Rank: Advanced Member
Groups: Registered, Editors Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 5,044 Points: 3,390 Location: Lục điạ hình trái táo Thanks: 340 times Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
|
Phong tục tập quán thời nay (B.S Phan Giang Sang)
Từ sau ngày đại nạn của đất nuớc 30/4/75, người Việt chúng ta như đàn chim vỡ tổ, tung bay khắp bốn phương trời tìm tự do, văn minh mà an thân lập nghiệp sinh sống. Chạy xa quê huơng nhưng lúc nào cũng mang theo cái phong tục tập quán cổ truyền, đã ăn sâu cội rể vào tâm khảm khó mà quên được.
Mỗi nền văn hóa đều có phong tục, tập quán tốt và xấu riêng của nó. Để thuận theo trào lưu văn minh tiến bộ của thế kỷ 21 này, chúng tôi thiết nghĩ chúng ta cũng nên sửa đổi đôi chút cái phong tục tập quán cổ lỗ sĩ, không hạp tình, hạp chỗ hay hạp tình, hạp lý nữa. Trong hướng đi chập chững đó, thiết nghĩ chúng ta:
- Nên bảo tồn, gìn giữ những cái hay, cái đẹp cổ truyền, đầy dân tộc tính để duy trì nền văn hóa tốt đẹp của tiền nhân để lại. - Nên loại bỏ cái dở, cái bại hoại thuần phong mỹ tục; và - Cũng nên thu nhập những cái mới lạ của nền văn hóa mới, cho nó phù hợp với thời thế văn minh tiến bộ ngày nay.
Thật khó cho chúng ta một sáng một chiều mà gột bỏ nó. Chắc chắn phải có thời gian lâu hay mau để sửa đôỉ tùy theo tình thế. Tuy nhiên, nếu chúng ta cố gắng, không chóng thì chầy, chắc chắn thế nào cũng làm được.
Vì méo mó nghề nghiệp nên chúng tôi chỉ nhìn phong tục tập quán qua lăng kính y khoa mà thôi, còn việc khác để quý vị cao nhân thâm sâu văn hóa, xã hội suy tính, vun bón và bảo tồn.
Chúng tôi không chống báng mà chỉ cầu mong quý vị thấy nó hợp tình, hợp lý thì sửa đổi, gây nên phong trào lành mạnh, tránh những bịnh tật tầm thường lại đưa đến chết chóc vô ý thức, rất oan uổng. Trái lại, nếu quý vị không muốn có sự thay đổi thích hợp thời thế thì thôi,cũng không sao.
Phong tục tập quán là gì?
Phong tục tập quán chỉ những tập tục mà người ta đặt ra, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, truyền tụng từ đời này sang đời khác. Lâu ngày chầy tháng, nó ăn sâu vào tâm khảm, trở thành thói quen tật xấu khó bỏ. Có khi nó trở thành luật lệ, mà người ta phải áp dụng trong trường hợp thích nghi nào đó, không thể nào thiếu được.
Lúc khởi đầu nếu nó tốt, nó trở thành thuần phong mỹ tục. Nếu nó xấu, nó dỏm, trái với thuần phong mỹ tục, nó sẽ là bại tục, hủ tục, cần phải loại bỏ.
Thật ra, phong tục tập quán cũng luôn luôn thay đổi theo thời đại, biến đổi của nền văn hóa và văn minh tiến bộ của khoa học hiện đại, chớ không phải là bất di bất dịch.
Người Việt xưa có tập tục nhuộm răng đen cho khỏi bị sâu răng, đau răng, cho răng bóng láng đen huyền, đẹp đẽ, duyên dáng. Răng đen huyền đã làm mê mệt biết bao chàng trai, nên các bà các cô mới nhuộm răng chứ.
Thời đại ngày nay mà để răng đen chỉ có ma nó coi thôi, nên rồi răng đen cũng bỏ không nhuộm. Nhà văn hóa với tinh thần cởi mở, bỏ Nho học theo Tây học, chủ trương thay đổi phong tục nuớc ta là cụ Phan Kế Bính đã viết:
“Đàn ông răng trắng thì chẳng sao, chớ đàn bà nhà tử tế bây giờ mà răng trắng thì coi ngộ một đôi chút. Nhưng lâu dần cũng phải quen mắt, có lẽ quen mắt rồi thì răng trắng lại đẹp hơn đen nhiều”.
Thế rồi răng đen bỏ không nhuộm, trầu cau cũng không còn ai ăn hết. Mặc dầu cau trầu tượng trưng cho sự keo sơn gắn bó vì hai thứ này đem nhai chung, hòa nhau cho ra màu đỏ. Nó lấy từ truyện cổ tích trầu cau. Ngay như việc cưới hỏi ở đây không có mâm trầu cau, cũng đâu có sao đâu.
Theo nền văn hóa cổ, búi tóc là tượng trưng cho sự thờ phượng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vào thời 1930’s, nhóm Tự Lực Văn Đoàn kêu gọi phong trào cắt bỏ búi tóc theo Âu hóa của đàn ông, gây ra sự tranh luận sôi nổi. Phụ nữ cũng cắt tóc, uốn quăn cho nó gọn đẹp. Nhóm Nho học lại cho đó là việc làm bại hoại gia phong, làm mất đi sự tôn kính tổ tiên, ông bà.
Trước năm 1975, hễ phụ nữ có dáng người no tròn thì được cho là tốt tướng vuợng phu. Ngay cả một trong Tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa là nàng Dương Quý Phi và nàng Thúy Vân của cụ Nguyễn Du cũng mập mạp mà. Vẻ đẹp của phụ nữ ngày nay cũng khác, bây giờ mà chỉ cần nói họ mát da mát thịt thôi thì cũng đủ làm họ giận chớ đừng nói chi là bảo họ nở nang. Bác sĩ nào nói câu đó sẽ bị họ bỏ đi, không tới khám nữa. Ngày nay, hễ nói tới mập mạp, béo phì là nói tới bịnh hoạn, không thọ, họ buồn lắm.
Vệ sinh ăn uống
“Ăn coi nồi, ngồi coi huớng”
Như câu tục ngữ này, nếu lên mâm cơm, mình phải coi chỗ nào cuả kẻ trên người trước mà tránh, chớ không đuợc a thần phù nhảy thọt lên ngôì chỗ quan trọng của người chức sắt, người lớn tuổi.
Ăn coi nồi là khi ăn mình coi nồi cơm lớn nhỏ, có đủ cho mọi người ăn không. Còn nữa, nếu thấy món nào ngon mà nhào vô ăn sạch là sẽ bị mắng là con nhà mất dạy. Nhiều khi còn phải lầy tàu mo bó đít, chớ không thôi ăn đòn chịu đời sao cho thấu.
Chuyện này xin để ai luận bàn về phong lưu lo, chúng ta chỉ lo về phong tục tập quán có hại cho sức khỏe mà thôi.
Tập tục đãi ngộ khách
Theo tập tục, chúng ta lúc nào cũng phải tiếp đãi khách quý, bằng hữu một cách nồng hậu bằng cách phải mời, phải gắp đồ ăn vào chén cho khách. Nhiều khi bạn mải mê say nói chuyện hay e ngại không dám gắp thức ngon vật lạ… nên muốn chia xớt cái ngon, cái qúy, không gì bằng ta gắp thức ăn bỏ vào chén cho bạn.
Cách gắp thức ăn bỏ vô chén của khách, dù có trở đầu đũa coi cũng không có đẹp và đũa mình bị dơ hai đầu, không những nó mất lịch sự mà bạn cũng ngại. Không ăn thì nói bị khinh khi, thiếu lễ độ. Nếu ăn thì sợ lây bịnh nguy hiểm. Thật là khó xử phải không qúy vị? Thật ra ai ai cũng biết hết nhưng găp bạn bè, vui mừng nên quên hết. Mời mọc không gì bằng lấy muỗng nĩa riêng múc đưa cho bạn. Còn nước mắm chấm cũng nên cho vào dĩa nhỏ chấm riêng hay múc vào chén của mình.
Muốn mời bạn uống nước hay rượu, tránh đừng đưa ly cuả mình mời bạn uống chung. Tốt nhất là lấy ly mới, rót rượu hay nước rồi mời bạn uống, vừa có vệ sinh mà cũng lịch sự. Còn đưa ly của mình cho bạn uống, nể tình dùng chung ly nước hay rượu cũng có thể mình hay bạn chết toi mạng. Tuyệt đối không uống chung ly với ai, dầu chỉ là một hớp thôi, trừ khi là vợ chồng.
Xin kể câu chuyện thật tại Úc: Trong buổi thao dợt chèo thuyền ở Penrith, cô sinh viên đại học hớp một ngụm nước Coke cuả cô bạn. Về nhà, mấy ngày sau cô chết vì bịnh viêm màng não, còn cô bạn thì khỏe re. Tại sao? Vì vi trùng bịnh viêm màng não đã nằm yên trong cổ họng cô bạn nhưng khi vào cơ thể cô sinh viên này, thì nó lại phát thành bịnh.
Muốn an toàn, tránh dùng chung ly hay ống hút.
Cũng tuyệt đối không nên hút một hơi thuốc lá với ai cả. Nếu bạn mình muốn hút, xin đưa cho bạn một điếu thuốc mới. Vưà lịch sự mà lại không mất lòng bạn.
Khi đi dự tiệc, xin các bà nên nhớ, kỵ nhứt là ăn xong, mượn bạn cây son thoa môi! Không cho mượn thì sợ bị bạn chê là xấu, mà cho mượn thì rất e ngại. Lỡ có cho bạn mượn thì đừng xài, cất đi, về nhà bỏ thùng rác.
Nếu có bỏ quên cây son ở nhà, thà đừng thoa chi hết, cứ để vậy ra về cũng đâu có xấu . Moụn của bạn biết đâu về nhà mấy ngày sau bị “cold sore” mới đau! Còn các bịnh khác thì ân hận suốt đời!
Lẩu là món ăn chung vui khi có nhiều bạn bè thân thích. Người ta hay thò đũa quậy, tìm gắp thịt, cá tôm. Cô kia thấy chồng mình sao khờ quá, cứ húp nước ăn rau không thôi, tức quá cô bèn nhắc khéo chồng: “Ngọc trầm, thủy thượng anh ơi!”
À há, thịt tôm cá nó chìm phía dưới đáy, còn rau mỡ nó lềnh bềnh ở trên. Hiểu ý cô vợ quý, anh chồng liền thò đũa quậy đáy nồi, tìm thịt cá mà gắp ăn no nê. Thật là mất lịch sự, khó coi quá. Để tỏ rat a có chút văn minh, xin tránh đừng làm vậy, thật chẳng khác nào rửa đôi đũa trong nồi, nếu có bịnh dễ truyền lây cho người khác.
Để tránh việc này: Xin để thịt hay cá, rau vào cái vợt (chủ nhà nên cung cấp vợt nhỏ cho mỗi người), nhúng vô nôì lẩu, chờ nó chin rồi vớt lên bỏ vào chén mình. Nên nhớ là sieu6 vi khuẩn HBV, HCV sống dai và lây lan còn hơn bịnh liệt kháng đó quý vị ơi!
(Còn tiếp)
|