Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Có nên viết đúng tiếng Việt?
metamorph
#21 Posted : Sunday, January 28, 2007 1:30:37 AM(UTC)
metamorph

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 91
Points: 0

Để hiểu sâu xa hơn hiện tượng ngôn ngữ chat, chúng ta nên trở ngược về thời kỳ các bộ gõ mới bắt đầu ra đời.
Lúc ấy khoảng năm 1995. Tuy VN mở cửa vào khoảng năm 1992 nhưng vi tính còn thuộc loại hàng hiếm quý, dành cho người lớn, chưa phổ cập vào các trường học, nơi "hang ổ" (hehehe) của học trò.
Ở Mỹ, trẻ con còn lệ thuộc vào gia đình nhiều lắm. Nhà nào có con trẻ nói tiếng Mỹ thì lấy làm xấu hổ, chẳng dám gọi con ra chào khách, sợ nó phun tiếng Mỹ, mà toàn tiếng để cho người ngang hàng nói với nhau. Ví dụ : "Hi! This is my stupid sis"; "My God damned younger bro" v.v...Chính trẻ con mỗi khi phun tiếng Mỹ ra với nhau, cũng nhìn trước nhìn sau kẻo người lớn nghe thấy, sẽ bị mắng. Chúng bị buộc phải nói tiếng Việt ở nhà. Từ đó, một loại ngôn ngữ mới ra đời. Không phải giọng Bắc, giọng Trung hay giọng Nam mà là giọng hải ngoại.
- Cái quần "me" bị bể.
- Call me later ok. I am busy rửa tóc.
Theo thời gian, giọng hải ngoại ngày càng phong phú. Đôi khi nó diễn tả tốt cả những chuyện trừu tượng nữa. Ta có thể thấy rõ khi lắng nghe con trẻ nói chuyện điện thoại với bè bạn.
Bậc cha mẹ lo lắng lắm. Dù công ăn việc làm bề bề cũng phải dành nửa buổi sáng Chủ Nhật ngồi vặt râu bên tay lái, chờ rước con học Việt Ngữ. Nên mở chút xíu ngoặc khâm phục những người có lòng. Trường Việt Ngữ mọc như nấm và hoàn toàn miễn phí. Duy có điều trình độ khác nhau vì thời gian ở Mỹ khác nhau. Em 20 tuổi ngồi chen chúc với em 6 tuổi. Có em 30 tuổi có bằng kỹ sư kỹ xiếc mà không biết vì lý do đếch gì, nói tiếng Việt cứ khậm khà khậm khẹc như chó ngửi rắm, cũng chịu khó cắp sách đi học. Giờ ra chơi cũng tham gia cãi nhau với "đồng liêu" me, you ầm ĩ. Chỉ tốn có 1 ngày weekend, nghĩa là chẳng lấy đi thời giờ quý báu trong tuần mà trải qua vài chục năm, con cháu chúng ta ở Mỹ đạt được những bước tiến đáng nể. Chúng làm thơ, viết văn xịn hơn trẻ em trong nước. Thật thế, hãy xét theo con số. Đa số trẻ em hải ngoại khoái làm thơ, viết văn hơn các em trong nước. Không phải các em trong nước mất gốc, nhưng vì thời kỳ mở cửa, VN ta có vẻ coi nhẹ văn thơ hơn những gì hứa hẹn hơn, thoải mái hơn như vi tính, thời trang, các bản nhạc tiếng Mỹ... Nhà cầm quyền trong nước chẳng hiểu muốn dành công trạng này hay vì lẽ gì, cho đến năm 2004 định cho các giáo viên trong nuớc sang Mỹ dạy tiếng Việt cho trẻ em hải ngoại, dĩ nhiên dạy miễn phí. Tiền ăn ở, tiền vé máy bay rồi còn bao thứ tiền sách vở, trợ huấn cụ v.v... nhà nước lo hết. Nhà nước tốt quá. Họ định giở trò gì? Tại sao không nghĩ đến tiền lương chết đói của các giáo viên VN, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa, mặc dù gia đình các em trong nước phải ráng gồng mình đóng học phí mỗi ngày một nhiều vẫn không làm sao nâng cao đời sống giáo chức. Dạy miễn phí cho trẻ em hải ngoại sau vài chục năm bỏ rơi, đúng hơn, sau vài chục năm tịch biên tài sản, đuổi người ra biển? Cám ơn, chúng tôi tự lo lấy và tự lo tốt.
Các bộ gõ tiếng Việt ra đời như thể một hành động nối giáo cho giặc. Các em viết tiếng Việt tự do không hề sợ cô giáo rầy la lỗi chính tả. Những từ "bùn", "nhìu qié", "iu" ra đời không phải để làm dáng như ta thường nghĩ, mà nó phản ảnh cái vốn nghèo nàn chữ viết của các em hải ngoại. Tiếng mà mình nói mỗi ngày như thế nào, cứ việc viết sao cho phát âm giông giống là đủ. Love là yêu nhưng nếu tôi chưa từng viết chữ yêu bao giờ, theo những gì học được ở trường Việt Ngữ, chữ yêu có lẽ viết là "iu". Cùng lứa tuổi hiểu nhau ngay. Thật đấy, Meta đã xem 2 đứa trẻ 5 tuổi, một Việt một Mỹ chơi bắn bi ngoài sân. Đứa Việt Nam mới chân ướt chân ráo qua Mỹ, chỉ nói tiếng Việt. Thế mà 2 đứa cả Mỹ lẫn Việt đứa nào nói tiếng đứa nấy, vẫn hiểu nhau như thường. Các nhà tâm lý giải thích giùm hiện tượng này.
Vi tính phổ cập vào trường học, tư gia ở Vn sau 1996. Các em ở VN tập chat bằng cách xem người hải ngoại chat. Các em học những từ ngữ quái dị ấy để tỏ ra lịch lãm, văn minh. Các em biết thừa "iu" phải viết là yêu, nhưng viết thế nhà quê quá. Giống như kẻ ở vườn lên thành phố, càng biết nhiều càng được thán phục. Em nào dùng những từ ngữ ấy nhuần nhuyễn, chắc chắn có nhiều trái tim rung động, mê say. Các em ngả nghiêng trong giông bão thời thượng.
Rồi đây khi các em lớn lên, lập gia đình, có con cái. Lúc ấy, phong trào theo thời đã tàn lụn. Các em sẽ có dịp hồi tưởng lại cái thời mà văn hóa Âu Mỹ ồ ạt như thác lũ tràn sang nước ta, để thấy những cái gì không chính thống, nó đến rồi đi theo cơn lũ thời thượng. Chỉ tiếng Việt, cái keo sơn gắn bó trẻ em hải ngoại với một quê hương thần thoại (cái quê hương chưa hề thấy, nó có vẻ thần thoại); cái tinh túy dân tộc mà các em trong nước nỡ xem thường, luôn vĩnh cửu như có người nói: Tiếng Việt còn nước ta còn. Suy ra, tiếng Việt mất, nước ta mất.

Buổi giao thời nào cũng thế. Có những người theo sau tất có người dẫn đầu. Người dẫn đầu không biết gì nhiều hơn quần chúng nhưng bản tính thích dẫn đầu. Nhìn vào họ mỗi ngày ta đều thấy những mới lạ, mới lạ đến độ quái lạ. (Bây giờ, con Meta vẫn ngạc nhiên :"Êu ơi hồi đó ba mặc áo có eo, quần ống loe hả"). Còn nhớ đầu thập niên 1990 VN tung sang Mỹ 1 số phim ảnh và kịch video. Tác phẩm nào cũng ở truồng. Diễn viên nữ nào cũng nần nẫn như lợn cạo. Chẳng phải họ chơi nổi mà vì lúc ấy, các đạo diễn VN tưởng thị trường Mỹ toàn những thứ sexy như thế. Được vài năm họ biết là lầm, họ làm phim đứng đắn ngay. Tuy nhiên họ dẻo mồm chê bai "văn hóa đồi trụy" của các trung tâm hải ngoại, quên bẵng đi một thời họ chủ trương đồi trụy.
Kể ra cái mốt viết theo văn phạm chat cũng chẳng có gì là xấu. Nó chỉ đánh dấu một giai đoạn lịch sử khi mà con người VN lần đầu tiếp xúc với Âu Mỹ sau hàng mấy chục năm bế môn tỏa cảng xây dựng xã hội chủ nghĩa. Như đã nói, cái phong trào nào cũng suy tàn theo năm tháng. Về già ta cũng chẳng mắc cở đâu vì có gì xấu mà mắc cở. Nhưng đã gọi là từng trải (tức là già đấy) ta nhận ra rằng cái gì không bền, ta không nên theo. Mất công vô ích và có vẻ ngố thế nào ấy. Chỉ về già mới biết như thế. Sẽ có một ngày, ca sĩ Henry Chúc cấu cái cà rá gắn trên lông mày vứt đi, vì sợ con cháu cười.

Metamorph.
Phượng Các
#22 Posted : Sunday, January 28, 2007 8:35:30 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi metamorph
Sẽ có một ngày, ca sĩ Henry Chúc cấu cái cà rá gắn trên lông mày vứt đi, vì sợ con cháu cười.

Metamorph.


Big Smilebeerchug
Tonka
#23 Posted : Wednesday, January 31, 2007 12:30:38 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Trích đoạn: Mme Ngo



Nhưng ....
Với phương tiện thông tin hiện nay, tui nghĩ rồi từ từ sẽ có những thay đổi trong ngôn ngử xử dụng hàng ngày. Cái chi hổng hạp từ từ sẽ bị đào thải.
Nói dzậy cho lên tinh thần chút xíu, chớ thú thiệt là tui ... hổng chắc lắm ông à.
Nói nào ngay thỉnh thoảng tui cũng cố gắng 'nghe đài' đặng học hỏi. Mới gần đây chạy dzô phunuviet.org, nghe mấy cô rỉ rả chuyện trò, rồi người này biểu người kia, rằng mình 'tranh thủ' để làm này làm nọ .... Má ơi !

Dà, tui biết là lỗi tại tui, lỗi tại tui mọi đàng, củng tại tui khư khư thủ cựu hổng cầu tiến thành mới sanh khó tánh làm dzậy. Huhu.

Xin hết.



http://dactrung.net/phor...4683&mpage=4&key=#290991


Big Smile
Song Anh
#24 Posted : Wednesday, January 31, 2007 12:45:41 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

Chớ nên làm nghèo ngôn ngữ
• Cao Chư
Đó là điều ai cũng có thể biết và được nhiều người nói tới. Nhưng trên thực tế, thì việc làm nghèo ngôn ngữ là có thực. Tôi nhớ có một lần lãnh đạo nọ đến thăm một bà cụ trên một trăm tuổi, hẳn là để thấy bà cụ minh mẫn đến bực nào, vị lãnh đạo hỏi: "Cụ ngủ có tốt không?". Bà cụ trả lời: "Ngủ sao lại tốt?". Tôi giật mình vì quả thật, người ta chỉ nói "ngủ ngon", chứ không ai nói "ngủ tốt", nếu có hẳn chỉ dành để chỉ… giấc ngủ nghìn thu. Chữ "tốt" có thể hàm nhiều nghĩa, dùng được cho rất nhiều trường hợp, chữ "ngon" nguyên nghĩa là cảm giác về thức ăn, nhưng quả trường hợp này không thể thay chữ "ngon" bằng chữ "tốt" được, nếu không tối nghĩa hay ngược nghĩa, thì ít ra cũng làm mất cả sức gợi của nó. Lại khi xem truyền hình, tôi tự hỏi, sao những người tường thuật bóng đá thỉnh thoảng lại gọi là “cầu thủ tốt”, trong khi đúng ra phải gọi là "cầu thủ hay", hoặc "cầu thủ giỏi". Tôi nghĩ chắc các vị đã bị “Anh hoá” bởi từ "good-player", vì trong tiếng Anh, chữ "good" hàm cả nghĩa tốt, hay, giỏi. Trong khi đó, trong tiếng Việt, chữ tốt có thể hàm nghĩa rộng nhưng chủ yếu nói đến phạm trù đạo đức (tốt–xấu hay thiện–ác), nhưng sao không gọi là hay, giỏi, cụ thể và gây ít hiểu nhầm hơn, mà lại phong phú hơn không?
Từ nguồn gốc sâu xa của những năm chính trị hoá, hành chính hoá mọi thứ, mà ngôn ngữ tiếng Việt cũng chịu vạ lây và trở thành một thói quen khó bỏ trong cộng đồng, kể cả trong giới trí thức. Không ai phủ nhận chính trị, hành chính chi phối trực tiếp hay gián tiếp đối với mọi hoạt động của xã hội, nhưng xét về mặt ngôn ngữ, những từ thuộc lĩnh vực hành chính hay chính trị cũng như các thuật ngữ khoa học là rất hạn định, không thể giúp con người diễn tả hết những hiện tượng muôn màu của cuộc sống, nhất là những ở lĩnh vực rất tinh tế, trừu tượng, như tư duy, tình cảm con người. Sẽ thật nhàm chán nếu ta sơ đồ hoá các tình huống giao tiếp rồi ở mỗi tình huống ấy chỉ nói những câu, những từ đã định sẵn. Một câu nói dù hay đến đâu, nếu lặp lại lần thứ hai cũng trở thành dở.
Trong đời sống, có những người rất cuốn hút trong giao tiếp nhờ họ vận dụng vốn ngôn ngữ chính trị, ngôn ngữ hành chính, ta có thể bắt gặp rất nhiều cách dùng ngôn ngữ sinh động. Chẳng hạn có lần chúng tôi đi xe khách trên quốc lộ 19, đường rất tốt, xe chạy rất đằm, rất êm và tốc độ khá nhanh, một chị đi buôn buột miệng: “Xa chạy ngọt quá!”. Tôi sững sờ vì có lẽ không có từ nào có thể diễn tả cái hiện tượng ấy, cái cảm giác ấy tốt hơn, gọn hơn. Một lần tôi đến bok Tôn, một cụ già người Ba Na ở huyện Vĩnh Thanh, tỉnh Bình Định. Bok Tôn nói tiếng Việt khá sõi. Bok kể trước năm 1945, bok cùng những người tù chính trị đấu tranh chế độ lao tù hà khắc của thực dân ở nhà lao Quy Nhơn. Bọn cai ngục lạ đàn áp, tra tấn, hỏi vì sao bok đấu tranh. Bok Tôn đáp trả: “Vì ông cai sắt quá!”. "sắt quá", thay vì "hà khắc quá", là một cách nói rất hay, rất gợi cảm giác. Lại một lần tôi thấy một bà cụ ngồi ở một mép chợ quê đang săm soi một cái túi đựng trầu và buột miêng: “Cái túi may khéo quá!”. Nếu bây giờ, người ta hẳn sẽ nói một cách phổ thông hơn: "Cái túi may đẹp quá!". Nhưng trong trường hợp như trên, dùng từ "đẹp" sao bằng từ "khéo"? Chữ "khéo" vừa thể hiện được khái niệm đẹp, lại vừa diễn tả được cảm giác của người xem, và thể hiện bàn tay nào đó tạo ra nó (chứ không phải cái đẹp có sẵn trong tự nhiên, như sông núi, bờ biển). Có rất nhiều ví dụ tương tự trong môi trường ngôn ngữ của xã hội. Những chuyện như trên xảy ra cách nay đến vài chục năm rồi, giờ tôi vẫn còn nhớ như in, là nhờ cái ấn tượng của cách nói mà nó để lại. Một thực tế cho thấy rằng, những người lăn lộn nhiều ngoài xã hội thường có cách dùng câu chữ sinh động hơn nhiều những người chỉ ngồi ở văn phòng hay sống tĩnh tại ở một nơi nào đó. Bởi ngôn ngữ gắn chặt với trải nghiệm, với đời sống, sẽ không bật nảy điều gì mới nếu chỉ quẩn quanh trong một môi trường quen thuộc.
Chớ nên làm nghèo ngôn ngữ – ngôn ngữ của chính mình và ngôn ngữ của xã hội. Nói như vậy, e có người sẽ hỏi tiếng Việt ngày nay nghèo đi so với ngày xưa chăng? Xin nói rằng tôi không khẳng định như vậy, ngược lại, còn cho rằng ngôn ngữ ngày càng biến hoá sinh động hơn. Tuy nhiên, nếu xã hội biết “tiết kiệm”, không phung phí những cái vốn đã có, hẳn tiếng Việt sẽ giàu đẹp hơn nữa, chẳng hạn đừng nên quy đồng những từ như "hay, giỏi, ngon, đẹp, khéo"… thành một từ chung là "tốt" rồi cuối cùng chỉ nhớ mỗi chữ "tốt" mà thôi.
________________________________________
Tác giả Cao Chư hiện đang công tác tại Sở Văn hoá Thông tin Quảng Ngãi.
Theo tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 8/2006.

Phượng Các
#25 Posted : Wednesday, January 31, 2007 9:39:46 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi tonka
Mới gần đây chạy dzô phunuviet.org, nghe mấy cô rỉ rả chuyện trò, rồi người này biểu người kia, rằng mình 'tranh thủ' để làm này làm nọ .... Má ơi !

Dà, tui biết là lỗi tại tui, lỗi tại tui mọi đàng, củng tại tui khư khư thủ cựu hổng cầu tiến thành mới sanh khó tánh làm dzậy. Huhu.


Không phải khó tánh hay thủ cựu, việc dùng lời ăn tiếng nói là do bắt chước, do tiếp cận hàng ngày với môi trường sử dụng cách nói đó, lời nói đó. Mme Ngô rời khỏi nước năm 75 nên không có thời gian nào chung đụng với ngôn ngữ VN ở VN sau 75. Sau 75 các phương tiện thông tin bị quản lý vô cùng chặt chẽ, người dân miền Nam chỉ còn được nghe thứ ngôn ngữ chính thức do miền Bắc mang vào. Hỏi làm sao mà không mở miệng ra là dùng toàn thứ ngôn ngữ đó. Chắc nhiều người không biết là ngay cả thành phần thua trận vẫn cứ quen miệng gọi ngày 30 tháng 4 là ngày giải phóng. Nhiều người có khi dùng các từ này (tranh thủ, sự cố, múa đôi, chất đốt, v...v.... ) với ý chế giễu, nhưng rồi nó nhập tâm mình lúc nào không hay!.

Nếu chúng ta muốn duy trì một thứ tiếng Việt của một thời vàng son vang bóng thì tại sao không sử dụng nó thường xuyên trong các phương tiện thông tin như sách vở báo chí, vào forum trò chuyện. Chính Mme Ngô là người cực lực không đồng ý việc in sách và còn cấm chỉ PC tôi lấy bài của Bà in thành sách để phổ biến cho mọi người (với người khác họ phải trả tiền mới được in ra, riêng Bà thì khỏi phải góp tiền).

Thà thắp một ngọn đèn le lói còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng đêm!

nguoitutramnam
#26 Posted : Thursday, February 1, 2007 12:59:30 AM(UTC)
nguoitutramnam

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 12
Woman

Thanks: 4 times


Nỗi buồn tiếng Việt
Chu Ðậu


Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến.

Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày.

Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi.

Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại.

Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.

Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu?

Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy.

Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng.

Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay:

1. Chất lượng: Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ ‘chất lượng’. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.

2. Liên hệ: Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là ‘nói chuyện’ cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là ‘to relate to…’, chứ không phải là ‘to communicate to…’

3. Ðăng ký: Ðây là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ ghi tên (và ghi danh) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ ‘register’ từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu?!

4. Xuất khẩu, Cửa khẩu: Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng, nhập cảng, chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọi là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?

5. Khả năng: Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là ‘trời hôm nay có thể mưa’, thì người ta lại nói: ‘trời hôm nay có khả năng mưa’, nghe vùa nặng nề , vừa sai.

6. Tranh thủ: Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừ giản dị là chữ ‘cố gắng’, từ cái tệ sính dúng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ ‘tranh thủ’. Thay vì nói: ‘anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về’, thì người ta lại nói: ‘anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về’.

7. Khẩn trương: Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ ‘nhanh chóng’. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ ‘nhanh chóng’ để dùng chữ ‘khẩn trương’. Ðáng lẽ phải nói là: ‘Làm nhanh lên’ thì người ta nói là: ‘làm khẩn trương lên’

8. Sự cố, sự cố kỹ thuật: tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như ‘trở ngại’ hay ‘trở ngại kỹ thuật’ hay giản dị hơn là chữ ‘hỏng’? (Nói ‘xe tôi bị hỏng’ rõ ràng mà giản dị hơn là nói ‘xe tôi có sự cố’)

9. Tham quan: đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu?! Sao không nói là ‘Tôi đi Nha Trang chơi’, ‘tôi đi thăm lăng Minh Mạng’, mà lại phải nói là ‘tôi đi tham quan Nha Trang’, ‘tôi đi tham quan lăng Minh Mạng’

10. Nghệ nhân: Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dừ đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.

11. Chuyển ngữ: Ðây là một chữ mới, xuất hiện trên báo chí Việt Nam ở hải ngoại trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Ðó là chữ dịch, hay dịch thuật. Dịch tức là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn, Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi v.v.. Người viết ở hải ngoại bây giờ hình như có một mặc cảm sai lầm là nếu dùng chữ dịch thì mình kém giá trị đi, nên họ đặt ra chữ 'chuyển ngữ' để thấy mình oai hơn. Chữ dịch không làm cho ai kém giá trị đi cả, chữ ‘chuyển ngữ’ cũng chẳng làm giá trị của ai tăng thêm chút nào. Tài của dịch giả hiện ra ở chỗ dịch hay, dịch đúng mà thôi. Chứ đặt ra chữ mới nghe cho kêu không làm tài năng tăng lên chút nào, hơn nữa nó còn cho thấy sự thiếu tự tin, sự cầu kỳ không cần thiết của người dịch.

12. Tư liệu: Trước đây ta vốn dùng chữ tài liệu, rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ ‘tư liệu’ trong ý: ‘tài liệu riêng của người viết’. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ ‘tài liệu’ mặc dù nhiều khi tài liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.

13. Những danh từ kỹ thuật mới: Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Ðức, tiếng Pháp…) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ ‘pomp’ thành ‘bơm’ (bơm xe, bơm nước), chữ ‘soup’ thành ‘xúp’, chữ ‘phare’ thành ‘đèn pha’, chữ ‘cyclo’ thành ‘xe xích lô’, chữ ‘manggis’ (tiếng Mã Lai) thành ‘quả măng cụt’, chữ ‘durian’ thành ‘quả sầu riêng’, chữ ‘bougie’ thành ‘bu-gi, chữ ‘manchon’ thành ‘đèn măng xông’, chữ ‘boulon’ thành ‘bù-long’, chữ ‘gare’ thành ‘nhà ga’, chữ ‘savon’ thành ‘xà-bông’… Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như:
a. Scanner dịch thành ‘máy quét’. Trời ơi! ’máy quét’ đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu?! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!
b. Data Communication dịch là ‘truyền dữ liệu’
c. Digital camera dịch là ‘máy ảnh kỹ thuật số’
d. Database dịch là ‘cơ sở dữ liệu’. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết ‘cơ sơ dữ liệu’ là gì luôn.
e. Sofware dịch là ‘phần mềm’, hardware dịch là ‘phần cứng’ mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ ‘hard’ trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là ‘khó’, hay ‘cứng’, mà còn là ‘vững chắc’ ví dụ như trong chữ ‘hard evident’ (bằng chứng xác đáng)…Chữ soft trong chự ‘soft benefit’ (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là ‘quyền lợi mềm’ sao?
f. Network dịch là ‘mạng mạch’,
g. Cache memory dịch là ‘truy cập nhanh’
h. Computer monitor dịch là ‘màn hình’ hay ‘điều phối’
i. VCR dịch là ‘đầu máy’ (Như vậy thì đuôi máy đâu? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?
j. Radio dịch là ‘cái đài’. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay ra-dô, hơặc dịch là ‘máy thu thanh’. Nay gọi là ‘cái đài’ vừa sai, vừa kỳ cục. Ðài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.
k. Chanel gọi là ‘kênh’. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam… gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!

Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon. Các xe đò vẫn ghi bên hông là ‘Saigon – Nha Trang’, ‘Saigon - Cần Thơ’… trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một tên chó chết để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Ði về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa. Tại sao?

Ðây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thế?! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!

Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: ‘Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn’, bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!



metamorph
#27 Posted : Thursday, February 1, 2007 1:27:53 AM(UTC)
metamorph

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 91
Points: 0

quote:
10. Nghệ nhân: Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dừ đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.



Theo ý của Meta thì nghệ nhân là thợ thủ công có tay nghề cao chứ không phải nghệ sĩ. Vào Google, key hai chữ :"Nghệ Nhân", ta thấy vô số những điển hình mang nghĩa thợ thủ công.
Dưới đây là vài đơn cử:

1- http://www.mofa.gov.vn/v...807105001/ns060703091900
Ông Hồ Hải Học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng, cho biết 10 nghệ nhân Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) đã lên đường sang Na Uy để xây dựng chiếc cầu bằng đá cổ theo phong cách kiến trúc Việt Nam tại trung tâm thành phố Tolga.

2- http://www.hanoimoi.com.vn/vn/17/111210/
Nghệ nhân nấu bếp Olivier Roellinger và Tuần lễ hương liệu lần hai ở Sofitel Metropole Hanoi

3- http://www.sundragontour...ntent.php?content_id=314
8g00 - 11g00: Du khách sẽ được tham quan một vài công đoạn và học làm đèn lồng với sự hướng dẫn của các nghệ nhân

4- http://www.tcvn.gov.vn/w...ent=113&sid=143&iid=3218
Ngày nay, sau thời gian dài làng nghề “ngủ im”, cụ nghệ nhân Nguyễn Học Biểu đã dựng lại khung cửi, cải tiến công nghệ để phục hồi nghề dệt La Khê

Các bạn có thể tự tìm thêm những ví dụ khác dùng Google.
Phượng Các
#28 Posted : Friday, February 2, 2007 3:43:03 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Xin dời mục này sang phòng Trau Dồi Ngôn Ngữ cho thích hợp với nội dung đang bàn luận.

metamorph
#29 Posted : Thursday, March 8, 2007 10:14:39 PM(UTC)
metamorph

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 91
Points: 0

http://vnthuquan.net/tru...3n31n343tq83a3q3m3237nvn


Đánh máy : Metamorph
Nguồn: Phụ nữ - Metamorph sưu tầm
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 8 tháng 3 năm 2007

Phải là nguồn Phụ Nữ Việt mới đúng chứ nhỉ. NHDT là nick Nữ Hiệp Dễ Thương trong ban Điều Hành bên ấy.
Phượng Các
#30 Posted : Thursday, March 8, 2007 10:52:26 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đúng ra nên ghi

tác giả: Metamorph
nguồn: phunuviet.org


chớ nếu ghi metamorph đánh máy thì là bài của ai đó và meta bỏ công ra đánh máy mà thôi.
metamorph
#31 Posted : Friday, March 9, 2007 12:10:48 AM(UTC)
metamorph

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 91
Points: 0

Thôi kệ họ đi. Điều đáng kể là Meta đạt được mục đích.

Đấy là một diễn đàn đông, lúc nào cũng có khoảng 500 cho đến 1000 người viếng. Vì đa số là người trong nước nên diễn đàn ấy chủ trương phi chính trị, vừa tránh được cấm đoán của nhà nước vừa tạo cảm giác thoải mái cho các em học sinh và những người cá chậu chim lồng trong nước. Không gì khó chịu bằng những con cá vượt lưới nhởn nhơ "thưởng ngoạn" cái khốn quẫn của những con cá mắc lưới bằng cách chê bai cái tình cảnh của họ.
Mục đích Meta là chửi mắng nhà nước trong một diễn đàn nhiều độc giả trong nước mà không bị xóa bài. Nó cũng cả một nghệ thuật. Phải ngụy trang chính kiến của mình thành truyện ngắn, gửi gấm những điều khó nói qua nhân vật trong truyện, hay xen lẫn ý người viết vào chỗ có thể xen được và nhất là phải biết thế nào là quá lộ liễu, khiến ban điều hành phải lên tiếng.
Một điều quan trọng không kém là đừng để bài của mình ở ngoài diễn đàn lâu, sẽ có lắm điều tiếng, cãi lẫy. Muốn bài được dời vào trong kho tàng sách truyện của họ, nơi không ai được quyền tranh cãi, bài viết phải được ban chuyên môn của họ đánh giá cao, đáng được cất giữ. Khó đấy nhưng bài nào của Meta cũng lọt vào trong kho của họ, từ đấy nó được soải cánh, bay về nơi không có tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Khoái là khoái ở chỗ đó chứ không phải khoái vì bài viết của mình được trân trọng.
Cứ nghĩ mình qua mặt một diễn đàn "phi chính trị", thì họ có sơ sót gì cũng có thể bỏ qua được.
Phượng Các
#32 Posted : Saturday, March 10, 2007 8:04:08 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi metamorph
Cứ nghĩ mình qua mặt một diễn đàn "phi chính trị", thì họ có sơ sót gì cũng có thể bỏ qua được.


Nếu mà nói oang oang lên như vầy thì còn qua mặt gì nữa.

Anyway tui cũng không muốn phê phán công việc của một diễn đàn khác trong diễn đàn này. Thành ra để đây vài bữa rồi tui cũng sẽ móc cái post phía trên (của tui) ra.

Users browsing this topic
Guest (24)
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.