Rank: Newbie
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 61 Points: 0
|
Làm Sao Thương Mẹ ? Bài này được viết nhân đọc một đoản khúc về Mẹ của mot nữ sĩ, người mà tôi hằng quí mến về những tình cảm dạt dào ẩn hiện trong các bài thơ trữ tình và các bài viết rất có giá trị của cô . Nhưng cái nổi bật nhất mà tôi tìm thấy nơi nữ sĩ là cái cá tính chân thật, bộc bạch, từ ái và khiêm cung, trầm lặng của co. Trong bài viết về "MẸ", tac gia có đặt một câu hỏi với mọi người là "làm sao thương Mẹ ?" . Câu hỏi đặt ra thật chân thật và mộc mạc . Mới đọc tôi tưởng là đơn giản, nhưng suy nghĩ lại tôi mới thấy choáng váng cả người .Đơn giản vì tôi, cũng như bao nhiêu người khác, chỉ nghĩ rằng, thương Mẹ là .... thương Mẹ thôi, có gì mà cần giải thích . Chúng ta có cái bệnh tiên thiên là chỉ muốn "chấp nhận sự việc vốn đương nhiên là thế", và thêm vào với cái bệnh lười biếng trong việc suy nghĩ, nên chỉ ... chấp nhận cái mệnh đề dễ chịu:"thương Mẹ là ... thương Mẹ thôi . Là đương nhiên như vậy mà thôi" . Trở lại câu hỏi "Làm Sao thương Mẹ ?" của nữ sĩ, tôi đành trở về tìm lại một cái phao của người xưa để tự cứu, để tìm ra câu trả lời . Người xưa thường có câu rằng:
"Thương người như thể thương thân"
Vâng Mẹ cũng là ... người như mọi người . Vậy ta thương Mẹ thì cũng như ta thương thân ta . Có một điều khác với người thường, Mẹ là ta, ta là Mẹ . Khi còn là sơ sinh trong bụng Mẹ, Mẹ thở thì ta thở . Mẹ ăn thì ta ăn . Mẹ ngủ thì ta ngủ . Mẹ lo thì ta lo . Mẹ vui thì ta vui .... Rồi đến khi ta hơi lớn lên, Mẹ là Đức Phật , Mẹ là Thượng Đế của ta . Mỗi khi có bất cứ điều gì mà ta cảm thấy bất an lo sợ là ta lại chạy lon ton tới ôm chầm chúi vào lòng Mẹ để tìm sự che chở bằng cánh tay đại bàng của Mẹ . Tôi tự nghĩ lúc ấy mà có ai hỏi tôi để đổi Mẹ lấy mấy triệu lạng vàng, mấy triệu viên kim cương thì đều bị tôi ... dơ tay xua đuổi . Rồi khi chúng ta lớn khôn hơn, Mẹ vẫn luôn luôn là hình ảnh của tình thương và của dịu mát trong cuộc đời . Vậy dù ở tuổi tác nào, Mẹ vẫn là ta, và ta vẫn là Me . Mai này dù Mẹ ta già và chẳng may qua đời, thì ta vần thấy ẩn hiện hình bóng Mẹ ngay trong nụ cười tiếng thở của ta . Như vậy "Thương Mẹ như thể thương thân" là điều đương nhiên " là vậy mà không còn là "phải" vậy nữa. Nhưng có mấy ai biết thương thân là làm sao ? Được hỏi thì mặt lại cứ "thộn ra" . Nghe điều này buồn quá . Thân mình mà còn không biết để mà thương thì còn nói gì đến việc thương người ngoài, là thương chủng loại, thương xã hội quốc gia . Nếu anh, nếu chị không biết làm sao thương chính anh chị thì đừng vỗ ngực mà nói yêu nhân loại, yêu xã hội, yêu người xung quanh nữa . Nếu có nói thì cũng chỉ "nói giả vờ" thôi . Cũng như những cặp nhân tình hay vợ chồng nơi các nước văn minh, mồm thì họ nói với nhau như con vẹt "I love you", nhưng vài ngày sau đã thấy họ xa lìa nhau, ly dị nhau, bởi vì khi họ nói "I love you" là chỉ nói giả đò với nhau mà thôi, không có gì chân thật cả . Khi ta thương thân ta, ta phải biết săn sóc đến sức khoẻ và sự an toàn của đời ta, nhất định không để cho những bất trắc khổ ải, hay lo buồn phiền não đến với ta . Đó là khía cạnh tinh thần . Đó là các món ăn tinh thần mà chúng ta phải cố gắng tạo dựng lên các nguồn an lạc, hạnh phúc, nhưng cũng cương quyết ngăn ngừa các mầm phiền não đang thành hình lù lù dẫn xác tìm đến chơi với ta . Đối với các món ăn vật chất, chúng ta sẽ chỉ đưa vào thân thể các món ăn lành mạnh, bổ dưỡng và không nuôi bệnh tật . Chúng ta không ăn những thức ăn kích thích chỉ tạo thêm ra bệnh tật . Những thức ăn thức uống thiếu lành mạnh (như rượu) chỉ tăng thêm nguyên nhân tạo thêm các chứng bệnh nguy hại cho sức khoẻ . Thương Mẹ ta cũng tìm cách dâng lên Mẹ các món ăn tình thần và vật chất này . Ta luôn làm Mẹ an tâm với ý nghĩ: "Mẹ ơi, bên Mẹ luôn có con" . "Con luôn luôn bên Mẹ, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào". Cứ tưởng tượng xem một bà mẹ già mà nghe con trai, con gái mình mà nói như thế, chắc bao nhiêu buồn phiền, lo lắng của ME sẽ tiêu tan đi . Mẹ sẽ mỉm cười như đoá hoa hồng dù tuổi Mẹ đang tàn tạ . Có lẽ Mẹ sẽ tươi lên mà sống khi biết rằng các con thương mến nhau . Gia đình đang có hạnh phúc . Các con cái đang thành công và đang trở nên người hữu dụng cho đoàn thể, xã hội và tổ quốc . Các con đang làm rạng mặt gia đình và tổ tiên . Các con đang đứng vững bằng đôi bàn chân và đang bước những bước vững vàng cho chính bản thân . Thương Mẹ, ta phải chứng tỏ cho người thấy những niềm hoài vọng của Người đang được các người con ra sức thành tựu . Mẹ sẽ nở một nụ cười mãn nguyện dù lúc Mẹ phải nhắm mắt lìa bỏ cõi đời : "Con ơi Mẹ sung sướng quá . Mẹ có thể an tâm nhắm mắt ra đi đây . Mẹ đã làm tròn bổn phận mà tổ tiên Ông Bà giao phó : Con đã trưởng thành và trở nên người hữu dụng" . Viết về những điều "làm sao thương Mẹ" thì vô cùng vô tận, ngày này qua ngày khác cũng không hết . Nhưng là con, ta cũng cần biết rằng chỉ cần một cử chỉ săn sóc, một lời hỏi thăm, một hành động ân cần hầu hạ Mẹ, những cái ôm choàng lấy Mẹ, những cái nắm tay Mẹ thật chặt, những cái nhìn vào mặt Mẹ thật thành khẩn và sâu xa ..... cũng làm cho Mẹ ta cảm thấy hạnh phúc tràn trề . Ta hãy tự thương ta, săn sóc cho chính ta như thế nào, thì cũng sẽ thương Mẹ và săn sóc cho Mẹ ta như vậy . Ta hãy ngắm nhìn những Bà Mẹ đang suốt đêm suốt ngày hi sinh tận tuỵ săn sóc con cái họ như thế nào thì ta cũng sẽ hết lòng săn sóc, chăm lo, hâù hạ Mẹ ta như thế . Nhưng tôi biết có một vài trường hợp ngoại lệ khiến mối ràng buộc và tình cảm của con với Mẹ không được đồng điệu . Chúng ta hãy lắng nghe bài hát "Mẹ Bỏ Con Đi - Đường Xa Vạn dậm" của nhạc sĩ Trịnh công Sơn sau đây:
::: Trịnh Công Sơn :::
Đường Xa Vạn Dặm Mẹ Bỏ Con Đi
Mẹ bỏ tôi đi. Ðường xa vạn dặm Mẹ bỏ con đi. Ðường xa mịt mùng Mẹ bỏ con đi Mẹ bỏ con đi Trong khi con ngồi mẹ bỏ con đi Trong khi con nằm mẹ bỏ con đi Mẹ bỏ con đi Mẹ bỏ con đi
Mẹ bỏ tôi đi . Ðường xa vạn dặm Mẹ bỏ con đi . Ðường xa hoạn nạn Giấc ngủ chưa tròn mẹ bỏ tôi đi Gối lệch chăn mòn. Mẹ bỏ con đi Mẹ bỏ con đi Mẹ bỏ con đi
Bao nhiêu tiếng cười của ngày xa xưa Bao nhiêu giấc mộng lòng vạc bay xa Mẹ bỏ... con ...đi
Mẹ bỏ tôi đi Mẹ bỏ tôi đi Ðường xa ..vạn dặm .
Bà Mẹ trong bài hát của ns Trịnh công Sơn có thể là Bà Mẹ quê hương . Mà cũng có thế là một Bà Mẹ ruột đã bỏ ta đi vĩnh viễn và không còn ở với ta trên cõi đời này nữa . Cũng có thể là một bà Mẹ ruột thịt của ta còn sống nhưng đã bỏ ta đi vì một cuộc sống riêng tư. Hai trường hợp đầu của Mẹ, chúng ta xin miễn bàn đến, mà chỉ xin cùng bàn đến trường hợp đau buồn thứ ba, nghĩa là Mẹ bỏ ta đi vì một cuộc sống riêng tư của Mẹ, và Mẹ vẫn có thể còn sống . Mẹ bỏ con đi đường xa vạn dậm . Mẹ bỏ con đi đường xa hoạn nạn . Giấc ngủ chưa tròn Mẹ bỏ con đi . Gối lệch chăn mòn Mẹ bỏ con đi . Trong khi con nằm Mẹ bỏ con đi . Trong khi con ngồi Mẹ bỏ con đi . Nghe buồn quá . Trong trường hợp này trái tim của người con có lẽ trở thành lạnh lẽo như băng giá . Sao lại không buồn Mẹ cho được cơ chứ . Mẹ bỏ con đi khi con còn đỏ hỏn . Mẹ bỏ con đi khi cha còn trong lao tù . Buồn đứt ruột . Nhưng em ơi . Chẳng Mẹ nào là Mẹ chẳng thương con cả . Mẹ đẻ đứt ruột ra em, ra anh mà . Chỉ có Mẹ mới thấm thía cái từ "Tình Mẫu Tử" . Dù cha, dù anh, dù chị, dù em, dù bạn bè, dù hàng xóm, dù tự điển Larousse cũng không diễn tả nổi như thật cái từ trìu mến "Tình Mẫu Tử" của Mẹ đã một lần dành cho em đâu . Mẹ đã đau đớn nhắm mắt mà đành đoạn bỏ em mà đi . Mẹ cũng chỉ là người, như em, như anh . Mẹ cũng yếu lòng, say mê . Cuồng dại . Đau khổ . Sợ hãi như mọi người thường khác . Mẹ đâu có là thánh đâu. Cho nên trong một phút yếu lòng, trong một hoàn cảnh tuyệt vọng, Mẹ đành đoạn "Mẹ bỏ em đi đường xa vạn dậm". Nhưng Mẹ vẫn thương em lắm . Mẹ hối hận suốt đời về hành động khổ tâm đau đớn này . Nỗi xót xa đau đớn của Mẹ có khi còn gấp triệu lần nỗi đau đớn của em, của anh . Vậy em cùng anh hãy nhắm mắt lại để hình dung Mẹ . Để thấy rằng Mẹ vẫn luôn luôn đang ngự trị trong hình hài cá tính của em, của anh . Vì Em đang là hiện thân của Mẹ . Em hãy thương xót Mẹ nhiều hơn . Em hãy "tha thứ" lỗi lầm của Mẹ đã "dám" "Mẹ bỏ con đi đưòng xa vạn dậm" . Vì Mẹ của em . Mẹ của anh cũng chỉ là một con người thường như bao nhiêu con người khác . Mà con người thì ai cũng có giây phút vụng dại lỗi lầm phải không em ?.
|