Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

12 Pages«<34567>»
Luân Đôn
Phượng Các
#81 Posted : Saturday, November 25, 2006 4:58:16 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Một cột đèn đường ở London, gần Canary Wharf.

Phượng Các
#82 Posted : Friday, December 1, 2006 2:20:02 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Lá thư Luân Đôn

Lê Mạnh Hùng

Trên thế giới, ngoại trừ New York, có lẽ Luân Ðôn là thành phố mà những người hâm mộ kịch nghệ có thể thỏa mãn ý thích này một cách thỏa đáng nhất. Tại Luân Ðôn, người ta có thể lựa chọn mỗi ngày hàng trăm vở kịch khác nhau, từ những vở “musical” phổ thông như “The Sounds of Music” vừa mới được xoan giả Andrew Lloyd Webber dựng lại, hoặc là “Les misérables”, một vở musical được hâm mộ trên toàn thế giới và hiện đang được trình diễn từ nhiều năm nay tại đây, đến những vở kịch có tính cách sâu xa triết lý mà số khán giả đến coi chẳng được bao nhiêu như vở “Waiting for Godot” của Beckett. Và trái với New York đi xem kịch tại Luân Ðôn không tốn bao nhiêu tiền với giá vé chỉ cao hơn giá vé đi xem xi nê một chút.

Kịch trường và cuộc sống có rất nhiều điểm giống nhau. Chẳng thế mà ở Việt Nam, Bà Huyện Thanh Quan đã từng than thở “Tạo hóa gây chi cuộc hý trường”, trong khi tại bên Anh này, Shakespeare cũng đã viết “cả thế giới là một sân khấu” (all the world a stage). Và cũng giống như cuộc đời, trong sân khấu không có gì khiến người ta suy nghĩ đến những vấn đề của hiện tại bằng trở lại những huyền thoại của quá khứ. Qua những huyền thoại này cả Shakespeare lẫn những kịch gia nổi tiếng của cổ Hy Lạp đã khiến cho người ta hiểu sâu sắc ý nghĩa và những cái kinh rợn của chiến tranh hơn là bất cứ một nhà soạn kịch nào của thời đại chúng ta.

Tất cả những ý nghĩ đó đột nhiên hiện ra trong đầu tôi khi tình cờ cuối tuần qua đi coi vở kịch Orestes của Euripides vừa mới được đạo diễn Helen Edmundson dựng lại. Euripides cùng với Aeschylus và Sophocles là ba kịch gia vỹ đại nhất của cổ Hy Lạp. Tất cả các bi kịch của cổ Hy Lạp đều có một cái nhìn bi quan về cuộc sống. Nhưng ở mỗi kịch gia cái nhìn này được thay đổi tùy theo hoàn cảnh và thời đại mình sống. Trái với Aeschylus, Euripides trưởng thành vào lúc mà Athens đang đi vào suy thoái và kẹt trong một cuộc chiến một mất một còn với Sparta để dành địa vị bá chủ Hy Lạp và vùng Ðông Ðịa Trung Hải, thành ra kịch của ông đượm một vẻ bi quan và chống chiến tranh chứ không lạc quan như kịch của Aeschylus sống vào thời hừng đông của văn minh Athens.

Khi dựng lại vở Orestes của Euripides, đạo diễn Helen Edmunson đã thú nhận rằng không thực hiện đúng như khuôn mẫu truyền thống, cắt bỏ đoàn đồng ca (chorus) vốn đóng một vai trò như người kể chuyện và đối thoại với các nhân vật trong bi kịch Hy Lạp, tăng cường vai trò của Electra cũng như là bỏ sự xuất hiện “deus ex machina” của Apollo. Nhưng bà vẫn còn theo đúng được tinh thần đen tối, thất vọng của vở kịch và của Euripides vào lúc mà thành phố Athens yêu dấu của ông có vẻ như đã phản bội lại tất cả những gì tốt đẹp tạo nên uy tín của mình và ông không còn muốn dính dáng gì đến một xã hội mà sự hung hăng chủ chiến làm ông khinh bỉ.

Vở kịch kể lại một trong những huyền thoại nổi tiếng nhất của cổ Hy Lạp, sự “sụp đổ của dòng họ Atreus” mà đã được nhiều tác giả xưa cũng như nay khai thác. Ngay tại cổ Hy Lạp huyền thoại này đã được Aeschylus kể lại trong bộ ba bi kịch Oresteia. Câu chuyện là: Agamemnon, vua thành phố Mycenas và là người lãnh đạo liên minh các thành phố Hy Lạp của người Acheans, phát động một cuộc chiến tranh chống lại thành Troy vì đã bắt cóc nàng Helen- vợ của em mình là Menelaus, vua thành phố Argos. Ðể có được gió thuận cho đạo quân viễn chinh sang đánh thành Troy, Agamemnon đã hy sinh con gái mình là Iphigenie cho thần biển Poseidon. Khi ở Troy trở về, Agamemnon bị vợ là Clytemnestra giết chết. Rồi thì Clytemnestra lại bị con trai của mình là Orestes giết. Và bây giờ Tyndareus và Menelaus, ông và chú của Orestes, nhân danh nhà nước của những người Acheans sẽ giết Oresates cùng với người em gái là Electra về tội giết mẹ. Nếu có một chủ đề thống nhất trong bi kịch Hy Lạp thì đó là mọi hành động đều có một hậu quả xác định của nó.

Toàn thể bối cảnh vở kịch được xảy ra trong phòng ngủ của Clytemnestra bị chi phối bởi một chiếc giường đôi khổng lồ và một cánh cửa lớn treo đầy giầy đủ kiểu như của Imelda Marcos. Sáu ngày sau khi vụ giết mẹ xảy ra, Orestes và Electra vẫn còn ở trong bộ quần áo bẩn thỉu đẫm máu chờ đợi quyết định của một hội đồng đại diện xét xử, với Orestes đang bị một trận bão đủ các tình cảm từ tội lỗi đến thương tiếc và lúc thì tỉnh táo lúc thì điên khùng. Trong khi đó Electra em gái chàng tìm đủ cách để an ủi.

Vở kịch nhảy sang Menelaus đến tòa lâu đài. Menelaus và Orestes thảo luận vụ giết Clytemnestra và sự điên khùng hậu quả của việc này do những bà thần Erynnies tạo ra. Sau đó, Tyndareus, ông của Orestes và bố vợ Menelaus xuất hiện và lên án Orestes, dẫn đến một cuộc tranh luận về vai trò của con người trong việc thực hiện công lý và luật tự nhiên. Khi Tyndareus rời hai người, ông cảnh cáo Menelaus rằng Menelaus còn cần đến sự ủng hộ của ông trong quan hệ với các thành phố khác của Hy Lạp. Orestes, hy vọng có được một sự trắc ẩn từ Menelaus mà Tyndareus đã từ chối, khẩn cầu Menelaus cho mình được ra điều trần trước hội đồng của những người dân sử vụ án giết mẹ này. Nhưng Menelaus cuối cùng đã bác bỏ lời cầu xin của người cháu, lựa chọn hy sinh người cháu chứ không làm nguy hại đến ảnh hưởng mong manh của mình trong xã hội những người Acheans vốn quy trách nhiệm cuộc chiến thành Troy cho Menelaus và vợ ông Helen.

Mặc dầu đạo diễn Helen Edmunson không hề nhắc nhở đến những điểm tương đồng với tình thế hiện tại, nhưng chúng không thể không gợi cho người ta những suy nghĩ. Tất cả vấn đề dẫn đến sự sụp đổ của dòng họ Atreus đều tạo ra bởi một cuộc chiến vô nghĩa. Orestes và Electra cũng như là Agamemnon và Clytemnestra đều nhấn mạnh rằng tất cả những hành động của họ là đều theo chỉ thị của các thiên thần. Ðiều đó làm ta nghĩ đến ông Bush với những lời nói “làm theo ý Chúa” hoặc là những người Hồi Giáo cuồng tín tin rằng bằng cách giết hại những người vô tội họ chỉ tuân theo ý muốn của đức Allah. Trong suốt 2400 năm, cái quan hệ giữa chiến tranh và tôn giáo cũng vẫn không thay đổi bao nhiêu.

Vở kịch kết thúc không có giải đáp. Aeschylus trong bộ Oresteia của ông viết trước Orestes của Euripides 50 năm, vào lúc bình minh của văn minh Athens đã cho một giải quyết lạc quan hơn. Văn minh và pháp luật sẽ đóng góp vào việc làm giảm bớt đi những khía cạnh man dã của bản tính con người.

Lê Mạnh Hùng

Ngày 19-11-2006
Phượng Các
#83 Posted : Thursday, December 7, 2006 12:30:38 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Đây là vở nhạc kịch táo bạn nhất mà tôi được xem, có màn diễn viên ở truồng tồng ngồng trăm phần trăm chạy ra sân khấu. Do chi tiết trong truyện là có cái quán chuyên trình diễn những màn vũ khêu gợi, dâm tục cho nên diễn viên cũng phải đóng cho xác thực. Nhiều người không ngờ cho nên họ ồ à kêu lên hết vía. Tôi cũng sửng sốt, không dè bị coi cái thứ mà ngó một cái là xui cả tháng còn xui! Giỡn nghe quý vị, hễ cái tâm mình động thì cảnh mới quậy được, còn tâm lặng thì cỡ nào cũng coi như pha. Màn hấp dẫn vậy mà ngó lại thì người già chiếm đa số trong rạp hát. Có điều nhận xét là các diễn viên vũ có vẻ gì lạ lạ, giống như họ là thành phần gay, pe^ đê, hay đổi giống nữa là khác. Có người cho biết là dân vũ nam thường là gay, không biết có đúng không.
Tôi thấy west is west, east is east còn ở chỗ người Đông phương coi việc ăn mặc chỉnh tề trước mặt người khác là dấu hiệu kính trọng họ, còn mặc áo "nghèo" vải quá là có vẻ coi thường khán giả. Còn ở đây, các diễn viên đưa mông, đưa đùi, đưa ngực, làm các động tác tình dục quá trắng trợn (tuy chỉ là giả vờ) . Xin lưu ý là đây là một chương trình nghệ thuật, không phải là các màn thóat y vũ hay trình diễn phô phang rẻ tiền khác.

Tuần trước tôi có đi xem viện bảo tàng kịch nghệ ở London, ở ngay Covent Garden, thiệt tình thấy môn nào người ta cũng có thể sưu tập để làm thành viện bảo tàng.

Hôm qua báo có đăng một anh đóng vai ông già Noel ở Harrods bị sa thải vì dám hỏi giỡn một câu đầy tính kỳ thị với một gia đình Á Châu You phải đi shopping ở Tesco mới phải chớ.

Thấy có vẻ như người Anh lộ vẻ kỳ thị hơn ở người Mỹ ở California dành cho dân da màu. Nhưng phong cách sống của họ rất lịch sự, đàng hoàng. Bạn ở trong một cảnh giới mà chung quanh toàn là thanh nhã, lịch sự, tươm tất, đồ ăn thức uống, vật dụng phong túc, các di sản văn học, nghệ thuật, lịch sử thì tràn ra đó, đi ra ngòai là thấy các tòa nhà tân thời lẫn lộn với các ngôi nhà cổ kính từ thời rất xưa, bạn có thấy thích không? Lắm lúc tôi phải ngờ rằng giống da trắng Tây phương hiện nay đang được cái phước lớn lao hơn cả so với các đồng lọai của họ trên hành tinh này.
Phượng Các
#84 Posted : Wednesday, December 20, 2006 6:36:17 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hôm qua báo đăng tin là chính phủ sẽ có biện pháp thúc giục những nguời hưởng trợ cấp an sinh xã hội phải tìm việc làm chớ không thể sống bám vào trợ cấp quá lâu. Như vậy thì nuớc Anh cũng phải đối đầu với vấn nạn này như nuớc Mỹ đã từng tìm cách giải quyết (nhưng không biết có thành công không).
London tuần rồi xôn xao vì 5 cô gái điếm đã bị giết dã man. Cảnh sát đã tìm ra hung thủ theo như baó chí loan tải. Hôm kia tôi có đi thăm Women's Library ở Aldgate East. Điạ phương này thuộc vùng miền Tây Luân Đôn. Vùng Tây của London là nơi dân nghèo tụ tập đông hơn các vùng khác của London.
Thư viện về phụ nữ ở Aldgate East có vẻ như là dành cho môn học về Phụ Nữ của một trường đại học, có một phòng trưng bày các tài liệu về những nguời phụ nữ làm nghề mãi dâm đuợc thiết lập để kỷ niệm nguời tranh đấu cho quyền lợi gái mãi dâm duới cái nhìn nữ quyền là bà Josephine Butler (1828 - 1906).
Phòng trưng bày cũng gióng một tiếng chuông kêu cứu cho các nguời phụ nữ bị sa vào bẫy rập của bọn buôn thịt nguời. Nạn buôn phụ nữ hành nghề mãi dâm có ở khắp nơi, nạn nhân thuờng là phụ nữ ở các nuớc mới thoát nạn CS.
Có cả một xấp giấy để mọi nguời có thể cho ý kiến họ là có nên duy trì nghề mãi dâm hay không? Có nguời bảo là Yes với những lý do như nếu không có nghề làm điếm thì nhiều phụ nữ sẽ bị hãm hiếp, nhiều trẻ con sẽ bị sờ mó, thà là cho có để đàn ông có chỗ giải quyết. Trong các ý kiến Yes có nguời là phụ nữ mãi dâm (họ gọi là sex worker).

Phượng Các
#85 Posted : Sunday, December 24, 2006 3:19:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày hôm nay là Xmas ' s Eve. Tôi ngồi xe bus đi ra London chơi. Trời hôm nay đỡ lạnh hơn mấy hôm trước. Mấy hôm mà nhiệt độ xuống tới 0 độ C là tôi cảm thấy khó chịu quá chừng. Ra ngòai đường trời rét căm căm. Mấy hôm trước lại có sương mù nhiều đến nổi phi trường Heathrow hủy bỏ nhiều chuyến bay. Nghe chị tôi cho biết bên Mỹ vùng Colorado cũng bị bão tuyết tơi bời. Nóng quá chịu cũng không nổi, mà lạnh quá chịu cũng không xong. Ông Ấn độ quen cũng cho biết là ông cũng không chịu nổi cái nóng kinh hồn của India nữa. Dù sao Việt Nam cũng đỡ hơn Ấn độ. Có người nói với tôi là chắc tại khí hậu khắc nghiệt quá ở Ấn độ mà ông Phật không tha thiết gì cuộc sống này, muốn đi lên cõi Niết bàn cho khoẻ. Chúa Jesus ở Do Thái, Mohamed ở Á Rập, toàn là những nơi khí hậu khắc nghiệt quá mà. Chớ mà khí hậu mát mẻ như tiểu bang California coi, có ai muốn đi tu thóat nợ đời hay không!
Tôi tới Imperial War Museum tính coi lại các đồ vật ở đây, nhưng tiếc là đóng cửa nghỉ lễ. Hôm qua tới Tate Modern thì được biết họ sẽ đóng cửa ba ngày. Có lẽ nơi nào cũng vậy. Tate Modern có chưng nhiều tác phẩm nghệ thuật gây cho tôi nhiều cái cười. Thiệt tình không hiểu nổi thiên hạ ngắm tranh cái kiểu gì mà theo tôi "họa sĩ" chỉ lấy một đống màu quệt tùm lùm lên là thành một tác phẩm trừu tượng, má ơi. Vậy mà chiếm hết của viện một khoảng tường rất lớn. Tôi cứ đứng dòm hòai mấy bức tranh của Matisse, ông tô màu từng miếng rồi ráp lại với nhau. Có người thì căng một tấm vải bố lên, lấy dao rạch một nhát ở giữa. Vậy rồi đóng khuôn, chưng lên. Có người lấy bao nhiêu giấy vụn dán lại một đống với nhau, cũng thành một tác phẩm. Thậm chí có phòng chưng một cái hộp đựng phẩn của ông nào đó, nhỏ cỡ hộp sơn Bạch Tuyết lọai nhỏ nhất, và ghi tên ông ta ở ngòai, vậy mà cũng cho chưng vào cái tủ kiếng với lời chú thích là thực sự thì không biết là có đồ thải ra của ông ta hay ông chỉ nói vậy thôi.

Tôi đi lòng vòng trong khuôn viên của IWM, thấy ở góc vườn có một trụ nhỏ, tới nơi xem, hóa ra đó là góc kỷ niệm Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng Luân đôn năm 1999. Người ta cho xây một trụ tứ diện, phía trên là bánh xe pháp luân, bốn mặt khắc một đoạn văn của Đức Đạt Lai bằng 4 thứ tiếng, tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Tây tạng và hình như là tiếng Á rập (?). Những lời của Ngài kêu gọi mọi người
nên sống trong hòa bình với nhau. Tôi đọc xong, thấy lòng cảm động vô vàn. Những lời của Ngài lúc nào cũng đầy từ bi, dù đất nước Tibet đang bị Trung cộng tìm cách xóa bỏ trên bản đồ thế giới. Một lối đi nhỏ có hoa trắng trồng hai bên, dẫn tới một tấm mạn đà la đúc bằng kim lọai. Xứ sở này thật là kỳ diệu, họ theo quân chủ nhưng lại là nơi dân chúng được hưởng nhiều tự do và được bảo vệ quyền tư tưởng và phát biểu.

Đi vòng vòng đường phố, ngòai các con đường giăng hoa đèn rực rỡ ở khu Piccadilly Circus dẫn tới Oxford Circus, còn thì nói chung dân chúng không trang điểm nhà cửa bằng đèn nhiều như bên Mỹ. Bên Mỹ thành phố Pasadena có cả khu lớn dân chúng chưng đèn đến nổi thành một địa điểm nổi tiếng mà tôi có dịp đi xem là lộng lẫy nhất mà tôi được biết. Nếu cho sự tiêu xài hoang phí là dấu hiệu giàu có thì Hoa Kỳ thật không hỗ danh là đệ nhất siêu cường. Ta cũng được hưởng phước lây: Việt kiều ở Mỹ lúc nào cũng được coi như "sộp" nhất so với các Việt kiều khác trong con mắt đánh giá của người Việt trong nước.
Phượng Các
#86 Posted : Sunday, December 24, 2006 6:33:44 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Vườn Hòa Bình Tây Tạng (Tibetan Peace Garden) ở London.

nguồn: http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=14180





Phượng Các
#87 Posted : Wednesday, January 3, 2007 6:06:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Một quán ăn tại London. Quán Rules, có nhắc tới trong bài đăng trong tuyển tập PNV 2006.

Phượng Các
#88 Posted : Thursday, January 4, 2007 10:08:23 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bắt đầu hiệu lực vào đầu năm mới là hai nước nghèo nhất Âu châu Bảo Gia Lợi và Lỗ Ma Ni được nhận vào Cộng Đồng Âu Châu. Anh dự kiến là làn sóng nhập cư vào Anh sẽ tăng gia đáng kể, nên chính phủ sẽ phải có quota chớ không cho xả láng. Đó là kinh nghiệm từ trước với Ba Lan. Dự đoán 60 ngàn người sẽ tới Anh kiếm sống, ai ngờ tăng vọt lên tới 600 ngàn. Hôm nọ tôi ngồi trên tầng trên của xe bus, ngồi kế bên có anh chàng Ba Lan hỏi vỏ vẻ phải xe bus này tới King ' s Cross hay không. Hắn bảo mới qua London có vài ngày là đây là lần đầu đi xe bus. Tôi nhận thấy dân Ba Lan ở London khá đông. Bây giờ sắp sửa cạnh tranh với dân Lỗ Ma Ni và Bảo Gia Lợi. Nhân vật chánh trong The 25 th Hour của Georghiu là một người Lỗ. Lịch sử các nước Âu châu với cuộc chiến tranh thế giới như vẫn còn in hằn trong tâm tưởng của con người nơi đây. Vùng tôi đang ở là nơi từng bị bom Đức tấn công dữ dội vào hồi thế chiến thứ hai. Ở Berlin hay ở London, viện bảo tàng về cuộc tàn sát dã man dân Do Thái vẫn để lại trong lòng kẻ bàng quan là tôi những ngậm ngùi đến rơi lệ.
Ở Anh, vẫn còn lẫn lộn giữa lịch sử và hiện đại, bởi các kiến trúc cổ xưa, các viện bảo tàng chứa bao nhiêu là cổ vật. Là một kẻ từ Hoa Kỳ sang chơi, tôi nhận thấy nước Mỹ có mối quan hệ văn hóa mật thiết với Anh biết bao nhiêu. Những người Việt ở Mỹ rồi đây sẽ tìm thấy ở Anh sự gần gũi với họ hơn là thế hệ anh cha của họ trước kia: lúc nào cũng khóai Pháp hơn!
Ba Tê
#89 Posted : Friday, January 5, 2007 1:37:47 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
PC ơi, lâu quá không nghe những tên Việt hóa các nước Âu châu của ngày xưa nên có đôi chút lẩn lộn. Có phải Lỗ Ma Ní là Rumania và Bảo Gia Lợi là Austria không? Chèn đéc ơi, bây giờ mấy người viết lách ở VN gọi tên các nước trên thế giới lạ quá , nhiều khi mình hổng biết đâu là đâu nữa đó.

Bên Lodon bộ bây giờ chưa có tuyết sao? Thấy yahoo nói bên đó có mưa trong tuần này và độ lạnh cũng same như miền tây bắc Hoa Kỳ , phải không? Chị chưa đi Âu châu nên không biết rõ ra sao nhưng nghe nói London luôn có sương mù dày đặc cũng hơi ngán ( vì mắt lem nhem mà trời cũng lem nhem thì cái gì cũng thấy lèm nhèm Big Smile)
Phượng Các
#90 Posted : Friday, January 5, 2007 1:48:45 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị Ba Tê ơi,
Bảo Gia Lợi là Bulgaria đó chị. Còn Austria là Áo. Việt Nam họ viết theo lối phiên âm nên nhìn muốn nổ con ngươi. Bây giờ bị kêu rêu quá nên em thấy cũng đã sửa bớt lại rồi. Dĩ nhiên là họ đâu có dùng lối Việt Hán hóa như hồi xưa. Em thì thấy lối đọc hồi xưa nghe vui vui nên hay giữ lại.

Sương mù của London nay thì không như trước kia nữa. Lý do là các nhà máy đã kiểm sóat được khói bốc ra, chính khói này gặp lạnh làm tăng thêm mức độ sương mù. Em nghe nói như vậy. Riêng em ở đây mấy tháng nay thì chỉ có sương mù độ dăm ngày khoảng 20 tây tháng 12 và phi trường Heathrow phải hủy bỏ chuyến bay mà thôi. Còn thì cũng không thấy sương mù nhiều như mình tưởng. Có điều là lạnh hơn Bắc Calif, ai nấy đi ra đường cũng phải mặc cho thật ấm (nhất là em quấn y như người ta lên Bắc cực). Cho tới giờ này em vẫn chưa thấy tuyết.



oc huong
#91 Posted : Friday, January 5, 2007 7:15:39 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

OH cũng rầu cái vụ gọi tên nước, thủ đô, nhân vật... trên thế giới của báo chí VN.
Phải vận dụng đầu óc để phối hợp anh ngữ và cách phát âm của người Việt mình, đôi lúc phải đoán mò vì "các cụ" diễn âm theo tiếng "tàu", nghĩa là các cụ đi một vòng qua Tàu trước khi thành chữ Việt. Sợ nhất là tên nơi chốn, nhân vật ở Tàu, các cụ văn hoa quá làm "ngu dân" nát óc.
Hôm nào mình chịu khó sưu tầm cái chuyện này nha quí vị.
OH
hongkhackimmai
#92 Posted : Wednesday, January 10, 2007 11:32:15 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
hello PC
HKKM theo dõi topic này của PC đã lâu. Thích thú lắm. Bi giờ có chuyện hỏi nè. Tuần tới con gái của HKKM sẽ đến định cư tại Luân Đôn, muốn biết chợ VN và chơ Tàu ở đâu để mua đồ ăn (gạo, nươc mắm etc ), xin chỉ dẫn giùm

theng kiu
linhvang
#93 Posted : Saturday, January 13, 2007 4:38:14 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Thời gian này chị PC không vào được diễn đàn nên chị HKKM hãy vui lòng chờ.
Phượng Các
#94 Posted : Monday, January 15, 2007 1:01:45 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cám on chị linhvang,

Chị kimmai,
Vùng Hackney và Deptford có tiẹm thực pham Á chau.
Phượng Các
#95 Posted : Wednesday, January 31, 2007 9:13:42 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bath



Đây là di tích còn lại của người La Mã khi họ đến Anh quốc. Phía Bắc của London, thành phố mang tên Bath vì cái di tích này. Hồ tắm của người La Mã khi xưa. Họ đã biết khai thác nước nóng tự nhiên ở lòng đất để làm nơi ngâm tắm. Du khách được khuyến cáo không nên thò tay vào nước vì lý do vệ sinh, nhưng tôi cũng không dừng được tò mò và đã thử thò vào đó để xem độ nóng tới đâu, may mà rút tay lên thấy vẫn còn nguyên. Rất ấm, rất thích hợp để ngâm mình dưới đó. Nếu ai muốn tắm thì có thể vào một nơi gần đó đã được thiết lập cho dịch vụ này. Tôi không thử vào vì đã từng tắm nước nóng, tắm bùn ở Nha Trang với giá rẻ hơn nhiều. Nhiều món tìm được dưới hồ tắm đã được bảo quản và chưng bày cho du khách thấy được các vật dụng cá nhân thời xưa ấy (bông tai, cà rá, dây chuyền v...v...). Có nhiều món bị mất đã được chủ nhân đăng cáo thị đòi lại với lời nguyền rủa các tên ăn cắp (thí dụ một đôi bao tay!).

Bath cũng từng là nơi cư ngụ của nhà văn Jane Austen.
Phượng Các
#96 Posted : Saturday, March 17, 2007 8:48:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Notting Hill

Khu vực này thuộc hạng nhà giàu ở London, địa danh được lấy làm tên một cuốn phim do Julia Roberts và Hugh Grant đóng. Cuốn phim này làm hai người được nhiều cảm tình của giới ngưỡng mộ. Bức hình sau đây chụp ở một con đường của khu phố này. Khi sang London tôi nhận thấy là một thành phố chật chội không hẳn là đáng bực bội như cứ tưởng tượng. Tôi so sánh với Saigon và nghĩ rằng với kinh nghiệm của London, Saigon chúng ta vẫn có thể phát triển thành một thành phố đẹp (nhưng sau nghĩ lại thì không biết bao lâu chúng ta mới có được bộ mặt của một thành phố tươm tất như - một phần nhỏ của - London?). Bạn thấy nhà ở đây cũng thuộc hàng chung vách như các nhà ở Saigon, nhưng có lẽ được kế họach hóa hay sao mà nguyên một khúc đường nhà cất y chang nhau chớ không phải lởm chởm như nhà ở Saigon. Nhiều con đường nhà cất như thế, nghĩa là cả một block toàn là một kiểu, cho nên nhìn rất là xinh xắn. Tôi không có dịp tìm hiểu xem cách chính quyền London quản lý kiểu nào để xây dựng các con đường như thế. Saigon chúng ta lẽ ra đã có thể làm được như thế trong thời kỳ giải tỏa các con đường của nó, tuy nhiên chính quyền lại lo làm đường hơn là lo xây nhà, cho nên các nhà ở Saigon dù là ở các con đường được "chặt" và mở rộng vẫn không có được kiểu cách như trong hình. Saigon lại chịu ảnh hưởng kiểu Mỹ (hay các nước khác) mà làm cao ốc hơn là kiểu nhà san sát (nhà hộp) trong kế họach thiết kế lại.


xv05
#97 Posted : Sunday, March 18, 2007 9:29:29 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

Notting Hill



Xem trong hình, xv nhận thấy là cùng một phía lề đường mà xe đậu hai chiều (quay đầu) khác nhau. Bộ ở bên đó đậu xe ngược như vậy không có vấn đề gì sao chị? (Đậu xe ngược nghĩa là đậu ngược với chiều xe chạy)

Nếu ở bên đây thì sẽ bị phạt vì cái tội... " đậu quá xa lề đường".

Sau đây là chuyện tiếu lâm nhưng có thật bên đây:
Một ông nọ đậu xe trước nhà bỗng nhận được giấy phạt của hội đồng địa phương về cái tội "đậu quá xa lề đường". Ông tức quá lấy thước ra đo thấy chỉ cách lề đường có 20cm, bèn chụp hình rồi gởi đi khiếu nại. Sau đó ông được trả lời là xe ông đậu cách xa lề đường... phía bên kia(!) đến mấy thước lận. Té ra là tại ông đậu quay đầu xe ngược chiều!

Có điều ổng vẫn thắc mắc sao hông phạt ổng cái tội đậu xe ngược chiều mà lại phạt cái tội "đậu quá xa lề đường (phía bên kia)!" như rứa.
Phượng Các
#98 Posted : Sunday, March 18, 2007 8:09:23 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Xv Rose
Bên London thấy luật lệ đi đường có vẻ thỏai mái hơn ở Mỹ. Đậu xe như vậy mà không bị phạt, bộ hành qua đường búa xua, chỉ đừng để xe chẹt thì thôi, vì người ở London đi xe ẩu vô cùng (đường phố chật chội, nhỏ hẹp). Xe bus cũng thế, chạy ào ào.

Phượng Các
#99 Posted : Sunday, March 18, 2007 8:18:33 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
3T và "nhân vật quen mặt" sẽ đặt chân xuống phi trường Heathrow, London vào ngày June 13 ,2007 lúc 12:30 PM đó nghen. Chỉ có 3 ngày tại London mà thôi ( được một ngày trước khi nhập vào tour European Sampler ). Vì vậy sẽ liên lạc với PC và vào đọc lại những bài của PC giới thiệu về London.

Chị Ba Tê có thể cho biết là hai ngày tour của chị gồm các tiết mục gì hay không?

Ba Tê
#100 Posted : Monday, March 19, 2007 12:33:47 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
3T và "nhân vật quen mặt" sẽ đặt chân xuống phi trường Heathrow, London vào ngày June 13 ,2007 lúc 12:30 PM đó nghen. Chỉ có 3 ngày tại London mà thôi ( được một ngày trước khi nhập vào tour European Sampler ). Vì vậy sẽ liên lạc với PC và vào đọc lại những bài của PC giới thiệu về London.

Chị Ba Tê có thể cho biết là hai ngày tour của chị gồm các tiết mục gì hay không?





PC ơi , check mail nha. Chị có gửi kèm chương trình của European Sampler Tour. Ngòai ra thì chưa biết gì cả.

Xin hỏi các Anh Chị Em trong PNV có ai đã đi qua tour này chưa , làm ơn chỉ dùm.

3T
Users browsing this topic
Guest (31)
12 Pages«<34567>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.