Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Phât Đản
LanHuynh
#1 Posted : Sunday, May 25, 2008 4:00:00 PM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Quốc Lễ Phật Đản 2008:
Một Cơn Mưa Pháp Lớn Nhất Trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam.
Lý Khôi Việt

Thành công lớn nhất, có ảnh hưởng sâu đậm nhất, lâu dài nhất của đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008 là tòan thể cuộc lễ, từ 14 đến 16 tháng 5 tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia tại Thăng Long-Hà Nội, và xẩy ra đồng thời trên tòan nước Việt Nam từ trong suốt hai tuần giữa tháng 5, đã trở thành một cơn pháp vũ vĩ đại nhất, dịu dàng, tươi mát nhất, một trận mưa pháp rộng lớn nhất, huy hoàng, tuyệt vời nhất, chưa từng có trong lịch sử hơn 20 thế kỷ của Phật giáo Việt Nam. Tòan thể quốc lễ Phật Đản năm nay đã trở thành một bản đại hợp xứơng thuyết pháp hùng tráng, một trường khúc hoằng pháp tráng lệ, sâu sắc, làm rung động hàng chục triệu con người, tưới mát hàng chục triệu trái tim khát khao chân thiện mỹ.

Chưa bao giờ giáo pháp vi diệu, hòan hảo của Đức Phật Thìch Ca Mâu Ni đã có một cơ hội đựơc rao giảng rộng lớn như thế, hùng mạnh như thế, cảm động như thế. Tất cả, từ hàng triệu lá cờ Phật giáo ngũ sắc, từ lời kinh cầu nguyện, qua những bài diễn văn chính trị, những bài tham luận Phật pháp, đến những chương trình văn nghệ hòanh tráng, những đòan xe hoa, thuyền hoa, hai chục ngàn ngọn nến bừng sáng ở TTHNQG Mỹ Đình, 100.000 chiếc đèn hoa sen trên hồ Xuân Hương, ở Đà Lạt, trên sông Hương ỡ Huế, trên sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, ở Phú Yên và nhiều nơi khác và cả những pháo bông trên đất trời phương Nam, tại Trung Tâm Du Lịch Văn Hóa Đại Nam ở Bình Dương, và vô số những cảnh chào mừng Phật Đản khác, vô số những điều kỳ diệu khác....tất cả đã trở thành một vũ khúc kỳ ảo, quyến rũ, hy hữu, chưa từng có, đánh thức bản tính thiện lành, giác ngộ có sẵn trong mỗi con người, đưa tâm thức dân tộc lên cao, và báo hiệu một thời kỳ thăng hoa của đất nước.

Tất cả những gì đã xẩy ra trong quốc lễ Phật Đản, ở tất cả mọi nơi quê hương, đã trở thành một bài thuyết pháp, có lời và không lời, vô cùng rộng lớn, vô cùng hùng biện, vô cùng sâu sắc, vô cùng thuyết phục. Tiếng nói của trận mưa pháp vĩ đại này, thông điệp trí tuệ, từ bi, đơn giản nhưng thu hút, của Đức Phật, nhờ những phương tiện truyền thống đại chúng, đã hiện ra trước mặt của hàng chục triệu người Việt. Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, hàng triệu người, lần đầu tiên, đã đựơc thấy, đựơc nghe, và đựơc cảm ứng bới hình ảnh cao thượng, nhân bản của Đức Phật và bởi giáo pháp vi diệu, hòan hảo và cũng rất thực tế, rất dễ áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Dân tộc ta đã thức dậy trong ánh đạo vàng cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo, dân tộc ta đã đựơc tắm gội trong giòng sông tươi mát của một giáo lý mầu nhiệm, đầy tính tự do, bình đẳng, nhân từ, khoan dung và giác ngộ của Đức Phật.
Năng lực tu tập và tấm lòng chân thành, tôn kính hướng về Đức Phật và Phật pháp vi diệu của gần 4.000 tăng, ni, Phật tử từ khắp nơi trên quê hương và trên thế giới đã biến tất cả những gì xẩy ra trong khung cảnh của quốc lễ Phật Đản, tại Mỹ Đình cũng như tại vô số những nơi khác của Việt Nam, thành những bài thuyết pháp hùng mạnh, cảm động.

Lá cờ Phật giáo vĩ đại, dài 26.12 mét, rộng 18 mét, bay trên khuôn viên TTHNQG Mỹ Đình là một bài thuyết pháp đầy ấn tượng. Sáng ngày 14/5/2008, tại sân trước của TTHNQG Mỹ Đình, lễ thượng cờ Phật giáo đựơc tổ chức long trọng trước sự chứng kiến đầy cảm xúc của hàng vạn người. Sau lời tuyên bố thượng cờ của HT Thích Trí Quảng là một phút chào Phật kỳ. Đúng 7 giờ 40, lá cờ Phật giáo khổng lồ 473.76 mét vuông, nặng 60 ký, đựơc kéo lên bởi 18 quả khí cầu trong tiếng hát cực kỳ hùng tráng bài ca Phật giáo Việt Nam và bài ca Bay lên vì hạnh phúc con người của 200 sinh viên trường đại học quốc gia Hà Nội. Lá cờ này đã rất quen thuộc, rất thân thương với dân chúng miền Nam, nhưng tại miền Bắc, đây là lần đầu tiên lá cờ Phật giáo linh thiêng đựơc tung bay.

Lễ khai mạc lễ hội Phật Đản Liên hiệp Quốc, với nghi thức dâng hương, cúng dường Tam Bảo và vũ khúc Lục Cung truyền thống của cung đình Huế, là một bài thuyết pháp đầy âm hưởng và đầy màu sắc. Ca khúc Vesak thiêng liêng của Thượng tọa Thích Chơn Quang, tự thân, đã là một bài thuyết pháp hùng hồn, lại càng hùng mạnh hơn, hào hứng hơn với sự hợp ca của 150 thanh niên, thiếu nữ.
Giáo sư Lê Mạnh Thát, chủ tịch Ủy Ban Tổ Chức quốc Tế, mở đầu Đại lễ Vesak. Chính ông và những người cộng tác thân tín là những người đã chủ động đề xuất sáng kiến tổ chức lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam. Một sáng kiến lịch sử, vì nó đã làm thay đổi lịch sử của Phật giáo và lịch sử của đất nước Việt Nam.

"Chỉ những tiếng nói im lặng, đến nhẹ nhàng như bước chân của chim bồ câu, thì mới có thể thay đổi đựơc thế gian". Câu nói đầy chất thơ này của Nietzche, một triết gia Đức nổi tiếng đã từng tuyên bố "Thượng đế đã chết" từ hai thế kỷ trước, hôm nay đang đựơc thể hiện sinh động, mạnh mẽ bởi hai Phật tử Việt Nam: Giáo sư Lê Mạnh Thát và Tiến sĩ Thích Nhật Từ. Từ suy nghĩ Thái Lan là một quốc gia Phật giáo và đã từng bốn lần tổ chức lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc, thì tại sao Việt Nam, cũng là một quốc gia Phật giáo, không thể tổ chức ngày lễ hội tâm linh, văn hóa đầy ý nghĩa này? hai nhà trí thức anh tài Phật giáo này đã chủ động khởi xướng sáng kiến này và chính quyền Việt Nam, sau thành công rất lớn của hội nghị Apec, với sự tham dự của 21 vị nguyên thủ quốc gia, đặc biệt là sự có mặt của ba nhân vật quyền lực nhất của thế giới là Tổng thống Hoa kỳ, Chủ tịch nước Trung Quốc và Tổng thống Nga, đã đồng ý đăng cai tổ chức ngày Phật Đản LHQ năm 2008. Từ đó, một lễ hội Phật Đản huy hoàng bừng nở trên khắp nước Việt Nam, và mở ra một giai đọan mới cho Phật giáo Việt Nam và đất nước Việt Nam.

Trong năng lực vi diệu và hùng hầu của đại tăng, đại chúng tại hội trường, và trông không khí thời đại đựơm nồng hương sắc Phật giáo, các bài diễn văn chính trị, cũng đựơc cám hóa và trở thành những bài thuyết pháp đầy ý nghĩa. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu chào mừng các đại biểu và ông đã nói, một cách xuất thần, đến một "Niết bàn trong thế giới hiện thực". Một cõi Cực lạc giữa trần gian, một cõi thiên đàng trên dương thế là giấc mơ của tất cả những người làm chính trị trên thế giới từ xưa đến nay. Bài diễn văn của ông là bài diễn văn rất thành công và có sức thu phục lòng người. Vì đây là tiếng nói chân thành, xuất phát từ trái tim, của một người Việt Nam yêu nước, có tinh thần dân tộc rất cao và có hiểu biết rất sâu sắc về lịch sử và văn hóa nước nhà. Đây cũng là bài diễn văn cảm động, mạnh mẽ, rất hiếm có, để tôn vinh Phật giáo, trong lịch sử chính trị Việt Nam.
Ông thuyết giảng rằng:" Đại lễ Phật Đản đựơc tổ chức với sự cổ súy của LHQ nhằm tôn vinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về hòa bình, hòa hợp, hòa giải, vị tha, nhân ái vốn đã có từ hơn 2.500 năm trước và vẫn còn nguyên giá trị trong thế giới ngày nay. Đại lễ Phật Đản LHQ...là nhịp cầu giúp cho tất cả những người anh em có tín ngưỡng Phật giáo đựơc gặp gỡ nhau để tưởng niệm, tôn vinh Đức Phật...,đồng thời chia sẻ và động viên nhau tòan tâm học tập, làm việc để đưa những tư tưởng tiến bộ của Đức Phật vào cuộc sống...Tôi hy vọng rằng Đại lễ Phật Đản LHQ năm nay sẽ là cơ hội tốt để chúng ta tăng cường sự hiểu biết, đòan kết, cùng nhau hợp tác xây dựng xã hội tốt đẹp, một Niết Bàn trong thế giới hiện thực, góp phần ngăn chận sự xung đột, hóa giải các cuộc chiến tranh và đẩy lùi các nguy cơ nghèo đói, khổ đau trong đời sống xã hội, đưa con người đến cuộc sống an vui....tôi hy vọng mỗi người hãy là một sứ giả của thiện chí, của hòa bình, từ Đại lễ này sẽ đựơc tiếp thêm sức mạnh, sự quyết tâm để tiếp tục nêu cao chánh pháp của Đức Phật trong đời sống xã hội, vì tương lai tươi sáng và tốt đẹp của tòan nhân lọai....Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và tôn trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo mang lại cho đời sống xã hội, trong đó có Phật giáo. Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2.000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, Hỷ xả, Phật giáo đã đựơc nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì hạnh phúc và an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời hộ quốc an dân.
Đặc biệt, lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công ơn của vị vua anh minh Trần Nhân Tông có công lãnh đạo nhân dân bảo vệ tổ quốc. Khi đất nước thái bình, Người nhường ngôi, từ bỏ giàu sang, quyền quý tìm đến nơi non cao Yên Tử để học Phật, tu hành, sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm - một giòng thiền riêng của Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.

Nối giòng chảy và truyền thống gần 2.000 năm qua, Phật giáo Việt Nam hôm nay đã làm đựơc nhiều việc lợi đạo, ích đời, thực hiện cứu khổ độ sinh, thông qua hoằng dương Phật pháp vận động Tăng Ni, Phật tử cả nước sống trong chánh tín...tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo, giúp đỡ người già cả, neo đơn, trẻ tàn tật, mồ côi, người gặp hòan cảnh khó khăn, thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuốc sống mới văn minh, tiến bộ....những việc làm cao cả ấy ngày càng rõ nét và đạt thành quả lớn lao, khẳng định Phật giáo Việt Nam luôn gắn Đạo với Đời, là một Tôn giáo có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc.
Việt Nam chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống....luôn tôn trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đóng góp cho đời sống xã hội, hướng con người tới Chân-Thiện-Mỹ nhất là những giá trị phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống hướng thiện của con người Việt Nam.....Chúc Qúy vvị sức khỏe, an lạc trong ánh từ quang của Đức Phật và trong niềm tin vào tương lai tốt đẹp của nhân lọai".

Thông Điệp của Đức Pháp Chủ GHPGVN Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ, người gọi Phật Đản Vesak là "một phúc duyên lớn" , "một vinh dự to lớn và là thuận duyên đối với đất nước và Phật giáo Việt Nam”, là một bài thuyết pháp về thông điệp của Đức Phật:" Trãi qua quá trình tu tập, hoằng pháp và độ sinh, Đức Giáo Chủ đã để lại cho nhân lọai một hệ thống tư tưởng giáo lý vô ngã về trí tuệ, lòng từ bi, tình thương, hòa bình, hòp hợp và phát triển".

Diễn văn của Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự GHPGVN Hòa thượng Thích Trí Tịnh là một bài thuyết pháp ngợi ca Đức Phật và giáo pháp siêu việt của Ngài " một con người vĩ đại, một đấng Tối Thắng đã trực tiếp gởi thông điệp Cứu Khổ, thông điệp của Hòa Bình, An Lạc đến lòai người, và suốt 45 năm, đã thuyết giảng, triển khai thông điệp ấy, đồng thời dìu dắt mọi người dấn thân trên con đựơng đưa đến giải thóat tối hậu. Đức Phật, giáo pháp của Ngài và tác dụng của giáo pháp ấy xứng đáng đựơc lòai người tôn vinh . Cho nên đáp ứng đề nghị của Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế ở Sri Lanka vào tháng 11 năm 1998, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 15 tháng 12 năm 1998 đã quyết định công nhận ngày Lễ Tam Hợp, Phật Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn là ngày lễ Vesak Liên Hiệp Quốc. Trong những năm tiếp theo, đại lễ Vesak LHQ đựơc giới Phật giáo tổ chức thật long trọng vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch và nguyên tổng thư ký LHQ Kofi Annan đã gởi những thông điệp chào mừng rất trân trọng:" Tư tưởng đạo đức và nhân đạo cao quý của Đức Phật đã khai sinh ra một truyền thống tâm linh sâu sắc" (thông điệp năm 2002), "Thông điệp của Đức Phật là thông điệp của Hòa Bình, Từ Bi, đồng thời là thông điệp của Chánh Niệm - sự tỉnh giác về chính mình của mỗi người, về hành động của mình và về thế giới mình đang sống -" (Thông điệp năm 2003), "Mỗi năm vào ngày này, chúng ta biểu lộ lòng tôn kính đối với những đóng góp của Phật giáo cho Hòa Bình trên thế giới".

Tổng thư ký Liên Hiếp Quốc, ông Ban Ki-moon, một Phật tử nhiệt thành, đã thuyết pháp bằng Thông Điệp Chúc Mừng ngắn gọi nhưng nói lên đầy đủ tinh hoa, bản chất và con đừơng dấn thân của Phật giáo, lấy con người làm trung tâm và phụng sự con người làm lý tưởng "...hàng triệu Phật tử và quần chúng trên khắp năm châu hân hoan đón chào thông điệp của tình thương và trí tuệ. Nhân dịp đại lễ thiêng liêng, cao qúy này, mọi người trong chúng ta nên hòai tưởng lại cuộc đời sống động của Đức Phật Thích Ca, chiêm nghiệm lời dạy đầy ý nghĩa của Ngài, đồng thời cũng nên nguyện sống theo tinh thần cao cả , theo giáo pháp tuyệt vời ấy để kiến tạo cho mình những hạnh phúc an lạc....Trong thế giới hiện nay, những lời dạy của Đức Phật vì hòa bình, từ bi, tình thương đối với vạn lòai chúng sinh cần phải đựơc thực hiện ngay bây giờ. Ngài dạy chúng ta mở rộng lòng từ bi, giang rộng vòng tay nhân ái đối với mọi người, và nhất là những người đang lâm vào cảnh khổ. Điều đó nói lên rằng chúng ta cần tự nhận biết bản chất đồng nhất trong mỗi người, mỗi lòai, và đặt hạnh phúc chung của nhân lọai lên trên hạnh phúc riêng mình". Đây chính là con đừơng cứu khổ, cứu nạn của bồ tát Quán Thế Âm, của lý tưởng nhập thế cứu người, cứu đời, là kim chỉ nam hành động của người Phật tử chúng ta.

500 tăng, ni và cư sĩ Phật tử của Làng Mai xuất hiện, làm đầy sân khấu mênh mong và niệm danh hiệu Phật, bồ tát, hát thiền ca vang rền hội trường là một bài thuyết pháp hùng tráng và đầy ấn tượng. Và sau đó 500 người ngồi thiền, im lặng, cũng là một bài thuyết pháp đẹp đẽ, hòan mỹ khác. Sự xuất hiện hùng hậu, nhẹ nhàng, thảnh thơi của phái đòan Làng Mai đã cống hiến cho mọi người một năng lượng an lạc kỳ diệu, biến hội trường thành cõi Tịnh độ, một "niết bàn trong thế giới hiện thực". Thầy Nhất Hạnh bắt đầu thuyết pháp về chủ đề ngăn chận chiến tranh, xây đắp hòa bình. Chiến tranh hay hòa bình, tất cả bắt đầu từ mỗi người, từ tâm thức, từ cách suy nghĩ, ăn nói, sinh sống. Thay đổi tư tưởng, lời nói, hành động theo hướng thiện lành, từ bi của đạo Phật là đóng góp tích cực nhất cho việc ngăn ngừa chiến tranh, xây dựng hòa bình.

Đêm nghệ thuật chào mừng khai mạc Vesak, dưới sự chỉ đạo một một vị sư trẻ tuổi, tài ba, là Đại đức Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương lịch sử (năm nay đã có 1.500.000 người hành hương ở chùa Hương) là một bài thuyết pháp hòan mỹ, đầy âm thanh và màu sắc, hội tụ những tinh hoa của âm nhạc Việt truyền thống cùng chất liệu âm nhạc Tây phương. Lục cúng hoa đăng biến ảo của những ngọn đèn sen hồng, Hoa khai kiến Phật, một vũ khúc hiện đại, điệu nhạc Lưu thủy của dàn nhạc cung đình Huế, kết hợp với dàn trống của Xuân Sơn...Những nghệ sĩ hàng đầu của Việt Nam đã thuyết pháp bằng lời ca điêu luyện, quyến rũ, Thanh Hòai với Hương Sơn phong cảnh ca, lời thơ Chu Mạnh Trinh, Mỹ Linh với Chắp tay hoa, nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư, Trọng Tấn với bài Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của Thẩm Óanh, Khánh Linh với bài Lạy Phật con về của Lê Mạnh Cương, ca khúc Ca mừng Vesak của Anh Quân cao vút mở màn và kết thúc chương trình văn nghệ, một buổi tiệc huy hoàng của âm nhạc Phật giáo. Một lời thuyết pháp không lời, huyền bí, của Mật tông bế mạc chương trình: một lá cờ lớn tung bay mang theo chữ Om - biểu tượng cho Chân như, và cũng là câu thần chú của bồ tát Quán Thế Âm của truyền thống Tây Tạng, và cũng là âm thành mở đầu của câu thần chú hiển linh nhất: Om mani padme hum. Mani là viên ngọc, là trí tuệ, padme là hoa sen, là lòng từ bi, hum là âm thanh của sự giác ngộ tối thượng.

Trong đêm bế mạc, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo và 500 nhạc công, nghệ sĩ và tăng, ni của Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội đã thuyết pháp bằng một bản hợp tấu và hợp xướng vĩ đại, mang tên Khai Giác, 4.000 đại biểu của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới
đựơc mời gọi khám phá cuộc hành trình hùng tráng, bằng âm nhạc, về cuộc đời của Đức Phật, về con đừơng chứng ngộ và về giáo pháp vi diệu của Ngài.

Đặc biệt là suốt trong ba ngày đại lễ, công ty thực phẩm chay Âu Lạc ở Sài Gòn đã rao giảng một bài thuyết pháp tuyệt vời, công đức vô lượng, đó là sự cúng dường những buổi tiệc chay, rất ngon lành và hòan tòan miễn phí, tương đương với hàng chục ngàn phần ăn, trị giá đến 10 tỷ đồng, cho tất cả đại biểu và Phật tử. Một món ăn chay đơn giản là một bài thuyết pháp về lòng từ bi, hòa bình và bảo vệ môi sinh, tôn trọng mọi sự sống. Hàng chục ngàn phần ăn chay là hàng chục ngàn thông điệp của tình thương đối với muôn lòai và với trái đất, một hành tinh tuyệt đẹp và rất cô đơn, rất mong manh trong vũ trụ.

Tuyên bố Hà Nội về Hội Thảo Phật Giáo Quốc Tế Vesak 2008 là một bài thuyết pháp can đảm, mạnh mẽ khi cất cao tiếng nói lương tri của thời đại trong ánh sáng siêu việt của Đức Phật:" Thúc dục cộng đồng thế giới....đề cao đối thọai, tôn trọng, tin tưởng nhau trong việc bảo hộ phẩm giá con người tại các quốc gia và tôn giáo khác nhau, dưới ánh sáng từ bi và trí tuệ của Phật giáo....Thừa nhận sự phát triển kinh tế và xã hội không thể đựơc bảo đảm một cách bền vững khi thiếu vắng hòa bình và sự tôn trọng các quyền con người và các tự do căn bản...Nhận diện và đáp ứng nhu cầu đạo đức, tâm linh của từng cá nhân, gia đình và cộng đồng..."

Cảm động nhất là đêm cuối của Quốc lễ Phật Đản Liên Hiếp Quốc 2008 đã chứng kiến sự kiện hi hữu trong lịch sử PGVN: 20.000 ngọn nến đựơc thắp lên bởi 10.000 sinh viên, mặc cùng đồng phục áo màu vàng, với sự hội tụ tâm linh cầu nguyện cho hòa bình thế giới của 30.000 người tham dự. Đây là bài thuyết pháp sâu sắc nhất, thành công nhất, ảnh hưởng rộng lớn nhất, với một sự cảm ứng trên tòan nước Việt Nam và trên tòan quốc dân Việt Nam, vì đựơc trực tiếp truyền hình trên đài VTV1. 10.000 sinh viên không những đựơc nghe thuyết pháp và chính các em, khi ngồi yên, chấp tay, cầu nguyện, cũng đã ban cho hàng triệu người một bài thuyết pháp không lời. Nói rằng, với sự hưng thịnh của Phật giáo, đất nước này sẽ có một tương lai tươi sáng.

Trong không khí yên lắng, linh thiêng, dưới lá cờ Phật giáo vĩ đại bay lững lờ, một tượng Phật thật lớn, thật đẹp, uy nghi ngự trị giữa trời, hàng trăm thanh niên thiếu nữ hát vang bài ca Bay lên vì hạnh phúc của con người, 20.000 ngàn ngọn nến đựơc thắp lên, trong những lời niệm danh hiệu Phật và bồ tát Quán Thế Âm, và những lời giảng thật dễ hiểu, thật nhẹ nhàng về giáo pháp từ bi của Đức Phật, nhưng vô cùng cảm động, nhiều người đã khóc, và khóc không thể ngừng đựơc, vì quá hạnh phúc.

Quốc lễ Phật Đản năm nay đã đánh thức hồn thiêng sông núi, đã khai mở tiềm lực phi thường của cả dân tộc, đã trang bị cho nhân dân Việt Nam một nội lực vô biên, vô hạn, một niềm tự hào cao ngất về truyền thống tâm linh và văn hóa hơn 2.000 năm của mình, và hôm nay đựơc cả thế giới văn minh, tiến bộ, tỉnh thức tôn vinh, ca ngợi như một đỉnh cao của văn hóa thế giới, như một lý tưởng nhân lọai hướng về, như một mô hình kiểu mẫu của một thế giới hài hòa, an lạc. Quốc Lễ Phật Đản đã đóng một dấu ấn không thế phai mờ trong tâm thức dân tộc và đã mở ra một giai đọan mới đầy triển vọng, đầy niềm tin, đầy sức sống cho Phật giáo Việt Nam và cho quốc gia Việt Nam.
Một ngàn năm trước sư Vạn Hạnh và Phật tử Lý Công Uẩn, cùng với thế hệ tăng ni, Phật tử đầu thế kỷ thứ 11, đã mở ra thời đại Thăng Long vinh quang, thời đại Rồng Bay với đôi cánh Phật giáo. Hôm nay, Quốc Lễ Phật Đản 2008 đang báo hiệu một sự bắt đầu của một thời đại mới cho tổ quốc, thời đại Rồng Việt, với chủ đạo văn hóa-chính trị Phật giáo, tung bay trong kỷ nguyên lập quốc mới, kỷ nguyên hiện đại hóa đất nước trên nền tảng của quốc đạo truyền thống.
Lý Khôi Việt
(Câu Lạc Bộ Phật Giáo Thăng long)
Địa chỉ email: phatgiaothanglong@yahoo.com.
Tonka
#2 Posted : Tuesday, June 3, 2008 4:36:57 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
BẢY BƯỚC NỞ HOA SEN


Cứ mỗi độ xuân sang đến ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, những người đệ tử của đức Phật trên toàn thế giới lại hân hoan đón mừng ngày đản sinh của Ðấng giác ngộ. Sự ra đời của đức Phật đã mở ra cho nhân loại một lối thoát khỏi sinh tử khổ đau, mà kiếp nhân sinh phải cưu mang trong nhiều kiếp luân hồi. Tiến trình đản sinh ấy là một thắng pháp vi diệu mà nổ lực cá nhân thái tử Sĩ Ðạt Ða phải đạt đến. Từ bước khởi thủy tìm thầy học đạo cho đến lúc phát kiến tự tâm, ngài đã kinh qua bao gian lao khó nhọc, lắm lúc tưởng chừng như bỏ cuộc giữa đường thiên lý mịt mờ. Cuối cùng quả vị giác ngộ, giải thoát cũng đến với đấng Thế Tôn, người mà chư thiên và loài người đang quay về và nương tựa.

Hôm nay một lần nữa mùa sen nở rộ, Phật đản lại về. Chúng ta cùng nhau đốt nén hương lòng chấp tay thành kính ôn lại tiến trình đản sinh của đức Phật. Nguyện noi
theo bước đường tu tập của ngài, cho dù gặp bao chông gai bảo táp đến đâu cũng không thối chí nản lòng mà bỏ cuộc.

Sự Ðản sinh của đức Phật ngang qua bảy bước mà Kinh Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi, kinh Ưu Bà Di Tịnh Hạnh Diệu Pháp môn phẩm Thụy Ứng ghi lại như sau: Sau khi thọ thai Ðấng Thánh lớn, gần ngày mãn nguyệt khai hoa, Hoàng hậu Ma Gia trở về quê mẹ. Trên đường về quê cũ, Hoàng hậu nghỉ chân dưới một vườn hoa Lâm Tỳ Ni xinh đẹp. Hoàng hậu khoan thai dạo bước quanh vườn, hít thở không khí trong lành của gió xuân mát dịu, lắng nghe từng đàn chim chuốt giọng trên cành, ngắm nhìn từng đóa hoa đua sắc khoe màu trong nắng sớm, rồi nhẹ tay vin hái cành hoa Vô Ưu thì liền Ðản sinh Ðấng Thánh lớn. Sự Ðản sinh ấy được đánh dấu qua tiến trình bảy bước nở hoa sen.

1.Bước thứ nhất đức Phật nhìn về Phương Ðông và bảo rằng: “Phương Ðông ấy chính là ngọn đuốc soi đường tối thượng cho chúng sinh trong mọi lãnh vực” (Thị Ðông phương vị chúng sinh vi đạo thủ cố). Ðức Phật lấy phương mặt trời mọc để chỉ cho sự phát huy trí tuệ. Thật vậy, từ phàm phu đến quả vị Thánh hiền, không một ai mà không cần đến ánh sáng của trí tuệ. Trí tuệ là ngọn đuốc soi đường đi đến chân - thiện - mỹ; mà “Văn hóa là chìa khóa mở đầu”. Từ trường đời đến trường đạo đều lấy sự giáo dục làm đầu. Bởi “Tu mà không học là tu mù, học mà không tu thì chỉ là thư viện chứa sách”. Bước đầu học Phật, hành giả phải hình thành cho mình tri thức Phật học ngang qua kinh - luật - luận mà đức Phật và chư Tổ để lại.

2.Bước thứ hai đức Phật nhìn về phương Nam và bảo rằng: “Phương Nam ấy chính là ruộng phước an lành cho chúng sinh gieo gặt” (Thị Nam phương vị chúng sinh lương phước điền cố). Ðức Phật lấy phương Nam để chỉ cho chúng sinh nhờ phát huy trí tuệ, biết quán chiếu vào sâu trong lòng thực tại nên biết quy hướng về những
nghiệp nhân tốt lành.

Khi đã hình thành cho mình tri thức Phật học, hành giả đem ra quán chiếu, hành trì để chuyển hóa nội tại và ngoại tại, làm cho thế giới cộng thông, nhằm đem đến sự bình ổn cho cuộc sống tương duyên, hạnh phúc cho con người và chan rải cho cả chúng sinh vạn loại.

Thấy rõ luật nhân quả tương ứng trong cuộc sống trùng duyên, nên không phó thác đời mình cho một Đấng siêu nhiên phi thực nào, không đổ lỗi cho một ai, cũng không quay lưng sấp mặt hay chạy trốn thực tại. Đức Phật dạy: “Đạp mây uống nước cam lộ cũng tại các ngươi; mà đào sâu hố thẳm địa ngục cũng chính tại các ngươi chứ không do ai khác”. Một biệt nghiệp tương tác vào cộng nghiệp; và những cộng nghiệp cũng chi phối đến từng cá nhân. Thế giới đảo điên do lòng người điên
đảo, nên tạo ra bao nhiêu nổi thống khổ cho thế gian này. Trong cuộc sống nhân sinh có rất nhiều nổi khổ, nhưng không ngoài hai nổi khổ của thân và tâm. Những thứ
làm cho thân khổ phần lớn đều do yếu tố vật lý đem đến, như không ý thức được những sự tác hại của ma túy, của thuốc lá, của rượu và những thực phẩm có pha
chế hóa chất, thuốc trừ sâu, những thứ làm ô nhiễm môi trường, nên làm cho thân thể bị tác hại sinh ra bệnh tật khổ đau.

Những thứ làm cho tâm khổ phần lớn đều thuộc về yếu tố tâm lý không lành mạnh như tham giận, ganh tỵ, nhỏ mọn, mỉa mai, châm thọc, ích kỷ, keo kiết, độc ác,
cống cao ngã mạn, thích đấu tranh, thích hơn thua thắng bại, ngộ nhận và mê lầm. Có những nổi thống khổ thuộc chủ quan như đã phân tích ở trên; nhưng cũng có
những nổi thống khổ do yếu tố khách quan đưa lại như thiên tai, chiến tranh do cộng nghiệp xấu ác của quá khứ nhiều đời tạo nên “Y báo và chánh báo tương ứng”.
Mỗi khi phát huy được tuệ quán, thấu rõ nguyên nhân và hệ quả của mọi nổi thống khổ ấy, chúng ta mới tìm cách chuyển hóa và giải trừ. Vì vậy cho nên, hướng đến
nghiệp lành chính là tạo ruộng phước an lành cho cuộc sống thực hữu của nhân sinh.

Ðức Phật dạy:

Ðem thù đến trả thù

Mình, người đều đau khổ

Từ bi thắng hận thù

An lạc tận nghìn thu.


Lời dạy ấy vẫn còn là khuôn vàng thước ngọc để cứu nguy sự diệt vong của nhân loại cho hôm nay và cả mai sau. Chúng ta không tìm đâu ra những trận Thánh chiến bằng cách giết hại đồng loại mang khác nhãn hiệu với mình ở trong những lời dạy của đức Phật. Giải trừ nghiệp nhân xấu ác, thực hành nghiệp lành là bước đầu học
Phật vậy.

3.Bước thứ ba đức Phật nhìn về phương Tây và bảo rằng: “Phương Tây ấy chỉ cho chúng sanh hóa giải động cơ sinh tử, chấm dứt sanh thân cuối cùng” (Thị Tây phương vị chúng sanh dĩ tối hậu thân cố). Phương Tây là phương mặt trời lặn, để chỉ cho sự an nghỉ tuyệt đối của tâm thức. Dòng tâm thức(Samsàra)đã đưa đẩy chúng sanh luân chuyển trong sáu đường từ vô lượng kiếp đến nay. Ðức Phật đã thấy rõ nguyên nhân của dòng sanh tử là do động lực của Vô minh. Từ vô minh mà phát sinh Hành, từ Hành phát sinh Thức, từ Thức phát sinh Danh Sắc, từ Danh Sắc phát sinh Sáu nhập, từ Sáu nhập phát sinh Xúc, từ Xúc tiếp phát sinh Thọ, từ Thọ phát sinh Ái, từ Ái phát sinh Chấp thủ, từ Chấp thủ phát sinh Hữu, từ Hữu phát sinh Sanh, từ Sanh phát sinh Già chết. Chặc đứt nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nên sanh tử cũng chấm dứt. Ðến đây đức Phật xác quyết: “Sanh đã tận, lậu đã tận, gánh nặng đã để xuống, những việc nên làm đã làm; từ nay không còn sanh tử luân hồi nữa”.

4.Bước thứ tư đức Phật nhìn về phương Bắc và bảo rằng: “Phương Bắc ấy chỉ cho chúng sanh là ta đã được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác” (Thị Bắc
phương vị chúng sanh ngã đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề). Chúng sinh đang quằn quại trong đêm dài tăm tối lạnh lùng (phương Bắc) với bao sầu bi khổ ưu não. Bóng vô minh tưởng chừng như mãi đè nặng lên tâm hồn nhân thế. Nhưng không, Ðấng Giác ngộ đã xuất hiện giữa thế gian để làm ngọn đuốt soi đường đến giải thoát giác ngộ. Ðến đây, đức Thế Tôn bắt đầu chuyển bánh xe pháp. Đức Phật như vị lương y biết bệnh và cho thuốc, và ai bị bệnh nặng thì được Ngài cứu trước. Vì vậy cho nên, Ngài chuyển qua bước thứ năm.

5.Bước thứ năm đức Phật nhìn xuống phương dưới và bảo rằng: “Phương dưới ấy ta sẽ giúp cho chúng sanh chinh phục ma lực để vượt thoát khổ đau” (Thị Hạ
phương vị chúng sanh dị dục hàng ma cố). Vì lòng thương tưởng đến chúng sanh đang quằn quại trong biển đời đau khổ nên đức Phật bắt đầu chuyển bánh xe pháp.
Từ thành thị đến nông thôn, từ giai cấp thượng lưu cho đến người bần cùng nghèo khó; đức Phật tùy bệnh nặng nhẹ mà cứu nguy và cho thuốc. Ai bệnh nặng thì sẽ
được đức Phật cấp cứu, ai bệnh nhẹ thì sẽ được cứu sau. Phương dưới ấy là chỉ cho cảnh khổ đau của Ðịa ngục, Ngạ quĩ và Súc sanh. Sở dĩ chúng sanh rơi vào trong ba đường xấu ác ấy là do nghiệp xấu ác của ý, miệng và thân, và bởi động lực của tham, sân, si thúc đẩy. Thật vậy, vì do lòng tham vượt quá tầm tay nên người ta mới xâm phạm đến tiền tài, danh vọng, địa vị và lẻ sống còn của kẻ khác. Biết bao cuộc chiến tranh từ xa xưa cho đến ngày nay, đâu không do lòng tham ấy?

6.Bước thứ sáu đức Phật chỉ lên phương trên và bảo rằng: “Phương trên ấy là chỉ cho chúng sanh sống đúng năm nhân cách và mười điều thiện” (Thị Thượng phương vị chúng sanh quy y thiên nhân cố). Chúng sanh muốn vượt thoát ba đường dữ là Ðịa ngục, Ngạ quĩ và Súc sanh thì phải trở lại sống đúng năm nhân cách và mười điều thiện. Thật vậy, năm nhân cách là nền tảng cho một cuộc sống có hạnh phúc, có chí hướng vị tha, có năng lực bảo vệ giống nòi, bảo vệ thân sống, nguồn sống, và cả lẽ sống của nhân loại. Ðây chính là thước đo đạo đức của một con người có đủ lý trí và tình thương trên thế gian này.

1-Trước hết phải ý thức rằng: thân mạng là quý nhất, nên phải tôn trọng mạng sống của mình và của người. Không tự hủy hoại nó bằng những độc tố, những nguồn thực phẩm có hóa chất và những sản phẩm tinh thần không lành mạnh như phim ảnh, sách báo có nội dung bạo động, căm thù v.v…Không giết hại mạng sống của
nhau, không gây chiến tranh cũng không tán thành mọi cuộc chiến tranh phi nghĩa. Phải lấy lý trí dể hóa giải khổ đau, lấy từ tâm để yêu thương tất cả. Con người
không phải là đối tượng đáng ghét, mà cái đáng ghét chính là chất liệu ngu si (vô minh), không nhận ra lẽ sống trong mỗi tâm
hồn.

2-Có thân sống nên phải có nguồn sống để nuôi thân. Vì vậy cho nên phải biết tạo ra nguồn sống bằng bàn tay, khối óc và con tim của mình. Phải ý thức bảo vệ nguồn sống của mình và nguồn sống của người, nên không manh tâm cướp đoạt nguồn sống của nhau dưới mọi hình thức. Nguồn sống được làm ra với sự soi sáng
của trí tuệ và sự hướng dẫn của tình thương, nên không đánh mất nhân cách nên không mất đạo đức.

3-Sự mưu cầu hạnh phúc lứa đôi là điều mà những người sắp trưởng thành trong thế gian đều mong ước. Nhưng, hạnh phúc ấy không từ một Ðấng nào ban cho, mà do chính mình tạo ra bằng lý trí và tình thương. Nhờ vào trí tuệ, nên chúng ta biết gạn đục khơi trong, trong mỗi hành vi của sự sống. Luôn trang điểm cho đời bằng
những đóa hoa tươi thắm, và sưởi ấm tình đời bằng lòng thương yêu chân thật. Ý thức rằng, đem đến sự an vui hạnh phúc cho người cũng chính là xây dựng sự an vui và hạnh phúc cho chính mình. Thấu rõ lý tính ở trong nhau và đi vào nhau, nên không tự làm khổ mình, người. Thực hiện một cuộc sống hạnh phúc chung cùng là biết mở ra tuệ giác an vui.

4.Và cũng chính nhờ vào tuệ giác an lạc, nên biết sử dụng ái ngữ trong mọi truyền thông của sự sống. Biết dùng lời nói nhẹ nhàng, êm ái, thân thương, đoàn kết và xây dựng. Không dùng những lời nói nặng nề, cộc cằn, thô lỗ, tục tỉu, mĩa mai, châm thọc, cống cao, ngã mạn, gây chia rẽ, hận thù. Tránh không nói lời sai sự thật, trừ lúc vị tha. Không đi chuyền nói lỗi người, cũng không phê phán những gì mình không biết. Ý thức rằng, ngôn ngữ là tài sản chung của mọi người, nên nguyện dùng lời hay ý đẹp để đi vào cuộc sống, nhằm đem đến cho nhau những truyền thông lành mạnh, tạo nên thế giới cộng thông trong niềm tin yêu và hòa kính.

5. Ý thức rằng, trí tuệ là ngọn đuốc soi đường đến chân thiện mỹ, nên nguyện luôn luôn gìn giữ sự định tĩnh và trong sáng của tâm hồn. Bởi tâm hồn có trong sáng mới giúp chúng ta thấu rõ mọi hành vi thiện ác, tốt xấu nhằm chuyển hóa thân tâm và ngoại tại. Vì vậy cho nên, phát huy trí tuệ và bảo vệ tình thương chính là giềng mối của nền đạo đức nhân bản. Ý thức như vậy, nên không sa vào rượu chè, cờ bạc, xì ke ma túy và những thú vui trụy lạc, đam mê mất lý trí. Ðó chính là sự trở về sống đúng năm nhân cách căn bản, để làm một con người sống có đạo đức trên cuộc đời.

Ngoài ra, đức Phật còn khuyên mọi người thực hành mười điều thiện để làm tư lương sanh lên các cõi Thiên.

* Thân có ba là: không giết hại, không trộm cắp, và không tà dâm.
* Miệng có bốn là: không nói dối (vọng ngôn), không nói hai chiều (lưỡng thiệt), không nói lời cộc cằn thô lỗ (ác khẩu), không nói lời vô ích (ỷ ngữ).
* Ý có ba là: tham lam, sân giận, si mê tà kiến.

Thực hành mười thiện thì được sanh thiên. Ngược lại, làm mười điều ác thì bị rơi xuống ba đường dữ là Ðịa ngục, Ngạ quĩ và Súc sanh. Vì vậy cho nên, phương
trên ấy chính là phương của trời người.

7.Và cuối cùng là bước thứ bảy: đức Phật một tay chỉ lên, một tay chỉ xuống và bảo rằng: “Cao nhất là chư Thiên mà thấp nhất là Ðịa ngục, chúng sanh luôn trôi lăn trong ba cõi sáu đường chính do ngã chấp chi phối vậy” (Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn). Thật vậy, cái tình thức của chúng sanh hữu tình nó đeo đẳng tâm hồn trong vô lượng kiếp đến nay, thật khó mà bỏ xuống. Vì vậy cho nên, mọi ý hướng đi tìm chân lý bởi thứ tình thức (duy ngã độc tôn) mang tính chủ quan của từng bộ óc, nó tạo nên những uy lực đè nặng tâm hồn và phân hóa thực tại. Nếu quán sát tâm theo khuôn mẫu của ký ức đã chết cứng tự bao giờ, thì vô tình ta đã quay lưng sấp mặt bỏ qua thực tại với những uyên nguyên của nó. Chân tướng của vạn hữu là bản thể sống động bao hàm, và luôn vận hành một cách lung linh mầu nhiệm. Vì vậy cho nên, dùng mọi cách để theo dõi tâm, nhận dạng tâm, hướng dẫn tâm, điều phục tâm chỉ là cách chế ngự ý, an lập ý của hàng Nhị thừa bởi người kiểm duyệt và kẻ bị kiểm duyệt. Trong khi người kiểm duyệt (năng quán) và kẻ bị kiểm duyệt (sở quán) cũng chỉ là những hành tướng của vọng tâm. Ðức Phật đã thấu rõ là “Tâm không thể nắm bắt từ bên trong, từ bên ngoài hay ở giữa. Tâm vô hướng, vô niệm, không có chỗ sở y, không nơi chốn quy túc. Các đức Như Lai không thấy tâm trong quá khứ, trong hiện tại, hay ở vị lai”. Cái mà chư Phật không thấy thì làm sao mà quán niệm được? Nếu có quán niệm thì chẳng qua là sự quán niệm về những vọng tưởng giả
lập của tâm thức mà thôi, chứ không nơi bản thân thực tại. “Một lưỡi gươm không thể tự cắt nó, một ngón tay không thể tự sờ mó nó, tâm không thể tự quán tâm”. Những pháp môn được dựng lập bởi dòng thức (duy ngã) chỉ tạo thêm vòng lẫn quẫn bởi chính công họa sư tâm ý, và vẫn bị giam hãm trong cái rọ tư tưởng ngàn đời; chẳng khác nào kiến bò quanh miệng chén, mãi tìm lối nhưng không thể thoát ra.

Ðức Phật dạy: “Thấy biết mà lập biết là gốc của vô minh, thấy biết mà không lập biết chính là Niết bàn”. Liễu ngộ chân lý không hạn cuộc bởi dòng thức chủ quan, nên không cần tích tập kiến thức cũng không cần vay thêm kiến thức của ai khác. Cái thấy biết chân thật nó siêu vượt khỏi tầm đối đãi của Nhị nguyên, nên ta chỉ cần rỗng rang mọi sự thì tâm được giải phóng, thông lưu và vô nhiểm. Ðến đây “Sanh đã tận, lậu đã tận, những việc nên làm đã làm, từ nay không còn trở lại sinh tử nữa”. Công hạnh tự giác, giác tha, giác hạnh đã viên mãn, một vị Phật ra đời giữa thế gian. Một tiến trình từ phàm phu đến quả vị Phật phải trải qua bảy bước, mà chư Phật quá khứ, đức Phật Thích Ca trong hiện tại đã thành, và những vị Phật tương lai sẽ thành.

Hôm nay, kỷ niệm ngày đản sinh của đức Thế Tôn; chúng con cùng nhau ôn lại tiến trình tu học mà đức Phật đã thành tựu. Nguyện lấy đó làm tư lương cho bước
đường tu học của mình, cho dù gặp bao chông gai bảo táp đến đâu cũng không thối chí nản lòng mà bỏ cuộc.

Nam mô đức bổn sư Phật Thích Ca Mâu Ni,
tác đại chứng minh.

Thay Thich Minh Dien



Nhận được từ email
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.