Rank: Advanced Member
Groups: Registered, Editors Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 5,044 Points: 3,390 Location: Lục điạ hình trái táo Thanks: 340 times Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
|
Thơ Bút Tre - Một trường phái thơ kỳ lạ (Trích lược bài viết của Nguyễn Ngọc Bảo)
Có một giai thoại thơ Bút Tre liên hệ đến nhà thơ Bùi Giáng khá thú vị đã được đồn đãi như sau:
Sau biến cố tháng Tư 1975, các văn nghệ sĩ miền Nam người thì đã vượt biên, người thì bị cầm tù, riêng nhà thơ Bùi Giáng không chịu cảnh tù tội vì là người mang bệnh tâm thần.
Nghe kể, một hôm Bùi Giáng ghé trụ sở Hội Nhà Văn ở thành Hồ chơi. Lúc bấy giờ, nhà thơ Thu Bồn, một ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam đang đứng trò chuyện với nữ sĩ Thu Ba, trông thấy ông bèn gọi lại bảo rằng:
- Nghe đồn ông có tài xuất khẩu thành thơ, làm một bài cho anh em nghe chơi.
Bùi Giáng gãi tai trả lời:
- Lâu qúa tui hông có làm thơ, quên mất cả rồi.
Thu Ba năn nỉ:
- Làm đại một câu lưu niệm đi mà. Bấy lâu nay chỉ kiến văn kỳ thanh, hôm nay mới kiến diện kỳ hình ông đó.
Bùi Giáng cười móm mém: - Nhưng tui làm dở, đừng có cười tui nghe!
Thu Bồn giục:
- Thôi mà đừng khiêm tốn nữa, không ai cười đâu.
Bùi Giáng tằng hắng một tiếng rồi đọc:
Thu Ba khen ngợi Thu Bồn Thu Bồn cảm động sờ …vai Thu Ba
Thu Ba nhăn mặt:
- Ý dà, ông làm thơ lục bát chi mà chẳng có vần điệu gì hết trơn.
Bùi Giáng đáp:
- Thì sức tui chỉ có vậy, cô muốn thơ có vần thì kiếm chữ khác thay vào đi.
Thu Ba bỗng đỏ mặt hứ lên một tiếng. Bùi Giáng lại móm mém cười một cách ngây thơ rồi quay đi trước cái nhìn giận dữ của Thu Bồn.
Đa số quần chúng, đù đã nhiều lần nghe đến những câu gọi là thơ Bút Tre với thái độ thích thú và tán thưởng nhưng ít ai hiểu rỏ gốc gác ông Bút Tre. Cũng chẳng mấy người biết tại sao có sự phân biệt giữa thơ Bút Tre thật và thơ Bút Tre dân gian cùng những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai loại thơ này.
Bút Tre thật
Bút Tre là bút hiệu của ông Dặng văn Đăng, sinh năm 1911 tại Sông Thao, Vĩnh Phú. Thời niên thiếu ông theo học chương trình giáo dục của Pháp. Đến khi trưởng thành, ông được bổ nhiệm làm giáo học tại Tuyên Quang.
Sau năm 1945, Ông Đặng văn Đăng tham gia kháng chiến. Năm 1962, ông được cất nhắc làm trưởng ty văn hóa Phú Thọ cho đến năm 1968. Ông về hưu năm 1970 và mất năm 1987.
Tập thơ Bút Tre của ông được in trong khoảng trước năm 1968 tức trước khi ông rời khỏi chức trưỏng ty văn hóa Phú Thọ.
Điểm đáng chú ý là tuy mang danh trưởng ty văn hóa nhưng thơ của ông ngô nghê, luộm thuộm đến độ buồn cười. Lắm khi người đọc phải vận dụng trí thông minh để hiểu ông muốn nói gì. Chẳng hạn như những câu thơ sau:
Bây giờ đang đứng trưởng ty Bút Tre thơ phú tôi thì có sau Cuối cùng xin nhắc một câu Văn hóa cơ sở là đầu chúng ta.
Đọc hết bài thơ, ngẫm đi ngẫm lại, người đọc mới hiểu rằng ông trưởng ty muốn nhắc nhở chúng ta cần phải đặt văn hóa cơ sở lên hàng đâù trong các sinh hoạt quần chúng.
Sau đây là vaì thí dụ của thơ Bút Tre thật:
Nhìn lên đỉnh núi con Voi Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi Voi cũng như người, voi sản xuất Đầu thì trồng sắn, đít trồng khoai
Hay:
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về
Ông Bút Tre muốn viết “hoan hô đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thắng trận Điện Biên trở về”. Tuy nhiên vì sự bó buộc của luật thơ lục bát khiến ông phải cắt tên ông Giáp, đặt vào hai câu riêng rẽ.
Hay:
Anh đi đồng ruộng lắng nghe Lúa mừng phân bắc, khoai che mảnh vườn
để ca ngợi tướng Nguyễn Chí Thanh, trưởng ban Nông nghiệp trung ương thập niên 1960.
Đại loại, những bài thơ trong tập thơ Bút Tre nếu không ngô nghê về cú pháp thì cũng nghèo nàn về ý tứ và lắm khi sai cả niêm luật. Sau khi ra đời, tập thơ nhanh chóng chìm vào quên lãng.
Bút Tre dân gian
Tuy nhiên việc đời có lắm chữ ngờ. Một hôm , tập thơ rơi vào tay mấy “ông nhân dân” giàu tính khôi hài và hẳn là đang rỗi việc. Các ông nhân dân này khoái quá, bèn túm lấy cách làm thơ Bút Tre, dùng trí tưởng tượng phong phú và óc trào phúng của mình, gia giảm nguyên liệu, biến chế thành những câu lục bát để giễu cợt. Những câu thơ đầu tiên được quần chúng nồng nhiệt chiếu cố rồi hưởng ứng noi theo. Trong những câu thơ này, câu thơ ca ngợi tướng Thanh được đổi lại thành:
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh Anh về phân bắc, phân xanh đầy nhà
mà nhiều người đã biết đến
Dần dà dòng thơ Bút Tre dân gian được thành hình, ngày càng phát triển và trở thành cái gọi là trường phái Bút Tre tung hoành ngang dọc từ thành thị đến thôn quê trên đất nước trên hơn ba thập niên qua.
Có thể nói, đây là một phong trào làm thơ “cưỡng từ đổi nghĩa, sửa dấu ép vần” độc nhất của văn học Việt nam, kể cả văn học bình dân lẫn văn học trí thức. Cốt lõi của dòng thơ là tính trào phúng và chất tục, khi thì tục lồ lộ, khi thì tục mà thanh, khi thì thanh mà tục đáp ứng được thị hiếu của nhân dân đang cần những nụ cười sảng khoái để quên đi trong khoảnh khắc những lầm than cơ cực. (Kỳ tới: Đặc điểm thơ Bút Tre dân gian)
|