Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
Một Ngày Dài Của 60 Năm _ 1948 - 2008
Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm !! Đó là một điều kỳ diệu bừng trỗi dậy trong tôi ở khắc đầu tiên, khi vừa tới trước cửa ngôi nhà thờ Saint-Hyppolite, nơi mà lâu nay những người tranh đấu Việt Nam ở Paris lấy làm điểm hẹn. Đập ngay vào mắt người đi qua, là hai cây cờ vàng ba sọc đỏ hai bên và một tấm áp phít vừa đủ lớn bên lỗi đi vào tay phải nhà thờ. Sáu chữ màu đỏ trên nền vàng làm ấm dịu lại con tim " Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm"!! Trong gian hội trường lớn vừa phải, đã gần đầy người đợi giờ khai mạc làm lễ vinh danh 60 năm ngày quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hay còn gọi là ngày 60 năm cờ vàng. Bàn thờ Tổ Quốc luôn rất trang trọng đặt trước một lá cờ vàng thật lớn, thật đẹp và thật sáng. Thấp thoáng có bóng áo quân nhân của một vài binh chủng, rất trang trọng và dễ thương. Tôi xin liền một chị mặt bộ đồng phục màu xanh da trời, để chụp hình. Tôi nói tôi có thấy ở trên Net bạn bè tôi để photo các chị trong đồng phục này, nhưng không nhớ chính xác tên là gì ? Chị bảo, nếu đồng phục đúng như của chị, thì đó là lực lượng cảnh sát. Rồi kế đến là một chị mặt đồng phục màu trắng, nơi phía ngực là một thắt nơ dài màu xanh kiểu hải quân ( tôi tự tưởng tượng ). Một lúc sau tôi nghĩ mình nhận ra không nhầm người mặc bộ đồng phục rất gây ấn tượng là Nguyễn Thị Ngọc Hạnh ( người tôi mới gặp hôm trước ở lễ Thượng Kỳ đầu tháng, khi đó chị mặc áo khoác ngoài màu trắng tinh, có gắn huy hiệu cờ vàng bên ngực trái và một bông mai (?) trang điểm cũng rất nổi ). Tất nhiên chị Hạnh cũng nhận ra tôi, hai chúng tôi chào nhau theo nghi lễ của kẻ sĩ, những vẫn đầy đủ ý đời mềm mại theo lối người Pháp: hôn hai bên má. Tôi đã biết về chị nhiều hơn là chị biết về tôi, bởi lẽ thường tình - những ai đã từng để ý tới các trào lưu tranh đấu lúc yếu, lúc mạnh ở hải ngoại đều biết tên chị Hạnh - người ở tù cộng sản Việt Nam 13 năm và là người phụ nữ trẻ đã dám tự thiêu ngay giữa Paris, để nói lên tiếng nói đòi tự do, dân chủ thật sự cho quê hương Việt Nam. Bóng của mấy anh lính dù là dễ nhận ra nhất, dù bất cứ đám đông nào, có lẽ bởi chiếc mũ nỉ màu đỏ đậm, mà các anh để hơi lệch rất điệu trên đầu ? Tại trời mùa hè nóng hay sao, nên không thấy nhiều người mang đồng phục ? Từ khi quen biết bạn bè cõi ảo bên nhà Gia Long _ Việt Báo, tôi "bắt mắt" với các hình ảnh của anh lính dù, vì mọi người rất hay nhắc nhở tới. Anh Bắc Ninh bữa nay thấy đeo trên ngực hai máy chụp hình hẳn? Mà thấy người chạy tới chạy lui vẻ mặt còn nhiều xúc động. Bởi màu cờ và những người Việt Nam như anh đang hiển diện giờ này ? Hay vẫn còn là dư âm của mấy ngày trước, khi lần đầu anh thấy cờ vàng bay trước tòa thị chính Voisins Le Bretonneux và gương mặt chan hòa của những người Pháp khi đó? Anh nói, cả đời anh, dù ngày xưa bên cuộc chiến máu-lửa cùng đồng đội, cùng chia sẻ nhiều vui buồn và cả những mất mát, hay 33 năm thăng trầm đời viễn xứ...chưa bao giờ anh xúc động đến lạnh cả người như thế ! Tôi biết anh cùng các chiến hữu và bạn bè mình đã vật lộn suốt hơn ba mươi năm nay cho cuộc tranh đấu vì tự do, dân chủ thật sự của quê Mẹ Việt Nam. Và không phải lúc nào cũng được như hôm nay ? Nên trước những chiến công bước đầu đậm nét hơn một chút so với cả chặng đường dài vừa đi qua, đă làm cho anh và nhiều người phải trở về phần mềm mỏng của tâm tư ? Phải, ai cũng có một trái tim, ai cũng có một tấm lòng ? Nhưng vấn đề luôn khác nhau, bởi nơi trái tim đó đặt vào đâu và tấm lòng đó vì gì ? Tôi cảm phục những người như các anh, các chị cũng như các em luôn hướng về việc lớn lao hơn những gì bình thường của cuộc đời con người. Và vì thế mà họ dấn thân, hy sinh cũng như chịu đựng tất cả những khó khăn, cam khổ về phần mình. Mong một ngày thấy quê hương mình ngời sáng ánh mặt trời tự do và đồng bào mình có dân chủ thật sự.
Mỗi lần làm lễ chào cờ, khi bài Hồn Tử Sĩ khẽ âm vang là tôi luôn thấy hồn mình chùng xuống. Những nỗi cảm xúc lại dâng tràn, như tất cả mọi hồn linh của hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu con người đã ngã xuống cho cuộc gìn giữ hòa bình và tự do của đất nước tôi, tất cả đang về hội nhập cùng tôi. Chia sẻ chung niềm đau dân tộc. Hợp cùng nhau ý nghĩ phải đấu tranh cho công lý và công bình. Lễ chào cờ hôm nay có vẻ lâu hơn là mọi khi, hay bởi riêng tôi cảm nhận với ý nghĩ : phút giây này xin hãy là vĩnh cửu, cho chung những con người đã biết đổ máu đào vì lá cờ chính nghĩa quốc gia, và cho những người đang nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho ý nghĩa làm người, phải trước hết biết là vì quê hương, giống nòi. Sau đó là lễ dâng hương bàn thờ Tổ Quốc. Những người cựu quân nhân được là người đầu tiên. Sau đó bất ngờ là tên ca sĩ Nguyệt Ánh. Tôi chờ đợi hơn cả, bởi có lẽ ca khúc "Trả Ta Sông Núi" thơ Vũ Hoàng Chương, mà Nguyệt Ánh trình bày đã khắc sâu trong trái tim tôi, như một lời nguyền sông núi còn lại mãi đó ngàn năm sau, dẫu chính tôi hay Nguyệt Ánh có ra đi một ngày nào, như Vũ Hoàng Chương đã ra đi ? Phần văn nghệ được mở đầu với Nguyệt Ánh. Khi Nguyệt Ánh cất giọng ca, cả không gian như trôi vào một khoảng lặng trầm, ấm mà vẫn hết bậc của cung nốt cao ngạo, vợi vời ! Chưa bao giờ tôi thấy một ca sĩ có tên tuổi mà lại bình dị trong nét tự tin như Nguyệt Ánh, rất tự nhiên trong cung cách, và giản dị lắm. Nguyệt Ánh không trang điểm, mặc bộ đồ thường dân, dáng đi lại không hề kênh kiệu. Nhưng mà cũng chưa bao giờ tôi chứng kiến một lối diễn tả tuyệt vời như ca sĩ Nguyệt Ánh. Có lẽ nhờ tình yêu mà Nguyệt Ánh đang ngợi ca, yêu quê hương, thương giống nòi, mới là cao đẹp hơn rất nhiều tình yêu bình thường đôi lứa mà người ta hay nhắc tới trong những ca khúc thông thường ? Cung cao vút dội vào lòng người, lời mềm dịu chảy trôi cùng tâm hồn, ý từ thanh cao thấm vào hồn linh. Cho tất cả cùng được bay lên thật cao, trong cao ngạo và hào hùng dân tộc. Chỉ một bài hát đầu tiên là đã làm khơi dậy tất cả những ngọn lửa yêu nước âm ỉ trong mỗi con người cùng có mặt. Để bùng lên như những ngọn đuốc, khi sang đến bài hát thứ hai và nhất là khi Nguyệt Ánh lần lượt gọi lên sân khấu những quân nhân của một số binh chủng, như bộ binh, không quân, hải quân...Rồi rất tự nhiên lần lượt các ca khúc của từng quân lực được hát lên. Điều trở về bất ngờ của những bản nhạc lời hùng thiêng sông núi...đã gây sự xúc động bất ngờ cho nhiều cựu chiến binh. Và tôi cảm nhận, nhiều vị đã không kiềm được nước mắt. Ôi ! những giọt nước mắt của yêu thương và đau thương vì chính nghĩa cho non sông gấm vóc của chính mình một thời và mãi mãi !! Tôi nghiêng mình trước mỗi giọt nước mắt được rơi kia. Và nếu như tôi có được phép lạ, hãy cho tôi được làm bàn tay hứng lấy những "giọt nước non nguyện thề" này, để rồi đem ban phát lại cho những con tim và tấm lòng còn cứng rắn, chai lỳ trước hai chữ " Tranh Đấu ". Tranh đấu cho quê hương, vì tự do và dân chủ thật sự một mai ! Khi đến bài " Cái Cò ", mà Nguyệt Ánh nói đã phải sáng tác trong vòng bốn năm mới hoàn chỉnh. Đó là cả một tấm thảm cuộc đời trải ra trước mắt tôi, về thân phận và cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam, nhất là những người mẹ, người vợ của thời lửa đạn trước 1975 đã là cực khổ, nhưng sau 1975 còn là một bi kịch đau thương, tang thương ! Tôi cố giữ chặt lòng mình, nhưng rồi sự mềm yếu đã thắng trong khoảnh khắc nửa cuối của bài hát, và Nguyệt Ánh đã làm tôi run rảy, đúng hơn là những người phụ nữ Việt Nam đã làm tôi nức nở cùng nỗi buồn, cùng những niềm đớn đau. Hy sinh và hy sinh suốt một đời như một lẽ tự nhiên, khi đã chấp nhận là người phụ nữ Việt Nam chung gánh với những người cha, người chồng nghĩa tử cho quê hương. Tôi nghĩ sẽ nói bạn bè tôi tìm cho bài hát đó của Nguyệt Ánh, để tôi tặng lại bạn bè khác của tôi, và tự tặng lại mình thêm những giờ chìm đắm trong lời thơ rất mượt mà như cánh đồng lúa chín quê tôi. Nhưng đậm đà như màu trời rất lam chiều, nhớ tiếng Mẹ hát ru con...!!
Nguyệt Ánh kết thúc phần trình diễn hiệp một và hiệp hai ( cũng là kết thúc chương trình ) của mình bằng ca khúc bất hủ, với những câu cuối cùng được lặp đi lặp lại hoài mà nghe không chán : Còn Tổ Quốc là còn cơm ngon Còn Tổ Quốc là còn danh thơm Còn Tổ Quốc là còn yêu thương Còn Tổ Quốc là còn tất cả, Tất cả những gì mình thiết tha !! Tất cả hội trường cùng hát theo Nguyệt Ánh đoạn điệp khúc " còn Tổ Quốc...". Tôi và mấy vị niên trưởng ngồi ngay hàng ghế đầu tiên, chiêm ngưỡng Nguyệt Ánh trong các ca khúc tranh đấu tuyệt diệu kia mà cùng kính nể . Kính nể con người có nhân bản chính nghĩa. Kính nể tài năng âm nhạc và lối biểu diễn của con người ấy. Và phải nói, cô được Trời ban cho nhiều ân điển cùng một lượt ( như trong buổi trình diễn văn nghệ riêng buổi tối tại nhà văn hóa Ivry, kế sát quận 13 - Paris , tôi nói với chị Tuyết Mai, cũng một cây mai-vàng tranh đấu cho quê hương qua thơ-văn.) : Nguyệt Ánh có một suối nguồn yêu nước sớm được thể hiện ? Nguyệt Ánh có tài làm nhạc ? Nguyệt Ánh có giọng ca rất đẹp và rất khỏe. Và Nguyệt Ánh tràn đầy nhiệt tình trong mọi lĩnh vực nào mà mình có thể đem tặng cho người đời hương thơm đặt trong những đóa hoa nghệ thuật. Tôi nói với mọi người : nếu mà mỗi nước có người tị nạn Việt Nam, mà mình có một Nguyệt Ánh, thì công cuộc tranh đấu cho quê hương của người hải ngoại chắc chắn đã là ngắn nhất rồi ? Tất nhiên ai cũng đồng ý với ý muốn của tôi. Phần văn nghệ kế tiếp là của Paris. Những gương mặt quen thuộc và dễ mến, với những hợp ca và đồng ca của nhiều hiệp đoàn. Tôi để ý nhất là nhóm thanh niên trẻ, mà chắc chắn là thế hệ Việt Nam tị nạn sinh đẻ tại Pháp ( trong đó có cả một cô đầm tóc vàng hoe . Cô mặc áo dài Việt Nam màu vàng rất đẹp và hát tiếng Việt rất giỏi ? ).
Hết phần làm lễ vinh danh 60 năm cờ vàng trong hội trường. Là phần diễu hành cờ vàng ngoài đường phố. Phố xá hôm nay thật là tấp nập như một ngày hội lớn mới lạ. Trời được dự báo là có mưa, nhưng hóa ra lại nắng và không khí rất mát mẻ dễ chịu, so với thời tiết mùa hè. Con đường trước cửa khu siêu thị Paris Store người đông nghịt. Cờ vàng bay phấp phới. Ai cũng sung sướng, vui vẻ, và những người tranh đấu tôi quen mặt thì thấy rạng vẻ hài lòng. Nhóm thanh niên trường " Võ Việt Nam " trình diễn ngoài trời. Loa phóng thanh trên một chiêc xe tải vừa phải, mui trần phát liên tục các ca khúc tranh đấu. Khi bài " Trả ta sông núi" vang lên, tôi nhận bắt liền và chết lặng người ! Trời ban cho Nguyệt Ánh đặc ân làm ra những ca khúc đẹp như thế, thì Trời cũng ban đặc ân cho những người biết cảm thụ những ca khúc ấy đẹp nguyên vẹn như chính nó là, trong số đó có tôi. Ca khúc này tôi đã nghe cả trăm lần cũng có, vì mỗi khi tôi buồn hay suy tư chuyện đời thường hay đời tranh đấu, tôi lại tìm " Trả ta sông núi " cho hồn linh mình được thấm ướp hơi thở đất trời trong mênh mang ý nhạc, mà lấy lại nguồn năng lượng mới cho sống và cho làm việc.
Tôi nhìn đoàn diễu hành có tới cả hàng ngàn người. Đại quốc-kỳ đi trước, do mười cô gái trong ái dài thướt tha đỡ hai bên và phía sau lá cờ bằng vải. Xen vào giữa vẫn là trường "Võ Việt Nam" với bốn nhóm khác nhau, nhóm này biểu diễn tiếp những màn thật độc đáo và ngoạn mục trên đường phố ở một đoạn cuộc diễu hành dừng lại. Trong đoàn diễu hành tôi nhận thấy có nhiều người Pháp và người ngoại quốc khác. Mừng nhất là thấy lực lượng trẻ khá đông đảo và rất nghiêm túc. Nhiều người Tây tới hỏi tôi, hay những người khác cuộc diễu hành này là gì ? Buồn cười nhất có cô đầm trẻ, hỏi tôi . Sau khi tôi giải thích rõ ràng rồi, cô gật đầu, nhưng cô lại nói câu cuối cùng : thế thì tôi chúc mừng ngày kỷ niệm tự do của xứ ông bà . Tôi vội vàng giải thích lại kỹ và chậm : không phải vậy, lá cờ này là biếu tượng cho Tự Do, Dân Chủ, Công Bình mà người Việt Nam chúng tôi đã và đang tranh đấu vì ý tưởng đó suốt 60 năm nay. Chứ đất nước chúng tôi, như cô cũng biết, còn đang bị người cộng sản thống trị độc tài, dân tôi làm gì có tự do và dân chủ gì đâu ? Chúng tôi còn đang tranh đấu tiếp tục vì là cờ này ! Khi đó cô mới vỡ lẽ và bảo : oh, thế thì nhất định ông bà sẽ thắng, tự do và dân chủ sẽ có một ngày ở Việt Nam của ông bà, và tôi cầu mong như vậy. Tiếp đến là một bà Tây có tuổi nhiều lắm rồi thì phải, bà cũng lại đi tới hỏi tôi câu hỏi tương tự . Với bà cụ thì trả lời xong là bà hiểu liền , rồi bà gật gật đầu tỏ ý cảm thông với chúng tôi. Và buồn cười hơn cả là ngay lúc ở trong hội trường, có người đến hỏi tôi : cô có phải là Nguyễn Thị Ngọc Hạnh không ? Úi chao, sau đó tôi lại chạm mặt Hạnh đoạn gần đi diễu hành, tôi kể chuyện đó rồi tôi nói : chắc tại HP có dáng kẻ tự thiêu lắm đó nha ? Làm Hạnh cười rõ tươi ! Gặp lại Châu, cô ca sĩ trê có khuôn mặt rất dễ thương và hiền dịu . Tôi hỏi ngay Châu : em thấy chị Nguyệt Ánh chưa, biểu diễn hết ý nhỉ ? Cô bé gật đầu liền và tỏ ý ngưỡng mộ lắm. Tôi thêm lời chỉ dẫn : nếu em thích kiểu hát của Nguyệt Ánh thì em phải biết yêu mến những ca khúc viết về quê hương hay ca khúc tranh đấu, nghĩa là không chỉ có nhạc tình " rên rỉ " quá đáng !! Cô bé cũng thố lộ : em rất thích được như thế ! Như hôm nay em tặp mãi để hát được ca khúc " Giờ Này Anh Ở Đâu " ? Tôi ah (!) lên liền : ca khúc này chị rất thích và có kỳ trong diễn đàn Việt Báo bạn bè chị đem về cho nghe mãi không chán. Khi đi đoạn đường ngắn tới điểm hẹn diễu hành, tôi nói chuyện nhiều với Châu về việc hát hò. Thực tình tôi cũng muốn cô bé trở thành một hạt mầm văn nghệ như Nguyệt Ánh . Nhưng có lẽ tôi cũng nên nhấn mạnh với cô bé " muốn hát thật hay những ca khúc yêu nước kiểu Nguyệt Ánh, thì người ca sĩ cũng phải có lòng yêu nước ngang bằng với những nốt nhạc yêu nước !" Thật tình cờ, sau đó tôi chứng kiến đài BBC phỏng vấn Châu về cờ vàng hôm nay. Châu hẳn cũng bất ngờ, nên hơi ấp úng đoạn đầu, nhưng sau tôi thấy Châu trả lời cũng khá lắm. Điều chính là cô bé rất ngay thẳng , thật thà, nhiều cảm xúc .
Dọc đường đi kế bên tôi, tôi thấy một sinh viên nam hỏi chuyện một cô còn trẻ, chắc là người trong tổ chức thanh niên, sinh viên Paris ( qua cách trả lời của cô mà tôi nghe được ?) Cô giải thích từ tồn và rõ ràng - tham gia tổ chức cánh trẻ này thì ở đâu, như thế nào. Nên sau đó tôi hỏi chuyện cô về phương thức sinh hoạt của họ. Bàn luận về ý tưởng và đường hướng. Cita, người lai Ấn Độ này, rất thích nói chuyện với tôi. Cô hẹn tôi hãy liên lạc với cô để trao đổi tiếp khi nào rảnh. Sau đó cô giới thiệu tôi với Minh, một thanh niên trẻ khác là một trong những phụ trách hội đoàn trẻ. Cuộc trao đổi với Minh phải nói rất thú vị. Một người đồng quan điểm về những xuất khởi của sự lựa chọn tranh đấu. Đồng ý tưởng nhìn nhận và chấp nhận các đường hướng tranh đấu. Đồng chính kiến nơi các chặng đường tranh đấu. Và nhất là cùng ý nghĩ không vụ lợi hay vì bất kể lý do nào, ngoài lý do yêu nước mà làm điều chính nghĩa đáng phải làm nào đó. Minh kể tôi nghe tương lai nhằm tới những điểm nào để cuộc tranh đấu sẽ vào guồng mạnh hơn. Tôi dễ dàng đồng ý với Minh. Cả Minh và Cita đều là người rất điềm tĩnh, chững chạc . Phải nói đây là điều làm tôi có cơ sở để tin tưởng lớp hậu duệ có những người hướng dẫn đúng và giỏi. Và tôi thêm niềm tin cho sự thành công không còn bao xa nữa với công cuộc giành tự do, dân chủ nơi quê hương tôi. Một điều làm tôi hết sức lạ lùng là khi đoàn diễu hành vừa tập kết ở điểm cuối cùng - trước cửa tòa thị chính quận 13, thì chiếc đồng hồ trên cao ngay mặt chính tòa thị chính chỉ 18 h 00 . Và chuông đồng hồ gõ binh bong rất hòa nhập với rừng cờ vàng đang ánh lên rực rỡ dưới ánh mặt trời chiều trong vắt của Paris lúc đó. Thật là đẹp khi tất cả hòa quyện vào nhau và vào đoàn người vây quanh lá Đại quốc-kỳ, và những bó đuốc được thắp cho sáng thêm khoảng không gian lúc đó, màu cờ thêm vàng rực ! Gương mặt ai cũng rạng ngời, đầy ứ sung sướng và hạnh phúc. Tôi đã ngỡ ngàng khi đi đến gần cửa tòa thị chính, Cita nói to lên: chúng ta về tới Saigon rồi ! Ôi chao, nếu mà thật là như thế !? Tôi cùng mấy người nữa cũng khẽ hô lên : về tới Saigon rồi !! Ngạc nhiên hơn nữa khi giải tán rồi và tôi đang trên đường đi tới quán bar bên cạnh để uống nước với mấy anh, (( trong đó có anh Đông, người quay phim chính hôm nay và anh Đinh Lâm Thanh, người đang nổi tiếng với nhiều bài tham luận rất độc đáo, sắc bén, rõ ràng, làm điểm tựa tinh thần và đường hướng cho cuộc tranh đấu. Anh luôn có mặt kịp thời nơi những điểm "nóng" trên diễn đàn bình luận , tin tức...đó là điểm càng khiến tôi kính phục và nể anh )) khi đó tôi không tin là Thúy và hai cô con gái rất xinh đẹp ở ngay trước mặt tôi. Mừng quá ! Vì chiều tối hôm qua, tôi muốn gọi Thúy để rủ bạn đi cùng hôm nay. Nhưng rồi cũng ngại, nếu Thúy không đi được, có khí Thúy suy nghĩ rồi buồn cũng nên. Thế là tôi không gọi nữa. Nên khi gặp mà Thúy nói : tối qua gọi cho HP mà không ai nhấc máy cả ? ( ah, thế thì tại tôi tưởng ai gọi quấy rầy tôi, nên tôi cứ việc lo vụ viết lách của tôi đang dở dang mấy hôm nay rồi !). Nhìn thấy Thúy là tôi sung sướng lắm. Chúng tôi quý mến nhau vì nghệ thuật, Thúy cũng rất thích hát và cùng rất yêu thơ. Hơn nữa, chúng tôi cùng quý nhau ở đường hướng vì quê hương, dân tộc mà chung tay gánh vác với mọi người tranh đấu khác, Thúy từng tham gia tranh đấu sát cánh bên anh Đoàn Văn Linh, từ khi anh ấy ra đi, làm các em út và bạn hữu cùng tiếc thương và thiếu vắng người đầu tàu. Tôi nhìn hai cô con gái của Thúy mặc áo dài, là người nâng lá Đại quốc-kỳ khi nãy, lòng tôi tràn đày cảm mến và tự hào cho bạn mình cũng như cho quê hương Việt Nam còn có những mầm tranh đấu rất trẻ trung đó . Tôi trở về nhà rất khuya, vì còn xem trình diễn văn nghệ buổi tối. Ở đây tôi gặp anh Ân, chị Bẩy và chị Tuyết Mai. Vì thế mới có cuộc trò chuyện cũng rất thú vị với chị Tuyết Mai về ý tưởng tranh đấu, về thơ văn tranh đấu, về người nghệ sĩ xuất sắc Nguyệt Ánh. Tôi nói với chị : rất là hay nha chị Tuyết Mai, tự dưng Trời sẽ đưa đẩy những người tranh đấu thật sự cùng gặp nhau ở cuối một đoạn đường nào đó, để kết chặt ý chí của từng người lại thành một khối kết đoàn, đồng tâm cùng đi tới thành công sớm hơn. Nếu cho rằng kẻ thù đang mạnh, có nghĩa là tự mình cho mình là kẻ yếu hơn ? Nhưng sự mạnh hay yếu đâu phải bằng vũ lực ? Càng không phải bằng gian xảo loài người ? Mạnh hay yếu là ở ý chí và nghĩa công bình theo ý Thượng Đế kia ? Tất nhiên là chị không có gì phải đấu lý lại tôi rồi, bởi chúng tôi cùng tư tưởng ! Chị chỉ bảo : ờ, nhưng nói như mình ít ai họ hiểu là cái gì đâu em nhỉ ?Tôi đồng ý liền : có những điều bất khả kháng mà giải thích gì cho ai, vì họ không bao giờ hiểu như mình hiểu ... Trước giấc ngủ đến chậm rãi, tôi lại nhớ tới Nguyệt Ánh và những ca khúc tranh đấu đẹp như những viên kim cương không thể có nơi thiên nhiên, mà chỉ có thể có nơi lòng người yêu nước, khi đã kết tụ hài hòa được với nét đẹp của nghệ thuật . Vì thế, sáng ngày ra gặp phải những tin tức từ bạn bè. Ai đó nói có thấy cờ vàng diễu hành tự do ở Paris và nhiều người là tị nạn Việt Nam đã diễu cợt gì đó...làm tôi hết còn làm ngơ. Tôi nhớ các anh chị có tâm sự : nhiều hội đoàn ở đây, họ từ chối tham gia tranh đấu, ngay hai từ "chính trị " họ còn ngại ngùng. Vì thế có nhiều hội nọ, đoàn thể kia họ bảo : chúng tôi là phi chính trị ! Nghe thế, tôi đã ngạc nhiên vô cùng. Tôi nhớ là tôi nói với một anh : ủa, thế sao anh không hỏi họ, vậy không làm chính trị các anh làm gì với hội của mình khi tập hợp nhau ? Và không hỏi thêm : theo các anh thì "chính trị" có nghĩa là gì ? Rồi thì hỏi luôn : thế các anh không ở Việt Nam giờ này là vì sao ? Oh, còn nhiều câu hỏi tùy theo câu mọi người trả lời ? Người ta chả nói : trong câu hỏi đã có câu trả lời ? HP thêm : trong mọi lời nói đã có một con người ? Hay, trong mọi cách đi, đã có điểm nào ở cuối đoạn đường... Có anh kia còn bảo với tôi : hội hè nhiều khi tập hợp lại chỉ để thích chuyện ăn uống, hưởng thụ riêng họ, hay nói chuyện tầm phào giải sầu, đôi khi còn là bơi móc uýnh nhau sau lưng, đả nhau đằng trước đủ kiểu ? Chứ họ không thích nhắc đến hai tứ " quê hương ", hay " tổ quốc" và "tranh đấu" chi chi hết... Tôi chỉ trả lời : thế cũng thấy buồn đấy . Nhưng mà, trong cuộc đời mọi người có sự lựa chọn của riêng họ. Thượng Đế còn không bắt buộc họ điều gì, huống là mình ? Tôi không phán xét ai bao giờ, chỉ lo phần mình cho trọn là được rồi. Chỉ xót xa cho Mẹ Việt Nam mình !! Nhiều khi không thể nói gì hết ? Có lẽ vì thế đôi khi nước mắt cũng phải được tuôn trào ?? Và, khi bạn tôi viết thế này cho tôi : Tôi biết có người cho rằng tuổi cao rồi thì họ trở nên khôn ngoan hơn. Họ thấy VC hình như năm đâu đó, gần mình, xa mình ? Họ không muốn khua cây kiếm trong nước ! Thôi thì nhường những người khác họ còn nhiều nhiệt huyết với tranh đấu, nhưng chúng tôi không bao giờ rơi vào cạm bẫy của kẻ thù. Tỉ như: chấp nhận những điều xấu xa, và ngu ngốc mà làm bạn mình bị tổn thương và làm sung sướng cho kẻ thù. Thế thì tôi trả lời tức thì : HP thích hiểu nơi người khác nhiều hơn để người khác phải buồn về mình bởi bất cứ điều gi ? Trong một lần nói tranh luận với những bậc lão niên, và một lần với các thiếu niên, và một lần với các thanh niên, HP nói : trong ý tưởng tranh đấu cho chính nghĩa, không có ai là lớn tuổi, cũng không có ai là nhỏ tuổi . Yêu nước, thương nòi và vì chính nghĩa thì tranh đấu mọi lúc, mọi nơi không ngơi nghỉ ? Ý tưởng của loài người không phải ý tưởng của Thượng Đế ? Và đường lối loài người chẳng phải đường lối Thượng Đế ? Trong mọi cuộc tranh đấu vì chính nghĩa, chỉ có kẻ nào đi sát đường lối Thượng Đế, kẻ đó sẽ chiến thắng cuộc cuối cùng ? Còn hiện tại ai thắng, ai thua chỉ là thoáng phù dù cõi tạm, vì đó là loài người tự ý xếp đặt ngôn từ trần gian quá eo hẹp mà thôi, với hai nghĩa Thắng / Thua ? Phần trách nhiệm của mỗi con người trước Tổ Quốc, giống nòi mình, không ai làm thay cho ai cả, nhưng có nhiều người cùng gánh thì sẽ bớt nặng cho chặng đường chung ? Có những con sóng cả ? Có những con sóng vừa hay sóng nhỏ ? Nhưng cũng có luôn cả những con sóng lưng chừng giữa giòng ? Nhưng, lòng sông sâu hay biển rộng muôn trùng là Mẹ Tổ Quốc đều ghi nhận không sai bao giờ từng nét mặt mỗi đứa con của mình? Người tranh đấu tự đi tìm đường tranh đấu bên những con người tranh đấu khác, không bao giờ đợi người khác tới gõ cửa ? Bởi cánh cửa đã mở thì gió luôn thổi tung ? Còn cánh cửa đã đóng thì bên trong luôn là kín mít, và bên trong khung cửa : không gió, cũng chẳng phải cuộc đời thật bao giờ ? Bởi cuộc đời thật sự đâu phải chỉ là ăn là uống hay là ngủ ngáy, vui chơi như những gì rất ordinaire ? Còn ngoài ra, đúng vậy : không bao giờ rơi vào cạm bẫy của kẻ thù. Tỉ như : chấp nhận những điều xấu xa, và ngu ngốc mà làm bạn mình bị tổn thương và làm sung sướng cho kẻ thù. Nhưng sự thức tỉnh đôi khi phải là một va chạm làm xé toạc màn đêm sau một cơn chấn động nào đó ? Trong mọi cách, HP thích đi tìm phía tốt hơn của cùng một vấn đề ? HP luôn cảm ơn ai đem đến cho HP những ý nghĩ và ý tưởng cao hơn những bình thường ! Bởi con người ta sống là để đi về phía trước chứ không chỉ đứng một chỗ hay đi thụt lùi ? Cám ơn bạn cho HP được giãi bày ý nghĩ của mình ? Vì đoạn này sẽ được đưa vào một bài viết mới. Cuối cùng tôi viết cho một người bạn lớn tuổi khác cũng rất thích Thơ và thích hát vài dòng, lại vẫn về hôm qua, đoạn cuối cùng thế này : Nguyệt Ánh tuyệt vời !! Em phải nghiêng mình cảm phục và kính nể cô ấy về tất cả mọi mặt : Lòng yêu nước. Tài năng âm nhạc. Và giọng hát cùng cung cách biểu diễn hết ý !! Một lần sống mà gặp được người để mình kính nể về mọi mặt, đủ mãn nguyện cho những gì mình mến thương và hết mình vì nghệ thuật ! Paris, 7 - 7 - 2008 Việt Hoài Phương ThyThy_HoangThyMaiThao * Thị Xã Voisins Le Bretonneux chấp thuận cho chúng ta được treo Cờ Vàng trong 3 ngày trên trụ cờ chính của Thị Xã. Bắt đầu từ 08 giờ 30 thứ Sáu 27.06.2008 cho đến 08 giờ 30 sáng thứ Hai 30.06.2008.
** Cờ vàng sẽ được treo tại Montigny-le-Bretonneux (ngoại ô Paris) từ ngày thứ Tư - 09.07.2008 lúc 15 giờ.
|