Một trong những địa điểm khiến tôi chú ý nhất là biên giới giữa các nước. Toàn bộ Âu châu (không kể Nga) có lẽ chỉ bằng diện tích Hoa Kỳ hoặc Úc Đại Lợi, nhưng lại có nhiều quốc gia, cho nên mỗi quốc gia có thể so với các tiểu bang của Mỹ. Nhưng mỗi phần đất nhỏ ấy là là một quốc gia với các ngôn ngữ khác nhau, văn hóa, lịch sử khác nhau thì cũng khiến mình thấy hấp dẫn rồi. Hình dưới đây là nơi ngăn chia biên giới Đức và Thụy Sĩ.
Khi đi ngang thì họ cũng hỏi giấy, có khi không cần hỏi, chỉ ngoắc tay cho đi luôn qua. Chính vì sự dễ dãi này mà rất nhiều người Việt vào Đông Âu theo diện thợ khách hay du học đã nhân cơ hội mức màn sắt sụp đổ mà đi sang các vùng Tây Âu, lớp thì xin tị nạn để được hợp thức hóa, lớp thì sống chui nhủi nếu không có giấy tờ hợp lệ. Rất nhiều cuộc hôn nhân để có giấy tờ đã được tiến hành để người ta được ở lại cho hợp pháp.
Cộng đồng Việt thì thế, chắc là các cộng đồng khác cũng y chang, ai lại không thích sống ở nơi sung sướng? Mật ít mà ruồi nhiều, thực phẩm tài nguyên thì có giới hạn mà nhân lọai càng lúc càng đông. Với con mắt nhân đạo thì chúng ta phải làm thế nào? Tôi cũng muốn ai đó đưa ra một giải pháp. Phải chăng Cộng Đồng Âu châu là một thử nghiệm ở một quy mô nhỏ?
Hình trên là một góc phố ở miền Nam nước Đức, gần biên giới Thụy sĩ.