Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
Bắt đấu từ một câu ca dao ...
Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay Đó là chuyện cách đây hai hôm bên Góc "TỤC NGỮ CA DAO VÀ QUÊ HƯƠNG" - nhà TV - VB. Số là HP bỏ thơ nhầm địa chỉ lần nữa ... cũng may là Đại Tỷ HVLN kịp thời "gõ đầu" HP mà nhắc nhở : tiểu muội của LN ơi, em vẫn còn trên mây phải không ? bài nầy chị đã mang về UNT quán 1 lần .. rồi thêm chị BH mang về 1 lần nữa .. Ah, HP ta chợt tỉnh mộng liền liền . Điều trước tiên là phải "chữa cháy" .. nhà ... cái đã !
Chữa quán Ca Dao thì chỉ còn mỗi cách là tìm cho ra một câu ca dao nào đó ? Và, thế là nhà PNV vẫn là nơi "cứu vớt" HP với "thiên hạ vạn sự" . Ngay trong trang đầu của mục "thắc mắc giải đáp ca dao" nhặt liền câu nào bắt mắt mình nhất . Nhưng chỉ có hai câu ca dao - thấy ngắn ngủi quá .. HP ta liền nghĩ cách làm cho chị LN sẽ bật cười mới được . Cây cải thì thiếu gì (vì mới hồi tháng 5 vừa rồi HP cũng làm bấm-sĩ nên có cả một rừng hoa cải vàng xứ Pháp)... và rau răm cũng thế . Ấy nhưng, HP lục tìm trong mục cỏ cây hoa lá nhà PNV không hề thấy cây cải trong mục lục kia . Quay sang rau răm - thấy giàu sang gì đâu mà có đúng một cọng nhỏ xíu xiu ? Thôi thì có còn hơn không .. mà nghĩ cho cùng một nhánh rau răm như vậy thôi cũng hay lắm .. vì thấy chị PC để đúng một dòng giải nghĩa về hai câu ca dao đó (nhưng lần này HP không dám đem cái link bên nhà PNV về bên VB nữa, vì sợ bị bửt tóc bạc màu thi nhân ở cả hai nơi .. thì khổ quá cho cái thân "con cò .. lặn lội bờ sông" ảo). Quay sang chuyện cây cải . Không có lẽ để một cánh đồng hoa cải bên cạnh một cọng rau răm, thấy không thể chấp nhận cho con mắt gọi là nghệ thuật tí nào ...Tự nhiên một dòng kỷ niệm thật dấu yêu chạy về trong đầu ... HP chạy vội vào nhà chị BH (chèn ui ... cái nhà nầy chị BH đi chơi nhởi hội hè đình đám khắp mọi nơi .. vậy mà nhà mình thì chị kệ cho cỏ xanh bát ngát tận cuối trời .. thu xa !!). Vào đó thì chỉ cần nhìn ngày tháng đoạn nào đó rồi tìm được khoảng thời gian nào HP vào cuốc xới lung tùng beng trong đó (HP quen làm việc một mình như thế rồi - chỉ cẩn biết mình thích gieo trồng giống cây gì đó mà chắc chắn là cho nên trái ngọt, vị ngọt mình ưa .. chứ cũng không cần biết việc mình làm có bắt ai đó phải thích hay không thích ?). Và rất ngạc nhiên, khi thấy cũng lại đúng một cọng bông cải vàng tươi trong vườn nhà HP nữa mới sung sướng chứ !! Đó là bông cải cuối cùng trong mảnh vườn cũng nhỏ xíu xiu, nhưng có đầy rau cải mà chị BH đã phải ăn gần như tất cả mọi bữa cơm cùng với HP trong 10 ngày ở Paris năm ngoái (khi về Cali rồi, chị BH còn nói : chị nhớ rau cải và những bữa cơm rau cải rất ngon HP nấu, chứ không có nhớ người nấu rau cải đâu ..).
HP ta post "chữa cháy" được hai câu ca dao kia rồi thì cũng chỉ biêt để lại hai nụ cười :smile::p kế sát nhau . Rồi HP chạy ù đi chơi chỗ khác!
Sau đó HP trở lại xem có bị anh HPH chủ nhà "quán Ca Dao" gõ đầu nhỏ HP về tội hai câu ca dao mà lại thêm hai hình ảnh kia không ? Nhưng lại thấy ngay Đại Tỷ HVLN với "Một Chút Tâm Tình" thật là dễ thương ...0000000MỘT CHÚT TÂM TÌNHCám ơn tiểu muội- Hoàng Thy Mai Thảo, đã mang hình hoa cải vàng vào vườn nhà. Cứ mỗi lần nhìn hoa cải vàng, lòng LN lại bồi hồi nhớ về những ngày tháng xa xưa, từ thuở LN còn bé tí, tóc cắt ngắn kiểu bom bê, dáng người mũm mĩm, nên trông giống cô bé Nhật.
Nhìn hoa cải vàng, LN nhớ đến mùa Tết. LN nhớ lại, khi cây cải già, mà ở quê LN gọi là " cải ngồng ", nên trổ hoa vàng. LN thường thơ thẩn ngoài vườn vào buổi chiều, để kẽ hột mồng tơi, để trong một cái bát nhỏ, nhìn màu tím rịm của hột mồng tơi, mê thật là mê. Khi nào tinh nghịch, LN cầm ít hột mồng tơi, bóp ra tay, màu tím như mực tím trào ra trong kẽ tay, đệp làm sao! Và màu tím đầu đời, chính là bình mực tím, mang theo mỗi khi vào lớp tập đồ chữ bằng chiếc bút nhọn, có ngòi bằng sắt, hình chữ V...
LN nhớ rất rõ, sáng ngày Mồng Một Tết, Mẹ đánh thức cả nhà dậy đi lễ sớm lúc ấy, các anh lớn đã hồi cư về Hanoi, chị Hồng Chi đã lấy chồng, chỉ còn lại Chị Hồng, Anh Ngân và LN mà thôi.
Sau khi đi lễ về, Thầy Mẹ LN ngồi ở sập gụ, 3 chị em LN khoang tay, lần lượt chúc Thầuy Me, và cứ sau mỗi con chúc Tết, Thầy Mẹ LN lại mừng tuổi cho bao lì xì đỏ.
LN thì thích hoa cải vàng, cho nên đã ra vườn hái một bó, bó lại rồi trao cho Thầy Mẹ bó hoa cải vàng, và chúc theo lời của chị Hồng, anh Ngân. Nào là tràn đầy ơn Chúa, khoẻ mạnh và riêng LN, sau khi chúc xong, trước khi nhận được tiền mừng tuổi, còn phải hứa, nào là sẽ chăm học, vâng lời và siêng năng đọc kinh, đi lễ...
Cầm phong bao đỏ xong, LN chạy vụt ra sân, để chỉ mở xem trong phong bao có bao nhiêu tiền, bằng hay thua anh Ngân...LN không dám so sánh với chị Hồng vì biết rằng, chị sẽ được nhiều hơn, dù chị đã mừng tuổi cho anh Ngân và LN sau đó.
LN học không giỏi mà sao cứ phải thay cặp sách hoài. Cặp sách, mẹ mua cho, không phải bằng da hay bằng vải như thời ở Ha Nội, mà bằng cói đan. Cặp sách to cho các chị học lớp lớn, cặp sách nhỏ cho các em học từ lớp mẫu giáo đến lớp Nhất.
Lúc LN đã biết đọc, biết viết, thì ở quê LN đã có phong trào Chống Nạn Mù Chữ, các bà già hiếu học, đêm đêm cũng cắp vở đến lớp, nhưng họ không mang cặp sách, mà vo tròn vào cái chiếu manh, tức là cái chiếu nhỏ, bề ngang chỉ bằng hơn 2 gang tay, bề dài hơn 3 gang tay người lớn mà thôi.
LN nhớ lắm, đi đâu cũng nghe:
O tròn như quả trứng gà Ô thì đội mũ, Ơ thì có râu...
Và các thầu cô đã dạy thuộc lòng như:
A quả na B con bò C con chim ...
Vậy mà mỗi tối, các bà rủ nhau đi học cũng om xòm cả xóm.
LN gọi họ là các cụ, chỉ vì LN chừng 5,6 tuổi, nhìn họ chừng 30, 40 là đã thấy già quá rồi. Cho nên gọi họ là các cụ cũng đúng thôi.
Cũng nhờ có phong trào chống nạn mù chữ, mà số người mù chữ cũng bớt đi nhiều.
Khi LN sang Mỹ, đi học lớp ESL, cũng có nhiều chuyện buồn cười.
Phải công nhận, các cụ VN thông minh lắm.
Cô giáo Mỹ cho học 7 ngày trong tuần, bà ta đọc vanh vách:
Sắn đây, (Chủ Nhật) Mâm đây, (thứ Hai) Thuốc đây, (thứ Ba) Ghen đây (thứ Tư) Thớt đây, (thứ Năm) Phay đây, (thứ Sáu)
LN quên mất ngày thứ Bảy của các học trò Cụ rồi. Nhưng học về mầu sắc cũng vui lắm. LN chỉ nhớ:
Dé lô, màu vàng Rét, màu đỏ
Cái anh học dốt như LN lại hay nhớ những chuyện vui như vậy thôi. Còn những bài học về lich sử Hoa Kỳ, hay những văn chương của tác giả này, tác giả nọ, thì lại thành mù tịt.
Có dốt cũng đáng đời kiếp này, kiếp sau LN hứa, lại hứa :p sẽ học giỏi, giỏi dủ mọi thư khác nữa, như giỏi đàn, giỏi may thêu, giỏi nấu nướng... dù có vì quá giỏi mà chết yểu cũng đành
HONG VU LAN NHI0000000Rồi sáng nay, 09/12/2009 - HP vào thăm quán ca dao như một chuyện thường lệ mà "bắt buộc" phải có, cho những thích thú nơi trò chơi chữ nghĩa của mình . Và, HP lại được tặng thêm một món quà dễ thương nữa mà Đại Tỷ HVLN bỏ vô quán Ca Dao hồi đêm rồi (vậy là dòng chữ giải nghĩa cho 2 câu ca dao rau răm và cây cải mà chị PC để lại trong nhà PNV là có lý do thật sự chứ không phải là truyền thuyết mà sau này người ta gán cho một câu nói nào đã có sẵn trước đó lâu rồi ?). Và HP lại xin một lần được cám ơn Net, cám ơn những con người dễ thương, cám ơn những cuộc đời đã để lại ý nghĩa đẹp trong nhân gian . Dưới đây là bài chị HVLN post trong quán Ca Dao của anh HPH :Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay!Từ khi còn nhỏ bé, LN đã thích thơ thẩn ngoài vườn, nhìn những cây chuối nghiêng ngả vì mang trên thân buồng chuối quá to vì nhiều nải, hoặc nhìn giàn trầu không leo trên giàn nứa, và bên hông vườn là hai hàng cau thẳng tắp ở đàng sau vườn.
LN cũng thường quanh quẩn phía vườn rau, nào cà pháo, nào giàn mồng tơi có những trái tím rịm, nằm kè kè bên những trái mồng tơi xanh xanh...và không thể nào, không nhìn luống cải non xanh mướt, đang chờ bàn tay ai đó hái mang về nấu canh cá rô ... ôi sao mà món giản dị quê mùa mà sao lại ngon thế. LN như còn nhìn thấy U già, hái một rổ rau cải xanh mướt, một ít gừng, và luộc cá rô, lóc thịt nấu canh, U già còn đem giã đầu cá và xương cho nhuyễn, rồi lọc bằng cái rổ tre có những ô nhỏ li ti... U già nói, làm thế cho nước canh cải thêm ngọt.
Và U già đọc cho LN nghe:
Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.
Những lời ca dao đã thấm sâu vào tâm hồn bé bỏng thơ mộng của LN. Làm sao LN quên được những trưa hè oi ả, chìm lắng trong tiếng võng kẽo kẹt đưa cọt kẹt, cọt kẹt, đều đều, lẫn trong tiếng ru à ơi, ạ ời, đã làm cho buổi trưa hè buồn vắng lặng lại càng buồn thê lương hơn.
Câu ca dao ấy đã theo LN qua bao ngày tháng trôi nổi, gập ghềnh. Trong một lần họp mặt bạn bè, LN hỏi một người bạn về ý nghĩa câu ca dao trên. Ít lâu sau, LN nhận được bài viết do anh gửi tới. Cám ơn bạn rất nhiều.
Nhân Hoàng Thy Mai Thảo post 2 câu ca dao trên, LN xin post bài " Gió đưa cây cải về trời ". không thấy tên tác giả, LN chỉ đọc được ở một đoạn sau, với câu: Theo Hoàng Long Hải/Tuệ Chương thì: LN xin nói lại cho rõ*** Gió đưa cây cải về trờiCải là tên dân dã của một Hoàng tử con của Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long), Răm là tục danh của bà Phi Yến (Lê Thị Răm), vợ thứ của ông này.
"Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu lời đắng cay"
là câu ca dao dân gian đặt ra để bày tỏ lòng thương cảm đối với bà Phi Yến, một phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước.
Sự tích của câu ca dao trên như sau:
Để đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gởi con cả là Hoàng tử Cảnh đi theo cố đạo Pháp (Bá Đa Lộc) sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến (Lê Thị Răm) là vợ thứ của Nguyễn Ánh đã can ngăn chồng, đừng làm việc "cõng rắn cắn gà nhà" để người đời chê trách. Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của Bà mà còn tức giận, nghi Bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết Bà. Nhờ quần thần can xin, Nguyễn Ánh đã tống giam Bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển, Hoàng tử Cải (còn gọi là Hoàng tử Hội An), con Bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận, Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác Hoàng tử Cải đã trôi vào bải biển Cỏ Ống. Dân làng đã chôn cất Hoàng tử. Bà Phi Yến, theo truyền thuyết, được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về sống với dân làng Cỏ Ống để trông nom mộ Hoàng tử Cải. Một lần sau khi bị một kẻ xấu xúc phạm, Bà đã tự tử để thủ tiết với chồng.
Hiện nay ở Côn Đảo vẫn còn ngôi miếu An Sơn do dân đảo dựng vào năm 1785 (đến năm 1958 đã được xây dựng lại) để thờ bà Phi Yến.
Đây là một câu ca chắc hẳn nhiều người dù ở miền Bắc, Trung Nam đã được nghe một lần trong đời.
"Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại, chịu lời đắng cay…"
Câu ca thật buồn, chất chứa ắp đầy tâm trạng mà không sao giải thích nổi cặn kẽ vì sao nhân gian lại chọn cây cải và rau răm để gửi gắm nỗi niềm cay đắng. ( sưu tầm trên net)***
Phù !!! sau một hồi lục lọi có rất nhiều truyền thuyết về cội nguồn của câu ca này em thấy ý này khái quát hơn cả xin gửi tới các bác tham khảo:
Theo Hoàng Long Hải/Tuệ Chương thì:
Đời Hiển Tông nhà Lê, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi vào Nam, rồi chạy ra Côn Đảo (Pulau Condor). Bấy giờ Nguyễn Ánh thua thất điên bát đão nhiều trận, thế cùng lực tận. Ông bèn nói với giám mục Bá Đa Lộc (Pignau De Behaine) đem con trai của ông là Hội An, tên tục là Cải, về Pháp để xin viện binh (Việc này xảy ra trước việc Hoàng tử Cảnh). Mẹ của Hội An (tức Cải) là bà Phi Yến, tên tục là Răm mới can rằng:
- “Việc đánh nhau với Tây Sơn là việc trong nhà, nên dấy nghĩa binh mà chống lại. Rước người ngoại quốc (Việt Cọng gọi là người nước ngoài) vào có thể gây hậu họa, sau nữa dân chúng chê cười.”
Nguyễn Ánh không những không nghe, còn nổi giận đùng đùng, cho rằng Phi Yến tư thông với giặc, ra lệnh chém. Quan quyền xông lại can, Nguyễn Ánh mới cho đem giam bà Phi Yến vào hang đá, chờ hậu xét. Khi bị đem đi giam, bà Phi Yến chỉ đem theo ít bánh, đủ ăn trong mười ngày (cũng giống như đi cải tạo, đem theo lương thực 10 ngày!!!) và một con vượn trắng làm bạn.
Ít bữa sau, quân Tây Sơn đánh tới. Nguyễn Ánh vực gia quyến và một ít tàn binh lên thuyền tính chạy ra Phú Quốc. Khi lên ghe, cậu Hội An đòi đem mẹ theo cho được, không thì cho cậu ở lại với mẹ. Nguyễn Ánh giận lắm, cho là giống phản phúc, cũng theo mẹ mà tư thông với giặc thôi, bèn ném cậu xuống biển, nói:
- “Mày muốn theo mẹ mày thì tao cho theo.”
Cậu Hội An chết đưối. May nhờ có con cọp đen mà cậu nuôi từ nhỏ, nhảy theo cậu xuống biển rồi lôi xác cậu vào bờ, moi đất mà chôn. Dân làng biết, bèn đến đắp mộ tử tế.
Do vậy mới có câu ca dao: Gió đưa cây Cải về trời, Rau Răm ở lại chịu lời đắng cay.
Cậu Cải (Hội An) chết sớm, mẹ cậu là Răm (tức bà Phi Yến) còn sống. Còn lời đắng cay thì do đâu mà ra? Sách của NTN cũng viết là "lời". Có thể đó là "Đời" mà không phải là "Lời" chăng? Chịu đời đắng cay là đời cô quạnh, con chết, chồng bỏ đó chăng? Người đàn bà có hai nỗi khổ lớn nhất trong đời họ: Một là con chết, hai là chồng bỏ. Bà Phi Yến gặp cả hai cảnh ngộ khổ đau này, không phải là "Đời đắng cay" đó sao? Còn "lời đắng cay" là lời trách mắng, chì chiết, chê bai... thì đâu có ai nói điều đó với bà Phi Yến đâu?
Chuyện kể tiếp rằng:
Một hôm cọp đi lang thang gặp vượn đi hái trái cây về cho bà Phi Yến, bèn nhận ra nhau là "bạn" (vì được nuôi cùng một nhà từ nhỏ). Vượn đưa cọp về hang. Cọp lấy lưng mà đẩy tảng đá che cửa hang lại rồi cả ba về làng.
Một hôm, làng An Hải mở hội, bèn mời bà Phi Yến đến dự. Lúc đó bà mới 23 tuổi. Một tên vô lại họ Biện, thấy bà đẹp bèn đến nắm tay bà. Làng bắt tội nó, phải đòn. Riêng bà Phi Yến, theo tục lệ xưa, có chồng mà để cho người lạ nắm tay cũng là thất tiết với chồng nên bà cắn lưỡi tự tử. Dân làng chôn cất tử tế và xây đền thờ cả hai mẹ con.
Người ta đồn là hai mẹ con bà hiển thánh, thường hay cứu độ dân làng. Những đêm mưa to gió lớn, họ nghe vọng từ trên trời xuống tiếng hai mẹ con khóc than vì số phận đắng cay của họ. Rau răm ở lại chịu lời đắng cayCám ơn Đại Tỷ HVLN HP-HTMT
|