Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

12 Pages<12345>»
Luân Đôn
Phượng Các
#41 Posted : Thursday, July 27, 2006 2:52:48 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
July 27, 2006

St Paul's Cathedral


Tôi đã có dịp đề cập đến thánh đường St Paul, nhưng lúc đó tôi vào được là nhờ đúng giờ hành lễ; chứ còn hôm nay thì tôi vào thăm theo diện trả tiền. Đây cũng là dịp tôi xài cái thẻ thăm di sản 30 ngày. Bình thường thì khách phải trả 9 Anh kim mới được vào thăm. Từ các giáo đường ở Ý cho đến ở London, tôi nhận thấy du khách bao giờ cũng đông hơn con chiên đi lễ. Để cho du khách đi vòng vòng các nơi là thấy mất vẻ trang nghiêm rồi, nhưng có lẽ tiền vào cửa là một lợi tức đáng kể để bảo quản các cơ sở chăng? Đến hoàng gia Anh còn không thể bỏ qua nguồn lợi tức đáng kể ấy. Như hiện giờ đang có chưng bày các áo mùa hè của Nữ Hoàng Elizabeth đệ II. Việc duy trì chế độ quân chủ ở Anh xem ra cũng góp lợi cho ngành du lịch ở Anh. Những danh từ như vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, v...v... vẫn còn kéo người ta lại với những truyện ngày xưa, những truyện cổ tích đã làm cho tâm hồn con người dệt biết bao hoa gấm....

Lần này tôi đi xem tỉ mỉ hơn. Có lẽ đây đúng là ngôi thánh đường vĩ đại chỉ sau có vương cung thánh đường St Paul ở Rome mà thôi! Vì nó to, cao và lộng lẫy quá. Các tác phẩm nghệ thuật trên vòm, các chi tiết tỉ mỉ từng góc cạnh của cả ngôi nhà thờ do những bàn tay nghệ sĩ nắn nót bỏ hết tâm hồn và sức lực vào, bây giờ khó lòng thời hiện đại có thể làm nổi. Có lẽ giống như những thiên anh hùng ca, những bài sử thi chúng ta không thể nào tạo lại được trong thời hiện đại. Cái thời của những sáng tạo ấy đã qua rồi.

Tôi có lên tận cái dome của nhà thờ. Tôi đã bỏ mất dịp trèo lên vòm của nhà thờ Đức Bà ở Paris, thôi bây giờ lên đây dòm cho đỡ ghiền vậy. Tôi đếm khoảng 250 bậc thang lên lan can tầng thứ nhất gọi là Whispery Gallery & Dome. Lan can này chạy vòng quanh điện, có thể dòm xuống nội cung thánh đường. Hôm nay trời nực quá, tôi thấy có người sắm đâu cái quạt giấy quạt phành phạch. Nhờ khôn hồn đem theo chai nước lã cho nên tôi cũng đỡ khát. Sau đó tôi lại đi thêm lên khoảng hơn 100 (có lẽ chừng 120) bậc thang để lên tầng 2. Các bậc thang hẹp chỉ vừa một người đi, chừng 10 nấc lại có chỗ rộng ra để nếu có người đi ngược chiều thì vẫn còn chỗ né. Tôi thấy hơi sợ sợ, sợ lỡ có hỏa hoạn thì coi như chết. Tầng này thì lại là lan can để nhìn ra ngòai trời. Và còn tầng cuối cùng, ở chân cầu thang có tấm bảng nhỏ ghi là 152 bậc nữa sẽ lên lan can thứ ba. Cầu thang làm bằng sắt, chui tọt ra ngòai trời thì thấy chung quanh chỉ đủ một người đứng tựa lan can nhìn xuống phía dưới. Nếu ai từng leo cầu thang lên tháp cao của nhà thờ ở Tuscany thì sẽ liên tưởng được, cũng tương tự như thế thôi. Tôi cứ tưởng sau khi trèo lên tháp Eiffel và chân cẳng rũ liệt tới giờ cũng chưa phục hồi lại nổi thì coi như tôi phải chạy tét cái vụ trèo leo rồi. Vậy mà bản tánh mạo hiểm khám phá cứ khiến tôi nổi máu leo trèo thêm một lần nữa. Khi ngồi ở Whispery Gallary, tôi chợt bâng khuâng, biết là đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi ngồi trên băng ghế này....Tôi biết tôi sẽ không bao giờ trèo lại 250 bậc thang để đến đây nữa đâu.

Tôi mới xem lại cái brochure thì tầng Whispery là 259 bậc (30 mét), tầng cao hơn nữa là Stone Gallery tổng cộng là 378 (cao 53 mét), và lan can cuối cùng Golden Gallery thì tổng cộng là 530 bậc (cao 85 mét).

Sau đó tôi đi xuống dưới tầng Crypt, theo hướng dẫn thì trong tiếng Hy Lạp chữ này có nghĩa là hidden. Đây là nơi chôn cất các bậc danh nhân hay các vị chức sắc của nhà thờ. Tôi thấy có tên của Lord Nelson, Duke of Wellington, Fleming (bác sĩ tìm ra thuốc penicillin), và đặc biệt một phụ nữ nổi tiếng là bà Florence Nightingale.....

Ngồi nghỉ chân ở băng ghế gỗ, tôi lôi thức ăn mang theo trong ba lô ra nhai. Ngồi ở góc xa xa là một cô có lẽ Tàu, đang dùng đũa gắp cái chi đó. Không lẽ cô ta mang theo mì xào trong túi xách. Và cạnh tôi là một nhóm người Ấn đang cùng nhau chia các bánh trái táo nước cũng mang theo. Thấy bà cầm một gói bánh rê, tôi mừng quá tính hỏi thăm coi lọai bánh đó bán ở đâu? Nhưng rồi lại ngại người ta tưởng mình xin ăn nên tôi thôi.




Jewel Tower


hình mượn


linhvang
#42 Posted : Thursday, July 27, 2006 6:49:59 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
LV rất thích loạt bài viết này của chị đó, chị PC. Approve
Phượng Các
#43 Posted : Saturday, July 29, 2006 5:25:39 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
ngày July 29, 2006
Hôm nay đi thăm nhà của Charles Darwin ở Downe town, thuộc Kent. Từ trạm London Bridge phải lấy xe train đi Orpington, giá khứ hồi độ hơn 4 Anh kim, rồi lấy xe bus R 8. Chiếc xe bus R8 nhỏ hơn các xe bus thường thấy, có ghi rõ chứa được 13 ghế ngồi, 3 đứng. Khi đi vào xa xa thì mới hiểu tại sao xe bus này phải nhỏ, vì đường rất chật, chỉ vừa đủ một xe bus đó và một xe hơi. Nếu xe bus thường thì không khỏi cọ xát nhau. Đường ngoằn nghoèo nên rất dễ đụng nhau vì không thấy xe chạy ngược chiều, nhưng có lẽ tài xế xe bus quen thuộc nên cũng tránh được. Khung cảnh rõ ràng là đồng quê, hao hao với khu của nhà văn Mai Ninh ở Pháp.
Giá vào nhà là 6.90 Anh kim, và cũng nằm trong danh sách Di Sản quốc gia. Ai học sinh vật học thì ắt phải quen thuộc với cái tên Charles Darwin, lý thuyết của ông về Sự Tiến Hóa của Các Lòai và Sự đào thải của Tự Nhiên là một cuộc cách mạng trong ngành sinh vật học, đảo lộn sự tin tưởng của học giới đương thời dưới ảnh hưởng của tín điều trong Kinh thánh. Lý thuyết của ông đã không được công bố tới 20 năm, mãi tới khi nhận biết Wallace cũng có cùng khám phá như ông thì ông phải vội vàng công bố công trình của mình.

Nhà của ông khá lớn, trong nhà được bày trí lại cho giống với cách chưng bày thời đó dựa vào các tấm ảnh còn lưu lại. Darwin có thời giờ để nghiên cứu và đi du lịch 5 năm là nhờ tài sản thừa kế từ cha mẹ vốn là các người rất giàu vào thuở đó. Khi không phải lo vấn đề cơm áo thì người ta có thì giờ để làm điều mình thích thú, thật sung sướng biết bao.


Down House và Darwin Museum (hình mượn)

So với các nhà Apsley và Ranger thì nhà của Darwin được đông người tới xem hơn. Tôi đứng nơi cách đây hơn 150 năm một bộ óc vĩ đại đã miệt mài nghiên cứu để viết nên The Origin of Species.
Phòng khách, phòng sinh họat, phòng ăn, phòng nghiên cứu, sách chất đầy trong các ngăn tủ, các vật dụng cá nhân, các thư từ thủ bút của Darwin (chữ viết tay của ông không đẹp lắm, và khó đọc, hồi xưa viết xong một quyển sách và in một quyển sách là cả một công trình). Với 10 đứa con phải nuôi nấng, và một bà vợ cảm thông và săn sóc chồng, nghe tả, ta có thể thấy rõ ràng câu nói: Sau lưng một người đàn ông thành công là bóng dáng một người đàn bà.

Darwin là một người mực thuớc, có óc tổ chức và làm việc đúng giờ giấc hàng ngày. Tôi liên tưởng tới ông Nguyễn Hiến Lê, cũng là người làm việc có quy củ và đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp viết lách.
Ở tầng dưới đi xem người ta được đeo máy nghe tường trình, nhưng khi lên lầu thì các phòng chưng bày cuộc đời của ông khá tỉ mỉ và cung cấp cho người đọc một ít kiến thức liên quan đến lý thuyết của ông cùng bối cảnh và sự tiến triển của lý thuyết tiến hóa trong thời hiện đại. Có cả một phòng dành cho trẻ con thì phải, các sọ người và sọ khỉ để khách viếng thăm ráp thử chơi, cái bàn gồm bản đồ địa cầu nhưng khi bấm nút thì nó sẽ chuyển động để ta thấy lý thuyết về sự chuyển di các đại lục; hình cấu tạo của DNA, v..v...
Ngòai vườn, khu vườn khá rộng, có nhà kiếng, nơi ông trồng thực vật cho công cuộc nghiên cứu của ông. Chung quanh vườn là khu đất rộng, và được biết là khung cảnh không thay đổi mấy từ lúc xưa cho đến nay. Tôi ngồi dưới hai cây cổ thụ trong vườn nhà ông, tự hỏi không biết 150 trước hai cây này lớn cỡ nào?
Quán cà phê của Down House and Darwin Museum ở phía sau rất thanh nhã, lịch sự. Tôi thấy mình học được ít nhiều trong cuộc viếng thăm hôm nay, và thấy mình có thiên hướng yêu môn sử học và hay ái mộ các danh nhân. Smile


Charles Darwin (hình mượn)
Phượng Các
#44 Posted : Saturday, July 29, 2006 5:23:39 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tôi có sửa lại chút ít về tiểu sử Darwin trong phần trên. Sau khi đi du lịch về thì ông mắc chứng bệnh ngòai da. Bệnh này gây khó chịu cho ông nhiều, ông bắt đầu để râu hàm. Trong phòng làm việc, ở góc phòng có một bồn (bị che bởi bức vách) để ông ngâm mình vào đó cho đỡ ngứa ngái. Kế bên bàn làm việc vẫn còn để cái rỗ nơi con chó của ông nằm. Con chó này thường được ông dắt đi dạo mỗi sáng. Sau khi đi dạo về thì ông bắt đầu viết lách trong vài giờ. Sau đó ông nghiên cứu thực vật trong nhà kiếng, trả lời thư từ, khi mệt mỏi ông thư giãn bằng cách nghe vợ đọc truyện cho ông nghe, Jane Austen là một trong hai tác giả ưa thích của ông. Hoặc vợ ông đánh dương cầm cho ông nghe.

Kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Charles Darwin

.

UNESCO chọn 2009 là năm Charles Darwin để kỷ niệm sinh nhật thứ 200 của nhà sinh học đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển khoa học của nhân loại, và kỷ niệm 150 năm ngày phát hành cuốn sách “Nguồn gốc của các chủng loài


Darwin là ai? Chúng ta hãy lần theo cuộc đời và những trải nghiệm của ông thời niên thiếu.

>> 200 năm Darwin
>> Triển lãm “200 năm Darwin” tại Down House

Charles Darwin sinh ngày 12-2-1809 tại tỉnh nhỏ Shrewsbury phía Tây nước Anh. Vào thời gian này, phần lớn các nhà khoa học đều nghĩ rằng, các chủng loài sinh vật và thực vật là bất biến.

Hiểu và giải thích bất cứ cái gì quan sát được

Hè 1818, ông vào học trường của TS Butler tại Shrewsbury suốt 7 năm. Ông được kể là người thích đi dạo cô đơn. Ông có cái thú lớn đi câu cá hàng giờ liền bên bờ sông hay hồ. Trong học hành, ông vẫn là một cậu bé bình thường. “Không có gì có thể còn xấu cho sự phát triển của trí óc tôi hơn là cái trường của TS Butler, bởi vì nó rất ư là cổ điển, không dạy cái gì khác hơn là các loại cổ ngữ và một ít địa lý và lịch sử cổ đại. Trường học là một nơi để giáo dục, điều đó đối với tôi là hoàn toàn lạ thường. Trong cả cuộc đời, tôi hoàn toàn bất lực trong việc học thành thạo một ngoại ngữ...[...]. Tôi cảm thấy nhục nhã sâu sắc khi bố tôi một lần nói với tôi: Con chẳng quan tâm gì khác hơn là săn bắn, chó, và bắt chuột, và con sẽ là một sự sỉ nhục cho chính con và cho cả gia đình con”.

Nhìn lại tư chất của ông trong thời gian ngồi ghế nhà trường, ông nhận định “những đặc tính duy nhất của giai đoạn này, những cái đem lại sự hứa hẹn cho một cái gì tốt cho tương lai, đó là ông có được nhiều sở thích khác nhau được phát triển mạnh mẽ cũng như nhiệt tâm cho tất cả những gì ông có cơ hội quan tâm đến, và có niềm vui sôi nổi khi hiểu được một đề tài hay một đối tượng phức tạp nào đó”.

“Tôi tìm cách biết tên của các loài hoa, và thu thập tất cả mọi thứ có thể có, sò, con dấu, tem, tiền xu, và đá khoáng. Niềm đam mê thu thập, điều đưa con người trở thành một nhà nghiên cứu tự nhiên một cách hệ thống, một người yêu nghệ thuật hoặc một người hà tiện, đã phát triển rất mạnh trong tôi, và rõ ràng là bẩm sinh, điều các anh chị tôi không có”. Ông thú nhận: “Tôi thích bịa ra những chuyện không thật, cốt để gây sự náo động. Chẳng hạn một lần tôi hái nhiều trái cây ngon từ vườn cây của bố tôi và đem giấu chúng trong một bụi rậm. Sau đó tôi chạy đi hớt hải phao tin rằng tôi đã khám phá được một đống trái cây hái trộm”.

Ông rất thích thú khi được dạy những phần chứng minh hình học euclide một cách sáng sủa, hay được cắt nghĩa về nguyên lý của thước chạy của khí áp kế. Ông có thể ngồi hàng giờ và đọc các vở kịch lịch sử của Shakespeare; những tác phẩm thi ca của Thomson, Byron và Scott. “Tôi nhắc những điều này bởi vì sau này, một điều đáng tiếc cho tôi, tôi mất hết niềm vui về tất cả các loại thi ca, kể cả Shakespeare”.

Ông đọc đi đọc lại quyển “Những điều kỳ diệu của thế giới”. Quyển sách đã làm nảy nở ở ông ao ước muốn đi đến những vùng xa xôi. Ông tiếp tục sưu tầm đá khoáng, đi săn và sưu tầm côn trùng và trứng chim. Gần cuối thời gian học, ông được phép tham gia vào các thí nghiệm hóa học với người anh Erasmus trong một phòng thí nghiệm tự tạo trong nhà kho dụng cụ trong vườn của nhà bố mẹ. Sinh hoạt đó đã giúp ông đọc tỉ mỉ nhiều sách hóa học và học được cách chế tạo được khí và nhiều loại hợp chất. “Đó là phần tốt nhất của giáo dục đối với tôi trong thời gian ở nhà trường...”.

Mùa thu 1825, khi thấy Charles chẳng học hành gì tốt, bố ông quyết định kéo ông ra khỏi trường của TS Butler, gửi ông lên Đại học Edinburgh với mục đích học y khoa, cùng với anh ông, nơi mà bố và ông nội ông đã biết tiếng tăm về khoa học. Đại học này được thành lập năm 1582 và đã có thời kỳ cực thịnh về khoa học và y khoa ở thế kỷ 18. Nhưng đó là quá khứ. “Các bài giảng là cực kỳ buồn tẻ” trừ bài giảng về hóa của GS Hope...

Ông chứng kiến hai cuộc phẫu thuật, lúc bấy giờ chưa có thuốc gây mê, và phải bỏ đi không thể nào xem tiếp, và quyết định không tiếp tục ngành này nữa. Ông thích thú gia nhập một sân chơi của các sinh viên nghiên cứu và thảo luận về các đề tài khoa học. Ông có hai phát hiện bằng mắt thường, một về trứng của một loại sinh vật rêu lá, và một về trứng của một loại sinh vật nước nhỏ, nhưng cả hai thực ra chuyển động được và đều là ấu trùng.

Những khám phá đầu tiên này làm ông càng phấn khởi trong nghiên cứu khoa học. Ông được gia nhập The Royal Society (Hàn lâm viện Anh này đã vinh danh ông năm 1864 với Huân chương-Copley, và từ 1890 tặng thưởng Huân chương-Darwin như một giải đặc biệt). Lần đầu tiên trong một sự “ngạc nhiên lặng thinh”, ông nghe TS R.Grant thuyết minh say sưa về những ý tưởng của Lamarck về sự biến đổi các giống loài.

Những kỳ đi săn bắn vào mùa hè tại Maer nơi gia đình ông cậu ông, Jos (Josiah Wedgwood), và những buổi chiều ở đó đã để lại cho ông những cảm xúc sâu sắc. Ông săn nhiều đến nỗi phải thấy cắn rứt lương tâm, mặc dù ông tự thuyết phục rằng đó cũng là hoạt động trí óc. “Không gì để lại một hình ảnh sống động hơn trong tâm hồn tôi bằng nhưng buổi tối ở Maer. Tôi bám theo cậu Jos với tình yêu và sự ngưỡng mộ sâu sắc [...]. Tôi tin rằng không có quyền lực nào trên quả đất có thể khiến ông rời khỏi dù một tấc con đường ông cho là đúng đắn” .

Bố của Darwin thấy việc học y khoa không xong, một lần nữa muốn cải thiện đường học vấn của con mình nên quyết định cho con học… thần học để làm mục sư!

Darwin được gửi đến đại học Cambridge, lâu đời và nổi tiếng, được thành lập từ thế kỷ 12. Sau này ông nghĩ lại về quyết định học thần học: “Khi tôi nghĩ đến việc tôi bị những người chính thống (tôn giáo) tấn công dữ dội như thế nào, thì việc tôi mong muốn trở thành mục sư là buồn cười”.

Mong ước đóng góp cho tòa nhà cao cả của khoa học


Ảnh bìa của cuốn sách “Nguồn gốc của các chủng loài bằng sàng lọc tự nhiên, hay là sự bảo tồn các giống loài có lợi thế trong cuộc chiến đấu cho sự tồn tại.” Quyển sách này vừa được NXB Tri Thức chuyển ngữ cho độc giả Việt Nam, lần đầu tiên sau đúng 150 năm!
3 năm ở Cambridge, không có công việc nào được ông theo đuổi một cách nhiệt tình, và không công việc gì làm ông vui nhiều như việc sưu tầm bọ. Lúc đó, ông có sức khỏe tốt nhất, và cũng gần như ở trong tâm trạng tốt nhất. Ông kể một trải nghiệm: Một ngày nọ, khi bóc một miếng vỏ cây già, tôi thấy hai con bọ hiếm trong đó và bắt ngay mỗi chú vào một tay. Thình lình một chú bọ thứ ba xuất hiện, cũng là một giống mới. Vì không chịu nổi để mất, tôi liền bỏ chú bọ bên tay phải vào miệng. Rất tiếc nó tiết ra một dịch vị làm cay lưỡi quá, buộc tôi phải phun nó ra; chú đó mất, và cả chú thứ ba cũng bị mất luôn.

“Một người có ảnh hưởng hơn ai hết lên cả sự nghiệp” của Darwin là GS Henslow, nhà thần học vừa là giáo sư thực vật học. Ông này có kiến thức rộng không những về thực vật học, mà còn cả về côn trùng học, hóa học, khoáng vật học và địa chất học, và có biệt tài suy luận, rút ra được kết luận từ những quan sát li ti. Một nhân vật thứ hai có ảnh hưởng quan trọng lên Darwin là Adam Sedgwick, GS địa chất học tại Cambridge. Ông này đã chứng minh cho Darwin thấy rằng “Khoa học là sự tổng hợp lại của các dữ kiện, để có thể suy ra từ đó các định luật phổ quát hay kết luận”.

Năm cuối ở Cambridge, ông đọc quyển sách của Alexander von Humboldt “Kể chuyện cá nhân” về các cuộc thám hiểm thế giới. “Cuốn sách này và cuốn sách của Sir J. Herschel “Nhập môn nghiên cứu triết học tự nhiên’’đã đánh thức trong tôi mong ước cháy bỏng có được một đóng góp, cho dù đó là khiêm tốn nhất, cho tòa nhà cao cả của khoa học. Không một quyển sách nào khác, hoặc cả chục quyển sách khác, có một tác dụng như thế lên tôi như hai quyển sách trên”.

Ông suy nghĩ thật sự nghiêm túc và hỏi thăm khả năng tàu đi biển. “Khi vừa về đến nhà từ chuyến đi nghiên cứu dã ngoại ở Nordwales, tôi tìm thấy thư của Henslow thông báo rằng thuyền trưởng Fritz-Roy sẵn sàng nhường một phần cabin riêng của ông cho một người trẻ tuổi thích cùng đi với ông trên con tàu Beagle với tư cách là một nhà nghiên cứu khoa học tự nguyện mà không ăn lương”. Darwin liền chớp ngay cơ hội này.

Thật hạnh phúc cho ông biết bao, khi ông bố ra điều kiện: “Nếu cậu có thể tìm được một người có lý trí lành mạnh khuyên cậu nên đi, thì tôi sẽ cho phép cậu đi”. Và người có “lý trí lành mạnh” kia để khuyên nên cho Charles Darwin đi không ai khác hơn là ông cậu Jos.

Sự sinh ra các sinh vật luôn luôn cao hơn, hoàn thiện hơn

Ngày 27-12-1831, Darwin lên đường cùng với chiếc tàu lịch sử Beagle. “Chuyến đi trên tàu Beagle là sự kiện quan trọng nhất trong đời tôi và đã quyết định cả sự nghiệp của tôi… Tôi luôn cảm nhận, rằng tôi phải cảm ơn chuyến đi cho sự giáo dục và rèn luyện trí tuệ”. Ông cho đó là “cuộc đời thứ hai” của ông, và ngày ra khơi sẽ là “ngày sinh nhật thứ hai”. Say sóng, nỗi nhớ nhà, và cuộc sống chật hẹp trên chiếc tàu... là những gì ông đã trải qua suốt 5 năm. Nếu không có tiến bộ khoa học mới luôn mang lại niềm vui, chắc chắn ông không chịu nổi cuộc hành trình.

Cuốn sách “Nguồn gốc của các chủng loài” được xuất bản thì Darwin cũng vừa 50 tuổi. Kết luận cuốn sách này, ông viết: Từ cuộc chiến đấu của thiên nhiên, từ đói khổ và chết chóc, đã trực tiếp nẩy sinh ra cái cao nhất mà chúng ta có thể hình dung được: sự sinh ra các sinh vật luôn luôn cao hơn, hoàn thiện hơn. Đó quả là một cái gì cao cả trong cái nhìn về cuộc sống, rằng Tạo hóa đã thổi cái mầm của tất cả sự sống quanh ta vào một ít hình thái hoặc một hình thái duy nhất, và rằng, trong khi hành tinh này quay tròn theo định luật cố định của hấp lực, thì từ một cái ban đầu đơn giản như thế đã hình thành vô số hình thái đẹp nhất và kỳ diệu nhất.

Cuốn sách gây ra một cơn bão với vô số tranh cãi dữ dội, nhất là từ phía nhà thờ. Trong một cuộc họp vào tháng 9 năm 1860 tại Oxford, dưới sự chủ trì của GS Henslow, đã có một cuộc xung đột dữ dội giữa Giám mục Samuel Wilberforce và Thomas Huxley, một trong những người ủng hộ kiên quyết thuyết tiến hóa của Darwin. Wilberforce đã đẩy bài diễn thuyết của mình lên đỉnh cao của sự căng thẳng bằng câu hỏi: Ngài Huxley có dửng dưng hay không nếu ngài có một chú khỉ là ông tổ của mình?

Huxley đã trả lời: “Nếu câu hỏi được đặt ra cho tôi, rằng tôi thích chấp nhận một con khỉ tồi tàn làm ông tổ, hơn là chấp nhận một con người cực kỳ thông minh qua thiên nhiên, có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn, nhưng con người ấy sử dụng những năng lực và ảnh hưởng của mình để mang trò hề vào cuộc thảo luận khoa học, thì tôi sẽ không do dự xác nhận sự ưu ái của tôi cho chú khỉ kia”.

Darwin cho rằng cá nhân mình không phải là tuýp người thông minh đặc biệt. “Tình yêu khoa học – Lòng kiên nhẫn không giới hạn để suy nghĩ dài hơi về một đề tài nào đó – Sự siêng năng trong quan sát và sưu tập – và một mức độ bình thường của óc sáng tạo cũng như của lý trí lành mạnh. Với những khả năng vừa phải như thế, như những điều tôi có, thì thật là điều đáng ngạc nhiên, rằng tôi đã ảnh hưởng được dư luận của các nhà khoa học về vài vấn đề quan trọng ở mức độ đáng kể”. Một người nữa cũng có những nhận xét tương tự như thế và tài năng của mình, đó là Albert Einstein.

NGUYỄN XUÂN XANH

Triển lãm “200 năm Darwin” tại Down House

http://www.tuoitre.com.v...eID=301407&ChannelID=442


Phượng Các
#45 Posted : Wednesday, August 2, 2006 4:00:43 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Khi nhóm bạn Mỹ trước tới chơi đây thì chúng tôi đi xem kịch Blood Brothers. Hôm nay có bạn khác từ Mỹ sang thì chúng tôi đi xem kịch nhạc musical Footloose. Giá vé mua là 25 bảng Anh một vé. Dò trên Net thì giá là 16 pounds, nhưng tới khi đi mua thì ra như thế. Giá vé mắc hay rẻ là tùy tuồng hát được chiếu cố nhiều hay ít và ghế ngồi ở đâu trong rạp nữa. Chúng tôi chọn vở nào vừa có thể coi được vừa thích hợp với túi tiền. Hãy tưởng tượng giá của vở Lion King của chương trình ngày mai là 60 bảng cho tới 35 bảng mà tôi mới check trên Net. Không bao giờ tôi dám léo hánh tới mấy trò tốn tiền này. Các vở opera thì mắc hơn nữa. Khán giả của các rạp opera thì đa số là các người lớn tuổi, đi ngang qua rạp opera tôi thấy như thế. Họ mặc quần áo sang trọng hơn đám khán giả của mấy rạp tôi vừa xem qua. Rồi lại còn đi xe hơi nữa, trong khi chúng tôi phải lết xe công cộng.
Vở Footloose chúng tôi xem hôm qua ở Aldwych trong rạp hát Novello gần khu Covent Gardens. Chúng tôi vào một quán ăn Thổ Nhĩ Kỳ dùng bữa tối trước khi tới rạp sẽ trình diễn vào lúc 7:45. Đi vòng vòng quanh đó mới thấy đây là một khu tập trung các rạp hát. Mỗi rạp diễn một tuồng. Bên cạnh các rạp hát là các restaurants, các quán cà phê..... Người đi lại tấp nập, vui quá.... Các tuồng tích này cũ chớ có mới mẻ gì đâu.... Vậy mà ngày nào cũng có trình diễn, có ngày cả hai xuất. Chắc khán giả đa số là du khách, chớ không lẽ người dân London cứ coi đi coi lại một vở tuồng. Được đi coi kịch ở theater là một "biến cố", tôi cả đời chưa coi được một vở opera nào (có hiểu gì đâu mà coi!). Coi kịch thì hồi đầu năm được anh Th và chị Vũ Thị Thiên Thư mời coi ở Indiana. floating.... Và bây giờ thì qua London thì được các bạn Mỹ du lịch sang đây mời xem, chỉ vì đi du lịch sang London mà họ không thưởng thức trò này thì coi như còn thiếu thốn lắm vậy. Hãy tưởng tượng một lọat các vở kịch ngày nào cũng diễn thì thành phố đó phải phong phú như thế nào. Chỉ có New York mới có thể so sánh về phong phú về văn nghệ này.
Tôi vào ngồi trong tầng hai rạp Novello, rạp bề ngòai có vẻ cũ kỹ, kiến trúc lâu đời.



Bên trong rạp khá đẹp,


bên trong rạp (hình mượn)

Khán giả ăn mặc xuề xòa, thành phần trẻ áp đảo, có lẽ tại tuồng hát có nhiều màn nhảy múa. Nghe ý kiến người đi cùng thì mặc dù Footloose đã được ra phim, nhưng trong rạp có nhiều màn múa hơn. Các vũ công rất xuất sắc, giọng hát cũng hay.

Phượng Các
#46 Posted : Friday, August 4, 2006 3:24:32 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chiswick House

Vé vào cửa là 4 pound, cũng nằm trong danh sách English Heritage Pass. Tôi xuống trạm Tenham Green, một vùng có vẻ bình dân. Ấn bản chỉ dẫn chỉ cho biết tôi cần 20 phút đi bộ từ trạm. Thế nhưng tôi lại lạc ở ngã rẽ vì không có tấm bảng chỉ đường nào. Hỏi thăm hai ba người dân vùng đó mà ai cũng ngớ ra. Đi loanh quanh sao lại tới ngay trạm xe lửa kế, tôi mở bản đồ ra xem, chị nhân viên nhà ga ra hỏi xem tôi có cần giúp hay không. Chị nhân viên cũng có vẻ xa lạ với cái Chiswick House, nhưng nhìn vào tấm bản đồ thì chị nhận ra chi tiết nhỏ chỉ nẻo đi đó. Thế là tôi trở lại đường cũ, Chiswick Hill, rẽ vào Duke Road, và đi vào một con đường thuộc khu nhà ở (các nhà ở đây cũng chung vách), trước nhà có miếng đất nhỏ trồng cây cảnh. Càng đi càng thấy vắng vẻ, tôi cũng hơi sợ vì đi một mình (hai người bạn từ Mỹ qua ba hôm nay đã tự đi chơi được, nên họ đi riêng, tới những nơi họ thích đi hơn là các nơi tôi đang đi). Tôi nhất định đi tìm cho bằng được cái house này. Và sau cùng thì tìm thấy một khu đất khá lớn, vốn là khu đất của Duke of Chiswick khi xưa, nay trở thành một công viên. Đường từ cổng vào có hai hàng cây xanh mướt, xanh như ngọc thạch, tôi ít thấy hàng cây nào đẹp như hàng cây này, nên vừa đi vừa ngước nhìn. Và sau cùng thì cũng mò ra nơi mà tôi muốn tới, như hình dưới đây:



Ông chủ của ngôi nhà này năm 20 tuổi đã sang Ý Đại Lợi và mua về hai món đồ cổ (tôi không biết tên Việt gọi là gì), và sau đó ông lại trở lại Ý và sưu tập nhiều họa phẩm, tượng. Tôi chỉ đi dạo một vòng ngắm các bức họa cổ cho biết, và ngậm ngùi khi nhìn cái vườn thuở xưa của ông quận công, nay có vẻ ít người chăm sóc... không biết ngậm ngùi cho người hay cho .... mình!

oc huong
#47 Posted : Friday, August 4, 2006 6:32:18 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

OH cũng dạo mấy lần khu có nhiều hí viện này đó PC, đã xem: Miss SaiGon, Charme, Mama Mia.
Nếu so sánh khu này với khu Broadway ở New York thì OH nhận thấy dân xếp hàng xem phía ngoài Broadway bụi đời hơn có lẻ vì phần đông là du khách. Khu Broadway tập trung nhiều hí viện hơn London và những hí viện ở Broadway to lớn, nguy nga hơn (Mỹ mà!). Tụi này đến New York cũng với ước mơ được nhìn thấy khu mucical Broadway, được xem một vở nhạc kịch thôi cũng thỏa mãn lắm lắm.
Nhớ hôm xem Mama Mia ở London, khi ra về, tụi này thèm món tráng miệng chuối chiên ăn với kem vì lúc ăn ở nhà hàng VN gần đó, họ không có món này. Tìm được nhà hàng Tàu. Cã nhà được dẫn lên lầu, ngồi vô bàn... chỉ đặt món tráng miệng Dead. Bồi bàn tức giận, mét ông chủ. Ông chủ tưởng bồi bàn không hiểu tiếng anh ngọng ngịu của mấy Vikings này, đến chừng tụi này nhắc lại chỉ đặt món tráng miệng, ông chủ lẩm bẩm (chắc chưởi bằng tiếng Tàu), người bồi bàn nào đi ngang qua cũng liếc cho một cái đứt thùng luôn. Tụi này ngồi lì, nói chuyện cười giỡn, chờ. Cuối cùng thì cũng được ăn món chuối chiên. Tụi này trả thù, ăn nhỏ kem ra khăn bàn, không cho một xu tiền tip. Cooling

OH bắt đầu mê nhạc kịch rồi, nhưng mắc quá, và đoàn nhạc kịch lâu lâu mới ghé qua Oslo, đành chờ dịp qua London mới dám xem. Khi xem nhạc kịch, nhiều khi với khả năng anh ngữ hạn hẹp của mình, OH đoán cũng nhiều lắm, nhưng vẫn thích vì nghệ thuật diễn, nhạc... tuyệt!
Dân Na Uy thường qua London cuối tuần để xem đá banh hay nhạc kịch và shopping.
Đúng là nhà quê lên tỉnh.

Phượng Các
#48 Posted : Friday, August 4, 2006 5:51:52 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị OH ơi,
Nhạc kịch bên San Francisco cũng lâu lâu mới có đoàn hay về, và giá vé mắc lắm (trăm mấy dollars). So ra thì bên London này rẻ hơn, phong phú hơn. Rạp hát dĩ nhiên xưa cũ, nhưng oc huong không biết chính cái vẻ xưa cũ này đã quyến rũ dân Mỹ biết bao nhiêu. Kịch sĩ Mỹ mà được qua trình diễn ở London là coi như có thớ lắm rồi.

Patrick Swayze đang ở đây hát trong tuồng Guys and Dolls.




và Kevin Spacey sẽ hát tại London vào mùa thu này: The Moon for the Misbegotten

Phượng Các
#49 Posted : Sunday, August 6, 2006 6:26:32 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày hôm qua chúa nhật ngày 6 tháng 8, cả nhóm chúng tôi lấy xe lửa đi đến Windsor. Ở đây khi nói tới xe lửa (train) thì thuộc sự điều hành khác với xe đường hầm chuyên chở trong London và vùng phụ cận. Vậy thì có thể hiểu metro ở Paris = xe Bart ở San Francisco Bay Area = underground ở London. Có nhiều trạm thuộc hệ underground là điểm nối đi các nơi khác. Như trạm London Waterloo là nơi chúng tôi mua vé đi Windsor. Và trạm này cũng là nơi hãng eurostar đặt bản doanh để chuyên chở hành khách đi lại từ London tới Paris và các thành phố khác thuộc Âu châu.
Mất gần một tiếng để đi từ London Waterloo tới Windsor (vậy thì cũng tương tự như từ Saint Lazare đi tới Mantes La Ville nơi cư trú của chị Liêu thái thái!). Windsor có lâu đài Windsor, nơi cư ngụ của Nữ hoàng Elizabeth, trước kia bà chỉ ở đó vào cuối tuần, nhưng nghe đâu hiện nay đó là nơi thường trú của bà. Giá vé vào cửa lâu đài là 13.50 bảng Anh, nhưng hãng Southwest train này có khuyến mãi bằng cách giá vào cửa lâu đài và giá xe lửa tổng cộng chỉ có 13 bảng một đầu người.



Điểm chính cần đi coi là State Apartments của lâu đài, gồm các phòng khánh tiết, nghi lễ, phòng ngủ, phòng ăn, phòng chưng bày v...v...của hoàng gia Anh quốc. Sự lộng lẫy, tráng lệ, xa hoa hiện ra trong cách trang trí, của cải ở các phòng ốc khiến người xem ngẩn ngơ (mà đã là tất cả đâu!). Thật hoàng gia Anh quá sức may mắn, thóat được các cuộc biến động dân chủ hóa, các cuộc cách mạng, các cuộc đảo chánh mà thế giới phải chịu trong thế kỷ qua. Chỉ cần một cuộc lật đổ triều đình thì bao nhiêu của cải bị tứ tán và cướp giật, chưa kể mạng sống còn không giữ nổi. Làm sao còn lại được nguyên vẹn như hoàng gia Anh hiện nay. Công lớn có lẽ thuộc về nữ hoàng Victoria. Bà đã khéo léo để đưa hoàng gia Anh thóat được các cuộc tranh chấp quyền bính. Nay thì chức vụ Nữ hoàng chỉ có hư vị, việc cai trị đất nước dành cho nghị viện và thủ tướng. Nhìn cung cách lễ nghi và sự trọng vọng dành cho Nữ hoàng, ai nấy cũng cười cười, bảo sao mà bà cứ nhất định không nhường ngôi cho thái tử Charles.


Phượng Các
#50 Posted : Sunday, August 6, 2006 8:36:05 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị oc huong,
Nghe chị khen tuồng Mamma Mia, bèn vào check coi sao, thì tuồng này đắt quá xá, thiên hạ book trước cả năm, qua tới mùa hè năm sau đó chị. Trời ơi, thấy người ta say mê nhạc kịch quá mà mình cũng phát khiếp!



oc huong
#51 Posted : Sunday, August 6, 2006 10:11:11 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

London là cái rốn musical của châu Âu mà lị.
Hồi đặt vé Mamma Mia, để được vé ngồi chỗ gần sân khấu, mắc tiền nhưng được coi cho đã mắt, OH dùng chiến thuật : Đưa ra hai điều kiện để ba cha con nhà nẩu lựa chọn: Ở khách sạn rẻ tiền thì mua được ghế ngon, đòi ở khách sạn đắc tiền thì ngồi trên lầu. Thế là tụi này được ghế hàng thứ ba(hình như vậy), đáng đồng tiền bát gạo lắm PC ơi. Nhạc Abba, diễn xuất linh động, tuồng tích thật chặt chẻ.
Chắc PC đã xem phim Charme. Khi xem musical, ngoạn mục hơn, cô đọng hơn, và dance... tuyệt. Đây là loại musical dành cho thanh thiếu niên. Tụi này chọn Charme là vì hai tiểu thư. Nhưng khi xem, hai người già cũng mê luôn.
Còn Miss Sài Gòn là ox chọn. Nghe cái tựa là ox mê liền, đến chừng xem, không đặc biệt lắm.

Cats thì xem ở Oslo.

OH quên mất tên cái musical tụi này coi ở New York, chắc tệ lắm và không hiểu nhiều nên OH ngủ gục hết nửa tuồng, lúc ra về, tiếc tiền.

Tụi này đang "ăn cháo" để qua London xem vài mucical cho đỡ thèm.

Cái ước ao của tụi này bây giờ là được xem Chicago. Hồi qua Mỹ, đặt trể quá, không được vé. Chicago cũng mắc lắmBlack Eye

Hồi nhỏ mê hát bội, bây giờ mê musical.

OH
Phượng Các
#52 Posted : Sunday, August 6, 2006 10:57:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị oc huong,
Thật sự PC không hề quan tâm tới nhạc kịch. Hồi bên Mỹ vì có đứa cháu người bạn chơi cho cái môn kịch của trường nó, nên năm nào cũng đi theo coi ủng hộ. Vở kịch đại lọai của Shakespeare thì làm sao mà hiểu được. Năm nay qua London thì tại có mấy người bên Mỹ qua họ lại muốn đi nên đi chung với họ cho vui. Kỳ nhóm bạn tháng 7 thì đi coi tuồng Blood Brothers, bạn tháng 8 thì Footloose đó. Tuần rồi hai người ở Mỹ qua lại đi coi tuồng Les Miserables. Về nghe họ khen đáo để, khen là hay hơn tuồng Footloose. Trong khi một người trong nhóm thì lại bảo Footloose dancing tuyệt quá. Thật ra nếu có ai coi trước rồi mà cho mình biết ý kiến thì mình sẽ dễ chọn hơn. Nếu có người từ các nơi khác tới London chỉ để coi nhạc kịch thì mình đang ở sẵn đây chắc cũng phải bon chen rán tìm cách đi coi cho mãn nhãn.

Chị có khi nào đi chơi một mình không có chồng con đi theo được không?
oc huong
#53 Posted : Monday, August 7, 2006 6:14:47 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Tụi này cũng ao ước được xem Les Miserables.

quote:
Chị có khi nào đi chơi một mình không có chồng con đi theo được không?


Hừm... thử một lần rùi... hừm... hông dzui.

Thường thì OH đi seminar với trường khoảng 2, 3 ngày là cùng. Kỳ đó trường tổ chức qua Lisboa một tuần, mới nghe OH kể, ba cha con nhà nẩu rầu rỉ mà không muốn cản. Cả những lúc tham quan cũng như dạo phố, vui với bạn đồng nghiệp nhưng vẫn thấy thiếu thiếu cái gì đó. Nhất là sau này, không chia sẻ với cả nhà được những gì mình đã trải qua, không có những kỹ niệm chung, nên cộng đi trừ lại, thấy tốt hơn là chờ đi chung. Hơn nữa ox không bao giờ đi chơi riêng với bạn, hay đi seminar ra nước ngoài lâu ngày. Ba cha con nhà nẩu đòi đi London để xem musical hoài đó chớ, nhưng OH lắc đầu... hừm... để dành... làm một chuyến đi Úc hay Phi châu.

Càng già càng dẽo càng dai càng dính PC ơi.



Phượng Các
#54 Posted : Monday, August 7, 2006 3:07:31 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
tưởng chị đi một mình mà enjoy được thì chị bay qua London và ở tại nơi PC đang ở, rồi đi coi musical cho đã. Còn nếu gắn bó như gia đình chị thì đi chơi một mình lại thấy thế nào ấy, chị nhỉ.
Hai đứa con chị chắc còn nhỏ cho nên mới chịu đi với cha mẹ. Chớ khi lớn rồi thì có lẽ bọn chúng lại chỉ muốn đi với bạn bè như mình thường thấy!
oc huong
#55 Posted : Tuesday, August 8, 2006 2:19:19 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

OH cam on thạnh lòng của PC. Nhưng PC ơi, musical là niềm vui chung của gia đình, cùng nổi mong chờ đến ngày xem, cùng bàn tán khen chê sau khi xem... Nếu ai đó bao vé máy bay, bao khách sạn, bao luôn vé musical, OH cũng không đi xem một mình đâu.
Hai nàng lớn bộn rùi, có bồ có bịch hết trơn rùi... vậy mà lúc nào cũng đi du lịch chung với ba má, khôn lắm đó, miễn phí mọi thứ mà lị. Hy vọng hai nàng còn muốn đi chơi với ba má lâu chừng nao tốt chừng đó.
PC có lại Speaker Corner chưa?
Phượng Các
#56 Posted : Sunday, August 20, 2006 11:11:25 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Speaker Corner co phai la cai speaker gan vo computer de nghe am thanh? Neu phai thi PC da co roi, chi muon cho PC nghe giong hat cua chi ha? Wink
Phượng Các
#57 Posted : Monday, September 4, 2006 6:36:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Somerset House - Hermitage Rooms

Xe lửa và xe buýt London cơ hồ như không có phần dành cho nguời tàn tật hay đi đứng khó khăn. Một trong những thành ngữ thường dùng ở hệ xe ngầm là Mind The Gap, là coi chừng khoảng cách giữa sàn xe và mặt bằng ở ga, có khi nó cách khoảng thấy mà ghê, lỡ kẹt giò vô đó là trẹo mắt cá như chơi. Ở hệ thống xe Bart vùng vịnh San Francisco, hai mặt này phải nằm trên một mặt phẳng để nguời dùng xe lăn có thể vào ra dễ dàng, và các cơ sở công cộng phải thiết kế sao cho những nguời này có thể sử dụng đuợc. Vì đó là luật! Nhưng ở London thì tôi chưa thấy nguời dùng xe lăn nào vào ra lên xuống hệ xe chuyên chở công cộng. Họ đi đâu hết rồi? Hay là cứ an nhiên nằm nhà, để đường phố cho những nguời cẳng chân còn siết chặt bởi bù lon với bản lề trong mấy cái khớp?

Tôi đi đứng đã thấy khó khăn, khập khiểng cặp giò và đã bắt đầu nghĩ tới hai cây gậy hay một chiếc xe lăn..... Nhưng không lẽ ở hoài trong nhà, cuối tuần qua do lời rủ rê của nguời bạn tôi phải gượng lết đi từ từ ra ngoài. Tôi đi cà rề cà rề, tưởng tượng bộ vó của mình và thầm nghĩ tới hai chữ Dáng Ngọc mà tôi từng đề nghị đặt cho cuốn tuyển tập dạo nào. Dead
Chỗ tới là Somerset House. Xuống xe ở trạm Charing Cross, đi bộ trên đường Strand. Con đường rất đẹp với rất nhiều nhà cổ xưa ở hai bên đường. Ai ở trong đó chắc là khó chịu vì không tiện nghi, nhưng mà với du khách thì đó là những hình ảnh ngoạn mục.

Tôi thật là ngạc nhiên về cơ ngơi của cái toà nhà Somerset House khi buớc vào hẳn bên trong vòng khuôn viên mà đi ngoài đường ta khó lòng thấy hết cái lớn lao của nó:



Cái nhà như vầy thì đáng gọi là cái Palace chớ sao lại là House.
Chiều thứ bảy có cái tour miễn phí dắt cả nhóm đi xem các chi tiết trong cái nhà. Ta thấy ở các thành phố lớn và phong phú, thường có nhiều người hay tình nguyện hướng dẫn du khách đi xem và cắt nghĩa cho họ hiểu. Thường những nguời này về hưu hay không còn vướng bận chuyện áo cơm hay gia đình. Họ là người tri thức rộng, có học, hiểu biết nhiều.



Phòng ốc tuy nhiều nhưng chỉ có một số nhỏ được dùng cho các phòng triển lãm, gift shop, trường học nghệ thuật, chớ không có vật gì chưng bày của chính chủ nhân tòa nhà còn để lại. Cho nên hướng dẫn viên chỉ giảng về lịch sử là nhiều, và dắt đi xem cái thuyền hiện còn để chưng ở dưới nhà. Và sau đó lại còn được bà dắt đi xem hầm mộ, nơi chôn cất ba bốn người. Hầm mộ phải đi vòng vòng mới tới nơi, khung cảnh thấy sợ, dùng để đóng mấy phim ma thì chắc là hợp lắm. Tới chừng coi đã đời rồi lúc trở lên thì cánh cửa dầy cui đã bị khóa lại. Kêu om xòm vẫn chả ma nào nghe. Bà phải lấy điện thọai cầm tay ra gọi. Lại không liên lạc được. Tôi ngó dáo dác, nghĩ cách trèo lên (ra ngòai hành lang thì ngó thấy được trời xanh), nhưng tôi biết với cái tấm thân rạt rài của tôi, tôi sẽ là người ở lại sau cùng nếu phải tìm cách thóat thân. Nhưng mà sau cùng thì mọi người cũng được bình an trở lên.

Tới đây người bạn dự tính là đi xem bộ cổ vật Hermitage, một collection thuộc viện bảo tàng Petersburg đưa về chưng bày ở đây. Hay quá, đối với các di sản văn minh của nhân lọai, các viện bảo tàng vẫn hay mang đi khắp nơi để cho người ở các nước khác có thể thưởng ngoạn học hỏi từ các tác phẩm vô cùng quý giá của lịch sử. Giá vào cửa là 5 Anh kim. Tôi thử nhìn qua các người vào xem ở đây. Họ là những giáo sư, những nhà sử học, những con người quan tâm tới văn minh cổ của nhân lọai? Thấy như chỉ có mình tôi là lạc lòai, một kẻ không phân biệt nổi kim cương thiệt và giả, vậy mà bây giờ lại khom tới khom lui ngắm các vật quý bằng vàng, bằng ngà với các kiếng lúp để trên tủ. May mà không có ai bắt viết lại bài thu họach. Vậy mà người bạn lại còn hào hứng dự tính một chuyến đi Nga vào năm sau để được xem cho mãn nhãn các kiến trúc tuyệt vời ở Mac Tư Khoa, Petersburg và nền văn minh Nga la tư.

Sau khi đi ăn ra thì chúng tôi đi bộ lại nhà thờ St Martin-In- Fields để tham dự buổi hòa nhạc trong nhà thờ. Chương trình hòa nhạc tối nay gồm có các khúc sau:
Bach - Brandenbur Concerto No 3
Purcell - Chacony in G minor
Mozart - Salzburg Symphony No 1
Bach - Air "on the G String"
Vivaldi - concerto for Two Violins in A minor
Vivaldi - Four Seasons
do nhóm New London Soloists Orchestra và Ivor Setterfield làm conductor



Thì ra có cái lọai hình trình diễn kiểu này nữa! Là các buổi hòa nhạc được trình diễn ở nhà thờ. Tuy là không được cái không khí như ở rạp hát, nhưng giá vé mềm hơn (từ 6 tới 20 Anh kim tùy chỗ ngồi). Người xem rất lịch sự, nhã nhặn, ngay cả con nít cũng ráng giữ im lặng.
Nghe nhạc hòa tấu thì đỡ vất vả hơn là nghe kịch Shakespeare vì ít ra nó không có lời. Nhưng nhạc cổ điển cũng đâu phải là dễ thưởng thức.
linhvang
#58 Posted : Monday, September 4, 2006 7:34:43 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các


Phòng ốc tuy nhiều nhưng chỉ có một số nhỏ được dùng cho các phòng triển lãm, gift shop, trường học nghệ thuật, chớ không có vật gì chưng bày của chính chủ nhân tòa nhà còn để lại. Cho nên hướng dẫn viên chỉ giảng về lịch sử là nhiều, và dắt đi xem cái thuyền hiện còn để chưng ở dưới nhà. Và sau đó lại còn được bà dắt đi xem hầm mộ, nơi chôn cất ba bốn người. Hầm mộ phải đi vòng vòng mới tới nơi, khung cảnh thấy sợ, dùng để đóng mấy phim ma thì chắc là hợp lắm. Tới chừng coi đã đời rồi lúc trở lên thì cánh cửa dầy cui đã bị khóa lại. Kêu om xòm vẫn chả ma nào nghe. Bà phải lấy điện thọai cầm tay ra gọi. Lại không liên lạc được. Tôi ngó dáo dác, nghĩ cách trèo lên (ra ngòai hành lang thì ngó thấy được trời xanh), nhưng tôi biết với cái tấm thân rạt rài của tôi, tôi sẽ là người ở lại sau cùng nếu phải tìm cách thóat thân. Nhưng mà sau cùng thì mọi người cũng được bình an trở lên.


LV thường không ham đi coi chỗ chôn người chết. Đọc tới đoạn chị tả cái cánh cửa đã bị khóa lại...LV tự hỏi lúc đó cái đầu của chị nghĩ chuyện gì trước? Có sợ bị "chôn sống" như trong mấy phim Tàu hay phim Ai Cập, để giữ bí mật, người ta chôn luôn những người đi đưa đám ma không. Tongue
Phượng Các
#59 Posted : Monday, September 4, 2006 6:30:14 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị Linh Vang,
Vì hành lang ngó thấy trời xanh được nên không sợ bị chết ngộp, chỉ e có hỏa hoạn hay cái tòa nhà bị sụp, vì coi bộ cái nhà này cũng không an toàn, thấy có bảng yêu cầu đừng lên ngồi lên lan can.

Phượng Các
#60 Posted : Sunday, September 10, 2006 5:30:39 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang
LV thường không ham đi coi chỗ chôn người chết.

À, kể chị nghe là nhà thờ St Martin in the Fields. nơi mình xem hòa nhạc cổ điển hôm nọ tầng dưới nơi hầm mộ, gọi là Crypt là có cái quán cà phê thiết lập ngay trên các hầm mộ này, gọi là Crypt Cafe. Nghĩa là bàn ghế quán cà phê đặt lên trên, dưới là nơi an giấc ngàn thu của những người được phép chôn cất ở nhà thờ. Theo người mình thì thấy bất kính với người đã chết quá đi, nhưng không hiểu sao người Tây phương lại làm như vậy.



Hình trên là một cái hầm mộ trong nhà thờ St Martin in the Field . Hầm mộ xây thành mặt phẳng và ta đi lại trên đó chớ không phải lô nhô như kiểu ngòai nghĩa địa.

Users browsing this topic
Guest (15)
12 Pages<12345>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.