cbku tt
QUA MỘT CƠN ĐAU
Chú Ba, một người em bạn cuả Bác bị đaubụng nhào lăn! Lối xóm kẻ cạo ió, người kiếm thuốc lăng xăng, một lúc sau bệnh mới chiụ bợt
Sau trận đau đó, mấy người con của chú nói:
Sau trận đau của ba, tuị con thấy tình chòm xóm xích lại gần hơn
Chú Ba tiếp lời:
_ Còn Ba thấy mang ơn tới cây cỏ nữa!
Bác Hai nghe cha con nóí vậy, Bác cười nói:
_ Còn tôi, tôi mang ơn cái thân xác nầy lắm
Qua cơn đau, mấy đứa con chú Ba tiến xa, chú ba thì kém hơn nó, còn ông Như Sanh thì ích kỷ quá!
Một người bạn Bác Hai nghe phê bình như vậy, nóí:
_ Qua cơn đau đó, mấy đưá con chú Ba tiến một bước, chú Ba tiến hơn con cuả chú, còn anh(Bác Hai) tiến hơn cha con nó nữa
Kẻ khen qua , nguời chê lại, Bác chỉ cười vậy thôi.
Về sau, mấy em cháu nhờ giải rõ ý câu nói:
"Bác mang ơn cái thân nầy lắm"
Bác nói:
_ Phật dạy cái thân nầy là nhà chưá tai hoạ, nào đau ốm, nạn tai... biết bao! Đó là một lối nói chứ nhà Phật bảo: "Thân mạng không nên quý trọng mà cũng không nên khinh". . Vì nếu quí trọng sẽ tạo nghiệp bất lành để phụng sự nó, mà rốt cuộc rồi cũng phải bỏ, Nhưng không nên khinh nó, vì nhờ thân mà học được đạo, cúng dường lễ Phật, nhờ thân mà hoàn thiện được con người làm nên việc nghiã để tiến lên điạ vị Tiên, Phật. Vì thế không nên nhìn thiên lệch. Cho thân là bất tịnh, tai họa... rồi xem nó như kẻ thù!
Nếu mình nhìn thân là kẻ thù, thì người chia xương xẻ huyết, sinh sản nuôi nấng nó, bấy giờ mình mới xem họ ra sao đây? Vô ơn bạc nghĩa chăng?
Mình có quý trọng thân mình, mới có quý trọng công ơn sinh dưỡng của cha mẹ.
Trở lại, vì có quý thân cha, nên đám con chú Ba mớí thấy thông cảm tình chòm xóm và chú Ba mới mang ơn tới cây cỏ vậy.