Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123
Tiếng nước tôi...
Binh Nguyen
#41 Posted : Monday, September 11, 2006 10:40:01 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi nguyen

quote:


May quá, Bình Bắc Kỳ luật hỏi ngã cũng kha khá, khỏi đọc.
BN



BN cũng nên đọc cho biết mình may mắn, không phải học những luật lệ, qui ước đó hay để cho biết ông này chê người dùng sai luật của ông ta Tongue !

BN có bao giờ viết : Ngả quỵ, mắt mỏ, nhỏng nhẻo,... hay có bao giờ dùng những chử này không : điễn khí, điễn học, điễn lực,...?

Rose




Há lô tài có Nguyên,

Bên mục Children, Ục Hường Ché không đồng ý cách dịch của Bình, nói vắn tắt là dịch không sát nghĩa và không hay (Buồn 5 phút)

Qua mục này, đến phiên tài có Nguyên cho thêm một bài "giáo dục" là phải đọc, hổng phải đâu tài có, Bình hổng có thì giờ đọc nên làm biếng trốn luôn, chứ cũng nên đọc cho biết chứ. Mấy cái chữ trên hình như có hơi chói tai, để hôm nào Bình vô coi thử.

BN.
Phượng Các
#42 Posted : Tuesday, September 12, 2006 2:29:15 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Song Anh
" Chị ngã em nâng " mà lại là " Cành cây ngả trên mặt nước" Eight BallQuestion !!!


Là sao hở Song Anh? Ngã = té; ngả = ẹo là đà xuống. Hai câu trên là đúng hỏi ngã đó chớ!

Song Anh
#43 Posted : Monday, September 18, 2006 6:22:04 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

Đi tìm VẺ ĐẸP của CA DAO DÂN CA


trong CỘNG ĐỒNG CÁC TỘC NGƯỜI NAM BỘ


Tôi xin bắt đầu bài viết này từ một câu ca dao mà tôi bắt gặp năm 1988, tại Vũng Liêm, do một cô giáo sinh đọc ngoài cửa phòng nghỉ của tôi, nhưng cố tình cho tôi nghe được.

Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng

Dẫu thương cho lắm cũng chồng người ta

Câu ca dao bình thường thôi, nhưng phải nghe đúng ngữ điệu của cô gái ấy, tình cảm của cô gái ấy, mới thấm hết cái hay rất thật của nó. Bởi vậy ở Nam Bộ, bên cạnh đờn ca vọng cổ và bản vắn, còn có một hình thức rất phổ biến là ca ra bộ- nghĩa là người ca phải vừa hát vừa ra bộ bằng gương mặt, ánh mắt, thân hình, đôi bàn tay, bàn chân… để diễn tả cho hết tình cảm của mình gởi trong câu hát. Trong phạm vi bài này, tôi xin phép nhận xét về ca dao dân ca Nam Bộ dưới góc độ ấy. Của một vùng văn hóa rộng lớn đã sản sinh ra nó.

Trước hết xin nói qua về sự hình thành vùng văn hóa Nam Bộ



I - TỪ VÙNG VĂN HÓA CỔ TRUYỀN NAM BỘ ĐẾN VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ HÔM NAY

Theo những khám phá của các nhà khảo cổ học, con người đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ khá lâu đời. Nếu căn cứ theo những di chỉ cư trú và di cốt của con người ở Óc Eo, Ba Thê, Núi Nổi… thì từ cách đây 4000 đến 5000 năm, con người đã có mặt ở vùng đất còn chứa nhiều nước mặn, sình lầy, cây dại và dã thú này; đồng thời họ cũng để lại nhiều dấu ấn văn hóa khá đặc trưng về vùng miền, mà sinh động và thiết thực nhất là ở vùng tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. Rất tiếc là các di tích của nền văn minh ấy chỉ cho chúng ta thấy rằng, nền văn minh ấy chỉ hứng khởi lên khoảng vài trăm năm rồi bị chìm lấp trong lòng đất miền Tây, với những hình ảnh hư ảo còn lại của một vương quốc Phù Nam, hay một "nước Chí Tôn" trong sử sách, bia ký cổ.

Công cuộc mở đất phương Nam, khẳng định vùng văn hóa phương Nam, chỉ thật sự định hình từ những cuộc di dân lớn của người Việt ở TK XVI và đầu TK XVII. Đó là quá trình di dân tự nhiên, quá trình di dân cơ chế và quá trình chuyển cư tại chỗ. Quá trình di dân tự nhiên là quá trình di dân lẻ tẻ, chưa đủ để định hình bản sắc văn hóa của vùng đất. Chỉ đến khi nhà Nguyễn tiến hành những cuộc di dân cơ chế lớn từ vùng ngũ Quảng vào, kết hợp với sự di dân cơ chế sau thất bại của nhà Minh trước triều Mãn Thanh (do Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Củu cầm đầu), cùng với việc di dân cơ chế trước TK XV của những lớp cư dân cổ Khơme đến từ nhiều vùng trên đất nước Campuchia, tràn về theo sông Tiền, sông Hậu để tránh họa diệt tộc của vua chúa Xiêm La, và sự di dân cơ chế của người Chăm Hồi giáo đến vùng Châu Đốc, kết hợp với quá trình chuyển cư tại chỗ của cộng đồng các tộc người để lập làng lập ruộng, vùng văn hóa mang bản sắc Nam Bộ mới thật sự hình thành. Chính nhờ quá trình chuyển cư tại chỗ, mới có việc thúc đẩy sự gần gũi giữa các nhóm dân cư, giữa các cộng đồng dân tộc, mới làm xuất hiện những điều kiện khách quan, tạo nên những tiếp xúc văn hóa giữa các cộng đồng người có những đặc trưng văn hóa khác nhau, làm nên tính chất địa văn hóa, địa kinh tế của một vùng đất châu thổ phương Nam rộng lớn. Đó chính là một vùng văn hóa trẻ, phong phú, đa dân tộc, đa tôn giáo và đa màu sắc (ở đây chúng tôi không có ý định đi sâu tìm hiểu vấn đề này).

Muốn tìm hiểu đặc trưng vùng văn hóa, tất nhiên phải lấy đặc điểm tính cách con người làm trung tâm để xem xét. Bởi vì con người là chủ nhân của mọi ngôn ngữ và hành động, tác động sâu sắc đến âm nhạc, sân khấu, văn học, cũng như kiến trúc, hội họa, lễ hội và phong tục… Tất nhiên, đó là cộng đồng những tộc người cùng chung sống trên nền địa địa lý tự nhiên của vùng phù sa cổ miền Đông và vùng phù sa mới miền Tây Nam Bộ, mà tâm lý tính cách bị chi phối khá mạnh bởi hoàn cảnh địa lý, kinh tế - xã hội và quá trình phức hợp của nó theo từng bước phát triển của vùng dân cư rộng lớn này. Tất nhiên, chúng ta không thể phân chia rạch ròi từng vùng văn hóa trên cả nước, nhưng căn cứ vào những đặc điểm văn hóa khu biệt nhất định, chúng tôi tạm gọi là vùng địa văn hóa Nam Bộ để làm tiêu chí xem xét.

Theo đó, nhiều nhà nhân chủng học, dân tộc học… đều có chung nhận định tương đối thống nhất về tính cách người Nam Bộ, tựu trung gồm những nét chính sau đây: hào hiệp trong cuộc sống, bình đẳng trong giao tiếp, ít bảo thủ.

Tính hào hiệp không phải xuất phát từ máu "làm chơi ăn thiệt" trên vùng đất giàu tôm cá, phì nhiêu màu mỡ, mưa thuận gió hòa… mà nó được thể hiện trong nhiều yếu tố tâm lý cấu thành tính cách đó. Đó là thái độ mến khách, với tình yêu thương con người, ý thức coi trọng nhân nghĩa hơn tiền tài, danh vọng. Bởi vì, cho dầu là người Việt, người Khơme, người Hoa hay người Chăm, thì họ cũng phải thường xuyên đối đầu với một vùng đất mới còn hoang hóa, với biết bao khó khăn về điều kiện thiên nhiên và địa lý khắc nghiệt trong buổi đầu khai hoang lập ấp. Hơn nữa, trước một thiên nhiên bao la kỳ bí, chằng chịt sông rạch, rậm rạp rừng sâu, tràn ngập muỗi mòng, thú dữ… con người trở nên vô cùng nhỏ bé, tất nhiên phải dựa vào nhau mà tôn tại. Trong hoàn cảnh ấy, họ không thể nghĩ đến những thể chế từng ràng buộc của quan nha, triều đình; lại càng không thể câu nệ những lề thói xa xưa của làng xã nơi họ bỏ ra đi. Trên thực tế, đồng bằng sông Cưu Long trong buổi đầu khai phá, chưa hề có một khu vực hành chính ổn định; mãi đến khi Gia Long lên ngôi mới thiết lập được bộ máy cai trị của mình. Vì lẽ đó, con người trong buổi đầu mở đất, tất phải sống với nhau trong tình yêu thương san sẻ, bình đẳng tương thân, tương trợ để đùm bọc nhau sống còn trong nỗi nhớ thương nguồn cội cố xứ của mình.

Tôi chưa thấy ở đâu mà người dân gọi người lãnh đạo của mình bằng "thằng" bằng "con" như ở Nam Bộ. "Thằng Bảy Bí thơ", "Con Tám Chủ tịch"… thân mật cứ như người trong nhà với nhau. Và cũng chẳng thấy nơi nào trẻ em lại xưng "Con" với người lớn, đứa lớn hơn gọi đứa nhỏ hơn là "Cưng", bằng trang phải lứa thì xưng "Qua" với "Bậu". Lúc thân mật cũng "Qua" với "Bậu", lúc giận hờn cũng "Bậu" với "Qua".

Ví dầu tình bậu muốn thôi

Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra.

Bậu ra cho khỏi tay qua

Cái xương bậu nát cái da bậu mòn.

Ít bảo thủ là một đức tính tốt của người Nam Bộ. Tôi cứ nghĩ mãi về câu thành ngữ "ăn Bắc mặc Nam". Phải chăng người miền Bắc ăn uống rất cầu kỳ. Đến như rau sống mà cũng phải chẻ, phải xắt, phải lựa, phải rửa bằng nước muối hay thuốc tím rồi rảy cho thật khô. Dân miệt đồng Nam Bộ, bẻ rau ngoài đồng, rửa quấy quá vài nước, thẩy lên mâm là xong. Rau muống cứ để nguyên cây, bắp chuối cứ để nguyên bắp. Cá chỉ cần nướng lụi. Rắn chỉ cần nướng lèo. Ăn uống cốt miếng lớn cho no. Có phải nhà hàng đâu mà cầu kỳ. Còn mặc thì phong phanh lắm. Cũng như ở vậy, chỉ cần cái nhà đá, nhà đạp để che mưa che nắng, khi không cần nữa thì đá thì đạp, dứt áo đi nơi khác dễ dàng. Trong những di cốt tìm được ở Nam Bộ, các nhà khảo cổ đều nhận ra một điều, người Nam Bộ rất ít dùng đồ trang sức. Nghĩa là người dân xứ này không coi trọng cái ăn, cái mặc lắm. Điều quan tâm của họ là những gì đang ở phía trước. Quá khứ là cần thiết, nhưng không quan trọng bằng hiện thực và tương lai. "Ra đi gặp vịt cũng lùa, gặp duyên cũng kết gặp chùa cũng tu". Đó là một câu ca dao hay về tính cách con người trên vùng đất từng một thời đầy dẫy cá sấu và hổ báo. Hướng tới tương lai thì phải mạnh dạn vứt bỏ quá khứ, nếu như xét thấy nó đã lỗi thời. Nếu nặng lòng với quá khứ thì làm sao đủ sức dấn thân để khai phá những vùng đất mới, để tiếp cận những cái mới. Có lẽ Nam Bộ là nơi tiên phong của báo chí viết bằng chữ quốc ngữ, là miền đất tiếp xúc với công nghệ hiện đại sớm nhất, là xứ có đội bóng đá nữ đầu tiên của cả nước, là nơi có người đàn bà dám lặn lội muôn vạn dặm đến quan môn triều đình dóng trống kêu oan cho chồng… Đã đành gốc gác người Nam Bộ cũng từ Bắc, từ Trung vào, nhưng trên chặng đưồng thiên lí, họ đã làm rơi rụng dần những cái gì thuộc về tính cách của nơi đã sinh ra mình, để có thể nhanh chóng hòa nhập với vùng đất mới mà họ đã chọn làm nơi "đất lành chim đậu".

Nhưng từ nền văn hóa cổ đến nền văn hóa Nam Bộ đương đại là cả một tiến trình phát triển suốt 300 năm mở đất, mà nhiều vấn đề vẫn cần phải tiếp tục đặt ra để nghiên cứu đến tận ngọn nguồn của nó. Ngày nay, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để khẳng định đích thực chủ nhân của những tầng văn hóa chồng chất trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long vào những thiên niên kỷ thứ nhất, trước và sau công nguyên. Tất nhiên đây là một công việc rất khó, bởi tính năng động của một địa bàn rộng lớn, có nhiều luồng tiếp xúc nên cũng có nhiều biến động về các tộc người; hơn nữa, nó lại là vùng giao thoa của nhiều trung tâm chính trị khác nhau trong thời kỳ cổ đại. Nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, cũng như nhiều văn bản của Nhà nước đô hộ Pháp, vẫn thường nói đến những Nhà nước Đông Nam Á có cương vực rộng lớn, với một thể chế rất chặt chẽ, thâu gồm những vùng đất rộng lớn, bao trùm lên cương giới nhiều quốc gia hiện nay. Nhưng trên thực tế, dưới ánh sáng tiến bộ của các ngành khoa học hiện đại, các quốc gia Đông Nam Á cổ đại chỉ là những trung tâm chính trị rất lỏng lẻo, cơ cấu thành phần tộc người và biên giới không rõ ràng và đầy biến động. Vì vậy không thể chỉ căn cứ vào các thư tịch cổ mà quy chủ nhân của những vùng đất đai cụ thể là ai, rồi từ đó gán ép cho các dân tộc khác tội chiếm đất. Lấy ví dụ như theo quan niệm của người Khơme, chúng ta không thấy có sự đối lập giữa "Thủy Chân Lạp" và "Lục Chân Lạp"; mà chỉ có sự phân biệt giữa ba vùng địa lý theo quan niệm chung của cư dân Đông Nam Á. Đó là ba vùng: Khơme Lơ (Khơme vùng cao), Khơme Kandal ( Khơme vùng giữa), và Khơme Crôm (Khơme vùng dưới). Người Pháp từng gán cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng Khơme Crôm, với lý do vùng đất này có người Khơme sinh sống, có nhiều địa danh mang tên các địa danh Khơme. Rồi họ còn dựng lên cái gọi là đế chế Phù Nam có địa bàn trải rộng qua cả Thái Lan, Lào, Việt Nam. Từ đó cho rằng, nếu không có sự hiện diện của Pháp, các nước Lào và Campuchia đều sẽ bị Việt Nam thôn tính. Với thái độ nghiên cứu văn hóa nghiêm túc và khoa học, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, ranh giới giữa các vùng Khơme Kandal và Khơme Crôm chính là đôi bờ sông Niết Lương. Tại vùng Kandal hiện nay, ngươi Khơme lấy Chămka (bãi sông), nuôi bò là chính; trái lại vùng Xoài Riêng (nam sông Niết Lương) lại làm ruộng nước, nuôi trâu. Như vậy vùng vùng Khơme Crôm phải chăng chính là vùng Xoài Riêng ngày nay. Xét theo tâm lý đặt tên địa danh, những tên đất như Gò Công, Cà Mau… rất có thể là do cư dân Khơme đặt theo tên Kôkông, Takthmau trong bước đường di cư của họ, khi mà các tộc người Việt và người Chăm chưa đến. Tại các vùng Sóc Trăng, Trà Vinh, nơi có nhiều người Khơme cư trú lâu đời nhất, chúng ta cũng không tìm thấy ngôi chùa nào có trên 300 năm tuổi. Theo tập quán canh tác, người Khơme thích ở "giồng" còn người Việt thích ở gần sông rạch. Đó là mối quan hệ tự nhiên trong bước đường khai phá đồng bằng sông Cửu Long của hai tộc người Việt - Khơme. Như vậy, Nam Bộ chính là vùng văn hóa đất mới, vùng ngoại biên của nhiều quốc gia cổ đại, mà sau này người Khơme, người Việt và người Chăm đã chung lưng đấu cật cùng nhau khai phá. Chủ nhân của nền văn hóa, văn minh này, chính là cộng đồng những tộc người đang sống trên châu thổ của sông Tiền, sông Hậu. Trong đó chủ yếu là người Việt, người Khơme, người Chăm và người Hoa, với chung một nền văn hóa hội nhập của các tộc người trên một địa bàn rộng lớn của đồng bằng châu thổ 18 triệu người.

Tất cả những điều trên đây vẫn là chưa đủ để nói về bản lĩnh và tính cách người Nam Bộ, nhưng chừng đó cũng đủ góp phần hình thành bản sắc văn hóa của một vùng đất mới, nơi hội tụ rất nhiều luồng văn hóa khác nhau của thế giới. Một trong những giá trị ấy là phương ngữ Nam Bộ, bộ phận hình thành bản sắc độc đáo của ca dao dân ca Nam Bộ.



II - VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG CA DAO DÂN CA

Phương ngữ Nam Bộ được hình thành và phát triển cùng với tiến trình phát triển lịch sử 300 năm của vùng đất, càng ngày càng được bổ sung theo sự giao lưu mạnh mẽ của nhiều luồng văn hóa khác nhau; nó bắt đầu hình thành từ TK XVII, cùng lúc với những đoàn người Việt đầu tiên vào định cư khai khẩn vùng đất Miền Đông Nam Bộ, rồi sau đó phát triển mạnh xuống Miền Tây. Đến nay, phương ngữ Nam Bộ đã trải qua nhiều chặng đường phát triển, gắn với những sự kiện chính trị - văn hóa. Chẳng hạn như sự ra đời của chữ quốc ngữ vào nửa sau TK XIX. Nó là tiếng nói sinh động của nhân dân lao động, được sử dụng và phổ biến thông qua con đường khẩu ngữ, trong khuôn khổ một vùng văn hóa địa phương nhất định. Chúng ta cần phải công nhận nó, coi nó như một công cụ chung để tư duy tại một vùng đất văn hóa đặc thù; từng bước hòa nhập thành ngôn ngữ phổ biến chung, ngôn ngữ văn học của cả nước. Trên thực tế, chúng ta rất khó chọn ngôn ngữ một vùng miền cá biệt nào làm ngôn ngữ chuẩn cho tiếng Việt, mà chính tiếng Việt đang càng ngày càng phát triển chính từ nền tảng ngôn ngữ vùng miền trong cả nước.

Từ khi đất nước thống nhất, rõ ràng ngôn ngữ tiếng Việt đã trở nên phong phú hơn rất nhiều, bởi chính nhiều phương ngữ vùng miền khác nhau trong cả nước vun bồi nên. Điều đó góp phần rất to lớn trong việc hình thành tiếng Việt văn học chung của cả nước. Xin dẫn ra đây một đoạn văn viết về chị Út Tịch mà nhà văn Nguyễn Thi đã viết trong "Người mẹ cầm súng": "Thắng giặc trở về, chị Út sẵn cái bụng bầu chang bang, bước ra làm ông địa. Trống đánh tùng tùng. Lân múa té nghiêng té ngửa. Bà con lối xóm cười bể bụng". Thiết tưởng, nếu khôngsử dụng phương ngữ Nam Bộ, khó mà dựng được một hình tượng sống động như vậy.

Riêng về phương ngữ Nam Bộ, rõ ràng có sự giao lưu rất đậm nét với các phương ngữ khác trong khu vực, như phương ngữ của đồng bào Khơme, đồng bào Chăm, đồng bào Hoa… và một số luồng ngôn ngữ khác. Điều đó làm nên diện mạo và thần thái của phương ngữ Nam Bộ. Nó hình thành chính từ ngôn ngữ nói của đồng bào. Ở đây, chúng tôi xin phép không đi sâu vào lĩnh vực ngôn ngữ học, như từ vựng, tu từ và giá trị ngữ pháp văn bản của nó.

Nếu trong ngôn ngữ nói, người Nam Bộ thường có thói quen chỉ sử dụng 5 dấu thanh (không dùng thanh ngã), thường nói sai phụ âm đầu (v-d, h-g), hay có sự biến đổi trong phát âm (i-iê, ng-n), hay gộp âm trong xưng hô (bả, chả, ảnh, chỉ), trong chỉ địa danh (ngoải, trỏng), hay dùng từ cổ (bể, bợ, bông, heo), thích dùng yếu tố phụ để tạo từ có sắc thái ( dơ hầy, nhọn lểu, rẻ rề, vàng ngoách, đỏ hoét), thích vay mượn ngôn ngữ khác (chạp phô, tàu hủ, khổ qua, bao tử, hột xoàn, hên xui, cần xé, cù lao, giận lẫy, cúng dàng)… thì phương ngữ phương ngữ Nam Bộ chính là được hình thành trên nền tảng ngôn ngữ nói hàng ngày của bà con.

Ví dụ:

Tèm hem, tầy huầy, trớt nguớt, thoi loi, tùm lum, nháu nhó, hết ý, chịu chơi, xả láng, thả giàn, hết ý, hết xảy, quá xá mấu, đẹt câm đẹt ngắt, cứng ngắt cứng còng, trẻ khô, già cú đế, ngồi chò hỏ, ngồi chành bành, ngồi chèm bẹp, ớn xương sống, sợ thấy mụ nụ, trời thần đất lở, thấy mồ tổ, chèng đéc ơi…

Chính từ nếp sống, cách suy nghĩ và nói năng của người Nam Bộ, cũng như sự bộc trực, thẳng thắn, ít thích văn chương rào đón, mà ngôn ngữ Nam Bộ thường có lối nói rút ngắn, giàu hình tượng, thích ngoa dụ cho vui: bi dai, bi lớn, bi nhiêu, bi tuổi, bản mặt chằn vằn, đồ chằng tinh hổ lửa, đồ ba trợn, con đỉ ngựa, cái quần què, đẹp thấy ớn, xấu thấy sợ, ngon hết biết, say quắt cần câu, lười thối thây, làm ăn như mòng đóc, cà rịch cà tang, tà tà ển ển, cà xích cà xẹo, bẹo dạng bẹo hình, bình bình nước nhửng…

Và… cũng thường tình như vậy, phương ngữ đi vào ca dao Nam Bộ một vẻ đẹp bình dân, mộc mạc, mà phải đọc nhiều lần chúng ta mới nhận ra được nó.

- Trắng như bông lòng anh hổng chuộng

Đen như cục than hầm biết làm ruộng anh thương

- Muốn người ta người ta không muốn

Xách cái dù đi xuống đi lên

- Thương sao thương quá bất nhơn

Bữa nay gặp mặt thương hơn bữa nào

- Mù u ba lá mù u

Vợ chồng cãi lộn con cu giảng hòa

- Dĩa bàng thang con tôm càng dựng đứng

Bởi gia cảnh anh nghèo nên cặc nứng nửa con

- Khen cho con nhỏ cả gan

Ghe không bánh lái dám chèo ngang giữa dòng

- Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi

Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm

- Thuyền chài thuyền lưới thuyền câu

Biết thuyền nhơn ngãi nơi đâu mà tìm

- Nước chảy liu riu lục bình trôi quắn quíu

Anh mãng thương nàng lịu địu xuống lên

- Mái dầm anh đong đưa

Cùng với em dạo mát

Đặt em ngồi đằng trước

Hay em ngồi đằng sau

Ôi em ngồi chỗ nào

Anh cũng không ưng bụng

Mái dầm anh lúng túng

Đặt em lên đùi anh

(Dân ca Khơme)

- Chiều xuống anh đưa em đi chơi

Xóm làng mình sông sâu nước chảy

Để em ngồi trên thuyền sao lòng anh áy náy

Sợ sóng đánh làm ướt đôi chân em

Để em ngồi đằng trước thì sợ trúng mái dầm

Ngồi ở giữa thuyền thì xa lơ xa lắc

Em ngồi ở đâu thật khó lòng tính được

Chỉ có cách là bồng em đặt lên đùi anh

(Dân ca Khơme)



Và từ những câu ca dao dân dã ấy, khi được lợp lên mình nó những tầng lớp gai điệu và tiết tấu, phương ngữ Nam Bộ vụt hiện những vẻ đẹp bình dân tới lịm người.



- Đố ai kiếm được cái vẩy con cá trê vàng

Cái gan con tép bạc mấy vàng tôi cũng mua

Ô là ô áo vá quàng

(Lý áo vá quang)

- Chim quyên ăn trái nhãn lồng

Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi

(Lý chim quyên)

- Cây da trước miễu ai biểu cây da tàn

Bao nhiêu lá rụng em thương chàng bấy nhiêu

(Hát đưa em)

- Ba xa kéo chỉ trên chòi

Xa kêu vòi vọi anh đòi chuyện chi

(Lý ba xa kéo chỉ)

- Chiều chiều gọt mướp nấu canh

Thấy anh qua lợi bỏ hành cho thơm

(Lý trái mướp)

- Lỡ tay rớt bể bình vôi

Chủ gia bắt được đọa đày xứ xa

(Lý bình vôi)

- Chú chim sẻ ơi

Ơ ơ ớ hùi

Ăn lúa nhà người

Vừa thơm vừa ngọt

Đừng ăn lúa mót

Trên đồng nhà tao

Lúa của nhà nghèo

Vừa cay vừa đắng

(Choôlchap- dân ca Khơme)

- Trên cành đơm boong vui quá

Sáo con nhảy múa tối ngày

Cánh thì xòe ra bay bay

Chân thì lia thia nhảy nhảy

Ơi đàn sáo con bé tí

Chẳng biết nhờ ai đệm đàn

Đành lấy chiếc mỏ ra ràng

Mổ cành đơm boong khe khẽ

(Xarikakkeo- dân ca Khơme)

- Đừng nhìn tao bớ chim ơi

Hai đứa tao yêu nhau rồi

Mà biết nói gì

Chỉ biết nhìn chim bay đi

(Chim Môhôri- dân ca Khơme)

- Phiền muộn chi em làm héo cánh hoa

Luyến tiếc chi em làm héo nụ cười

Hay là em đã say đắm nơi nào

Ta càng tha thiết mãi không thôi

(Xaccrova chhlơơi chhloong- dân ca Khơme)

- Chim cu kêu cúc cu

Nó đậu trên ngọn tre

Anh gặp rồi anh thương

Em đây còn nhỏ

Em ơi anh chờ em

Em đi lấy chồng

Sao đành bỏ anh

(dân ca Chăm)

- Kiếp này lắm ngang trái

Để kiếp sau ta gặp nhau

Anh ơi số trời định ước

Anh đừng giận vô cớ

(dân ca Chăm)

- Con chim trao trảo

Nó rất dạn

Đã bay khắp nơi

Được sống sung sướng

Sanh con đẻ cháu

Được ở khắp bụi bờ

(dân ca Chăm)

- Con ơi

Ở với mẹ có áo mặc

Ra lấy vợ

Áo không kip cài nút.

Con ơi

Đừng buôn lá bài

Của cải của người ta

Đừng lừa gạt.

(dân ca Chăm)



III - HÃY ĐẾN VỚI CUỘC SỐNG ĐỂ TÌM VẺ ĐẸP CỦA CA DAO DÂN CA NAM BỘ



Ca dao dân ca Nam Bộ là bộ phận hợp thành của một phần văn hóa các tộc người chung sống trong cộng đồng cư dân Nam Bộ, nó có sự ảnh hưởng, giao lưu và hội nhập lẫn nhau rất lớn; chính vì vậy, theo thời gian, nó càng ngày càng phát triển với một diện mạo đặc trưng, tương đối khu biệt so với các nền văn hóa của các vùng miền khác nhau trong cả nước. Chẳng hạn: dân ca Tây Bắc thường có đường nét giai điệu mềm mại, tiết tấu khoan thai, như các điệu hát Sli, hát lượn, hát xòe hoa;.. dân ca Tây Nguyên thường có đường nét giai điệu mạnh mẽ, tiết tấu nhanh, dồn dập;.. dân ca Trung Bộ thường chậm, buồn, thiết tha, man mác với các điệu hò hụi, hò khoan, lý hoài nam;.. dân ca Nam Bộ là tổng hòa của nhiều tính cách, tạo thành những mới lạ trong giai điệu, tiết tấu cũng như trong ca từ- mà chỉ riêng hát lý đã chứng tỏ sự giàu có đến vô cùng tận, từ lý con cóc, lý con nhái, lý con cá trê, lý con chuột, lý con mèo, lý đương đệm, lý cái phảng, lý cây ổi, lý cây bần, lý chim quyên, lý bình vôi, lý bờ đắp, lý hố mơi, lý bốn cửa quyền, lý cá ông, lý con kiến, lý con cua, lý con khỉ, lý bánh canh, lý bánh bò, lý ba xa kéo chỉ, lý trái mướp, lý lựu lê, lý con sáo, lý con ngựa, lý lu là, lý tú lý tiên, lý úp lá khoai, lý cây khế, Lý kêu đò… và… độc đáo tới mức… có luôn cả Lý chun mùng (lý cánh cửa). Rồi thì hò Nam Bộ. Có hò trên cạn, hò dưới nước, hò đối đáp, hò huê tình. Rồi lại còn hát ru, hát đưa linh… Cả một kho tàng dân ca, dân nhạc, dân vũ đồ sộ đến choáng ngợp. Tất cả vẫn đang tồn tại trong dân gian và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong dân gian. Muốn đến được với kho tàng phong phú và đồ sộ ấy, chúng ta nhất thiết phải đi sâu vào thâm nhập cuộc sống của nhân dân, của cộng đồng các tộc người Nam Bộ. Và tất nhiên, chúng ta cũng cần phải có phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian địa phương, tùy theo giác độ tiếp cận và lợi ích của từng ngành khoa học. Theo đó, có thể coi khâu sưu tầm là cái bắt đầu của mọi cái bắt đầu. Vì vậy chúng ta cần phải đề ra một số phương hướng như sau:

1.

Phân vùng và tìm kiếm sự hình thành các vùng văn hóa dân gian địa phương. Vì văn hóa dân gian địa phương là một hệ thống chặt chẽ, phát triển trong tiến trình lịch sử của dân tộc, nhưng đồng thời nó cũng rất cụ thể, mang tính chất địa phương, tính chất vùng và tộc người, in rõ dấu ấn các thời đại, giai đoạn lịch sử.

2.

Tìm hiểu cơ cấu nội tại của văn hóa dân gian địa phương. Vì văn hóa dân gian không phải là một lĩnh vực đơn nhất mà tồn tại ở những loại hình cụ thể, với những tác phẩm cụ thể của nó. Loại hình và sự biểu hiện của loại hình qua những tác phẩm của nó là những cấp độ cơ bản, đơn vị cơ bản, qua đó, ta nghiên cứu cơ cấu nội tại của văn hóa dân gian địa phương.

3.

Tìm hiểu đặc thù của từng loại hình văn hóa dân gian ở địa phương. Những đặc thù của các loại hình văn hóa dân gian ở địa phương thường được biểu hiện ở các dấu hiệu đề tài, hình thức chức năng sinh hoạt. Các dấu hiệu này thường có sự liên quan chặt chẽ với nhau.

4.

Tìm hiểu sự giao lưu văn hóa của các địa phương. Vì trong quá trình vận động trên hai trục không gian và thời gian, văn hóa dân gian của các địa phương luôn tác động qua lại lẫn nhau. Văn hóa dân gian ở địa phương này thu hút những tinh hoa của văn hóa dân gian ở địa phương kia và ngược lại. Quá trình giao lưu văn hóa của các địa phương chịu sự tác động của những quy luật lịch sử - xã hội cơ bản.

Xuất phát từ nền văn minh sông nước, tìm hiểu văn hóa Nam Bộ, tất nhiên phải tìm hiểu nền văn minh nông nghiệp theo kiểu "làm nương rẫy". Dấu ấn của nền văn minh này để lại dấu ấn rất đậm nét trong ca dao dân ca.

- Gió đưa gió đẩy

Về rẫy ăn còng

Về sông ăn cá

Về đồng ăn cua

Bắt cua làm mắm cho chua

Gởi về quê mẹ đỡ mua tốn tiền

- Mẹ mong gả thiếp về vườn

Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh

- Trên đất giồng mình trồng khoai lang

Trên đất giồng mình trồng dưa gang

Hỡi cô gánh nước đường xa

Còn bao gánh nữa để qua gánh giùm

- Hoa trong vườn nhà ai

Đưa làn hương ngược gió

Lẫn trong mùi cây cỏ

Anh biết tìm em đâu

(Phaka Kroong- dân ca Khơme)

- Bên kia sông có một vườn dâu

Em biết đâu chính tay anh trồng

Đưa em đi con nước xuôi dòng

Em biết không, lòng anh xôn xao?

Anh cùng em qua sông hái dâu

Em nuôi tằm cái áo viền bâu

Áo em mặc kín đáo bít bòng

Mọi việc phải do mình yêu nhau

(Oum tuk- dân ca Khơme)



Từ nền văn minh miệt vườn này, ta thấy xuất hiện chiếc đòn gánh của đồng bào Khơme có hai mấu ở hai đầu. Nó không chỉ để gánh, nó còn là thứ vũ khí để chống đỡ khi cần; và khi mệt mỏi vì công việc, nó còn là chiếc ghế để ngồi rất đắc dụng. Chính cộng đồng các tộc người cùng chung lưng mở đất, biến vùng đất phù sa mới trầm thủy thành nền văn minh miệt vườn miệt ruộng, đã nổ lực mở rộng quan hệ ra phía biển, đã biến cả một vùng đất hoang sơ thành nền văn minh bản địa phát triển rất cao- trên cơ sở nền văn minh Ấn Độ giáo, có sự hội nhập với nhiều nền văn minh khác.

Thâm nhập thực tế, phải bắt đầu từ việc tiếp xúc với cộng đồng dân cư. Bởi dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, là lực lượng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tiến hành những đổi mới trong tất cả các quá trình sản xuất, là lực lượng đấu tranh xã hội và cải tạo thiên nhiên, là lực lượng xây dựng và hình thành những tư tưởng và lối sống mới của thời đại ngày nay. Khi tiếp xúc với các cộng đồng dân cư của khu vực, chúng ta cần phải ý thức rằng, chính dân cư là bộ phận chứa đựng nhiều đặc trưng về dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán, những thói quen và đặc điểm về sản xuất, phụ thuộc vào những nhân tố xã hội, tộc người và điều kiện thiên nhiên của các vùng sinh thái cụ thể.

Về góc độ dân cư, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là một vùng dân cư hỗn hợp, với nhiều nguồn gốc địa phương khác nhau, đa dạng về mặt tín ngưỡng và tôn giáo, chênh lệch cách xa nhau về lối sống và phong tục tập quán, trình độ phát triển xã hội và văn hóa, cũng như thói quen canh tác và phong cách làm ăn. Bốn yếu tố tộc người Việt, Khơme, Chăm, Hoa là rất quan trọng đối với việc thâm nhập thực tế để tìm vẻ đẹp của ca dao dân ca Nam Bộ, cũng như các loại hình nghệ thuật khác. Yếu tố tộc người và văn hóa Chăm và Mã Lai- đa đảo, yếu tố Khơme là những yếu tố văn hóa và tộc người cổ xưa nhất, đã hình thành ở đồng bằng sông Cửu Long từ trước TK XVII. Từ TK XVII về sau, yếu tố tộc người Việt và văn hóa Việt đã trở thành nhân tố phát triển cơ bản của cả khu vực châu thổ phù sa mới rộng lớn, bên cạnh sự hòa hợp những yếu tố của tộc người vùng ven biển nam Trung Hoa. Ngày nay, đứng về mặt toàn vùng châu thổ mà xét, thì tính chất bao trùm và phổ cập, chính là sự hòa hợp và phát triển của những yếu tố văn hóa của các tộc người, mà yếu tố văn hóa của tộc người Việt là chủ đạo. Song những đặc trưng văn hóa của các tộc người anh em khác, vẫn tồn đọng sâu đậm trong nông thôn của nhiều vùng- đặc biệt là những vùng có tính chất khu biệt như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Vì vậy, châu thổ sông Cửu Long, là một vùng đồng bằng duy nhất ở nước ta, về mặt dân cư và dân tộc, có những đặc trưng nổi bật, mà chúng ta cần phải lưu ý trong quá trình cải cách nói chung, và quá trình cải cách văn hóa nói riêng.

Tính chất hỗn hợp và đa dạng về mặt dân cư và quá trình xích lại gần nhau, hòa hợp giữa các dân tộc trong khu vực, là một hiện tượng lịch sử có tính quy luật, bắt nguồn từ lịch sử di dân và sự hình thành những vùng sinh thái nhân văn của cả khu vực châu thổ phù sa mới rộng lớn. Nó góp phần hình thành các loại hình dân cư, mà dân cư nông nghiệp là lại hình dân cư có số dân đông nhất; bao gồm những nhóm dân cư chuyên canh ruộng nuớc, chuyên canh lúa nổi và chuyên canh về rẫy. Bên cạnh đó, còn có loại hình dân cư thứ hai là dân cư phi nông nghiệp, bao gồm dân cư thành phố, thị tứ và nhóm dân cư buôn bán nông sản ở nông thôn (ở đây chúng ta cũng cần kể tới nhóm dân cư làng nổi sống bằng nghề cá bè, buôn bán thương hồ để xác định loại hình dân cư của họ). Loại hình dân cư thứ ba là cộng đồng dân cư, dân tộc và tôn giáo, là một đặc điểm lớn khó có vùng nào ở nước ta tồn tại trong thực tế và lịch sử. Ở Nam Bộ, dân số Khơme chiếm tuyệt đại đa số ở huyện Trà Cú- Trà Vinh và một số huyện Khác ở Sóc Trăng, Hậu Giang; người Hoa có số dân đa số tuyệt đối trong một số xã ấp ở ở Kiên Giang, Hậu Giang và cà Mau; người Chăm có dân số tuyệt đối ở một số xã thuộc vùng Châu Đốc- An Giang.

Về góc độ tôn giáo, đạo Phật tiểu thừa hầu như là tôn giáo toàn dân của người Khơme; Hồi Giáo là tôn giáo của toàn thể người Chăm ở Châu Đốc; đạo Hòa Hảo chiếm khoảng 78% tổng số dân tỉnh An Giang; đạo Cao Đài thì phát triển mạnh ở Bến Tre, LongAn và Tiền Giang.

Phân loại dân cư và dân tộc là hai đối tượng tổng hòa của nhiều hiện tượng xã hội, là đối tượng của nhiều ngành khoa học xã hội, mà khi thâm nhập thực tế, chúng ta cần phải hướng tới, để có thái độ và cách thức tiếp cận tốt nhất. Điều cần xác định là việc nhìn nhận vị trí đặc biệt của cả vùng châu thổ phù sa mới rộng lớn, nơi gặp gỡ của những nền văn hóa cổ rực rỡ, là nơi thiên di và sinh tụ của nhiều tộc người trong lịch sử. Đó là nơi mà các dân tộc Việt, Khơme, Chăm, Hoa đã cùng cư trú bên nhau, khai thác đất đai, xây dựng cộng đồng và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đây cũng chính là những nét văn hóa chung của các cư dân Nam Á tập trung rõ nét ở châu thổ sông Cửu Long, chứng minh một cội nguồn chung và một xuất nguyên giống nhau, phản ánh trên tư duy thần thoại và truyện cổ dân gian, ca dao dân ca dân gian của các dân tộc Việt, Khơme, Chăm, Hoa trên nền quan niệm về nhị nguyên luận vũ trụ, hay thuyết vật chất nhị nguyên tương phản; trong đó đất, nước, núi và đồng bằng, lục địa và biển, loài có cánh và và loài thủy sinh tương phản nhau. Bên cạnh đó là các tục thờ đá trong các miếu thổ thần của người Việt, miếu Ông Bổn của người Hoa và miếu Néak- Tà của người Khơme; những ngày hội nước với những tục đua ghe và những lễ nghi trong nông nghiệp vào mùa khô của người Khơme, người Chăm… Đó là dấu vết nhà sàn trong các Sala chùa Khơme, nhà người Việt vùng Đồng Tháp, An Giang. Đó là phương thức thủy lợi cổ đào ao chứa nước, như ao Bà Om của người Khơme ở Trà Vinh, ao chứa nước trong rẫy của người Hoa Ở Vĩnh Châu- Bạc Liêu, cách xẻ mương, lên liếp ở các miệt vườn.

Ngoài ra, châu thổ sông Cửu Long còn là một vùng bán đảo chịu ảnh hưởng nặng của thủy triều và các sông rạch, con nước lớn ròng, do đó yếu tố văn hóa biển và văn hóa Mã Lai, Inđônôdiên khá rõ nét. Cho nên người Việt vùng Cà Mau, Rạch Gá rất giỏi nghề đóng ghe xuồng và làm đồ thủ công, người Chăm giỏi nghề đánh cá trên sông… Các miếu Ông Bổn Đầu Sông và miếu Bà Thiên Hậu rải rác khắp cả vùng châu thổ đã minh chứng cho nền văn hóa biển của cả vùng đất. Bên cạnh nền văn hóa chung, mỗi dân tộc trong cộng đồng vẫn có những đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc mình, phản ánh bản sắc văn hóa riêng. Ở đây, người Việt là dân tộc đa số, chủ thể mà tổ tiên là những người nông dân từ đồng bằng sông Hồng, từ Ngũ Quảng di cư vào khai thác đất đai, xây dựng làng xóm, đình chùa, để lại dấu ấn của nền văn minh cây lúa nước, bằng việc đào đắp kinh mương, làm sống dậy sự trú phú của cả vùng châu thổ phù sa mới. Người Việt với những nổ lực của mình trước thiên nhiên đầy những tiềm ẩn, thử thách, đã sáng tạo nên những cá tính và đặc điểm văn hóa đặc sắc và nhiều sản phẩm vật chá6t phong phú. Như bưởi năm roi Bình Minh, xoài cát Hòa Lộc, cam Cái Bè, vú sữa Lò Rèn, thuốc rê Cao Lãnh, mắm Châu Đốc, dừa Bến Tre, sầu riêng Chợ Lách, gạo nàng Loan Long An, mắm tôm chua, mắm tôm chà Gò Công, nem Lai Vung… Đó còn là kỹ thuật dùng phảng phát cỏ, đốt rồi cấy lúa rất hợp với thiên nhiên ngập tràn cỏ năng của vùng đất. Cũng chính người Việt đã du nhập ca nhạc cung đình Huế, chế ra loại hình văn nghệ dân gian quý báu là cải lương; rồi lại còn các loại hình nói thơ Lục Vân Tiên, thơ Thầy Thông Chánh, nói tuồng, nói vè, hô lô tô, ca ra bộ, hò đối đáp, hát huê tình… Người Việt ở đây còn có chiếc áo bà ba, chiếc khăn rằn và các loại mắm rất đặc trưng. Đây là những nét văn hóa Việt đã được đổi mới một phần cho thích nghi với cách ứng xử trước thiên nhiên kỳ bí của vùng đất mơi.

Bên cạnh người Việt, cư trú xem kẽ trong các vùng Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tri Tôn là đồng bào Khơme anh em. Người Khơme quần tụ trong các phum sóc được thiết lập lâu đời, trên các giồng đất cao, bao quanh các ngôi chùa Phật giáo tiểu thừa, giữa những hàng cây sao, cây dầu cao vút. Theo truyền thuyết, khởi nguyên người Khơme là con cháu của chim thần Garuda, có sức điều động lửa, sấm sét, có khả năng thống lãnh nước, mưa, sông rạch của giòng dõi cá thần và rắn thần Nagar. Họ có một lịch sử văn hóa, nhân chủng, tổ chức xã hội và chữ viết Pali, mang ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ấn Độ, cũng như sức sáng tạo phong phú của bản thân dân tộc mình.

Từ thế giới quan Phật giáo tiểu thừa, và từ tư duy lưỡng nguyên, người Khơme đã tạo nên một nền văn hóa cá biệt với những kiến trúc chùa nguy nga, với mô típ Rìa hu, tượng tròn, tượng bốn mặt, chim thần, rắn thần, với các dạng thức phù điêu mang cá tính và phong cách riêng.

Vốn là một dân tộc có truyền thống văn nghệ, người Khơme đã sáng tạo ra nhiều loại hình ca vũ độc đáo, từ điệu múa trống Xà zăm, múa vui Krap, múa gáo dừa Tro jok, múa Chằng khum- rông, đến các điệu hát A- yay trữ tình, hát đối đáp Prop- kay, Chằm riêng- chàpay, ca đàn kể truyện cổ, và vươn tới những hình thức sân khấu hoàn chỉnh như kịch múa Robăm và...
Phượng Các
#44 Posted : Monday, September 18, 2006 7:27:30 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Song Anh
Tôi chưa thấy ở đâu mà người dân gọi người lãnh đạo của mình bằng "thằng" bằng "con" như ở Nam Bộ. "Thằng Bảy Bí thơ", "Con Tám Chủ tịch"… thân mật cứ như người trong nhà với nhau. Và cũng chẳng thấy nơi nào trẻ em lại xưng "Con" với người lớn, đứa lớn hơn gọi đứa nhỏ hơn là "Cưng", bằng trang phải lứa thì xưng "Qua" với "Bậu". Lúc thân mật cũng "Qua" với "Bậu", lúc giận hờn cũng "Bậu" với "Qua".


HỒ TĨNH TÂM

Trích từ : http://www.vannghesongcuulong.org



Ở Nam Bộ trước kia thời Pháp thuộc hay thời quân chủ hay thời Việt Nam cộng hòa, không có ai dám gọi các vị lãnh đạo là thằng hay con cả.
Con nít trong Nam xưng con với những người lớn, những người thuộc hàng cha mẹ trở lên, chớ chúng không xưng cháu như người Bắc.
Qua là tiếng xưng của người lớn đối với người nhỏ hơn, một tiếng khiêm nhường, không dám nhận mình là anh, chị, cô, bác.
Gọi người khác là bậu thì người đó cũng phải hàng thân tình với mình, chớ không phải chỉ bằng vai lứa là được gọi.
Gọi hàng nhỏ hơn mình là cưng cũng là vì không dám gọi họ là em, con, cháu.

Song Anh
#45 Posted : Monday, September 18, 2006 8:52:05 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Ở Nam Bộ trước kia thời Pháp thuộc hay thời quân chủ hay thời Việt Nam cộng hòa, không có ai dám gọi các vị lãnh đạo là thằng hay con cả.




Thế hệ sau này...thì S.A không rành...nhưng hồi nhỏ...S.A vẫn thường nghe ba S.A và các chú bác, từ thời Pháp thuộc sang thời Việt nam cộng hòa ...trong những bửa "họp mặt"... nói về chuyện xóm, chuyện làng ...là y như rằng ... " Thằng này ...thằng kia..." ... ráo hết ...và khi bàn sang đến chuyện nước chuyện nhà thì cũng " Ông này ...Ông kia ...", theo S.A nghĩ hai chữ " lãnh đạo " mà tác giả dùng ở đây ..phải hiểu theo nghĩa rộng của nó , " là người dẫn đầu..." và tất nhiên là tùy theo cái ngữ cảnh của địa phương mà nói ...

Phượng Các
#46 Posted : Monday, September 18, 2006 9:06:10 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ý của tác giả là khi người ta đến nói chuyện trực tiếp với mấy người đó chớ không phải là nói lén sau lưng đâu SongAnh ạ. Tức là gọi họ theo ngôi thứ hai đó.
Còn nói chuyện ngôi thứ ba thì khỏi phải nói rồi.

Song Anh
#47 Posted : Tuesday, October 3, 2006 7:17:05 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18


Văn Hóa Chửi

Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi sao chưa có nhà văn hoá nào nghiên cứu về cái sự "Chửi" nhỉ?. Hôm nay ngồi buồn tôi mở máy vi tính, thử mở "Từ điển Lạc việt năm 2002", tra hú hoạ chữ Chửi xem sao. Đây là cuốn từ điển Việt Anh, mà lại dùng cho máy vi tính, tôi nghĩ, có lẽ chẳng có chữ ấy đâu, may lắm thì có một chữ Chửi đơn giản là cùng.
Tôi nhầm! Các từ về Chửi xếp đầy một trang màn hình!
Này là Chửi mắng, Chửi bới, Chửi đổng, Chửi nhau, Chửi rủa, Chửi thầm, Chửi thề, Chửi tục! Lại còn Chửi bâng quơ, Chửi vu vơ, chửi thậm tệ! Chưa hết, có cả Chửi bóng Chửi gió, Chửi chó mắng mèo, Chửi như tát nước, Chửi như vặt thịt, Chửi vuốt mặt không kịp nữa! Ngần ấy chữ Chửi đều có những động từ hay cụm từ tiếng Anh tương ứng. Hoá ra người Anh người Mỹ họ cũng chua ngoa, cũng điên tiết gớm chứ đâu có vừa (nhưng các "đế quốc to" ấy nhất định thua xa mình về cái khoa Chửi, kể cả Chửi đáng khen và Chửi đáng chê).
Cuốn từ điển còn thiếu một khái niệm Chửi tối quan trọng: Chửi như mất gà ! Rất may, tìm mãi mới thấy cụm từ Chửi này có trong từ điển Việt Hoa của Khổng Đức.
Nhưng rốt cuộc thì từ điển gì, chữ nghĩa gì cũng thua bà cô tôi hết, một người dân quê không biết một chữ quốc ngữ bẻ làm đôi.

Khoan hãy tìm hiểu vì sao Gà lại giữ vị trí quan trọng trong khoa Chửi của dân An Nam mình đến thế. Tôi hãy phác qua vài nét nhân thân bà cô ruột, tức cuốn từ điển sống của tôi về Văn hoá Chửi. Dòng họ nhà tôi, từ bố tôi trở về trước nghèo lắm. Mấy đời chỉ là ông đồ dạy chữ nho, ông chú ruột tôi mới sáu tuổi đã bị đem cho một nhà thờ Đạo vì ông bà tôi không sao nuôi nổi. Cô tôi đương nhiên không được học hành gì, sớm được gả cho một anh thợ cày cũng nghèo kiết xác, là ông cậu tôi. Cậu tôi chẳng may mất sớm, để lại cô tôi goá bụa khi chưa đầy hai mươi với một đứa con gái chưa đầy ba tuổi. Chỉ một đôi quang thúng cũ nát, lèo tèo mấy quả na quả bưởi, mấy chiếc bánh đa, bánh gai..., hoặc mấy mớ rau, con cá, bà đèo đẽo đi khắp chợ Hồ, chợ Gôi, chợ Ngo, chợ Dâu, chợ Keo, chợ Cẩm Giàng, chợ Núi (tức núi Thiên Thai) ... trên dưới mười cây số. Áo xống nhuộm bùn (hồi trước các cụ gọi chiếc váy là xống), vá chằng vá đụp, làm chỗ cư trú lý tưởng cho lũ chấy rận. Lúc nào nghỉ chợ là bà lại đem áo xống ra bắt rận, tuốt trứng lép bép và cắn rận đôm đốp. Nhưng người cô nghèo khổ ấy thương lũ cháu, thương chúng tôi lắm. Cô cho chúng tôi cái bánh, quả na mà chậm ăn là cô chửi cho mất mặt, à ra đều mày khinh cô nghèo mày không ăn hử? Đến năm tôi đã là giảng viên Đại học (chả gì cũng gọi là Trí thức Xã hội chủ nghĩa) mà mỗi lần về thăm cô vẫn cho tiền, này thằng Tụ, cô cho mấy đồng cầm đi mà tiêu. Thương cô lắm mà vẫn phải cầm, chứ đợi cô chửi cho rồi mới cầm ư?

Nhưng Chửi cũng ba bảy đường Chửi. Bà chửi thương, chửi yêu thì chỉ chửi "nôm" thế thôi, chứ không có bài. Khác hẳn những khi định hướng vào "kẻ thù", là những kẻ ăn không ăn nảy của bà, vu oan giáng họa cho bà, cạy quyền cạy thế chèn ép lấn át bà (kiểu như bây giờ ta gọi là vi phạm quyền dân chủ ở cơ sở ấy mà) thì vũ khí Chửi của bà tung ra đầy tính kỹ thuật, bài bản hẳn hoi và đầy sức lôi cuốn. Một ngón võ thật sự.

Hôm ấy bà đi chợ về muộn. Chuẩn bị nấu cơm chiều, vét niêu cơm cháy, vừa ngô, vừa khoai được một bát đầy hú hụ, bà cất tiếng "chích chích chích chích", "pập pập pập pập" gọi mấy con gà mà bà đã chăm chút cả năm để chuẩn bị ăn Tết. Lũ gà quen tín hiệu đã tề tựu ngay tắp lự. Chờ mãi vẫn không thấy con gà mái nâu, đang ghẹ, béo nhất đàn. Bà bổ đi tìm quanh, "điều tra" khắp vườn, khắp xóm. Không thấy. Vẻ mặt bà hằm hằm, mắt bà chợp chợp, tôi biết cơn giận trong bà đã chất chứa đến nhường nào. Nhưng bà lẳng lặng đi nấu cơm. Hai mẹ con bà ăn cơm xong đâu đấy. Mọi nhà đã lên đèn. Tôi nằm chơi trên cái trõng tre giữa sân.

Đúng lúc làng xóm đang yên tĩnh, ổn định, thì bài trường ca bắt đầu.

Hình như trời phú cho những người nghèo khổ, sống dưới đáy xã hội một cơ quan phát âm, đúng ra là cơ quan phát thanh, có độ vang đủ phủ sóng khắp "địa bàn" cư trú. Phần giao đãi của trường ca mất khoảng mười phút, nhưng cũng đủ cho việc đặt vấn đề. Người nghe đã kịp nhận ra cuộc chửi liên quan đến vụ việc gì, bà nghi ngờ cho ai. Sau khi đã khu trú được vấn đề và đối tượng (tất nhiên bà chẳng cần gọi tên chúng ra), bà vào phần chính của việc chửi bới. Bà mạt sát đối thủ bằng những tư liệu rút ra từ gia phả, án tích, dư luận; bà chứng minh tội phạm bằng những chứng cứ và suy luận mà bà đã quan sát và thu thập được; và cuối cùng là phần hình phạt. Bà phạt kẻ bị tình nghi phạm tội bằng phương pháp rất nhân đạo là cho ăn và cho uống, thực đơn gồm toàn những thứ sống sít từ cơ thể thiên nhiên của bà. Thì bà còn có gì khác ngoài cái vốn tự có ấy?
Toàn bộ "cáo trạng" từ việc điều tra, luận tội và xử phạt bà làm độ nửa giờ là xong. "Phiên toà" kiểu này có cái "hay" là không cần mời ai đến dự mà vẫn xử được công khai.Thế mới biết kẻ ở thế yếu thì cứ phải "phát xít" thôi. Vô chính phủ cũng là một cực của phát xít, nhưng cái phát xít của bà cô tôi vừa đáng yêu, vừa đáng thương, lại vừa đáng tủi làm sao!

Bà "viết" văn xuôi theo lối biền ngẫu, rất nhiều đoạn rập theo một công thức như lối viết báo cáo hoặc xã luận của những anh không chịu đổi mới ngày nay. Văn xuôi nhưng lại có vần như thơ (có thể đây là tiền thân của loại thơ văn xuôi bây giờ đấy nhá !), lại có lên bổng xuống trầm như nhạc.

Đặc biệt, vô cùng đặc biệt là đoạn cao trào. Tôi nghe một lần là nhớ suốt đời. Đoạn ấy thế này: "... Nếu mày có trót dại bắt con gà của bà, nghe bà chửi mà không khôn hồn thả nó ra, mà cả nhà cả ổ mày cứ húc đầu vào ăn cho đầy miệng, thì bà cứ cho chúng mày ăn cái máu l..., rớt l... của bà đây này.(lúc này bà khẽ rướn người lên, hai đầu ngón tay khẽ nhúm chiếc váy đụp nâng lên phía trước, tuy đứng một mình mà bà làm như đang diễn thuyết trước đám đông người). Mày tưởng mày có quyền có thế, có người làm ông nọ bà kia mà ăn hiếp gái già này à ? Cứ ra mặt với bà xem ! Bà thì cứ ...dứt cái lông l... thứ tám, bà chẻ tạm làm tư, bà trói cổ cái ông tổ năm đời mười đời nhà mày lại, bà vẫn còn thừa cái nút hậu !...". (Cái sinh lực nữ tính mới đầy uy lực làm sao!)
Lạ chưa? Cái lông thứ tám? Vậy là trong cái đám lôm xôm ít được thấy ánh sáng văn minh ấy cũng phải có trật tự, ngôi thứ hẳn hoi (cứ như trong trại lính hay trong triều đình xôi thịt vậy)! Không biết cái ngôi thứ này là do chúng cọ xát với nhau mà phân định hay do bà phải đánh số để tiện việc quản lý?
Để ra quân, bà chưa cần cử các ngôi vị thứ nhất, thứ hai, thứ ba trang trọng làm gì, mà mới dùng cái "thằng" thứ tám, thậm chí chả cần cả "thằng" thứ tám nữa, nên bà mới tạm chẻ nó làm tư (khiếp thật, xưa nay người chi ly lắm cũng chỉ chẻ sợi tóc làm đôi là cùng). Còn ở trận tuyến bên kia thì bà không thèm chấp cái bọn ăn cắp gà, không thèm trói chúng cho bẩn?cái dây trói của bà, mà lôi cổ hẳn cái ông tổ năm đời mười đời nhà nó ra (bọn này về chầu ông... vải từ lâu rồi mà bà vẫn không tha, vì chính chúng đã khai sinh ra cái lũ ăn cắp gà vô liêm sỉ này). Binh lực của bà đã tự giảm đi bấy nhiêu lần, binh lực của địch cho phép tăng lên bấy nhiêu lần, vậy mà vẫn chưa cân sức: cái dây trói vẫn quá dài so với cái cổ bự của những ông tổ năm đời mười đời kia, trói cẩn thận đâu vào đấy rồi mà dây vẫn còn thừa nhiều quá, lại phải buộc thêm một "múi" nữa cho dây đỡ luề thuề, tức là phải buộc thêm cái nút hậu. Tương quan địch ta chênh lệch như thế thì chúng còn làm sao dám ra mặt với bà được nữa, chứ nói gì đến lên mặt, giở thói kiêu ngạo cổ truyền của chúng trước bàn dân thiên hạ?

Như thế, bản Trường ca dùng một "thi pháp" so sánh, tương phản đầy ấn tượng !.Thiết kế một bài Chửi khoa học và tinh tế như thế thì các bậc thâm nho, hay các viện sĩ khoa học mọi thời đều xin bái lạy.
Thiên nhiên sinh ra muôn loài vốn đã tài tình, xã hội loài người tự nhiên cũng tài tình như thế. Cứ phải tự cân bằng, cứ phải tạo lấy cái hợp lý để cân bằng lại cái vô lý. Đấu tranh sinh tồn mà sinh ra cả.
Một lần, đọc bài thơ của một nhà thơ trẻ miền Trung, tôi gặp một tứ thơ độc đáo: "tấn tuồng đời bọn bất lương đã giành đóng hết các vai đạo đức mất rồi phân vai chỉ còn các vai phản diện, xấu xa, mà những người bị trị, những người lương thiện, bao giờ cũng chậm chân, đành phải nhận đóng. Không nhận những vai ấy cũng không được. Đã là tuồng đời thì anh không đóng cũng không được, "lẩn tránh" cũng là một vai của tuồng đời chứ đâu có thoát.
Khi những kẻ ăn cắp gà lại chi phối luật pháp, lại độc chiếm hết diễn đàn để giảng đạo đức (tất nhiên là đạo đức giả), thì người mất gà đành phải chửi thôi. Những phụ nữ chịu nhiều tầng ràng buộc nhất chỉ còn cách tự vệ ấy để quyết thực hiện quyền ngôn luận, "tự do báo chí" của mình.
Bài Chửi độc đáo kia, nghe tưởng cay độc quá, nhưng xem kỹ lại thấy vẫn nhân đạo. Bà vẫn mở đường: nếu mày không sửa chữa thì bà mới làm như thế,như thế !
Đấu tranh sinh tồn là cuộc "nội chiến" muôn đời. Đã là cuộc chiến phải có vũ khí, phải có binh pháp. Bọn thống trị khôn ngoan bao giờ cũng lo xa, tước hết vũ khí vật chất và tinh thần của đám bị trị. Nhưng trời sinh voi thì trời sinh cỏ. Bị lột trần trụi thì chính cái trần trụi biến thành vũ khí.
Những giá trị thật mà bị dè bỉu (hoặc giả vờ dè bỉu), đẩy xuống dưới cùng, chính là tiền đề để nó bật lên thành vũ khí, xấn vào tận mặt kẻ làm bộ khinh rẻ nó, cái "Yoni" của các bà chính là một phẩm vật như thế. Trong võ cổ truyền hay Judo, chính kẻ ở dưới mới chuyển được sang thế thượng phong để chơi ngón "bốc", ngón "quật", ngón "ném". Cho nên, trong văn hoá, kẻ nào đẩy những giá trị cao quý xuống tận đáy chính là tự chuốc lấy diệt vong.
Chửi là vũ khí của người nghèo bất khuất, người yếu bất khuất. Kẻ mạnh (về lực) hoặc kẻ phi nghĩa mà chửi thì nhạt thếch, sẽ thành tàn bạo, thô tục, thành lố bịch ngay. Trái lại,dân tộc nào, tầng lớp nào sức sống dai dẳng nhưng bị "yếu kinh niên" sẽ có khả năng mài rũa vũ khí Chửi của mình trở nên hoàn thiện.
Trong môn Chửi, tên tục của hai "sinh thực khí" có một vị trí độc đáo. Cái Linga và cái Yoni đã sinh ra loài người thì khi con người bị đẩy vào tư thế trần trụi, nguy nan không lối thoát, hai thứ ấy lập tức phải đứng ra đương đầu cứu viện, chiến đấu, với tên thật của nó.Cửa sinh, cửa tử, cũng là cửa thoát. Vậy thì: Yoni-Linga muôn năm! (khẩu hiệu này đáng ra phải hô bằng tên thật).
Khi dùng cái phương tiện bề ngoài có vẻ rất giống nhau ấy người lương thiện và thằng khùng chỉ khác nhau ở cái mục đích, vì lẽ phải hay không vì lẽ phải.

Đành rằng có chửi cũng chẳng mấy khi tìm lại được gà, nhưng <cái "Chửi" đánh thức lương tâm, đánh thức và nuôi dưỡng công lý. Lương tâm và công lý sẽ lớn lên, chặn tay bọn ăn cắp những CON GÀ VÀNG nặng hàng chục tấn, và trả lại cho đời, cho dân những công bằng lớn lao hơn. Ý nghĩa Văn hoá của sự Chửi chính là ở đó.

Cụ bà Nguyễn thị K., một công dân vô danh trong xã hội, người cô ruột xấu số đáng thương và đáng quý ấy là cuốn từ điển sống của tôi, là một khối văn hoá vừa ?vật thể? vừa "phi vật thể". Trong cuốn từ điển Chửi ấy, nếu thấy cần bổ sung thì có lẽ chỉ cần ghi thêm khái niệm "Chửi Chữ" nữa thôi.
Thưa cô, cháu học hành cả đời, hôm nay mới nhận ra cô thì cô không còn nữa. Cháu thèm được cô cho một chiếc bánh gai và lại chửi cho một câu như những ngày nào tấm bé.



Hà Sĩ Phu
Binh Nguyen
#48 Posted : Wednesday, October 4, 2006 6:17:41 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Ở Toronto có báo Sài Gòn Canada, mấy ông, ai cũng thích đọc nhận định thời cuộc của Hà Sĩ Phu. Hôm nay đọc thêm bài này thấy cũng hay hay, cám ơn chị Song Anh. Chị thấy Bình bắt chước bà cô này bên nhà chị LV, giống không? hi hi.

BN.
ngodong
#49 Posted : Wednesday, October 4, 2006 6:22:42 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
BN ơi tìm đọc tác phẩm của nhà văn Nam Cao trong đó có một bài chưởi - chị N Đ nghĩ từ truệyn ông viết mà sau đó có kịch có hài trên các diễn đàn đều nhắc đến.
Phượng Các
#50 Posted : Wednesday, October 4, 2006 5:54:22 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Yoni-Linga muôn năm! (khẩu hiệu này đáng ra phải hô bằng tên thật).

Big Smile
Song Anh
#51 Posted : Wednesday, October 11, 2006 10:39:29 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

Tiếng nẫu

Người Bình Định, Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu, hẳn nhiên vì "đại từ nhân xưng" "nẫu" (bọn họ, người ta...) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng, thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.

Ngôn ngữ của người xứ Nẫu có nhiều từ, nhiều câu rất độc đáo, cũng không lẫn vào đâu được, đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn, "nẫu", "dẫy ngheng" (vậy nghen), "dẫy á" (vậy đó), "dẫy na"(vậy à?), "chu cha" (có tính chất cảm thán, kiểu như "trời ơi")... Đã nghe "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... vài lần người ta có thể nhớ mãi, như ngấm vào máu thịt, không quên được bởi "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... có quá nhiều ngữ nghĩa, sắc thái, tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.

Quãng năm 1997-1998, tôi có về công tác tại một xã ven biển Phù Mỹ (Bình Định). Ở đó, tôi đã chứng kiến một chuyện tình thật đẹp, thật cảm động giữa một anh bị khuyết tật đôi chân với một thôn nữ hiền lành. Thương anh ngày ngày lê lết ở bến cá để xin cá, nhặt cá rơi vãi mỗi khi thuyền về, chị chấp nhận về nâng khăn sửa túi cho anh, lại còn phải cáng đáng thêm một bà mẹ chồng đã lọm khọm. Chị nghèo, gia đình anh cũng vậy, lại là thân nhân liệt sĩ, nên nương tựa vào nhau để sống. Tôi hỏi lý do tại sao chị lại dũng cảm lấy một người chồng khuyết tật, chị ậm ừ giải thích vài câu rồi thẹn thùng "kết luận": "Dẫy á!".

Cái câu "dẫy á" của chị tuy chỉ hai từ nhưng trong ngữ cảnh này mới đắt làm sao. "Dẫy á" đã nói lên được bao điều và tôi không cần hỏi gì thêm cũng hiểu được tấm lòng của chị.

Gần đây, vào giữa trưa, lúc đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại bàn réo, tôi bật dậy. Bực mình nhưng tôi vẫn phải "A lô...". Đầu dây là một giọng nói đậm chất Nẫu: "Anh Bảy hé anh Bảy. Ủa, không phải na? Cho tui gặp anh Bảy chút coi!". "Dạ, đây không phải nhà anh Bảy, có lẽ chị nhầm số". "Ủa, lộn số hén? Thâu (thôi), dẫy ngheng". Rồi cúp máy.

Cái câu "dẫy ngheng" rất tròn vành rõ chữ, lại kéo dài âm "eng" như một lời xin lỗi, mong được thông cảm. Tan giấc nghỉ trưa nhưng tôi cũng chẳng còn cảm giác bực mình bởi dư vị của hai chữ "dẫy ngheng" cứ ngọt ngào trong tâm tưởng.

Một năm đôi ba bận tôi lại về quê - một làng nhỏ ven sông Côn - để cúng giỗ, dẫy mả. Các anh chị tôi ở quê làm nông là chủ yếu. Nghe tôi kể chuyện phố phường, thỉnh thoảng họ lại "dẫy na?" ngạc nhiên một cách hết sức hồn nhiên. Còn tôi thì sau mỗi lần như thế, lại "dẫy á" để khẳng định lại điều mình vừa nói, vừa kể.

Trong những lúc trà dư tửu hậu, nhiều người xứ Nẫu vẫn đem câu "Yêu không yêu thì thâu, nói dứt phát" (Yêu không yêu thì thôi, nói (để) dứt khoát) ra để tếu táo với nhau rồi tự trào rằng người xứ Nẫu mình có một câu nói hay đáo để.

Sử chép: Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Đến tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định, Phú Yên ngày nay.

535 năm đã trôi qua. Trải qua bao bể dâu, biến thiên của lịch sử; trải qua bao cuộc giao lưu, hợp lưu giữa các nền văn hóa, cái lắng đọng lại, chắt lọc lại chính là văn hóa và con người xứ Nẫu, trong đó có ngôn ngữ xứ Nẫu. Có thể nói, ngôn ngữ xứ Nẫu là tinh hoa của văn hóa xứ Nẫu. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã chia ra 3 vùng chính: Phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ Trung Bộ, đương nhiên có phương ngữ xứ Nẫu.

Lâu nay, các sách ngôn ngữ học thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể nhất dạng. Trong thực tế, tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Tiếc rằng, những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận, mà chưa được phân tích, lý giải tường tận.

Cũng vậy đối với phương ngữ xứ Nẫu. Hình như Bình Định, Phú Yên đã có khá nhiều bộ địa chí, những công trình văn nghệ dân gian nhưng chưa có (hoặc có nhưng rất ít) đề cập đến phương ngữ xứ Nẫu với những lý giải, phân tích cặn kẽ, tận tường.

Văn hóa Bình Định, văn hóa Phú Yên - văn hóa xứ Nẫu - không chỉ thể hiện qua những tháp Chàm trầm mặc rêu phong, qua câu hát bội thô mộc chất phác, qua điệu bài chòi mượt mà sâu lắng, qua lời than thân trách phận rền rĩ ai oán... mà còn thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ. Giá như có một công trình nghiên cứu về phương ngữ xứ Nẫu, như Huế đã có phương ngữ xứ Huế, thì, "chu cha", hay biết bao.

Huỳnh Thúc Giáp
Song Anh
#52 Posted : Wednesday, October 11, 2006 10:52:27 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

Nghe thêm ở đây :

http://dactrung.net/ram/HoaiLinh-QHBD.rm

"Quê Hương Bình Định" của Hoài Linh...,


(Lời Giới Thiệu)
Chàng tên là Bảy, Bảy nhà ở gần đèo Cù Mông, nên gọi là Bảy Cù Mông. Đèo Cù Mông giáp giới tỉnh Bình Định và Phú Yên. Nàng tên là Sáu, ở gần đèo Bình Đê, nên thường gọi là cô Sáu Bình Đê. Đèo Bình Đê giáp giới giữa quận Tam Quan, tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi.
Bảy vượt biên qua Mỹ đã mấy năm, thường thư từ về thăm Sáu Bình Đê là người yêu của chàng. Thỉnh thoảng cũng có gọi điện thoại về thăm hỏi. Kỳ này, Bảy Cù Mông đã mua vé máy bay để về thăm quê hương, thăm người yêu nên gọi Sáu Bình Đê hẹn ngày đón chàng.
(Lời Đối Thoại)
- Trời ơi ! Chờ hoài chờ hủy rồi , rầu quá chừng quá đỗi. Ơ ! Vậy mà cũng sắp đến giờ hẹn rồi. Trời ơi! Xa nhau mấy năm rồi không biết mặt mũi thay đổi ra sao chớ? ... Sắp gặp nhau sao mà nó bồi hồi quá đi chớ ha. Coi vậy mà mình cũng nhớ Nẫu lắm chớ chơi à na! Ôi trời ơi ! Thôi tới giờ rồi , thôi mình đi vô mình gọi điện thoại a.
A lô ! A lô ! Xin lỗi .. a, xin lỗi... a. có Sáu ở đấy không ạ? Ờ... ờ.... ờ Sáu, Sáu Bình Đê đấy!
- A lô Dạ.... ! Thưa... thưa... ai đó , em Sáu... Sáu đây a.
- A lô! Em là Sáu đây phải không ? Trời ơi. Anh Bảy Cù Mông đây nè.
- Ui chu choa ui ! Sao mà nghe cái giọng anh nó rõ quá đi thôi á. Sáng chừ chờ hoài, chờ anh gọi về mà em phải vô nhà cậu Tám nó có điện thoại chớ ngoài nớ vùng em ở giáp giới Tam Quan, Quảng Ngãi làm sao mà có điện thoại. À ! Nè anh anh , răng mà nó lạ ghê hề, đi cầm cái ống nhựa ni có mấy cái lỗ có xí xi ri mà nghe tiếng anh nói rõ quá chừng quá đỗi nhen, giọng anh nói chẳng khác xưa chút mô đó nhen. Anh Bảy, anh Bảy, chứ bên Mỹ cách bên ni bao xa rứa, mà khi nghe anh nói chuyện, ôi chu choa, cha mẹ ơi...... giống như ngồi bên cạnh em làm em muốn nổi da gà. Em tưởng tượng cái giang tay ra cái đụng anh rồi, rồi cái được rờ anh, ơi... cha... cha run quá chừng run luôn anh Bảy ơi!
- Trời ơi! Bên Mỹ cách bên nhà xa lắm , máy bay bay mấy ngày mới tới, nhưng hông biết bao xa để mà nói cho Sáu biết. À! Sáu yên trí, đợi mấy bữa nữa Bảy dìa gặp... ờ.... thì Sáu muốn sờ hay đụng gì cũng được. Ờ! Giỡn chơi chớ..... À mà cho Bảy gởi lời thăm Ba Me, Cậu Tám nghe, tất cả bà con bên đấy. Nghe số bên đó bà con đều khoẻ mạnh phải hông em?
- Dạ thưa anh... bà con bên đây khá lắm.... ai cũng khoẻ hết. À.... hồi nãy nghe anh Bảy nói... khi mô gặp nhau rồi..... s, s... sờ.... sờ... đụng, đụng chi cũng được... Anh Bảy nớ nói chơi hay thiệt , gặp nhau nhìn nhau choáng váng rồi, chứ còn đụng còn sờ chi nữa. Ui choa, choa nó nhột chết anh Bảy ơi. Thôi được thôi cho... cho ... tha cho em hỉ? Mà, mà khi mô về cho em biết chắc chắn á, cái em ra sân bay em đón , em đem cái xe "Ba Lua" , a, không không, cái xe... "Ca", xe "Ca" em ra em đón anh...
(Tân nhạc)
"- Anh về em muốn hẹn nhau ngõ đèo Bình Đê, hay là anh về em muốn hẹn nhau ở đèo Cù Mông nè.
- Cù Mông là quê anh còn Bình Đê là quê em mà
- Hẹn gặp nhau nơi một dòng sông
- Sông nào?
- Sông Lại Giang hay sông Tân An. Sông Lại Giang có nhiều cá chép, sông Tân An có lắm con cá tràu, cá chép với cá tràu gặp nhau là làm giàu."
(Lời Đối Thoại)
- Chu choa, nghe anh hát răng mà mê mẩn quá đi!
- Sáu à !
- Ơi! Em đây nè.
- Hồi đó trước khi đi mình đã hứa rồi.
- Hứa cái chi mô nà?
- Hứa là mình thành vợ thành chồng. Kỳ này về là anh xin làm đám hỏi rồi cưới luôn cho nó tiện, để lâu quá hông có được đâu!
- Thì em sẵn sàng chờ anh đây nè! Mà hông biết xa nhau mấy năm rồi hông biết Bảy có thay lòng đổi dạ hông chớ.... bên ni em trước sau chi ... em cũng vẫn rứa à, cũng bảy chục ký rứa thôi. Em nghe mấy Việt Kiều về kể là bên nớ cái hở chút là li dị , hở chút cái ra tòa , chắc... người qua bên nớ thay đổi... hay lăng nhăng dữ lắm á. Nhưng mà răng em thấy người mô về thăm quê đa số đều mập mạp rồi trắng trẻo bảnh bao, phần nhiều... hỏi thăm ra ai cũng làm giám đốc kỹ sư rồi buôn bán chi lớn không à, còn anh... a... hông biết anh... a... làm cái chi rứa hè?
- Ờ... thì anh cũng làm nghề kỹ sư... ơ... lo ba cái... cắt ... máy cắt cỏ....
- Chao ôi. Sao dữ hông ! Lo máy cắt cỏ.... ô....
- Ừ... dẫy là sửa ba cái máy cắt cỏ rồi lau chùi cho nó lẹ rồi lấy tiền mặt cho nó ngọt đó mà. A, thôi , khi nào gặp nhau á, Bảy kể cho Sáu nghe... nhiều chuyện hơn nữa cà .
- Anh Bảy à !
- Ờ, ờ , ờ.... Có Bảy đây !
- Không biết Bảy có còn.... thương Sáu thiệt không hay xa mặt rồi cách lòng ấy...
- Trời ơi ! Không đâu ! Bảy thương Sáu lắm chớ... Hông thương thì sao đòi hỏi cưới luôn một lần. Yêu nhau rồi mới lấy nhau chớ...
- Người yêu.... như thế nào... Bảy.... nói thử nghe coi?
(Tân nhạc "Raps Tam Thiên Tự")
"- Bảy yêu Sáu như yêu mè xửng Tam Quan, như yêu trầu cau An Lão, như yêu dừa xiêm Hoài Nhơn, như yêu cá cơm mà Phù Mỹ, như yêu mít ướt Hoài Ân, như yêu củ mì Phù Cát, như yêu cốm đất An Nhơn, như yêu bắp non An Túc , như yêu bánh ướt Nhơn Bình, như yêu cua đồng Tuy Phước, như yêu mía ngọt Vong Canh, như yêu mắm Bà Long Nhơn Định. À... ơi.... ! Anh thương em từ đầu non đến cuối ghềnh.... À... ơi... ! Anh thương em từ đầu non đến cuối ghềnh.... "
(Lời Đối Thoại)
- Bảy thì yêu Sáu giống vậy á, còn... Sáu thì sao?
- Ối chu choa ơi nghe Bảy nói cảm động lắm. Mà thiệt là ngại quá đi , làm răng mà nói đây...
- Nè nè nè... hông có được đâu đấy. Bên này a đã thổ lộ tâm can hết rồi, coi chừng a tui giận đó a nhen !
- Mà thôi ! Sáu cũng bậm môi mà cắn răng để lỡ Bảy giận Bảy hông về cưới là lúa đời con gái em. Sáu thương Bảy lắm chớ... răng mà hông. Sáu thích Bảy như... như là ri nè...
(Tân nhạc)
"Thích như nước dừa Cửu Lợi, như bánh đúc Hoài Thanh, như hột tiêu An Lão, như nhông tằm Hoài Ân , như bún sợi Mỹ Tài, như gỏi sứa Đề Nghi, như nem chua chợ Huyện , như chim mía Gò Gan, như khô nai An Khê, vừa thích lại vừa mê , như hột vịt cuốn bánh tráng, như khoai lang chấm muối mè , thịt xả láng rứa thôi hè...
(Lời Đối Thoại)
- Ối trời đất ôi.... rứa là bây giờ ... Sáu chịu ưng Bảy rồi phải không? Ối thiệt là... ơn phước quá, cám ơn Trời Phật nhen, chờ đợi bao nhiêu năm nay bây giờ mới thấy á.
(Tân nhạc)
"Ưng rồi anh đưa em trở về quê anh. Ngày anh về ta đi thăm khắp cả Việt Nam , đời ta gắn liền bên nhau, sống với nhau đến khi bạc đầu."
(Lời Đối Thoại)
- Woa... vậy... mà Nẫu hát... cũng hay... quá há!
- Sáu nhớ chờ Bảy đó nghe không!?
(Hô Bài Chòi)
- "Yêu nhau Sáu gắng đợi chờ , chớ đừng để dạ nghi ngờ Bảy đây... ơ... Lòng Bảy nhớ Sáu từng ngày, từng đêm dan díu nhiều người có xá chi, ơ....
- Bảy nói giỡn hay nói chơi , đêm nào cũng bồ bịch thì còn hơi đâu mà về. Sáu chờ Bảy bao năm ở quê, lắm thằng mải miết theo dê cũng hổng thèm.
-Bảy đừng có bồ bịch mà lăng nhăng , chứ Sáu mới ưng Bảy, mới duyên vợ chồng.
(Lời Đối Thoại)
- Trời ơi nói chơi thôi đấy, bên này cày bở hơi tai, con gái còn kiếm lòi mắt ếch cũng hông có mống nào hết trọi! Ôi thôi chết rồi, nãy giờ quên coi giờ , nói chuyện dai quá trả tiền thấy bà nội. Thôi, lần sau gặp nhen. Bái bai Sáu nhen!

Hết

Bản để hát theo ... do Thông Dịch Viên NX ghi chép lại..., ở đây!

S.A mang về từ : http://dactrung.net
Cám ơn bác LeThu.
Phượng Các
#53 Posted : Saturday, October 14, 2006 5:58:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Song Anh
trong ngữ cảnh này mới đắt làm sao.

Truớc năm 1975 thì chữ đắc viết với c, xuất phát từ "đắc địa" trong môn tử vi. Không hiểu sao sau năm 75 thì thiên hạ lại viết với đắt, nghĩa là mắc, là không rẻ chăng? Chữ dùng không rẻ là thế nào?



Phượng Các
#54 Posted : Saturday, October 14, 2006 6:03:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Song Anh

Tiếng nẫu

Người Bình Định, Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu,
......
Văn hóa Bình Định, văn hóa Phú Yên - văn hóa xứ Nẫu -

Xưa nay mình lại cứ nghĩ là nẫu là từ dùng để chỉ tất cả những nguời từ Nha Trang trở ra tới Quảng Nam. Ở Saigon mỗi khi nghe ai nói tiếng với âm giọng Trung từ Nha Trang trở ra thì đều gọi họ là dân nẫu. Đâu phải chỉ dân Bình Định, Phú Yên mà thôi. Question
Song Anh
#55 Posted : Monday, October 16, 2006 5:18:26 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

Chữ Nôm, chữ viết cổ của Việt Nam
Hình thành và quá trình sáng tác

I- Hình thành chữ nôm

Tự lai, ở Việt Nam thấy có ba thứ chữ viết:

1- Chữ Hán (chữ của dân Hán) còn gọi là chữ Nho (chữ của các nho sĩ) là chữ viết của người Trung-hoa, mà chính quyền đô hộ Tàu cưỡng nhập vào nước ta, để dùng làm văn tự chính thức. Về sau, trong thời gian gần một nghìn năm tự chủ (938-1884) và cả giai đoạn đầu của thời Pháp thuộc (1884-1917), các vua ta vẫn tiếp tục dùng chữ Hán làm văn tự chính thức quốc gia. Lúc đầu ta đọc chữ Hán theo giọng người Tàu đời Đường ở thế kỉ thứ X, rồi dần dần giọng đọc ấy bị Việt hóa hẳn đi, trong lúc đó giọng đọc người Trung-hoa hiện nay lại biến đổi rất nhiều, nên hai bên không còn hiểu nhau được nữa, chỉ dùng bút đàm để giao dịch mà thôi
2- Chữ Nôm là chữ viết do các nho sĩ ta, ở thế kỉ XIII, dựa theo phép lục thư (sáu phép cấu tạo chữ) của Trung-hoa, mà chế ra một thứ chữ mới (gọi là chữ nôm = nam) để phiên âm tiếng Việt. Người Hoa đọc chữ nôm không hiểu được.

3- Chữ quốc ngữ do các giáo sĩ Thiên Chúa giáo Pháp, Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha đến truyền đạo ở nước ta vào khoản thế kỉ XVIII, dùng mẫu tự la-tinh phiên âm ngôn ngữ Việt Nam để tiện bề ghi chép kinh thánh. Rồi đến 1917, chính quyền đô hộ Pháp dùng chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán làm văn tự chinh thức cho nước ta.

Như vậy, chữ Hán chỉ dùng để ghi chép ngôn ngữ dân Hán, là một ngoại ngữ, còn chữ nôm và chữ quốc ngữ dùng để ghi chép ngôn ngữ Việt Nam.
Chữ nôm và chữ quốc ngữ mới thật là văn tự quốc gia của nước ta. Vì theo định nghĩa cổ điển, "một ngôn ngữ đúng với danh vị ấy, là một hệ thống những tiếng có những nghĩa được một đoàn thể, một sắc dân qui định, chấp nhận, khi nói ra thì tất cả những người trong đoàn thể, trong sắc dân ấy đều hiểu được" (Février).
1. Phép cấu tạo chữ của người Hoa .
Muốn hiểu rõ sự hình thành chữ nôm, tưởng nên biết sơ qua phép lục thư hay sáu phép cấu tạo chữ của văn tự Trung-hoa. Nguyên tắc căn bản của phép lục thư đại khái là:
1- Dùng hình vẽ tượng trưng một số sự vật cụ thể hay trừu tượng, để tạo thành một số chữ căn bản
2-- rồi ghép các chữ căn bản ấy lại
3- hoặc biến đổi các nét vẽ các chữ căn bản ấy
4- hoặc biến đổi giọng đọc (thanh) của các chữ căn bản ấy để tạo thành tất cả các chữ khác. (Dùng hình vẽ để tạo một số chữ căn bản:

1 - Phép tượng hình :

Dùng hình vẽ tượng trưng một vật cụ thể, như vẽ ba chóp núi tượng trưng "hòn núi", người Hoa đọc là "shan" (núi); vẽ 1 gạch ngang, một sổ thẳng, hai vệch xuống hai bên, tượng trưng một cây có cành ngang, rễ dọc, Hoa đọc là "mu" (cây).

2 - Phép chỉ sự -

Dùng hình vẽ để chỉ những sự việc trừu tượng. Như dùng một gạch ngang làm mốc, một sổ thẳng phía trên với một chấm dính vào, chỉ đây là phía trên, người Hoa đọc là "shang" (trên); vẽ một gạch ngang làm mốc, một sổ phía dưới với một chấm nhỏ dính vào, chỉ đây là phía dưới, người Hoa đọc là "xia" (dưới):

shan (núi) mu (cây) shang (trên) xia (dưới)

Ghép hai chữ căn bản lại để tạo chữ mới

3 - Phép hội ý -

Ghép hai chữ, ý của hai chữ ấy hộp lại gợi ra một ý mới. Thí dụ ghép :

"kou " + "niao" = "ming" "jin" + "lỉng" = linh
(miệng) + (chim) = (kêu) linh (chuông)


chữ "kou" (miệng) với chữ"niao" (chim) tạo thành chữ Hán "ming" (kêu) (chim mở miệng gợi ra ý "kêu")

.4 - Phép tượng thanh -

Ghép hai chữ: một phần chỉ âm và một phần chỉ ý.
Thí dụ ghép một chữ có âm "lỉng", với chữ "jin" chỉ ý (vàng, kim khí), tạo thành một chữ mới người Hoa đọc là "ling" (cái chuông) gợi ý> chuông là một vật phát âm đọc là "ling" và làm bằng kim khí). kou + niao = ming (kêu) jin + lỉnh = linh (chuông) ( Biến đổi nét vẽ hay dấu giọng của một chữ căn bản để tạo chữ mới

5 - Phép chuyển chú -

Biến đổi nét vẽ (thêm, bớt hay dời chỗ nét vẽ) của một chữ đã có sẵn, để tạo thành một chữ mới. Ví dụ chữ "xiao" (nhỏ), nếu thêm một phảy tréo phía dưới, sẽ thành chữ "shao" (ít).

"xiao" (nhỏ) "shao" (ít). Xiang (với nhau)


6 - Phép giả tá -

Mượn một chữ có sẵn, rồi biến đổi dấu giọng (thanh) của chữ ấy để tạo thành một chữ mới. Ví dụ chữ "xiáng" (hình dáng) bỏ dấu đi sẽ thành chữ "xiang" (với nhau).Xiao (nhỏ) Shao (ít) Xiáng (hình) Xiang (với nhau)

2. Phép cấu tạo chữ nôm

Các nho sĩ ta ngày xưa đã dựa theo các phép trong lục thư của Trung Hoa trên đây, để sáng chế ra chữ nôm, như:

1- Phép hội ý -

Ghép hai chữ Hán với nhau, nghĩa của hai chữ ấy hội lại, gợi ra một ý mới. Chẳng hạn như ghép chữ Hán "nhân" (người) với chữ Hán "thượng" (ở trên) tạo thành một chữ nôm "trùm", nghĩa Việt là "người đứng đầu một nhóm" như "trùm xóm", "trùm đĩ ", v.v... ý được gợi ra: đó là người có địa vị ở trên những người khác

. nhân (H: người) + thượng (H: ở trên ) = trùm (V.: trùm)

2- Phép hài (tượng) thanh

Ghép hai chữ Hán lại với nhau: l chử chỉ âm, một chữ chỉ ý. Chẳng hạn ghép chữ Hán "thổ (đất) chỉ ý, với một chữ Hán có âm là "cát"(may mắn), tạo thành một chữ nôm đọc là "cát" (tiếng Việt: phát âm "cát", ý chỉ vật thuộc về một loại đất)..


bộ thổ (H: đất) + cát (H: may mắn) = cát (V: đất cát)

3 - Phép giả tá - (giả tá: mượn) mượn chữ Hán để biến thành chữ Việt, bằng 4 cách:

a)- Mượn nguyên những chữ Hán đã được Việt hóa (mà ta gọi là chữ Hán Việt), tỉ như các chữ: chủ tọa, đại lộ, minh bạch, toán học v.v... Ta chép y chữ Hán, rồi đọc theo giọng Hán đời Đường đã Việt hóa:

chủ tọa đại lộ minh bạch toán học

b)- Mượn những chữ Hán đồng âm dị nghĩa với tiếng Việt.
Chẳng hạn như mượn chữ Hán có âm là "chi" (nghĩa là: của, như trong "dân chi phụ mẫu": cha mẹ của dân"...) để phiên âm tiếng Việt "chi" (có nghĩa là: "gì?" như trong "anh nói chi?");

"chi" "qua "

mượn chữ Hán có âm là "qua" (nghĩa là cái mác, một binh khí thời xưa) để phiên âm tiếng Việt "qua" (có nghĩa là: đi ngang). chi (H: của) chi (V: gì?) qua (H: mác) qua (V: đi)

c)- Mượn một chữ Hán có âm tương tự với âm của tiếng Việt rồi đọc trại đi để dùng làm một từ tiếng Việt. Chẳng hạn như mượn chữ Hán "biệt" (nghĩa là: rời cách riêng ra) để ghi âm tiếng Việt "biết" (nghĩa là: nhận thấy rõ); mượn chữ Hán "nữ" (nghĩa là: đàn bà) để ghi âm tiếng Việt "nữa" (nghĩa là: chưa hết)



. biệt (H: rời) biết (V: rõ) nữ (H: gái) nữa(V: chưa hết)

d)- Mượn một chữ Hán, nhưng không đọc theo âm Hán, mà dịch nghĩa ra tiếng Việt để phát âm. Tỉ dụ viết chữ mà người Hoa đọc là "kỷ" (ghế), ta dịch thẳng ra tiếng Việt để đọc "ghế"; viết phần trên của chữ mà người Hoa đọc là "vi" (làm), ta dịch thẳng ra tiếng Việt để đọc "làm".

Kỷ (H: ghế) Ghế (V: ghế) Vi (H: làm) làm (V: làm)

4 - Phép chuyển chú

- Biến đổi (thêm, bớt, hay dời chỗ) nét vẽ của một chữ có sẵn, để tạo thêm một chữ mới. Ngày xưa, người ta thường thêm vào bên cạnh một chữ Hán có âm tương tự với âm của một tiếng Việt (nhưng khác nghĩa) một trong những dấu đặc biệt gọi là dấu cá 口 , dấu nhấp nháy ㄑ , hay một dấu giống như chữ "khẩu" mà thu nhỏ lại, để biến chữ Hán ấy thành ra một chữ nôm, rồi phát âm trại đi cho đúng với giọng và nghĩa của tiếng Việt,

"lộ" (đường đi) "la" (cái màn)

(1) tỉ dụ như chữ Hán "lộ" (đường đi), có thêm dấu cá sẽ thành một chữ nôm, đọc là "lọ" (cái bình nhỏ); chữ Hán "la" (cái màn) có thêm dấu "chữ khẩu nhỏ" bên cạnh, sẽ thành một chữ nôm, đọc là "ra" (đi ra). lộ (H: đường)> lọ (V: bình) H (la: màn)>ra (V: đi) *

Tóm lại, chữ nôm phần lớn đều được hình thành theo phép giả tá, căn bản là mượn những chữ Hán đồng âm dị nghĩa (homophone) biến chế hoặc đọc trại đi để phiên âm tiếng Việt. Nhưng trong tiếng Việt không có nhiều tiếng "đồng âm dị nghĩa" hẳn với tiếng Hán, nên phải mượn những tiếng Hán có âm gần giống với âm tiếng Việt mà cấu thành.

Ngày xưa lại không có một cơ quan nào lo việc thống nhất cách viết chữ nôm, nên có tình trạng cùng mượn một chữ Hán mà mỗi người, mỗi nơi đọc trại đi một cách, hoặc cấu tạo chữ nôm một cách khác nhau.

Bất tiện thứ hai là muốn đọc chữ nôm phải học qua chữ Hán. Cũng như chữ Hán, chữ nôm học chữ nào, nhớ chữ ấy, không có "mẫu tự" hay "chữ cái" để rắp vần như ở chữ quốc ngữ, thành ra phải nhớ thuộc lòng đến hàng trăm trăm chữ. Như thế học chữ nôm phải tốn công, tốn thì giờ. Song chữ nôm cũng có cái lợi là ở một số chữ, nhờ các "phần chỉ ý" mà có thể phân biệt được các từ đồng âm dị nghĩa. Ví dụ, chữ "năm" ở quốc ngữ chẳng hạn, gồm có ba chữ cái N-Ă-M, viết riêng rẻ không ai rõ được đó là "năm tháng" hay là "số 5". Còn ở chữ nôm, vì hai chữ "năm" viết khác nhau:

1)- Phần chỉ ý: "niên" (12 tháng) + phần chỉ âm: "nam" (phía nam) dùng phát âm> "Năm"
2)- Phần chỉ ý: "ngũ" (số 5) + phần chỉ âm: "nam" (phía nam) dùng phát âm> "năm"

Nên người đọc biết ngay chữ "năm" trên" chỉ thời gian 12 tháng, còn chữ "năm" dưới chỉ số 5. Trong nhiều trường hợp khác, cũng nhờ các "phần chỉ ý" trong chữ nôm mà ta có thể phân biệt các "phụ âm đầu chữ" như "d và g" (bà dì, cái gì ; dã tâm, giả định...) hay các "phụ âm cuối chữ" như "n và ng" (đan áo, đang khi), "c và t" (các người, cát bụi)..

.II- Quá trình tiến triển văn nôm

Chưa ai biết được chữ nôm đã được hình thành vào lúc nào? Do ai sáng chế ra? Trước đây, theo B.E.F.E.O. (Nội san Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp) quyển XII, số 1, H. Maspéro đã tìm được trên núi Dục Thúy (Ninh Bình) một tấm bia khắc năm 1343, dưới đời Trần Dụ Tông, có ghi hai mươi chữ nôm. Nhưng hiện nay không tìm ra được tấm bia ấy.

Năm 1970, Đào Duy Anh cho biết trong một tấm bia khác, khắc năm 1210 dưới đời Lý Cao Tông, hiện ở tại chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng,tỉnh Phúc Yên (Vĩnh Phúc ngày nay) có ghi 21 chữ nôm về tên người cúng ruộng cho chùa, và các tên làng, sông, núi giới hạn ruộng. (2)

Ngoài ra, theo Khâm định Việt sử thông giám, Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên) vào đầu thế kỉ XIII, đã dùng chữ nôm làm bài "Văn tế cá sấu". Sau đó, Nguyễn Sĩ Cố (hạ bán thế kỉ XIII) Chu văn An (thế kỉ XIV) đều có sáng tác bằng chữ nôm. (Song các tác phẩm ấy hiện bị thất lạc).

Có người cho rằng các truyện bằng thơ viết bằng chữ nôm, như Trê Cóc, Trinh thử ... cũng được sáng tác vào các thời kì nầy. Tuy nhiên, xét về hình thức, có những chi tiết chứng tỏ rằng các tác phẩm nầy thuộc về các thế kỉ sau.( Đời Lê và sự phát triển văn nôm Đến thế kỉ XV văn chữ nôm mới bắt đầu được hình thành với Hồng Đức quốc âm thi tập và nhất là với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Hiện nay, Quốc âm thi tập là tập thơ chữ nôm cổ nhất còn lưu lại đến ngày nay. Với lời văn giản dị và tự nhiên, những bài thơ trong tập nầy nói lên được lòng thiết tha yêu nước, nỗi ghê tởm chán chường của tác giả trước cảnh tham nhũng của bọn quan lại đương thời, và lòng khắng khít với cuộc sống thanh đạm xa rời thế tục.

Phải đợi đến thế kỉ XVI, chữ nôm mới có những tiến triễn rõ ràng về phương diện hình thức cũng như về nội dung. Nhà văn chữ nôm nổi tiếng nhất ở thời kì nầy là Nguyễn Bînh Khiêm còn gọi là Trạng Trình. Tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông đã thăng hoa cuộc sống nhàn nhã, cô tịch, sự giao cảm với thiên nhiên, và bộc lộ nỗi lòng hối tiếc vì đã không có thể phụng sự đất nước đắc lực hơn, theo như sở nguyện bình sinh của mình.

Vào thế kỉ XVIII, văn chương chữ nôm đã tiếp tục tiến triễn khả quan trong nhiều thể loại: thơ, ca ngâm, nhất là truyện dài bằng văn vần. Về thơ đặc biệt có hai nữ thi sĩ có tài là Đoàn thị Điểm người (mà được cho là) đã diễn dịch bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán, ra thơ song thất lục bát bằng chữ nôm, và Hồ Xuân Hương, với những bài thơ dí dỏm, rạo rực dục tình, đã tả chân những nhục cảm, nhục thể qua lối "lời thanh giảng tục".

Cũng ở thời gian nầy, ta thấy xuất hiện dồn dập đủ các loại ngụ ngôn, ca dao, truyện kể dân gian, truyện tiếu lâm phúng thế, như truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Tú Xuất, Ba Giai..., nguyên ở thể "truyền khẩu" nhưng về sau được ghi lại bằng chữ nôm, nhưng không rõ các người ghi lại ấy là những ai?

1. Lê mạt - Nguyễn: sơ thời cực thịnh của văn nôm

Cuối đời nhà Lê và đầu nhà Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) là thời cực thịnh của văn nôm với những truyện thơ nổi tiếng như Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, và Nguyễn Thiện nhuận sắc, Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều; Bích Câu kì ngộ (vô danh), Phan Trần (vô danh), Nhị độ Mai (vô danh), Quân trung đối (3) (Chu Kiều, em ruột của Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)...

Đoạn trường tân thanh (truyện Kiều) là một tuyệt tác được phổ biến rộng rãi nhất của văn học Việt Nam: lời thơ nhẹ nhàng, thanh nhã, tâm lý sâu sắc, phản ảnh sống động cả một xã hội thối nát nhiễu nhương của buổi giao thời. Ba mối tình của Kiều, (tình thơ mộng với người yêu Kim Trọng, tình chăn gối với người chồng họ Thúc, tình tri kỷ với người hùng Từ Hải), là ba thành tố chính yếu "cần thiết và đầy đủ", bất khả phân ly, để xây dựng hạnh phúc vợ chồng. Kiều đã được hưởng đủ cả ba, nhưng cái trớ trêu bi đát của định mệnh là ba mối tình ấy lại bị tách rời ra ở ba đối tượng khác nhau, trong thời gian và không gian khác nhau: ba "phút huy hoàng rồi chợt tắt", xen kẻ với những cảnh "đau khổ nhục nhã" trong lầu xanh! Phần đông độc giả xưa nay, đã tìm thấy trong truyện Kiều một phản ảnh tương tự với những tình tự định mệnh oái ăm của chính mình... để cùng than khóc cho người xưa, cũng như ngậm ngùi đau xót cho bản thân. Vì thế mà truyện Kiều đã được nhiều người say mê và sẽ còn say mê mãi mãi chăng? Đoạn trường tân thanh là kết tinh kì diệu của văn nôm, từ thể "nói lối", "lục bát tự do" của thi ca bình dân, biến hóa thành thể "lục bát" bác học hóa mà ta quen gọi là "lục bát chính thức".

Và nếu Nguyễn Du mượn truyện tình dở dang giữa Kiều và Kim Trọng mà giải bày nỗi khổ tâm của một cựu thần nhà Lê phải ra làm việc với nhà Nguyễn, thì em ruột ông là Chu Kiều hẳn cũng mượn truyện tình chung thủy giữa La Thành và Đậu Tuyến Nương, mà phát huy lòng trung thành của mình đối với nhà Lê, để gián tiếp chống lại anh mình là Nguyễn Du chăng?

Ở tiền bán thế kỉ XIX, một thể loại mới, "ca trù" (hát nói), (do các nhà nho viết lời ca, đưa cho các cô đào hát để thưởng thức), đã được Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát cải chế hoàn hảo. Nguyễn Công Trứ, một nhà thơ vừa là một vị quan văn võ toàn tài, đã từng lãnh chức thượng thư, hay đại tướng, cũng như đã từng bị giáng xuống tri huyện hay lính thú ở biên cương. Cho nên các bài ca trù của ông thường chứa đựng những tình tự tương phản nhau: hăng hái làm việc phi thường lưu danh hậu thế, mà vẫn khao khát thoát ra cuộc đời để hưởng thú an nhàn, tha thiết với công danh mà vẫn không chìm đắm trong lợi danh, sống theo đạo lý cương thường mà vẫn tìm mọi cách hưởng thụ cuộc đời.

Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát đều dựa vào Nho giáo mà hành động, một bên theo tinh thần tôn quân, một bên hướng về tinh thần "cách mệnh Thang Võ", một danh từ mà sử gia Trung Hoa Tư-mã Thiên, đã dùng để chỉ việc vua Thang diệt vua Kiệt tàn bạo, vua Văn diệt vua Trụ hoang dâm, vì theo Nho giáo Vua là người được Trời giao cho sứ mệnh lo cho dân no ấm, yên lành, nếu Vua nào tàn ác, vô đạo làm cho dân đói khổ, lầm than, thì Trời cách (hủy bỏ) cái sứ mệnh ấy mà giao lại cho người khác hiền đức hơn. Do đó có từ "cách mệnh" mà ta dịch là "révolution".(a) Nếu Nguyễn Công Trứ chấp nhận cuộc đời với tất cả những nghịch cảnh, cho rằng "thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức" (luật Trời vận hành một cách cứng rắn, người quân tử phải dựa vào đấy mà tự sức tranh đấu không ngừng) thì Cao Bá Quát thường hay chán nản trước cuộc đời ngắn ngủi:

"Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy
"Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
"Thôi công đông chuốc lấy sự đời..."
"Làm chi cho mệt một đời!..."

Phải chăng vì trước cái cái ngắn ngủi của cuộc đời, cái bất lực của con người bất uất hận với mọi áp bức, bất công của chế độ, mà trong các bài ca trù toàn bích của Cao Bá Quát đã tràn đầy những nỗi chán chường, thê lương, não nuột... Cũng trong thời "hoàng kim" của văn nôm nầy, phải kể đến bà huyện Thanh Quan, một nữ thi sĩ có những bài Đường thi trang nhã, giọng buồn một nổi hoài Lê nhẹ nhàng kín đáo.

2. Thời suy vong của văn nôm

Năm 1888, Pháp quyết tâm xâm chiếm nước ta. Trước binh lực tối tân, Triều đình chủ trương hòa hoãn, nhượng bộ, dần dần đi đến đầu hàng. Trong lúc đó nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục chống lại, cuộc kháng chiến kéo dài suốt trên bốn mươi năm, do các nho sĩ và cũng do các vua như Hàm Nghi, Duy Tân khởi xướng lãnh đạo (thất bại, bị chính quyền thuộc địa Pháp truất phế và lưu đày).

Trong thời kỳ nầy, hầu hết các tác phẩm văn nôm đều tràn ngập tinh thần bất khuất và quyết chiến chống ngoại xâm của sĩ, dân Việt Nam chúng ta. Các nhà văn thơ không chủ trương sáng tác "nghệ thuật vì nghệ thuật". Văn thơ lúc nầy chỉ là một hương tiện để kêu gọi lòng yêu nước thương nòi, lòng hi sinh tranh đấu cho độc lập của đất nước. Trong số những nhà văn thơ đương thời, đáng kể nhất là Nguyễn Đình Chiểu.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn người miền Nam đã từng chứng kiến, từ đầu cho đến cuối, đến năm 1888, là năm ông qua đời, bao cảnh đau thương thê thảm của dân gian, qua những các cuộc gây hấn, giao tranh của quân Pháp mưu đồ xâm chiếm nước ta. Ông là gương mẫu một nhà Nho yêu nước, suốt đời tận tụy dùng ngòi bút tranh đấu bảo vệ cho Tổ Quốc Việt Nam, cho cái Đạo của thánh hiền đang bị lâm nguy.
Ông viết nhiều văn nôm, như truyện Lục Vân Tiên, thể thơ lục bát, mà vai chính là một chàng trai hào hùng, mặc dầu gặp bao hiểm nguy ngang trái, vẫn giữ vững đạo đức sĩ khí nho phong. Như trường ca Dương Từ - Hà Mậu, động viên lòng ái quốc và đạo Nho, bài bác những tôn giáo ngoại lai một cách hùng hồn; Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giồi,Văn tế Trương Công Định, than khóc thống thiết các chiến sĩ đã hi sinh cho chính nghĩa, cho kháng chiến.

Khi người Pháp đã đặt được cơ sở cai trị ở nước ta, thì cơ cấu xã hội Việt Nam cũng bắt đầu bị xáo trộn đến tận gốc rễ. Một "giai cấp mới" xuất hiện. Một "lớp người đầu hàng và ra làm tay sai cho quân xâm lăng" và nhờ đó chúng có tiền của, địa vị hơn trước, như bọn quan lại, nha thuộc, bồi bếp, trưởng giả thị thành, chức sắc hương thôn...

Trong khi nhiều người khác, như các Nho sĩ, nhất định không cọng tác với chính quyền thực dân, cam lòng sống cảnh thanh bần để giữ tròn khí tiết. Cảm thấy bất lực trước bạo lực của quân thù, họ chỉ biết dùng thơ văn "trào phúng", chế diễu thói đời, chế diễu bọn người vô liêm sỉ kia, đồng thời cũng tự chế diễu cái bất lực hư hèn của bản thân, và đã phá uy thế của quân thống trị, của bọn tay sai của chúng, cho hả hơi, hả giận!

Trào phúng vốn là một khí giới sắc bén của kẻ yếu để chống trả với những kẻ lớn mạnh hơn mình. Vì " đối với những hỗn xược, xã hội trả lời bằng tiếng cười, là một hỗn xược còn lớn mạnh hơn nữa... Cái cười trước hết là một phương tiện để trừng phạt. Cười lên cốt để sỉ nhục... " (4)
Trong số các nhà văn phúng thế đương thời ấy, đáng kể nhất có Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương hay Tú Xương. Nguyễn Khuyến đỗ tam nguyên(b) , làm quan đến chức Tổng Đốc ba tỉnh Sơn- Hưng-Tuyên (c) .

Năm 1885, sau khi quân Pháp đánh chiếm Bắc Hà, Hà Nội hai lần thất thủ, triều đình Huế ký hiệp ước nhận quyền bảo hộ của Pháp, ông đau buồn cho quốc sự, lấy cớ bị đau mắt nặng, cáo quan về hưu. Người Pháp mời ông ra làm lại Tổng Đốc, ông nhất định từ chối. Về làng, ẩn cư, ông sáng tác nhiều bài thơ trào lộng phúng thế, tiếng cười nhẹ nhàng, trang nhã nhưng không kém phần mỉa mai cay độc. Nhưng sau những tiếng cười diễu, vọng lại bao niềm tủi hận buồn đau.

Nguyễn Khuyến còn là một nhà thơ trữ tình, yêu mến thiên nhiên, một thi sĩ của mùa thu với chiếc thuyền con trên ao lạnh, với bầu trời mây lơ lửng, với đôi tiếng ngổng nước nào trên từng trời cao thẳm... Nguyễn Khuyến cũng là một nhà thơ của tình bạn khắng khít "đối diện đàm tâm" theo lối các nhà Nho ngày xưa, của tình thương xót cho đồng bào trong những lúc thiên tai thủy nạn! Giọng thơ của ông chân thành, tế nhị, trang trọng, thuần túy Việt Nam.

Ông thường tự trách: bao nhiêu văn bằng, bao nhiêu học vấn, bao nhiêu quyền cao chức trọng của ông cũng không ích lợi cho nhân dân tổ quốc lúc lâm nguy! Mà bất lực, đành khoanh tay nhìn cảnh nước mất, nhà tan, đồng bào điêu linh, đau khổ! Trần Tế Xương là một nhà thơ bình dân. Ông thi hương mấy lần đều bị hỏng, chỉ được mỗi một chứng chỉ tú tài (d) , nên gọi là Tú Xương. Cũng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương đã viết nhiều bài thơ nôm phúng thế, chế diễu thói đời lố lăng của một xã hội bị phân hóa ở buổi giao thời, của một giai cấp xu thời vô liêm sỉ mới xuất hiện, và cũng để tự cười cái thân phận lỡ thời lỡ vận, nghèo túng của mình. Nếu cái cười của Nguyễn Khuyến kín đáo, thanh nhã, rộng lượng của một bậc hiển nho bất đắc ý, thì cái cười của Trần Tế Xương là cái cười trắng trợn, đầy hằn học của một nhà nho bất đắc chí, trước viễn tượng "vợ lăm le ở vú, con tấp tểnh đi bồi". Tú Xương không làm thơ văn chữ Hán, chỉ sáng tác bằng chữ nôm. Thơ ông vừa viết ra là được phổ biến rộng rãi, nhanh chóng khắp nơi. Ông qua đời vào năm 1907.

Với cái chết của nhà Nho cuối cùng nầy, quá trình sáng tác văn nôm đã cáo chung. Văn nôm nhường chỗ cho văn quốc ngữ. Thế hệ Nho sĩ ảnh hưởng Khổng Mạnh Trung-hoa nhường chỗ cho thế hệ trẻ ảnh hưởng văn hóa Âu Tây.*

Tóm lại, trong thời gian trên 400 năm, quá trình diễn tiến văn nôm đã thực hiện tiếp cận song hành với quá trình diễn tiến của ngôn ngữ Việt. Văn Việt từ thời Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV đến văn Việt thời Nguyễn Du đã tiến một bước vô cùng trọng đại. Khởi đầu, chữ nôm được hình thành do những sáng chế của một số Nho sĩ riêng rẻ, thúc đẩy bởi nhu cầu diễn tả tình ý, cảm xúc của con người Việt, muốn có một chữ viết riêng để ghi lại những tình tự, nguyện vọng của người dân Việt nhằm hoàn thành cho được nền độc lập quốc gia. Đây là một phản ứng của cả toàn dân Việt Nam để đấu tranh thoát ra cho khỏi nền thống trị của văn hóa ngoại lai từ phương Bắc cưỡng nhập vào nước đã bao nhiêu thế kỉ.

Đầu thế kỉ XVII, Trần Anh Tông ra lệnh cho các quan ở địa phương phải dịch những công văn chữ Hán ra chữ nôm để phổ biên cho dân gian được thông hiểu.

Năm 1395, Hồ Quí Ly dịch thiên Vô Dật trong Kinh Thư ra chữ nôm để dạy vua Trần Thuận Tông, ngụ ý khuyên kẻ làm vua chúa không nên nhàn rổi, và năm 1396, làm ra sách Thi Nghĩa (nghĩa của Kinh Thi) bằng chữ nôm, sai nữ sử đem dạy hậu, phi và cung nhân của Thuận Tông. Hồ Quí Ly thích sáng tác bằng chữ nôm, nhưng chưa lấy chữ nôm làm văn tự chính thức, Nguyễn Huệ mới là nhà vua đã ra lệnh mọi người phải dùng chữ nôm như là văn tự quốc gia, trong các giấy tờ quốc gia như chiếu, biểu, công văn, văn tế... và trong các khóa thi bắt buộc thí sinh phải làm thơ phú bằng chữ nôm.

Tương truyền, Nguyễn Huệ đã tuyên bố rằng: "Người nước Nam phải dùng tiếng nước Nam, phải có văn chương đặc biệt nước Nam để gây tinh thần nước Nam, không cần đi mượn tiếng, mượn chữ nuớc Tàu". Ông đã ra lệnh cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiệp "diễn dịch các sách tiểu học, Tứ Thư, và giải thích ba kinh Thi, Thơ, Dịch theo kinh văn mà lấy từng chữ, từng câu, diễn ra quốc âm". Đến đầu thế kỉ XIX (5), Nguyễn Trường Tộ, một sinh viên Việt đã từng du học tại Rome và Paris, lúc về nước đã dâng lên Tự Đức bản điều trần "Tế cấp bát điều" (để ngày 20 tháng 10 năm Tự Đức thứ 20 - 1807), trong điều 4, khoản 5, đã đề nghị dùng chữ nôm làm quốc tự thay thế chữ Hán, lập hội đồng cải cách và thống nhất cách viết chữ nôm, cho soạn tự điển chữ nôm dùng trong các cơ quan chính quyền và trong trường học. Nhưng một phần vì bận rộn về những thất trận liên tiếp trong công cuộc chống Pháp xâm lăng, một phần vì triều thần thủ cựu chống lại mọi đổi mới, nên chương trình canh tân văn tự do Nguyễn Trường Tộ đề xướng bị bỏ rơi.

Hiện nay nhiều người quên rằng đa số các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của nước ta đã viết bằng chữ nôm. Nhờ có chữ nôm mà ta có được một kho tàng đầy những tuyệt tác văn chương đáng cho dân tộc chúng ta hảnh diện, tự hào: từ những truyện thơ như Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, những ngâm khúc như Chinh phụ ngâm của Đoàn thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Ôn như hầu, những bài ca trù của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, cho đến những bài thơ của Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, để chỉ kể những tác giả nổi tiếng nhất mà thôi. Nhưng vì ngày nay không mấy ai đọc được chữ nôm, nên phải phiên âm các tác phẩm ấy ra chữ quốc ngữ cho sinh viên học ở các trường, và phổ biến trong sách báo cho mọi người trong nước đọc. Chính nhờ chữ nôm mà tiếng Việt đã được trưởng thành, tinh vi, phong phú, và biến thành một công cụ , một trợ lực truyền thong đác lực cho các nhà văn , nhà thơ, cho các học giả chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX.


Tài liệu:

1)- Nguyễn Tá Nhí, Lối đánh dấu cá trong chữ nôm, in “Tạp chí Hán Nôm”, số 1 - 2, 1987, trang35-38.
(2)- Đào Duy Anh, Chữ Nôm, Nguồn gốc, Cấu tạo, Diễn Biến, Nxb Khoa học-Xã hội, Paris, 1979, trang 14..
(3)- Chu Kiều (em ruột Nguyễn Du), Quân Trung Đối, Nxb Sudestasie, Paris, 1995, "Lời nói đầu" của Võ Thu Tịnh, trang 15-19..
(4)- Henri Bergson, Le Rire, Ed. France Loisirs, Paris, 1940, trang 128, 129 (A ces impertinences, la société réplique par le rire, qui est une impertinence plus forte encore... Le rire est avant tout une correction. Fait pour humilier).
(5)- Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận, Hội Văn Hóa hải ngoại, Paris, 1989, q.5, Bài chiếu bằng chữ nôm của vua Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiệp (La Sơn phu tử) về việc dịch sách, ngày mồng một tháng 6, năm Quang Trung năm thứ 5, khoảng tháng 7/1792),. trang 870,
(a) Thật ra "cách mệnh" theo sử gia Tàu ngày xưa chỉ là một cuộc đảo chính, truất phế một bạo quân để đưa một minh quân lên thay thế, tiếp tục sứ mệnh của Trời giao phó cho để làm cho dân an vui, no ấm.
(b) Tam nguyên = ba lần đỗ đầu: thủ khoa thi hương, thủ khoa thi hội, thủ khoa thi đình
.(c) Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quan.
(d) Tú tài = ngày xưa thi hương đỗ, được bằng cử nhân, ra làm quan. Nhưng thí sinh nào tuy bị hỏng mà có điểm cao suýt soát với điểm tiêu chuẩn để đỗ, thì được gọi là tú tài. Chính quyền có giấy báo về làng để được sắp vào hạng "sĩ tử" (có học vấn) không bị sai cắt trong những dịch vụ như hạng thường dân. Có trường hợp thí sinh nào "suýt" đỗ cử nhân đôi ba lần như thế, thì được gọi là "tú hai", "tú ba"...."tú năm" v.v...

Võ ThuTịnh, Marburg, 97-98
Song Anh
#56 Posted : Thursday, November 23, 2006 5:13:57 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18


Sức nén của ngôn từ


Để khen nhau mà nói hơi bị đẹp đấy thì đã lạ rồi, nhưng tấm tắc khen nhau hơi bị đểu đấy thì các cụ nhà ta sống lại chắc không tài nào hiểu nổi bọn con cháu định nói gì. Bởi nó ngược đời! Bởi đó là kiểu ngôn từ đã bị lộn ngược!

Thứ ngôn ngữ lộn ngược này, tuỳ theo tạng của mỗi người, ta có thể thích hoặc không thích, nhưng sự tồn tại một cách rất có sức sống của nó khiến tôi giật mình. Hegel chẳng nói: cái tồn tại là cái có lý đó sao?

Mà có lý thật.

Hãy nói về chữ bị.

Bị vốn là một từ biểu hiện ý niệm thua kém, tiêu cực, như bị thua, bị xấu, bị lỗ vốn, bị khinh… Nhưng nay lại có bị đẹp, bị ngon, bị tuyệt vời… thì thật trái khoáy! Lạ nữa là nếu thêm một từ chỉ sự hạn chế như hơi (nghĩa là chỉ một chút thôi) thì giá trị muốn khen lại còn tăng lên gấp bội. Hơi bị đẹp là rất đẹp. Hơi bị tuyệt vời là tuyệt vời vô cùng.
Đến một lúc ta lại khám phá ra rằng trong các cụm từ gồm những yếu tố ngược nhau, chống nhau kia toát lên một ẩn ức: dường như người nói phải khẳng định một giá trị mà biết chắc là sẽ rất nhiều người muốn phủ định. Hơn thế, người nói dường như biết mình là thiểu số, là không chính thống, nhưng lại tin chắc sự thật và cái đúng nằm ở phía mình. Ngôn ngữ được phát ra trong một tương quan tranh chấp.

Khen một người đẹp, một hành động đẹp đích thực mà phải nói là bị đẹp? Khẳng định là rất đẹp nhưng cũng chỉ dám nói là hơi bị đẹp thôi! Sự “khiêm tốn”, nhượng bộ ấy cho thấy người nói tự biết mình đúng, nhưng vẫn phải cố nói cho “phải đạo”, như thể đang đứng trước những người đã trực sẵn để chống lại ý kiến của mình vậy.

Nhưng sự khiêm tốn ở đây xem ra chỉ là khiêm tốn bất đắc dĩ, bên trong vẫn như ngầm chứa một sự đối chọi, lại còn đùa cợt, trêu ngươi. Tuy đã rất khiêm tốn, người nói vẫn khẳng định lập trường khen chê của mình. Thậm chí hiệu quả tương phản của ngôn ngữ khiến cho càng bị nén xuống thì sự khẳng định lại càng tăng lên.

Vả lại, nói ngược chắc gì đã ngược, chữ bị chắc gì đã là thua kém. Chẳng hạn bị làm đày tớ thì sướng hơn cái được làm chủ rành rành rồi. Trong một không gian đảo lộn thật giả thì có khi nói ngược mới chính là nói xuôi.

Vậy chính bối cảnh xã hội đã tạo ra tâm lý thích nói ngược, và nhu cầu phải nói ngược!

Nhưng dù gì đi nữa, sự xung đột giữa hai thành phần đối chọi nhau trong các cụm từ có chữ bị này cũng cho ta thông điệp về một sự dồn nén, tranh chấp, cọ xát giữa những giá trị đang bị đảo lộn (hoặc do chênh nhau về thế hệ, hoặc bởi danh một đường thực một nẻo; hoặc bởi thang giá trị đã bị lộn ngược, quay đầu xuống đất, cái tử tế bị coi là tồi tàn, cái tồi tàn thì lên ngôi chúa tể), và tất yếu phải đấu tranh để xác lập lại thang giá trị ấy.

*


Bây giờ nói về chữ đểu.

Đểu là một cái gì đó xấu xa, tồi tàn, lừa đảo, mất dạy… khỏi cần nói. Nhưng đểu lại ghép với một danh từ, tính từ hay động từ mang nội hàm tử tế, tốt đẹp, đạo đức… thì xưa nay chưa có bao giờ. Ví dụ xưa nay vẫn nói thằng đểu chứ không thể ghép với chữ ông thành ông đểu được.

Nhưng đây, tôi ví dụ. Trước ngày 30-4-1975 thì đài (máy thu thanh) còn quý lắm. Mấy thằng ma-cô ăn mặc giả bộ đội, thấy một ông già ngồi nghỉ ở chỗ vắng, đang nghe chiếc đài Xiang-Mao. Chúng xán đến chào hỏi lễ phép, rồi nói với vẻ quan tâm: “Bố có cái đài đẹp quá, (rồi chìa tay ra), bố cho con xin nhé, thôi tặng con đi, bố già rồi, giữ lấy sức khoẻ mà sống, nghe làm gì?”.

Nếu hiểu “ngôn ngữ của thời đại” và tình huống bất khả kháng của mình thì ông già hãy ngoan ngoãn biếu chiếc đài đi để được yên thân. Nếu ngoan cố chống lại thì chẳng những mất cái đài mà còn xơi thêm mấy cái tát hay gì nữa cũng chưa biết chừng. Động tác xin của chúng như thế là một bài giảng về khái niệm xin đểu! Một động tác cướp nhưng không phải cướp giật, mà là “xin”! Xin và tặng vốn là những động tác của sự lịch sự, thân ái! Tôi nhớ trong một tuyện ngắn, nhà văn Bùi Minh Quốc đã gọi mẹo ấy là “biến cuộc trấn lột thành một cuộc hiến dâng tự nguyện”. Thật chí lý. Đầy tính “thời đại” (!). Những chuyện xin đểu, giúp đểu, quan tâm đểu, phục vụ đểu, đổi mới đểu, thân ái đểu, nhân ái đểu… (mà thực chất là ăn cướp, là trấn lột) bây giờ đã nhan nhản ra rồi. Trong những quán “cơm tù” chúng cũng phục vụ nhân dân đấy nhưng là phục vụ đểu!

Đấy là đểu ghép với động từ hoặc tính từ.

Đểu cũng có thể ghép với một danh từ hàm ý tử tế.

Một lần ra chợ giời, tôi mua về một chiếc radio-cassette hiệu Sony, còn khá mới, giá lại khá rẻ, nhưng lắp băng vào nghe được một lúc thì băng rối, cố mở ra thì núm văng một đằng, bánh xe một nẻo. Anh bạn tôi liền ái ngại và giễu tôi: “Thôi thôi bố ơi, bố mua phải Sony đểu rồi!”. Sony là một thương hiệu có uy tín, ghép với chữ đểu tạo thành một từ đầy ấn tượng. Nếu gọi là Sony giả, Sony rởm thì mất hết giá trị trong ngôn ngữ. Phải là Sony đểu mới lột được cái thần của thực trạng. Hàng giả, hàng rởm… là những từ chết. Hàng đểu là ngôn ngữ sống động không thể thay thế, nó không chỉ thông báo về chất lượng món hàng, mà nó thông báo toàn cục, cả tâm địa, cung cách, trào lưu, khung cảnh, nền tảng, nguy cơ… và cả cảm xúc của người nói nữa, nghĩa là toàn bộ bối cảnh, toàn bộ “sinh thái học” của vấn đề.

Nhưng, ở một xứ sở toàn những mẹo Trạng Quỳnh thì sẽ có mẹo để chống lại mẹo, sẽ có đểu trị lại đểu, sẽ có đểu lương thiện chống lại lương thiện đểu…, (rồi phải có đểu cương trực, đểu khôn ngoan, đểu tử tế nữa). Thế là một lần nữa, ngôn ngữ lại phải lộn ngược , và khi ấy những người tử tế lại phải khen nhau hơi bị đểu đấy! (trong tổ hợp này thì chữ đểu lại đóng vai nhân tố tốt đẹp, đểu tương tự như đẹp, nên vẫn ngược chiều với chữ bị, theo đúng nguyên tắc tương phản của cách diễn đạt này). Viết một câu đối ra mà được bạn bè gật gù, tủm tỉm phán rằng: Hơi bị đểu đấy! thì có thể yên tâm mở rượu ăn mừng. Ngôn ngữ quỷ quái thật.

Nói đến chữ đểu tôi rất phục sự phát hiện của một cây bút tên là Bắc Hà mà tôi chưa có hân hạnh biết là ai. Bắc Hà viết về một nghề cổ truyền của đất Cổ Nhuế rất dễ thương với lời ca “ba sẵn sàng”: Thanh niên Cổ Nhuế xin thề, chưa đầy hai sọt chưa về quê hương. Bắc Hà viết rằng cứt rất có giá nên người ta trộn cả đất vào để tăng trọng lượng. Cứt không đúng là cứt thì gọi là cứt đểu. Trong tổ từ này cứt là một giá trị đẹp, hữu dụng, tương phản với chữ đểu là từ có nghĩa xấu. (Mới đây trong vụ án siêu nghiêm trọng mà đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và nhiều tướng lĩnh anh hùng của ta yêu cầu Bộ Chính Trị phải đem ra xét xử và nghiêm trị, ông Bắc Hà này còn phát hiện ra khái niệm Chủ tịch nước đểu, đại tướng đểu nữa!)

Kinh tế hàng hoá thật lắm chuyện. Nhưng ham lợi trước mắt mà tàng trữ hàng đểu thì tội to, lợi bất cập hại đấy!

Đến đây, tôi phải mở ngoặc, xin bạn đọc một phút thôi, kẻo vô tình ta xúc phạm đến phẩm chất của cứt. Cố thi sĩ Phùng Cung có bài ca ngợi phẩm chất ấy như sau: “Cứt không thèm với tay vịn gió đổi mùi, và nguyện hôi thối hết mình để người đời khỏi ngộ nhận...” Cứt tự biết mình là thối, lại nguyện hôi thối hết mình để người đời khỏi ngộ nhận. Cái đức "chân thật" đó của cứt thật đáng ngợi ca thay! Lương thiện thay! Cố bốc thơm mà làm gì?

*


Trở lại câu chuyện ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là một kho tàng văn hoá. Nó là phương tiện giao lưu, phương tiện truyền bá toàn diện nền văn minh, làm cho thế hệ sau tiếp nhận được hết các thành quả của thế hệ trước, đứng lên vai thế hệ trước mà tiến xa hơn. Nhưng chính ngôn ngữ cũng là một thể sống, nó hút sinh khí của môi trường giao tiếp mà tu chỉnh, mà nâng cao, mà sinh sản nữa.

Thời đại nào đẻ ra ngôn ngữ ấy. Thời đại của tin học, của máy vi tính cho ta khái niệm nén thông tin. Vẫn nội hàm ấy, nhưng tuỳ độ nén mà tạo ra các dạng thông tin khác nhau. Thử đem khái niệm ấy vào văn học: Thông tin từ cõi nhân sinh thì mênh mông vô tận, nhà văn nén nó vào tiểu thuyết, nén nữa thành các truyện ngắn, nén nữa thành thơ, nén nữa thành câu đối, nén nữa thành các khái niệm, ngôn từ. Sức đúc kết của ngôn từ thì thật kinh khủng.

Những danh từ như Cách mạng, Dân chủ… thật tối thiêng liêng, nhưng nếu không thực tâm vì Nhân dân, vì Đất nước mà để cho chủ nghĩa cá nhân vị kỷ ỷ thế làm càn, hại dân hại nước thì miệng người đời ngọng gì mà không kèm một chữ đểu theo sau? Bao nhiêu năm trời dân mới sáng tác được, mới nén được một chữ đểu của mình, hẳn dân biết dùng cho đích đáng.

Nhân nhắc đến câu đối, tôi nhớ hai câu thách đối mà tôi cho là cô đọng và khó đối nhất trong các câu đối hiện đại. Một câu là chữ nghĩa văn chương, của Phan Hiền, đăng báo Quân Đội Nhân Dân đã lâu lắm. Thách đối như sau: “Sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu sai đấy !”. Chữ nghĩa tối giản, lộn ngược lộn xuôi, luẩn quẩn, tráo đi tráo lại, mà ý tứ thì hàm súc vĩ mô, bình luận cả ngày không hết! Còn câu kia là một câu thách đối thuộc ngôn ngữ “tếu táo” lưu truyền trong dân gian, nhưng gói ghém toàn bộ tính chất và hiệu quả của nền kinh tế chỉ huy và phân phối bao cấp XHCN: “Cái cứt gì cũng phân, mà phân thì như cứt !”. Ôi, lại phân với cứt, những từ ngữ sao mà vĩ đại!

Những câu đối tài như thế, lắt léo như thế, bao trùm như thế thì kể cũng hơi bị đểu và hơi bị tuyệt vời thật! Biết khen thế nào khác được?

Câu đối là thể loại đã nén thông tin rất cô đọng, nhưng đến đơn vị cơ bản là những ngôn từ thì sức nén còn cô đọng hơn. Chỉ một chữ BỊ, một chữ ĐỂU thôi, được sử dụng một cách “tai quái” và bi hài như vừa phân tích trên đây đã nén vào trong nó thông điệp của cả một thời , một thời có một không hai trong lịch sử dân tộc ta vậy.

Hà Sĩ Phu
10. 2004

Nguồn : http://www.talawas.org

Users browsing this topic
Guest (3)
3 Pages<123
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.