Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages«<234
Việt Nam có gì lạ?
Liêu thái thái
#61 Posted : Tuesday, November 7, 2006 10:43:30 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
thiệt cái đầu! sáng giờ tìm cái topic này wài... [}:)]

TT, n3 nghe Giao Duyên, mặt nghệt ra: huh? Giao... cho ai?
Big Smile

PC,
1- thiên hạ sẽ thêm... Môn Uyển sau Châu, hổng khá nổi Tongue
2- thường thật, nếu Chiêu... Em có lẽ hạp tạng n3 hơn! Tongue
3- hyc! Wink nghe cũng... kêu đấy hyc hyc hyc!!! chỉ sợ ai vào wán cũng... nấc cục hết thì còn hát hò chi nữa! Big Smile

m11,
đành rằng ac3 thành tên, mà vào wán gọi... brioche n3 hay... bánh bao c3 nghe dị òm! Tongue
ok nếu 11 cùng đi thì c3 sợ gì mà không đi từ NT ra ĐN chứ! có bạn đồng hành đâu có sợ buồn Big Smile
Tí Cô Nương
#62 Posted : Tuesday, November 7, 2006 11:57:24 PM(UTC)
Tí Cô Nương

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 343
Points: 0

hi hi c3...như dzị mình phải ngâm kú kĩ lưỡng mí cái tên trong mơ nu trước.... sans brioche ou bánh bao Tongue
Vũ Thị Thiên Thư
#63 Posted : Wednesday, November 8, 2006 12:24:54 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
[quote]Gởi bởi Liêu thái thái

thiệt cái đầu! sáng giờ tìm cái topic này wài... [}:)]

TT, n3 nghe Giao Duyên, mặt nghệt ra: huh? Giao... cho ai?
Big Smile

Giời a !!
n3 không biết thật ư??
Còn giao cho ai nữa...!! Wink

Em phải bay ngay....
Phượng Các
#64 Posted : Saturday, November 18, 2006 5:24:43 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Xin báo tin vui là chị Từ Thụy sẽ về VN vào trung tuần tháng 12 năm nay. Vậy là quán cà phê Nguyễn ánh 9 lại có màn tụ họp giữa các thành viên PNV. Cooling

Phượng Các
#65 Posted : Monday, November 20, 2006 7:04:02 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Từ Thụy không nghe ai bên VN lên tiếng cho nên có một thoáng bâng khuâng:

quote:
3 tuần nữa Thụy mới đi VN, hichic... mà cũng chưa chắc gặp được ai bên đó


Các bạn ở VN ơi, đâu mất hết rồi ???
Từ Thụy
#66 Posted : Monday, November 20, 2006 7:13:21 AM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Hổng phải chị ơi, là Thụy bận đi chơi túi bụi đó, sợ không có ở SG nhiều.
Phượng Các
#67 Posted : Saturday, December 9, 2006 2:09:42 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tới Việt Nam chưa Từ Thụy ơi, có vô Net thì nhớ la lên cho mọi người biết với nha. Rose

Binh Nguyen
#68 Posted : Sunday, December 10, 2006 11:07:57 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Chị Từ Thụy đang "ắt xì" vì có người nhắc! Big Smile

BN.
Phượng Các
#69 Posted : Wednesday, February 14, 2007 4:29:46 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Thấy forum vắng quá cho nên PC tài lanh đem tin tức của chị Tiểu Thu lên đây cho mọi người theo dấu chân chị TT tới đâu rồi:

Tiểu Thu:
chi. bi. te' vi` ta`i xe xe Bus tha('ng ga^'p.
Ta^'t
ca? moi nguoi tren xe de^`u te' la(n cu`. Anh Tha`nh cu~ng bi. cha?y
ma'u
cu`i cho?.Chi. bi. ba^`m ti'm du`i. Ho^m sau dang di tren duong Le
Thanh
To^n thi` su.p lo^~ te' cha?y mau' da^`u go^'i. Anh Tha`nh te' trong
nha`
ta('m, vai bi. su*o*'c 1 duong da`i, cha?y ma'u. DDu'ng la` xui ta^.n
ma.ng
he'n?!
Liêu thái thái
#70 Posted : Wednesday, February 14, 2007 5:48:04 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
ủa PC Question
không phải chị Tiểu Thu đã trở về xứ Mộng hôm 12 sao?
pàpà ơi, mạnh giỏi hông? Kisses
coi như xả xui cuối năm héng!
mm
Vũ Thị Thiên Thư
#71 Posted : Wednesday, February 14, 2007 9:06:31 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

Chị Tiểu Thu
Năm cũ.,vận xui đã qua đi
chuẩn bị đón năm mới an bình hạnh phúc nha chị


Rose
Tonka
#72 Posted : Wednesday, February 14, 2007 11:12:03 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Chúc chị Tiểu Thu bình an, mau mau về nhà ăn Tết Rose
linhvang
#73 Posted : Thursday, February 15, 2007 1:59:59 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Chị Tiểu Thu,
Làm gì mà anh chị thi nhau "té" vậy! Big Smile Chúc bình an. heart
Đang đọc Giai Thọai Văn Chương, Hồ Trường An viết về chị.
Phượng Các
#74 Posted : Saturday, February 17, 2007 10:47:25 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị TT đã về lại vào ngày 10 tháng 2 vừa qua. Nhưng còn đang "dưỡng thương" nên chưa lên lưới lên võng được!
mèo mù
#75 Posted : Thursday, January 7, 2010 2:44:53 PM(UTC)
mèo mù

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 489
Points: 0

Sửa soan đi về, thì nhận được Email, kéo cái topic này lên cho bà con biết chuyện "VN có gì lạ" Wink.


Thông Báo Của Văn Phòng TTGM Hà Nội Về Vụ Việc Thánh Giá Trên Núi Thờ Của Giáo Xứ Đồng Chiêm
Văn Phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội xin thông báo về vụ việc Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ Đồng Chiêm (Xã An Phú, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội) bị các lực lượng vũ trang của chính quyền triệt hạ và đập phá ngày 6.1. 2010 như sau:



VĂN PHÒNG

TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

40 Phố Nhà Chung – Hà Nội

Hà Nội ngày 7 tháng 1 năm 2010

Kính gửi: Quí Cha

Quí Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh

và toàn thể Anh chị em giáo dân trong Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Văn Phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội xin thông báo về vụ việc Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ Đồng Chiêm (Xã An Phú, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội) bị các lực lượng vũ trang của chính quyền triệt hạ và đập phá ngày 6.1. 2010 như sau:

Núi Thờ còn gọi là Núi Chẽ nằm cạnh nhà thờ Đồng Chiêm luôn thuộc quyền sử dụng của giáo xứ Đồng Chiêm kể từ ngày thành lập giáo xứ hơn 100 năm nay. Đây là nơi giáo xứ chôn cất các trẻ em sơ sinh và những người vô gia cư trong những năm 1945-1946. Ngày nay giáo xứ vẫn cho một số người thuê đất canh tác ở núi này.

Vào lúc 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1 năm 2010, các lực lượng vũ trang chính quyền vào khoảng 600 cho đến 1.000 người gồm dân quân tự vệ, công an, và cảnh sát cơ động với súng ống, chó nghiệp vụ, dùi cui, lựu đạn cay đã phong tỏa các giáo xứ Nghĩa Ải, Tụy Hiền, Đồng Chiêm, chặn lại tất cả các lối đi và khu vực Núi Thờ. Họ bắt đầu triệt hạ và đập phá Thánh Giá bằng bê tông trên núi này. Trước hành động phạm thánh như vậy, giáo dân Đồng Chiêm đã kêu gọi họ ngừng ngay những hành vi xúc phạm đó. Thế nhưng giáo dân đã bị cảnh sát ném lựu đạn cay và một số đã bị đánh đập tàn nhẫn trong đó có hai người bị thương nặng hiện đang còn phải nằm bệnh viện để điều trị.

Chúng tôi vô cùng đau buồn, vì xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến Chúa Kitô. Đó là một sự phạm thánh! Xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô giáo và Giáo Hội. Đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương tự vệ là một hành động dã man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con ngưòi. Đây là hành vi thô bạo đáng bị lên án!

Ngay chiều ngày 6 tháng 1, sau buổi tĩnh tâm, các cha quản hạt và các linh mục Tổng Giáo Phận Hà Nội đã về Đồng Chiêm để thăm hỏi cha xứ và giáo dân, an ủi các nạn nhân bị hành hung và dâng lễ cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm.

Trong tình hiệp thông của Giáo Hội, xin các cha, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và tất cả anh chị em hãy tích cực cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm được vững vàng chia sẻ thập giá Chúa Kitô. Chúng ta cũng cầu nguyện cho đất nước được thực sự công bằng dân chủ và văn minh, những giá trị thiêng liêng được tôn trọng và các quyền con người được bảo vệ.

Trân trọng thông báo,

Chánh Văn Phòng

Linh mục Gioan Lê Trọng Cung
viethoaiphuong
#76 Posted : Friday, October 18, 2019 6:03:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Xe hơi Citroën và 100 năm xuất hiện tại Việt Nam

Thu Hằng - RFI - Thứ Sáu, ngày 18 tháng 10 năm 2019


Nhà phân phố xe Citroën, Etablissements Bainier d'Indochine Auto-Hall, tại Sài Gòn, khoảng năm 1930. Nay là khách sạn Rex.dsinasia.com

Ngay từ khi xuất hiện cách đây 100 năm, Citroën đã trở thành một thương hiệu quá quen thuộc ở Sài Gòn. Ban đầu được độc quyền phân phối thông qua Les Etablissements Bainier d’Indochine Auto-Hall (1), Citroën đã lập ga-ra riêng vào năm 1933, tiếp theo là công ty SAEO (Công ty Xe hơi Viễn Đông), rồi đổi thành Xe hơi Citroën Công ty, và cuối cùng là Saigon Xe hơi Công ty.

Năm 1919, cùng lúc xuất hiện tại Pháp, ô tô của Citroën đã được xuất sang Đông Dương, một thị trường tiềm năng. Nếu như năm 1915, tổng trị giá ô tô nhập khẩu vào Đông Dương chỉ ở mức 1 triệu franc con số này tăng gấp 33 lần, lên đến 33 triệu franc vào năm 1920. Năm 1926, trên khắp Đông Dương có 10.299 chiếc xe được đăng kí, trong đó có 5.678 xe ở Nam Kỳ, 2.866 ở Bắc Kỳ, 966 ở An Nam, 683 ở Cam Bốt và 106 ở Lào (2).

Ông Pierre Jammes, tác giả tập sách ảnh song ngữ Anh-Pháp Citroën DS Stories in Asia, Histoire de Citroën DS en Asie (Lịch sử Citroën DS ở châu Á), giải thích với RFI Tiếng Việt :

« Citroën, được thành lập năm 1919, đã nhanh chóng xuất khẩu xe hơi ra thị trường thế giới. Ngay từ năm 1919, các nhà nhập khẩu Pháp tại Đông Dương đã nhập xe Citroën về bán. Đông Dương là thị trường hấp dẫn nhất châu Á vì đơn giản là Pháp hiện diện ở đó.Vì vậy, Citroën có lịch sử gắn bó lâu đời với Đông Dương. Đến khi Pháp rút khỏi Đông Dương thì vẫn còn một chi nhánh lớn của Citroën ở Sài Gòn. Đây cũng là chi nhánh duy nhất của Citroën tại châu Á, có nghĩa là không phải các nhà nhập khẩu xe hơi, mà là chi nhánh thực sự của tập đoàn ô tô Pháp và chính họ quản lý việc bán xe tại châu Á ».


Citroën : Ưu tiên mẫu mã tân tiến, hạn chế giá bán

Ngay từ khi thành lập, nhà sáng lập André Citroën chú ý đến công nghệ, tính sáng tạo cho các dòng xe, nhưng với giá bán không quá đắt. Ông Pierre Jammes cho biết thêm về lịch sử của Citroën :

« Citroën đã trải qua nhiều giai đoạn quan trọng. Giai đoạn thứ nhất là thời kỳ phát triển rất mạnh từ năm 1919 dưới sự điều hành trực tiếp của nhà sáng lập André Citroën. Phát minh xe dẫn động cầu trước (Traction avant) đạt được thành công vang dội. Tiếp theo là giai đoạn chiến tranh, hoạt động sản xuất của công ty bị chậm lại, thậm chí là gần như ngừng hoạt động. Sau đó nhà sáng lập André Citroën qua đời, công ty không còn khả năng tài chính và cuối cùng được tập đoàn sản xuất lốp xe Michelin mua lại.

Ngay sau Thế chiến II, Citroën có thêm một phát minh mới, 2 CV, cũng đạt được thành công lớn. Khách hàng phải chờ vài tháng, thậm chí vài năm để mua được xe 2 CV mà họ đặt. Thời gian sau, Citroën lại cho ra dòng xe DS, cũng là một phát minh đầy sáng tạo. Citroën lại gặp khó khăn về tài chính và được tập đoàn Peugeot mua lại, trở thành tập đoàn PSA Peugeot-Citroën ».

Tiêu chí chất lượng-giá bán phải chăng được áp dụng tại Đông Dương, theo quảng cáo của công ty trên tờ L’Echo annamite (ngày 15/04/1929) : « Citroën là của sản phẩm của Pháp, được sản xuất theo thị hiếu của người Pháp và Citroën biểu tượng cho sang trọng nhưng với chi phí thấp nhất, phù hợp với khả năng của mọi người ».

Khi còn hợp tác với Auto-Hall, nhà phân phối độc quyền Emile Bainier đã mở rộng chi nhánh ở Hà Nội ngay năm 1926, tiếp theo là tại Trung Kỳ, Lào và Cam Bốt. Les Etablissements Bainier có xưởng lắp ráp riêng nằm ngay cạnh cảng Sài Gòn, trên mái xưởng in rõ chữ « Citroën ». Emile Bainier về Pháp năm 1930, đến năm 1933, hai bên chấm dứt hợp đồng phân phối, Citroën cử người mở chi nhánh riêng của hãng ở Sài Gòn, SAEO (Société Automobile d’Extrême-Orient, Công ty Xe hơi Viễn Đông).

Công lao phát triển ngành ô tô của André Citroën tại Đông Dương được hoàng đế Việt Nam ghi nhận khi trao Đại Nam Long bội tinh (Ordre du Dragon d’Annam) cho ông vào năm 1928. Ông Pierre Jammes giải thích thêm :

« Thời kỳ đó, những người mua được xe là những người khá giả, trong đó có một phần là những doanh nghiệp Pháp, như những nhà sản xuất bia, chủ đồn điền cao su, tá điền, các doanh nhân người Hoa… Đến bây giờ vẫn vậy, xe hơi luôn là thước đo xã hội, cho thấy địa vị của chủ sở hữu. Vì thế, chúng ta thấy có rất nhiều tấm hình chụp trước nhà với toàn thể gia đình, hay với một phụ nữ xinh đẹp vì điều này cho thấy họ thành công trong cuộc sống ».


Từ Traction Avant, 2CV đến DS hay dòng ID…, sản phẩm của Citroën đã chinh phục được giới tiêu dùng ở Đông Dương. Năm 1933, đầu năm 1934, Citroën xuất xưởng dòng xe Traction Avant, được đánh giá là tiên phong với hệ thống dẫn động cầu trước. Dòng xe này từng được nhập vào Đông Dương với số lượng lớn. Ngoài ra, còn phải kể đến dòng xe Citroën ID19 (1955-1975), độc đáo với thiết kế không có nhíp mà dùng hệ thống giảm xóc bằng thủy lực, mỗi lần vận hành sẽ bơm hơi lên. Cuối cùng, có thể lấy thành công của dòng xe DS (1955-1975) nhờ yếu tố đổi mới, không lỗi thời, theo giải thích của ông Pierre Jammes :

« Vào năm 1957, nếu tôi nhớ không nhầm, dòng xe DS của Citroën đã được đưa sang Sài Gòn, chỉ hai năm sau khi được giới thiệu tại Pháp. Đây là dòng xe được cho là một cuộc cách mạng và ngay lập tức thu được thành công lớn ở Sài Gòn, chủ yếu là nhờ những người nước ngoài biết đến thành công của DS tại Pháp. Citroën nhận được vài trăm đơn đặt hàng và dĩ nhiên là khó có thể đáp ứng được hết, nhưng có thể nói là DS đã thu được thành công lớn.

DS được xuất xưởng năm 1955 và trong vòng 20 năm, có đến 1,4 triệu xe DS được sản xuất. Đó là dòng xe rất thành công, rất nổi tiếng. Hai mươi năm là một khoảng thời gian dài cho một dòng xe, dù thiết kế có một số thay đổi ».

Citroën : Từ nhập khẩu đến tự sản xuất xe hơi ở Việt Nam

Kể từ khi Pháp rút khỏi Đông Dương sau năm 1954, miền nam Việt Nam có xu hướng mua xe hơi Mỹ nhiều hơn. Xe Citroën nhập khẩu rất khó bán trong giai đoạn này. Ngoài ra, sau Tuyên bố Phnom Penh của tướng Charles de Gaulle vào cuối năm 1966 lên án Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam, mọi hình thức nhập xe nguyên chiếc và linh kiện ô tô bị cấm. Chỉ có khoảng 30 xe DS được xét duyệt nhập vào miền nam Việt Nam và tất cả đều được sản xuất tại nhà máy Forest của Citroën tại Bỉ, không bị cấm vận. Chiếc cuối cùng, DS 23 « Prestige », được bán cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1975 và hiện nằm trong một bộ sưu tập tư nhân (3).

Ngoài chịu cạnh tranh của xe hơi Mỹ, Citroën cũng phải đối mặt với làn sóng xe Nhật. Vì vậy, tập đoàn Pháp quyết định tự sản xuất mẫu xe Việt. Tác giả tập sách Lịch sử Citroën DS ở châu Á, từng tiếp xúc với Jacques Duchemin, vị giám đốc cuối cùng của công ty xe hơi Citroën ở Sài Gòn, cho biết :

« Tôi xin nhắc lại một sự kiện rất quan trọng : chiếc xe hơi đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam với thiết kế và phụ tùng từ Việt Nam chính là một chiếc Citroën, vào khoảng năm 1969, ở Đà Lạt. Đó là phiên bản hơi khác mẫu Méhari một chút. Chiếc xe này được thiết kế và lắp ráp tại chỗ, ở Sài Gòn, trong công ty con của Citroën. Có thể nói đó gần như là mác Citroën của Việt Nam. Hiện giờ người ta vẫn có thể thấy một số xe như vậy ở Sài Gòn ».


Để sản xuất được chiếc xe Citroën địa phương đầu tiên, Jacques Duchemin, giám đốc của SAEO, đã phải xin phép Bộ Công Nghiệp cho nhập khẩu một số linh kiện để lắp ráp mẫu một chiếc xe nhỏ 2 CV vào năm 1968. Nhờ trợ giúp của Alfred Nicolas, một nhân viên của Citroën ở Đà Lạt, mẫu xe La Dalat 3 CV, phù hợp với điều kiện địa phương và có giá rẻ hơn xe Nhật, đã nhanh chóng được hoàn thiện. Công ty SAEO được đổi tên thành Xe hơi Citroën Công ty. Ngay năm 1969, xe được sản xuất hàng loạt, với quảng cáo là nhằm « khuyến khích Thương mại và Công nghiệp của Việt Nam ». Tổng cộng có khoảng 3.880 xe được sản xuất cho đến năm 1975.

Trong suốt quãng thời gian 20 năm sống ở châu Á, ông Pierre Jammes đã gặp gỡ, làm bạn với nhiều nhà sưu tầm xe Citroën DS, trong đó có nhiều người Việt Nam. Ông cho biết :

« Bạn bè sưu tập xe DS của tôi là người miền Nam. Họ đam mê dòng xe này, thích xu hướng vintage và những đồ vật đẹp. Một điều đặc biệt khác ở Việt Nam là trình độ kỹ thuật của thợ sửa xe rất cao. Tôi nhận ra điều này khi đi vòng quanh một số nước châu Á. Thợ cơ khí ở Việt Nam có trình độ cao và sửa chữa, trùng tu, làm lại xe rất nhanh. Rất ấn tượng ! »

Xe cổ vẫn là một niềm đam mê của giới sưu tầm ở Việt Nam, đặc biệt là tại Sài Gòn. Sau thành công đầu tiên vào năm 2018, Công viên Văn hóa Đầm Sen tiếp tục phối hợp cùng CLB Xe cổ Sài Gòn tổ chức Ngày hội xe cổ lần 2, vào tháng 04/2019. Hai mẫu xe Citroën ID 19 và Citroën Traction Avant cũng được giới thiệu trong dịp này.


Bìa tập sách Lịch sử Citroen DS ở châu Á, tác giả Pierre Jammes.
Pierre Jammes

viethoaiphuong
#77 Posted : Monday, October 21, 2019 5:11:09 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thu Hằng - RFI - Thứ Sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2016

Cầu Long Biên qua hồi ký toàn quyền Paul Doumer


Cầu Long Biên (pont Doumer) đầu thế kỷ XX.
Wikipedia


Trong những năm 1897-1898, chính quyền Pháp tại Đông Dương tìm cách phát triển cơ sở hạ tầng để “nâng giá trị các nguồn tài nguyên” thuộc địa. Nhiều công trình hạ tầng được thực hiện, trong đó phải kể đến tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đang được thi công, nhưng chỉ dừng lại ở Gia Lâm, tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội 3 km. Dòng sông rộng đến 1.700 mét là một trở ngại hàng ngày cho người dân hai bên bờ, đặc biệt vào mùa nước lũ.

Paul Doumer, lúc đó là toàn quyền Đông Dương (1897-1902), cho rằng phải xây một cây cầu nối liền hai bờ sông và kéo dài tuyến đường sắt đến trung tâm Hà Nội. Cây cầu còn là một thách thức mang tính chiến lược : Nước Pháp phải chinh phục lại thị trường Trung Hoa nhờ tuyến đường sắt đến Vân Nam (Yunnan) để bắt kịp với Anh Quốc về mặt thương mại.

“Việc gì Tây muốn, họ đều làm được!”

Trong cuốn hồi kí Xứ Đông Dương thuộc Pháp (*), Paul Doumer cho biết rất nhiều quan chức, ngay tại Hà Nội và ở Paris, phản đối dự án đồ sộ ngoài sức tưởng tượng này, với tổng chi phí khi hoàn thiện có thể lên đến 6 triệu franc.

Năm 1897, chính quyền thuộc địa Đông Dương mời thầu xây dựng, chủ yếu dành cho các tập đoàn Pháp. Cuối cùng, công ty Daydé & Pillé, ở thành phố Creil (tỉnh Oise) đã được lựa chọn. Toàn quyền Paul Doumer là người đặt viên đá đầu tiên khởi công công trình vào tháng 09/1898.

Cây cầu là một trong những công trình lớn nhất thế giới vào đầu thế kỷ XX, đồ sộ nhất và chưa từng có ở vùng Viễn Đông. Khi được thông báo về công trình, quan lại và người dân địa phương cho đó là việc không tưởng. Xây một cây cầu bắc qua sông Hồng ư ? Điên thật ! Cứ như là xếp chồng các ngọn núi lên nhau để bắc lên trời.

Dòng sông Hồng rộng như một cửa biển, sâu hơn 20 mét, với mực nước có thể dâng cao thêm 8 mét vào mùa mưa, lòng sông lại động và lồi lõm. Tóm lại, với người dân địa phương, đó là việc bất khả thi ! Một số quan lại có đầu óc cởi mở hơn thì nghĩ là người Pháp làm liều : “Có phải các ông định căng một dây cáp từ bờ bên này sang bờ kia để dẫn đường cho tầu bè không ?” Thế nhưng, khi nhìn cây cầu từ từ vươn ra sông, họ rỉ tai nhau :“Việc gì Tây muốn, họ đều làm được !”

Đúng là cây cầu trở thành phương tiện tuyên truyền cho chính quyền thuộc địa còn non trẻ, như nhận xét của nhà sử học Dương Trung Quốc với phóng viên báo Le Figaro : “Người Việt rất ấn tượng với công trình bằng thép này. Nó khơi lòng ngưỡng mộ của những người muốn hợp tác với Pháp và nỗi sợ trong những người muốn chống Pháp”.


Cầu Long Biên khoảng năm 1940.
Flickr.com

Công nhân làm việc dưới độ sâu 30 mét

Công trình đồ sộ dài 1.680 mét tính từ hai mố biên bằng đá, gồm 19 nhịp chắc chắn (tổng cộng có 20 trụ cầu và mố biên) được dựng trên các dầm thép, kiểu Cantilever. Trụ cầu cao 43,5 mét : 30-32 mét trong lòng đất (dưới mực nước thấp nhất của sông Hồng vào mùa cạn) và 13,5 mét từ mặt nước. Vì lòng sông rộng nên móng được làm trong môi trường khí nén.

Vị tổng thống Pháp tương lai (1931-1932) khâm phục những người thợ Việt Nam làm việc dưới độ sâu như vậy mà không sợ hãi, không một lời phàn nàn. Ông không quên đề cao cách tổ chức và đối xử với nhân công của nhà thầu Daydé & Pillé. Sau 4 giờ làm việc trong điều kiện khắc nghiệt dưới lòng sông, các tốp thợ từ từ lên mặt đất và được các nhóm khác xuống thay. Họ được đưa về lán trong công trường, được bồi dưỡng thuốc bổ và được xoa bóp, luôn có một bác sĩ theo dõi sức khỏe của họ. Nhờ cách đối đãi tốt với công nhân và lương bổng cao, tiếng tăm của công ty lan rộng nên luôn có nhiều người đến xin việc.

Công việc lắp ráp cầu được tiến hành sau khi trụ cầu được xây xong và những thanh xà bằng thép được chuyển từ Pháp đến. Công việc này cũng do lực lượng lao động địa phương đảm nhiệm. Ban đầu số lao động người Hoa nhiều hơn người Việt, song dần dần, dù không khoẻ mạnh bằng, nhưng năng động hơn, khéo tay hơn và làm được nhiều việc hơn, nên chủ thầu Pháp thích tuyển nhân công người Việt.

Toàn quyền Paul Doumer nhớ lại trong cuốn hồi kí : “Đây là thành quả của đội ngũ kỹ sư, đốc công, tổ trưởng người Pháp và công nhân địa phương. Chính nhờ lực lượng lao động Á châu, gồm người Việt được một số người Hoa hỗ trợ, mà mọi việc, từ xây dựng đến lắp ráp phần sắt, đã được hoàn thành. Phần khó khăn nhất của công trình, chưa từng được thực hiện tại vùng đất Bắc Kỳ nơi vừa có khí hậu khắc nghiệt vừa có những đợt thay đổi thời tiết, là xây trụ đá, mố cầu và các trụ cầu bắc qua sông”.

Sau ba năm đặt viên gạch đầu tiên, vào tháng 02/1902, cầu Paul Doumer được khánh thành cùng lúc với đoạn đường sắt đầu tiên trong mạng lưới tầu hỏa xuyên Đông Dương và dẫn đến trung tâm thủ đô. Tuyến đường Hải Phòng-Hà Nội dài 100 km, nối liền thủ đô với cảng biển lớn nhất Bắc Kỳ, đã được thông tuyến và đưa vào hoạt động ngay trong giai đoạn này.


Cầu Long Biên trong những năm 1930.
Flickr.com

Nhìn từ xa, cầu Paul Doumer, như một rải đăng-ten, lịch lãm bắc qua dòng sông Hồng và gắn bó với cuộc sống hàng ngày của người Hà Nội. Khu vực giữa cầu, nằm dưới khung chính, được dành cho tuyến đường sắt. Bên phía thành phố Hà Nội, cây cầu còn được kéo dài bằng một cây cầu cạn dài hơn 800 mét, nâng tổng chiều dài toàn bộ công trình lên thành 2,5 km. Đến năm 1923, cầu được mở rộng hai bên đường sắt cho xe ô tô.

Vị quan toàn quyền tỏ ra hân hoan vì “kết quả thu được cho thấy sức mạnh của nền văn minh Pháp. Tiến bộ khoa học, sức mạnh công nghệ của chúng ta đã chinh phục được người dân địa phương, những người từng không khuất phục trước súng đạn (…).

Tôi vui mừng chứng kiến Bắc Kỳ trước đó 5 năm còn nghèo khó, run rẩy và lo sợ, giờ trở thành một vùng bình yên, trù phú và tự tin. Được hưởng nhiều tiến bộ hơn những địa phương khác, Hà Nội đã trở thành một thủ đô to đẹp nơi người ta chứng kiến những công trình mới, những ngôi nhà theo kiến trúc Âu châu mọc lên từng ngày. Ngay cả người dân địa phương cũng tham gia vào quá trình thay đổi này với những ngôi nhà xây bằng gạch ngày càng nhiều hơn. Từ năm 1898 đến 1902, toàn Bắc Kỳ, đặc biệt là Hà Nội, vận động không ngừng nghỉ, dân số cũng tăngđáng kể. Nếu như năm 1897 có khoảng 30.000 người ở Hà Nội, thì đến năm 1902 đã có hơn 120.000 người”.

Năm 1897, cùng năm khởi công xây cầu ở Hà Nội, toàn quyền Paul Doumer cũng quyết định xây một cầu bắc qua dòng sông Hương (Huế) và một cây cầu khác bắc qua sông Sài Gòn, nối với Biên Hòa. Được công ty Creusot xây dựng và khánh thành vào năm 1900, cầu Thành Thái ở Huế (tên gọi cầu Trường Tiền lúc đó), dài 400 mét và không có đường sắt chạy qua, nối hai bờ sông : tả ngạn là Thành Nội cùng với làng Việt và hữu ngạn là khu Tây cùng với đường Tourane đi Đà Nẵng.

Công ty Levallois-Perret trúng thầu thi công cây cầu bắc qua sông Sài Gòn. Được khánh thành vào tháng 02/1902, cầu Bình Lợi dài 276 mét với 6 nhịp được làm bằng sắt, trong đó có một nhịp cầu xoay dài 40 mét để cho tầu bè qua lại.


* Paul Doumer, L’Indo-Chine française (Xứ Đông Dương thuộc Pháp), Paris, Vuibert et Nony Editeurs, 1905.

viethoaiphuong
#78 Posted : Thursday, January 9, 2020 1:59:19 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Việt Nam trong nhóm 20 nước chót bảng về quyền lực hộ chiếu 2020

VOA - 08/01/2020

Việt Nam được xếp hạng 88 trên 107 về chỉ số quyền lực của hộ chiếu mà một công dân sở hữu khi họ du hành khắp thế giới, theo một báo cáo công bố hôm 7/1.

Chỉ số Hộ chiếu Henley xếp Nhật Bản và Singapore lần lượt ở vị trí số 1 và 2 trên bảng xếp hạng hàng năm, theo sau là Hàn Quốc và Đức, trong việc miễn thị thực hoặc cấp thị thực tại chỗ cho 191 điểm đến khắp thế giới.

Việt Nam đồng hạng với nước láng giềng Campuchia và chỉ xếp trên Lào (92) và Myanmar (94) trong khu vực Đông Nam Á.

Trong bản xếp hạng công bố vào năm 2019, hộ chiếu Việt Nam đứng hàng thứ 90.

Những nước có chỉ số quyền lực hộ chiếu thấp nhất thế giới là Syria, Iraq và Afganistan, lần lượt xếp hạng 105, 106 và 107.

Bảng xếp hạng quyền lực hộ chiếu của Henley & Partners dựa trên cơ sở dữ liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), với tiêu chuẩn về số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ mà công dân mỗi nước có thể dùng hộ chiếu đi vào mà không cần xin visa trước.

Các nước có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới theo Chỉ số Hộ chiếu Henley 2020:

1. Nhật Bản (191 điểm đến)

2. Singapore (190)

3. Hàn Quốc, Đức (189)

4. Ý, Phần Lan (188)

5. Tây Ban Nha, Luxembourg, Đan Mạch (187)

6. Thụy Điển, Pháp (186)

7. Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ireland, Áo (185)

8. Mỹ, Vương quốc Anh, Na Uy, Hy Lạp, Bỉ (184)

9. New Zealand, Malta, Cộng hòa Czech, Canada, Úc (183)

10. Slovakia, Lithuania, Hungary (181)
viethoaiphuong
#79 Posted : Monday, April 27, 2020 9:39:12 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Đồng bằng sông Cửu Long chống chọi với hạn, mặn và đập thủy điện Trung Quốc

Thu Hằng - RFI - 27/04/2020
Do dịch Covid-19, sự chú ý của công luận đối với tình trạng hạn hán và nước biển xâm lấn ở đồng bằng sông Cửu Long (Mêkông) đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Theo báo mạng Le Courrier du Vietnam (14/02), vào tháng 02/2020, khoảng 79.700 hộ trong khu vực không có nước sạch sử dụng hàng ngày. Nhiều xe bồn đã được huy động chở nước cung cấp cho khoảng 40.000 hộ dân ở những khu vực xa xôi nhất thuộc các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau và Trà Vinh.

Năm 2020, nước mặn xâm nhập không thua gì năm 2015-2016. Giai đoạn 08-13/04 là thời điểm nước biển xâm lấn đạt mức cao nhất, vẫn theo Le Courrier du Vietnam. Sau đó, tình trạng này giảm dần cho đến tháng Năm, nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2019, hạ lưu sông Mêkông từng trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng do các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn đã cố tình giữ nước. Hiện tượng bất thường này được công ty nghiên cứu và tư vấn Mỹ Eyes on Earth Inc, do bộ Ngoại Giao Mỹ tài trợ, công bố ngày 12/04/2020.

Để hỗ trợ người dân tám tỉnh đang chịu thiên tai, ngày 10/04, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã phê chuẩn chương trình trợ giúp 530 tỉ đồng (hơn 22,7 triệu đô la) : Năm tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang, mỗi tỉnh được nhận 70 tỉ đồng ; ba tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu, mỗi tỉnh được nhận 60 tỉ đồng.

Kinh phí trên được dành cho việc triển khai các giải pháp khẩn cấp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, như bơm nước ngọt, nạo kênh, xây kè giữ nước ngọt, đào ao và giếng, mở rộng mạng lưới dự trữ nước, mua trang thiết bị lọc và giữ nước, phân phối nước…

Những biện pháp trước mắt này là hữu hiệu, nhưng phải tính phương án xa hơn. Đây là nhận định với RFI Tiếng Việt của tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong, Mekong convervancy Foundation, MCF). Trách nhiệm nghiêm trọng của các đập thủy điện Trung Quốc trên thượng nguồn cũng được tiến sĩ Dương Văn Ni phân tích trong buổi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.

*****

RFI : Thưa tiến sĩ, đồng bằng sông Cửu Long đang trải qua một đợt hạn hán và nước biển xâm lấn nghiêm trọng. Xin ông cho biết nghiêm trọng đến mức nào ?

TS. Dương Văn Ni : Theo báo cáo của các địa phương, so với năm 2015-2016, chúng ta có 10 tỉnh tuyên bố thiên tai so với 12 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay, đến giờ phút này (tháng 04/2020), có 7 tỉnh đã công bố thiên tai. Như vậy, so về mức độ ảnh hưởng, năm nay không bị ảnh hưởng nhiều như năm 2015-2016.

Tuy nhiên, đó là vấn đề mang tính hành chánh. Còn trong thực tế, năm 2020 này, nước mặn xâm nhập không thua gì năm 2015-2016. Dù nước mặn xâm nhập nhiều, nhưng dù sao bà con ở vùng duyên hải ít bị thiệt hại hơn 2015-2016 là bởi vì vào năm 2015-2016, bà con không có tư thế chuẩn bị, bởi vì cả mấy chục năm trước đó không có xuất hiện cái mặn gay gắt như vậy, thành thử ra người ta cũng chủ quan. Thứ hai là chính sách Nhà nước lúc đó vẫn giữ diện tích lúa vì sợ ảnh hưởng tới an ninh lương thực, thành thử ra không cho phép người dân chuyển đổi.

Sau 2015-2016, nhiều địa phương rút kinh nghiệm và người ta cũng chuyển đổi một số diện tích, không trồng lúa nữa. Thành thử ra năm 2020 này, mặc dầu mặn xâm nhập sâu cũng không thua gì năm 2015-2016 nhưng mức độ thiệt hại thấp hơn 2015-2016, bởi vì người dân đã được cảnh báo trước.

RFI : Đâu là những nguyên nhân giải thích hiện tượng này ?

TS. Dương Văn Ni : Nói về mặn của đồng bằng sông Cửu Long thì chắc chắn chúng ta biết rồi, bản chất của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong hai môi trường nước : nguồn nước ngọt trong mùa mưa và nguồn nước mặn trong mùa khô.

Vào mùa mưa, nó hình thành được là do nguồn nước ngọt truyền tải phù sa từ phía thượng nguồn về bồi thêm cho đồng bằng. Nhưng trong mùa nắng, thì nó lại nhờ dòng nước biển xâm nhập vào và mang phù sa biển vào để bồi cho vùng duyên hải. Vậy thì tự nhiên đã như thế rồi ! Hàng năm nước biển xâm nhập vào, tùy lượng nước ngọt trên phía thượng nguồn đưa về. Năm nào nguồn nước ngọt phía thượng nguồn đưa về nhiều và kéo dài khi mùa mưa chấm dứt thì mùa khô năm đó, mặc dầu đã dứt mưa giống như những năm bình thường, nhưng mà do lượng nước ở trên còn dồi dào đổ về, thành thử nó đẩy nước mặn ra ngoài biển, năm đó cái mặn xâm nhập vào đồng bằng ít hơn.

Nói nôm na lại, ở đồng bằng sông Cửu Long, cái mặn ngọt của vùng duyên hải lệ thuộc vào mấy yếu tố. Yếu tố thứ nhất là nguồn nước mặn, dồi dào đến mức độ nào. Yếu tố thứ hai là kiểu sử dụng đất của người dân. Ví dụ người dân trên vùng thượng nguồn hoặc ở những tỉnh phía trên, họ sử dụng nước để tưới tiêu nhiều thì sẽ chặn nguồn nước ngọt lại, do đó không đủ nước ngọt về bên dưới và bên dưới bị ảnh hưởng mặn. Yếu tố thứ ba là do mưa. Có nhiều năm, vùng duyên hải của đồng bằng sông Cửu Long nhận được một lương mưa khá lớn, từ 1.800 đến 2.200 mm. Do đó, lượng mưa này đóng góp rất đáng kể cho chuyện làm bớt mặn vùng này.

Ba nguồn nước này, nguồn nước mặn, nước mặt (nước ngọt) và nước mưa cùng kiểu sử dụng đất quyết định vấn đề mặn ngọt của vùng duyên hải của đồng bằng sông Cửu Long.

Nhưng mà mấy năm gần đây, chúng ta biết là trên chuỗi sông Mêkông, từ phía Trung Quốc, qua tới Lào qua tới Thái Lan, Campuchia và xuống tới Việt Nam, thì trên dòng sông này, trong tự nhiên, nó có rất nhiều vùng chống ngập, những vùng chứa nước rất nhiều vào mùa mưa. Vào mùa khô, nó phóng thích từ từ ra dòng sông và chảy xuống dưới phía đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Điển hình nhất là Biển Hồ (Tonlé Sap) bên Campuchia, mỗi năm tích trữ một lượng nước khổng lồ. Khi mùa khô, hết mưa, nó cũng phóng thích từ từ ra dòng sông và do đó cũng góp phần đẩy mạnh, làm cho cái mặn của đồng bằng sông Cửu Long giảm đi.

RFI : Những công trình đập nước, nhà máy điện trên thượng nguồn sông Mêkông tác động như thế nào đến hiện tượng này ?

TS. Dương Văn Ni : Chúng ta có thể kết luận một cách chắc chắn mà không cần phải tranh cãi gì nữa, những đập thủy điện này tác động rất trầm trọng đến chế độ thủy văn của đồng bằng sông Cửu Long. Nói tác động trầm trọng, có nghĩa như thế nào ? Có nghĩa là có những năm bình thường, nói nôm na như người dân nói là « mưa thuận gió hòa », thì không có vấn đề gì xảy ra cả. Các đập thủy điện này ngăn nước để phát điện. Họ ngăn nhưng họ cũng phải xả nước. Vào những năm mưa thuận gió hòa, lượng nước về bình thường, nói chung không ảnh hưởng gì lớn.

Nhưng những năm thời tiết cực đoan, ví dụ hạn hán như năm nay, thì nguyên tắc của đập thủy điện là phải trữ nước, đủ nước mới phát điện được, thành thử ra, quá trình họ trữ nước, chắc chắn phía hạ du sẽ không thể nào nhận đủ nước. Nói tóm lại, những năm bị khô hạn thì những đập thủy điện này làm cho khô hạn thêm, như năm nay. Ngược lại, vào những năm mưa nhiều, khi đập thủy điện đã tích đầy, thì có ngưỡng an toàn, không thể nào tích cao hơn được nữa. Nếu tích cao hơn, trọng lượng của khối nước bên trên lớn hơn tính toán của đập, có thể làm vỡ đập và họ bắt buộc phải xả bỏ. Nói tóm lại, trong những năm mưa nhiều, trong khi phía hạ du nước đã ngập rồi, thì các đập thủy điện lại xả nước, làm ngập thêm.

Do đó, các đập thủy điện có tác động, có thể nói, đối với nước, năm nào hạn thì sẽ trầm hạn, làm cho hạn hán trầm trọng thêm. Ngược lại, năm nào lũ thì sẽ chồng thêm lũ, làm trận lũ đó lớn thêm.

RFI : Vào đầu tháng 04/2020, thủ tướng Việt Nam đã thông qua kế hoạch hỗ trợ 530 tỉ đồng cho 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khoản kinh phí này có đủ giúp cải thiện tình hình, cũng như trợ giúp người nông dân trong vùng không ?

TS. Dương Văn Ni : Với số tiền đó, nếu tính đều ra cho 8 tỉnh duyên hải của đồng bằng sông Cửu Long thì không đáng là bao nhiêu cả. Nhưng số tiền đó tập trung vào giải quyết vấn đề nước sinh hoạt, thì có ý nghĩa tương đối tốt.

Tại vì nếu nói về nước, chúng ta chia làm mấy loại nước. Nước dùng để uống, để sinh hoạt hàng ngày tắm giặt và nước dùng để sản xuất. Với số tiền đó, nếu chính quyền địa phương từng nơi tập trung vào nguồn nước để người dân ăn uống, sinh hoạt, thì tôi cho rằng số tiền đó có ý nghĩa đáng kể.

Nhưng nếu số tiền đó để tập trung giải quyết nguồn nước sản xuất, thì chẳng thấm vào đâu bởi vì sản xuất cần nhiều nước lắm.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong.


Users browsing this topic
Guest (22)
4 Pages«<234
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.