Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Con HỌC ... Cha Mẹ ĐAU ĐẦU
viethoaiphuong
#1 Posted : Friday, May 4, 2012 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Sáu, 04 tháng 5 2012

Lối đánh giá học sinh Mỹ từ chữ sang số

Trước đây cách xếp hạng học sinh Mỹ là A, B, C, D, F, trong đó “C" là trung bình. Nhưng hiện nay điều đó đã thay đổi, và khi có thay đổi, một số phụ huynh cũng bực mình.
Ted Landphair | Washington



Hình: Getty Images

Hạng “E” hay “F” đều coi như tệ, hay là nói một kiểu cay nghiệt hơn, là “thất bại”
Có một bài hát xưa nhưng vẫn hay chơi trên đài, do ca sĩ quá cố Sam Cooke trình bày, có lời như sau:

Tôi không tự nhận là học sinh hạng “A”
Nhưng tôi luôn cố gắng để đạt hạng đó.

Hàng triệu học sinh Mỹ vẫn làm như vậy trong mỗi học kỳ. Học sinh “A”có nghĩa là người giỏi nhất, thành tựu mức cao nhất. “B” nghĩa là “tốt” nhưng không phải tốt nhất, “C" tượng trưng cho trung bình, và “E” cũng như “F” đều coi như tệ, hay là nói một kiểu cay nghiệt hơn, là “thất bại”.

Tuy nhiên, tại hàng trăm, có thể hàng ngàn trường học Mỹ, không còn ai đạt hạng “A” nữa. Và, khái niệm đạt được hạng “straight A’s”, nghĩa là đạt “A” trong tất cả mọi môn, nghĩa là giỏi nhất trong những người giỏi nhất, cũng không còn nữa.

Cũng không còn học sinh B hay C hay F nữa. Đó là vì học bạ bây giờ được “căn cứ trên nhiều tiêu chuẩn,” các học sinh được xếp hạng bằng một con số, thay vì một chữ, về thành tích của mình tại mỗi lớp.

Những con số đó – thường số 4 là giỏi nhất, đi xuống số 1 – mang ý nghĩa khác hơn là giỏi môn học đó.

Trong một lớp toán tại New York chẳng hạn, 4 có nghĩa là học sinh không chỉ biết cộng và trừ, nhưng theo thuật ngữ mới, chứng tỏ có kỹ năng cao trong “ý nghĩa và các hoạt động liên quan đến số.”

Việc thay đổi từ hạng bậc theo chữ qua số có liên quan đến tiêu chuẩn giáo dục quốc gia, các tiêu chuẩn này tùy thuộc vào thành tích của học sinh trong các bài trắc nghiệm dựa theo tiêu chuẩn. Thành tích đó được đo bằng số. Và hiện nay, việc học trong lớp của các học sinh cũng được tính như vậy.

Điều này có nghĩa là công việc của các giáo viên bận rộn hơn rất nhiều, bởi vì họ phải tìm hiểu đến 50 lĩnh vực kỹ năng khác nhau trước khi đánh giá sự thành công của học sinh mỗi lớp.

Rất nhiều bậc cha mẹ không vui về những học bạ theo số mới. Một bà mẹ nói với tờ Washington Post rằng, học bạ đó “không chứng tỏ thành tích nào của một học sinh luôn luôn học giỏi.”

Một phụ huynh khác nói với tờ New York Times “kết quả là, nhóm học sinh học giỏi nói ‘tôi chả cần phải học hành cực khổ nữa’, và vậy là các học sinh đó không còn cố gắng nữa.”

Và các phụ huynh có vẻ muốn nói – tuy không phải nguyên văn như vậy – “Có một cái nhãn dán đằng sau xe ghi ‘tôi đang ngồi chung xe với một học sinh hạng ‘A’ của trường gì gì đó’ thì sướng hơn là nói ‘tôi đang ngồi chung với một học sinh có số 4.’”
viethoaiphuong
#2 Posted : Friday, July 6, 2012 7:42:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Phụ huynh ở Châu Á chi hàng tỉ dollars tiền dạy kèm

Thursday, July 05, 2012 3:57:00 PM


SEOUL (AFP) - Giới phụ huynh ở các quốc gia Á Châu đang chi hàng tỉ dollars mỗi năm cho việc dạy kèm con em mình, và dịch vụ dạy kèm tiếp tục phát triển mạnh dù rằng vẫn còn có sự nghi ngờ về hiệu quả của việc này, theo kết quả một cuộc nghiên cứu công bố hôm Thứ Tư.


Sinh viên Trung Quốc quảng cáo dạy kèm, ở Tây An. Thống kê mới nhất cho thấy phụ huynh ở Châu Á chi tới hàng tỷ đô la cho con em đi học thêm. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Việc cho con đi học thêm hay mời thầy về dạy ở nhà là điều ngày càng phổ biến không chỉ ở các quốc gia thịnh vượng mà còn ở trong những quốc gia được coi là nghèo nhất vùng Á Châu vì các bậc cha mẹ muốn cho con mình có được căn bản tốt nhất để khởi sự tranh đua trong trường đời, theo Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB).

Có gần 9 trong 10 học sinh tiểu học ở Nam Hàn đi học thêm bên ngoài giờ học chính, trong khi con số ở tiểu bang West Bengal tại Ấn Ðộ là 6 trong 10 học sinh.

“Tỉ lệ này có thấp hơn ở các quốc gia khác, nhưng trong toàn vùng Á Châu việc học thêm đang lan rộng và mạnh mẽ hơn,” theo cuộc nghiên cứu, kêu gọi có việc duyệt xét chương trình học để việc trẻ phải đi học thêm là điều không cần thiết.

Học thêm nhằm giúp trẻ yếu trong một số môn học bắt kịp bè bạn cũng như giúp các trẻ học giỏi trở nên giỏi hơn nữa, và được nhiều bậc cha mẹ ở Á Châu coi là một phương cách tích cực để các thiếu niên sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình.

Tuy nhiên điều này cũng khiến trẻ không còn thời giờ chơi thể thao hay các hoạt động khác cần thiết để có một sự giáo dục toàn vẹn, cũng như gây ra tình trạng căng thẳng xã hội vì các gia đình giàu thường có khả năng chi cho việc dạy kèm với phẩm chất cao hơn, theo cuộc nghiên cứu.

Bản báo cáo của ADB cho hay chi phí cho việc dạy kèm ở Nam Hàn tương đương với khoảng 80% ngân sách giáo dục hàng năm của quốc gia này.

Dân Nhật Bản chi khoảng $12 tỉ cho việc học thêm năm 2010, trong khi con số ở Singapore là $680 triệu.
(V.Giang)/Người Việt
viethoaiphuong
#3 Posted : Thursday, November 7, 2013 9:04:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ năm 07 Tháng Mười Một 2013
Hàn Quốc tê liệt vì kỳ thi tuyển vào đại học


Mẹ cầu xin cho con đỗ vào đại học, tại một ngôi chùa ở Seoul, Hàn Quốc, 06/11/2013
REUTERS

Anh Vũ
Theo AFP, hôm nay 07/11/2013, hầu như mọi hoạt động tại Hàn Quốc bị đình lại, các chuyến bay cũng như các cuộc huấn luyện quân sự bị tạm hoãn, thay đổi giờ mở cửa thị trường chứng khoán… Tất cả để tạo điều kiện tốt nhất cho ngày thi vào đại học , một kỳ tuyển sinh căng thẳng và quyết định tương lai của học sinh nước này.

Không dưới 650 000 học sinh trung học Hàn Quốc hôm nay tham gia kỳ thi với hy vọng được bước vào ngưỡng cửa trường đại học. Đối với thanh niên Hàn Quốc, vốn đã phải chịu một áp lực lớn trong những năm học phổ thông thì kỳ thi này là một bước ngoặt của cuộc đời, toàn bộ tương lai của họ đặt vào kỳ thi tuyển này.

Cái đích vào trường đại học đã được các gia đình Hàn Quốc đặt ra, ngay từ khi con em họ bước vào tiểu học cho đến hết trung học. Học trên lớp chưa đủ, các học sinh Hàn Quốc còn phải tối ngày đi học thêm ngoài giờ chính khóa. Sức ép của cuộc chạy đua trên con đường đèn sách này nặng nề đến nỗi đã có không ít trường hợp học sinh tự tử.

Do tầm mức quan trọng của kỳ thi tuyển sinh đại học đối với các học sinh và gia đình qua lớn, chính phủ đã đưa ra những quyết định như trên, nhằm bảo đảm những điều kiện tốt nhất cho kỳ thi.

Bộ Giao thông cho ngừng các chuyến bay trong khoảng thời gian môn thi chính là ngôn ngữ. Quân đội phải hoãn các bài tập trên không và xe hơi bị cấm đi lại trong bán kính 200 mét xung quanh các địa điểm thi. Ngoài ra, các cơ quan hành chính và các công ty cũng như thị trường chứng khoán hôm nay mở cửa muộn hơn một giờ để tránh gây tắc đường, cản trở việc đi lại của thí sinh.

Trong trường hợp gặp vấn đề di chuyển, thí sinh có thể gọi số điện thoại khẩn đề nghị cảnh sát đưa xe cùng mô tô hộ tống đến tận phòng thi.

Để mong các con thành đạt, các bà mẹ Hàn Quốc lên chùa hoặc tới gần trường học để cầu trời phù hộ.

Thành công trên con đường học hành của con cái là nỗi ám ảnh của các gia đình Hàn Quốc. Một con số thống kê của chính quyền cho thấy, năm ngoái, người Hàn Quốc chi ra tới gần 15 tỷ đô la Mỹ, tức chiếm 1,5% GDP, cho việc học thêm của con cái.
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.