Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Truyền Thuyết Quan Âm Bồ Tát
lá xếp
#1 Posted : Sunday, May 18, 2008 4:00:00 PM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

TRUYỀN THUYẾT QUAN ÂM BỒ TÁT
Diệu Hạnh chuyển ngữ




1 - QUAN ÂM BỒ TÁT CHỌN ĐẠO TRÀNG


Sau khi triều bái đức Phật ở Tây phương về, Quan Âm Đại sĩ muốn tìm một chỗ nào lập đạo tràng để truyền kinh thuyết Pháp. Nga Mi Sơn đã có Phổ Hiền Bồ Tát nhanh chân lên trước rồi, Ngũ Đài Sơn thì đã bị Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tuyển dụng, Cửu Hoa Sơn thì đã có Địa Tạng Bồ Tát ngự trị ; Quan Âm Bồ Tát nhất định tìm một thánh địa đủ đẹp để sánh tày với những đạo tràng kia mới nghe.
Hôm ấy Quan Âm Bồ Tát bước lên đóa mây liên hoa, đến biển Đông Hải, từ trên không nhìn xuống thấy chi chít những quả núi hay hòn đảo với hình thù kỳ quái, giống như từng viên, từng viên ngọc phỉ thúy ẩn hiện trong một tấm thảm nhấp nhô sóng biếc ngàn mẫu, quang cảnh quả thật là đẹp ! Tuy nhiên, giữa hơn một ngàn hòn đảo ngọc, nên chọn hòn đảo nào là thích hợp nhất ?
Quan Âm Bồ Tát dùng trí huệ chọn tới chọn lui, thấy rằng hòn đảo nào cũng được nhưng hình như không có hòn đảo nào hoàn mỹ cả. Ngài nghĩ phải tìm một hòn đảo có đủ 100 đầu núi, thế mới xứng đáng được gọi là đất thánh cửa Phật.
Cuối cùng, Ngài Quan Âm giáng đài sen xuống đỉnh cao nhất của ngọn Cù Sơn. Ngài thấy trên núi khói mây mù mịt, với những cây tùng xanh thẳng tắp, dưới chân núi thì chập chùng sóng bạc trên một nền màu xanh ngọc bích, điểm thêm những cánh buồm màu vàng nghệ căng gió. Phong cảnh tú lệ như thế khiến Ngài Quan Âm vô cùng đẹp lòng, thế là Ngài đi từ đông sang tây, từ nam lên bắc, và bắt đầu đếm đầu núi. Thấy Ngài Quan Âm làm như thế, Long Vương ở dưới biển Đông thấp thỏm lo sợ. Biển Đại Cù rộng lớn diễm lệ vốn là kho báu của Long Vương, làm sao có thể để cho Ngài Quan Âm lập đạo tràng ở ngay bên cạnh kho báu của mình được !
Thế là Đông Hải Long Vương bèn nổi gió to, dậy sóng lớn, che lấp những đỉnh núi, phá rối khiến cho Ngài Quan Âm đếm đi đếm lại mà đếm hoài không xong. Ngài Quan Âm hiểu rất rõ nguyên do, chính Ngài cũng không muốn tranh đua cao thấp với Long Vương nên mau mau rời đi chỗ khác. Về sau người ta đặt cho tên đỉnh núi cao ấy là "Quan Âm Sơn".
Quan Âm Bồ Tát rời Cù Sơn tiếp tục tiến tới phía trước tìm kiếm, đột nhiên thấy một hòn đảo nhỏ ngay dưới mắt mình, non xanh nước biếc, có những tảng đá linh ngạo nghễ đứng thẳng, thật là một nơi lý tưởng để thuyết Pháp truyền kinh. Ngài lập tức thâu mây lành về, bước xuống đài sen ở địa điểm cao nhất của hòn đảo nhỏ, ngồi xếp bằng và cẩn thận đếm những đầu núi. Nhưng từ phải đếm sang trái, từ trái đếm trở về phải, đếm trọn một vòng rồi đếm tới đếm lui, mà cuối cùng vẫn chỉ có 99 đầu núi mà thôi !
Ngài Quan Âm vô cùng tiếc rẻ, quyến luyến không muốn rời, bước lên đài sen cưỡi mấy lành bỏ đi. Từ trên tận mây cao quay đầu nhìn lại hòn đảo nhỏ, Ngài định thần đếm lại một lần nữa, thì lần này đếm được 100 đầu núi không dư không thiếu ! Thì ra ban nãy Ngài không cẩn thận, quên đếm ngọn núi nơi mình đang ngồi ! Ngài tính quay trở lại, nhưng nghĩ trên biển Đông có hơn một ngàn hòn đảo lớn nhỏ, thế nào lại chẳng có chỗ khác làm cho mình mãn ý hơn, nên hướng về phía Đông tìm một ngôi Phật địa khác. Hòn đảo này dầu sao cũng được ngài Quan Âm dừng chân lại nên người sau đặt tên là Đảo Sóng Phật (Phật Ba Đảo).
Ngài Quan Âm rời đảo Sóng Phật, từ mây liên hoa nhìn xuống, và cuối cùng đến đảo Phổ Đà Sơn.
Nhìn chung thì thấy núi sông chầu mặt trời, trên núi sương mai lượn lờ, có những cây chương cổ thụ tỏa hương, có những dòng suối biếc róc rách, cát vàng óng ánh trải trên bờ biển. Ngài Quan Âm rất vừa ý, vội thâu mây lại bước xuống chỗ cao nhất của đảo. Lần này Ngài rất thận trọng, bắt đầu đếm từ ngọn núi dưới chân mình, đếm đi đếm lại mấy lần mà cuối cùng vẫn chỉ có 99 đầu núi mà thôi. Ngài nghĩ có thể cũng giống như lần trước mình đã quên đếm đầu núi ngay dưới chân mình chăng ? Vì Ngài quá ưa thích hòn đảo này nên chẳng có tâm trí đâu để suy nghĩ kỹ, bèn cộng thêm đầu núi mình đang ngồi với 99 đầu núi kia, thế là gom vừa chẵn 100 đầu !
Ngài hài lòng cười lên, thế là Phổ Đà Sơn được Ngài tuyển chọn. Về sau, chùa chiền am miếu được cất trên đảo càng ngày càng nhiều, có một thời lên đến hơn 300 ngôi ! Từ đó, Phổ Đà Sơn trở nên "Quan Âm Đạo Tràng, Hải Thiên Phật Quốc".
Kỳ thật Quan Âm Đại sĩ thừa biết rằng đảo Phổ Đà không có đến 99 đầu núi chứ đừng nói gì tới 100 đầu, chỉ vì Ngài quá ưa thích hòn đảo nhỏ xinh đẹp đầy linh khí này nên mới ở lại, thế thôi !
Tonka
#2 Posted : Sunday, May 18, 2008 10:54:42 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Chào chị Lá Xếp Rose
Quan Âm Bồ Tát này vui thật, tinh nghịch như một đứa bé Smile
Sương Lam
#3 Posted : Monday, May 19, 2008 3:10:30 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào chị Lá Xếp Rose
Hoan nghinh chị đã dừng chân nơi Một Cõi Thiền Nhàn và đem theo một món quà vui về Quán Thế Âm đến cho các bạn cùng thưởng thức.Approve
Hy vọng chị sẽ xem nơi này là một nơi chốn an vui để cùng nhau chia sẻ những niềm vui nho nhỏ và an lạc sau những giờ phút mệt nhọc, phiền muộn trong cuộc sống hằng ngày. Chắc chắn các anh chị em đang chờ chị cho đọc thêm những truyền thuyết vui lạ khác nữa.Blush
Chúc chị và các bạn một ngày vui.Rose
lá xếp
#4 Posted : Monday, May 19, 2008 10:03:12 PM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

Cám ơn chị Tonka và chị Sương Lam, lx gởi tiếp bài đây !

2 - QUAN ÂM KHIÊU

Quan Âm Ðại Sĩ ở núi Phổ Ðà đọc kinh thuyết Pháp và tu luyện thành Phật rồi, bèn đi đến Tây Phương Cực Lạc tham bái Như Lai. Mới đó mà 81 ngày đằng đẳng đã trôi qua. Hôm ấy Ngài Quan Âm rời Lôi Âm Tự, bước lên đài sen, gió thổi mây bay đưa Ngài trở về đạo tràng của mình. Khi Ngài ở trên không nhìn xuống biển Liên Hoa thì thấy trên núi Phổ Ðà có khí độc mịt mù, cây khô cằn, lá vàng úa, thắng cảnh Nam Hải ngày xưa tươi đẹp bao nhiêu thì nay đã trở thành một ngọn núi trọc, bao bọc bằng một màn chướng khí dày đặc.
Ban đầu Ngài không thấy rõ ràng nguyên nhân của sự thay đổi ấy, bèn đáp xuống núi Lạc Ca.
Thì ra trong 81 ngày mà Ngài Quan Âm đã vắng mặt để lên Tây Phương Cực Lạc tham bái Như Lai thì ở cõi trần gian, thời gian ấy dài bằng mấy trăm năm. Trong thời gian đó, có một con rắn lửa đã thành tinh (Hồng Xà Tinh) từ động Vân Vụ của đảo Ðông Phúc đến chiếm cứ Phổ Ðà sơn, và tự xưng mình là Xà vương. Hồng Xà Tinh này thân đỏ như lửa, mắt như hai ngọn đèn pha, miệng thì như cái thúng lúa, nó chỉ ngáp một cái là toàn đảo nồng nặc chướng khí đen nghịt. Hắn còn thích du ngoạn đó đây trong đảo để giết hại sinh linh.
Ngày hôm sau, Ngài Quan Âm đi tìm con xà tinh, thì thấy từ xa có một người đàn ông mặt đỏ từ động Phạm Âm bước ra. Người đàn ông này tiến đến trước mặt Ngài Quan Âm, dùng giọng thô lỗ mà hỏi "Ê, ngươi đến đảo rắn để làm gì ?"
Thấy thái độ của hắn như thế, Ngài Quan Âm biết ngay đây là hóa thân của Hồng Xà Tinh, bèn nhẫn nại thi lễ và hỏi :
- Ông hẳn là xà tiên rồi ! Tại sao lại đến chiếm Phật môn thánh địa của ta, rồi còn làm hại sinh linh nữa ?
Xà tinh trợn mắt, gầm lên :
- Ta ở trên đảo này đã hơn mấy trăm năm, sao lại dám nói ta chiếm đất Phật của ngươi ?
Quan Âm thấy hắn lộ tướng hung dữ, giọng điệu ngạo mạn, biết rằng không thể nói phải trái cho hắn nghe được. Ngài nghĩ :"Con xà tinh này nóng nảy lỗ mãng, sao ta không dùng chút mưu kế để bắt hắn thần phục ?". Nghĩ thế rồi, Ngài Quan Âm mới dùng lời nhã nhặn mà nói :
- Nguyên quán của ông vốn ở động Vân Vụ, bây giờ lại đến Phổ Ðà sơn, chiếm cứ hai nơi như thế có ích gì ? Thôi bây giờ xin ông phương tiện cho tôi mượn Phổ Ðà sơn để dựng chùa thuyết Pháp, được không ?
Hồng Xà tinh thấy thái độ hòa nhã của Ngài Quan Âm, nghĩ rằng mình có thể tự tung tự tác, bèn nói :
- Vụ mượn núi thì có thể điều đình với nhau được, nhưng chỉ được mượn trong một thời gian ngắn thôi, không được mượn lâu.
- Không mượn lâu, không mượn lâu !
- Vậy thì mượn bao giờ trả ?
Ngài Quan Âm cười :
- Bao giờ không còn tiếng mõ trên núi Phổ Ðà, và sóng không còn vỗ trên bãi cát Thiên Bộ Sa thì ta sẽ trao trả đảo lại cho ông.
Con Xà Tinh nghe thế đùng đùng nổi giận, thế mà dám nói là mượn, rõ ràng là muốn chiếm đảo rắn của ta đây mà !
- Không cho mượn ! Không cho mượn ! Ngươi hãy đi khỏi núi Lạc Ca này mau lên !
Nói xong hắn quay mình bỏ đi. Nhưng Ngài Quan Âm đâu chịu bỏ cuộc, Ngài vội chận Hồng Xà Tinh lại, hỏi :
- Không lẽ núi Lạc Ca cũng là của ông luôn ?
Hồng Xà Tinh trả lời :
- Thì từ trước tới giờ Phổ Ðà Lạc Ca vốn là một ngọn núi, bộ không biết sao ?
Ngài Quan Âm thấy Hồng Xà Tinh nổi giận, cố ý trêu tức thêm :
- Ông luôn miệng nói Phổ Ðà sơn là của ông, vậy ông lấy gì làm chứng ?
Hồng Xà Tinh dương dương tự đắc trả lời :
- Tại vì chân thân của ta có thể quấn đảo này đúng một vòng.
Ngài Quan Âm nắm lấy cơ hội, tiến đến một bước nói khích :
- Thân ông dài chừng ấy sao ? Ta không tin, ông thử quấn một vòng cho ta xem !
Con Hồng Xà Tinh muốn phô trương bản lĩnh của mình, không hề thấy dụng ý của Ngài Quan Âm, bèn rùng mình một cái, biến thành một con rắn thật to. Trong nháy mắt, hắn dãn thân ra càng lúc càng dài, ven theo chân núi ngoằn ngoèo khúc khuỷu làm một vòng chu vi của núi Phổ Ðà, không bao lâu thì đầu đuôi của hắn tiếp giáp với nhau. Ngài Quan Âm nhẹ nhàng dùng chân đạp xuống một cái, khiến núi Lạc Ca tách ra khỏi Phổ Ðà thật xa. Từ đó Phổ Ðà và Lạc Ca trở thành hai ngọn núi khác nhau. Chờ Hồng Xà Tinh dùng thân quấn xong một vòng Phổ Ðà sơn, đầu đuôi gặp nhau rồi, Ngài Quan Âm đứng trên núi Lạc Ca cất tiếng cười khanh khách, nói với Hồng Xà Tinh rằng :
- Ông nói Phổ Ðà và Lạc Ca chỉ là một ngọn núi, sao ông quấn một vòng Phổ Ðà mà chưa quấn tới Lạc Ca ?
Hồng Xà Tinh ngóc đầu lên nhìn, quả nhiên thấy núi Lạc Ca rất xa núi Phổ Ðà, biết mình đã bị mắc mưu, không phục mà nói :
- Không tính, không tính, để ta quấn lại một vòng !
Ngài Quan Âm đưa ra một cái bát bằng vàng :
- Không cần ông quấn một vòng núi Phổ Ðà Lạc Ca nữa. Nếu ông có thể quấn một vòng cái bát bằng vàng này, thì ta nhường Phổ Ðà sơn cho ông đó.
Hồng Xà Tinh nhìn bát vàng, nói một cách khinh miệt :
- Chuyện đó có khó gì ?
Nói xong hắn lại biến thành một con rắn lửa. Chỉ thấy con rắn lăn một vòng trên mặt đất, sột soạt một tiếng, thân hắn co nhỏ lại dần, rồi nhẹ nhàng tung người lên cuộn trên miệng bát một vòng. Ngài Quan Âm lợi dụng thờỉ cơ lấy ngón tay khẽ búng, Hồng Xà Tinh rơi vào bát cái "bộp", rồi dùng tay đậy miệng bát lại khiến con rắn không còn hơi để thở, hổn hển luôn miệng kêu cứu :
- Quan Âm Đại sĩ tha mạng ! Đại sĩ tha mạng !
Ngài Quan Âm suy nghĩ một lúc rồi nói :
- Ðược, tha cho ngươi một con đường sống, nhưng ngươi hãy trở về động Vân Vụ.
Nói xong Ngài thả Hồng Xà Tinh xuống biển. Hồng Xà Tinh lại cầu xin :
- Ðộng Vân Vụ đã không có mây lại cũng không có sương mù, lại hoang vu, một năm bốn mùa mặt trời như thiêu như đốt, thật khó cho tôi nương náu, xin Ðại Sĩ cho tôi ở chỗ khác !
Ngài Quan Âm thuận tay bẻ một đóa hoa sen, tung lên không trung, đóa sen biến thành một áng mây hình hoa sen. Ngài nói với hồng xà :
- Ngươi mà biết cải tà quy chính thì áng mây hình hoa sen này sẽ che nắng cho ngươi hoài. Còn nếu làm ác trở lại, ta sẽ không dung thứ !
Hồng Xà Tinh khấu đầu bái tạ, theo áng mây mà trở về động Vân Vụ. Cho đến nay, áng mây hình hoa sen này vẫn còn lãng đãng trên nền trời của động Vân Vụ !
Ngài Quan Âm đuổi được con rắn lửa rồi, bèn tung người lên nhảy từ núi Lạc Ca đáp xuống núi Phổ Ðà. Trên tảng đá mà Ngài đáp xuống, hiện nay còn lưu lại một dấu chân thật sâu đậm, mọi người gọi tảng đá đó là "Quan Âm Khiêu".
lá xếp
#5 Posted : Wednesday, May 21, 2008 4:27:45 PM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

3 - LONG NỮ BÁI QUAN ÂM


Trong những hình tượng của Quan Âm đại sĩ, thường có một cặp đồng nam đồng nữ đứng hai bên, đồng nam tên là Thiện Tài, đồng nữ tên là Long Nữ.
Long Nữ vốn là con gái út của Long Vương ở biển Ðông Hải, xinh xắn thông minh, được Long Vương cưng chìu hết mực. Một hôm, Long Nữ nghe nói rằng ở nhân gian có lễ rước đèn rất nhiệt náo, cô bèn nằng nặc đòi đi xem.
Long Vương lắc đầu, bộ râu rồng rung rung :
- Chỗ ấy đất lạ, người lại hỗn tạp, con là công chúa rồng, không thể đến nơi ấy.
Long Nữ hết nhõng nhẽo đến giả bộ khóc lóc nhưng Long Vương vẫn không nhường. Cô bé chu chiếc miệng nhỏ xíu nghĩ thầm "Phụ vương không cho phép, nhưng con vẫn cứ đi !".
Vào canh hai, Long Nữ lẻn ra khỏi thủy tinh cung không một tiếng động, biến thành một cô gái đánh cá xinh đẹp, bước lên ánh trăng thênh thang hướng đến chỗ rước đèn náo nhiệt kia.
Ðó là một thị trấn chuyên về nghề đánh cá, ở ngoài đường đèn lồng vô số kể ! Có đèn con tôm, đèn con cua, đèn con sò, đèn con ốc biển và cả đèn san hô nữa. Long Nữ hết quay qua bên phải nhìn xong quay qua bên trái ngắm, càng nhìn càng ngắm càng vui thích.
Tại một ngả tư đường, cô nhìn thấy hết đèn con cá này tới đèn con cá khác, hết núi đèn này tới núi đèn khác, muôn màu muôn sắc, sáng rực chói lọi, thật là hứng thú nên cô đứng trước một ngọn núi đèn mà ngắm nghía một cái say mê, xuất thần.
Lúc ấy, từ một cái lầu cao bên đường, có người hắt xuống nửa chén trà lạnh. Nước trà quái ác không hắt xuống bên này hay bên kia, mà lại nhắm đúng đầu của Long Nữ mà hắt xuống. Long Nữ giật bắn người la oai oái, số là một khi công chúa rồng biến thành một thiếu nữ, nếu chạm phải nước thì phải hiện lại nguyên hình. Lòng cô nóng như lửa đốt, sợ rằng giữa đường mà hiện tướng rồng thì mưa to gió lớn sẽ nổi lên, các ngọn đèn lồng muôn màu muôn sắc sẽ bị hư hoại hết. Vì thế, không đếm xỉa tới gì khác nữa, cô gắng sức lách ra khỏi đám đông chạy về phía bờ biển. Vừa tới bãi cát, có tiếng "phù phù" vang lên, và Long Nữ lập tức biến thành một con cá rất lớn, nằm sõng soài trên cát, vô phương động đậy.
Không bao lâu sau, có một anh ngư phủ đến bãi cát, thấy con cá to lớn toàn thân vẩy màu vàng kim óng ánh, liền bắt lấy vác ra chợ rao bán.
Chiều hôm ấy, đang ngồi chơi trong rừng trúc tím, Quan Âm đại sĩ nhìn thấy rõ ràng những gì đã xẩy ra ở thị trấn kia nên khởi từ bi tâm, Ngài nói với Thiện Tài đứng bên cạnh :
- Con hãy mau đến thị trấn đánh cá mua một con cá lớn, đem ra biển phóng sinh.
Thiện Tài khấu đầu bạch :
- Bồ Tát ơi, đệ tử lấy đâu ra tiền mà mua cá ?
Quan Âm bật cười, dạy :
- Con bốc một nắm tro trong lư hương là được.
Thiện Tài gật đầu, vội vàng chạy về Quan Âm viện bốc một nắm tro, bước lên một đóa hoa sen và vun vút lướt như bay về phía thị trấn đánh cá.
Lúc ấy anh chàng ngư phủ kia đã vác cá ra đến đường cái rồi, mượn một cái rìu sửa soạn chặt đầu cá để bán lẻ. Ðột nhiên trong số người đang vây quanh nhìn, có một cậu bé chỉ vào mắt của con cá mà kêu lên :
- Con cá đang khóc kìa ! Con cá khóc !
Mọi người nhìn kỹ, quả nhiên từ đôi mắt cá tuông xuống hai hàng lệ châu lóng lánh. Ðiều ấy khiến cho người nhìn phải kinh ngạc và cảm động, có người cho là kỳ quái, có người thì tán thán, tiếng bình luận lao xao nổi lên tứ phía.
Anh chàng ngư phủ sợ rằng của trên trời rơi xuống mà mình mới nhặt được sẽ biến thành mây khói, bèn vội vàng vung chiếc rìu lên toan chém xuống, thì đột nhiên từ phía sau lưng có tiếng người kêu lên :
- Ðừng chặt ! Ðừng chặt !
Người ta chỉ thấy một chú sa di nhỏ chạy đến vừa thở hổn hển vừa nói :
- Tôi muốn mua con cá này !
Vừa nói chú vừa dúi một nắm bạc vào tay anh chàng ngư phủ, và luôn miệng hối anh ta vác cá ra bờ biển trở lại. Anh chàng ngư phủ vui mừng thầm nghĩ :
- Ðúng là tiền lời, số ta hôm nay hên quá ! Ta vác cá ra bờ biển, rồi biết đâu khi chú tiểu quay lưng đi rồi, cá lại rơi vào tay ta trở lại như trước !
Anh chàng ta vác cá đi theo chú tiểu ra bờ biển và thả cá vào nước. Con cá vừa chạm nước biển thì lập tức quẫy mình khiến bụi nước bắn tung lên, và bơi ra thật xa, thật xa. Ra tới ngoài khơi rồi, cá mới quay mình lại hướng về phía chú tiểu mà gật đầu, rồi biến mất trong nháy mắt.
Anh chàng ngư phủ thấy cá đã bơi ra xa rồi mới bỏ ý nghĩ bắt cá lại kiếm chác, bèn móc túi lấy bạc ra đếm. Nào ngờ mới mở lòng bàn tay ra, thì bạc kia liền biến thành tro nhang ! Hắn quay đầu lại tìm chú tiểu, chú tiểu cũng đã cao bay xa chạy rồi.
Trở lại long cung, từ khi khám phá công chúa nhỏ đã biến mất, cung trong cung ngoài gì cũng đều loạn lên như cái tổ ong. Long Vương giận đến nỗi râu rồng dựng đứng, thừa tướng rùa cuống quýt duỗi đầu cổ ra thật dài, tướng quân sò giữ cửa sợ đến nỗi phun bọt trắng loạn xạ, và các cung nữ tôm ngọc cứ khom lưng mà run lẩy bẩy… Cứ thế mà hỗn loạn cho tới khi trời sáng, Long Nữ về tới thủy tinh cung, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm !
Long Vương tức giận con gái út tự tiện đi ra ngoài, vi phạm quy luật của cung đình, hầm hầm mắng cô một trận rồi còn nghĩ rằng "Chuyện này mà đến tai Ngọc Hoàng Thượng Ðế thì thế nào cái tội 'dạy con gái bất nghiêm' cũng sẽ rơi lên đầu". Trong cơn tức giận, Long Vương đang tâm đuổi con gái ra khỏi thủy tinh cung.
Long Nữ đau khổ cùng cực, biển đông mang mang, biết đâu là chỗ dung thân ? Cô khóc tức tưởi, bơi đến biển Liên Hoa. Tiếng khóc của cô vọng đến rừng trúc tím, Bồ Tát Quan Âm nghe thấy biết ngay là Long Nữ đã đến, bèn sai Thiện Tài đi đón Long Nữ về. Thiện Tài tung tăng nhảy nhót đến trước mặt Long Nữ hỏi :
- Long Nữ muội muội, có nhận ra chú tiểu hôm nọ không ?
Long Nữ vội vàng chùi nước mắt, đỏ mặt nói :
- Huynh là ân nhân cứu mệnh tiểu muội, làm sao tiểu muội không nhận ra được ?
Nói xong liền khấu đầu lễ. Thiện Tài đưa tay kéo Long Nữ dậy :
- Ði, chúng ta đi, Bồ Tát Quan Âm bảo huynh đi đón muội về !
Thiện Tài và Long Nữ nắm tay nhau chạy về rừng trúc tím. Long Nữ thấy Bồ Tát Quan Âm đoan tọa trên tòa sen, liền sụp xuống lễ. Bồ Tát Quan Âm rất mến thương Long Nữ, nên để cho hai anh em ở chung trong động đá Triều Âm cách đấy không xa. Về sau, người ta gọi động đá này là "Thiện Tài Long Nữ động".

Liêu thái thái
#6 Posted : Wednesday, May 21, 2008 9:42:40 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)

Kisses lá xếp muội muội
RoseRoseRose tặng người chuyển ngữ Diệu Hạnh
Approveheart cho người chịu khó dán lên đây, héng chị SL Wink
liêu tỉ tỉ rất thưởng thức, merci mm
Cooling
lá xếp
#7 Posted : Wednesday, May 21, 2008 10:17:46 PM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

quote:
Gởi bởi Liêu thái thái


Kisses lá xếp muội muội
RoseRoseRose tặng người chuyển ngữ Diệu Hạnh
Approveheart cho người chịu khó dán lên đây, héng chị SL Wink
liêu tỉ tỉ rất thưởng thức, merci mm
Cooling



Cám ơn Liêu tỉ tỉ, lx biết là tỉ tỉ hiểu muội lắm mà....
Sương Lam
#8 Posted : Thursday, May 22, 2008 5:45:03 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chị Lá Xếp ơi,
RoseRoseRoseheartheartheart tặng chị Lá Xếp đây nè.Approve

SL vẫn chờ những chuyện kế tiếp về truyền thuyết Quan Thế Âm Bồ Tát của chị post ở nơi đây.Blush Các anh chị em khác và Anh Biển Chết chắc cũng thế vì anh BC đã thực hiện nhiều hình ảnh đẹp về Quan Âm Bồ Tát.Blush Cám ơn chị nhiều lắm nhé. Cooling
Cũng xin cám ơn người chuyển ngữ Diệu Hạnh đã ra công chuyển ngữ để cho chúng ta cùng đọc một cách vui thú beerchugRose
lá xếp
#9 Posted : Thursday, May 22, 2008 5:15:05 PM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

4 - CHỮ TÂM TRÊN ĐÁ hay
QUAN ÂM ĐỘ THIỆN TÀI


Từ nhỏ, Thiện Tài là đứa trẻ không cha không mẹ, sống rất khổ sở, phải gánh nước đi bán mà sống. Cậu nghèo thật là nghèo, nghèo đến nỗi không có lấy một cái thùng, mà phải lấy da trâu mỏng lót kín hai cái giỏ tre để đựng nước mà gánh.
Một hôm, Thiện Tài đến bờ giếng múc nước, bỗng nhiên nghe tiếng kêu ồm ồm :
- Thiện Tài ! Bớ Thiện Tài !
Thiện Tài nhìn sang bên trái không thấy ai, nhìn sang bên phải cũng chẳng có bóng người. Cậu tưởng mình nghe lầm bèn gánh giỏ tre bỏ đi, nhưng không ngờ tiếng kêu lại vang lên nữa :
- Bớ Thiện Tài, tôi đang ở trong giếng đây ! Cứu tôi với, tôi sẽ báo đáp cho cậu xứng đáng !
Thiện Tài là một đứa trẻ rất tốt bụng, nghe nói ở dưới giếng có người đang cần cậu cứu, bèn nhảy ùm xuống nước ngay. Cậu mở to mắt nhìn quanh, trong ánh sáng lung linh dưới đáy giếng cậu thấy có một khoảng trống rộng rãi nhưng chả thấy ai cả. Cậu mò bên trái, mò bên phải, giữa hai khe đá mới mò thấy một chiếc bình nhỏ bèn vớt lên, vặn nắp bình nhưng vặn hoài không ra, lắc thật mạnh thì không nghe gì cả, thì ra đó là một chiếc bình không. Cậu đập mạnh cho bể, "xoảng" một tiếng, từ trong bình bay ra một cụm mây đen như mực, cụm mây kết lại thành một người to lớn vạm vỡ, toàn thân đen như lọ nồi, nhẩy ra trước mặt Thiện Tài nói lớn :
- Cậu đã cứu tôi ra khỏi bình !
Thiện Tài gật đầu :
- Đúng rồi.
Người ấy vội quỳ xuống đất, hướng Thiện Tài mà lạy ba lạy. Thiện Tài vội ngăn lại :
- Đừng lạy ! Đừng lạy ! Ông là ai ?
Hắc khổng lồ nói :
- Tôi là hắc xà tinh ! Năm trăm năm về trước, Quan Âm Bồ Tát nhốt tôi trong bình và liệng bình xuống biển Liên Hoa. Ai ngờ biển Liên Hoa thông với đáy giếng này, nên sóng nước đã đẩy cái bình đến đây.
- Vậy sao, thôi ông hãy đi đi ! Tôi đi gánh nước đây !
Thiện Tài nói xong bèn đặt đòn gánh lên vai toan bỏ đi.
- Chờ một chút !
Thiện Tài ngoảnh đầu lại nhìn, thấy xà tinh lè cái lưỡi đỏ như máu ra như muốn ăn tươi nuốt sống cậu. Thiện Tài giật mình sợ hãi :
- Ông muốn gì ?
Xà tinh đáp :
- Ta bị nhốt trong bình suốt 500 năm không ăn không uống, bây giờ đói muốn chết đây ! Mi đã làm ơn thì làm ơn cho trót, hãy để cho ta ăn thịt mi đi !
Thiện Tài thu hết can đảm đáp :
- Hồi nãy ông nói ông sẽ báo đáp cho tôi xứng đáng, tại sao đã không giữ lời còn muốn ăn thịt tôi ?
Xà tinh nói một cách đắc ý :
- Mi phải biết "lấy oán báo ơn" là cách đền ơn xứng đáng nhất.
Thiện Tài phẫn nộ nói :
- Nói bậy, thiên hạ đâu có cái loại lý lẽ gì kỳ cục vậy !
Xà tinh ngước mặt lên trời cười ha hả. Tiếng cười của hắn làm cho cuồng phong nổi lên, gió thổi cây đổ nhà sập, thổi luôn Thiện Tài ngã nhào xuống đất khiến cậu sợ hãi tê điếng cả người. Xà tinh trợn trừng mắt, há miệng thật to, tiến từng bước, từng bước đến gần Thiện Tài nói :
- Đói thì muốn ăn thịt người là một lẽ phải, hiểu chưa ? Mi sắp sửa chết rồi, còn gì nói nữa không ?
Thiện Tài từ dưới đất lồm ngồm bò dậy, lại thu hết can đảm mà nói :
- Chết thì phải chết cho chính đáng, ăn cũng phải ăn cho có lý. Ta phải đi tìm người làm trọng tài phân xử xem lý của ai đúng.
Xà tinh nghĩ : "Trước sau gì ta cũng ăn thịt mi, muốn phân xử thì phân xử !". Thế là hai người cùng đi tìm người phân xử.
Hai người đi vòng qua một lối rẽ, vượt qua một con đường núi, đi hoài đi mãi, đột nhiên, từ dưới chân núi vọng lên tiếng cãi cọ. Thiện Tài chạy xuống dốc núi nhìn, thì ra có một ông lão đứng dưới một gốc cây, tay cầm rìu, dáng vẻ giận dữ. Thiện Tài chạy đến hỏi :
- Thưa cụ, cụ đang làm gì thế ?
- Cây không ra quả nữa thì chặt phứt đi làm củi đốt lửa chứ để làm gì !
Thiện Tài nhìn xung quanh, chỉ thấy có mỗi một mình ông lão, bèn hỏi :
- Thưa cụ, hồi nãy cụ cãi lộn với ai vậy ?
Ông lão đáp :
- Ta muốn đốn cây mà cây không cho ta đốn, nên ta cãi lộn với cây.
Cây ăn quả đột nhiên nói :
- Lúc tôi còn trẻ, tôi cho quả đầy cây, quả vừa thơm vừa ngọt, ông ta ăn không hết còn đem bán lấy được bộn tiền. Bây giờ ông ta chê tôi già, không ra quả nhiều nữa nên đòi đốn tôi đi, cậu nghĩ xem lý lẽ gì lạ vậy ?
Ông lão nói :
- Cây do ta trồng, ta muốn đốn thì đốn, đó mới chính là lẽ phải !
Cây ăn quả không đồng ý, trả lời :
- Đó là ông lấy oán báo ân !
- Lấy oán báo ân thì đã sao, ta cứ đốn !
Ông lão nói xong vung rìu lên, "ầm" một tiếng, cây ăn quả bị đốn ngã xuống đất. Xà tinh thấy thế vui quá cười lên ha hả, nói với Thiện Tài :
- Mi nghe thấy chưa ? Lấy oán báo ân mới là lẽ phải, bây giờ mi chịu thua rồi chứ ?
Thiện Tài vội vàng nói :
- Khoan hẵn, khoan hẵn, người thì nói có lý, người thì nói vô lý, có lý hay vô lý đều chưa rõ rệt, chúng ta phải tìm một người khác phân xử.
Xà tinh nói :
- Dù sao mi cũng không thoát khỏi tay ta, muốn kiếm người phân xử nữa thì cứ kiếm !
Thế là hai người lại đi tiếp. Hai người ra khỏi rừng cây ăn trái, đi hoài, đi mãi, đi tới một bờ sông nhỏ, thấy một con ếch xanh rất lớn nổi trên mặt nước, miệng kêu "oa, oa". Thiện Tài vội vàng chạy đến bờ sông, kể lại mọi sự cho ếch nghe, nhờ ếch phân xử xem đâu là lẽ phải.
Con ếch nghe xong, "bịch" một tiếng nhảy lên bờ, nhìn hắc khổng lồ đứng sau lưng Thiện Tài rồi ra sức mà kêu to :
- Bớ Xà tinh ! Ăn hiền gặp lành, ăn ác gặp ác, nếu còn làm ác, họa giáng lên đầu !
Xà tinh nghe vậy giận đùng đùng lòi cả hai con mắt ra ngoài, gầm lên rằng :
- Con ếch nhỏ mọn kia, đừng có nói bậy ! Mi tài giỏi bao nhiêu mà dám dạy đời ta ? Coi chừng ta ăn thịt mi trước bây giờ !
Thiện Tài vội vàng chen vào giữa ngăn lại :
- Đừng ! Đừng ! Đừng giận cá chém thớt rồi đòi ăn thịt ếch !
Xà tinh đẩy Thiện Tài ra, tiến lại phía con ếch một cách hung tợn. Con ếch bay lên trời rồi "bõm" một tiếng, lặn xuống đáy sông mất hút. Xà tinh không bắt được con ếch thì giận dữ vô cùng, trợn trừng đôi mắt đỏ ngầu như máu, mở miệng toác hoác bầy răng nanh ra, cười gằn :
- Thiện Tài ơi, mi còn nói gì nữa thì nói đi, để ta ăn thịt mi cho rồi !
Thiện Tài sợ quá vội vắt giò lên cổ mà chạy trốn. Thiện Tài chạy, Xà tinh đuổi, thấy như sắp bắt kịp rồi. Nào ngờ không biết từ đâu xuất hiện ra một cô gái nhỏ xông ra che chở cho Thiện Tài. Thiện Tài thấy cô, vội vàng đem mọi sự kể lại nhờ cô phân xử. Cô gái nhìn Xà tinh từ đầu tới chân rồi lắc đầu nói :
- Tôi không tin. Một cậu bé con như thế làm gì cứu nổi một vị khổng lồ như ông từ giếng lên ?
Xà tinh vội vàng biện hộ :
- Thật mà, thật mà ! Năm trăm năm trước Quan Âm Bồ Tát trách tôi tàn hại sinh linh, vi phạm giới luật của Phật nên nhốt tôi trong một cái bình nhỏ.
Cô gái cười vang :
- Tính ác của ngươi không chừa, bộ không sợ Quan Âm Bồ Tát phạt ngươi một lần nữa hay sao ?
Xà tinh lắc đầu :
- Quan Âm Bồ Tát ở tận Nam Hải Phổ Đà xa lắc, làm sao biết được mà phạt !
Cô gái lấy một chiếc bình nhỏ ra, để trong lòng bàn tay. Xà tinh nhìn thấy giật mình kinh hoàng :
- Á ! Tịnh bình !
Đột nhiên, cả vạn tia sáng bắn ra, từng áng, từng áng mây lành kết lại, cô gái nhỏ biến thành Quan Âm Bồ Tát. Xà tinh thấy tình thế không ổn bèn vội vàng biến thành một cụm mây đen bay lên không trung mà trốn. Ngài Quan Âm đưa tay lên, tịnh bình bèn cưỡi một áng mây ngũ sắc bay lên đuổi theo. Mây đen chạy, mây ngũ sắc đuổi, đấu pháp với nhau trong không trung tưng bừng. Từ từ, mây đen chống đỡ không lại, biến thành một làn khói xanh, phất phơ phất phới chui vào trong tịnh bình.
Ngài Quan Âm thâu tịnh bình về, nói với Thiện Tài rằng :
- Tuy con là người hiền lành nhưng coi bộ con không biết phân biệt người thiện với người ác, thôi con hãy theo ta về núi Phổ Đà mà tu tập nhé.
Thiện Tài mừng khấp khởi, quỳ xuống đất liên tục dập đầu bái tạ…. và từ đó trở thành Thiện Tài đồng tử.
Ngài Quan Âm trở về Phổ Đà Sơn nhốt hắc xà tinh đưới một tảng núi đá ở Tây thiên. Con ếch xanh thấy vậy bèn nhảy "phóc, phóc" đến gần xà tinh kêu "oa, oa" để thử tâm xà tinh.
Cho đến nay xà tinh vẫn còn bị giam ở dưới chân núi đá, chỉ còn có thể nghểnh dài cổ ra, nhìn con ếch xanh ngóc đầu ưỡn ngực một cách hằn học nhưng không dám làm điều chi xằng bậy.
Về sau có người khắc một chữ "tâm" thật lớn trên tảng đá ở đằng trước đầu rắn, đó chính là "Tâm tự thạch", ý nghĩa là "tâm Phật, tâm rắn, thiện ác phân minh".
lá xếp
#10 Posted : Thursday, May 22, 2008 5:39:38 PM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

quote:
Gởi bởi Sương Lam

Chị Lá Xếp ơi,
RoseRoseRoseheartheartheart tặng chị Lá Xếp đây nè.Approve

SL vẫn chờ những chuyện kế tiếp về truyền thuyết Quan Thế Âm Bồ Tát của chị post ở nơi đây.Blush Các anh chị em khác và Anh Biển Chết chắc cũng thế vì anh BC đã thực hiện nhiều hình ảnh đẹp về Quan Âm Bồ Tát.Blush Cám ơn chị nhiều lắm nhé. Cooling
Cũng xin cám ơn người chuyển ngữ Diệu Hạnh đã ra công chuyển ngữ để cho chúng ta cùng đọc một cách vui thú beerchugRose



lx cám ơn chị Sương Lam, thấy những câu chuyện này làm vui lòng các chị, lx mừng lắm. lx cũng có một cuốn sách đầy hình ngài Quan Âm rất đẹp có liên quan tới những câu chuyện mà lx sắp post, lx muốn scan và đăng lên chia sẻ với các chị nhưng sợ không biết cách... Đến lúc ấy sẽ kêu cứu nhé !!!

heartheartheartRoseRoseRose
lá xếp
#11 Posted : Sunday, May 25, 2008 9:49:10 PM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

5 - QUAN ÂM ĐỘ VI ĐÀ

Vi Đà là một vị thiên tướng hộ Pháp của Phật giáo, tương truyền rằng ngài là một trong 8 vị đại thần tướng của Nam phương Tăng Trưởng Ðại Thiên Vương, một trong bốn Ðại Thiên Vương, và là người đứng đầu trong 32 vị thần tướng thuộc quyền của bốn Ðại Thiên Vương.
Tượng của ngài thường ở dưới dạng một người trai trẻ, thân mang áo giáp mũ sắt, hoặc một tay án chày kim cương, hoặc hai tay nâng chày lên, đứng trong điện Thiên Vương đâu lưng với Phật Di Lặc và đối diện với Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tại sao Vi Đà lại được thờ ở Thiên Vương Điện, đâu lưng với Phật Di Lặc và đối diện với Phật Thích Ca ?
Đó là vì ngài đã từng lập công trạng rất lớn trong việc diệt giặc bảo hộ Phật Pháp. Vi Đà, trong thánh điển Phật giáo còn được gọi là "Thần Hành Thái Bảo", vì ngài nổi danh là có tài đi như bay. Tương truyền lúc Như Lai niết bàn, có một con quỷ mệnh danh là "nhanh như chớp" đến trộm hai cái răng của Phật rồi chạy mất. Vi Đà cấp tốc đuổi theo, không lâu sau bắt lại tên cướp lấy lại răng Phật. Từ đó, Vi Đà trở nên một vị thần hộ pháp nổi danh.
Lúc còn trẻ, Vi Đà là một chàng trai anh tuấn, uy phong lẫm lẫm, ăn mặc như một võ tướng nên được tạo tượng khá giống các dũng tướng Trung Quốc như Triệu Vân, Mã Siêu. Vi Đà cũng là hộ pháp của Quan Âm Bồ Tát, nếu ngài tu thành chính quả cũng là nhờ sự giáo hóa của Bồ Tát vậy.
Hồi xưa, Vi Đà là một chàng thanh niên sống ở nông thôn, ven bờ sông Lạc Dương, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến.
Cậu là người siêng năng, lanh lẹ và tốt bụng, thông minh tài giỏi, nổi tiếng là một người thợ khéo trong vùng. Nhà cậu ở bên bờ sông Lạc Dương. Sông này rất rộng, nước chảy xiết, vì không có cầu bắc ngang nên dân chúng hai bên bờ qua lại rất gian nan, phải lệ thuộc vào những chiếc thuyền chở khách. Bởi vì nước chảy xiết và trũng nước xoáy lại nhiều, lúc trời tốt qua sông đã không an toàn mà khi mưa to sóng lớn hay bão bùng thì lại càng nguy hiểm hơn nữa, nên nạn lật tàu rất thường xảy ra, người táng thân vào bụng cá cũng không phải là ít. Vi Đà đã bao lần chính mắt trông thấy những thảm cảnh lật tàu như thế, bèn lập nguyện xây một cây cầu bắc ngang sông, nên trong mấy năm trời ngày bán giày cỏ, đêm đi đập đá để dành từng đồng từng cắc, và lúc cậu sắp sửa xây cầu thì Bồ Tát Quan Âm vân du ở phủ Tuyền Châu, và Ngài có một đoạn nhân duyên với Vi Đà từ đó.
Mùa xuân hôm ấy, Bồ Tát Quan Âm tay cầm tịnh bình, chân đạp mây lành, đứng trên không trung nhìn xuống sông Lạc Dương, bỗng nhiên nghe vọng lên tiếng la khóc cầu cứu. Ngài cúi xuống, thấy dưới chân mình có giòng sông lớn cuồn cuộn trào dâng, một ông lão lái đò đang chèo thuyền sang sông và chiếc thuyền đang bị dòng nước xiết kéo tới một con nước xoáy. Ông lái thuyền cuống cuồng chống đỡ nhưng chiếc thuyền bị con nước xoáy làm cho quay mòng mòng, dường như sắp sửa bị lật, hành khách trên thuyền kinh hoảng trăm bề, đàn bà trẻ con thì khóc la thảm thiết, tiếng kêu cầu thấu tới mây xanh và tới tai ngài Quan Âm.
Quan Âm Bồ Tát đại từ đại bi vội lấy nhành dương liễu từ tịnh bình ra, ném xuống chiếc thuyền đang lâm nạn trên mặt biển, thi thố thần lực áp cho sóng lặng xuống. Dòng nước giận dữ đang làm cho ba đào cuộn dâng, nước xoáy trũng sâu đang làm cho con thuyền lắc lư nghiêng ngửa bỗng tự nhiên bình lặng hiền hoà, con thuyền nhờ thế được thoát cơn hiểm nạn.
Dĩ nhiên ông lái thuyền không biết mình đã được Quan Âm Bồ Tát cứu giúp, thấy con thuyền không còn tròng trành xoay vần và thoát ra khỏi con nước xoáy thì thở hổn hển, phần thì mừng rỡ, phần thì cố lấy lại can đảm để chèo nốt con thuyến đến bờ đối diện. Thừa khách trên thuyền ai cũng tự cảm thấy mình đã may mắn thoát chết, và nhớ lại cảnh nguy hiểm vừa trải qua ai cũng rùng mình rởn ốc.
Hơn ai hết, ngài Quan Âm hiểu rõ những ý nghĩ, những mong cầu của chúng sinh, vì thế Ngài lập tức lấy quyết định ra tay làm một điều lợi ích cho dân. Thế là Ngài hạ mây xuống, biến thành một cô gái chài lưới trẻ tuổi xinh đẹp, bước lên khoang nói chuyện với ông lão chèo thuyền, hỏi ông có thể chèo trở về bờ bên kia ngay không ? Lúc đó, một vài người dân làng cũng vừa đến và cũng muốn qua sông. Ông lão còn chưa lấy lại hồn vía, bảo rằng :
- Lúc nãy suýt nữa thuyền bị lật, thoát được hiểm là một điều may mắn không ngờ. Dòng sông này nước chảy quá mạnh, mỗi lần chèo thuyền tôi đều nơm nớp phập phồng, nói thật, bây giờ tôi hãy còn quá sợ, không muốn chèo thuyền về bên kia nữa, nhỡ có chuyện gì xảy ra thì sao ?
Dân làng gấp muốn qua sông, xuống nước năn nỉ :
- Ông lão ơi, ông không đưa thì chúng tôi làm sao về được ? Ông là tay nghề lão luyện, ai cũng đặt tin tưởng vào ông, xin ông chịu phiền một chút giùm đi !
Ông lão lái thuyền không từ chối được, đành để cho Quan Âm Bồ Tát cùng một vài người dân làng bước lên thuyền, một lần nữa đưa mái chèo hướng bờ đối diện, một mặt nói :
- Quý vị không biết chèo thuyền trên con sông Lạc Dương này nguy hiểm tới mức nào ! Mười năm trở lại, ngày nào tôi cũng chèo thuyền, gặp không biết bao nhiêu là cảnh nguy hiểm, tạm cho là tôi cứng tay nghề nên may mắn, lần nào cũng từ cõi chết trở về được. Trên dòng sông này, tôi đã chính mắt thấy vô số con thuyền bị lật, vô số người chết chìm làm mồi cho cá. Tôi già rồi, không còn khoẻ nữa, trước sau gì tôi cũng sẽ phải bỏ thuyền bỏ lái thôi !
Quan Âm Bồ Tát bèn xen vào hỏi :
- Thưa cụ, sông này nước chảy xiết, xoáy nước nhiều, chèo thuyền quả thật nguy khốn, làm sao không xảy ra tai nạn cho được ! Tại sao chúng ta không xây một chiếc cầu bắt ngang qua sông ? Cháu từ xa tới, chỗ cháu ở, nếu có dòng sông nào nguy hiểm như thế này cũng đều có cầu bắt qua cả.
Ông lão lái thuyền thở dài lắc đầu, một vị thừa khách tiếp lời, nói :
- Trăm họ ở đây trông mong xây một cái cầu từ lâu rồi, quan huyện cũng mấy lần công bố xây cầu, nay thì kêu gọi đóng góp tiền tài, mai thì yêu cầu đóng góp thóc gạo, năm nào cũng ra công bố nhưng mấy năm rồi, cầu đâu không thấy, chỉ thấy hầu bao của quan huyện mỗi năm mỗi phồng to lên thôi.
Ngài Quan Âm hỏi :
- Dân chúng tự mình đứng ra xây cầu không được sao ?
Ông lão nghe thế, cười buồn mà rằng :
- Nói thì dễ, muốn xây cầu thì một là phải có tiền, hai phải có thợ giỏi. Dân chúng làm gì có chừng đó tiền, và cũng làm gì có người đủ tài để đứng ra tổ chức một việc to lớn như thế. Tuy nhiên cách đây vài năm có một anh chàng tên là Vi Đà cũng đã từng đề cập tới việc xây cầu, đó là một thanh niên có chí lớn, cũng là một tay thợ khéo nổi tiếng tài giỏi ở vùng này. Một hôm thấy tôi chèo thuyền quá nguy hiểm, cậu đã nói với tôi là nhất định sẽ xây cầu. Thế mà về sau lại không thấy cậu xuất hiện nữa. Có người nói cậu đang ở nhà để dành tiền chuẩn bị việc xây cầu, mấy năm nay không thấy động tĩnh, có lẽ cậu không để dành được tiền. Chuyện xây cầu thật không phải dễ !
Quan Âm nghe thế bất giác cảm thấy hoan hỉ, nghĩ rằng ở đây mà có một chàng trai trẻ tuổi như thế thật là hy hữu, có cùng một chí nguyện với mình, về sau giao cho anh ta đứng ra tổ chức việc xây cầu không phải là một điều thích hợp lắm hay sao ?
Một người dân bình thường khó mà có thể trù liệu được cần phải có bao nhiêu tiền để xây cầu, muốn cho việc xây cầu này thành tựu thì chính Ngài phải đứng ra tìm biện pháp mới xong.
Lúc ấy thuyền đã cặp bến, những người dân làng đã lên bờ và chia tay nhau ai về nhà nấy, nhưng cô gái chài lưới không lên bờ mà còn ngồi lại trong thuyền chìm trong suy nghĩ. Ông lão chèo thuyền cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi :
- Cô nương, sao cô không lên bờ ?
- Thưa cụ, cô gái chài lưới đáp, cháu đang suy nghĩ tới vụ xây cầu, vừa rồi cụ nói có anh chàng gì đó quyết tâm xây cầu, thật là hy hữu. Nhưng anh ấy một mình kiếm tiền thì chắc cả đời kiếm cũng không đủ. Tại sao tất cả chúng ta không cùng tìm cách giúp đỡ anh ấy ?
Ông lão lái thuyền đáp :
- Cách nào bây giờ, ở đây ai cũng nghèo khổ cả, còn những người tài chủ có tiền thì ai mà chịu cắt núm ruột của mình ra !
Cô gái chài lưới đáp :
- Cụ à, muốn tìm biện pháp thì không khó, cháu nghĩ trên sông này hễ chưa có cầu là còn có tai nạn, vì thế cháu muốn giúp một tay.
Ông lão chèo thuyền nghe thế cảm thấy kỳ lạ :
- Cô ? Cô có biện pháp nào ? Trừ phi nhà cô có tiền và muốn làm việc thiện.
Cô gái đáp :
- Nhà cháu không có tiền nhưng cháu có biện pháp, mình có cách nào lấy tiền của nhà giàu không ?
Ông lão lái thuyền đáp :
- Lấy tiền của nhà giàu ? Nhà giàu đời nào để cho mình lấy tiền, cô khéo mơ tưởng viễn vông.
Có gái dân chài nói :
- Cụ ơi, cháu có cách này nhưng cần cụ giúp đỡ, nếu cụ chịu làm chung việc này với cháu thì mình có thể lấy tiền của nhà giàu được.
Nói xong cô gái tới gần thầm thì to nhỏ vào tai ông lão, khua tay múa chân ra dấu, còn ông lão thì cứ thế mà gật gù từ đầu tới cuối.
Cuối cùng ông nói :
- Được, vậy bắt đầu từ ngày mai chúng ta bắt đầu thi hành kế hoạch của cô.
Hôm sau, vừa vặn trúng ngày mồng ba tháng ba, đó là ngày hội đình chùa lớn nhất trong năm ở phủ Tuyền Châu. Dân chúng từ bốn phương tám hướng đổ dồn về dự hội, người đi người về thật là náo nhiệt.
Hôm ấy ông lão cũng chèo thuyền như mọi ngày nhưng hôm nay có điểm khác biệt là có một cô gái vô cùng xinh đẹp ngồi trong thuyền, còn ông lão thì cười tươi như hoa, thuyền không cập bến mà lại ngừng ở ngay chính giữa dòng sông.
Sông Lạc Dương rộng khoảng năm mươi thước, thuyền ở ngay giữa dòng sông tức là cách xa hai bên bờ khoảng hai mươi mấy thước. Ông lão lái đò cùng cô gái cứ ở giữa dòng sông như thế mà chuyện trò, không chịu đưa thuyền về bến. Người muốn qua sông đứng hai bên bờ mà réo :
- Ông lão ơi, mau chèo thuyền rước khách, chúng tôi muốn qua sông đây !
Nhưng họ kêu mấy mặc họ, ông lão không hề màng đến, vẫn bình an giữa dòng sông. Khách chờ thuyền càng ngày càng đông, ai cũng nhìn thấy chiếc thuyền của ông lái và ai cũng tò mò không biết ông muốn làm gì, và càng đông họ càng ồn ào. Nhất là khi họ thấy ngồi trên thuyền là cô gái chài lưới có một nhan sắc hơn người. Cô gái này thật sự lôi cuốn người ta, cô mặc một cái áo trên ngắn thêu hoa nhiều màu, dưới là chiếc váy màu xanh lá cây nhạt thanh nhã nổi lên trên cái quần màu đỏ sậm, đầu bới tóc cao, tai đeo khuyên bạc, khuôn mặt trái soan đoan trang diễm lệ, da trắng nõn mịn màng, mắt như nước hồ thu gợi tình, người nào nhìn cô cũng phải khen thầm là đẹp tuyệt. Trong những người đứng nhìn, có một số là con nhà hào phú, họ nhìn cô gái mà hồn phách điên đảo, thần trí rối loạn. Người nào cũng kêu ầm lên :
- Ông lái ơi, mau trở về chèo thuyền qua sông !
Thấy người chờ càng ngày càng đông, ông lão mới đủng đỉnh đứng dậy nhìn hai bên bờ mà vừa chỉ cô gái dân chài mà nói :
- Các vị nghe đây, hôm nay tôi không chèo thuyền vì tôi có cô cháu tức là cô nương đây, đã đi từ mãi tận Tô Châu lên đến phủ Tuyền Châu này.
Cháu tôi năm nay vừa chẵn đôi tám, muốn tìm một chàng trai có duyên có số với mình để gá nghĩa trăm năm. Từ ngày hôm nay trở đi, cháu tôi sẽ ngồi trên thuyền, nếu có chàng trai nào muốn cưới cô về làm vợ, bất kỳ là người nào, đều phải tham dự vào cuộc thi này. Ðiều kiện duy nhất là phải ném một đồng tiền đồng hay một đồng tiền bạc về phía cháu tôi, nếu ai ném trúng người cô ấy thì coi như có duyên có số với cô vậy. Tôi sẽ đứng đây làm trọng tài, mọi người làm chứng, tuyệt đối không nói sai lời.
Lão lái thuyền nói xong mọi người vỡ lẽ ra. Những người trai trẻ trong đám đông hiểu đây là một cuộc thi ném bạc kén chồng, nhìn có gái dân chài xinh đẹp, ai cũng nghe tim đập rộn ràng, tinh thần sung mãn, nhất là đám vương tôn công tử thì trở nên như điên như cuồng vậy. Ðó là những người hiếu sắc và có tiền, họ thấy cô gái này đẹp hơn tất cả những cô gái khác mà họ đã từng gặp, nên ai cũng muốn ném tiền trúng người cô ấy để cưới cô về làm vợ, được như thế thì thật là tuyệt vời ! Cô gái ngồi trên chiếc thuyền đang bồng bềnh ngay giữa lòng sông, cách hai bên bờ không quá hai mươi mấy thước, nhìn thì thấy tợ như gần ngay bên cạnh, lo gì ném không trúng ? Những vương tôn công tử, người nào cũng thèm rõ rãi, sốt ruột, muốn chính mình là người đầu tiên ném trúng cô nương, họ bèn lập tức lấy tiền đem theo tùy thân tranh nhau ném về phía cô gái. Trong chốc lát, những đồng tiền từ hai bên bờ sông bay tới khoang thuyền như mưa.
Tuy nhiên, lạ lùng thay, tuy bờ không xa và cô gái thấy gần như thể ở ngay bên cạnh, và chàng thanh niên nào cũng nhắm cô gái cẩn thận trước khi ném nhưng tiền cứ rơi lên thuyền, không có đồng nào trúng được người cô. Ðám vương tôn công tử cảm thấy giống như đang ở trong một canh bạc, hễ hết tiền thì sai người hầu chạy về nhà lấy thêm. Họ cùng nhau tranh dành, cãi nhau chí choé, thi nhau mà ném từng giỏ, từng giỏ bạc vụn. Những đồng tiền ấy chỉ xẩy cô gái trong đường tơ kẽ tóc cho nên họ vừa hận vừa mừng, cho rằng ném lại một lần nữa thì chắc chắn thế nào cũng trúng, và như thế, họ không ngừng thử ném trở lại, ném cho tới khi trời tối mà rốt cuộc vẫn chưa ai ném trúng được người đẹp. Lúc ấy ông lão lái thuyền mới nói với mọi người là trời đã tối, không thể tiếp tục ném nữa, ngày mai hãy trở lại ném tiếp.
Chuyện kén chồng trên thuyền đã làm chấn động cả phủ Tuyền Châu, một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn ngàn. Ngày hôm sau, ông lão lại chèo thuyền ra giữa giòng sông, và cô gái chài lưới lại ngồi trên thuyền. Người ham vui đến xem càng lúc càng đông, chen lấn nhau ở bên này và bên kia bờ sông, trong ngoài chật ních. Hai bên bến phà huyên náo giống như một buổi hát xiệc. Những vương tôn công tử chiều qua không ném trúng cô nương nhưng vẫn chưa mất hy vọng, tiếp tục chuyển tiền tới, những anh chàng này tâm hồn hoàn toàn si mê điên đảo trước nhan sắc của tuyệt thế giai nhân nên tổn phí bao nhiêu cũng không tiếc, tiền họ ném có thể đong thành bồ, thành sọt vậy. Cứ thế hai ngày liền mà vẫn chưa có ai ném trúng cô nương mà chỉ thấy những đồng tiền cứ rào rào rơi xuống bên cạnh cô xuống tới khoang thuyền.
Lúc Quan Âm Bồ Tát lập kế kiếm tiền bằng cách kén chồng ở giữa dòng sông, Vi Đà cũng nghe nói đến sự việc lạ lùng ấy nên cũng tìm đến xem khung cảnh huyên náo. Vi Đà là một chàng thanh niên trẻ tuổi, nhìn thấy cô gái chài lưới trên thuyền cũng bị nhan sắc tuyệt vời của mỹ nhân hớp hồn, nên cũng đứng ngây người ra nhìn người ngọc. Cậu thọc tay vào túi, trên thân cũng có vài đồng tiền. Tâm cậu bị chấn động nên cũng muốn chen vào ném, nhưng lập tức cậu đè nén ý muốn ấy, nghĩ rằng bao nhiêu đó người ném mà chưa ai ném trúng, mình không nên ném mấy đồng tiền một cách oan uổng, thì thôi nên bỏ ý nghĩ ấy đi.
Nhưng vừa vặn lúc ấy có Lữ Động Tân, một trong Bát Tiên, cũng vân du đến chỗ này. Ông nhìn thấy bên dưới người đông như kiến, không biết đang có chuyện gì nên đáp mây xuống lẫn lộn trong đám đông người chen vào xem. Ông biến thành một ông lão tóc trắng như bông, mới nhìn cô gái chài lưới trên thuyền liền biết ngay đó chính là Quan Âm Bồ Tát và hiểu ngay tự sự, nên rất ngầm thán phục phương pháp kiếm tiền của ngài Quan Âm nhưng đồng thời không khỏi cảm thấy buồn cười, thầm nghĩ :
- Đại sĩ, Đại sĩ, thật đã khổ công tìm cách làm việc thiện để nghĩ ra một diệu kế như thế. Nhưng hôm nay tôi muốn làm cho Ngài phải xuất đầu lộ diện chơi. Ngài làm cho con em các nhà hào phú ném tiền một cách oan uổng, không ai có thể ném trúng Ngài, Ngài kén chồng như thế đủ để xây cầu rồi, nếu không có chuyện gì xảy ra thì thật là toi công cho đám công tử thiếu gia kia quá, nên tôi muốn xem Ngài đối phó làm sao nếu phải làm vợ một kẻ phàm phu !
Lữ Động Tân bèn đưa mắt tìm một anh chàng thanh niên để giúp anh ta ném trúng cô gái chài lưới, làm khó dễ Quan Âm Bồ Tát xem sao ! Khéo sao ông lại đứng ngay bên cạnh Vi Đà, ông thấy anh chàng này phúc hậu lại chín chắn, chứ không phải loại công tử đẻ bọc điều kia, và ông cũng đã bắt gặp động tác móc tiền ra rồi lại bỏ vào của anh chàng. Ông nghĩ :
- Được rồi, Đại sĩ, tôi sẽ làm cho anh chàng này ném trúng Ngài xem Ngài làm sao ?
Thế là ông vỗ vai Vi Đà, cười nói :
- Này cậu, cậu có muốn thử một chuyến không ?
Vi Đà bị hỏi bèn đỏ bừng cả mặt, xấu hổ cúi đầu. Lữ Động Tân nói:
- Cậu không có gì phải xấu hổ, trai lớn phải có vợ, một tuyệt sắc giai nhân như thế đang kén chồng thì không nên bỏ qua cơ hội, biết đâu hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, cậu có duyên có phần với cô ấy thì sao ?
Chàng thanh niên nhìn ông lão nói :
- Ông bác ơi, cháu cũng muốn thử chứ, nhưng nghĩ lại hai ngày vừa qua, biết bao nhiêu là vương tôn công tử ném không biết bao nhiêu là tiền mà ném không trúng, còn cháu chỉ có mấy đồng bạc trên thân, nếu đem ra ném thì chỉ có phí tiền thôi chứ làm sao trúng được. Hơn nữa, mấy năm vừa qua, cháu chỉ nghĩ tới có một điều mà thôi, đó là làm sao để dành tiền xây cầu. Tiền kiếm được hãy còn ít lắm, cháu không thể tự tiện nghĩ tới vấn đề lấy vợ của cá nhân mình mà đi tiêu phí những đồng tiền này.
Lữ Động Tân nghe thế cảm thấy rất mến anh chàng này và nghĩ thầm :
- Thì ra chàng trai trẻ này cùng có chung một ý nguyện với ngài Quan Âm, thật là hy hữu, hy hữu ! Ta phải giúp cho anh chàng ném trúng Quan Âm Đại sĩ, phá Ngài chơi. Rồi khi nào Ngài biết được và có nổi giận thì cũng dễ gỡ thế bí bằng cách để cho anh chàng này giúp đỡ Ngài trong việc xây cầu là xong !
Nghĩ thế rồi Lữ Động Tân nói với Vi Đà :
- Này cậu, để tôi nói cho cậu biết tại sao cô nương này lại kén chồng. Cô kén chồng bằng cách này là cũng chỉ vì muốn kiếm tiền xây cầu, cậu và cô ấy đều có cùng một ý chí nên tôi nghĩ rằng cậu sẽ ném trúng. Đôi bên kết hôn rồi chung lưng sát cánh với nhau với nhau lo chuyện xây cầu không phải là thượng sách hay sao ? Cậu cứ ném thử đi, nếu đúng duyên đúng phận, người khác ném mấy cũng không trúng mà cậu ném một lần là trúng, không tin cậu cứ thử, mà dù ném có không trúng đi nữa thì tiền này coi như cậu tặng cho cô ấy xây cầu chứ có mất mát đi đâu, cậu nghĩ tôi nói có đúng không ?
Đúng ngay lúc ấy, giọng ông lão lái thuyền vọng tới :
- Bà con làng xóm ơi, trời đã tối rồi nên hôm nay ngừng ở đây, tôi muốn gác mái chèo về nhà nghỉ.
Lữ Động Tân nghe vậy vội thúc Vi Đà ném, Vi Đà luống cuống bèn ném bừa về phía cô gái một đồng tiền. Có lẽ vì trong suốt hai ngày Ngài Quan Âm dùng thần lực nên tiền không thể nào trúng tới mình Ngài, nay ông lão chèo thuyền đã ra hiệu ngừng để về nghỉ nên Ngài bèn xả thần lực. Thêm vào lại có Lữ Động Tân cố ý làm cho đồng tiền ném trúng Ngài nên ông thổi một cái, đồng tiền của Vi Đà theo hơi thần của ông mà rơi lên người cô gái chài lưới, không rơi bên phải, không rơi bên trái, không rơi ở trên hay ở dưới mà rơi ngay tim của cô. Lúc ấy ai cũng đã ngừng tay, chỉ còn có Vi Đà ném tiền, người đứng hai bên bờ ai cũng thấy rõ ràng, thế là sau hai ngày trời cuối cùng cũng có người ném trúng, không ai bảo ai mà mọi người đều reo hò nhảy cỡn lên vỗ tay hoan hô :
- Giỏi ! Giỏi ! Trúng rồi ! Trúng rồi ! Anh chàng này tốt phước quá !
Quan Âm Bồ Tát giật mình kinh ngạc, bị ném trúng một cách bất ngờ nên Ngài lúng túng, không biết chuyện chi xảy ra, bèn nhìn Vi Đà đang được mọi người hoan hô. Nhìn thấy rồi Ngài giận muốn đứt hơi vì trong đám đông, có Lữ Động Tân đang nhìn Ngài mà cười ha hả, do đó Ngài biết ngay là có bàn tay phá rối của Lữ Động Tân.
Có tiếng người kêu :
- Ông lái thuyền ơi, mau chèo qua đây, chú rể đứng ở đây nè !
Quan Âm Bồ Tát rất bối rối nhưng không có cách nào hơn là để cho ông lão chèo thuyền về rước Lữ Động Tân và Vi Đà lên thuyền, một lời đã hứa đâu có dễ gì nuốt lại được !
Ông lão lái thuyền nhận ra Vi Đà, mừng rỡ nói với cô gái chài lưới :
- Cô nương, cậu này chính là anh chàng thanh niên muốn xây cầu đây, đúng là trời có mắt !
- Đúng rồi, đúng rồi, đây là duyên trời định, Lữ Động Tân nói. Cô nương à, lão phu đặc biệt tới đây để tác hợp cho hai người.
Quan Âm Bồ Tát nhìn Lữ Động Tân như thể ông là con quái vật, vừa tức vừa giận mà không thể để lộ ra ngoài mặt. Tuy nhiên, nghe nói rằng anh chàng thanh niên này chính là Vi Đà, người muốn xây cầu, thì cũng đổi giận làm vui, thầm nghĩ rằng :
- Anh chàng này phúc hậu lương thiện lại là một tay thợ đá giỏi, để cho anh ta đứng ra xây cầu thì không có gì bằng.
Còn Lữ Động Tân, Ngài Quan Âm biết ông là người hay phá phách trêu ghẹo người khác, nên Ngài cũng không giận nữa mà lại bảo rằng :
- Ông làm việc tốt, tôi xin cám ơn ông. Nhưng ông đùa lần này là quá lố, không nên đắc ý như vậy. Ông đã gieo gió thì bây giờ hãy gặt bão, theo tôi nghĩ, ông nên mau nói lên sự thật.
Ông lão lái thuyền và Vi Đà nghe ngài Quan Âm và Lữ Động Tân nói chuyện với nhau như thể là người quen biết từ lâu, cảm thấy kỳ lạ nên hai người đều đứng ngây người ra nhìn. Lữ Động Tân nghe Ngài Quan Âm dạy như thế rồi thì cũng không dám đùa nữa, và cũng nghĩ rằng mình chỉ nên đùa vừa phải thôi, phải mau nói lên sự thật kẻo càng để lâu càng khó xử. Nghĩ thế rồi, Lữ Động Tân bèn nói sự thật cho ông lão chèo thuyền và Vi Đà nghe.
Khi biết mình đang đứng trước mặt Quan Âm Bồ Tát và Lữ Động Tân, hai người vừa kinh sợ vừa vui mừng. Lại nghĩ đến ngài Quan Âm vì muốn có đủ tiền xây cầu mà phải nhọc tâm nghĩ diệu kế, mấy ngày qua thu được tiền đầy cả một khoang thuyền, hai người vô cùng kính phục tấm lòng từ bi và trí huệ của Ngài nên khấu đầu lễ bái không ngừng. Chuyện kén chồng chỉ là một mưu kế của Bồ Tát, tiên và phàm vĩnh viễn cách biệt nên một khi giải thích rồi, không có vấn đề gì nữa.
Bốn người đếm xong tiền thu được rồi, Quan Âm Bồ Tát nói với ông lão lái thuyền và Vi Đà :
- Chuyện xây cầu là chuyện quan trọng, nay ta ủy thác cho hai người. Vi Đà là người tốt, hãy chịu khó cố gắng thêm chút nữa. Hiện tại thì số tiền này đủ để xây cầu, mong hai người hãy mau tiến hành công việc, tranh thủ thời gian để cầu được xây càng mau càng tốt. Khi nào cầu xây xong, ta sẽ trở lại.
Nói xong, Ngài hiện ra Quan Âm bảo tướng trang nghiêm, rồi cùng Lữ Động Tân lên mây mà đi.
Ông lão lái thuyền và Vi Đà được Ngài Quan Âm ủy thác việc này thì ngay ngày hôm sau là bắt tay vào việc, làm ngày làm đêm không dám trễ nãi, không tới một năm sau, một cây cầu hùng vĩ tráng lệ được bắc ngang sông Lạc Dương.
Đúng ngày cầu vừa xây xong, quả nhiên Ngài Quan Âm trở lại. Tuy Ngài vẫn xuất hiện dưới lốt một cô gái chài lưới, nhưng lần này ai cũng biết đó là Bồ Tát Quan Âm giáng lâm nên tất cả đều sụp xuống lễ.
Bồ Tát nói với mọi người :
- Các vị hãy mau đứng dậy, không nên tạ ơn ta, cầu này mà hoàn thành là do sức đóng góp của tất cả quý vị, chính ta mới phải tạ ơn các vị.
Quan Âm Bồ Tát chúc mừng việc cầu đã hoàn thành, rồi lên mây trở về Nam Hải. Nhưng trước khi đi Ngài nói riêng với Vi Đà :
- Vi Đà, ngươi đã hoàn thành tốt đẹp việc xây cầu. Ngươi đã ném tiền trúng ta vì ta với ngươi có duyên phận. Ta thấy ngươi là người có tâm thiện lành, ngươi có muốn cùng ta về Phổ Đà Sơn không ? Nếu muốn thì có thể ở bên ta mà tu hành cho tới chính quả, làm thần hộ Pháp cho ta, nếu không muốn thì cứ ở lại đây.
Vi Đà vội vàng đáp :
- Bồ Tát trên cao, Vi Đà con được Bồ Tát giúp đỡ, một lòng thề nguyện xây cầu viên mãn, cầu xây xong rồi, con luôn tạc dạ ghi lòng tâm đại từ đại bi của Bồ Tát. Nếu được theo Bồ Tát mà tu hành, thì đó là điều vinh hạnh mà con vẫn hằng mơ tưởng mà không dám nghĩ có thể thành sự thật. Con nguyện theo Bồ Tát về Phổ Đà Sơn.
Quan Âm Bồ Tát bèn đưa Vi Đà về Phổ Đà Sơn. Một vài năm sau, Vi Đà tu hành thành chính quả, được phong là thần Hộ Pháp, và được gọi là "Vi Đà Thiên Tôn", thời thời khắc khắc đứng trước mặt Quan Âm Bồ Tát để hộ vệ Ngài.
Bảo Trân
#12 Posted : Monday, May 26, 2008 3:00:02 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Cám ơn chị Lá Xếp đã cho đọc những bài viết về Phật Bà Quan Âm. Rose Chị tìm ở đâu ra mà hay vậy?
BT
Sương Lam
#13 Posted : Monday, May 26, 2008 3:06:10 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chị Lá Xếp ơi,
Câu chuyện Đức Quan Âm giả thành cô gái đẹp kén chồng thật là vui.Blush Ông Vi Đà nhờ thiện tâm xây cầu của mình mà trở thành vị Hộ Pháp cho Đức Quan Âm.
Quí vị thiện nam tín nữ có thiện tâm xây cầu giúp đở đồng bào chắc chắn sẽ vui khi đọc mẫu chuyện này. Cooling
Còn về việc scan hình Quan Âm Bồ Tát để post vào nơi đây, chị Lá Xếp biết cách làm không? Nếu không, SL sẽ chỉ cách post hình cho.Big Smile
Hình như Huệ có chỉ cách post hình rồi ở đâu đó thì phải?QuestionSmile
Nếu chị Lá Xếp muốn làm slide show để xem được nhiều hình cùng một lúc thì nói cho SL biết. Dễ làm lắm!Big Smile
lá xếp
#14 Posted : Wednesday, May 28, 2008 4:24:36 AM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

6 - QUAN ÂM ÐỘ DI LẶC


Trước khi Di Lặc Bồ Tát thành Phật, ngài là con của một gia đình tài chủ rất giàu có.
Từ nhỏ sinh ra đã trắng trẻo mập mạp, suốt ngày cười hà hà, đặc biệt tốt bụng, luôn luôn đem tài sản trong nhà ra bố thí cho người nghèo. Khi Di Lặc lớn lên thì gia sản kếch sù kia đã bị đem cho hết sạch sành sanh rồi, cuối cùng cả quần áo trên thân cậu cũng bố thí hết, chỉ còn lại cái quần. Nhưng cậu không hề hối hận cũng chẳng hề buồn, cả ngày mình trần trùng trục vui vẻ uỡn bụng mà cười.
Quan Âm Ðại Sĩ biết được việc này thì trong tâm rất tán thưởng nhân cách của Di Lặc. Nhưng chuyện tai nghe sao rõ bằng mắt thấy, Ngài muốn tự mình đi thử thách anh chàng thanh niên này, nếu như danh bất hư truyền thì sẽ dẫn độ cho cậu ta về Phổ Ðà Sơn thành Phật. Một hôm, Ngài Quan Âm giả trang thành một cô gái nghèo, tìm đến Di Lặc để cầu xin bố thí. Di Lặc thật là khó xử, trên thân chỉ còn có cái quần, ngoài ra không có lấy một vật gì khác, đứng trước mặt một cô gái làm sao cậu có thể cởi quần đem bố thí cho cô ta được ! Cậu xoa bụng cười hề hề mà rằng :
- Cô nương chờ một chút, tôi đến nhà mấy người nhà giàu xin cái gì về cho cô nương nhé !
Nói xong bèn xoay lưng đi ngay. Ngài Quan Âm nhẹ mỉm cười, kêu giật Di Lặc lại :
- Khoan đã ! Bần nữ có hai chậu hoa ở đây, tiên sinh một chậu tôi một chậu. Nếu hoa trong chậu của tiên sinh nở trước, thì tôi sẽ không xin tiên sinh bố thí cho gì cả ; còn nếu hoa trong chậu của tôi nở trước thì tiên sinh phải cho tôi cái gì của chính tiên sinh, không được đi xin vật gì của ai khác.
Di Lặc nghe xong, không đòi hỏi gì hơn, vui vẻ cười dài, luôn miệng nói "được !", nhưng thật ra trong tâm thì cậu không có một chủ ý gì.
Ngài Quan Âm và Di Lặc đến một nơi vắng vẻ, cả hai nhắm mắt ngồi bệt xuống đất trước mặt chậu hoa của mình.
Hai giờ trôi qua, Ngài Quan Âm hí hí mắt ra nhìn thì thấy chậu của mình thì không có lấy một nụ hoa, còn chậu của Di Lặc thì có một đóa hoa đã nở rồi. Quan Âm Bồ Tát vẫn cố tình muốn thử Di Lặc nên mới nhẹ nhẹ đổi chỗ hai chậu hoa, rồi giả bộ làm ra vẻ ngạc nhiên và mừng rỡ kêu lên rằng :
- Hoa trong chậu của tôi đã nở rồi !
Tuy Di Lặc rất thật thà nhắm nghiền đôi mắt nhưng vẫn cảm biết khi Ngài Quan Âm đổi chỗ hai chậu hoa, cậu nghĩ thầm :"Người ta là một đại cô nương, ta phải nhường nhịn cô ta chứ có lý gì mà tị nạnh hơn thua !". Cậu bèn mở banh hai mắt, cười hề hề :
- Tôi thua rồi ! Tôi thua rồi !
Quan Âm Bồ Tát thấy dáng diệu của cậu như thế thì cười :
- Tiên sinh thua rồi, bây giờ phải bố thí cái gì cho tôi !
Di Lặc gãi đầu, xoa bụng và cười hì hì :
- Cô nương ơi, cô nương cũng thấy rồi mà, thật ra tôi không có gì để tặng cô nương hết. Tuy nhiên tôi hãy còn cái giải quần này !
Nói xong Di Lặc tháo cái giải quần ra trao cho Ngài Quan Âm, còn mình thì lấy hai tay xách quần, vui vẻ cười hoài.
Ngài Quan Âm rất cảm động nên nói thật cho Di Lặc biết mình là ai, và chủ ý của mình là gì. Di Lặc đồng ý ngay, theo Quan Âm Ðại sĩ về Phổ Ðà Sơn. Thần hộ Pháp của Quan Âm viện là ngài Vi Ðà, thấy Bồ Tát Quan Âm đã về, đi theo sau có một anh chàng thanh niên mình trần trùng trục lại hai tay xách quần miệng cười hề hề, thì bất giác cau mày, mắt toé lửa, đưa chày hàng ma lên, khí lực hùng dũng uy nghi chận cửa đại điện nhìn Di Lặc hét :"Ðứng lại !".
Quan Âm Bồ Tát thấy Di Lặc bị chận ở ngoài đại điện thì vội vàng đến giải thích mọi sự cho ngài Vi Ðà nghe, lúc ấy ngài Vi Ðà mới ngây người ra để cho Di Lặc bước vào.
Ngài Quan Âm nhìn Di Lặc, rồi lại nhìn ngài Vi Ðà, nói rằng :
- Di Lặc miệng luôn tươi cười, có thể đón khách thập phương. Vi Ðà uy nghi lẫm liệt, làm Hộ Pháp bảo vệ điện Phật đúng lắm !
Từ đó trở đi, ngài Di Lặc, ngài Vi Ðà, và tứ đại Kim Cương cùng nhau thủ hộ chùa chiền ở Thiên Vương Ðiện. Phật Di Lặc ngồi đối mặt với cửa chính, lúc nào cũng mang bộ mặt vui vẻ tươi cười hỉ hả.
lá xếp
#15 Posted : Wednesday, May 28, 2008 4:26:43 AM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

quote:
Gởi bởi Bảo Trân

Cám ơn chị Lá Xếp đã cho đọc những bài viết về Phật Bà Quan Âm. Rose Chị tìm ở đâu ra mà hay vậy?
BT




Lx cám ơn chị Bảo Trân hưởng ứng... Những câu chuyện này đều lấy từ Phổ Đà Sơn, đạo tràng của Ngài Quan Âm đó mà !
lá xếp
#16 Posted : Wednesday, May 28, 2008 4:32:38 AM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

quote:
Gởi bởi Sương Lam

Chị Lá Xếp ơi,
Câu chuyện Đức Quan Âm giả thành cô gái đẹp kén chồng thật là vui.Blush Ông Vi Đà nhờ thiện tâm xây cầu của mình mà trở thành vị Hộ Pháp cho Đức Quan Âm.
Quí vị thiện nam tín nữ có thiện tâm xây cầu giúp đở đồng bào chắc chắn sẽ vui khi đọc mẫu chuyện này. Cooling

Còn về việc scan hình Quan Âm Bồ Tát để post vào nơi đây, chị Lá Xếp biết cách làm không? Nếu không, SL sẽ chỉ cách post hình cho.Big Smile
Hình như Huệ có chỉ cách post hình rồi ở đâu đó thì phải?QuestionSmile
Nếu chị Lá Xếp muốn làm slide show để xem được nhiều hình cùng một lúc thì nói cho SL biết. Dễ làm lắm!Big Smile




lx rất khâm phục những ai làm việc thiện như xây đường đắp cầu cho đồng bào đỡ khổ trong đời sống hằng ngày vốn đã khổ cực nhiều... những người ấy có lẽ cũng có mang "chất bồ tát" của ngài Quan Âm đó phải không chị !

chị Sương Lam ơi lx đặc biệt dốt trong việc xử dụng computer, nên chắc phải kêu cứu và nhờ các chị giúp giùm... lx nghĩ mình sẽ scan hình từ trong sách rồi "cắt-dán" vô chỗ này, xong nhờ các chị sửa sang giùm, thế có được không hở chị?
Cám ơn các chị trước nhiều nhiều
lx
Sương Lam
#17 Posted : Wednesday, May 28, 2008 7:36:17 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chị lx ơi,
SL cũng không giỏi gì về computer đâu!BlushBig Smile
SL biết tí ti mà thôi là nhờ học ở các anh chị trong này đó.Blush. SL biết tới đâu thì chỉ chị tới đó, còn chuyện gì không biê't thì phải ngồi cười..ruồi.Big Smile
Ở đây có nhiều cao thủ computer lắm chẳng hạn như chị Ngô Đồng, chị namtrau, chị PC, Tonka, anh Camel, anh Biển Chết...
Chị cứ cắt dán hình vào đây thế nào các cao thủ này cũng sẽ ra tay "hành hiệp trượng nghĩa" giúp chị, đừng có lo.Blush

Các mẫu chuyện về Quan Âm của chị vui quá!BlushApprove.
lá xếp
#18 Posted : Wednesday, May 28, 2008 5:03:14 PM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

7 - QUAN ÂM VÀ 18 LA HÁN


Ở chân núi Thiên Thai, khoảng 3,5 cây số phía bắc huyện Thiên Thai tỉnh Triết Giang, hiện nay có một ngôi chùa rất nổi tiếng tên là Quốc Thanh tự, do Kim Vương Dương Quảng đời nhà Tùy năm Khai Hoàng thứ 18 (598 DL), vâng lời Trí Giả Đại Sư mà xây nên, cũng là tổ đình của Thiên Thai Tông của Phật giáo Trung Hoa. Trong giới Phật tử, ngôi chùa Thiên Thai này vẫn còn nổi danh trên khắp hoàn cầu.
Trong Đại Hùng Bảo Điện (Chính Điện) của chùa Quốc Thanh, có một bức tượng Quan Âm "Từ Hàng Phổ Độ" ở ngay trung tâm, và ngồi dọc xếp thành hai hàng ở hai bên điện có tượng 18 La Hán khắc bằng gỗ lim, từ đời nhà Nguyên.
Ban đầu, 18 vị La Hán chính là 18 người thợ đến làm công ở chùa này. 18 người thợ đã tỉ thí đấu với Bồ Tát Quan Âm và thua cuộc nên được Ngài thâu làm 18 La Hán.
Sau khi chùa Quốc Thanh được xây lên rồi, Kim Vương Dương Quảng ban cho chùa rất nhiều ruộng đất nên hòa thượng trụ trì phải mướn thợ đến cầy cấy trồng trọt, tổng cộng là 18 người.
Còn việc cơm nước trong chùa thì có một bà lão rất già, đầu tóc bạc phơ, một tay đảm nhiệm. Các vị tăng trong chùa nói là lúc chùa còn đang xây thì đã thấy bà có mặt ở chùa rồi. Nhưng hiện nay chùa có 327 vị tăng thường trụ cùng 18 người thợ, bà vẫn hãy còn là người duy nhất lo chuyện bếp núc, thế mà dọn cơm chưa từng một lần trễ giờ, cơm nấu chưa bao giờ khê cũng chưa bao giờ sống. Bà lão cũng chưa từng ngồi không, ngày ngày phải đi nhặt củi ở gần chùa rồi chất sẵn một núi to ở ngoài cửa, sau đó còn đi trồng rau ở trên núi trong một miếng đất của chùa. Các thầy trong chùa, từ lớn tới nhỏ ai cũng phải khen ngợi tán thán tính siêng năng cần cù của bà lão. Sự thật bà lão này không ai khác hơn là Quan Thế Âm Bồ Tát, vì Kim Vương Dương Quảng muốn xây chùa Quốc Thanh nên Ngài bí mật đến giúp một tay, để biến vùng đất này thành một thánh địa nổi danh của Phật giáo.
18 người thợ là những cậu thanh niên vạm vỡ khỏe mạnh, hiếu chiến, háo thắng. Họ đến chùa này, ngày ngày ăn cơm của bà lão nấu, vừa thơm vừa ngon, đáng lẽ phải biết mang ơn, nhưng trong đầu lại nẩy ra một ý kiến quái gở.
Họ thấy bà lớn tuổi dường ấy mà làm việc lại giỏi như thế, nấu cơm cho rất nhiều người ăn mà bữa nào dọn cơm rau ra cũng đúng giờ, thật là kỳ lạ ! Thế là một buổi sáng ăn sáng xong, họ ra đồng làm việc, vừa làm vừa bàn tán với nhau, hay là mình tìm cách phá bà ấy chơi ? Họ bàn mưu tính kế với nhau xong, thừa lúc bà lão vắng mặt, bèn lấy nước đổ lên đống củi dùng để đốt lửa thổi cơm trước cửa khiến củi ướt sũng, rồi mới xuống núi. Họ cười thầm trong bụng rằng để xem trưa nay trở về xem bà làm sao để dọn cơm đây ? Thế nào lại chẳng có dịp cười bà một phen ! Nào có ngờ đâu rằng buổi trưa trở về, thì cũng như mọi thường, cơm đã dọn ra sẵn cho mấy trăm người ăn, mười mấy mâm cơm vẫn thơm ngon như mọi bữa ! 18 người thợ chạy ra ngoài cửa xem, thì thấy đống củi bị họ tưới ướt sáng nay bây giờ lại khô rang khô ráo, nên há hốc mồm đứng thừ người ra.
Nhưng họ đâu có chịu thua, họ lại bàn mưu tính kế kiếm một cách khác quỷ quái hơn. Hôm ấy, họ đem từ ngoài vào một thúng cát vàng, chờ bà lão ra ngoài xếp củi, bèn đổ hết thúng cát vào nồi cơm rồi đắc ý cười hỉ hả xuống núi làm việc, xem lần này bà lão sẽ đương đầu cách nào nhé ?
Bà lão gánh củi về, đã biết đám thợ đã giở trò gì rồi, trong lòng không khỏi buồn cười. Bà bèn dở nắp nồi lên, cầm một cái vớt bọt bằng đồng lớn, miệng nói "vớt cát đừng vớt gạo", khuấy vào nồi cơm như thế vài dạo thì bao nhiêu cát bọn thợ đã đổ vào hồi sáng nay đã vớt ra hết không còn một hạt.
Đến trưa, cơm vẫn nấu xong như thường lệ, và cũng như thường lệ không sống không khê, thơm phưng phức, ngon tuyệt vời, không hề lẫn lộn một hạt cát nào. 18 người thợ trở về ăn cơm thấy thế lại ngẩn người ra, họ vẫn chưa phá được bà lão nên ăn mất ngon.
Nhưng những cậu thanh niên hiếu chiến háo thắng ấy đời nào chịu thua, họ lại bàn với nhau kiếm một kế khác hiểm hóc hơn nữa. Gạo trong chùa vốn được giao tới mỗi tháng trong vựa lúa. Vựa lúa của chùa Quốc Thanh cách nhà bếp rất xa, đầu tháng nào cũng có mấy vị tăng gánh về đổ vào trong một cái lu lớn cho bà lão. Hôm ấy là ngày cuối tháng, 18 người thợ ăn xong, chờ bà lão lên núi nhặt củi rồi bèn lấy bao nhiêu gạo còn lại trong lu dấu mất, "không bột đố gột nên hồ", lúc nhặt củi về không có gạo để nấu cơm trưa, mà muốn đi gánh về thì cũng không thể kịp, để xem lần này bà làm sao trở tay ?
Bà lão nhặt củi về, nhìn lu gạo thấy trống trơn, biết ngay đây là mấy cậu thanh niên giở trò nữa, bà lại cười thầm. Chừng ấy mà có thể làm khó dễ Bồ Tát được sao ? Ngài lấy thúng cát vàng mà bọn thợ đem tới hôm nọ, miệng nói "cát vàng biến thành gạo", thế là trong nháy mắt, Ngài có một thúng gạo lớn.
Đến giờ ăn trưa, 18 người thợ trở về, lại thấy trên bàn cơm rau đã dọn sẵn, thì ra bà lão vẫn nấu cơm được như thường khiến họ một lần nữa ngẩn tò te. Lần này, họ dần dần cảm nhận rằng bà lão không phải là người tầm thường, mà họ cũng không nghĩ được cách khác để phá bà, nên trong tâm đã cảm phục nhiều rồi.
Một hôm, 18 người thợ đang gặt lúa trên đồng, bà lão nhặt củi trên núi về bèn ghé đến. Nhìn họ gặt lúa nhanh như gió, Bồ Tát cũng phải công nhận họ thật là những người thợ giỏi và thầm tán thán, nghĩ rằng nếu thâu 18 anh chàng về làm La Hán bảo vệ chùa chiền thì không phải là một điều rất tốt hay sao ?
Thế là Ngài nẩy ra một ý kiến, nên tiến đến chào những người làm công ấy.
- Các cậu mười mấy người nghe này, tôi hỏi các cậu, có phải các cậu đã phá tôi ba lần liên tiếp không ? Các cậu có sao nói vậy, phải nói thật.
18 người làm công ngượng ngùng nói :
- Bà lão ơi, đúng thế, chính chúng cháu đã tinh nghịch muốn phá bà lão chơi nhưng nay thì chúng cháu không dám nữa, bà lão thật là thần thông quảng đại, chúng cháu đã khuất phục rồi, chúng cháu thật tình xin lỗi, mong bà lão bỏ qua cho chúng cháu.
Bồ Tát cười :
- Bọn thanh niên các cậu mà biết khuất phục người khác sao, thí dụ như hôm nay tôi gặt lúa thi với các cậu xem ai gặt mau, thì các cậu có phục hơn không ?
18 người làm công nghe nói tới chuyện thi gặt lúa thì không phục nữa mà nói :
- Bà lão ơi, nấu cơm thì chúng cháu không phá nổi bà, chứ mà gặt lúa thì trong vòng 10 dặm, 100 dặm quanh đây không ai qua mặt chúng cháu được, chúng cháu là tay nghề mà, không sợ bà đâu ! Bà muốn thi thì thi, mà người thua mất gì, người thắng được gì, bà lão quyết định đi !
Bồ Tát nói :
- Nếu tôi thua thì tôi sẽ đãi các cậu một buổi tiệc 18 món, còn nếu các cậu thua thì phải ở lại chùa Quốc Thanh này làm La Hán, các cậu chịu không ?
18 người làm công đâu có sợ bà lão, bèn đồng thanh trả lời :
- Chịu !
Sau đó bà lão đem tới một lưỡi liềm, cùng 18 người làm công mỗi người chiếm một luống cày, bắt đầu gặt xem ai gặt mau nhất. 18 người làm công nghĩ, chúng tôi trẻ tuổi khỏe mạnh, chân tay lanh lợi, còn bà thì già nua mà còn bị bó chân, làm sao chúng tôi thua bà được !
Nghe tiếng Bồ Tát nói "bắt đầu !", thế là 19 người như ngựa phi điện chớp bắt đầu gặt lúa. Bà già tuy chân bó thật nhưng khi bắt đầu gặt thì hoàn toàn biến dạng, bà làm thoăn thoắt như bay. 18 người làm công chuyên tâm cúi đầu làm việc, thoáng một cái là xong nửa luống, có một người ngẩng đầu lên xem bà lão đã làm tới đâu rồi, nghĩ rằng không chừng bà đã ngã xuống đất cũng có, nào ngờ người ấy nhìn xong bỗng sững sờ, bà lão đã gặt xong luống cày, đang đứng ở đầu bên kia mà cười !
Bây giờ thì 18 người làm công hoàn toàn phục thiện. Họ gặt xong luống của mình rồi bèn nói với bà lão :
- Bà cụ ơi, chúng cháu hoàn toàn phục bà rồi. Bà không phải là người phàm, chắc bà là Bồ Tát, chúng cháu tình nguyện xin làm đệ tử của bà.
Bấy giờ Quan Âm Bồ Tát mới hiện bảo tướng Bồ Tát, nói với 18 người làm công rằng :
- Đúng rồi, ta là Quan Âm Bồ Tát, đến đây giúp Kim Vương Dương Quảng xây chùa lập thánh địa. Nếu các ông bằng lòng theo ta, ta sẽ thâu các ông làm La Hán, cùng ta bảo hộ ngôi chùa này, các ông nghĩ sao ?
18 người làm công thấy bảo tướng của Quan Âm Bồ Tát rồi liền quỳ xuống dập đầu lạy lia lịa, bạch rằng :
- Bồ Tát đại từ đại bi, chúng con nguyện xin theo Bồ Tát.
Từ đó 18 người làm công biến thành 18 vị La Hán, ai đi chùa Quốc Thanh cũng có thể thấy tượng của họ ngồi dọc hai bên Đại Hùng Bảo Điện.
lá xếp
#19 Posted : Wednesday, May 28, 2008 5:08:16 PM(UTC)
lá xếp

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 34
Points: 0

Chị Sương Lam ơi
Vậy thì lx mừng lắm, và xin cám ơn tất cả những nhân tài computer nào rủ lòng lân mẫn giúp lx post hình cho đẹp. Ngày mai lx sẽ post truyền thuyết ngài Quan Âm độ tứ đại Kim Cang, và có hình của bốn ngài rất đẹp, mình bắt đầu nhé?
thân mến
heartfloatingRoseRoseRose
Huệ
#20 Posted : Wednesday, May 28, 2008 9:24:03 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Lá Xếp ơi, có vài chỉ dẫn cách dán hình trong cái link này nè. Huệ chờ xem hình Lá Xếp sẽ dán lên.
http://www.phunuviet.org...topic.asp?TOPIC_ID=2292
Users browsing this topic
Guest (2)
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.