Muồng và điệp.quote:
Gởi bởi Ba Tê
Lọai muồng này coi bộ lá có hình dạng khác há ma đầm.
Hình như là hoa điệp cũng thuộc thuộc dòng cassia ?
Chị Ba... tiếp chuyện muồng hén chị Ba.
Trời thần ơi, chị dán cái hình, hỏi một câu, rằng y hình đây cũng là muồng, tuy rằng hình thù lá có khác ?
Em dòm tới dòm lui, rồi chạy vô mục lục dòm tiếp, lôi ra được hai cái tên có thể dính líu xa gần : Cườm thảo vàng và điệp vàng.
- Cườm thảo vàng thiếu tên khoa học, nghe tả là nó mọc đầy đường phố SG, bông rụng phủ ngập lối đi, là một phần kỷ niệm của đám nữ sanh ngày trước.
- Điệp vàng thì có kèm tên khoa học bên cạnh
Cassia splendida (Vogel). Chị PC viết thiếu chữ s hén chị, Casia thay vì Cassia.
Dà... ông nguyen có đứng đó hôn, nhớ nhắc chừng dùm nhửng khúc tui sai hay thiếu sót hén, tui mang ơn ông.
*
Nghe chị Ba hỏi thì em kiếm cột google dựa liền. Càng dựa em càng bí lù chị ơi. Té ra bài bản hổng có nên rồi đầu đuôi lộn tùng phèo, càng đọc càng tẩu hỏa. Mất quá xá thì giờ mà hổng đâu vào với đâu, thành ra em phải đi kiếm sách thực vật đọc ngay chapter 1.
Dà... khúc ni em tóm tắt cho dễ hiểu hén. Như vầy :
Thực vật đã được phân loại bằng nhiều kiểu nhiều cách, tựu trung là dựa vào các điểm chánh như là có bông hay có lá, bông có hạt hay không có hạt, hạt lộ ra hay được dấu kín, lá phân bố cách nào, gân lá ra sao vv..vv..
Trong số các nhà thiên nhiên thảo mộc học, nổi tiếng lừng lẫy nhút là thực vật gia thụy điển Carl Von Linne, người đã hệ thống hoá cách định danh cho cây cỏ bằng hai tên. Tên đầu là tên của "chi", bao giờ cũng viết hoa. Tên thứ nhì là tên "loài", viết thường. Và nguyên tên của thực vật ấy phải viết nghiêng (tức là italic)
Dĩ nhiên là cỏn có những tiêu chuẩn đặt tên cho các cây lai giống, nhưng ta làm lơ cho bớt nhức đầu hén.
Hệ thống "quân giai" của thực vật đi theo thứ tự sau : - bỏ bớt những định danh đầu tiên như là kingdom/règne phylum/division, class(e) & subclass -
- Order / ordre : Bộ.
- Family / famille : Họ (thỉnh thoảng còn thêm subfamilly gọi là phân họ hay họ phụ)
- Tribe / tribu : Tông (ít được để ý tới, chắc có lẽ ít quan trọng hơn hổng chừng ?)
- Genre / genus : Chi (quan trọng)
- Species / espece : Loài (quan trọng)
Thỉnh thoảng để rõ ràng hóa tên tuổi thực vật, người ta còn thêm vào phía sau tên của loài một danh tánh khác với chủ ý - chẳng hạn như Vogel trong Cassia splendida Vogel -
*
Biết vậy rồi thì nói chuyện muồng chắc dễ hiều hơn hén.
Trong bộ Fabale ta có nhiều họ, hai trong số ấy đáng kể nhứt là họ fabaceae (tức họ đậu) và họ caesalpiniacae (trong khi chờ đợi chị Liêu và ông nguyên chuẩn y, ta tạm gọi là họ điệp).
Trong họ fabaceae ta có chi Cassia (tên khác là Senna) tức là đám hoa muồng hén.
Tại trang nhà PNV, trong phần mục lục, tui thấy có mấy loại muồng lận nha :
- Muồng hoàng yến hay bò cạp nước :
Cassia fistula- Muồng hoa đào hay bò cạp hồng :
Cassia javanica- Muồng trâu :
Cassia alata.
- Muồng hoa vàng :
Cassia splendida (Vogel).
Trong họ caesalpiniaceae ta có chi Caesalpinia và chi Delonix.
1. Chi Caesalpinia trong PNV thấy có :
- Điệp cúng hay kim điệp :
Caesalpinia pulcherrima. Loại này có màu vàng tươi, cam hay vàng ánh cam.
2. Chi Delonix trong PNV thấy có :
- Phượng vĩ hay xoan tây :
Delonix regia.
*
Cây bông vàng của chị Ba dán dzô, em nghĩ nó có thể nhiều phần là kim điệp tức
Caesalpinia pulcherrima, hoặc ít phần là muồng hoa vàng
Cassia splendida hổng chừng chị Ba à, căn cứ vào đám lá -Thì vì chụp xa quá nên khó nhận diện -
Cũng trong phần mục lục, em còn lôi ra được một bông hoa có tên "cườm thảo vàng". Tên này do chị Ngô Đồng xướng lên thì phải.
Xăm xoi cái bông cườm thảo vàng này, em nghĩ có thể nó cũng là
Caesalpina pulcherrima tức kim điệp luôn. Lý do xin kể ra như vầy :
Em vô dựa google tiếng việt thấy nhắc tới "cườm thảo" :
- Cườm thảo đỏ (red) thuộc chi
Abrus, là một loại cây dùng làm thuốc, cam thảo nằm trong chi này. Một vài loại Abrus khác còn có độc tánh, gây tiêu chảy ói mửa chi đó - thỉnh thoảng được đám nữ sanh uống dzô để hù doạ tía má chúng -
- Cườm thảo (khơi khơi vậy thôi) là một loại ngũ cốc, tàu kêu nó là "ý dĩ ", bên mình gọi là hạt bo bo.
- Cườm thảo vàng hiện diện trong truyện Ấu Tím hay trong mấy trang web học trò - vô tình gọi hoa điệp vàng là cườm thảo vàng nghe cho thơ mộng, rồi chết dính luôn cái tên hén.
Còn bằng như nếu cườm thảo vàng có thiệt thì đây là một lọai cườm thảo khác, có tên là cườm thảo hường hổng chừng, dáng hai lọai bông ni giống quá xá, hổng biết lá chúng thể nào???
Mấy chị thấy sao ???
Sau đây là bông điệp cúng màu vàng lượm được trong nét
Chị Baaaaa... em dựa cột gú-gồ một hồi thì lòi ra các dữ liệu của bài viết này đó hén. Cũng tại mấy chị chê gú gồ dỏm, thành hổng thèm dựa nó lấy hơi.. khà khà...
Thôi để em đi thăm dân cho biết sự tình cái, dân ngủm rồi em ở tù mọt gông luôn mấy chị ơi !