc tự lập vi vương" (Hậu hán Thư, quyển 54, trang 747 trong Nhị Thập Ngũ Sử). Dịch:"Ở quận Giao Chỉ, có người đàn bà tên Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị nổi lên làm loạn, đánh phá trong quận. Dân man di ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, cướp phá hơn 60 thành ở vùng Lĩnh Ngoại. Trắc tự xưng làm vua".

Theo đoạn văn trên đây, Hai Bà Trưng nổi lên ở quận Giao Chỉ, phong trào lan rộng ra các nơi và dân man di (chỉ dân Lạc Việt lúc đó) hưởng ứng và cùng nổi lên đánh phá quân Tàu (Hán), chiếm được 60 thành.

Không một lãnh tụ nào của các nhóm mà sử Tàu gọi là man di dám xưng vương, ngoại trừ Trưng Trắc. Như vậy, Trưng Trắc là người kiệt hiệt nhất trong số đó. Con số hơn 60 thành trì nói đây, so với hoàn cảnh 1lúc đó, chúng ta có thể hiểu rằng đây không phài là thành trì to lớn như ở Việt nam hay ở Trung Hoa mà chúng ta thấy trước đây. Có thể đây chỉ là những công sự chiến đấu do người phương Bắc (người Hán) xây dựng lên để tự vệ trước sức tấn công của người bản xứ (Lạc Việt). Số người Hán nầy đã di dân đến đất Lạc Việt thời Triệu Đà, theo chính sách thực dân của nhà Tần. Cho đến thời nhà Hán, số người đó càng ngày gia tăng và họ lập được hơn 60 căn cứ gọi là "thành".

b. Chồng Trưng Trắc Là Thi Hay Thi Sách?

Theo sách Thủy Kinh Chú của Lệ Đào Nguyên, khoảng thế kỷ thứ 6, tác giả đã từng đến vùng Mê Linh, đã ghi lại được những điều nghe thấy như sau:"Châu Diên Lạc tướng tử, danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ, danh Trưng Trắc, vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê" (quyển 37, tờ 6 a). Chúng ta để ý trong Hán văn xưa, không có chấm, phẩy...Tùy theo mạch văn mà ngừng lại cho trọn nghĩa của câu.

Trong đoạn văn trên nếu ngừng ở chữ Sách thì câu văn sẽ như sau: "Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi Sách", nghĩa là: "Con trai Lạc tướng huyện Châu Diên tên là Thi Sách", và câu sau: "Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê", nghĩa là: "Con gai Lạc tướng huyện Mê Linh tên là Trưng Trắc là vợ". Nhưng Thái tử Hiền, con vua Cao Tông nhà Đường, khi bị bà Võ Tắc Thiên đày ra vùng quan ngoại, vào thế kỷ thứ 8, ông đã ngồi đọc lại sách sử và chú thích như sau:"Cứu Triêu Nhất Thanh viết Sách thê do ngôn thú thê"(tra cứu theo Triêu Nhất Thanh thì chữ Sách Thê là cưới vợ).

Do đó câu văn trên phải ngừng ở chữ Thi: "Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi" (con trai Lạc tướng huyện Châu Diên tên là Thi) và: "Sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê"(đi hỏi con gái Lạc tướng huyện Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ). Đọc tiếp đoạn Hán văn trên, chúng ta thấy: "Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo, Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê". (Trắc là người có can đảm và dũng lược, cùng với Thi nổi lên làm giặc. Mã Viện đem quân đánh đuổi. Trắc, Thi chạy vào Cấm Khê). Do chỗ sai lầm đó mà về sau các sách sử viết tên chồng của Trưng Trắc là Thi Sách.

Sự lầm lẫn nầy khởi từ sử gia Trung Quốc là Phạm Việp trong sách Hậu Hán Thư, quyển 54 trang 747, cột 3, ông viết: "Trưng Trắc giả, Mê Linh Lạc tướng chi nữ giả, giá vi Châu Diên nhân Thi sách thê, thậm hùng dũng". (Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ cho một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng). Dựa vào đó, các sử gia Việt Nam như Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hoặc Lý Tế Xuyên trong Việt Điện U Linh Tập (một chuyện hoang đường) cũng gọi chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, họ đều trích dẫn từ sách hậu hán Thư của Phạm Việp, nhưng họ không để ý đến phần chú thích của Thái tử Hiền ở phần cuối sách. Từ đó mới xuất hiện tên Thi Sách trong lịch sử. Cho đến nay, không ai có thể đính chính được ngoại trừ nah nước ra lệnh sửa lại điều sai lầm đó trong sách vở.

c.Nguyên Nhân Cuộc Khởi Nghĩa: Vì Thù Chồng Hay Vì Lý Do Chính Trị?

Theo sử Việt Nam mà chúng ta học từ nhỏ thì Trưng Trắc nổi lên đánh đuổi quân Tàu vì chồng bà là Thi sách bị Thái thú nhà Hán là Tô Định giết. Điều đó có đúng hay không? Lý do đó có thể vận động dân chúng căm hờn cùng đứng lên đánh đuổi xâm lăng được hay không?

Vào thế kỷ thứ 8, khi chú thích hậu Hán Thư của Phạm Việp, Thái tử Hiền có nói đến một chi tiết khác, chúng tôi cho đó là một yếu tố rất quan trọng, là nguyên nhân đưa đến cxuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Ông viết: "Giao Chỉ Thái thú Tô Định, dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ, cố phản". (Thái thú Giao Chỉ là Tô Định lấy luật pháp mà ràng buộc, nên Trắc tức giận, chống lại) (Chữ "thằng" là sợi giây, cũng có nghĩa là cột buộc).

Qua chi tiết trên đây, chúng ta thấy rằng Trưng Trắc là người Lạc Việt, một giống người bản xứ, có phong tục tập quán riêng. Khi Tô Định đến cai trị dân nầy, ông đã đem luật pháp của người Hán (Tàu) bắt dân Lạc Việt phải thi hành. Việc đó có thể đụng chạm đến cả tín ngưỡng của họ nữa. Đó là điều rất dễ gây căm phẫn trong nhân dân. Đó là chưa kể chính sách bóc lột về mặt kinh tế đối với họ. Cả Hậu Hán Thư và Thủy Kinh Chú đều nói rằng: Trắc cùng với Thi nổi lên làm giặc và khi bị Mã Viện đánh đuổi thì cả hai người chạy vào Cấm Khê. Vậy khi Trưng Trắc khởi nghĩa thì chồng bà là Thi vẫn còn sống và cùng chiến đấu bên cạnh bà. Lý do khởi nghĩa là vì quyền lợi dân tộc và được cả dân tộc làm hậu thuẫn chứ không phải vì báo thù chồng. Có thể về sau người chồng bị chết dưới tay quân thù, nhưng giai đoạn đầu chồng vẫn còn sống.

Lý do vì chống lại chế độ, chống lại luật pháp hà khắc nên Trưng Trắc khởi nghĩa đã được chứng minh bằng sự thay đổi chính sách cai trị của nhà Hán sau khi Mã Viện thắng được Trưng Trắc. Việc cử Mã Viện là một tướng già, bách chiến bách thắng và được gọi là "phục ba tướng quân" (vị tướng làm cho sóng gió phải yên lặng) qua đánh Trưng Trắc chứng tỏ tầm mức quan trọng của cuộc chiến. Mã Viện không những là một tướng có tài về quân sự mà còn là một tướng có tài về chính trị. Ông cùng Phó tướng là Lưu Long, Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí với một lực lượng hai vạn quân. Đến Hợp Phố, Đoàn Chí bị bệnh chết nên ông phải gánh vác trách nhiệm nặng nề hơn. Ngoài ra, ông còn tuyển thêm 12.000 quân tại Giao Chỉ nữa và phải mở đường, xẻ núi, phá rừng mà đi.

Lúc bấy giờ phong trào chống đối người Tàu lan rộng rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn mà cả một vùng rộng lớn gồm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều nổi dậy. Không cần tổ chức lãnh đạo, dân các nơi đều hưởng ứng, chứng tỏ cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân.

Hậu Hán Thư, quyển 54 trang 747 (trong Nhị Thập Ngũ Sử) chép: "Thập bát niên, Xuân, quân chí Lãng Bạc, dữ tặc chiến, phá chi, trảm thù sổ thiên, cập hàng giả vạn dư nhân. Viện truy Trưng Trắc đẳng, chí Cấm Khê, sổ bại chi, giặc toại tán tẩu" (Năm thứ 18 -hiệu Kiến Vũ nhà Hán- tức năm 42, mùa Xuân, quân đi đến vùng Lãng Bạc, cùng giặc đánh nhau, phá được chúng, chém đầu cả ngàn tên, bọn ra hàng có đến cả vạn. Viện đuổi theo bọn Trưng Trắc đến Cấm Khê, giặc bị thua liền mấy trận, bỏ chạy tán loạn). Mã Viện còn đuổi theo dư đảng của Trưng Trắc đến tận Cửu Chân, giết được hơn 5.000 người nữa. Vừa đánh, vừa cũng cố, đến huyện nào Viện cũng xây thành đắp lũy, tổ chức lại đơn vị hành chánh, dạy cho dân biết canh tác làm ăn. Sau đó mới giải thích cho dân hiểu luật pháp, dân mới dần dần nghe theo lời ông. Những quan của nhà hán cử sang cai trị dân Lạc Việt sau vụ Trưng Trắc đều ra sức giáo hóa dân, dạy cho dân biết cày cấy, biết lễ nghĩa.

Trước thời Tô Định cũng đã có hai quan Thái thú có tiếng tốt đối với dân, đó là Tích Quang ở quận Giao Chỉ và Nhâm Diên ở quận Cửu Chân. Phần nói về Nhâm Diên trong sách Hậu Hán Thư cho biết dân Giao Chỉ thích săn bắn chứ không biết dùng bò để cày. Dân Cửu Chân thì đốt cỏ rồi gieo giống làm ruộng. Nhâm Diên truyền đúc các thứ điền khí (lưỡi cày, lưỡi cuốc,v.v...) dạy cho dân cày bừa, khẩn ruộng để trồng trọt. Dân lạc Việt thời đó không biết cưới hỏi như người Hán. Họ không quen sống chung với nhau, nên không biết đạo cha con, đạo vợ chồng. Nhâm Diên phải gởi thư đi các huyện thuộc quyền ông truyền cho đàn ông từ 20 tuổi đến 50 tuổi, đàn bà từ 15 đến 40 tuổi phải tùy tuổi tác mà cưới hỏi nhau..cùng một lúc có đến 2.000 người tổ chức cưới hỏi...năm đó trời cho mưa thuận gió hòa, lúa má được mùa, dân đẻ con ra biết họ biết dòng...có người lấy tên Nhâm đặt cho con để tỏ lòng biết ơn...Những việc này xảy ra vào năm 29 đời Kiến Vũ nhà Hán, trước khi Tô Định đến cai trị Giao Chỉ.

Vì Tô Định không chịu cai trị dân theo chính sách của các vị tiền nhiệm mà lại quá hà khắc nên dân nổi loạn. Sử Tàu nói rõ lý do của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là vì chế độ hà khắc, nhưng sử gia Việt Nam lại gom cả hai làm một: vừa thù chồng, vừa chống chính sách. Đọc đoạn văn sau đây của Ngô Sĩ Liên, chúng ta thấy rõ điều đó: "Canh Tý nguyên niên, Hán Kiến Vũ thập lục niên, Xuân, nhị nguyệt, vương khổ Thái thú Tô Định thằng dĩ chính, cập thù Định sát kỳ phu, nải dữ kỳ muội Nhị, cử binh công hãm châu trị" (Năm Canh Tý (40) năm đầu, năm thứ 16 hiệu Kiến Vũ nhà Hán, mùa Xuân, tháng Hai. Vương đau lòng vì Tô Định lấy chính pháp ràng buộc, lại căm thù vì Định đã giết mất chồng, bèn cùng em gái là Nhị cử binh đánh phá châu trị). Theo ý của câu trên thì chồng phải bị giết trước khi khởi nghĩa, vừa thù chồng, vừa nợ nước!

Trong phần nói về Mã Viện (Mã Viện liệt truyện), sử gia Tàu đã nói đến Trưng Trắc vì có liên quan đến công trạng của Mã Viện. Nhờ chỗ có liên quan đó mà dời sau mới biết đến Trưng Trắc. Nếu sử Tàu không nói đến thì sử gia Việt Nam như Ngô Sĩ Liên khó mà có tài liệu để viết lại thời quá khứ. Sử Tàu nói rõ Trưng Trắc cùng chồng nổi lên đánh đuổi Tô Định. Vậy không phải vì thù chồng mà Trưng Trắc nổi dậy. Đưa yếu tố thù chồng vào sử sách đã làm lu mờ chính nghĩa vì dân tộc của cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc đi.

d. Cái Chết Của Trưng Trắc

Sử Việt mà chúng ta học từ bậc tiểu học nói rằng Trưng Trắc, Trưng Nhị nhảy xuống sông Hát (Hát giang) tự tử. Và chúng ta có bài "Dòng sông Hát..." ca tụng cái chết bất khuất của hai Bà. Nhưng Hậu Hán Thư lại nói một câu rất vắn gọn: "Minh niên, chính nguyệt, trảm Trưng Trắc, Trưng Nhị, truyền thủ Lạc Dương". (Năm sau (42) tháng Giêng, chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, gửi đầu về Lạc Dương). Lạc Dương là kinh đô nhà Hán lúc đó. Tuy vắn gọn nhưng gồm đủ mấy chi tiết ngày, tháng, lý do chết và gởi đầu về để làm chứng cho vua Hán biết. Về chi tiết nầy, ông Ngô Thời Sĩ trong sách Việt Sử Tiêu Án trang 40 viết rằng: "Trong đền thờ Hai bà Trưng, những đồ thờ tự, tất cả đều sơn đen, tuyệt không có sơn đỏ, dân địa phương không dám mặc áo đỏ, những khi đến yết cáo, có ai mặc áo đỏ đều cởi bỏ đi, không ai dám xúc phạm đến cấm lệ. Tục truyền rằng Trưng Vương chết vì việc binh đao, nên kiêng sắc đỏ vì giống như máu". Điều đó phù hợp với lời thuật của Hậu Hán Thư. Trong hai sử liệu thì Hậu hán Thư có trước Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cả ngàn năm. Chắc chắn Toàn Thư đã lấy từ Hậu Hán Thư các dữ kiện nầy. Có sách nói rằng người nhảy xuống sông tự tử là bà Mang Thiện, mẹ của Trưng Trắc.

Sau khi Trần Hưng Đạo thắng quân Mông Cổ ở trận Bạch Đằng, Lê Tắc chạy theo giặc lưu vong qua Trung Hoa. Thời gian sống ở đây, ông có nghiên cứu nhiều sách vở và có viết một cuốn sách nhan đề ‘An Nam chí lược". Ông là người Việt Nam đồng ý rằng Trưng Trắc bị Mã Viện chém đầu. Sách "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" do Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng nói: "Trưng Vương và em gái chống với quân Hán bị binh lính bỏ trốn, lại thế cô, cả hai thất trận chết". Chết trận, có nghĩa là bị chém, không phải tự tử.

Xin lưu ý một điều, vào thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn, sự tiến bộ về khoa nghiên cứu sử học (phương pháp sử học) ở Trung Quốc đã hơn hẳn thời xưa vì lúc đó trí thức bên Tàu đã có nhiều tiếp xúc với Tây phương và họ đã đặt lại vấn đề, xem xét lại các điều ghi chép thời xưa có hợp lý và đáng tin hay không. Do đó, sử gia nhà Nguyễn cũng đã học được từ nhà Thanh nhiều tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu sử học. Sách "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" do Quốc Sử Quán nhà Nguyễn biên soạn thời Tự Đức đã được đánh giá cao hơn so với các sử sách của nước ta ra đời trước đó.

Kết Luận

Người Việt Nam đã xem Hai Bà Trưng thực sự là anh hùng của dân tộc mình. Từ Lý, Trần trở về sau, sử sách đã hết lời ca tụng Hai Bà. Hình ảnh Hai Bà đã đi vào lòng người Việt Nam như là những thần thánh, khắp nơi nhân dân lập đền thờ Hai Bà. Ý thức độc lập đã có từ lâu đời với dân Lạc Việt thời Hai bà Trưng cũng như với những người di dân từ phương Bắc tới, tranh đấu để tự mình làm chủ giang sơn của mình. Từ Lý Cầm, Lý Tiến thời nhà Hán đến Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng cho đến Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền...Từ thế kỷ thứ mười trở đi, tổ tiên chúng ta đã vĩnh viễn giành được độc lập, đánh đuổi xâm lăng, tạo nên truyền thống tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam chúng ta, giống dân làm chủ vùng đất phương Nam như Lý Thường Kiệt đã khẳng định: "Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư..." (Nước Việt Nam của người Việt Nam).

Phượng Các
#14 Posted : Monday, April 17, 2006 1:06:38 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Chồng Bà Trưng Trắc Là Ai?Lê Thi

Lâu nay trong tất cả tài liệu sách báo chúng ta đều nói rằng chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai của quan Lạc tướng huyện Châu Diên. Thi Sách bị Thái thú Giao Chỉ là Tô Định giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi Tô Định chạy về Tàu để trả thù cho chồng, rửa hờn cho nước. Sự việc xảy ra vào năm 40 Công nguyên.

Nhưng cách đây hơn 30 năm, tôi có đọc một tài liệu lịch sử được viết một cách rất nghiêm túc lại cho rằng thực tế chồng Trưng Trắc tên là Thi chứ không phải là Thi Sách. Đó là quyển Phương pháp sử học của Nguyễn Phương do Viện đại học Huế xuất bản năm 1964.

Trong tài liệu đó tác giả Nguyễn Phương đã đưa ra những chứng ký hết sức thú vị và rất chặt chẽ để biện dẫn cho ý kiến của mình và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm này.

Theo tác giả Nguyễn Phương thì tài liệu sử đầu tiên nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là quyển Hậu Hán thư do Thái thú Phạm Việp viết vào thế kỷ V. Trong tài liệu này không hề đề cập đến tên của chồng bà Trưng Trắc. Sách chỉ viết "Hữu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc cập nữ đệ nhị Trưng Nhị phản công dịch kỳ quận".

Tạm dịch :"Giao Chỉ có nữ tử Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị làm phản đóng chiếm (ở) quận ấy".

Tiếp theo Hậu Hán thư, vào thế kỷ thứ VI, Lệ Đào Nguyên là người đầu tiên đề cập đến tên chồng bà Trưng Trắc trong tác phẩm Thuỷ kinh chú. Lệ Đào Nguyên viết "châu diên lạc tướng tử danh trưng trắc vi thê trắc vi nhân hữu đảm dũng tương thi khỉ tặc mã viện tương binh phạt trắc thi tẩu nhập kim khê" (Đoạn này trích nguyên Thuỷ Kinh chú không viết hoa và chấm phẩy ngắt câu theo tinh thần chữ Hán cổ).

Đến thế kỷ thứ 8, Thái tử Hiền đã chú thích cho bộ Hậu Hán thư và đã dùng đoạn trên trong Thuỷ kinh chú để nói rõ hơn về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Sau các chữ "Trưng nhị phản...." của Hậu Hán thư như vừa trích ở trên, Thái tử Hiền viết thêm lời chú: "Trưng Trức giả Mê Linh huyện Lạc Sách thê, thậm hùng dũng". Tạm dịch: "Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, (là) vợ của Thi Sách người Châu Diên, rất hùng mạnh".

Ở đây câu văn nguyên của Thuỷ kinh chú đã bị rút khỏi ngữ cảnh và vì thế khi đọc lên người đọc thấy ngay rằng ý của Thái Tử Hiền lấy Thi Sách làm một tên riêng.

Sai lầm bắt đầu từ đây.

Về sau các sử gia Việt Nam khi viết về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng đều dựa vào Hậu Hán thư để viết, vì vậy đều cho rằng: chồng của bà Trưng Trắc tên là Thi Sách. (Có thể chỉ một mình Lê Văn Hưu dựa theo Hậu Hán thư có lời chú của Thái tử Hiền sai, sau này Ngô Sĩ Liên dựa theo Lê Văn Hưu nên cũng sai nốt - nên nhớ Lê Văn Hưu viết Đại Việt sử ký vào thế kỷ 13, còn Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt sử ký toàn thư vào thế kỷ 15. Còn các sử gia sau này cứ tiếp tục theo Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên mà viết, nên cứ đinh ninh rằng chồng bà Trưng Trắc tên là Thi Sách cho mãi đến bây giờ).

Để hiểu rõ lý giải của Nguyễn Phương xin mời đọc lại ý kiến của ông trong tác phẩm đã dẫn ở trên trang 96, 97.

"Các nhà học giả Việt Nam như Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên cũng như nhiều người khác chắc ít khi đọc đến những bộ sách dài dằng dặc và ít hứng thú như bộ Thuỷ Kinh chú, trái lại họ chỉ đọc có Hậu Hán thư và cứ đinh ninh rằng Thi Sách là tên chồng bà Trưng Trắc. Nhưng giả sử học có biết đến đoạn văn chính thức của Thuỷ Kinh chú như vừa trích ở trên thì nhất thiết họ phải nhận thấy tên ông đó chỉ là Thi mà thôi chứ không thể nào là Thi Sách được. Quả thế nếu chấm phẩy cho đúng thì câu văn của Lệ Đào Nguyên phải viết ra Hán Việt như thế này: "Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi, sách Mê Linh lạc tướng nữ danh Trưng Trức vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng tương Thi khỉ tặc. Mã Viện tương binh phạt. Trắc Thi tẩu nhập Kim Khê" nghĩa là "Con trai của vị Lạc tướng Châu Diên tên là Thi, lấy con gái vị Lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ. Trắc là người có đảm dũng đem Thi nổi dậy làm giặc. Mã Viện đem quân sang đánh. Trắc và Thi chạy vào Kim Khê". Chúng ta thấy rằng tác giả Thuỷ Kinh chú khi gọi bà Trưng Trắc (cả 2 chữ) khi thì gọi bằng Trắc (1 chữ) và khi gọi bằng một chữ như vậy ông gọi với chữ sau (Trưng). Vậy giả sử tên chồng bà Trưng là Thi Sách thì khi gọi tắt bằng một chữ ông phải dùng chữ Sách chứ không phải chữ Thi, ấy thế mà hai lần sau ông vẫn cứ dùng chữ Thi chứ không lặp lại chữ Sách. Đằng khác chiếu theo nghĩa của câu văn thì phải hiểu rằng tên của chồng bà Trưng là Thi mà thôi mới đúng bơỉ vì "Sách vi thể" có nghĩa là lấy làm vợ" (Sđd, trang 96-97).

Nguyễn Phương cũng cho rằng không phải ông là người đầu tiên phát hiện ra sự sai lầm này. Người đầu tiên đề cập đến cái sai của Thái tử Hiền chính là Huệ Đồng, một cụ đồ nho người Tàu. Huệ Đồng đã đề cập đến cái sai lầm này khi bổ chú cho Hậu Hán thư. Lời bổ chú này được đăng trong phần phụ lục của chuyện Mã Viện, với nội dung như sau :"Cứu Triệu Nhất Thanh viết: Sách thê do ngôn thú thế. Pham sử tác "Gải vi châu diên nhân thi sách thê" mậu hỉ; án thủy kinh chú ngôn tương Thi" ngôn Trắc. Thi minh chỉ danh Thi (nghĩa là Xét Triệu Nhất Thanh nói rằng Sách thê còn có nghĩa là cưới vợ, quyển sử của Phạm chép "gả làm vợ người Châu diên tên là Thi Sách" là lầm vậy, xem Thuỷ Kinh chú thấy nói tương thi rồi nói Trắc và Thi chỉ rõ rằng tên ông đó là Thi). (Sđd, tr97).

Hàng năm cứ đến ngày kỷ niệm khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chúng ta thường lặp đi lặp lại ở khắp nơi chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách; và lại cho rằng bà Trưng nổi dậy trước để trả thù chồng sau để rửa hờn cho nước là không đúng sự thật và hạ thấp ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. Nếu Nguyễn Phương nói đúng (hay đúng hơn Thuỷ kinh chú nói đúng) thì cả gia đình bà Trưng đã vì nghĩa lớn mà nổi dậy chứ không phải chỉ vì "tình riêng".

Thiết nghĩ việc gọi đúng tên một người đã có công đấu tranh giành độc lập cho đất nước như chồng của bà Trưng Trắc là một việc cần thiết và cũng là trách nhiệm của các nhà sử học.

Ngày nay nền sử học của chúng ta đã bước được những bước dài, và điều kiện cũng thuận lợi cho phép xác định lại việc này một cách chính xác. Rất mong được nghe những lý giải hết sức lý thú và đầy thuyết phục của các nhà sử học.

Đà Nẵng tháng 2/1998
Phượng Các
#15 Posted : Tuesday, May 16, 2006 9:33:18 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Tem Thư Kỷ Niệm Hai Bà Trưng của VNCH phát hành năm 1959
Phượng Các
#16 Posted : Tuesday, May 16, 2006 9:44:09 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Công-Trường Mê-Linh SAIGON

Giá tiền 0đ50-xanh; 1đ00-màu rượu chát; 3đ00-hồng; 8đ00 lam.

Số lượng: 0đ50- 2 triệu; 1đ00- 2 triệu; 3đ00- 1 triệu; 8đ00- 1 triệu.

Họa-sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ.

Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát.

Phát hành: ngày 01/03/1963.

Ngày thu hồi: 31/03/1964 do Nghị-Định số 64/025/NĐ/CC ngày 23/11/1964 của Bộ Giao-Thông, Công-Chánh và Bưu-Điện.

Đề tài: Mẫu vẽ trình bày ở trang đầu ba chân dung phụ-nữ, biểu-hiệu với lối phục sức khác nhau, ba đại-diện cho các giới phụ-nữ trí-thức, tân-tiến, nông-thôn hay lao-động tại các đô-thị. Phía sau là hình thức tượng ghi nhớ công đức hai bà dựng tại Công-trường Mê-Linh Sài Gòn, tượng bị phá hủy sau ngày cách-mạng 1/11/1963.

Tem "Công-trường Mê-Linh" phát hành ngày 01/03/1963 nhân dịp Lễ Kỷ-niệm Hai -Bà-Trưng cũng được thừa nhận là "Ngày Phụ Nữ Việt-Nam".

Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

nguồn: http://truclamyentu.ifrance.com/

PC
#17 Posted : Sunday, March 30, 2008 3:19:49 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Má hồng dựng nước

Lê Ngọc Hồ


Ngày xưa má phấn phất cờ.
Tay ngà kiếm bạc cơ đồ dựng xây
Giang san gánh vác vai gầy,
Ngàn sau tướng sĩ cũng ngây anh hùng.
Gót sen ngọc từng chiến khu kích thích
Chí ba quân quyết giải phóng quê hương
Trắng khăn tang hồng bụi phủ đường trường.

Đôi mày liễu cau lên màu căm giận,
Trả nghĩa nước báo thù chồng phục hận.
Thon tay ngà bóp méo chuỗi long đao.
Ngựa thần phi lá cuốn đổ ào ào

Sâu rừng rậm từng chiến khu luyện tập,
Người thanh sát những đoàn quân thành lập.
Gái như trai, tập đoản kiếm, trường thương.
Huấn luyện voi làm quen với chiến trường

Trăng soi đầu ngựa trắng
Hai liệt nữ họ Trưng
Lóe tia mắt anh hùn
Rừng khom lưng im lặng

Con cò bay lả bay la
Châu phong bay tới, bay về Mê Linh(1)

Tình tang có biết dân mình?
Một phường xâm lược coi khinh giống nòi!
Thét lên thề với Đất Trời!
Lũ quân Tô Định tời bời một phen!

Lửa rừng đêm! Lửa rừng đêm!
Lấp loáng sà mâu, mã tấu,
Những vì sao thẹn đi êm,
Khép nép run mình ngưu đẩu!

Linh thiêng giây phút gươm thề,
Khí thiêng sông núi đi về quân ta.
Cờ vàng đậm nét máu hoa,
"Diệt tan xâm lược" thét loa lời nguyền

Muôn giọt máu viết nên lời quyết thắng,
Lá cờ Nam lồng lộng nét hồng tươi.
Nét máu hòa quyết chiến của muôn người
Tiếng sấm nổ vang lời hô cứu nước.

Lửa bập bùng! Lửa bập bùng!
Cương quyết máu trào sôi réo,
Nữ quân nét mặt sáng rừng,
Đường gươm rồng bay múa dẻo!

Ô kìa rừng hát quân ca!
Đồi thông gió réo như loa lệnh truyền.
Nẻo hoa bờ suối lâm tuyền,
Tim dâng hương ướp lời nguyền non sông.

Sấm trống đồng! Sấm trống đồng!
Vang vang lời ca quyết chiến,
Dưới ánh hồng! Dưới ánh hồng!
Hằn lên căm thù thể hiện.

Uy nghi hùng nữ tướng
Mây ngũ sắc lọng che
Giáp rồng lưng bạch tượng
Hồn sông núi đi về…

Mặt trời mọc trên ánh vàng đoản kiếm,
Quá oai phong đội xung kích tiền phương,
Lộng máu thề cờ giải phóng quê hương.

Ngực vươn tới cánh tay trần ngạo nghễ
Chí kiêu dũng vào lòng bao thế hệ.
Đoàn ngựa câu đội kỵ mã cung tên,
Quân trường thương đen thuẫn sát đứng bên

Bầy nữ tướng đoản đao hầu cần vệ

Cờ nương tử hồng phai cánh nắng!
Dòng thời gian yên lặng nghe tin.
Không gian tim nữ đi tìm,
Hào quang chiến thắng tôn vinh nữ hoàng.

Quân ta sóng lớp hàng hàng,
Vỡ bờ tràn ngập tan hoang giặc nhà
Tay ngà trỏ thẳng kiếm hoa,
Sóng quân ào ạt xông pha trận tiền.

Sáu lăm(65) thành vỡ liền liền
Đông, Tây hai Quảng toàn miền Lĩnh Nam(2)
Cờ vàng lẫn bóng Rồng Nam,
Uy hùng Bách Việt vẹn toàn như xưa.

Thơm danh biết mấy cho vừa!
Hai trang liệt nữ hái mùa vinh quang!

Đấu tranh đầu chiến sử vàng
Giang san thu lại Văn Lang nước mình
Tuyệt vời cầm kiếm tay xinh,
Má hồng dựng nước nhiệt tình non sông.

Gót sen phất phới quần hồng,
Hoàng bào, giáp tía xung phong chiến trường.
Anh thư, liệt nữ, Trưng Vương,
Giai nhân nước Việt phi thường ngàn sau!
Quê hương giải phóng công đầu!

Giang san! Đây vẫn giang san,
Gia tài tiên tổ dặm ngàn gấm hoa.
Đất màu đẹp tợ bài ca,
Đồng bằng vẽ đẹp phù sa sông hồng

Quảng Tây cho chí Quảng Đông
Văn minh núi Đọ, một Đông Sơn tình (3)
Lạc trường tô điểm Bắc Ninh!

Con cò bay lả bay la,
Bay qua khắp trấn, bay xa khắp vùng
Bay đi báo mãi tin mừng,
Vẻ vang thắng trận tưng bừng. duyệt binh
Trên trời có đám mây vàng
Aùnh trời lọng tía nữ hoàng uy nghi.
Tay ngai dựa núi Ba Vì,
Con voi núi phục chân quì tung hô.

Ngày nào đẹp tựa bài thơ,
Mây trọi ngũ sắc, gió mơ ướm lời.
Hải Nam sóng đẹp chơi vơi,
Trưng vương lộng lẫy sáng ngời dung nhan
Ngọc trai lấp lánh bào vàng,
Kim cương chuôi kiếm hào quang muôn màu

Duyệt binh Trưng Nhị đi đầu,
Giám hồng, kiếm bạc, ngựa câu đen tuyền.
Phù dung nửa mái tóc huyền

Hàng hàng sóng đổ
Đoàn quân nữ binh
Những đóa hoa xinh
Aùo xanh, lưng đỏ

Đoàn bách thắng tiền phương xung kích
Kiếm ngang lưng, thuẫn, mâu sắc cầm tay.
Đoàn kỵ binh uy dũng đã bao ngày

Quân tác chiến cao trường thương sáng loáng,
Voi trăm thớt luyện công phu năm, tháng.
Đoàn dân quân mã tấu với dao găm
Thắng địch rồi quên hết nét hờn căm

Quân sơn cước lưng đeo đầy cung nỏ,
Nắng nạm sáng nhung phục màu đen đỏ.
Đoàn quân ca đủ nhạc khí bát âm,
Hồi trống đồng vang vọng mãi tiếng ngân.

Con cò bay lả bay la,
Bay qua Thanh hóa, bay về Đông sơn.(4)
Nữ hoàng kinh lý thăm dân,
Toàn dân nghinh đón trăm phần kính yêu.

Biết bao hương án, lọng điều,
"Trưng Vương vạn tuế" cánh diều viết hoa.
Cổng chào nghênh đón từ xa,
Trống đồng ngàn chiếc chói lòa ánh dương.
Văn minh rực rỡ phi thường!

Đầy mâm vàng lễ vật
Quì dâng lên nữ vương
Gói ghém tình mến thương
Lòng dân hiền chân thật.

Đoản đao chuôi ngọc nạm vàng
Khắc ghi chiến thắng huy hoàng năm qua.
Nào chuôi kiếm báu ngọc ngà,
Đây đồ trang sức nét hoa tuyệt vời
Đây là"thần tượng Mặt Trời."

Ngài luôn nụ cười xinh
Hỏi dân biết sự tình
Đây khắc hình trên mã não
Này đây rồng bay thêu áo

Nét vẽ hình học khắc trạm trên ngà,
Đồ gấm xinh bao đường nét gấm hoa.
Quá rực rỡ nền văn minh sáng lạn!
Thế nước nhỏ nhà vua đăm chiêu lo lắng!
Một nước Tàu đông, lớn quá tham lam
Bao nhiêu phen cướp nước của phương Nam.

Một Tô Định chạy dài thân bại Tướng
Cả Hán triều náo động đã bao phen,
Đại cường đâu có phải một nước hèn.
Lo trả hận bị gái Nam làm nhục!

Sửa soạn mãi ba năm vừa kịp lúc,
Chọn tướng tài giỏi nhất của Trung hoa,
Kinh nghiệm nhiều: Mã Viện tự Phục Ba,
Tuyển thiện chiến, cấp tối tân võ khí,
Như kiến cỏ biển người quân đánh thí.

Giặc Tàu ỷ thế đông người
Xua quân cướp nước gấp mấy mươi lần quân ta
Dù cho danh tướng Phục Ba,
Vẫn còn e sợ đàn bà nước Nam.
Đủ mưu, dư bạc hắn làm,
Từ vàng mua chuộc, từ hăm dọa nhiều
Đê hèn, dơ bẩn đến điều!
Cho quân lính giặc làm liều khỏa thân.
Cốt gây e thẹn nữ quân,
Đoàn ta đâu phải nữ nhân thường tình!
Càng hăng chiến đấu quyết tình,
Ngựa hồng máu vẽ trung trinh ngàn đời!

Dẫu cho thế mạnh xâm lăng,
Hai Bà đã quyết không hàng Trung hoa.
Anh thư viết bản hùng ca,
Lòng son tận hiến nước nhà xả thân!

Cấm khê hề Cấm khê
Hai Bà quyết gươm thề
Còn một giờ vẫn đánh
Dẫu giặc già thế mạnh

Nữ hoàng làm lễ tế trời,
Tế hồn Quốc Tổ, dâng lời Non Sông,
Nước nguy dẫu mảnh quần hồng,
Cầm gương lãnh đạo tấc lòng trung trinh.
Phất cờ nương tử chí tình,
Máu, gan, tim, não hết mình tiến dâng.
Giờ đây thế giặc hàng hàng,
Dâng hồn Tổ Quốc, thân tan ngọc chìm!

Con cò bay lả bay la,
Bay qua sông hát, bay về Đồng nhân (5)
Tượng Đá ngàn năm!
Muôn năm tượng đá hai Bà,
Tim người dân Việt khắc hoa dâng tình

Giỗ hàng năm! Giỗ hàng năm!
Hai mươi ngày kị tháng hai,
Còn non, còn nước, nhớ dài ngàn sau.
Vòng hao gái Việt công đầu!

Tham, gian giặc đến Đông sơn,
Chúng mau cướp bóc sạch trơn, tiêu điều.(6)
(Văn minh rực rỡ còn nhiều
Trống đồng chôn chặt, nhiễu điều dấu đi)
Aùc thay lũ giặc! Một khi
Giết người ghê tởm! Đua thi đốt nhà,
Tướng Tàu cố gắng tìm ra,
Bao nhiêu báu vật Trung Hoa lạ lùng! (7)

Dòng hồn người dân Việt
Vẫn hằng năm tha thiết
Nhớ công đức Hai Bà
Dệt những trang gấm hoa
Vàng son dòng quốc sử!

Vua qua sông Hát bấy giờ (8)
Hương vương sóng nước sương mơ trời chiều.
Áo xanh, mũ đẹp, lưng điều,
Dong cương ngựa sắt gió vèo lướt qua.
Uy nghi nhị nữ mặt hoa.

Ai qua sóng nước trường giang ấy
Có thấy Hai Bà bóng nước gương?
Ai xem chiến tích vàng son ấy,
Có nghẹn ngào dâng nỗi kính thương!
Hương thơm sông Hát ngàn thu ấy
Ngây ngất trời Nam quá dị thường.

_______________________________________________

(1) - Huyện Mê linh, đất Phong Châu (nay thuộc huyện An Lãng, tỉnh Phúc yên) Phan Kế Bính, Nam Hải Dị Nhân, trang 5.

(2) - Xứ Lĩnh Nam (thuộc hạt Quảng Đông, Quảng Tây Trung Hoa bấy giờ) P.K. Bính, N.H.D.N trg 6. Thời Hai Bà Trưng thuộc nước ta.

(3) - Núi Đọ, Đông Sơn (Thanh Hoá), Lạch Trường (Bắc Ninh) nơi các nhà khảo cổ phát hiện ra thời Đồ Đá cũ tiền sử xưa cả trăm ngàn năm và dấu tích nền văn minh VN.

(4) - Vào khoảng 500 trước J.C. Dân cư Đông sơn lúc bấy giờ đã học được cách dùng kim khí, cách làm đồ nữ trang và bùa bằng thứ đá quí giống loại bích ngọc. Bấy giờ đồ gốm đã tốt hơn và có trang trí với những mẫu theo hình học. Đồng thời cũng đã xuất hiện những kiểu trống lớn bằng đồng đỏ có những mẫu trang trí tượng trưng loại hình học, hoặc phỏng theo hình người, hình thú hay nhắc lại những buổi lễ tôn giáo. Những hình trang trí trên các mẫu trống ấy chứng tỏ những quan niệm tôn giáo đã khá phát triển gồm có sự tôn thờ mặt trời và Trời. Olov R.T.JANSÉ (giáo sư Harvard), nguồn gốc văn minh VN, xuất bản đại học, Huế, Cao Hữu Hoàng dịch, trg 7.

(5) - Hai Bà liều mình xuống sông, rồi hóa ra hai người bằng đá, các làng bên sông tranh nhau ra vớt, nhưng chỉ có làng Đồng nhân, huyện Thanh Trì ( Hà Đông) vớt được lập đền thờ. P.K.Bính, NHDN trg 7.

(6) - "Một trong những đạo quân của Mã Viện xuống Đông sơn, cuộc chém giết rất ghê tởm, Đông sơn bị cướp bóc và tiêu diệt. Biến cố này đánh một đòn rất nặng vào văn minh Đông sơn. Nhưng một vài thủ lãnh trốn thoát , có nhiều chỗ chôn dấu những chiếc trống đã được tìm thấy từ khoảng 50 năm nay." Janse,trg 7

(7) - "Nhiều cổ vật ở Đông sơn có những hình thức và kiểu trang trí không phải ở Trung Hoa, và có khi ở Trung Hoa hoàn toàn không có" Jansé, trg 7.

(8) - Vũ Quỳnh - Kiều Phú, Lĩnh Nam chích quái, tr 63. Vua đây là vua Lý Anh Tôn.

chimvietcanhnam
viethoaiphuong
#18 Posted : Monday, December 21, 2009 1:23:02 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP



Bản Dịch: Lê Hữu Mục



NHỊ TRƯNG PHU NHÂN



Sử chép: Bà chị tên là Trắc, bà em tên là Nhị, vốn họ Lạc (1), con gái Lạc tướng ở Giao Châu ta, người huyện Mê Linh, châu Phong. Bà chị được gả cho Thi Sách, người huyện Chu Diên. Thi Sách là người có dũng lực, trọng hào khí, tiếng đồn như gió, bị Thứ sử Tô Định thiết kế hãm hại. Bà chị phẫn nộ mới cùng với em cử binh trục xuất Tô Định, công hãm Giao Châu ta.

Do đấy, Nhật Nam, Hợp Phố, Cửu Chân đều trống gió mà hưởng ứng, lược định hơn sáu mươi thành ở Lĩnh Ngoại, tự lập lên làm vua nước Việt, đóng ở Chu Diên (2) mới xưng là họ Trưng (3).

Lúc bấy giờ Tô Định chạy qua Nam Hải, Quang Vũ nhà Hán nghe tin, giận mà biếm Định qua quận Thiểm Nhĩ, sai bọn Mã Viện Lưu Long đem đại quân sang đánh đến Lãng Bạc (4), Phu Nhân cự chiến, nhưng quả bất địch chúng, phải lui về bảo về Cấm Khê (5); quân lính ngày một ly tán, Phu Nhân bị thế cô phải tử trận. Thổ nhân thương cảm, lập đền thờ phụng, thường có linh ứng, bây giờ đền thờ ở huyện An Hát.

Vua Anh Tông nhà Lý, nhân trời đại hạn, khiến thiền sư Tịnh Giới đến đền cầu mưa, quả được mưa, khí mát buốt người. Vua mừng liền qua xem, hốt nhiên ngủ mộng thấy hai thiếu nữ mặt hoa mày liễu, áo lục quần hồng, mão đỏ, thắt lưng, cỡi ngựa sắt theo mưa mà chạy ngang. Vua lấy làm lạ mới hỏi. Đáp rằng:

- Thiếp là chị em Nhị Trưng đây, vâng mệnh Thượng đế xuống làm mưa.

Vua tỉnh dậy mà cảm, sắc phong trùng tu từ vũ, rồi sắm lễ vật đến tế, sai sứ rước về phía Bắc Đại nội, dựng đền Vũ Sư mà thờ phụng. Sau lại thác mộng cho vua xin lập đền thờ ở làng Cổ Lai, vua nghe theo, sắc phong Trinh Linh Phu Nhân.

Năm Trùng Hưng thứ tư, phong bà chị là Chế Thắng phu nhân, năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia thêm hai chữ Thuần Trinh. Lại gia phong thêm cả bà chị và bà em hai chữ Bảo Thuận, thường thường vẫn có linh ứng.



Tiếm bình

Trung triều xa cách, quan Thú Lệnh tham tàn, lúc bấy giờ trăm trai nước Việt đều là vợ hầu của Tô Sứ Quân cả.

Phu Nhân lấy tư chất là một người vợ hiền, mang mối thù bất công đái thiên. Quần thoa xướng nghĩa, quê thác liền thề đuổi quan Thứ sử, chiếm lại đô thành, bờ cõi Cửu Chân, Hiệp Phố lại thấy rõ ánh sáng mặt trời, há chẳng phải là oanh oanh liệt liệt một kẻ trượng phu hay sao?

Từ xưa cho đàn bà là âm nhu, ở về hào lục ngũ, như bà Lữ Trì nhà Hán, bà Võ Anh nhà đường vẫn thường hiệu lệnh thiên hạ, hét nạt gió sấm, nhưng đều nhờ nghiệp cả của Tiên Đế, khinh bỉ Tự quân là trẻ con, dùng oai lực ngự hạn kẻ dưới, rốt cuộc cũng chỉ là kẻ có tội muôn đời. Trái lại hai Phu Nhân đây, đem một lữ đoàn binh sĩ, một mai mà hạ năm mươi sáu thành, dũ xiêm Bách Việt, trở mặt phương nam mà xưng Cô, cùng với Triệu Vũ Đế, Lý Nam Đế không hơn không kém, khiến cho đời sau đều tôn xưng là Vương. Tuy chẳng chịu theo kế hoạch của người mới có trận thua ở Cấm Khê, mà cái khí tượng chính đại quang minh đã bao trùm cả khoảng trời đất, khiến cho người đời thán mộ và hăng hái thêm thì con gà mái gáy buổi mai của nhà Hán, nhà đường có đáng làm đứa thị tỳ đội dung quan, mặc lục y đẩy xe cho hai bà hay không?

Bây giờ miếu ở cửa An Hát huyện Phúc Lộc, đền đài nghiêm chỉnh, người vào chiêm bái đều phải khởi kính; người trong ấp mỗi khi có lễ rước thì làm ra voi ngựa hệt như khi hai bà ra trận, khí tượng thật là oai hùng. Ở An Lãng, Hạ Lôi đều có tự nghi trương khí, miếu mạo tráng lệ, hành khách đi ngang qua miếu đều phải lưu luyến thưởng ngoạn, đến cả mặc khách tao nhân cũng qua lại ngâm đề như dệt, thực Phu Nhân là bất tử vậy.

Gần đây, có bà liệt phụ ở Trảo Nha, bà trinh phi ở Tỳ Bà, thung dung tựu nghĩa, toàn quốc ai cũng tấm tắc khen ngợi. Khí khái của hai bà này phỏng khiến gặp địa vị như Trưng Vương biết đâu chẳng khôi phục đất Mê Linh mà cướp cả Chu Diên, tiếng vang Nhật Nam mà sóng êm hồ Lãng Bạc, làm những sự long trời động đất vậy.



Ghi chú:

1) Theo Lĩnh Nam Chích Quái, tên họ của hai bà là Lạc. Chữ này rất giống với chữ Lạc nên ta có thể nghi ngờ mà cho rằng có lẽ tác giả Lĩnh Nam Chích Quái là Trần Thế Pháp đã đồng ý với Lý Tế Xuyên mà công nhận họ của hai bà Trưng là Lạc. Theo Cương Mục thì Trưng Vương vốn họ Lạc, lại có họ khác nữa là Trưng (Cương Mục, quyển II, tờ 9b). Chồng bà Trưng Trắc tên là Thi chứ không phải là Thi Sách (theo Thuỷ Kinh Chú, q.37, tờ 62).

2) Theo Lĩnh Nam Chích Quái, Trưng Vương đóng đô ở Ô Diên, theo Cương Mục và phần đông sử sách thì là bà đóng đô ở Mê Linh là huyện nhà, ở châu Phong nay làng Hạ Lôi tỉnh Phúc Yên.

3) Lĩnh Nam Chích Quái cũng nói rõ là khi xưng vương bà Trưng mới xưng là họ Trưng. Cương Mục chỉ nói “Lược định được 65 thành ở Lĩnh Nam, ngài tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh (hay Mi Linh).

4) Hồ Lãng Bạc: tức Hồ Tây ngày nay, theo Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, nhưng theo Maspéro Lãng Bạc ở vào vùng Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cương Mục cũng cho Lãng Bạc là Dân Đàm, tức Hồ Tây.

5) Cấm Khê nay ở Vĩnh Yên, phủ Vĩnh Tường. Cứ xem cách giàn trận của Mã Viện thì Lãng Bạc có thể ở Tiên Du. Tại sao ở miền núi lại không thể có hồ và sóng bạc? (xem lời chú tỉ mỉ về Cấm Khê trong Cương Mục, tiền biên, q.II, 11b.
ductriqueanh
#19 Posted : Tuesday, December 22, 2009 4:08:46 AM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)

Có người đọc báo Glamour nói rằng có nhắc đến Hai Bà Trưng trong một bài viết về những người phụ nữ.... không nhớ là nổi tiếng từ xưa đến nay hay là gì đó. Để em phải đi lùng kiếm cái bài đó
ductriqueanh
#20 Posted : Tuesday, December 29, 2009 4:42:03 AM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)
Users browsing this topic
Guest (4)
3 Pages123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.