Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Ngôn ngữ Nam Bộ...
Song Anh
#1 Posted : Thursday, November 23, 2006 4:00:00 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

Ngôn ngữ văn hoá Nam bộ trong bài ca vọng cổ của soạn giả VIỄN CHÂU
Tăng Tấn Lộc

Nói đến Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Tuân, Anh Đức, Nguyễn Đình Chiểu… ai cũng thừa nhận rằng các tác giả đã vận dụng một cách khéo léo và thành công từ địa phương trong các sáng tác của mình. Tuy nhiên, không những giới văn đàn mới làm được điều đó mà ngay cả các tác giả sáng tác nhạc tuồng cải lương, bài ca vọng cổ - nghệ sĩ ưu tú, soạn giả Viễn Châu - cũng rất thành công ở lĩnh vực này.

Có thể nói, đặc trưng ngôn ngữ văn hoá - từ địa phương - trong những bài ca vọng cổ của soạn giả Viễn Châu đã tạo nên một giai điệu mượt mà, sâu lắng nhuần nhuyễn, nhịp nhàng. Qua đó đã phản ánh lên một bức tranh quê đằm thắm, yên bình, nghĩa tình sâu nặng giữa người với người, một triết lý nhân sinh giản đơn mà sâu sắc, hay đó chỉ là một nét tính cách thôn dã, mộc mạc của người dân Nam Bộ. Những câu hát lời ca ấy không đượm chút hoa mỹ, bóng bẩy mà giàu tính bình dân, gần gũi với lối sống hằng ngày với mọi người. Chẳng hạn trong cách xưng hô của người Nam Bộ, ta cảm nhận một điều gì đó rất gần gũi, mật thiết đầy tình nghĩa :

"Tao thấy mầy về tao nhớ nó nhiều thêm." (Giây phút ngậm ngùi)

Khi nói về vợ hay chồng mình với người khác, người Nam Bộ cũng thường sử dụng nhiều cách gọi thân mật như : ông xã, má sắp nhỏ, ba thằng X …

Trong bài "Tôi đi hớt tóc" do Văn Hường ca có đoạn :
"Mỗi khi nghe má thằng Nhái cằn nhằn cửi nhửi
Nó nói đời bây giờ mà còn để củ tỏi Hạ Châu
Tía nó ôi, nghe lời tôi đi hớt tóc, gội đầu
Cho được gọn ghẽ bảnh bao cùng thiên hạ"

Tình cảm của người Nam Bộ đối với phía bên mẹ thường nặng hơn nên tương tự cách gọi "ngoại Năm", "ngoại Chín", trong nhiều gia đình các cháu cũng thường hay gọi dì của mình (chị hoặc em của mẹ) bằng má kèm theo thứ : má Hai, má Sáu,… Cũng với ý muốn làm tăng tình cảm thân mật và giảm bớt tính cách trịnh trọng, người Nam bộ thường gọi ông chú, bác, cô, dì của mình theo thứ vị đó : ông Năm, bà Bảy, bác Hai …"Bác Sáu giăng câu cho xuồng cập bến ngước mắt nhìn tôi thay tiếng hỏi câu chào" (Bông ô môi)

Trường hợp người lớn tuổi nói với người nhỏ tuổi, nếu thân mật thì gọi bằng con, ít thân mật thì gọi bằng cháu, cũng có thể gọi bằng "thằng + thứ" hay "con +thứ". Chẳng hạn : " Cháu ở xa xôi về tự hồi nào, cháu ơi con Tư nó đã lấy chồng từ năm về trước nhưng số phần bạc phước vô duyên" (Bông ô môi)

Nhìn chung, các từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Những khác biệt nhỏ trong cách xưng hô làm nên sắc thái riêng của các phương ngữ. Chẳng hạn, khuynh hướng dùng tên riêng kèm ngôi thứ, trong quan hệ xóm giềng người ta thường gọi theo thứ trong gia đình : bác Sáu, cậu Ba,… cách xưng gọi của người dân Nam bộ mang tính bình dân, không theo tôn ty, trật tự bắt buộc. Có thể khẳng định rằng, soạn giả Viễn Châu là một trong số các tác giả sử dụng rất điêu luyện và thành công vốn từ địa phương Nam bộ trong các sáng tác của mình.

Nam bộ là vùng sông nước với nhiều kênh rạch chằng chịt, là mạch giao thông chủ yếu không những của đời sống kinh tế, xã hội mà cả đời sống văn hoá, tinh thần của người dân miền đất này. Chính vì điều kiện tự nhiên như thế cho nên cuộc sống của người dân bản xứ luôn gắn với sông nước. Do đó, số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng có liên quan đến lĩnh vực này cũng rất phong phú- nhất là trong phương ngữ Nam bộ. Cũng do xuất thân từ miền quê sông nước Nam bộ nên các tác phẩm của soạn giả Viễn Châu cũng phản ánh một số nét đặc thù của vùng sông nước Nam bộ – nhất là trong các bài ca vọng cổ.

"Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh ngã Bảy sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào …"
"Nhớ năm ngoái khi ghe vừa tới vàm sông ngã Bảy" (Tình anh bán chiếu)
" Trên con thuyền cũ kỷ ai muốn sang bến sông này lão đưa rước dùm cho" (Ông lão chèo đò )

Với hệ thống kênh rạch như thế, phương tiện vận chuyển chủ yếu của người dân địa phương vẫn là các loại ghe, xuồng. Ở đây, anh bán chiếu đã sử dụng phương tiện đặc trưng của vùng đất Nam bộ để sinh sống hằng ngày, đó là chiếc ghe. Khi vận chuyển hành khách cũng như hàng hoá qua sông, người Nam bộ thường dùng đò hay thuyền để đưa rước khách. Nhưng đối với họ, phương tiện di chuyển tiện dụng hơn cả là chiếc xuồng. Xuồng ở nơi này được xem như xe làm chân của người dân thành phố. Có nhiều nơi học sinh đi học cũng bằng xuồng, đưa rước nhau cũng bằng xuồng :
"Em bơi xuồng ba lá tiễn đưa tôi đến tận đầu làng"
" Trên chiếc xuồng có một ông lão quen quen" (Bông ô môi )

Gắn liền với các phương tiện vận chuyển nêu trên người Nam bộ cũng đã có những từ ngữ chỉ sự vận động của họ trên vùng sông nước. Chẳng hạn như từ "chèo":
"Mặc dù tuổi đã già nua, vẫn còn chèo nổi con đò sang sông" (Ông lão chèo đò )

Thông thường, ghe phải có mái chèo dài khoảng 3m - 3,5m. Ghe tam bản cũng dùng mái chèo dài từ 2m - 2,5m. Một đặc điểm nữa của vùng sông nước Nam bộ đó là sự lên xuống của dòng nước (diễn biến theo chu kỳ)
" Khuya đêm nay ngồi chờ nước lớn nỗi buồn đau cứ canh cánh bên lòng" (Tình anh bán chiếu )

Nước lớn hay còn gọi là nước lên con nước chuyển từ mực thấp sang cao. Để chỉ nước lên người dân nơi đây nói là nước lớn. Còn có một từ rất đặc biệt là : "rong" (rông) chỉ con nước cao vượt mức bình thường. Trong một tháng hai lần (tháng 9, tháng 10 âm lịch), trước sau ngày rằm và ngày sóc thì nước lớn tối đa.

Ngoài ra, người dân Nam bộ cũng thường vận động trên các phương tiện với nét đặc thù của sông nước : cắm, nhổ,… cũng như các hoạt động đặc trưng tiêu biểu ở Nam bộ : vác, gánh, quảy,…
" Tôi nhổ sào cho ghe chiếu trôi xuôi" …"Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh ngã Bảy"
"Tôi vác đôi chiếu bông mà cõi lòng tan nát, bước chân đi như thể xác không hồn". ( Tình anh bán chiếu )
"Trầu nặng gánh hay nặng tình em thương nhớ" (Lá trầu xanh)

Khi muốn bộc lộ tâm tư tình cảm hay bày tỏ với ai đó một điều gì, người dân địa phương Nam bộ thường sử dụng những từ ngữ hết sức mộc mạc, giản dị và chân thành mang đậm tính cách của người bản xứ.

"Địch Lang ôi! Khá dừng cương để thiếp đây tỏ bày hơn thiệt” ( Thoại Ba công chúa )
" Mỗi khi nghe má thằng Nhái cằn nhằn, cửi nhửi" (Tôi đi hớt tóc )
"Nhìn cánh thiệp hồng nằm trơ trên gác vắng nghe tâm tư chết lặng mối thương sầu" ( Được tin em lấy chồng )
"Võ Lang, Võ Lang, trời ơi, thiếp đã gào lên mấy lượt sao chàng vẫn im lìm trong cổ áo quan" ( Bạch Thu Hà )
" Em bỗng bâng khuâng đôi má hồng chín ửng" ( Cô gái bán sầu riêng )

Có thể nói, soạn giả Viễn Châu đã khắc hoạ một cách chân thật và đa dạng những cảm xúc tình cảm của con người Nam bộ : "sự tỏ bày hơn thiệt", "cằn nhằn, cửi nhửi", "gào lên"… mà chúng ta ít gặp trong phương ngữ Bắc Bộ. Qua đó, ta lại càng hiểu thêm về tình cảm, tính cách rất đổi chơn chất, thật thà của người Nam bộ.

Một trong những nét đặc trưng ngôn ngữ văn hoá Nam bộ trong bài ca vọng cổ của soạn giả Viễn Châu đó là ngữ khí từ, hư từ có liên quan mật thiết đến lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân miền sông nước. Cách nói dân dã và mộc mạc đó đã góp phần làm phong phú hơn vốn từ vựng tiếng Việt của chúng ta. Tiêu biểu có các từ : ôi, sao, ơi, mà,…
"Ôi sương trắng phủ màu tang trên nấm mộ"
" Hỡi ơi chiếc lá vàng bay vật vờ trong gió lạnh" ( Lắng tiếng chuông ngân )
"Chớ cô bác nghĩ coi từ làng trên xóm dưới ai ai lại chẳng biết tên thầy Tư làm pháp sư đã bốn năm trời"
(Pháp sư giải nghệ )
" Trời ơi! Ta làm vua mà không nghe lời can gián thì bảo sao đám thần dân không hận oán căm thù …”
(Trụ Vương thiêu mình )
Nhìn chung, ngữ khí từ và hư từ trong tiếng Việt đã được soạn giả Viễn Châu sử dụng một cách nhuần nhuyễn và rất phong phú. Qua đó, giúp ta phát triển thêm vốn từ vựng mà chúng ta sử dụng hằng ngày trong cuộc sống.

Tóm lại, Ca cổ cải lương vốn là âm nhạc cổ truyền của dân tộc, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung. Ca cổ là môn nghệ thuật chính yếu của dân tộc : có những bài ca rất trữ tình, sâu lắng, ca ngợi quê hương, đất nước; ca ngợi nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người làng quê sông nước Nam bộ cùng tình yêu đôi lứa son sắt, thuỷ chung. Qua đó, giúp ta cảm nhận một cách đầy đủ và sâu sắc miền quê sông nước Nam Bộ, gần gũi và gắn bó mật thiết hơn trong sự niềm nở tiếp đón của người dân bản xứ. Tính cách và tấm lòng chơn chất, thật thà ấy của họ sẽ mãi mãi được ghi khắc không chỉ trong lời ca điệu hát của soạn giả - Nghệ sĩ ưu tú Viễn Châu mà sẽ khắc sâu trong trái tim của mỗi con người - nhất là người dân Nam bộ.

Trích từ nguồn : http://www.vannghesongcuulong.org
Song Anh
#2 Posted : Thursday, November 23, 2006 5:08:48 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18


Giữa “thiệt” và “thật”
Thử mở lại vài trang sách cũ


Nói tới nhà quê, phần đông người ta nghĩ ở đó ít người biết chữ, dân quê chỉ biết lo làm ruộng cày bừa và sống một đời chắc thiệt, lam lũ quanh năm lo miếng cơm manh áo bằng chính mồ hôi và sức lực của mình. Nếu có người rộng lượng, mở lòng ra thêm một chút, thì người nhà quê chỉ biết mê cải lương, mê hát bội và hát hò theo lối truyền khẩu trong các mùa cấy mùa gặt hoặc trong các đêm giã gạo đêm trăng như sách vở xưa ghi chép lại. Nhưng cách nào đó, thời nào dân quê cũng bị đặt để dưới tận cùng cái nhìn của mọi giai tầng trong xã hội và đặc biệt trong sách vở, văn chương, người nhà quê chỉ như những hoa đồng cỏ nội được nhắc như một cái cớ hay như một cách trang trí một vẻ nhà quê thật nghèo nàn cho một căn phòng kiến thức xa vời qua cái gọi là tác phẩm văn chương với nhiều bỉ thử.

Trong văn học miền Nam trước năm 1975, có lẽ ai cũng biết hai tác giả tiêu biểu cho cái chất nhà quê miền sông nước Cửu Long là Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam, cũng như trước kia, có Hồ Biểu Chánh với những quyển tiểu thuyết phóng tác, kể ra còn quá ít tác phẩm phản ảnh trung thực nét đặc trưng quê mùa của dân quê, đặc biệt qua các tác phẩm văn học của các nhà ấy, chữ dùng ở nhà quê cũng đã chắt lọc, mài giũa nhiều bận để trở thành chữ trong sách vở, thiếu cái chất rặt nòi dân dã quê mùa.

Thành ra, đi tìm lại những gì của nhà quê qua sách vở là một việc không dễ. Chi bằng phải sanh ra và lớn lên ở nhà quê rồi phải cùng từng trải với dân quê trong các công việc đồng lúa, cấy cày, phải biết cắm câu giăng lưới, và nhất là phải có tấm lòng chịu học hỏi ở họ và nhất là đừng bao giờ chê bai họ dốt nát mới may ra học ở họ nhiều điều mà ngay cả tác phẩm đoạt giải văn chương lớn cũng như các viện đại học lớn cũng không ai dạy cho mình cái chất quê mùa đó khi các tác gia một lúc nào đó có lòng muốn đi tìm kiếm thử một chút chân quê như vậy, không dễ.

Bằng chứng, là khi các tác giả muốn viết về một thứ từ ngữ nào đó về vùng quê hay tìm lại nguồn gốc một chữ dùng, một tên gọi về một cửa sông, một ngọn núi, người ta hay dùng những bằng chứng trong các sách vở. Ðó là cái căn gốc chắc chắn nhất, nó bảo kê bài viết có giá trị, dễ thuyết phục người đọc nhất; chứ ít có ai chịu đến từng vùng hay ít có ai chịu nghe một người khác sống lâu năm tại vùng đất nào đó nói về cái căn gốc của vùng địa dư ấy. Cái lợi của bút lục là chắc, nhưng cái hại của bút lục là quá nệ vào sách vở.

Thử lấy một thí dụ, trong quyển Nửa tháng trong miền Thất Sơn của Nguyễn Văn Hầu, khi có người hỏi tại sao miền Thất Sơn núi non trùng trùng điệp mà lại gọi là Bảy Núi? Theo tác giả, có nhiều giả thuyết về tên gọi Thất sơn:
"Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí phần An Giang tỉnh, mục Sơn Xuyên, thì Thất sơn là núi Tượng, núi Cấm, núi Ốc Nhâm, núi Nam Vi, núi Châm Biệt, và núi Nhân Hòa. Nhưng theo cụ Hồ Biểu Chánh qua tác phẩm "Thất Sơn Huyến Bí" thì Thất Sơn là các núi Trà Sư, núi Két, núi Dài, núi Tượng, núi Bà Ðội Om, núi Tô và núi Cấm. Theo một nhà khảo cứu ngoại quốc, ông P. Gourou, từng thăm dò nhiều, đã kết luận Thất Sơn là các núi Trà Sư, núi Két, núi Bà Ðội Om, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, và núi Tô. Theo các bô lão miền này qua lời một sơn nhân tên là Lương Văn Phụng thì Thất Sơn gồm các núi Két còn gọi Anh Vũ Sơn, núi Dài Năm Giếng còn gọi Ngũ Hồ Sơn, núi Cấm còn gọi Thiên Cẩm Sơn, núi Tượng còn gọi Liên Hoa Sơn, núi Nước còn gọi Thủy Ðài Sơn, núi Dài còn gọi Ngọa Long Sơn, và núi Tô còn gọi Phụng Hoàng Sơn." [1]

Và tác giả Nguyễn Văn Hầu kết luận: tuy thứ tự có khác, nhưng hai thuyết của Hồ Biểu Chánh và của nhà khảo cứu ngoại quốc giống nhau, nên ông cho rằng "chúng ta có thể tin Bảy Núi là các núi đó."

Nhắc lại một chút như vậy để thấy cho dù các bô lão có kể lại một người từng sống ở vùng Thất Sơn huyền bí này như sơn nhân Lương Văn Phụng, có biết tường tận về tên gọi các núi qua chữ nôm và Hán Việt, cũng không được các nhà biên khảo về địa chí tin cẩn. Mà ở đây, rõ ràng là tác giả dựa vào một tác phẩm và tài liệu nghiên cứu của hai tác giả khác nhau nói về một tên gọi giống nhau về một địa danh là bằng chứng đáng tin cậy nhất.

Ngoài ra, từ khi chúng tôi còn rất nhỏ, bên bếp un xua muỗi khói bay nghi ngút vào mỗi tối mấy tháng gần Tết, chúng tôi thường nghe ông bà nội tôi, rồi tía má tôi kể lại cách gọi tên các ngọn núi vùng Thất Sơn theo cách gọi của các bà con cô bác và các bô lão vùng Tri Tôn (Xà Tón) thì Bảy Núi là núi Két, núi Tượng, núi Dài, núi Bà đội Om, núi Ông Tô, núi Năm Giếng và núi Ông Cấm. Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ quen gọi theo các bô lão ở vùng này như vậy bởi lẽ các bậc tiền bối ấy, những người thực sự sống ở vùng Bảy Núi và tổ tiên chúng tôi là những người đã cho tôi ý niệm tuyệt đối về những chất liệu "thiệt và rất thiệt" về một tên gọi được truyền tụng lại qua nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ biến thiên của trời đất mà vẫn không thay đổi cách gọi tên nào khác về các ngọn núi này. Và tôi tin hơn trong sách là như vậy.

Bàn về điều này, có lẽ tôi cũng bắt gặp Linh mục Ngô Phúc Hậu, chánh xứ họ đạo Cái Rắn ở Cà Mau qua quyển "Nhật Ký Truyền Giáo" của Ngài, khi kể lại cho người nữ tu dòng Bác Ái Vinh Sơn về tên gọi "Sông Ông Ðốc", không qua bút lục mà qua các bô lão kể lại. Thật hiếm thay!:
"Con sông này dài hơn năm mươi cây số, bắt đầu từ sông Trẹm, thị trấn Thới Bình, và kết thúc ở bờ biển phía Tây Nam. Con sông mang tên Ông Ðốc vì vào cuối thế kỷ 18, vua Gia Long đã trốn quân Tây Sơn đến ở Cái Rắn, đặt hai quan Ðốc trấn ở hai điểm: Ông Ðốc Lới đóng quân ở Ðốc Lới (thuộc ấp Tân Ánh bây giờ), và ở cách nhà thờ Cái Rắn chừng 8 cây số); và Ông Ðốc Vàng đóng quân ở vàm con sông nói trên.
Bộ vua Gia Long đã đến ở Cái Rắn hả cha?
Ừ, ông đã đến ở vùng này và cho đào một cái ao gọi là Ao Ngự, ở cách nhà thờ Cái Rắn chừng hai trăm mét.
Cha lấy tài liệu ở đâu mà nói rành rẽ dữ vậy?
Các vị cao niên ở đây kể lại như thế." [2]

Nói thế, không có nghĩa dựa vào sách vở là không tốt. Nhưng phải thành thật nhận ra rằng, thỉnh thoảng trong các sách, trong tự điển không phải lúc nào cũng tuyệt đối hoàn hảo. Chính vì vậy mà các tác giả luôn khiêm nhượng, dè dặt ở các lời tựa của các cuốn sách của mình là kêu gọi sự đóng góp của chư độc giả để bổ khuyết những sơ sót, nếu có. Ðiển hình, bộ Tự Ðiển Việt Nam của tác giả Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trụ hiệu đính là bộ tự điển đầy đủ nhất và được các tác gia dùng đến nhiều nhất là nhờ công lao tác giả góp nhặt mọi chữ dùng trong mọi tầng lớp dân chúng hơn mười năm trời mới hoàn thành. Thế mà tác giả còn khiêm nhường kêu gọi:"Mặc dù đã cố gắng với nhiều công phu, chúng tôi chắc chắn không làm sao tránh được thiếu sót và sai lầm. Chúng tôi mong rằng quý vị độc giả uyên bác vui lòng chỉ giáo cho chúng tôi những khiếm khuyết để kỳ tái bản, bộ Tự Ðiển Việt Nam này được tu bổ hoàn hảo hơn." [3]

Thành ra, có thể vì tự điển tiếng Việt ít được cập nhật, và lại cũng ít có lần được tái bản nên tác giả cũng không có cơ hội bổ khuyết thêm những thiếu sót. Ðặc biệt bộ Ðại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của soạn ra năm 1895, in ở Sài Gòn do nhà REY, CURIOL & Cie xuất bản, sau này do nhà in Văn Hữu ở Sài Gòn in lại vào năm 1974, có nhiều chữ không rõ nghĩa hoặc chưa đủ nghĩa, dù tác giả có bổ túc thêm phần sai sót ở ngay trang đầu sau phần "Tiểu tự". Chẳng hạn giải nghĩa chữ "cá linh" [4] , tác giả ghi: "Thứ cá nhỏ mà nhiều dầu, hình tích giống cá sông con."

Thật tình nếu theo cắt nghĩa ghi như vậy, tôi nghĩ nếu bạn chưa bao giờ biết một chút gì về cá linh, là đành chịu chết, không hiểu nổi "loại cá nhỏ mà nhiều dầu" và "hình tích giống cá sông (sóng?) con". Trong khi cá linh là loại cá gồm có hai loại hình dáng hơi khác nhau. Thứ nhất, là "cá linh rìa", có vóc mình dẹp, vẩy nhỏ, có hàng vẩy cặp theo hai bên hông lấm chấm đen màu hơi lợt, và loại cá linh thứ hai có dáng hình ống tròn dài cỡ bằng ngón tay, dân quê gọi tên là "cá linh ống". Sinh sản trên thượng nguồn theo mùa nước đổ tháng tư, tháng năm âm lịch cá linh tràn vào các sông rạch miền Cửu Long. Lúc còn nhỏ bằng đầu đũa ăn gọi là cá linh non. Cá linh lớn tối đa bằng ngón chưn cái, một vài con lớn bằng nửa cườm tay, nhưng rất hiếm. Mùa nước nổi theo nước lên đồng.

Nơi ruộng vườn, dân quê gọi tên "cá linh" là dựa theo cái kinh nghiệm trong nghề chài lưới mà đặt để ra. Giống cá này sống thành đàn, thành bầy và biết lúc nào trời mưa trời nắng. Chẳng hạn như đang mùa nước nổi, vào các ngày nước trên đồng bắt đầu giựt, khoảng mùng 10 tháng 10 âm lịch, là cá linh biết trước nơi đây nước sẽ rút. Và chúng ùn ùn kéo nhau ra các bờ kinh, vàm rạch đặc nước. Nhưng khi cá ra như vậy các xuồng ghe chài lưới đón cá tại các vàm rạch để giăng bắt dính cá vô số kể; bỗng dưng cá linh dường như trốn đâu mất, cá dính lưới thưa thớt, rồi không dính lưới nữa, thế là dân chài lưới biết chắc trời sắp sửa chuyển mưa. Khi có mưa như vậy cá linh không thèm ra sông nữa và tiếp tục ở nán lại trên đồng, và tiếp tục chờ nắng lên mới bắt đầu lại cuộc hành trình vượt các đồng cỏ, bờ kinh, vàm rạch để về miền sông nước sâu hơn.

Do đặc tính biết nắng, biết mưa như vậy, mà dân quê ở vùng sông nước Long Xuyên, Châu Ðốc, Hồng Ngự, Tân Châu, Cao Lãnh, Sa Ðéc và các vùng lân cận gọi loại cá này là "cá linh".
Trong sách vở, tên gọi "cá linh" là do vua Gia Long đặt. Theo cụ Vương Hồng Sển, trong quyển Hơn Nửa Ðời Hư có nhắc: "Ngày nay còn khá nhiều điển tích lúc chúa Ánh chạy trốn. Con cá nhỏ nhảy vào thuyền báo tin đừng sớm ra khơi, cứu chúa khỏi bị Tây Sơn chận ngoài biển, chúa đặt tên là cá linh." [5]

Trong bộ Tự Ðiển Việt Nam của Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trụ cũng có chỗ dư, chỗ thiếu như vậy. Lấy thí dụ chữ "cóc bịch", tự điển giải thích đây là loại tiếng "lóng": "Tiếng mắng yêu, hài hước: Con cóc bịch nà!" (hàng cuối trang 199). Nhưng ngoài thực tế ở nhà quê hai chữ "cóc bịch" để chỉ con cóc lớn cũng như hai chữ "ếch bà" để chỉ con ếch cái rất lớn. Sở dĩ dân quê hay gọi con cóc lớn là "cóc bịch" vì khi người ta đi móc cóc theo các hang ở các bờ tre hoặc bờ đìa bằng cái móc làm bằng dây chì gai dài cỡ một thước, nếu hang nào có cóc lớn là người ta biết liền vì khi đầu móc chạm vào lưng con cóc, theo bản năng sinh tồn, con cóc bự gồng mình lên như con cá nóc khi người ta chạm tay vào mình, nó cũng căng cái bụng tròn lên như vậy, và người ta nghe tiếng chạm của móc vào da cóc kêu "bịch, bịch". Từ đó mà có những danh từ dành riêng cho những loài ếch nhái như vậy.

Thực tế thì như vậy, nhưng nói ra có bạn khó tính lại cho rằng "cá linh", "cóc bịch" gọi như trong dân quê thường gọi thì "giả thuyết này không thuyết phục". Mà quả thật, nói mà không có sách thật khó lòng làm cho các nhà kinh điển tin dùng. Nhưng biết làm sao bây giờ!

Ngoài ra, có những chữ thường dùng, tự điển lại bỏ trống hoặc có những chữ viết lại không đúng với chữ gốc. Ðó là trường hợp bộ Từ Ðiển Hán Việt Từ Nguyên của Bửu Kế do nhà xuất bản Thuận Hoá in năm 1999, dày 2812 trang [6] , soạn thảo rất công phu nhưng có vài thiếu sót thật đáng tiếc. Chẳng hạn khi đi tìm chữ "ngã" nghĩa là "ta" (trang 1206), trong bộ tự điển này hoàn toàn không có. Từ đó những chữ như "ngã bối", "ngã chấp", ngã kiến", "ngã sinh","ngã tào","ngã tri chủ nghĩa", đều không có. Thêm một thiếu sót khác, khi coi chữ "tứ" (trang 1902) với bộ "tâm" có nghĩa là "phóng túng", chỉ có chữ "tứ dục" nghĩa "thả lỏng sự ham muốn" là viết với bộ "tâm". Còn các chữ khác cùng bộ "tâm" như vậy như chữ "tứ tình" nghĩa như chữ "tứ dục", chữ "tứ túng" nghĩa "buông lung không kềm chế", chữ 'tứ ý" nghĩa "tự ý muốn làm gì thì làm", nhưng trong tự điển lại viết với bộ "tứ" nghĩa là "bốn", thành ra làm cho chữ đã không đúng mà nghĩa lại càng rời xa cái gốc của chữ "tứ" với bộ "tâm".

Từ đó, mỗi lần chúng tôi phải dùng bộ Từ Ðiển Hán Việt Từ Nguyên của Bửu Kế, phải so đi so lại với nhiều quyển từ điển Hán Việt khác như của các tác giả Thiều Chửu, Ðào Duy Anh, Nguyễn Văn Khôn, vì dù ít dù nhiều, bộ từ điển của Bửu Kế đã làm chúng tôi càng dè đặt, đắn đo và coi cho thật kỹ.

Trong một tác phẩm khác mà các giới văn học đánh giá rất lớn về giá trị văn chương, truyện ngắn Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc, có một sai sót, mà từ trước đến nay, chúng tôi chờ đợi một phát hiện về cái sai rất nhỏ mà quan trọng này từ các nhà viết văn học sử, các nhà phê bình văn học, nhưng vẫn chưa thấy ai hoặc đã có tác giả nào viết rồi, nhưng chúng tôi chưa may mắn được đọc chăng?

Câu chuyện "Rừng Mắm [7] của Bình Nguyên Lộc có lẽ ai ai cũng đã biết về một gia đình nông dân nghèo miệt Sa Ðéc phải bồng chống xuống xuồng xuôi về miệt Cà Mau phá đất lâm lập nghiệp tại cái xóm giữa rừng gọi là Ô Heo. Một hôm, hai ông cháu thằng Cộc đứng giữa rừng mắm, và có mẩu đối thoại nhỏ sau đây, chúng tôi xin ghi chép lại để các bạn tường lãm:
"- Nhìn xuống gốc cây! Ông nội bảo.
Nước chưa lớn hẳn, để lộ bùn đen dưới gốc cây ra. Bùn đen từng nơi lại trắng xoá những đoá hoa năm cánh, hai màu đối chọi trông rất đẹp.
- Cây gì mà lạ vậy ông nội? Trổ bông ngay dưới gốc?
Bông trổ trên đầu những cái rễ ăn lên mà người ta gọi là rễ gió. Cây này là cây mắm, đây là rừng mắm đây.
Cây mắm? Sao tui không nghe nói đến cây mắm bao giờ?
Con không nghe, vì cây ấy không dùng được để làm gì cả, cho đến làm củi chụm cũng không được.
Vậy chớ trời sanh nó ra làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sanh hằng hà sa số như là cỏ ấy." Eight Ball

Cái sơ sót nằm ngay trong đoạn văn đối thoại ấy. Hồi còn đi học, chúng tôi đọc Rừng Mắm như để bắt chước lối hành văn và cũng để giải trí. Sau này khi có dịp về U Minh để phá rừng làm rẫy, và nhiều lúc phải tìm cây mắm để cưa ra từng lóng, từng lóng có chiều dài cỡ tám tấc hay một thước để làm củi bán cho các lò gạch để đốt lửa hầm gạch. Hoặc sau này, có dịp về làm gạch tại các miệt gần bờ Cửu Long giang, mỗi ngày chúng tôi phải vác hằng mấy ghe chở đầy củi mắm, từ tháng này qua tháng khác. Củi mắm chụm hầm gạch lửa tốt hơn trấu nhiều, than củi mắm đượm lắm. Từ đó, chúng tôi mới nhớ lại câu trả lời của ông nội thằng Cộc về cây mắm trong truyện ngắn Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc, có lẽ không được đúng lắm với thực tế cây mắm ngoài rừng. Nhưng chẳng biết tỏ bày cùng ai. Sau này, có dịp đọc được cuốn Nhật Ký Truyền Giáo của linh mục Ngô Phúc Hậu, tác giả cũng đã nhiều lần nhắc đến cây mắm, một loại cây mang dáng vẻ tiêu biểu cho nét đặc thù của vùng Cái Rắn, Năm Căn, Cái Keo, Ðồng Cùng, Cái Nước, Bà Hính, Chà Là thuộc vùng đất Cà Mau. Chẳng những cây mắm giữ phù sa bồi thành bãi, thành ruộng đồng mà còn rất hữu dụng trong việc làm củi đuốc, cất nhà, và đóng đồ gia dụng chứ không phải "không dùng được để làm gì cả, cho đến làm củi chụm cũng không được."

Nhân có hôm mở lại trang sách cũ, , quyển Sống và Viết với... của Nguiễn Ngu Í [9] , trong phần Bình Nguyên Lộc, để tìm lại hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Rừng Mắm, mới hay cớ sự câu trả lời của ông nội thằng Cộc trong Rừng Mắm không đúng là do tác giả cho biết ông viết truyện này là do cảm hứng từ bức tranh vẽ "chót mũi Cà Mau, mấy cây mắm, một chiếc ghe và hòn Khoai" của một hoạ sĩ yêu văn ông mang tặng, chứ tác giả chưa đi đến Cà Mau lần nào và có lẽ cũng chưa rành về đặc tính cùng công dụng của loại cây này.

Trên đây xin ghi lại cái "thiệt" của cây mắm ngoài thiên nhiên và cái "thật" của cây mắm trong sách vở để hầu góp nhặt chút hiểu biết về cây mắm với hy vọng các nhà nghiên cứu phê bình khi trích dẫn các tài liệu mang tính văn học như cây mắm trong Rừng Mắm để tiện bề tùy nghi.

Qua vài trang sách cũ có dịp được mở lại khi tuổi đời không còn bé bỏng nữa, chúng tôi không có ý tìm cái trúng cái trật trong sách vở của tiền nhân mà muốn gởi nơi đây lời tâm sự là "cái thiệt trong đời sống nơi thôn quê" nhiều lúc không giống"cái thật trong sách vở", đặc biệt là các chữ thường dùng mỗi ngày trong các sinh hoạt đồng áng qua các mùa màng, nhưng nó cũng giúp cho sách vở khá nhiều nếu các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ, về phê bình văn học chịu chấp nhận những "cái thiệt" đó mặc dù nó không có sách vở nào ghi chép lại để làm bút lục cho đời sau.
Giữa "thiệt" và "thật" nó khác nhau là vậy!


Mùa Ðông, 12- 2003


© 2003 talawas
________________________________________
[1]Nửa Tháng Trong Miền Thất Sơn của Nguyễn Văn Hầu, Hương Sen xuất bản, Sài Gòn ,năm 1970. Xuân Thu (Hoa Kỳ) tái bản.
[2]Nhật ký Truyền Giáo của Linh mục Ngô Phúc Hậu, do nhóm Cựu Chủng Sinh Cần Thơ Hải Ngoại (Hoa Kỳ) tái bản.
[3]Trích lời "Tựa" bộ Tự Ðiển Việt Nam của Lê Văn Ðức, và Lê Ngọc Trụ hiệu đính, nhà xuất bản Khai Trí Sài Gòn, năm 1970.
[4]Ðại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của do nhà xuất bản Văn Hữu, Sài Gòn, năm 1974. Xuân Thu (Hoa Kỳ) in lại.
[5]Hơn Nửa Ðời Hư của Vương Hồng Sển, Văn Nghệ (Hoa Kỳ), 1996.
[6]Từ Ðiển Hán Việt Từ Nguyên của Bửu Kế, Thuận Hoá, 1999.
[7]Ký Thác, tập truyện, của Bình Nguyên Lộc, Văn Nghệ (Hoa Kỳ), 1986, trang 22
Eight BallKý Thác, tập truyện, của Bình Nguyên Lộc, Văn Nghệ (Hoa Kỳ), 1986, trang 22
[9]Sống và Viết với.... của Nguiễn Ngu Í, phần Bình Nguyên Lộc, trang 234, Ðại Nam (Hoa Kỳ) tái bản


Lương Thư Trung

Nguồn : http://www.talawas.org
Phượng Các
#3 Posted : Friday, November 24, 2006 1:11:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Song Anh
Tình cảm của người Nam Bộ đối với phía bên mẹ thường nặng hơn nên tương tự cách gọi "ngoại Năm", "ngoại Chín", trong nhiều gia đình các cháu cũng thường hay gọi dì của mình (chị hoặc em của mẹ) bằng má kèm theo thứ : má Hai, má Sáu,… Trích từ nguồn : http://www.vannghesongcuulong.org



Tôi không nghĩ là tình cảm người Nam đối với bên mẹ thì nặng hơn bên cha. Vậy người Trung người Bắc thì sao? Tác giả chỉ dựa vào cách xưng hô mà dám khẳng quyết là người Nam thương bên mẹ hơn thương bên cha?

Người Nam gọi những người đàn bà săn sóc đứa bé như con như cháu là má là ngọai là nhằm kết nối mối liên hệ thân tình giữa họ với đứa nhỏ. Thường chỉ có chính người mẹ ruột mới bắt đầu "ban phép" cho đứa nhỏ gọi người kia là má là ngọai, để tỏ lòng biết ơn và vinh danh những người này đã bỏ công sức săn sóc cho nó. Các bạn khác có kinh nghiệm gì không?

hoa xuong rong
#4 Posted : Sunday, December 31, 2006 4:52:24 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

quote:
Gởi bởi Song Anh


Giữa “thiệt” và “thật”
Thử mở lại vài trang sách cũ


Nói tới nhà quê, phần đông người ta nghĩ ở đó ít người biết chữ, dân quê chỉ biết lo làm ruộng cày bừa và sống một đời chắc thiệt, lam lũ quanh năm lo miếng cơm manh áo bằng chính mồ hôi và sức lực của mình. Nếu có người rộng lượng, mở lòng ra thêm một chút, thì người nhà quê chỉ biết mê cải lương, mê hát bội và hát hò theo lối truyền khẩu trong các mùa cấy mùa gặt hoặc trong các đêm giã gạo đêm trăng như sách vở xưa ghi chép lại. Nhưng cách nào đó, thời nào dân quê cũng bị đặt để dưới tận cùng cái nhìn của mọi giai tầng trong xã hội và đặc biệt trong sách vở, văn chương, người nhà quê chỉ như những hoa đồng cỏ nội được nhắc như một cái cớ hay như một cách trang trí một vẻ nhà quê thật nghèo nàn cho một căn phòng kiến thức xa vời qua cái gọi là tác phẩm văn chương với nhiều bỉ thử.

Trong văn học miền Nam trước năm 1975, có lẽ ai cũng biết hai tác giả tiêu biểu cho cái chất nhà quê miền sông nước Cửu Long là Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam, cũng như trước kia, có Hồ Biểu Chánh với những quyển tiểu thuyết phóng tác, kể ra còn quá ít tác phẩm phản ảnh trung thực nét đặc trưng quê mùa của dân quê, đặc biệt qua các tác phẩm văn học của các nhà ấy, chữ dùng ở nhà quê cũng đã chắt lọc, mài giũa nhiều bận để trở thành chữ trong sách vở, thiếu cái chất rặt nòi dân dã quê mùa.

Thành ra, đi tìm lại những gì của nhà quê qua sách vở là một việc không dễ. Chi bằng phải sanh ra và lớn lên ở nhà quê rồi phải cùng từng trải với dân quê trong các công việc đồng lúa, cấy cày, phải biết cắm câu giăng lưới, và nhất là phải có tấm lòng chịu học hỏi ở họ và nhất là đừng bao giờ chê bai họ dốt nát mới may ra học ở họ nhiều điều mà ngay cả tác phẩm đoạt giải văn chương lớn cũng như các viện đại học lớn cũng không ai dạy cho mình cái chất quê mùa đó khi các tác gia một lúc nào đó có lòng muốn đi tìm kiếm thử một chút chân quê như vậy, không dễ.

Bằng chứng, là khi các tác giả muốn viết về một thứ từ ngữ nào đó về vùng quê hay tìm lại nguồn gốc một chữ dùng, một tên gọi về một cửa sông, một ngọn núi, người ta hay dùng những bằng chứng trong các sách vở. Ðó là cái căn gốc chắc chắn nhất, nó bảo kê bài viết có giá trị, dễ thuyết phục người đọc nhất; chứ ít có ai chịu đến từng vùng hay ít có ai chịu nghe một người khác sống lâu năm tại vùng đất nào đó nói về cái căn gốc của vùng địa dư ấy. Cái lợi của bút lục là chắc, nhưng cái hại của bút lục là quá nệ vào sách vở.

Thử lấy một thí dụ, trong quyển Nửa tháng trong miền Thất Sơn của Nguyễn Văn Hầu, khi có người hỏi tại sao miền Thất Sơn núi non trùng trùng điệp mà lại gọi là Bảy Núi? Theo tác giả, có nhiều giả thuyết về tên gọi Thất sơn:
"Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí phần An Giang tỉnh, mục Sơn Xuyên, thì Thất sơn là núi Tượng, núi Cấm, núi Ốc Nhâm, núi Nam Vi, núi Châm Biệt, và núi Nhân Hòa. Nhưng theo cụ Hồ Biểu Chánh qua tác phẩm "Thất Sơn Huyến Bí" thì Thất Sơn là các núi Trà Sư, núi Két, núi Dài, núi Tượng, núi Bà Ðội Om, núi Tô và núi Cấm. Theo một nhà khảo cứu ngoại quốc, ông P. Gourou, từng thăm dò nhiều, đã kết luận Thất Sơn là các núi Trà Sư, núi Két, núi Bà Ðội Om, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, và núi Tô. Theo các bô lão miền này qua lời một sơn nhân tên là Lương Văn Phụng thì Thất Sơn gồm các núi Két còn gọi Anh Vũ Sơn, núi Dài Năm Giếng còn gọi Ngũ Hồ Sơn, núi Cấm còn gọi Thiên Cẩm Sơn, núi Tượng còn gọi Liên Hoa Sơn, núi Nước còn gọi Thủy Ðài Sơn, núi Dài còn gọi Ngọa Long Sơn, và núi Tô còn gọi Phụng Hoàng Sơn." [1]

Và tác giả Nguyễn Văn Hầu kết luận: tuy thứ tự có khác, nhưng hai thuyết của Hồ Biểu Chánh và của nhà khảo cứu ngoại quốc giống nhau, nên ông cho rằng "chúng ta có thể tin Bảy Núi là các núi đó."

Nhắc lại một chút như vậy để thấy cho dù các bô lão có kể lại một người từng sống ở vùng Thất Sơn huyền bí này như sơn nhân Lương Văn Phụng, có biết tường tận về tên gọi các núi qua chữ nôm và Hán Việt, cũng không được các nhà biên khảo về địa chí tin cẩn. Mà ở đây, rõ ràng là tác giả dựa vào một tác phẩm và tài liệu nghiên cứu của hai tác giả khác nhau nói về một tên gọi giống nhau về một địa danh là bằng chứng đáng tin cậy nhất.

Ngoài ra, từ khi chúng tôi còn rất nhỏ, bên bếp un xua muỗi khói bay nghi ngút vào mỗi tối mấy tháng gần Tết, chúng tôi thường nghe ông bà nội tôi, rồi tía má tôi kể lại cách gọi tên các ngọn núi vùng Thất Sơn theo cách gọi của các bà con cô bác và các bô lão vùng Tri Tôn (Xà Tón) thì Bảy Núi là núi Két, núi Tượng, núi Dài, núi Bà đội Om, núi Ông Tô, núi Năm Giếng và núi Ông Cấm. Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ quen gọi theo các bô lão ở vùng này như vậy bởi lẽ các bậc tiền bối ấy, những người thực sự sống ở vùng Bảy Núi và tổ tiên chúng tôi là những người đã cho tôi ý niệm tuyệt đối về những chất liệu "thiệt và rất thiệt" về một tên gọi được truyền tụng lại qua nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ biến thiên của trời đất mà vẫn không thay đổi cách gọi tên nào khác về các ngọn núi này. Và tôi tin hơn trong sách là như vậy.

Bàn về điều này, có lẽ tôi cũng bắt gặp Linh mục Ngô Phúc Hậu, chánh xứ họ đạo Cái Rắn ở Cà Mau qua quyển "Nhật Ký Truyền Giáo" của Ngài, khi kể lại cho người nữ tu dòng Bác Ái Vinh Sơn về tên gọi "Sông Ông Ðốc", không qua bút lục mà qua các bô lão kể lại. Thật hiếm thay!:
"Con sông này dài hơn năm mươi cây số, bắt đầu từ sông Trẹm, thị trấn Thới Bình, và kết thúc ở bờ biển phía Tây Nam. Con sông mang tên Ông Ðốc vì vào cuối thế kỷ 18, vua Gia Long đã trốn quân Tây Sơn đến ở Cái Rắn, đặt hai quan Ðốc trấn ở hai điểm: Ông Ðốc Lới đóng quân ở Ðốc Lới (thuộc ấp Tân Ánh bây giờ), và ở cách nhà thờ Cái Rắn chừng 8 cây số); và Ông Ðốc Vàng đóng quân ở vàm con sông nói trên.
Bộ vua Gia Long đã đến ở Cái Rắn hả cha?
Ừ, ông đã đến ở vùng này và cho đào một cái ao gọi là Ao Ngự, ở cách nhà thờ Cái Rắn chừng hai trăm mét.
Cha lấy tài liệu ở đâu mà nói rành rẽ dữ vậy?
Các vị cao niên ở đây kể lại như thế." [2]

Nói thế, không có nghĩa dựa vào sách vở là không tốt. Nhưng phải thành thật nhận ra rằng, thỉnh thoảng trong các sách, trong tự điển không phải lúc nào cũng tuyệt đối hoàn hảo. Chính vì vậy mà các tác giả luôn khiêm nhượng, dè dặt ở các lời tựa của các cuốn sách của mình là kêu gọi sự đóng góp của chư độc giả để bổ khuyết những sơ sót, nếu có. Ðiển hình, bộ Tự Ðiển Việt Nam của tác giả Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trụ hiệu đính là bộ tự điển đầy đủ nhất và được các tác gia dùng đến nhiều nhất là nhờ công lao tác giả góp nhặt mọi chữ dùng trong mọi tầng lớp dân chúng hơn mười năm trời mới hoàn thành. Thế mà tác giả còn khiêm nhường kêu gọi:"Mặc dù đã cố gắng với nhiều công phu, chúng tôi chắc chắn không làm sao tránh được thiếu sót và sai lầm. Chúng tôi mong rằng quý vị độc giả uyên bác vui lòng chỉ giáo cho chúng tôi những khiếm khuyết để kỳ tái bản, bộ Tự Ðiển Việt Nam này được tu bổ hoàn hảo hơn." [3]

Thành ra, có thể vì tự điển tiếng Việt ít được cập nhật, và lại cũng ít có lần được tái bản nên tác giả cũng không có cơ hội bổ khuyết thêm những thiếu sót. Ðặc biệt bộ Ðại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của soạn ra năm 1895, in ở Sài Gòn do nhà REY, CURIOL & Cie xuất bản, sau này do nhà in Văn Hữu ở Sài Gòn in lại vào năm 1974, có nhiều chữ không rõ nghĩa hoặc chưa đủ nghĩa, dù tác giả có bổ túc thêm phần sai sót ở ngay trang đầu sau phần "Tiểu tự". Chẳng hạn giải nghĩa chữ "cá linh" [4] , tác giả ghi: "Thứ cá nhỏ mà nhiều dầu, hình tích giống cá sông con."

Thật tình nếu theo cắt nghĩa ghi như vậy, tôi nghĩ nếu bạn chưa bao giờ biết một chút gì về cá linh, là đành chịu chết, không hiểu nổi "loại cá nhỏ mà nhiều dầu" và "hình tích giống cá sông (sóng?) con". Trong khi cá linh là loại cá gồm có hai loại hình dáng hơi khác nhau. Thứ nhất, là "cá linh rìa", có vóc mình dẹp, vẩy nhỏ, có hàng vẩy cặp theo hai bên hông lấm chấm đen màu hơi lợt, và loại cá linh thứ hai có dáng hình ống tròn dài cỡ bằng ngón tay, dân quê gọi tên là "cá linh ống". Sinh sản trên thượng nguồn theo mùa nước đổ tháng tư, tháng năm âm lịch cá linh tràn vào các sông rạch miền Cửu Long. Lúc còn nhỏ bằng đầu đũa ăn gọi là cá linh non. Cá linh lớn tối đa bằng ngón chưn cái, một vài con lớn bằng nửa cườm tay, nhưng rất hiếm. Mùa nước nổi theo nước lên đồng.

Nơi ruộng vườn, dân quê gọi tên "cá linh" là dựa theo cái kinh nghiệm trong nghề chài lưới mà đặt để ra. Giống cá này sống thành đàn, thành bầy và biết lúc nào trời mưa trời nắng. Chẳng hạn như đang mùa nước nổi, vào các ngày nước trên đồng bắt đầu giựt, khoảng mùng 10 tháng 10 âm lịch, là cá linh biết trước nơi đây nước sẽ rút. Và chúng ùn ùn kéo nhau ra các bờ kinh, vàm rạch đặc nước. Nhưng khi cá ra như vậy các xuồng ghe chài lưới đón cá tại các vàm rạch để giăng bắt dính cá vô số kể; bỗng dưng cá linh dường như trốn đâu mất, cá dính lưới thưa thớt, rồi không dính lưới nữa, thế là dân chài lưới biết chắc trời sắp sửa chuyển mưa. Khi có mưa như vậy cá linh không thèm ra sông nữa và tiếp tục ở nán lại trên đồng, và tiếp tục chờ nắng lên mới bắt đầu lại cuộc hành trình vượt các đồng cỏ, bờ kinh, vàm rạch để về miền sông nước sâu hơn.

Do đặc tính biết nắng, biết mưa như vậy, mà dân quê ở vùng sông nước Long Xuyên, Châu Ðốc, Hồng Ngự, Tân Châu, Cao Lãnh, Sa Ðéc và các vùng lân cận gọi loại cá này là "cá linh".
Trong sách vở, tên gọi "cá linh" là do vua Gia Long đặt. Theo cụ Vương Hồng Sển, trong quyển Hơn Nửa Ðời Hư có nhắc: "Ngày nay còn khá nhiều điển tích lúc chúa Ánh chạy trốn. Con cá nhỏ nhảy vào thuyền báo tin đừng sớm ra khơi, cứu chúa khỏi bị Tây Sơn chận ngoài biển, chúa đặt tên là cá linh." [5]

Trong bộ Tự Ðiển Việt Nam của Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trụ cũng có chỗ dư, chỗ thiếu như vậy. Lấy thí dụ chữ "cóc bịch", tự điển giải thích đây là loại tiếng "lóng": "Tiếng mắng yêu, hài hước: Con cóc bịch nà!" (hàng cuối trang 199). Nhưng ngoài thực tế ở nhà quê hai chữ "cóc bịch" để chỉ con cóc lớn cũng như hai chữ "ếch bà" để chỉ con ếch cái rất lớn. Sở dĩ dân quê hay gọi con cóc lớn là "cóc bịch" vì khi người ta đi móc cóc theo các hang ở các bờ tre hoặc bờ đìa bằng cái móc làm bằng dây chì gai dài cỡ một thước, nếu hang nào có cóc lớn là người ta biết liền vì khi đầu móc chạm vào lưng con cóc, theo bản năng sinh tồn, con cóc bự gồng mình lên như con cá nóc khi người ta chạm tay vào mình, nó cũng căng cái bụng tròn lên như vậy, và người ta nghe tiếng chạm của móc vào da cóc kêu "bịch, bịch". Từ đó mà có những danh từ dành riêng cho những loài ếch nhái như vậy.

Thực tế thì như vậy, nhưng nói ra có bạn khó tính lại cho rằng "cá linh", "cóc bịch" gọi như trong dân quê thường gọi thì "giả thuyết này không thuyết phục". Mà quả thật, nói mà không có sách thật khó lòng làm cho các nhà kinh điển tin dùng. Nhưng biết làm sao bây giờ!

Ngoài ra, có những chữ thường dùng, tự điển lại bỏ trống hoặc có những chữ viết lại không đúng với chữ gốc. Ðó là trường hợp bộ Từ Ðiển Hán Việt Từ Nguyên của Bửu Kế do nhà xuất bản Thuận Hoá in năm 1999, dày 2812 trang [6] , soạn thảo rất công phu nhưng có vài thiếu sót thật đáng tiếc. Chẳng hạn khi đi tìm chữ "ngã" nghĩa là "ta" (trang 1206), trong bộ tự điển này hoàn toàn không có. Từ đó những chữ như "ngã bối", "ngã chấp", ngã kiến", "ngã sinh","ngã tào","ngã tri chủ nghĩa", đều không có. Thêm một thiếu sót khác, khi coi chữ "tứ" (trang 1902) với bộ "tâm" có nghĩa là "phóng túng", chỉ có chữ "tứ dục" nghĩa "thả lỏng sự ham muốn" là viết với bộ "tâm". Còn các chữ khác cùng bộ "tâm" như vậy như chữ "tứ tình" nghĩa như chữ "tứ dục", chữ "tứ túng" nghĩa "buông lung không kềm chế", chữ 'tứ ý" nghĩa "tự ý muốn làm gì thì làm", nhưng trong tự điển lại viết với bộ "tứ" nghĩa là "bốn", thành ra làm cho chữ đã không đúng mà nghĩa lại càng rời xa cái gốc của chữ "tứ" với bộ "tâm".

Từ đó, mỗi lần chúng tôi phải dùng bộ Từ Ðiển Hán Việt Từ Nguyên của Bửu Kế, phải so đi so lại với nhiều quyển từ điển Hán Việt khác như của các tác giả Thiều Chửu, Ðào Duy Anh, Nguyễn Văn Khôn, vì dù ít dù nhiều, bộ từ điển của Bửu Kế đã làm chúng tôi càng dè đặt, đắn đo và coi cho thật kỹ.

Trong một tác phẩm khác mà các giới văn học đánh giá rất lớn về giá trị văn chương, truyện ngắn Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc, có một sai sót, mà từ trước đến nay, chúng tôi chờ đợi một phát hiện về cái sai rất nhỏ mà quan trọng này từ các nhà viết văn học sử, các nhà phê bình văn học, nhưng vẫn chưa thấy ai hoặc đã có tác giả nào viết rồi, nhưng chúng tôi chưa may mắn được đọc chăng?

Câu chuyện "Rừng Mắm [7] của Bình Nguyên Lộc có lẽ ai ai cũng đã biết về một gia đình nông dân nghèo miệt Sa Ðéc phải bồng chống xuống xuồng xuôi về miệt Cà Mau phá đất lâm lập nghiệp tại cái xóm giữa rừng gọi là Ô Heo. Một hôm, hai ông cháu thằng Cộc đứng giữa rừng mắm, và có mẩu đối thoại nhỏ sau đây, chúng tôi xin ghi chép lại để các bạn tường lãm:
"- Nhìn xuống gốc cây! Ông nội bảo.
Nước chưa lớn hẳn, để lộ bùn đen dưới gốc cây ra. Bùn đen từng nơi lại trắng xoá những đoá hoa năm cánh, hai màu đối chọi trông rất đẹp.
- Cây gì mà lạ vậy ông nội? Trổ bông ngay dưới gốc?
Bông trổ trên đầu những cái rễ ăn lên mà người ta gọi là rễ gió. Cây này là cây mắm, đây là rừng mắm đây.
Cây mắm? Sao tui không nghe nói đến cây mắm bao giờ?
Con không nghe, vì cây ấy không dùng được để làm gì cả, cho đến làm củi chụm cũng không được.
Vậy chớ trời sanh nó ra làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sanh hằng hà sa số như là cỏ ấy." Eight Ball

Cái sơ sót nằm ngay trong đoạn văn đối thoại ấy. Hồi còn đi học, chúng tôi đọc Rừng Mắm như để bắt chước lối hành văn và cũng để giải trí. Sau này khi có dịp về U Minh để phá rừng làm rẫy, và nhiều lúc phải tìm cây mắm để cưa ra từng lóng, từng lóng có chiều dài cỡ tám tấc hay một thước để làm củi bán cho các lò gạch để đốt lửa hầm gạch. Hoặc sau này, có dịp về làm gạch tại các miệt gần bờ Cửu Long giang, mỗi ngày chúng tôi phải vác hằng mấy ghe chở đầy củi mắm, từ tháng này qua tháng khác. Củi mắm chụm hầm gạch lửa tốt hơn trấu nhiều, than củi mắm đượm lắm. Từ đó, chúng tôi mới nhớ lại câu trả lời của ông nội thằng Cộc về cây mắm trong truyện ngắn Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc, có lẽ không được đúng lắm với thực tế cây mắm ngoài rừng. Nhưng chẳng biết tỏ bày cùng ai. Sau này, có dịp đọc được cuốn Nhật Ký Truyền Giáo của linh mục Ngô Phúc Hậu, tác giả cũng đã nhiều lần nhắc đến cây mắm, một loại cây mang dáng vẻ tiêu biểu cho nét đặc thù của vùng Cái Rắn, Năm Căn, Cái Keo, Ðồng Cùng, Cái Nước, Bà Hính, Chà Là thuộc vùng đất Cà Mau. Chẳng những cây mắm giữ phù sa bồi thành bãi, thành ruộng đồng mà còn rất hữu dụng trong việc làm củi đuốc, cất nhà, và đóng đồ gia dụng chứ không phải "không dùng được để làm gì cả, cho đến làm củi chụm cũng không được."

Nhân có hôm mở lại trang sách cũ, , quyển Sống và Viết với... của Nguiễn Ngu Í [9] , trong phần Bình Nguyên Lộc, để tìm lại hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Rừng Mắm, mới hay cớ sự câu trả lời của ông nội thằng Cộc trong Rừng Mắm không đúng là do tác giả cho biết ông viết truyện này là do cảm hứng từ bức tranh vẽ "chót mũi Cà Mau, mấy cây mắm, một chiếc ghe và hòn Khoai" của một hoạ sĩ yêu văn ông mang tặng, chứ tác giả chưa đi đến Cà Mau lần nào và có lẽ cũng chưa rành về đặc tính cùng công dụng của loại cây này.

Trên đây xin ghi lại cái "thiệt" của cây mắm ngoài thiên nhiên và cái "thật" của cây mắm trong sách vở để hầu góp nhặt chút hiểu biết về cây mắm với hy vọng các nhà nghiên cứu phê bình khi trích dẫn các tài liệu mang tính văn học như cây mắm trong Rừng Mắm để tiện bề tùy nghi.

Qua vài trang sách cũ có dịp được mở lại khi tuổi đời không còn bé bỏng nữa, chúng tôi không có ý tìm cái trúng cái trật trong sách vở của tiền nhân mà muốn gởi nơi đây lời tâm sự là "cái thiệt trong đời sống nơi thôn quê" nhiều lúc không giống"cái thật trong sách vở", đặc biệt là các chữ thường dùng mỗi ngày trong các sinh hoạt đồng áng qua các mùa màng, nhưng nó cũng giúp cho sách vở khá nhiều nếu các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ, về phê bình văn học chịu chấp nhận những "cái thiệt" đó mặc dù nó không có sách vở nào ghi chép lại để làm bút lục cho đời sau.
Giữa "thiệt" và "thật" nó khác nhau là vậy!


Mùa Ðông, 12- 2003


© 2003 talawas
________________________________________
[1]Nửa Tháng Trong Miền Thất Sơn của Nguyễn Văn Hầu, Hương Sen xuất bản, Sài Gòn ,năm 1970. Xuân Thu (Hoa Kỳ) tái bản.
[2]Nhật ký Truyền Giáo của Linh mục Ngô Phúc Hậu, do nhóm Cựu Chủng Sinh Cần Thơ Hải Ngoại (Hoa Kỳ) tái bản.
[3]Trích lời "Tựa" bộ Tự Ðiển Việt Nam của Lê Văn Ðức, và Lê Ngọc Trụ hiệu đính, nhà xuất bản Khai Trí Sài Gòn, năm 1970.
[4]Ðại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của do nhà xuất bản Văn Hữu, Sài Gòn, năm 1974. Xuân Thu (Hoa Kỳ) in lại.
[5]Hơn Nửa Ðời Hư của Vương Hồng Sển, Văn Nghệ (Hoa Kỳ), 1996.
[6]Từ Ðiển Hán Việt Từ Nguyên của Bửu Kế, Thuận Hoá, 1999.
[7]Ký Thác, tập truyện, của Bình Nguyên Lộc, Văn Nghệ (Hoa Kỳ), 1986, trang 22
Eight BallKý Thác, tập truyện, của Bình Nguyên Lộc, Văn Nghệ (Hoa Kỳ), 1986, trang 22
[9]Sống và Viết với.... của Nguiễn Ngu Í, phần Bình Nguyên Lộc, trang 234, Ðại Nam (Hoa Kỳ) tái bản


Lương Thư Trung

Nguồn : http://www.talawas.org

Đọc bài này tôi mê quá, như bắt được vật quí. Tuy lớn ở Saigon nhưng tôi không có dịp học hỏi về nếp sống thôn dã của người miền nam. Một lối sống đơn giản nhưng phong phú, đấy là quê hương. Khi tôi nhớ tới VN trong trí óc tôi hình ảnh sông nuớc mênh mang, ruộng lúa vàng lượn theo gió, lá dừa đong đưa, và còn nhiều nữa nhưng không sống ở thôn quên làm sao hiểu đuợc tâm hồn người mình như bài viết trên. Cảm ơn Song Anh người posted bài này. Tôi vui quá khi biêt thêm về người dân quê miền nam. Xin lỗi LTT, tôi có cảm tưởng khi ông dùng chữ Nam bộ, nó xưa như trái đất, từ ngày Pháp đô hộ VN. Đâu có mới mẻ gì và không có vẻ quốc ngữ chút nào. Việt Nam chia ba miền, bắc, trung và Nam. Người Pháp chia như thế để cai trị cho dễ, muốnqua lại phải có identification, và control dân làm cách mạng. Bắc, chính phủ bảo hộ. Trung/Nguyễn, Nam/ Pháp. Cho đến nay hơn trăm năm, có người còn dùng chừ này(nam bộ, bắc bộ, trung bộ ) với mục đích gì hay đầu tui tối mù tối mịt không hiểu đuợc chữ bộ. Không lẽ tiếng Việt đi lùi hơn trăm năm trước chưa ai có gan dùng chừ (miền nam, quốc ngữ hoàn toàn, 100% VieT). Quí vị cho tôi biết để học hỏi thêm. Coi bộ cai bằng Sử Địa tôi có trước 1975 hông mở óc tui được chút nào cả. HXR



Phượng Các
#5 Posted : Tuesday, January 2, 2007 2:41:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi hoa xuong rong
Đọc bài này tôi mê quá, như bắt được vật quí. Tuy lớn ở Saigon nhưng tôi không có dịp học hỏi về nếp sống thôn dã của người miền nam. Một lối sống đơn giản nhưng phong phú, đấy là quê hương. Khi tôi nhớ tới VN trong trí óc tôi hình ảnh sông nuớc mênh mang, ruộng lúa vàng lượn theo gió, lá dừa đong đưa, và còn nhiều nữa nhưng không sống ở thôn quên làm sao hiểu đuợc tâm hồn người mình như bài viết trên. Cảm ơn Song Anh người posted bài này. Tôi vui quá khi biêt thêm về người dân quê miền nam. Xin lỗi LTT, tôi có cảm tưởng khi ông dùng chữ Nam bộ, nó xưa như trái đất, từ ngày Pháp đô hộ VN. Đâu có mới mẻ gì và không có vẻ quốc ngữ chút nào. Việt Nam chia ba miền, bắc, trung và Nam. Người Pháp chia như thế để cai trị cho dễ, muốnqua lại phải có identification, và control dân làm cách mạng. Bắc, chính phủ bảo hộ. Trung/Nguyễn, Nam/ Pháp. Cho đến nay hơn trăm năm, có người còn dùng chừ này(nam bộ, bắc bộ, trung bộ ) với mục đích gì hay đầu tui tối mù tối mịt không hiểu đuợc chữ bộ. Không lẽ tiếng Việt đi lùi hơn trăm năm trước chưa ai có gan dùng chừ (miền nam, quốc ngữ hoàn toàn, 100% VieT). Quí vị cho tôi biết để học hỏi thêm. Coi bộ cai bằng Sử Địa tôi có trước 1975 hông mở óc tui được chút nào cả. HXR



Chắc chị HXR ra khỏi VN từ trước hay vào thời điểm tháng 4 năm 1975 nên chị không có dịp nghe các danh từ Bắc bộ, Nam bộ, Trung bộ. Ở miền Bắc vẫn gọi như vậy khi nói về các miền. Trong Nam thì gọi là Bắc phần, Nam phần, Trung phần. Sau năm 1975 thì đương nhiên cả nước phải nói theo miền Bắc về các từ ngữ hành chánh v...v....

hoa xuong rong
#6 Posted : Wednesday, January 3, 2007 1:09:24 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi hoa xuong rong
Đọc bài này tôi mê quá, như bắt được vật quí. Tuy lớn ở Saigon nhưng tôi không có dịp học hỏi về nếp sống thôn dã của người miền nam. Một lối sống đơn giản nhưng phong phú, đấy là quê hương. Khi tôi nhớ tới VN trong trí óc tôi hình ảnh sông nuớc mênh mang, ruộng lúa vàng lượn theo gió, lá dừa đong đưa, và còn nhiều nữa nhưng không sống ở thôn quên làm sao hiểu đuợc tâm hồn người mình như bài viết trên. Cảm ơn Song Anh người posted bài này. Tôi vui quá khi biêt thêm về người dân quê miền nam. Xin lỗi LTT, tôi có cảm tưởng khi ông dùng chữ Nam bộ, nó xưa như trái đất, từ ngày Pháp đô hộ VN. Đâu có mới mẻ gì và không có vẻ quốc ngữ chút nào. Việt Nam chia ba miền, bắc, trung và Nam. Người Pháp chia như thế để cai trị cho dễ, muốnqua lại phải có identification, và control dân làm cách mạng. Bắc, chính phủ bảo hộ. Trung/Nguyễn, Nam/ Pháp. Cho đến nay hơn trăm năm, có người còn dùng chừ này(nam bộ, bắc bộ, trung bộ ) với mục đích gì hay đầu tui tối mù tối mịt không hiểu đuợc chữ bộ. Không lẽ tiếng Việt đi lùi hơn trăm năm trước chưa ai có gan dùng chừ (miền nam, quốc ngữ hoàn toàn, 100% VieT). Quí vị cho tôi biết để học hỏi thêm. Coi bộ cai bằng Sử Địa tôi có trước 1975 hông mở óc tui được chút nào cả. HXR



Chắc chị HXR ra khỏi VN từ trước hay vào thời điểm tháng 4 năm 1975 nên chị không có dịp nghe các danh từ Bắc bộ, Nam bộ, Trung bộ. Ở miền Bắc vẫn gọi như vậy khi nói về các miền. Trong Nam thì gọi là Bắc phần, Nam phần, Trung phần. Sau năm 1975 thì đương nhiên cả nước phải nói theo miền Bắc về các từ ngữ hành chánh v...v....





Chị PC, mình có nghe như thế, cô bạn ở lại VN sau 1975. Thấy người dùng chữ này xưa quá. Nam bộ có trước 1945 lận, đúng là của băc kỳ, không có nghĩa là họ đúng cho dù nguỵ biện...thủ tục hành chánh...rất là dốt...ý mình muốn nói, không lẽ 2007 này VN vẫn chưa có người nào dám dùng những con chữ cho chính xác với nghĩa của nó hay sao. Không lẽ vẫn sợ bóng ma của một tập đoàn, hay là bộ óc quí vị dùng nó tối thui à. Xin lỗi chị PC. Người cầm bút có bổn phận lên tiếng ngay cả trong cách dùng chữ. Đúng là minh đi trước 1975. Cái gì hay mình học đuợc là tiến bộ, cái hay không học thì cũng như người đang bơi giữa giòng bị chìm thôi. Không tiến thì phải lùi. Tiếng VN, chữ VN mỗi ngày mồi thăng hoa trên con đường tri thức chứ không đeo vào cái thủ cựu cho là đúng của người bắc. Tiếng nói, con chữ là sinh ngữ đó mà. HXR
Users browsing this topic
Guest (4)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.