"...trong ngôi vườn tình ái hò hẹn giữa Kim Trọng và Thúy Kiều năm xưa chưa chắc đã có cây đào nở rộ đầy hoa đang cười bỡn cợt với gió đông (gió xuân) lơi lả ... Mà dù có cây đào đi chăng nữa cũng không là nét đặc trưng biểu tượng trong những vần thơ trữ tình nầy :
"Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông .."
mà chính Nguyễn Du đã muốn nhắc nhở lại cái điển tích của Thôi Hộ " Đào hoa y cựu tiếu đông phong ..." trong bài thơ “Đề Đô Thành Nam Trang “ như một yếu tố ngôn ngữ chủ yếu làm phương tiện để dẫn dắt độc giả vào cái nhận thức hiện tại : cảnh xưa vẫn còn đó... nhưng người đẹp nay còn đâu ? .. Cái tài hoa khéo léo của Nguyễn Du là ngoài cái biểu tượng chính " hoa đào năm ngoái" còn mang thêm những hình tượng ngôn ngữ để bổ sung cho nhận thức "cảnh đó người đâu ?" , tạo nên một bức tranh trữ tình lãng mạn và gợi sầu gợi cảm vô cùng qua những hình ảnh chất liệu như : cỏ, lau, song, vách, trăng, mưa, én, rêu, dấu giầy, tường gai v.v... đã gây ra những ấn tượng sâu sắc, nguồn cảm xúc dào dạt, nồng nàn, xao động lòng người … "
trích từ bài viết Hoa Đào Năm Ngoái Còn Cười Gió Đông (Hải Đà)
Mời xem video:
Hoa Đào Năm Ngoái (thơ Vương Ngọc Long phỏng theo ý thơ Thôi Hiệu, Phạm Anh Dũng & Mai Đức Vinh phổ nhạc) Xuân Thanh và Xuân Phú hát:
http://www.youtube.com/watch?v=qj2ykkDw9Vw
Hoa Đào Năm Cũ (Lê Dinh & Nguyễn Hiền) Nhã Thanh hát:
http://www.youtube.com/watch?v=YMyU5Bo15co
Mời đọc:
Hoa Đào Năm Ngoái Còn Cười Gió Đông (Hải Đà):
http://dactrung.net/Bai-..._Con_Cuoi_Gio_dong.aspx
PAD