Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Elizabeth Phạm: Nữ Phi Công fản lực F 18
viethoaiphuong
#1 Posted : Saturday, December 29, 2007 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Niềm Hănh Diện Của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại:

Cô Elizabeth Phạm: Nữ Phi Công făn lực F 18

Nguyễn Tấn Lai, Phương Đông Times Seattle, 12/24/2007

(Dec 23/2007) - * Cùng một nụ cười xinh tươi, hồn nhiên với vóc dáng oai hùng của người Nữ phi công phản lực F-18 và nét đẹp dịu dàng của người thiếu nữ Việt Nam b́nh dị trong đêm từ thiện. (h́nh trên) với tác phong của người phi công chuẩn bị xuất phát, vẩy tay chào người bạn đồng ngũ trên đường băng của hạm đội ngoài khơi ở một vùng biển nào đó ... Hai h́nh ảnh, hai bối cảnh nhưng cùng một niềm vui ra trận và bên cạnh người chú, ký giả Nguyễn Tấn Lai.

(Seattle) Người can đảm, c̣n là người biết nhận giá trị đích thực của bản thân ḿnh. Tự vận động chính ḿnh để kiên tŕ làm việc, chứ không hề tự khen để rồi dẫn đến tự kiêu. Tự tập thói quen đó trong nhiều năm tháng để thúc dục và hun đúc cho nghị lực của ḿnh. Can đảm là khi gặp nguy hiểm tới bản thân, nếu có, th́ vẫn kiên tŕ theo dơi mục tiêu cho tới khi đạt được kết quả c̣n ngược lại không biết sợ nguy hiểm mà cứ hành động th́ sự thể đó gọi là sự liều lĩnh chứ không thể gọi là can đảm được.

Ví dụ : Ngày 02/06/1995 Đại Úy Không Quân Hoa Kỳ Scott O’Grady điều khiển một oanh tạc cơ siêu thanh F-16 bị hỏa tiển SA-6 Địa-Không của địch quân bắn rơi trên bầu trời Bosnia. Đại Úy O’Grady bung dù thoát ra khỏi máy bay và rơi xuống trong một khu rừng rậm dày đặc địch quân lùng sục, t́m bắt. O’Grady phải lũi trốn đến 6 ngày dài trong các bu.i rậm và đói khát ... Chỉ biết bắt kiến mà ăn cho đở đói, t́m đủ mọi cách để tránh né địch quân trong cùng cực của đói và lạnh nhưng tin tưởng vào khả năng của ḿnh để kiên tŕ liên lạc được về hậu cứ chứ không chịu đầu hàng ! Hành động nầy là một hành động vô cùng can đảm. Đại Tá TQLC Hoa Kỳ Martin Berndt dẫn 40 binh sĩ, không ngại nguy nan với hai chiếc trực thăng H.53 cất cánh từ một căn cứ ở Ư bay đến Bosnia hạ cánh ngay trên đầu địch quân, đúng vào địa điểm mà O’Grady đang lẫn trốn và bốc ngay O’Grady trong ṿng 4 phút và b́nh yên bay trở về Ư. Đại Tá Martin Berndt và 40 binh sĩ TQLC nầy đă hành động có tính toán rất chính xác, tự tin, không ngại hiễm nguy và đă đạt thành công th́ "hành động nầy thật là can đảm" chứ không phải là liều lĩnh.

Trong một lễ hội từ thiện của người Việt tuần qua tại nhà hàng Jumbo (Seattle), có sự xuất hiện của một phụ nữ. Thoạt trông người thiếu nữ nầy với dáng dấp rất ư b́nh dị, khiếm tốn. Ít nói, rất lịch thiệp và rất lễ phép đối với người lớn tuổi, mặc dù được sinh ra tại Mỹ, trưởng thành tại Mỹ nhưng nói tiếng Việt như "Gió". Trong 3 tiếng đồng hồ của ngày hội đó, ít ai để ư đến người thiếu nữ nầy. Chỉ có vài người đến tṛ chuyện với cô ấy. Bởi v́ không ai biết chứ giá như mà họ biết th́ chắc chắn là rất nhiều người đến hỏi thăm, chúc tụng, khen ngợi, tặng hoa hoặc vồn vă vây quanh như thường vẫn thấy đối với các khuôn mặt phụ nữ vang danh trong cộng đồng người Việt.

Sự thể cũng na ná như sự ái mộ của người Việt dành cho khoa học gia Dương Nguyệt Ánh hay Leyna Nguyễn (Người dẫn chương tŕnh thời sự cho KCAL-TV tại Los Angeles) hoặc Betty Nguyễn (CNN) và gần đây nhất là cô Lê Duy Loan (phó tổng giám đốc kỷ thuật của Texas Instruments . .. Không ai biết trong ngày hội đêm hôm đó có sự hiện diện của một thiếu nữ Việt Nam. Người mà các trung tâm băng nhạc Paris By Night và Asia đă năm bảy lượt mời xuất hiện trong các video của họ nhưng tất cả đều bị từ chối. Sự từ chối đó thoát đi từ cá tính rất khiêm tốn của người phụ nữ nầy. Sự từ chối đó thoát đi từ chỗ quá bận rộn của một quân nhân đang tham chiến trên một chiến trường nóng bỏng hằng ngày. Sự từ chối đó cũng thoát đi từ một sĩ quan triệt để tôn trọng quân kỷ ... Từ chối tất cả mọi đề nghị để được tiếp xúc hay phỏng vấn của giới truyền thông ngoại trừ những mẫu đối thoại b́nh thường với những người bạn thân thiết trong gia đ́nh.

(Nhân đây, chúng tôi - người viết- chân thành cảm tạ thân phụ của người phụ nữ nầy, đă dành mọi ưu ái đối với chúng tôi nói riêng và với bạn đọc của tờ Phương Đông Times tại Seattle nói chung). Đó đây, có một vài bản tin về người phụ nữ Việt Nam lừng danh nầy. Những bản tin ngắn đó không chính xác, không có dữ liệu vững chắc và có thể tạm gọi là "phịa" tin. Ví dụ một tổ chức ở Nam Cali mời người phụ nữ nầy xuất hiện trong trong một "Show" của họ. Dĩ nhiên là cô ấy từ chối v́ bận công tác trên chiến trường Iraq, th́ làm sao mà về Cali được, nhưng họ vẫn quảng cáo trên các "poster" và sau đó loan tin là cô đă gặp tai nạn và đang được điều trị tại một bệnh viện tại Ư (!)

Trên vùng trời Seattle, hằng năm, nhân ngày hội Seafair, những phóng pháo cơ siêu thanh bay rền khắp một vùng trời, biểu diễn nhào lộn vô cùng ngoạn mục với những pha, đôi lúc rất nguy hiểm, mà người xem có lúc đến "đứng" cả tim đó là các chiếc oanh tạc cơ siêu thanh "Ong Bầu" F 18 Hornet, thuộc toán phản lực cơ biểu diễn "Blue Angels" của Hải Quân Hoa Kỳ.

Ít ai biết là trong đêm lễ hội ở nhà hàng Jumbo cách đây một tuần lễ, có một người trẻ đang nghiêm trang cùng Thân Phụ hát vang bài quốc ca, chào Quốc Kỳ Việt Nam. Người đó là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên và cũng người phụ nữ Á Châu đầu tiên, trong lịch sử Không Quân Hoa Kỳ đang điều khiển một oanh tạc cơ chiến đấu F 18 Hornet trị giá $35,000,000 (Ba Mươi Lăm triệu Đô La). Hằng ngày đă và đang vùng vẫy, ngụp lặn, thả bom, rầm trời, trên chiến trường Afghanistan và Iraq. Người phụ nữ trẻ nầy với một cuộc sống vô cùng bận rộn trong 24 giờ đồng hồ một ngày, Nữ Đại Úy Không Quân của Binh Chủng TQLC Hoa Kỳ đang sống một đời sống vô cùng năng động nhưng lúc nào cũng sẳn sàng cho nhiệm vụ, cuộc sống hằng ngày không thể biết trước được và lúc nào cũng chỉ biết "Sắp Sẳn" mà thôi. Cô không lạ hay ngạc nhiên ǵ khi: "Đang ngồi ăn sáng th́ phải bỏ dỡ, đứng rột dậy, v́ có lệnh khẩn phải cất cánh bay ngay ra chiến trường ...". Cô chẳng bao giờ ngạc nhiên là khi đang nghỉ dưỡng sức tại Mỹ th́ chỉ mới có vài ngày lại được lệnh phải leo lên máy bay, vèo qua Iraq !

Đại Úy Elizabeth Phạm là một nữ phi công duy nhất và xuất sắc nhất của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ.
Đại Úy Liz Phạm hiện đang phục trong Không Đoàn 242 TQLC Yễm Trợ và Tấn Công Dưới Mọi Thời Tiết. (Marine All Weather Attack Fighter Squadron 242). Không Đoàn nầy c̣n vang danh trong Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ với danh xưng là Không Đoàn "Bats" (Con Dơi - Cú đánh bất ngờ và chính xác, không chậm trễ). Không Đoàn nầy hiện nay có nhiệm vụ không yễm cực cận cho các lực lượng bộ binh khi chạm địch trên các mặt trận tại Iraq. Những phi công của không đoàn nầy được tuyển từ những phi công ưu tú nhất của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ và Đại Úy Elizabeth Phạm là người nữ phi công duy nhất có mặt trong Không Đoàn 242 Marine All Weather Figther Squadron.

Họ là những phi công mà đôi khi phải thả những quả bom để chận mức tiến quân của địch chỉ cách vị trí của các đơn vị bạn có 600 Feet, tức là chỉ cách có 200 mét hay là một khoảng cách giửa ba cái trụ điện. Và rằng một sơ hở nhỏ nào đó xăy ra th́ hậu quả sẽ không sao mà lường cho được, thế cho nên những phi công của không đoàn "242 Marine All Weather Attack Fighter Squadron" đều là những tay cừ khôi, rất giỏi ngang ngữa với các phi công Do Thái, những phi công mà từ trên cao ṿi vọi thả một quả bom rơi ngay vào cái lổ ống khói cuả một cơ xưởng chế bom nguyên tử của Syria trong thập niên trước đă vang danh trên thế giới.

Trên chiến trường Falujah (Bắc Baghdad-Iraq) , theo tài liệu của Không Quân Hoa kỳ, là một chiến trường mà không phận được mô tả là mỗi khi lực lượng bộ binh chạm địch th́ hàng loạt máy bay đủ các loại của quân đội Hoa Kỳ xuất hiện trên bầu trời từng lớp, từng lớp từ trên cao nh́n xuống "như một đàn ong" thế mà những chiếc F 18 Hornet từ tuốt trên cao độ, lao sầm xuống với một tốc độ kinh hồn là 1190 Miles một giờ (2380 cây số) để thả một quả bom chỉ cách vị trí của các đơn vị bạn có 200 mét rồi xoẹt một khắc "Ba Mươi Lăm Triệu Đô La" vút lên cao mất hút trong không gian ... H́nh ảnh nầy mô tả được những phi công điều khiển các phóng pháo cơ F.18 Hornet rất tối tân của Hoa Kỳ là những tài năng rất ưu tú, rất can đảm (chứ không phải là liều lĩnh) của không lực Hoa Kỳ và trên thực tế lại lẫy lừng hơn cả một dàn dựng Top Gun của Hollywood mà trên chiến trường, Đại Úy Elizabeth Phạm có mặt thường xuyên trong các thành phần ưu tú đó.

Đại Úy Elizabeth Phạm sinh ra tại Seattle, của những ngày đầu tị nạn cách đây 29 năm. Cô là ái nữ của Bác Sĩ Phạm Văn Minh hiện có phọ̀ng mạch tọa lạc trên đường Rainier, Seattle tiểu bang Washington. Liz Phạm tốt nghiệp từ Đại Học USD (University of San Diego) và theo học về kỷ thuật bay tại trường huấn luyện phi hành T 34 của Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola (Florida) với cấp bậc Thiếu Úy. Sau đó, cô tiếp tục theo học về kỷ thuật bay cấp cao T 45 Goshawk tại trung tâm huấn luyện Meridian của Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Mississippi. Tốt nghiệp, Elizabeth Phạm đỗ "Top Hook" (Thủ Khoa) và được Đại Tướng Chỉ Huy Trưởng đích thân trao bằng tốt nghiệp đồng thời được tuyển chọn là Phi Công đầu tiên của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ điều khiển một phóng pháo cơ siêu thanh F 18 Hornet vào cuối năm 2003 với cấp bậc là Trung Úy. Năm 2005 Liz Phạm thăng Đại Úy. Cô thành hôn với Đại Úy Alexander Roloss cũng là một sĩ quan Phi Công F 18 Hornet và tốt nghiệp sau Liz Phạm một khóa huấn luyện, Đại Úy phu quân của Liz Phạm cũng phục vụ trong cùng một đơn vị. Theo thân phụ của Đại Úy Elizabeth Phạm th́ cặp vợ chồng nầy như "Mặt Trăng và Mặt Trời": Chồng từ chiến trường trở về Mỹ th́ Vợ lại bay ra chiến trường và khi Vợ về th́ Chồng lại vút lên không trung bay đi Iraq ! Và hiện tại th́ Đại Úy Elizabeth Phạm đang nghỉ ngơi tại Mỹ và sẽ lên đường trở lại Iraq vào trung tuần tháng 01/2008 và Alex Roloss sẽ trở về Mỹ cùng thời gian đó.

Nhin bức ảnh Đại Úy Elizabeth Phạm đang leo lên "Cockpit" của chiếc F.18. Tâm phục, khẩu phục chăng ? Có lẻ c̣n hơn thế nhiều !

* Nguyễn Tấn Lai (24/12/2007)

http://www.thienlybuutoa...Pilot-ElizabethPham.htm
viethoaiphuong
#2 Posted : Tuesday, August 5, 2008 12:59:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

[IMG]http://farm4.static.flickr.com/3233/2732602156_294c59b624.jpg?v=0[/IMG]
Elizabeth Phạm - Nam Lộc - Dương Nguyệt Ánh...

*hình ảnh trong ngày Đaị Hội Cảm Ơn Anh Kỳ 2 , Chủ nhật ngày 03 tháng 08 năm 2008 ( Sao Linh )
Vi_Hoang
#3 Posted : Wednesday, February 11, 2009 11:35:44 AM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
NỮ ĐẠI ÚY PHI CÔNG F.18 ELIZABETH PHẠM.



Đại Úy Elizabeth Phạm sinh ra tại Seattle, hai năm sau khi cha mẹ cô đến định cư tại thành phố này, sau khi miền Nam mất vào tay Cộng Sản. Cô là ái nữ của Bác Sĩ Phạm Văn Minh hiện có phòng mạch tại Seattle tiểu bang Washington. Liz Phạm tốt nghiệp từ Đại Học USD (University of San Diego) và theo học về kỹ thuật bay tại trường huấn luyện phi hành T 34 của Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola (Florida) với cấp bậc Thiếu Úy. Sau đó, cô tiếp tục theo học về kỹ thuật bay cấp cao T 45 Goshawk tại trung tâm huấn luyện Meridian của Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Mississippi.
Cuối năm 2003, Trung úy Elizabeth Phạm đã tốt nghiệp "Top Hook" (Thủ Khoa) và được Đại Tướng Chỉ Huy Trưởng đích thân trao bằng tốt nghiệp, và được tuyển chọn là Phi Công đầu tiên của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ điều khiển một phóng pháo cơ siêu thanh F 18 Hornet (trị giá 67 triệu dô la). Liz Phạm được thăng Đại Úy từ năm 2005.

Cô thành hôn với Đại Úy Alexander Roloss cũng là một sĩ quan Phi Công F 18 và hai vợ chồng cùng ở chung một đơn vị. Cả hai vợ chồng đều đến tham dự Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh.. " vào ngày 3 tháng 8 tới đây tại Sân Vận Động Bolsa Grande High School.
Vào buổi trưa trời thật nóng một ngày mùa hè của miền Nam California, trong căn lều chật đông đúc người chờ chụp hình lưu niệm, tất cả những huyên náo, tiếng vang từ hệ thống âm thanh cực mạnh dội khắp mọi nơi từ sân khấu của buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa, với hơn mười ngàn người tham dự, một âm thanh trầm vang bao phủ cà một sân vận động trường Trung Học Bolsa thuộc thành phố Garden Grove, California
Người Thiếu Nữ Việt Nam với nụ cười thật đầm ấm và cái răng khểnh duyên dáng pha lẫn cái hào hùng trong Bộ Quân Phục Đại Lễ Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trên vai với cấp bậc Đại Úy hai gạch ngang màu bạc bóng loáng, ngực bên trái đầy những huy chương Đại Lể và phía trên một cánh bay màu vàng hùng dũng nỗi bật, bên phải huy chương của đơn vị, mái tóc Cô cuốn tròn phía sau gáy nằm gọn dưới cái mũ dành riêng cho người Nữ Quân Nhân Sĩ Quan Phi Hành Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Nhũng người ra vào liên tục trong mấy giờ đồng hồ và Cô vẫn nở nụ cười để chắc chắn đền đáp lại tấm thạnh tình mà đông đảo đồng hương dành cho Cô. Họ đến rồi đi Cô và Phu Quân tiếp đón từng người một, giong nói thật nhẹ nhàng và lễ phép luôn kèm theo nụ cười đầy thiện cảm, họ đến để ngưỡng mộ nhưng cũng để tự hào chính họ một dân tộc có một qúa trình thật hào hùng và nhũng thế hệ thứ hai vẫn tiếp tục chứng minh cho truyền thống ấy.
Cô Elizabeth Phạm tên ngắn gọi là Liz cùng Phu Quân đã đến với Cộng Đồng người Việt, thật tình cờ và đặc biệt, đến để yểm trợ một việc làm đầy chính đáng, đến để cám ơn Anh những thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Một món nợ tâm linh mà chủ nhân không có khà năng đòi và chúng ta không đang tâm để quịt món nợ đó, như lời Cô Dương Nguyệt Ánh đã phát biểu trên sân khấu một vài giây trước đó.
Những Sĩ Quan Hoa Tiêu cho những phản Lực Cơ Chiến Lược như phi cơ tối tân nhất thế giới F18E/F mà cô và phu quân đang sử dụng trong những chương trình "top top secret" tất cả những sự tiếp xúc bên ngoài phạm vi Quân Đội và Quốc Phòng phải được cấp trên chấp thuận và phải "briefing" tường trình tất cả khi trở về căn cứ. Do đó việc tham dự vào ngày Đại Nhạc Hội Cám Ơn anh người Thương Binh VNCH phải được sự chấp thuận của cấp trên và là cũng một cố gắng vượt bực của cô và phu quân để tham dự . cũng như trong bài diễn văn đọc trước hàng ngàn ngươì hiện diện và hàng trăm ngàn khán giả của hệ thống truyền hình SBTN đuợc trực tiếp chiếu hình đến khắp nơi trên Hoa Kỳ. Cô đã minh định lập trường Quốc Gia và Chính Nghĩa của mình cũng như muốn đền đáp lại phần nào quốc gia đã bao dung những ngươì tỵ nạn Cộng Sản để cho tất cả có một đời sống đầy ý nghĩa tại Hoa Kỳ.
Ngày 18 tháng 11 năm 1978 khi chiếc máy bay đầu tiên F18 Model A/B bay thử lần đầu, cũng là thơì điểm cô chào đời trên đất tạm dung của thân phụ cô. Những thành phố Southbay miền Nam California còn được mệnh danh là thủ đô của các máy bay chiến đấu được sản xuất tại đây, 1,458 chiếc FA-18 A/B đã sản xuất và trị gía 41 triệu dollars cho mỗi chiếc. Ba nhà sản xuất chính thời bấy giờ là McDonnell Douglas/Boeing và Northrop Aircraft. 17 năm sau ngày 29 tháng 11 chiếc FA-18 Model E/F bay thử lần đầu tiên, trị gía mổi máy bay lên đến 55.2 triệu dollars tính đến nay 350 máy bay loại này đã được sản xuất và Cô Elizabeth Phạm là một phụ nữ đầu tiên đã xử dụng loại máy bay chiến lược này.
Khi viết lưu niệm và chiếc áo của nhân viên thuộc Công Ty Northrop Grumman người đã làm việc tại chương trình F18 trên 28 năm đem đến căn lều dựng trong khu vực Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh và sẽ được giới thiệu đến những bạn đồng nghiệp một phụ nữ Việt Nam là phi công của những loại máy bay chiến lược này cô cùng phu quân đã ký tên vào. Từ những ngày đầu chiếc máy bay FA-18 ra đời lúc ấy cô Elizabeth Phạm chỉ là một trẻ sơ sinh, phu quân của cô Elizabeth Phạm cho biết bây giờ cô không phải chỉ là một phi công bình thưòng mà cô được vinh danh trong hạng những phi công xuất chúng. Và cũng có thể cô đang xử dụng loại máy bay EA-18G loại nầy tất cả gần như tàng hình (stealth) vì nằm trong chương trình "Top Secret Clerance" Bí mật Chiến Lược Quốc Phòng nên đã không cho phép cô thố lộ bất cứ một điều gì và bất cứ ai, liên quan đến công việc của cô, trị gía mổi chiếc EA-18G lên đến 66 triệu dollars. Chiếc máy bay hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm đó là chiếc X-35 JSF cô cũng mong muốn được xử dụng trong tương lai sắp đến.
Khi được mời sang chụp ảnh lưu niệm với các Cựu Quân Nhân và các thành viên thuộc Hội Bảo Tồn Truyền Thống Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cô và phu quân thật hăng hái, đến nơi những chiếc quân xa cùng thơì Chiến Tranh Việt Nam đã đậu sẵn, những bộ quân phục màu xanh olive, màu rằn ri, những cựu quân nhân QLVNCH khắp mọi nơi , căn lều dã chiến mùi vải bố nhà binh đầy nhóc người, những giá súng M16, trung liên, đại liên, mìn claymore, lựu đạn M26, băng ca tải thương, thùng đạn, dụng cụ cùng thời với chiến tranh Việt Nam được trưng bày và cô hiên ngang hùng dũng đứng trước những ngươì lính bộ binh trong trang phục tư thế tác chiến trước lều và những tấm hinh lưu niệm để ghi lại nhũng cuộc gặp gỡ khó quên này.
Khi băng qua khán đài trở lại nơi chụp hình lưu niệm tiếp tục trên sân khấu những bản nhạc thời chinh chiến vẫn tíếp tục những nghệ sĩ khắp nơi tự nguyện về trình diễn cống hiến những đóng góp của mình cho chương trình phát hình trong 5 tiếng đồng hồ liên tục và con số đóng góp đã hơn $600,000 dollars. Các thương binh đang chờ ngóng tin vui nơi quê nhà. Những hội đoàn và cá nhân, cơ sở thương mại tình nguyện công sức và tài chánh, những phiên họp của Ban Tổ Chức chuẩn bị từ nhiều tháng trước quy tụ hơn cả trăm thiện nguyện viên và ngày thứ bảy hôm trước hàng trăm người đã đến để sắp ghế, dưng lều, trang trí sân khấu, thiết kế âm thanh, treo biển ngữ, thử hệ thống điện thoại, hôm ngày Đại Nhạc Hội hàng ngàn tô phở và café đã được bán ra củng hàng chục ngàn chai nưóc lạnh và nước ngọt tất cả số tài chính thu được đều dành cho Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa. Cái món nợ tâm linh tuy chủ nhân không có khả năng đòi, nhưng Cộng Đồng người Việt Quốc Gia không đang tâm đi quịt những món nợ ấy.
Buổi chiều, cơn nắng gắt đả đi qua hơn 7 giờ tối nhưng mặt trời vẫn chưa lặn, những đồng hương không chịu ra về và cho đến gần 8 giờ tối tất cả nghệ sĩ dàn hàng ngang trên sân khấu cùng trình diễn bản nhạc “và con tim đã vui trở lại” của Đức Huy, cuối cùng Ban Tổ Chức tuyên bố chấm dứt Chương Trình Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa, đồng hương tủa tràn ra phía dưới sân khấu những vòng hoa tung lên, bong bóng và khói đệm cảnh tung ra những lơì chúc tụng và kêu gào cảm ơn thống thiết, những bàn tay vẫy như tiếc nuối, quang cảnh như nổ tung với nhiều triều mến, và tiếng nhạc cuối cùng chấm dứt tất cả như muốn giữ lại nhũng dư âm làm hành trang cho cho Đại Nhạc Hội Cám Ơn anh kỳ 3.
Buổi tối đã 9 giờ đêm những thiện nguyện viên tiếp tục hoàn tất nhũng công việc quang cảnh baĩ chiến trường của sân vận động sau khi 10 ngàn người ra về, với chương trình văn nghệ liên tục hơn 8 giờ đồng hồ.
Khi ra về tấm biểu ngữ treo trên hang rào kẻm của sân vận động trường học với ánh sáng còn lại cuối ngày và ánh đèn đêm dòng chữ ẩn hiện.
Món nợ quê hương chưa trả hết
Niềm đau phế tật vẫn còn đây.
Lòng thanh thản cho những công việc thành tựu trong ngày, phía sau một vương vấn vẫn tíếp tục theo đuổi và chìm theo màn đêm. Bên kia công viên những ánh đèn sáng trắng và những đứa trẻ vẫn tiếp tục rong chơi vội cuối ngày, một đứa bé đứng lại nhìn những chiếc xe nhà binh củ kỷ nặng nề với nhiều trang cụ vừa chạy ngang qua và khuất dần trong bóng đêm.


Bức ảnh Đại Úy Elizabeth Phạm đang leo lên "Cockpit" của chiếc F18.

Phạm Hòa
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.