Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Thuốc tây giả từ Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới
viethoaiphuong
#1 Posted : Tuesday, April 13, 2010 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Thuốc tây giả từ Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới


Mai Vân,RFI


Dưới tựa đề "truy lùng thuốc của tử thần", phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của một nhân viên thuộc một viện bào chế dược phẩm Thụy Sĩ, hầu bắt tóm những kẻ "sát nhân" giết hại hàng nghìn bệnh nhân với các loại thuốc giả.

Cuộc săn lùng này chỉ mới đươc bó hẹp ở địa bàn các nước Cận Đông : Ai Cập, Jordanie, Syrie, còn thuốc giả thì đến từ Trung Quốc. Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện thương tâm của Adel, một người Palestine. Vợ của anh bị bệnh ung thư vú, phá hiện rất sớm và các bác cũng lạc quan cho là chữa đươc bệnh. Vấn đề là loại thuốc sử dụng, Imanitib, rất đắt, 2000 đôla một hộp.
Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè để giúp đỡ, đưa được vợ sang điều trị ở Israel. Thời gian đầu, bệnh tình có vẻ ổn định, sau đó thì anh chuyển vợ về Palestine, vào một bệnh viện tối tân ở Ramallah. Người điều trị là bác sĩ Baker, rất được kính trọng. Ông sử dụng loại thuốc như nói trên, nhưng giá thì chỉ có một nửa thôi. Vợ của Adel chết 6 tháng sau đó. Thuốc sử dụng tại đây, là thuốc giả, chỉ có nước, pha với một ít đường, phẩm màu và một tí aspirine. Giá thành của một họp thuốc này là 2 đôla.
Điều đã thúc giục Jean Luc mở cuộc điều tra, đi đến tận vùng này, như ông giải thích, nếu thuốc giả chỉ là những loại thuốc vô thưỏng vô phạt như viagra, chẳng hạn, thì ông không hề quan tâm. Nhưng đây là những loại thuốc chống ung thư, chống nhũng bệnh hiểm nghèo, thì không thể bỏ qua. Theo ông, quy mô của hiện tượng này rất lớn. Những thông điệp nêu vấn đề thuốc giả đến ở bàn làm việc của ông là những ‘’đèn đỏ nhấp nháy khắp vùng Cận Đông’’.
Nhân vật trọng tâm của mạng lưới mà Jean Luc phát hiện, tên Wajee Abu Odeh, một người Jordanie, đến ở Trung Quốc, chính xác hơn là ở Thẩm Quyến. Ở Cận Đông, mạng lưới của nhân vật này cung cấp thuốc giả cho từ Jordanie, Ai Cập đến Syrie v.v...Tại Ai Cập chẳng hạn, họ cung cấp đến 50 % thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người này tràn lan ở những khu vực ngoại ô nghèo, những vùng nông thôn, mà qua nhiều môi giới, nó cũng đã đến một số nhà thuốc tây, hay bệnh viện có uy tín ở thủ đô. Thuốc giả chẳng những mang lại lợi nhuận to lớn, mà còn ít rủi ro đối với những kẻ sát nhân này. Ví dụ như tại Syrie, buôn ma túy, có thể bị án tử hình, hay tù chung thân, nhưng những kẻ bán thuốc giả chỉ bị phạt hai tháng tù là cùng, và vài ngàn đôla.
Theo bài báo trên tạp chí L’Express, Jean Luc đã thành công trong việc phá đuờng dây ở đây. Ông đã đưọc sự hỗ trợ của những người quen biết tại chỗ, họ đưa ông tiếp xúc với những người quyền thế như phu nhân tổng thống Ai Cập, bà Suzanne Moubarak hay là tổng thống Syrie, Bachar Al-Assad, từng là bác sĩ nhãn khoa.
Theo l’Express, Trung Quốc cùng với Ấn Độ là một trong những nước sản xuất thuốc giả hàng đầu thế giới. Theo số liệu năm 2001, có ít nhất 190.000 người chết do uống thuốc giả. Chính quyền Trung Quốc rất ý thức về tệ nạn này, đã đóng cửa 1.300 cơ sở, mở điều tra trên hơn 400.000 nhà máy khác. Nhưng các công ty giả, những cơ sở lén lút vẫn phát triển mạnh trong ‘’tổ kiến’’ kỹ nghệ và thương mại của Thẩm Quyến, khó triệt hạ được.
Ngoài hiện tượng thuốc giả, le Nouvel Observateur tuần này, còn nêu bật một tệ nạn xã hội khác, vốn là một mối đau đầu đối với nhiều quốc gia : đó là các đường dây buôn người phục vụ thị trường mãi dâm đang bùng nổ. Tác giả bài báo Nicole Pénicaut, nhìn một vòng thế giới, từ các nước giàu phương Bắc đến các nước nghèo phương Nam, thị trường nói trên đã toàn cầu hoá, du lịch tình dục chưa bao giờ phát triển như hiện nay.
Bài báo trích số liệu của Tổ chức du lịch thế giới, theo đó trong năm 2008, số du khách này là 90 triệu, tức chiếm 10% tổng số khách du lịch. Tuy nhiên theo tạp chí đây chỉ là một số ước lượng thôi, vì du lịch tình dục muôn mặt, muôn vẻ. Và nếu vùng Đông Nam Á vẫn là nơi được du khách phưong Tây ưa thích, với Thái Lan đưọc mệnh danh là một ‘’siêu thị’’ thì hiện nay nhiều người Châu Âu, nhìn sang những khu vực gần kề vơí họ hơn, như các nước Liên xô cũ, như các nước Ban Tíc chẳng hạn.
Tạp chí Pháp nhận thấy là 60 năm sau Công ước của Liên Hiệp Quốc chống nạn buôn người, khai thác tình dục thì cảnh tượng hiện nay rất đáng buồn : từ 2 cho đến 4 triệu là nạn nhân của sư khai thác này, 80% là phụ nữ và trẻ em, trong số này thì 80 % phụ nữ là người nước ngoài, thuờng khi không giấy tờ. Họ là những con mồi tốt của giới Mafia.
Đối phó với tệ nạn này nhu thế nào ? L’Express trích dẫn bà Malka Marcovitch, làm việc cho Liên Hiệp Quốc, tỏ ra bi quan : dẹp một đường dây thì 10 đường dây khác lại mọc lên. Cái khó khăn lớn nhất hiện nay không có một đường lối chung giữa các quốc gia. Những chủ trương đưa ra hiện nay ở một số nước như quy định chạt chẽ đối với nghề mãi dâm, thì đến nay cũng không có kết quả đáng kể. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay nhu nhiều người nêu lên có lẽ là phạt các khách hàng . L’Express kết luận trong khi chờ đợi thì giới mafia vẫn có thể ung dung làm giàu.
Nhìn về Châu Á, Tạp chí le Courrier International, tuần này , giải thích tại sao Trung Quốc phản đối mạnh mẽ chuyến viếng thăm bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Le Courrier trích dẫn tờ Open tại New Delhi, nhắc lại là lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đã đến vùng này tất cả là 5 lần rồi. Nhưng lần này tại sao Trung Quốc lại gay gắt như thế ? Theo tờ báo, có vấn đề rất nghiêm trọng, đó là vấn đề người nối tiếp sự nghiệp Đức Đạt Lai Lạt Ma, tức là Đức Đạt Lai Lạt Ma tương lai.
Nhiều người đã chờ đợi là tại thành phố Tawang, ngài sẽ nêu ai là người hiện thân của ngài mai sau. Trong thời gian qua, có nhiều tin đồn, người đó có thể sinh ra tại Tawang. Nơi đây cũng từng là nơi mà Đức Đạt Lai lạt ma thứ sáu đã chào đời. Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay đã 74 tuổi, sức khoẻ không tốt, cho nên vấn đề rất cấp bách. Như phát ngôn viên của ngài đã nhấn mạnh, không thể nào để cho Trung Quốc thay họ chỉ định ai là hiện thân của Đức Đạt Lai Lạt ma sau này.
Vả lại, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hiện nay đã từng tuyên bố là hiện thân của ngài sẽ không phải là một người sinh trên đất ‘’Tây Tạng bị chiếm đóng’’. Theo le Courrier vấn đề nêu trên ngày cũng càng trở nên gai góc đối với Ấn Độ. Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn có thái độ ngờ vực đối người láng giềng trên vấn đề Tây Tạng, và đang gây sức ép trước. Theo giới quan sát, Ấn độ có thể sẽ cố làm giảm sự bực tức của Trung Quốc, họ không loại trừ khả năng New Delhi áp dụng biện pháp cứng rắn, đàn áp.
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.