Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Phát Nguyện Và Hồi Hướng - Thích Trí Siêu
tla
#1 Posted : Wednesday, January 19, 2005 4:00:00 PM(UTC)
tla

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 53
Points: 0

Chào các bạn và các anh chị,

tla đọc bài này thấy ý hơi lạ (đối với tla vì không biết nhiều về PP), nên post vào đây cho mọi người đọc (hy vọng ... kiếp sau bớt đi vài ... "cục đá bên vệ đường" Wink)

Phát Nguyện Và Hồi Hướng

Thích Trí Siêu

PHÁT NGUYỆN LÀ GÌ ?

Trong Đạo Phật, ta thường nghe nói về Tam Độc, tức lòng ham muốn, giận tức, và si mê, chúng trói buộc ta trong vòng sinh tử và luân hồi. Và muốn giải thoát thì ta phải dẹp bỏ chúng bằng cách bớt ham muốn, mở rộng lòng từ bi, trau giồi giáo lý Phật Pháp. Do hiểu vậy, nên nhiều người trong chúng ta không dám mong cầu gì cả, đến chùa tụng Kinh cho vui vậy thôi chứ không phát nguyện và hồi hướng (trong các thời kinh trong chùa đều có lời văn phát nguyện và hồi hướng, nhưng vì không chú tâm, hoặc không hiểu, nên gọi là không thành tâm), khi bố thí thì bố thí vậy thôi chứ không nghĩ gì hết. Rồi ta cho như vậy là đúng, vì trong Thiền Tông thường nói giữ "Tâm Không", nên ta không dám nghĩ, không dám mong cầu gì hết, chủ giữ tâm Không thôi. Nếu ta cứ làm như vậy hoài thì kiếp sau ta sẽ đầu thai thành cục đá bên vệ đường, vì cục đá cũng có tâm Không, vô tri, vô giác, không nghĩ, không biết gì cả. Cõi Ta Bà chúng ta đang ở đây thuộc về cõi Dục. Chúng sanh ở đây luôn luôn ham muốn, ham muốn ngũ Dục: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ ấm. Nhưng chúng ta quên mất một điều là tất cả Chư Phật đều thị hiện thành Phật ở cõi này, chứ không thành Phật ở hai cõi Sắc và Vô Sắc. Đức Phật dậy ta lìa bỏ ngũ dục, chứ đâu dạy ta lìa bỏ Niết Bàn dục (tức lòng ham muốn đạt được Niết Bàn). Ở đời khi làm một việc gì thì ta thường có lý do và mục đích. Lúc nhỏ ta cắp sách đến trường, lý do là cha mẹ muốn cho ta nên người. Mục đích của sự học là để được bằng tú tài. Có tú tài để đuợc vào Đại Học. Vào Đại Học mấy năm để có được vằn bằng (diplome). Có văn bằng để đi ra làm việc. Làm việc để có tiền. Có tiền để nuôi thân hoặc nuôi gia đình ... Tất cả những cái "để" đó đều là mục đích của những hành động và việc làm của ta. Khi có mục đích là có sự mong cầu. Sự mong cầu hay ham muốn được xem là tốt hay xấu tùy theo mục đích của nó, tức là đối tượng của mong cầu. Nếu ta ham muốn ngũ dục thì đó là xấu vì kết quả là ta sẽ đau khổ; ngược lại nếu ta ham muốn học đạo, tu đạo, thì đó là tốt vì kết quả là ta sẽ giải thoát, hưởng sự an vui của Niết Bàn. Khi ta ham muốn vừa vừa thì gọi là mong cầu, Khi ta hết lòng ham muốn và quyết chí đạt cho được mục đích thì đó là NGUYỆN. Tất cả Chư Phật và Bồ Tát đều là những người đã mong cầu, đã phát nguyện năm xưa, ta há không nhớ Đức phật Thích Ca đã phát nguyện gì dưới gốc cây bồ Đề ? Ngài nguyện:

"Dù máu khô, thịt nát, xương tan, nếu không giác ngộ (thành Phật) ta thề không rời khỏi nơi đây".

Ngoài ra, đọc trong Túc Sanh Truyện (jataka) kể về các tiền thân của Đức Phật, ta sẽ thấy là mỗi khi làm một hạnh gì, Ngài đều phát nguyện và Hồi Hướng. Phát nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sanh và hồi hướng tất cả công đức cho quả vị Phật.

HỒI HƯỚNG LÀ GÌ ?


Là gom góp tất cả để vào một chỗ. Người làm phước nhiều mà không biết hồi hướng sẽ giống như người đi làm cho thật nhiều tiền đem về chất đầy nhà, rồi không biết làm gì với đống tiền đó.

Hãy lấy một thí dụ:

1. Ta đến chùa làm một việc công đức mà trong tâm ta luôn luôn nghĩ đến sự giầu sang sung sướng, thì kiếp sau ta sẽ được giầu sang sung sướng.

1- Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng được giải thoát sinh tử luân hồi, thì trong kiếp sau ta sẽ được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

3- Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng cầu thành Phật thì chắc chắn một kiếp nào đó ta sẽ thành Phật.

Thí dụ (1) nói về sự giầu sang sung sướng giống như một cái áo bành tô (manteau) trị giá 700 quan. Thí dụ (2) nói về sự giải thoát sinh tử luân hồi ví như một chiếc xe hơi trị gía 70,000 quan. Thí dụ (31) nói về sự cầu thành Phật ví như một căn nhà villa trị gía 700,000 quan.

Nếu ta đi làm lương một tháng là 5,000 quan, và trong đầu ta không có một mục đích gì cả, thì khi đi đường, nếu thấy một cái áo bành tô đẹp, vừa gía ta có thể mua được thì ta mua ngay không chần chờ. Cũng với số lương đó mà ta muốn có một chiếc xe hơi thì ta phải dành dụm năm này qua năm nọ. Không dám lấy tiền lương xài hoang phí vào việc khác như mua quần áo, thì khoảng vài ba năm ta có thể mua được chiếc xe hời. Cũng với số lương đó mà ta muốn có một căn nhà villa thì ta phải dành dụm lâu hơn nữa vì lương của ta quá ít so với gía tiền cái nhà. Do đó, ta phải gom góp dành dụm tiền lương không dám xài hoang phí vào việc khác, mà cốt chỉ để mua nhà. Vậy thì khoảng hai mươi năm hay hơn nữa ta mới hoàn toàn làm chủ cái nhà.

Sao ba thí dụ trên, ta thấy rằng, cũng cùng một hành động (karman) cùng một nhân (hetu) mà có quả báo khác nhau. Đó là do tâm hồi hướng mà ra. Nếu ta tạo công đức nhiều mà không biết hồi hướng thì uổng lắm, tại sao ? Dĩ nhiên là khi tạo công đức ta sẽ gặp quả báo tốt, nhưng uổng vì đó là quả báo hữu lậu của thế gian, sau một thời gian ta sẽ còn lại hai bàn tay trắng mà thôi.

Nếu thấy được tầm quan trọng của sự phát nguyện và hồi hướng thì sau này: trước khi, trong khi, và sau khi làm một việc gì tốt, ta nên phát nguyện và hồi hướng. Và hơn nữa khi ta gặp một việc công đức nào ta sẽ vui mừng vì đó là một cơ hội cho ta tiến mau đến mục đích (nếu là trường hợp ta thích xe hơi hoặc căn nhà mà không thích áo bành tô)

BỒ TÁT PHÁT NGUYỆN VÀ HỒI HƯỚNG

Vậy theo ta hiểu thì Bồ Tát là phải nhớ đến Bồ Đề Tâm, nhớ phát nguyện và hồi hướng cầu thành Phật, nhưng không hiểu tại sao khi ta đọc Tâm Kinh thì thấy trong đó có câu "vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cô". Lúc đó ta nên khởi tâm nghĩ như vậy: Bồ Tát Quán Tự Tại là Bậc Diệu Giác Bồ Tát, còn ta đây là bào thai Bồ Tát (Bồ Tát còn nằm trong bụng mẹ). Hơn nữa Quán Tự Tại Bồ Tát đã hiểu, đã thấy, đã chứng được tánh Không, tức thực tướng của vạn pháp, còn ta đây không biết cái gì là phải, cái gì là trái, cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì là Từ Bi, cái gì là ác độc, nói chi đến Tánh Không. Ta đừng làm giống như người đang đi trên sông, thấy người khác đến bờ vứt bỏ con thuyền, mà ở đây ta cũng vội vàng lấy búa ra đập thủng thuyền của mình. Ta phải luôn luôn ý thức nhìn lại xem mình là ai ? Em bé lên 3, thanh niên 20, hay ông lão 70. Nếu là em bé lên 3 thì ta hãY vui vẻ tập đi, không nên bắt chước lấy cây gậy của ông gìa 70 mà chết sớm. Còn ngược lại nếu thấy mình là ông lão bảy mươi thì ta cứ việc "vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cô", không ai cấm cản. vì Đạo Phật là đạo tự giác không có bắt buộc hay độc tài.

À, hình như chúng ta quên mất một điều, là không biết tại sao Bồ Tát lại phát Bồ Đề Tâm ? mục đích của Bồ Đề Tâm là thành phật cứu độ chúng sanh, nhưng lý do và căn nguyên của sự phát Bồ Đề Tâm là gì ? Bồ Tát phát Bồ Đề Tâm, lý do vì Bồ Tát thấy chúng sanh đau khổ nên muốn cứu khổ chúng sanh, muốn cứu khổ chúng sanh nên mới cầu thành Phật, tức cầu sự giác ngộ hoàn toàn.

Bồ Tát là những người ý thức được sự đau khổ của cuộc đời, thấy rõ được sự bất công, sự tàn ác, bóc lột, lợi dụng, tàn hoại, ác độc của chính con người tạo cho con người. Nếu Bồ Tát chỉ ngồi một chỗ, cần gì hô lên một tiếng, có người đem đến dâng cho, thì Bồ Tát khó ý thức được sự khó khăn, đổ mồ hôi, sôi nước mắt của người dâng mình. Nếu không tự thân chứng nghiệm đau khổ thì ít nhất Bồ Tát cũng tập ý thức sự có mặt của đau khổ nơi mọi loài. Vì có đau khổ nên mới có Đạo Phật, không có đau khổ thì không có Đạo Phật. Bồ Tát ý thức được sự đau khổ không phải để sợ hãi, mà là để nuôi dưỡng lòng Từ Bi của mình. Bồ Đề Tâm của Bồ Tát cũng ví như ngọn lửa được đốt bằng dầu đau khổ. Nếu không có dầu đau khổ thì ngọn lửa Bồ Đề Tâm sẽ tắt. Do đó đối với Tứ Diệu Đế, chúng ta cần phải học cho thông suốt, nếu không được thì ít nhất chúng ta cũng cần phải hiểu được "Nhị Diệu Đế" tức là hai Diệu Đế đầu: Khổ Đế và Tập Đế. Và sau khi hiểu rõ rồi thì ta sẽ tiến bước trên Bồ Tát Đạo, nếu không như thế thì ta chỉ là "danh tự Bồ Tát", tức là ta đến chùa thọ Bồ Tát giới cho vui mà thôi!
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.