Thưa qui' bạn,
Mấy hôm rày SL quá bận làm người giữ vườn và quét vườn bên mục thảo luận về Tuyển Tập Phật Giáo nên không vào trang Về Miền Đât Phật này được. Xin quí bạn thông cảm cho SL.
Hôm nay SL xin mời quí bạn tìm hiểu thêm vài nét về vườn Lộc Uyển và các ý chính về Tứ Diệu Đế là bài pháp đầu tiên của Đức Phật đã giảng cho 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển này.
Vài nét về Vườn Lộc UyểnVườn Lộc Uyển là nơi Đức Phật Thích Ca đến thuyết pháp sau khi Phật đắc đạo dưới cội bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng.
Vườn Lộc Uyển ở Sanarth, cách Varanasi không đầy 8 cây số. Từ Bồ Đề Đạo Tràng Đư’c Phật phải vượt 120 cây số để đến vuờn Lộc Uyển giảng bài pháp đầu tiên mang tên Kinh Chuyển Pháp Luân về Tứ Diệu Đế là Bốn sự thật chân chính cho 5 anh em Kièu Trần Như là những người trước đây đã đồng tu với Đức Phật và rời bỏ Phật vì họ không đồng tình với quyết định từ bỏ lối tu khổ hạnh của Ngài. Tuy nhiên vì dáng dấp uy nghi, cao quí của Ngài đã khiến cho 5 vị tỳ kheo này quí phục nên đã ngồi nghe Phật thuyết giảng bài kinh này.
Tứ Diệu Đế là bốn sự thật hay đẹp, quí báu, chắc chắn, rõ ràng, đúng đắn nhất. Đó là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
Khồ đế: Trình bày sự thật Đời là bể Khổ. Đức Phật ví đời là bể khổ mênh mông đầy mồ hôi và nước mắt. Căn cứ vào kinh Phật, có thể phân loại ra tam khổ (khổ khổ, hoại khổ, hành khổ) và bát khổ( khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, sanh khổ, lão khổ, bịnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tằng hội khổ.
Tập đế: Trình bày nguyên nhân của những sự khổ. Cội gốc của sinh tử luân hồi là do phiền não, mê lầm mà ra. Có 10 phiền não gốc là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
Diệt đế: Trình bày những quả vị an lành, tốt đẹp mà chúng sinh sẽ đạt được khi đã diệt trừ được những nỗi khổ và nguyên nhân của đau khổ. Quả vị ấy chính là Niết Bàn.
Đạo đế: Trình bày về những phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc thật để thành Phật.
Đạo đế là phần quan trọng nhất trong Tứ Diệu Đế.
Trong Đạo đế, Đức Phật trình bày 37 phẩm trợ đạo chia ra làm 7 loại:
1- Tứ niệm xứ
2- Tứ chánh cần
3- Tứ Như Ý túc
4- Ngũ căn
5- Ngũ lực
6- Thất bồ đề phần
7- Bát chánh đạo phần
Trên đây là sơ lược ý chính của Tứ Diệu Đế. Nếu quí bạn nào muốn tìm hiểu rõ ràng hơn về
Tứ Diệu Đế, xin tìm đọc quyển Phật Học Phổ Thông do cố Hoà Thượng Thích Thiện Hoa biên soạn có thể tìm thấy ở thư viện các chùa.
Ngày xưa, vườn Lộc Uyển là một thiền viện to lớn có thể chứa 1,500 tu sĩ đến tu tập hoặc nghe thuyết giảng, nhưng trải qua bao nhiêu thời đại nên đã bị tàn phá nhiều, nay chỉ còn lại những đổ nát, hoang tàn.
Ngày nay, vườn Lộc Uyển là một công viên lớn có bán vé vào cửa khoảng 100 rubi (khoảng hơn 2 đô la Mỹ). Bên trong là những bãi cỏ xinh tươi và bầy nai vàng dễ thương. Trong vườn này còn lại bảo tháp Dhamekh cao 33 m được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên vì sau này các nhà khảo cổ tìm ra được tại nơi đây một bảng đề "Dhamaka” (pháp luân), nên mới chắc rằng đó là nơi Phật giảng bài pháp đầu tiên.
Trong vườn Lộc Uyển, SL thấy một nền đá hình vuông, mỗi chiều khoảng 13 m, dày 2m, cao chưa đến 5m, ngày xưa là nơi trú xá của Đức Phật trong mùa mưa, nay là nơi nhiều khách hành hương ngồi thiền định.
Phía nam của nền tháp này là một nền đá hình tròn, đường kính tròn khoảng 14 m. Đây là dấu tích của tháp Dharmarajika, ngày xưa của vua A Dục xây để thờ xá lợi Phật. Tháp này bị phá huỷ để lấy gạch xây dựng các công trình khác vào thế kỷ thứ 8. Khi đào tháp lấy gạch, dân địa phương tìm thấy một hộp đá đựng xá lợi Phật và họ đã đem thả xuống sông Hằng theo truyền thống Ấn Độ.
Tại một ngôi chùa Tích Lan kế vườn Lộc Uyển có trình bày Kinh Chuyển Pháp Luân đựợc viết với nhiều ngôn ngữ khác nhau: Anh ngữ, Hoa ngữ, Tạng ngữ và có cả bản Việt Ngữ nữa.
SL cũng được chiêm bái tượng Đức Phật ngồi thuyết giảng Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều trần Như tại ngôi chùa này
Lộc Uyển cũng chính là nơi thành lập tăng đoàn đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo.
Cổ tháp Dhammekh nhìn từ xa
Nền đá nơi trú xứ của Đức Phật còn lại trong vườn Lộc Uyển
Nai trong vườn Lộc Uyển