Rank: Advanced Member
Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 18,432 Points: 19,233 Location: Golden State, USA Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
|
(tiếp)
Té ra trong khoảng năm bảy năm anh chàng này làm việc anh chỉ tìm sự an toàn qua social stability, financial stability vì lúc trước nghèo bây giờ muốn có tiền, muốn giàu để mình cảm thấy yên ổn. Nhưng khi qua giai đoạn đó rồi, thì anh cần nối liền với một người khác, một chúng sanh khác, có thể là vợ, có thể là con, v.v... Nhưng khi hỏi ra, anh cũng có vợ có con, nhưng mức độ thương vợ của anh không bao nhiêu cả. Tức là lấy vợ để mà lấy chứ không phải lấy để mà ... phụng sự người vợ...xin các vị đàn ông tha lỗi cho Thầy. Hai vợ chồng không hiểu nhau hoàn toàn và vì không hiểu nhau hoàn toàn nên họ làm nhiệm vụ của vợ chồng nhưng không có dedication, không có sự hy sinh cho nhau. Nhưng cô vợ rất thông minh, rất dễ thương. Khi anh chàng này biết như vậy rồi thì cái mission (sứ mạng) của anh là đem an lạc đến cho người khác. Cái quan điểm về chuyện làm việc của anh chàng này thay đổi hoàn toàn. Tức là anh không muốn thỏa mản chiều ngang nữa mà anh bắt đầu thỏa mản chiều dọc. Nếu vẽ vòng tròn thì vòng tròn thứ hai lớn hơn vòng tròn trước. Mỗi vòng tròn có chiều ngang của nó. Tức là mỗi người mình phải phát triển cái chiều ngang xong rồi mình lên chiều dọc. Nói một cách khác, khi bác đi hết cái phòng nầy rồi, biết hết chuyện trong cái phòng nầy rồi, bác sẽ nói "hình nào ở đây mình cũng coi hết trơn rồi, mình chán quá" thì bác sẽ muốn làm chi? Bác sẽ muốn lên cái phòng trên lầu kia để bác coi trên kia có cái gì. Nếu phòng này mình chưa có 'thám hiểm', coi hết được nhứng chuyện trong phòng nầy thì mình sẽ ở trong phòng nầy. Thì anh chàng này đã làm xong công chuyện trong phòng đó rồi và bây giờ anh chàng nầy đi lên phòng kế tiếp - phòng thứ hai. Phòng thứ hai nầy đòi hỏi mình phải làm cho người khác vui vẻ. Thành ra cái sứ mạng hay chủ đề nầy nhiều khi nó rất là sâu sắc, xa lắm. Nhiều khi mình cần biết ngay lập tức cái nấc thang thứ hai hay là cái chủ đề thứ hai của đời mình là cái gì trước khi mình biết về những việc quá xa thí dụ chuyện trên phòng thứ ba thứ tư mà mình không dùng được. Mình cần biết chuyện của lầu số hai ngay bây giờ. CHỦ ĐỀ CỦA CUỘC ĐỜI MÌNH. Thưa bác, mỗi người mình sẽ có những chủ đề khác nhau vì cái mức độ tiến hóa của mỗi người mình (về tâm linh) đều khác nhau. Nếu bác cảm thấy rất thỏa mãn về cuộc đời của mình, mình không cần tìm thêm chuyện gì khác cả, thì có nghĩa là bác chưa hoàn toàn thám hiểm xong cái tầng lầu mà bác đang ở. Khi mà bác bắt đầu có những anxiety, cảm thấy thiếu thốn trong đời bác thì có nghĩa là bác đã lên tới cái trần nhà của tầng lầu hiện bác đang ở và bác cần một cái tầng lầu mới để bác đi lên nữa. Nếu bác ở trong cái tầng lầu nầy một lúc lâu rồi, bác thấy happy, sung sướng đủ cả rồi lâu lâu bác nhìn lại và tự hỏi rồi năm năm sau mình ra sao, mời năm sau mình sẽ ra sao, v.v... Khi bác bắt đầu đặt những câu hỏi đó thì đó có nghĩa rằng cái lầu phía trên mở cánh cửa ra và bắt đầu thổi những cái làn gió xuống để cho bác cảm nhận rằng mình không nên ở trong phòng nầy quá lâu. Bây giờ chuyện mà mình cần nói tới là con người mình ai cũng có khả năng để đi lên tầng mới cả nhưng có điều là mình phải biết mình làm đủ những chuyện gì. CẤU TRÚC CĂN BẢN. Mấy bác thấy là sau khi phân tích ra thì mình có ba hoạt động : kiếm tiền, bảo trì và nhàn rỗi. Đồng thời mình cũng biết là mình cần có một chủ đề cho cuộc sống của mình thì cái sẽ không thay đổi với tất cả mọi người mình là cái được gọi là basic structure (cấu trúc căn bản nhất mà hễ làm người thì mình không thể không có được). cái basic structure này có hình dạng như sau : Con người nào cũng có 4 phần căn bản : tâm linh, tâm lý, trí năng và xử thể hay xã hội. Phần tâm linh là thuần túy mình đối với mình không có một người nào khác dính dáng vào cả. Là những lúc mà mình ở một mình, mình nói chuyện với chính mình chứ không có người nào nói cả. Đó là lý do tại sao lúc bác ngồi thiền thì gọi là bác đi con đường tâm linh vì ngồi thiền bác không nói chuyện với ai cả. Cái mà ngược lại với đó là trạng thái mà mình engaged, mình liên hệ, nói chuyện với người khác trong xã hội, những người chung quanh mình. Ở phần tâm linh thì cái miệng đóng lại còn trong phần xử thế/xã hội thì cái miệng mở ra. Đây là hai thái cực. Nếu mình đi ngược lại là trật. Khi bác tới một cái mosque, một cái nhà thờ, một cái chùa nào đó thì rõ ràng là bác muốn đi con đường tâm linh. Mà nếu bác tới những chỗ đó mà bác không tìm ra được một cái công thức hay là một cái phương thức nào để bác trở nên im lặng với chính mình thì bác phải ráng tìm cho ra. Tức là cái chỗ đó nó không cho bác điều kiện để bác tiến hóa tâm linh. Phần tâm linh rất quan trọng là bác phải ở với bác một mình mình. Thì ra đây là cái phần mà nó sacred, nó quan trọng nhất của con người mình mà cái phần đó ai cũng có cả, người nào cũng có cả. Thường thường chỗ mà mình ở một mình mình là lúc nào các bác? Khi nào mình ở một mình mình các bác? Câu hỏi của thầy là lúc nào trong ngày mà mình thật sự ở một mình. Đại chúng trả lời : ngủ Mục đích của thiền là làm sao cô hoàn toàn tỉnh táo trong lúc cô ngủ. Cái đó là cái mục đích của Thiền : làm sao cho mình hoàn toàn tỉnh táo trong lúc mình thức ( vì có nhiều người mình thức nhưng mình không tỉnh táo, mình drift từ chuyện nầy qua chuyện khác mình không có sắc bén) cũng như lúc ngủ ( có lúc mình ngủ mà mình mê loạn, nhiều khi mớ nữa rồi có người thì bị mộng du nữa, rồi có lúc mình ở trong trạng thái deep sleep). Cái thước đo mức độ thiền định của bác là cái mức độ tỉnh táo của bác khi bác ngủ, lúc bác có mộng chứ không phải là cái gì khác. Bởi vậy cô trả lời là lúc ngủ là hoàn toàn đúng. Rồi có lúc nào, chỗ nào mình ở một mình nữa các bác? Đại chúng trả lời : khi mình thiền. Thầy : Mình thiền, đúng rồi. Lúc nào nữa bác? Đại chúng : lúc tắm. Thầy : Đúng rồi lúc tắm, mình tắm một mình mình mà. Đại chúng : Niệm Phật. Thầy : Đúng vậy. Còn lúc nào nữa? ... Thầy : Đúng rồi lúc lái xe. Lúc làm vườn. Lúc đọc sách. ... Sau này bác ghi nhận coi lúc nào bác ở một mình trong ngày.
TIẾN HÓA LÀ GÌ? Bây giờ mình nói đến cái quality, cái bản chất của chuyện 'một mình' là gì. Khi bác đi xe mà bác vặn nhạc lên thì bác không phải làm chuyện tâm linh. Lúc bác niệm Phật mà có chữ niệm Phật ồn ào quá thì cũng không phải tâm linh. Mà bác vừa tắm vừa huýt sáo thì cũng không phải nữa. Không phải là tâm linh. Lúc nãy bác nói ngồi thiền là đúng. Nhưng ngồi thiền mà tính nhẩm trong đầu là ngày mai làm cái gì, ngày mốt shopping ở đâu, chỗ nào bán garage sale thì cũng không phải là chuyện tâm linh nữa. Cho nên cái khổ của mình là nhiều khi mình nói mình ở một mình đúng rồi nè nhưng mức độ yên lặng mới đo mức độ tâm linh. Cho nên người mà tâm linh tiến hóa thì thường là tâm họ yên lặng chứ không phải miệng của họ im lặng. Con người càng tiến hóa bao nhiêu thì chẳng những là tâm họ yên lặng mà thôi mà cái productivity, cái sức lực mà họ dâng cho xã hội nhiều khi gấp năm gấp mười lần lúc họ chưa tu hành. Đây là một điều khủng khiếp. Con người càng yên lặng bao nhiêu thì càng sáng tạo bấy nhiêu. Sự yên lặng đó như là mặt đất để tất cả ý tưởng sáng tạo khởi dậy. Nhiều khi mình cứ nghĩ rằng tu hành là mình phải làm cái việc ngồi xuống, ngồi thiền, niệm Phật, có cái bàn thờ, mặt áo tràng cho đẹp đẽ nhưng thật sự ra đó là cái hình tướng bên ngoài. Nhưng nếu mình nói chuyện tu hành tiến hóa thì bên trong với chính mình, mình phải đạt tới sự yên lặng, bên ngoài trên mặt xử thế thì mình có một năng lực mà mình cho ra bằng trí óc, sức lực, lời nói, hành động ... đủ cả, và cho ra không ngừng. Nếu nói theo danh từ nhà thiền : Chân Không và Diệu Hữu. Chân Không là sự yên lặng, Diệu Hữu là mức độ mình cho người ta cái gì tụ nơi người mình đây. Cho nên mức độ tiến hóa, mức độ tu hành nó không thể được đánh giá chỉ bằng một mặt là anh chàng này anh thiền định bao nhiêu mà phải coi cả hai mặt là mức độ cống hiến/phục vụ của anh chàng này hay của cô nương này. Nhưng nếu nói hai mặt không cũng chưa đủ. Khi mà mình đi cống hiến, khi mình đem năng lực của mình phục vụ người khác qua cái công việc, cái hành động, qua chương trình, qua việc làm, qua những sáng tạo của mình thì tự nhiên nó đòi hỏi mình phải ngồi lại mà nhìn hai cái mặt mà giúp cho công việc của mình. Hai mặt đó là mức độ con tim của mình và mức độ trí óc của mình. Hai cái đó nó hòa hợp hay không, nó đưa ra năng lực bao nhiêu. Đó là hai hướng tâm lý và trí năng. Đối với một người tiến hóa thì tâm linh rất là mở rộng. Mở rộng ở đây là openess. Đây là mức độ tâm mình mở rộng làm mình dễ đón nhận sự phê bình, mình dễ dàng đón nhận cảm xúc người khác, mình có thể đem người khác vô trong lòng của mình một cách dễ dàng. Mình có thể mở lòng mình ra để trình bày cho người khác coi. Tức là cái lòng của mình không còn là một cái gì bí hiểm bí mật không ai nhìn, không ai biết được mà lòng mình cũng không phải là cái gì mà mình không hiểu được. Nó trở thành là một cái gì mà mình có thể đưa ra cho mọi người coi. Cái lòng có thể đưa cho người ta coi là cái lòng mà người ta có thể tín nhiệm mình, tin tưởng mình. Vì người ta tín nhiệm, tin tưởng mình mà người ta có thể thương mình và mình có thể thương người ta một cách dễ dàng. Cho nên một con người tiến hóa không thể chỉ đánh giá bằng mức độ thiền định, mà cũng không thể đánh giá đơn thuần bằng mức độ họ đi cống hiến trong xã hội, mà phải đánh giá thêm là mức độ con tim của họ mở ra bao nhiêu. Bây giờ Thầy nghĩ rằng là bà Thérésa có mức độ im lặng của bà (bà ngồi ba giờ đến 4 giờ im lặng cầu nguyện mỗi ngày) và mức độ hy sinh phục vụ của bà khủng khiếp khó ai bằng (lo cho người nghèo và người bệnh không kể giờ giấc, đến chừng nào xong hết mà thôi). Chúng ta thấy hai điều trên đi đôi với nhau : Sở dĩ bà có thể cống hiến như vậy vì bà có mức độ thiền định cực kỳ cao thâm và hơn vậy nữa mức độ con tim mở rộng của bà là động năng làm cho hai chiều thiền định và phục vụ gắn liền với nhau. Nói như vậy cho các bác thấy là con người của mother Thérésa là một con người tiến hóa. Tiến hóa là không chỉ phát triển một mặt mà thôi. Nếu mình chỉ nhìn sơ qua thì cho là bà chỉ là người chỉ biết làm việc thiện mà thôi. Nhưng khi nghiên cứu kỹ thì thấy là bà có triết lý sống của bà, có sáng tạo và có mức độ thiền định cao. Cuộc đời của bà có chiều sâu mà tất cả bốn phương diện tâm linh, phục vụ, tâm lý và lý trí dường như là gom lại một chỗ, tụ hội lại một điểm và điểm đó là chủ đề của cuộc sống của bà. Khi đọc sách viết về bà và về cuộc đời của bà thì Thầy thấy chủ đề của cuộc đời bà từ lúc bà vào tu là đi giúp người, đi cứu người, làm việc thay Chúa. Bà rất rõ ràng đó là chuyện bà muốn làm, bà biết chủ đề của đời bà và bà biến chủ đề nầy thành sứ mạng của bà. Các bác thấy là trong ngày mình có 3 chuyện mình phải làm nhưng nhiều khi chuyện mình làm hàng ngày nầy không làm mình phát triển 4 phương diện mình đã có sẵn trong tâm. Nhiều khi mình không phát triển để mở rộng tâm lý, nhiều khi mình không mở rộng trí năng để đạt đến một mức độ sáng tạo cao. Thông thường mình chỉ sống và làm những chuyện kiếm tiền, bảo trì, nhàn rỗi mà mình không có chủ đề và mình cảm thấy cuộc đời của mình rất rời rạc. Nếu nói về tiến hóa : bây giờ mình nhìn một đứa con nít. Thường thường mình nói con nít nhỏ ngây thơ mà ngây thơ là gì? Nó không biết được hoàn cảnh xung quanh, nó không hiểu được thế giới của tư tưởng của mình, nó chưa có thám hiểm được cái thế giới tình cảm nên mình nói nó ngây thơ. Khi đứa bé tới 15, 16 tuổi thì mình nói nó là hiểu đời một chút xíu, nó biết nhiều hơn một chút. Khi nó càng lớn hơn thì mình càng thấy nó khôn hơn, càng ngày càng biết rõ chuyện. Té ra đó là cái mức độ mà mình hiểu những phương diện sống hơn. Nói như vậy có nghĩa là khi mình càng phát triển hay tiến hóa thì mình càng hiểu các phương diện sống hơn (dimensions of life). Càng hiểu rõ hơn thì mình càng sống tốt hơn. Thí dụ đứa bé hai tuổi đến bờ vực thì không biết là nếu bước qua cục đá đó thì sẽ rớt xuống hố. Khi nó hiểu hơn thì nó sẽ không vượt qua cục đá đó. Vậy thì khi mình càng sống tốt hơn thì có nghĩa là mình càng tiến hóa hơn. Bây giờ mình có bản đồ sơ khởi làm sao mình cải thiện cuộc sống để mình tiến hóa. Thế nào là một sự tu hành toàn diện (dịch chữ holistic). Rất tiếc là cả tiếng Tàu lẫn tiếng Việt đều không có chữ tương đương để dịch chữ holistic nầy. Nhưng người Trung Hoa đã có holistic view (cái nhìn toàn diện) từ xưa rồi bằng chứng là các bác thấy khoa đông y và châm cứu của Trung Hoa vận dụng cái nhìn toàn diện các bộ phận và tính chất trong người mình chứ không chỉ chú trọng vào một bộ phận bị bệnh mà thôi. Về việc tu thì thấy xin giới thiệu với các bác phương thức tu hành của thế kỷ 21 là phương thức tu hành toàn diện. Mình phải tu hết bốn phương diện của cuộc sống của mình. Các phương diện đó là tâm linh, tâm lý, trí năng và xử thế. Đây là mô hình mà mình có thể gọi nôm na là mô hình chữ thập. Nếu theo mô hình nầy thì bước đầu tiên cả là làm gì? Và cái cứu cánh là gì (hay là chỗ chung cuộc mình tới là đâu?). Thầy chỉ hy vọng là tối nay các bác ra về thì có ý nghĩ khác biệt một chút xíu về chuyện tu hành - đừng có associate chuyện tu hành với chùa chiền nữa mà nghỉ tu hành là một sự phát triển toàn diện con người của mình. Tức là mình phải ra khỏi mô hình thế kỷ 13-20 mà đi vô mô hình thế kỷ thứ 21. Tu hành là phát triển nhiều mặt con người của mình mà đôi khi mình tới chùa hay tới nhà thờ là mình chỉ làm một phần thôi ( 1 chiều trong 4 chiều ).
CỨU CÁNH, CHỖ CUỐI CÙNG MÀ MÌNH SẼ TỚI. Đối với hướng tâm linh thì cứu cánh là Bất Nhị hay là cảnh giới mà mình gọi nôm na là Phật Tánh. Đối với mặt xã hội thì cứu cánh là 'mình nối liền với tất cả mọi người' hay interconnectedness. Đây là một trạng thái của tâm thức : tâm của mình nối liền với tâm của tất cả mọi người và tất cả mọi người nối liền với nhau. Có nghĩa là mình ở trong một mạng lưới nối liền tất cả mọi người với nhau. Khi mình thấy được mình nối liền với tất cả mọi người rồi thì mình sẽ nối liền với tất cả mọi chúng sanh, chẳng những về mặt tâm thức mà cả luôn về mặt thân thể. Mình nhìn thấy hai người ngồi xa nhau thì làm sao thân thể nối liền với nhau được? Nhưng mình sẽ tới một giai đoạn mà mình sẽ không thấy sự cách biệt. Bằng chứng là có những người họ đạt tới cái mức độ thấy được mối liên hệ của mình với tất cả mọi người, họ trở thành mối quan hệ đó. Các bác nhớ là hai mũi tên cái đi lên và cái đi xuống luôn đi đôi với nhau. Trong lịch sử có vài người nổi tiếng có thiền định cực kỳ cao và họ cũng cực kỳ liên hệ với tất cả các chúng sanh. Họ đạt tới cái tâm thức là họ nối liền với tất cả các chúng sanh. Phật là một trong những người đó. Tâm của Phật thông đạt tâm của mình. Mình nghĩ gì Ngài cũng biết cả, mình buồn mình giận mình vui gì Ngài cũng biết cả. Nếu chỉ biết theo chiều ngang là chỉ biết một đời này thôi thì còn dể, Ngài còn biết theo chiều dọc : biết nhiều đời nhiều kiếp nữa về trước và về sau. Cái mà cả Chúa và cả Phật đều có là khi các Ngài dơ tay ra rờ bác thì bệnh của bác lành liền. Mình gọi là phép lạ nhưng thật sự ra đó là kết quả của một tâm thức nối liền với tất cả mọi tâm thức khác, một cái thân đã nối liền với mọi thân khác, không còn bị giới hạn bởi da thịt nữa. Cho nên khi mình nghĩ rằng con người mình là một cá thể không có gắn liền với người khác thì đó chỉ là một illusion, một ảo ảnh tự mình tạo ra mà thôi. Sau đây là một chuyện thật xẩy ra bên Ý 300 năm trước : Các 'soeurs' đã đạt tới một tâm thức có thể nối liền thân mình với mọi người nên các Ngài đã cứu một nhóm người ... bằng cách nào? Họ đã làm một cái hạnh mà Thầy làm cũng không nổi, mà một người vỗ ngực là giác ngộ rồi sợ làm cũng không nổi nữa. Có người bệnh đến và tay bị mụt sưng bự lên mủ trào ra, các soeurs liếm cái mụt này và bệnh lành liền lập tức. Là bởi vì tâm thức của các vị đó đã đạt được không những là trạng thái bất nhị mà các Ngài không còn bị giới hạn bởi cái ảo ảnh là thân mình và thân người là cách biệt nữa. Cái interconnectedness đó thật sự hiện ra, xảy ra. Khi các bác nhìn vào tâm của các soeurs này khi họ làm chuyện đó thì họ không hề phân biệt xấu và dơ. Tâm của các Ngài ở trong cái tâm thức 'Chúa' - Ngài tức là Chúa, Chúa tức là Ngài, không có sự phân biệt. Nói cách khác mức độ nối liền với tất cả chúng sanh chính là mức độ Diệu Hữu và nó cần một mức độ Chân Không đủ để hiểu hay 'ngộ' được cái Bất Nhị. Bây giờ trở lại với mình, mỗi lúc mình ăn thịt con gà, con vịt, con heo, v.v... thì thật sự ra đó chỉ là động năng quan trọng nhất của ảo ảnh vì trong tiềm thức mình thấy mình và tất cả chúng sanh là một nhưng mình sẽ làm tất cả mọi chuyện ngược lại để ngăn chặn mình trở thành một với chúng sanh. Mình ăn chúng sanh vào bụng để nó hòa nhập làm một với mình nhưng hành động nầy thì hoàn toàn trật vì hành động mà mình ăn một chúng sanh là một hành động phủ nhận sự nhất thể của mình và chúng sanh. Theo triết lý phát triển toàn diện thì trên con đường tiến hóa của các bác, các bác sẽ đi đến một lúc mà các bác sẽ không thể nào ăn mặn được, không thể ăn thịt của chúng sanh được. Lòng bác sẽ cảm thấy là bác connect với các chúng sanh đó. Nếu bác còn ăn mặn thì tức là cái tâm thức sâu sắc của bác còn chưa trỗi dậy. Khi tâm thức nầy trỗi dậy thì bác không có cách nào tiếp tục ăn mặn được nữa. Cho nên chuyện đổi từ ăn mặn ra ăn chay có nhiều lý do : lý do sức khỏe, môi trường, kinh tế (như trong Diet for New America hoặc cuốn Food Revolution nêu ra), lý do đạo đức Phật Giáo và lý do tâm thức interconnectedness. Bây giờ thay vì dùng văn hóa sợ để dọa các bác ( ăn mặn bị đọa, ăn gà làm gà, v.v... ) thì Thầy đề nghị các bác về các bác nghiên cứu cái đẹp, cái bổ ích, cái healthy của sự ăn mặn. Bác tìm các lý do tại sao ăn chay xấu quá. Khi bác tìm ra rồi thì các bác cứ việc ăn mặn. Có một câu hỏi được một bác đặt ra là làm sao mình biết direction đi lên là đúng. Thật sự ra không có hướng trúng và sai. Mà cái hướng nào mình cảm thấy rằng là cái chiều hướng mà con người mình phát triển. Nếu nói cho rõ ra làm sao biết được đúng hay sai, thì chỉ có một cách là mình phải nhìn lại lịch sử (nhân chủng học) mà nếu bây giờ Thầy nói thì lạc đề liền lập tức - Thầy nói mất ba bốn giờ để nói chuyện đó cho các bác nghe. Thầy xin giới thiệu cho các bác vài ba cái tên để các bác về mua sách mà đọc thêm cho biết tại sao chiều hướng đi lên là chiều hướng quan trọng : - Ông Jean Gebser khám phá ra rằng con người có từng tầng văn hóa mà nếu mình nhìn cho rõ ràng thì con người mình lúc nào cũng có cái động năng tiến lên cả, gọi là hướng thượng. Xã hội cũng thay đổi theo chiều hướng càng ngày càng tiến lên làm cho mình cảm thấy hạnh phúc hơn. Làm sao mình biết là chiều hướng đi lên là chiều hướng đúng : khi mình tu mình sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn - rất là giản dị. Chữ hạnh phúc có nghĩa là sướng hơn. Mình càng tu mình càng thấy sướng hơn, vui hơn. Nếu càng tu mà mặt mình càng bí xị hơn thì nguy hiểm. - Ông Clare Graves. - Ông Don Beck. - Ông Ken Wilber. - Ông Robert Kegan. - Đức Phật (nên đọc kinh Hoa Nghiêm, tương đối là bộ kinh ngắn nhất trong các bộ kinh dài). Các bác mà càng đi lên thì vòng tròn của bác càng lúc càng mở rộng ra tức là lối sống của bác, tâm thức sống của bác càng ngày càng mở ra, mức độ mà bác giao thiệp bạn bè cũng mở rộng ra, trí thức, tâm lượng của bác mở ra, tất cả mọi chuyện đều càng lúc càng mở ra. Làm sao bác biết con đường đi lên là đúng : có những vấn đề của vòng tròn thứ nhất không thể giải quyết được mà phải có những giải pháp của vòng tròn ở trên mới giải quyết được. Mà đó là lý do cho biết con đường đi lên là con đường đúng đắn. Có một chuyện mới xảy ra thôi. Cho Thầy xin lạc đề nửa phút để chứng minh là con đường đi lên là đúng. Có một anh này, anh có người vợ ở chung với nhau nhiều năm chứ không có lấy nhau. Rồi anh đi làm việc xa, không có ở với vợ. Anh chàng thương cô này nhưng cô này thì không chắc thương anh chàng này. Cô vợ kêu anh về nhưng anh không về được, cô vợ tức và muốn trả thù anh này. Cô điện thoại anh, nói cho anh biết là cô chán và tối mai sẽ có thằng bồ đến ở với cô. Hôm sau, anh này điện thoại và quả thiệt cô ta đem người đàn ông đến ở với cô. Anh này tức giận không thể tưởng tượng được nhưng không biết làm sao đối phó với chuyện này. Anh đi hỏi ông Thầy phải làm thế nào. Sau khi biết là anh này chỉ là người bình thường chưa từng có tu hành tâm linh gì cả và anh có quan điểm rằng người vợ là của mình, rằng vợ mình thuộc về mình. Ông Thầy nói là anh cần thay đổi quan điểm và ông dạy anh này như sau : Ông dạy anh này ngồi thiền. Ông kêu anh này tưởng tượng ra vợ anh và người kia làm gì, nghe lời của vợ anh nói. Anh này làm theo và thấy khó chịu, giận dữ, đau đớn vì bị mất mát, bị bội bạc. Ông Thầy kêu anh đừng có nhìn vào chuyện đó nữa mà nhìn vào cảm xúc của anh. Anh nầy nhận ra được cảm xúc của mình, sống cái cảm xúc của mình. Rồi ông Thầy bảo anh này đem cái cảm xúc ra mà nhìn vào thôi như nhìn vào một vật để trên khay trước mặt anh. Anh nầy nhìn cảm xúc của anh. Anh làm như vậy một ngày một đêm. Chuyện gì xảy ra các bác? Anh nầy không còn là cái cảm xúc nữa. Khi anh (là) cảm xúc thì cảm xúc với anh là một, bây giờ anh có cái cảm xúc thì anh nhìn nó, mà khi anh nhìn nó thì anh rời cái cảm xúc (cái kinh nghiệm đó), anh không là cái cảm xúc nữa. Anh bắt đầu cảm thấy rằng cái quan điểm quan trọng nhất là cô nầy là một phần của mình, mình chiếm hữu cô. Có nhiều chi tiết hơn nhưng bây giờ mình không nói ra đây. Kết quả là anh nầy anh đổi quan điểm : Người vợ không phải là của mình, người vợ không lệ thuộc vào mình, cô có cái tự do muốn làm gì thì làm mà nếu cô nầy làm chuyện gì mà cô thấy happy thì chuyện đó phải là đúng đắn. Cho nên nếu bây giờ mình thương vợ thì nếu cô vợ muốn làm gì thì mình sẽ support cô. Trường hợp nầy hơi quái đản một chút (lại có ông Thầy xúi nữa). Anh nghĩ rằng nếu cô vợ cảm thấy happy với chuyện nầy, thì tôi xin cúng dường bà vợ, cúng dường cả người tình của cô vợ luôn vì cái đó là cái sẽ làm cho cô vợ happy nhất. Quan điểm nầy không thể phát sinh trong anh trong tâm thức phía dưới nhưng nó chỉ có trong tâm thức trên cao hơn mà thôi. Anh nầy mất hết ba ngày, ngồi cả ngày để cảm xúc dâng lên và đến tối ngày thứ ba thì anh phát giác ra như vậy thì anh nầy hoàn toàn relax, không còn giận dữ, không còn ghét, không còn buồn, không còn hận gì nữa mà cảm thấy té ra mình đã sai lầm trong thời gian trước, mình sống với người vợ và vì mình và cô thành một rồi nên mình nghĩ cô nầy lệ thuộc vào mình và do vậy mình bị cột vào trong đó. Bây giờ anh thấy sướng, khỏe và không giận nữa. Bác thấy anh nầy là người căn cơ cực cao vì trong ba ngày làm được chuyện đó, Thầy nghĩ là không phải người nào cũng làm được. Nhiều người mình phải mất ba tháng, ba năm đó nghe tại vì việc rất là khó : hai vợ chồng ở với nhau mà sinh ra cái bội bạc cũng như là bác lấy cái cưa, bác cưa cái thân của mình ra. Nó rướm máu, nó đau cực kỳ đau, nhưng anh chàng nầy chắc mình đồng da sắt. Bởi vậy tại sao nói là cái direction đi lên cao là đúng : tại vì nó có thể giải quyết những chuyện ở dưới nầy mà tâm thức phía dưới không thể giải quyết được. Khi anh nầy đổi quan điểm, đổi cái nhìn thì tức là anh đổi qua một tâm thức mới. Do đó mình phải sửa đổi cái nhìn thì mới nói tới chuyện tiến hóa được. Cái mục đích của buổi nói chuyện hôm nay là làm sao cho các bác thấy được cái tu hành toàn diện để bác thấy rằng bác là người của thế kỷ thứ 21, bác không nên dùng cái lối tu của thế kỷ 18,19,20. Tức là cái bản đồ Little Saigon năm năm trước các bác không thể dùng được. Trong năm năm thôi Little Saigon thay đổi rất nhiều, thêm đường thêm xá, thêm nhà thêm cửa đủ thứ cả. Mà nếu ở năm 2004 mà bác dùng cái bản đồ năm 1990 thì bác đi lạc. Bây giờ bác phải dùng bản đồ mới mà bản đồ đó là tu toàn diện. Chỉ có cái tu toàn diện nầy mới giải quyết được vấn đề mà bác đang có. Tức là nếu bác không có vấn đề gì thì tốt, nhưng nếu bác có vấn đề gì thì bác cần một cái bản đồ mới, bác cần một tâm thức rộng hơn. Mình càng tu thì tâm thức mình càng mở rộng hơn và đồng thời mức độ thiền định của mình càng lúc sẽ càng thâm sâu hơn. Thiền định thí dụ như mũi tên, càng lúc nó càng gom lại hội tụ vào một điểm (single-minded) nhưng cái tâm thức thì càng lúc càng mở rộng ra. Đây là hai hướng đi đồng thời, hướng đi lên thì càng lúc càng nhọn, phía dưới thì càng lúc vòng tròn càng mở rộng ra. Bây giờ mình nhìn qua hai hướng hai bên. Một bên thì mình thấy là hướng tâm lý. Khi tu, mức độ tâm lý càng ngày càng mở rộng và cái chung cuộc của nó là lòng Đại Bi hay là tình thương vô hạn. Có nghĩa là cái tâm mình có thể chứa đựng được tất cả tâm thức của tất cả các người khác. Bây giờ người ta chửi mình một câu mình giận là mình chưa có lòng đại bi được, người ta chửi mình một câu mà mình cảm thấy như uống nước cam lồ thì đó là mình có lòng đại bi rồi. Câu đó là đức Phật nói chứ không phải Thầy nói đâu các bác. Song song với việc phát triển tâm lý thì có sự phát triển về trí năng hay trí thức (cái óc bên trái của mình). Sự phát triển tối cao về trí năng sẽ đưa đến một tâm thức vô ngại (hay tâm vô ngại). Không gì có thể chướng ngại được tại vì tâm thức nầy cực kỳ sáng tạo. Bất kỳ ở đâu, bất kỳ chuyện gì, tâm thức nầy không có bị ngăn chận. Chuyện gì xảy ra, vấn đề gì hiện tới thì nó đều có cách để nó khắc phục, nó vượt qua. Khi có chuyện gì khó khăn quá xảy ra thì các bác làm gì các bác? Đại chúng trả lời : ngồi thiền. Thầy : Ồ, cô nầy giỏi quá. Chuyện không giải quyết được thì ngồi thiền! Mình đang lái xe, cái xe hết xăng rồi mình ngồi thiền! Cô quá giỏi. Không, cái này hay thiệt, xe hết xăng ngoài đường, mình ngồi thiền một hồi mà xe chạy được nghe. Đại chúng : tìm phương thức. Thầy : Ah! Tìm phương thức là mình bắt đầu quá trình sáng tạo. Bước đầu của quá trình để mình giải quyết vấn đề. Mà mình càng có nhiều options, nhiều cách giải quyết thì mình càng giỏi. Nói một cách khác, quá trình sáng tạo là quá trình vượt qua khỏi vấn đề mình gặp. Trong các corporation ( các công ty ) thì họ khuyên là mình nên coi problem (vấn đề) là một cơ hội để mình tiến lên. Thời đức Phật thì đức Phật nói câu gì? Đại chúng : chướng duyên. Thầy : Nếu là chướng duyên thì mình ngừng lại rồi. Đại chúng : nghiệp. Thầy : Nếu là nghiệp thì thôi mình đầu hàng rồi. Đại chúng : Nhẫn nại. Thầy : Nhẫn nại tức là hết xăng rồi thì ngồi thiền chứ gì? Chắc cô cũng thuộc vào hạng thiền định dữ dội đây nè. Đại chúng : Quán Thầy : Cái đó chắc cũng dùng được. Thường thường mình gặp khó khăn gì mình ra ngoài quán, gặp bạn bè uống nước nói chuyện với nhau cũng giải quyết vấn đề được. Đại chúng : Phiền não tức bồ đề. Thầy : Cô này quá giỏi. Xin các bác cho một tràng pháo tay. Cô này hoàn toàn đúng. Đó là triết lý quan trọng nhất có điều rất tiếc là mình không áp dụng nó. Mình thấy phiền não là phiền não còn đức Phật thì thấy phiền não là cơ hội để Ngài thấy cái tâm của Ngài. Tức Phàm Tâm Nhi Kiến Phật Tâm. Có nghĩa là ngay trong tâm phàm nầy mà thấy tâm Phật : đây là triết lý của kinh Hoa Nghiêm. Mình không hề bị chướng ngại nữa. Phiền nảo chỗ nào thì đó là giải thoát. Nói theo kiểu thiền sư (nếu các bác đọc sách Thiền) là cái sóng mình không thấy là sóng nữa mà chỉ thấy nước thôi. Có nghĩa là mình không còn thấy mấy điểm vụn vặt nữa mà mình nhìn thấy cái tổng thể. Mình không thấy một chuyện nhỏ nữa mà mình thấy nó dính liền tất cả nhiều chuyện hơn. Mình không dùng cái óc linear nữa mà mình dùng cái óc non-linear có thể thấy nhiều phương diện, nhiều khía cạnh cùng một lúc. Cho nên lý do mà mình tu là để đạt được trong con người của mình một sự thay đổi mà từ đó mình có thể mở lòng từ bi vô hạn và mở cái tâm sáng tạo vô ngại. Tánh Bất Nhị, Lòng Đại Bi, trạng thái Vô Ngại và đặc tính Tương Dung Nhiếp Nhập (hay trạng thái interconnectedness: đây là trạng thái "cái này tức là cái kia" không có phân biệt - đó là trạng thái của giác ngộ, một biểu hiện của sự giác ngộ tối hậu) là những điểm cuối cùng mình sẽ đạt tới.
|