Rank: Advanced Member
Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 5,031 Points: 2,424 Location: Thung Lũng Lá Rơi Thanks: 231 times Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
|
Lá Thắm Chép lại xuất xứ cuả bài thơ [ Không có nhiếu tài liệu, và lại có nhiều giả thuyết. Không biết có đủ chi tiết chưa?] Tương tư là bệnh cuả trời... Có người bạn bảo chuyển cho mốt ít thi từ cổ sang Lục Bát , vì gần gũi nên có nhã hứng. Chia cùng nhau...
Trường Tương Tư Vào thời nhà Châu (?), có chàng nho sĩ tên là Lý Sanh yêu một nàng thôn nữ tên là Lương Ý Nương. Tình yêu của đôi trai gái này rất đậm đà, nhưng vì chàng còn chăm việc sử kinh, nàng còn lo việc tằm tơ, giúp đỡ nuôi nấng mẹ già nên chưa thể nghĩ đến việc riêng. Tuy chưa là vợ chồng nhưng tình yêu vô cùng thắm thiết, hai bên hẹn ước khi nào Lý Sanh thi cử xong sẽ cử hành hôn lễ. Nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng chiều theo lòng người, những ước mơ của con người đôi khi trở thành những đau thương trong cuộc sống, gió bụI bốn phương ầm ầm nổi dậy, giặc giã tràn lan khắp nước, tình yêu của những đôi trai gái phảo nhường chỗ cho chiến tranh. Mưa gió bao giờ cũng tàn nhẫn trước cảnh trăng trong, hoa nở. Chiếu vua ban xuống, chiêu mộ thanh niên đi đầu quân dẹp loạn, thế là số phận chàng Lý Sanh cũng cùng chung với cảnh đau buồn li biệt, chàng phải dẹp bút nghiên lo việc kiếm cung. Gia nhập vào đoàn quân viễn chinh, Lý Sanh phảI chuyển lên tận phía Bắc sông Tương. Ngày tiễn người yêu, nàng Lương Ý Nương phải chia tay trên bờ sông Tiêu Tương để nhận mối sầu cách biệt của người chinh phụ. Nỗi đau buồn của đôi uyên ương không có bút mực nào tả nổi, và sông Tiêu Tương cũng trở thành nơi chưa đựng những mối sầu ly biệt của gái trai. Sau khi tiễn người yêu qua sông Tiêu Tương để ngược về phía Bắc, nàng Lương Ý Nương đành gạt lệ trở về. Nhà nàng Lương Ý Nương ở bên bờ sông Tương thuộc mạn hạ lưu, nên mỗi lần nhớ đến người yêu là Lý Sanh, nàng thường ra bờ sông đứng trông về về phía thượng lưu sông Tương mà khóc lóc, thở than. Đau khổ nhất là những buổi chiều, lúc hoàng hôn xuống, vừng kim ô lăn về phía trời Tây, để lại trên nền trời xanh những tia sáng vàng nhạt, mặt sông Tương trở màu bạc, những khóm trúc bên sông bắt đầu tiễn những đôi chim rủ nhau bay về tổ ấm… những hình đó gợi lại trong trí nhớ nàng Lương Ý Nương những kỷ niệm về một mối tình êm đềm thơ mộng, và “Tương tư” cũng ra đời từ đấy.
|