Bài viết sau đây tìm được trên Net, có vẻ đủ luật lệ để các anh chị tập chơi trong mấy ngày Tết
.
Tứ SắcTứ sắc được chơi bằng những cây bài in trên giấy, hình thể rất nhỏ, 1.7 cm x 8.5 cm (có bộ nhỏ hơn nữa).
Bài gồm có các quân Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Ngựa và Chốt (hay Tốt), như bài Tam cúc, bộ cờ Tướng, nhưng mỗi hàng có bốn màu (
tứ sắc) xanh, trắng, đỏ, vàng và mỗi màu có bốn quân. Chúng ta có bảy hàng, từ Tướng đến Chốt, mỗi hàng có bốn màu, mỗi màu có bốn quân, vị chi tất cả là 112 (7x4x4) quân bài.
Ván bài lý tưởng gồm có bốn người. Lúc chia bài, người ta chia từng năm quân một, mỗi năm quân được gọi là
tay. Mỗi người có bốn tay, nghĩa là 20 cây, ngoại trừ người cái có 21 cây (tay đầu chia sáu thay vì năm).
Tướng, Sĩ, Tượng, và Xe, Pháo, Ngựa cùng màu là một
phu và được tính một điểm. Ba quân chốt ba màu cũng là một phu, được tính một điểm, nhưng bốn quân chốt bốn màu được tính hai điểm.
Bài muốn
tới (ngả ù) không được có quân lẻ, có nghĩa là các quân trên tay hoặc phải là phu hoặc là đôi.
Nếu có ba quân giống nhau, được gọi là
khạp. Khi trên tay có khạp, phải cho làng biết bằng cách đặt một đồng tiền, hay là một vật gì như bao diêm, bao thuốc ... trước mặt, nếu không, khi người ta đánh đúng khạp, mình không được quyền
khui, tức là hạ khạp xuống để ăn quân bài vừa đánh ra, hay bóc nọc lên. Mỗi khạp phải được đánh dấu riêng rẽ, để người ta biết mà né tránh, không đánh cho khui. Khạp chưa khui được tính ba điểm, khạp khui rồi được tính gấp đôi, tức sáu điểm.
Nếu có bốn quân giống nhau (cùng hàng, cùng màu) thì phải hạ xuống, trải dài ra theo chiều ngang trước mặt, cái đó gọi là
quằn và tính tám điểm.
Nếu bài có khạp đã khui rồi (bốn quân dưới chiếu) hoặc quằn mà ù được, thì gọi là
tới quan. Khi tới quan, thì tiền thu được tăng gấp đôi. Thí dụ trong bài mình khi tới đếm được 11 điểm, thì bình thường, phải xướng 11, 14, và ba tay kia phải giam mình 14
lện. Mười một là điểm mình có trên bài, còn ba điểm phụ trội như một phần thưởng cho người tới. Nhưng nếu tới quan, thì mình phải xướng 11, 28 (gấp hai lần 14), và được mọi người giam 28 lện.
Khi nào một người trong bốn tay hết tiền, thì gọi là
đứt chến. Và người ta bắt đầu chến khác bằng cách bỏ ra mỗi người một số tiền bằng nhau, tương đương với 300 lện. Thí dụ nếu giá biểu là 10 xu một lện, thì mỗi chến là 30 đồng. Nếu mỗi lện là một đồng thì phải đậu chến 300 đồng.
Luật lệ
ăn. Khi người ta đánh đúng đôi mình có, mình có thể hạ đôi trên tay xuống, bất kể vị trí của người đánh. Khi khui khạp cũng vậy. Nhưng muốn ăn, thì phải chờ người tay trên đánh đúng quân mình muốn, hoặc bóc nọc ngay cửa chính mình thì mới ăn được.
Ăn được chia làm nhiều loại, như ăn để thành phu, hoặc ăn cu-ki.
Thành phu là mình có xe, ngựa, và ăn được con pháo cùng màu, hoặc có sĩ tượng mà lật được tướng, hay hai cây chốt hai màu khác nhau mà lật được con chốt màu thứ ba từ nọc, ngay cửa, thì có thể ăn thành phu. Quân lẻ trên bài được gọi là
rác. Trong thí dụ đầu, mình có thể loại đi được hai cây rác (xe, ngựa), cộng với một cây mình sắp đánh đi nữa là ba. Hai trường hợp sau cũng thế (sĩ, tượng, hoặc hai cây chốt và một cây đánh đi).
Còn ăn
cu-ki là mình có một quân lẻ, được tay trên đánh, hay bóc nọc lên được một quân giống như vậy. Trường hợp này, mình loại được hai cây rác.
Khi nào hết rác (hết cây lẻ để đánh đi) là
tới. Khi tới và cộng điểm, lúc nào cũng phải là số lẻ, như 5, 7, 9, 11 ... nghĩa là mình sẽ thu được 8 (5, 8), 10 (7, 10), 12 (9, 12), 14 (11, 14) lện ... Nếu tới, mà đếm thành số chẵn, thì gọi là
tới hố. Trong trường hợp này, người tới hố chẳng những không được thu tiền, mà còn phải đền cho các tay khác. Giá biểu đền, còn tùy thuộc vào lời giao kết của từng sòng bài.
(vietbao)
Ngón tay tứ sắc: