Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Trần Diệu Hằng
Niem Nhien
#1 Posted : Wednesday, October 27, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Niem Nhien

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0





Trần Diệu Hằng


Trần Diệu Hằng sinh tại Hà Nội, di cư vào miền nam năm 1954. Cựu nữ sinh Trưng Vương. Di tản và định cư tại Hoa Kỳ từ 1975.Tốt nghiệp MIS tại đại học Fullerton, chuyên viên thảo chương điện toán của Chevron Petrolium Technology Corp., là tác giả của ba tác phẩm Vũ Điệu của Loài Công, Chôm Chôm Yêu Dấu và Mưa Đất Lạ (xuất bản tại California, Hoa Kỳ). Hiện sinh sống tại California.

Mẩu phỏng vấn nhà văn TDH giới thiệu sáng tác mới

VNNP: Mến chào chị Trần Diệu Hằng. Chị vừa cho ra mắt trong năm nay tập truyện ngắn "Niềm Im Lặng của Mây" . Chị có thể cho biết việc xuất bản tập truyện này có liên quan đến công trình nghiên cứu và dịch thuật các tác phẩm của chị trong hơn mười năm qua của Giáo Sư Trần Quí Phiệt tại Texas không?


Trần Diệu Hằng (TDH): Từ ngày Làng Văn xuất bản Chôm Chôm Yêu Dấu (1989) cho đến nay tôi mới lại cho in Niềm Im Lặng Của Mây . Thật ra thí nhà xuất bản An Tiêm đã muốn in tập truyện này từ 1998, nhưng vì tôi có ý chờ bản dịch tiếng Anh của giáo sư Trấn Quí Phiệt chào đời cùng một lúc nên cứ lần lữa mãị Vả lại, chúng ta cũng biết là tình trạng in sách ở hải ngoại rất trì trê.. Nhất là loại sách văn chương, đầu sách ra thì nhiều nhưng người tiêu thụ không có mấỵ Tôi có hứng khởi viết khác, viết mới (nếu có thể gọi là thế) hơn trước đây cũng phần lớn nhờ giáo sư Phiệt đã chọn tôi để làm việc chung với ông trong dự án Voices of Immigrant Women do nhà xuất bản SUNY (State University of New York, Buffalo) đề xướng. Theo đuổi con đường gian khổ âm thầm không thù lao không tăm tiếng này, chúng tôi chỉ có một mong mỏi nhỏ bé là đánh dấusự có mặt và nói lên tiếng nói của người Việt di dân trong giới nghiên cứu văn học của nhừng đại học Mỹ. Chúng tôi không có mộng trở thành best seller, dù chỉ là "best seller" một ngày, một tuần, hay một tháng! Việc làm của chúng tôi, nếu có chút kết quả nào, cũng là góp phần vào câu chuyện kể về người VN, trong tinh thần văn chương, nhân bản và lịch sử. Giáo sư Trần Quí Phiệt, một giảng viên thực thụ môn văn chương Anh/Mỹ tại đại học Schreiner Texas là người làm được việc này, tôi chỉ may mắn có tác phẩm được ông chọn. Bản dịch những truyện ngắn của tôi chỉ mới được in trong tuyển tập văn chương của đại học Santa Barbara California, nhưng những bài khảo luận (essays) của giáo sư Phiệt viết về tôi thì được phổ biến nhiều hơn trong giới giảng viên đại học và gần đây đã được in trong cuốn Asian-American Writers của nhà khảo luâ.n/phê bình lừng danh Harold Bloom, do Chelsea House Publishers xuất bản. .


VNNP: Nhân nhắc đến G.S. Trần Quí Phiệt, trong phần giới thiệu về tác giả ở cuối cuốn truyện, Vi thấy có ghi lại các buổi thuyết trình của Giáo Sư,
trong đó một vài truyện ngắn trong tập "Niềm Im Lặng Của Mây" là một trong những đề tài thuyết trình trong cuộc hội thảo "Vietnamese Literature
Outside VietNam: beyond the National Tradition tại WẠ D.C. 1997, và "Asian Immigrant Women's Writing and the Rhetoric of Self Definition: Tran Dieu Hang and Bharati Mukherjee". Xin chị cho biết vì sao chị và Niềm Im Lặng Của Mây được chọn để làm đề tài, và ảnh hưởng cũng như tầm vóc hoạt động của các buổi thuyết trình này như thế nào trên đất nước Hoa Kỳ ?


TDH: Câu này có lẽ Vi nên hỏi giáo sư Phiệt thì sẽ có một câu trả lời đầy đủ hơn, vì ông là người đọc, người phê bình và người viết bàị Tuy nhiên bất cứ ai đọc bài viết của giáo sư Phiệt cũng sẽ hiểu được lý dọ Bharati Mukherjee là một giảng viên môn văn chương tại đại học Berkeley, California và bà cũng là một nhà văn Mỹ gốc A 'đã thành danh, còn tôi thì chỉ là một người viết chưa ai biết đến.Khi giáo sư Phiệt tìm thấy những điểm dị biệt cũng như tương đồng khá lý thú trong tácphẩm của tôi và nhà văn Mukherjee thì ông chọn ngay chúng làm đề tài cho bài nói chuyện hàng năm của ông trong giới giảng dậy đại học. Sự so sánh này sẽ làm cho người nghe người đọc dễ làm quen với một người viết xa lạ có một căn bản văn hoá chưa mấy ai thấu hiểu nhưng lại cũng là dân di cư/tỵ nạn gốc Á như nhà văn/giáo sư Mukherjee.
Tầm vóc hoạt động của các buổi thuyết trình này trên đất nước Hoa Kỳ ư ? Có lẽ người dân thường chẳng ai buồn biết đến cả. Nhưng sách của Harold Bloom xuất bản rồi thì sẽ có người sinh viên nào đó làm luận án cao học phải tìm đọc thế thôi. Nói tóm lại, nếu may mắn thì chúng ta chen chân vào
được trong bức ảnh văn học thu lại hình ảnh những người di dân/tỵ nạn gốc Việt đến nươc Mỹ váo cuối thế kỷ hai mươi. Những bức hình này, một cách nào đó, có cơ may đượ coi là "ở lại" với nhân gian.


VNNP: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng nhận xét về chị,"Là một trong số ít những người cầm bút không ngừng đi tìm một bút pháp, vượt thoát cấu trúc cũ, hình ảnh cũ, suy nghĩ cũ trong sáng tác, Trần Diệu Hằng chứng tơ khả năng sáng tạo của một ngòi bút luôn trăn trở trên những trang chữ của mình." Cùng một nhận định như trên, nhà văn Nguyễn Mộng Giác ghi, "Trần Diệu Hằng mạnh dạn phiêu lưu vào những thể nghiệm mới, cưỡng lại sự chờ đợi theo thói quen của những bạn đọc hâm mô.. Và Trần Diệu Hằng đã thành công trong cố gắng tự vượt mình." Xin chị cho biết chị đã làm thế nào để "tự vượt mình" ?


TDH: Làm thế nào để "tự vượt mình" ư ? Tôi cũng chưa dám chắc tôi làm được điều chi đáng kể trong cõi viết nghèo nàn của tôi. Nhưng tôi viết chỉ để nỗ lực tự thể hiện và định vị mình. Và tôi cố đọc kho tàng văn chương của thếgiới càng nhiều càng tốt. Tôi đọc chậm như rùa vì còn phải làm công nhân nước Mỹ và làm một bà mẹ Việt Nam. Nhưng thôi, "có còn hơn không". Trong khi đọc thì gắng học lấy cái hay của người tàị Đọc để biết trân trọng, biết khiêm nhường và nhận biết những vấn đề của thời đại mình.
Tôi chỉ là một người viết rất bán phần thời gian trong khi để theo đuổi trò chơi chữ nghĩa, có hiến trọn cuộc đời cũng nhiều phần vẫn cứ bị đứng xa lắc ngoài cánh cửa kho tàng văn học nhân gian.


VNNP: Đã có lần Vi nhận được một câu trả lời như thế này từ một tác giả mà Vi có dịp nói chuyện: "Rất tiếc cô không cảm được câu chuyện của tôi vì cô chưa trải qua nên cô không thể biết được", chị nghĩ sao về vấn đề này ? Có phải bổn phận của người viết là phải làm sao cho người đọc thông cảm với câu chuyện mình viết hay là người đọc cũng nên cần có một vốn kiến thức hoặc hiểu biết căn bản để thưởng thức một tác phẩm ?


TDH: Cổ nhân có câu : Ngưu tấm ngưu. Mã tấm mã." Vấn đề liên hệ giữa người đọc và người viết nói ra ở đây rất dài, tôi chỉ muốn trả lời vắn tắt rằng mối liên hệ đó hiện hữu, như một đòi hỏi cho cả đôi bên, người viết, người đọc, ngoài ra, còn phải nói đến mối liên hệ quan trọng hơn nữa, giữangười viết và người phê bình. Thiếu những định chế làm nền tảng căn bản cho phê bình văn học, chúng ta rất dễ rơi vào tình trạng "lênh đênh không biết bến bờ là đâu." Tôi cũng nghĩ rằng người viết không viết chỉ để nói về những "cảm xúc" của họ, người đọc cũng không đọc để chỉ "cảm" với người viết.


VNNP: Một số truyện ngắn của chị trong "Niềm Im Lặng Của Mây" nhắc đến số phận của người di dân, thí dụ như:
"Tôi còn nhớ rõ, hoặc cho là tôi nhớ rõ từ mớ ký ức một ngưòi phụ nữ di dân cứ rơi rụng dần theo với tháng năm..."
(Mà Nay Hoàng Hạc)
"Tôi tự hỏi phải chăng Nicole đang vẽ lại cuộc đời bà, một cuộc đời đã bị lịch sử đẩy vào một ngã khác, một thế giới khác: thế giới của những người di dân nghiêng mình tẩm liệm cho Niềm Nuối Tiếc và lên đường về chốn Không Tên ?"
(Màu Khâm Liệm)
"Đề tài chung được mọi người đồng ý chọn cho năm nay là tiểu thuyết của những người di dân, ai cũng đồng ý rằng đấy là vấn đề hiện đại nhất. " (Trong Khi Chờ Đầu Thai)
"Nhưng nên nhớ rằng, di sản tinh thần của mọi giống dân di cư đến miền đất này chỉ tồn tại được một thế hê.."
(Bóng Tối\, Quê Người)

Ít nhất là trong bốn truyện ngắn vừa kể trên, hai chữ "di dân" được dùng rõ ràng, ngoài ra các truyện ngắn khác vẽ lại hình ảnh người phụ nữ Mỹ gốc Việt cũng như các sinh hoạt của người Việt tại Hoa Kỳ (nhóm đọc sách,
nhóm ca hát, v.v.) Toàn tập có 10 truyện ngắn, có thể được gọi là một tập truyện viết về những người Việt di dân tại Hoa Kỳ cũng như quá trình của họ đã trải qua để đến được bến bờ tự do không ?


TDH: Có thể nói vắn tắt rằng tất cả những truyện ngắn của tôi viết về những vấn đề cuả người di dân/tỵ nạn Việt Nam đã và đang sinh sống bên ngoài quê hương nói chung và những vấn đề của người phụ nữ Việt nói riêng. Nói theo ngôn ngữ của giáo sư Phiệt thì tôi dường như hay viết về những mảng đời vỡ, về những dời đổi và thất lạc.


VNNP: Người di dân trong các truyện ngắn của Trần Diệu Hằng luôn khắc khoải\, trăn trở, tìm một chỗ đứng giữa hai lằn ranh của lề lối cũ và mới, giữa hai nền văn hoá đông tây hoàn toàn khác nhau, thí dụ như một cô gái lớn lên tại Hoa Kỳ muốn tìm về cội nguồn: "Con không định được là con có muốn trở về hay không. Dường như là con rất muốn và dường như là con lại không muốn chút nào...Con chỉ biết là có một cái gì đó như thôi thúc con và rồi lại như từ chối con." (Mà Nay Hoàng Hạc)

Một phụ nữ khao khát trở lại quê hương để tìm ra câu trả lời cho quá khứ của mình: "Tôi trở về vì không còn có thể chần chờ thêm một phút giây nào nữạ Trở về để lay động trái tim tê da.i. Trở về nơi tôi đã banh da xẻ thịt để định tên gọi cho một chốn mịt mùng." (Màu Khâm Liệm)

Mỹ Huệ đứng giữa của danh vọng và thất bại\, của ngợi khen và ganh tị, Vĩnh Liên "sinh ra là để sống giữa những lằn ranh, sống như một sản phẩm mới của nhân loại vào buổi cáo chung của thế kỷ hai mươi bước vào hai mươi mốt."

Gần như nhân vật nào của chị cũng bị kẹt giữa hai đời sống, hai lối suy nghĩ trái ngược nhau. Có phải chị cố tình muốn nhấn mạnh điều này nên đã trải suốt cuốn sách nỗi trăn trở của người Việt Nam tại hải ngoại\, thưa chị ?


TDH: Tôi nghĩ đây chính là nét đặc thù của đời sống những ngưới đã kinh qua hai nền văn hoá khác nhau. Đây chính là vấn đề của thời đại chúng ta đang sống. Phần khác, tôi cho rằng có thể tôi đã chịu ảnh hưởng sâu đậm
của triết lý Phật giáo\: có/không, bên này/bờ kia.


VNNP: Những "feedback" của độc giả trước những đổi mới sáng tạo của chị như thế nào, chị có biết không, và chị có dự định gì để dung hòa những ý kiến đó hay không ?

TDH: Thật ra nếu định nghĩa sáng tạo trong văn chương là đưa ra một quan điểm mới về cách viết hay nói đến nhũng điều chưa ai nói tới bao giờ thì tôi nào có được coi là "đạt tiêu chuẩn"? Tôi chỉ đang cố "bắt kịp" thời đại bằng cách nào hay nhất mà tôi có thể nghĩ tưởng. Cùng trong một hoàn cảnh thất lạc mỗi người có một tốc độ nắm bắt thực tại đời sống khác nhau. Những người cùng một tốc độ với tôi ẳn là phải cảm thấy lý thú hơn khi đọc những truyện tôi viết sau nàỵ Họ thường là những người bạn, những văn hữu trạc cùng tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm đo.c/viết tương tư. Tôi nghĩ những người sống trong thời đại của chúng ta, trong cũng như ngoài nước đều không hy vọng có được một nền văn học khoẻ mạnh trong sáng thì mọi cố gắng của mỗi cá nhân đều chỉ có tính cách rất riêng lẻ. Tôi cũng chỉ là
một trong số những người riêng lẻ đó, một cõi riêng lẻ rong chơi tím được tri kỷ thì mừng, mà không thì cũng ...đành chịu thôi. Tuy nhiên, tôi chỉ có một niếm tự hào/an ủi rằng chưa bao giờ tôi phải viết dưới một áp lực nào, chẳng hạn quyền lực chính trị, tiền bạc hoặc danh vo.ng.


VNNP: Cùng với truyện "Niềm Im Lặng của Mây" còn có hai cuộn băng cassette trích đọc hai truyện ngắn là "Trí Huệ, Mỹ Huệ", "Màu Khâm Liệm". Tại sao chị lại chọn đọc hai truyện này, đó có phải là hai truyện chị ưng ý nhất hay không ? Vi nghe và thích cách diễn đọc của chị lắm, nhưng phải chi có thêm âm nhạc giữa các chuyển đoạn chính thì nghe còn du dương hơn nữa.


TDH: Kể ra tôi cũng muốn đọc toàn bộ tập truyện nhưng hãy chỉ làm thử hai truyện để xem có thu về đủ vốn hay không đã chứ. Có lẽ Vi cũng như tôi và phần lớn các bạn đọc đều đã biết trước câu trả lời. Theo cách thức của những audio book làm tại nước Mỹ, trong đó những nhà văn danh tiếng tự đọc tác phẩm của họ chúng ta đều không thấy có phần nhạc đệm. Tôi
cho rằng nhạc đệm hoặc những âm thanh tiêng động đặc biệt tuy đôi khi có làm tăng phần "hấp dẫn" của câu chuyện đối với một số người nghe nhưng
ngược lại, cũng có thể kic.h hoá bản văn và cho nó một "dung nhan" hơi khác với ý định nguyên thuỷ của bản viết.


VNNP: Viết văn, đọc truyện, chị Trần Diệu Hằng còn có tài ngâm thơ nữa. Chị cũng vừa xuất bản CD ngâm thơ "Đêm Hằng Thơ", trong đó chị tự soạn lời giới thiệu và diễn ngâm các bài thơ rất nổi tiếng của Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Quang Dũng, v.v. Là nhà văn, chị nghĩ sao
về những yếu tố cần thiết của một bài thơ hay để đi vào lòng người đọc, và xa hơn nữa là mãi được lưu truyền theo thời gian ?


TDH: Những bài thơ tôi chọn theo chư đề và có tính cách tiêu biểu cho một giai đoạn nào đó trong giòng lic.h sử VN 50 năm qua: một người di dân đứng ở bên này bờ đại dương quay về quá khứ, không thất lạc, không chối từ nhưng mơ vòng tay với hiện tại và đặt tên cho ngày mai. Dĩ nhiên chúng không phải/không thể là những bài thơ hay duy nhất của dân tộc nhưng là những bài thơ có thể đứng chung lại để kể một câu chuyện. Những bài thơ này có được ngôn ngữ thơ, gần với thiên nhiên và trái tim, những bài thơ tự chúng đã mang đầy tiết tấu của âm nhạc.


VNNP: Nghe nói chị sắp đi lưu diễn ở một tiểu bang khác. Ngoài viết văn, đọc truyện và ngâm thơ, chị Trần Diệu Hằng có sinh hoạt nghệ thuật nào khác nữa không ?

TDH: Tôi không phải vá không muốn là một nghệ sĩ trình diễn nên không có vấn đế "lưu diễn". Tôi chỉ là một người hát nghêu ngao trong tình yêu ngôn ngữ và thể hiện tình yêu ngôn ngữ trong khi hát nghêu ngao. Tôi được mời trình diễn trong một đêm thơ nhạc gây quỹ giúp trẻ em khiếm thị ở VN được tổ chức ở tiểu bang Tennessee, nếu có thể gọi đó là "lưu diễn"! Tôi nghĩ rằng để giúp các anh chị em thiện nguyện trong nhóm đã âm thầm làm việc mấy năm nay, có lẽ tiếng hát không chuyên nghiệp của tôi có xuất hiện cũng không đến nỗi lố bịch và "làm phiền" đôi tai kẻ khác.


VNNP: Ý định của chị trên con đường văn học nghệ thuật sắp tới là như thế nào, còn có những đổi mới nào chị cảm thấy cần phải thực hiện không ?


TDH: Tôi tự coi mình là kẻ vừa "tập đọc" vừa viết như một sự thử thách riêng tự, để coi tôi làm được gì và làm tới đâu. Làm gì thì cũng phải bỏ hết tâm trí vào đó: điều này có nghĩa là tôi thách tôi viết được một truyện dài đọc tạm được trong vài năm tới đây, sau khi "nợ cửa nhà" (không phải nợ tang bồng) đã "trăng trắng vỗ tay reo".


VNNP: Xin cám ơn chị Trần Diệu Hằng đã bỏ thời gian cho cuộc nói chuyện hôm nay. Mến chúc chị nhiều thành công hơn trên con đường sáng tác.


TDH: Để có các tác phẩm của nhà văn Trần Diệu Hằng, xin liên lạc: nhà sách Văn Khoa và Văn Nghệ ở Orange County hoặc trên Internet
http://www.vinamall.com .

Muốn liên lạc vơí TDH xin email về ađress: dhtr54@hotmail.com

Tác giả phunumuong
Gởi: Sat May 22, 2004 12:27 am

Giới thiệu trang của Trần Diệu Hằng:
http://www.gio-o.com/trandieuhang


Tác giả hc
Gởi: Sat May 29, 2004 5:55 pm

Trần Diệu Hằng
http://img77.photobucket...hatcat/TranDieuHang.jpg
Phượng Các
#2 Posted : Saturday, November 13, 2004 3:19:04 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)



Mà Nay Hoàng Hạc ...

Trần Diệu Hằng

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay hoàng hạc bên lầu còn trơ

Tản Đà dịch Thôi Hiệu


Tôi còn nhớ rõ, hoặc cho là tôi nhớ rõ từ mớ ký ức một người phụ nữ di dân cứ rơi rụng dần theo với tháng năm, buổi sáng hôm ấy trời mầu xám nhạt và mưa bụi bay lất phất…



Chúng tôi lái xe gần năm mươi dặm đường để tới dự một buổi họp mặt tất niên. Lâu nay, mẹ con tôi vẫn giữ thói quen tham dự buổi tiệc mỗi năm một lần này vì tôi muốn Hoàng Hạc có dịp gặp gỡ một số người đồng hương, nghe lại thứ ngôn ngữ dường như chỉ còn tồn tại qua vài mẫu đối thoại hàng ngày trong đời sống chúng tôi. Thật ra, Hạc xử dụng tiếng Việt rất giỏi, cả nói lẫn viết; khi rời Việt Nam Hạc đã lên mười, phần lớn kiến thức tiếng mẹ là do nó tự học thêm, với sự giúp đỡ của tôi. Ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ chính, Hạc còn khá thông thạo cả Pháp ngữ và tiếng Tây ban nha. Khả năng học sinh ngữ của Hạc thường làm tôi nhớ đến một người thân, từng rất thân với tôi trong một thời gian ngắn.

Trên đường trở về, trong khi lái xe, Hoàng Hạc hỏi:

"Má nghĩ sao về buổi họp mặt vừa rồi ở nhà bác Thảo?"

"Má nghĩ rằng…bác ấy đã bỏ rất nhiều thời giờ vào đó. Các món ăn thật là chu đáo, nhất là món gỏi sứa. Năm nay cũng có mặt đầy đủ đám trẻ như bọn con và John và Tần và Teresa. Má thấy vậy là vui quá rồi. Con thấy sao?" tôi quay sang nhìn Hạc vì cảm thấy ngay có điều gì không ổn trong giọng nói của con gái.

"Không. Con chẳng có điều gì phàn nàn về chuyện bác Thảo tổ chức hết. Nhưng mà má biết tại sao con đòi về sớm không?"

"Ờ, má cũng đang tính hỏi con…" tôi bỏ lửng ở đó chờ đợi.

"Con rất vui cho đến lúc đám mấy người đàn ông ngồi bàn kế bọn con bắt đầu nói tới chuyện về Việt nam chơi. Thật con không thể hiểu được anh Túc, cái ông anh họ của Teresa đó, ông ta cứ huyên thuyên về những cơ hội làm ăn lớn nhỏ, và kỳ cục nhất là ông ta lôi trong ví ra cả xấp hình các cô gái trẻ, khoe là họ ngọt ngào chiều chuộng và bám theo ông ta như ruồi. Nói theo kiểu "you got it, man" đó má. Rồi thái độ của mấy người nghe chuyện nữa, cũng làm con khó chịu sao đâu. Mắt họ cứ sáng lên và mấy bà vợ thì lại đưa tay bấu véo mấy ông chồng…" Hạc kể lại bằng một giọng bực bội.

"Tại sao những điều đó lại làm cho con khó chịu?" tôi hỏi nó và mỉm cười.

"Con không nghĩ một người xa quê hương đã lâu chỉ có chừng đó điều để nói về đất nước của mình. Con cảm thấy đấy là một sự khả ố," nó càu nhàu và lầm bầm trong miệng, âm thanh của những chữ sau cùng nhỏ dần, nhưng tôi vẫn nghe rõ.

"À ừ, Túc là một người đàn ông hơi thiếu tự tin đó mà. Anh ta ly dị vợ đã lâu và thường bảo rằng các bà các cô bên này quá tự do bình quyền nên hỏng kiểu, về Việt Nam lấy một người vợ bảo gì nghe nấy thích hơn. Có khi người ta lầm lẫn giữa sự lười biếng thiếu tính tự xét với cái tạm gọi là trở về với văn hóa dân tộc không chừng. Thế còn vợ chồng Thu và Tony thì sao? Câu chuyện của họ có vẻ vui và lành mạnh hơn nhiều đấy chứ. Toàn là những thắng cảnh đẹp, và với một giá hời."

"Một cách nào đó, con vẫn thấy như thế cũng không ổn. Có thể nào mình trở về như những du khách không má?"

"Người ta có thể trở về thăm một chốn cũ, có thể chứ con," tôi nói câu này với một vẻ dè chừng thận trọng, "má chỉ nghĩ đơn giản như vậy thôi."

"Có lẽ vậy. Có lẽ đối với nhiều người đó chỉ là chuyện trở về thăm một chốn cũ," Hoàng Hạc thầm thì như nói với chính mình, giọng xa vắng, rồi bỗng nhiên lại hơi sôi nổi, "nhưng đối với con thì không, nó phải là một cái gì khác hơn thế, nhiều hơn thế. Là một cái gì…" con gái tôi nhún vai biểu lộ sự khó khăn trong việc diễn tả. "Một cái gì mơ hồ con chưa định nghĩa được. Còn phần má? Tại sao con không thấy má nói gì về chuyện về hay không về?"

Hoàng Hạc hỏi câu này trong khi mắt nó nhìn về phía trước, cẩn thận quan sát con đường loáng ướt dưới mưa. Tôi không nhớ rõ lúc đó con gái tôi có liếc nhìn mẹ không, tôi vẫ cứ đinh ninh là vì phải chăm chú lái xe nên nó lhông kịp nhận ra nét thay đổi thoáng hiện trên nét mặt tôi. Tứ lâu tôi vẫn nghĩ tốt hơn chẳng nên cho nó biết về một câu chuyện xẩy ra đã hơn hai mươi năm về trước, một chuyện nay có nói cho nó biết cũng chẳng để làm gì, một chuyện tôi đã chôn kín đến độ với thời gian, tưởng như chỉ còn là một huyễn tượng, nhưng quả thật là tôi vẫn không thể không rúng động khi nó đề cập đến vấn đề này. Phải chăng con gái tôi có một linh cảm khác thường? Cũng có thể đây chỉ là một vấn đề có tính cách thời sự, và Hoàng Hạc vốn là một thiếu nữ thông minh và nhậy cảm.

"Có thể năm tới, má tính sẽ về đắp lại mộ phần cho ông bà. Việc trở về đối với má không còn đặt thành vấn đề nữa con. Má đã làm cái quyết định khó khăn nhất cách đây muời sáu năm rồi."

"Má muốn nói tới cái quyết định ra đi…mà không phải là để đoàn tụ với Daddy?" Hạc hỏi với một vẻ ngập ngừng.

"Đó chỉ là một trong nhiều nỗi khó khăn. Nhưng thôi, giờ mình có nói lại chuyện cũ cũng chẳng để làm gì. Hè năm tới, con có thể về cùng với má nếu con muốn. Con còn nhớ bé Ngọc bạn thân cùng xóm của con hồi tám tuổi không? Gia đình nó vẫn ở xóm Nhà Thờ Ba Chuông. Má có nhận được thư của bác Chân, hồi xưa bác ấy vẫn thường đón hai con đi học về những buổi trời mưa."

"Con còn nhớ chứ, dù chỉ còn là những hình ảnh mơ hồ thôi. Con không thể nhớ được nét mặt của bác ấy ra sao. Còn Ngọc, con chỉ nhớ mài mại nó mặc một chiếc quần đen và một cái áo bà ba trắng, tóc nó kẹp lại phía sau lưng và mắt nó đen tròn. Má à, con không định được là con có muốn trở về hay không. Dường như là con rất muốn và dường như là con lại không muốn chút nào. Con không hiểu. Con chỉ biết là có một cái gì đó như thôi thúc con và rồi lại như từ chối con. Con không biết là con có muốn đối diện với nó không. Về để đắp mộ cho ông bà thì cũng là việc phải làm, nhưng chắc không phải là chỉ có thế, và cũng không hẳn là con muốn trở về như một du khách."

Con gái tôi buông nhẹ một câu kết luận:

"Con nghĩ rằng không phải chỉ ra đi mới là một quyết định khó khăn…"

Tôi không hiểu rõ ý con gái muốn nói gì, nhưng tôi cảm được rằng thế giới dưới mắt nhìn của nó không đơn giản. Và rồi trước khi kịp suy gẫm nên xem nói gì với Hạc, tôi đã yêu mọi điều nó thắc mắc, yêu cả vẻ mặt nhăn nhăn của nó khi nói những điều ấy. Rồi tôi cảm thấy thật thú vị để ngồi yên mà hồi tưởng lại biết bao lần tôi đã cảm thấy yêu nó như thế trong đời.




Chuông điện thoại reo đến hồi thứ tư tôi mới bắt kịp vì còn mải loay hoay với mớ thịt cá vừa mua ở chợ về chưaa kịp chia ra thành những phần nhỏ vừa một bữa ăn của hai mẹ con. Tuân điện thoại viễn liên từ California sang để hỏi về Hoàng Hạc. Chàng rể tương lai của tôi buồn bã và lo lắng vì không hiểu tại sao Hạc lại đột nhiên thay đổi ý định không muốn làm đám cưới sau khi ra trường. Tôi nói tôi không hay biết gì cả. Hạc không hề nói gì với tôi. Tuân hỏi, bằnng một giọng ngập ngừng, rằng có phải Hạc đã có một người bạn trai khác. Tôi nói không, diều này thì chắc là không. Giọng ngập ngừng của Tuân làm tôi ái ngại, tôi muốn nói thêm vài điều gì đó để trấn an nhưng rồi lại thấy không bằng lòng chuyện cậu ta phải hỏi thăm hỏi dò như vậy. Hai đứa nó học cùng trường, quen biết cũng đã lâu. Tuân ra trường trước, mới đi làm xa chưa đầy một năm mà chẳng lẽ đã không còn tin ở Hạc. Tôi kết thúc cuộc điện đàm bằng cách ngắn gọn hứa với Tuân sẽ tìm dịp thuận tiện hỏi Hạc về việc này.

Gác máy điện thoại, tôi đến bên cửa sổ vén màn ngó ra mảnh vườn phía sau nhà. Trời xám một mầu chì và mưa bụi lất phất, một ngày cuối tuần không chút hứa hẹn vui tươi. Ôn lại khoảng thời gian hai tháng vừa qua, tôi chợt cảm thấy có lẽ con gái tôi đã trải qua một sự thay đổi nào đó trong tâm hồn. Thời gian gặp nhau rất ngắn ngủi trong ngày nhưng cũng đủ để tôi nhận thấy điều khác thường ở Hạc. Có lúc dường như nó vui vẻ hơi quá mức bình thường một chút, chỉ một chút thôi, lúc khác, dường như nó có điều gì suy nghĩ mông lung. Biết đâu điều lo ngại của Tuân là đúng. Biết đâu nó đã gặp một chàng trai nào khác mà nó ưa thích và bối rối không biết phải nói với Tuân như thế nào. Và nếu đây quả thực là một bí mật Hạc muốn giữ kín thì điều này có nghĩa là nó hiểu rằng nhân vật mới này không thuộc vào loại được tôi chấp nhận dễ dàng. Rồi thì ý nghĩ một người đàn ông xa lạ nào đấy có thể làm Hạc đau khổ khiến tôi giật nẩy mình khi cửa bật mở và con gái tôi bước vào, trên tay nó cầm một cuốn ảnh khá dầy.

"Má làm gì mà có vẻ hoảng hốt vậy? Con có để cái note trên tủ lạnh nói là chiều con mới về mà," Hạc bỏ giầy bước đến quầy bếp bằng những bước chân tươi trẻ vô tư. Thỉnh thoảng đối với tôi, nó vẫn làm ra vẻ một đứa con gái được mẹ chiều chuộng, có lẽ phần vì nó biết tôi thích vậy, phần vì nó vẫn là một cô sinh viên dù ở bậc cao học nhưng chưa thực sự lăn lộn vào đời. Coi Hạc trẻ hơn tuổi thật rất nhiều, có thể vì nó ít dùng son phấn. Bạn cùng lớp vẫn bảo Hạc có một gương mặt con nít. Một bà bạn quen tôi vẫn thường nói rằng nuôi con cái theo kiểu ViêÏt Nam chúng sẽ trẻ lâu, nghĩa là chúng không vội vã ra khỏi nhà vào tuổi mười tám hoặc tệ hại hơn nữa, mang bầu vào tuổi mười ba. Tôi không hẳn đồng ý với câu nói có tính cách khá tổng quát tới độ mơ hồ ấy nhưng cũng tin ở phần nào sự thật của nó. Có thể sự nâng niu cưng quý của tôi đối với Hạc đã khiến nó cảm thấy muốn trì hoãn ở lại vị trí một đứa con gái hơn là vội vã trở thành một người đàn bà. Cũng có thể con gái tôi là một thứ hoa Đông phương nở chậm, vì mọi trật tự đều thong thả đi theo đường vòng. Nhưng dù có vòng vo tới mấy thì cũng sẽ có lúc Hạc phải xa tôi, ngày đó sắp đến, ngày Hạc lấy chồng, cũng là ngày tôi vẫn hằng chờ đợi và hằng sợ hãi.

"À không. Có gì đâu. Má đang suy nghĩ bâng quơ vậy mà. Má vừa trả lời điện thoại của Tuân. Con chỉ về sớm vài phút nữa thì đã kịp nói chuyện với nó," tôi trả lời.

"Vậy sao? Thôi để lát nữa con gọi lại."

Đây rõ ràng là một bằng chứng của sự thay đổi, tôi nghĩ thầm. Trước đây, mỗi lần nghe Tuân gọi là nó phải ôm ngay lấy cái điện thoại đi vào phòng riêng đóng cửa lại. Tôi bắt sang chuyện khác, làm ra vẻ không mấy chú tâm.

"Hình ảnh gì vậy con?"

Hạc ngồi xuống chiếc ghế cao phía bên kia quầy bếp đối diện tôi.

"Một số ảnh con chụp ở tiệm đã lâu mà hôm nay mới lấy về, và…một số ảnh khác. Má coi bồ của Michelle chụp có đẹp không. Anh ta mở tiệp chụp hình ở đường Cypress chỗ khu Larwin Square đó má," Hạc vui vẻ nói nhưng tôi vẫn nhận ra chút ngập ngừng trong giọng của con gái. Những trang đầu của cuốn ảnh dán hình Hoàng Hạc chụp bán thân, rửa cỡ lớn choán gần hết trang. Nước ảnh thật rõ nét và nụ cười của Hạc trong một tấm hình trông thật tươi thắm và nhân ái.

"Ồ, ảnh chụp thiệt đẹp. Coi con của má giống tài tử xi nê quá. Khi nào đám cưới con với Tuân chắc là phải nhờ tới anh chàng này rồi," tôi nói như một tình cờ, nhưng thật ra lại là một nhập đề rất ư hợp lý vào câu chuyện mà tôi đã hứa với Tuân sẽ hỏi Hạc.

"Mấây bữa nay con…tính nói với má chuyện của con với Tuân mà chưa có dịp. Gần đây tụi con bất đồng ý kiến dữ lắm. Con không nghĩ là con sẵn sàng để bước vào đời sống gia đình bây giờ, hay năm tới, hay một tương lai gần. Con không muốn bị sở hữu, dù là sở hữu dưới hình thức một bông hoa cắm trong cái lọ độc bình đắt giá má à," Hạc trả lời với một vẻ bình tĩnh làm tôi choáng váng.

"Má cứ đinh ninh là con cũng yêu Tuân, " vài giâu sau tôi mới có thể trả lời," và má nghĩ năm tới con cũng đã hai mươi sáu."

"Con cũng yêu Tuân chứ. Nhưng điều đó không có nghĩa là con phải làm vợ Tuân sớm hơn con muốn. Không phải chỉ có một cách sống, một đời sống theo kiểu lớn lên lấy chồng, làm vợ và làm mẹ. Nếu Tuân thật sự yêu con, anh ấy sẽ hiểu thôi." Gương mặt thoáng nét xa vắng của Hoàng Hạc lúc đó làm tôi nhói lên một nỗi lo buồn."

"Con ơi, sống thế nào hay sống cách nào là một câu chuyện dài, rất dài. Con không thể ngắm nghía, suy tính trước như là vẽ một bức tranh hay một kiểu áo, con chỉ có thể cứ sống, sống thử, và tìm dần ra mình muốn sống như thế nào. Má chỉ mong cho con được vui, Má chỉ mong rằng các con đừng gặp chuyện gì trắc trở."

"Có khi đằng sau điều gọi là tình yêu chỉ là nỗi đam mê nhất thời. Có khi hôn nhân chỉ là một lề thói của xã hội, khi lấy nhau rồi thì người ta lại coi nhau như những món quen thuộc dùng trong nhà ngày càng nhàm chán. Con không biết con có nên tin vào hôn nhân hay không. Nhiều đứa bạn con cho rằng chỉ nên dọn vào ở với nhau, nếu không thích thì lại dọn ra," Hạc nói, mắt buồn bã ngó mông lung về phía cửa sổ.

"Con không nên nghĩ thế," tôi trả lời Hạc một cách chậm rãi để trấn áp nỗi sợ hãi đang tràn lên tim tôi và để chuẩn bị cho những điều tôi phải nói với con gái sau đó.

"Vậy tại sao cha mẹ ly dị? Nếu hôn nhân là chuyện tin được tại sao cha mẹ ly dị? Mẹ trả lời con đi. Tại sao cha có thể bỏ mẹ con mình sống bơ vơ gần mười năm để về xứ lấy vợ khác? Con không thể quên những giọt nước mắt của mẹ hồi đó, mẹ còn nhớ không?" Những câu hỏi đột ngột ném vào tôi như những trận mưa rào của quê hương thời tuổi nhỏ, những giọt nước nặng giận hờn sầm sập rơi xuống không báo trước. Mưa miềân nhiệt đới ào ạt. Những cánh lan miền nhiệt đới tím thẫm, tím ngát. Tôi đứng dậy, rời quầy bếp đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài trời. Vẫn lại một buổi trời mưa…




Tôi nhớ rõ, hoặc cho là tôi nhớ rõ từ mớ ký ức một người phụ nữ di dân cứ rơi rụng dần theo với tháng năm, buổi sáng hôm ấy trời mầu xám nhạt và mưa buiï bay lất phất…




"Chuyện gì xẩy đến cho đời má không có nghĩa là nó sẽ xẩy đến cho đời con. Chúng ta có những định mệnh riêng," tôi lẩm bẩm như nói một mình, "và má đã làm tất cả những điều má có thể nghĩ tưởng để cho con có được một cuộc đời tươi đẹp hơn. Con là niềm hy vọng. Con là ngày mai…"

"Má. Con không có ý định khơi lại chuyện cũ làm má đau lòng," nó dịu giọng, nhưng vẫn đầy vẻ bất an. Tôi đã suy nghĩ về điều này trong nhiều năm, nhưng cái quyết định sau cùng lại chỉ bật ra trong mấy giây đồng hồ. Cũng chẳng còn gì bí mật nữa. Chỉ là những bản khác nhau của một chuyện kể, thế thôi. Từ những ngày xa xưa trong quá khứ, tôi đã quen với những bản kể khác nhau về chuyện đời mình; phải tranh đấu kịch liệt để mà giữ lại một bản chính, mà rồi bản chính đó cũng chỉ có nghĩa cho riêng tôi, nào cho ai khác? Mọi chuyện tình đều mang cùng một số mạng oan nghiệt của loài chuyện kể, nó chỉ có nghĩa với hai người trong cuộc, mà rồi đôi khi, chính hai kẻ ấy cũng không kể cùng một chuyện. Có lẽ bây giờ là lúc tôi trao lại cho con gái, một bản tóm tắt chuyện đời tôi, thoát thân từ bản chính dường như đã phai mờ theo lớp bụi thời gian.

"Jerry không phải là cha ruột của con. Oâng ấy đã tình nguyện nhận như thế trong một hoàn cảnh cần thiết, và khi đó má cũng không hiểu rõ ông ta muốn làm vậy vì tình yêu của ông dành cho cha con hay cho má, nhưng má đã bằng lòng để cho con có được một người cha. Phải nhận rằng Jerry cũng thật lòng yêu thương con như con ruột. Má vẫn hằng cám ơn sự chăm sóc và giúp đỡ của ông ta bấy lâu nay…" tôi quay mình tiến lại gần con gái, nói một cách thong thả. Rồi thì câu chuyện của hai mươi lăm năm về trước cũng được tuôn ra một cách ngắn gọn, từ tốn. Những xúc cảm mãnh liệt đau đớn nhất của một thời rồi cũng chỉ còn lại là những âm vang.

Hoàng Hạc ngồi lặng người đi, như thể sức nặng của những điều tôi vừa nói đã đè bẹp mọi khả năng phản ứng của nó.

"Vậy bây giờ cha của con ở đâu?" sau cùng, nó hỏi bằng một giọng run rẩy khẽ khàng.

"Má không biết con à. Khi quyết định rời khỏi nước, má đã ngưng chờ đợi và kiếm tìm. Má nghĩ ông ấy đã chết từ mùa hè đó. Jerry cũng vẫn để tâm theo dõi tin tức cha con trong nhiều năm nay…"

Hạc nhắm mắt lại. Đôi rèm mi của nó cong vút lấp lánh hai giọt nước mắt như hai hạt kim cương. Có một khoảng không gian im lặng biền biệt, rồi là tiếng thở hắt ra của nó nghe như một lời đoạn tuyệt.

"Má à. Con không đợi năm tới về cùng với má xây mộ ông bà đâu. Tuần tới xin phép má con về Việt Nam," Hạc nói. "Mấy tháng nay con đã đọc nhiều tài liệu về tổ chức thiện nguyện này, má xem tiếp đi, phần sau của tập ảnh là những tấm hình chị giám đốc chương trình đã cho con mượn. Có một cái gì đó cuốn hút con. Má coi, những đồi trà tươi đẹp quá bên cạnh những con người vô cùng rách rưới khổ đau. Con nghĩ rằng con đã tìm thấy một ý nghĩa mới cho quyết định trở về của mình. Cũng có thể đây là cách để con tự thử thách mình, và thử thách Tuân…"

Chúng tôi trao đổi thêm một vài câu sau đó về những tấm hình, nhưng tôi không nhớ rõ tôi đã nói gì. Lòng bàn tay tôi đã rịn ướt, đầu óc chập chùng những bấn loạn, hồi tưởng và lo âu. Khi xem gần xong tập ảnh, tôi nói với con gái, "Có lẽ đây cũng là vùng ngày xưa cha con đã đi công tác và bị mất tích."




Chúng tôi gặp nhau qua sự giới thiệu của cha xứ tại nhà thờ mà tôi năng lui tới mỗi tuần. Don thuộc phái đoàn Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Mùa Hè từ Mỹ sang thu nhập dữ kiện để hoàn thành một luận án về ngữ học nhằm chứng minh tính khả dụng của thuyết Noam Chomsky trong việc nghiên cứu ngôn ngữ người Thượng trên vùng cao nguyên Kontum, Gia Ray; tôi đang theo học năm cuối ngành Anh văn tại đại học Văn Khoa Sài Gòn. Phái đoàn gôm phần lớn là những sinh viên trẻ tuổi vừa tốt nghiệp chương trình Cao học đang muốn tìm một hướng đi cho ngành ngiên cứu của họ. Điều này làm cha xứ có phần ngần ngại khi giới thiệu tôi; thuở ấy người ta chưa dễ chấp nhận chuyện những cô gái con nhà gia giáo quen biết các chàng thanh niên Mỹ, lý do là người dân địa phương cho rằng sự liên hệ này phần lớn chỉ có giữa những cô gái ăn sương và các chàng G.I. Dù vậy, trong đám con chiên của ông chẳng có ai đủ điều kiện hơn tôi, hơn nữa, tôi cũng đang rất cần một việc làm kiếm thêm tiền nên rốt cuộc thì tôi trở thành cộng tác viên cho phái đoàn với nhiệm vụ hướng dẫn và thông dịch. Lần đầu tiên tiếp chuyện với Don, tôi sửng sốt nghe những âm thanh Việt Nam quen thuộc phát ra từ miệng một người thanh niên tóc vàng mắt nâu, nụ cười mở rộng như mây trời. Khi tôi thắc mắc tại sao nhóm của anh lại cần tôi phụ giúp khi anh có thể nói tiếng Việt thông thạo như thế, Don giải thích rằng sự có mặt của một người thiếu nữ Việt sẽ trợ giúp anh rất nhiều trong việc gây được lòng tin tưởng và sự thân thiện của những người dân sống trong những buôn sóc hẻo lánh. Tôi nhận lời giúp anh, không phải chỉ vì cảm tình nồng hậu dành cho một người thanh niên khả ái biết nói lưu loát tiếng Việt , mà còn vì câu chuyện triền miên không dứt của chúng tôi sau đó. Thuở ấy tôi đang mê đọc cuốn tiểu thuyết cổ điển Cuốn Theo Chiều Gió của Magaret Mitchell mà Don vốn gốc gác sinh trưởng ở Georgia cũng biết rất rành rọt về tác giả và tác phẩm này. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ câu văn mà cả hai chúng tôi đều thích nhất và đã khiến chúng tôi cảm thấy thật ý hợp tâm đầu: "Ngày mai, ngày mai ta sẽ về Tara…" Ở Don toát ra một sự hồn nhiên ấm áp khiến người ta không thấy cần phải đề phòng. Tôi hỏi lý do nào đã thúc đẩy một người sống bên kia bờ đại dương như anh tìm học ngôn ngữ của những người sống bên này bờ đại dương như chúng tôi; anh trả lời bằng một tràng giảng giải về thuyết ngôn ngữ Chuyển Hóa Transformational Linguistics mà tôi chỉ nắm bắt được một cách mơ hồ. Dạo đó có lẽ tôi nhớ cái giọng ấm áp thỉnh thoảng chen vào vài câu tiếng Anh hoặc một vài chữ Việt phát âm lơ lớ của Don hơn là những điều anh say sưa nói, chẳng hạn như anh muốn moi xuống tận đáy những tầng cấu thức nằm sâu của ngôn ngữ, anh muốn thực hiện giấc mơ của Leibniz tìm kiếm cấu trúc tổng quát của một thứ ngôn ngữ phổ quát của loài người. Trong khi anh nói thao thao bất tuyệt, tôi nhìn đăm đăm như muốn soi xuống dưới vầng trán thông minh và đôi mắtnâu trong suốt của anh tìm xem có mảnh nào trùng hợp với linh hồn tôi.

Vài tuần sau đó chúng tôi lên đường đi Gia Ray. Theo dự án, tôi sẽ ở đây trong vòng hai tháng để làm những công việc phụ tá và giúp cho phái đoàn dễ dàng tiếp xúc với người địa phương. Thường thì ban ngày tôi đi cùng các nhóm tiến sâu vào những buôn sóc nằm rải rác trong vùng đồi núi, tối lại trở về văn phòng chính đặt ở tỉnh lỵ ngủ qua đêm.


Tôi còn nhớ rõ, hoặc cho là tôi nhớ rõ từ mớ ký ức một người phụ nữ di dân cứ rơi rụng dần theo với tháng năm, buổi sáng hôm ấy trời mầu xám nhạt và mưa buiï bay lất phất…




Mưa làm óng mướt những lá trà non. Một vài chùm nắng yếu ớt xuyên qua những đám mây đậm mầu không đủ làm rực rỡ buổi mai. Trời vần vũ như muốn bão. Jerry và Betty trong toán bốn người chúng tôi cùng ngã bệnh, tôi tưởng chuyến đi vào buôn Nong sẽ bị hủy bỏ nhưng ngược lại, Don nhất định muốn lên đường; anh bảo đã có hẹn gặp một người Việt gốc Thượng tên là Naylo, bạn của anh hồi còn ở đại học Michigan, và đó là một cuộc hẹn mà anh sẽ tới bằng mọi giá. Tôi ngần ngại khi nghĩ đến chuyện đi riêng với Don. Có lẽ đó là trực giác của người phụ nữ trước hiểm nguy, cho dẫu đấy là một hiểm nguy diễm lệ của ái tình. Như đọc được thoáng ngần ngại trên mặt tôi, Don trấn an là vùng chúng tôi sắp tới rất an ninh. Nhìn vào mắt tôi, anh mỉm một nụ cười tinh nghịch và diễu cợt, "Cô có thể tin ở tôi chứ, mình đã làm việc với nhau gần hai tháng rồi mà." Tôi tin Don phút đó và tôi vẫn tin vào sự thành thật của anh cho đến bây giờ, như tin vào bản viết chuyện tình của riêng tôi, điều duy nhất tôi còn giữ lại.

Người tài xế chiếc xe jeep của đoàn đưa chúng tôi một khoảng khá xa đến tận chỗ không còn đường xe chạy. Từ đây, để đến địa điểm đã định trước, chúng tôi phải đi bộ theo những con đường rừng ngoằn ngoèo, khúc thì băng ngang những trảng cỏ rộng mông mênh, khúc thì quanh co ven theo những sườn đồi. Chúng tôi đi về hướng đông, cho tới khi hai bên là ngọn núi thấp gần như đồi san sát sây rừng trên đó mọc vô số những chùm lan diễm lệ đủ mầu. Cảnh trí tuy thật đẹp nhưng sự vắng lặng của núi đồi không khỏi khiến tôi chợt rùng mình. Bầu trời càng lúc càng nặng như chì rồi gió chợt từ đâu nổi lên vật vã. Mưa trút xuống mờ mịt đất trời. Chúng tôi may mắn chạy tạt được vào một cái nóp xiêu đổ ven đường, có lẽ do những người Thượng đã dựng lên vội vàng trong mùa gặt trước. Mưa miền núi như một con quái vật gào thét điên cuồng trong cơn đất trời hỗn loạn. Một hồi sấm long trời lở đất đẩy tôi bắn vào vòng tay Don. Anh ôm vai tôi vỗ về, "Đừng sợ, mưa một lúc sẽ hết mà." Khi tôi ngượng ngùng đứng nhích ra xa thì Don, một cách tế nhị và tự nhiên, đề nghị chúng tôi ngồi xuống một khúc cây rừng kê sẵn trong nóp, ngồi dựa lưng vào nhau cho ấm chờ mưa bão ngớt.

Mưa bão đã không ngưng. Chiều núi rừng sập xuống âm u ướt nhẹp. Nước mắt tôi bắt đầu chạy quanh nhưng Don dỗ dành và trấn an tôi rằng ngay bây giờ, anh sẽ dùng máy viễn liên dã chiến liên lạc được trong vòng ba mươi cây số, chúng tôi lại có đầy đủ lương thực và nước uống, chuyện trở về sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Tôi thật sự bật khóc sau đó khi Don phát giác ra chiếc máy viễn liên của anh đã hết điện từ lúc nào.

Đêm tới, lạnh căm căm và mưa vẫn vật vã trên những vòm cây rừng. Không còn cách nào khác hơn, chúng tôi đành phải nán lại trong nóp chờ sáng mai tạnh ráo sẽ lên đường. Hơi lạnh miền núi khiến một thiếu nữ quen đời sống thành thị như tôi run lên cầm cập. Don cởi áo khoác ngoài choàng lên vai tôi. Gần như kiệt sức vì lo sợ, mệt và lạnh, đầu tôi rớt trên vai anh lúc nào không biết. Tôi thiếp đi mê man.

Khi tôi mở choàng mắt trời đã bừng sáng, mưa tạnh từ đêm và mặt trời bắt đầu ló dạng, chiếu ánh sáng ấm áp. Chúng tôi đã dựa lụng nhau ngủ ngồi trong chiếc nóp cấy lúa ấy suốt một đêm dài. Don mỉm cười chào âu yếm. Mặt tôi nóng bừng vì ngượng nhưng tôi hiểu đêm qua anh đã không hề lợi dụng tình cảnh gần gũi ấy để làm một điều gì khác. Don tươi tỉnh báo cho tôi biết rằng chúng tôi đang ở cách buôn Nong non hai mươi cây số đườing rừng về hướng Tây và có thể tới nơi trong vòng ba tiếng đồng hồ đi bộ. Thu dọn xong ba lô, trước khi bước ra khỏi nóp, Don chỉ cho tôi hai giò lan thật lớn trên một gốc cây sần sùi trước mặt với những đóa hoa tím ngắt, vàng tươi còn lóng lánh nước mưa. "Đẹp quá. Hãy để tôi đem chúng về làm quà tặng cho em." Miệng nói, chân Don đã thoăn thoắùt chuyển động. "Đừng, mình còn phải vượt qua một quãng đường dài. Hơn nữa, bứng mất hai giò lan đó không chừng sẽ làm kinh động núi rừng đấy," tôi buột miệng như một phản ứng tự nhiên không suy nghĩ. "Nhưng chúng sẽ là kỷ niệm của buổi đi lạc hôm nay," Don nói và gửi cho tôi một cái nhìn nhiều ý nghĩa. Anh mở ba lô lấy ra nào dây thừng nào vòng đai dành cho trường hợp phải leo lên những sườn núi dốc, coi bộ rất lành nghề. Tôi đứng dưới vừa sốt ruột vừa lo sợ nhưng không thể không cảm thấy anh ta thật đáng yêu.

Khi Don khéo léo đem được cả hai giò lan xuống một cách nguyên vẹn, tôi chỉ vào giò mầu tím nói đây là Giả Hạc, còn kia là Hoàng Tâm. Chúng tôi trầm trồ ngắm nghía từng cánh hoa mướt như nhung. Don nói sẽ đem hai gốc lan về tặng tôi và thử ghép giống chúng để cho ra đời một loài lan tuyệt đẹp chưa từng có. Aùnh mắt chúng tôi không hẹn mà gặp nhau và thế là sự hỗn loạn tuyệt vời trong tâm tư chúng tôi bùng vỡ. Hương thơm của núi rừng, của loài lan vương giả quyện vào hơi thở chúng tôi ấm nóng. Khi môi anh gắn xuống môi tôi, vũ trụ như vỡ tung ra thành ngàn vạn mảnh, khả năng suy nghĩ của tôi tê liệt. Sau này, mường tượng nhớ lại, tôi chỉ có thể gọi tên cảm giác đó gần giống như sự xâm nhập đột ngột của một lực mãnh liệt vào một môi trường đang ổn định, xáo tung mọi trật tự đã có để bắt đầu một cái gì khác, một trật tự khác. Cuộc đời sau đó nhiều năm, nhìn lại ở tuổi bốn mươi ngoài, luôn được tôi chiêm nghiệm như những biến chuyển liên tiếp từ trật tự này sang hỗn loạn kia để rồi lại trở về một trật tự khác. Một biến đổi nhỏ ở môi trường khởi điểm này có thể lan tràn khuếch đại thành những trận gió bão rung chuyển núi đồi ở môi trường kia. Biến đổi đầu tiên trong đời tôi khởi đi từ cơn mưa bão đột ngột của đất trời, biến đổi sau cuối của cuộc đời tôi có lẽ là sinh phần của một kẻ tha hương bỏ hết lại sau lưng quê nhà và dĩ vãng.

Trên đường trở về buôn Nong, Don đã thầm thì bên tai tôi rằng sau này nếu có con, dù trai hay gái cũng nhớ đặt tên là Hoàng Hạc. Tôi đã ở gần người đàn ông ấy trong một thời gian rất ngắn, đôi ba ngày, hạnh phúc có lẽ cũng chỉ vừa đủ cho nỗi đau đớn kéo dài nhiều năm về sau.

Don mất tích ngay trong chuyến công tác sau đó, sau khi chúng tôi đã về được buôn Nong, và sau khi tôi đã bình yên trở lại Sàigòn. Tôi lờ mờ hiểu rằng chuyện nghiên cứu ngữ học có thể chỉ là một hình thức bên ngoài để che mắt nhân gian. Don có thể đã thuộc một cơ quan tình báo nào đó, có thể của CIA, thi hành một công tác, theo đuổi một mưu đồ như biết bao nhiêu toan tính thay đổi rối mù mỗi ngày mỗi xẩy ra trên mặt đất này. Có thể kẻ thù đã đột ngột xuất hiện và giết chết anh. Có thể anh đã bị bắt cóc và cầm tù ở một nơi chẳng ai có thể tìm thấy. Và cũng có thể, lời buột miệng của tôi xuất phát từ ý thức về niềm kính trọng cõi huyền bí của những người dân miền Thượng đã vô tình trở thành lời tiên tri: kẻ kinh động núi rừng đã bị nuốt trọn vào vòng đai xanh thăm thẳm của nó không để lại một dấu vết. "Ngày mai, ngày mai ta sẽ về Tara …" đã không bao giờ tới, không bao giờ tới nữa.

Hai tháng sau khi trở về Sàigòn, tôi biết mình có mang. Mồ côi từ thuở lên mười, tôi còn được cái may mắn là không phải đối diện với nỗi thất vọng và đau đớn của cha mẹ nhưng tôi vẫn muốn tuyệt đối tránh mọi điều tiếng dị nghị cho người bác ruột đã nuôi nấng tôi một cách chu toàn. Nói dối gia đình bác rằng tôi nhận việc mới của cơ quan USAID, với sự giúp đỡ của Jerry, người bạn thân của Don trong phái đoàn, tôi bỏ Sàigòn về sống tại một tỉnh lỵ hẻo lánh gần buôn Nong. Có lẽ tận thâm tâm, tôi vẫn mong chờ một phép lạ đem người đàn ông ấy trở về. Chờ đợi và chờ đợi. Aâm thầm và âm thầm. Tôi bảo với Hoàng Hạc Jerry là cha của nó trong những lần anh tới viếng thăm.

Mùa xuân 1975, vùng cao nguyên mất dần vào tay Cộng quân. Jerry khi ấy đang làm việc cho một cơ quan trực thuôïc tòa đại sứ Mỹ, thúc dục mẹ con tôi di tản về Sàigòn. Tôi ôm Hoàng Hạc lúc đó đã lên bốn bỏ Ban Mê Thuột vừa kịp trước khi thành phố đổi chủ. Jerry bảo tôi tình hình gấp lắm rồi, anh có thể dành cho tôi một chỗ ngồi trên chuyến bay chót ngày N. rời khỏi Việt Nam. Tôi có chưa đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ để quyết định. Sống ở miền cao nguyên heo hút ấy hơn bốn năm, tôi đã yêu nghề dậy học của mình, yêu những đứa trẻ mới hơn mười tuổi đầu hàng ngày vẫn phải tranh đấu với cuộc sống và nỗi chết để có thể tới trường, yêu những người dân địa phương hiền lành chất phác không chút thắc mắc về dĩ vãng tôi. Và tôi vẫn thỉnh thoảng có thể về thăm mộ phần cha mẹ hay thăm gia đình bác, một chút máu mủ thân tình duy nhất ngoài Hoàng Hạc. Tôi phải đối diện với quyết định rời quê hương, đến một miền đất xa lạ mà tương lai chỉ là một dấu hỏi không lồ, hay ở lại, ôm đứa con mang huyết thống của người sẽ bị những kẻ chiến thắng coi là kẻ thù dân tộc. Ngả nào cũng là một cách chết, hoặc là một cách tái sinh.

Hỗn loạn. Trong tôi và quanh tôi chỉ còn là hỗn loạn chập chùng. Tôi không sẵn sàng để chết hoặc để tái sinh. Tôi ngần ngừ không thể quyết định ra đi hay ở lại. Cuối cùng thì tôi cũng từ chối chuyến bay chót ngày N. Tôi nói với Jerry rằng tôi cố chờ, biết đâu Don sẽ có mặt trong đám tù binh. Jerry trút cho tôi hết số bạc anh có trong người.

Trước khi bước qua ngưỡng cửa ngăn cách thế giới của tôi và anh, ở một quãng đã xa không còn nghe rõ nhau trong những âm thanh hỗn độn gào thét điên cuồng chung quanh, tôi thấy Jerry hướng về phía tôi, miệng mở lớn, uốn tròn thành những đường nét tựa như anh đang nói ‘tôi yêu em." Nhiều năm sau, Jerry không bao giờ nhắc lại lời tỏ tình câm lặng phút đó.




Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ cho Hoàng Hạc biết quyết định ra đi của tôi đã khó khăn tới chừng nào. Thường thì tôi chẳng ngồi nhớ lại chuyện xưa làm gì. Ở đây có thiếu gì vấn đề khác phải đương đầu, nhưng thỉnh thoảng trong những buổi chiều im vắng bỗng dưng tôi nhớ lại một vài chuyện, một vài sự việc. Chúng như những mảnh chân và tay của một con búp bê đã bị bẻ thành từng khúc rời rụng.

Ở một chỗ này tôi nhìn thấy mình đứng trên mảnh đất hương hỏa gia đình tôi hai mươi cây số cách tỉnh Bạc Liêu lâm râm khấn vái trước mồ, "Cha mẹ sống khôn thác thiêng xin hãy tha thứ cho con. Con không dám dẫn cháu về thăm quê ngoại, con không dám đưa Hoàng Hạc về quỳ lạy trước mộ phần không phải vì con có điều gì xấu hổ với lương tâm mình, mà vì lòng tôn trọng trật tự cũ. Con không muốn bà con lối xóm quê hương phải đàm tiếu tới linh hồn cha mẹ. Con đã quyết định ở lại để trở thành một kẻ lưu đầy trên chính quê hương mình. Không thành phố nào còn là của con. Không con đường nào còn là của con. Không gương mặt nào còn làngười thân thuộc. Và rồi đây con sẽ thật sự trở thành một kẻ không ràng buộc không quê hương không dĩ vãng. Con sẽ rời bỏ, sẽ trút xác, sẽ thay hồn. Con từ nay sẽ là kẻ sống ở muôn phương…"

Ở một chỗ khác tôi thấy sót lại hình ảnh căn phòng chật hẹp mầu tường vôi bẩn thỉu loang lổ, cái bàn xiêu vẹo và nụ cười phô bựa răng của gã công an phường, "Em cho anh …ấy một cái thì mọi chuyện xong ngay. Em nên biết em đã phục vụ kẻ thù của nhân dân chán chê ra rồi chứ còn quiù báu gì nữa đâu ."

Ở một chỗ khác nữa tôi nhìn thấy tôi ở tuổi hai mươi sáu, đầu đội nón lá tả tơi, mặc áo bà ba cháo lòng và chiếc quần đen bạc phếch gánh xôi đi bán dưới mưa và ngã dúi mặt xuống giòng nước chẩy cuồn cuộn ở ven đường.

Cứ như thế, thỉnh thoảng tôi nhớ lại đôi điều trong những buổi chiều, chẳng buổi chiều nào giống buổi chiều nào. Trí nhớ của một người di dân dường như không đáng tin cậy, trong một cách thế nào đấy, nó thật gần gũi với một bản viết, mà bản viết thì đổi thay mỗi lần đọc lại. Một người phụ nữ di dân như tôi không còn sở hữu tinh thần nào đáng kể hơn là ký ức. Và ký ức thì cứ như những tờ lịch úa vàng rụng dần theo với tháng năm. Dĩ vãng và nguồn cội và tình yêu và sự thuộc về một nơi chốn nào đấy cứ nhập nhòe đè lên nhau, như một khuôn mặt chập chờn sau vuông cửa kính ướt đầm nước mưa không còn nhìn rõ đường nét hình thù.




Thật tình mà nói, tôi không mấy yên tâm về việc Hoàng Hạc trở về Việt Nam để làm công tác thiện nguyện, mặc dù tôi rất hãnh diện về lòng nhân ái rực rỡ và trong sáng nơi con gái tôi. Với tất cả sự chủ quan của một bà mẹ, tôi nhìn thấy ở Hạc sự hòa hợp toàn bích của Đông và Tây, của trí tuệ và trái tim, của vẻ đẹp tâm hồn và thân xác, như niềm mong ước khi tôi đặt tên con bằng cái gạch nối liền Giả Hạc – Hoàng Tâm. Có thể nói Hạc chính là một trật tự mới thoát thân từ những hỗn loạn và đứt khúc của cuộc đời tôi nhiều năm về trước. Tôi vẫn cho rằng mình khá may mắn so với bà T. có con gái bỏ nhà ra đi từ thuở mười lăm, bà X. có con gái theo bọn băng đảng vào đường hút sách. Rồi cùng lúc với sự nhận biết mình may mắn ấy, tôi vẫn hiểu rằng Hoàng Hạc Catherine Hayle là một sản phẩm riêng lẻ của thời đại nó đang sống. Hạc được tựu thành trong sự hỗn loạn của lịch sử và của cuộc đời...
Phượng Các
#3 Posted : Saturday, November 13, 2004 3:26:47 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Trí Huệ Mỹ Huệ

Trần Diệu Hằng


Cho đến khi rời khỏi hành lang căn biệt thự xinh đẹp nằm vắt vẻo trên một ngọn đồi ngó ra vùng vịnh San Francisco ấy, tôi vẫn không hiểu cuộc đời hai chị em tôi đã trở thành một kể từ lúc nào. Kể từ buổi chiều vàng vọt ở một tỉnh duyên hải miền Trung nước Việt, hay kể từ lúc không giờ, không còn phân cách ngày và đêm trên một vùng mù sương ven biển Thái Bình? Có phải bên một giòng suối cạn hai chúng tôi đã được tái sinh, để rồi sau đó, vùng vẫy trong lòng khối nước mênh mông của đại dương, thân xác tôi có lúc như thoáng chết đi cho một tiềm năng nào đó trong em gái tôi bắt đầu sự sống? Cùng lúc với sự việc cuộc đời chị em tôi đã như là một, nghịch lý thay, giữa chúng tôi dường như hạt giống chiến tranh lại bắt đầu nẩy mầm. Thành thật mà nói, chúng tôi cũng có được vài năm phù du chung sống với nhau trong nền hoà bình của thời thơ dại. Rồi thì cuộc tranh chấp giữa chúng tôi bắt đầu, không hiểu chính từ sự tái sinh hay từ nỗi mất mát, từ nỗi chết hay từ tình yêu?


Câu chuyện thật ra khá dài dòng, lắm khi khó tin là có thật. Trước khi vào chuyện, tôi phải báo động và phân trần cùng bạn đọc, rằng chuyện của tôi có thể bị gián đoạn, bị cắt ngang không báo trước, người kể chuyện có thể bị tráo đổi đột ngột. Vì thế, làm ơn lắng nghe tiếng nói của tôi cho thật kỹ nhé, bởi tôi, một lúc nào đấy, có thể là em gái tôi. Hãy nhớ là Mỹ Huệ sinh ra đời sau tôi mười tám tháng hai mươi ba ngày bốn giờ ba mươi phút sáu giây. Cắt một lát thời gian hai mươi mốt năm về trước, tưởng tượng như bạn đang rà rà ống kính quay phim theo giòng suối cạn khô trơ lòng cát ấy thì thấy ngay sự khác biệt: hai em bé gái cùng từa tựa nhau ở đôi mắt to đen, sống mũi gọn nhỏ, và mái tóc bum bê dài chấm tai, nhưng nước da Trí Huệ có phần đậm mầu hơn, thân thể mảnh mai và dắn dỏi hơn. Trí Huệ không khóc, đôi mắt mở to nhìn sững vào ống kính trông như một dấu hỏi chưa có câu trả lời. Gò má Mỹ Huệ thì nhem nhếch nước mắt lẫn đất cát, đôi mắt lạc thần, bàn tay bé nhỏ bấu chặt vạt áo mẹ như cố níu lấy sự sống. Người đàn bà tóc tai rũ rượi, quần áo xốc xếch đang cố thu hết sức tàn quỳ xụp xuống vái lạy bốn phương như một người mất trí. Không rõ bà ta đang vái lạy Thượng đế hay van xin những kẻ chạy loạn qua đường. Cách họ ngót chừng năm chục thước phía bìa rừng là xác một người đàn ông nằm xấp, đầu bị bắn văng đâu mất một mảnh. Người đàn bà không ngớt lập đi lập lại lời cầu khẩn, "Xin cứu dùm hai đứa con tôi. Làm ơn cứu dùm hai đứa con tôi. Xin cho hai cháu đi cùng, phần tôi sẽ ở lại đây canh xác chồng tôi..." Một chiếc xe Jeep quân đội chầm chậm trờ tới, băng trước chỉ có hai người đàn ông mặc quân phục nhếch nhác không phù hiệu cấp bậc, trông như quần áo đi mượn hoặc mới lột được từ một xác chết nào đó. Băng sau không có người, chỉ thấy toàn tủ lạnh, ti-vi, đồng hồ, quạt máy, nồi cơm điện... chất cao ngỗn nghện. Đôi mắt người đàn bà chợt loé sáng lên tia hy vọng. Thân xác rũ liệt của bà ta bỗng nhiên như được truyền một luồng sinh lực mới. Bà nhào đến bám vào thành xe. "Xin cứu dùm hai đứa con tôi. Làm ơn cứu dùm hai đứa con tôi...." Người đàn ông ngồi bên cạnh tài xế giơ chân đạp cho bà mẹ một cú vào ngực. Bà ngã bắn về phiá sau, mặt chúi nhủi xuống cát, nằm đè lên Mỹ Huệ vốn không hề phút giây nào buông lơi vạt áo mẹ. Khi ấy Trí Huệ đang cố bò lết về phía xác người đàn ông bị bắn văng mất nửa đầu, cất tiếng khào khào kêu gọi, "Cha, cha ơi ..." Tiếng cô bé ngay sau đó mất hút vào trong tiếng nổ ngắn gọn vang lên từ họng một khẩu súng lục. Viên đạn bay sướt qua đầu người đàn ông vừa xô bà mẹ và Mỹ Huệ khỏi xe. "Dừng lại, không tao bắn vỡ sọ," một người đàn ông khác mặc thường phục xuất hiện bên hông xe tự lúc nào; trong tay lăm lăm một khẩu rouleau lòng ngắn. Kít. Chiếc xe Jeep đứng sựng lại. "Cả hai đứa mày. Xuống," người cầm súng nói ngắn gọn. Hai người đàn ông giơ hai tay lên đầu, ríu ríu bước khỏi xe. "Đứng gần vào nhau. Rồi. Thằng này dọn hết đồ đạc khỏi xe, còn mày quì xuống sát bên phía bánh xe này. Đừng quên là súng của tao sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào nếu chúng mày trái lệnh." Khi những món đồ đã theo nhau xuống hết mặt đường, người đàn ông đang cầm súng uy hiếp vòng tay trái nổ máy chiếc jeep, nhanh nhẹn ngồi vào trước tay lái nhưng mũi súng vẫn hướng về hai người đàn ông kia, miệng nhếch mép cười lạnh lùng khinh bạc, "Lát nữa thì bọn mày tha hồ khuân những đồ ăn cướp này về thành phố."

Thoáng chốc Trí Huệ được xớt lên như một chú gà con. Bánh xe lăn tới ít thước nữa, đến lượt Mỹ Huệ dược túm cổ áo đặt nằm nhoài trên ghế sau. Bà mẹ đờ dẫn đứng lại bên đường, đôi mắt thất thần, chết sững không biết phải làm gì lúc này, nhưng người đàn ông ngoắc ngoắc họng súng ra dấu cho bà theo lên. Chiếc xe chồm tới, tách khỏi mặt đường nhựa, vượt qua lòng suối cạn, lăn bánh trên đoạn đường đất đỏ bụi mờ, bỏ lại hai người đàn ông ngồi phệt xuống giữa đống đồ đạc ngổn ngang. Trước mặt và sau lưng họ, đoàn người tỵ nạn thất thểu rã rời vẫn đang lẳng lặng lê bước trên con đường đi tìm đất sống.






"Đất liền kia rồi," xung quanh chúng tôi người ta kêu lên như thế. Nhưng rồi không ai kịp vui mừng cả. Một đợt sóng cao ngất phủ chụp xuống đầu chúng tôi. Con thuyền mỏng manh bể tan thành những mảnh vụn. Tôi chìm lỉm vào một vùng tối đen đặc, có lẽ là nơi chốn của sự chết. Giữa nỗi kinh hoàng khủng khiếp ấy, lời dặn dò của chị Trí chợt bật lên trong đầu tôi sáng loé như một que diêm: "Em nhớ nín hơi, đạp chân cho trồi lên mặt nước, giống hồi mình tắm ở mé sông đó..." Và rồi tôi đã trồi lên khỏi mặt nước, trồi lên khỏi nỗi chết. Và rồi tôi đã nghe được tiếng Trí Huệ gọi vang vang trên mặt sóng. "Mỹ...Huệ..." "Em đây," tôi cố sức hét lên nhưng một bụm nước mặn chát ào vào miệng khiến tôi ngưng bặt. Trí Huệ đã nhìn thấy tôi. Chị xoải tay bơi vội tới. Chị bơi giỏi như một con rái cá. Tôi không hiểu sao chị thừa hưởng được cái tài nghệ ấy của cha mà tôi thì không. Cũng có thể bởi vì chị sống trước tôi gần hai năm tuổi đời.

Trí Huệ bảo tôi thả nổi cho nhẹ bớt, còn chị một tay nắm cổ áo tôi một tay rẽ nước mà bơi. Được một lúc, chúng tôi chậm dần. Tôi muốn khóc, muốn gọi mẹ mà không dám cất tiếng. Có thể bà cũng đang bơi đến gần? Hay chúng tôi sắp tới bờ? Không rõ. Chỉ thấy trong một thoáng chốc nào đó, dường như chị Trí thật khoẻ, chị kéo tôi băng băng về phía trước, rồi sau đó là một sự hụt hẫng đột ngột khiến toàn thân tôi chìm lỉm xuống làn nước mặn. Tôi cuống cuồng quơ quào, bơi được vài sải tay. Trước khi bàn chân đụng vào mặt cát dưới lòng biển, tôi cảm thấy rõ ràng cổ chân mình bị bàn tay lạnh buốt của Trí Huệ nắm lấy. Tôi rùng mình. Một luồng khí lạnh đi suốt qua châu thân lên tới óc. Tôi mừng rỡ nghe được tiếng nói quen thuộc của Trí Huệ. Sau đó, một tảng đen kịt phủ ụp xuống.








Kể từ phút ấy, chị đã là em, sống đã là chết; Trí Huệ, Mỹ Huệ trở thành hai kẻ lưu vong trong thân xác và linh hồn của nhau.








Cái tin con bà Gia Hội làm phóng viên biên soạn tin tức cho đài phát thanh NPAR loan truyền rất nhanh trong cộng đồng người Việt sống quanh vùng Mapleland. Cộng đồng vốn nhỏ bé nhưng người ta biết nhau khá rõ nhờ đặc tính thích khoe con của một số các bà mẹ. Thật ra, không riêng gì vùng Mapleland, một người không có óc quan sát bén nhậy lắm cũng có thể nhận ra rằng trong khá nhiều buổi tiệc-tùng-tiếp-tân-họp-mặt-gặp-gỡ của cộng đồng người Việt ở mọi nơi, đề tài của các bà thường xoay quanh câu chuyện thành đạt của con cái, đặc biệt là chuyện lọt vào đại học y hay dược. Nghề phóng viên tin tức, theo sự phẩm định của những vị này, đáng lẽ không được coi là danh giá cho lắm so với tước hiệu bác sĩ, duợc sĩ, hoặc nha sĩ nhưng vì Mỹ Huệ xinh đẹp nổi tiếng trong cộng đồng và vì sự xuất hiện của một thiếu nữ Việt Nam trong ngành truyền thông của nước Mỹ vẫn còn rất hiếm hoi nên bù qua sớt lại, tin này vẫn được coi là nóng bỏng. Một yếu tố khác nữa là bà Gia Hội không chỉ nổi tiếng về tính thích khoe con. Người ta nói bà coi Mỹ Huệ như thần thánh.

Mỹ Huệ. Có lẽ chẳng cần tới một bà mẹ không ngừng nói về con mình như bà Gia Hội, cái tên Mỹ Huệ đã đủ là một đề tài bàn tán khá sôi nổi cho những người Việt sống trong vùng. Dư luận về cô luôn luôn hai chiều trái ngược. Vài chàng trai mê mẩn tôn thờ cô như nữ thần Venus. Một số chàng khác thì bảo cô lang chạ với đủ loại đàn ông. Vài người chắc lưỡi khen cô hát hay múa giỏi, văn chương thi phú đủ vẻ tài nghề. Kẻ lại bảo cô chỉ thuộc loại văn nghệ làm duyên làm dáng. Về phiá các bà các cô thì cũng vậy. Người thì nể vì khâm phục, ước sao được giống cô đôi phần, kẻ lại ghét cô cay đắng, ghét đào đất đổ đi. Vài bà trầm trồ Mỹ Huệ viết tiếng Mỹ cũng tài mà tiếng Việt cũng hay, mấy vị khác thì lại bảo cô chỉ là thứ vong bản mất gốc.

Bỏ qua dư luận bâng quơ vô căn cứ phía ngoài, đến gần thế giới riêng tư của Mỹ Huệ hơn bằng cách gặp một số những người đã từng giao tiếp với cô khá lâu, kẻ có ý tò mò muốn tìm hiểu cũng sẽ chỉ càng thêm rối rắm. Một số cô giáo, thầy giáo của Mỹ Huệ ngày còn ở bậc trung học cho rằng cô là một học sinh rất đỗi lạ lùng. Rất nhiều khi Mỹ Huệ tỏ ra thông minh sắc sảo, vượt bực hơn người, nhưng cũng không thiếu những lúc người ta chỉ thấy ở cô một trí lực trung bình, chẳng có gì đáng kể. Khi gửi học sinh đại diện trường đi dự thi cấp quận, tiểu bang, hay toàn quốc, người ta phân vân về quyết định chọn Mỹ Huệ bởi cô là một học sinh xuất sắc nhưng rất bất thường. Một bà thầy nghĩ là Mỹ Huệ có thể bị một chứng bệnh nào đó về óc não, nhất định khuyến cáo mẹ Mỹ Huệ đưa cô đi khám bệnh, thử máu, chiếu quang tuyến lung tung đủ kiểu. Người ta chẳng tìm thấy một dấu hiệu lạ lùng nào trong thân thể cô cả. Không có mạch máu nào nghẽn, không có van tim nào hở, không bướu dữ, không bướu lành. Cô có một thân thể thiếu nữ hoàn toàn bình thường, khoẻ mạnh. Tóc cô ngày càng đen, da cô ngày càng trắng, môi cô ngày càng tươi hồng. So với những thiếu nữ xinh đẹp đếm không kể xiết ở quốc gia hai trăm triệu dân này, nhan sắc của Mỹ Huệ cũng chẳng thể nổi bật hơn ai, nhưng gọi cô là một con búp bê Á châu kiều diễm thì cũng không ai phản đối, ngay cả những kẻ không mấy ưa gì cô. Mỹ Huệ không có bạn gái thân. Những thiếu nữ Việt Nam học cùng trường cho rằng cô có tính khí bất thường. Họ giao du với cô một cách dè dặt và xa cách. Ở những lớp trung học đệ nhất cấp, người ta còn thấy Mỹ Huệ cặp kè với vài cô bạn tóc vàng, tóc nâu, lên những lớp mười, mười một, mười hai, cô lủi thủi một mình. Không thiếu những bạn trai cùng trường mời cô đi chơi, nhưng rồi anh nào cũng lảng sớm. Vài anh tiết lộ rằng có những lúc họ tưởng đã sắp được mùi mẫn với cô đến nơi đến chốn thì cô lại đột ngột sắc sảo lạnh lẽo như một tảng băng; đôi mắt cô phát ra một thứ quyền lực nào đó khiến anh chàng hùng hổ nhất cũng đành bỏ dở ý định.

Mỹ Huệ vẫn tiếp tục sống với mẹ trong những năm cô theo học ngành báo chí tại một đại học gần nhà. Năm hai mươi mốt tuổi, cô đột ngột lấy chồng. Năm hai mươi hai tuổi, cô đột nhiên ly dị. Chồng cô là một anh chàng Việt Nam khá điển trai, đàn hay hát giỏi, phiêu bạt đâu từ tiểu bang Washington về vùng Mapleland. Anh nhất định không chịu hé răng tiết lộ điều gì về cuộc sống vợ chồng với Mỹ Huệ. Cũng chỉ hơn một năm sau, ngươì chồng cũ của Mỹ Huệ lấy vợ khác, một thiếu nữ đẹp thùy mị, đơn giản. Sau đó, cặp này nhoà biến vào trong biển người của thành phố San Francisco, không mấy khi thấy họ xuất hiện trong cộng đồng người Việt. Cuộc hôn nhân ngắn ngủi không để lại cho Mỹ Huệ một đứa con nào. Cô trở về sống với mẹ. Bà Gia Hội làm chủ một tiệm bán vải trong khu thương mại của người Việt. Bà khoe tất cả mọi chuyện về Mỹ Huệ, trừ chuyện Huệ ly dị chồng. Đối với bà Gia Hội, Mỹ Huệ đã tượng trưng cho tất cả những gì bà không thể đạt tới trong đời.








Mỹ Huệ. Chị nghĩ rằng đã đến lúc chị cần có một cuộc nói chuyện dài với em. Đã đến lúc ư? Lúc nào chị chẳng ở trong em ? Có bao giờ em nguyên vẹn là em đâu mà chị còn phải rào trước đón sau làm chi nữa? Chị không muốn em có giọng điệu cay đắng như thế đối với chị. Chúng ta không thể đối thoại nếu em còn tiếp tục có thái độ đó. Thôi được. Em lắng nghe chị đây Trí Huệ. Chị muốn nói chuyện gì? Lại than phiền về em nữa, phải không? Không phải là chị than phiền, nhưng chị muốn biết tại sao em cứ cố tình làm khác đi những điều chúng ta đã đồng ý thực hiện. Chị đã không thích đi dự buổi văn nghệ Ngày Nhớ Cố Đô đó nhưng chỉ vì chiều ý em mà chị phải theo cùng. Chị đã dặn em rằng người ta có mời lên trình diễn thì hát bài Thoả Nỗi Nhớ Mong dân ca Bắc, hay ngâm thơ bài Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác, tại sao phút cuối em lại bảo quên hết chẳng nhớ bài thơ nào, rồi lại õng ẹo hát bài The Best for Last? Em tưởng như thế là hay lắm sao? Người ta sẽ cười cô là rởm đời. Tùy nơi tuỳ chỗ mà biểu diễn chứ. Lại còn cái vụ quần áo nữa. Chị không hiểu tại sao em có thể chọn một cái váy ngắn cũn cỡn như thế cho dịp đó. Tại sao à? Tại em thích khoe cặp giò dài của em. Tại vì em là một người Mỹ có toàn quyền tự do làm theo ý mình miễn là không động chạm đến ai cả. Đừng có trả lời chị kiểu cà rỡn đó. Chị không thích à? Thì em cho chị một câu trả lời khác vậy. Em chọn bài hát đó, chiếc váy đó vì em thích nổi hơn tất cả mọi người. Vì em muốn cho họ biết rằng em đa năng đa diện. Em thích là cực điểm của sự chú ý. Em thích ở giữa trung tâm của ánh đèn. Rồi sao? Thôi được, Mỹ Huệ, nếu em thích sự biểu diễn, chị cũng bằng lòng cho em sống với nó một thời gian, cho đến khi em chán nản và nhận ra giới hạn thảm hại của thân xác mình, nhưng chị chỉ yêu cầu em, hãy từ bỏ trò biểu diễn với văn chương. Ngưng sáng tác đi. Chị em mình làm phóng viên biên soạn tin tức cho NAPR như thế cũng đủ sống thoải mái rồi. Em chỉ có thể chọn một trò chơi thôi. Ngoài giờ làm việc, chị hứa là sẽ đi với em đến bất cứ nơi nào em muốn, biểu diễn tất cả những gì em thích, em sẽ là ngôi sao sáng trong mọi bữa tiệc, mọi buổi họp mặt. như thế được không em, em sẽ hạnh phúc hơn, phải không em? Chị nói sao? Chị không ghen tức với em đấy chứ? Chị không bằng lòng chuyện em chen chân vào vùng cấm kỵ của chị à? Chị tưởng chỉ có chị mới có sự suy nghĩ? Thật là tức cười. Chị cố tình phủ nhận giá trị của em trong khi người ta trầm trồ nức nở trước những điều em viết. Nhìn này. Tạp chí Quê Nhà đăng bài của em. Tờ báo của nhóm Cố Hương đăng bài của em. Toà soạn còn có cả một bài riêng để ca tụng em là cây bút trẻ đi lại được giữa biên giới của hai ngôn ngữ. Quả thật, em không ngờ là chị lại tầm thường đến độ ghen tức với em như vậy. Chị không xứng đáng là chị của em. Mỹ Huệ, em cứ nói cho đã nư giận đi. Rồi em cũng sẽ hiểu chị vẫn là chị của em như bao giờ. Em viết về cái nhân vật nữ xinh đẹp như hoàng hậu, đi đâu cũng được cả tá đàn ông săn đón theo đuổi ấy mãi mà chưa chán ư? Rồi lại cố bầy vẽ trang trí cái Tôi ấy bằng một chút tình dục bệnh hoạn cho có vẻ đặc biệt khác nguời. Em vẫn còn đang loanh quanh định nghĩa cái Tôi Tôi, nào em đã hiểu đâu là cái Tôi Viết. Chị chính là cái Tôi Viết của em. Chị nằm ở đây, sâu thẳm trong em luôn chờ đợi em trở về. Ngưng. Chị ngưng lại ngay đó đi. Đừng đàn áp tôi bằng mớ danh từ rỗng tuếch của chị. Cũng đừng quên rằng sáng tác ấy chẳng phải của riêng tôi. Chị cũng có phần nữa chứ. Tôi làm quen với cõi viết ấy qua chị cơ mà. Nhưng em đã cố tình đi chệch con đường chị đã vẽ ra. Cũng như tất cả mọi chuyện nhỏ nhặt khác trong đời sống hàng ngày, em luôn luôn chống lại chị, bằng cách này, cách khác. Em vừa yêu mến vừa chối bỏ chị. Em vừa muốn là một tài danh lừng lẫy của cộng đồng người Việt vừa muốn bài bác nó. Em vừa muốn xông xáo vào giòng sinh hoạt của người Mỹ đa số vừa phẫn nộ vì hàng rào ngăn cách vô hình dựng nên từ cái nhìn nghi ngờ ném về phía kẻ lạ mặt, kẻ khác. Rốt cuộc, em đã biến Trí Huệ-Mỹ Huệ thành một thứ quái thai của thời đại và của hai nền văn hoá. Thôi thôi. Chị thật là một mối nhức đầu kinh niên. Tôi phải ra khỏi đây. Tôi phải ra khỏi căn phòng này. Tôi phải ra khỏi sự trùm lấp của chị.






Sau ngày Mỹ Huệ trở thành phóng viên đài NAPR được chừng một năm, các bà mẹ trong vùng Mapleland lại làm giầu thêm cho hãng điện thoại vì câu chuyện khoe con của bà Gia Hội. Thật ra họ không chỉ nói về Mỹ Huệ. Thường là bà Gia Hội khơi mào, các bà kia cảm thấy rất ư là thiếu công bằng nếu không nói về con mình. Thế là mọi tin tức về những buổi ra trường vào trường, mọi sự thành đạt, mọi chuyện nhà cao cửa rộng, lương bổng mấy chục mấy trăm ngàn, giải thưởng xuất sắc này tác phẩm cò con nọ cũng đều tuần tự theo nhau chui vào đường giây điện thoại hết. Ở vùng khác, có người còn cho rằng điện thoại hay nói chuyện trực tiếp chưa đủ, người ta phải đăng báo chúc mùng sự thành đạt của nhau, thậm chí in cả sách tường thuật gia phả nhà mình nhân dịp con cái lấy chồng lấy vợ. Dường như đấy là một nỗ lực biến mình thành kẻ được nhìn thấy, dường như sự mất tăm là một nỗi đe dọa thường trực trong tâm trí của khá nhiều người. Tận trong thâm tâm, không phải bà Gia Hội chỉ muốn khoe về Mỹ Huệ không thôi, bà còn muốn nhân cơ hội chuyện trò ấy, để ý tìm một chàng rể khác cho cô con gái xinh đẹp và tài giỏi có một không hai của bà, điều kiện tiên quyết là phải giỏi hơn chàng rể cũ.

Lần này thì bà Gia Hội có lý do chính đáng hơn nhiều. Mỹ Huệ được mời làm xướng ngôn viên đài truyền hình địa phương; cô bước thêm một bậc nữa trên nấc thang danh vọng của sự được nhìn thấy. Ở Mỹ lâu, ngay cả các bà mẹ khá cổ hủ cũng dần nhận ra rằng một tài tử hay cầu thủ nổi tiếng có thể được trọng vọng hơn cả Tổng thống. Mỹ Huệ tuy chưa phải là tài tử nhưng sự việc cô sẽ xuất hiện trước ống kính truyền hình, được theo dõi bởi hàng trăm ngàn cặp mắt người dân nước Mỹ không thể coi là một sự việc tầm thường. Thành quả này đã khiến bà Gia Hội trong lòng nở hoa. Bà nói không biết chán, kể lại từng chi tiết chuyện Mỹ Huệ được phỏng vấn như thế nào, thông minh xuất sắc ra sao. Đa số các bà mẹ nghe chuyện thì đành chào thua, phải nhìn nhận rằng con bà Gia Hội đúng là tinh hoa của nòi giống rồng tiên. Có bà già đã ngoài bẩy mươi lại cho rằng Mỹ Huệ chỉ giỏi giang khi ông Thần Gió phơ phất ghé qua. Bà khác lại bảo không phải đâu, tại mả tổ tiên nhà họ Vũ đến ngày cực phát. Riêng với một người bạn thân nhất, bà Gia Hội tiết lộ rằng bà có một người con gái khác chết trên đường vượt biển, cô này là chị của Mỹ Huệ, từ nhỏ vốn đã cực kỳ thông minh hơn người, bà tin rằng hồn cô luôn vương vấn theo phù hộ mẹ và em gái.






Mỹ Huệ, em không thể dấu được chị điều gì đâu. Chị chỉ đi ngao du có vài giờ mà em đã lẻn đến căn biệt thự đó. Em không việc gì phải dấu chị, em có quyền sống những giờ khắc của riêng em. Nhưng chúng ta là một. Không. Chúng ta không là một. Chúng ta chưa bao giờ là một. Chị là Trí Huệ và tôi là Mỹ Huệ. Thân xác này của riêng Mỹ Huệ, người đàn bà tự do tạo dựng quyền lực cho mình từ sự chiêm nguỡng của kẻ khác phái. Chị chỉ là một linh hồn ở đậu trong tôi. Em thật tức cuời. Em là kẻ có quyền hay là nạn nhân? Nạn nhân là những người đàn bà cúi đầu chịu đựng trong gông cùm và thành kiến của xã hội, những người đàn bà không tài năng không vũ khí. Họ không phải là tôi. chẳng bao giờ có thể là tôi. Vũ khí của em chính là chị. Không có chị. em không phải là Mỹ Huệ, nữ phóng viên tài ba của đài truyền hình KPSF. Chị bảo vệ, giữ gìn và hướng dẫn em. Chị là ngọn đuốc soi đuờng, là ánh sáng trí tuệ của em suốt hai muơi năm ròng rã. Em làm gì có đời sống nếu không có chị? Chị nói sao? Chính chị mới không có đời sống. Chị chỉ là một bóng ma. Chị làm gì có hơi thở? Chị làm gì có thân xác? Phải nói chị không hề hiện hữu nếu không có tôi. Thế à? Mỹ Huệ, ai dã cứu em ở biển Đông? Ai đã rời sự sống và cho em hơi thở? Chị đã phải hai lần dời đổi cùng trong một chuyến đổi dời. Trong chuyến hải hành vạn dặm của chúng ta, chị đã phải di tản khỏi thân xác mình để hoà nhập trong em, bởi chị biết em cần chị. Không. Không phải chị đã hy sinh cho tôi. Chị chiếm hữu tôi thì đúng hơn. Chị đã lợi dụng thân xác tôi để kinh qua những cảm giác mà một linh hồn không thể có được. Tại sao tôi không thể sống được với chồng, chị biết chứ? Chị tràn ngập trong tôi ở cái giây phút đáng lẽ tôi đã đạt tới sự khoái cảm. Chị rình rập tôi từ hơi thở, từ lời ăn tiếng nói. Chứ không phải vì em khao khát một cái gì lóng lánh, rực rỡ hơn đời sống với Đính à? Mỹ Huệ, chị phải sống qua từng mảnh nhỏ trong đời sống em để có thể bảo vệ em. Chị yêu em. Chị yêu cái thân thể đàn bà mềm dịu dung chứa của em, cái thân thể mà chị đã bị tuớc đoạt mất trong cuộc đổi dời. Chị cần em cũng như em cần chị. Hãy nghe chị. Chúng ta không thể trở thành những trò chơi, và cũng không thể là những nạn nhân nằm ở cuối đường. Hãy đi với chị. Chúng ta ngao du qua mọi lằn ranh của sự khác biệt, của nỗi lạc lõng, của sự ngậm ngùi. Đi với chị tới một cõi Quê Nhà Trong Trí Tuởng. Chị Trí, viễn ảnh chị phác hoạ thật mơ hồ, em có cảm tưởng chính chị cũng chưa rõ đâu là nơi chốn chị muốn kiếm tìm. Ngược lại, nơi em muốn tới rất huy hoàng, một sự huy hoàng đo đếm được. Hãy từ bỏ cái thế giới tối tăm mù mịt không thấy bến bờ đó của chị và đến vui chơi bên em, thực tế và hợp lý hơn biết bao. Ồ Mỹ Huệ! Em quên rằng vẻ đẹp được soi rọi bởi ánh sáng, nhưng có bao giờ ánh sáng được soi rọi bởi vẻ đẹp đâu em? Thôi thôi chúng ta cãi mãi cũng chỉ mòn hơi. Chị có niềm kiêu hãnh của trí tuệ và em có trong tay quyền lực của lạc thú. Chúng ta phải rời nhau thôi. Nhưng...phải xa em chị lại thêm một lần mất trọng lượng. Giữa biển Đông chị đã phải vĩnh viễn từ giã thân xác mình khi không còn sức lực để cân bằng sức hút của trái đất trên cơ thể cộng thêm sức mạnh khủng khiếp của sóng cuồng nộ ném thân xác chị vào hố thẳm tối đen của cái chết. Em hẳn biết rằng khi con người hai chân không còn đứng bằng trên mặt đất được thì ta chẳng còn "thuộc về" đâu nữa. Mặt đất, Quê Nhà, Nơi Sinh Trưởng đều bị cách lìa. Lịch Sử và Trí Nhớ trở thành những tờ lịch mỗi ngày mỗi ố vàng rời rụng theo tháng năm. Người đánh mất tất cả những "thuộc về" trở thành những kẻ không tên gọi. Chị đã mất trọng lượng, nghĩa là mất hết những ràng buộc với mặt đất và con người. Nhưng bù lại, chị có được một khả năng vô cùng linh diệu. Từ phút giây bị tước đoạt trọng lượng, chị lập tức có thể bay đến bất kỳ nơi nào theo ý muốn. Chị cũng có thể vượt qua những giới hạn của tốc độ, của hàng tỷ năm ánh sáng. Tiền kiếp người phụ nữ trải dài trước mắt chị như những căn nhà có treo bảng ghi rõ số đường. Chuyện đi lại giữa những biên giới, vốn là thứ người đời thèm khát, đối với chị chỉ cần một cái phất tay. Chị đã muốn truyền đạt cho em cái khả năng linh diệu ấy bằng tâm thức, để đổi lại, chị chỉ xin em một chốn "thuộc về". Chị không muốn lãng đãng trong khoảng không gian và thời gian tưởng như vô tận. Phải chăng chốn thuộc về gần gũi nhất với giọt sống sau cùng của chị chính là em, người chia chung với chị một phần máu thịt xương da? người cùng bước chung với chị trong một khoảng đường định mệnh? Ôâi Mỹ Huệ, sao em đành lòng oán hận và hiểu lầm chị? Sao em đành đoạn quay lưng với bóng mình?






Mỹ Huệ làm việc cho đài truyền hình KPSF được chừng hai năm thì dư luận bắt đầu bàn tán về phẩm chất đi xuống của phần tin tức do cô thực hiện. Một số người cho rằng cô thiếu hẳn sự linh động và cá tính riêng biệt đã có trước đây. Nụ cười của cô vẫn tươi đẹp nhưng giả tạo. Ánh mắt vô hồn không còn chan chứa niềm u uẩn Đông phương. Phần tin tức cô biên soạn nhạt nhẽo, chỉ vừa đạt tiêu chuẩn, không còn nét sắc sảo lôi cuốn ngày nào. Một số người khác lại cho rằng sự thay đổi không phải ở cô, mà chính ở khán thính giả. Nhìn mãi một khuôn mặt, nghe mãi một giọng nói người ta cũng chán. Cô như một thứ trái cây miền nhiệt đới đã qua mùa, không còn được ưa chuộng như buổi đầu mới xuất hiện. Người nói thế này, kẻ nói thế khác, nhưng tựu chung, người ta đều tiên đoán rằng không lâu, cô sẽ bị đẩy lùi vào sự quên lãng. Tuy nhiên, một vài nhân viên làm việc lâu năm dưới quyền ông giám đốc chương trình lại mập mờ ám chỉ rằng Mỹ Huệ là người yêu bé nhỏ của vị xếp lớn này, chưa chắc đã bị thay thế một cách dễ dàng. Những nhân viên cũng còn xầm xì bàn tán về sự tranh chấp coi mòi khá căng thẳng giữa những nhân vật chóp bu trong đài, chưa biết mèo nào sẽ cắn mỉu nào, ai sẽ văng ra và ai sẽ ở lại.

Hôm ấy là một ngày thứ bẩy rất đẹp trời của mùa hè phía nam nước Mỹ. Nắng ấm áp vừa đủ tô thắm những cánh hoa đủ mầu rực rỡ nổi bật bên những thảm cỏ xanh cắt khéo bởi tay người. Mỹ Huệ ngồi sửa soạn trước bàn phấn trong phòng riêng của cô tại một căn chung cư thuộc khu vực khá sang trọng trong thành phố. Cô đã trang điểm xong, và đã đẹp lắm rồi, nhưng vẫn tần mần giơ tấm gương nhỏ lên săm soi lại đuôi mắt. Cô muốn rình mò săn đuổi sự xuất hiện đầu tiên của những nếp gấp tháng năm. Cô đã tìm, đang tìm, và vẫn tìm mỗi lần điểm phấn tô son. Chưa. Lần này cô vẫn chưa tìm thấy nếp gấp nào cả. Một phụ nữ Á Đông ba mươi mốt tuổi vắng bóng nếp nhăn, cô lững thững đi đằng sau năm tháng. Trông cô chỉ độ chừng hai mươi lăm. Dường như có một vết chì nhỏ hơi chệch ra ngoài đường cong của viền mắt, cô lấy bút tỉ mỉ tô lại. Dường như một làn son hồng nhạt hơn chút nữa sẽ làm tăng vẻ gợi cảm của làn môi; cô lục lọi tìm kiếm một mầu lý tưởng chiếc hộp chứa hàng chục cây son đắt tiền. Cô muốn soi thấy bóng nhan sắc lộng lẫy Đông phương trong tròng mắt mầu xanh ngọc bích của người tình.

Mỹ Huệ hy vọng Rick sẽ ngỏ lời cầu hôn với cô trong buổi hẹn hôm nay. Lấy được Rick, địa vị của cô trong đài KPSF sẽ vững chắc hơn biết bao. Cô sẽ là nữ chủ nhân mới của căn biệt thự xinh đẹp với những khuôn cửa sổ ôm tròn phòng ngủ bằng kính trong suốt nhìn ra mặt biển vùng vịnh San Francisco. Liên tưởng đến lúc Rick thầm thì bên tai cô những điều chàng thích làm với cô ngay bên cạnh những khuôn cửa không cần che đậy ấy khiến cô cảm thấy máu nóng dồn lên hai bên gò má.

Mỹ Huệ đứng lên mở cánh cửa tủ áo thênh thang, lấy ra một bộ mầu trắng, ngắm nghía vài giây trước khi quyết định mặc thử. Bộ đồ ngủ bằng lụa sa tanh mầu hồng phấn rơi tuột xuống mặt thảm phơi bầy thân thể cô lồ lộ trước gương. Cô liếm ướt đôi môi đã vốn ướt rượt, những ngón tay cô nâng lấy khuôn mặt kiều diễm của mình, vuốt xuống cần cổ nuột nà, âu yếm bóp nhẹ bầu ngực hừng hực lửa, xuống vùng bụng săn chắc, lướt qua khoảng tối ở giữa và chậm dần lại trên cặp đùi thon dài. Cô mê man nhìn bóng mình trong gương. đắm đuối với thân thể mình và rót sự đắm đuối ấy vào đôi mắt tưởng tượng của người tình. Thần trí cô chưa bao giờ cảm thấy thoả mãn sung sướng hơn. Trong gương kia phản chiếu một thân xác Mỹ Huệ tươi đẹp có thật, thuộc về riêng cô và đầy hứa hẹn tương lai. Cô oằn oại, đê mê thêm vài phút rồi thong thả khoác bộ y phục mầu trắng lên người. Chiếc áo bằng hàng vải dệt sợi thưa mềm dịu, mỏng manh lộ rõ mầu da thịt khoác ơ hờ bên ngoài một chiếc nịt ngực cùng mầu trắng, chiếc quần lưng thun ôm sát vòng eo ống rộng phấp phới. Kiểu thời trang này dành cho cuộc đi chơi biển hôm nay thì thật là tuyệt vời. Cô mỉm cười hài lòng với bóng mình trong gương.

Đột nhiên, một làn gió uà vào từ khung cửa sổ gần đấy khiến cô rùng mình ớn lạnh. Rồi tiếng gọi khẽ nghe như từ một cõi nào xa thẳm mà lại rất gần gũi vọng tới bên tai cô: tiếng gọi vọng lại từ bên kia của tấm gương, "Mỹ Huệ... Mỹ Huệ..." Rồi bên cạnh khuôn mặt mỹ miều trong gương kia, cùng ló lên từ cái cần cổ nuột nà ấy, là một chiếc đầu thứ hai, một khuôn mặt thứ hai, không kém phần kiều diễm, chỉ khác ở làn da nhờn nhợt xanh xao. Chiếc miệng của khuôn mặt hao hao giống Mỹ Huệ thứ hai ấy mấp máy tạo thành những thanh âm xa vắng vọng lại từ bên kia gương, "Em đừng đi. Mỹ Huệ. Đừng đi. Người ta sẽ gạt bỏ em như gạt bỏ một quân cờ không còn cần thiết. Nghe chị. Đừng đi." Mỹ Huệ đứng chết trân trong nỗi khủng khiếp cùng cực. Rồi cô vùng ré lên, vung tay đập vào khuôn mặt nhợt nhạt trong gương. Tấm gương nứt rạn một đường dọc xẻ đôi bóng người trong gương từ cổ trở xuống. Khuôn mặt nhợt nhạt còn lưu lại một thoáng giây rồi mờ hẳn như lùi xa vào chiều không gian bên kia. Mỹ Huệ gục mặt vào lòng bàn tay khóc nức nở. Từ cổ tay bên tráiâ, không rõ tự phút nào, đã hằn một vết cắt nhỏ. Từ chỗ cắt tuôn ra hai giòng chất lỏng lạ lùng, một giòng đỏ thẫm, đặc quánh; giòng kia hồng lợt như máu pha. Trên cành cây ngoài cửa sổ, một con chim bồ câu bay tới đậu im lìm.






Cuối cùng thì cuộc chiến giữa hai chị em tôi cũng chấm dứt, hai mươi năm sau ngày cuộc chiến tranh Nam Bắc dứt điểm, một cuộc chiến đã từng kéo dài trên miền đất chúng tôi chào đời và cũng là mầm mống của cả nỗi chết lẫn sự tái sinh trong cuộc đời chúng tôi. Phải nhận rằng sau chừng ấy năm sống chung trong cùng một thân xác, tôi vẫn không thể chiếm hữu được Mỹ Huệ. Tôi đã không thể buộc em đi theo con đường tâm trí tôi đã vạch ra, dù tôi đã nồng nhiệt biết bao trong sự tin tưởng rằng con đường ấy là nơi phải tới. Tôi nắm trong tay những mảnh vụn của quá khứ quê nhà, của đớn đau đòi đoạn; tôi cũng nắm trong tay cả mũi nhọn tâm trí cần thiết cho người phụ nữ trong một xã hội chủ về đo đếm sự thành công. Có phải tôi đã gào thét đòi tái sinh trong thân thể tươi đẹp tràn đầy nhựa sống ấy? Hay tôi đã trao cho em gái mình một mớ hành trang rối rắm đến độ cô không biết sử dụng chúng ra sao? Có phải chúng tôi đã may mắn được lớn lên trên một miền đất tự do mà cơ hội dành cho người phụ nữ quá tràn đầy so với quê nhà nơi chôn nhau cắt rốn? Hay rồi chúng tôi vẫn là những kẻ bước bên lề, ngao du trong tiếng cười cay đắng của kẻ thấy trước mặt mình đất ngàn dặm thẳm?

Dẫu thế nào thì chúng tôi cũng vẫn là những kẻ không hạnh phúc. Phải chăng sự tái sinh đã trở thành vô nghĩa khi chúng tôi không tìm thấy tình yêu? Và sự thiếu vắng bóng dáng những đứa trẻ, ôi phải chăng vì thế mà cuộc chiến tranh giữa chúng tôi cứ âm ỉ hoài? Thật là một vòng luẩn quẩn tức cười. Tôi giúp cho Mỹ Huệ đạt tới mức danh vọng nàng muốn để chấm dứt cuộc tranh chấp giữa chị và em, nhưng tới đó rồi thì Mỹ Huệ nhất định hy sinh những đứa trẻ cho sự nghiệp của nàng, rồi vì thiếu vắng bóng dáng những đứa trẻ, chúng tôi lại cứ thế mài miệt đôi co...

Tôi không nhìn sự việc như một nỗi thất bại của mình. Tôi không nhìn nhận Mỹ Huệ của tôi cuối cùng cũng vẫn là một nạn nhân. Khi kéo Mỹ Huệ quay về nơi chúng tôi đã hoà nhập cuộc đời mười lăm năm về trước, tôi thủ thỉ bên tai nàng rằng tôi sẽ đưa em đi xuyên suốt quá khứ trở về lịch sử của miền đất cố hương. Trong cõi không gian vô tận và thời gian bị triệt hủy ấy, chúng tôi sẽ gặp lại người chị tiền kiếp tên Tâm Huệ. Chỉ có Tâm Huệ mới hoá giải được cuộc tranh chấp ròng rã bao năm.






Dư luận vùng Bắc tiểu bang California có một thời gian sôi nổi lên vì tin cô phóng viên Trina người Mỹ gốc Việt của -da`i truyền hình KPSF đã mất tích sau một chuyến du hành trên biển với hai người đàn ông vốn là những nhân vật có quyền hành trong đài. Chuyện trở thành một đề tài rùng rợn sốt dẻo vì Tony, một trong hai người -dàn ông nhất định khai với cảnh sát rằng ông Rick, giám đốc đài KPSF đã đẩy cô Trina xuống biển sau một cuộc cãi vã dữ dội giữa hai người, bắt nguồn từ việc Rick muốn Trina ngưng xuất hiện trong phần phóng sự tin tức. Rick ngược lại, khai rằng chính Tony đã ném Trina xuống biển để ngăn chăn việc cô định tố giác Tony có dính dáng với một tổ chức buôn bán ma túy. Điều lạ lùng là chu vi vùng vịnh biển ấy không lớn lao gì nhưng người ta không cách chi tìm thấy thi thể của Trina. Nhiều ngày trôi qua vẫn không thấy xác nàng dạt vào bờ. Một vụ tố giác giết người không bằng chứng đành phải xếp xó mớ hồ sơ.

Người trong vùng nói đến vụ mất tích của Trina như một bí ẩn không lời giải thích. Được một thời gian rồi tất cả lại cũng trôi vào sự lãng quên. Trong thời đại tin tức người ta có biết bao nhiêu chuyện khác để nghe và đọc! Chỉ tội nghiệp bà mẹ khốn khổ Gia Hội bán lại cửa hàng, vào chùa quy y để ngày đêm cầu nguyện cho linh hồn hai đứa con gái phiêu bạt đâu đó ở hai đầu ranh giới biển Thái bình.

Người kể chuyện Trí Huệ Mỹ Huệ may mắn được biết ở một tỉnh nhỏ thuộc vùng duyên hải miền Trung nước Việt, có vợ chồng chài lưới kia tuy cơm không đủ ăn áo không đủ mặc nhưng thương yêu nhau hết đỗi; sau ba năm chung sống, người vợ mang thai mười hai tháng (tục gọi là chửa trâu) sinh hạ được một bé gái mặt sáng như trăng rằm. Mẹ đặt tên em là Tâm Huệ. Thật ra cũng chẳng ai cần biết về chuyện này cả, một sự việc bình thường xẩy ra đã đến lần thứ hàng tỉ tỉ trên trái đất.


07/96

Trần Diệu Hằng
Phượng Các
#4 Posted : Saturday, November 13, 2004 3:29:06 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
MẦU KHÂM LIỆM

Trần Diệu Hằng


" LÀM ƠN TẮT ĐÈN dùm tôi chút."

Một anh sinh viên ngồi gần công tắc điện nhất đứng lên. Căn phòng chìm trong bóng tối tiếp sau cái vói tay của anh. Từ động cơ của chiếc máy chiếu slide phát ra những âm thanh sè sè và một vùng sáng vuông vức vàng choé hắt lên màn ảnh.


"Đây là mấy bức tranh mà tôi cho rằng có khả năng tạo ấn tượng sâu đậm nơi người xem. Thay vì phần thảo luận như thường lệ, hôm nay chúng ta sẽ thử cùng nhau đặt tựa đề cho những tác phẩm này.

Đám sinh viên trong lớp ồ lên một tiếng thích thú. Dĩ nhiên là kiểu bài tập này ngon ăn hơn một lô những câu hỏi rắc rối.

Trên màn ảnh hiện lên bức tranh đầu tiên: vô số những đôi mắt tròng đen hạt nhãn chen lẫn với những trái tim đỏ tươi; những ngọn lửa rực một mầu vàng cam bốc lên từ hàng chục tròng mắt và hàng chục trái tim bay là là trên mặt đất; lơ lửng giữa khoảng không gian xanh là nhưng quả bom bốc lửa; cao tuốt trên tầng không gian cũng là những chiếc phi cơ chiến đấu đang phun khói ngút trời.

" Cái gì vậy?"

Một vài người nào đó thì thào, nhưng đại đa số thì nín bặt, dán mắt lên màn ảnh. Bức tranh có một sức hút như thôi miên. Trong khoảnh khắc, người ta chỉ còn nghe thấy tiếng sè sè cuả chiếc máy chiếu slide và rồi tiếng tạch khẽ khàng của tấm phim kế tiếp bị đẩy tới. Tạch. Xanh. Một mầu xanh ngút mắt cuả đồng lúa phóng đi về phiá chân trời và mầu nâu mông mênh cuả vạt đất trải dài bên dưới, ở góc trái của bức tranh là một người đàn ông và một người đàn bà quỳ phủ phục, úp sấp mặt trong một dáng điệu âu yếm như đang hôn lòng đất. Tạch. Tím. Một thân người co quắp, hai bàn tay quều quào đưa lên níu lấy cần cổ, khuôn mặt bành to và tím bầm, tròng măt trắng dã kinh hoảng như đang sắp bị lấy đi nốt hơi thở cuối cùng, trên không trung cánh diều no gió căng đầy, cách đó không xa một bầy cò nhởn nhơ bay lượn. Tạch. Xám. Một mầu xám nhạt làm nền, trên đó nổi bật lên vô số những khuôn mặt hình giọt nước; hàng hàng lớp lớp những đôi mắt u uẩn như tích tụ nỗi buồn đau đâu đã nghìn năm. Tạch. Trắng xoá. Tạch. Trắng xoá. Hết rồi. Đã đến tấm phim cuối. Nhưng không phải. Một cái tạch nữa. Đen. Những tảng mầu đen buồn bã. Giữa bức tranh vẽø hình một người đàn bà nằm nghiêng, quần áo bà ta rách tả tơi để lộ một bên bầu vú. Đôi cánh tay bà giơ ra nhoài về phía một đứa bé sơ sinh nằm ngửa hả miệng khóc ngằn ngặt. Guơng mặt bà mẹ chi chít những vết hằn ngang dọc tới độ không còn nhìn rõ người vẽ muốn lột tả cảm giác gì trên khuôn mặt đã bị tàn phá đó, duy có đôi mắt là rõ ràng còn hằn nguyên nỗi đau đớn tuyệt vọng. Chung quanh hai mẹ con là những lùm cây trụi lá hoang tàn, những tảng mầu đặc quánh như bùn non. Xa về phía góc phải phiá trên của bức tranh là mấy đường đen xiêu vẹo rạch lên bầu trời xanh xám. Tạch tạch hai lần nữa. Rồi màn ảnh đứng sững lại trong ánh sáng vàng choé trần trụi.

Không khí trong lớp học cũng sững lại vài giây rồi một người nào đó nói: " Coi buồn bã quá đi thôi. Dường như đề tài là chiến tranh thì phải."

" Sao? Có anh chị nào nghĩ được đề tựa cho năm tác phẩm này chưa? Chúng ta có cần chiếu lại những tấm slide này không?" Bà thầy hỏi.

Cô sinh viên tóc vàng ngồi bàn thứ ba bên phải giơ tay lên: " Để em thử coi sao. Bức thứ nhất nên đặt là Chiến Tranh. Bức thứ hai là Đất Lành. Bức thứ ba là có lẽ là Thiên Tai. Bức thứ tư là Nỗi Buồn Nhân Loại. Bức thứ năm là Lìa Con."

" Nghe cũng được đấy. Còn ai có ý kiến khác nữa không? "

" Cô có sẽ cho bọn em biết họa sĩ thật sự là ai và những tựa đề của ông ta là gì không chứ?" Một nam sinh khác hỏi.

"Từ từ nào. Nên nhớ rằng chúng ta đang làm bài tập và người cần nói không phải là tôi mà chính là các anh chị. Tôi sẽ sơ lược kể cho các anh chị nghe câu chuyện về xuất xứ cuả những bức tranh này. Tôi sẽ kể chứ, nhưng chỉ sau khi tôi được nghe thêm ý kiến của một vài người khác nữa. Nào, ai nữa? Lớp này mọi hôm vẫn có nhiều ý tưởng phong phú lắm kia mà."




Khi đưa Nicole ra phi trường, lòng tôi dường như có một nỗi băn khoăn khó tả. Nó không hẳn là một nỗi lo lắng. Một mối quan tâm thì đúng hơn. Đã lâu lắm, hơn mười năm rồi thì phải, kể từ ngày chúng tôi quen biết nhau, tôi chẳng thấy Nicole có một người bạn đồng hương nào, nay bỗng dưng thình lình quyết định trở về thăm quê cũ. Đối với người khác thì đó cũng chỉ là một điều rất bình thường, như một cuộc nghỉ hè, một chuyến du ngoạn vậy thôi. Nhưng ở Nicole thì tôi cảm thấy có một cái gì đó không ổn. Cha mẹ Ni đã qua đời, Ni là con một trong gia đình nên chẳng có anh chị em nào để thăm viếng. Tôi gạn hỏi mấy lần Ni mới ấp úng nói rằng đã nguôi giận người chồâng cũ nên muốn về xem ông ta còn sống hay đã chết. Nghe vẫn chưa ổn nhưng tôi không muốn ép bạn thêm. Ni chính là tên mẹ đẻ cuả bà ấy. Tên Nicole là do tôi đặt và Ni đã chỉ dùng cái tên thứ hai này trong nhiều năm nay. Ni không có một người bạn thân nào ngoài tôi. Các sinh hoạt giao thiệp khác của nàng chỉ giới hạn vừa đúng trong khuôn khổ việc làm và xã giao tối thiểu. Dường như đối với Nicole, tôi chính là khuôn mặt của nước Mỹ. Cũng may là tình bạn của chúng tôi khá thắm thiết; nước Mỹ qua tôi, vẫn là người bạn vỗ về an ủi, là nơi chốn trú ẩn cho Ni tìm về. Chúng tôi có chung thú vui đọc sách và hội họa. Tôi dậy thêm Nicole tiếng Anh, đưa sách cho bạn đọc. Nàng là một người đàn bà rất thông minh, học rất mau, bắt chước khá tài. Sau vài năm làm bạn với tôi, cách phát âm cuả Ni tuy còn nhiều dấu vết của một người di dân nhưng nàng đã nói khá lưu loát trôi chẩy. Ni tới nước Mỹ một thân một mình, việc làm đầu tiên mà nàng có được qua sự giới thiệu của nhà thờ bảo trợ là một chân thợ may tầm thường. Sau bẩy năm vừa đi học vừa đi làm, Nicole tốt nghiệp đại học về ngành vẽ kiểu mẫu thời trang và đồng thời trở thành giám đốc điều hành một phân xưởng sản xuất áo tắm cho công ty danh tiếng GotYou. Ngoài giờ làm việc, Ni thường vẽ tiêu khiển và có đưa cho tôi xem vài bức. Tôi nghĩ rằng Nicole không những có căn bản hội họa mà còn là một họa sĩ có tài. Ni để khung tranh đầy trong nhà xe biến thành xưởng vẽ. Có lần tôi tới chơi, chúng tôi đang đứng nói chuyện trong xưởng vẽ của Ni thì chuông điện thoại reo liên hồi, Ni phải chạy vào nhà trong, tôi tẩn mẩn lật một trong số dẫy khung tranh xếp úp mặt vào tường ra xem. Bức tranh vẽ phác một người đàn bà và một vật gì đó bên cạnh bị dập xóa nhiều lần. Lật khung vải kế tiếp, lại cũng thế. Khung kế tiếp, lại cũng thế. Tôi ngạc nhiên thấy năm bức liền như cùng vẽ về một đề tài và cùng bị dập xoá giống hệt nhau. Tôi không dám hỏi Ni nhưng biết rằng bạn còn một điều gì đó sâu kín không thể tỏ bầy.

Vào ngày sinh nhật thứ ba mươi tám, Nicole nhận một đứa trẻ ở viện mồ côi làm con nuôi. sau khi đã lui tới làm việc tự nguyện ở đó suốt hai năm trường. Steven là một đứa trẻ dễ mến. Ni để ý tới nó vì thằng bé cũng rất mê vẽ. Tôi giúp Ni lo mọi thủ tục giấy tờ. Họ trở thành mẹ con và sống với nhau rất đầm ấm. Có lần Ni bảo - Đứa con chính là quê hương trong lòng người mẹ -. Tôi không có con nhưng cũng hiểu và đồng ý với Ni. Có điều, nghĩ sâu xa hơn một chút thì lại thấy lạ. Ni nói vậy khi nhận Steven làm con nhưng một cách nào đóù tôi có cảm tưởng mơ hồ rằng Ni ám chỉ một ai khác. Ni kể rằng ngày trước lúc đang theo đuổi bậc đại học gần xong thì bỏ dở đi lấy chồng. Ni chưa bao giờ nhắc tới việc có con với người chồng cũ, nhưng cách Ni chăm sóc Steven là của một người mẹ đầy kinh nghiệm. Điều khác nưã tôi cũng lấy làm lạ: Ni không chọn một đứa con nuôi cùng chủng tộc mà lại chọn một đứa nhỏ da trắng. Dù chuyện Steven ưa thích hội họa giống Ni là một yếu tố quan trọng mà tôi có thể hiểu được, nhưng điều đó có quan trọng hơn nỗi khao khát làm mẹ không? Tại sao Ni lại muốn có một đứa con nuôi coi hoàn toàn khác mình? Mấy lần tôi toan hỏi Nicole rồi lại thôi. Tôi không muốn Ni hiểu lầm tôi là một người đầu óc còn hẹp hòi về vấn đề chủng tộc. Có một cái gì đó là lạ ỏ Nicole. Một cái gì vụt đến vụt đi, phút này rất gần gũi, phút khác xa thẳm mất hút. Ni như một người ở trong tình trạng hoán vị. Thỉnh thoảng, tôi hình dung Ni như tờ văn kiện bay qua bay lại giưã ngăn kéo hồ sơ này, khác mỗi khi tôi di chuyển chúng trong máy tính điện tử đặt trên bàn viết. Một dáng vẻ nhẹ nhàng. Một tâm tư sâu kín. Một cái gì như mong manh dễ vỡ nhưng lại cương dũng một cách vẻ âm thầm. Một mẫu người đàn bà Á châu khá đặc biệt. Tôi nói điều này với Bruce, bạn đồng nghiệp thân thiết dậy cùng trường. Anh ta nheo nheo con mắt hỏi tôi bằng một giọng đùa cợt - Bạn có bị méo mó nghề nghiệp không đấy? Và tôi hy vọng là đây lại càng không phải là một liên hệ tình cảm giữa hai con tim. Nếu bạn đang tìm kiếm chuyện đó thì kể tên tôi vào danh sách coi bộ còn lý thú hơn. - Sau vụ đó tôi quyết định giữ riêng cho tôi những ý nghĩ về Nicole. Kể ra Bruce ngờ như thế cũng phải. Ni và tôi đều không chồng, cùng thiếu hai cái lá chắn của xã hội. Từ sau lần đổ vỡ với David, tôi không có liên hệ tình cảm với người khác phái nào nữa. Giữ những cuộc giao du ở tầm mức vài lần đi ăn tối, môït đêm rượu say chuếnh choáng để sáng hôm sau thoải mái quên sạch những gì mình đã làm hôm trước và cũng chẳng bao giờ gặp lại cố nhân thế mà khỏe hơn nhiều. Nhưng đồng tình luyến ái với Nicole thì không, chẳng bao giờ.chúng tôi nghĩ đến chuyện ấy. Ni như một thứ hương thơm nhẹ nhàng làm dịu nỗi cay đắng trong lòng tôi và lại như một mùi hương huyễn hoặc đánh thức con quái thú trí thức đang hờm sẵn trong tôi sẵn sàng vồ vập lấy một con mồâi hấp dẫn nào đấy để mà đem ra phanh phui mổ xẻ cho tới cùng.

Rồi thì mùa hè đến và Nicole đột nhiên thông báo cho tôi cái quyết định về thăm viếng cố hương và nhờ tôi trông chừng dùm Steven trong lúc nàng vắng mặt. Ở phi trường, Ni ôm hôn Steven và tôi trước khi lên máy bay, tôi nhìn thẳng vào đôi mắt mầu hạt dẻ của bạn và hỏi Ni về để tìm kiếm điều gì ở nơi ấy. Nàng lắc đầu trả lời - Cũng không biết nưã. Viếng thăm thế thôi. - Tôi nghĩ rằng Ni không nói dối, nàng chưa có câu trả lời thì đúng hơn.






Con đường đất nâu đậm như xuyên thẳng vào lòng hai vòm lá xanh um phía trên cao. Hai bên đường vẫn thế, dường như vẫn thế, thấp thoáng những mái nhà nhô ra thụt vào. Cảnh làng mạc thôn ấp. giống hệt như những bức tranh tôi vẽ ngày bắt đầu học vẽ phong cảnh. Trong một giây, tôi tự hỏi mình đang trên đường tới A.H. như một cảnh trí thực, hay là tôi vẫn đang đứng trước tác phẩm đầu tiên của đời mình hai mươi mấy năm về trước và rồi bỗng dưng cái khung vẽ ấy vụt lớn bung ra, mở thành con đường đất trước mặt, những tảng mầu xanh nở tung ra thành những vòm lá tre rì rào. Môït sự hoán vị cuả tranh và đời sống thực hay tôi bỗng dưng di chuyển được một cách thần tình trên trục thời gian? Tôi bảo người tài xế dừng lại ở chỗ tầm nhìn đẹp nhất, xuyên suốt con đường vòm lá tre và hơi cong ở cuối đường chân trời. Ông ta tắt máy xe, bước xuốâng phụ tôi đem giá vẽ và sắc tay đựng mầâu, cọ và vài món đồ dùng lỉnh kỉnh. Tôi nói cám ơn, thật ra thì sự giúp đỡ này chẳng cần thiết vì nào có nặng nề chi cho cam. Nhưng ông ta có vẻ muốn tỏ ra có thiện chí và sốt sắng chu toàn nhiệm vụ của một người tài xế. Thảo, người bạn học cũ nay mở công ty du lịch văn phòng chính đặt tại Sàigòn cho biết những ôïng tài xế do công ty của cô giới thiệu toàn là những công chức trong guồng máy chính quyền, không sống nổi với đồng lương chết đói nên họ chia phiên che chở cho nhau đi kiếm thêm chút lợi nhuận. Nhìn nụ cười cầu tài và đôi mắt như thỉnh thoảng ánh lên nét lo âu của ông ta, tôi bâng khuâng với ý nghĩ có khi nào ông chính là một trong những người đã từng cầm súng nhắm bắn vào Phan trong những trận đánh cuối cùng ở ven đô hai mươi năm về trước? Có phải viên đạn xuyên vào phần ngực trái, cách quả tim không xa đó đã làm tách rời cuộc đời chúng tôi từ dạo ấy, hay chính vì sự không thể chọn lưạ của Phan ở giờ phút sau cùng đã đẩy chúng tôi rời xa nhau vĩnh viễn? Một sự chọn lựa vừa buộc tôi mãi mãi yêu Phan vừa lấy đi cái mà tôi đã thương yêu hơn hết thẩy và đẩy tôi vào chốn mỗi ngày mỗi xa mỗi xa xa xa ...

Tôi hẹn ông ta quay trở lại đón vào lúc xế chiều. Người đàn ông tươi cười ra vẻ vui thích vì sắp được khề khà chui vào một hàng quán nào đó nhưng lại vừa thoáng vẻ lạ lùng diễu cợt vì chắc ông ta không khỏi nghĩ rằng tôi là một Việt kiều ẩm ương dở người dở ngợm; vượt hơn nửa vòng trái đất chỉ để mò về chỗ quê mùa này dựng giá vẽ. Một thứ phú quý sinh lễ nghĩa hay tệ hơn nữa, một cách làm dáng mới cuả những người đang sống phủ phê và không biết làm gì với tiền bạc và thời giờ của mình. Oâng ta không thể biết được rằng tôi đang thử quay ngược cuốn chỉ thời gian đểû tìm lại tôi hơn hai mươi năm về trước, tìm xem tôi đã chết trong quê hương hay quê hương đã chết trong tôi, thử đứng trước cái mốc điểm thời gian khôc liệt ấy như đứng trước một tấm gương soi. Tôi trở về vì không còn có thể chần chờ thêm một phút giây nào nưã. Trở về để lay động trái tim tê dại. Trở về nơi tôi đã banh da xẻ thịt để định tên gọi cho một chốn mịt mùng.

Nhiều người vẫn thường bảo - Rồi thì đời sống vẫn tiếp diễn thôi - để an ủi nhũng kẻ bị mất mát. Một cách nhìn tươi tắn và khỏe mạnh làm sao. Trong một cung cách nào đấy thì từ lâu nay tôi đã ôm lấy câu nói này làm phương châm hướng dẫn đời mình. Tôi như một bánh xe đã kiên trì thầm lặng lăn tiếp về phiá trước. Gấu Con đã bảo tôi làm thế. Nó luôn yêu thương và tha thứ cho tôi.

Người tài xế và tiếng máy xe sình sịch của ông ta đã khuất. Chỉ còn tôi và buổi ban mai vừa thanh khiết êm đềm vừa rực rỡ trắng trong. Cảnh trí này thuộc về một cảnh đời và một thế giới khác: thuở ấy tôi còn ở tuổi đôi mươi. Tôi bây giờ gặp gỡ trò chuyện với tôi ngày xưa trên khung vải. Phan mặc quân phục mầu xanh lá cây bước tới. Nụ cười của chàng tươi tắn và dịu dàng. Cây bút chì trong tay tôi không ngừng vạch lên mặt giấy những nét phác cuả quá khứ. Mầu xanh của lá, mầu bích ngọc của đất trời, mầu aó hồng ngày cưới, mầu xám ngắt âu lo, mầu nghẹn ngào mừng tủi, mầu máu đỏ ruột mềm, mầu mắt con thơ dại, mầu đen thẳm chia ly, mầu nước mắt lưng tròng, mầu sóng cao chất ngất. Xám. Đen. Trắng. Trắng xoá. Vỡ tung. Tan tành. Dấu lặng.

" Cô vẽ đẹp quá."

Tôi giật mình ngước lên. Một người thanh niên đã đứng trước mặt tôi tự lúc nào. Cậu ta còn rất trẻ, có lẽ cậu cỡ cùng tuổi với Gấu Con. Phải đấy. Đôi mắt đó là đôi mắt của Gấu Con cộng thêm mười, mười lăm năm phóng tới.

Người thanh niên nhắc lại, dáng vẻ hơi sượng sùng có lẽ vì cái nhìn sửng sốt của tôi.

" Cô ... cô vẽ đẹp quá. Cháu ...đứng lại xem, không làm phiền cô chứù?"

" À ... không. Có gì phiền đâu. Cám ơn cháu."

" Mầu nền của cô pha coi rất lạ. Cô chỉ cháu được không?"

" Cháu thích hội họa lắm à?"

" Dạ. Phải nói là cháu mê nữa đó cô. Cháu vẽ giỏi hơn làm bất cứ việc gì khác."

Tôi mỉm cười: " Thế thì cháu sẽ phải thành họa sĩ thôi."

Người thanh niên khoanh hai tay trước ngực so cao đôi vai: " Chỉ phiền một nỗi là cọ và mầu quá đắt đỏ đối với cháu."

Tôi cúi nhìn đống cọ dư thừa xếp cạnh giá vẽ, bỗng cảm thấy hơi lúng túng, không biết nói gì ngoài mỗi chữ " Ồ" vô duyên ngắn ngủi, nhưng người thanh niên thì vẫn hồn nhiên.

" Cô, phải cô là Việt kiều về chơi không cô?"

" Ừ ừm. Coi tôi dị hợm, khác người lắm hả?"

Người thanh niên vội vàng cải chính, " Dạ không. Coi cô rất nhã nhặn. Ý cháu muốn nói là cô ăn mặc rất bình dị đó mà. Nhưng vẻ mặt cô... Thấy một cái biết liền."

Tôi mỉm cười trêu chọc cậu ta, " Sao? Biết liền cái gì?"

Cậu ấp úng thật dễ thương, " Cháu ...không biết. Cháu chỉ cảm thấy thôi."

Tôi đột nhiên cảm thấy thật gần gũi với cậu.

" Cháu biết không? Mẹ của cô ngày xưa thường bảo rằng giống nhãn Hưng Yên đem trồng trong Nam hương vị biến đổi đi nhiều là lẽ tất nhiên đó cháu."

" Cô ở đâu về vậy?"

Tôi lại mỉm cười, " Ở ...ngoài nước. Khác với cháu,...ở trong. Thế cháu ở vùng này à?"

" Không, cháu ở với bà ngoại bên Thị Nghè. Về nhà dì cháu ở đây chơi thôi."

Mặt trời buổi sáng muà hạ miền nhiệt đới đã bắt đầu lên cao chói lọi trên đầu chúng tôi. Buổi vẽ như thế là đã chấm dứt. Tôi rủ người thanh niên đến ngồi trò chuyện dưới rặng tre bên đường.

" Cháu tên gì?"

" Việt."

Tôi giật thót mình như có bàn tay ai vừa bóp lấy trái tim, hỏi thảng thốt, " Sao cháu lại tên Việt?"

Và rồi chợt nhận ra câu hỏi ngớ ngẩn của mình, tôi nói chữa, " Con của cô cũng tên Việt."

"Anh ấy đâu? Có về đây với cô không?"

" Không."

" Chắc anh ấy nói toàn tiếng Pháp hay tiếng Mỹ há cô? Chắc anh ấy không thích về Việt Nam hả."

" Không. Không phải đâu. Con của cô nói tiếng Việt giỏi lắm. Thật ra, nó là người duy nhất mà cô vẫn nói chuyện tiếng Việt mười mấy năm nay."

" Vậy sao. Hay quá há. Sao cô nói nhãn Hưng Yên gì đó trồng trong Nam không ngon?"

" Không phải là không ngon. Mà là khác đi, không giống thứ nguyên thủy. Tùy theo phong thổ, có nơi trồng giống nhãn ấy cho ra quả nhạt nhách, dở òm. Có nơi cho trái lớn vồng mà cùi lại mỏng quẹt. Có nơi vị nó phảng phất mùi nồng nồng của phù sa sông Cửu, mùi nắng cháy Tháp Mười. Cũng có khi mùi vị biến đổi hoàn toàn, mang vị lạ lùng của thứ nhãn lai, hay là nhãn thất lạc."

" Cô nói chuyện nghe ngồ ngộ."

" Cháu là người đồng hương đầu tiên cô nói chuyện nhiều. Đã lâu lắm rồi ..."

" Cô đi hồi nào? Hồi bẩy lăm hay vượt biên? Cô đi lâu rồi chắc không phải diện H.O.?"

" Không. Đúng ra thì một người H.O. từ chối liên lạc với cô."

" Có vậy nữa sao? Cháu tưởng ai cũng muốn bỏ nơi này mà đi. Cháu tưởng chỉ có người bên đó mới từ chối người bên này."

" Có khi một quyết định đáng lẽ phải làm hai mươi năm về trước không còn có thể vòng trở lại ở hai mươi năm về sau. Có khi cái đầu của người trí thức suy nghĩ quá nhiều nên hỏng kiểu. Có khi khả năng nhìn thấy cái sai lầm của phía bên này lẫn phía bên kia khiên người ta không biết phải làm gì ở cái giây phút quan trọng nhất của một đời người. Có khi chúng ta phải trả một giá cực đắt cho một quyết định nào đấy. Có khi cái hẹn định mệnh chỉ xẩy ra một lần trong một phút giây tích tắc. Có khi ...có khi mọi quyết định đều đã muộn màng cháu biết không?"

" Đâu có gì muộn cô?"

" Vậy gia đình cháu có muốn đi không?"

Người thanh niên lắc đầu, " Cháu không thuộc gia đình H.O. Cũng chẳng bao giờ sẽ là. Nếu cha cháu còn sống kìa. Với lại, có lẽ số phần của cháu là sống ở đây, ở đất này. Chắc cha cháu biết trước nên đặt tên cháu là Việt..."

Chừng như chợt nghĩ ra, cậu vội sửa lại:

" À quên. Đâu phải tại cái tên há. Con của cô cũng tên Việt. Cháu không có ý ..."

Tôi im lặng. Dường như có một tiếng gọi nào xa thẳm vọng tới cuốn hồn tôi đi. Nếu không cưỡng lại thì chỉ một chút, một phút nữa thôi, tôi sẽ trôi xa tuốt chìm đắm trong vùng âm thanh trầm trầm rền rĩ ấy. Tôi sẽ ...

" Cháu có nói gì phật ý cô không vậy?"

" Không. Không có gì đâu. Cô rất tiếc là cha cháu đã qua đời. Còn mẹ cháu?"

Bây giờ thì đến phiên người thanh niên im lặng. Bỗng nhiên tôi rợn ở sống lưng khi nghĩ đến sự côi cút tình cờ trùng hợp của hai chúng tôi. Việt ở với bà ngoại, nghĩa là bà mẹ có thể cũng đã chết, hay bà ta đã bỏ đi? Tại sao tôi lại gặp một người thanh niên có đôi mắt giống Gấu Con ở một nơi chốn cũ, như một kết thúc khác cho một sự việc đã xẩy ra rồi. Việt đang đứng trước mặt là của tôi hay cuả ai khác? Con rồng đã bay về chốn của nó hay cái đầu đang quay lại tự táp lấy đuôi mình? Việt của tôi. Có phải đây là Việt của tôi?

Người thanh niên thở dàiø, đứng lên.

" Cháu phải về, không dì cháu trông. Cô ... còn trở lại đây nưã không?"

Tôi ngập ngừng, "Theo dự tính thì cô chỉ chỉ đến đây có một ngày nhưng ... tuần sau, có lẽ cô sẽ trở lại để từ giã cháu. Cô ... muốn tặng cháu mấy món này làm kỷ niệm. Cháu nhận cho cô vui."

Aùnh mắt người thanh niên sáng lên ánh vui tươi khi cậu nhìn thấy mấy ống mầu và đám cọ quý của tôi đã kỳ công chọn lựa. Tôi đưa cả cho cậu tập giấy vẽ.

" Vẽ đi. Cháu mê hội họa lắm mà. Vẽ tiếp luôn dùm cô bức tranh dang dở này."

Nụ cười của người thanh niên có một vẻ buồn bã ấm áp.

" Vâng, tuần sau, cháu lại xin gặp cô ở đây."

Và rồi cậu ta lững thững bỏ đi. Dáng cậu gầy gò, hai bờ vai nhô lên xương xẩu.

Tự nhiên tôi muốn gào lên gọi tên Việt. Gọi tên con tôi.




Rồi N đã trở lại con đường đất nâu sậm xuyên vào giữa hai vòm lá xanh um nơi bà đang vẽ bức tranh dang dở. Rồi V cũng đã đến, đem theo món quà tặng cho người họa sĩ lạ lùng: năm bức tranh vẽ trên những giấy và cọ và mầu mà bà đã trao tặng cậu. Bốn bức đầu vẽ Lửa, Đất, Nước, Khí Trời kết tinh trong lòng mẹ biến thành máu thành thịt thành xương; ở bức họa cuối, Mẹ ngã gục trên đường chạy loạn trước khi giòng sữa trong lành được chẩy vào thân xác Con. N cũng trở lại nơi hẹn với một món quà mới cho người bạn nhỏ: một bức tranh mà bà đã cố gắng cả thẩy một trăm lẻ tám lần trong suốt mười lăm năm vẫn vẽ không thành. Khi tranh của V được đưa tặng cho N và tranh của N được đưa tặng cho V thì họ lập tức hiểu thấu nỗi cùng khốn của nhau và đã ôm nhau khóc suốt một ngày. Nước mắt V chẩy xuống thấm vào lòng đất phiá sau lưng N và nước mắt N chẩy xuống thấm vào lòng đất phiá sau lưng V. Sau khi hai ngườiï chia tay nhau rồi, dưới gốc tre nơi họ khóc nẩy sinh ra hai chồi măng mọc sát gốc nhưng một ngọn ngả về hướng Đông một ngọn ngả về hướng Tây. Năm 2001, người trong thôn ấp đặt cho rặng tre một cái tên mới: Tre Lìa Cội.



"Không ai có thêm ý kiến gì khác nữa à? Từ nhiều ngàn năm trước nhân loại Đông Tây đã tin rằng Lửa, Đất, Nước, Khí là những yếu tố nền tảng cấu tạo nên vũ trụ và con người nằm trong vũ trụ có tất cả những thể tính ấy. Đó cũng là đề tài của những bức tranh chúng ta vừa xem. Riêng bức thứ năm có cùng một đề tài với bức tranh thứ sáu: Mẹ. Hãy xem tấm slide cuối này rồi tôi sẽ giữ lời hưá và sẽ kể câu chuyện về xuất xứ của những bức tranh."

Tạch. Cái ô vuông trần trụi sáng choé trên màn ảnh lại biến mất. Hội họa đã ném lên được những nét hãi hùng đau đớn nhất trên khuôn mặt người đàn bà ấy, những đợt sóng như con quái vật khổng lồ chụp xuống đầu một cậu bé có đôi mắt đen như hạt nhãn, mầu sắc của giông tố cuồng nộ vây kín khoảng không gian chung quanh họ, những mầu sắc của nát tan khủng khiếp, của đứt đoạn chia lìa. Trong bóng tối cuả căn phòng chỉ còn nghe thấy tiếng kể chuyện đều đều của người giảng viên:

"Những bức tranh ký tên họa sĩ V và N này được một người vô danh gửi tới cho phòng tranh Beyond Horizon của thành phố Nữu Ước. Người ta đã dành nguyên một bức tường lớn để treo cả sáu bức vào đấy. Trong một buổi đi xem triển lãm, vì quen biết người chủ phòng tranh tôi đã được phép chụp hình từng bức một. Cũng trong buổi triển lãm đó, tôi gặp người bạn phóng viên chuyên về vấn đề Đông Nam Á của tờ Times, anh ta nhất định đoan chắc với tôi là nét vẽ cuả họa sĩ N này trông rất quen thuộc, trông từa tựa như nét vẽ của một người quen biết cả hai chúng tôi có tên là Nicole. Tôi không đồng ý với anh ta vì Nicole là bạn rấtù thân của tôi, nếu đó là tranh của Nicole thì tôi phải là người biết rõ điều đó hơn ai hết. Mặc cho tôi thuyết phục thế nào, anh chàng phóng viên tò mò sắc mắc ấy vẫn không chịu bỏ ý định nài ép tôi cùng đi gặp Nicole. Anh ta nhất quyết tin rằng Nicole có dính líu tới đầu mối của những bức tranh bí ẩn này. Cuối cùng thì tôi cũng chiều ý anh ta cho xong chuyện. Bà bạn Nicole của tôi khi được phỏng vấn thì chỉ nhã nhặn nhận rằng có biết một người đồâng hương tên Ni rất mê vẽ nhưng suốt đời loay hoay vẫn không xong nổi một bức tranh và bà ấy cũng đã chết trong một tai nạn xe hơi khi đi du lịch ở một thành phố miền biển cách đây mấy năm rồi.

Những chi tiết này đối với chúng ta có lẽ không phải là điều đáng kể. Điều tôi muốn chia xẻ với các bạn trong buổi học hôm nay là cái định nghĩa về hội họa của nhân vật Ni trong câu chuyện nửa hư nửa thực này. Vẽ đối với Ni, chính là một hành vi khâm liệm. Khi đưá con của bà bị sóng biển cướp đi trong chuyến đi rời bỏ quê hương, bóng tối của nấm mồ mênh mông trong lòng biển cả cũng đã phủ ngập trái tim bà. Ni đã không còn có thể vẽ cho đến khi bà khâm liệm xong xác chết của đứa-con-trái-tim-quê-hương. Như trong tác phẩm "Tiếng thở dài cuối cùng của những kẻ không nhà" mà chúng ta đã từng có dịp trích dẫn và bàn luận, nhân vật Ni đã không thể lên đường nhập vào bản hùng ca của đoàn người lữ thứ cho đến khi bà đắp được giải khăn sô lên quá khứ đã bị đoạn lìa. Những biến cố cuả lịch sử vẫn lạnh lùng tiếp diễn xô đẩy con người vào những biên giới mới và vai trò của người trí thức là thức tỉnh và nhìn xuyên suốt những biên giới ấy, sẵn sàng cho sự thay đổi hình dạng một kỷ cương mớùi của nhân loại."

Tít tít. Có tiếng báo hiệu đổi giờ phát ra từ chiếc đồng hồ điện tử của bà thầy.

" Chà. Đã hết giờ rồi ư. Làm ơn bật đèn dùm tôi chút."

Căn phòng uà ngập lại thứ ánh sáng néon xanh. Lũ sinh viên ào ào thu xếp sách vở trong khi bà ta cao giọng nhắc nhở, " Đọc chương năm sưả soạn cho kỳ tới nhé."




Vào một cuối tuần, Nicole làm chả giò mời tôi và anh chàng phóng viên Thomas lại dùng cơm tối. Gì chứ món tuyệt hảo này thì tôi chẳng bao giờ chán. Và phải ăn với bún trắng tinh và nước mắm pha dấm, tỏi, đường nữa thì mới đúng hương vị Việt Nam. Nicole làm món này vô địch. Nếu đến một lúc nào đó tôi nói rằng những món ăn của Nicole đã thay đổi một phần đời sống tôi thì cũng chẳng ngoa ngoắt gì cho lắm. Cơm tối xong xuôi, chủ nhân mời khách vào xưởng vẽ nhà xe xem mấy bức tranh mới. Bức tôi thích nhất vẽ một người đàn bà đang đứng trên một cầu thang xoáy trôn ốc vòng quanh một toà nhà chọc trời; kỹ thuật pha mầu và chơi ánh sáng cuả họa sĩ trên những bậc thang tạo cho nhân vật trong tranh một thế đứng lơ lửng, không như đi lên mà cũng chẳng phải đi xuống. Giữa Trên và Dưới, giữa Aùnh Sáng và Bóng Tối, giữa Thiên Đàng và Địa Ngục, giữa Bên Này và Bờ Kia. Có điều rõ ràng là bà ta đầy vẻ an nhiên tự tại trong cái thế đứng lơ lửng giưã chừng. Tôi tự hỏi phải chăng Nicole đang vẽ cuộc đời của bà, một cuộc đời đã bị lịch sử đẩy vào một ngả khác, một thế giới khác: thế giới của những người di dân nghiêng mình tẩn liệm cho Niềm Nuối Tiếc và lên đường về chốn Không Tên?




2/96

*Tác giả giữ bản quyền
Phượng Các
#5 Posted : Saturday, November 13, 2004 3:45:36 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
KHI Ở S, VỀ C.

Trần Diệu Hằng

c.


Trước mặt tôi là chiếc x-terminal IBM tân kỳ, bên cạnh nó là ly cà phê, bên cạnh ly cà phê là chiếc bánh ngọt phết phó mát và đường. Chung quanh tôi là những chiếc terminals tân kỳ khác, những ly cà phê, những chiếc bánh ngọt và những người bạn đồng sở. Quá nửa buổi sáng đã trôi qua, buổi sáng đầu tiên của một khóa huấn luyện cấp tốc sẽ kéo dài một tuần. Giảng viên là một người đàn ông trẻ tuổi, phong thái đầy vẻ tự tin.


”A pointer is a variable, which is a memory location that contain the address of another memory location. Pointer is a memory location which points to another memory location, and in C, arrays are nothing but pointers, the most useful feature of C is the implementation of pointers...


OK. Why don't we take a break for fifteen minutes and come back here, let's say about... ten twenty...” (1) Memory location. Một mạch điện. Một chỗ trong trí tưởng. Một nơi chốn trong cuộc đời. Bốn mươi tám tiếng đồng hồ trước là ngôn ngữ của người di dân. Bốn mươi tám tiếng đồng hồ sau là ngôn ngữ của những mạch điện. Những mảnh nhỏ, ráp lại thành đời sống của tôi hay của một ai khác? Ðứng ở hành lang của từng lầu thứ hai này tầm mắt của tôi bị choáng ngớp bởi những ngọn đồi, trên đó, mùa xuân trải một tấm thảm kết bằng những bông hoa dại mầu vàng thắm. Thỉnh thoảng, nổi bật giữa mầu xanh lơ của nền trời và mầu vàng sáng trưng của đồi đất, là những chiếc cần kéo gật gù của mấy giếng dầu áng chừng đã hơn ba mươi tuổi.


c.c.b.b.


Buổi tối ngày thứ Năm, khi kéo chăn đắp cho C.C. và B.B., tôi nói, ”Mẹ sẽ phải đi xa hai ngày, các con ở nhà với bác phải ngoan nhé.”
Tụi nó giẫy lên như hai con giun nhỏ.
“Ơ, mẹ đi đâu?” B.B. hỏi. ” Con muốn đi với mẹ,” C.C. nói.
“Không được con à. Chỗ mẹ tới toàn là người lớn, có lẽ con không thích đâu.”
“Party hả mẹ?”
“Không. Conference.”
“Conference là gì?”
“Là... thảo luận. Một số người gặp nhau để bàn về một điều gì đó.”
“Bàn là gì?”
“Là nói chuyện.”
“Chuyện gì?”
“Chuyện... những bà mẹ nuôi con, chuyện... những người dân di cư, chuyện của những người... giống như con một mai khi con khôn lớn.”
“Thôi. Con muốn mẹ. Con muốn mẹ ở nhà với con.”
“Ðừng hự hự như vậy. B.B. nhỏ hơn con mà nó có nhõng nhẽo như thế đâu.”
“Tại sao mẹ phải đi?”
“Mẹ không phải đi. Nhưng có lẽ mẹ cũng cần đi, cũng nên đi. Thôi đừng hỏi nữa. Ngủ đi nhé.”
“Hự hự. Con không muốn. Hai ngày... too long.”
“B. muốn đi với bố.”
“Ừ. Mẹ sẽ gọi bố đón con đi.”
“C. không muốn bố. C. muốn mẹ.”
“Ờ, mẹ biết. Nhưng thỉnh thoảng, mẹ cũng có chút việc riêng phải làm, giống như lúc con sang chơi với Mi, hay là Heather, mẹ đâu có đòi đi theo con.”
“Nhưng mà mẹ to hơn con.”
“Lớn hơn con. Không phải to hơn con. Thôi ngủ đi. Ngoan rồi mẹ may cho con bộ đồ cao bồi để con mặc trong ngày Western ở trường nhé.”
“Mẹ nhớ ngày seventeen...”(2)
“Nhớ rồi. Mẹ sẽ may cho con một cái áo khoác cộc tay màu xanh đậm có tua trắng hình chữ V trước ngực và sau lưng, trên ngực và gần vai của con, mẹ sẽ điểm thêm mấy viên ngọc giả đủ màu xanh đỏ tím vàng.
Con sẽ mặc với một chiếc áo thun mỏng mầu hồng nhạt có đính ngôi sao trước ngực và một cái váy hai tầng cùng mầu xanh đậm. Con sẽ đi đôi ủng cao cổ mầu hồng. Trông con sẽ giống hệt một cô cao bồi nhỏ xíu đến từ Texas. Chịu không? Chịu rồi há. Thôi ngủ đi con. Xem B.B. kìa, nó nhắm mắt rồi đó. Ngủ đi. Mẹ hát cho nghe... Ðến nay thu tàn, phương xa kìa chiếc én bay về. Khuất trong non ngàn ta đâu còn nhìn thấy bóng quê...”


s.b.


* jasmine, hoa nhài và ng.
Bharati Mukherjee đứng đàng sau một bục gỗ, bà đang nói và nhiều người đang lắng nghe nhưng đôi mắt tôi lại dõi theo bóng dáng nhỏ nhắn của Jasmine (3) đang thấp thoáng đằng sau những chùm cây mướt xanh ngoài khung cửa sổ thật lớn của phòng họp. Jasmine mười bảy tuổi trang phục Ấn Ðộ cổ truyền mầu trắng. Người-con-gái-thiếu-nữ-đàn-bà-góa-phụ Jasmine mang một dấu ấn hình giọt mực trên trán. Jasmine chạy quanh khu vườn. Nàng cực kỳ sợ hãi. Nàng cực kỳ phẫn nộ. Coi nàng rất bơ vơ. Tôi thấy mắt nàng đầy lệ. Tôi thấy môi nàng thoáng một nụ cười giễu cợt đớn đau. Jasmine ngồi với một đám đông ở phi trường. Chờ đợi. Họ chờ những chuyến bay trễ muộn, những thời khóa biểu bị gạch bỏ. Phi trường Tân Sơn Nhất.


Hành lý ngổn ngang. Những khuôn mặt thất thần. Tiếng động cơ nào đó gầm rú xé rách không gian. Ðất trời rúng động, vỡ đôi thành hai thế giới. Bên này và bên kia. Cũ và mới. Trước mặt và sau lưng. Không phải Jasmine. Nguyễn Thị Hoa Nhài. Dấu mực bai đi. Những chuyến phi cơ cất cánh. Hoa Nhài-Jasmine chạy quanh những khu vườn, giọt lệ và tiếng cười như những đốm sáng chập chờn trong vùng biển của tiếng động và nhịp sống mới. Một đứa con trai tóc đen trông giống hệt bất cứ đứa con trai nào lang thang trên vỉa hè Sài Gòn đến bên Jasmine mỉm cười.


Du (4) cầm trên tay một tấm board chi chít những mạch điện. Những memory location...


Có tiếng vỗ tay cho một nhà văn Mỹ quốc. Hoa Nhài tâm tình với Jasmine trên băng ghế mầu trắng đặt giữa khu vườn. Du đứng dựa lưng vào một gốc cây gần đó cắm đầu ráp nối những mạch điện.


Có tiếng ngâm thơ của Ng. vọng sang từ khu vườn kế bên. ”Tôi không ở bên này và cũng không ở bên kia. Từ một chốn có tên tôi tới một nơi không tên gọi. Một chốn ở nơi không ở đâu. Tôi đặt hành lý xuống, bắt đầu cuốc đất và cất tiếng hát. Lời ca sẽ vang rền trên những ngọn cây khâu vá lại những mảnh của một thân xác đã rã rời. Tôi gọi tên ngôn ngữ tôi: linh hồn của tình yêu và sự sống, tiếng nói từ chốn không tên, bàn tay tìm nối vòng tay đã đứt...”


Người viết trên đường trốn tránh bạo lực cất tiếng phát biểu, ”Văn chương của thế kỷ hiện đại là tiếng nói của những người di dân...”( 5)


Hãy thêm, tiếng nói từ những chốn ”không-ở-đâu”, những nơi không ”không-thuộc-về”, ngôn ngữ không cảnh thổ lặng lẽ vươn mình đứng cùng thế giới.


* chuyện kể


Trong câu chuyện này, người kể là kẻ mới làm quen với ngôn ngữ Y nhưng người nghe là những bậc thầy chuyên dạy kẻ khác sử dụng thứ ngôn ngữ ấy tạo thành điều gọi là văn chương. Diễn giả, khi viết truyện đã sử dụng ngôn ngữ X, nhưng khi kể về việc viết lại phải dùng ngôn ngữ Y vì người nghe chỉ có thể hiểu ngôn ngữ Y. Nhân vật số ít, kẻ đã tự ôm lãnh trách nhiệm viết truyện và kể chuyện, là người trả lời. Nhân vật số đông sử dụng ngôn ngữ Y là những kẻ đặt câu hỏi.


H: Tại sao người kể chuyện sống ở miền đất sử dụng ngôn ngữ Y nhưng lại chọn ngôn ngữ X để viết?
Ð: Tôi không chọn X. X chọn tôi.


Một cách nói khác, tôi sinh ra với X, sống với X, và chết với X. X chính là linh hồn, mọi thứ ngôn ngữ khác đều là tay, chân, mắt, mũi, miệng. Một người có thể thay đổi thân xác, nhưng không thể thay đổi linh hồn. Tôi là tôi. Tôi là X. X là tôi. Tôi có thể thay đổi thân thể, như một người đàn bà có thể quyết định đầu tư hết vốn liếng vào việc trau chuốt sắc đẹp của mình, nhưng tôi hoặc đã không làm, hoặc đã không đủ vốn liếng để làm cuộc đầu tư đó.


Lý do thứ hai: X cần tôi. Y không cần tôi. X không phải chỉ cần tôi như một người sử dụng ngôn ngữ ấy trong việc mua bán, trao đổi, chuyện vãn nắng mưa. X cần tôi tìm cách thế để biến X thành một ngôn từ, một dòng X mới tinh chuyên chở thương yêu, không phải X gầm gừ với nắm tay đe dọa bằng bạo lực, X cần tôi góp sức để gom lại những nhánh củi đã trôi băng theo dòng nước xiết, X cần tôi để hàn gắn vết thương. Một ngôn từ để nối lại một dân tộc. Và rồi ai cũng biết rằng Carlos Fuentes dậy ở đại học Harvard nhưng vẫn viết bằng tiếng Spanish.


H: Nhưng làm thế nào chúng tôi có thể lắng nghe một thứ ngôn ngữ mà chúng tôi không hiểu? Sự chọn lựa của bạn là một thứ chọn lựa tự trói mình, hoặc bạn là một kẻ yếu đuối cần được nâng đỡ?


Ð: Trong thế giới hậu hiện đại của văn chương, có nhiều cách để giải thích một sự việc. Mỗi người tự chọn lựa cách của mình. Sự chọn lựa này không có nghĩa sẽ triệt hủy sự chọn lựa khác. Tôi có thể là một kẻ yếu đuối phải đứng trong hàng ngũ thiểu số, tôi cũng có thể là kẻ quá mạnh mẽ để làm được quyết định đứng trong hàng ngũ ấy. Dù một trong hai hoặc cả hai điều đó đều đúng, sự chọn lựa của tôi cũng chỉ đưa tới một con đường chông gai hơn con đường đi vốn đã chông gai, nhưng không có nghĩa là một ngõ cụt. Thế giới xoay mòng, người ta bắt buộc phải lại gần nhau hơn, bằng chứng là cuộc họp mặt hôm nay.


H: Ðó là những lý do tâm linh, nhưng đứng trên phương diện vị trí, bạn ở đâu? Bạn là một phần của chúng tôi, tập thể sống trên miền đất Y, hay bạn đại diện cho miền đất nào khác ngoài kia? Bạn là ai, bài viết của bạn ở đâu?


Ð: Chúng tôi là một phần của các bạn, cư ngụ ở một nơi thuộc về một chốn không ở đâu. Chúng tôi là những linh hồn chết oan không đầu thai nhưng những phần tử vẫn tụ lại thành một hiện hữu. Chúng tôi là một chữ đã bị xóa bỏ nhưng vẫn hiên ngang ở lại với cái gạch xóa nằm vắt ngang lưng mình. Chúng tôi hiện diện bằng ngôn từ của những kẻ đối diện với sự sống cùng lúc với nỗi chết, dựa lưng trên bờ thành cũ mở mắt nhìn thế giới mới chòng chành trước mặt. Thế hệ chúng tôi bắt đầu cùng lúc với chấm dứt. Ðừng định nghĩa chúng tôi là ai. Ðừng đặt chúng tôi vào biên giới quốc gia chủng tộc. Hãy chấp nhận chúng tôi như một tiếng nói, một ngôn từ, một sự có mặt. Miền đất này đã biến chuyển, đang biến chuyển, và còn biến chuyển. Người ta có thể tái định nghĩa dòng chính, vì chính dòng chính đang biến đổi nơi đây, nơi khác, thế giới. Chúng tôi cũng là dòng chính, ở trong dòng chính hoặc dòng chính cũng là chúng tôi.


H: Khi tôi đề cập đến một số tác phẩm ở ngoài nền văn học chính, nhiều học trò của tôi gốc người Ðông Dương đã cho rằng họ bị đối xử phân biệt, không công bằng. Họ muốn học những tác phẩm của nền văn minh da trắng. Bạn nghĩ sao về việc này?


Ð: Tôi nghĩ có thể đó là thái độ của những kẻ không nhận diện được chính mình. Ðứng trên phương diện tâm lý học, xã hội học, thái độ ấy có thể đưa nhiều cá nhân vào con đường chống phá xã hội. Ðó cũng là lý do tại sao tôi tin vào cố gắng tạo lập một vị trí riêng của chúng tôi. Một thế đứng cách biệt mà vẫn hòa hợp. Một vị trí trông chờ ở khả năng dung chứa của tập thể đa số. Khả năng ấy đặc biệt có ở người nữ, thể hiện bằng sự cưu mang một kẻ khác trong chính bà ta. Thời đại của nữ quyền. Những vai trò mâu thuẫn của một bà mẹ.


H: Trong chuyện kể của bạn, có phải cuối cùng, nhân vật mẹ đã giải quyết được sự mâu thuẫn giữa vai trò này và niềm ham muốn viết văn trong bà ta?


Ð: Ðúng ra, sự mâu thuẫn đó không được giải quyết, vì nó chỉ là một vấn đề hiện hữu trên bề mặt của sự việc, tìm về tận cùng nguyên lý, sự mâu thuẫn ấy tan biến vì lẽ con cái cũng là văn chương. Chúng là hai sự thể, hai hướng đi ở những quãng nào đó của đời sống, đến quãng khác chúng nhập một, là một. Con cái chính là văn chương tôi.


H: Bạn có đề cập đến nữ quyền, đến sự tạo dựng ngôn từ với một mục đích nào đó, vậy bạn có cảm thấy ham muốn quyền lực?


Ð: (Ồ, Michel Foucault ư! Chị là một người đến từ Paris, thảo nào!) Không. Không bao giờ. Ngược lại. Tôi tối kỵ quyền lực. Ðiều duy nhất đứng đằng sau ngôn từ của tôi là yêu cầu được chấp nhận và được lắng nghe bằng niềm thông cảm và rung động của trái tim. Ðối với tôi, quyền lực là một sự sai lầm. Nó không bao giờ là một cần thiết.


H: Nếu các bạn được lắng nghe, vị trí các bạn được nhìn nhận, bạn có âu lo về sự ngắn hạn của nó, do chính ở định nghĩa khởi đầu của ngôn từ của bạn?


Ð: Tôi đã nói, thế hệ của tôi bắt đầu cùng lúc với chấm dứt. (Ðến đây, Lịch Sử, một người ở ngôi thứ ba không có mặt trong cuộc đối thoại nhưng luôn theo dõi tất cả những câu hỏi đáp trên màn ảnh truyền hình lập tức gửi lời phát biểu của anh ta tới phòng họp. Giọng anh trầm hùng phát ra từ bộ phận phóng thanh gắn ở một góc tường:


“Sự ngắn hoặc dài hạn không cần thiết đối với Lịch Sử. Công việc của tôi là ghi chép tất cả, và giá trị của công việc ấy là sự trung thực và đầy đủ.”


Ðám đông không nói gì thêm về điều này).


H: Bạn có vui lòng làm một chuyến lên trường đại học ABC để nói chuyện với những sinh viên của tôi?
Ð: Có chứ. Tôi là một bà mẹ làm việc không biết mệt nhưng cũng là một nông phu cần cù trong lãnh vực văn chương.


* kịch trong kịch


Trên bục gỗ, năm người con gái thanh tân và một chàng trai trẻ giới thiệu phần diễn đọc lý thuyết về thân xác: Dục tính, Sự dối trá và chính trị trong tiến trình biến đổi văn hóa của những người Mỹ gốc Á châu.
Những diễn viên tự giới thiệu mình.
“Tên tôi là Cực Lạnh...”
“Tên tôi là Mặt Trời...”
“Tên tôi là Phi Ðảo...”
“Tên tôi là Trung Hoa...”
“Tên tôi là Thái Lan...”
“Tôi là kẻ đến từ một nơi không-ở-đâu...”


Người con gái ngồi gần tôi nhất có đôi mắt một mí coi thật ngộ. Cô mặc chiếc áo đầm mầu cánh sen có điểm những vệt đen trông giống như những vết cọ sơn. Tóc cô uốn quăn lọn nhỏ rức buông xõa xuống quá vai. Khi đọc, cô hơi cười, đôi môi tô son hồng nhạt cong lên nũng nịu. Và chiếc cằm của cô, ồ, chiếc cằm quen thuộc làm sao!


Những lời diễn tập lập tức kéo được sự chú ý của khán thính giả bên dưới. Từng tràng cười ngắn rộ lên hưởng ứng. Mặt người con gái áo màu cánh sen bắt đầu thay đổi trong lúc những diễn viên khác mờ dần như những bóng ảnh rút êm vào không gian. Những hàng ghế đằng sau tôi biến mất, những bức tường vụt mọc lên thâu nhỏ căn phòng thênh thang lại, chỉ còn chứa riêng tôi và C.C., người con gái áo màu cánh sen.


...
Mặt C.C. cau có, đầy nét bực bội. ”Mommy, I don't want you to sneak on me like that. Why did you have to go through my things while I were not in my room? I have nothing to hide from you. Can I have some privacy here?”(6)
“Con hãy nói với mẹ bằng tiếng Việt.”
“Mommy, would you please answer my question.”(7)
“Mẹ là mẹ của con. Mẹ có quyền lo lắng cho con. Mẹ phải bảo vệ con...”
“From what, mommy?”(8)
“Nếu con sa ngã, mẹ phải kịp thời ngăn cản. Mẹ không muốn con chơi với Johnny, nó là một thằng nhỏ hoang đàng. Mẹ... nhận rằng mẹ không nên lục soát thư từ của con, nhưng con nên hiểu, mẹ làm thế cũng chỉ vì thương con. Mẹ không muốn con khổ. Con...”
“Thôi được rồi. Mẹ à. Con xin lỗi mẹ. Hồi nãy con giận quá... Mẹ đừng khóc nữa. Mẹ ngồi xuống đây đi.”
“C.C... Lâu nay, con không còn nói với mẹ những điều con nghĩ nữa. Càng ngày, mẹ con mình càng xa nhau. Mẹ càng muốn đến gần con, khoảng cách càng xa. Mẹ lo sợ từng ngày. Mẹ sợ cái xã hội quá phức tạp, quá nhiều sự chọn lựa và quá nhiều áp lực ngoài kia sẽ lấy mất các con của mẹ. Mẹ sợ ma túy, mẹ sợ có những tiếng nhạc điên cuồng, mẹ sợ những đám thanh thiếu niên bỏ học lang thang ngoài đường phố, mẹ sợ các con kém sút thiệt thòi. Con có hiểu không? Mẹ luôn luôn muốn các con phải được ngẩng đầu lên kiêu hãnh dưới ánh mặt trời.”
“Mẹ. Con vẫn học mà. You saw my grade report(9). Con biết mẹ thương con. Nhưng mẹ không nên muốn con sống y theo cái gì mẹ nghĩ là đúng. Johnny chỉ là một đứa bạn của con thôi. Nó ăn mặc hơi khác bình thường nhưng nó rất thông minh và hiền. Mẹ à. Lâu nay con không nói với mẹ vì con nghĩ mẹ không chịu hiểu. Bây giờ con biết thêm một điều khác, mẹ sợ. Nhưng không có gì để sợ hãi và lo lắng cả. Có một thứ giá trị nhất mẹ đã cho chúng con, đó là tình yêu của mẹ. The rest you should leave to us. Let us discover the world our way.”(10)
“Nhưng nếu trên con đường tìm kiếm đó, con sai lầm và phải chịu khổ đau?”
“Thì cũng không sao cả. Ngày còn trẻ, mẹ có đau khổ không? Sao mẹ vẫn sống và vẫn nuôi được con? Những khó khăn mà thế hệ mẹ phải qua vẫn là những kinh nghiệm quý hóa, nhưng ở thời của con, mọi việc sẽ khác.”
“Khác trong nghĩa nào?”
“Chúng con sẽ không chạy trốn thực tại, cũng không kình chống nó, nhưng sẽ cùng nhau thay đổi nó, vì chúng con đã có đủ sức mạnh, ý chí và tự hiểu mình. Mommy, you'll see, someday, we will be able to reshape this world...”(11)


...


Những bức tường lùi ra xa, căn phòng trở về kích thước rộng lớn cũ. Những hàng ghế đầy khán giả lại xuất hiện bên trái, bên phải và đằng sau tôi. Ðám diễn viên sáu người vẫn ngồi nguyên vị trí cũ, năm cô gái và chàng trai cùng cất tiếng đọc. ”We have suffered so much to surrender.”(12)
Có tiếng vỗ tay nồng nhiệt của đám đông. Ngoài khung cửa sổ, những hàng cây rung tít trong nắng và gió buổi chiều.


* khi ở s về b.


Giữa đường từ S về B tôi gặp Neil. Nụ cười của chị, thật hiền hòa. Chị nắm tay tôi, giọng đầy chân tình.
“Tôi tìm cô mãi bây giờ mới được gặp. Tôi rất xúc động về những điều cô nói. Hãy đi với tôi về Bombay chơi một lát. Chúng ta chuyện vãn tâm tình.”
Tôi gật đầu theo chị ngay không một giây ngần ngại.


...


Chúng tôi đi bộ không biết mỏi. Neil chỉ tôi chỗ này là nơi chị thường dẫn các con đi dạo, kia là khuôn viên trường đại học mà sau giờ giảng dậy chị thường đến đó ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi tới đoạn tiếp của cuốn tiểu thuyết viết dở dang.


Chúng tôi nói chuyện không biết chán. Dường như người này chỉ chờ kẻ kia ngưng một giây là sẽ tiếp lời. Chị bảo. ” Không hiểu sao, trái tim tôi tràn dâng một nỗi thương cảm khi nghe cô nói về chốn không-ở-đâu mà cô chọn. Hãy viết về chốn ấy và cho tôi đọc để cùng chia sẻ với cô. Hãy coi tôi là bạn hữu. Con đường chúng ta đi còn đầy gai chông, nhưng cô thấy không, những bông hồng thỉnh thoảng vẫn nở rực rỡ nhắc nhở ta rằng bốn mùa trời đất vẫn luân lưu. Cát ven bờ sông Hằng vô tận và đau khổ còn có một vai trò hiển hách là làm cho chúng ta cảm thấy được hạnh phúc.”


Tôi dừng lại, nắm tay và nhìn trong mắt chị. ” Vâng, hạnh phúc phút này là nhìn thấy nét tuyệt vời trong trái tim rộng lớn của người nghệ sĩ. Cám ơn chị. Chúng ta là bạn hữu, là chị em, dẫu có cách ngoài muôn dặm.”


c... c.c.b.b... s.b...


Khi tôi trở lại phòng họp mọi người đã lại đang bận rộn với bài tập mới. Giảng viên mỉm cười trao tôi một bản. Hai tờ giấy kín đặc chữ, tận cùng bằng một dấu hỏi: pointer C chỉ tới mạch điện nào?
Khi tôi bước chân vào nhà, C.C.B.B. hò reo vang lừng, ”Mẹ. Mẹ.”


Khi tôi rời S.B. đem theo nụ cười của LimDeidreNeilimaMitsuyeFrankLeBlondeNera.


C. Mạch điện. Ðời sống. Hóa đơn. Thực phẩm. Xe cộ. Nơi tạm trú.


C.C.B.B. Mái nhà. Quê hương. Tình yêu. Lao động. Bổn phận. Âu lo. Văn chương. Thất bại. Tựu thành. Ước mơ. Hạnh phúc.


S.B. Thành phố. Bờ biển. Viếng thăm. Bạn hữu. Niềm vui. Suy tưởng.


Những nụ cười từ những mảnh rời nối lại thành tân thế giới. Pointer C chỉ về chốn Jasmine tới, chốn Ng. tìm, chốn Du khám phá. Pointer chỉ tới ngày mai của tân thế giới tạo thành bởi tư tưởng tinh khôi.

Trần Diệu Hằng


(1) C là tên của một ngôn ngữ mới trong ngành điện toán được bắt đầu nghiên cứu năm 1969 và trở nên rất phổ thông vào khoảng 1988.
Sau khi giảng bài, giảng viên cho học sinh nghỉ giải lao 15 phút.
(2) 17.
(3) Jasmine, nhân vật chính trong tiểu thuyết ”Jasmine” của Bharati Mukherjee.
(4) Du, nhân vật trong ”Jasmine”.
(5) Phát biểu của Salman Rushdie, tác giả ”Satanic Verses”.
(6) Con không muốn mẹ theo dõi kiểm soát con như vậy. Tại sao mẹ lục lọi đồ đạc của con lúc con vắng mặt? Con không có gì phải giấu giếm mẹ cả. Con có quyền được có một chút riêng tư trong nhà này không chứ?
(7) Mẹ làm ơn trả lời câu hỏi của con.
(8) Bảo vệ con chống lại cái gì?
(9) Mẹ thấy học bạ của con mà.
(10) Phần còn lại mẹ hãy để mặc chúng con. Ðể chúng con tự mình khám phá thế giới.
(11) Mẹ sẽ thấy, một ngày nào đó, chúng ta sẽ có thể thay đổi cả thế giới này.
(12) Chúng ta đã chịu đựng quá nhiều để phải đầu hàng.
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.