Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Luận Chữ TU - Phạm-Văn-Mộc
Triển Chiêu
#1 Posted : Friday, November 25, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Triển Chiêu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 185
Points: 0



Luận chữ TU

Tu là ăn ở thật thà
Tu không nói dối một mà nói hai
Tu là biết lỗi sửa sai
Tu là trong sạch trong ngoài tịnh không


Từ xa xưa ta đã biết và nghe nói nhiều về chữ TU, nhưng có nhiều quan niệm khác nhau, mỗi người có một quan niệm, một cách nhìn dị biệt. Trong phạm vi bài này chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa chữ Tu. Tại sao phải tu. Lợi ích của chữ Tu. Một vấn đề thường được nói đến trong cuộc sống thường nhật. Đa phần, khi nghe đến chữ Tu là lập tức trong đầu óc nảy sinh ra ý nghĩ: Tu là phải vào chùa, phải tụng kinh, gõ mõ, phải ăn chay... nghe nói đến tu là đã hình dung ngay ra các vị Tăng sĩ, các Ni sư, Ni cô... đầu tròn áo vuông.

Nghe thấy sợ quá! Tôi không dám tu đâu. Tôi không đủ khả năng, đức hạnh để đi tu đâu. Nghĩ thế, cũng không hoàn toàn sai; mà đó chỉ là một quan niệm, một cách nhìn phiến diện. Vấn đề tu hành dành cho cả hai giới: Tu sĩ và Tín đồ. (Phật tử xuất gia và Phật tử tại gia).
Thực ra nguồn gốc của chữ Tu từ Hán tự. Tu có nghĩa là sửa. Về phương diện vật chất, khi thấy một công trình kiến trúc bị hư hao, xuống cấp; người ta phải trùng tu, nghĩa là phải sửa chữa công trình đó cho tốt đẹp hơn, khang trang hơn, vững chắc hơn. Thí dụ: Chiếc xe hư không chạy được, ta phải sửa chữa thay thế cái gì hư để xe chạy lại tốt; cái nhà bị hư hại, dột nát, ta phải sửa chữa kèo, cột, mái nhà cho hết dột, thay thế chỗ hư hại để nhà được vững chắc hơn.
Ngoài ra chữ Tu còn có những từ ghép như: Tu-bổ là sửa chữa. Tu-chính là sửa đổi cho đúng, cho hợp. Tu-dưỡng là giữ gìn và sửa đổi thêm cho tốt. Tu-giới là giới luật tu hành. Tu-viện là nơi tu hành. Tu-mi là đàn ông.

Như vậy, chữ tu rất gần gũi với chúng ta, nó ở quanh ta, cùng với chúng ta như hình với bóng suốt chiều dài trong cuộc sống của chúng ta.
Trên cõi đời, con người thường gặp nhiều phiền não, khổ đau đều do vô minh mà ra. Vì vô minh nên chúng ta mới tạo tác nhiều lỗi lầm, sai trái.
Vì vậy, ta cần phải tu sửa và phải học đạo để tránh mọi tội lỗi, hầu diệt trừ nghiệp chướng, phiền não và khổ đau.

Về phương diện tinh thần hay tâm linh chúng ta cần phải tu tâm dưỡng tánh. Ngoài ra, ta còn phải tu thân nữa. Người xưa đã dạy: "Nhân vô thập toàn" nghĩa là con người không ai hoàn toàn (mười phần) tốt cả. Vì là con người, nên không ai được toàn thiện, toàn mỹ. Bởi lẽ không hoàn toàn tốt, nên chúng ta thường vấp phải nhiều điều lầm lỗi. Do đó,chúng ta phải sửa cả thân và tâm.
Sự tu thân là một việc căn bản, chẳng những cho cá nhân, mà cho cả gia đình và Tổ Quốc. Dù sang hay hèn, giàu hay nghèo ai cũng phải tu thân hết; có bất bình đẳng về địa vị, nhưng về tư cách và đạo đức thì bình đẳng cả; chưa có bình đẳng về pháp luật, nhưng có bình đẳng về đạo đức.

Trong Khổng giáo - nơi Bộ Luận Ngữ đã xếp thành hệ thống với những câu: "Thành ý, Chính tâm, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ".
Muốn làm sáng cái đức của thiên hạ, thì trước hết phải trị nước mình. Muốn trị nước mình, thì trước hết phải tề nhà mình. Muốn tề nhà mình, thì trước hết phải sửa thân mình. Muốn sửa thân mình, thì trước hết phải chính cái tâm mình. Muốn chính cái tâm của mình, thì trước hết phải làm cho tinh thành ý của mình. Muốn làm cho tinh thành cái ý của mình, thì trước hết phải có tri thức xác đáng. Tri thức xác đáng ở chỗ xét kỹ mọi vật.

Con người từ vô thủy đã nằm sẵn trong tiềm thức 3 tên giặc độc. Đó là: Tham - Sân - Si. Chúng luôn rình rập và chỉ chờ dịp để dẫn dắt ta vào con đường sai trái, tội lỗi.
Thân thì tham ăn của ngon, mặc của tốt; giết hại loài vật để mong cầu thưởng thức món ngon vật lạ; giết hại đồng loại để chiếm đoạt vật chất của cải, đất đai. Chưa có xe, chưa có nhà thì ước mong có được chiếc xe để đi, cái nhà để ở. Khi đã có được chiếc xe, lại muốn có thêm một chiếc xe nữa tốt hơn, sang hơn. Khi đã có nhà rồi lại muốn tậu thêm cái nhà nữa cho thuê kiếm lời... và cứ như thế, lòng tham tăng trưởng. Nên có câu: "Lòng tham không có đáy" là vậy (tham tâm vô lượng). Được ai khen mình thì mình vui. Bị ai chê hoặc làm phật ý mình thì mình buồn, mình giận, mình tức. Ai hơn mình thì cũng bực, cũng tức, cũng ganh tị... Đó là nguyên nhân do tên giặc Sân nó dẫn dắt, sai sử. Còn tên giặc Si cũng rất nguy hiểm. Nó cũng là đồng minh liên kết với với 2 tên giặc Tham và Sân làm lu mờ, che lấp trí tuệ của ta, để làm cho chúng ta vướng vào những điều sai trái: gây nên bao tội lội mà chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiệp báo khôn lường.

Tu Tâm Dưỡng Tánh

Nói về Tu Tánh. Thí dụ: Mình có tánh lười biếng; phải cố gắng sửa tánh lười biếng thành tánh siêng năng, chăm chỉ, cần mẫn. Siêng năng học hành. Chăm chỉ làm việc. Cần mẫn với công việc. Hoặc giả mình có tánh ngủ trưa (ngủ trễ). Phải cố gắng sửa đổi thành tánh dậy sớm. Và luôn nhớ câu: "Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày". Ví như mình có tánh hay nói. Gặp đâu nói đó, nói không phải nơi, không đúng lúc - mà ta thường nghe thiên hạ nói về người ưa nói nhiều là: Phát ngôn linh tinh. Vậy chúng ta nên giảm bớt lời nói lại. Chỉ nói khi nào cần và nói cho đúng nơi, đúng lúc. Cũng nên nhớ câu: Đa ngôn đa quá (nói nhiều lỗi nhiều). Vì nói nhiều quá, ắt sẽ không kiểm soát được những lời mình đã nói. Và như vậy, sẽ mắc nhiều sai trái.

Đã là con người thì ai cũng có nhiều tánh. Tánh tốt cũng có, tánh xấu cũng có; mà thường thường tánh xấu vẫn chiếm đa phần. Do đó, chúng ta cần phải sửa tánh xấu, để tánh tốt có tỷ số cao hơn. Chúng ta cần phải "dưỡng tánh". Nghĩa là phải nuôi dưỡng, phát triển những đức tánh tốt đẹp như tánh Từ Bi, Hỷ Xả, tánh vô tư chính trực, tánh nhu hòa, hiền lương, tánh siêng năng cần mẫn v.v... Với mục đích chuyển hóa những tánh bất thiện như một vài tánh xấu thí dụ nêu trên. Hầu vun bồi cho cây Thiện Nghiệp ngày thêm viên mãn. Về tu tâm - phần này khó hơn. Vì nó không có hiện tướng. Tánh thì có thể dễ nhận biết. Nhưng tâm thì khác, vì không có tướng hiển bày, nên ngoài mình ra không ai biết được tâm của ta.

Vì vậy, ca dao Việt Nam có câu:

Dò sông dò biển dễ dò,
nào ai lấy thước mà đo lòng người.


Nên chi, sửa tâm - chỉ tự mình sửa tâm mình, chứ không ai có thể giúp chúng ta được. Thường thường chúng ta chỉ chú ý đến phần "sự" tức là phần hình tướng, hình thức bên ngoài của một người tu. Trong Phật giáo không chú trọng đến hình thức, hình tướng bên ngoài. Tuy nhiên, cũng cần phải có phần nào hình thức, hình tướng bên ngoài của một người tu. Chẳng hạn người tu cần phải ăn mặc chỉnh tề, đi đứng trang nghiêm, nói năng từ ái, hòa nhã, khiêm cung v.v... đồng thời cũng cần phải có chất lượng, nội dung bên trong - đó gọi là phần "lý"; cả hai phải được vẹn toàn, hầu được viên dung thì mới là tu đúng theo Chánh Pháp. Phần quan trọng hơn hết, chính là phần "lý" tức là phần nội tâm làm chủ yếu.

Trên nguyên tắc tu hành, điều cần nhất là phải sửa tâm và tánh. Nghĩa là cần phải thấy và biết rõ ràng, chính xác. Mà muốn biết tâm ở chỗ nào? Đâu là chỗ chân, giả; động, tịnh? Phải biết cái chân tâm và cái giả tâm. Phải thấy cái động tâm và cái tịnh tâm. Tâm ta không bay đi đâu cả. Tâm ta ở ngay trong thân ta. Chúng ta hãy cố gắng giữ tâm an tịnh. Đừng để tâm ta rong ruổi, lang thang đến nơi vô định. Như vậy là chúng ta đã tiến tu và là một bước thành công trên hành trình tu tập. Để đối trị với Tham - Sân - Si. Chúng ta hãy thực hành Giới - Định - Huệ để chế ngự. Trước hết chúng ta phải tiếp tục thiền định để cố gắng sửa đổi tâm tánh, phải quyết chí chừa bỏ những thói hư, tật xấu. Phải chiến thắng tam độc: Tham-Sân-Si và từ bỏ những lời nói độc ác, xảo trá, những tánh ghen ghét, đố kệ và những việc làm hiểm độc, gian dối. Chúng ta phải cố gắng hết mình để giảm những điều xấu xa gian ác đến mức tối thiểu, và phát triển những điều tốt lành đến mức tối đa. Bất cứ điều gì chúng ta thấy và biết là tốt theo đúng với lương tâm, đạo đức, thì hãy tiếp tục thực hành và phát triển. Bất cứ điều gì xấu có hại cho mình và cho người ta hãy lánh xa và chế ngự giảm bớt đến mức tối thiểu. Khi chúng ta đã nhận biết được con đường tốt, ta cố gắng theo. Con đường xấu chúng ta cố gắng lánh xa. Đó là cách chúng ta đã chuyển hóa được ác nghiệp trở thành thiện nghiệp. Vì tu là chuyển nghiệp. Tục ngữ có câu: "Có chí thì nên". Quyết tâm lập nguyện, cố tâm thực hành thì việc gì cũng làm được chứ không có gì là khó cả. Tóm lại chúng ta hãy học đạo tu theo giáo lý nhân quả của nhà Phật. Như câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành. Gieo gió gặt bão. Gieo nhân nào gặt quả nấy. Cho nên sự lợi ích của việc tu hành thật là thù thắng và vi diệu. Nếu chúng ta tu và áp dụng theo đúng Chánh Pháp thì chúng ta có thể chuyển hóa từ cái xấu trở thành cái tốt, từ cái sai trở thành cái đúng, từ ác nghiệp chuyển đổi thành thiện nghiệp và phải biết sám hối để diệt trừ nghiệp chướng, khổ đau hầu được sống cuộc đời hạnh phúc và an lạc.
Đức Phật dạy: Hãy tự thắp đuốc, tự mình bước đi Thắp sáng trí tuệ, ngọn đuốc Chánh Pháp. và lời Chư Tổ dạy: Tu mà không học là tu mù Học mà không tu là tủ sách và câu: Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý. Thị vi Phật giáo. Vậy Phật tử chúng ta hãy cố gắng tu sửa thân, tâm; gieo vào tàng thức những tư tưởng tốt lành, những mầm mống vị tha... Chuyên tâm quán tưởng về những hạnh nguyện đã phát. Nhớ mãi hình ảnh của Đấng Đại Từ Bi Năng Hỷ Xả như ngọn đuốc soi đường; nhớ chuyên trì niệm Hồng danh Chư Phật, các chủng tử này sẽ tăng trưởng để một lúc nào đó thuận duyên phát sinh, hiện hành đưa ta đến bến bờ giải thoát. Con người vốn cao quí, cần phải trau giồi đức hạnh để trở thành người toàn thiện. Cũng ví như hạt ngọc, mà thời nay người ta thường gọi là kim cương. Tôi còn nhớ ít câu trong bài học thuộc lòng khi tôi còn lúc tuổi thiếu thời: Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài, Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi. Con người ta có khác gì, Học hành quí giá ngu si hư đời. Và trong sách nho của Khổng Tử cũng có câu: Ngọc bất trác, bất thành khí, Nhân bất học, bất tri lý. Vậy việc tu hành là cần thiết. Chúng ta hãy cố gắng dũng mãnh, tinh tấn để tiến tu trên bước đường tìm cầu học đạo. Lênh đênh qua cửa Thần Phù, Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.

Phạm-Văn-Mộc
Vũ Thị Thiên Thư
#2 Posted : Saturday, November 26, 2005 11:55:16 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

Cảm ơn anh Triển Chiêu mang về
La tham
#3 Posted : Thursday, December 1, 2005 9:31:50 PM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

Hôm nay Lá thắm mới có dịp chào anh Triển Chiêu. Anh sưu tầm nhiều bài hay lắm, Thiền rồi lại Tu. Lt mới vào PNV, nghe mọi người gọi anh là Triển đại hiệp, chắc hẳn anh đã chứng tỏ được đại nghĩa của mình.

Nếu có bài luận về người anh hùng, nhờ anh vui lòng mang vào đây cho Lt và các bạn đọc nhé. Cám ơn anh. Smile

Lt
An may
#4 Posted : Monday, December 5, 2005 5:41:03 PM(UTC)
An may

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 60
Points: 0

Khất mỗ chào Triển Đại Hiệp!

Luận về "Tu" thật là thuần khiết
Nhưng làm sao thực hiện... khó thay!
Khất mỗ chưa dám "ăn chay"
Cho nên Khất vưỡn... ăn mày Thế gian...

... Hì hì... đùa một chút cho vui. Bài luận của Phạm Tiên sinh nghe rất súc tích! Nhưng có một cái sự "Tu" không thấy "ông Mộc" nói đến mà... "tu" này Khất mỗ mạo muội khuyên mọi người không nên "tu"...ừng ực như Khất mỗ mỗi ngày hai chai bốn lăm độ..."cay"!Blush Chúc toàn thể ACE trong Vườn một Mùa Giáng Sinh An vui!

AM
Triển Chiêu
#5 Posted : Sunday, December 25, 2005 1:22:21 AM(UTC)
Triển Chiêu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 185
Points: 0



Í, thân chào Lá Thắm, VTTT và Ăn Mày nhé. Không ngờ bài post này hồi tháng 11
được các bạn chiếu cố.
Bây giờ TC đi ăn nhậu cái (chữ tu này không cần luận bàn mà mình làm thiệt luôn nha
anh Ăn Mày Big Smile )

Mai vào trả lời các vị nhé.

TC
Triển Chiêu
#6 Posted : Sunday, December 25, 2005 2:08:47 PM(UTC)
Triển Chiêu

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 185
Points: 0


@Vũ Thị Thiên Thu
quote:
Cảm ơn anh Triển Chiêu mang về

Câu này không biết trả lời sao. Thôi ghi là: không có chi không có chi. Smile


@Lá Thắm/b]
quote:
Hôm nay Lá thắm mới có dịp chào anh Triển Chiêu. Anh sưu tầm nhiều bài hay lắm, Thiền rồi lại Tu. Lt mới vào PNV, nghe mọi người gọi anh là Triển đại hiệp, chắc hẳn anh đã chứng tỏ được đại nghĩa của mình.
Nếu có bài luận về người anh hùng, nhờ anh vui lòng mang vào đây cho Lt và các bạn đọc nhé. Cám ơn anh.
Lt

Hôm nay TC cũng mới có dịp chào trực tiếp Lá Thắm và [b]Ăn Mày
nhé.
Đại hiệp thì TC không dám nhận. Chẳng là TC khoái nhân vật Triển Chiêu trong chuyện tàu Bao
Công. Nên lấy nick đó cho đã. Người đâu mà bảnh bao, phong độ ngời ngời còn xách kiếm đi tùm
lum giúp người nữa. Cho nên TC khoái vậy nên cũng tự đặt đại cho mình chớ không phải người
đặt cho nên không dám tự hào. Big Smile
Còn bài luận về anh Hùng thì khó lắm. Vì thời nay "anh hùng" trong tâm hồn người Phụ Nữ Việt Nam
cao quá mạng. Anh Hùng ngày nay mà luận chắc là phải ngồi viết từ sáng đến tối mới đủ tiêu chuẩn của các người nữ đặt ra:

- hào hoa phong nhã ngời ngời
- đô con khỏe mạnh nước da bánh ít
- nghề nghiệp vững chắc - sự nghiệp rõ ràng không chơi chịu
- thành thật - hoạt bát - cởi mở - biết chiều phụ nữ
- không tà dâm, không vọng ngữ
- không tứ đổ tường cờ bạc hút sách
- tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ (tu thân là sửa thân chớ không cho tu chai Smile)
- nhưng phải biết bãi món ăn chơ tám món ăn giỡn như làm vườn, sửa nhà, sửa điện, sửa xe, thay tả, náu ăn, giặt giũ...... khi cần thiết.

...... nói chung là tiêu chuẩn người đàn ông sexy đã lên quá cao, quá nhiều chi tiết cần hội đủ nên người hùng thiệt sexy này chỉ có trong cổ tích thôi chớ đâu có kiếm đâu ra làm sao luận được. Big Smile





La tham
#7 Posted : Monday, December 26, 2005 7:48:20 AM(UTC)
La tham

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 0

.
Users browsing this topic
Guest (6)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.