Kim châm, n đ nghĩ nó là hoa tướng quân màu vàng, nột loại huệ khác - giông giống như vầy nè
HOA HIÊN
Tên khoa học: Hemorocalis Fulva L.
Thuộc họ: Hoa hiên (Hemerocallidaceae)
Tên khác: Hoàng hoa, kim trâm thái, lê lô, huyên thảo, lộc thông, kim châm.
Hoa hiên mọc hoang tại Trung Quốc, Nhật Bản. Ở nước ta, hoa hiên mọc hoang và được trồng nhiều nơi Đà lạt, Đức Trọng, Di Linh... đều có.
- Mô tả: Loại thảo lâu năm, lá dài độ 50cm, trên mặt có nhiều mạch, thân rễ ngắn, có rễ mầm nhưng nhỏ. Cuống hoa dài 80 -100cm, đầu cuống chẻ hai có 6-12 hoa. Hoa sắc đỏ hoặc đỏ vàng không thơm.
- Bộ phận dùng: Củ và lá, hoa.
- Thành phần hóa học: Đã chiết được từ rễ hoa hiên 3 chất có tinh thể độ chảy 165-167oC .
- Công dụng, liều dùng: Hoa hiên có vị ngọt, tính mát, thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, đỗ máu cam. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Lá, rễ giã đắp trị sưng vú.
Theo DS. NGUYỄN THỌ BIÊN
Hoa hiên chữa bệnh gì?
"Nhà tôi có trồng cây hoa hiên để lấy hoa nấu canh ăn. Mới đây có người cho biết loại cây này còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Xin bác sĩ cho biết có đúng không và nói rõ hơn về công dụng của cây".
Trả lời
Hoa hiên còn gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lê-lô, lộc thông. Tên khoa học Hemerocallis fulva L. Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau đây: rễ hoa hiên - hoàng hoa thái căn - là rễ và thân rễ phơi khô; lá hoa hiên (dùng tươi).
Hoa hiên mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng lá hay hoa làm thuốc chữa chảy máu cam. Lá hái quanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào các mùa khác, dùng tươi hay phơi khô.
Năm 1964, Đại học Y Hà Nội nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoa hiên trên súc vật và nhận thấy nó làm tăng tiểu cầu, hồng cầu nhưng số lượng và công thức bạch cầu không thay đổi; tăng trương lực của tử cung và thành ruột cô lập. Theo Đông y, hoa hiên vị ngọt, tính mát, có tác dụng chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn, vú sưng đau, chảy máu cam. Nó thường được dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, thân thể bị vàng, tiểu tiện khó khăn, vú sưng đau, lỵ, chảy máu cam, sưng đau khớp xương, nôn ra máu.
Liều dùng hằng ngày là 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hay ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy củ tươi giã nát đắp lên nơi sưng đau.
Đơn thuốc có hoa hiên chữa chảy máu cam dùng trong nhân dân: Lá hoa hiên 15-20 g, nấu với 300 ml nước, cô còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
http://dactrung.net/phor...tm.aspx?m=162517&mpage=3