Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
Tiếng nước tôi...
Song Anh
#21 Posted : Tuesday, June 6, 2006 1:37:37 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

Chị VHP Smile,
Cho S.A cất cao tiếng đính chánh...các bài viết trên là của S.A lượm lặt từ các mạng khác đem về góp ý chia vui với các anh chị em ở đây...chớ không phải là bài viết của S.A...nên cứ tự tiện mà tham khảo chị à...vào cửa tự do...miễn phí....Big SmileBig SmileBig Smile
Không dám dạy lại ai đâu chị à...mà đổi lấy " tình thơ " lại càng không...vì khi đói...không lấy "thơ VHP" mà lót dạ được...khó tiêu lắm ....TongueBig Smile

Cái site này "http://vietsciences.free.fr/"- S.A cũng biết...nhưng nếu chị muốn tìm hiểu sâu về vấn đề Hán-Nôm...thì nên vào site này nè : http://viethoc.org/

beerchug


Song Anh
#22 Posted : Tuesday, June 6, 2006 1:47:31 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18


Thế nào là một từ điển nguyên ngữ?

Từ lâu ta chỉ có những từ điển thông dịch[house/ maison là nhà] hoặc những từ điển giải thích [nhà là cái chỗ ở của một hay nhiều người]

Ta chưa hề có từ điển nguyên ngữ cho tiếng Việt| và vì thế sự học hỏi tìm hiểu thêm tiếng Việt thiếu sót vô cùng!

Nhà là gì? Tại sao lại gọi/phát âm/ đọc là nhà/ có thật chỉ có người Việt mới đọc như thế và hiểu như thế sao? và cái nghĩa gốc có phải như vậy không hay là khác đi?

Thắc mắc này rất chính đáng và cần thiết cho chừng 27000 tiếng trong Việt ngữ, từ chữ nhà [dễ hiểu ?] cho đến những chữ khó hiểu hơn như đau đớn[đớn là gì?] đẹp đẽ[đẽ là gì?

Những chữ khó hiểu này có đến # 7000, ta nói mà ta chẳng hiểu gì, nói như vẹt vậy thôi, từ mấy ngàn năm nay rồi. Ta đã vay mượn rất nhiều tiếng Tàu qua hơn hai ngàn năm nay, vì vậy cứ tưởng là nguồn gốc của từng tiếng trong Việt ngữ có thể tìm ra từ trong các từ điển của Tàu.

Tiếng Việt thật ra không phải như người ta thường tưởng, nó khó mù trời!

Phần từ ngữ Hán Việt, là tiếng con nuôi, sau hai ngàn năm vẫn còn mù mờ.

Phần nôm na, tiếng Việt thuần ròng, tiếng con nh, tiếng con đẻ; sau mấy chục ngàn năm vẫn còn như một bãi sa mạc, sự tìm hiểu gần như không có!


Sự thật về tiếng Việt phải đi tìm theo những con đường mòn hun hút bạt ngàn, chằng chịt khắp vùng rừng núi Đông nam Á, nếu may mắn tìm thấy một phát âm quen thuộc một nghĩa gốc quen thuộc, thì bạn đã gặp được một tiếng anh em [cognate] rồi đó


Sự tìm hiểu tiếng Việt bị khựng lại đã lâu, vì người ta cứ tưởng đâu nghiên cứu chữ Tàu và phát âm Hán Việt là đủ; thật ra ta phải học tất cả các tiếng nói anh em của vùng ngôn ngữ Đông nam Á[tiếng Miên, Lào, Thái, Chàm, Nùng Thổ, tiếng Mon bên Miến điện, cả tiếng Miến nữa...chưa xong, còn phải học hỏi tất cả các thứ tiếng của 54 sắc dân thiểu số hiện đang chia nhau chung sống với người Việt trên mảnh đất chữ S mà nay đang bị méo mó khá nhiều vì bị cắt bớt đem dâng không cho Tàu!


Lại nữa tiếng Chàm đã từ hai ngàn năm nay cho tiếng Việt mượn rất nhiều từ ngữ mà ta lờ đi không muốn nhìn mắc nợ, lại còn coi thường tất cả những gì “chàm”!


Đi tìm nguồn gốc tiếng Việt trong tiếng Tàu là bước hai bước mà trật đường rầy cả hai! Tiếng Tàu mình xài trong tiếng Việt chỉ là những tiếng vay mượn, hai nữa là chỉ có thể giúp ta tìm hiểu nguồn gốc của các tiếng Hán Việt mà thôi; thí dụ “tổ chức” là “tết, dệt” chứ làm sao mà hiểu cho được ý nghĩa của hai chữ “đành hanh” hay “đành rành”[sic] hoặc là nguồn gốc của những chữ/tiếng Việt thuần ròng/ con nhà[sic] sau đây: ...”tôi đi chợ mua hai con cá” chẳng hạn! chợ là gì, cá là gì, mua là gì !


Sau # 100 năm tìm hiểu, nay thì thế giới ngôn ngữ học đã biết là tiếng Việt xưa của ta không phải từ tiếng Tàu mà ra, mà lại bắt nguồn ngay tại chỗ [vùng Đông Nam Á] và đã là một nhánh của cây ngôn ngữ Mon-Khmer từ ngàn ngàn năm về trước, từ cái thuở mà ta chưa phải là Giao chỉ mà Tàu cũng chưa phải là Tàu!


Vậy thì làm sao mà biết đâu là đâu? May thay, bằng phương pháp so sánh âm, vần, cách phát âm của mấy ngàn năm về trước, mà ta không thể biết[ hồi đó làm gì có máy ghi âm , tệ hơn nưã là chữ Tàu chỉ là những hình vẽ, không ghi được âm] với chữ viết và cách phát âm đi kèm của mấy ngàn năm về sau, ta cũng có được những nhận xét khá vững về nguồn gốc của tiếng Việt ta. Đó là khoa ngôn ngữ học so sánh, âm vận học so sánh, ngữ nghĩa học so sánh [comparative linguistics/ comparative phonetics/ comparativesemantics] nghe thì có vẻ lôi thôi khó hiểu nhưng tôi xin lấy một vài thí dụ dễ hiểu:


Nếu ta biết được rằng:

trong trẻo trong veo thì người Thái họ nói là trẻo veo

băn khoăn sợ hãi thì họ nói là khoăn hãi

thì ta bắt đầu nghi ngờ là giữa tiếng Việt và tiếng Thái phaiû có chi đây! và quả là có thật, vì có đến 42 % tiếng Thái đang sống chung với tiếng Việt !

chân mây, chân trời thì người Khmer nói là châng mêkh

chân tay thì họ cũng nói là chân đay

thì ta sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng có đến 28 % tiếng Miên cùng một nguồn gốc với tiếng Việt

đành rành thì người Chàm cũng nói là đành đành

đành đạch thì họ cũng nói là ch-đác ch-đàng

có đến 12% tiếng Chàm chen vai thích cánh với tiếng Việt, điều mà ít người ngờ đến!

vắng vẻ thì người Lào họ gọi là vằng ve

quạnh quẽ thì họ cũng gọi là quành que

có đến 30 % tiếng Lào cùng một nhịp đàn ngôn ngữ với tiếng Việt, mà lâu nay ta cứ tưởng rằng họ không cùng một lòng một dạ với ta về âm vận và ý nghĩa.

Còn nhiều nữa, không biết bao nhiêu là tiếng nói khác của vùng đất thiêng Đông Nam Á đã chia xẻ “cái nôi ngôn ngữ”õ chung với tiếng nói ông bà chúng ta, khi mà người Tàu xưa còn vắt vẻo dọc con sông Hoàng Hà cách xa chúng ta cả mấy ngàn cây số và chỉ biết đến chúng ta qua một tên xa lạ là Man[ mà họ cũng phát âm trật là Man- an và viết là Vạn An [xem bản đồ xưa nhất của Tàu dưới đây] .


Tất cả những gì mà sách xưa của Tàu đã ghi lại về chúng ta đều phải xét lại cả, chứ ta đừng nên gục đầu ê a đọc rồi mà cho là khuôn vàng thước ngọc, chỉ vì nó là sách xưa của Tàu[sic] làm như thể sách càng xưa thì nói càng đúng hơn sách bây giờ, không có gì trái với thực tế cho bằng! và không có gì tỷ lệ ngược cho bằng!


Đó là lập trường của vài ông Hán Việt cứ khư khư cho là cái gì của ta cũng do Tàu mà ra, như một một món hàng tư tưởng ế khách của một buổi chợ chiều văn hóa


Họ không chịu nhận là họ đã bị những tìm kiếm mới của ngônngữ học qua mặt một cái vù, mà cứ giữ khư khư nhửng thành kiến đã mục nát từ lâu


Họ có cái “thái độ chùm gởi” của nhửng kẻ học trò của ông thầy Tàu, chỉ muốn được thơm lây mà không chịu đi tìm cái sự thật và cái giá trị riêng của mình.


Họ là ai ? họ là người đã phát ngôn vô tội vạ về nguồn gốc người Việt như sau:

“người Việt chẳng qua là người Tàu mà tràn xuống sinh sống ở vùng quanh châu thổ sông Hồng hiện nay rồi khi đủ điều kiện thuận tiện[sic?] thì trở thành ngườiViệt”[sic]/ xin miễn phê bình !


Họ là người đã nói như sau: ...”tiếng Việt chẳng qua là tiếng Tàu xen lẫn một vài tiếng Mường tiếng Mọi mà thôi vì chẳng qua gặpï thì có thêm một vài tiếng để mà tiện nói chuyện hay buôn bán với họ[sic]!


Cũng may là từ trước, cũng có những học giả có ý thức chân chính trả đũa lại như ông Dương quảng Hàm và ông Nguyễn háo Vĩnh, nhưng nói chung đã bị những ông kia đánh phủ đầu vì những ông kia họ có sách báo để làm chuyện đánh lộn sòng đó!


Không kể ra hết được những níu kéo ràng rịt thân thương giữa tiếng Việt và các tiếng nói anh em cật ruột khác ở Đông nam Á mênh mông bao quanh đất nước ta như một vòng dây thân ái, thay vì quay mặt lại ngưỡng mộ tên cướp ngày hung dữ ngàn đời là Tàu rồi đi kiếm nguồn kiếm gốc nơi nó trong một cố gắng huyễn hoặc muôn đời mà chính nạn nhân là ta lại cứ muốn xin đi hộ khẩu chung với kẻ cưỡng hiếp kinh niên, đó là chứng bệnh tinh thần là “identification with the agressor/ đi bênh kẻ có tội với mình” mà mấy ông Hán Việt giổm hiện đang mắc phải!


Quyển Từ điển nguồn gốc tiếng Việt (Vietnamese Cognatic Dictionary) với 4000 trang và 275000 etymons[âm gốc] và nghĩa gốc]đang xuất bản dưới hai dạng CD rom và sách in sẽ đem lại cho bạn, người yêu mến tiếng mẹ, một cái nhìn hoàn toàn mới lạ nhưng khoa học về cái nguồn gốc thực sự của tiếng Việt mà chúng ta tha thiết muốn biết đã từ lâu.


Nó sẽ cho ta biết từng con chữ, từng chữ, từng âm, từng vần, từng âm trình, âm tiết, từng cái nhấn giọng cho đến từng giọng của ba miền, từng tiếng một, từng tiếng ghép, từng từ từng ngữ, từng nghĩa đen, từng nghĩa bóng; trọn vẹn, đầy đủ, đâu vào đó/ không có một tiếng nào mà phải bị mang tiếng là đệm, không có một từ nào còn bị tối nghĩa một cách oan uổng tức tối.


Quyển sách này sẽ là cái gối đầu giường cho ta, êm và mềm, từ đầu đời cho đến cuối đòi, là niềm hãnh diện cho 80 triệu người Việt, xứng đáng với câu nói đầy khen ngợi của ông Leonard Bloomfield, nhà ngôn ngữ học Mỹ nổi tiếng khắp thế giới, rằng tiếng Việt là “ một tiếng nói văn- hóa lớn của miền Đông nam Á”...

NHỮNG CÁI HIỂU LẦM VỀ TIẾNG VIỆT


1/ Trong tiếng Việt có rất nhiều tiếng Tàu !?


Nếu ta có mượn đôi ba chục ngàn tiếng Tàu mà nói đi nữa thì qua 2300 năm vay mượn, mỗi năm ta chỉ mượn có khoảng 12 tiếng thôi, 1 tháng một tiếng, có gì là nhiều!? Thật ra tiếng Tàu trước sau chỉ có độ 7500 từ gốc rồi họ chắp nối với nhau để có đủ tiếng mà nói[ vỹ-đại, uy nghi, lẫm liệt v..v...lại nữa phần lớn những từ ngữ mà ta mượn của Tàu trong vòng 100 năm vừa qua mới là nhiều, mà chính những từ ngữ kỹ thuật ấy là do người Nhật đặt ra trong vòng thế kỷ vừa qua do họ văn minh kỹ thuật trước Tàu, chứ không phải Tàu đặt ra


2/ Vì có nhiều tiếng Tàu quá nên tiếng Việt nghèo đi [sic]!

Ta có mượn mà nói, nhưng Tàu nó đâu có rút rỉa, lấy lại bớt của ta tiếng nào đâu. Nếu vốn liếng ngôn ngữ của ta là 100% mà ta có thêm 30% tiếng Tàu thì ta đã có 130% , chứ có mất mát gì đâu mà phàn nàn? Tiếng Mỹ vay mượn 90% của các tiếng khác.


3/ Tiếng Việt từ tiếng Tàu mà ra [sic].. Nhiều người có cái ý nghĩ này là vì cái tinh thần nô lệ của ta, đã hết bị nô lệ hơn 1000 năm mà vẫn còn ham nói dòng [thanh thủy] thay vì nói dòng nước trong. Thử hỏi 80 triệu người Việt có còn ai muốn nói dòng thanh thủy nữa, mắc mớ gì mà phải nói vậy, nói bến cũ chứ mắc mớ gì mà phải nói là cổ độ , bị vướng vô cái hệ lụy Hán Việt như cái nợ ba đời, bị mắc vô cái óc vọng ngoại làm khổ thêm con cháu phải nhai mấy cái của nợ đó cho đến đờiø nào?


Gần đây công trình nghiên cứu tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ học quốc tế đã ghi nhận tiếng Việt có gốc Mon-Khmer, một nhánh nhỏ của gốc Austro-Asian.


Theo Encyclopedia Britannica 2000 thì : “ ... the Vietnamese language is distinct, it can be described as a fusion of Mon Khmer, Tai and Chinese elements... the failure of the chinese language to assimilate the Vietnamese language underscores the fact that strong elements of Vietnamese culture must have emerged long before China established its rule over Vietnam”/ ta nên lấy đó mà suy gẫm!


4/ cụ Trần trọng Kim bảo rằng”trong tiếng Việt có rất nhiều tiếng đệm, tự nó không có nghĩa nhưng khi ghép với một tiếng khác có nghĩa thì nó đổi nghĩa của tiếng ấy đi[sic]...” trời đất! nói lựng lựng như vậy mà không đưa một bằng cớ gì!


Dựa vào đâu mà nói là đệm? mà ai đệm cho, mà đệm hồi nào vậy, mà tại sao lại phải đệm, mà tại sao lại đệm chữ này mà không đệm chữ kia, mà tại sao một người mà cả nước nghe theo răm rắp, mà người ấy là ai vậy, ông vua nào đệm, ông quan nào đệm?! / một sự đoán càn làm thui chột hàng ba bốn thế hệ về sau không ai dám tìm hiểu tiếng Việt cho đàng hoàng nữa!


Thế cho nên cả những người nghiên cứu về văn phạm tiếng Việt sau này cũng nhại đi nhại lại cái câu bất hủ đó của cụ Kim như một châm ngôn vàng ngọc, có người hiện nay còn nói bắt chước theo ổng là:sáng mới có nghĩa, lạng là vô nghĩa[sic] phải nói/viết là xán lạn mới đúng”...[sic] ; nhận xét khơi khơi vô tội vạ, theo cái kiểu để cái cày trước con trâu như thế (!) đã làm cho những ai muốn tìm hiểu chín chắn về tiếng Việt cũng bị khựng lại hơn nửa thế kỷ qua.


Trái lại, các trường phái ngôn ngữ học quốc tế ,có phương pháp tìm hiểu khoa học hơn nhiều, đã thấy rằng, không có ngôn ngữ nào mà phải đệm cả, bất cứ một tiếng nào cũng có gốc gác, cái lý do[ raison d’être ] của nó, không hề tự nhiên mà sinh ra, mà có được, dù là tiếng Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Tây ban Nha hay là tiếng Esquimaux, Nam Phi, Tàu hay Việt ..v...v trong số hàng ngàn tiếng nói trên thế giới.


Trong tiếng Việt ngay cả những tiếng như ê-a... uể oải, oái oăm , hàng ngàn ngàn tiếng như vậy cũng phải có lý do mà sinh ra, khoa ngôn ngữ học gọi là etymology tìm hiểu nguồn gốc của từng tiếng một, chứ còn nói dựng đứng vô tội vạ là tiếng đệm quả ø thiếu tư cách nghiêm túc của khoa học. Thật ra trong tiếng Việt , không có một từ nào mà không có nghĩa, nhưng vì nó bị tối nghĩa đã mấy ngàn năm rồi vì ta không có ai tìm hiểu nguyên nghĩa của tiếng nước ta, nên ta nói không rõ ràng [nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì, đẹp đeõ là gì, tại sao lại sáng sủa, sớm sủa, rảnh mà sao lại rang? nhịp mà lại nhàng! vì cụï Kim đã phán là đệm rồi, nên không ai dám nói ngược lại mà cũng không dám tìm hiểu chi nữa!


Lại nữa nếu cho rằng tiếng Việt bắt gốc từ tiếng Tàu thì làm sao giải thích cho được cái lạ lùng là trong số chừng 500 từ Việt bắt đầu với vần R, không hề có một tiếng Tàu nào xen vào đó cả , một tiếng cũng không, vì cái lưỡi của cả ngàn triệu người Tàu không phát âm được R, thì làm sao mà nó làm cái gốc cho tiếng Việt được( ta có cái gene R mà nó không có, vậy thì cái gene R phải là do một gốc khác truyền cho, và thưa các bạn , cái gốc đó là cái gốc Đông nam Á, vì khoa ngôn ngữ học hiện đại đều công nhận tiếng Việt là thuộc nhánh ngôn ngữ Mon-Khmer mà được rất nhiều tiếng gốc Thái pha trộn vào, mà cả 4 thứ tiếng này đều ở vùng đó.


5/ hiểu lầm rằng chữ là tiếng đó rồi, biết chữ là hiểu tiếng!

Ông Dương quảng Hàm , hồi còn là sinh viên, đã nói những lời chính đáng, đánh thức dậy cái ý thức còn kém cõi của bao người Việt ta:

“ lạï thay cho nước mình! có tiếng nói mà không hề ai học tiếng, không đâu dạy cách dùng tiếng, không sách nào nói đến nghĩa tiếng cùng mẹo đặt câu...chưa từng ai nghiên cứu học hành tiếng An-nam cả, điều đó thật là một khuyết điểm đó...”


Sự thật là , tiếng quan trọng hơn chữ rất nhiều, và hai cái đó khác hẳn nhau !

“ Các người đi học hồi xưa chưa bao giờ học tiếng Tàu mà chỉ học viết chữ Tàu mà thôi, chưa bao giờ họ học cho hiểu rõ cái tiếng Việt hồi đó mà chỉ học cái cách viết gọi là chữ nôm, mà ngay cả hiện nay chúng ta cũng chưa bao giờ học cho hiểu tiếng việt của chúng ta nó ra làm sao... nói vậy có quá đáng không? thưa, không quá đáng một chút nào. Cả 6 trường văn khoa đại học Việt Nam cũng không có trường nào làm cái chuyện đó cả, thật là đau đớn cho tiếng nước ta, chỉ lo học viết chữ Tàu, chữ Nôm.


Hiện nay ai lại chẳng viết được chữ đau đớn mà có ai hiểu đớn là gì không?mới mẻ là gì, xuề xòa là gì, sáng sủa là gì?!còn cả ngàn ngàn tiếng như vậy , chúng ta nói như vẹt không hiểu gì cả, mà lại cũng không biết tại sao lại nói như thế !?


Cả nước chúng ta có thể mù chữ không nhiều(độ 15 %) nhưng mù tiếng còn quan trọng hơn nhiều và cái mù này là 100 % ! vì cái chữ chỉ là cái áo cái quần mặc cho ngôn ngữ, mà ngôn ngữ mới thật là cái da thịt của ta, không tách rời nó ra được.


Ông Leonard Bloomfield, một nhà ngôn ngữ học Mỹ nổi tiếng khắp thế giới đã khen tiếng Việt là: ” a great cultural language in South East Asia...”; muốn cho xứng đáng với lời khen đó, chúng ta phải làm sao hiểu cho rõ ý nghĩa của hàng ngàn ngàn tiếng Việt tối nghĩa, đã bị cụ Kim cho là đệm [sic], mới được!


6/ ta cứ cho rằng những tiếng như : tổ quốc, quốc gia, cọng sản khốn nạn.v..v.. là tiếng Hán Việt! Thật ra đó là tiếng Tàu 100%, mình mượn mà xài, nhưng mà đọc không đúng âm Tàu , chứ có gì “Việt” trong đó đâu? Cụ Trần kinh Hòa, một giáo sư Tàu qua dạy ở đại học Huế ba chục năm trước đã cho là những tiếng Tàu đó là“ Hán tự Việt độc”/ (tiếng Tàu đọc theo âm Việt)/ nhận xét ấy rất đúng, không có gì là việt trong đó cả. Cũng như nếu ta nói OK Salem , nhờ giâm( jump) giùm chiếc xe vì nó yếu bình điện /hoặc là cái mũ bêrê, cái gara, vải kaki, một kilô, thì có gì là Mỹ Việt hay Pháp Việt đâu! , chẳng qua là mượn mà nói mà đọc trẹ cái âm của người ta mà thôi. Thiếu thì mượn mà xài, thế thôi; không nên nhìn lạm cho nó là cái tiếng gốc của mình.


Tệ hơn nữa là người Tàu họ có hiểu là cái quái gì đâu, vì họ nói là chộ quố làm sao mà họ hiểu cho ra là tổ quốc cho được ! họ nói là khôn lịn mà ta thì nói là khốn nạn !


Khổ cho họQuestion vì ta lại còn viết chữ Nôm, hồi xưa họ đã đọc không ra, rồi giờ đây lại viết bằng chữ abc, họ đâu biết gì! mặc dù nhũng tiếng đó là của Tàu 100 %!


Còn những tiếng đúng là Hán Việt thì các ông làm từ điển Hán Việt, từ Đào duy Anh cho đến về sau, lại không ý thức đến, và lờ đi không nhắc đến, xem như chúng nó đương nhiên là tiếng Việt[sic] ø : người thân, già lão,truy lùng, đáùnh chiếm, đoạt lấy, suy ra,sinh sống, nhập vào, xuất ra v..v.. và v..v.., kể ra đây mấy cho hết , cả ngàn ngàn tiếng như vậy, mà người dân Việt đã đóng góp nói phô theo cái cách rất dễ làm là cứ một tiếng Việt thì cho ghép vào với một tiếng Tàu cùng nghĩa để cho ai ai cũng nói được và hiểu được ngay, khỏi cần hỏi ai mà cũng không cần kiếm sách. Ông bà ta đã thật sự làm một cuộc cách mạng chữ nghĩa âm thầm qua hơn 2 ngàn năm, đã thật sự thai nghén ra một thứ tiếng mớí mà dù có 50 % tiếng Tàøu trong đó, không hề có một người Tàu nào đọc được, viết được nói được và hiểu được, nếu muốn thì phải học , cho dù đó là Sĩ Nhiếp, Mã Viện, hay Giang trạch Dân ! Ý thức và phương pháp [methodology]làm tự điển của các ông quả thật đã trật đường rầy.


Quả thật ông bà ta hồi xưa đã là những quyển từ điển, chứ không bao giờ là tự điển biết nói, biết đi biết đứng, biết cả một lúc ba thứ tiếng, biết cả tiếng Tàu, biết cả tiếng Việt , đương nhiên; mà lại còøn sáng chế ra một thứ tiếng mới mà không người Tàu nào hay biết chi cả! và đó là cái thứ tiếng mà hiện nay cả 75 triệu người Việt đang nói đó, đứng hàng thứ 14 về số đông ngươì nói trên thế giới, mặc dầu đất đai thì chỉ đứng hàng thứ 60.


Ai đã làm ra cái thứ tiếng mà hiện nay chúng ta đang nói? Không phải là 100 thế hệ quan lại, làm quan cho Tàu mà đặt ra được, bằng cớ rõ ràng là họ lại còn chê “nôm na là cha mách qué” là khác ; đã chê cái gì thì có đâu mà lại đi vun xới cho cái đó! Vậy thì ai đã góp phần làm ra tiếng Việt đó? thưa chính là người thường dân Việt của đất nước Việt, trong hoàn cảnh nhục nhã bị tiếng Tàu, một thứ tiếng lạ hoắc xen vào, đã thủ thế bằng cách ghép từ việt này với từ hán kia đồng nghĩa vừa dễ nhớ vừa đễ cho tiếng Việt ấy không thui chột đi được./ như ông Dương quảng Hàm cũng nói cách đây 80 năm, về chuyện mượn tiếng Tàu:” ...mượn như thế không phải là một vài người có học nhiều mà bắt người ta nói theo được đâu, đó là vì cả một đám bình dân mượn mà nói, đặt ra mà nói theo lẽ tự nhiên vì nhu cầu ăn nói màøølại đọc khác đi, cho hợp với cái lưỡi của họ chứ không phải vì một vài người học giả muốn mà đặt ra được, rồi bắt người ta nói theo...”Trên thế giới không có ai làm được cái chuyện đó được cả, dù có muốn đi nữa.


Hơn nữa, không phải chỉ có tiếng Việt và tiếng Tàu chơi trò ngôn ngữ với nhau trên sân khấu văn hóa lịch sử; mà các tiếng nói anh em khác như tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Miên , và cả những tiếng anh em họ xưa như tiếng Mon, tiếng Chàm, tiếng Khasi, tiếng Nùng v..v.. cũng đóng vai góp vế với tiếng Việt qua những trao đổi gắn bó muôn đời, trước cả tiếng Tàu xa chừng, xa rất xa, từ cái buổi thôi nôi của con người Việt.


Chỉ xin đưa ra đây một vài thí dụ trong số 275000 tiếngcái của mạng lưới ngôn ngữ Đông nm Á này/xem từ điển nguồn gốc tiếng Việt sau đây:

ta nói “rộn rịp” thì người Thái cũng nói là rịp [ busy]

“trong trẽo, trong veo” clear, thì người Thái cũng nói là trẽo veo [những tiếng Thái như vậy núp bóng trong tiếng Việt chừng 42%!]

còn tiếng Khmer thì làm giàu cho tiếng Việt chừng 28 %, một vài thí dụ sau đây:

chân mây # chơng mêkh [chân trời/ horizon]

tay chân # đay chơng

và tiếng Làøo thì dính líu với tiếng Việt ta như hình với bóng:

tiếng Việt ~ xiểng Việt [the Vietnamese language]

trăng sáng.....chăn séng moonlight

Còn tiếng Chàm mà ta xem như rất xa lạ, hóa ra rất gần gũi, ít ai biết được rằng ta đã chung một dòng máu ngôn ngữ với Chàm từ đời xửa đời xưa khi mà Chàm chưa phải là Chàm mà ta cũng chưa phải làø Việt nữa !

ta nói chậm rì thì Chàm nói là rì slow, tardive

ta nói là ni, tê [miền Trung] thì Chàm cũng nói : ni tê

Còn nhiều rất nhiều nữa nhưng bằng chứng không chối cãi được về cái máu huyết chung [genetics] của tiếng Việt với các tiếng nói khác ở Đông nam Á [xin đón xem quyển từ điển nguồn gốc tiếng Việt đang in dưới hai dạng sách và CD [ một bộ 10 CD/ mỗi CD từ 300 đến 400 trang].


Tác phẩm nghiên cứu này như một ghi ơn của dân Việt ngày nay đối với hàng triệu người Việt và hàng chục triệu con người ở Đông nam Á thời xa xưa đã cho chúng ta một tiếng nói “tuyệt vời” , “xưa cũng rất xưa mà nay cũng rất nay”, để mà sống với nhau và tìm hiểu nhau qua cái vốn liếng từ ngữ chung của con người Đông Nam Á .

Nhìn thẳng vào bộ mặt thật của tiếng Việt

Theo ông Swadesh, một nhà ngôn ngữ học, đứa con nít nào cũng chỉ cần độ 200 tiếng một là đủ sống rồi. Theo tôi có lẽ là ít hơn nữa. Xin đưa ra đâyvài chục tiếng đó:

con, mẹ, cha, anh, chị ...

trời, đất, mưa, nắng, gió, nước, mặt trời, mặt trăng, đêm, ngày, mây, sao,

đá, cát, sạn, bụi, khói, lửa, lạnh, nóng, ấm, mát ...

ngồi, đứng, nằm, chạy nhảy,leo, trèo, đi, bước, bò, lết, bay, bơi, lội, đến, tới, rờ mò,

bắt, chụp, ôm, giữ, nói, kêu, la, hét, cười, khóc, nhìn, thấy, nghe, biết, run, sợ

ăn, uống, nuốt, cắn, nhai, ngủ, hít, thở / lau, chùi, quẹt, quét, rửa

tóc, tai, mặt mũi, má, cằm, miệng, lưỡi, răng, râu, lưng, vai, chân, tay, ngón, móng,

da, thịt, xương, máu, mủ, mỡ, trứng/ bụng, cổ, vú

đầu, đuôi, lông, tóc

mô, tê, răng rứa, ni, nớ[riêng cho con nít miền Trung và một nữa miền Nam]

nhiều, ít, hết, còn, có, không, được, không được, muốn, thèm, thích, ưng, ưa, khát,

đói, chết, sống, giết,

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10...

to, nho,û dài, ngắn, trên, dưới, trong, ngoài, gần, xa, đây, đó
vuông, tròn, dẹp, méo/ xanh đỏ tím vàng, trắng đen, xám/ khô ướt, chảy/ đầy, cạn,

mới cũ

chim, cá, chó, chí, chuột, mèo...

cây, lá, hột,

chú ý: đây chỉ là tạm thời, còn rất nhiều nữa...nên nhớ là em bé này chỉ mới 2, 3 tuổi!


Rồi từ 1 đến 4 tuổi, em bé nào cũng biết được >200 tiếng đó và tình mẹ con nẩy nở suốt đời.rồi từ bốn đến năm tuổi, học thêm độ 500 tiếng nữa là đủ.dùng cho tiếng nói hằng ngày của một người trung bình dù là My,õ Anh, Pháp, Tàu, Việt hay Esquimaux, hay bất cứ ai trên đời này, dù không đi học bao giờ. Ấy là muốn nhấn mạnh đến sự quan trọng vô cùng của mẹ dạy con, không có cái đó thì bao nhiêu cái lớp học cũng vô ích


Tiếng Việt chì lắm, sau 2000 năm bị lệ thuộc mà vẫn còn, từ 1triệu người đời Giao chỉ, nay đã gần 80 triệu người, đứng hàng thứ 14 về số người nói trên thế giới, chỉ thua có 13 nước khác là Tàu, Ấn độ, Tây ban Nha, Mỹ, Nam dương, Nhật, Brésil, Thổ nhĩ kỳ, Nga, Mexico, Đức, Ả rập ..., đông người hơn cả Pháp và Anh , [hồi 1939 Pháp có 37 triệu người, ta chỉ mới 25 triệu! ]


Tiếng Tàu rất kỳ lạ, không ai biết nó ở đâu mà ra, và thật ra có đến 6 thứ tiếng Tàu khác nhau, mà chỉ có chữ viết là thống nhất thôi, tiếng Hán Việt thì gần với tiếng Tàu Quảng đông nhiều hơn chứ chẳng ăn thua gì đến tiếng Tàu Bắc kinh, mặc dầu Tàu nó muốn cái tiếng Bắc kinh phải là chuẩn cho cả nước Tàu; còn lâu ! đó chỉ là “wishful thinking”/ những điều mình muốn cho mình, nói ra như thể thật tình có luôn, chỉ vì chữ Tàu chỉ là 7500 cái hình vẽ, biểu diễn ra cái ý muốn của nó mà nó gọi là cái từ .


Thật ra chữ Tàu làm gì có chữ, mà chỉ có những những hình vẽ, để vẻ ra[sic] những ý nghĩ của con người, thí dụ nhàn là hình vẽ mặt trăng trong cửa sổ, mắc mớ gì mà phải hiểu là nhàn [relaxed]? nếu mặt trăng ngoài cửa sổ thì gọi là gì bây giờ?! không ai biết tại sao, kể cả Khổng tử cho đến Mao trạch đông. Chứ còn tiếng Việt ta thì hai viết là hai, ba viết là ba, con nít 6 tuổi cũng viết được ngay mà hiểu ngay, mà dù có là ông Trần trọng Kim đi nữa thì cũng không hiểu gì hơn được, cái tính cách hiểu biết thẳng vào chưõ của chữ a b c là như vậy [direct and immediate incept]

Các bạn có biết là Tàu nó mượn khá nhiều tiếng khắp thế giới để mà nói không? mà nó cứ lờ đi làm như thử là tiếng của nó.

inspiration thì nó đọc là yên sĩ phi lí thuần, club là câu lạc bộ, Asia[tiếng Hy lạp] nó gọi là Á tế Á, nó dịch chữ hippopotamus ra là hà mã, vì hippo là con ngựa còn potamus là con sông, thật ra đó chỉ là một định nghĩa[mượn của Hy lạp] chẳng xứng đáng là một cái tên, cũng như nếu ta gọi là con ngựa nước chẳng hạn, cũng may ta không gọi vậy vì ta làm biếng, bắt chước theo Tàu mà đọc là hà mã luôn thành ra cả Tàu và Việt đều bé cái lầm!


Cái nghèo nàn của tiếng Tàu thấy rõ khi nó phải đặt ra những tiếng mới cho những ý niệm mới. Hỏa tiễn là cái tên lửa, nếu gọi như bọn việt cọng thì được, chứ có gì giống nhau giữa cái tên lửa với cái missile khổng lồ của Mỹ đâu?! vậy mà bọn đỉnh cao trí tuệ Việt cọng tưởng đâu là văn minh lắm mới dùng hai chữ đó, chúng nó hỏi ông Nguyễn hiến Lê...”tại sao lại dùng chữ hỏa tiễn làm gì, nên gọi là tên lửa như chúng tôi[sic]cho nó gọn” !. Nhà học giả miền Nam của chúng ta bảo với chúng nó là một ngọn đèn dầu với tia sáng laser đâu có dùng chung một tên với nhau được! Thế mà chúng nó vẫn không hiểu.! tội nghiệp!


Trong 150 năm vừa qua, Nhật bản văn minh hơn Tàu quá nhiều nên đặt ra cả hàng chục ngàn từ ngữ khoa học kỹ thuật rồi mấy ông Lương khải Siêu và Khang hữu Vy cùng sau này Hồ Thích, chỉ việc lễ mễ khuân về Tàu mà xài đó thôi[ cũng như hàng trăm ngàn từ ngữ khoa học hiện nay trong tiếng Pháp Anh Mỹlà do các nhà bác học Anh Mỹ Pháp Đức đặt ra chớ đâu phải mấy ông Hy lạp hiện nay đặt ra đâu.


Mà Tàu thì lúc nào cũng khoe là nó không mượn từ ngữ của ai mà nói hết, thật ra chúng nó vay mượn như điên, mà chối đó thôi


Còn như những ngoại lệ về ngôn ngữ thì tiếng nói nào chả có[ trong tiếng Mỹ thì wistful và wishful cũng một nghĩa thôi, meat và meet thì chỉ một âm mà viết hai cách để có hai nghĩa khác nhau/ trong tiếng Pháp thì roide và raide chỉ một nghĩa là căng, cứng. Trong tiếng Việt thì cũng thế! có rất nhiều trường hợp như vậy, thí dụ viết là một [one] nhưng cả 40 triệu người Trung và Nam đâu có đọc là một hồi nào? người ta chỉ đọc là mộk mà thôi! trong khi người Bắc thì phát âm lẫn lộn giữa s và x, giữa tr và gi [ tuy rằng họ vẫn hiểu một cách thôi, cũng may, nếu không thì nói là giái cây[fruits] luôn thì nguy, hoặc tìng hìng chíng chị chíng em thì khó nghe quá. Thành thử, ép buộc viết theo một cách thôi cũng có lợi cho sự thông hiểu, mặc dầu viết một cách mà phaỉ đọc một cách khác, quá khổ! vả lại dù sao thì cũng là ép buộc, cũng tại cụ Alexandro de Rhodes mà ra cả vì thật tình cụ ấy viết cho người bắc mà thôi!


Bằng chứng đâu? có ngay! đây là một trang đầu của tự điển của Alexandre de Rhodes, ông ta có nói là viết cho tiếng nói của người đàng ngoài[Bắc kỳ] mà thôi, mà ổng lầm là tiếng nói đàng ngoài cũng là tiếng nói của đàng trong ! [xem giòng chữ sev tunchinnensis [ # có nghĩa là, hay là, hoặc là, cũng như là tonkin] [sic] cái lầm lớn đó cọng thêm cái thời gian hai trăm năm những chữ viết ấy chỉ lui tới qua lại trong đám tân tòng theo đạo chúa blời của ông ta thôi, chữ viết ấy như thể làmột thứ mật mã về tôn giáo, nên không có ảnh hưởng cho cả toàn dân, rồi sau này cũng chẳng có từ điển nào sửa lại những sai lầm đó trong suốt cả 250 năm, nên khi Pháp nó bắt buộc xài chữ quốc ngữ mà thôi thì cái nguồn tài liệu duy nhất vẫn là quyển từ điển ấy vì vậy mà cả nước xúm nhau lại viết theo lối Bắc ky` trong khi hai phần ba dân chúng lại chẳng đọc và phát âm theo lối Bắc kỳ một tí nào hen[gà mái] trong tiếng Anh, tưởng như không có âm đó trong tiếng Việt nhưng mà có, vì người Quảng trị nói là cái chénh, rất giống với âm này, không có người Việt nào phát âm được âm này, trừ ra người Quảng Trị, đã lạ chưa?! người Huế và Saigòn thì nói là cái chéng, người bắc thì nói chén, ba miền nói ba cách, rồi thì một miền lại nói hai ba cách, mặc dầu cũng viết là chén mà thôi; còn như “em người hà lội [hà nội!]” thì đòi thống nhất và trong sáng cái mốc xì, chớ đừng nói chi đến cái chuyện đòi tiếng Bắc làm chuẩn hay là không chuẩn!


Đó là tại Al de Rhodes không ý thức được rằng mẫu âm trong tiếng Việt có thứ đọc dài, có thứ đọc ngắn, có thứ đọc vừa phải :

ă không có thật, nó chỉ là a mà đọc ngắn đi thôi/ thử đọc ba và baéc

â không có thật, nó chỉ là ơ mà đọc ngắn đi thôi / thử đọc bơù và bất

anh và ăn chỉ là một âm thôi, nhưng phải viết khác nhau để cho nghĩa khác nhau!

ngoài dấu sắc ra, đúng ra phải có một dấu sắc cao khác nữa để phân biệt hai giọng sắc vừa và sắc cao

thí dụ: ánh và ách/ ước và ức/ hết và hếch/ chết và chếch/ mết và mếch/ rát và rách

cũng thì dấu sắc mà giọng cao giọng thấp khác nhau rất nhiều, thành thử cái thực tế của âm việt, mà một trẻ em nào của ba miền cũng dễ dàng nhận thấy cái khác biệt ngay, trong khi đó thì các ông ngôn ngữ, các ông văn phạm, các ông từ điển lại không thấy hoặc có thấy đôi chút thì lờ đi vì họ không hiêu ûđược tại sao nó như thế mà cũng chẳng buồ đưa vấn đề ấy ra mổ xẽ, mà chỉ muốn xin hai chữ bình yên cho rồi!

Lại thêm cái chuyện hỏi nga, họ cũng lầm lẫn to!. Ai cũng cho là tiếng Việt có sáu dấu giọng huyền ngã nặng hỏi sắc không, làm như thể đó là mộ cái khuôn vàng thước ngọc[sic]cho cả dân ba miền! Làm gì có chuyện đó! 2 phần 3 dân Việt [nghĩa là đa số] người Trung và Nam chỉ có một giọng cho hỏi/ngã mà thôi, gọi nó là dấu giọng gì cũng được, nhưng chỉ có một mà thôi, họ không ý thức, không phân biệt, không biết được là trong tiếng nói của họ có cái giọng lấp láy đó mà họ cũng không cần biết đến, họ chỉ phát âm một giọng thôi, vừa hỏi mà vừa ngã, chỉ nói một cách thôi, không phải hỏi mà cũng chẳng là ngã, cho nên cách phân biệt không cần thiết với họ, cách viết phải phân biệt cũng không cần thiết với họ.

Tại sao như vậy? tại vì cũng lỗi của ông cụ Al de Rhodes đã viết chữ cho tiếng Bắc kỳ mà thôi chớ không phải cho tiếng Việt cả ba miền, của đáng tội, ổng có viết rõ là ổng viết cho miền Bắc thôi[tunchinensis]xem bằng chứng sau đây, trang mở đầu thứ 10 trong từ điển của ổng có viết chữ lớn và rõ ràng là :

LINGUAE ANNAMITICA sev TUNCHINENSIS brevis declaratio

có nghĩa là bản trình bày tiếng An nam hay là tiếng Tunchin [Tonkin/ Bắc kỳ/ Đàng ngoài] chứ ổng không đến nỗi là không biết đến cái sự thực nghiệt ngã của dấu giọng ba miền là chúng nó khác nhau rất nhiều, nhưng các ông học giả ba phải hiện nay thì cứ một mực cho là cũng được đi, thành ra qua hơn trăm năm, người Bắc trách khéo là tại sao Trung và Nam lại không chịu viết hỏi ngã cho đúng như họ! Trời đất, người ta đâu có hỏi đâu cóø ngã hồi nào đâu mà bảo là chịu với không chịu?!

Cũng như thật là vô lý vô nghĩa nếu ngược lại người Trung và Nam cứ đi trách móc người Bắc là tai sao không chịu viết và đọc cho phân biệt rõ ràng các phụ âm s với x/ tr với gi/ gi với d mà gần 99,9% người Bắc đọc và viết lầm!, họ làm gì có ý thức phân biệt được những cái đó [như là người Trung và Nam] hồi nào đâu , cái đó gọi là cái gene của ngôn ngữ, không có cái gene đó thì chịu thôi, cho vàng để đọc theo người khác cũng đành chịu thuạ; cũng như cho vàng đi nữa, mấy anh ba Tàu cũng vẫn nói là : mister plesident, I eat fly lice[sic] kể cả Khổng tử ø cho đến Mao trạch Đông, nếu có sống lại đi nữa! cũng nói như vậy thôi!

Các bạn biết không, trong âm R của tiếng Việt ta có khoảng 500 từ mà không hề có một tiếng hán việt nào chen vào được. Tại sao ? là vì Tàu nó không có cái mà tôi tạm gọi là cái gene r, mà đã không có cái đó thì làm sao có thể lập lờ đánh lộn sòng mà chen/xen vào được vì vậy no, tiếng Tàu, đành đứng ngoài, ghé mắt nhìn chơi thôi!

Cái âm R , với 500 tiếng một bắt đầu với nó, là một bằng chứng hùng hồn rằng tiếng Việt không phải là chung một giòng họ với tiếng Tàu bao giờ cả, mặc dầu qua hơn hai ngàn năm bị chèn ép về tiếng nói và chữ viết, trong...
Song Anh
#23 Posted : Saturday, June 10, 2006 2:20:53 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18



Anh Tam là gì ?

Tôi không nghiên cứu chữ Nôm vì một lẽ giản dị, tôi không rành chữ nôm !

Nhưng từ 21 năm nay, trong khi tìm hiểu học hỏi và nghiên cứu các tiếng nói Đông Nam Á, thỉnh thoảng cũng có một vài tiếng nôm [không phải chữ nôm] lọt vào mắt đen của tôi, nhưng mà tôi cũng đâu bỏ đó thôi.

Gần đây khi xem lại Quốc Âm Thi Tập mà học giả Hán Nôm Đoàn Khoách đưa cho, tình cờ tôi nghĩ, sao mình không xem thử mấy chữ hóc búa như song viết hay anh tam có trong các từ điển nguồn gốc Đông Nam Á không ? Biết đâu ? Ta tìm trong từ điển của Thái, Lào, Miên, Miến, Chàm, Nùng, Malay, Indonesia v..v xem !?..

Khổ nỗi là có cả hàng bao nhiêu thứ tiếng và hàng mấy trăm từ điển, biết chọn quyển nào mà xem lại ? Tôi mới nghĩ ra một cách.

Tại sao ta không đọc vần / s / của tất cả các từ điển đó, và tại sao lại không đọc từ điển Lào trước, vì dầu sao xứ Lào cũng có chung biên giới với ta? Khổ nỗi là người Bắc không biết phân biệt /s / và / x / cũng không biết phân biệt giữa s / x và / ch /nữa! Họ đều phát âm lẫn lộn cả !

Mà ông Nguyễn Trãi thì đúng là dân làng Nhị Khê [Hà nội] Biết sao đây, thôi đành cứ đọc phần chữ s cái đã!

May thay khi đọc đến quyển từ điển Lào của Russell Marcus thì tôi thấy hai chu song viết lù lù ra đó, có nghĩa là cách ăn mặc và cách ăn ở

Tôi lại xem quyển từ điển Thái của Mary Haaj thì may thay cũng hai chữ đó sờ sờ trước mắt, trang..138 và tôi đã trình bày hai chữ đó, đương nhiên là viết bằng chữ Lào và Thái chứ không phải chữ Nôm, với học giả Đoàn Khoách.

Có bạn sẽ hỏi, mắc mớ gì đến chữ Nôm? Xin thưa là trong tiếng Việt có 42% tiếng Thái Lào xen vào, nên cái dịp may/ tình cờ để gặp cũng khá lớn, vì giả thử :

Nếu bạn không có ai là bà con ở đây nhưng nếu nguời ta cho bạn biết là ở đây có đến 42% người là bà con của bạn thì dầu bạn có lủi vào cư xá Phước Lộc Thọ để tránh gặp họ, bạn cũng bị lôi ra nhìn mặt ngay trong vòng năm phút! Đó cũng là thời gian mà tôi để ra để tìm và lôi cổ hai chữ Song viết ra ánh sáng!

Chuyện đâu còn đó, hạ hồi phân giải, để quý vị học giả năm châu bốn biển rộng đường dư luận, chắc họ không hẹp hòi gì đối với hai cái chữ đã tối nghĩa từ hơn năm trăm năm rồi!

Bây giờ đến hai chữ anh tam, lạ lùng với tiếng Việt, xin trình bày ra đây cái gốc của chữ tam mà thôi :

Mây khách khứa, nguyệt anh tam

Bếp lạnh anh tam biếng hỏi han

Tuy rằng bốn biển cũng anh tam

Cũng may là lần này, khỏi cần tra cứu tự điển Lào Thái gì cho mệt, hai chữ : anh tam nằm chình ình ra đó [sic], muốn lơ đi cũng không được!.

Cái ông viết từ điển này* xem dưới đây thật là chu đáo, đâu vào đó. Cụ Nguyễn Trãi chắc sẽ phù hộ cho ông! [ ông ta còn sống!]

Còn sống mới còn cần phải xin phù hộ, chứ chết là linh thiêng rồi, đâu cần ai phù hộ nữa! Còn chúng ta thì nên khen ông ấy một phát và đọc mea culpa một lần, vì cứ chui đi tìm ba chữ ấy trong cái mỏ vàng Hán Việt nay đang khô cạn!

Của đáng tội, những chữ xưa con nhà đàng hoàng [chứ không phải con nuôi như ba cái chữ Hán Việt], là những cô gái có duyên mặn mà núp sau cái riềm như muốn nói với chúng ta rằng : có em đây nè, tụi em đây nè! tụi em available sao các anh, miệng thì nói thích tìm hiểu tụi em mà lại cứ đi e-mail cho ba cô gái Tàu trong Chợ Lớn, thì đến Congo cũng không tìm ra tụi em đâu!

Thì ra nghề chơi cũng lắm công phu, và phải chơi đúng đường .

Ghi chú :Tiếng Sedang * , gọi người em trong nhà là h-tam hoặc người con trai quen mà nhỏ tuổi hơn mình cũng là h-tam

Tiếng Malay cũng gọi như thế, hơi khác một chút là hi-tam và còn nói rõ là: hi tam is not uncommon name, especially for a younger child in the family. /

Sedang là một bộ lạc Mon Khmer mà tiếng nói khá giống với của chúng ta có # 40,000 người vùng Dakto và Toumo,rong

/ tiếng Malay chỉ có chừng 50 % dân Mãlai nói nhưng rất gần với tiếng Indonesia, 230 triệu người [bahasa Indonesia / tiếng Indonesia]

/ ngoài ra các thổ dân trên núi của Mã lai [ Semang, Sakai] cũng nói tiếng dòng Mon Khmer mà tiếng Việt ta là một nhánh lớn nhất của giòng ngôn ngữ đó.

Bs Nguyễn hy Vọng

Song Anh
#24 Posted : Sunday, June 25, 2006 6:11:29 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

NGUỒN GỐC TIẾNG VIỆT,
CHUYỆN XƯA NHẮC LẠI!

Tĩnh Túc



Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hội giữa con người cùng dòng giống xứ sở. Có con người là có ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn tự có ảnh hưởng rất lớn và quan hệ mật thiết đến sự hưng vong của giống nòi. Dân tộc có một trình độ văn hóa cao, càng văn minh thì họ lại càng chú trọng đến ngôn ngữ văn tự.

Dân tộc ta, ngót năm ngàn năm lịch sử, có cùng chung một gốc, cùng chung một tiếng nói. Từ Bắc chí Nam, ngoại trừ một số dân thiểu số còn dùng thổ âm và một số địa phương dùng phương ngữ hay phát âm có đôi chút sai biệt, chúng ta đều nói, nghe và hiểu một thứ tiếng, đó là tiếng Việt Nam.

Vậy tiếng Việt có tự bao giờ!?

Tiếng Việt bắt nguồn từ đâu!?

Tiếng Việt có phải tự ngàn xưa đã là một tiếng nói thật sự thuần Việt hay là một kết quả của sự hỗn hợp trại lẫn của nhiều tiếng nói khác nhau ?!

Trước khi tìm về cội nguồn tiếng Việt, việc phải làm đầu tiên là ta phải đi ngược dòng thời gian để tìm ra gốc tích của tổ tiên Việt Nam. Qua đó, ta mới có thể truy nguyên được tiếng nói của dân tộc. Vì thời gian lịch sử xa xăm mù mịt, vấn đề nguồn gốc Việt Nam, cũng như nguồn gốc tiếng Việt thật khó mà khẳng định một cách chính xác. Kê cứu theo sử ký, truyền thuyết, giả thuyết và nhất là những ý kiến, lập luận, ức thuyết của các học giả, sử gia Việt, Pháp, Tàu thì vấn đề này càng rẽ ra trăm mối, bất nhất và mâu thuẫn. Tuy nhiên, tôi cũng ghi chép lại những điều đã đọc để các bạn rộng đường thảo luận và kính xin các bậc thức giả sửa sai hoặc góp ý giùm cho.

Nguồn gốc dân tộc Việt/Tiếng Việt vào thời đại sơ cổ:

Kể từ trời mở viêm bang
Sơ đầu có họ Hồng Bàng mới ra
Cháu đời Viêm Ðế thứ ba
Nối dòng Hỏa Ðức gọi là Ðế minh
Quan phong khi giá Nam hành
Hay đâu Mai Lĩnh duyên sinh Lam Kiều
Vụ Tiên vừa nở đào yêu
Xe Loan nối gót, tơ điều kết duyên
Dòng thần sánh với người tiên
Tinh anh nhóm lại, thánh hiền nối ra
Phong làm quân trưởng nước ta
Tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương
Hóa Cơ dựng mối luân thường
Ðộng Ðình sớm kết với nàng Thần Long
Bến hoa ứng vẻ lưu hồng
Sinh con là hiệu Lạc Long trị vì(1)

Theo truyền thuyết (tục truyền) thì khai mở họ Hồng Bàng (2879 - 258 tr. CN) là Lộc Tục, con trai vua Ðế Minh. Sau Ðế Minh nhường ngôi lại cho con trưởng là Ðế Nghi làm vua phương Bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ phía bắc giáp Ðộng Ðình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Ðông hải. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm Nhâm tuất (2879 tr. CN) và lấy con gái Ðộng Ðình Quân là Long Nữ đẻ ra Lạc Long Quân Sùng Lãm.

Lạc Long Quân lấy con gái vua Ðế Lai tên Âu Cơ, sanh được 100 con trai. Chia 50 đứa con theo mẹ lên núi, 50 đứa con theo cha xuống bể Nam Hải. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, tức Quốc tổ của dân tộc Việt Nam ngày nay. (2)

Tuy nhiên, theo sách Ðại Việt Sử Lược do Tiền Hi Tộ đời nhà Thanh hiệu đính, có ghi một đoạn rất quan trọng như sau:

"Ðến đời Trang Vương nhà Chu, năm 696-682 tr. CN, ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật, áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang... Truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương."(3)

Như vậy là Hùng Vương đã xuất hiện ở thế kỷ thứ 7 tr. CN. Từ đó cho tới năm 257 tr. CN thì nước Văn Lang bị Thục An Dương Vương thôn tính. Tính ra họ Hùng trị vì được 439 năm, nếu đem ra 18 đời, thì mỗi đời trung bình từ 25 tới 30 năm. Như thế có phần xác thực hơn là nói họ Hồng Bàng và họ Hùng cai trị cả mấy nghìn năm như truyền thuyết ghi chép.

Thế nhưng trong truyện số 10 của Lĩnh Nam Chích Quái nói về chim Bạch trĩ, lại thấy ghi rằng: về đời vua Thành Vương nhà Chu, Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là họ Việt Thường đem chim trĩ sang cống hiến. Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu công phải dùng ba lần thông ngôn mới hiểu nhau được. Căn cứ vào sử ký của Tư Mã Thiên, bộ sử xa xưa nhất của Trung Hoa có ghi chép như sau:

"Năm Tân Mão thứ 6 (nhằm năm 1110 tr. CN) đời Thành Vương nhà Chu, phía nam bộ Giao Chỉ có họ Việt Thường, qua ba lần sứ dịch, dâng chim trĩ trắng."(4)

Nếu đúng như vậy thì họ Hùng Vương đã trị vì ít nhất là trên 800 năm. Không đúng theo sử ký của Tiền Hi Tộ, trong Tứ Khố Toàn Thư của nhà Thanh. Lại càng không đúng với Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim hoặc của truyền thuyết.

Ðó là chiếu theo sử ký và tục truyền để tìm ngọn ngành tổ tiên dân Việt, mà chúng ta cũng đã thấy nhiều điều không trùng khớp hoặc bất đồng kiến với nhau. Nhưng cũng nhờ qua tài liệu quan trọng nêu trên, ta có thể chắc rằng dân tộc Việt bấy giờ có một ngôn ngữ riêng biệt. Chính vì thế mà vua Chu đã phải ba lần kiếm tìm người thông ngôn mới có thể hiểu nhau được.

Về gốc tích của dân Việt, theo sự ghi chép của ông Trần Trọng Kim, dựa vào lập luận của các nhà nghiên cứu nước Pháp, viết rằng:

"Theo ý kiến của những nhà kê cứu của nước Pháp, thì người Việt Nam và người Thái đều ở miền núi Tây Tạng xuống. Người Việt theo sông Hồng Hà lần xuống đông nam, lập ra nước Việt Nam ta bây giờ. Còn người Thái thì theo sông Mê kông, lập ra nước Tiêm La (Thái Lan) và các nước Lào."

Lại có nhiều người Tàu và người Việt cho rằng, nguyên khi xưa đất nước Tàu có giống dân Tam Miêu ở, sau đó giống Hán tộc ở phía Tây bắc đến đánh đuổi, chiếm giữ vùng sông Hoành hà lập ra nước Tàu, rồi lấn dần xuống phương nam. Người Tam miêu phải lẩn tránh vào rừng núi hoặc đào tị xuống miền Việt Nam ta bây giờ. (5) Tuy nhiên, ngay chính ông Trần Trọng Kim cũng không tin vào giả thuyết này.

Trong quyển Văn Phạm Việt Nam của Bùi Ðức Tịnh (tr. 171 - 188) khi viết về lịch sử tiếng Việt, ngay câu đầu tiên ông Bùi Ðức Tịnh tán thành thuyết của các học giả cho rằng Việt ngữ là một thứ tiếng thuộc về dòng Thái. Vì dòng tiếng Thái có hai đặc điểm: giọng trầm bổng như tiếng Trung Hoa, vừa có ngữ pháp đặt xuôi của loại tiếng Ấn độ - Mã Lai. Nhà bác học Schmidt cho rằng dòng tiếng Thái thuộc về tông-chi rộng-rãi bao trùm các ngôn ngữ của những thị tộc Ðông Nam Á và Ðại dương châu thời sơ cổ, và đề nghị đặt tên cho tông chi ngôn ngữ này là ''tông chi Úc - Á''. Nhưng thuyết của ông không được chứng minh một cách đầy đủ. Bác sĩ Rivet, trong đại hội các nhà tiền sử học họp tại Hà Nội vào năm 1932 cũng có đưa ra một ức thuyết: Từ miền nam châu Á hoặc từ Nam dương quần đảo, vào một thời đại tối cổ, đã có những đoàn di dân tản mác đi theo hình rẻ quạt, vượt trùng dương đến ở những đảo rải rác trên Thái bình dương và Ðại tây dương ... Người ta thường gọi chung họ là các giống Ðại dương nhân (Océaniens). Ðó là những người Ne'gritos, Me'lane'sien (Australien), Indone'sien và Mông cổ. Theo các nhà nhân chủng học, có lẽ trước tiên, tại bán đảo Ðông dương có hai giống người Me'lane'sien và Indone'sien. Do đó, có thể ức đoán rằng vào thời sơ cổ, đã có những thị tộc người Indone'sien ở vùng trung châu Bắc Việt và miền bắc Trung Việt. Một mặt khác, trước đời nhà Chu (khoảng 1050 đến 771 tr. CN) khắp vùng lưu vực sông Dương Tử, từ miền Vạn Huyện tỉnh Tứ Xuyên cho đến dọc miền biển cũng đã có chi nhánh của chủng tộc Indone'sien, mà sử gia Tàu gọi họ là giống Man di. Những phần tử Việt tộc này đã di cư lần xuống miền Nam theo đường sông hoặc đường biển.

Theo Ðào Duy Anh, có lẽ nhóm Việt tộc ở miền bờ biển Phước Kiến, hằng năm dùng thuyền gỗ hoặc mảng tre giăng buồm, nhân gió bấc vượt biển đến các miền duyên hải phương nam, đại khái vùng Hải nam, vùng trung châu sông Nhị và sông Mã phía Bắc Việt ngày nay. Ðến mùa gió Nồm, họ lại vượt biển trở về nguyên quán. Thế là ngay từ những ngày rất xưa, đã có sự tiếp xúc người Indonesian ở dọc theo bờ biển nước Bắc Việt với những người Indonesian, chi nhánh Việt tộc, ở vùng Phước Kiến. Khi nước Việt bị nước Sở diệt (333 tr. CN) làn sóng Việt tộc tràn xuống miền nam càng nhiều. Nhóm Việt tộc vùng Phước Kiến di cư vào miền bắc Việt nam, là nơi đã quen biết trước. Họ đem theo cái thị tộc cũ là Lạc, và một nền văn hóa tuy có chỗ tương đồng với thổ dân trước nhưng đã chịu ít nhiều ảnh hưởng của giống Mongolic ở phương Bắc. Sở dĩ có tên Lạc Việt ấy là vì trong các cuộc vượt biển hàng năm, nhóm Việt tộc vùng Phước Kiến đi và về đồng thời với một giống hậu điểu thuộc loại ngỗng trời gọi là chim Lạc. Có lẽ họ đã nhận giống chim ấy là vật tổ .(6)

Theo nhà sử học người Pháp, ông Léonard Aurousseau, căn cứ vào tài liệu sử sách Trung Hoa, thì dân tộc Việt Nam chính là một trong các dân Bách Việt gốc ở tỉnh Chiết Giang (Trung Hoa) vào khoảng thế kỷ thứ 5 tr. CN, rồi lần xuống phía nam, hợp với dân bản xứ, nhờ vào điều kiện địa dư thuận tiện, đã chống lại sự xâm lăng của Tần Thủy Hoàng. Dưới đời Triệu Ðà, nhờ chế độ cai trị dễ dãi mà Triệu Ðà khôn khéo biệt lập, tự củng cố địa vị ở phía nam xứ Trung Hoa, tránh được ảnh hưởng của người Tàu .(7)

Nhưng lập luận này đã không đứng vững khi ông Phạm Quỳnh xét về phương diện ngôn ngữ đã chất vấn trong bài '' Xét về cội rễ tiếng Việt Nam'' như sau: (8)

"Bọn dân Việt hồi đó, rợ Bách Việt là thủy tổ cho dân Việt Nam đó, nói tiếng gì? Nếu là tiếng Trung Hoa thì không hiểu làm sao mà biến mất hẳn đi mà xuất hiện ra một thứ tiếng khác hẳn tiếng Trung Hoa. Nếu không phải là tiếng Trung Hoa, thì các rợ Bách Việt ấy tất phải có một hay nhiều thứ tiếng thổ âm riêng. Như vậy thì sao trong suốt các rợ Bách Việt ấy duy có người Việt Nam, tuy sau này còn phụ thuộc Trung Hoa đến ngàn năm nữa mà vẫn giữ được tiếng nguyên âm, còn thời các rợ khác ở Nam Phương nước Tàu bỏ mất hết đi để nói tiếng Trung Hoa cả? Nếu ta thừa nhận cái thuyết của ông Léonard Aurousseau, thì cái vấn đề tiếng nói tưởng cũng khó giải quyết vậy".

Theo ông Lê Ngọc Trụ (9) thì dân tộc Việt Nam đã có từ lâu đời sinh sống tại đồng bằng Bắc Việt. Còn nhóm người Việt (Câu Tiễn) miền Chiết Giang, sau thời loạn Xuân Thu bị nhà Sở thôn tính (333 tr. CN) đã di cư xuống miền nam theo đất liền đến chung sống với các dân tộc khác như Việt-Ðông-Hải vùng Ô Châu, Mân-Việt vùng Phúc Châu, Nam-Việt vùng Quảng Ðông, Âu-Lạc-Việt vùng phía nam tỉnh Quảng Tây và Bắc Việt Nam, một lớp vào tới cả Thanh Hoá (Cửu Chân). Nhưng họ chỉ là nhóm người thiểu số và bị đồng hóa, chứ họ chẳng phải là gốc tích tổ tiên Việt Nam như ông Léonard Aurousseau đã nêu ra. Ngoài ra, ông Lê Ngọc Trụ còn cho rằng(10), tổ tiên dân tộc Việt đã cư trú ở những vùng triền núi từ sông Ðà (Hắc giang) tới Quảng Bình, sống chung hoà với dân tộc Mường. Cho nên đến ngày nay, tiếng nói ở những vùng này có nhiều chỗ tương tợ tiếng Mường. Dân Mường là dân miền núi, cho nên họ rút lần rải rác vào sâu dãy Hoành Sơn, do đó họ không bị ảnh hưởng văn hoá của các đại cường quốc Ấn Tàu, và chính vì thế họ vẫn giữ được các cổ tục và tiếng nói của họ cũng không bị thay đổi nhiều. Nên khi so sánh hai thứ tiếng Mường Việt, ông cho rằng tiếng Việt và tiếng Mường có lẽ từ một nguồn gốc mà ra. Thí dụ:


Mường Thạch Bi Hà Tĩnh Hà Nội
ka Ga Gà
kảy Gái Gái
kốk kộk Gốc
ka?w Ga.w Gạo


Tiến sĩ Hương Giang Thái Văn Kiểm cũng có cùng quan điểm lập luận như giáo sư Lê Ngọc Trụ và cho rằng, dân Bách Việt phát xuất từ miền Duyên hải miền nam Trung Hoa và giống dân Lạc Việt sinh sống lâu đời tại đồng bằng miền Bắc Việt Nam hoàn toàn không cùng chủng tộc. Sau nhiều cuộc xung đột, hai giống tộc này đã chịu hòa đồng chung sống với nhau như một đại tộc. Về sau, người Mường, cũng là sắc dân Lạc, đã chạy vào ẩn núp trong núi rừng, cao nguyên, để tránh sự xâm lăng đô hộ của người Tàu. Nhờ đó, họ vẫn giữ nguyên được ngôn ngữ, phong tục tập quán và kỹ thuật đúc trống đồng mà trước thời kỳ Bắc thuộc đã được đúc tại miền duyên hải Bắc việt và lưu vực sông Mã (nền văn hoá thạch khí Hòa Bình và Bắc Sơn với nền văn hoá đồng đen Ðông Sơn). Do đó các nhà nhân chủng học cho rằng: '' người Mường là Tiền-Việt'' (proto Vietnamiens)(11) , vì trong ngôn ngữ, tục lệ có nhiều điểm tương đồng với người Lạc. Ông có tìm được bản văn Mường-Việt nói về sự tích của sông Pờ (sông Bờ, tức sông Hồng ngày nay) trong quyển Cours de Langue Annamite của A. Cheon, do nhà in F-h Schneider, xuất bản tại Hà Nội năm 1899-1901 (nguyên văn):

"Khây khước măng pâu pô. Khi trước nghe người ta nói rằng cỏ mống ông, thên hốp là rằng có một ông tên gọi là ông Tùng, mà cở hai bợ chồng; ông Ðồng, mà cở hai bợ chồng nã rú ra tế nã lấp cải nó rủ nhau để nó lập cái ksông Pơ. Nã tan lẽ ksông sông Bờ. Nó toan lấy sông Pờ pao tất Thạch Bi. Bơ nã Bờ vào đất Thạch Bi. Vợ nó mê, ti lê ksú tê, nã lấp mới đi lấy đá, để nó lấp ksông. Lòng klởi skinh tha sông. Lòng trời sinh ra mốch ông hốp là ông Sách; một ông gọi là ông Sắt; me thuỗng mê thếch pât bởi mói xuống mới thách vật với ông Tùng. Nã me pao lò, nã ông Ðồng. Nó mới vào lò; nó tỏ ming nã pât ông Tùng đỏ mình nó mới vật ông Ðồng. Ông Tùng mê chẩi hết mìng, ông Ðồng mới cháy hết mình, mê chết. Cho đên cải ksông mới chết. Cho đến cái sông dỉ chăng lấp ản, mê dênh cải cấy chẳng lấp được, mới nên cái Thác pờ dỉ. Thác bờ ấy."

Ðọc đoạn văn trên, ta thấy tiếng Việt được chuyển dịch xen kẽ lẫn vào bản văn tiếng Mường, rất tối nghĩa. Cho nên tôi mạo muội viết ra hai bản Mường và Việt rõ ràng để quí vị dễ đọc và so sánh:


Bản văn tiếng Mường:

"Khây khước măng pâu pô, cỏ mống ông thên hốp ông Ðồng, mà cở hai bợ chồng nã rú ra tế nã lấp cải ksông Pơ. Nã tan lẽ ksông Pờ pao tất Thạch Bi. Bơ nã mê, ti lê ksú tê nã lấp ksông. Lòng klởi skinh tha mốch ông hốp là ông Sách me thuỗng mê thếch pât bởi ông Ðồng. Nã me pao lò, nã tỏ ming nã pât ông Ðồng. Ông Ðồng mê chẩi hết mìng, mê chết. Cho đên cải ksông dỉ chăng lấp ản, mê dênh cải cấy cái Thác pờ dỉ."


Bản văn dịch sang tiếng Việt:

"Khi trước nghe người ta nói rằng, có một ông tên gọi là ông Tùng, mà cả hai vợ chồng nó rủ nhau để nó lấp cái sông Bờ. Nó toan lấy sông Bờ vào đất Thạch Bi. Vợ nó mới đi lấy đá, để nó lấp sông. Lòng trời sinh ra một ông gọi là ông Sắt mới xuống mới thách vật với ông Tùng. Nó mới vào lò, nó đỏ mình nó vật ông Tùng. Ông Tùng mới cháy hết mình, mới chết. Cho nên cái sông ấy chẳng lấp được, mới nên cái Thác bờ ấy."


Khi nhắc đến nguồn gốc của Việt ngữ, ông Phạm Thế Ngũ cũng có nêu giả thuyết là người Việt có cùng tông tổ với người Mường, vì các nhà khảo cổ, khi xét về phong tục, lịch sử cũng như ngôn ngữ của người Việt, đã thấy có rất nhiều điểm giống với người Mường. Hiện nay, trong tiếng Việt có rất nhiều tiếng tương tự với tiếng Mường, và có thể xem đó là hình thức tối cổ của tiếng Việt tương đương, thí dụ :(12)

một Hai ba trời đất núi sông trâu gà tằm ăn lá dâu

móc Hai pa tlòy tất nủy không tlu kà thảm ăn lá tô


Thứ tiếng cổ ấy, về sau, trong ngôn ngữ người Việt, thâu nhận thêm những yếu tố vay mượn của các chủng tộc lân cận mà trở thành tiếng Việt. Và ông kết luận rằng: "dân tộc Việt Nam là kết quả tạp chủng và lai lẫn với các dân tộc đã sinh sống trên bán đảo Ðông dương, và tiếng Việt là kết quả trại lẫn của nhiều thứ tiếng của các dân tộc ấy." (13)

Trong quyển Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam(14), ông Bình Nguyên Lộc đã có một số nhận định và chứng minh khoa học cụ thể về vấn đề nan giải nêu trên.

Theo ông, viết thượng cổ sử khác xa với viết sử. Vì viết sử chỉ cần sử liệu, còn viết thượng cổ sử thì cần phải chứng minh bằng khoa học, do đó muốn tìm tòi về các chủng tộc ta phải vận dụng kiến thức khoa học chính xác của ngành Chủng Tộc Học (Anthropologie physique). Riêng về nguồn gốc của một chủng tộc thì khoa học chỉ nhìn nhận 3 chứng tích sau:

Khoa Chủng Tộc Học

Khoa KhảoTiền Sử

Khoa Ngôn Ngữ Tỷ Hiệu (Études comparatives des Langues)
Theo ông trên thế giới ngày nay không còn chủng tộc nào là thuần chủng. Ngay cả trên cao nguyên của nước ta có người Thượng mà ta cứ ngỡ là thuần chủng, nhưng thực sự họ đã lai giống đến nhiều lần rồi. Về vấn đề nguồn gốc dân Việt, ngôn ngữ Việt, từ lâu đã có những nhà bác học Pháp thuộc viện Bác Cổ Viễn Ðông, các sử gia, ngữ học gia, giáo sư Việt Pháp khổ công tìm tòi nghiên cứu, nhưng vẫn chưa tìm được một giải đáp thoả đáng. Và họ đã đưa ra một số ức thuyết khá hỗn loạn:

Ông Kari Himy cho rằng tiếng ta có bà con với tiếng Môn

Ông H. Maspe'so bỏ Việt Ngữ vào chung với Thái ngữ

Ông E. Souvignet cho rằng tiếng Việt có liên hệ với Mã Lai

Bs. Reynand nhấn mạnh về ngữ vựng Miên Việt giống nhau quá nhiều

Gs. Lê Ngọc Trụ và Sử gia Nguyễn Phương khẳng định tiếng ta là tiếng Tàu

Sg. Phạm Văn Sơn kết luận Việt ngữ + Việt chủng là một chủng tộc, một ngôn ngữ riêng biệt

Từ năm 1920 nhờ những cuộc phát kiến ngẫu nhiên của dân chúng vùng Ðông Sơn tỉnh Thanh Hóa đã khai quật được một số cổ vật đồng pha kế tiếp nhau ở cách lưu vực sông Nhật Lệ, sông Gianh, sông Cả, sông Mã, sông Ðà, sông Nhị, sông Lệ. Nghiên cứu sơ khởi cổ mộ Ðông Sơn, người ta tìm thấy người chết có đồ tùy táng, trong đó có trống bằng đồng thau khá rực rỡ. Ước tính theo số tuổi cổ vật, mộ này ắt đã được chôn trước thời Hai Bà Trưng (40- 43) đến 32 năm. Nhưng qua đó vẫn chưa xác định được người dưới mồ là người bản xứ, vì rất có thể họ là dân tộc khác sang nước ta rồi sau khi chết được mai táng tại đó. Mãi về sau, khi khai quật được nhà bằng gỗ và tre đã hoá thạch, các nhà nghiên cứu khảo cổ đưa ra được một kết luận quan trọng. Nhà ấy có lối kiến trúc giống như hình nhà khắc trên trống đồng trong cổ mộ. Bấy giờ mới chắc chắn được là người có trống chôn theo là người bản xứ. Hợp kim của trống khai quật được phân chất và kết quả đưa ra đó là hợp kim đặc biệt, khác hẳn với hợp kim của Tàu, Ấn Ðộ hay của Tây phương thời đó. Các nhà bác học gọi người trong mộ táng được khai quật thuộc chủng tộc Indone'sien. Indone'sien, thuật ngữ của ngành Chủng Tộc học có nghĩa là Cổ Mã Lai, chứ không thuần nghĩa thông thường được chú giải trong các tự điển ngôn ngữ hiện nay là người dân của xứ Nam Dương quần đảo. Mặc dù các dân tộc Nam Dương, Mã Lai Á đều từ gốc chủng tộc Cổ Mã Lai mà ra nhưng đã không còn thuần giống.

Chủng Cổ Mã Lai phát tích từ Tây Tạng, hay nói rõ hơn là tại chân cao nguyên Tây Tạng, vùng đất quanh chân núi Himalaya (Hi-Malaya có nghĩa là núi của người Malaya).

Từ 6000 năm trở về xưa hơn, dân Cổ Mã Lai từ quanh cao nguyên Tây Tạng xuống chiếm đất Ấn Ðộ, đẩy lui thổ dân kém cỏi nơi đó lên vùng đồi núi và hợp chủng với chủng tộc Melane'sien đã có mặt từ lâu trên đất Ấn (Chủng Melane'sien chẳng những là thổ trước trên đất Ấn mà còn tìm thấy di tích ở khắp đất Trung Hoa và Ðông Nam Á). Nền văn minh của họ tồn tại được một ngàn năm thì bị dân Aryen xâm lăng đánh đuổi. Vì vậy, một mặt giống dân Indone'sien di cư về hướng Nam, đến bán đảo Mã Lai Á, sang Nam Dương quần đảo, rồi từ đó sang Madagascar đến tận Phi Luật Tân. Mặt khác họ di dân sang Ðông Ấn, rồi từ Ðông Ấn họ đi sang Hoa Nam (Trung Hoa), hoặc đi bằng đường biển sang Ðông Pháp (danh từ cổ chỉ các nước Cổ Việt Nam, Ai-Lao, Cao Miên).

Vào khoảng 2500 năm sau, dân từ các vùng đất quanh núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) dưới sự thống lãnh của Xy Vưu tới Hoa Bắc (Trung Hoa). Nhóm dân này được gọi là Cửu Lê gồm 9 nhóm, làm bá chủ Hoa Bắc không được bao lâu thì bị người Tàu từ Tây Bắc dưới quyền của Hiên Viên xâm nhập. Dân Cửu Lê thua và bị đánh đuổi, chia làm hai: chi Âu và chi Lạc. Toàn thể chi Âu vượt Hoàng Hà để nam thiên, còn chi Lạc thì lại chia hai, một số cũng vượt Hoàng Hà, số kia theo đường biển sang Ðại Hàn, Nhựt Bổn, Ðài Loan và Ðông Nam Á. Rời đồng bằng Hoa Bắc thì dân chi Âu chiếm địa bàn núi rừng ở Hoa Nam , còn dân chi Lạc thì chiếm địa bàn sông ngòi ở Hoa Nam và ở các vùng đất mới. Nơi đây, họ đã gặp các dân thổ trước nhưng đồng chủng cho nên đã sống chung hòa không gây chiến tranh lấn đất. Người Tàu dùng danh từ Việt để chỉ bất kỳ thổ dân nào từ sông Dương Tử đổ xuống, tức nhiều nhóm dân gốc Cổ Mã Lai nhưng khác chi. Theo sử Tàu thì có ba nhóm Lạc: Lạc bộ Trãi bị gọi là rợ Ðông Di, có địa bàn ở sông Bộc, tỉnh Sơn Ðông lên đến Hà Bắc; Lạc bộ Chuy bị gọi là rợ Khuyển Nhung, có địa bàn vùng sông Lạc (Thiểm Tây Ba Thục, ngày nay con sông Lạc này được đổi viết thành bộ Thủy); và Lạc bộ Mã, bị gọi là rợ Nam Man chỉ dân Việt ở Hoa Nam. Về phía Nam, đất Ngũ Lĩnh là địa bàn của các quốc gia Bách Việt trong đó có Ðông Âu, Mân Việt và Tây Âu nhưng không có Cổ Việt. Mặc dù về mặt chủng học tộc, ta thuộc về Bách Việt nhưng không phải là dân của ba nước kể trên. Trong ba nước này, Tây Âu là một quốc gia cường mạnh nhất, gồm ba quận Nam Hải (Quãng Ðông), Quế Lâm (Quãng Tây) và Tượng Quận (phần đất giữa Quãng Tây và Vân Nam). Theo bức dư đồ ngôn ngữ Ethnolinguistico Groups of Mainland Southeast Asia do Human Relations Area Files Yale University xuất bản thì Tây Âu là địa bàn của người Thái, một dân tộc thuộc chủng Mã Lai mà người Tàu xưa gọi là dân Âu. Thái là một danh tự xưng của họ khi bị Hoa tộc lấn đất dữ dội. Nhà Tần tiêu diệt cả ba quốc gia Bách Việt này và họ lại phải nam thiên xuống thượng du Bắc Việt và Thái Lan ngày nay. Thái có nghĩa là '' tự do, thoái khỏí'. Trước đó họ xưng là Ngu hoặc Ngê-U. Tiếng Quan thoại phiên âm danh tự đó cũng là Ngê-U. Duy chỉ các nhà nho đọc sai ra là Âu, chứ người Mường họ vẫn đọc đúng là Ngu. Người Thái ở miền thượng du Bắc Việt ngày nay đã khác hẳn với người Thái Lan, vì ngưởi Thái Lan đến bờ biển lập quốc cả hàng trăm năm và theo văn hóa của Ấn Ðộ và Phật giáo. Còn người Thái thượng du Bắc Việt còn giữ nguyên văn minh cổ thời của họ. Theo như trên thì truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân rất tương đồng với bối cảnh lịch sử của dân Cửu Lê, khi bị Hiên Viên xâm lăng thì phải chia hai, chi Âu chiếm địa bàn núi rừng (Âu Cơ là Tiên đem con lên núi) và chi Lạc chiếm địa bàn sông ngòi, ven biển (Lạc Long Quân đem con xuống biển). Cả ba Lạc này đều có mặt tại Cổ Việt Nam nên ngôn ngữ của ta mới hỗn hợp tiếng Mã Lai nhiều đợt. Ðịa bàn phương đông của chủng dân Cổ Mã Lai bị dân Tàu lấn đất, họ đành phải nam thiên. Tới vùng đất mới, họ lại bị Tàu xâm lăng lần nữa, chẳng hạn như ở Cổ Việt bị nhà Hán chinh phục. Lần bị chiếm đất này, họ không còn đất lánh thân, nên một số ở lại chịu văn hóa Tàu, còn một số khác rút lên rừng núi, rồi vì khí hậu và phong thổ không ưu đãi, thiếu thốn phương tiện canh tân nên nhóm người này bị thái hóa. Do đó người Thượng trên cao nguyên vẫn còn giữ nhiều phong tục văn hóa của chủng Cổ Mã Lai hơn dân ta, kẻ ở lại đồng bằng đã khác xa, nhất là khi bị ảnh hưởng văn hóa mới và hợp chủng với dân xâm lược.


Sau đây là những dấu vết Mã Lai còn sót lại trong xã hội Việt Nam ngày nay:

1. Trống Ðồng:

Dân ta vẫn duy trì phong tục của Lạc Việt, như tả nhậm, xâm mình, nhuộm răng, búi tóc, chít khăn, tục thờ thần Âm Dương Vật và cả tục thờ Thần Trống Ðồng.

Sau thời gian dài nghiên cứu về thời đại đồng thau xưa ở Bắc phần Việt nam các nhà khảo cổ cho thấy rằng người Việt Nam thời xưa đã đạt được một trình độ luyện kim và chế tác kim loại khá cao để đúc được nhiều loại trống đồng. Do số lượng trống đồng tìm thấy được tại miền Bắc Việt Nam quá nhiều và đủ loại cho nên các nhà khảo cổ đã nghĩ rằng Việt nam phải là quê hương của trống đồng. Tuy rằng cũng có tìm được một vài trống đồng rải rác tại vài nước Ðông Nam Á hoặc vùng Nam Trung Hoa giáp ranh giới Việt Nam nhưng số lượng ít ỏi và kém mỹ thuật, nhất là các tầm vật này nằm trên những lộ trình xuyên biên giới Việt-Hoa, nên đã làm các nhà khảo cổ nghĩ rằng đó có thể là những trống thâu lượm từ Việt Nam đem về.

Trong sách Ðại Nam Nhất Thống Chí(15) ghi: "Núi Ðồng Cổ: có tên nữa là núi Khả Lao ở cách huyện Yên Ðịnh 16 dặm về phía tây .... Phía tả núi có đền thần, trong đền có một cái trống bằng đồng, nặng chừng 100 cân, đường kính phỏng 2 thước một tấc, chiều cao phỏng 1 thước 5 tấc, một mặt trống rỗng, một mặt có chín vòng tròn, ở giữa mặt trống có rốn tròn, chung quanh lưng trống là hình hồi văn chữ 'vạn', bên cạnh có văn chữ như hình văn tự khoa đẩu. Tương truyền cái trống này chế từ đời Hùng Vương. "

Trong tác phẩm Kiến văn Tiểu Lục, Lê Quí Ðôn đã viết như sau: "Nước nhà, vua Thái Tông nhà Lý dựng miếu thờ Thần Ðồng Cổ Sơn ở đằng sau chùa Thành Thọ. Hằng năm cứ đến ngày mồng bốn tháng tư lập một đàn ở trước miếu này, rồi dàn binh lính, đọc lời thề để quần thần cùng thề... ".

Nhiều thư tịch Trung Hoa xưa cũng có nói đến trống đồng có nguồn gốc ở Việt Nam như: (16)

Sách Bách Việt Nguyên Lưu Dư Văn Hóa, Lã Hương Lân ghi: "Thời cổ, văn hoá Việt rất đáng được lưu ý là sự chế tạo trống đồng và cách sử dụng. Trống đồng Lạc Việt rất nổi tiếng nên thường được gọi là Lạc Việt đồng cổ.

Sách Hậu Hán Thư quyển 54 thời Hậu Hán có ghi ở mục Mã Viện:

"Mã Viện thích cưỡi ngựa. Lúc sang đánh Giao Chỉ, ra lệnh tịch thâu trống đồng để đúc ngựa kiểu."

Sách Chu Phiên Chí, Triệu Như Quát cũng có kể về Mã Viện như trên.

Sách Lĩnh Ngoại Ðai Ðáp, Chu Khứ Phi, một học giả đời Tống, có thừa nhận rằng trống đồng không thuộc về văn hóa Hán.

Trong các sách Quảng Châu Ký, Tán Thư Trấn Thủ, Thủy Kinh Chú, Linh Biểu Lục Di đều có ghi: "Man, Di là chủ nhân của trống đồng Lạc Việt."
Ông V. Goloubew đã kể lại trong tập kỷ yếu B.E.F.E.O vol XXXIII, năm 1933 như sau: "Làng An-Nê, huyện An Ðịnh, tỉnh Thanh Hóa, là một vùng hoàn toàn Việt Nam, và gần đó không có dân Mường. Trong đền thờ trên đường Phủ Quãng, gần bến đò An Ðịnh đưa sang sông Mã, có trống đồng cùng loại với trống đồng Hoà Bình để ở Bảo tàng viện Hà Nội. Mặt trống rộng 0,85 và cao 0,58th. Trống này chỉ để thờ chứ không được đánh, bằng vào lớp bụi dày trên mặt trống..."

Ông R. Mercier thì đối chiếu cách chế tạo trống đồng của dân Ðông Sơn với cách chế tạo đồng đồng của dân Việt Nam ngày nay ở Thanh Hóa, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hà Ðông, Nam Ðịnh và thấy cả hai dân tộc đều dùng kỹ thuật và dụng cụ thô sơ y như nhau. Ông nghiên cứu chiếc trống lớn nhất ở bảo tàng viện L. Finot. Ðó là một cái trống đúc nguyên khối, không có ráp mối. Bên hông trống đếm được cả thảy 280 vết đen hình vuông, một phân tây mỗi cạnh. Nhờ đó ông khám phá được kỹ thuật đúc trống thợ Ðông Sơn xa xưa. Họ làm hai cái khuôn, một lớn một nhỏ, cái nhỏ nằm trong cái lớn, hai cái cách nhau khoảng 1/2 một phân tây, khoảng trống ấy được chêm bằng các khúc gỗ. Khi đổ đồng pha vào khoảng trống ấy, gỗ chêm bị cháy và để lại dấu vết bên hông trống. Ông Mercier nói rằng chỉ có dân Việt Nam các tỉnh cao nguyên mới đúc bằng kỹ thuật và dụng cụ thô sơ như thế mà thôi.

Về vấn đề vật tổ biểu tượng của dân Việt là chim Lạc (theo ông Ðào Duy Anh đưa ra) thì ông Bình Nguyên Lộc không đồng ý, vì chữ Lạc được viết với dạng bộ Trãi, bộ Chuy và bộ Mã chứ không hề viết theo dạng bộ Ðiểu, chỉ loài chim. Theo ông thì vật tổ biểu tượng của dân ta ngàn xưa là cây cau, nai, mặt trời, giao long bằng cứ vào những hình chạm khắc trong các đền đài chùa chiền, trên các cổ vật Ðông Sơn, phong tục, cổ tích vv... Danh hiệu Văn Lang cũng từ đó mà ra, có nghĩa là một loại cau có sọc trắng, chứ không thuần nghĩa là người con trai xâm mình.


2. Kiến trúc:

Ngôi nhà cổ Việt độc nhất, do ông Pajot nhân viên của viện Viễn Ðông Bác Cổ tìm được tại bờ sông Mã năm 1927, nhưng mãi đến 17 tháng Giêng 1938, nhà khảo cổ V. Goboulew mới báo cáo trong một buổi thuyết trình. Có sự chậm trễ đó cũng bởi vì ông gặp khó khăn trong việc định tuổi cho các vật liệu dùng làm căn nhà. Và căn nhà đó được định cùng tuổi với ngôi mộ cổ đã khai quật.

Ðó là một nhà sàn có cột cái cao 4,50 thước, sàn cao 1 thước. Mái nhà dài xuống tới sàn, và vì thế mà cửa phải trổ ra ở góc hồi. Sàn bằng tre sặt, một loại tre giống tầm vong ở miền Nam. Sườn nhà không có trính ( loại sườn nhà mà miền Nam gọi là nọc ngựa, miền Trung gọi là nhà chữ Ðinh). Hình dáng ngôi nhà này giống nhà khắc trên trống đồng có mái cong quớt lên và đó là lối kiến trúc của tất cả các nhóm dân Cổ Mã Lai và Kim Mã Lai.

Ngày nay nông dân ở nhiều đảo Nam Dương vẫn còn cất nhà như vậy, và người Chàm, cũng gốc Mã Lai, giữ lối kiến trúc đó cả đến trong những xây cất bằng gạch. Loại nhà đó người Chàm gọi là nhà Thang-giơ. Danh từ Thang-giơ do tiếng Mã Lai Nam Dương Tanga mà ra, có nghĩa là cái thang. Dân Việt gọi đó là nhà sàn.


3. Tín ngưỡng

Có rất nhiều nhóm Mã Lai thờ mặt trời hoặc ông trời. Ngay cả Mã Lai Nhật Bản cũng thờ nữ thần Thái Dương. Tất cả đều ăn khớp với hình trên mặt trống đồng. Tục thờ dương vật và âm vật của chủng Mã Lai vẫn còn tồn tại ở vài làng Bắc Việt (báo Ngày Nay, tác phẩm của Toan Ánh và Lê Quang Nghiêm). Tôn giáo ấy chẳng những được thấy ở Bắc Việt mà còn có cả ở Trung Việt. Ngay cả bên Nhật ngày nay vẫn còn giữ tín ngưỡng này.


4. Ðối chiếu chỉ số sọ

Dựa theo chỉ số sọ rút từ quyển État actuel de la crânologie indochinoise của các bác sĩ P. Huard, F. Saurin, Nguyễn Xuân Nguyên, Nguyễn Văn Ðức - Hà Nội 1938 - thì các dân tộc gốc Mã Lai đều có chỉ số sọ trên 80, như Mã Lai, Thái, BắcViệt, Cao Miên và Ðại Hàn, ngoại trừ Nhật Bản, Mường và người Thục. Chỉ số sọ của người Tàu thì luôn luôn dưới 80.

Người Nhật có chỉ số sọ thấp nhất trong các nhóm Mã Lai Bách Việt chỉ vì họ bị lai giống với Tàu quá nhiều.

Người Mường mặc dù họ là Cổ Mã Lai như tất cả các phụ nữ và bần dân lại thuộc chủng Melanesien, chỉ trừ các đàn ông cấp lãnh đạo, do đó chỉ số sọ trung bình của họ không giống chỉ số sọ trung bình của người Bắc Việt Nam.

Người Thục có chỉ số sọ rất giống chỉ số sọ Trung Hoa, mặc dù họ thuộc chủng Thái. Cũng chỉ vì họ đã lai giống với Tàu trên cả hai ngàn năm rồi.

Chỉ số sọ của người Việt miền Nam thấp hơn chỉ số sọ của người Việt miền Bắc, chứng tỏ rằng người Việt miền Nam lai Tàu nhiều hơn người Việt miền Bắc.


5. Ngôn ngữ tỷ hiệu

Theo ông Bình Nguyên Lộc thì một số danh từ Mã Lai trong ngôn ngữ Việt không phải là vay mượn hiển nhiên của các dân tộc khác như Chàm, Miên, Mường, Thái mà do từ gốc Cổ Mã Lai mà ra. Ông thẳng thừng bài bác lập luận cho là tiếng Việt là tiếng Tàu của sử gia Nguyễn Phương. Trong quyển Việt Nam Thời Khai Sinh, trang 230, sử gia Nguyễn Phương viết: "Hầu như có thể nói được rằng tiếng Việt Nam ngày nay, sau 10 thế kỷ độc lập, vẫn còn chính là tiếng Tàu, nhưng chỉ đọc lên một cách hơi khác với cách đọc của những tiếng địa phương ở Trung Quốc. Cố nhiên, trong Việt ngữ, đôi khi có xen vào đôi số những tiếng không phải gốc Tàu, như tiếng Mọi, tiếng Chàm, những hiện tượng đó không nói lên gì khác ngoài sự người Việt Nam trên đường bành trướng, đã có gặp người Mọi người Chàm, cũng một cách như họ đã gặp người Pháp trong thế kỷ qua và họ đã thâu nhận một số tiếng Pháp trong kho ngôn ngữ của họ".

Nhưng theo ông Bình Nguyên Lộc thì nếu đã phải vay mượn của Tàu thì tựu chung ta chỉ vay mượn những tiếng chỉ những ý niệm phức tạp, những dụng cụ lạ, vật dụng lạ. Như danh từ nước là một danh từ tối quan trọng để chỉ chất mà ta dùng hàng ngày để sống đã được sử dụng để gọi từ ngàn xưa, vậy thì sao ta không dùng chữ thủy của Tàu.

Vả lại với thiên kiến của một nước luôn tự hào là văn minh và xem cái gì của họ đều hơn của Man di cả, nhất là vấn đề ngôn ngữ, thì tất nhiên những danh từ như Lá, Trăng, Ngựa, Chòi, Túp, Cơm, Trâu, Cá, Bông, Chim, Vua, Cây dừa vv... ta phải nhất nhất dùng chữ Tàu, không nên vay mượn chữ của Mọi làm chi. Do đó chỉ có một cách trả lời là nó xảy ra thời thượng cổ, lúc hai dân tộc còn là một, tức ta với họ đồng chủng với nhau.

Ðiều này ông đã chứng minh khi đối chiếu các danh từ Việt với các dân tộc chủng Cổ Mã Lai, nếu ta không giống Chàm thì cũng giống Khơ Me, không giống Khơ Me thì cũng Thái, không giống Thái thì cũng giống người Thượng. Tóm lại danh từ Việt thế nào cũng giống danh từ của nhóm dân cùng chủng Cổ Mã Lai nào đó.

Sau đây là một số bản đối chiếu ngôn ngữ rút ra tưø quyển NGMLCDTVN của ông:

Việt Nam : Cá
Sơ Ðăng : Kaa
Mạ : Ká
Chàm : Kán
Mã Lai : Aka

Việt Nam : Cột
Sơ Ðăng : Kơt
Bà Na : Kơơt
Chàm : Kaat
Mã Lai : Ikaat

Việt Nam : Mắt
Sơ Ðăng : Mat
Mạ : Maht
Chàm : Kán
Mã Lai : Mata

Việt Nam : Mặt trăng
Bà Na : Mạt tlăng
Mạ : Maht kăn
Chàm : Blaăng
Mã Lai : Bulăng

Việt Nam : Sông
Chàm : Krong
Mường : Không
Bà Na : Krông
Mã Lai : Sôngai

Việt Nam : Trái (blái)
Mường : Blái
Bà Na : Plây
Sơ Ðăng : Plây
Thai : Pho la

Việt Nam : Cháu
Bà Na : Saò
Mạ : Sáu
Mường : Cau
Mã Lai : Chu

Việt Nam : Chim
Sơ Ðăng : Chim
Mường : Chim
Bà Na : Sêêm
Kha?La'Vàng : Tiêm

Việt Nam : Con (cái)
Mường : Kon
Bà Na : Koon
Sơ Ðăng : Kooon
Cao Miên : Kôn

Việt Nam : Con (vật)
Bà Na : Ko
Mạ : Ko
Cao Miên : Ko
Mường : Ko

Việt Nam : Ngày
Cao Miên : Thngay
Mường : Ngai
Sơ Ðăng : Haai
Môn : Tngay

Việt Nam : Con ruồi
Mạ : Ko Rhai
Bà Na : Ko Rooi
Mường : Ko Ruuêi
Cao Miên : Ko Ruy
Ngoài ra, ông cũng khám phá ra khá nhiều điều lý thú trong ngôn ngữ như:

Người Mường có danh từ Khai để chỉ con chó, đồng thời lại có nghĩa là con cọp. Theo cố đạo L. Cadie`re thì tiếng Việt xưa cũng gọi con chó là Khai, hình thức cổ sơ của danh từ con Cầy. Danh từ Bố Cái Ðại Vương, Cái là danh từ Mã Lai, có nghĩa là ông cha hùng mạnh, ông cha thủ lãnh. Hiện...
Song Anh
#25 Posted : Tuesday, July 4, 2006 4:38:05 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

TỤC NGỮ - CA DAO - DÂN CA NGHỆ TĨNH,
Theo "Tục ngữ - ca dao - dân ca việt nam"
của Giáo sư Vũ Ngọc Phan,(Nhà Xuất bản Văn học) trong đó có một
phần viết về"TỤC NGỮ - CA DAO - DÂN CA NGHỆ TĨNH,
A. Khái niệm về Tục ngữ - Ca dao - Dân ca:

1. Tục ngữ và Thành ngữ:
- Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm,
một luân lý, có khi là một sự phê phán.
- Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người
đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn
Về hình thức ngữ pháp , mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh.
Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh.
Có thể nói một cách hình ảnh: thành ngữ ngang hàng với từ. Thành ngữ là anh, từ đơn độc là em.
Vì thành ngữ qua thời gian đã được tập hợp thành cụm. VD: "Áo rách, quần manh",
"Ăn trắng, mặc trơn", "Ăn trên, ngồi trốc", "Dốt đặc cán mai", "Cá bể, chim ngàn" "Bụng đói, cật rét"....
đều là thành ngữ. Còn "Chó cắn áo rách", "Bệnh quỷ thuốc tiên", "Người chửa, cửa mả"...
đều là tục ngữ.
Hầu hết những câu thành ngữ, tục ngữ đầu do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có những câu
rút ra từ các thi phẩm phổ biến, hoặc rút từ ca dao, dân ca ra. Có người nói tục ngữ là ngạn ngữ
(nghĩa là lời nói đã lưu hành từ xưa) (Chữ ngạn có nghĩa là lời nói của người xưa).
Như vậy, tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở những kinh nghiệm về sinh hoạt, sản xuất... Nó là những
câu đúc kết những nhận xét đã được nhiều người thừa nhận, để hướng dẫn con người ta trong sự
nhìn nhận mọi khía cạnh của cuộc đời. Tục ngữ là những câu thông tục, thiên về diễn ý, đúc kết một
số ý kiến dựa theo kinh nghiệm, dựa theo luân lý và công lý để nhận xét về con người và xã hội,
hay dựa theo trí thức để nhận xét về con người và vũ trụ. Trong tục ngữ có cả thành ngữ :
"Chồng yêu, xỏ chân lỗ mũi", thì "xỏ chân lỗ mũi" là thành ngữ.

2. Ca dao và dân ca:
- Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta
tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta
thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao và
dân ca không rõ.
Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu. Còn dùng một bài ca dao để hát, thì bài
ca dao sẽ biến thành dân ca. Vì hát yêu cầu phải có khúc điệu, và như vậy phải có thêm tiếng đệm.
Vậy có thể nói, ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác
và có thể xây dựng thành các điệu ca dao.
Còn dân ca là câu hát đã thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định,
nó ngả về nhạc nhiều ở mặt hình thức, nó là nhạc do tiếng của con người đưa ra từ cổ họng.
Xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác với ca dao ở chỗ nó được hát lên trong những hoàn
cảnh nhất định, hay ở những địa phương nhất định. Dân ca thường mang tính chất địa phương,
còn ca dao thì ngược lại, dù nội dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào,
thì nó vẫn đươc phổ biến rộng rãi

"Đồng đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh"

Hay:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

thì nhân dân nhiều nơi đều biết ngâm nga.
Còn dân ca thì nhiều khi chỉ có dân địa phương mới biết, và mới hát được..
Nội dung của dân ca cũng nhue nội dung của ca dao, chủ yếu là trữ tình, tức biểu hiện
cái nội tâm của tác giả trước ngoại cảnh.
Cũng như tục ngữ, ca dao - dân ca là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể,
được lưu truyền bằng miệng và / được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Trong tất cả
những tính chất chung của văn học dân gian (trong đó có tục ngữ - ca dao - dân ca) :

tính nhân dân, tính hiện thực, tính lãng mãn, tính phổ biến, tính khuyết danh,
tính truyền miệng, tính tập thể ....thì tính tập thể là tính chất cơ bản nhất

B. Thời kỳ xuất hiện:
So với thần thoại và truyền thuyết thì ca dao có một hình thức văn nghệ tưởng như mới hơn. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, tục ngữ, ca dao cũng xuất hiện cùng thời với thần thoại và truyền thuyết. Trong quá trình lao động, xuất hiện những câu hò, kiểu như "Dô ta", như vậy ca hát đã có từ rất sớm, nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ sơ, và được sửa đổi qua các thế hệ của loài người.
Xét nội dung những câu "Năm cha, ba mẹ", hay "Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông", "Con dại, cái mang", "con mống, sống mang".. ta có thể biết được thời điểm xuất hiện câu đó, đólà thời kỳ tạp giao, hay tình trạng chồng chung vợ chạ, hoặc tóm tắt quá trình tạp giao từ chế độ mẫu hệ, rồi đến Phụ hệ...
Ca dao, tục ngữ cũng mang ý nghĩa lịch sử vì nó gắn liền và phản ánh đời sống kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ.

C. Nội dung và hình thức của tục ngữ - ca dao - dân ca:

1. Nội dung của tục ngữ:
Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn là do xúc cảm. tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời. Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả.
Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xã hội. Nội dung ấy vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ của con người.
VD:

Quá mù ra mưa
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Cái sảy nảy cái ung
Cõng rắn cắn gà nhà
...

2. Hình thức của tục ngữ:
Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi ta, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu đối có vần vè, gọn gàng hơn

Làm phúc phải tội
Gà què ăn quẩn cối xay
Có ở trong chăn, mới biết chăn có rận
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
...

Tục ngữ không nhất thiết, nhưng phần lớn đều có vần vè, hay có đối

No nên bụt, đói nên ma
Bút sa, gà chết
Có tật giật mình

Còn có những câu vần cách, cách hai chữ, ba chữ

May tay hơn hay thuốc
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão
Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm

Hoặc thể lục bát

Cá tươi thì xem lấy mang
Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai


Tóm lại xét về sự phong phú cả về mặt nội dung cũng như hình thức, ta có thể thấy tục ngữ đã phát triển trước ca da rất nhiều. Còn nữa, ca dao thiên về tình cảm, biểu lộ tính tình của con người...nên chỉ có thể phát triển khi mà đời sống xã hội đã phức tạp.

3. Nội dung của ca dao:
Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của con người Việt Nam xem dồi dào, thắ m thiết và sâu sắc đến cỡ nào...thì không thể nào không nghiên cứu ca dao mà hiểu được.

Ca dao Việt nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của ta.

Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình...

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương
Tuyệt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ...

Ca dao còn thể hiện tư tưởng đấu tranh của con người với thiên nhiên, với xã hội.
Có thể nói nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Tìm hiểu được cái tình trong ca dao chúng ta sẽ thấy được tính chiến đấu, tính phản phong, tính nhân đạo chủ nghĩa chứa đựng trong ca dao.

4. Hình thức nghệ thuật của ca dao:
Ca dao thường là những bài ngắn, hai, bốn, sáu, hoặc tám câu., âm điệu lưu loát và phong phú.
Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, lại giản dị, và tươi tắn. Nghe có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Có thể nói về mặt tả cảnh , tả tình không có một hình thức văn chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao.
Ca dao dùng hình ảnh để nói lên những cái đẹp, những cái tốt, nhưng cũng có khi để nói về những cái xấu, nhưng không nói thẳng. Nhờ phương pháp hình tượng hoá, nên lời của ca dao tuy giản dị, mà rất hàm súc.
Người con gái không được chủ động trong việc hôn nhân, đã ví mình như hạt mưa:

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Hay để tả một tình yêu trong trắng mới chớm nở của đôi lứa, ca dao noi:

Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu

Đến như tả hạng người ngu đần, ca dao cũng đã đưa ra những hình ảnh táo bạo:

Mặt nạc đóm dày
Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn[/cente]
Ca dao ngoài nghệ thuật cụ thể hoá, còn có nghệ thuật nhân cách hoá, dùng vật vô tri để gán cho những tâm tư, tình cảm con người.

Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thời một dạ khăng khăng đợi thuyền

Một số thể cổ điển của ca dao:
Thể phú: Là trình bày, diễn tả...

Đường lên xứ lạng bao xa
Cách một trái núi với ba quãng đồng
Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ
Bụng anh vẫn phẳng như tờ giấy phong...

Thể tỉ: là so sánh, người ta thường mượn một cái khác để ngụ ý, so sánh, hay gửi gắm tâm sự của mình. Đây là phương pháp nghệ thuật chủ yếu trong sự diễn đạt tư tưởng và tình cảm. So sánh cũng là một lối cụ thể hoá những cái trừu tượng, làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết. So sánh trực tiếp:

Gối mền, gối chiếu không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em

Lối tỉ gián tiếp, tức nghệ thuật ẩn dụ, một phương pháp nghệ thuật tế nhị hơn:

Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa, bến cũ, con đò khác đưa

....
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?
..........
Thể hứng: Ca dao còn một phương pháp nghệ thuật độc đáo nữa là cách biểu lộ cảm xúc đối với ngoại cảnh, mở đầu cho sự biểu lộ tâm tình. Hứng là do cảm xúc mà nảy nở tình cảm, có thể là vui, cũng có thể là buồn
Cơm trắng ăn với chả chim
Chồng đẹp vợ đẹp, những nhìn mà no

Trên trời có đám mây vàng
Bên sông nước chảy có nàng quay tơ
Nàng buồn nàng bỏ quay tơ
Chàng buồn chàng bỏ thi thơ học hành

MỘT SỐ LÀN ĐIỆU DÂN CA NGHỆ TĨNH

1. Hát giặm
Tiếng giặm có nghĩa là ghép vào, điền vào, đan vào một chỗ thiếu....xuất hiện ở Nghệ Tĩnh cách đây khoảng ba , bốn trăm năm.
Về nội dung, có nhiều bài hát giặm rất tình tứ, cũng có nhiều bài có tính chất chống giai cấp phong kiến.
Về hình thức, phần nhiều các bài hát dặm đều gồm những câu năm chữ và cước vận, tức vần ở cuối câu: cứ hai câu cuối mỗi đoạn lại lấy một ý, điệp cả về ý, lẫn lời:
vd:
Tôi lấy chân khoả lại
Tôi lấy bàn khoả lại
hay:
Thấy những lời kêu trách
Nghe những lời kêu trách
Bài hát có bao nhiêu đoạn thì có bấy nhiêu lần điệp lại như vậy, nghe đọc thì thấy vướng, nhưng khi hát, nólàm nổi ý của câu hát, của cả bài.
Hát giặm cũng có ba lối trình diễn: nam nữ đối đáp, có lối vài ba người hát kể lên một giai thoại, hay một sự việc vừa xảy ra, lại có lối kể một sự tích gì có tình tiết nội dung, và hình thức đều được trau chuốt.
Hát giặm Nghệ Tĩnh không hoàn toàn do dân sáng tác, có khi do một số nho sĩ sáng tác, được nhân dân ưa thích và phổ biến rộng rãi
VD:
Trai:
Tiết thanh nhàn thong thả
Muốn thăm hỏi vài câu
Cuốc thánh thót kêu sầu
Gió phảng phất mùa sâu
Nhớ trong sách đã lâu:
Chuyện "Tư mã phượng cầu"
Thương thì mũi tìm trâu
Trâu đâu tìm chạc mũi
Gái:
Trời mở rộng phong quang
Giã ơn trời mở rộng phong quang
Em đánh tiếng đua sang
Đêm tàn canh vò võ
Tay em cầm con bấc đỏ
Mong bỏ đĩa dầu đầy
Mời bạn ở lại đây
Đôi ta giở lời rày
Tình đó với nghĩa đây
Trai:
Giống như đọi nác đầy
Bưng nhẩn nhẩn trên tay
Không khuy sơ một hột
Gió nỏ triềng một hột
Công đôi ta thề thốt
Kể đã mấy niên rồi
Lòng đã quyết lứa đôi
Ngãi đã quyết thề bồi
Nhất ngôn nói hẳn lời
Đừng bốn chốn ba nơi
Đừng trăn gió chào mời
Trăng nhiều trăng rạng rỡ
Trăn nhiều đèn rạng rỡ
Gái:
Em đã có chồng rồi
Em đã có lứa rồi
Vung úp đã vừa nồi
Đũa ghép đã thành đôi
Bạn đừng có ỡm ờ với tôi!
Tôi lấy chân khoả lại
Tôi lấy bàn khoả lại
Trai:
Têm một quả trầu không
Bỏ vô hộp con rồng
Đi băng nội băng đồng
Qua năm bảy khúc sông
Qua chín mười đỗi đồng
Nghe tin em đã có chồng
Anh quăng lắc vô bụi
Bạn gạt tùa vô bụi.

Anh thương em một tháng hai kỳ
Dồn đi tính lại, cũng như mười ngày
Năm rộn mà chầy
Có hai mươi bốn miện (Miện = kỳ)
Xuân qua rồi hè /đến
Thu đã muộn, đông rồi
Nhớ bạn cũ chưa nguôi,
Sang lập xuân vũ thuỷ
Đêm em nằm em nghĩ
Nghĩ kinh trập, xuân phân,
Lòng tưởng sự ái ân
Sang thanh minh, cốc vũ
Đêm dêm nằm nỏ ngủ
Nhớ bạn mãi thường thường
Tiết lập hạ nhớ thương
Bước sang tuần tiểu mãn
Trông ra ngoài chán chán
Tiết mang hiện lại gần
Người đập đất, gánh phân
Để mùa màng gặt hái
Anh thương em mãi mãi
Sang hạ chí tiết hè
Em nghe tiếng sầu ve
Em buồn trong gia sự
Bạn buồn trong gia sự
***
Tiết tiểu thử, đại thử
Trời nắng sốt lắm thay!
Ra ngồi tựa cột cây
Anh với em than thở
Bạn với mình than thở
***
Tiết lập thu, xử thử
Ai diều sáo mặc ai
Vàng lác đác giếng tây
Ta thương người bạn cộ (Cộ = cũ)
Nhớ mãi người bạn cộ
***
Vừa đến tiết bạch lộ
Bầy chim trắng bay sang
Cây heo hắt lá vàng
Sang thu phân hàn lộ.
***
Đêm em nằm, em chộ (chộ = thấy)
Tiết sương giáng lại kề
Trông bạn cũ ta về
Sang lập đông giá rét
Tiết tiểu tuyết, đại tuyết
Trời giá rét lắm thay
Sang đông chí cấy cày
Dạ bồi hồi nhớ bạn
Tiết tiểu hàn chưa dạn
Đã bước sang đại hàn
Dạ tưởng nhớ người ngoan
Vừa năm cùng tháng tận
Vừa cuối mùa cuối tận.
***
Phận lại ngồi trách phận
Phận nỏ giám trách phận
Anh thương em từ tháng giêng đến tháng chạp

6. Hát ví Nghệ Tĩnh:
Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công. Có nhiều điệu hát ví như: hát phường vải, hát phường cấy, hát đò đưa, hát phường buôn.... Trong những điệu hát này, hát phường vải và hát phường cấy có tổ chức và phổ biến hơn cả.

1. Hát phường vải:
Những câu hát phường vải là những câu biểu lộ tâm tình của hai bên trai gái, hoặc là những ước mơ về yêu đương, hoặc là những lời oán trách kẻ chia rẽ tình duyên, và bao giờ cũng lạc quan, tin tưởng.
Hat phường vải gồm có bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: hát dạo, hát mừng, hát chào và hát hỏi. Giai đoạn thứ hai: hát đố và hát đối. Giai đoạn thứ ba: hát mời và hát xe kết. Giai đoạn thứ tư: hát tiễn.
Giai đoạn 1:
Hát dạo


Bấy lâu thức nhắp mơ màng
Bên rèm tiếng gió, đầu giường bóng trăng
*
Bấy lâu nghe hết tiếng nàng
Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng
Nghe tin anh cũng vội mừng
Vậy nên chẳng quản suối rừng anh sang
*
Bấy lâu anh mức chi nhà
Để em dệt gấm thêu hoa thêm sầu
*
Đồn rằng cá uốn thân vây
Đồn em hay hát, hát hay anh tìm
*
Chốn này vui vẻ, tưng bừng
Hạc nghe tiếng phượng xa chừng tới nơi
*
Đêm khuya trời tạnh sương im
Tai nghe tiếng nhạc, chàng Kim tới gần.
*
Dừng xa, khoan kéo, ơi phường!
Hình như có khách viễn phương tới nhà
*
Đi qua nghe tiếng em reo,
Nghe xa em kéo, muốn đeo em về.
*
Đi ngang trước cửa nàng Kiều,
Dừng chân đứng lại, dặt dìu đôi câu
*
Đi ngang thấy búp hoa đa`o
Muốn vào mà bẻ, sợ bờ rào lắm gai
*
Đồn đây là chốn Đao` Nguyên
Trăng thanh gió mát, cắm thuyền dạo chơi
*
Lạ lùng anh mới tới đây,
Thấy hoa liền hái, biết cây ai trồng
*
Đến đây vàng cũng như son
Ai ai thời cũng như con một nhà

Hát mừng, hát chào


Khi nháy mắt, khi nhện sa
Khi chuột rích trong nhà
Khi khách kêu ngoài ngõ
Tay em đưa go đủng đỉnh
Tay em chìa khoá động đào
Bước năm lần cửa, ra chào bạn quen
*
Mừng rằng bạn đến chơi nhà
Cam lòng thục nữ gọi là trao tay

Hát hỏi

Em có chồng rồi, em nói rằng chưa
Tội riêng em đó, nỏ lừa được anh
*
Em chưa có chồng, em mới đến đây
Chồng rồi chiếu trải, màn vây ở nhà

Giai đoạn 2:
Hát đố và hát đối
Anh về chẻ lạt bó tro
Rán sành ra mỡ, em cho làm chồng.
Em về đục núi lòn qua,
Vắt cổ chày ra nước, thì ta làm chồng
*
Trai thanh xuân ngồi hàng thuốc bắc,
Gái đông sàng cảm bệnh lầu tây
Hai ta tình nặng nghĩa dày,
Đối ra đáp được, lúc này tính sao?
*
- Đến đây hỏi khác tương phùng
Chim chi một cánh bay cùng nước non?
-Tương phùng nhắn với tương tri,
Lá buồm một cánh bay đi khắp trời
*
- Lá gì không nhánh, không ngành?
Lá gì chỉ có tay mình trao tay?
- Lá thư không nhánh, không ngành,
Lá thư chỉ có tay mình trao tay.
*
- Nghe tin anh hoc có tài
Cha thầy Mạnh Tử là ai rứa chàng?
- Thầy Mạnh, cụ Mạnh sinh ra
Đù mẹ con hát, tổ cha thằng bày!
*
- Người Kim Mã cưỡi co ngựa vàng
Đất Phù Long rồng nổi, thì chàng đối chi?
- Người Thanh Thuỷ gặp khách nước trong
Hoành sơn ngang núi, đã thoả lòng em chưa?
*
Nghe anh bôn tẩu bấy lâu
Nghệ An có mấy chiếc cầu hỡi anh?
- Nghệ An có ba mươi sáu chiếc cầu
Phồn hoa đi lại bốn cầu mà thôi
Cầu danh, cầu lợi, cầu tài
Cầu cho đây đó làm hai giao hoà
*
Nhớ em nhất nhật một ngày
Đêm tơ tưởng dạ, làng rày nhớ trông
- Chờ em nửa tháng ni rồi
Ôm đờn bán nguyệt, dựa ngồi cung trăng
*
- Nghe tin anh giỏi, anh tài
Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng?
- Thiên thai là của nàng Kiều
Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra
[center]
Song Anh
#26 Posted : Wednesday, July 12, 2006 8:21:34 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

Một Thế Kỷ Văn Học Quốc Ngữ

Nguyễn Văn Sâm

Trước khi người Pháp chiếm Việt Nam ba từ thông dụng ‘quốc ngữ’, quốc âm, quốc văn’ được dùng để chỉ chữ Nôm, là thứ chữ dùng rộng rãi trong dân chúng nước Việt. Các bài thơ của Nguyễn Thuyên vì vậy được gọi là thơ quốc ngữ. Cũng dùng trong nghĩa đó các nhà văn xưa thường đề tên tác phẩm của mình với cụm từ quốc ngữ như Quốc Ngữ Ca của Tả Ao, Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi...Lý Văn Phức, trong Nhị Thập Tứ Hiếu nói rằng mình muốn lưu gia phạm nên truyền quốc âm. Ta không lạ khi thấy các quyển Y Dược Quốc Ngữ Ca, Quốc Ngữ Gia Truyền, Quốc Ngữ Mạch, Quốc Ngữ Mạch Ca ... cũng như các quyển Quốc Âm Ca Dao Tập, Quốc Âm Ca Thi, Quốc Âm Diễn Thi, Quốc Âm Diễn Tự, Quốc Âm Dụng Dược Gia Truyền, Quốc Âm Phú... được viết bằng chữ Nôm Khi người Pháp chiếm xong Việt Nam thì ý nghĩa của từ quốc âm, quốc ngữ, quốc văn bị đổi nghĩa. Ai cũng biết bộ sách thông dụng Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Ai cũng nghe câu nói danh tiếng của Nguyễn Văn Vĩnh: Nước Nam ta sau nầy hay hay dở là cũng ở chữ quốc ngữ. Vậy thì chữ quốc ngữ là thứ chữ do các cố đạo Bồ Đào Nha dùng các yếu tố trong chữ La tinh để ghi âm tiếng Việt, chớ không còn là thứ chữ thuộc khối vuông mượn từ các yếu tố chữ Hán như trước nữa. Nhiều sách vỡ còn ghi cụm từ chữ quốc ngữ mới, nhưng càng về sau thì tính từ mới rớt mất lần đi. Những chủ nhân ông mới của nước ta muốn chánh thức loại bỏ chữ Nôm, thứ chữ biểu ý, có nhiều khuyết điểm để thay bằng thứ chữ mới biểu âm, đơn giản, dễ học, là sản phẩm xa gần dính dáng đến họ... (1)
Cũng giống như trường hợp ở các nước Nhật Bản và Trung Quốc trong việc phiên âm văn tự của hai nước nầy bằng mẫu tự La tinh, các cố đạo Tây phương ban đầu đặt ra chữ quốc ngữ Việt Nam chỉ nhằm mục đích giản tiện cho họ trong việc học tiếng địa phương để giao tiếp và truyền giảng mà thôi. Họ theo nguyên tắc ghi chép, theo ký hiệu, tiếng nói của quốc gia mà mình đương truyền đạo. Họ không có ý định làm ra một thứ chữ mới cho dân Việt, cũng không nhằm ý hướng thay thế hệ thống chữ cũ vốn từ lâu ăn sâu vào đời sống văn hóa của dân tộc nầy. Tuy nhiên thứ chữ mới được đặt ra nhờ ưu điểm dễ học, dễ nhớ, dễ in, dễ viết.. nên đã đi ra khỏi phạm vi họ đạo, về sau lại được chánh quyền hổ trợ để quảng bá, dần dần trở thành thứ chữ chánh thức của cả nước, đánh bạt thứ chữ quốc ngữ cũ, rồi theo thời gian đã trở thành loại văn tự chánh thống của nước Việt ta.
Không phải chữ quốc ngữ không có những khuyết điểm (2) . Nhiều người còn coi các dấu giọng là khuyết điểm và muốn thay thế bằng các con chữ chưa dùng trong mẫu tự La Linh. Chữ quốc ngữ cũng không thể ghi hết các âm địa phương của người Việt cho nên chúng ta có tình trạng giọng Miền Trung khác với chữ viết ở các dấu và các âm cuối. Nhưng các khuyết điểm nầy nếu sửa chữa thì chữ quốc ngữ sẽ trở thành quá rắc rối, mất ưu điểm đơn giản vốn là yếu tính cơ bản của nó. Cuối cùng thì trong gần ba thế kỷ sanh thành và hơn một thế kỷ tăng trưởng, với thật nhiều đề nghị sửa đổi nhưng không bao giờ được áp dụng (3) chữ quốc ngữ đã giữ vai trò thật sự là văn tự của nước ta tuy rằng về hình thức nó không khác mấy với lúc được sáng chế. So sánh chữ quốc ngữ ngày nay với bản in Phép Giảng Tám Ngày của A. DeRhodes ta sẽ thấy ngay điều đó.
Trong bao nhiêu năm được sử dụng, thứ chữ nầy tất nhiên ghi lại được đời sống tinh thần của dân tộc cũng như ghi lại một nền văn chương mới của người Việt mà chúng ta gọi là nền văn chương quốc ngữ của văn học Việt Nam. Và cho đến bao giờ mà chữ quốc ngữ còn tồn tại thì văn học quốc ngữ vẫn còn tiến triển không như các loại hình văn học Hán Nôm đã thực sự đứng hẳn trong đời sống văn chương Việt.
Tuy không ai hoang tưởng mà cho rằng chỉ vì những tiện lợi của chữ quốc ngữ cho nên văn học Việt Nam thế kỷ 20 nở rộ, chỉ riêng bước đi của thế kỷ nầy không thôi cũng bằng mấy lần của cả từ thời lập quốc đến hết thế kỷ 19, nhưng ai cũng nhận rằng chính hình thức đơn giản của chữ quốc ngữ góp một phần quan trọng, phần còn lại là các yếu tố khác như dân tộc bớt bị câu thúc chặt chẽ trong tư tưởng, giao tiếp dễ dàng với các trào lưu văn minh, sự phát triển vượt bậc của nền in ấn phát hành, tình trạng dân trí được nâng cao... Khi làn sóng văn minh Tây Phương đến đâu thì tất cả mọi thứ nơi đó đều nở rộ, đó là chuyện đương nhiên, cho nên văn học quốc ngữ --nói cách khác là nền văn học Việt Nam khi thật sự giao tiếp với các trào lưu tư tưởng Tây Phương cho tới ngày nay-- có vai trò thu nhận những sức tiến bộ trong tư tưởng Âu Tây để từ đó lấy đà kiến tạo một hình thái văn học mới cho người Việt ngang hàng với các nền văn học khác trên thế giới. Sự thành công hay thất bại của vai trò nầy tùy thuộc vào ý thức trách nhiệm của những người làm văn nghệ và các cách sử dụng văn nghệ của từng chánh quyền của mỗi giai đoạn, đám đông quần chúng chỉ đóng vai trò vô cùng thứ yếu mặc dầu lúc nào cũng được đề cao là quan trọng.
Vậy thì đặc tính Văn học quốc ngữ (VHQN) trong hơn một thế kỷ vừa qua như thế nào?
Tổng quan ta có thể thấy các đặc điểm sau:
1. VHQN, ngay từ những năm đầu tiên, cố gắng tạo nên hình dạng của mình, cho có mặt cái đaõ. Chuyển qua một dạng chữ viết mới với những cánh rừng mịt mùng chưa khai phá trước mặt, người viết không thể một sớm một chiều vứt bỏ các cách thế suy nghĩ của viết lách cũ xưa vốn mang nặng từ lâu. Họ cũng chưa có kinh nghiệm để đi thẳng vào những thể loại viết mới như văn xuôi, truyện ngắn truyện dài dầu đã thấy các thể loại nầy thành công và đang thịnh hành trong văn học Tây phương. Với những trở ngại đó, VHQN một thời gian dài ban đầu chỉ là một hình thái khác của Văn học chữ Nôm. Nó chỉ khác mới ở loại hình văn tự mà không khác mới về mặt tư tưởng cũng như các thể loại sáng tác. Nói cách dễ hiểu giai đoặn đầu VHQN là VHCN hóa dạng.
2. Có hình dạng rồi, mặc dầu còn thật mơ hồ, VHQN cũng đã mạnh dạn tiếp tục bước trên con đường định hình. Công việc quan trọng nhưng không tốn nhiều suy nghĩ là dịch các sáng tác phẩm ngoại quốc sang quốc ngữ bằng văn xuôi, thể loại mà văn chương chữ nôm trước đây rất ít dùng, giờ đây thức giả ai cũng thấy hai nước Trung Hoa và Pháp dùng nhiều. Việc dịch thuật kiểu nầy có thể được coi như công phu tập tành làm cho trơn tru cách viết quốc ngữ sau nầy. Giai đoạn nầy cũng là giai đoạn đi vào quảng đại quần chúng bằng những chuyện ngoài đời được viết bằng các sáng tác ngắn hơi xuất bản dưới hình thức các tập sách mỏng hay in trên báo chí. Tư tưởng văn học thuần túy của giai đoạn nầy không có bao nhiêu, người viết truyền bá lại những tư tưởng có sẵn do thu thái được trong khi học khi đọc hơn là sáng tác ra từ chính nội tại suy tư của mình.
3. Khi đã định hình rồi thì VHQN như tin tưỏng hơn ở mình. Với những kinh nghiệm về câu văn trong việc dịch, với những hình thức mượn của văn học nước ngoài VHQN lớn mạnh thật sự với sự rần rộ của các truyện ngắn, truyện dài, thi ca, các tác phẩm khảo cứu v.v. Đây là giai đoạn thật sự có mặt của một nền văn học với tất cả những cá biệt và vai trò của từng tư tưởng, từng thời kỳ, từng người viết...
4. Sau khi cực thịnh, VHQN do tầm ảnh hưởng sâu rộng của nó trong quần chúng nên bị lợi dụng hay bị cuốn hút vào vòng chánh trị phe nhóm nhứt thời. VHQN từ đây bị phân hóa theo bước đi truân chuyên của dân tộc. Những năm cãi cọ giữa duy tâm và duy vật trước khi đất nước chia hai, những năm thù nghịch tô hồng, bôi bẩn, một chiều do sự lưỡng phân thành hai nền văn học Quốc-Cộng và hai khuôn mặt văn học trong-ngoài nước Việt... đều có nguyên ủy từ ảnh hưởng quá mạnh của văn học quốc ngữ trong dân chúng. Văn học thời nầy không giống như thời xưa, cách xa với chánh trị, gần gũi với dân chúng và xuất phát từ cái tâm không nhiễm trần lụy của người viết. Thời nầy, đa phần văn học không phản ảnh được nội tâm thật sự của tác giả mà biểu lộ phần lớn con đường chánh trị họ bước theo, dầu ý thức hay không ý thức, trực tiếp hay gián tiếp.
Mỗi giai đoạn, nếu đi sâu vào chi tiết ta có thể chia làm nhiều giai đoạn ngắn hay những sự kiện nổi bật (khuynh hướng, nội dung, thể loại...) những nhân vật tên tuổi gắn liền với văn học (nhà văn, nhà thơ, nguời viết sách báo... ) cũng như những trường hợp đi ngoài con đường tổng quát của trào lưu.
Vậy thì dựa theo nhận xét trên ta có thể chia VHQN thành bốn giai đoạn chính:

1. Giai đoạn đầu (1862-1897):
Giai đoạn nầy bắt đầu từ năm 1862, năm người Pháp đánh lấy và đặt nền cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ đến năm 1897, là năm ra đời của tờ báo Nam Kỳ Địa Phận ở Sàigòn (hay những năm gần đó như 1898, năm Trương Vĩnh Ký từ trần, 1901,năm xuất bản tờ Nông Cổ Mín Đàm.)
Thời gian nầy chữ quốc ngữ mới thật sự bước vào vùng ánh sáng ra mắt quảng đại quần chúng trong khi chữ Nôm và chữ Hán đã có mặt và đương chống trả lại để khỏi bị đào thải. (4) Là thứ chữ đi sau, được hợp thức hóa bởi tân trào và dùng bởi những người gọi là theo tân trào, được yểm trợ bởi những người ‘theo Hoa Lan đạo’ mặc dầu hiện tại đang có thế giá và vai trò chánh trị (5) nhưng chữ quốc ngữ lúc khởi thủy không được số đông đảo người theo. Thời nầy còn để lại biết bao giai thoại về những gia đình giàu có khi bị làng xã chỉ định con cái phải theo học chữ quốc ngữ đã mướn người đi học thế để con mình ở nhà theo mấy chữ chi hồ giã dã gọi là nối gót con đường thánh hiền của ông bà. Câu thơ của Trần Tế Xương vất bút lông đi lấy bút chì là một lời mỉa mai thứ chữ của tân trào hơn là một sự biểu đồng tình của người theo mới. Thời nầy nếu ai dùng chữ quốc ngữ để sáng tác thì chắc chắn rằng họ cũng là người đã được đào luyện trong nền học vấn cũ, thoải mái trong việc viết bằng chữ Hán chữ Nôm hơn là thứ chữ mới cho nên khi viết bằng quốc ngữ thì họ suy nghĩ và đi theo những khuôn phép của chữ Nôm, chỉ chuyển dịch điều mình viết ra loại hình quốc ngữ mà thôi.(6)
Đọc bài thơ Tuyệt Mạng (7) , bài Nhứt Nhựt Thanh Nhàn hay bài thơ Thường Bả Nhứt Tâm Hành Chánh Đạo (8) của Trương Vĩnh Ký không ai nghĩ rằng những bài nầy được viết bằng quốc ngữ. Ai cũng thấy rõ ràng rằng cảm hứng, nghệ thuật, cung cách diễn tả, cách dùng chữ đều không khác gì sáng tác của các nhà văn Nôm Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường (9), Nguyễn Khuyến của thời kỳ nầy. Đọc bài thơ quốc ngữ Lên Chơi Núi Điện Bà (10) của Sương Nguyệt Anh, ai cũng thấy rằng những yếu tố văn chương và tư tưởng không khác gì hết với Bà Huyện Thanh Quan.
Một tác giả khuyết danh, với bài Ngũ Canh Vãn đăng trong tờ học báo Thông Loại Khoá Trình của Trương Vĩnh Ký vào năm1889 (11):
Chạnh lòng khoăn khoái tưởng lo xa,
Mới đó sao canh đã đến ba.
Sương bủa hòa trời sao rải rác,
Tuyết giăng khắp núi nguyệt dần dà.
Bâng khuâng sầu thúc khôn cầm lụy,
Thốn thức buồn tuôn biếng nói ra.
Những mảng so đo tìm lẽ hỏi,
Hỏi ai hơn hỏi tấm lòng ta....
Con đường sáo ngữ của thơ nôm vẫn còn để lại dấu vết sau đậm trên bài thơ nầy: tuyết giăng khắp núi, không cầm lụy, buồn tuôn biếng nói... Đó là chưa kể chính hình thức Đường luật đã làm cho người đọc khó phân biệt được đâu là thơ quốc ngữ, đâu là thơ nôm.
Đọc một đoạn thơ sau, bạn nghĩ rằng đây là sản phẩm bằng quốc ngữ hay bằng chữ Nôm, nó có gốc tích bên Tàu hay bên Tây?
Có người phú quí trên đời,
Huỳnh Trâm tổng trấn ở nơi tây thành.
Lòng nhơn đạo, nết hiền lành,
Xa xôi mến đưc, gần quanh đẹp lòng.
Một ngày rảo bươc thơ phòng,
Xem hai bức tượng, xét đồng tài nhau.
Phút đâu nghe động cửa lầu,
Giựt mình ngước mặt day đầu ngó ra.
Thấy công tử bước vào nhà,
Tuổi xuân tươi tắn, mặt hoa vui mầng.
Hỏi rằng ’gặp hội long vân’
Bảng rồng tên đứng đặng lần nầy chăng?
Con là An-Pháp thưa rằng.....
Thưa đấy là phần đầu của truyện Phú Bần Truyện Diễn Ca (12) của Thế Tải Trương Minh Ký. Đây là bản dịch ra quốc ngữ một quyển tiểu thuyết Pháp thời đó. Dịch giả đã sử dụng thể lục bát mà nguyên tác chúng ta có thể quyết đoán rằng được viết bằng văn xuôi. Lý do cũng dễ hiểu thôi, Trương Minh Ký vẫn còn chịu ảnh hưởng của nền văn học Hán Nôm với sự lấn lướt của các thể loại văn vần, ông viết văn vần dễ dàng hơn viết văn xuôi.....
Giai đoạn nầy có tác giả lại in tác phẩm mình bằng hai thứ tiếng, khi thì bằng quốc ngữ, khi thì bằng chữ Nôm (13). Ông Trương Minh Ký viết nhiều sách, in quyển Như Tây Nhựt Trình của mình bằng chữ Nôm . Bản quốc ngữ cũng phát hành khoảng thời gian nầy (14). Có tác giả, vì lý do nầy khác, được dịch tác phẩm mình từ quốc ngữ ra chữ Nôm (15). Điều nầy càng cho thấy rằng đối với người chú trọng đến văn chương Việt Nam thời nầy chỉ có sự thay đổi về hình thức văn tự, chứ chưa có sự thay đổi dứt khoát trong bất kỳ yếu tố gì của sự tạo thành một tác phẩm văn chương.
Thời nầy, để củng cố chữ quốc ngữ, để cho dân chúng làm quen với thứ chữ mới các tác giả quan trọng lo viết sách dạy chữ quốc ngữ, (Trương Minh Ký, Petrus Ký), soạn tự điển (Petrus Ký, Huỳnh Tịnh Của ) sưu tập các câu ca dao, tục ngữ (Huỳnh Tịnh Của, Petrus Ký), ghi chép các truyện kể trong dân gian (Huỳnh Tịnh Của, Petrus Ký). Vì chưa muốn đoạn tuyệt hẳn với nền văn hóa Hán học nên các tác giả nầy cũng lo dịch thuật các tác phẩm nho gia có giá trị lâu dài (Petrus Ký), phiên âm và chú giải các tác phẩm được viết bằng chữ Nôm (16) (Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Petrus Ký) hay cố gắng diễn tả những vấn đề đương thời bằng quốc ngữ (Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Petrus Ký). Nhìn chung các công trình nầy thật là có giá trị, cho tới nay cả trăm năm sau, không mấy ai có công nghiệp vượt qua những vị nầy. Bộ tự điển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (1896) của Huỳnh Tịnh Của là công trình khoa học, nghiêm túc, kế thừa được những gì các cố đạo đi trước đã làm còn ghi lại được thực trạng của ngôn ngữ Việt Nam cuối thế kỷ 19, đến bao giờ còn có người nghiên cứu văn học thế kỷ 18, 19 , còn có người muốn biết trước đây ông bà chúng ta nói chuyện bằng những ngôn từ như thế nào, sinh hoạt ra sao thì quyển tự điển nầy còn có ích lợi thực dụng (17). Quyển Như Tây Nhựt Trình cho thấy được tinh thần hiếu học, muốn biết thật tường tận, thật nhiều chuyện khi tác giả đến một vùng đất lạ; các bản phiên âm tuồng Phong Thần Bá Ấp Khảo, Tuồng Thúy Kiều là sự giữ gìn thật hữu hiệu phần nào tài sản quý giá của dân tộc (18). Các công trình văn hóa của Petrus Ký là những viên gạch vững chãi nhứt để lót con đường xa lộ thênh thang quốc ngữ về sau nầy, việc đi sâu vào từng tác phẩm của ông cũng không phải là chuyện dễ dàng vì ông rẽ sang nhiều ngành quá chuyên môn. Riêng quyển Nữ Tắc ông phiên âm cẩn thận và chú thích tường tận đến nay ta khó lòng làm hơn được đối với một quyển nôm nào đó tương tợ. Cũng nhờ có ông mà tác phẩm nầy tồn tại vì cho tới ngày nay chúng ta không còn thấy ở đâu chứa bản chữ Nôm Nữ Tắc nữa! Quyển Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca ông phiên âm và xuất bản cách đây hằng trăm năm cho đến bây giờ các bản in lại đều dựa một phần lớn trên công trình đó với những thêm thắt thật nhỏ, không đáng kể, đó là chưa kể có những sửa chữa làm cho sai lìa nguyên tác! Quyển Phong Hóa Điều Hành của ông, tuy là sự thu góp túi khôn của các hiền sĩ mượn từ các sử sách và chuyện đạo Tây phương nhưng cũng đưa ra được những chuẩn thằng của con người phải sống xứng đáng con người trong thời đại giao tiếp với Tây Phương. Các bài Kiếp Phong Trần, Bất Cượng... nói lên quan niệm sống Trung dung, thanh bần, bất cầu của ông. Nói một cách khác, về tư tưởng Trương Vĩnh Ký xa gần muốn đặt ra những cương chỉ cho con người quân tử mới trong hoàn cảnh mới có bóng dáng người cai trị mắt xanh mũi lõ trên quê hương chúng ta.
Về văn từ, nhìn chung, ta có thể thấy trong bất cứ sách nào của những người thời nầy là một thứ văn chương không có mục đích làm văn chương, thứ văn-chương-đời-sống-hằng-ngày để sự thấm nhuần của người đọc được tối đa về mặt ý tưởng.
Thời nầy một ngôi sao loé lên trong một công việc mà chưa ai làm trước đó là viết truyện ngắn theo lối Tây Phương: ông Nguyễn Trọng Quản. Văn Nguyễn Trọng Quản, gọn gàng, sáng sủa, kể truyện không rườm rà, hợp lý tuy rằng nghệ thuật dựng truyện của ông chỉ là nghệ thuật bước đầu của truyện ngắn. Nhìn chung, giá trị lịch sử của truyện ngắn Truyện Thầy Lazarro Phiền mở đầu cho sự bứt xiềng ra khỏi những vướng víu ràng buộc với văn chương Hán Nôm của thể loại sáng tác bằng văn xuôi vốn chỉ mới là những bước chân mò mẫm dè dặt từ Huỳnh Tịnh Của và Petrus Ký trong các Truyện Khôi Hài và Truyện Đời Xưa. Tiếc rằng Nguyễn Trọng Quản viết chỉ độc có truyện đó rồi thôi-- dầu rằng ông có quảng cáo một cuốn nữa đã viết xong. Không có ai theo chân ông liền sau đó nên thể loại truyện ngắn vắng mặt một khoản thời gian tương đối dài, phải đợi mấy chục năm sau mới trở lại trên địa bàn văn chương miền Bắc bằng các sáng tác của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học... (19)
Thời nầy cũng có lác đác vài tác phẩm liên quan đến chánh trị, hoặc là ủng hộ tân triều, hoặc là kể tội tân triều cùng những người theo chân bọn họ. Vè Khâm Sai, chống Pháp, chúng ta chỉ thấy được dạng quốc ngữ do Trương Vĩnh Ký in trong Thông Loại Khóa Trình nhưng không cho biết trước đây nguyên văn được viết ở dạng nào. Khảo cứu các tác phẩm nầy thuộc một đề tài tổng quát về văn chương hay tư tưởng Việt Nam, phù hợp hơn đề tài VHQN vốn dĩ giới hạn trong hình thức.
Vè Khâm Sai, có đoạn sau đáng được trích dẫn:
Sau lên Phong thữ, Nghĩa dõng tứ vi.
May chẳng hề chi, nhờ ba chú Pháp.
Thân qua Yển giáp, Trở lại La Thanh.
Từ ấy thất kinh, vừa làm vừa sợ.
Tướng chi, tướng dỡ! Vị luyện quân tinh.
Chẳng có Tây binh, e không khỏi chết... (20)
Bài Tân Trào Nhơn Chánh Ca, thân Tây, sau khi ca tụng Tân trào làm nhiều điều hay như là: sửa cầu (tu-kiều), bồi lộ, đào kinh, trồng trái (chưởng đậu), sưu thuế có hạng thứ lề luật, lập nhà thương, lập dây thu lôi, làm nhà dây thép.... tác giả khuyên người dân:
Nắng bề nào phải cho xuôi đỡ bề,
Làm ăn theo phận thú quê.
Thính thiên thuận mạng chớ hề thày lay,
Phận mình bụi bụi tro bay,
Dễ đâu châu chấu chống nay xe rồng... (21)
Tóm lại, bước đầu trong việc vun trồng cho lớn mạnh cây tùng bách Văn Học Quốc Ngữ là công trình của những cây bút cự phách trong vùng đất lưu dân, tân địa Nam Kỳ. Về sau Miền Bắc ngàn năm văn hiến mới nối tiếp với những tác giả làm việc không biết mệt mỏi của các nhóm Đông Dương Tạp Chí Và Nam Phong Tạp Chí.
Thời kỳ nầy, dầu quốc ngữ mới manh nha người ta đã thấy ảnh hưởng của nó cho nên các xu hướng chánh trị cũng phản ảnh trên các sáng tác thời đó.
1. Giai đoạn hình thành: 1897-1930.
Những sáng tác ngắn hơi :
Các sự kiện nổi bật của giai đoạn nầy là những sáng tác ngắn hơi có tánh cách thời sự ở trong Nam và hai tờ báo quan trọng đến con đường học thuật Việt Nam ở ngoài Bắc.
Sau khi các tờ báo Nam Kỳ (Địa Phận, 21 10 1897), và Nông Cổ Mín Đàm (1 8 1901) xuất hiện và sống mạnh, các người viết lách thời đó đã thấy rằng chuyện thời sự vốn được quần chúng ưa thích hơn chuyện văn chương chữ nghĩa thuần túy cho nên trong hai thập niên đầu của thế kỷ 20 chúng ta có thật nhiều những tác phẩm ngắn hơi, viết bằng thể lục bát bình dân, nói về chuyện thiên hạ sự: Chuyện con gái kén chồng, rồi lỡ thời, chửa hoang (Vè con gái kén chồng của Đặng Văn Chiểu (22) ). Chuyện vợ lớn vợ bé (Vè con cua của Phạn Thành Kỉnh, Vè vợ Tây của Trần Thiện Thành, Vè Vương sinh mê mèo bỏ mạng của Lê Trung Thu, Vè vợ lớn vợ bé, Vè vợ nhỏ đánh vợ lớn của Nguyễn Đăng Hưỡng, Vè vợ lớn vợ bé đánh ghen của Đinh Thái Sơn. Các chuyện về du côn, tù rạc, cờ bạc, hút sách... (Thơ Sáu Nhỏ, Thơ Sáu Trọng, Thơ Cậu Hai Miêng, Thơ Năm Tỵ, Thơ Vân Tiên ghiền, Thơ Vân Tiên Cờ Bạc)... .
Xem bảng quảng cáo sách mới in ra tháng 9 1915 của nhà xuất bản J. Viết ta thấy tính chất thời sự được nhà xuất bản chú ý: Vè cô Nam nhỏ, Vè thiện ác đáo đầu, Vè cứu vật vật trả ơn, Vè các thím đánh bài giờ, Vè Châu Thành Sàigòn, Vè gái du giang hồ, Vè anh hà tiện, Vè giải oan cho vợ chệt vợ chà... (23) Thư Viện Quốc Gia Pháp còn chứa nhiều các quyển loại nầy như: Vè Chết Chém Lê Hườn Nhi Long, Vè Ông Già Mười Bảy Cưới Gái Bảy Mươi, Vè Cô Năm T. Chôn Con, Thơ Mẹ Ghẻ Giết Con Ghẻ, Thơ Mừng Đại Pháp Quốc Với Đồng Minh Thắng Trận, Thơ Tuồng Lính Tập Đi Tây, Thơ Phan Xích Long Hoàng Đế Bị Bắt, Vè Máy Bay....
Tôi cho rằng người viết văn thời nầy đã coi chữ quốc ngữ như phương tiện hữu hiệu nhứt để nói với đám đông quần chúng về chuyện hằng ngày, chuyện trời ơi đất hỡi thấp tè tè trên mặt đất: chuyện lưu truyền trên cửa miệng của giới bình dân. Nó đã thật sự là công cụ ghi nhận của thể loại văn chương truyền miệng, nó nhắm về những chuyện đầu môi chót lưỡi của con người sống thật sự sống ở trên đời. Hết rồi thời của văn chương chữ nôm với công chúa công nương, đi đâu cũng có vài ba tỳ nữ. Hết rồi thời của Hoàng tử, công tử tướng văn, tướng võ, hoàng hậu, vua cha... Bởi vậy văn viết lúc nầy không có bộ áo trau chuốt, tươm tất, đã dài dòng còn lập đi lập lại như người nói chuyện đương tìm ý, kiếm từ. Cũng vì đặc tính bình dân về mặt văn chương đó ta thấy được rõ ràng như cụ thể trước mắt ta đời sống xã hội của thời đại, một đời sống không phải được đánh bóng bằng những mài gọt, cắt xén của từng lớp nhà văn khoa bảng, chức quyền ở trên cao thời trước hay tầng lớp học thức Tây phương xa rời quần chúng sau nầy.
Đọc một đoạn thơ Sáu Nhỏ:
Bây giờ khó nỗi vẫy vùng
Quản Long đánh chửi vốn không có chừa.
Ma tà cai đội không vừa
Không có đút nhét sớm trưa hành hà.
Luận suy thôi lại thở ra
Vận thời xét lại thiệt là chẳng yên.
Khôn cùng thảm thảm phiền phiền
Ngồi buồn nhớ đến Tôn quyền Châu Do.
Ở đời cuộc thế đắn đo
Nhiều năm đày đọa cam go thân mình.
Lâm râm khấn với thiên đình
Nửa đêm thình lình phá khám Long Xuyên.
Mở mấy chú tôi bị xiềng
Khám đường thả tội nó liền tuôn ra.
Trước sau lính gác ma tà
Trống quân hồi một tựu mà phủ vây.
Quản Long quở mắng vang dầy
Làm sao đến nỗi hội nây rộn ràng (24)
Các việc phiên âm quốc ngữ thời bây giờ thật là rần rộ. Mỗi tác phẩm nôm thường được hai ba, có khi bốn phiên giả chuyển hệ sang quốc ngữ với những thêm thắt, sửa đổi mà các vị nầy gọi là ‘bổn cũ soạn lại’. Việc phiên âm với toàn quyền sửa lại bổn cũ như vậy dĩ nhiên làm mất đi tính cách chân xác của nguyên bản Nôm, nhưng ngược lại cũng thúc đẩy được việc đọc, đưa tới tay số đông đảo quần chúng một tác phẩm kiện toàn hơn, trong khi trước đó việc đọc những tác phẩm Nôm vốn là công việc của một số ít ỏi người có học hành và tiền bạc. Tất cả hàng mấy chục truyện thơ bình dân như Lý Công, Chiêu Quân Cống Hồ, Thạch Sanh Lý Thông, Lâm Sanh Xuân Nương, Thoại Khanh Châu Tuấn, Nam Kinh Bắc Kinh, Nàng Út, Ông Trượng Tiên Bửu... được phổ biến là nhờ giai đoạn sửa lại bổn cũ nầy, một giai đoạn không ai phủ nhận được công trình chuyển biến từ hình thức Nôm sang hình thức Quốc Ngữ.
Một số người sau một thời gian làm công việc dịch thuật và sửa lại bổn cũ, cảm thấy tin tưởng ngòi bút của mình hơn bèn bỏ công ra viết tuồng, viết truyện thơ, sáng tác truyện ngắn. Đó là các ông Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc, Đặng Lễ Nghi. Những người nầy mở đường cho các nhà văn sáng tác sau đó hằng chục năm như Lê HoằngMưu, Trương Như Toản...
Giai đoạn nầy có sự chuyển hình từ thi phổ sang ca khúc với sự phổ biến rộng rãi của chữ quốc ngữ. Mặt đờn ca hồi những thập niên mười phát sinh ca cải lương đã đành, mặt in ấn các bài ca thời nầy thúc đẩy sự hoàn thành mau chóng hơn thể loại văn hóa đặc biệt của thế kỷ nầy. Không thể kể hết các bản in và người đặt, chép bài ca, chỉ xin ghi lại một vài: Bài Ca Cải Lương, Bài Ca Lục Vân Tiên, Bài Ca Sáu Trọng (25), Bài Ca Thập Nhị Tứ Hiếu, Bài Ca Tình Nhân, Bài Ca Tứ Tài Tử, Bài Ca Lục Tài Tử, Bài Ca Bát Tài Tử, Bài Ca Thập Tài Tử, Bài Ca Thập Nhị Tài Tử... và xin ghi nhận rằng về nội dung các bài ca vẫn bám vào các đề tài trong những tác phẩm giờ đây đã được chuyển sang quốc ngữ, chứ không tự mình đứng riêng như một tác phẩm độc lập phát xuất từ trí tưởng tượng của người viết. Các bài ca nầy là những viên gạch căn bản, giá trị, chúng sẽ hợp nhau lại thành lâu đài cải lương chừng độ chục năm sau đó.
Vai trò của báo chí:
So sánh với báo chí, sách vở thua xa việc phổ cập trong quần chúng. Báo chí cũng dễ dàng trong việc viết lách vì mỗi một số có thể chứa thật nhiều đề tài khác nhau, phục vụ cho nhiều người trình bộ bất đồng và sở thích khác nhau. Sách vở nói nhiều đến các tờ báo đầu tiên là Gia Định Báo, Đại Nam Đồng Văn Nhựt Báo v.v.. cũng vì lẽ đóng vai trò lịch sử của nó, xuất hiện sớm. Từ rất lâu ông Trương Vĩnh Ký với nhận định của mình đã cho xuất bản một tờ học báo để giới thiệu các vấn đề liên quan tới văn học Việt Nam bằng quốc ngữ, đó là nguyệt san Thông Loại Khóa Trình Miscellanées (5 1888). Ông nói trong số ra mắt tờ học báo nầy cái tôn chỉ và mục tiêu của mình:
‘Coi sách lắm nó cũng nhàm; nên phải có cái chi vui pha vào một hai khi, nó mới thú. Vậy ta tính làm ra một tháng đôi ba kỳ, một tập mỏng mỏng nói chuyện sang đàng quốc chí, pha phách lộn lạo, xào bần để cho học trò coi chơi cho vui. Mà chẳng phải là chơi không vô ích đâu: cũng là những chuyện con người ta ở đời nên biết cả. Có ý, có chí thì lâu nó sẽ thấm...’ (26)
Đó không phải là tờ báo đúng nghĩa mà là tờ học báo cho nên ảnh hưởng trong học giới và học sinh thì nhiều mà tác dụng trong quần chúng thì không có mấy. Thông Loại Khóa Trình sống không đầy hai năm thì đình bản vì người chủ trương không lấy lại được vốn bỏ ra hằng kỳ. Tiếc thay! Nhìn chung TLKT mạnh về phương diện sưu tập, bảo tồn mà vắng bóng những nhận định cũng như sáng tác đương thời. Riêng giá trị bảo tồn tư liệu thôi, TLKT cũng đáng cho ta trân trọng bởi vì ta không gặp đâu khác rất nhiều bài đặc biệt trong đó, nhứt là Lời Truyền Thị của Tôn Thọ Tường, Vè Khâm Sai của nghĩa quân kháng Pháp.
Phải đợi đến hai tờ Nam Kỳ Địa Phận và Nông Cổ Mín Đàm vai trò của báo chí quốc ngữ mới nổi bật. Nông Cổ Mín Đàm (ÓA Ĩẽ Ừú Ỏễ , Causeries sur l’Agriculture et de Commerce) số đầu tiên ra ngày 1 tháng Tám, 1901, sống rất lâu, hơn hai mươi năm, thay đổi nhiều chủ bút chủ nhiệm nên đường lối cũng đổi thay... một sự khảo sát tường tận về tờ báo nầy là việc khó khăn, ở đây chúng tôi chỉ nói đại lược về giai đoạn hai năm đầu tiên nó xuất hiện.
Đây là một tuần báo, 8 trương, khổ 1 4 tờ báo lớn ngày nay. Chủ nhơn (=nhiệm ) là người Pháp rành tiếng Việt và sống rất lâu và làm ăn lớn ở Việt Nam tên Canavaggio, chủ bút là nhà văn Lương Khắc Ninh, tục gọi là Hội Đồng Ninh vì ông có mấy nhiệm kỳ làm Hội Đồng Quản Hạt .
Trong số ra mắt có viết lời trần tình của chủ nhơn và lý do làm báo đáng cho ta chú ý:
Hai mươi năm chẵn ở miền Nam thổ, nay đã tiệm thành cơ chỉ qui mô. Đường thiên lý tục tình dầu khác, đạo cang thường lễ nghĩa như nhau. Nơi nơi cũng tạo doan hồ phu phụ. Việc hiếu sự nay đà rang rảnh, tình thê nhi thêm lại rịch ràng (27). Vậy nên công việc từ hưu, vui theo thú thê trì nông cổ. Thương nam thổ dường như cố thổ, mến Nam nhơn quá bằng Tây nhơn, muốn sao cho nông cổ phấn hành, sanh đại lợi cùng nhau cộng hưởng. Vậy nên sức lập nên nhựt báo, thông tình nhau mà lại rộng chỗ kiến văn, lần lần liệu ta cử đồ đại sự.
Trong Đông cảnh nước Cao Ly, Nhựt Bổn, nước Xiêm La cùng nước Đại Thanh đâu đâu cũng đều có công văn nhựt báo. Há Lục Tỉnh anh hùng trí dõng, lại khoanh tay ngồi dậy mà xem, không thi thố cùng người trục lợi...
Tờ báo bằng giọng văn nhiều tính biền ngẫu, sai nhiều lỗi chánh tả nên hơi xưa so với tờ Nam Kỳ Địa Phận xuất bản cùng thời. Báo viết những bài có tính cách cổ động cho công việc phát triển canh nông, chấn hưng thương nghiệp, giải thích khế ước và thương hội.. . Để đỡ khô khan thỉnh thoảng báo có đăng các truyện sáng tác hay truyện dịch từ sách Tàu, dưới dạng văn xuôi hay văn vần, của Lương Khắc Ninh, Nguyễn Viên Kiều, Nguyên Liên Phong, Nguyễn Khắc Huề, Nguyễn Thiện Kế, Đặng Quí Thuần, Lương Hòa Quí, Trần Giải Nguơn, Nguơn Dư Hoài, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Viết Khuông, Thổ Châu thơ sanh, Nam Song thị, Trần Khắc Kỷ, Lê Hoằng Mưu, Tô Ngọc Đường.... Chính các người nầy, với các bài của họ, tạo nên sự lớn mạnh của VHQN trong những bước đầu, ít nhứt là trong Nam Kỳ Lục Tỉnh. Từ năm thứ hai tờ báo mở ra mục Thi Phổ đăng thơ của các bạn đọc và văn hữu cộng tác. Các thơ nầy phần lớn theo thể Đường luật và xướng họa thù tạc nên giá trị văn chương không nhiều.
Các bài sưu tầm văn chương trong NCMD nhìn chung giá trị bảo tồn cũng giống như TLKT trước đó. Bản dịch Tam Quốc Chí ký tên Canavaggio là bản dịch Tam Quốc Chí ra quốc ngữ đầu tiên ở nước ta, trước bản dịch của Phan Kế Bính hơn một thập niên, đăng hơn năm năm từ số 1 đến số 210 là các số báo mà chúng tôi tham khảo được trước đây. Một số người ngờ rằng bản dịch nầy là của Lương Khắc Ninh, điều đó không có gì làm bằng. Xét về văn phong của Lương khắc Ninh thì ta thấy không phải, ông nầy dùng nhiều biền ngẫu, chữ sử dụng cao kỳ mà dư thừa trong khi bản dịch Tam Quốc Chí đúng là hình thái văn xuôi, không có những tiểu đối, chữ dùng lại dễ hiểu bình dân, tỏ ra là tài lực của một người ít chịu ảnh hưởng của Hán học.
Đó là chuyện đầu thế kỷ ở trong Nam, sau đấy một thập niên ở ngoài Bắc chúng ta có hai tờ báo nổi bật, tạo thế đứng vững mạnh cho VHQN là Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong Tạp Chí.
Đông Dương Tạp Chí: (1913-1919) số đầu tiên ra mắt là ngày 15-5-1913. Do tình hình chánh trị, ĐDTC được người Pháp cho ra đời với mục đích tuyên truyền cho công cuộc đô hộ và dè-bỉu những chống đối. Dần dần về sau các người chủ trương đã khéo léo lèo lái thành một tờ báo văn nghệ và học thuật rất phong phú. Trần Trọng Kim viết về Sư Phạm, Nguyễn Văn Tố trích tuyển Pháp văn, Phạm Duy Tốn viết truyện ngắn, Phan Kế Bính và Nguyễn Đỗ Mục dịch thuật các tác phẩm Hán văn, Nguyễn Khắc Hiếu nghị luận về thi ca, Nguyễn Hữu Tiến , Nguyễn Bá Trạc, Thân Trọng Huề viết những điều thuộc về tư tưởng và học thuật Việt Nam...
Nam Phong Tạp Chí: (1917-1934) là tờ báo có ảnh hưởng trong giới trí thức thời nầy, do Phạm Quỳnh chủ trương và viết gần như tất cả các mục. Lúc nầy quốc ngữ đã lớn mạnh lại càng lớn mạnh hơn khi Phạm Quỳnh hô hào phổ biến quốc ngữ bằng cách dung hợp với tư tưởng Tây phương. Do sự làm việc cần cù và nhiệt tâm ông đã đem rất nhiều điều mới lạ trong sách vở Tây Âu thời đó diễn dịch ra quốc ngữ khiến cho thứ chữ viết nầy có dịp cọ xát với các vấn đề khó khăn để chứng tỏ khả năng diễn đạt của mình. Cho đến ngày nay những điều viết trong Nam Phong Tạp Chí phần lớn vẫn còn giá trị, tờ báo đáng được trân trọng như nó đã được trân trọng là di sản văn hóa của dân tộc trong bao lâu nay.
Về hai tờ ĐDTC và NPTC, Giáo Sư Dương Quảng Hàm kết luận rất cô đọng và chân xác:
Ông Vĩnh có công diễn dịch những tiểu thuyết và kịch bản của Âu Tây và phát biểu những cái hay trong tiếng Nam ra; ông Quỳnh thì có công dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các ý tưởng mới. Đối với nền văn hóa cũ của nước ta thì ông Vĩnh hay khảo cứu những phong tục tín ngưỡng của dân chúng, mà ông Quỳnh thường nghiên cứu đến chế độ văn chương của tiền nhân.
Văn ông Vĩnh có tính cách giản dị của một nhà văn bình dân, văn ông Quỳnh có tính cách trang nghiêm của một học giả. Tuy văn nghiệp của mỗi người có tính cách riêng, nhưng hai ông đều có công với việc thành lập quốc văn vậy (28).
Thập niên 30 trong Nam có một tờ tạp chí rất quan trọng là Phụ Nữ Tân Văn, với tờ nầy các vấn đề cải cách xã hội được đặt ra, cũng như vấn đề Thơ Mới được nói đến lần đầu tiên.
1. Giai đoạn cận đại và hiện đại (1932-2000)

Giai đoạn nầy không thể nói bằng một hai trang giấy vì đây là giai đoạn sung mãn nhứt của VHQN. chỉ xin tóm lược vài điểm chánh:

Những năm tiền chiến: 1932-1945: Thi ca nổi bật với những cách mạng về lề luật thi ca cũng như tiết điệu. Đặc điểm của thời nầy tổng quan là lãng mạng, với những chuyện yêu thương và đau khổ. Các thi sĩ phần nhiều nỗi danh vì biết nhìn thật sâu vào tâm hồn mình dể diễn tả những tình trạng tế vi ai cũng cảm nhận nhưng không thể tự mình diễn tả.
Những năm kháng chiến (1945-1954) Sàigòn trở lại là cái nôi của văn học với tràn ngập truyện ngắn và thi ca cổ động cho việc lên đường chống thực dân và đề cao công cuộc kháng chiến. Những nhà văn ở thành phần nhiều không trực tiếp nhận chỉ thị từ phía lãnh đạo công cuộc kháng chiến thời đó. Họ viết bằng trí tưởng tượng, bằng cái tâm bất bình của con người. Cùng thời gian nầy, ở vùng kháng chiến những nhà văn chịu ảnh hưởng của CS viết theo chỉ thị dù rằng họ có lợi thế được nhiều người đọc hơn và thực tế quan sát.
Những năm đất nước lưỡng phân (1954-1975) Đất nước bị chia hai kéo theo sự phân cách về suy nghĩ của hai Miền. Miền Nam tự do trong suy nghĩ nên người viết muốn viết gì thì cứ viết miễn là có một chút kỹ thuật và văn chương. Kết quả là có nhiều tác phẩm nhảm nhí xuất hiện. Những tác phẩm có giá trị văn chương lại mang ảnh hưởng tiêu cực trong việc đối đầu với Miền Bắc khi phân tích tai hại của chiến tranh, sự phi lý của cuộc đời, cổ võ cho cuộc sống buông trôi. Hà Nội dùng tất cả mọi nổ lực của nhà văn để sáng tác nên những quyển sách tưởng tượng ra sự chiến đấu thần thánh của nhân dân trong việc chống Ngụy, chống Mỹ, và bôi lọ đến tuyệt cùng chánh quyền và nhân dân Miền Nam.
Những năm trong và ngoài nước (1975-?) Đây là sự...
Song Anh
#27 Posted : Monday, July 24, 2006 5:26:03 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

Thổ ngữ Huế

Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi, như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều. Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu.

Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng: "Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba... en đẩn. Mi quai chướng khôn?". Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì như vầy: "Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh... Mày coi có kỳ không?".
Chữ "đẩn", ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn: "Đẩn cho bưa rồi đi nghể" - "Ăn cho no rồi đi ngắm gái".
Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn: "Đẩn cho hắn một chặp!" (Đục cho hắn một hồi!). Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại: Được mùa thì chê cơm hẩm/ Mất mùa thì đẩn cơm thiu
Xin được thêm một câu ngăn ngắn gần như rặt thổ ngữ của Huế mà, nếu không có... thông dịch viên gốc Huế hoặc Huế rặt, e rằng khó mà... đả thông cho được: "Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui" - (Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá. Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui). Khó hiểu chưa?!
Thổ ngữ ở Huế thì nhiều lắm và cũng lạ lắm, và vì tiêu đề của bài này là lan man về những thổ ngữ đó, nên xin được nhẩn nha tìm lại chút ít những gì đã mất và ôn lại những gì đang còn xài. Vì trang báo có hạn, không thể giải thích từng chữ một, nên trong bài này, xin được ghép thổ ngữ thành từng câu, từng nhóm thổ ngữ, vừa đỡ nhàm chán lại ra câu ra kéo, có đầu có đuôi hơn: "Đồ cái mặt trỏm lơ mà đòi rượn đực!" - (Thứ mặt mày hốc hác mà đòi hóng trai). Độc chưa! O mô mà lỡ mang cái nhãn không cầu chứng tại tòa này chắc phải ở giá hoặc phải chọn kiếp... tha hương may ra mới có được tấm chồng. Chữ "rượn" gần đồng nghĩa với câu con ngựa Thượng Tứ, câu này cũng độc không kém. Thượng Tứ là tên gọi của cửa Đông Nam, bên trong cửa này có Viện Thượng Kỵ gồm hai vệ Khinh kỵ vệ và Phi kỵ vệ chuyên nuôi dạy ngựa cho triều đình Huế. Vì thế gọi ngựa Thượng Tứ có nghĩa bóng bảy xa xôi rằng con đó nó ngựa lắm, nó đĩ lắm, nhưng thâm thúy hơn nhiều.
"Mệ cứ thộn ló vô lu, còn lưa, tui này lại!" - (Bà cứ dồn lúa vô khạp (cho đầy), còn dư ra, con mua lại). Chữ "lưa" cũng còn có nghĩa là "còn đó" như trong hai câu trong bài ca dao Huế: Cây đa bến cộ (cũ) còn lưa (còn đó)/ Con đò đã khác năm xưa tê rồi
"Này lại" (mua lại); tiếng này thường chỉ dùng nơi xóm giềng, thân cận; tương đương với chữ nhường lại, chia lại, mua lại. Chứ không dùng ở chợ búa hoặc nơi mua bán um sùm.
Đập chắc lỗ đầu, vại máu! (Đánh nhau bể đầu, toé máu!). Thương bọ mạ để mô? Để côi trốt! Chắc chúng ta cũng thường hay hỏi lũ con lúc chúng vừa tập nói, vừa biết tỏ tình thương đối với cha mẹ, câu này có nghĩa: "Thương bố mẹ để đâu? Để trên đầu!". Rồi đưa ngón tay chỉ chỉ, miệng cười cười, nghe hoài không biết chán.
Lên côi độn mà coi (Lên trên đồi mà xem). Chữ "coi" về sau này đã phổ biến đến nhiều địa phương khác.
Mự đừng có làm đày! (Mợ đừng có lắm lời, thày lay). Riêng chữ cụ mự thường là dùng cho cậu mợ. Người Huế ít dùng chữ cụ để chỉ người già vì đã có chữ ôn hay ông. Điển hình như cụ Phan Bội Châu với chuỗi ngày "an trí " ở Huế, dân Huế đã có tên gọi ông già Bến Ngự, hoặc trong ca dao Huế có câu thơ như vầy khi nói đến cụ Phan: Chiều chiều ông Ngự ra câu/ Cái ve cái chén cái bầu sau lưng
Chộ chưa? Nỏ chộ! (Thấy chưa? Không thấy!). Nỏ là lối phủ nhận gọn gàng pha chút giận hờn, chanh cốm như chả biết, chả ăn, chả thèm vào! Hắn mô rồi? Nỏ biết! Chữ "nỏ biết" ở đây pha chút, chút xíu thôi sự phủi tay về cái chuyện hắn đang ở đâu! Tục ngữ Huế: Có vỏ mà nỏ có ruột.
En dòm tui, tui dị òm! (Anh ấy nhìn tôi, tôi thẹn quá!). Chữ "òm" người Huế vẫn thường dùng để bổ túc cho cái phủ định của mình: Ngon không? Dở òm!
O nớ răng mà không biết hổ ngươi! (Cô đó sao mà không biết mắc cỡ!) Hổ ngươi cũng là tên của cây trinh nữ, cây mắc cỡ . Cũng như xấu hổ, thẹn, mắc cỡ thì ốt dột, dị và hổ ngươi có nghĩa khác nhau tuy chút ít nhưng tinh tế, nhẹ nhàng

Chiều hắn cho gắt, hắn được lờn!: Chiều nó cho lắm vào, nó làm tới. Mời ôn mệ thời cơm: Mời ông bà dùng cơm .
Mệ tra rồi mệ chướng: Bà ấy già nên sinh tật. Chữ chướng, người Huế cũng thường dùng để chỉ mấy đấng nhóc tì khóc nhè, bướng bỉnh hoặc các vị có lối nói, cách hành xử ngang như cua .

Bữa ni răng tau buồn chi lạ, buồn dễ sợ luôn ! (Sao hôm nay tao buồn quá, buồn quá trời luôn!). Dễ sợ, với người Huế không đơn thuần ở nghĩa thấy mà ghê, hoặc khủng khiếp quá, mà còn có nghĩa, thí dụ: Con nớ đẹp dễ sợ!: Con bé đó đẹp quá trời!
* * *

Xa Huế đã lâu lắm rồi, từ ngày vừa biết tập tành đi nghễ mấy o Đồng Khánh, vừa ngấp nga ngấp nghé muốn vào (nhưng sợ bị chưởi) nhấm nháp thử ly cà phê đen sánh của cà phê Phấn, nơi mà các anh hùng trong thiên hạ vẫn tấp nập ra vào; và cũng vừa biết để dành tiền để mua những tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn tại nhà sách Ưng Hạ. Phong cách Huế không ít thì nhiều cũng đã phôi pha, thổ ngữ Huế cũng không mấy khi có dịp để dùng lại cho đỡ nhớ, cho khỏi quên; thành ra cũng xao lãng đi nhiều .
Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó. Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ.

Theo Phan Thịnh/e-cadao.com

Song Anh
#28 Posted : Thursday, September 7, 2006 4:56:05 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam
Tác giả: Cao Chánh Cương


Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngàn mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.

Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau. Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính tri... , nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn. Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.

Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung). May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.



A. LUẬT BẰNG TRẮC

Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.



1. Luật lập láy

Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...



2. Luật trắc

Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).



Thí dụ:

Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.

Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.

Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.

Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.

Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang,...



3. Luật bằng

Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).



Thí dụ:

Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.

Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.

Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.

Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...



B. CHỮ HÁN VIỆT

Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ,... tất cả đều do chữ Hán mà ra.

Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, cá chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.



Thí dụ:

Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.

Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.

Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.

Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.

Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

Để thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:

"Dân Là Vận Mệnh Nước"

để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.



C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC



1. Trạng từ (adverb)

Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.



Thí dụ:

Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.

Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.

Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.



2. Tên họ cá nhân và quốc gia

Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.



Thí dụ:

Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...

Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.

Nước Mỹ, A phú Hãn,...

Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.



3. Thừa trừ

Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.



Thí dụ:

Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.

Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.



D. KẾT LUẬN

Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.

Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thược vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam. Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.



CAO CHÁNH CƯƠNG

Trích tài liệu khóa Tu nghiệp Sư phạm 1991

Của các Trung tâm Việt ngữ Miền Nam Cali


Tonka
#29 Posted : Thursday, September 7, 2006 5:57:42 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Song Anh
Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.


CAO CHÁNH CƯƠNG

Trích tài liệu khóa Tu nghiệp Sư phạm 1991

Của các Trung tâm Việt ngữ Miền Nam Cali





Sữa chửa == sữa của những người đàn bà có thai nghén Eight Ball

Có thiệt không đây hỡi trời ShockedDead
Song Anh
#30 Posted : Thursday, September 7, 2006 6:15:24 AM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

quote:
Gởi bởi tonka

quote:
Gởi bởi Song Anh
Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.


CAO CHÁNH CƯƠNG

Trích tài liệu khóa Tu nghiệp Sư phạm 1991

Của các Trung tâm Việt ngữ Miền Nam Cali





Sữa chửa == sữa của những người đàn bà có thai nghén Eight Ball

Có thiệt không đây hỡi trời ShockedDead



ShyBig SmileBig SmileBig Smile...Một mắt làm việc...một mắt " theo dõi " PNV...mà chị còn đọc kỷ hơn S.A nữa......
Em thường nghe là sữa mẹ...chứ "sữa chửa "...thì chưa...điệu này...chắc phải...hỏi lại tác giả quá hả chị...mà cái đáng ngạc nhiên...là chẳng lẻ...các Trung Tâm Việt ngữ miền Nam Cali...không ai thấy " điểm " này sao..Eight BallQuestion
Tonka
#31 Posted : Thursday, September 7, 2006 9:39:38 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Nào có dám đọc kỹ đâu Big Smile Xem qua hai cái thí dụ ở đầu bài là "nhân sĩ" và "sửa chữa" là té lăn cái đùng, sau đó ngóc đầu dậy liếc liếc xuống dưới bài, rồi không dám tin những gì con mắt vừa đọc qua Tongue

Tk chưa từng bao giờ học qua hay nghe qua những "quy ước hỏi ngã" như thế này. Từ lúc bắt đầu học chữ cái, rồi đánh vần, viết chính tả, tk được bảo rằng chữ này là dấu hỏi và chữ kia là dấu ngã, đọc như thế này, v.v... Có bao giờ ai lại dạy cho một đứa con nít 5, 10 tuổi những quy ước vớ vẩn kia chứ lị Big Smile À quên, bài viết này là nhắm vào các cô giáo thày giáo dạy tiếng Việt cho trẻ con ở Nam Calif Tongue

Trở lại cái thí dụ ban đầu của tác giả, nếu sửa chữa được viết thành sữa chửa thì hai tiếng này sẽ trở thành là vô nghĩa mất rồi. Mà đã vô nghĩa rồi thì lấy đâu ra mà trái ngược với cái nghĩa của chữ sửa chữa. Thiệt cái tình Big Smile

Còn chữ nhân sỉ thì chờ chị PC hay mấy chị khác nói dùm xem chữ sỉ là sỉ nhục hay là liêm sỉ? Chữ nhân sỉ thì tk cũng không thấy có ý nghĩa gì trong tiếng Việt cả, chưa từng nghe qua Big Smile

Pìng Dẽng Cúng Chùa đâu rồi, vô đây bàn loạn cái đi Wink



Tonka
#32 Posted : Thursday, September 7, 2006 9:52:04 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Lại còn cái này nữa chứ trời Big SmileClown
quote:
Gởi bởi Song Anh
Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung). May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...




Không có ai sanh ra thì tự nhiên biết hỏi ngã hết Clown phải học mới biết và phải được dạy cho đúng. Con tui sanh ra ở Mỹ thì nó biết nói tiếng Mỹ sao Tongue

Phượng Các
#33 Posted : Thursday, September 7, 2006 3:22:10 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nội đọc cái tựa ông này đặt ra và đoạn đầu của bài là mình đã bỏ đi rồi.

Viết tựa đề "Dấu Hỏi Ngã Trong Văn Chương Việt Nam" là chưa bao trùm được hết các lãnh vực mà vấn đề ảnh hưởng tới. Văn chương là một khía cạnh, một thành phần trong ngôn ngữ, tiếng Việt thì xài cho cả những thứ không phải văn chương. Tiếng nói hàng ngày, các môn khoa học, triết lý, xã hội, v....v.... bộ không xài tiếng Việt với các dấu hỏi ngã hay sao. Tựa đề đu'ng nên đặt là Dấu Hỏi Ngã Trong Tiếng Việt.

Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngàn mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.

Dấu hỏi ngã quan trọng, nhưng viết sai nó không đến nổi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam. Nói vậy miền Nam và miền Trung không có văn chương và văn hóa hay sao?

Rồi lại còn bảo là người Bắc chỉ mỉm cười khi nghe hỏi, mèn, viết một bài học về ngôn ngữ học mà cứ như viết tùy bút.


Nếu tui tham gia vào một lớp dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt ngữ mà đọc thấy bài này thì liệu tui có dám góp ý với ban giảng dạy hay không? Clown May mà có cái forum ảo này, không ai biết mặt mình. Tongue

samantha
#34 Posted : Thursday, September 7, 2006 3:34:04 PM(UTC)
samantha

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 468
Points: 27

Thanks: 1 times
quote:
Gởi bởi Phượng Các
Dấu hỏi ngã quan trọng, nhưng viết sai nó không đến nổi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.
May mà có cái forum ảo này, không ai biết mặt mình. Tongue

PC ché!Approve
Big SmileBig Smile
heart
Song Anh
#35 Posted : Thursday, September 7, 2006 4:06:46 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18



Vào trang này đây học viết " hỏi ngã " một cách nghiêm túc hơn nè...các anh chị...

http://zencomp.com/great...i/u-hoinga/hoinga00.htm


WinkBig Smile
LanHuynh
#36 Posted : Friday, September 8, 2006 3:26:29 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Bài này có ích cho LH lắm nha, cám ơn SA Rose
Binh Nguyen
#37 Posted : Monday, September 11, 2006 8:03:40 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Được diện kiến dung nhan, đã chi đâu.

BN
Binh Nguyen
#38 Posted : Monday, September 11, 2006 8:05:32 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Song Anh



Vào trang này đây học viết " hỏi ngã " một cách nghiêm túc hơn nè...các anh chị...

http://zencomp.com/great...i/u-hoinga/hoinga00.htm


WinkBig Smile



May quá, Bình Bắc Kỳ luật hỏi ngã cũng kha khá, khỏi đọc.
BN
nguyen
#39 Posted : Monday, September 11, 2006 1:38:38 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9

quote:


May quá, Bình Bắc Kỳ luật hỏi ngã cũng kha khá, khỏi đọc.
BN



BN cũng nên đọc cho biết mình may mắn, không phải học những luật lệ, qui ước đó hay để cho biết ông này chê người dùng sai luật của ông ta Tongue !

BN có bao giờ viết : Ngả quỵ, mắt mỏ, nhỏng nhẻo,... hay có bao giờ dùng những chử này không : điễn khí, điễn học, điễn lực,...?

Rose




Song Anh
#40 Posted : Monday, September 11, 2006 3:45:08 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

quote:
Gởi bởi nguyen

BN có bao giờ viết : Ngả quỵ, mắt mỏ, nhỏng nhẻo,... hay có bao giờ dùng những chử này không : điễn khí, điễn học, điễn lực,...?




Thấy anh Nguyễn viết thế...S.A cũng tò mò tra lại tự điển...mới "ngã ngửa" ra TongueBig Smile
" Chị ngã em nâng " mà lại là " Cành cây ngả trên mặt nước" Eight BallQuestion !!!

beerchug
Users browsing this topic
Guest (21)
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.