Về bài “Giọt mưa thu” trong cuốn DVD Asia 48
LÊ LA ghi
LTS: Đội mưa đội gió, nhà báo Trọng Minh gõ cửa toà soạn Việt Weekly vào đúng ngày mùng 1 tháng 1, 2006 để muốn được trao đổi đôi điều về một bài hát, mà theo ông, gây khó chịu cho nhiều người (trong đó có ông). Đó là bài “Giọt mưa thu” trong cuốn DVD Asia 48, “75 năm âm nhạc Việt Nam”. Ý kiến của ông ra sao, đọc rồi sẽ rõ.
VW: Hôm nay, trời mưa gió, anh Trọng Minh ghé đến Việt Weekly, có vấn đề gì đây?
TM: Tôi muốn lên tiếng về một vấn đề này, để sau này, các nhà sản xuất, khi làm việc cần phải có sự góp ý. Làm mới không có nghĩa là làm sai. Làm như trung tâm Asia là làm sai. Bài Giọt mưa thu của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, tôi không nhớ rõ sáng tác năm nào, nhưng mà phải trước năm 1939. Bài này là thể nhạc trầm, nhất là qua giọng ca của Thanh Thúy, cô nổi cũng nhờ bản nhạc này. Loại nhạc tiền chiến thời ấy, chưa hề có nhạc giật. Thời nhạc tiền chiến làm gì có nhạc giật. Ngay cả ở ngoại quốc cũng thế, phải đến năm 1960 mới có loại nhạc giật. Cuốn DVD Asia 48, 75 năm âm nhạc Việt Nam, rất là có giá trị. Làm cho người ta nhớ lại những bài nhạc Việt Nam, thời mở đầu của âm nhạc Việt. Asia đã bỏ công đi tìm tòi những tiểu sử nhạc sĩ, tìm đến mộ phần những nhạc sĩ. Đó là một công rất lớn. Nhưng phần trình diễn của hai cô ca sĩ Aùnh Minh và Thùy Dương, hát bài Giọt mưa thu của nhạc sĩ Đặng Thế Phong đã để lại một hạt sạn. Vô tình, lối hòa âm không đúng không hợp đã làm hư đi bài hát, đó là làm sai chứ không phải làm mới.
VW: Anh đã nghe bài hát Giọt mưa thu nhiều năm, anh thấy sự không đúng ở chỗ nào?
TM: Nó chõi ngược hẳn. Nó không giữ được tinh thần của bản nhạc. Bài hát này đã thấm vào bao nhiêu thế hệ đã từng nghe qua nó, mấy chục năm nay rồi. Bây giờ nghe lại, với lối hòa âm mới, người ta không còn thấy hồn của bản nhạc đâu nữa, nó đã mất đi hẳn cái hồn. Cho nên, những tác giả, sau khi trao đứa con cho một người tạo danh cho nó, lại bị hướng đi sai đường, như vậy quá uổng đi. Qua sự việc này, tôi thấy rằng, tác giả, khi giao bài hát cho một nhà xuất bản, cần có sự kiểm soát, thỏa thuận đôi bên, chứ đừng giao cho một nơi vô trách nhiệm như vậy. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong đã mất lâu rồi, tôi cảm thấy tiếc cho công trình của ông ấy. Nhân đây, tôi cũng kêu gọi những nhạc sĩ sáng tác, khi giao tác phẩm cho những nhà sản xuất, nên lưu tâm. Kẻo rồi, họ lại bảo làm mới, nhưng mà họ làm sai chứ không phải là làm mới. Những con người thật sự có tâm hồn với văn học, họ rất quí đứa con tinh thần, giới thiệu ra hay không không thành vấn đề. Nếu mà nhà sản xuất đưa ra, lại thành đứa con hư hỏng, như vậy tội nghiệp cho người sáng tác. Thà là không có con còn hơn.
http://65.45.193.26:8026/cms/acct/vietweekly/issues/vw4n02/giotMuaThuAsia48.html