Rank: Newbie
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 1,837 Points: 0
|
7_vdn_dt kính mến chào tất cả ACE "Một Cõi Thiền Nhàn" và DĐPNV. ***
Có người hỏi : :: Phủi Bụi Trừ Dơ :: là nghĩa gì ?
>>"Phủi Bụi Trừ Dơ" 1) CHU LỴ BÀN ĐÀ GIÀ (SUDDHI PANTHAKA) Hai anh em ông Bàn Đà Già (còn gọi Bán Thác Ca) là hai anh em sanh đôi và cùng theo Phật một lần. Ông anh (Ma Ha) thông minh lanh lợi bao nhiêu thì trái lại, ông em (Chu Lỵ) u mê đần độn bấy nhiêu. Biết rõ năng khiếu chậm lụt của Chu Lỵ, nhưng Phật hết lòng mến yêu và đặc biệt trọng nể hơn ông anh, vì Chu Lỵ là người tất mực chánh trực. Một hôm Phật đi thuyết giáo về đến cổng Tinh xá Kỳ Viên thì thấy một đám quần chúng đang vây quanh một vị Sa môn ở bên vệ đường mà chỉ chỏ chê cười, trong khi đó vị Sa môn kia ngồi khóc lóc gào thét thê thảm. Đó chính là Chu Lỵ vừa bị anh đuổi đi, không cho ở chung với chúng tu học nữa. Phật dìu ông trở lại Tinh xá, hỏi: - Vì sao ông ngồi khóc ở đây? - Bạch Phật, đệ tử biết mình là kẻ ngu đần, nên tuy xuất gia một lần với thân huynh, được thân huynh tiếp sức dạy thêm cho, nhưng mãi đến nay một bài kệ ngắn cũng không sao thuộc nổi. Thân huynh bảo rằng đệ tử không còn hy vọng tu hành, hôm nay thừa lúc Phật đi vắng, đuổi đệ tử hoàn tục. Bị trục xuất ra khỏi Tăng đoàn, đệ tử không còn biện pháp nào hơn là ngồi khóc, chờ Phật về giải cứu. Phật từ ái an ủi Chu Lỵ rằng: "Ông không nên quan tâm điều đó. Ông từng theo ta trên con đưòng du hóa đó đây. Qua kinh nghiệm, ông cũng thấy hễ ai biết mình ngu thì đó mới là kẻ trí. Còn thường thường chỉ những kẻ thực sự ngu độn mới lầm tưởng rằng mình là bậc thông minh. Nay ông tự biết mình ngu thì đâu có phải người ngu hẳn mà thất vọng?" Sau khi vỗ về an ủi, Phật bèn ủy thác Chu Lỵ cho A Nan dạy bảo và đặc biệt căn dặn A Nan nên kiên nhẫn và khéo tìm những biện pháp thích nghi làm sao cho Chu Lỵ thuộc nổi một bài kệ là đủ. Ít lâu sau, A Nan ngao ngán, giao trả Chu Lỵ lại cho Phật, vì không có cách nào khiến ông thuộc nổi một câu, chứ chưa nói đến trọn bài. Từ đó, Phật đích thân đảm nhiệm lấy việc giáo hóa Chu Lỵ. Ngài dạy ông học câu kệ: "Phủi bụi trừ dơ" (Phất trần trừ cấu). Hết tháng nọ qua tháng kia, chỉ mỗi một câu bốn chữ ấy, ông đọc trước quên sau, học mãi không nhớ. Đại chúng đều cho rằng Phật phí công vô ích, Chu Lỵ không thể nào tu được. Riêng Phật không nản, cho gọi Chu Lỵ đến bảo riêng rằng: "Từ nay ta giao cho ông công việc quét sân, quét nhà, lau chùi mọi vật dụng trong Tinh xá đừng để bụi bám vào, hễ tay lau quét thì đồng thời miệng đọc tụng bài kệ.” Thấy ông suốt ngày miệng đọc tay làm, ai cũng lấy làm kỳ, đổ xô đến vây quanh ông mà chọc ghẹo chế diễu. Phật quở trách đại chúng, cấm không ai được quấy rầy ông làm trở ngại phương pháp giáo hóa của Phật. Từ đó, hễ nghe ông đọc: "Phủi bụi trừ dơ" thì đại chúng hỗ trợ đọc theo. Trải một thời gian sáu năm, ông mới nhớ được trọn vẹn cả bốn câu mà không vấp váp. Tiếp tục như thế lâu ngày, ông nhập tâm, khi ăn lúc ngủ, luôn luôn bốn chữ ấy xuất hiện nơi đầu lưỡi. Rồi một hôm bỗng vỡ lẽ, ông hiểu được ý nghĩa câu kệ và ông nghĩ rằng: - Bụi bặm đâu chỉ có ở mặt ngoài, nó còn nằm bên trong nữa. Bụi bặm bên ngoài thấy rõ trên than, đất, đá, sỏi; đó là thứ bụi dễ thanh trừ. Bụi bặm trong nội tâm mới khó thấy và cũng nhiều hơn. Đó là các phiền não tham sân si. Loại bụi nguy hiểm này, phi người có đại trí, không ai thanh trừ nổi. Nghĩ như vậy xong, tâm ông dần dần trở nên trong lắng. Tuy chưa thanh tịnh hóa được nghiệp nhân quá khứ, nhưng nghiệp nhân hiện tại đều đã hiện ra bình đẳng trước mắt. Ông lại nghĩ lòng ái dục của con người, đích thực đó là bụi bặm mà kẻ trí nhất định phải tiêu trừ cho kỳ hết. Không tiêu diệt hết ái dục thì không thể vượt khỏi vòng sanh tử. Đó là điều đáng thẹn đối với kẻ mang danh xuất gia, vì ái dục là nguyên nhân xuất sanh các khổ não tai ương, trói buộc con người, khiến cuộc sống mất tự do hoàn toàn. Không còn ái dục nữa, lòng mới thanh tịnh, tự do, giải thoát và trí mới soi thấy được chân lý. Nhờ những tư tưởng riêng mình tự giác đắc, Chu Lỵ Bàn Đà Già dần dần tiêu trừ được ba độc tham sân si, tấn nhập cảnh giới bình đẳng, không khởi niệm yêu ghét, không móng ý khen chê, thoát hẳn ngoài võ vô minh tù hãm. Tâm ông liền hốt nhiên khai ngộ. Lòng nhẹ nhàng lâng lâng, ông bình thản đến trước Phật đảnh lễ bạch rằng: - Bạch Phật! Đệ tử đã "Quét bụi trừ dơ" xong rồi. Phật hoan hỷ ngợi khen Chu Lỵ rồi quay về đại chúng bảo rằng: - Này đại chúng! Tụng đọc hàng ngàn pho kinh mà không như thật hiểu thấu nghĩa kinh, không như thật hành trì đúng ý kinh, không bằng chỉ thọ trì một câu kệ ngắn, rồi y vào đó thực hành đến mức nhập diệu, thì quyết định phải đắc đạo. Gương Chu Lỵ Bàn Đà Già là một bằng chứng. Chu Lỵ sau khi chứng quả, là một trong số Thánh chúng hữu danh của Phật, được toàn thể Tăng chúng rất mực tôn kính. Tuy nhiên, sinh hoạt của ông vẫn không thay đổi. Hàng ngày, ông vẫn tiếp tục công phu sáng chiều quét sân, quét nhà và lau chùi vật dụng trong Tinh xá, trong khi đó miệng vẫn lâm râm trì tụng câu kệ "Phủi bụi trừ dơ". ........... Nguồn
|