quote:
Gởi bởi PC
Đọc đi đọc lại bài của xv chị không thấy định nghĩa phá giá nằm ở chỗ nào. Trở lại các ví dụ trên, xv cho là chính phủ Mỹ phá giá đồng Mỹ kim (a), theo xv là ở chỗ tiền Mỹ sụt giá so với tiền các nước khác trên thị trường hối đóai. Vậy phá giá có nghĩa là làm cho giá trị của đồng tiền kém đi. OK chưa?
Nhưng trong ví dụ làm nail (b), các bà cũng phá giá, nhưng là làm cho giá trị đồng tiền tăng lên. OK chưa? (20 làm được bộ full set mà cách đây 20 năm giá nó là 40 đô). Vậy thì có phải trong trường hợp này, phá giá là làm cho giá trị đồng tiền tăng lên?
Trường hợp thứ ba (c), Việt kiều làm giá răng tăng lên, tức là giá trị đồng tiền VN kém đi. Như vậy (a) và (c) đưa đến hệ quả như nhau. Trong khi (b) đi ngược lại, vậy mà tại sao (c) không được coi là phá giá như (a)? mà chỉ bị coi là nâng giá? Nên nhớ là nâng giá này là giá cả chớ không phải giá trị. Hai thứ này tỷ lệ nghịch nhau, hễ giá cả tăng thì giá trị của nó giảm.
Chính phủ Mỹ có quyền phá giá đồng dollar không? Theo nguyên tắc tự do thị trường thì chính phủ không được quyền hay không thể phá giá hay tăng giá đồng dollar . Họ chỉ tung ra gói kích cầu (như danh từ hiện đương dùng), và vì 600 tỉ được bơm vào thị trường tiền tệ mà giá trị của nó đi xuống.
Để em coi coi phải bắt đầu từ đâu cho chị thấy ý nghĩa khác nhau của (a: đồng bạc Mỹ bị phá giá) và (c: giá răng tăng lên chớ khg phải là phá giá đồng tiền))
Bắt đầu từ đây nha
quote:
Trường hợp thứ ba (c), Việt kiều làm giá răng tăng lên, tức là giá trị đồng tiền VN kém đi. Như vậy (a) và (c) đưa đến hệ quả như nhau. Trong khi (b) đi ngược lại, vậy mà tại sao (c) không được coi là phá giá như (a)? mà chỉ bị coi là nâng giá?
giá làm răng tăng lên vì nhiều người muốn làm răng hơn là số nha sĩ / thợ làm răng có thể cung cấp dịch vụ--> cung thấp hơn cầu --> giá làm răng tăng lên do nhu cầu tăng (giá bị nâng lên) và làm cho người tiêu thụ cảm thấy giá trị đồng tiền giảm xuống (so với giá làm răng mà thôi) chớ trong các mặt hàng khác thì giá trị đồng tiền vẫn vậy. Vậy thì trong trường hợp này giá làm răng tăng lên chớ đâu phải đồng tiền (nói chung)giảm xuống.
Trong khi đó thì (a) là đồng Mỹ kim bị phá giá so với tỉ giá hối đoái mà thôi nhưng giá trị của nó trong thị trường nội địa không hề kém đi (giá trị cũng không giảm)..Trước hay sau khi bị phá giá thì giá mọi thứ vẫn y vậy mà thôi.
Vậy sao gọi là phá giá?
Trước đây $1 Mỹ = $1.5 Ú.c Sau khi phá giá thì nay $1 Mỹ = $1.02 Úc --> đồng Mỹ sụt giá so với đồng Úc (và các đồng tiền khác) nhưng giá trị đồng Mỹ trong nước Mỹ vẫn không giảm , nếu $1 Mỹ trước đây mua được 1 lít xăng hay 1 ổ bánh mì thì nay cũng vậy.
So sánh 2 trường hợp trên thì (a) thì đồng bạc bị phá giá --> sụt giá -->
giá hối đoái giảm chớ giá trị đồng tiền trong nước đó khg giảm
và (c) là giá làm răng nâng lên làm ta có cảm tưởng giá trị đồng tiền (khi làm răng) bị giảm chớ thật sự giá trị đồng tiền (nói chung) trong nước cũng không giảm so với các thứ khác.
Giá đồng bạc khg giảm thì phá giá đồng bạc (a) làm gì?
Như có nói ở trên, trước $1 Mỹ = $1.5 Úc. Nay $1 mỹ suýt soát $1 Úc.
Trước Mỹ xuất cảng một món hàng Z giá $100 thì Úc phải trả $150 để nhập vô. Nay Úc chỉ cần trả $102 để nhập món hàng đó (tượng tự, các nước khác cũng vậy) --> tha hồ mua hàng Mỹ giá rẻ đem về Úc bán--> Mỹ sẽ bán được nhiều --> tăng xuất cảng --> tạo ra công ăn việc làm. Nhưng giá đồng bạc Mỹ khg hề giảm trong nội địa nước Mỹ, trước đây bán món hàng Z lấy $100 thì bây giờ cũng vẫn lấy $100 và các thứ hàng hóa và dịch vụ khác cũng vẫn giữ giá ổn định, chỉ có giá hối đoái là thay đổi mà thôi.
quote:
Chính phủ Mỹ có quyền phá giá đồng dollar không? Theo nguyên tắc tự do thị trường thì chính phủ không được quyền hay không thể phá giá hay tăng giá đồng dollar . Họ chỉ tung ra gói kích cầu (như danh từ hiện đương dùng), và vì 600 tỉ được bơm vào thị trường tiền tệ mà giá trị của nó đi xuống
Cái gói kích cầu 600 tỉ đó đâu phải là đống tiền thả vô thị trường tiền tệ cái ào mà là chính sách tạo công ăn việc làm trong vòng nhiều năm tới. Và tạo công ăn việc làm thì sẽ sản xuất ra hàng hóa , mà có hàng hóa thì phải tìm người bán số hàng đó, dân Mỹ mua sao hết --> phá giá đồng tiền Mỹ để bán ra nước ngoài như đã trình bày ở trên đồng thời để thu vốn bù vô cái số 600 tỉ đó nữa chứ.
Thật ra lý do trên khg phải là lý do chính khiến Mỹ phá giá đồng bạc đâu mà vì cán cân mậu dịch vói TQ bị thâm thủng nặng nề và do TQ kìm giá tiền của họ thấp hơn giá thật sự để xuất cảng hàng hóa . Và TQ kìm hãm giá đồng Nguyên của họ bằng cách tạo khan hiếm tiền Mỹ trên thị trường quốc tế để làm tăng đồng Mỹ bằng cách mỗi ngày mua vô 1 tỉ Mỹ kim đem cất đó --> tiền Mỹ khan hiếm trên thị trường thì giá trị của nó tăng lên --> hàng Mỹ mắc lên khg nước nào mua và dân Tàu cũng khg chịu mua để cân bằng mậu dịch.
Tức cái mình, Mỹ bèn in tiền ồ ạt (khg bảo chứng) đổ vô thị trường tiền tệ quốc tế (khg phải cái gói 600 tỉ chị nói ở trên đâu à) ai muốn mua bao nhiêu cũng có--> tiền ứ hự ra đó thì ai cần tranh mua làm gì --> giá trị hối đoái của đồng Mỹ giảm và anh Tàu chết trước vì trong tủ mấy ảnh hiện ôm đến 2300 tỉ Mỹ kim. Mỹ muốn mấy anh Tàu thả nổi đồng Yuan để giá trị hối đoái của nó tăng lên và cân bằng cán cân mậu dịch với Tàu.
Ai nói Mỹ không được quyền phá giá đồng Mỹ kim (?)