Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages<1234>
VĂN NGUYỄN PHAN NGỌC AN
Nguyenphanan
#21 Posted : Wednesday, February 14, 2007 4:14:15 PM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0




Soi bóng thời gianTruyện ngắn của Phong Thu
Trích trong tập truyện Ngắn “ĐOÁ PHÙ DUNG”

Ngày mai là sinh nhật thứ sáu của bé Alena, cháu nội của ông Frank, do đó sáng nay ông dậy thật sớm. Đánh răng rửa mặt xong, ông ăn điểm tâm và uống một ít cà phê trước khi đi. Ông phải lái xe từ New York đến Maryland mất độ năm tiếng đồng hồ. Đối với lớp trẻ, thì đoạn đường nầy đâu có thấm vào đâu nhưng đối với ông nó dài và rất khó khăn. Ở lứa tuổi bảy mươi, mắt ông đã kém, lưng đau, tay chân luôn nhức mỏi và ông không đi đứng được bình thường. Bác sĩ khuyên ông nên mổ để lấy nước trong nảo ra nhưng ông sợ lắm. Già rồi sống nay chết mai, mổ xẻ làm chi cho khổ. Ông nghĩ vậy hay đúng hơn ông sợ cảnh đơn chiếc của mình không ai chăm sóc và ông cũng không muốn làm phiền đến các con. Bé Alena là đứa cháu nội duy nhất của ông. Thật ra, ông có tất cả bốn người con, hai trai hai gái. Hai cô con gái đã có chồng, còn hai đứa con trai chỉ có Bop là lập gia đình. Vợ Bop đã sinh cho ông một đứa cháu gái kháu khỉnh và lanh lợi. Ông lập tức lái xe xuống thăm vợ chồng Bop và nhìn mặt đứa cháu nội. Ông mua cho bé Alena rất nhiều đồ chơi và một cái giường khá đắc tiền. Ông rất yêu bé Alena nên hàng năm dù đường xa, mưa gió hay bão tuyết ông cũng về thăm cháu vài lần. Ông nhớ vòng tay nhỏ xíu, cái má lún đồng tiền và nụ cười ngây thơ của nó. Con bé mến ông nội nên đeo ông như đĩa mỗi khi ông về thăm. Và cứ mỗi buổi sáng, khi ông nội chưa thức dậy là nó đến phòng gỏ cửa để tin chắc rằng ông nội vẫn chưa trở về New York. Ông nhìn tấm hình của bé Alena và cười một mình.
_ Mới đó mà đã sáu tuổi rồi. Thời gian đi nhanh quá! – Ông lẩm bẩm.
Ông Frank xách cái vali cũ kỷ lên và bước ra sân, ánh nắng hè ấm áp làm cho ông cảm thấy dễ chịu và sảng khoái. Trên sân cỏ, mấy chú chim đủ màu sắc nhảy nhót, ríu rít tìm bắt côn trùng. Cây lê năm nay không có một cái bông dù trời mưa nhiều và nắng chan hoà. Cây bom thì trái đã rụng đầy sân. Mấy chú chim cứ chuyền trên cành và mấy chú sóc nhỏ có cái đuôi dài như cây chổi lông gà đã ăn hết quả chín, cho nên chưa bao giờ ông hái được một trái gì to, thơm và còn nguyên vẹn. Bãi cỏ xanh mượt hôm qua ông đã cắt tỉa cẩn thận. Mấy luống hoa Comanche màu đỏ, xen lẫn màu vàng nhạt và vàng sậm ông đã tưới thêm thuốc cho nó nở hoa và tươi tốt. Ông Frank đã chuẩn bị tất cả để khi ông vắng nhà mọi việc đâu vào đấy. Từ lúc li dị vợ, ông về đây sống với ba mẹ, khi ba mẹ ông lần lượt qua đời căn nhà nầy đã trở nên hiu quạnh. Nhà có ba phòng ngủ, hai phòng tắm, nhà bếp, phòng khách rộng thênh thang, ông vẫn ở căn phòng nhỏ nằm quay mặt ra vườn. Ông không muốn thay đổi tất cả những gì mà thuở sinh thời mẹ ông đã bày trí trong nhà. Đôi lúc cảm thấy hiu quạnh, ông buồn ngồi hàng giờ nhìn di ảnh của mẹ cha mà lòng bùi ngùi đau xót. Tại sao ông ra đời? Tại sao mọi người điều bỏ rơi ông? Không ai hiểu ông cả. Khi ông li dị, toà án phán quyết rằng tất cả con cái ông không được mang theo một đứa nào và hình như chúng cũng không thích gần ông. Ông là một người đàn ông kỳ quặc có đúng không? Bất công. Tại sao ông lại mất tất cả? Hơn ba mươi năm, các con đã lớn. Tất cả đã lập gia đình trừ thằng Willie. Đứa con gái thứ ba cuộc đời lận đận. Nó có chồng hai lần và hai lần li dị, một mình phải nuôi ba đứa con. Ông phải gởi tiền nuôi nó hàng tháng. Đứa con gái kế cuộc sống cũng ổn định nhưng thằng con trai út đã gần bốn mươi mà không có nghề nghiệp gì chắc chắn. Nó lông bông và không biết mình phải làm gì. Chỉ có Bop là có nhà cửa, con cái đàng hoàng. Thằng con trai lớn của ông, kết quả của cuộc tình thời trai trẻ đã dẫn ông vào cuộc hôn nhân bất đắc dĩ. Ông lắc đầu mấy cái để cố xua đuổi cái dĩ vãng đau buồn cứ đeo cứng theo ông nhưng làm sao ông quên.
Ông Frank leo lên xe và nổ máy, chiếc xe lăn bánh chạy bon bon trên đường nhựa. Ông mở mấy tấm kính để gió lùa vào xe nhưng ông phải đóng nhanh cửa lại vì lổ tai ông bị ù và mắt ông không nhìn thấy rõ ràng. “Mình đã quá già nua. Cuộc sống con người thật ngắn ngủi. Có ai ngờ rằng trong chớp mắt mình đã trở thành một người đàn ông vô dụng” – Ông Frank nhủ thầm. Ông cứ mường tượng nhớ lại mọi việc xảy ra trong đời mình và cứ ngỡ rằng nó mới hôm qua. Thời gian đang lùi lại phía sau và ông nhớ như in hình bóng của thời thanh xuân cách đây năm mươi năm…


* * *

Frank sinh ra trong một gia đình trung lưu tại thành phố New York, ba mẹ Frank chỉ có hai con, Frank và chị Zoe. Chị Zoe lấy chồng khi vừa tròn hai mươi tuổi và theo chồng về Florida sống. Ông là đứa con trai độc nhất nên được cha mẹ cưng chiều hết mực. Frank ham chơi nên đã bỏ dỡ dang việc học hành sau khi tốt nghiệp trung học. Anh thích lang thang đi chơi với bạn bè và nhảy đầm, đánh bida, golf hơn là tiếp tục chương trình Đại Học. Thế rồi trong một bữa tiệc cưới của bạn bè, anh đã gặp Joyce – một cô gái trẻ, đẹp, con của một thương gia nổi tiếng và cũng là chủ nhân của một hảng sản xuất xe vận tải. Nàng đẹp lộng lẫy và kiêu sa khiến các chàng trai cứ liếc mắt đưa tình. Frank cũng bị lôi cuốn trong khoé mắt xanh biếc màu nước biển của nàng. Nhờ vóc dáng cao lớn, đẹp trai, thanh lịch, cộng thêm cái tính trầm tư ít nói, Frank đã đánh bật nhiều đối thủ đang đeo đuổi theo Joyce. Frank đã thực sự chiếm trọn trái tim nàng. Mối tình thơ mộng, đậm đà kéo dài được một năm thì Joyce báo tin nàng đã có thai. Frank lúng túng chưa biết xử lý ra sao. Phần vì cả hai tuổi mới vừa hai mươi, Frank chưa có nghề nghiệp, tài sản, tiền bạc để có thể bảo bọc vợ con. Lập gia đình ở tuổi hai mươi để làm gì? Sự ràng buộc hôn nhân sẽ làm cho Frank không còn được tự do. Mặc khác, anh không thể bảo Joyce phá thai vì đó là giọt máu của anh. Gia đình Frank lại đạo công giáo và cha mẹ không chấp nhận cho anh làm điều tội lỗi. Joyce cũng báo cho ba mẹ nàng hay về tình trạng của mình. Ông bà lập tức gọi Frank đến và nói rằng ông bà sẳn sàng giúp anh và Joyce làm lễ cưới. Đám cưới của cả hai rất lớn và mọi chi phí ba mẹ Joyce chi trả. Joyce là đứa con gái duy nhất của gia đình nên ba mẹ cô không muốn cô sống xa ông bà. Frank được ba vợ giới thiệu đi làm trong một hảng sản xuất máy bay quân sự. Nhờ sự thông minh, cần mẫn chịu khó học hỏi chẳng bao lâu Frank đã có một vị trí vững vàng trong công ty. Hai vợ chồng Frank mua được một căn nhà gần bên ba mẹ vợ và dọn ra ở riêng. Bop ra đời, thằng bé dễ thương, bụ bẫm đã làm cho căn nhà rộn lên những tiếng cười. Hai năm sau, Joyce sinh đứa con thứ hai. Cô bé Lusiana có bộ tóc vàng hoe và nụ cười duyên dáng như mẹ. Joyce bận rộn hơn với hai con. Nàng lo chợ búa, cơm nước, nhà cửa, áo quần suốt ngày nên không còn thời gian dành cho Frank nhiều. Frank bắt đầu chán cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt. Hàng ngày, anh phải dậy sớm đến sở và từ sở về nhà rồi ngủ. Chẳng lẽ ở tuổi chưa tới ba mươi anh phải bị ràng buộc trong khuôn khổ của gia đình, bổn phận và trách nhiệm? Đi làm về có tiền nuôi cả nhà thế là đủ. Frank hối tiếc việc lập gia đình quá sớm và đối xử với vợ khác xưa. Anh bắt đầu đi chơi với bạn bè và tham dự những cuộc khiêu vũ. Lúc đầu, anh chỉ đi vào ngày cuối tuần sau nầy hầu như ngày nào cũng đi và đến nữa đêm mới về nhà. Nếu Joyce cằn nhằn thì anh bắt đầu gây sự. Những cuộc cãi vã xảy ra như cơm bữa khiến anh càng xa lánh mái ấm gia đình. Joyce vẫn nhẩn nại, nàng chỉ còn hy vọng anh mệt mỏi với những cuộc rong chơi rồi sẽ hồi tâm. Nàng sinh thêm hai đứa con một gái và một trai. Từ một cô gái còn ở tuổi ham chơi, Joyce đã biến thành một bà mẹ quá sớm với những gánh nặng gia đình, với những năm tháng vò vỏ một mình phòng không đơn lẻ. Người đàn bà trẻ đau khổ khóc thầm cho số phận hẩm hiu. Hình ảnh đẹp đẻ và tình yêu ban đầu đã dần dần nguội lạnh trong tim nàng. Nàng ôm bốn đứa con trong tay ngày qua ngày nhận lấy đồng tiền của một người chồng không còn tha thiết gì đến gia đình. Cho đến một hôm, Frank đi chơi về rất khuya và thấy Joyce vẫn còn ngồi một mình trên bộ sofa. Đã hơn quá nửa đêm về sáng. Nàng không xem ti-vi, không mở đèn. Căn phòng vắng lặng và tăm tối, chỉ có chiếc đèn ngủ nhỏ đặt trên bàn toả ra ánh sáng dịu nhẹ. Frank nhìn kỷ Joyce, mái tóc nàng đã cắt thật ngắn và chiếc áo ngũ màu nâu nhạt trở nên rộng thùng thình, trông nàng già nua và tiều tuỵ đi rất nhiều. Sự thay đổi của vợ hình như anh không còn để ý đến, nhưng hôm nay thấy lạ anh hỏi:
_ Sao giờ nầy còn ngồi đây không chịu đi ngủ. Để nhà cửa tối om như có đám ma.
_ Tôi muốn chờ anh về – Joyce trả lời mà mắt nhìn đâu đâu.
_ Đừng có chờ tôi cho mệt xác. Tôi muốn về giờ nào tôi về – Frank cộc lốc nói.
_ Tôi biết anh không còn yêu thương tôi và chẳng màng đến các con. Hôm nay, tôi muốn nói với anh một chuyện quan trọng mà tôi cứ do dự mãi. Thằng Bop đã mười bảy tuổi, nó sẽ vào Đại Học ở tiểu bang Chicago. Hai đứa con gái đã vào trung học và thằng út đã lên tám. Đây cũng là lúc chúng ta nên li dị nhau cũng vừa.
Frank nghe hai lổ tai mình lùng bùng, anh vẫn còn chưa tin vợ anh đã thốt ra câu đó. Anh hỏi gặn lại:
_ Cái gì? Cô muốn li dị tôi?
Giọng Joyce vẫn nhỏ nhẹ nhưng quả quyết:
_ Tại sao tôi phải chịu đựng sống chung với một người đàn ông bê tha, rượu chè và không bao giờ biết yêu thương, giúp đỡ vợ con. Ông không bao giờ ở nhà và về nhà là chỉ biết gây gỗ, làm khổ vợ con. Các con đã bị khủng hoảng tinh thần. Còn tôi thì đã quá ngao ngán.
Frank gieo mình xuống bộ sofa gần bên vợ. Anh đập tay xuống bàn, men rượu đã làm cho cơn giận của anh bùng phát dữ dội, anh chì chiết vợ:
_ Bà không đi làm ngày nào. Một tay tôi làm ra tiền lo cho mẹ con bà có nhà cửa, chăn êm nệm ấm. Vậy chưa đủ hay sao?
Mắt Joyce mở trừng trừng nhìn anh. Nàng lên giọng:
_ Tôi không phải là con ở. Tôi cần tình yêu và sự chăm nom của một người chồng. Anh không có điều đó. Ngày mai, tôi và các con sẽ trở về nhà ba mẹ tôi, còn anh phải treo bảng bán nhà. Giấy tờ li dị tôi đã ký xong. Anh có muốn hay không tôi không còn cần biết tới. Tôi đã quá mệt mỏi. Tôi muốn chấm dứt cuộc hôn nhân ngục tù nầy.
Joyce nói một hơi. Nàng không cần nghe Frank phân trần nên bỏ vào phòng đóng kín cửa và úp mặt xuống gối. Những giọt nước mắt đau đớn, tủi phận cứ thi nhau chảy ướt đầm chiếc gối. Frank chợt hối hận nhưng do thói kiêu hãnh anh hét lên:
_ Cô muốn vậy thì tôi sẽ chiều.
Sáng hôm sau, Frank dậy rất muộn. Ngày chủ nhật mà nhà vắng tanh. Anh đi vòng quanh tìm các con cũng không thấy. Anh vào phòng chúng thì thấy tất cả quần áo, sách vở đã biến mất. Frank tỉnh hẳn người. Anh thực sự hoảng sợ khi không thấy các con quây quần trên bàn ăn và Joyce đã từ bỏ anh. Frank chạy vào phòng khách. Anh nhìn thấy tờ li hôn đã đặt sẳn trên bàn và Joyce đã ký tên. Frank gọi điện thoại đến nhà mẹ Joyce nhưng không có ai trả lời. Anh đến tìm nàng thì không ai tiếp và nói với anh một lời nào. Các con vì không gần gủi với anh nên chỉ buồn bả nhìn anh. Frank biết rằng hạnh phúc đã chấp cánh bay cao…Khi Bop thức sự vào Đại Học thì cũng là lúc hai vợ chồng anh đã ra toà li dị. Toà án phán quyết tài sản anh chỉ mang theo một phần ba. Hàng tháng anh còn phải trợ cấp tiền để nuôi các con. Joyce không cho anh mang theo một đứa con nào vì anh không hề chăm nom cho chúng. Anh trở về sống với ba mẹ và thỉnh thoảng đến thăm các con. Sau nầy, anh mới phát hiện ra rằng vợ anh đã có người yêu khác…

***

Bé Alena biết ông nội về thăm nên suốt buổi sáng cứ hỏi Bop: “Ba ơi! Mấy giờ nội lên”. Bop làm bộ nhướng mắt nhìn lên trần nhà đoán: “Khoảng một giờ.” Ngồi ăn cơm, mắt nhìn ti-vi nhưng nó cứ chốc chốc lại vén màn nhìn ra đường. Nghe tiếng chuông vang lên là chạy ra mở cửa. Bé Alena reo lên khi thấy ông Frank đứng sừng sửng với cái va-li và một gói quà lớn trên tay.
_ Ba ơi! Nội lên – Vừa reo cười, nó vừa ôm chân ông Frank cứng nhắc.
Một nụ cười hiếm hoi nở trên đôi môi luôn khép kín và trầm mặc của ông:
_ Nội nhớ con lắm? Con nhớ nội hôn.
Đôi mắt đen tròn như hạt nhản mở to. Bé Alena thỏ thẻ:
_ Con cũng nhớ ông nội lắm.
_ Ngày may ông nội sẽ cho con món quà đặc biệt.
Bé Alena theo chân ông vào trong. Bop từ trên lầu đi xuống hỏi:
_ Ba có mệt không? Có bị kẹt xe không ba?
_ Sáng nay đường xá thênh thang nên ba đến đây sớm.
_ Ba đưa cái va li cho con rồi nằm nghỉ đi.
_ Ba không mệt đâu.
_ Ông nội ơi! Mình chơi trò trốn tìm đi nội.
Bop cười mắng yêu con:
_ Để cho ông nội nghỉ ngơi. Chiều mình sẽ ra công viên chơi – Quay sang ông Frank, Bop nói tiếp – Con phải viết cho xong lá thư gởi công ty, ba cứ nằm nghỉ cho khoẻ.
Bé Alena kéo ông đến sofa, ra dấu cho ông ngồi xuống rồi mở ti-vi. Chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi đã bắt đầu từ lâu. Nó ngồi trong lòng ông nội và bi bô hát líu lo. Chốc chốc hai ông cháu cười phá lên. Nữa tiếng sau, nó đã ngủ vùi trong lòng ông. Ông Frank cố gắng nâng cháu lên và mang nó vào phòng. Ông cẩn thận đặt nó lên giường rồi nhẹ nhàng đi ra ngoài. Mỗi lần đến thăm vợ chồng Bop, ông cảm thấy vui vui trong lòng. Cuộc sống đơn độc đôi lúc làm cho ông buồn và cô đơn. Đôi khi, ông gọi điện thoại nói chuyện với Bop hai ba tiếng đồng hồ nhưng từ ngày ông mua cái máy điện toán, ông thường gởi e-mail cho Bop. Có lẽ Bop là đứa con trai duy nhất hiểu, thông cảm và gần gủi ông hơn những đứa khác. Thời gian như một giấc chiêm bao. Chưa gì mà tóc ông đã bạc trắng, lưng ông đã còng và tay chân run rẩy không còn bước vững vàng. Đời người tàn nhanh như một ngọn đèn bạch lạp. Hạnh phúc gia đình đổ vỡ đã đẩy ông vào cuộc sống đơn độc. Tại sao ông chưa lấy vợ khi bà Frank đã lấy chồng? Hơn ba mươi năm, ông ôm mối hận tình và mối tình đó còn vương vấn đến bây giờ. Có tiếng mở cửa và Lina, đứa con dâu của ông đi chợ về. Thấy ông ngồi một mình nên hỏi liền:
_ Thưa ba mới lên. Anh Bop đâu rồi sao để ba ngồi một mình?
Ông lại cười và khó nhọc đứng lên. Cái dáng cao lớn của ông trùm phủ cả thân hình mảnh dẽ nhỏ bé của Lina. Ông cúi xuống hôn lên má nàng và nàng cũng hôn trả lại. Ông Frank cảm thấy ấm áp và được an ủi phần nào khi về thăm vợ chồng Bop. Ông luôn nghĩ chỉ có vợ chồng Bop và bé Alena là còn quan tâm và yêu thương ông mà thôi. Lina hỏi han ông đủ điều:
_ Ba khoẻ hôn ba? Dạo nầy con thấy ba gầy hơn. Ba có thường đi chơi golf ngoài trời hôn?
Ông vuốt cái đầu hói của mình và chậm rãi trả lời:
_ Ba đi vào những ngày cuối tuần thôi. Dạo nầy chân ba yếu quá! Ba đi đứng rất khó khăn nên không đi chơi thường xuyên như mọi hôm.
_ Ba à! Ba sống một mình buồn lắm! Ba lại già quá rồi! Ba bán nhà về sống với tụi con. Tụi con sẽ chăm sóc cho ba.
Ông Frank rất cảm động khi nghe Lina nói nhưng ông biết thế giới của ông là chiếc bóng đơn lẻ. Ông không còn thích ồn ào, náo nhiệt. Tâm lý con người thật phức tạp. Khi có gia đình thì chán nản mệt mỏi, thích tự do bay nhảy và cho rằng sống như vậy như ở “tù”. Đến lúc hạnh phúc đã vuột khỏi tầm tay thì tiếc nối, hối hận thì đã muộn. Cũng như ông, sau khi được “tự do” ông lại không thèm đi đây đi đó. Ông chán cảnh rựơu chè, đàn đúm và nhảy nhót thâu đêm. Ông từ chối tất cả những lời mời của bạn bè và chỉ chui rúc trong nhà. Ông tự trừng phạt mình và thường đến nhà thờ cầu nguyện. Ngoài thời gian đi làm, ông đi thăm các con và chở chúng đi chơi. Bây giờ tuổi đã bóng xế về chiều, ông sợ đơn độc và sợ nỗi buồn nhưng ông yêu căn nhà yên tỉnh của riêng ông. Ông im lặng rất lâu rồi nói với Lina:
_ Ba sống quen rồi. Các con còn có cuộc sống riêng. Các con lo cho con cái đủ rồi. Ba không muốn làm phiền đến các con.
Bop từ trên lầu đi xuống. Anh lấy ngón tay chỉ vào mũi vợ và nói:
_ Ba không thích ồn ào đâu. Bé Alena quậy quá ba chịu sao nỗi.
Ông Frank bật cười:
_ Vợ con thì bao giờ cũng lo cho ba. Ba cảm thấy vui khi các con còn quan tâm đến ba.
Hôm sau, Bop chở ông và vợ con đi ra chợ mua cho bé Alena chiếc xe đạp. Con bé vui sướng cười suốt ngày. Nó nhìn chiếc xe màu tím sậm với hai cái bánh lớn và hai cái bánh nhỏ với cái mủ an toàn mà mê tít thò lò. Đêm đó, sinh nhật của bé Alena. Lina làm mấy món ăn đơn giản và một cái bánh kem nhỏ. Con bé chỉ mong thổi xong chiếc đèn cầy cuối cùng và mở quà ra xem. Ông nội mua cho nó hai cái quần Jean, một tấm thiếp chúc mừng. Bà nội và ông nội hai gởi cho Alena hai bộ đồ đầm màu vàng và xanh da trời. Ba mẹ mua cho bé sách vở, một đôi giầy và một cái nón mủ lưỡi trai. Bé Alena nhảy lưng tưng. Nó ôm hôn mọi người. Sau bửa ăn, nó bắt đầu ngồi vẽ tranh. Nó vẽ hình ông nội và bà nội nắm tay nhau. Nó viết lên nghệch ngoạc mấy chữ sai lỗi chính tả và cố gắng giải thích với ông Frank rằng nó yêu ông và bà nội lắm. Nó hỏi ông một câu hết sức ngây thơ:
_ Nội ơi! Sao nội không ở chung với bà nội cho vui? Mỗi lần con về New York chơi, con gặp được ông ngay mà không cần lái xe đi xa. Ba thỉnh thoảng bảo rằng không có đủ thời gian đi thăm ông nội. Con nhớ ông lắm lắm.
Con bé biết nịnh đầm ghê lắm. Nghe nó nhắc Joyce làm lòng ông se thắt nỗi buồn. Ông hôn nó mấy cái và nói:
_ Ông nội không thể sống chung với bà nội. Bà nội giận dai lắm.
_ Hừm! Sao lạ vậy? Hôm nào con sẽ hỏi bà nội cho ông nội về ở chung nha.
Ông Frank phì cười. Trẻ con tâm hồn như một tờ giấy trắng.
* * *

Sáng sớm, khi ông thức dậy, bé Alena đã đi học sớm. Lina đã đi làm và Bop vẫn còn ngủ. Bop làm việc khá khuya nên anh còn mệt mỏi. Ông Frank chuẩn bị hành lý và trở về New York. Đi có vài hôm là đã nhớ nhà. Ở đây có con, cháu vui cửa vui nhà nhưng ông thích cuộc sống yên tỉnh. Ông nhớ cái sân golf sau nhà, nhớ luống cà chua mới ra hoa, nhớ bụi hoa Pyrethrum vừa hé nở, nhớ cái tổ chim non trên hàng kiểng trong vườn. Ông thèm được nghe tiếng chim quen thuộc vào mỗi buổi bình minh. Và mỗi sáng thức dậy, ông có thể ngồi lặng im hàng giờ trên chiếc ghế dài nằm xem những trận tranh giải gofl toàn quốc và được ngắm nhìn ánh sáng mặt trời chói loà bên khung cửa kính.
Ông thay quần áo và nhìn trên bàn đã thấy cà phê pha sẳn. Đứa con dâu đã nướng xong cái bánh mì có trét bơ sữa và mứt dâu tây. Ông ăn uống chậm chạp và đọc vài tờ báo ở trên bàn. Bop đã thức dậy. Anh hỏi ông:
_ Ba ngủ được không?
_ Được.
_ Ba về rồi chừng nào trở lên đây?
_ Ba chưa biết nữa.
_ Chân ba yếu quá! Con lo ghê đi.
Ông Frank ăn miếng bánh cuối cùng rồi đứng dậy. Ông tiến lại bàn viết mấy chữ cho Lina và Alena: “Cảm ơn con đã chăm sóc cho ba trong hai ngày qua. Ba thật vui và hãnh diện khi con đã ban tặng cho gia đình họ Branno một đứa cháu xinh đẹp, thông minh. Ba sẽ nhớ các con nhiều lắm”. Ông Frank bắt tay Bop và nhắc nhở:
_ Nhớ chăm sóc cho vợ và bé Alena.
_ Con hiểu. Ba yên tâm.
Bop hiểu nỗi lòng của ông. Hình như càng cuối cuộc đời, ba anh càng trầm tư hơn. Ông quan tâm nhiều đến số phận của từng đứa con và ông muốn bù đắp lại tất cả những gì mà ngày xưa ông không bao giờ làm. Anh không còn giận và phiền trách ông như xưa khi thấy ông chọn lựa cuộc sống đơn độc để sám hối những lỗi lầm ông đã gây ra. Bop mang hành lý ra xe cho ông. Ông Frank lên xe và vẫy tay chào Bop.
Ông đã trở về New York được một tuần. Mùa hè đã thực sự đến và mưa cứ rộn ràng rơi trên cửa kính. Hai hôm sau, mưa tạnh hẳn, bầu trời trong xanh như pha lê, ông ngồi một mình nhìn ra sân cỏ tràn ngập nắng. Ông thấy một cô bé hàng xóm đang chạy chơi trong sân nhà. Ông chợt nhớ bé Alena. Ông quay lại nhìn tấm hình bé Alena đặt trong phòng khách và bất giác nhìn thấy tấm ảnh lớn của Joyce và ông cùng các con chụp chung bốn mươi lăm năm về trước. Bất giác ông ứa nước mắt. Đã bao mùa lá rụng, đã bao nhiêu thời gian trùm phủ cuộc đời ông nhưng những gì ông đánh mất không bao giờ tìm lại được. Ông đã soi mình trước bóng thời gian để tìm lại một thời thanh xuân đã thực sự bỏ lại sau lưng. Ông ao ước, nếu thời gian ngược dòng, ông sẽ làm lại từ đầu và tình yêu đối với Joyce và các con sẽ trọn vẹn hơn, tràn đầy hơn.
Ôi! Tuổi trẻ mong muội, ngốc nghếch…ngươi đã thực sự phản bội ta!

Maryland, ngày 23-4-2000


Phong Thu
_


Nguyenphanan
#22 Posted : Monday, April 16, 2007 10:55:31 PM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Tuỳ bút Nguyễn Phan Ngọc An

MỐI TÌNH VIỆT ẤN

Một câu chuyện tình đầy thơ mộng và lý thú đã xảy ra tại vùng thung lũng Silicon cách nay gần mười năm …
Theresa Thiên Kim, tên của nàng – Thiên Kim đến Hoa Kỳ theo diện HO cùng cha mẹ và 6 anh chị em, nàng là người con áp út – Vào năm 1990 Thiên Kim vừa tròn 20 tuổi. Ðến xứ lạ quê người trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, chính phủ Hoa Kỳ chỉ cấp dưỡng trong vòng 8 tháng mà thôi, sau đó mỗi người lăn bổ đi tìm việc … Thời ấy công việc làm không thiếu, hãng xưởng tại vùng Silicon tràn ngập nên anh chị em nàng tìm việc rất dễ dàng.
Hàng ngày Thiên Kim đi đến hãng điện tử Solectron làm việc. nơi đây nàng gặp rất nhiều người Việt Nam cũng là nhân viên như nàng - Niềm vui tao ngộ đồng hương đã cho nàng thêm sức sống, cha nàng là Ðại Tá QLVNCH thời đệ nhị Cộng Hòa.- Qua chương trình HO 1 gia đình không rớt lại một ai nên cha mẹ nàng cũng có phần mãn nguyện. Nhưng tạo hóa trớ trêu gây cảnh đất bằng dậy sóng, một buổi cha nàng đi tập thể dục như hàng ngày cha vẫn đi bộ suốt hai giờ liền trong những dãy nhà song song với nhà nàng. Một người đàn bà từ đâu xuất hiện đi bộ sau lưng cha rồi bà kiếm chuyện làm quen, ba nàng tuy năm ấy cũng đã tròm trèm 70 nhưng trông vẫn còn tráng kiện, nhìn cứ tưởng khoảng 60 thôi - Thường thì mỗi ngày ba nàng chỉ đi bộ vài giờ vào buổi sáng là về nhà ăn điểm tâm, cà phê mẹ dọn sẵn để trên bàn cho cha – Hơn một tháng nay cha nàng đã thay đổi cách sống, sáng ra đường là cha đi một mạch tới tối mới về nhà, cha chưng diện chải chuốt bảnh bao một cách lạ thường, cha không còn thời giờ quan tâm các con hay là săn sóc mẹ nàng như xưa…Mẹ buồn rầu đâm bệnh nặng, cơn bệnh trầm tư từ trong óc não đã khiến mẹ nàng không nói được và nằm liệt suốt hai năm liền – Sau khi thấy bệnh tình của mẹ càng ngày càng nguy nan, cha hối hận quay về thì đã muộn, mẹ nàng từ giã cõi đời vào một đêm mưa bão bất ngờ từ đâu thổi tới bởi xứ thung lũng này ít khi được mưa bão đoái hoài, mưa thỉnh thoảng có thì như mưa phùn lác đác vậy thôi …

Mẹ nằm bất động trên giường sau khi anh chị em nàng đã chạy chữa qua nhiều Bác Sĩ Y Khoa và Ðông Y, tất cả đều bó tay chờ định mệnh an bài – Trên tay mẹ vẫn cầm một chiếc đồng hồ bằng vàng mà như Thiên Kim biết là quà sinh nhật cha đã tặng mẹ cách nay ba năm - Mẹ không đeo chiếc đồng hồ vào tay mà chỉ cất giữ trong chiếc hộp thủy tinh tuyệt đẹp, nhiều lúc chị gái nàng hỏi :
- Sao mẹ không đeo đồng hồ ba tặng, bàn tay mẹ thon thon, cổ tay đầy đặn, mẹ đeo vào sẽ đẹp và tăng thêm sự quý phái, hay mẹ để con lấy đồng hồ ra đeo hộ cho mẹ nhé ?
- Ðừng con, mẹ ôn tồn trả lời : Mẹ quý chiếc đồng hồ ba đã tặng như chính bản thân của mẹ, mẹ không muốn nó bị trầy hay bị cũ đi nên mẹ chỉ để dành ngắm nghía mà thôi, thấy nó là thấy hình ảnh ba con … Dạo nầy ba con sinh tật đam mê người đàn bà khác bỏ mẹ cô đơn, không có ba con bên cạnh thì có chiếc đồng hồ thay thế mẹ cũng thấy bớt đi phần nào niềm đau đớn tuy biết rằng mẹ đã phải ôm vào cuối cuộc đời niềm bất hạnh không ngờ !

Sau lần tậm sự đó mẹ nàng không nói được nữa và lâm bệnh trầm kha từ giã cuộc đời đau thương tủi phận, ngày tang lễ cha quỳ xuống ăn năn hối hận, nước mắt cha tuôn trào trên gương mặt héo hon khắc khổ… Cha bước đến bên mẹ tháo chiếc đồng hồ đã chặt cứng trong bàn tay giá lạnh của mẹ rồi mang vào cườm tay mẹ với cõi lòng nát tan .


Lá đã rụng đầy trên lối đi
Mùa thu vàng úa nỗi ai bi
Ðông về trong gió buồn se lạnh
Ai biết lòng ta trĩu nặng gì …

Chưa giã từ nhau sao vội đi
Nửa chừng lỗi nhịp khúc từ ly
Trăm năm một thoáng mơ hồ mộng
Người đã xa rồi, lệ ướt mi

Nhân thế đau buồn chuyện tử sinh
Bao nhiêu họa phúc giữa điêu linh
Phù du, tan hợp là thân phận
Biển khổ lênh đênh một chữ tình

Ai tiếc mùa thu, thương lá rụng
Ai về ấp ủ mộng xuân sang
Cho tôi gửi gấm niềm tâm sự
Ðến chốn vô cùng của nát tan …

Mùa thu Cali buồn và lạnh, những chiếc lá vàng thi nhau rơi lác đác ven đường làm lòng Thiên Kim chùng xuống, hai tuần vắng bóng người mẹ thân yêu vĩnh viễn, nàng biết làm gì để khỏa lấp nỗi trống vắng đến ghê sợ này, cha thì nằm li bì trong phòng riêng suốt ngày đêm, khi cần ăn uống cầm chừng cha ra ngoài bàn ngồi lặng lẽ và thường lẫn tránh cặp mắt anh chị em nàng - Mất người vợ hiền dường như cha cũng bỏ luôn người đàn bà hắc ám kia nên sau mấy tháng liền cha không đi tập thể dục và cũng không thấy cha đi ra khỏi nhà cũng không còn chưng diện như xưa .

Gió vẫn rít từng cơn não nuột, trên xa lộ mênh mông đơn độc Thiên Kim thấy buồn cho số phận mỏng manh, gần ba chục tuổi đầu không tìm được một tình yêu … Những hàng cây xanh đỏ tím vàng san sát bên nhau đẹp lạ lùng cũng không làm nàng vui được, những hình ảnh trước mắt mà hàng ngày nàng vẫn không quan tâm khi đi làm trên thành phố xa xôi này, hôm nay bất chợt nàng nhớ đến một bài thơ của một thi nhân đã tả về cảnh đẹp mùa thu, vì thích thú nàng đã thuộc lòng bài thơ tự khi nào không hay …Thiên Kim lẩm nhẩm :

Cho đến muôn đời thu vẫn đẹp
Lá vàng pha lá đỏ tươi xinh
Bên đường lặng lẽ hàng cây đứng
Những đóa hồng khoe sắc hữu tình

Phố Palo Alto êm đềm thơ mộng
Một buổi chiều lữ khách ghé thăm
Hoa lá reo vui theo gió lộng
Làm say lòng bao gã thi nhân ...

Ta cũng say sưa phố lạ chiều
Muôn trùng lá thắm đọng thương yêu
Dọc theo con lộ dài hun hút
Vàng, đỏ, nâu, hồng ... thoáng tịch liêu

Rừng lá mùa thu trải khắp miền
Ðiểm tô thêm đẹp phố bình yên
Ta ngơ ngẩn với ngàn hoa lá
Hồn bướm mơ tiên ... chẳng lụy phiền

Ta thấy quanh ta xác lá vàng
Quyện tròn trong gió buổi thu sang
Tưởng như ai đó đang vương vấn
Cho mộng thêm dài ... lạnh gối chăn !

Cảnh đẹp cho hồn ta ngất ngây
Tình thơ lai láng giữa trời mây
Nhìn thu ta bỗng lòng say đắm
Giấc mộng Hằng Nga ... giữa cõi này ...


Tâm hồn Thiên Kim bay bỗng như hòa nhập vào những câu thơ trữ tình kia, bỗng “ rầm” nàng đã tông vào xe phía trước, người lái xe mở cửa bước xuống tiến về phía Thiên Kim khi nàng vội vã tắt máy ngừng xe lại ngay sau xe người ấy - Một người đàn ông nước ngoài, có lẽ là người Iran Iraq hay Ấn Ðộ gì đây …Thiên Kim hạ kiếng xuống ngồi im chờ thái độ người kia để nàng hạ mình xin lỗi. Ông ta nhìn nàng rồi nói nhỏ nhẹ một tràng tiếng Anh, tay chỉ vào chỗ xe bị đụng – Thiên Kim lính quýnh không biết phải làm sao, bởi nàng tiếng Anh không giỏi chỉ đủ để đi làm trong hãng xưởng mà thôi, nàng lấp bấp :
- I am sorry for this happening, but I have my insurance to cover for the damage of your car.
- That’s all right! Would you please give me your car insurance, and your driver license. Ông ta trả lời nàng.

Ông lấy số phone của Thiên Kim và ghi số xe cùng số bằng lái và insurance của nàng xong chào nàng và tiếp tục lái xe đi mà không gọi 911 – Thiên Kim hoàn hồn, đưa tay đấm vào đầu thật mạnh “ từ nay quyết chừa tật mộng mơ khi lái xe nghe nhỏ khùng”

Ðã qua một tuần vẫn không thấy người bị nàng đụng xe làm gì cả, hay ông ta tốt bụng thương hại nàng mà không bắt nàng bồi thường. Nàng không tin vào điều mơ ước đó, dễ gì … “ Người Việt Nam còn hoạ may có tình đồng chủng, ông này người khác giống khác giòng đừng mơ mộng viễn vông nữa nhỏ khùng ơi” Thiên Kim hay tự nguyền rủa mình là nhỏ khùng mỗi khi làm điều sai trật hay lỡ lầm xử lý thiếu đạo đức và trung thực với lương tâm… bởi lẽ đó nhiều khi nàng tự nghĩ “ hay ta cứ mắng ta khùng rồi khùng thật rồi chăng, cũng nhan sắc, cũng khôn ngoan, lịch lãm mà chẳng thằng ma nào để mắt thương dùm, dù trong hãng ta làm khối người Việt đẹp trai bãnh chọe đếm không hết”…

Tiếng điện thoại reo vang cắt ngang dòng tư tưởng của Thiên Kim, lạ nhỉ, bây giờ là 10 giờ đêm, ai gọi mình vào giờ đi ngủ vậy ? Tin chắc cha đã ngủ, các anh chị dần dần lập gia thất ra riêng, thằng út cũng đã ra trường đi làm xa, Thiên Kim yên tâm nhấc phone lên và giật thót người “ chết cha rồi, thằng cha Iraq bị mình đụng xe hôm trước, chết cha rồi, mẹ ơi mẹ linh thiêng phù hộ cho con mọi việc êm xuôi tốt đẹp nha mẹ thương yêu của con”
Ông ta hẹn nàng ngày mai lúc 10 giờ sáng tại tiệm Tùng Auto Repair trên đường Senter để nàng trả tiền sửa xe cho ông – Nàng đồng ý nhận lời cái hẹn sáng mai tuy rằng cũng hơi lo ngại cho số tiền Repair không biết là bao nhiêu ?
Gặp lại lần thứ hai, người đàn ông rất tự nhiên và cởi mở trò chuyện thân mật với nàng, dù không giỏi tiếng Anh nhưng nàng cũng khá về từ ngữ nên đã hiểu được những gì ông ta vừa trao đổi và tìm hiểu về bản thân nàng… Thì ra ông ta là người Ấn Ðộ, với đôi mắt sáng tinh anh, nước da ngâm, thân hình bệ vệ có vẽ hơi phì … tướng thì cũng ngon cơm nhưng đi chiếc xe cũ kỹ thì chắc chắn cũng nghèo rớt mồng tơi như ta thôi, cái mộng ông ta thương tình mà không đền tan vào mây khói lãng du rồi nhỏ khùng ơi …
Một phép mầu từ đâu đưa đến, chắc hồn mẹ linh thiêng đã phù hộ cho nàng, sau một hồi nói chuyện ông mời nàng đi ăn trưa để thời gian cho tiệm Tùng định giá cả hư hại thế nào. Khi trở về chỗ sửa xe ông nói với người chủ “I’m going to pay by my credit card.”

Một cảm mến tư cách người ngoại quốc lâng lâng trong hồn người con gái Việt Nam, nàng nhìn trăng đêm nay sao đẹp và thơ mộng hơn những đêm trước, Thiên Kim có tật thức khuya ngồi lặng lẽ một mình ôm vào lòng bao tâm sự rồi tự than vãn một mình và quyết định một mình, phải chăng cuộc đời nàng là cả một chuổi cô đơn và tự quyết, tự lập như chính bản thân nàng trong hiện tại - Từ tình cảm thân mến đó, người đàn ông Ấn Ðộ tên Kan đã đến thăm nàng tại nhà riêng của cha con nàng, cha không có phản ứng gì bởi thấy nàng cũng đã lớn, toàn quyền quyết định chuyện riêng tư – Ai dè chuyện đụng xe lại đem đến cho nàng một may mắn có được một tình thân bè bạn, chắc chắn là mẹ chớ không còn ai vào đây mà giúp nàng như thế cả - Mỗi lần đến nhà thăm nàng ông Kan thường đến bên bàn thờ Mẹ lấy một nén nhang đốt lên và cắm vào chiếc lư nhang, nàng để ý thấy điều đó không bao giờ ông Kan quên làm sau khi ngồi vài ba phút… Cảm động trước tình người cao đẹp có đạo đức như vậy, Thiên Kim dần dà yêu thương tuy biết rằng ông ta cũng nghèo khó cơ hàn không thể lo cho nàng một cuộc sống tốt đẹp và khấm khá hơn.
Thời gian dần trôi qua trong những bước thăng trầm, trong tình yêu chân thật của cả hai, một hôm Thiên Kim hỏi :
- Em không hiểu tại sao anh là người khác chủng tộc với em mà lại quá tốt, mỗi lần đến nhà em là y như rằng chỉ vài phút sau là anh đốt nhang cho Mẹ, em để ý chưa một lần nào anh quên, người Ấn Ðộ tâm hồn cao đẹp quá anh nhỉ !
- Kan cười “ không phải vậy đâu em cưng, người Ấn Ðộ không tốt như em tưởng đâu, chẳng qua nhà em nấu nướng thứ gì mà hôi quá anh không chịu nổi nên phải đốt nhang cho nó khử bớt mùi vậy thôi, thú thật mỗi lần anh đến thăm em là vì tình thương thật sự chứ mỗi lần đến là mỗi lần bị ngột ngạt cái mũi của anh em biết không ? Nói xong Kan ôm chặt lấy nàng vì sợ nàng giận, Thiên Kim ngượng chín cả người, ôi chao người Việt Nam chúng tôi ăn uống thứ gì mà để ông chê bai như thế, thì ra vì nguồn gốc tổ tông, nước mắm, xì dầu, mắm tôm, mắm cá … Rồi mà xem, cứ chê đi, mai mốt thành vợ thành chồng tớ sẽ cho nhà ngươi lãnh đủ các món ăn mà nhà ngươi sợ hãi … Nghĩ thế Thiên Kim cười một mình, đây là cách trả thù độc đáo của đàn bà Việt Nam chúng tôi mà …

Cuộc tình Ấn Ðộ Việt Nam kéo dài hơn hai năm, nàng không bao giờ hỏi Kan làm việc gì và làm việc ở đâu, chỉ biết chàng bằng tình yêu chân thật, mỗi ngày chàng mỗi vun quén đậm đà thêm lên, hàng ngày sau khi đi làm về Kan ghé nhà thăm cha nàng, mua cho ông vài hộp sâm, vài chai rượu vang ít tiền, chưa khi nào Kan mời nàng đi shopping mua sắm ngoại trừ chàng mua thức ăn mang đến cho nàng nấu nướng và chàng đã biết ăn chút chút những thức ăn mà trước đây nghe mùi Kan sợ hãi – Ðêm nay Kan xin phép cha nàng ở lại với Thiên Kim để bàn việc hôn nhân và được cha đồng ý . Nằm gọn trong vòng tay thương yêu của Kan, từ những chiếc hôn nồng nàn chàng trao gửi, Thiên Kim không mong ước gì hơn được sống mãi bên Kan với tình yêu tuyệt đẹp như đêm nay, ngày xưa nhà thơ Xuân Diệu đã có câu “ Yêu là chết ở trong lòng một ít vì mấy khi yêu mà chắc được yêu, cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu …” Ối chao, chỉ viễn vông thôi, đã yêu nhau thì cho nhiều cho ít có nghĩa gì đâu, như Kan và mình đây, Ấn Ðộ và Việt Nam nghèo bỏ xừ cái thân vẫn yêu nhau hết mình không thấy sao hỡi nhà thơ Xuân Diệu ?

Thắm thoát mùa xuân cũng sắp đến, Kan đã bàn tháng 12 tổ chức đám cưới, Thiên Kim dành phần chọn nhà hàng Việt Nam cho nhẹ tiền và quan khách tham dự của nàng toàn là người Việt Nam – Kan đồng ý cùng nàng chọn nhà hàng Phú Lâm thức ăn vừa ngon lại vừa rẻ có tiếng từ hơn hai chục năm qua - Cả hai hân hoan đến gặp anh Kim chủ nhân lấy ngày giờ đặt tiệc.

Sáng nay Kan gọi đến bảo Thiên Kim ở nhà nghỉ một bữa đi tham quan vài chỗ làm nơi thung lũng Silicon cùng anh, Kim thầm nghĩ chắc lại mất việc rồi đây, sợ nàng buồn không dám nói chăng bởi ngày cưới sắp đến mà không việc làm, không tiền bạc thì rõ khổ thân em và cả thân anh, cha mẹ anh thì ở bên Ấn Ðộ, cha em thì nghèo lấy ai giúp đỡ chúng ta khi đã đến nhà hàng đặt tiệc, đặt ngày và đặt cọc ? Nàng đi với chàng nhưng lòng buồn rười rượi chẳng thiết nói cười chỉ ậm ọe trả lời qua loa khi chàng hỏi – Kan dẫn nàng vào một tòa Building rộng lớn, một hãng điện tử tọa lạc trên vùng Fremont, theo Kim biết thì đây là một hãng điện tử lớn nhất nhì thành phố Silicon, nàng càng lạ lùng khi thấy Kan cứ dẫn nàng đi tuồn tuột vào bên trong mà không ai cản ngăn Kan và nàng cả, Kim không dám hé môi nửa lời khi thấy dáng vẻ nghiêm chỉnh của Kan và bộ Veston tươm tất của chàng, bụng Kim thầm nghĩ “Ði apply job mà ăn mặc giống như ông chủ, bộ xứ Hoa Kỳ này chuộng vẻ ngoài mới nhận làm việc hay sao, khéo vẽ vời chi dữ vậy Kan của em, anh hôm nay mà không nhận được job là sẽ bị nhỏ khùng này chọc quê cho mà biết”

Kan dẫn nàng vào phòng cuối cùng, nàng chưa biết phải ngồi đâu khi nhìn bàn ghế sa cừ lộng kiếng quá lộng lẫy sang trọng, nàng ké né đứng bên Kan thì thấy có mấy người vào gật đầu nghiêm chỉnh chào Kan với những ngôn từ Ấn Ðộ và tiếng Anh, Kan ngồi xuống chiếc ghế giữa bàn và nói với họ : This is my fiance’ rồi chàng chỉ chiếc ghế kế bên chàng cho Kim ngồi – Thiên Kim bừng tỉnh, thì ra Kan là ông chủ hãnh Ðiện Tử to lớn này, bấy lâu nay chàng đã thử thách con người Kim, thử thách tình yêu của Kim, mẹ ơi … mẹ ơi … Kim vui mừng nhắc đến mẹ thân yêu và nước mắt rưng rưng, nàng cố kềm hãm bởi trước mặt mọi người nàng nghiễm nhiên là bà chủ và mọi người đang một mực quý trọng nàng, nàng không vì xúc động riêng tư mà để lộ niềm hân hoan bất chợt với mọi người xung quanh.

Tuần sau Kan cho Kim biết là nàng sẽ không phải đi làm nữa, Kan đưa cha nàng và nàng về một ngôi nhà mới sang trọng trên đồi Los Altos Hill – Kan giao hãng cho phụ tá phó Giám Ðốc cai quản, chàng cùng Kim đi mua sắm nữ trang, quần áo cưới và mọi vật dụng cần thiết trang hoàng cho ngày cưới, chàng không quên đặt cho cha vợ hai bộ Veston và mua tặng ông một chiếc đồng hồ Rolex đắt giá của Thụy Sĩ.

Hạnh phúc là một thiên đàng tuyệt hảo dành cho Kim, nàng đã sống đã yêu với sự chân thành từ trái tim, nàng đã được đền bù xứng đáng. Sau ngày cưới Kan đưa nàng đi hưởng tuần trăng mật tại Paris nơi có những kỳ quan lịch sử và có những danh lam thắng cảnh tuyệt vời – Kan không quên mời cả người cha vợ tôn kính cùng đi cho ông có cơ hội du lịch Paris mà ông hằng ao ước.

Tình yêu hạnh phúc sự nghiệp đã chào đón người phụ nữ Việt Nam thân thương của chúng ta, trong trái tim người Ấn Ðộ đã khắc sâu hình ảnh người vợ Việt Nam trân quý, tác giả viết bài này với lòng cảm mến thật xâu sa tấm tình tốt đẹp hiếm có của hai nhân vật trong cốt truyện qua cuộc sống thật ngoài đời tại thung lũng Silicon hoa vàng muôn thuở - Có một vài hư cấu cho câu chuyện súc tích lãng mạn hơn và thấm thía hơn trong cuộc sống ly hương - Kan và Kim đã sống hạnh phúc gần 10 năm qua và có với nhau 4 mặt con, ba gái, một trai, những đứa con lai hai dòng máu Ấn Việt xinh đẹp và khôn ngoan vô cùng .

NPNA Xuân Ðinh Hợi 2007


Nguyenphanan
#23 Posted : Sunday, May 6, 2007 9:10:15 PM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Tuỳ bút : Nguyễn Phan Ngọc An

MƯA ĐÁ GIỮA ĐỜI

Chiều xuống chậm, những hàng cây cao vút đứng im lìm trơ trọi hai bên lối đi, ánh nắng vàng vọt còn sót lại trên đồi cây, ngọn cỏ như reo vui theo từng nhịp bước chân nàng… Con đường về nhà vắng lặng, Trâm bước vội vàng như sợ màn đêm chụp phủ không gian, nàng sẽ vất vả biết chừng nào vì nàng biết đường về nhà còn xa, ít ra cũng phải đến gần cây số nữa ! Nàng lo cho các con bơ vơ ở nhà, những chuyến hàng trôi chảy, suông sẻ thì Trâm về nhà sớm để lo cho các con buổi cơm chiều, chuyến hàng này gặp rủi ro, bị thuế vụ tịch thu, tổng số tiền vốn của thuốc lá ngoại 555 và thuốc tây cũng không dưới 80 triệu ! Trâm thấy bước chân nặng nề đi không muốn nổi khi nghĩ tới số tiền bị mất kia, hoàn cảnh khó khăn nàng tạo được số vốn đi buôn hàng chuyến này cũng không phải dễ dàng, Trâm đã phải xin mẹ bán đi 10 lượng vàng và chiếc xe PC 50 của nàng.
Từ ngày tập tểnh đi buôn hàng chuyến, Trâm cùng Hoa, cô bạn thân thiết ở Phước Hải, là goá phụ có hai con, chồng sĩ quan tử trận chiến trường Bình Long, Hoa về sống với mẹ cha nơi vùng biển quê nhà, Hoa cũng như Trâm chưa hề biết bán buôn nhưng nhờ lanh lẹ tháo vát cả hai đi thử vài chuyến, thấy trót lọt có lời nên chuyến này dồn hết tiền vốn vào mua nhiều hàng, không ngờ tai họa ấp đến bất ngờ cho cả hai, mấy chuyến trước mình cho thằng lơ xe 50 ngàn, chuyến này lơ đãng quên cho tiền nó, có lẽ vì thế mà nó phản thùng mình ! Càng nghĩ càng tức cho mình không chu đáo để ra nông nỗi thế này, Hoa đã khóc thật nhiều chiều nay và mắng Trâm đủ lời cay đắng…
Về đến nhà Trâm thấy các con chưa ăn cơm tối, ngồi ngoài hiên nhà chờ mẹ, nàng xót xa trong lòng ! Mọi lần nàng về là quà bánh cho các con, hôm nay không quà, không còn đồng xu dính túi, Trâm như muốn chết cho xong, những ngày tới nàng phải làm sao đây ? Trâm không ăn cơm nổi nữa, nàng vào phòng nằm vật trên giường thở dài từng chập, từng chập…não nề !
Mẹ thấy nàng không đi buôn bán hai ngày liền, đoán gặp chuyện không may, mẹ gặng hỏi và khuyên Trâm đừng đi hàng chuyến nữa, Mẹ cho một số vốn buôn bán tại chỗ. Nhân dịp chợ nhà đang sửa sang, nàng đăng ký một sập bán vải đủ loại hàng nhập, hàng nội địa…Nhờ vào duyên buôn bán, Trâm mau chóng phát đạt, hàng ngày nàng bán đến 12 giờ trưa là đã thâu được mấy thùng hàng vải nhập từ Mỹ về hoặc vải của cửa hàng nhà nước xuất ra. Trâm mang về Chợ Lớn bỏ mối bán sỉrồi tự chọn những mặt hàng nhập thật lạ về bán lẻ trên sập của nàng – Hàng vải mua vào thì Trâm không kén chọn, bất cứ màu sắc dị kỳ, rằn ri, lập thể, cứ các chị chợ trời đưa chủ hàng vào là Trâm đưa tiền cò ngay không cần coi hàng như thế nào, hàng càng lạ lùng nàng bán càng độc quyền và giá cao vì không ai có… Bởi vậy nàng có hàng liên tục để mỗi ngày mỗi mang hàng lên Chợ Lớn bỏ sỉ và mua hàng mới về bán. Những bạn hàng xung quanh thấy Trâm luôn có hàng lạ và bán rất chạy, lời gấp đôi vì không ai có, họ nhắn các cô đi bỏ hàng mua cho họ, ba hôm sau mới có hàng bỏ cho họ thì Trâm đã đổi mặt hàng khác, còn họ thì cả chục sập giống hàng nhau bán chẳng được lời, đôi lúc ế hàng loạt…
Thường thì Trâm sau khi lấy hàng xong, nàng đi xe Lam tại Chợ Lớn ra bến xe dù Hàng Xanh về nhà- Hôm đó Trâm ngồi ngoài cùng của chiếc xe Lam, hai giỏ vải lớn kẹp dưới chân, xe vừa lăn bánh, một tên gian dựt ngay sợi dây chuyền trên cổ Trâm, Trâm la lên nhưng ông tài xế cứ chạy thẳng không ngừng lại. Trâm đành mất sợi dây chuyền 5 chỉ mới mua hôm sinh nhật nàng ! Một lần Trâm lấy hàng xong, trời còn nắng nàng ghé mấy quán cóc bên lề đường Hàm Nghi ăn tô bún, nàng lật đật đứng dậy giữ chặt hai giỏ hàng dưới chân vì xung quanh Trâm có ba thằng lưu manh bám sát để chuẩn bị dựt đồ. Một thằng dựt chiếc nón kết trên đầu Trâm, một thằng xấn tới dựt phăng sợi dây chuyền rồi thảy chuyền qua thằng kia chạy mất…dây chuyền đứt rớt lại cái mặt trái tim cẩm thạch, thằng khác thò tay xuống nhặt. Trâm nhanh tay chụp lại mặt cẩm thạch, trống ngực đánh loạn xạ, tay chân thì run lập cập, miệng la lớn “ quân lưu manh, tụi bay không biết tao là ai hay sao hả ? công an đâu, bắt cũ côn đồ nó dám đụng tới bà, chúng nó muốn chết chắc” nàng nói bạo mồm để trấn an mình và để hù họa lũ côn đồ may ra chúng nó sợ, tưởng nàng là thân nhân của “cốm” mà bỏ đi, nàng gói vội mặt cẩm thạch vào miếng giấy, thằng còn lại bước tới “ chị để em gói hộ cho” Trâm nghiến răng “ đừng dỡ trò nữa con ạ, tao sẽ kêu công an bắt hết lũ bây ngay bây giờ” vừa nói nàng vừa nhanh chân kéo hai giỏ vải lên xích lô máy chạy thoát ra vùng hiểm địa, thế là Trâm lại mất thêm sợi dây chuyền thứ hai…
Hai tuần sau đó, trong lúc bán hàng tại sập, khách bu quanh, người thì bảo lấy loại này cho xem, người thì bảo lấy loại kia cho xem, bà kia thì đòi cho được khúc vải móc trên hàng dây trên cao, Trâm đứng lên lấy vải, tức thì tên đứng gần giỏ tiền sớt ngay cái bóp tiền dày cộm của Trâm định trưa đi lấy hàng, Trâm mất cả hồn viá không bán buôn gì được nữa và không còn tiền để đi lấy hàng Chợ Lớn như mọi lần…Không hiểu sao Trâm không bao giờ được bình yên, chỉ mấy ngày sau lại bị mất của nữa, có lẽ bọn gian để ý thấy nàng bán chỉ một mình không người phụ, hàng vải thì nhiều nên chúng lưu ý nàng. Buổi sáng mới dọn hàng xong, một đám người ghé sập đứng bu quanh, Trâm cảnh giác tối đa, bỗng thằng nhỏ chừng 10 tuổi bảo “cô làm rớt tiền kià” Trâm vội cúi xuống lượm tờ giấy 5000$ thì đám người đứng đàng trước mặt sập vải đã cưỡm đi của nàng gần 10 sấp vải nhập – Trâm tức tối khi rõ ra hành động thằng bé là chim mồi hy sinh 5000$ để đồng bọn vớt được mấy trăm ngàn chia nhau – tâm hồn Trâm rã rời, của cải mất như cơm bữa, buôn bán khôn ngoan lời nhiều nhưng mất mát thì vô số kể ! Có một lần gom tiền đi lấy hàng, lên đến Sài Gòn Trâm chuyển qua xe Lam vào Chợ Lớn. Ngồi trên xe có khoảng 6 người, ai cũng lom lom nhìn Trâm, nàng lo sợ vội lấy chiếc nón có vành lớn đang đội trên đầu xuống che miệng giỏ đựng tiền mua hàng, bà ngồi cạnh nàng tự nhiên hát nho nhỏ rồi đẩy dần chiếc nón lá của bà xê dịch che kín chiếc giỏ lớn đựng bóp tiền của Trâm, hai tay Trâm vẫn đè lên chiếc nón của mình và nón lá của bà đã ụp lên hai bàn tay Trâm – Bỗng Trâm thấy cái giỏ nhúc nhích, Trâm gạt phăng chiếc nón lá ra thì thấy tay bà rút vội từ trong giỏ Trâm ra, Trâm trừng mắt nhìn bà, bà nhìn lại Trâm bằng đôi mắt sắc lẹm rồi chửi “ đồ ngu” xong bà nhảy xuống xe dông mất, lần đó Trâm chưa mất tiền nhưng cứ thắc mắc sao bà ta không lấy được tiền của mình mà lại chửi mình ngu, lẩn quẩn không tìm ra câu giải đáp, Trâm vội vã lấy hàng rồi ra xe về – vẫn phải đi xe Lam vì nàng mang hai giỏ hàng lớn, ngồi trên xe đã có sẵn 5 người đàn ông lẫn đàn bà, họ đẩy cho nàng ngồi gần người đàn ông ôm khư khư một mâm gì trước bụng, khi xe chuyển bánh được khoảng 5 phút, người đàn ông mở mâm ra rồi lắc bầu cua, tài sỉu gì đó Trâm không rành, mấy người trên xe Lam ai cũng bỏ tiền ra đánh, kẻ ăn người thua, họ cố tình gài bẫy Trâm, xúi Trâm bỏ tiền ra đánh , Trâm từ nào giờ không có máu cờ bạc nhưng không hiểu sao cũng móc tiền ra đánh, người thì cứ ngẩn ngẩn, ngơ ngơ không kềm chế được. Một lúc thì hết tiền, người đàn bà kế bên cũng hết tiền tháo đồng hồ ra đánh, bà ta cũng xúi Trâm tháo đồng hồ ra đánh, nhưng bỗng Trâm hoàn hồn tỉnh táo lại và kêu bác tài “ xuống, xuống, tôi xuống đây” rồi kéo vội hai giỏ hàng nhanh xuống, đứng chờ xe xích lô máy đến để đi tiếp vì thật ra chưa đến bến xe, Trâm sợ lũ quỷ ma này quá nên tìm cách xuống xe mà thôi ! Ai dè khi Trâm xuống là bọn mánh mung kia cũng xuống hết, đi tản mác hai bên lộ…thì ra một lũ lưu manh chuyên gạt người, Trâm vội vàng kêu ngay chiếc xe xích lô máy vừa trờ tới mà không cần hỏi giá cả, chỉ mong tránh thật mau lũ người ghê gớm này, may mắn nàng còn số tiền lẻ nhét trong túi quần Jean nên có tiền trả xe xích lô máy và tiền xe về nhà…
Một lần Trâm lấy hàng về, thường thường Trâm ăn mặc rất chải chuốt, nếu không thấy hai giỏ hàng vải ít ai biết nàng đi buôn, nàng mặc Jean, áo thun, đeo kiếng râm model – Khi chiếc xe đò nàng ngồi rời khỏi bến được 20 phút, khoảng chổ gần ra Thủ Đức, bỗng nhiên xe dừng cấp bách vì đàng trước hai tên lạ mang súng mặc quân phục rằn ri đứng chận xe lại. Mọi người trên xe đã biết việc sẽ xãy ra, vì thời gian đó khách đi xe bị cướp bóc rất nhiều, Trâm cũng biết lũ này sẽ lên xe cướp của, tiền hành khách , trên xe khoảng trên 50 hành khách ngồi im thin thít, mặc cho chúng đến từng người một bảo có bao nhiêu tiền đem ra ủng hộ thương binh, ai cũng riu ríu trút hết tiền trong túi hoặc trong bóp đưa cho họ. Trâm thì không, nàng rất ghét bọn cướp cạn này nên dửng dưng khi chúng đến trước mặt bảo “tiền đâu” Trâm trả lời “ không có tiền”, tên cao gầy đánh thẳng vào mắt Trâm văng bể cặp mắt kiếng râm vì chắc nó thấy Trâm xấc đeo kính trước mặt nó, chưa yên, nó nói lần nữa, Trâm vẫn trả lời “ không còn tiền” người hành khách ngồi bên run rẫy nhắc Trâm “ chị đưa tiền đi, không thì chết cả lũ đó”, Trâm trừng mắt nhìn tên cướp cạn, quyết không đưa tiền, không hiểu sao lúc đó nàng không sợ gì cả, chỉ có thù ghét chúng mà thôi…thằng cao gầy đưa mũi súng dí ngay vào trán Trâm định bóp cò, bác tài xế chạy lại năn nỉ van xin, nó chưa buông súng xuống thì thằng mập lùn kia đã móc trái lựu đạn ra toan ném vào Trâm…Tình thế quá găng Trâm đành phải móc chiếc bóp ra đưa hết tiền còn lại cho nó, hai thằng mới chịu xuống xe để cho xe chạy. Nghĩ lại mà ớn óc nổi da gà, suýt chút nữa đi chầu diêm dương mà chẳng rõ bao nhiêu người cùng đi vì súng bắn có thể chết lây nhưng lựu đạn là chắc chắn tiêu hao nhân mạng không ít. Về tới nhà Trâm mới biết mình còn sống, nàng có tính gan lì bướng bỉnh đâu sợ điều gì, ngay khi còn sống chung với ông xã, nàng đã từng mang súng loại thật nhỏ lận trong lưng lên phi cơ đi ra chỗ ông xã đóng quân – Không phải nàng mang súng theo để hăm dọa chồng mà nàng làm như thế là vì lệnh của ông chồng nhờ nàng mang đến cho chàng cây súng chiến lợi phẩm chàng đã thu được từ tay quân giặc – Lúc ấy chiến tranh lan tràn, đi phi cơ bị kiểm soát gắt gao, Trâm đã bị xét hai trạm phi cơ dừng, tưởng đã bị lộ… Bây giờ gặp việc tai ương này, Trâm nhớ lại chuyện xưa mà rùng mình, quân đội mà xét được súng trong người Trâm thì chắc chắn Trâm bị bắt và không chừng bị bắn nữa là khác, làm sao không bị tình nghi là nữ cán bộ Cộng Sản ! Nhớ lại mà toát mồ hôi lạnh, tại Trâm mang trong người dòng máu liều không biết của cha hay của mẹ, mà mấy phen tưởng tiêu tán đường rồi !
Cách bảy tám năm về trước, Trâm không nhớ rõ lắm, chỉ biết là thời kỳ Cộng Hòa, đất nước chưa bị Cộng Sản chiếm, Trâm đi xe đò từ tỉnh Bình Tuy về…dọc đường gặp mấy anh Cộng Sản, thời đó Trâm chưa từng biết Việt Cộng ra sao, nàng run bắn cả người, trên xe hầu hết là đàn bà con nít, đàn ông chỉ vài người – Mấy ông VC đuổi mọi người xuống xe, leo lên xe xét đồ đạc và xét hành lý cá nhân của mỗi người, khi xét đến Trâm, họ có vẻ nghi ngờ nàng là thân nhân của Cộng Hòa, xốc tận đáy giỏ và họ đã nhìn thấy 2 bộ đồ trận của chồng nàng còn mang nguyên bảng tên thêu trên nắp túi, ông xã của Trâm có cái tên thật lạ lùng mà có lẽ không bao giờ có ai trùng tên được, bởi vậy nhiều người nghe tên cứ tưởng người ngoại quốc hay người Nùng, ít ai nghĩ là người Việt Nam…Họ lừ mắt nhìn Trâm và đã chắc chắn nàng là kẻ thù rồi, họ đọc tên trên túi áo thì đã biết ngay là tên ác ôn Mỹ ngụy mà chúng đã treo chiếc đầu 500.000$ nếu ai bắt sống được ! Trâm chết điếng khi bị phát giác 2 bộ đồ lính của chồng, nàng không còn biết phải làm sao thoát hiểm nguy, tên VC đưa súng dí vào mặt nàng nói “ chồng bà là nợ máu của nhân dân, bà phải gọi chồng bà về quy hồi với cách mạng, nếu không tôi bắn chết bà” rồi hắn cho xe chạy, giữ lại một mình Trâm ! Hắn nói tiếp “ chúng tôi phải kỷ luật bà, cho bà thấy cái sai trái phản động của chồng bà”…Ba tên VC đang loay quay người xách giỏ của Trâm, người thì quản thúc Trâm, người thì chĩa súng sau lưng Trâm, bỗng một chiếc xe GMC trờ tới, trên xe toàn là lính, chiếc xe từ từ chạy tới gần, khi đã nhận rõ là kẻ địch, ba tên VC bỏ chạy, đạn của quân đội bắn theo sau, Trâm một phen thoát chết vào tay VC – Nàng đứng tại chỗ không nhúc nhích vì nếu chạy biết đâu sẽ trúng đạn, nàng dơ hai tay lên trời kêu cứu và bước từng bước chậm đến gần chiếc xe GMC, họ đỡ nàng lên xe, thế là Trâm đã được cứu sống, trên đường xe chạy nàng cho các anh chiến sĩ biết nguyên nhân họ bắt nàng và kết luận “ người về từ cõi chết” !
Ngày qua ngày, cuộc sống của Trâm không may mắn như mọi người, có lẽ kiếp trước nàng gieo quá nhiều ác nghiệp nên kiếp này chẳng đặng bình an suông sẻ, về buôn bán thì Trâm rất giỏi, nhưng họa tai thì nàng lãnh quá nhiều, một lần nọ nàng đang ngồi bán trên sập vải, khách mua hàng là một người đàn bà trạc tuổi 50, bà mua liền 3 xấp vải nhập không cần trả giá, kiểu cách là dân sộp giàu có để làm quen nàng, hôm sau bà lại đến ngồi tại sập lân la chuyện trò, bàn việc mua bán vải lấy từ nhà kho xuất ra, lúc ấy vải của nhà nước xuất ra toàn là vải teteron trắng và màu, vải quần tây màu xanh dương, Trâm đã từng mua thường xuyên của cửa hàng đem về Chợ Lớn bỏ sĩ nhưng không được mua nhiều, nay bà này nói nghe hấp dẫn quá, y như bà là vợ cán bộ lớn không bằng…Trâm dọn hàng về sớm thu gom tất cả tiền mặt và bán thêm 3 cây vàng lá để đủ số yêu cầu bà ta đã nói mua hàng vải xuất khẩu. Trên đường đến cơ sở mua hàng, Trâm luôn luôn lo lắng không yên trong dạ, nhưng thôi một liều ba bảy cũng liều, bệnh liều đã ngự trị tim óc nàng từ tấm bé, đến cửa cơ sở bà ta bảo Trâm đưa tiền để bà vào làm thủ tục mua vì chỉ có bà mới được quyền mua và đường dây của bà nên Trâm vào sẽ mua không được, họ sợ bể không dám bán…Đành vậy, Trâm ở ngoài xe chờ. Độ một tiếng sau bà trở ra bảo là “ngày mai mới có hàng, chị em mình về chiều mai ra lấy hàng”. Chiều hôm sau bà đến sập vải gọi Trâm đi, lòng Trâm đang như lên cơn lửa bỏng, gặp bà Trâm mừng quá, vội giao hàng cho đứa cháu gái đi ngay với bà, bà không đưa nàng đến chỗ mua vải của cửa hàng mà lại đưa nàng đến một nơi khác bảo là nhà bà vợ Trung Tá Thủy Sản, Trâm ngạc nhiên thì bà đã nói :
- Số tiền mua vải chị đã bán sĩ liền, lời được hơn hai triệu, chị bỏ vào mua vi cá luôn rồi, đây là nhà bà Trung Tá Toàn bán vi cá cho mình đây.
- Vi cá gì…Trâm tức mình gằn giọng – Sao chị không cho tôi biết gì cả, tôi chỉ cần mua vải vì đó là nghề của tôi, còn vi cá tôi không hề biết, lỡ đồ dỏm thì làm sao ?
- Không có đâu em, chỗ này quen lớn, không bán đồ dỏm cho mình đâu, em tin chị đi…Bà ta trả lời và vuốt vuốt vai Trâm cho nàng yên tâm.
Nói xong bà dẫn Trâm vào trong sân nhà bà Toàn, bà chỉ tay vào một đống bao bố chất đầy trên sân cũng khoảng mười mấy bao 50 kg – bà vào trong nói gì với chủ nhà và trở ra nói với Trâm :
- Hàng vi cá của mình đó, em kêu xe chở đi.
Trâm nghe mùi hôi nồng nặc xung quanh những cái bao tải, nàng đến gần vạch ra xem, thấy toàn là cá vửa, cá hư, hôi rình…Trâm hỏi bà mà muốn nghẹn :
- Vi cá gì mà chị nói vi cá, toàn là cá thúi, cá hư chị có thấy không ? thôi chị gạt tôi rồi ! Trâm nói mà nghẹn ngào muốn khóc !
- Không đâu em, vi cá mắc lắm, làm sao có nhiều, chị cho nhét bên trong làm nhưn, bên ngoài ngụy trang cá thúi mới qua mắt bọn thuế vụ công an được chứ, bà trả lời thật nhanh với nàng – em kêu xe chở gấp đi về Sài Gòn bán ngay bây giờ.
Trâm cứng họng, bán tín bán nghi nhưng cũng phải kêu xe chở vì vốn liếng nàng hiểu ra là toàn bộ của nàng, nàng lại phải trả tiền xe chở là 120.000 về Sài Gòn. Đi được khoảng hai cây số thì trời đã chạng vạng tối, bà lại bảo :
- Trời tối rồi không thể mang lên Sài Gòn ban đêm, không có bạn hàng mua đâu, em chở về nhà em đi, sáng mai mình chở về Sài Gòn mới bán được…
Trâm tức giận nhưng biết không làm gì được bà ta, đành cho hàng xuống nhà mình, chất chật cả khuôn sân, bà đi về Bến Súc ngủ và nói ngày mai sẽ tới sớm cùng đi…
Độ 10 giờ đêm Công An tuần tra đi ngang thấy các bao chất trong sân, gõ cửa hạch hỏi: Thứ gì trong đó? Trâm nhanh nhẩu “ cá khô thúi chứ thứ gì, bà chị ở Phước Hải mang gởi sáng chở đi bán cho heo ăn” Tên Công An nói “ không biết là cái gì, phải đóng thuế thôi chị ạ ! 50 ngàn và đây là biên bản đóng thuế của chị”, thế là Trâm lại mất thêm 50 ngàn cho thuế má, chao ơi là khổ !
Sáng ra nàng dậy thật sớm vì lo lắng suy nghĩ cả đêm thao thức không ngủ được, ra sân nhìn vào các bao tải, ôi thôi, dòi ở trong bao bò ra ngoài nhun nhúc thấy rợn người, Trâm đang quýnh quáng thì bà đến, Trâm túm cổ áo bà làm dữ :
- Bà gạt tôi, mau trả tiền lại cho tôi, cả thảy tôi đưa cho bà là 38 triệu, nếu bà không trả tôi kêu Công An bắt bà ngay lập tức.
- Khoan đã em, chị nói là hàng vi cá thật mà, chở lên Sài Gòn em sẽ thấy, bị vì cá hư nên có dòi thôi, chị đâu có gạt em – bà khẩn khoản nói với vẻ mặt khổ sở…
- Lấy gì làm tin đây – Trâm nói nhanh – Căn cước của bà đâu, đưa đây làm tin, mau lên ! Bà chần chờ chưa chịu đưa căn cước, Trâm buộc bà phải ghi vào tờ giấy nợ số tiền 38 triệu bà nợ Trâm và giữ căn cước của bà.
Lại kêu xe chở về Sài Gòn và lại là Trâm trả tiền vì lúc nào bà cũng nói không còn tiền vì đã bỏ ra mua hàng chung với Trâm, thế là Trâm lại móc túi ra trả tiền 3 chiếc ba bánh chở ra lộ cái là 45 ngàn, bà nói hàng lậu không thể chở ra bến xe…Trâm hoàn toàn bị động mọi sự việc, nàng tức giận mình ngu muội nghe lời con mẹ trời đánh này, phóng lao phải theo lao, nàng phải bỏ buổi chợ bán vải để đi bán cá thúi với hy vọng vi cá nằm ẩn bên trong làm nhưn ! Trâm ăn mặc sang trọng vậy mà phải phụ bà và mấy thằng lơ khiêng các bao tải đưa lên mui xe cấp bách vì sợ thuế vụ công an đến. Những giọt nước hôi rình, thúi quắc rớt xuống mặt Trâm, tóc Trâm và quần áo của Trâm…nàng nghe như mình mẩy thúi oang một mùi muốn ói, không dám ngồi lên ghế sợ người kế bên chửi đành đứng tuốt đàng sau đít xe mà nghe người như nhảy tưng tưng từng khúc đường ổ gà lồi lõm !
Lại thêm 120 ngàn tiền hai người và 13 bao cá, cũng là Trâm thôi, ngao ngán nàng thở dài chán nản – Đến Hàng Xanh lại một phen thuê 3 xe xích lô máy chở vào Chợ Lớn “ chúng tôi tính rẻ là 60 ngàn” lại 60 ngàn, Trâm lẩm bẩm móc tiền đưa mà nghe trong bụng cồn cào vừa ngẩn ngơ vừa đói bụng, đêm qua nàng tức con mẹ phù thủy này thành ra no cành hông không ăn cơm tối, cái mặt con mẹ giống phù thủy thật, lại thêm cái cổ nổi cục bứu to tướng ở giữa cổ, chắc là hậu quả của cuộc sống lừa đảo gạt người đây ? Trâm nghĩ vậy nhưng lại an ủi mình, hãy rán chờ đợi kết quả, chỉ hai mươi phút nữa thôi sẽ rõ bộ mặt thật của bà ta ?
Vào đến Chợ Lớn bà te te đi nói chuyện nhỏ to với mấy mụ bán cá, bỏ mặc Trâm giữ hàng, khi họ đổ cá ra thì chẳng thấy một con vi cá nào cả, Trâm chết điếng, biết làm sao đây ? chạy vội lại nắm áo bà ta, Trâm la lớn” bớ công an, bắt con mẹ cướp của lừa đảo, bớ công an” bà nhanh nhẩu tháo sợi dây chuyền thật to khoảng 10 lượng mà Trâm vẫn thấy bà đeo trên cổ từ khi quen biết bà, bà gói vội vào mảnh giấy đã có sẵn đưa cho Trâm và nói “ đừng kêu công an em, chị đưa tạm cho em sợi dây chuyền 10 lượng này em giữ làm tin, về nhà chị mang tiền qua trả lại cho em”, bà đưa vội vào tay Trâm rồi chạy biến vào chỗ đông người mất dạng. Trâm hoảng hốt khi trên tay sợi dây chuyền nhẹ tưng như cầm cục kẹo thật nhỏ, “trời ơi…đại gian ác, đưa đồ giả, trời ơi…đại gian ác” nàng tung mình chạy theo nhưng bà ta đã biến mất, không còn cách nào khác nàng ra chỗ mấy mụ mua cá lấy lại chút tiền còm cá thúi thì mấy mụ trả lời “ bà Huệ lấy tiền xong rồi” ôi trời ơi, bà ta lấy trước tiền cá thúi, mưu mô chưa từng thấy trong xã hội loài người, Trâm nặng nề bước đi ra khỏi khu chợ hôi thúi, lặng lẽ buồn cho số phận không may, miệng lầm bầm “ đại nạn, đại nạn”.
Một tuần sau rồi một tháng sau cũng chẳng thấy bà ta trở lại sập vải của nàng, Trâm tức lồng lộn lên chỉ muốn tìm cho ra bà mà xẻ thành trăm mảnh mới hả cơn hận thù chất chứa trong lòng nàng, nàng đi báo với Công An Huyện và trình cho họ tờ giấy nợ cùng căn cước của bà ta mà nàng đang giữ. Ngay trưa hôm sau Công An hình sự theo Trâm đến Bến Súc, nơi bà ta hay đi qua lại – Công An và Trâm đã phát hiện ra bà và bắt đem về trại giam, khi bắt bà họ xét trong giỏ xách thấy một tấm hình của Trâm lúc bà rủ sang nhà bà chơi rồi bà chụp lén tại vườn cây trái sau hè nhà, một chai gì nhỏ có nước màu vàng ở bên trong giống như chai dầu thơm, một chùm chỉ đủ màu sắc…Trâm thầm nghĩ, có lẽ đây là bùa ngãi gì mà bà ta đã ân sũng dành cho nàng vì có tấm hình mặt mũi của nàng, tha hồ mà lung lạc nàng…
Bà bị giam được hơn tuần lễ thì Trâm có giấy mời lên đồn Công An hình sự chỗ giam bà để giải quyết, người trưởng Công An mời Trâm ngồi rồi nói rằng “ Tôi nghĩ đây là chuyện cá nhân với nhau, nếu chị không muốn dàn xếp ổn thỏa với nhau mà cần nhờ đến pháp luật thì yêu cầu chị đưa giấy chứng minh của bà Huệ để chúng tôi làm việc” Trâm không cần suy nghĩ đưa ngay tấm căn cước của mụ ta cho ông công an, ông ta cầm xong hẹn Trâm thứ hai tuần sau trở lại gặp ông ta – Trâm được biết người trưởng Công An hình sự này tên là Đức.
Thứ hai tuần sau Trâm đến gặp Đức, ngồi đợi mãi cũng không thấy bà Huệ xuất hiện để làm việc với công an – Trâm đòi phải cho gặp mặt bà ta, ông Đức trả lời :
- Bà ấy xin tôi về thăm nhà, ba hôm trở lại, có lẽ ngày mai bà ấy mới có mặt, vì đi mới hai hôm.
- Thưa ông, nếu vậy ngày mai tôi đến, mong ông xử lý đúng với luật pháp và lương tâm , xin ông trả lại tôi giấy chứng minh của bà Huệ và tờ giấy nợ, mai tôi sẽ cầm lên làm việc…Trâm nói với Đức, trưởng Công An hình sự của Huyện.
- Bà ấy mượn tôi giấy chứng minh để đi đường, nên tôi đã cho bà ấy mượn, chị thông cảm vậy, ngày mai chị lấy cũng được, Đức trả lời Trâm như thế !
- Trời ơi, ở tù cha sao vậy ông, ở tù mà còn đi phép, còn được lấy lại giấy tờ tùy thân ! tôi nói cho ông biết, nếu vụ này không xử lý nghiêm minh, bao che tội phạm, tôi sẽ thưa luôn cả ông đó…Trâm nói với sắc mặt giận dữ, đùng đùng bước ra khỏi đồn hình sự mà nghe trong lòng bất mãn tên Đức đến cùng độ…
Ngày mai Trâm đến, tên Đức tránh mặt không tiếp nàng, cho người phụ tá tiếp và bảo là ông Đức bị bệnh – Trâm thừa hiểu những gì bí ẩn bên trong, nàng bỏ về và đưa đơn thưa nội vụ lên Tòa Án tỉnh.
Mãi gần một năm sau nội vụ mới được xét xử – Khi ra đối chất trước Tòa Án Tỉnh nàng mới biết không phải một mình Trâm là nguyên đơn mà còn hai người nữa, đó là bà Trung Tá Toàn và bà mẹ của cô Oanh, người ở chung trại giam với bà Huệ về tội vượt biên bị bắt – Trâm vẫn là người đứng đầu nguyên đơn vì nàng bị mất số tiền lớn hơn những người kia – Trong lúc chờ giờ xử lý Trâm hỏi thăm hai người đàn bà kia mới hay tự sự đáng sợ của bà Huệ – Bà ta gạt luôn tiền cá khô của bà Toàn nhiều chuyến lên đến 15 triệu, tệ hại hơn là khi bà ta ở trong tù, ông Đức cho đi phép đã hối lộ của bà ta 3 chỉ vàng, bà ta hẹn đi phép về sẽ giao cho ông Đức, bởi thế ông sẵn sàng giúp cho bà cả chứng minh đi cho dễ dàng thuận lợi – Trước khi đi phép bà dụ dỗ cô Oanh cùng chung phòng giam rằng “ ngày mai chị được về phép một tuần thăm nhà, chị sẽ mua quà vào cho em…mà này chị thấy em có chiếc áo thêu con rồng đẹp quá, em cho chị mượn mặc ít hôm xí xọn đi Sài Gòn thăm bà con được không ? còn nhà em ở đường nào, cho chị địa chỉ chị ghé thăm biết tin tức gia đình em luôn thể”…
Oanh tưởng bà ta có lòng tốt, biên địa chỉ số nhà và tên cha mẹ, cho bà mượn luôn chiếc áo màu tím thêu con rồng vàng trước ngực, nào ngờ đâu bà lợi dụng chiếc áo và địa chỉ do Oanh biên, bà đã đến gia đình làm tiền cha mẹ Oanh. Bà nói bà là vợ của ông Thiếu úy Đức trưởng ban hình sự huyện, đến để lo cho cô Oanh về theo ý của chồng và ý cô Oanh, bà đòi nhận trước 5 chỉ vàng, số còn lại sẽ đến lấy sau khi cô Oanh đã được về…và đây là chiếc áo của cô Oanh, mang về làm tín hiệu cho hai bác, đây là chữ cô Oanh viết để hai bác làm tin - Ông bà cả tin vì thấy có lý nên mất trắng 5 chỉ vàng – Trâm nghe hai người đàn bà kể mà rụng rời cả tay chân, đúng là “ lường gạt có bằng cấp”. Đúng lúc ấy lệnh Toà Án bắt đầu xử lý, bà Huệ đã ra đứng trước vành móng ngựa, Toà tuyên án Hình Sự, lừa đảo phải giải quyết thỏa đáng…Đến giờ nghỉ án 10 phút, ba người nguyên đơn tỉnh bơ ngồi im với hy vọng tràn trề, bà Huệ rút vào trong chạy chọt thế nào mà sau khi trở lại việc xử lý đã đảo ngược, Tòa tuyên bố “ đây là việc buôn bán làm ăn cá nhân bị thua lỗ, không thuộc diện hình sự…nếu ai muốn bãi nại thì thôi, còn ai muốn tiếp tục thì đóng lệ phí cho Tòa Án 200 ngàn và gởi đơn qua hồ sơ dân sự”. Nghe tuyên bố quá bất ngờ, Trâm tái mặt chửi thầm “ cả một lũ ăn hối lộ, thật không ngờ” rồi không cần biết sự việc tiếp tục ra sao, nàng đứng dậy lớn tiếng trước mặt quan toà “ Công lý pháp luật của các ông như vậy đó hả ! Toàn bọn tham nhũng ăn hối lộ thối tha, tôi chẳng còn gì để tin vào công lý và pháp luật của các ông nữa” nói xong Trâm dừng lại xem phản ứng lũ quan toà, họ im lặng và dường như xấu hổ, Trâm không sợ vì nàng không có tội gì, ai dám làm gì nàng, nàng sẽ đưa nội vụ lên trung ương, không lẽ cả một chế độ không còn lấy một người đại diện công lý nghiêm minh, sáng suốt…

Trời cuối thu xứ người sao u ám lạ thường, ngồi viết lại những trận mưa đá trong đời mình, Trâm nghe lòng như dâng lên nỗi nghẹn ngào ! Quê hương ta, nơi cho ta cuộc sống, nơi cho ta tình người mà cũng cho ta bao kỷ niệm thương đau, một đời ta dù lưu lạc mấy phương trời, chắc chắn ta cũng không bao giờ quên được những chứng tích đau thương đã xãy ra cho chính mình, Trâm viết ra sự thật mà chính nàng là nạn nhân, bởi vì như lão si thĩ Hà Thượng Nhân đã nói “ Viết văn, làm thơ trước hết là phải có tài…đành thế, nhưng có điều khó khăn hơn tài năng…là đừng bao giờ dễ dãi với chính mình nghĩa là chỉ viết những gì mà nếu không viết ra thì mình không yên ổn được, tức là phải có những tâm sự, những cảnh ngộ thật cần phải nói ra, cần phải viết lại…Sự thành công chỉ đến với một tấm lòng chân thật và một sự say mê không giả tạo…” Những lời quý hóa kia đã khiến tâm hồn Trâm thấy được niềm an ủi vô biên và Trâm như cảm nhận được sự chia xẻ từ những tâm hồn yêu văn chương, yêu nguồn cội quê hương, tự nhiên nàng thấy nhẹ nhàng như vừa ký gởi được một tâm sự nặng nề bấy lâu chất chứa…những hình ảnh quê mẹ thân yêu cứ như đang ẩn hiện trước mắt nàng, những khóm trúc, cây dừa, dòng sông quê hương, căn nhà ấm cúng thuở nao với làn khói chiều êm ả, những cánh đồng bao la lúa chín vàng sẽ chẳng bao giờ phai mờ trong tâm trí…nhưng còn…khối tình bao la sông núi Việt, Trâm biết làm gì đây…để trả ơn cha mẹ, núi sông, mộng ước lớn với vòng tay nhỏ bé, Trâm thở dài buồn bã…Đời con người ai cũng có những ước mơ nhưng mấy ai thực hiện được, mấy ai đạt được hoài bão trong cuộc đời phù du tạm bợ này. Dưới ánh nắng nồng ấm xứ người Trâm thấy trong lòng ấm áp vì nơi đây, một đất nước văn minh, tự do, phú cường, một đất nước có tấm tình bao la nhân ái đã cho dân tộc nàng và bản thân nàng có cuộc sống ấm no hạnh phúc để chờ đợi một ngày thanh bình trên quê hương mẹ – Trâm như nhìn thấy những vạt nắng vàng rưcï rỡ nhảy múa reo vui trước mắt nàng …

NPNA San Jose California
Nguyenphanan
#24 Posted : Saturday, June 2, 2007 11:04:58 PM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

NGƯỜI BÁN SÁCH TRÊN BÃI BIỂN NHA-TRANG
Tôi trở về thăm quê hương sau hơn mười lăm năm, kể từ ngày vượt biển ra đi. Tôi quyết định điều này qua bao nhiêu đêm ưu tư trằn trọc. Tôi chẳng còn ai thân quen bên ấy để về thăm. Mẹ tôi mất hồi tôi mới lên năm. Cha tôi chết cuối năm 1977 trong trại tù cải tạo Đá Bàn, khi tôi đang ở một trại tù khác tận núi rừng Việt Bắc và mãi năm năm sau tôi mới nhận được tin buồn. Đứa em gái mà tôi thương quí nhất, mang hình ảnh của người mẹ mà tôi chỉ còn mơ hồ trong ký ức, cũng đã kết liễu cuộc đời ở cái tuổi tưởng chừng lúc nào cũng có cả một bầu trời xanh bao la trước mặt. Còn bạn bè tôi, thằng chết, đứa ra đi, gởi thân khắp bốn phương trời. Biết là lần trở về này, rồi cũng chẳng khác gì cái ngày cách đây mười sáu năm, từ một trại tù miền Bắc trở về, tôi bơ vơ lạc lõng trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi cũng không có ý định về đây để tìm lại những kỷ niệm ngày xưa. Những “hang động tuổi thơ”chắc cũng đã biến mất trước bao nhiêu giông tố năm nào bất ngờ ụp xuống. Bây giờ chỉ còn sót lại chút ít trong lòng những người tha phương lưu lạc. Bản thân tôi có quá nhiều đớn đau và mất mát ngay trên chính cái thành phố một thời xinh đẹp này. Tôi sợ phải nhìn lại cái quá khứ hãi hùng và tang thương đó. Tôi về chỉ để làm một điều, mà nếu không làm được, lòng tôi sẽ ray rứt khôn nguôi. Có lẽ đến khi chết tôi vẫn không làm sao nhắm mắt.
Tôi về để tìm lại phần mộ của cha và em tôi, cải táng đem về an táng bên cạnh phần mộ của mẹ tôi trong nghĩa trang gia tộc ở quê tôi ngoài Vạn Giã. Điều ước mơ của cha tôi, mỗi lần ông kể cho tôi nghe về mẹ tôi và chuyện tình khá lãng mạn nhưng cũng nhiều cay đắng của ông bà. Cha tôi được chôn cất sơ sài trên núi Đá Bàn, bên ngoài một trại tù cải tạo lúc xưa. Còn em gái tôi, được gia đình một cô bạn thân chôn cất tại một nghĩa trang ngoài Đồng Đế. Khó khăn và may mắn lắm tôi mới tìm được tin tức về mộ phần của cha và em tôi sau hơn hai mươi năm. Nhờ một người bạn cùng tù với cha tôi, chính tay ông đã đào huyệt cho cha tôi; và gia đình cô bạn thân của em gái tôi, vượt biên từ năm 1978, hiện định cư tận bên Hòa Lan, cung cấp chi tiết và vẻ cả bản đồ hướng dẫn cho tôi.
Ngồi trên máy bay, tôi lo lắng đủ điều. Mộ em tôi nằm trong một nghĩa trang, dù chưa được xây, nhưng có tấm bia đúc bằng xi-măng nên có lẽ dễ tìm; nhưng phần mộ của cha tôi, nằm trong núi và cái trại cải tạo ngày xưa bây giờ đã biến thành một khu kinh tế mới. Gần ba mươi năm rồi, có biết bao sự đổi thay.
Cuối cùng thì tâm nguyện của tôi cũng hoàn thành được một nửa. Trái ngược với những lo lắng ban đầu, tôi dễ dàng tìm ra phần mộ của cha tôi. Mặc dù bối cảnh chung quanh thay đổi, nhưng bà con ở vùng kinh tế mới này đa số là dân thành phố bị cưỡng bách “tự nguyện” lên đây, một số ngày xưa là lính và công chức. Biết đây là mộ của những người tù cải tạo, nên họ thương mà rào lại và giữ gìn. Những dịp cuối năm họ đều thắp hương, tảo mộ và kẻ lại tên trên những tấm bia bằng gỗ, dù đã rong rêu qua bao nhiêu mùa mưa nắng. Riêng phần mộ của em tôi, mò mẫm suốt cả hai tuần tôi vẫn tìm không ra. Cả khu nghĩa trang bây giờ thay đổi. Người chết nhiều quá. Nhiều ngôi mộ mới xây, nhưng cũng có một số đã được cải táng, dời đi nơi khác. Nhà cửa cất san sát bên nghĩa địa. Người sống bây giờ ở chung với người chết. Tôi bắt chướt người xưa khấn vái, xin hồn thiêng em tôi về chỉ cho tôi ngôi mộ của em nằm. Nhưng lời vái của tôi vẫn không thiêng.
Tôi thuê người cải táng phần mộ của cha tôi. Đi từng nhà trong khu kinh tế mới cám ơn lòng tốt của mọi người. Đưa hài cốt của cha tôi về an táng bên cạnh mẹ tôi, trong nghĩa trang gia tộc, thuê thợ xây lại tất cả những ngôi mộ đã bao nhiêu năm không có ai chăm sóc.
Còn một ngày nữa là hết hạn visa. Tôi muốn đi một vòng, tìm lại chút gì của Nha-Trang xưa. Mùa hè Nha-Trang bây giờ dường như nóng bức hơn ngày xưa. Tôi thuê một chiếc xích lô chạy dọc theo con đường Duy-Tân cũ. Vừa để cho mát, vừa muốn tìm lại những lùm cây dương ngày trước, thuở chúng tôi và bạn bè hẹn hò sau những lúc tan trường. Một số lùm dương vẫn còn đó, nhưng trơ trọi, điêu tàn. Tôi bảo anh phu xe cho tôi xuống trường Võ-Tánh. Anh phu xe còn trẻ, thắng xe lại, ngạc nhiên. Tôi hiểu, nên tôi bảo tôi sẽ chỉ đường, anh cứ theo tôi. Ngôi trường cũ, nơi tôi có biết bao kỷ niệm của ba năm theo học, bây giờ không những cái tên trường, mà tất cả đều trở thành xa lạ. Những hàng cây phía trước không còn. Ngôi trường đứng chơ vơ, chẳng còn sót lại chút gì thơ mộng, gây trong tôi một cảm xúc bẽ bàng hơn là thương tiếc. Bất giác tôi nhớ đến em tôi. Đứa em gái xinh đẹp dễ thương, đã cho tôi cái ấm áp của cả một gia đình, trong những ngày chúng tôi lớn lên không có mẹ. Em học bên trường Nữ Trung Học, nhưng thường đến đây chờ tôi để hai anh em cùng ra biển. Em tôi thích tắm biển, nhưng ngại đến đó một mình nên thường rũ tôi đi theo hộ tống. Tôi tha hồ làm tình làm tội mấy anh chàng muốn đến làm quen, tán tỉnh em tôi. Tôi đi bộ dọc theo bãi biển, tìm đến khu có nhiều cây dừa trước trường Bá-Ninh lúc trước, nơi ngày xưa em tôi thường ngồi ở đó.
Tôi đưa mắt nhìn một vòng từ xa. Nơi bậc xi măng tiếp giáp bãi cát, một người tàn tật đang khó nhọc dùng cánh tay duy nhất còn lại giữ thăng bằng trườn xuống. Trông anh ta giống như một con cóc. Len lỏi trong đám người đi tắm, anh hướng về phía tôi ngồi. Lưng anh mang túi vải chứa đầy sách, và kéo lê trên cát một cái túi vải nữa, cũng toàn là sách. Anh lê lết từng quãng, từng quãng ngắn. Bất ngờ anh ta ngước lên. Thấy tôi gật đầu chào, anh ta nhìn tôi cười rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng. Khuôn mặt tuấn tú, râu quai hàm, vầng trán cao với mấy sợi tóc vắt ngang rất nghệ sĩ. Anh dùng bàn tay duy nhất lôi một cuốn sách trong túi vải đang nằm trên mặt cát và từ từ mở ra. Tôi liếc qua. Cuốn sách có cái tựa viết bằng tiếng Anh, nói về chuyện chuyến tàu Titanic. Tôi nhớ đến cuốn phim cùng tên, mới quảng cáo rầm rộ trên truyền hình Na-Uy mà tôi chưa kịp đi xem. Bỗng tôi tròn mắt ngạc nhiên khi nghe anh mở lời chào và giới thiệu cuốn sách bằng tiếng Anh mà anh phát âm rất lưu loát, không thua kém gì những người Việt đã sinh sống lâu năm ở nước ngoài. Anh lầm tưởng tôi là người Nhật hay Đại Hàn gì đó. Tôi thán phục anh vô cùng và bảo với anh tôi là người Việt, định cư ở Na-Uy, nên trình độ tiếng Anh của tôi chỉ vừa đủ nói dăm ba câu xã giao, chứ làm gì có thể thưởng thức được văn chương. Tôi cám ơn anh và móc ví ra định biếu anh một chút tiền, nhưng anh vội đưa tay ngăn lại
- Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành tiền cho những người còn nghèo khổ hơn tôi.
Anh nhỏ nhẹ bằng một giọng thân thiện và lễ độ.
Câu nói và thái độ của anh làm tôi rất đỗi ngạc nhiên. Vì từ khi trình giấy thông hành vào nước, trước những người mang lon, đội mão đại diện cho cả môt quốc gia mà cũng không có được phong thái thanh tao như anh; và chẳng lẽ ở trong cái thành phố ”mũi nhọn du lịch” này lại còn nhiều người khốn khổ hơn anh ?
Tôi đành mua một cuốn sách để anh vui lòng nhận tiền, nhưng rồi thấy anh cứ loay hoay moi hết túi nọ đến túi kia, để tìm đủ tiền thối lại cho tôi.
Tôi muốn hỏi thăm anh vài câu, nhưng anh đã nhoẻn miệng cười và gật đầu chào tôi rồi vội vàng lết sang mấy người khách nước ngoài đang nằm phơi nắng trên hàng ghế phía trước.
Từ hôm ấy, hình ảnh người tàn tật bán sách trên bãi biển Nha-Trang cứ lẩn quẩn trong đầu và theo tôi về tới Na-Uy; để rồi nếu có ai đó lỡ lời nói điều gì không mấy tốt về những người nghèo khổ ở Việt nam, tôi có cảm tưởng như đang xúc phạm đến anh, người bán sách khả kính mà tôi bất ngờ được gặp.
* * *
Năm sau, tôi lấy một tháng hè về lại Việt nam. Lần này tôi mua vé và nhờ cha cô bạn của em tôi, từ Hòa Lan, cùng về với tôi. Ông là người đã giúp chôn cất em tôi ngày trước. Tôi không ngờ là mình phải về lại Việt nam lần thứ hai. Một điều mà trước đây tôi không hề nghĩ tới.. Nhưng tôi phải làm tròn bổn phận của người anh với cô em gái, mà nếu trước kia tôi lo lắng cho nó chu đáo hơn, biết đâu bây giờ nó còn sống để cho tôi khỏi cảnh côi cút một mình.
Sau một chuyến bay dài, tôi mệt đừ người. Tôi trở về từ vùng Bắc Âu lạnh lẽo, bây giờ lại gặp cái nắng oi nồng của vùng nhiệt đới. Sau khi thuê khách sạn xong, tôi chạy ngay ra biển tắm. Nằm dài trên bãi cát, tôi bỗng nhớ tới người bán sách năm xưa. Tôi thả bộ theo bờ biển về hướng mấy cái lều có bóng dáng nhiều người ngoại quốc đang từ khách sạn kéo ra, bỗng mắt tôi sáng lên khi nhìn thấy người tàn tật đang lê lết theo sau. Cũng hai cái túi vải đựng sách. Đúng là anh tàn tật bán sách năm trước chứ còn ai. Tôi mừng thầm như sắp sửa được gặp lại con người mà bấy lâu nay tôi thường nghĩ tới với lòng mến mộ. Tôi suy nghĩ làm cách nào để anh ta vui lòng nhận sự giúp đỡ của mình. Nhưng người tàn tật lúc nào cũng bám sát vào những người nước ngoài. Tôi để ý thấy người ta cũng không mua sách và chỉ cho anh tiền. Tôi ngạc nhiên khi thấy anh ta cười, hớn hở nhận tiền rất điệu nghệ, không nghe anh nói cái câu thật tử tế mà một năm trước anh đã lễ phép nói với tôi “Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành cho những người còn nghèo khổ hơn tôi”. Một cái gì đó thật đẹp vừa bị sụp đổ trong lòng. Tôi cảm thấy người nóng hừng hực. Không biết là sức nóng giữa ban trưa hay vì máu nóng bốc lên đầu. Tôi cắm đầu chạy lao vào những đợt sóng cuồng nộ đang từ ngoài khơi đổ vào bờ.
Nước biển trong xanh, sóng biển như những cánh tay ôm tôi vào lòng vuốt ve, dỗ dành. Mặt nước mênh mông, trãi rộng đến những dãy núi mờ xanh tận cuối chân trời. Tôi nghe văng vẳng trong không gian như có ai đang dạo đàn bản Nha Trang Ngày Về. Thiên nhiên phần nào giúp tâm hồn con người rộng mở và dễ cảm thông hơn.
Sau một hồi quần với sóng biển, tôi cũng tạm quên người tàn tật bán sách đã làm tôi hụt hẫng. Nhưng khi vừa bước lên bờ cát thì tôi lại trông thấy anh ta đang o bế mấy người nước ngoài và đưa tay xin cả thức ăn thừa. Tôi nghi ngờ, có thể là người tàn tật này không phải là người tàn tật năm xưa. Tôi đến gần hỏi thăm. Nhưng chưa hỏi hết câu hắn đã “Đ.m. cái khứa đói rã họng ra mà còn làm cao ấy hả. Chết mẹ nó rồi.”
Chỉ nghe cái giọng lỗ mãng của hắn, tôi đủ biết chắc hắn ta không phải là anh – người tàn tật bán sách mà năm trước tôi đã gặp -. Tôi theo người bán sách này với ý định hỏi thăm thêm về anh cho ra lẽ, nhưng thấy hắn ta chẳng mấy tha thiết. Hắn di chuyển chậm, nhưng mắt hắn lại quan sát thật nhanh về những đám người đang xuống bãi ở quãng xa. Và khi đi ngang qua chỗ ngồi của người đàn bà bán cua luột, hắn hất hàm bảo: ” Đó, vợ khứa đó ! ”
Tôi liền chụp ngay cơ hội, hy vọng tìm ra manh mối. Nhưng khi tôi lân la lại gần, thấy chị bán cua luột này có vẻ nghiêm trang khác với những người bán hàng rong bình thường, tôi không biết phải bắt đầu làm sao. Tôi mua hết con cua này tới con cua khác mà chẳng ăn con nào. Và cứ mỗi lần chị định quảy gánh đi chỗ khác, tôi gọi giật lại mua thêm một con nữa để giữ chân chị. Vừa lúc chị nhận ra người khách mua cua này cũng có gì khác thường, tôi buột miệng : “Chị là vợ của người tàn tật bán sách trên bãi biển này mấy năm trước ?”. Chị ngớ người ra, im lặng nhìn tôi. Có lẽ thấy tôi là một người xa lạ sao lại tò mò vào một chuyện riêng tư. Tôi kể cho chị nghe cái cảm tình đặc biệt mà tôi đã dành cho anh ấy. Tôi muốn tìm cách giúp anh một phần nào nỗi thống khổ tật nguyền. Tôi tha thiết muốn biết về anh. Dường như những lời chân thật của tôi làm cho chị xúc động. Chị nhìn tôi, đôi mắt thật buồn :
- Em không phải là vợ của anh ấy. Tụi em cùng cảnh khổ nên đùm bọc lấy nhau mà sống. Một số người đùa, gán ghép tụi em rồi quen gọi thế thôi, anh ạ. Anh ấy đã chết cách nay hơn tám tháng. Em đã lo chôn cất anh ấy.
Lòng tôi thắt lại, một phần vì cảm thương anh trong cảnh khốn cùng, một phần ân hận là giá năm trước mình tìm cách giúp đỡ anh, biết đâu đã cứu được anh. Tôi có ý muốn nhờ chị đưa tôi ra mộ để thắp cho anh nén hương. Chị ngại ngùng nhưng cuối cùng gật đầu hẹn bốn giờ chiều chờ tôi trước khách sạn tôi ở.
Tôi thuê chiếc taxi, và xin phép cùng ngồi với chị ở băng ghế sau để dễ dàng trò chuyện. Trên đường ra nghĩa trang, chị say sưa tâm tình cùng tôi, như từ lâu lắm chị không có dịp nói ra những điều bao năm dấu kín trong lòng. Chị tên Trang. Cha chị trước kia là một trung sĩ địa phương quân, bị thương năm 1968, trong trận tết Mậu Thân, nên được giải ngũ. Mẹ chị mất từ khi chị còn bé lắm. Cha chị không chịu tục huyền mà ở vậy nuôi đứa con độc nhất của mình. Nhờ số tiền trợ cấp ban đầu, ông mua được một căn nhà tôn trong khu dành cho thương phế binh, nằm phía sau ga xe lửa. Ông xin được cái chân bán vé cho hãng xe đò Phi Long ở bến xe Xóm Mới. Lương ba cọc ba đồng cộng với tiền hưu bỗng hàng tháng, ông dành dụm cố lo lắng cho cô con gái học hành. Năm 1974, xong lớp 12, chị thi đậu vào trường sư phạm. Sau ngày Nha-Trang “giải phóng”, chị bị loại ra bởi lý lịch “ngụy quân” của cha. Lúc này, gia đình trở nên bi đát. Cha chị, tất nhiên, không còn được lãnh tiền hưu bỗng ngày trước, chị không tìm ra bất cứ việc gì làm. Cuối cùng cha chị đành phải bán một nửa căn nhà vốn đã chật chội để mua một chiếc xích lô làm phương tiện sinh nhai. Còn chị thì đi bán hàng rong từ dạo ấy.
- Đến bây giờ ông cụ vẫn còn đạp xích lô ? Tôi tò mò hỏi.
- Ông mất lâu rồi anh ạ. Tội nghiệp, ông thương anh Bá lắm, xem anh ấy như con.
Tôi ngạc nhiên :
- Anh Bá nào ?
- Người tàn tật bán sách đó.
Đến bây giờ tôi mới biết tên của anh.
Chị cho biết anh Bá ngày xưa là trung úy phi công. Máy bay của anh bị bắn rơi vào những ngày Sài gòn nguy khốn, khi yểm trơ cho mặt trận Long Khánh của Sư đoàn Tướng Đảo.
Anh được anh em bộ binh tiếp cứu, nhưng anh bị thương rất nặng, phải đưa về tổng y viện Cộng Hòa. Sau cuộc giải phẫu khá dài, anh tỉnh lại. Nhưng khi biết được mình bị mất hai chân và một cánh tay, anh ngất xỉu và hôn mê suốt cả một tuần. Ngay sau khi Sài gòn vừa “giải phóng”, anh bị đuổi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa khi vết thương chưa lành. Gần hai tháng sau cha em gặp anh ấy trên bến xe Xóm Mới. Biết được phần nào hoàn cảnh thương tâm, cha em lấy xích lô chở anh về nhà chăm sóc vết thương và anh sống với cha con em từ dạo ấy.
- Anh ấy không có thân nhân. Tôi hỏi
- Anh có một cô em gái ở đây, nhưng mà chết lâu rồi. Ban đầu không nghe anh nói điều này. Mãi sau này thấy trên đầu giường của anh có thờ tấm ảnh của một cô con gái và có nhiều đêm rất khuya anh ngồi bất động trước tấm ảnh, cha em hỏi mấy lần, anh mới bảo đó là cô em gái duy nhất của anh.
- Anh không còn bạn bè ?
- Nghe nói anh đang học một khóa phi hành ở đâu bên Mỹ, rồi nhờ có trình độ anh ngữ khá, anh được lưu lại Mỹ làm sĩ quan liên lạc không quân. Nghe tin miền Nam nguy khốn, anh tình nguyện xin về chiến đấu. Vừa về nước, anh ra chiến trường ngay và bị nạn khi đang bay phi vụ thứ hai. Có lẽ vì vậy mà không nghe anh nhắc tới bạn bè.
Xe dừng lại, tôi bước xuống trả tiền và bảo anh tài xế chờ tôi hoặc có thể quay lại sau 30 phút. Tôi bước vào nghĩa trang khi lòng còn vương vấn một câu chuyện buồn. Tiếng chuông nhà thờ từ đâu vọng lại càng làm cho lòng tôi chùn xuống. Đi quanh co một lúc, chị Trang bảo tôi dừng lại và chỉ cho tôi ngôi mộ của anh Bá, nằm bên cạnh ngôi mộ của cô em gái. Cả hai ngôi mộ được xây bằng đá đơn giản, trên tấm bia có cả tấm ảnh.
Tôi ngạc nhiên khi thấy trên mộ bia anh Bá có hình một thập tự giá, vì đây là nghĩa trang Phật giáo. Tôi đến trước mộ anh, thắp ba nén hương thầm khấn vái cho anh được sống an bình trong một thế giới chẳng còn thù hận, và nói lên lòng cảm mến của một người đồng đội cũ. Tôi nhìn kỹ tấm ảnh của anh trên mộ bia, tấm ảnh chụp lúc anh còn là sinh viên sĩ quan không quân, phong độ, hào hùng. Trông khuôn mặt quen quen. Có lẽ do bộ quân phục làm tôi nhớ tới khuôn mặt của những bạn bè ngày trước.
Tôi bước sang mộ cô em gái, thắp ba nén hương cho một người không hề quen biết. Tôi tò mò bước lên xem tấm ảnh trên mộ bia. Bỗng đầu óc tôi choáng váng, mắt tôi mờ đi như chẳng còn trông thấy những gì trước mặt. Trời ơi, có điều gì lầm lẫn hay không ? Người trong tấm ảnh chính là An Bình, cô em gái yêu dấu của tôi.
Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh, mở đôi mắt thật to để nhìn kỹ lại tấm ảnh. Không thể lầm lẫn được. Chính tấm ảnh của em tôi mà tôi vẫn treo trên bàn thờ cùng với ảnh của cha và mẹ của tôi. Tôi vẫn thường đứng hằng giờ trước những tấm ảnh này mỗi khi thấy mình quá đỗi cô đơn trên xứ lạ quê người. Làm sao tôi có thể nhầm lẫn được. Bỗng dưng tôi khóc sụt sùi.
Trang nhìn tôi ngạc nhiên :
- Anh có quen biết em gái anh Bá ?
Tôi im lặng không trả lời, bảo chị cùng đi với tôi. Chiếc taxi vẫn còn đợi tôi tự nãy giờ. Tôi móc bóp tìm địa chỉ của cha cô bạn thân của em tôi, đã từ Hòa Lan về đây trước tôi hai ngày, và chúng tôi hẹn gặp nhau ngày mai. Bác trọ ở nhà một người em trong khu cầu Xóm Bóng. Tôi đưa địa chỉ cho anh tài xế. Chỉ hơn năm phút sau là anh ta đã tìm được. May mắn là bác có ở nhà. Tôi xin lỗi bác là đã đến tìm bác sớm hơn ngày hẹn. Báo cho bác là tôi đã bất ngờ tìm được mộ của em tôi. Xin bác cùng đi với tôi ra nghĩa trang để xác nhận lại vị trí ngôi mộ của em tôi mà ngày trước bác đã có lòng chôn cất hộ.
Trở lại nghĩa trang, tôi đề nghị bác dẫn đường, như muốn để xác minh chắc chắn là bác biết rõ ngôi mộ ấy. Bác mò mẫm gần 30 phút mới tìm được ngôi mộ của em tôi. Bác ngạc nhiên là ngày ấy bác chỉ kịp dựng một tấm bia, chứ không có xây mộ đá như bây giờ, và trên bia cũng chỉ có tên chứ không có hình ảnh của em tôi.
Tự nãy giờ Trang vẫn còn ngạc nhiên, không biết rõ việc gì. Tại sao cô gái này là em gái duy nhất của anh Bá mà cùng là em gái của tôi ? Tôi xin lỗi vì xúc động quá, tôi sẽ kể cho Trang nghe trên đuòng về nhà.
Tôi đưa cha cô bạn của em tôi về lại nhà trọ, cám ơn bác và hẹn gặp lại bác vài hôm sau. Trên đường về, tôi kể lại cho Trang nghe về hoàn cảnh của gia đình tôi. Tôi đi lính xa nhà, mỗi năm chỉ về phép một đôi lần.
An Bình, đứa em gái duy nhất của tôi ở Nha-Trang với cha tôi. Ông là một thầy giáo, ngày xưa dạy ở trường Pháp-Việt lúc tôi mới lên ba. Sau ngày về hưu ông được bà con mời làm chủ tịch hội đồng xã. Ông bị bắt vào trại cải tạo Đá Bàn sau ngày Nha-Trang “giải phóng”, rồi vì tuổi già sức yếu, không chịu nổi sự tra tấn, ông đã chết gần một năm sau đó. Em gái tôi nối nghiệp cha, sau khi tốt nghiệp ở trường sư phạm Qui Nhơn, vì hoàn cảnh gia đình, được về dạy ở Nha Trang. Có lần tôi về phép, em kể cho tôi nghe về mối tình của em với một chàng sinh viên sĩ quan không quân. Em có đưa cả tấm ảnh cho tôi xem và hẹn sẽ giới thiệu với tôi khi chàng ta ở Mỹ trở về. Em lo lắng vì anh là người Bắc di cư, công giáo, không hiểu có khó khăn gì cho cuộc hôn nhân. Tôi bảo nó yên tâm, ba tôi theo tây học, nên ông quan niệm về tôn giáo rộng rãi lắm.
Sau khi cha tôi vào trại cải tạo, căn nhà của chúng tôi bị nhà cầm quyền mới tịch thu để làm hợp tác xã mua bán. Em tôi không được tiếp tục dạy học nữa nên ra Xóm Bóng ở chung với cô bạn học nối khố tự ngày xưa, chắt chiu số tiền còn dành dụm được để thăm nuôi cha tôi. Ngay sau ngày Sài-gòn mất, em có vào tìm thăm tôi và người yêu của cô. Hơn hai tuần đi thăm hỏi khắp nơi, em tôi về nằm khóc cả mấy ngày liền, nói với tôi là người yêu của nó đã chết mất xác ở chiến trường Long-Khánh. Tôi an ủi em tôi, bảo nó về Nha-Trang cố gắng thay tôi lo lắng cho cha, chờ ngày cha và tôi trở về sum họp. Tôi vào tù hơn sáu tháng, hai lần được phép gởi thư về nhà, vẫn không thấy em gái hồi âm. Cho mãi trước khi được chuyển ra Bắc, tôi mới nhận được thư của cô bạn thân của nó, báo tin là nó không kiếm được việc gì làm, túng quẫn, buồn chán, nên đã uống nguyên một ống thuốc ngủ. Gia đình cô chở vào bệnh viện, nhưng không cứu được, vì không tìm ra thuốc giải.
Chị Trang suy nghĩ miên man và như chợt nhớ ra được điều gì. Chị bảo khi còn sống, anh Bá không đi làm vào ngày chủ nhật. Anh đi lễ nhà thờ rồi ra mộ suốt cả ngày. Chính anh đã dành dùm tiền bạc thuê người xây lại ngôi mộ và mua phần đất dành cho mình. Khi chôn cất anh xong, chị tìm thấy một tập nhật ký dấu kỹ dưới đầu giường. Chị vẫn còn để trên bàn thờ, chờ ngày giáp năm thì đốt luôn. Chị bảo tôi cùng về nhà với chị, để chị trao lại cuốn nhật ký, kỷ vật duy nhất của một người cùng sống chung trong cảnh khốn cùng với cha con chị trong gần ba mươi năm, và bây giờ mới biết đó là người yêu của cô em gái thương quí của tôi.
Chị bảo taxi dừng lại trước một ngõ tắt phía sau ga xe lửa. Tôi trả tiền, theo chị băng qua hai con đường sắt, đi quanh co theo mấy con hẻm thì đến nhà. Tôi xin phép thắp hương trước bàn thờ của ba chị và Bá, trên một cái kệ nhỏ bằng gỗ treo trên vách. Tôi khẩn khoản xin chị nhận một số tiền để chăm sóc ngôi mộ của ông cụ, em gái tôi và Bá, một ít làm vốn buôn bán để đỡ vất vả hơn xưa. Tôi xin nhận Trang là cô em kết nghĩa và từ nay Trang là người thân quen duy nhất của tôi còn lại ở Nha-Trang. Chia tay, tôi đi bộ về khách sạn, cầm theo cuốn nhật ký trên tay, mà cứ tưởng như mình vừa nhận một món quà quí giá của người thân gởi về từ một cõi nào đó thật xa xăm.

Ngày 2/5
Vết thương còn đau đớn và máu còn thấm đỏ qua mấy lớp băng, vậy mà mình bị người ta đuổi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa, trong hoàn cảnh tứ cố vô thân. May mắn nhờ một ân nhân nghèo nhưng lại giàu lòng bác ái, đùm bọc, nuôi nấng và chăm sóc vết thương.
Nhiều lần, trong vực sâu tuyệt vọng, mình không muốn sống thêm một ngày nào nữa, nhưng lòng mình lúc nào cũng hướng về chúa Kitô, và xin phó thác tất cả ở nơi Ngài.
......
Ngày 20/6
Cuối cùng, thì mình quyết định trở về Nha-trang, bởi lẽ mình không còn có một chỗ nào khác để trở về. Mình về đây để tìm lại những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của đời mình, của những ngày mình còn có An-Bình. Từ ngày gặp An-Bình, mình nghĩ là mình đã thuộc về Nha-Trang, miền thùy dương rạt rào thơ mộng này. Đau đớn thay, hôm nay mình chẳng phải là mình ngày trước, mà chỉ là một kẻ tật nguyền thê thảm. Mình sẽ không bao giờ gặp lại An-Bình, mà chỉ mong về đây để được sống với hình ảnh của nàng
Ngày 08/7
Ngày hôm nay có lẽ là ngày đau đớn nhất trong đời mình. Đau đớn hơn cả cái ngày mình tỉnh dậy trong quân y viện và biết mình trở thành một người tàn phế. Mình lê lết khắp nơi hỏi thăm tin tức An-Bình, được biết là em đã quyên sinh. An-Bình ơi, xin em hãy tha thứ cho anh. Trong vận cùng của một đất nước mà anh chỉ là một thằng lính hèn mọn nhỏ nhoi, làm sao có thể giữ được bầu trời Nha-Trang này cho em, và cho những kỷ niệm của chúng mình...

Một hồi chuông nhà thờ làm tôi giật mình. Ngẫng đầu lên mới biết mình đang đừng trước nhà thờ đá. Tôi thẩn thờ bước lên những bậc “tam cấp”, đến trước tượng Đức Mẹ. Tôi là người ngoại đạo, không biết phải cầu nguyện như thế nào. Tôi chấp hai tay trước ngực, kính cẩn xin Thiên Chúa từ bi và Đức Mẹ Maria cứu vớt linh hồn của hai người hoạn nạn và xin cho họ được cùng phục sinh với Chúa để tình yêu của họ mãi mãi vĩnh hằng trong một thế giới bình an, không còn có hận thù.
Tôi không còn ý định dời ngôi mộ em tôi về bên cạnh cha mẹ tôi. Tôi về quê, quỳ trước mộ cha mẹ tôi để xin phép được xây lại hai ngôi mộ của em tôi và Bá chung trong một vòng thành. Không ai có quyền chia rẽ họ thêm một lần nữa, dù bây giờ chỉ còn là một thế giới vô hình.
Cũng như lần trước, ngày cuối cùng, tôi thuê xích lô đi một vòng dọc theo con đường Duy Tân cũ. Con đường đẹp nhất của Nha-Trang. Những cơ sở công quyền, những dinh thự của cán bộ bây giờ đựơc dựng lên nguy nga đồ sộ. Nhìn lá cờ màu đỏ trên mấy nóc nhà, bỗng dưng tôi lạnh toát cả người. Chẳng lẽ những thay đổi “to lớn” ấy mà phải xây trên máu xương, trên những đớn đau, chia lìa thảm khốc của bao nhiêu thế hệ đã từng một thời góp sức tạo nên cái thành phố hiền hòa thơ mộng này. Bỗng chốc, tôi không còn nhìn thấy thành phố Nha-Trang đâu nữa. Trước mắt tôi bây giờ chỉ còn là một bãi tha ma, dài ra, vô tận. Tôi nghe trong gió văng vẳng tiếng đàn dạo bài Nha-Trang, mà ngày xưa đài phát thanh Nha-Trang dùng làm nhạc hiệu mở đầu. Tôi nhớ tới cái chết thảm khốc của nhạc sĩ Minh-Kỳ, tác giả bản nhạc quen thuộc một thời này, ông cũng đã bị giết vào tháng 8/75, khi cùng bị nhốt chung với tôi trong trại tù cải tạo An Dưỡng, Biên Hòa.
Phạm Tín An Ninh
(Vương Quôc Na-Uy)
Nguyenphanan
#25 Posted : Friday, June 22, 2007 11:30:12 PM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Suy TƯ nhân ngày Từ Phụ

Cái Bát Gỗ (Bùi Hữu Thư dịch)

Tôi cam đoan bạn sẽ nhớ được câu chuyện của cái bát gỗ này vào ngày mai, tuần tới, tháng tới hay năm tới nữa.
Một ông già gầy yếu phải dọn đến ở chung với con trai, con dâu và một đứa cháu nội lên 4 tuổi. Ông già hai tay run rẩy, mắt đã mờ, chân bước không vững. Cả gia đình ngồi ăn chung nơi bàn ăn.
Nhưng người ông lớn tuổi với hai tay lụng cụng và đôi mắt kèm nhèm khiến cho việc ăn uống rất khó khăn. Những hạt đậu rớt từ muỗng xuống sàn nhà. Khi ông với tay lấy ly sữa thì sữa đổ tóe ra khăn bàn.
Người con trai và con dâu rất bực mình vì phải lau chùi dọn dẹp cho ông. Người con trai nói: “Chúng mình phải làm một cái gì để giải quyết vấn đề này. Anh chán ngấy cái vụ ông đánh đổ sữa, ăn uống nhồm nhoàm, và đánh đổ thức ăn trên sàn nhà.”
Do đó hay vợ chồng bàn nhau đặt một cái bàn trong góc phòng. Ở đó, người ông phải ngồi ăn một mình trong khi cả gia đình ăn uống vui vẻ. Vì ông cụ đã đánh vỡ mấy cái đĩa, thức ăn của ông được bỏ vào một cái bát gỗ.
Khi cả gia đình liếc nhìn về phiá ông cụ, đôi khi thấy ông chẩy nước mắt khi phải ngồi một mình. Vậy mà, mỗi khi ông đánh rơi muỗng nĩa hay đánh đổ thức ăn, hai vợ chồng vẫn còn la rầy ông.
Đứa cháu 4 tuổi quan sát mọi sự trong thinh lặng.
Một tối kia, ngay trước bữa ăn, người cha thấy đứa con nghịch với mấy khúc gỗ vụn trên sàn. Anh ta dịu dàng hỏi: “Con đang làm gì vậy?”
Đứa bé cũng trả lời diụ dàng không kém: “Ồ con đang làm một cái bát nhỏ cho ba và mẹ ăn khi con lớn lên.” Nó cười và tiếp tục làm việc.
Những lời nói của đứa trẻ làm cho cặp vợ chồng sững sờ không nói nên lời. Rồi những giọt nước mắt tuôn rơi trên mặt họ. Dù không nói ra lời, cả hai đều hiểu phải làm cái gì.
Tối hôm ấy, người con trai, cầm tay bố và diụ dàng dắt ông cụ trở về bàn ăn của gia đình. Và trong suốt những ngày còn lại của cuộc đời ông cụ được ngồi ăn chung với gia đình. Và từ đó cả chồng lẫn vợ dường như không còn chú ý đến những lúc muỗng niã rơi, sữa bị đổ tràn hay khăn bàn bị dính bẩn.
Điểm son của bài học này là, dù bất cứ cái gì xẩy ra hôm nay có tệ đến đâu, đới sống vẫn tiếp diễn, và ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.
Tôi cũng học được rằng chúng ta có thể biết nhiều về một con người qua phản ứng của người này trước bốn điều này: một ngày mưa buồn, người già yếu, mất hành lý, và những giây đèn Giáng Sinh bị vướng mắc.

Tôi đã học được rằng, dù cho bạn có yêu hay không thương yêu cha mẹ bạn, bạn cũng sẽ nhớ tiếc họ, khi họ đã đi ra khỏi cuộc đời của bạn.
Tôi đã học được rằng: kiếm sống trong đời không giống như là tạo dựng một cuộc đời.
Tôi cũng học được rằng, đời sống đôi khi ban cho ta một cơ may thứ hai.

Tôi cũng học được rằng chúng ta không thể nào chỉ biết tìm cách ôm bắt tất cả mọi sự trong đời. Chúng ta cũng phải có thể ném ra và cho đi.
Tôi đã học được rằng: nếu chúng ta theo đuổi hạnh phúc, nó sẽ lẫn tránh ta. Nhưng nếu chúng ta tập trung vào gia đình, bạn bè, vào nhu cầu của người khác, vào công việc của mình và cố gắng làm mọi sự tốt đẹp nhất, thì hạnh phúc sẽ tìm đến với ta.
Tôi đã học được rằng mỗi khi tôi quyết định một điều gì với một trái tim rộng mở, thì tôi thường quyết định đúng đắn.
Tôi đã học được rằng ngay cả khi tôi đang đau đớn, tôi không phải là nỗi đau cho kẻ khác.
Tôi đã học được rằng mỗi ngày qua tôi phải vươn ra và chạm đến một người khác.
Người ta thích những cử chỉ thân thiện - cầm tay, ôm chặt hay chỉ cần một cái vỗ nhẹ vào vai.

Tôi đã học được rằng tôi còn phải học hỏi rất nhiều hơn nữa!
Nguyenphanan
#26 Posted : Tuesday, June 26, 2007 1:07:15 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Truyện ngắn : Nguyễn Phan Ngọc An

Khung trời lộng gió

Đã hơn 10 năm chàng bỏ nhà ra đi theo tiếng gọi nông nổi của tình yêu, quên vợ dại con thơ trong cảnh đơn chiếc nơi xứ lạ quê người … Sang ơi, giờ này anh đang êm đềm bên hạnh phúc mới đâu biết em đang khổ đau và hận anh đến dường nào, những ước mơ khi chúng ta đến đất Hoa Kỳ đã tan vào dòng nước vô tri, cuốn đi tất cả những hoài bão trong lòng em, mang đi cả một trời hạnh phúc mà em hằng ấp yêu tôn thờ !
Tất cả bây giờ chỉ còn là kỷ niệm ! Trong đời người ai cũng có kỷ niệm, nhưng kỷ niệm đẹp thì hầu như tạo hóa ít ban cho nhân loại, như em đây, kỷ niệm là một giấc mơ hãi hùng, một thực tế đáng ghê sợ …

Đêm nay trời trở gió, mùa đông đã về đó anh, mười một mùa đông phũ phàng đã đi qua trong nỗi cô đơn buốt giá … Em trách anh thì ít mà trách người đàn bà kia thì nhiều – Bà đã nhẫn tâm bỏ chồng, một kỹ sư đang làm việc cho Hoa Kỳ, ông ta dáng dấp thanh tú, đẹp trai, tư cách lịch sự và nhất là rất yêu quý vợ con … càng nhẫn tâm hơn nữa khi bà bỏ cả 4 đứa con thơ, đứa nhỏ nhất mới tròn 9 tuổi, bà ra đi theo anh, theo tiếng gọi mê cuồng đầy tội lỗi – Tố Như nhớ những sự việc xảy ra cách nay 11 năm mà tưởng như trong giấc mộng của đời mình, ngao ngán chán chường cho nhân tình thế thái… Từ đâu ngọn gió đông thổi tạt vào mặt, bất giác Như rùng mình nổi da gà vì hơi lạnh tê buốt thịt da nhưng cái lạnh ngoài da không làm nàng run rẩy mà nàng đang run lên vì cơn tức giận người chồng bạc bẽo bất nhân này !

Gần ba mươi năm về trước khi sống tại quê nhà, thành phố hoa lệ Sài Gòn Như đã gặp Sang trong bộ quần áo bạc màu lếch thếch từ trại tù Cộng Sản được thả về… Trên chuyến xe Lam nàng nhìn thấy một người đàn ông ngồi thu mình lặng lẽ trong góc, không dám đưa mắt nhìn ai, Như thương hại vì đoán chắc đây là một người cơ hàn nghèo khó nên nàng đã trả tiền xe cho ông và khi tới bến nàng mời ông dùng cơm trưa tại tiệm gần đó – Ông ta đã tâm sự cho nàng biết là đi tù CS 7 năm mới được thả – Thì ra ông là Sĩ quan VNCH – Vốn có thiện cảm với những người lính chiến Như không ngần ngai cho ông ta địa chỉ nhà và kêu xe xích lô trả tiền đưa ông vào trong hẽm nhà ông gần đó.
Hai ngày sau ông tìm đến thăm Như và ba má Như, từ đó tình cảm nẩy nở theo ngày tháng, Như đã đến thăm ba má Sang và biết được gia đình Sang rất giàu có, chàng có một người chị gái, hai người em gái – Tuy nhà chàng trong hẽm nhưng căn nhà rất đồ sộ sang trọng, 3 tầng lầu, ba má Sang cao tuổi nhưng nhìn rất tráng kiện phong lưu, dường như gia đình Sang không phải buôn bán gì cả vì mỗi lần Như đến chơi đều gặp hai bác và người chị gái ở nhà chỉ có hai cô em gái đi học mà thôi.
Thời gian dần trôi qua, ngày Sang và Như tổ chức đám cưới là ngày ba của Như bệnh nặng, sau đó ông mất để lại mẹ và hai em nhỏ, Như buôn bán tảo tần nuôi mẹ, nuôi em mà không dám nhờ vã vào bên chồng – Nàng nghĩ tuy nhà Sang giàu có nhưng là của cha mẹ chàng, ý chí tự lập đã cho nàng vươn lên mau chóng và chỉ sau 7 năm Như đã mua được một căn nhà cũng khá lớn trên đường Nguyễn Thiện Thuật – Như và Sang đã có với nhau ba mặt con, hàng ngày trong cuộc sống gia đình ấm cúng, nàng buôn bán, chàng ở nhà chăm sóc các con và đưa đón đi học … Chiều ra dọn hàng cho nàng, sập vải của Như tương đối nhất nhì chợï An Đông nên Sang chiều nào cũng có bổn phận dọn hàng khóa cửa cho Như rồi chở nàng đi ăn mì hay ăn phở những tiệm quen ngon nổi tiếng.

Diện HO. lần lượt được giải quyết ra đi theo thứ tự, Sang làm hồ sơ đi Mỹ – Hai năm sau Như cùng Sang và ba đứa con lên đường, bỏ lại mẹ già đang sống với hai em gái của nàng nơi căn nhà tại Lăng Cha Cả, căn nhà của vợ chồng nàng tạm thời sang tên qua cha mẹ Sang giữ dùm – Như theo chồng con về miền đất hứa, một vùng đồi núi hoang vu lạnh lẽo của xứ Hoa Kỳ, nhiều đêm nhớ mẹ, nhớ quê hương Như đã khóc hàng giờ, Sang nào hay nào biết nỗi khổ trong tâm hồn nàng – Tuy thế Như vẫn gượng vui cho chồng yên dạ, cho các con vào trường học hàng ngày – Như đi học nghề Nail, nghề làm móng tay và nàng yên phận ngày ngày sau khi đưa các con đến trường là nàng lái một mạch đến 30 miles mới tới được tiệm Nail bởi vì nơi xa mới có khách cho nàng làm hầu mong phụ chồng chi phí trong gia đình – Sang thì đi bỏ báo, lúc đầu bỏ báo Mỹ, dần dà bỏ báo Việt, lương chàng cũng chẳng là bao, lắm khi vợ chồng tâm sự tiếc cho cuộc sống tại quê nhà sung sướng mà lại bỏ ra đi, bây giờ mới hối hận thì đã muộn… Sang dang nắng dang mưa mặt chàng gầy đi và nước da đen sạm, Như thương chồng quá nhưng không biết làm sao hơn bởi một đầu lương không thể nào trả chi phí nổi, tiền nhà 1350 mỹ kim, tiền học ba đứa nhỏ, tiền ăn, tiền insurance hai chiếc xe, lại còn tiền góp hàng tháng cho hai chiếc xe mới mua, tiền xăng cho hai chiếc xe, ấy là chưa nói đến những việc linh tinh khác quần áo, đám cưới, shopping … Nhiều đêm Như buồn không ngủ được, phải chi cho mình trúng số Loto chừng vài triệu đỡ khổ biết mấy, nhất là anh Sang không còn vất vả như hiện tại – Như thương chồng chỉ biết khóc thầm mà thôi , bản thân nàng cũng nào có khá giả gì, ngày có khách làm móng, ngày vắng hoe chỉ vài ba mụ mỹ đen, có buổi đi làm về cái bóp xác xơ dăm chục bạc…

Mãi mê lo cho cuộc sống gia đình, Như nào biết Sang đã sanh tâm phản bội, một buổi tối đợi mãi không thấy Sang về, Như đâm lo bởi lẽ mấy tuần nay nghe dư luận xầm xì về bà Chủ Tịch Cộng Đồng ngoại tình, bà ta xinh đẹp, trí thức mà đi mê một thằng cha bỏ báo – Dư luận phê phán cười bà ta như thế, Như lo lắng bồn chồn không yên trong dạ, chả lẽ … chả lẽ lại là anh Sang sao ? Nhưng Như đã dập tắt ngay sự nghi ngờ đó vì Sang vừa bước vào nhà trên tay còn cầm hộp bánh cho nàng và các con…
Đêm đó, Sang thức rất khuya, chàng lục soạn thứ gì Như không rõ, đến gần sáng Như mệt mỏi ngủ quên, đồng hồ báo thức reo vang, nàng giựt mình trở dậy thì không thấy chồng nằm bên cạnh như hàng ngày trước khi Như đi làm, linh tính như báo cho nàng biết có việc gì xảy ra quan trọng lắm. Như hồi hộp bước vào nhà tắm, xuống nhà ăn, vẫn im lìm lạnh tanh , mấy đứa nhỏ còn ngủ trong phòng bên – Như thoáng giật mình khi thấy một lá thư đặt trên bàn, nàng bước tới cầm lên đọc “ Như em – Anh xin lỗi em vì đã phản bội em – Anh gặp đúng một người đàn bà lý tưởng nên anh phải chia tay với em, âu cũng là định số – Chúc em đủ nghị lực nuôi con và đủ sáng suốt để không oán hận anh – Sang”,
Như bàng hoàng giây phút rồi lấy lại bình tỉnh, bởi nàng đã có ấn tượng việc nầy có thể xảy ra, chỉ tiếc là quá sớm ngoài dự tính của nàng, thời gian gần đây Sang hay đi dự các buổi sinh hoạt cộng đồng về nhà thường hay khen ngợi bà chủ tịch khôn ngoan tài sắc, nào ngờ… đó là ngọn lửa của tình yêu – Như ôm mặt khóc tức tưởi tuy trong lòng cảm nhận một niềm băng giá đang dâng trào, một sự thật phũ phàng quá độ… Ánh nắng ban mai chiếu vào khung cửa sổ, lập lòe lúc ẩn lúc hiện như ma quái trêu ngươi, Như hất tung mâm ly kiểu trên bàn rơi xuống vỡ tan, từng mảnh tung tóe trên mặt gỗ sàn nhà ! Thế là hết … Sang ơi, sao anh quá nhẫn tâm tàn ác bỏ mẹ con em bơ vơ nơi xứ lạ quê người ! Em sẽ sống sao đây với cái nghề nghiệp khiêm nhường này làm sao bảo bọc các con ăn học … Nàng giận Sang, giận bà chủ tịch, thiếu gì người đàn ông hơn gấp vạn chồng tôi sao bà không trao tình cho họ lại đi phá nát gia cang tôi, sao bà ác thế, bà bỏ chồng bà, bỏ 4 đứa con ngoan của bà đi xây tình với người đàn ông có vợ có con, rồi bà sẽ thấy hậu quả đến với bà nay mai…

Mấy tuần liên tục báo chí Việt Nam tại thành phố này không ngớt đăng tin bà chủ tịch cộng đồng bất nhân thất đức, họ lên án đôi gian phu dâm phụ nặng nề, Như thấy thương cho mình mà thương cả người đàn ông vô phước kia, chồng bà biết có đủ nghị lực trước hoàn cảnh nghiệt ngã này không, nàng dò hỏi thăm tin tức thì biết được là ông ta đau khổ lắm, vừa đi làm vừa phải chăm sóc bốn đứa con – Người đàn bà có thể bỏ chồng nhưng sao lại nỡ bỏ con, nhất là con còn nhỏ dại, tại sao có những loại người can đảm thế nhỉ ? Khi các đứa trẻ lớn dần lên là mối hận mẹ nó càng to lớn và rồi bà sẽõ mất các con bà vĩnh viễn !
Dần dà Như cũng tạm phôi pha nỗi buồn, nàng về quê hương thăm mẹ và hai em, tiện thể ghé nhà Sang thăm cha mẹ chồng, cha mẹ Sang không nhìn nàng, bảo là nàng bỏ Sang đi lấy Mỹ ! Như ngỡ ngàng bật khóc trình bày sự việc của Sang thì chẳng ai tin, nàng xin lấy lại căn nhà thì cũng chẳng ai cho lấy, em gái của Sang chửi nàng như tát nước vào mặt , nào là “ đồ lấy Mỹ, đồ phản bội …” Đau khổ chất chồng, còn ai để phân minh nỗi cay đắng nhục nhã oan khiên này, Sang bỏ nàng bỏ các con theo người đàn bà khác, nàng cam chịu số phận không may, sao không biết tội lỗi của mình lại bày điều sĩ nhục nàng để thêm chất chồng lầm lỗi – Như thừa biết âm mưu của gia đình chồng để nàng phải mất trắng căn nhà mà nàng đã một tay tạo ra bằng mồ hôi nước mắt của mình - Như ngất xỉu trước thềm nhà cha mẹ Sang, bên tai nàng còn nghe văng vẳng tiếng bà mẹ chồng “ kêu xích lô đưa nó đi mau, đi đâu cũng được, đừng để nó chết ở đây mang họa cho nhà ta bây giờ …”

Thắm thoát mười một năm rồi Sang nhỉ ! Tôi đã làm tròn trách nhiệm với các con, tôi nuôi dạy chúng nên người, tôi khuyên bảo chúng đừng dẫm lên đạo đức con người, cha các con đã sai lầm để miệng đời mai mĩa, bà chủ tịch cũng biệt vô âm tín cùng với cha con đã mười một năm dư – Không biết họ có tìm được hạnh phúc thật sự bên nhau như lòng cả hai mong ước hay họ đang sống trong nỗi dằn vặt lương tâm, nhất là bà chủ tịch … Các con bà nay đã lớn, đứa con gái lúc bà bỏ ra đi nó vừa 9 tuổi nay đã ra trường Đại Học và sửa soạn lên xe hoa làm bà Bác Sĩ. Từ ngày đó đến nay bà không một lần về thăm con và Sang cũng vậy, không hề một lá thư thăm hỏi các con, hai người có cách sống tàn nhẫn giống như nhau, nhưng có lẽ bà chủ tịch biết rằng các con bà sẽ không dễ dàng tha thứ cho bà hay cho bà gặp mặt nên bà cam chịu nhục mất con, còn Sang, anh cũng thế thôi, tôi đã dạy các con phải biết tàn nhẫn như ba con, đừng bao giờ tha thứ cũng như đừng bao giờ nhìn lại người cha tệ bạc này.

Trời đêm nay không trăng nhưng lòng tôi sáng bừng niềm tin và hy vọng, con trai lớn của tôi đã tốt nghiệp Bác Sĩ , con gái thứ đã tốt nghiệp Đại Học, nàng út đã ra trường High School – Đó là công lao nuôi dạy của tôi hơn mười năm qua, tôi cũng chẳng phải ni cô mà cam tâm tụng niệm, phí cả một đời, tôi còn có các bạn gái, bạn trai, tôi cũng gửi nỗi lòng qua những vần thơ từ trái tim đau của tôi, mặc kệ, ai nghĩ sao thì nghĩ, đã có tiếng thị phi rằng tôi bồ người này, người nọ … Tôi có thân thiết với ai cũng lựa người không vợ, chết vợ hoặc ly dị vợ, chắc chắn không bao giờ bước chân lên con đường bà chủ tịch đã đi … Tôi tiếc thay cho bà, một người phụ nữ đẹp, thông minh lại đi làm những việc thiếu nghĩ suy, tai hại cả thanh danh và cuộc đời, thử hỏi bà có dám ngang nhiên hãnh diện nhìn mọi người, gặp mặt chồng con hay suốt đời phải xa lánh thành phố sương mù nơi có những đứa con thân yêu của bà đang cư ngụ.

Bà chủ tịch một thời ơi – Tôi báo cho bà một tin mừng, chồng bà, người Kỹ Sư đàng hoàng thủy chung đã bị bà cắm sừng hơn mười năm qua, nay tìm được một tổ ấm vinh quang êm ấm – Chồng bà đã kết duyên cùng bà chủ chợ đẹp xinh của xứ Utah trong một chuyến công tác cho sở làm, bà có tiếc lắm không khi bỏ một người đàn ông lịch lãm trí thức lại yêu quý vợ con để đi theo tiếng gọi vô hồn của trái tim lầm lỗi giao trọn nửa đời còn lại cho một người chẳng có danh phận, chỉ là người vô nghề phải đi bỏ báo thuê … Có thế chứ, ở hiền thì gặp lành, chồng của bà xứng đáng được hưởng những điều may mắn đó, còn tôi phận đàn bà không may âu cũng là định mệnh mà thôi ! Tôi dù bị chồng bỏ nhưng vẫn làm tròn bổn phận người mẹ với các con tôi, không như bà… mê trai quên bỏ cả chức năng người mẹ !

Bây giờ mọi việc đã an bài, Như không buồn cũng không đau đớn nữa, trái tim nàng đã làm quen với giá băng, nàng làm đơn lãnh mẹ và hai em sang Mỹ để gia đình xum họp, các em nàng không đi vì cuộc sống đầy đủ, công việc làm rất thuận lợi và đã lập gia đình – Mẹ qua Mỹ với nàng, hai mẹ con sống đầm ấm với đứa con gái út của nàng, hai đứa lớn đi làm xa, nàng chăm sóc mẹ và chăm sóc cho mình, đó là niềm vui và hạnh phúc duy nhất còn lại của Như đã cho nàng mãn nguyện.

Ngọn gió đông lạnh lẽo đã đi qua nhường lại không gian một bầu trời mát mẻ ấm áp, cây lá thi nhau đâm chồi nẩy lộc tươi xinh, đêm giao thừa xuân Đinh Hợi Như đi chùa lễ Phật cầu may mắn an lành cho gia đình, Như đã gặp một tình yêu mới, cùng một tâm đạo như nhau Hùng và Như đã tìm hiểu cuộc đời đau khổ của nhau trong niềm bức xúc cảm thông … Hùng đã bị vợ cắm sừng đi theo người đàn ông khác đã sáu năm qua, chàng không có con nên cuộc sống rày đây mai đó không nhất định – Hùng đến Mỹ cũng bằng diện HO gán ghép với một phụ nữ theo yêu cầu của cô ta để cùng đi và chung sống với nhau. Năm năm sau cô ta phản bội đi theo một người Mỹ trắng bỏ rơi Hùng – Nghe qua tâm sự của Hùng nào khác chi Như, cùng tâm trạng họ dễ dàng đến gần nhau hơn, Như mời Hùng ba ngày tết ghé nhà nàng vui xuân với gia đình nàng cho chàng bớt cô đơn nơi đất khách.
Hùng nhận lời và mùa xuân năm nay nhà Như vui quá, Hùng cảm động trước tình cảm của Như và gia đình, nhất là mẹ của Như, bà quan tâm thương mến Hùng như con trai của bà – Hùng đốt nhang cầu nguyện cho đời chàng có điểm tựa là đây, hạnh phúc là đây vì Như hiền lành giống như niềm mơ ước của chàng tự bấy lâu nay.
Hai người đã thật sự yêu nhau sau hai tháng đắn đo tìm hiểu, niềm vui cũng không phủ lấp được nỗi buồn, họ cố gắng khuyên nhủ nhau quên đi dĩ vãng, xem như cơn bão của cuộc đời, quên đi mà xây dựng một tình yêu mới, một hạnh phúc mới .


Hoa lá mùa xuân đang thắm tươi
Lộc xanh đơm nụ khóe môi cười
Tình lên cung nhạc trăng vờn nước
Tha thướt em về bến hẹn vui

Mây xám từ đâu khóa kín trời
Cuồng phong xô giạt lá hoa rơi
Nửa đời mộng tưởng hồn giông bão
Một kiếp u hoài dạ khó nguôi

Anh vẫn trong cơn bão cuộc đời
Em còn kỷ niệm lệ chưa vơi
Mơ duyên hạnh ngộ xanh hy vọng
Ta có nhau rồi … xuân nối ngôi

Em có anh rồi, gió bão thôi
Xuân thu ngà ngọc thắm làn môi
Nụ hôn thần thoại nhòa nhân ảnh
Cây cỏ thì thầm chuyện lứa đôi …

NPNA Xuân Đinh Hợi



Nguyenphanan
#27 Posted : Tuesday, July 31, 2007 2:01:49 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

GIẤC NGỦ TRÊN ÐỒI XANH
Tâm bút : Nguyễn Phan Ngọc An

Ba mươi năm lưu lạc xứ người, sự thành đạt của người Việt lưu vong tương đối cũng khá nhiều nhưng cũng không phôi pha được những nỗi mất mát chia xa – Các nhà tranh đấu, các chính trị gia, các danh nhân, các nhạc sĩ, ca sĩ … lần lượt theo con tạo xoay vần giã từ trần lụy ! Nhưng dường như suốt ba mươi năm lưu vong những người sống nhiều về tâm hồn thường ra đi quá sớm chẳng hạn như thành phần ca nhạc sĩ - Người viết bài này với một khung cảnh nhỏ hẹp thôi vì tự biết khả năng của mình – Tôi viết về một người nhạc sĩ đã ra đi, người đó chính là ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh.
Vừa định viết thì mở trang net lại thấy tin nhạc sĩ Nguyễn Hiền lâm chung, tôi và N/S Nguyễn Hiền rất thân tình, ông đã từng tổ chức cho tôi nhiều buổi sinh hoạt văn học tại miền Nam Cali, nói đến ông ai cũng thấy ngay rằng ông là một người nhạc sĩ đức độ khiêm cung hiền hòa trong xử thế. Có một lần khi ông đến nhà vợ chồng Tùng vào một buổi sáng sớm để gặp tôi bàn về việc ra mắt sách của tôi ngày chủ nhật tới mà ông là người tổ chức - Vừa bước vào nhà ông thấy Tùng với mái tóc trắng phau, ông vội vã cúi gập người xuống và chào “ lạy cụ ạ” – Lúc đó, Tùng lính quýnh cũng vội vã cúi người xuống và thưa “ lạy cụ ạ” – Tôi và Kim Nguyên vợ của Tùng cười vỡ cả bụng khi thấy hai người chào nhau như thế bởi vì Tùng chỉ khoảng 50 tuổi nhưng mái tóc trắng phau như tuyết tuy nước da vẫn hồng hào và nhìn kỷ vẫn còn phong độ. Thế là tôi phải đứng ra giới thiệu hai người với nhau và nói rõ với nhạc sĩ rằng Tùng chưa thành ông cụ .
Tôi còn một kỷ niệm nữa với N/S Nguyễn Hiền là khi ông tổ chức sinh nhật thứ 75 vào năm 2001 tôi đã đi xe đò xuống tham dự ngày sinh nhật của ông và ở lại hôm sau trở về San Jose, ít ra là chỗ thân tình lắm tôi mới lặn lội như thế … Tôi đã lên tặng ông bà Nguyễn Hiền một bó hoa thật lớn trong đêm sinh nhật và đọc bài thơ tôi viết tặng nhạc sĩ ngày sinh nhật :

ÐIỂM HOA CHO ÐỜI
Nơi đây đang cuối mùa đông
Hoa xuân đua nở trong lòng tha nhân
Nắng xuân thêm ấm bội phần
Hương xuân thoang thoảng như gần bên ta
Chúc mừng nhạc sĩ tài hoa
Vắt tim nặn óc điểm hoa cho đời
Cung trầm cung bổng chơi vơi
Bút hoa sang tạo rạng ngời non sông
Cao niên người vẫn tươi hồng
Rải hoa bác ái tưới trồng thiện căn
Văn chương lỗi lạc trời ban
Nguyễn Hiền tô nét son vàng sử xanh
Chúc người trọn giấc mộng lành
Trăm năm tuổi thọ toại thành ước mơ
Gửi lòng ngưỡng mộ vào thơ
Danh thơm sáng mãi bên bờ tự do.

( Kính tặng Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền sinh nhật 75)
Phần đông trong chúng ta mỗi độ xuân về không ai không thuộc bản nhạc bất tử của nhạc sĩ Nguyễn Hiền “ Anh Cho Em Mùa Xuân”, bản nhạc này đã đi vào lòng dân tộc Việt Nam mấy thập niên qua và tết đến là tên tuổi nhạc sĩ Nguyễn Hiền như nở rộ giữa mùa xuân mới.
Tôi rất buồn khi nghe tin nhạc sĩ Nguyễn Hiền ra đi và lại càng buồn hơn nữa khi nhớ đến nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũng đã ra đi cách đây mấy tháng – Vì thế tôi có bài viết này để kỷ niệm cùng hai nhạc sĩ mà tôi thân tình nhất.
Ngày tôi gặp lại anh chị Nhật Trường cách nay 10 năm tại cửa hàng băng nhạc cuả anh - Trước 1975 tôi đã từng gặp và ái mộ khi anh lên sân khấu trình diễn, còn Mỹ Lan tôi đã từng ở chung một chung cư Kỳ Ðồng với nàng khi còn ở Việt Nam và hàng ngày vẫn nhìn nàng chưng diện đi hát các tụ điểm ca nhạc, thời bấy giờ Mỹ Lan đang nổi bật với hai bản nhạc “ Lá Còn xanh” và “ Tình Yêu Trên Những Giếng Dầu” – Tôi đã quen Mỹ Lan ở ngoài hiền hậu dễ thương, khi lên sân khấu nàng trẻ trung và nhí nhảnh, nàng vừa hát vừa nhảy làm say mê khán giả bởi dáng dấp cao ráo vừa hát vừa nhảy lại vừa cười với nụ cười duyên dáng xinh đẹp – Thú thật lúc đó tôi rất mê Mỹ Lan qua những show mà nàng trình diễn.
Năm 1996 tôi có dịp xuống miền Nam Cali và đã đến thăm anh chị Nhật Trường - Mỹ Lan – Chúng tôi đã chụp chung với nhau những tấm hình lưu niệm có cả nhà danh hoạ Vũ Hối và nhà văn Trầm Mộng Bằng tức Lâm Thùy Giang cùng đến thăm anh chị Nhật Trường hôm đó – Chúng tôi không thể quên món Bún Bò Huế sát cạnh tiệm mà anh chị Nhật Trường đã đãi chúng tôi – Tôi cũng đã đến nhà anh chị thăm bác gái khi bác từ Việt Nam sang chơi lúc ấy Mỹ Lan đang mang bầu bé Chí - Những kỷ niệm thân thương nầy đã dấy lên trong ký ức tôi ngay từ hôm được tin Ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh vừa mất !
Ca nhạc sĩ Nhật Trường tên thật là Trần Thiện Thanh, bút hiệu TTT, Anh Chương, Trần Thiện Thanh Toàn và Nhật Trường.
Anh sinh tại Phan Thiết năm 1941 – Anh vào Sài Gòn sinh sống nghề soạn nhạc và ca hát năm 1958 trong bước đầu đầy khó khăn và gian nan. Thời gian chịu đựng qua đi, anh sáng rực và trở thành một tên tuổi nổi bật trong làng âm nhạc Việt Nam thời đó. Mỗi khi anh lên sân khấu là tiếng vỗ tay như pháo tết, anh hùng dũng hiên ngang trong bộ quân phục, anh đa tình lãng tử trong bộ veston màu nhạt, có đôi khi anh vô cùng tài tử trong bộ quần áo nghệ sĩ phong trần nhưng trông rất đẹp trai, thời ấy anh là thần tượng của giới trẻ, là mơ ước của các nàng nữ sinh, các người đẹp - Ở anh nhìn thấy một nét rắn rỏi pha đôi chút khắc khổ của đàn ông, đó là điểm đã làm anh nổi bật trong giới âm nhạc mềm và lã lướt kia - Cuối năm 1960 anh cùng Hùng Cường, Chế Linh thường mặc quân phục trình diễn trên sân khấu với những bài ca về lính do Trần Thiện Thanh sáng tác, thời ấy là thời nhạc lính bắt đầu sống dậy mạnh mẽ trong dòng nhạc của anh mặc dù anh còn rất trẻ, và khán giả rất say mê những buổi trình diễn có Nhật Trường - Một lần vào dịp tết, tổ chức Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ , anh đã hát liên tục 4 bài nhạc viết về lính của anh theo yêu cầu của đông đảo khán giả tham dự - Ðầu năm 1961 anh lập ra ban tứ ca gồm Nhật Trường và ba giọng ca nữ phụ họa là Như Thủy, Vân Quỳnh và Diễm Chi, các nàng này chuyên hát phong trào du ca của nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, Miên Ðức Thắng, Nguyễn Ðức Quang, Bùi Công Thuấn và Trần Thiện Thanh … Anh là ca sĩ chính trong các bài trình diễn, ba cô chỉ hát phụ họa bài hát thôi – Sau đó một thời gian Nhật Trường thực hiện một nhạc cảnh rất sống động diễn xuất chung với nữ ca sĩ Thanh Lan về khí thế một anh hùng mũ đỏ Ðại Úy Dù Nguyễn Văn Ðương vừa nằm xuống cho quê hương rất ngoạn mục và xúc động toàn bộ người tham dự tại sân khấu cũng như sau này lên thành phim ảnh - Thời đó tôi cũng rất say mê cặp hát chung Nhật Trường & Thanh Lan này lắm, anh có một chất giọng trầm ấm trữ tình và rất sang, chị Thanh Lan thì trong trẻo nhí nhảnh và mượt mà trau chuốt mỗi lời ca mà lại xinh đẹp nữa nên cặp ca sĩ này thời đó rất ăn khách trong làng âm nhạc VN.
Có lần Nhật Trường tâm sự với bạn bè rằng lúc nhỏ anh rất mê được ca hát, nhưng cha mẹ anh nghe ca hát là la rầy không đồng ý còn bảo là “xướng ca vô loại” nên cấm ngặt anh – Anh buồn vì ước mơ không toại nguyện nên đêm khuya không ngủ và đợi mẹ cha đã yên giấc điệp anh ngồi hát nghêu ngao một mình suốt mấy giờ liền những bài ca đã thuộc nằm lòng của các nhạc sĩ nổi tiếng thời đó, nên khi xuống Sài Gòn bắt đầu cho sự nghiệp ước mơ anh chọn ngay bút hiệu Nhật Trường để nhớ về những ngày dài vời vợi chờ đêm đến để được nghêu ngao ca hát một mình.
Nhật Trường gia nhập vào sự nghiệp ca hát chỉ một thời gian rất ngắn đã nổi tiếng khắp nơi trên các tụ điểm ca nhạc, đài phát thanh và trên làn sóng tivi màn ảnh … Do đó anh tiến bước tới soạn nhạc và anh đã thành công vô cùng với những nhạc phẩm viết về lính, viết cho lính, viết cho tình yêu, cho tang thương của đất nước, của chiến tranh nhưng hoàn toàn không ủy mị, mà kiên cường hùng tráng và quật khởi trong từng lời nhạc của anh. Anh chính là một điểm son đã mang lại niềm tin và hào hùng cho người chiến binh thời đó ! Năm 1973 anh thực hiện cuốn cassette “ Chiến Tranh Và Hòa Bình” đã được giới yêu nhạc yêu tiếng hát của anh ủng hộ thật nồng nhiệt, và đầu năm 1975 anh đang dự định tiếp tục xuất bản cuốn cassette thứ hai với tựa đề “ Biển Sương Mù” nhưng không còn kịp nữa, tháng 4 đen đã vùi chôn bao mơ ước của anh rồi !
Năm 1975, nước mất, anh buồn và mất hẳn sinh khí để ca hát và soạn nhạc, anh bỏ đi xa và sống lặng lẽ như một thân xác không hồn, anh thương đất nước, thương người lính, thương chính cuộc đời mình từ nay đã chịu đau đớn như những lằn roi quất vào da thịt không nguôi, người chiến sĩ tâm lý chiến có một nội tâm sâu thẳm nên đã ẩn dật bao nhiêu năm dài không xuất hiện cho đến khi gặp lại anh tại xứ người, nét khắc khổ đã tô đậm lên sắc diện anh, ôi một thời trẻ trung hoa mộng đã bỏ anh rồi, người ca nhạc sĩ lừng danh bây giờ phải tìm cách mưu sinh vật lộn với cuộc sống mới, những thương đau trong tâm hồn đã khiến anh hững hờ với âm nhạc tuy rằng thỉnh thoảng anh vẫn cố gắng viết nhạc và cố gắng hát để nghe dòng lệ tuôn trào theo với lời ca nghèn nghẹn trong tâm hồn. Anh gặp Mỹ Lan tại xứ người, nàng cũng ly hương mang niềm đau mất nước, cả hai chung một tâm trạng, chung một nỗi niềm đã khiến dòng nhạc hào hùng của anh sống dậy mãnh liệt và anh đã cùng Mỹ Lan, người bạn đường duy nhất đi cùng trời cuối đất trên đất nước tha hương mang lời ca tiếng hát để nói lên chí khí quật cường, niềm tin vững chãi và tình thương bao la trong tận cùng trái tim anh đã gởi vào những bài nhạc mới mà anh đã cố công viết soạn cho đời, cho thế hệ mai sau.
Nhưng anh đã ra đi không bao giờ trở lại, dẫu biết rằng sinh ký tử quy nhưng thật đau buồn và thương tiếc bởi anh đi trong lúc còn quá trẻ, trên 60 là lúc chín mùi nhất cho sự nghiệp một con người, chắc chắn trong anh còn mang nhiều hoài bão cho quê hương cho dân tộc Việt Nam đang phải lưu vong xứ người - Chắc chắn trong anh đang hy vọng một ngày trở về nơi chôn nhau cắt rún để viết tiếp những dòng nhạc oai hùng cho lịch sử ngàn sau.
Giờ đây anh đã về một nơi xa thẳm, không có loài người để xẻ chia niềm tâm sự, vợ đẹp con xinh anh bỏ lại dương trần và Mỹ Lan, bé Chí sẽ tiếp tục sự nghiệp dở dang của anh, nàng và bé Chí con trai anh đã khiến bao người rơi lệ ngậm ngùi tiếc thương anh qua những lần diễn xuất khắp nơi trên hải ngoại, anh hãy ngủ yên một giấc ngủ nhẹ nhàng và tin rằng bé Chí sau này sẽ nối nghiệp anh và tên tuổi của anh sẽ sống mãi trong lòng nhân loại dù trải qua bao thế kỷ về sau.
Anh đã sáng tác gần 200 bản nhạc vừa cho lính, cho tình yêu và cho quê hương trong thời gian gần 20 năm chinh chiến điêu linh tại đất nước mình, khi ra hải ngoại anh buồn nhiều và mất hẳn nhụy khí viết nhạc nên chỉ sáng tác thêm một số ít bản nhạc mới hào hùng mà thôi, chúng ta không thể để những dòng nhạc bất tử của Trần Thiện Thanh vào quên lãng nên tôi ghi lại nơi đây tên những bản nhạc mà tôi được biết, mong rằng có thiếu sót xin quý độc giả thông cảm cho bởi trong tôi niềm quý mến ái mộ Ca nhạc sĩ Nhật Trường dâng cao từ mấy chục năm qua vì mấy ai vừa là ca sĩ nổi tiếng vừa là nhạc sĩ nổi danh lại hiền hòa đức độ như Nhật Trường Trần Thiện Thanh.
Ai Nói Với Em Ðêm Nay - Anh Không Chết Ðâu Anh – Anh Về Với Em – Anh Nhớ Về Thăm Em – Bà Tư Bán Hàng – Bà Mẹ Trồng Rau – Bóng Nắng - Biển Mặn - Bảy Ngày Ðợi Mong – Bà Mẹ Trị Thiên - Bắc Ðẩu – Bay Lên Cao Ði Anh - Bảy Thế Kỷ Tình Yêu - Biển Sương Mù - Chuyện Hẹn Hò - Chiều Trên Phá Tam Giang - Chiếc Áo Bà Ba - Chuyện Tình Người Ðan Áo – Chân trời Tím - Chờ Ðông – Cho Anh Xin Số Nhà - Chuyện Một Người Ði - Chuyện Tình TTKH – Con Ðường Buồn Chung Thân - Chị Ba Hàng Xanh - Chuyện Lứa Ðôi – Cho Người Vào Cuộc Chiến - Ðồn Vắng Chiều Xuân – Ðám Cưới Ðầu Xuân - Ðộc Hành – Ðôi Ngã Ðôi Ta - Gặp Nhau làm Ngơ – Giấc Ngủ Trên Ðồi Xanh – Giây Phút Giã Từ - Hàn Mặc Tử - Hoa Học Trò – Hoa Trinh Nữ - Hai Sắc Hoa Ti Gôn – Hãy Hứa Yêu Em – Hoa Chiều – Hoa Biển - Hiện Diện Của Em – Khi Người Yêu Tôi Khóc - Không Bao Giờ Ngăn Cách – Không Bao Giờ Quên Anh – Lâu Ðài Tình Ái - Lời Tình Viết Vội - Lời Cho Người Yêu Nhỏ - Lộc Non - Lời Tình Trong Khói Súng – Màu Mũ Anh, Màu Áo Em - Mộng Thường - Một Ðời Yêu Em – Mùa Ðông Của Anh – Mai Lệ Xuân - Một Lần Cuối - Một Lần Dang Dở - Mùa Xuân Lá Khô - Mười Sáu Trăng Tròn - Một lần Bay Thấp Ó Ðen - Người Ở Lại Charlie - Người Xa Người - Người Yêu Của Lính - Nỗi Lòng Thanh Trúc - Người Chết Trở Về - Ngày Ðầu Một Năm - Người Lính Tượng Ðài – Phút Giao Mùa – Phép Nhiệm Mầu – Quá Phụ Ngây Thơ – Rừng Lá Thấp - Sư Ðoàn 1 Bộ Binh Hành Khúc - Tuyết Trắng – Tình Ca Của Lính – Tình Thiên Thu – Trên Ðỉnh Mùa Ðông – Tình Thư Của Lính – Trong Lần Tái Ngộ - Tình Ðầu Tình Cuối - Tạ Từ Trong Ðêm – Tâm Sự Người Lính Trẻ - Thạch Sanh ( Truyện ca) – Tìm Một Vì Sao Nhỏ - Tình Có Như Không – Tình Yêu Thứ Nhất - Trời Chưa Muốn Sáng - Từ Ðó Em Buồn - Từ Nửa Vòng Trái Ðất - Tưởng Người Chết Ði – Tình Yêu Ngộ Nghĩnh - Vết Ðạn Thù Trên Tường Vôi Trắng - Vợ Thằng Ðậu – Xin Em Ðừng Hỏi – Yêu – Yêu Người Như Thế Ðó – Yêu Mơ Và Ghen …
Anh còn nhiều bản nhạc lắm nhưng tôi không thể nào nhớ nổi, một người ca nhạc sĩ đa tài như anh nếu số phần không ngắn ngủi anh sẽ còn viết cho nhân loại bao nhiêu bản nhạc giá trị ở cuối đời anh – Tôi thật xót xa cho một tài hoa bạc mệnh nên đã viết tặng anh hai bài thơ cho lần tiễn biệt thiên thu bằng cả cõi lòng thương tiếc :


THƯƠNG TIẾC CA NHẠC SĨ
NHẬT TRƯỜNG TRẦN THIỆN THANH

Được tin ca sĩ Nhật Trường
Hóa thân vào cõi thiên đường nghìn thu
Tài hoa vùi giữa sương mù
“ NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH” phù du gió ngàn
Xót xa “ ĐỒN VẮNG CHIỀU XUÂN”
Lắng nghe “ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG” gọi về
Cùng “ NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE”
Một vùng “ TUYẾT TRẮNG” chôn “TÌNH THIÊN THU”
“RỪNG LÁ THẤP” giữa mây ngàn
Một “ CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG” xây thành
Và “ ANH KHÔNG CHẾT ĐÂU ANH”
“ KHÔNG BAO GIỜ NGĂN CÁCH” tình anh với nàng
Rộn ràng “ ĐÁM CƯỚI ĐẦU XUÂN”
Dịu dàng “ CHIẾC ÁO BÀ BA” thiên thần
Bây giờ “ MÙA ĐÔNG CỦA ANH”
“ TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH TRẺ” của Trần Thiện Thanh

Từ đây giọng hát trữ tình
Và bao dòng nhạc lưu danh thế trần
Một tâm huyết với giang san
Trời cao đoạt mệnh đã lầm đây chăng ?
Bàng hoàng giọt lệ rơi nhanh
Tiếc thương một kiếp tài danh sáng ngời !


NÉT SON VÀNG TRẦN THIỆN THANH

Ngày không tốt là ngày 13 thứ sáu
Tước đoạt trần gian sinh mạng một danh tài
Ngậm ngùi thương chí dũng một đời trai
Hoài bão chưa tròn thân vùi cát bụi !

“ PHÚT GIAO MÙA” “ XIN EM ĐỪNG HỎI”
“ NGUỜI XA NGƯỜI” rồi “ HÀN MẶC TỬ” ơi !
“ HOA BIỂN” thay anh “ LỜI TÌNH VIẾT VỘI”
“ CHUYỆN HẸN HÒ” xin “ HÃY HỨA YÊU EM”
“ ĐÔI NGÃ ĐÔI TA” “ TỪ ĐÓ EM BUỒN”
“ BẢY THẾ KỶ TÌNH YÊU” đùa “BÓNG NẮNG”
“ MỘT ĐỜI YÊU EM” trùng dương “ BIỂN MẶN”
“ TÌNH CÓ NHƯ KHÔNG” trăn trở “ CHỜ ĐÔNG”
“ BẢY NGÀY ĐỢI MONG” trên “BIỂN MÙ SƯƠNG”
“ CHÂN TRỜI TÍM” “ ĐỘC HÀNH” thân cô lữ
“ HOA CHIỀU” phôi pha lìa xa “ BẮC ĐẨU”
“ TƯỞNG NGƯỜI CHẾT ĐI” nhưng sống mãi muôn đời

Mượn lời thơ buồn tiễn anh lần cuối
Sống oai hùng chết để lại thanh danh
Nhật Trường mất đi bao người tiếc nuối
Nét son vàng muôn thuở Trần Thiện Thanh …

Nguyễn Phan Ngọc An - San Jose









Nguyenphanan
#28 Posted : Sunday, November 18, 2007 1:01:18 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

[blue][/blue]Những giờ phút cuối cùng tại Xuân Lộc Long Khánh
Trung Úy Nguyễn Hữu Nhân Tiểu đoàn 181 Pháo BinhSư Doàn 18 BB

Sau khi tham dự Hành quân để giải tỏa Quận lỵ Võ Đắt với Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân, Pháo đội A 181 Pháo Binh giờ thì chỉ còn có 4 khẩu 105 ly mà thôi, chúng tôi đang đợi để nhận bổ sung thay thế 01 khẩu đại bác đã bị Cộng quân đánh phục kích và kéo đi ở Chánh Tâm 2 đường đi Võ Đắt. Hai trung dội ở hai vị trí khác nhau, một trung đội đóng ở Hậu cứ Tiểu đoàn 181 Pháo Binh, nằm cuối phi trường, còn một trung đội được đóng ở căn cứ Núi Thị cách Bộ chỉ huy hậu cứ của Tiểu đoàn độ 5 cây số, Pháo đội chúng tôi ở lại Long Khánh với Thiếu tá Nguyễn Tiến Hạnh trong những giờ phút sau cùng, Thiếu tá Nguyễn Tiến Hạnh xuất thân Khóa 13 trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam về thay thế Thiếu tá Tôn xuân nhận thuyên chuyển đến Tiểu đoàn 47 Pháo Binh tại Long Xuyên.. Được biết ông từ Pháo Binh Thuy quân Lục Chiến, sau cùng về Pháo Binh Biệt Khu Thủ Đô trước khi về nhận Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 181 Pháo Binh . Ngay từ khi mới về nhận đơn vị, Thiếu Tá Nguyễn Tiến Hạnh đã tỏ ra rất vui vẻ và rất dễ dải với các Sĩ quan và binh sĩ trong đơn vị, mỗi khi có tiệc tùng hay tổ chức ăn nhậu, ông thường kêu các sĩ quan cùng ngồi nhậu và ăn uống chung với ông, không cần biết có mấy sĩ quan, cứ khui một két bia lớn ra, ông chỉ uống những chai có nhãn hiệu trái thơm mà thôi, và số còn laị thì các sĩ quan phải chia nhau uống cho hết.Thường thường mỗi két chỉ có chừng 2 đến 3 chai có nhãn hiệu trái thơm mà thôi.
Vào nhữg giờ phút chót, tôi được điều động lên Núi Thị với một trung đội của Trung Uý Trung . Còn một trung đội đóng chung với Bộ chỉ huy Tiểu đoàn cho đến giờ nầy tôi cũng không còn nhớ rõ trung đội nầy là trung đội mấy của Pháo đội A nữa. Tôi cũng không nhớ rõ lúc đó các Pháo đội B của Đại Úy Vũ Huy Thiện và Pháo Đội C của Trung Úy Trần hữu Rật đang tham dự hành quân ở đâu nữa. vì sau gần 7 năm tù và qua đây phải vất vả với cuộc sống cho nên trí óc tôi không còn được sang suốt nữa. Nếu tôi nhớ không lầm thì sáng ngày 8 tháng 04 năm 1975, khoảng 04 giờ sáng Cộng quân đã chận xe đò và chiếm cua Heo đướng vào Quận lỵ Long Khánh, cũng kể từ ngày tháng nầy, con đường xe chạy Saìgòn Bình Tuy hay Sàigòn Võ Đắt – Tánh Linh đã không còn lưu thông nữa, xe chạy trên tuyến đường nầy đã phải đậu laị nối đuôi nhau để chờ giải tỏa, thế nhưng cho đến chiều cũng vẫn chưa được phép chạy, vì vậy các xe đã trở đầu để quay trở lại. Trên hệ thống vô tuyến chúng tôi nghe tin Cộng quân đang chiếm dinh Tỉnh Trưởng, hiện chúng đang quần thảo với Bộ chỉ huy Tiểu khu, chưa biết tình hình tỉnh trưởng như thế naò, tin trên loan ra làm cho chúng tôi vô cùng hoang mang, ngay cả dinh Tỉnh trưởng mà cộng quân đã chiếm được thì còn chỗ nào an toàn nữa. Tình hình Long Khánh trong lúc bấy giờ thật hết sức nguy ngập.Các đơn vị ở miền Trung đã di tản chiến thuật, bây giờ Long Khánh là cứ điểm cuối cùng, nếu Long Khánh thất thủ thì cộng quân sẽ tiến chiếm vào Sàigòn, vì vậy bằng bất cứ giá nào chúng tôi cũng phải giữ cho được Long Khánh. Các đơn vị trực thuộc Tiểu khu đã chạm sung ác liệt với Cộng quân từ sáng đến giờ, những tiếng sung lớn nhỏ nổ dòn như bắp rang ở hướng dinh tỉnh trưởng, tình hình ta và địch lẫn lộn, chúng tôi cũng không còn biết tin tức chính xác là như thế nào nữa., đến trưa thì chúng tôi được tin quân ta đã làm chủ được tình hình, đã đẩy lui Cộng quân ra khỏi dinh Tỉnh trưởng, như vậy dinh tỉnh trưởng đã được giải toa sau gần 6 tiếng đồng hồ đã bị cộng quân vây hảm.
Trung đội Pháo binh 1A của chúng tôi lúc đó đang được yểm trợ trực tiếp cho tiểu đoàn 2/43 đang trú đóng tại Núi Thị, cùng lúc ấy tôi được lệnh tác xạ trực tiếp từ một sĩ quan Pháo binh của Tiểu đoàn chúng tôi, Trung úy Đinh văn Phùng, sĩ quan Thủ khoa của Khóa 4/68 Căn bản sĩ quan Pháo binh,Phùng gia đình ở Láng cát Bà Rịa , tôi và Phùng thường về phép chung với nhau và Phùng đang là sĩ quan Liên lạc và ngay sáng sớm hôm đó, tôi đã tác xạ yểm trợ trực tiếp cho Phùng, có lẽ số phận gắn liền nhau cho nên sau khi Cộng quân cưỡng chi61m miền Nam rồi, chúng tôi phải trình diện để đi tù, thì cũng lại gặp nhau tại trại Hoàng Diệu ở Long Khánh, gặp nhau trong cảnh tù gồm có Nguyễn thanh Liêm, Nguyễn Phước Lễ, Trần văn Tuyến, Dinh van Phung các anh là những bạn học với tôi trong những năm tháng chúng tôi ở mái trường Châu Văn Tiếp Phước Tuy. Những trái đạn điều chỉnh thật chính xác và chỉ mấy phút sau chúng tôi đã được nghe Phùng báo cáo oang oang trên máy:
-Trúng ngay chiếc xe tăng T-54 rồi, bây giờ chiếc xe tăng đã bị lật nằm ngang trên ụ đất phiá ngoài vòng đai phi trường.
- Tin bắn trúng xe tăng của địch đã làm cho binh sĩ trong Trung đội lên tinh thần, tôi dặn các binh sĩ phải tháo đạn thật lẹ, giật cò cho nhanh để yểm trợ thật chính xác.
Những chiếc xe tăng của chúng đã bị Pháo binh bắn trúng lật nghiêng, và những chiếc khác đã bị bắn đứt dây xích nằm môt chỗ không chạy được, chúng đã rồ máy kêu inh ỏi, chúng tôi đã được nghe tiếng máy của xe tăng trong combinê trên máy vô tuyến. Cho đến giờ nầy chúng tôi mới tạm được nghỉ để cho binh sĩ ăn uống, kiểm điểm lại, từ sang đến giờ chúng tôi đã xử dụng rất nhiều đạn để yểm trợ cho đơn vị đẩy lui Cộng quân ra khỏi vòng đai của Tỉnh lỵ, cũng kể từ ngày hôm nay, chúng tôi đã không còn được đi chợ nấu ăn như trước nữa mà chỉ tòan dùng thực phẩm khô mà thôi. Con đường từ Núi Thị xuống tỉnh lỵ Long Khánh đã không còn xử dụng được nữa, Pháo binh Núi Thị đã trở thành đơn vị Pháo binh duy nhất để yểm trợ cho Sư đoàn và tỉnh lỵLong Khánh và Chi Khu xuân Lộc.
Cũng kể từ ngày nầy, chúng tôi đơn vị nào ở đâu thì đóng ở đó, chỉ liên lạc với nhau qua hệ thống vô tuyến mà thôi. Mỗi ngày chúng tôi đếm từng ngày để mong được xuống núi đi chợ thay đổi mua thức ăn tươi, chứ nằm ở trên nầy hoài ăn uống thiếu thốn nên tinh thần binh sĩ rất xuống dốc, qua radio mỗi ngày chúng ta lại nhận them tin tức mất thêm một vài quận lỵ và tỉnh lỵ từ miền Trung trở vào, vì thế càng làm cho chúng tôi hết sức lo lắng và dự đóan tình hình thật xấu, riêng bản thân và sự suy nghĩ của riêng tôi, với sự ngây thơ về chính trị, tôi vẫn luôn luôn tin rằng không bao giờ có chuyện Cộng quân chiếm Sàigòn, và luôn luôn tin tưởng quốc gia ta sẽ thắng, Cộng quân trước sau gì cũng sẽ phải rút lui mà thôi, vì vậy chúng tôi rất yên tâm chiến đấu, Sau khi đẩy lui cộng quân ra khỏi bờ đai tỉnh lỵ, chúng tôi cảm thấy yên tâm và tin rằng chúng ta sẽ cố thủ Long Khánh cho đến giờ phút sau cùng và nhất la chúng ta đã đẩy lùi bọn chúng ra khỏi vòng đai, Long Khánh sẽ được sống trở lại bình thường, mỗi ngày chúng tôi vẫn bắn liên tục để yểm trợ cho các đơn vị bạn. Thế rồi hôm đó ngày 20 tháng 04 năm 1975, tôi được lệnh của Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho tội xuống đồi và gặp ông ở Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 181 Pháo Binh, để trung dội do Trung Úy Trung điều hành, tôi có hỏi đoạn đường qua cua Heo đã đi được chưa vì từ ngay 08 tháng 04 đến giờ chúng tôi chưa hề xuống được núi, nhà binh lệnh là phải thi hành, vì vậy dù rất lo sợ, tuy nhiên tôi vẫn phải xuống núi, tôi đã để lại xe Jeep của tôi tại vị trí Núi Thị và nhờ một binh sĩ chở tôi về trình diện Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng bằng xe Honda của anh ta, tôi biết rằng đi xuống bằng xe Jeep thì qúa nguy hiểm cho nên đi xe Honda có lẽ cũng đỡ nguy hiểm hơn, tôi trang bị cho mình áo giáp, nón sắt dây ba chạc và súng colt 45 và đạn được đầy đủ, trên vai còn mang theo một khẩu M-79 và trên tay cầm một khẩu M-16, gỉa từ Trung Úy Trung trung đội trưởng của trung đội nầy và các binh bĩ của trung đội, các binh sĩ cũng rất lo lắng cho tôi trên đường đi, tôi nói với trung úy Trung cho súng hướng về đoạn đường mà tôi sẽ xuống núi và yểm trợ cho tôi ngay khi tôi gọi, Hạ sĩ nhất Vũ văn Soạn nhà ở Kiệm Tân nên đem xe Honda để ở trại vị trí trung đội, độ vài tuần thì về phép bằng xe Honda, tôi bảo Soạn đeo them máy PRC-25 trên vai và thầy trò tôi bắt đầu xuống núi. Phải chi như bây giờ có điện thoại di động thì còn gì sung sướng cho bằng, vừa gọn nhẹ và dể dàng cất dấu.
Sau gần nửa tháng không xuống núi, giờ lần đầu tiên trở laị con đường nầy tôi cũng cảm thấy sờ sợ, mong sao cho mau được đến vị trí của bộ chỉ huy tiểu đoàn để chờ ông có lện lạc gì mới cho tôi?
Đã lâu lắm rồi, từ ngày làm trung đội trưởng Pháo binh đến giờ, tôi hầu như không còn đi xe Honda nữa, ngay cả những lần về phép tôi cũng dùng xe Jeep để đi phép, ký sự vụ lệnh cho tài xế đưa tôi đi chỗ nầy, chỗ nọ. Tôi ngoại giao rất giỏi, vì thế xe Jeep của tôi lúc nào cũng có xăng đầy đủ để chạy, có những tháng tiểu đòan cấp cho xe Jeep nhưng không cấp nhiên liệu, các sĩ quan khác đành không nhận xe vì không có xăng để xử dụng, nhưng riêng tôi chưa bao giờ không có xe jeep cả, và ngay cả phương tiện truyền tin tôi cũng đã có máy VRC-34 trên xe ngoài cấp số.
Thật may mắn cho tôi, sau khi từ Núi Thị hai thầy trò tôi chạy thật nhanh, Soạn chạy hết ga sau khi xuống được con đường chánh của quốc lộ, tôi ôm chặt lấy soạn và mắt nhìn xung quanh rất nhanh, hai bên đường cảnh trí hoang tàn, tiêu điều sau những trận pháo của chúng tôi, đi ngang cua Heo tôi còn thấy chiếc xe tăng bị bắn cháy đang nằm trơ trọi nơi đó, Soạn chạy riết ở đường ngoài để xuống Chi Khu xuân Lộc, vì lúc bấy giờ bộ chỉ huy Tiểu đoàn đang đóng ở rừng cao su trước quận lỵ.
Tôi vào gặp Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng và được tin tối nay chúng tôi sẽ rút khỏi Long Khánh và bàn giao vùng hành quân nầy lại cho Lữ Đoàn 1 Dù sẽ thay thế chúng tôi.Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng đưa cho tôi những mục tiêu, và tôi chấm lại trên bản đồ toàn là YS nằm trên trục lộ về Đức Thạnh, sau khi chấm những điểm nầy lên bản đồ tôi đã đoán ra được lộ trình mình sẽ đi. Con đường từ Xuân Lộc về Đức Thanh gần 10 năm nay không được xử dụng, thế mà tối nay chúng tôi sẽ đi lại bằng con đường đó, tôi băng khoăn tự hỏi, bỏ đi cả 10 năm rồi, giờ làm sao đi lại cho được?
Phối hợp một trung đội của Pháo đội A(-) còn lại ở đây và bộ chỉ huy của Tiểu đoàn, tôi tập hợp tất cả lại và chỉ thị cho tất cả chuẩn bị lên đường khi có lệnh, không được mang theo gì cả, ngoaì việc phải kéo hai khẩu 105 ly, móc hậu gạo và móc hậu nước cũng bỏ lại. Tôi không còn nhớ rõ trưởng ban 3 của tiểu đoàn lúc đó là ai nữa, duy chỉ biết Thiếu tá Hạnh nói sẽ đi với tôi và ông nói rằng đi với tôi ông ta thấy yên tâm hơn. Thiếu tá Hạnh sẽ đi xe Jeep sau chiếc xe kéo súng của trung đội, tôi sẽ đi trên chiếc xe GMC kéo súng đầu tiên.
Lúc đó hơn 4 giờ, tôi ra lệnh cho các binh sĩ sẵn sang di chuyển khi có lệnh, Soạn nói với tôi xin phép cho mang theo chiếc xe Honda, tuy nhiên tôi đã ra lệnh không ai được mang theo gì cả, vì vậy tôi nói với HS1 Soạn là tôi rất tiếc không thể để Soạn mang theo chiếc xe Honda dược. Soạn nói với tôi rằng, thôi em sẽ chạy Honda theo hai xe kéo sung của mình và tôi đã đồng ý. Tôi đã cho sắp xếp tất cả x e của đơn vị Pháo binh của chúng tôi ra ngoài đường từ 5 giờ chiều ngày 20 tháng 04 năm 1975. Và ngày đó chúng tôi coi như là một ngày kỷ niệm, cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ đến ngày đó.
Tất cả đoàn xe đều nổ máy và chờ lệnh, chúng tôi được biết Thiếu tướng Lê Minh Đảo tư lệnh sư đoàn đã đi với 81 Biệt cách Dù từ buổi trưa, và bây giờ chúng tôi đang đợi lệnh ông để di chuyển. Thời giờ chờ đợi lúc nào cũng đi thật chậm, chúng tôi càng sốt ruột hơn vẫn chưa được lệnh di chuyển, rồi từ hướng sân bay chúng tôi nghe những tiếng bụp … bụp bụp.. là tiếng depart của pháo địch, chừng vài giây sau những tiếng nổ chát chúa ngay tại vị trí chuẩn bị di chuyển của chúng tôi, trái đạn đầu tiên đã rớt trúng ngay xe jeep của Thiếu tá Hạnh Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 181 Pháo binh, và những trái pháo kích khác đã rớt xung quanh đoàn xe của chúng tôi, lúc đó chẳng còn lệnh lạc gì nữa, mạnh ai nấy chạy, xe của thiếu tá Hạnh đã bị pháo nên không đi được nữa, ông chạy ngay lại xe GMC kéo sung của tôi và chúng tôi di chuyển ngay lúc đó, chạy về hướng trung đoàn 48 bộ binh đóng ở Long Giao, tôi thiết nghĩ nếu như lúc đó chỉ cần một tràng AK nữa thì tôi tin rằng đơn vị sẽ rả ngủ, chúng tôi cố cho xe chạy thật nhanh, trong khi đó những tiếng nổ vẫn tiếp tục sau lưng chúng tôi, nếu không có phản ứng cấp thời và di chuyển ngay thì có lẽ chúng tôi đã ăn những qủa đạn pháo đó rồi, hai bên đường mùi xác chết xông lên nồng năc, thiếu tá Hạnh ngồi bên trong xe GMC kéo sung làm trưởng xa, tôi nghĩ rằng có lẽ đây là lần đầu tiên một vị tiểu đoàn trưởng pháo binh ngồi trên xe GMC kéo sung, vì pháo binh xe cộ rất đầy đủ, và tiểu đoàn trưởng thì muốn xe gì mà không có, thế nhưng đây là lần đầu và cũng là lần cuối cùng vì sau trận nầy chúng tôi không còn được đi xe GMC nữa mà phải vào các trại tù mà chúng gọi là đi cải tạo. Tôi đứng phía ngoài xe GMC tiếp tục chạy trên đường về Long giao, vừa chạy tôi vừa liên lạc với bộ tư lệnh sư đoàn để nhận chỉ thị, cũng may sau đợt pháo đầu tiên, tôi lien lạc với các xe và được biết tất cả anh em sị quan và binh sị của chúng tôi hoàn toàn vô sự, duy chỉ co chiếc xe jeep của thiếu tá Hạnh là bị trúng pháo kích và đã bỏ lại ngay lúc khởi hành. Khảng 09 giờ tối chúng tôi đến Long Giao, tôi không còn nhớ rõ nữa nhưng hình như chúng tôi là đơn vị pháo binh được di chuyển có xe còn các đơn vị khác đã di chuyển bộ, vì vậy khi dừng lại Long Giao tôi không thấy một đơn vị nào hộ tống chúng tôi cả, bộ chỉ huy Pháo binh sư đoàn lúc đó là Đại tá Ngô văn Hưng, tôi không được nghe tiếng nói của ông lúc đó, nhưng tôi nghe giọng nói của Trung úy Hà phương Đính. Lệnh cho tôi phải ở lại Long Giao và sẵn sàng tác xạ để yểm trợ cho lữ đoàn 1 Dù đang ở lại để thay thế chúng tôi. Tôi cho dừng xe và ra lệnh cho trung dội đưa súng vào vị trí để chuẩn bị gióng hướng và sẵn sang tác xạ, hai khẩu pháo nằm chênh vênh trên đường trước cổng Trung đòan 48 tại Long giao (Black Horse) khẩu nầy cách khẩu kia không đầy 5 mét, gióng hướng súng xong và sẵn sang tác xạ, cọc ngắn 1 mét và cọc dài 3 mét thay vì cọc ngắn 50 mét và cọc dài 100 mét. Tất cả sách vở học trong trường pháo binh đều được bỏ hết mà chỉ thực hành theo điều kiện cho phép, tôi được lệnh qua tần số củ Dù và liên lạc để yểm trợ cho họ, lúc nầy mà họ xin tác xạ mới mệt cho chúng tôi quá, nhưng chúng tôi vẫn nhận lệnh và đã bắn yểm trợ cho họ khoảng 10 quả đạn 105 ly trước khi chúng tôi tiếp tục di chuyển. Lúc nầy khỏang 11:30 tối, tôi được lệnh tiếp tục di chuyển để về điểm hẹn, Tôi được biét đơn vị Dù thay thế chúng tôi cũng sẽ đến Long Giao sau khi tôi đi khỏi nơi nầy, tôi liên lạc qua trung dội pháo binh ở Núi thị để hỏi thăm tình trạng của trung đội nầy ra sao? Trung úy Trung cho tôi biết, bây giờ trung đội đang chuẩn bị xử dụng M-14 (đây là loại đạn chỉ dùng khi có lệnh để phá hủy đaị bác, tôi từ ngày gia nhập vào binh chủng Pháo Binh cho đến giờ, tôi cũng chưa hề xử dụng đến loại đạn nầy). Trung đội sẽ nhận lệnh trực tiếp của Bảo Định ( Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 /43. Tôi dặn dò Trung úy Trung cố gắng bảo tòan đơn vị và liên lạc chặt chẻ với Bảo Định, sau đó tôi trở qua hệ thống để liên lạc với BCH pháo binh sư đoàn 18 Bộ binh. Đoạn đường đã bỏ từ nhiều năm nên cỏ mọc hai bên đường ngăn cả lối đi, trời thật tối, tôi đứng bên hông xe khoảng 50 thước tôi lại bật đèn Pin lên rọi về hướng trước để tài xế liếc nhìn đoạn đường mà chạy, và cứ thế chúng tôi tiếp tục di chuyển trên con đường đã bỏ trống cả gần 10 năm nay.Lúc tôi di chuyển có đơn vị của bộ chỉ huy tiểu khu cùng di chuyển theo chúng tôi, tôi dừng lại và ra lệnh cho đơn vị nầy phải di chuyển xa chúng tôi và không được mở đèn, đến sang hôm sau khoảng 9 giò, chúng tôi đã về đến Đức Thạnh, đơn vị tôi tới nơi an toàn, duy chỉ có Trung Tá Long tham mưu trưởng Tiểu khu Long Khánh, ông là người chỉ huy đoàn xe chạy theo tôi lúc đêm qua đã không may bị cộng quân phục kích và ông đã tử thương, tất cả chúng tôi đều hoàn hồn và nghĩ rằng ông tham mưu trưởng đã mở đèn và vì vậy bọn Việt cộng đã phục kích bắn trúng xe ông ta. Vừa vào đến vị trí, tôi được lệnh phải sẵn sang tác xạ.
Gióng hướng súng vừa xong thì tôi nhận được lệnh tác xạ yểm trợ cho lữ đoàn 1 dù. Các mục tiêu nằm ngoài tầm pháo, vì vậy chúng tôi chỉ bắn vài chục quả để dọn mục tiêu, trong lúc đang tác xạ tôi lại nhận được lệnh trung đội lại chuẩn bị lên đường. Đại Úy Hoàng Uông Lễ trưởng
ban 4 tiểu đoàn sẽ tiếp tế cho tôi 10 xe đạn vào chiều nay tại ví trí hành quân mà tôi sắp sửa di chuyển đến. 02:00 chiều tôi nhận được lệnh sẽ di chuyển Trung đội trở ngược về hướng Chi Khu xuân Lộc để yểm trợ cho Lữ đoàn 1 dù đang hành quân ở Cẩm Tâm, Cẩm Mỹ. Đơn vị hộ tống cho tôi lúc bấy giờ là một đơn vị của Chi khu Đức Thạnh với một trung dội , tôi chỉ thấy họ đưa hộ tống đơn vị tôi bằng 02 xe cơ giới mà thôi, tôi trở laị trên con đường mà sáng nay tôi đã đi qua, trở lại được khoảng hơn 10 cây số, tôi được lệnh đóng tại đây để yểm trợ cho Lữ đoàn 1 dù. Tôi cho 02 khẩu pháo đóng ngay bên đường đi, chỉ cách đường không đầy 5 thước, gióng hướng sung, thiết lậ xạ bảng và sẵn sang tác xạ. Khi vừa chiếm đóng vị trí xong không đầy nửa giờ, tôi nhận được lệnh tác xạ từ sĩ quan liên lạc của Lữ đoàn 1 dù, “Đích thân” là danh hiệu của Lữ đoàn trưởng vô hệ thống và ông đã trực tiếp liên lạc với tôi. Tôi đã bắn yểm trợ cho lữ đoàn vào bìa rừng cao su được chừng 20 tràng thì cùng lúc ấy đại Úy Hoàng Uông Lễ ông đa dẫn một đoàn xe quân vận và tiếp tế cho tôi thêm 10 xe đạn nửa. Binh sĩ quá mệt mỏi sau một đêm không ngủ, giờ lại vừa tác xạ và vừa tháo đạn nên rất mệt, tôi liên lạc với Bộ chỉ huy pháo binh sư đoàn xin tăng cường người để phụ giúp tháo đạn, tôi được tăng cường thêm 10 loài chim đi biển (Lao công đào binh) để phụ giúp cho các khẩu đội. Tôi cũng không còn nhớ rõ các Lao công đào binh nầy đã đến bằng phương tiện gì nữa, tôi tiếp tục vừa tác xạ yểm trợ cho lữ đoàn dù cho mãi đến 07 giờ tối, trong lúc tác xạ, đồng bào đã di chuyển từ hướng Long khánh đi ngang qua vị trí cuả tôi rất nhiều từng đợt, từng đợt, tôi nghĩ ngay biết đâu trong đám dân di chuyển nầy lại không có những tên cộng sản trà trộn, và như vậy chúng nó sẽ báo cáo vị trí của tôi thì chỉ có chết mà thôi, nghĩ như vậy nhưng không làm cách nào ngăn cản người dân di chuyển được, tôi đành nhắm mắt mặc cho mọi việc gì đến thì phải đến mà thôi.
Trời đã quá tối, đơn vị cơ giới bảo vệ cho tôi họ đã đi từ lúc nào chúng tôi cũng không biết, tôi lien lạc với BCH Pháo binh sư đoàn để báo cáo tình hình và xin lệnh rút lui nhưng lúc đó BCH pháo binh sư đoàn không có lệnh gì cho tôi cả mà bảo tôi chờ ở đó đợi lệnh. Trời bắt đầu tối, những cơn gió lạnh thổi đến, lại them những đoàn người di chuyển ngang qua vị trí, càng làm cho chúng tôi càng lo lắng hơn, giá như trong đoàn người di chuyển nầy có vài tên Việt cộng trà trộn, và khi đi ngang qua vị trí của tôi chúng bắn vài phát AK vào vị trí đóng quân của tôi lúc bấy giờ thì tôi không biết sẽ phải giải quyết như thế nào nữ, đơn vị bạn yểm trợ cho tôi thì họ đã đi từ lúc nào, chúng tôi mãi mê tác xạ mà không để ý đến đơn vị bạn đã bỏ chúng tôi đi từ lúc nào rồi, chưa bao giờ một đơn vị Pháo binh yểm trợ mà không có đơn vị bộ binh bảo vệ vị trí như đêm nay. Sauk hi biết được đơn vị cơ giới đã bỏ chúng tôi và đã rút lui trước, thật sự lúc đó tôi vô cùng lo lắng, nếu cộng quân tấn công chúng tôi ngay lúc bấy giờ thì không biết chúng tôi sẽ phải đối phó ra sao nữa.
Trời càng tối rất mau, quá nguy hiểm mà đơn vị pháo binh của tôi giờ lại không có ai bảo vệ, không chờ được nửa, tôi ra lệnh cho binh sĩ móc súng vào xe và tự động chạy trở lại Đức Thạnh. Đây cũng là lần đầu tiên tôi tôi đã quyết định một cách liều lĩnh mà không chờ lệnh lạt gì cả, khoảng cách chỉ 10 cây số mà tôi bổng thấy thật xa, xe chạy trong đêm tối, thỉnh thoảng có tiếng sung nổ phía sau lưng càng làm cho chúng tôi lo sợ hơn. Chúng th6i chạy thụt mạng, chạy trong đêm tối và chỉ mong sao cho mau về đến vị trí. Đơn vị tôi thật sự may mắn, tôi về đến vị trí Đức Thạnh lúc đó khỏang gần 10 gờ đêm, tôi báo cáo tình hình cho Bộ chỉ huy Pháo binh Sư Đoàn, va lúc dó sĩ quan trực là Trung Úy Hà Phương Đính vẫn còn cho lệnh tôi ở ngoài vị trí và đợi lệnh. Gần 15 phút đứng ở ngoài cổng, tôi được lệnh cho Pháo vào vị trí, tôi cho lệnh các khẩu vào vị trí, going hướng sung và xuống đạn dược, an hem binh sĩ và tôi mệ lã người sau 2 ngày di chuyển, cũng may tôi kịp trở về chứ nếu cứ ở đó đợi lệnh thì có lẽ hôm nay tôi không còn để viết trang hồi ký nầy.
Đêm hôm đó chúng tôi tạm ở lại Đức Thạnh và sáng sớm hôm sau đơn vị di chuyển về Long Bình, Thấy tôi qúa vất vả trong những ngày cuối, vì vậy Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng đã ký giấy phép cho tôi về thăm nhà, còn đơn vị sáng sớm hôm sau trở về Long Bình, vì vậy vào những giờ phút chót của đơn vị tại Long Bình tôi không được tham dự.
Bài viết nầy tôi muốn nói lên tinh thần chiến đấu của chúng tôi nói riêng và cũng là tinh thần chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong những giờ phút chót ở chiến trường Xuân Lộc. Cho đến những giây phút chót chúng tôi vẫn thi hành lệnh một cách tuyệt đối .Tôi cũng cảm ơn Thiếu Tá Nguyễn tiến Hạnh, vị tiểu đoàn trưởng sau cùng của tôi, cũng nhờ ông ra lệnh cho tôi từ Núi Thị xuống gặp ông và đã được di chuyển cùng ông trong những giờ phút cuối của Sư đoàn 18 tại xuân Lộc. Tôi được biết trung đội pháo binh ở Núi thị sau khi phá huỷ súng bằng đạn M-14, Trung Úy Trung đã theo tiểu đoàn 2/43 rút lui xuống núi và đơn vị nầy đã chịu tổn thất rất nhiều, sau đó tôi tập trung vào các trại tù với các sĩ quan trong đơn vị như: Trung Úy Nguyễn Đắc Tài, Trung Úy Nguyễn tiến Hiệp trong suốt thời gian ở các trại tù GK3 Long Khánh, rồi di chuyển lên Phước Long chúng tôi đều được ở chung trong một tiểu đoàn, cho đến năm 1979 trong lúc đơn vi lên Trung đoàn để chặt tre và gặt lúa, trên đường về các anh đã vượt trại và cho đến nay chúng tôi không nhận được tin tức gì về các anh nữa. Khi vượt biên qua đây, tôi cũng không được tin tức của Trung Úy Trung Trung đội trưởng Pháo Binh đóng tại Núi Thị và các binh sĩ cùa Trung đội nầy.
Tôi đã được gặp lại Bảo Định (Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế) tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/43 tại San Jose, Thiếu tá Nguyễn hữu Chế xuất thân khóa 13 Trừ bị Thủ Đức, Ông là một sĩ quan gan dạ, một sĩ quan ưu tú của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Ông luôn luôn được đề nghị là chiến sĩ xuất sắc của Sư đoàn 18 Bộ binh nói riêng, và là sĩ quan xuất sắc của QLVNCH nói chung. Ông đã viết những bài thật xúc động và chúng tôi không thể ngờ ông không những là một sĩ quan tài ba trên chiến trường mà còn là một cây bút tuyệt tác nữa. Chúng tôi đã được đọc những bài viết của ông như: Võ Đắc trong biển lửa, lui binh, đi tìm xác chồng v.v…Tôi cũng đã được gặp lại Thiếu Tá Nguyễn Tiến Hạnh con chim đầu đàn của Tiểu đoàn 181 Pháo Binh, vị tiểu đoàn trưởng cuối cùng trong đời binh nghiệp của chúng tôi, ông là một sĩ quan trẻ, gan dạ và rất được các sĩ quan trong đơn vị thương mến, tôi cũng đã được gặp lạ Đại úy Đặng Hồng Tâm, Đại Úy Hoàng Uông Lễ, Trung Úy Trần Ngọc, Trung Úy Trần ngọc Thông, Trung Úy Dinh văn Phùng, Trung úy Nguyễn Phi Hùng, Trung Úy Cao Ngọc Tú, Trung úy Đoàn thanh Bình, Trung úy Trần hữu Rật, tôi cũng được nói chuyện qua điện thoại với Thiếu Tá Vòng Phát Sáng Tiểu đoàn Phó, Đại úy Vũ huy Thiện, Trung Úy Ngô thanh Lệ, Thiếu uý Hoa tuy nhiên cho đến giờ phút nầy tôi cũng chưa có dịp để ghé thăm quý vị nầy.
Ước mong có một ngày nào đó, chúng ta sẽ lại gặp lại nhau trên mảnh đất Việt Nam quê hương yêu dấu của chúng ta, để nhớ lại những kỹ niệm của thời xa xưa khi quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta thật sự hoàn toàn tự do.

Pháo thủ Nguyễn Hữu Nhân - Miền Bắc California



Nguyenphanan
#29 Posted : Friday, December 28, 2007 3:27:11 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!!!
Người đạp xe ba gác
Riêng tặng các bạn cùng cảnh ngộ.



Sau nhiều lần bạn bè thúc đẩy, bảo tôi phải viết lại câu chuyên thật của mình để các anh em được chia sẽ về cuộc sống của những người tù sau nhiều năm trong ngục tù CS được trở về, vì vậy tôi ước mong đây là câu chuyện vui nhưng đầy nước mắt, một câu chuyện cay đắng cuộc đời, một câu chuyện để nhớ về người mẹ đã suốt đời tận tuỵ lo cho đàn con, mà giờ nầy tôi đã không còn được nhìn lại mẹ nữa,một đau buồn nhất của những người con trong mùa Vu Lan.
Tôi cũng như biết bao nhiêu anh em đã trải qua sau nhiều năm tháng trong các trại tù (tập trung cải tạo). Một buổi sáng sắp hàng để chuẩn bị đi lao động, tôi được đọc tên trong danh sách ra về, còn có nổi vui mừng nào hơn sau 7 năm xa cách cha mẹ, vợ con.
Tôi được ra khỏi hàng và trở về trại để thu dọn tư trang ra về. Khác với những lần trước, vì những lần đó, những anh em được kêu tên, chúng tôi dự đoán các anh em đó được thả về, nhưng cán bộ thì không bao giờ nói là được về mà chỉ cho chúng tôi biết rằng các anh em đó được điều đi một nơi khác mà thôi.
Trở về trại trong niềm suy nghĩ miên man, đã lâu rồi, chuyện ra về coi như đã quên lãng, vì sự chờ đợi đã mỏi mòn mà không đến, nay thì không chờ đợi nữa, chúng tôi đã chán nản, và không còn tin tưởng ngày về nữa thì chuyện được về lại đến với chúng tôi.
Cả trại B trại cải tạo Xuyên Mộc hôm đó được kêu tên để về khoảng
trên dưới 10 người, tôi được may mắn nằm trong số đó. Sắp xếp đồ đạc để ra



về, tôi thấy không cần đem theo gì cả, tôi để lại hết cho các bạn cùng ăn uống chung với tôi trong thời gian nầy.Nhóm chúng tôi gồm có Huỳnh bửu Long (Hải Quân), Nguyễn văn Yến( Pháo Binh), Trương công Nhựt đại đội trưởng Địa Phương Quân Tiểu khu Phước Tuy và Tôi Pháo Binh Sư Đoàn 18, Bốn anh em chúng tôi đã sống chung với nhau từ ở Phước Long và về đến trại nầy cả mấy năm nay.Tôi sẽ để lại những món đồ dùng nầy cho các bạn, có một điều rất buồn là sống chung với nhau cả bảy năm trường, mà hôm nay ngày về tôi đã không được dù là chỉ một cái bắt tay với các bạn. Tôi chỉ đem về duy nhất một bộ đồ mặc trong mình và một bộ nữa để làm kỷ niệm. Bộ đồ mặc trong người tương đối lành lặn nhất, cũng cả hai ba miếng vá, còn bộ đồ mà tôi mang về để làm kỷ niệm thì ít nhất cũng cả chục miếng vá, những miếng vá nầy là những lớp bao cát, chỉ cũng là chỉ bao cát, vá lớp bao cát nầy chồng chất lên lớp bao cát khác, và cứ như vậy các lớp bao cát chồng chất lên nhau. Tôi đem về sau khi mẹ tôi nhìn bộ đồ đó mẹ tôi đã khóc. Mẹ tôi nói rằng: “Con của tôi bây giờ khổ sở đến thế nầy sao? Tội cho con tôi ngày nào đi về xe cộ đón đưa, áo quần uỉ hồ thẳng nếp, mà giờ nầy mặc tòan đồ rách, vá bằng bao cát?”.Tôi chỉ biết ôm mẹ tôi như ngày nào tôi còn bé thơ, và để cho những giọt nước mắt tuôn trào. . .
Từ Xa Ác (địa danh của trại tù chúng tôi) tôi được nhận 12 đồng để làm lộ phí đi về, một số anh em được cán bộ trại trả lại tiền gởi, vì tất cả chúng tôi không được giữ tiền bạc gì cả, mà phải gởi cho cán bộ khung, khi cần thì xin phép lấy để gởi mua thuốc lào hay đường tán. Riêng tôi từ ngày vào các trại đến giờ, gia đình có quá nhiều khó khăn, tôi chẳng bao giờ có tiền nên không bận tâm đến việc nhận tiền lại.
Đáng lẽ chúng tôi phải đợi xe molotova chở ra Long khánh để lên xe , và từ đó mạnh ai tìm đường về nhà nấy, nhưng kinh nghiệm của những lần trước, có anh em đã chờ để được lên xe, và cuối cùng trại đã hủy bỏ và vẫn còn ở lại cho đến bây giờ, vì vậy khi nhận được giấy ra trại rồi, chúng tôi ba giò bốn cẳng rời khỏi trại ngay bằng đường bộ, tôi không còn nhớ rõ nữa, không nhớ là khoảng cách bao xa, nhưng từ sáng hôm đó, tốp chúng tôi chia ra làm 2, 3 tốp khác nhau và cùng nhau rời trại sau khi đã cẩn thận bọc giấy ra trại trong tuí.
Chúng tôi miệt mài đi không nghĩ, đi vào trong những chỗ rừng rậm mà không dám đi trên con lộ chánh, vì sợ sẽ bị hủy bỏ lệnh ra trại và xe chở lại như những lần trước. Thế rồi chúng tôi cũng ra được đến Long khánh Xuân Lộc. Điạ danh nầy lại cũng là một kỹ niệm khó quên của tôi. Năm 1969 tôi rời khỏi trường Pháo binh Dục Mỹ, với cái lon quai chảo (Chuẩn Úy), trở về đơn vị pháo binh đầu tiên là tiểu đoàn 183 pháo binh tân lập, khoảng giữa tháng 5 năm 1975 tập trung tại đây, đi hết gần 13 trại tập trung, và cuối cùng hôm nay sau gần 7 năm tôi lại cũng từ đây để đi về nhà, một sự trùng hợp thật đáng nhớ.
Sau 7 năm trời bây giờ nhìn lại Long Khánh tất cả đều xa lạ đối với tôi, mặc dầu trước đây tôi đã ở Long Khánh từ khi mới thuyên chuyển về cho đến ngày trời sập. Tôi đã cùng các bạn Pháo binh của Tiểu đoàn 181 Pháo binh thuộc sư đoàn 18 Bộ binh ăn uống ở các quán Ba Thừa, và các quán nhậu xung quanh chợ Long Khánh. Giờ nầy tôi không còn nhận được các nơi mà một thời tôi đã từng đi qua. Long khánh bây giờ tiêu điều, phố xá loang lỗ vết đạn còn in sâu trên tường như để nhắc lại biết bao nhiêu trận chiến đã xẩy ra ở đây vào những ngày tháng cuối cùng của năm 1975. Tôi và người bạn đi vào quán nước giải khát ngay chợ để mua một ly nước uống cho bù lại những tháng ngày qua trước khi mổi đứa chia tay nhau ai về nhà nấy. Trong túi tôi chỉ vỏn vẹn có 12 đồng không còn một xu lẻ nào khác ngoài số tiền đó. Tôi không biết có đủ tiền để đi về nhà không nhưng tới đâu thì kệ nó, tôi thèm được uống một ly nước đá lạnh mà 7 năm trời qua tôi không hề được biết cục nước đá là gì?Tôi hỏi thăm gía cả và biết được tôi sẽ phải trả 2 đồng để uống ly nước đá nầy. Dù sao thì cũng đã lỡ rồi, chẳng lẽ đã vào quán rồi tôi lại bước ra hay sao? Kêu ly nước đá chanh, tôi ngụm từng ngụm nhỏ, để tận hưởng từng giọt nước đá lạnh chạy dài xuống cổ, ôi sao nó ngon đến như thế, bảy năm trời tôi chưa từng được hưởng cái giây phút sung sướng như thế nầy.Thấy ở ngoài hiên tiệm có người bán thuốc lá, tôi thèm được hít một hơi thuốc thật dài cho bù lại những năm tháng dài rít những bi thuốc lào cái sắn, nghĩ vậy tôi bèn tặng cho mình một điếu thuốc. tôi hỏi cô chủ bán thuốc có bán thuốc lẽ không? Cô trả lời, anh hút thuốc Samit nhé, một đồng một điếu. Tôi gật đầu và được cô chủ quán đưa cho một điếu thuốc Samit. Đường đường cũng là sĩ quan Quân lực VNCH, chưa bao giờ tôi lại đi mua thuốc lẽ như bây giờ. Sau khi cầm điếu thuốc trong tay, tôi hỏi cô chủ bán thuốc để mượn hộp quẹt, thì cô ta nhìn tôi bằng cặp mắt kinh ngạc, cô nhìn tôi như người mới ở một hành tinh nào đó vừa xuống quả địa cầu nầy vậy. Rồi cô ta chỉ ngay cho tôi cây nhang đang được đốt cắm trên quày bán thuốc, cô ta nói: làm gì có hộp quẹt mà ông mượn, mồi thuốc vào cây nhang đó!. Ôi sao người dân bây giờ nghèo đến thế nầy ư? Mới có bảy năm trời mà cuộc sống của người dân đến mức độ nầy sao?. Tôi không ngờ sau khi chúng tôi tập trung vào trại, thì người dân ở ngoài cuộc sống cũng khốn khổ không kém. Mồi xong điếu thốc tôi trở vào quán và bắt đầu hít những hơi thuốc thật dài cho bù lại những ngày qua tôi ước ao có được một điếu thuốc thẳng (đây là danh từ của những tên cai tù thường nói với chúng tôi) Không hiểu vì thuốc Samit nặng hay vì đã quá lâu tôi không được hút thuốc nữa, sau khi hít một hơi thật dài, tôi thấy mình lân lân như đi vào một thế giới nào đó, thì ra tôi đã say, tôi gục đầu xuống bàn, và thiếp đi độ chừng mười phút rồi tỉnh lại, Vài người trong quán họ nhìn tôi bằng cặp mắt khác thường, tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng, nhưng phải biết nói gì để họ hiểu tôi đây. Họ hỏi tôi từ đâu đến, tôi có bị trúng gió hay không? Và còn biết bao nhiêu câu hỏi khác nữa v.v… Thấy mình khó nói dối và nhất là bộ đồ mặc trong mình cũng chứng minh cho họ được biết mình là một thằng tù mới được thả về, nghĩ vậy tôi không còn giấu giếm gì nữa và tự nhận mình là một tên “tù cải tạo” vừa được tha về.
Những người có mặt ở đó họ nhìn tôi nửa tin nửa ngờ, họ hỏi tôi sao đến bây giờ anh mới được về? tôi trả lời vừa cười vừa như mếu máo muốn khóc. Dạ vì tôi học không tiến bộ cho nên mãi đến hôm nay mới được cho về. Tôi từ trại Xa Ác và đã đi bộ hơn nửa ngày mới về được đến đây. Vì mệt và thèm được ngụm một ngụm nước đá cho nên tôi vào quán để mua ly nước uống cho đở mệt trước khi đón xe về Bà Rịa. Mọi người nhìn tôi một cách thương hại! Một số người có mặt trong quán tỏ ra có cảm tình với tôi ngay, họ mời tôi uống thêm một ly nước nữa và họ sẽ không tính tiền cả hai ly nước nầy nhưng tôi từ chối vì thấy đã đủ và không muốn làm họ chú ý nữa, vì vậy tôi cảm ơn chủ quán và bước ra đường để trở lại bến xe về Bà Rịa.
Tôi hỏi những người đã ngồi trên xe và được biết chiếc xe nầy sẽ chạy về Bà Rịa. Tôi mừng trong lòng và tự nghĩ chỉ vài giờ sau tôi có mặt ở nhà, nào Cha, nào Mẹ, nào các em tôi, các con tôi sẽ mừng biết chừng nào v.v… bây giờ nghĩ đến việc trả tiền xe mới là điều mà tôi lo sợ. tôi hỏi về Bà Rịa bao nhiêu tiền, người lơ xe trả lời 20 đồng?nghe đến đó tôi như người bị điện giựt, làm sao tôi có đủ 20 đồng để trả cho họ đây, tôi cũng không hiểu sao hình như mọi người họ đang nhìn tôi, co lẽ tôi có cái gì khác thường ? Ồ tôi đã nghĩ ra rồi, thì ra tôi mặc bộ đồ không giống ai cho nên đa gây sự chú ý với họ. Thôi mặc kệ, tôi cứ nói thiệt biết đâu họ cảm thông và bớt cho tôi tiền xe, vì tôi chỉ còn có 12 đồng mà thôi, nghĩ vậy tôi bèn nói với anh lơ xe:” Anh cảm thông cho tôi, tôi mới ra trại, về đến Bà Rịa, tôi sẽ về nhà xin tiền và sẽ tìm anh để trả tiền cho đủ, vì hiện tại tôi chỉ có 12 đồng mà thôi. Anh lơ xe nói với tôi:”lúc nầy ông nào cũng nói mới ra trai hết, làm sao mà chúng tôi tin cho nổi, “ tôi đau nhói cả tim, bảy năm trời tôi ở trong các trại tù, chúng tôi có biết gì ở bên ngoài đâu, làm sao mà có người họ lại giả dạng tù cải tạo như chúng tôi để làm gì? tôi chỉ còn biết năn nỉ mà thôi, tôi nói: Nếu anh không tin tôi sẽ đưa giấy ra trại cho anh xem, nói xong tôi liền móc trong túi ra, trước khi móc được nó ra tôi đã phải tháo nắp miệng túi cẩn thận để lôi tờ giấy ra trại trình cho anh lơ xe, tôi cứ nghĩ tôi sẽ trình tờ giấy nầy khi tôi về đến địa phương chứ nào nghờ lại phải trình cho anh lơ xe nầy. Tôi đưa cho anh ta, nhưng anh ta không thèm coi cái gờ giấy mà tôi đã phải bỏ ra không biết bao nhiêu ngày đêm mới có được tấm giấy nầy, tôi lại xếp lại cẩn thận và bỏ vào túi rồi gài miệng tuí lại hẳn hoi trước khi tôi có những đề nghị với anh ta, tôi nói : anh cầm 12 đồng nầy, và một bộ đồ nầy, bộ đồ mà 7 năm qua tôi đã giữ nó như là một bảo bật mà hôm nay tôi đã phải đem nó đi cầm , vì tôi không có một món đố nào đáng giá, ngày mai tôi sẽ ra tìm xe anh và chuộc lại. Anh ta nói bộ đồ của anh không đáng một đồng bạc, bộ đồ rách như vậy tôi cầm để làm gì? Tôi đau nhói nơi tim, trời ơi, có ai hiểu được bộ đồ nầy tôi đã đánh đổi không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt, từng miếng vá là từng kỹ niệm của các trại tù mà tôi đã trải qua, nếu tôi có tiền, thì có lẽ không có một số tiền nào có thể đánh đổi được nó, bộ đồ mà tôi đang cầm trên tay. Bộ đồ nầy không đáng một đồng bạc! tôi tự lập lại câu nói đó trong lòng và thấy buồn vô hạn, phải, anh nói đúng, nó không đáng một đồng bạc đối với anh, nhưng nó là vô gía đối với tôi, đối với những thằng tù như tôi anh có biết không? Bây giờ đâu phải là chỗ tôi và anh tranh cải, lý luận. Vì vậy tôi nói: Thôi được, anh cứ cho tôi đi được đến đâu hay đến đó, đến chỗ nào anh thấy hết tiền thì cho tôi xuống ở đó và tôi sẽ đi bộ về nhà vậy. Ý kiến nầy của tôi có vẽ thực tiễn và anh lơ xe đã cho tôi được ngồi trên xe đò (xe chạy bằng than) để về Bà Rịa.
Cuộc đời của tôi có những chuyện thật bất ngờ, cũng con đường nầy cách đây 7 năm ngày 20 tháng 4 năm 1975, tôi đã di chuyển đơn vị rời khỏi Long Khánh cũng bằng con đường nầy, lúc đó tôi di chuyển trong lúc những tiếng pháo nổ chát chúa sau lưng, tôi là người chỉ huy đoàn xe và cho lệnh chạy, nhưng bây giờ tôi lại phải xin xỏ, năn nỉ để được leo lên xe !!! Tôi nhìn lại hai bên đường giờ đã thay đổi rất nhiều, trước đây là đồng ruộng thì bây giờ lại có những túp lều mọc lên , những luống khoai, những gốc mì đã được trồng vào những chỗ trống ở giữa những gốc cây cao su v.v. tóm lại họ đã tận dụng không để một khoảnh đất trống nào.
Người lơ xe cho tôi xuống ngay đầu đường góc ngả ba bệnh viện cũ, anh cũng tử tế chỉ nhận 12 đồng và không lấy bộ quần áo cũ của tôi, tôi xuống xe và bắt đầu đi bộ về nhà. Tôi muốn giành cho ba tôi, mẹ tôi, các em tôi, và các con tôi một ngạc nhiên khi tôi bước chân vào nhà.
Từ ngày tôi đi đến giờ tôi không được biết vợ và các con tôi ở đâu nữa, vì vậy khi tôi bước chân vào nhà, tôi không được nhìn thấy những đứa con tôi, mẹ tôi đang nấu nướng ở dưới bếp, tôi chạy xuống ôm mẹ tôi, mẹ tôi vô cùng sung sướng, bà không ngờ tôi lại về vừa đúng lúc gia đình chuẩn bị đi thăm tôi. Tôi đã ôm mẹ tôi thật lâu để bù lại những tháng ngày tôi đã không được gần guỉ mẹ tôi, đây là những giây phút mà tôi cảm thấy sung sướng nhất trong cuộc đới của mình kể từ khi còn chập chửng biết đi cho đến ngày tôi khôn lớn, mẹ ơi ! viết những dòng chữ nầy mà giờ đây con đâu còn được gặp mẹ nữa, cả đời tận tụy cho các con, ngày mẹ ra đi con đã không được kề cận mẹ, giờ con hiểu được tình mẫu tử như thế nào thì con đã không còn mẹ nữa. Hãy tha lỗi cho con mẹ nhé, nếu như con có làm gì cho mẹ không vui?
Tối hôm đó, mẹ con quay quần, các em tôi kể lại những gì đã xẩy ra từ khi tôi vắng nhà, đặc biệt là tối hôm đó tôi không được gặp Ba tôi, vì người đang còn ở trên rẩy. Hôm sau tôi trở laị Bình Gỉa, nơi nầy Ba tôi một mình ở trong rừng cao su trồng trọt, cuộc sống của Ba tôi thật đáng thương, ông một mình làm rẩy, vừa nấu ăn, nào bắp, đậu, gạo, khoai, Ba tôi đã bỏ chung tất cả vào nồi, dùng các cành cây nhỏ làm cuỉ để đun, Ba tôi đã ăn uống thiếu thốn và đã sống như vậy kể từ ngày tôi vào tù.
Không có giấy mực nào tả hết nổi thống khổ của gia đình tôi kể từ khi tôi vắng nhà, tối hôm đó tôi ở lại rẩy với Ba tôi, hai cha con nằm trên tấm vạc tre làm giường ngủ, không có tấm vải trải lên phên tre nữa, tối nóng quá Ba tôi đã dùng miếng bìa carton làm quạt cho tôi, ôi tình cha con là như thế đó, biết đến bao giờ tôi có dịp để đền ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha?
Hai ngày sau tôi quyết định phải bắt tay đi tìm việc để phụ giúp vào gánh nặng gia đình mà một mình em tôi đã phải gánh vác hơn 7 năm qua. Tôi ỷ vào một số kinh nghiệm trong nhiều năm tháng trải qua ở các trại tù, vì vậy tôi bèn chọn con đường vào rừng chặt tre, vác củi. Theo chân vài người quen cho biết chúng tôi sẽ di vào rừng Bình Giả để chặt tre đem về bán, sáng hôm sau tôi theo đoàn người chuyên nghiệp chặt tre để cùng đi làm với họ, đạp xe đạp lên tận Bình gỉa, rồi từ đó để xe ở nhà người quen và bắt đầu phóng vào rừng, từ đó đi vào rừng cũng cả 3, 4 cây số, chúng tôi lựa những cây lồ ô suông và dài, chặt những cây lồ ô nầy cũng hết sức khó khăn, tôi mãi mê chặt cho đến lúc gọi nhau đi ra, tôi đã bó khoảng 10 cây nhưng nặng quá không vác nổi, lại phải bỏ bớt vài cây, và khi vác được lên vai rồi, tôi không biết làm sao mà tôi có thể ra được chỗ gởi xe đạp nữ, nặng và dài, trong rừng cây cối và dây leo chằng chịt, thật là khó khăn mới đem được bó lồ ô ra đến chỗ gởi xe. Đến đây tưởng đã yên thân, nhưng nào có dễ dàng đâu, từ đây đạp xe với bó lồ ô nầy đem về nhà còn biết bao nhiêu là chông gai nữa, tay nghề chưa quen, không đủ sức khỏe như những dân làm tre chuyên nghiệp, họ đem xe ra đường và leo lên đạp ngon lành, còn tôi ì à ì ạch mãi mới đem được chiếc xe và bó lồ ô ra đường, chưa hết đâu, ra tới đường rồi tôi cột bó lồ ô dọc theo xe đạp, ghi đông bị cứng không bẻ qua bẻ lại được nữa, bây giờ lại là một đại nạn nữa, v.v… còn nhiều và thật nhiều nữa những khó khăn khác nữa tôi mới đem được bó lồ ô về đến nhà. Người ta thì đạp còn tôi thì phải đẩy như vậy trên suốt đọan đường từ Bình giả về đến Bà Rịa. Tối hôm đó tôi về đến nhà cũng gần 10 giờ đêm và quyết định bỏ job, ngày mai không đi làm công việc chặt lồ ô nữa. Bây giờ còn việc đem bán cũng khó khăn không kém, sáng sớm hôm sau tôi vác bó lồ ô ra chợ Bà Riạ để bán, tôi vác lại vựa chỗ tập trung mua sĩ lồ ô, họ chê nào là lồ ô không đẹp, cây không được thẳng, và còn nhiều chê bai khác nữa, tôi buồn qúa vừa buồn vừa thấy tức giận, biết bao nhiêu công sức tôi mới đem được vác lồ ồ nấy về đây, thế mà khi đi bán cũng gặp nhiều phiền phức và bực bội, họ chỉ trả cho tôi có 3 đồng bạc, trong khi nếu tôi mua thì họ bán cho tôi 2 đồng một cây. Tôi không bán và vác đi vòng vòng ở các sạp và rao bán, có mấy chỗ họ đồng ý mua và trả cho tôi 10 đồng, tôi nghĩ 10 đồng cũng không đáng công tôi đi nguyên một ngày từ sáu giờ sáng cho đến 10 giờ đêm mới về đến nhà, nhưng không bán thì để làm gì, cũng còn hơn chỗ vựa chỉ mua có 3 đồng. Tôi cầm 10 đồng bạc trong tay mà nước mắt như đang chạy dài xuống má, tôi nghĩ tới câu: “Lao động là vinh quang, lang thang là chết đói”quả đúng như vậy, ngày mai tôi sẽ lên Phước Hòa, Ông Trịnh để đi hái củi. Sáng sớm hôm sau tôi thức dậy thật sớm, đạp xe lên Láng cát Ông Trịnh để cùng đi với vài người bạn họ thường xuống chợ Bà Rịa mua vải ở cửa hàng của em gái tôi, đến nơi tôi gởi xe đạp ở nhà của người bạn, rồi cũng như đi chặt tre, tôi và vài anh bạn đi vào rừng đốn củi, tôi chặt một khúc củi tương đối tốt và vác ra đường, sau đó tôi đã đem khúc củi nầy về đến nhà người bạn và từ đó tôi sẽ chở xe đạp về nhà, cũng như lần trước, sau khi cột khúc cuỉ vào xe rồi, tôi cũng không thể đạp được và cũng phải thồ xe đạp và khúc cuỉ về nhà mà thôi. Tương đối đở vất vả hơn đi chặt tre, nhưng tôi cũng phải mất hơn ngày trời và về đến nhà cũng 7 giơ tối. Phải cưa ra và chẻ nhỏ và đóng thành thước rồi mới bán được. Tính chung cũng chỉ kiếm được không tới 7 đồng một ngày, rồi tôi thấy không ổn, vì vất vả và chẳng được bao nhiêu vì vậy nghề nầy rồi cũng phải bỏ, trong lúc tôi đang chán nản, vì thấy kiếm đồng tiền khó quá, sáng sớm hôm sau, tôi ra gặp Tám Kỳ, anh nầy trước đây bán nước đá trong trường Châu văn Tiếp của chúng tôi, bây giờ ông ta đã trở thành chủ vựa nước đá tại chợ Bà Rịa. Tôi kể hoàn cảnh củ mình cho ông ta nghe, sau đó ông đồng ý mướn tôi làm công việc bốc và khuân nước đá, mỗi ngày trả cho tôi 6 đồng. Tôi làm từ 6 giơ sáng, đến 6 giờ chiều thì về, nhưng giờ giấc không nhứt định như vậy, có nhiều hôm xe Phước Tỉnh lên lấy đá, ông cho cô con gái đạp xe đạp và gọi tôi, tôi ra và làm nhiều hôm đến 12 giờ khuya mới xong việc và ra về, ba bốn ngày liên tiếp như vậy, ngày nào tôi cũng phải ra đục đá cào trấu ra hết để lòi các cây đá ra, và dùng dao răng cưa để chặt vào các đường nối của các cây đá, sau khi đã tách được cây đá riêng ra rồi, kế tiếp là vác cây đá đó ra xe cho khách hàng,công việc liên tục như vậy cho đến người khách cuối cùng mới được ra về, có hôm đang lo cho chiếc xe nầy thì xe khác lại đến và tôi lại phải lo cho xe dó nữa, vì vậy có hôm mãi đến gần 1 giờ sáng tôi mới xong việc và ra về, chỉ có 6 đồng mà tôi thấy mình bị bóc lột sức lao động quá nhiều, vì vậy làm được không đầy một tuần lễ tôi đã xin nghỉ việc. Thời may có Danh trước đây là Trung sĩ Nhất của Pháo Đội của tôi, Danh đang hành nghề xe ba bánh, Danh nghe tin tôi về nên lại thăm tôi và Danh dề nghị tôi nên đạp xe ba bánh, Danh sẽ kiếm mối cho tôi, Thầy trò gặp nhau trong hoàn cảnh thật đáng thương nên rất thương nhau và thông cảm hoàn cảnh của tôi, sau đó Danh đã hướng dẫn tôi đạp xe ba bánh. Gần sát nhà tôi có chiếc xe ba bánh để không của bà Bảy Hường, tôi bạo dạn qua gặp bà ta và đề nghị mướn chiếc xe của bà, bà đồng ý cho tôi mướn 6 đồng một ngày, tôi phải chịu sửa chửa tất cả những gì nếu bị hư hao, tôi đồng ý.
Được một số những người quen cho biết, khoảng 1, hay 2 giờ sáng, ra chỗ vựa cá thì không có sức mà chở, vì lúc đó cá lên, người ta mua bán tấp nập, họ sẽ kêu xe ba bánh chở không kịp. Biết được tin nầy tôi rất mừng, vì vậy sáng sớm hôm sau mới hơn 12 giờ khuya, tôi ghé qua nhà thím Bảy Hường và xin phép lấy xe sớm, khi mở cửa cho tôi đưa xe ra thím còn căn dặn thêm như sau: “ Cậu phải cẩn thận đừng để mất xe, nếu bị mất cậu không có tiền để đền cho tôi đâu?”, mỗi ngày cậu phải đem xe trả cho tôi, chừng nào chạy thì qua lấy. Tất cả những điều kiện nào của chủ xe ba bánh tôi đều đồng ý hết, vì nếu không đồng ý thì tôi sẽ không được mướn xe.
Lần đầu tiên trong đời tôi đạp xe ba bánh, chiếc xe không mà tôi cảm thấy quá nặng rồi, tôi nghĩ đến nếu có người ngồi trên xe thì có lẽ không cách gì tôi đạp nổi.Dù sao thì cũng phải ráng, mình không còn con đường nào khác hơn để mà chọn lựa nữa. Tôi bắt đầu đạp xe ra ngõ, rồi bắt đầu đạp xuống chợ cá, vì như những người thông thạo cho biết, mối cá chở không kịp, họ đã bắt đầu làm việc từ 1 giờ sáng, vì vậy tôi phải gấp rút đến đó, kẻo không kịp.
Chiếc xe không, không có một bóng dáng người nào ngồi ở trên đó, vậy mà tôi đã đạp hộc xì dầu, nào là mồ hôi mẹ, mồ hôi con đã bắt đầu rượt đuổi nhau, tôi nghĩ đến công việc kế tiếp phải làm, dầu sao tôi cũng là thằng” đạp xe ba bánh:.Tôi cảm thấy buồn buồn cho số phận mình, tôi phải làm gì để sống khi hai bàn tay không có lấy một đồng, còn biết bao nhiêu cay đắng và gian nan đang chờ đón tôi, nào là tôi chưa có quyền công dân, còn đang bi quản chế, mỗi tuần lễ phải lại công an khu vực trình diện và khai báo công việc trong tuần v.v…
Cuối cùng tôi cũng đến được chu chợ cá trong chợ, trời mưa lầy lội, vô đến khu vực nầy là cả một vấn đề, tôi đậu chiếc xe ba bánh của mình ngay hàng xôi ở cuối dãy, các anh em ba bánh đang làm việc tấp nập, họ khiêng những sọt cá nặng nề cho lên xe ba bánh và chạy đi, tôi cũng chẳng biết họ chạy đi đâu nữa, cứ thế xe nầy ra thì xe khác lại vào để chở, có khoảng 4 chiếc xe thay nhau chở cá, riêng tôi đậu xe từ nảy đến giờ chả có ma nào gọi tôi cả, tôi cứ tiếp tục đậu tại chỗ và mong sẽ có người gọi, nhưng chẳng ai thèm gọi tôi cả, vừa đói và vừa buồn, tôi mua một đồng xôi bắp ăn cho đỡ đói, chưa làm được đồng bạc nào mà đã phải mất hết một đồng rồi, tôi ngồi bắt chân chéo quảy trên chiếc xe ba bánh, vừa ăn xôi vừa nghĩ chuyện đời, cũng tại nơi đây, những năm về trước tôi đã từng về đây trên chiếc xe Jeep, có tài xế hẳn hòi, mà giờ nầy tôi lại ngồi trên chiếc xe ba bánh để chở khách kiếm từng đồng v.v..
Tôi đang miên man nghĩ ngợi thì bổng có tiếng gọi: ba bánh, ba bánh, tôi mừng quá tưởng là sẽ có được mánh lớn rôì, tôi bèn trả lời: dạ chị gọi tôi, người đàn bà thoạt nhìn tôi thấy có vẽ quen quen nhưng không dám hỏi, tôi đẩy xe ba bánh khỏi khu chợ cá và đẩy xe lên đường để bắt đầu chuyến xe đầu tiên trong đời, anh chị nầy rất rành đi xe ba bánh vì vậy khi bước lên xe tôi thấy người chồng ngồi lên thành xe, còn hai chị thì ngồi ngay lên cây gác ngang.Ba người nấy muốn đi vào ngả ba bệnh viện Bà Rịa, họ hỏi tôi bao nhiêu một người, tôi trả lời, mỗi người một đồng. Khi cả ba người ngồi lên xe rồi, tôi vừa đẩy xe vừa phóng lên đạp, nhưng khổ nổi cho tôi, chiếc xe cứ muốn nhổng về phía trước, vì các người nầy ngồi phía trước quá nặng, vì vậy chiếc yên xe ba bánh muốn nhổng về phía trước hoài, tôi phải dùng cánh tay mặt để cố đè cho yên xe xuống, cố gắng lắm tôi mới lên được yên xe và bắt đầu đạp. Đường đá lổm chổm, tôi đạp được chỉ vài thước mà tôi cảm thấy quá vất vả, tôi không biết có đủ sức để đưa ba người nầy đến ngả ba bệnh viện hay không? đạp được độ vài chục thước, ra tới đầu đường Bạch Đằng, tôi quẹo trái trên đường nầy, đường tương đối bằng phẳng vì vậy tôi cảm thấy yên tâm và tin rằng mình sẽ đưa các người nầy đến nơi mà họ đã yêu cầu, chậy được một khoảng độ 200 thước tới khúc quẹo về nhà Bảo sanh Hữu Phước, trời quá tối, đèn điện thì chỉ sáng lờ mờ, ngọn đèn đường chỉ sáng được tim đén, đường thỉ lồi lỏm tôi đạp thấy có vẻ nặng, thình lình bánh xe trước của chiếc xe ba bánh của tôi xụp ngay vào ổ gà, chiếc xe lật úp về phía trước, quăng tôi và ba người ngồi trên xe xuống vệ đường, chuyện xẩy ra quá bất ngờ, tôi bị quăng nằm trong bụi rậm bên vệ đường, còn ba người khách của tôi chẳng biết họ ở đâu nữa, lúc đó tôi chỉ nghe giọng nói của người đàn bà: “Trời ơi! Tôi có bầu” Tôi không còn biết trời trăng mây nước gì nữa, lùm cùm bò dậy, đở chiếc xe bị lật úp lên, miệng không ngớt “xin lỗi”. Người đàn bà gọi tôi lúc nẩy văng mất chiếc dép đâu đó, tìm mãi không được. Bà ta đứng dậy và trách móc tôi thậm tệ. Tôi biết lỗi của mình và nín lặng, chỉ mong sao cho họ lên xe để tôi chở đến nơi họ yêu cầu và tôi đề nghị không lấy tiền, nhưng ruỉ cho tôi họ không chịu lên xe đi nửa, và tiếp tục đi bộ, họ bảo tôi, ông kiếm cho tôi chiếc dép chứ không có dép làm sao mà tôi đi Bình Gỉa được. Trời tối quá tôi tìm hoài mà cũng không thấy, cuối cùng tôi bèn đưa đôi dép của tôi cho chị ấy, và năn nỉ các chị lên xe tôi chở đến ngả ba bệnh viện mà không lấy tiền, chẳng ai chịu lên xe cả, tôi năn nỉ cách mấy họ cũng không chịu đi nữa, tôi cảm thấy vừa xấu hổ và hối hận vì việc vừa xẩy ra, tôi tiếp tục đạp xe lẻo đẻo theo sau và năn nỉ, nhưng tất cả đều vô ích, họ đã quyết định đi bộ, tôi tiếp tục đạp theo đến đầu đường Thành Thái nhưng họ vẫn không chịu lên xe, tôi bèn quay xe lại và trở về chợ Mới Bà Rịa. Cuốc xe đầu tiên sau ngày đi tù về, không được đồng nào mà còn mất cả đôi dép, bây giờ đạp xe mà không có đôi dép tôi mới thấy đau chân kinh khủng, không có tiền để mua dép khác, tôi quay về nhà, lấy đôi dép chiếc đực, chiếc cái xỏ tạm để tiếp tục đi đạp xe ba bánh.
Từ một giờ đêm đến giờ là 7 giờ sáng mà tôi chưa được đồng nào dính túi. Tôi trở ra chợ Mới, đậu xe theo các anh em đạp ba bánh ngay bên góc chợ. Lúc đó mẹ tôi đi ngang qua, vì mẹ tôi đi chợ về, mẹ tôi nhìn tôi rồi tôi thấy mẹ tôi quẹt nước mắt, mẹ tôi nói với người đàn bà cùng đi chợ với mẹ tôi như sau: “Tội cho con tôi quá, vừa đi cải tạo về, vợ con không còn, ngày nào con tôi đi xe Jeep mà bây giờ phải đạp xe ba bánh”. Tôi nói với mẹ tôi, mẹ lên xe con chở mẹ về, nhưng mẹ tôi sợ tôi mệt nên bà không chịu lên xe và tiếp tục đi bộ về nhà. Tôi nhìn mẹ tôi mà lòng buồn xót xa vô hạn, con không ngờ giờ nầy gia đình mình lại lâm vào cảnh khó khăn như vậy. Con biết làm gì ra tiền để mẹ bớt khổ đây. Nhìn mẹ đi chợ tay xách giỏ mà lòng tôi đau vô hạn, tôi không dám nghĩ đến bảy năm qua trong lúc tôi vắng nhà, gia đình tôi khổ sở đến chừng nào.Tối hôm đó, em gái tôi hỏi tôi, con Tý nó kể có ông nào đạp xe ba bánh chở nó và đã cho vợ chồng nó té văng vào buị, có phải anh không? Tôi cười và nói, tao chứ còn ai nữa, Lúc bấy giờ là năm 1982, mẹ tôi lúc đó đã 72 tuổi nhưng mẹ vẫn mạnh khoẻ và không đau yếu gì, khác với tôi một trời một vực, tôi giờ chỉ hơn 60 nhưng cứ nay đau mai ốm hoài, phương tiện vật chất thật đầy đủ, nhưng không hiểu sao tôi lại thường bị bệnh, nhất là chứng phong thấp làm cho tôi vô cùng đau đớn, có khi nằm cả tuần không đi đứng gì được.Trong lúc tôi lầm lũi đạp ba bánh, Các bạn tôi, có người có được chiếc xe Honda kéo rờ mọc, (Xe Honda có kéo móc hậu phía sau). Tôi cũng có những mong ước như mọi người, và mong ước của tôi lúc bấy giờ là mong sao mình có được chiếc xe lôi như các bạn tôi, ngoài ra tôi không dám mơ một ước mơ nào to lớn hơn. Một cuốc ba bánh thứ hai cũng làm cho tôi nhớ cho đến bây giờ, sáng hôm đó tôi ra đầu chợ Mới Bà Rịa cũng như những lần trước, đậu xe ngay chỗ những người bán cám, thường thường những cốc xe nầy chở về Phước Hòa, và những người chủ vựa cám thường gọi xe Lambretta để chở, tôi cũng không hiểu tại sao, hôm đó mấy chủ vựa bán cám gọi tôi và một người bạn xe ba bánh khác để chở cám đi xuống bến ghe Phước Hòa. Họ hỏi tôi có muốn chở không, tôi trả lời không một chút do dự. chở chứ sao không, thế là chủ vựa đồng ý cho hai chúng tôi chở, mỗi xe là hai bao cám, mới nghe thì thật tưởng bình thường, nhưng không bình thường chút nào cả, hai bao cám của họ , mỗi bao là hai bao tạ chỉ xanh nối với nhau thật dài, bao cám dài hơn cả hai thước và họ bỏ cám vào và dùng cây để dọng cho thật chặt, bao cám nặng hơn 200 Kgs. Mấy người vựa bán cám và mấy bạn cùng đạp xe ba bánh phụ khiêng các bao cám nầy lên x echo tôi, họ đồng ý trả cho tôi 35 đồng Việt nam, tôi nghĩ rằng cuốc nầy hơn cả ngày mà tôi chạy từ trước đến giờ, hăm hở để thực hiện cuốc xe nẩy, trong thâm tâm tôi nghĩ, chỉ một cuốc xe mà còn hơn cả ngày làm việc thì còn gì sung sướng hơn.Sau gần 2 tháng trong nghề chạy xe ba bánh, bây giờ tôi cũng tạm có chút bản lãnh, cũng được nhiều khách hàng mến mộ và cũng có khách liên tục, không bù cho những lúc đầu mới vào nghề, chẳng có ma nào kêu đi đâu cả, nghĩ cũng buồn cho những người mới vào nghề, tôi bắt đầu đẩy xe ra đường và trực chỉ về hướng Sàigòn, khi đẩy xe vừa ra khỏi vựa cám độ vài thước, đẩy không nổi tôi phải lên phía trước để kéo thì xe mới di chuyển được, tôi nghĩ có lẽ vì đọạn đường ngắn và có dốc cho nên xe chưa có trớn nên đạp không được, hy vọng ra đường chánh thì có lẽ không trở ngại, nghĩ thế tôi tiếp tục kéo xe về hướng đường đi Sàigòn, còn người bạn cùng đạp xe ba bánh về Phước hòa với tôi thì nó đã đi từ hồi nào rồi. Tôi kéo x era đến đường vẫn không đạp nổi vì xe quá nặng, tôi tiếp tục kéo như vậy được một đọn rồi phóng lên xe đạp, nhưng xe vẫ không di chuyển nổi vì 2 bao cám quá nặng, cuối cùng tôi thấy vô phương, không có cách gì đạp nổi cả, vì vậy tôi tiếp tục kéo, 12 giờ hơn mà tôi vẫn chưa tới được Phước Hoà, đoạn đường khỏang 10 cây số mà tôi cứ ngỡ là cả mấy chục cây số lận. Đi hoài vẫn không thấy tới, tôi mệt lả cả người, tôi không ngờ nó chông gai đến như vậy, bây giớ thì mọi chuyện đã lở rồi, tôi chỉ còn nước cố gắng chở cho đến nơi vì mình đã nhận tiền công rồi. Đoạn đường mỗi lúc một dài them, từ lúc đưa 2 bao cám lên xe đến giờ tôi không đạp được môt bước nào mà chỉ kéo. Có những đọan đường tôi kéo mà xe hầu như muốn chạy ngược lại vì đoạn đường quá dốc, từ 9 giờ sáng đó là giờ xuất phát của tôi mà bây giờ hơn 12 giờ rồi tôi vẫn chưa tới địa điểm khoảng cách độ 10 cây số. Cuối cùng rồi với sức người “sỏi đá cũng thành cơm”, tôi cũng đã đến được bến ghe Phước Hòa, nhờ những người ở trên ghe phụ xuống, tôi đã hoàn thành công việc mà lúc đầu tôi nghĩ sẽ rất dễ dàng. Thưởng cho mình một ly nước đá lạnh, từng giọt nước mát ngấm dần vào cổ để bù lại nhũng giờ phút vất vả vừa qua. Tôi về đến nhà khoảng hơn 4 giờ chiều và cho mình được nghỉ luôn ngày hôm đó.
Trên đây là kỹ niệm của tôi trong những ngày đi tù về , gởi đến nhựng người bạn cùng cảnh ngộ để cùng chia sẻ với nhau trong cuộc sống “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”.
Qua được đến Mã Lại, tôi lại tình cờ gặp lại được bà chủ vựa cám cũng đi vượt biên bà đến sau tôi vài tuần, tôi thuộc PB 967 (Pulau Bidong), lúc đó tôi được văn phòng Trại giao cho chức vụ Trưởng Khối Xã hội Đảo Bi Dông vào cuối năm 1983. Bà chủ vựa cám lên gặp tôi để nhận quần áo từ khối xã hội, chị đã nhận ra tôi “thằng đạp xe ba bánh” chở hàng cho chị, chị nhìn tôi bằng cặp mắt kính phục, tôi cũng cảm ơn chị đã giúp tôi trong những ngày tháng vừa qua.
Viết đến đây tôi nghe trên đài phát thanh thông báo Mùa Vu Lan, bông hồng trắng cho những người không còn mẹ, tôi buồn và nhớ mẹ tôi vô cùng, Mẹ ơi! Con của Mẹ giờ nầy không còn đạp xe ba bánh như ngày nào, con của Mẹ có một cuộc sống tương đối , không còn phải vất vả như những ngày còn ở quê nhà, mới vừa ra tù cải tạo, nhưng lúc nào con của Mẹ cũng vẫn nhớ về Mẹ, con thầm ước ao được chở Mẹ trên chiếc xe ba bánh nghèo nàn như ngày nào, nhưng làm sao có được., vì bây giờ làm sao tôi có thể tìm lại được những hình ảnh thân thương đó nữa, xin Ba Mẹ hãy phò hộ cho chúng con, ba anh em chúng con đang sống bơ vơ trên đất người, mùa Vu Lan thiếu cả Mẹ lẫn Cha.
NHN - California
Nguyenphanan
#30 Posted : Saturday, January 12, 2008 3:23:56 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

CHUYỆN LY KỲ CUỐI NĂM

Truyện ngắn : Nguyễn Phan Ngọc An


Căn nhà mà Quyên share phòng nằm trên con đường lộ lớn, ngày đầu dọn đến nàng đã nghe nhiều ngôn ngữ líu lo không thể hiểu của người Ðài Loan, Hàn Quốc …Bấy nhiêu đó cũng làm nàng vui sau những biến cố của cuộc đời đã đẫy nàng ra khỏi căn nhà êm ấm của nàng.
Chồng Quyên bây giờ không còn là Hưng của những ngày xa xưa ấy, chàng đam mê theo cám dỗ ăn chơi, bỏ bê vợ con theo bạn bè về Việt Nam cưới vợ trẻ - Với lứa tuổi của Quyên không còn trẻ trung gì nữa nên nàng đã mặc kệ Hưng không ghen tuông hay chỉ trích mà chỉ âm thầm chịu đựng mong ngày nào đó gặp những tráo trở chàng sẽ quay về với vợ con …Nhưng vô ích, hai con của Quyên đã thành nhân và đã lập gia đình, thế là nàng đệ đơn ly dị và bán nhà chia của với Hưng.
Ngồi nơi căn nhà mới, bên hai cặp vợ chồng Hàn Quốc, Ðài Loan hạnh phúc líu lo thăm hỏi nàng, họ hoàn toàn không biết tiếng Anh nên Quyên cũng đành cười trừ, anh chị chủ nhà người Tàu Việt không có con, ngoài ra còn có một bà cụ ngoài 70 tuổi cũng người Tàu Việt, mẹ của anh Hiền chủ nhà vừa được anh bảo lãnh từ Việt Nam qua mấy tháng nay và sống chung với anh chị.
Căn phòng của Quyên share nằm một góc trong, đối diện với hai căn phòng của hai cặp vợ chồng kia cũng đến đây mướn trọ, hàng ngày mỗi buổi sáng Quyên ra khỏi nhà đến sở làm còn họ thì dẫn nhau đi bộ quanh vùng cư ngụ - Quyên thấy họ không đi làm gì cả, hai cặp này rất thân thiết với nhau và họ rất dễ thương mỗi khi trò chuyện ngượng nghịu linh tinh với nàng. Sau giờ tan sở về nhà Quyên chỉ có bác gái mẹ anh Hiền là người thân cận nhất, nàng thường trò chuyện thân mật và thỉnh thoảng mua bánh mua kem mời bác ăn chung.
Thắm thoát gần một năm trôi qua, Hưng đã biền biệt không trở về Mỹ và được nghe tin chàng đã cưới một cô gái Việt Nam - Vốn đã có sẵn một cửa tiệm buôn bán tại Mỹ, ngày chia tay Quyên đã giao lại cho Hưng cửa tiệm đó, thời gian sau Hưng bảo lãnh cô vợ VN qua và cho cô ta đứng chủ tiệm … Quyên biết nhưng chẳng đoái hoài với người chồng đã thay lòng đổi dạ, thỉnh thoảng cuối tuần nàng lái xe về thăm các con, đó là niềm an ủi duy nhất của nàng trong giai đoạn này.

Quyên thương bà cụ mẹ anh Hiền quá, bà hiền hậu và rất sợ nàng dâu - Một hôm bà vụng về đánh đổ mớ đậu ô ve xuống đất, chị Hiền mắng bà xối xả “ Mầy làm ăn như vậy đó hả, lượm lên cho hết, đem mầy qua đây mệt quá đi, làm bể cái này, làm bể cái kia, liệu hồn coi chừng tao nghe chưa”… Quyên ngạc nhiên vô cùng, sao lại kêu mẹ chồng bằng mầy nhỉ ? Chả lẽ người Hoa gọi nhau như thế ? Nàng không dám hỏi khi nhìn nét mặt cau có hung hăng của chị Hiền – Quyên chỉ ngồi xuống lượm đậu phụ bà cụ và an ủi bà đôi câu khi thấy từ cặp mắt bà đôi dòng nước mắt lăn dài xuống đôi má nhăn nheo…

Hôm nay ngày 30 tết âm lịch, quang cảnh người Việt tha hương cũng rộn ràng, kẻ mua mứt, người ôm dưa, người Việt Nam dù ly hương vẫn không quên ngày tết Nguyên Ðán thiêng liêng, khí trời buốt lạnh, từng làn gió nhẹ đong đưa những tàng cây vừa đâm chồi nẩy lộc xanh um, lại một mùa xuân, Quyên lẩm bẩm trong miệng mà nghe nỗi buồn cô đơn xâm chiếm cả tâm hồn .. Nàng vẫn đi làm vì nước Mỹ không dành cho nhân loại Á Châu được nghỉ ngày tết Nguyên Ðán. Chiều trở về căn nhà trọ, Quyên bỗng hốt hoảng giật mình vì từ mái nhà đang bốc khói, chiếc xe cứu hỏa đang đậu chận ngang cổng vào nhà, vài ba anh lính cứu hoả và Police Mỹ đang làm việc lăng xăng chạy tới chạy lui – Quyên gặp anh Hiền nơi cửa và hỏi tự sự, anh cho biết là mẹ anh đã làm cháy nhà – Bà bị cảm và xuống bếp nấu cháo, đến khi tắt lửa bếp lại tắt lộn bếp khác nên bếp đang nấu vẫn cháy đều, bà vào phòng nằm nghỉ và mê thiếp đi với cơn sốt hoành hành . Khi ngọn lửa bùng lên trên mái bếp thoát khói ra ngoài, ông hàng xóm người Mỹ thấy và gọi 911 cấp cứu, lúc ấy bà cụ vẫn không hay biết gì cả …Ðến lúc đoàn cứu hỏa đập cửa rầm rầm bà mới giựt mình choàng tỉnh, khấp khiểng ra mở cửa, hai cặp vợ chồng trọ nhà cũng đi chơi chưa về. Mắt bà hoa lên khi thấy lửa cháy và vì sợ quá bà té dài trên nền nhà bất tỉnh.

Ðêm giao thừa đến dần trong lặng lẽ, Quyên ngồi bó gối run sợ trong góc phòng, bởi phòng bà đối đầu với phòng Quyên, không biết bà bây giờ ra sao, cầu mong cho bà tai qua nạn khỏi . Bỗng có tiếng gõ cửa, anh Hiền hiện ra nơi cửa phòng Quyên và nói trong tiếng nghẹn ngào “ Má tôi mất rồi chị ơi, mất tại bệnh viện hồi nãy” – Quyên nghe xong bàng hoàng không ít, không ngờ chuyện chỉ thế mà bác có thể sợ đến chết luôn, thương bác quá bác ơi…Thôi thì tất cả là định số, mong bác ra đi bình an, hộ trì cho cháu nhé.
Giờ giao thừa đã đến, tiếng pháo nổ đì đùng lách tách vọng về từ mọi hướng, Quyên cô đơn trong lo sợ bồn chồn, nàng không có nhà cửa, bàn thờ để cúng giao thừa, cũng không có người thân yêu bên cạnh, thêm nỗi sợ hãi vong hồn bà mới mất, Quyên thảng thốt ngậm ngùi rơi nước mắt, có ai hiểu cho mình nỗi cô đơn cùng cực xen lẫn hãi hùng trong giờ phút thiêng liêng mọi người đón mừng năm mới…

Ngày mồng ba tết Quyên đến nhà quàng ở Oakhill thăm bà lần cuối, nhìn gương mặt bà nằm yên bất động, da bà đen sẫm và trán lại nhô ra không giống lúc bà còn sống, nàng lâm râm trong miệng những lời cầu nguyện rồi lặng lẽ ra về trong hoang mang suy nghĩ, sao bà khi chết cái trán lại nhô ra và da đen sẫm vậy ? có lẽ vì quá sợ đứa con dâu mà như thế chăng, nói một mình không có lời giải đáp và Quyên vội vàng lái xe về nhà với cả sự lo sợ vây quanh.

Ba hôm sau, Quyên đi làm về vừa bước vào cửa chị Hiền chận lại bảo “ tối nay ai có đi đâu cũng nhớ đừng vô nhà sau 7 giờ tối, để cho bả về nhà bả ăn uống vì tôi cúng mở cửa mã mời bả về” Quyên nghe xong nổi da gà, chết rồi Quyên làm sao đây nếu bà về và vào phòng gõ cửa thăm Quyên như những lần bà còn sống ! Nàng ngồi thừ ra bất động trong mấy phút rồi ra xe lái thẳng về chùa, đêm nay chùa Duyên Giác cúng sao hội đầu năm, nàng chỉ còn một nơi duy nhất là đến chùa để nàng tránh căn nhà trong lúc bà về bà ăn uống mà thôi …

Ðọc kinh cầu nguyện cúng sao xong là 10 giờ đêm, Quyên không dám về nhà, tự dưng nỗi sợ hãi dâng cao, nàng chỉ còn cách lái xe chạy thẳng xuống thành phố Fremont nơi con trai nàng cư ngụ để ngủ nhờ qua đêm – Gõ cửa không ai mở, gọi phone không ai bắt phone, có lẽ vợ chồng nó đi chơi xa những ngày đầu xuân chăng ? Ði đâu bây giờ khi đồng hồ đã 11giờ khuya, Quyên bối rối giữa đường khuya thanh vắng một mình một xe, ngoài đường vắng tanh bởi thành phố này không tấp nập đông đảo như thành phố nàng cư ngụ gần hai mươi năm qua. Dừng xe suy nghĩ một hồi, Quyên sực nhớ đến căn nhà bà xui gia là mẹ vợ thằng con trai ở gần đó cách vài ba con đường, nàng vội cho xe về hướng đó, trong lòng mừng khấp khởi để có chổ ngủ qua đêm sáng mai còn phải đi làm sớm…

Chị Cúc ra mở cửa cho Quyên với nét mặt tươi cười nhưng không che dấu được là đang ngủ phải thức dậy nên có hơi lờ đờ không tươi tỉnh, chị đưa Quyên vào căn phòng nhỏ cạnh phòng khách và sát hiên nhà trước rồi bảo “ nhà chả có ai ngoài vợ chồng tôi ngủ căn phòng tuốt trong kia, còn mấy phòng thì bỏ trống, chúc chị ngủ ngon và tôi có để chiếc máy cassette radio đây, mở ra nghe cho dễ ngủ” Nói xong chị đóng cửa phòng Quyên lại và đi vào phòng riêng của chị -
Thời gian trôi qua chậm chạp và nặng nề, lát lát lại nghe tiếng “đùng, sịch, chat” sát bên hiên nhà ngay đầu giường Quyên ngủ, cứ thỉnh thoảng lại vang lên những tiếng động lạ như thế xen với những giọt mưa xuân tí tách ngoài hiên là nàng run lẩy bẩy trong chiếc chăn trùm kín cả đầu không dám thở mạnh sợ ai nghe ? Nàng tưởng tượng như có ai đâu đó đang nhìn nàng và muốn chọc ghẹo nàng, tiếng động mỗi lúc một nhiều thêm và gia tăng cường độ phát xuất, Quyên bắt đầu run lên bần bật và nghĩ ngợi lung tung, không lẽ có ma xung quanh nhà, không lẽ có ma trong phòng này ? Nàng nhớ lại ngày xưa khi còn ở quê nhà nàng đã từng gặp ma, đang lái chiếc xe Honda trên lộ về đêm nàng thấy trước mặt một cục gì dần dần to lên và đen thui chận hết con đường nàng đang chạy và nàng té xuống bất tỉnh ! Rồi nàng lại nhớ đến chuyện được nghe kể lại cũng tại quê hương, hai anh chở nhau trên chiếc Vespa từ Sài Gòn về Vũng Tàu, đến đoạn vườn cao su Long Thành lúc đó khoảng 12 giờ khuya thì có một cô gái mặc áo dài trắng, tóc dài đứng sát lộ đường đưa tay vẩy xe xin quá giang … hai anh dừng lại cho cô gái leo lên phía sau quá giang về nhà ở cách đó mười cây số như lời cô nói, vì đêm khuya hai anh không nhìn rõ lắm mặt mũi cô nhưng tiếng nói trong trẻo dễ thương và rất dễ cảm tình khi cô ngồi sau lưng hai anh và mở lời giới thiệu về tên tuổi, đồng thời cô cho địa chỉ nhà để hai anh đến chơi khi có dịp – Anh ngồi giữa đã kịp rút cây bút trong túi ra ghi địa chỉ cô và hẹn sẽ đến thăm cô vài tuần tới khi có việc đi Sài Gòn.
Ðến đoạn đường tối cách Long Thành khoảng mười cây số cô bảo dừng xe và cảm ơn hai anh rất chân thành, còn bắt tay anh ngồi giữa với nụ cười thân thiện trên môi, trời tối quá hai anh cố tình nhìn cô cho kỷ nhưng không rõ nét chỉ thấy mờ mờ rất đẹp, cô thoăn thoát bước nhanh vào lối đường nhỏ và hai anh lên xe chạy một mạch về Vũng Tàu, trên đường thỉnh thoảng nhắc nhau về cô gái đẹp quá giang.

Một hôm hai anh đi lo công việc Sài Gòn về ghé thăm cô theo địa chỉ cô cho, phải đi sâu vào đến 2 cây số mới đến được nhà cô, cây cối um tùm bao quanh nhà, cảnh vật âm u đến rợn người, bước vào cửa gặp hai ông bà già ngồi nơi ghế, chào hỏi xong hai anh xin phép cho gặp mặt cô và hôm nay giữ lời hứa đến thăm cô L…Ông bà già nhìn nhau ngạc nhiên pha lẫn bàng hoàng rồi tự dưng hai dòng lệ rơi xuống đôi má nhăn nheo của bà già, hai anh chưa hiểu điều gì chỉ mơ màng có chuyện gì không may xãy ra cho cô gái nên lặng im không dám hỏi – Ông cụ nhìn lên bàn thờ chậm rãi nói trong hơi thở đứt từng đoạn “ hai anh ơi, con gái tôi đó, nó mất đã trên 20 năm rồi khi một tai nạn xe hơi ngoài đường lộ gây thiệt mạng cho nó, chúng tôi đau khổ vô cùng trên hai mươi năm nay, vậy mà nó chẳng một lần nào về thăm chúng tôi, nay lại gặp gỡ các anh, hình nó đó, hai anh nhìn xem có đúng không”…Hai anh ngỡ ngàng đến tột độ, đúng là cô gái đêm nào quá giang đây, thì ra cô đã chết trên 20 năm rồi …Hồn linh cô xin phù hộ chúng tôi đến đây thăm cô nào ngờ cô đã không còn trên thế gian này nữa ! Nhìn ảnh cô lần nữa để ngậm ngùi hai anh từ giã ông bà già ra về trong nỗi bàng hoàng không sao hiểu được.

Một tuần sau khi đi thăm nhà cô L…về, anh ngồi giữa lâm trọng bệnh và anh mất sau mấy hôm, anh bạn ngồi lái xe hồn bay phách tán, nhớ đến cô gái quá giang mà nổi da gà run sợ, cầu xin cô tha mạng cho tôi, chúng tôi giúp cho cô quá giang mà, chúng tôi đâu làm hại gì cô, xin cô tha mạng cho tôi ! Anh ta nhớ lại lúc chia tay ở quãng đường đêm cô gái đã bắt tay bạn chàng và trên đường cô gái ngồi sát và đã ôm eo bạn chàng suốt quãng quá giang …

Hồi tưởng lại những mẫu chuyện đã nghe đã biết này thì nỗi sợ hãi đã dâng cao vùn vụt trong đầu óc Quyên, nàng xô chăn với tay ra mở chiếc radio may ra tìm ra chút bình yên trong cơn bấn loạn …Giọng hát cải lương của nữ nghệ sĩ Thanh Nga cất lên não nuột, trời ơi, cô Thanh Nga, cô đã chết lâu rồi mà sao lại hát giữa đêm khuya ? Nàng chịu trận không thể nào tắt máy vì không dám thò đầu thò tay ra ngoài nữa, tưởng tượng ma đã hiển hiện xung quanh nàng, nhiều lắm, nhiều lắm cả ngoài hiên với những âm thanh ghê rợn giữa đêm thanh vắng mà tiếng kêu cứ thảng thốt vang lên từng chập lạnh người. Thanh Nga cứ hát liên tục với cả Thanh Sang, Quyên chết lặng với nỗi sợ hãi và bịt kín hai tai lại, người cuộn cong như con tôm luộc mà vẫn không biết làm sao để thoát khỏi nơi này.

Tiếng gõ cửa nhẹ nhẹ, chị Cúc bước vào lên tiếng hỏi “ chị ngủ được không” Quyên mừng quá tung chăn ngồi bật dậy lập cập trả lời “ ngủ gì mà ngủ, sợ gần đứt tim đây, bà biết không cái phòng này sao ghê rợn quá, tôi không tài nào chợp mắt” Nói xong Quyên nhìn đồng hồ tay đã hơn 3 giờ sáng, lạy trời đã qua đêm, qua một đêm kinh hoàng khủng khiếp dù là thật sự nàng chưa thấy ma trong đêm nay, nhưng ảo giác rùng rợn kia như cứ lãng vãng trước mắt nàng – Bây giờ tạm yên tâm vì có chị Cúc ngồi bên cạnh, hơn một giờ nữa lại đến hãng làm việc, sự bận rộn của việc làm sẽ làm ta quên ngay sự việc của đêm nay thôi mà, nàng tự an ủi mình như thế.
Chị Cúc sau khi nghe Quyên trả lời, chị liền nói “ Chị quên là phòng này là mình dành cho chi Huệ sao, lúc trước mỗi lần chị Huệ đến là mình dành riêng căn phòng này cho chỉ, mãi đến nay vẫn bỏ trống từ ngày chỉ mất không có ai ngủ trong phòng này cả, hôm nay chị ngủ phòng chỉ chắc chỉ không bằng lòng đó, thôi đừng sợ, người chết chẳng hại mình đâu, tôi dậy sớm lắm, chị nằm nghỉ thêm một lát rồi dậy ăn sáng với tôi rồi đi làm nha” Chị dứt lời rồi bước ra ngoài không quên đưa tay tắt radio cho Quyên im lặng ngủ một chút trước khi đi làm - Ngủ làm sao được, Quyên miên man nghỉ đến chị Huệ, chuyện xãy ra cách nay ba năm, chị Cúc kể cho nàng nghe và chính nàng đã từng dự đám giỗ chị Huệ tại căn nhà này hai ba năm liền - Chị Cúc là bạn thân của chị Huệ, rất thân gần như ruột thịt - Chị Huệ sang Mỹ đã lâu, có chồng người Nhật và Quyên cũng gặp ông chồng người Nhật của chị Huệ những lần cúng giỗ chị - Thời gian chung sống với chồng hơn 10 năm chị Huệ vẫn không có con, chị làm cho một hãng điện lớn tại vùng Hayward, trong hãng có rất nhiều nhân sự đủ mọi sắc dân, chị Huệ thuộc dân giàu có, đeo hột xoàn đầy cổ và tay - Chị quen thân với một người Mễ làm chung, anh ta thường lân la thân tình mời chị đi ăn buổi trưa với ông, thỉnh thoảng lại mời chị đi dùng buổi tối, chị Huệ thích ăn nhà hàng Tàu với thức ăn Việt nên ông ta cũng chìu ý chị tập ăn thức ăn Việt Nam.
Tình cảm mỗi ngày thêm nảy nở, ông chồng người Nhật không biết gì, vì không có con với nhau nên thời gian không ràng buộc họ nhiều, mạnh ai nấy đi làm rồi đêm về nhà gặp nhau là vui rồi. Một hôm chị đi chơi với ông người Mễ đến khuya, ông ta lái một chiếc xe, chị lái xe của chị dường như để tránh sự dòm ngó của mọi người bởi chị là gái có chồng phải giữ chút danh dự cho mình, tên Mễ lái xe đến tận khu rừng hoang vắng kè mãi bên xe chị và chị cũng vui vẻ lái theo anh ta – Ðêm đó thỏa mãn thú tính hắn đã giết chị bằng cây súng bọc theo xe và cướp hết nữ trang của chị, xác chị Huệ hắn bỏ lên xe của chị và biến mất…

Những lần giỗ chị Huệ, ông chồng người Nhật buồn bã đăm chiêu, nhìn ảnh chị trên bàn thờ tại nhà chị Cúc rồi ông thở dài rơi nước mắt, chắc tự thâm tâm ông tiếc cho một người vợ lỗi lầm, tiếc cho một mối tình ông dành đặc biệt cho vợ mình mà lại làm nhục nhã đau khổ cho ông và vì thế ông không tự làm giỗ tại nhà mình mà nhờ nhà chị Cúc là người bạn chí thân của vợ làm giỗ mỗi năm và ông đến …

Ðằng đẵng 3 mùa xuân trôi qua trong lạnh lùng buốt giá, Quyên vẫn sống âm thầm với nỗi đau thầm kín, nàng đã dọn nhà đi nơi khác sau thời gian bà mất bởi tấm hình bà rọi lớn treo lủng lẳng trong gara mỗi khi nàng vào lấy xe đi làm sớm đã khiến nàng sợ liên miên, nàng còn biết Hưng đã bị cô trẻ mang từ Việt Nam qua chiếm tài sản, Hưng đã bị chia nhà cửa lần nữa và bị mất trắng tiệm buôn vì cô ta lúc Hưng mê muội đã dụ Hưng sang tên đứng một mình – Quyên nghe cũng buồn nhưng trái tim nàng đã nguội lạnh, đời là thế, gieo gió phải gặt bão thôi, một lần Hưng tìm đến xin lỗi nàng, mấy lần nhờ hai con năn nỉ mẹ tha thứ cho cha, Quyên vẫn lạnh lùng dứt khoát, thà ở giá chứ không trở lại với kẻ vô nghĩa đãn hậu, biết đâu mai nầy mình được sự đền bồi cho mình gặp người tốt có trái tim chân thật.
Mùa thu về trên đất nước ly hương thêm lần lữa, bấm đốt tay thấy hao gầy hơn trước, đếm tuổi sầu thấy đã gia tăng, làn da mơn mởn đã thay vào những chấm tàn nhang trên mặt, trên tay .. Buồn hiu hắt cho mùa thu ảm đạm, một thân một mình với những chiếc lá vàng rơi lả tả, ngọn thu phong vô tình cứ thổi tạt vào thịt da, lùa vào bung tóc rối gây cho nàng những hoang mang khôn tưởng về một kiếp người sao ngắn ngủi vô thường, ai cũng một lần về cát bụi mà thôi, chả mấy chốc phong ba đã làm tóc Quyên lốm đốm những sợi bạc, mắt cũng kém đi, nàng phải mang kính tuổi mới nhìn đọc được những chữ nhỏ li ti, những hình ảnh mờ nhạt …
Một đêm khuya điện thoại reo vang và tiếng nức nở ở đầu dây “ Má ơi, hãy về nhà với con, vợ chồng con đã chia tay rồi, vợ con dẫn hết hai đứa nhỏ đi rồi và con cô đơn lắm, má hãy dọn về sống với con”- Nàng nghe như đứt từng đoạn ruột, thương cho tình duyên con trẻ chẳng như lòng mong ước của nàng, đời nàng dù có gian truân vẫn mong mõi cho các con hạnh phúc, ngờ đâu lại một mối sầu đến giữa đêm nay …
Quyên dọn về sống với con, hai mẹ con không nói năng không vui cười như xưa nữa, trong lòng nặng trĩu những ưu tư phiền muộn chất chồng, Quyên vẫn đi làm như thằng con trai, chiều tối về lo cho nó được buổi cơm chiều - Mẹ con chia được vài câu chuyện vặt linh tinh cho qua những giờ trống trãi.

Rồi một hôm nàng đến chơi nhà bạn cuối năm, một ánh mắt nhìn nàng say đắm, chàng là bạn thân của chủ nhà, chàng đứng tuổi nét mặt nghiêm trang tư cách lịch thiệp chào nàng, Sau vài phút chuyện trò cởi mở với chàng Quyên cảm nhận trong lòng tràn ngập cảm tình và tự dưng nàng nói “ mong có dịp gặp lại anh và nhớ gọi điện thoại cho Quyên nha” - Ðược biết chàng từ nơi xa đến chỉ vài hôm thăm bạn trong dịp cuối năm, chàng sống một mình và đã hưu non, cuộc đời chàng cũng trải bao thương đau, tình duyên chàng đã bao lần tan vỡ…
Quyên vô tình khi dặn chàng nhưng chẳng hề cho số phone, chàng về nhà hằng đêm thầm trách kẻ vô tình, trách người bưởi bồng đưa đẩy cho chàng thầm mơ dệt mộng thương yêu … Nơi sa mạc hoang vu chàng cư ngụ chỉ có mây mù, chỉ có mưa giăng với tình người nhạt nhẽo bởi cư dân nơi thành phố này đâu cùng chủng tộc với chàng, may ra cả thành phố có được dăm ba người Việt Nam.

Rồi thời gian cũng lãng quên, chàng trở lại vài lần thăm bạn nhưng không còn được gặp nàng, “phải chăng chúng mình không duyên nợ hỡi Quyên”, chàng thầm ao ước một lần gặp lại, hỏi bạn thì chàng ngại ngùng không nói được tuy chàng biết nàng rất thân thiết với vợ chồng bạn chàng nhưng im lặng mãi để không còn dịp gặp lại nàng thi tim chàng như se thắt lại mỗi khi có dịp đến thành phố của nàng – Chàng tưởng tượng hay nàng đã có chồng và cũng chẳng nghĩ gì đến ta, coi như chuyện qua đường mà sao ta lại quan tâm ray rứt…

Mùa đông đã trở về với nhân loại, từng đợt gió lạnh buốt xương mang theo nỗi niềm ly xứ chan chứa buồn của kẻ tha hương, cây cối trụi lá trơ cành khác nào những thây ma giơ xương khô đét giữa trời đông, Quyên buồn cho thân phận hồng nhan mòn mõi đợi chờ một ân sũng của đất trời cho nàng được gặp một ân tình xứng đáng bồi đắp những bất hạnh đã qua trong đời nàng - Chợt chuông điện thoại reo vang, thường thì nàng ít khi bắt cell phone và cũng ít màng đến những số phone lạ, phone đã hết reo vì Quyên không bắt nhưng tự dưng nàng check số phone thấy lạ hoắc và suy nghĩ đôi giây … ai vậy cà, số nầy hoàn toàn không quen biết, chưa một lần hiện diện trong trí nhớ của mình và cũng chưa bao giờ gọi mình …Tuy nghĩ thế nhưng Quyên lại ra ngoài cầm phone nhà gọi lại, đầu dây điện thoại một giọng nói miền Nam ngọt ngào trìu mến, thì ra chàng đã bất ngờ tìm được số phone nàng trên internet qua một sự tình cờ như có nhân duyên đưa đẩy. Quyên thấy lòng mình rào rạt cảm tình khi nghe qua những tâm sự chờ mong ao ước của chàng hơn hai năm qua, Quyên tin đây là duyên nợ và có lẽ là ơn trên đã cho nàng một sự đắp bồi những gì nàng đã thiếu thốn, mất mát… Sau nhiều đêm trao đổi trên phone, nàng vụt thốt lên với chàng câu nói mà tự thâm tâm nàng không hề biết trước mà cũng chưa hề thổ lộ với ai “ anh ơi, yêu rồi đó” nói được nỗi lòng mình Quyên sung sướng vô biên nhưng vẫn không tránh được đỏ mặt ngượng ngùng với chính mình và đêm đó nàng thả hồn vào giấc ngủ thật nhiều mộng đẹp…

Cứ như thế, mỗi ngày Quyên với chàng trao đổi qua phone hàng mấy giờ liền, có cuộc điện đàm dài đến 6 giờ vẫn chưa dứt, như có căn duyên tiền định, cả hai cảm nhận một tình yêu rào rạt trong tâm hồn, một hạnh phúc đang mở ngỏ đón chào và ngày ấy đã đến…

Nguyễn Phan Ngọc An 2008
Nguyenphanan
#31 Posted : Saturday, January 12, 2008 3:26:23 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

CHUYỆN LY KỲ CUỐI NĂM

Truyện ngắn : Nguyễn Phan Ngọc An


Căn nhà mà Quyên share phòng nằm trên con đường lộ lớn, ngày đầu dọn đến nàng đã nghe nhiều ngôn ngữ líu lo không thể hiểu của người Ðài Loan, Hàn Quốc …Bấy nhiêu đó cũng làm nàng vui sau những biến cố của cuộc đời đã đẫy nàng ra khỏi căn nhà êm ấm của nàng.
Chồng Quyên bây giờ không còn là Hưng của những ngày xa xưa ấy, chàng đam mê theo cám dỗ ăn chơi, bỏ bê vợ con theo bạn bè về Việt Nam cưới vợ trẻ - Với lứa tuổi của Quyên không còn trẻ trung gì nữa nên nàng đã mặc kệ Hưng không ghen tuông hay chỉ trích mà chỉ âm thầm chịu đựng mong ngày nào đó gặp những tráo trở chàng sẽ quay về với vợ con …Nhưng vô ích, hai con của Quyên đã thành nhân và đã lập gia đình, thế là nàng đệ đơn ly dị và bán nhà chia của với Hưng.
Ngồi nơi căn nhà mới, bên hai cặp vợ chồng Hàn Quốc, Ðài Loan hạnh phúc líu lo thăm hỏi nàng, họ hoàn toàn không biết tiếng Anh nên Quyên cũng đành cười trừ, anh chị chủ nhà người Tàu Việt không có con, ngoài ra còn có một bà cụ ngoài 70 tuổi cũng người Tàu Việt, mẹ của anh Hiền chủ nhà vừa được anh bảo lãnh từ Việt Nam qua mấy tháng nay và sống chung với anh chị.
Căn phòng của Quyên share nằm một góc trong, đối diện với hai căn phòng của hai cặp vợ chồng kia cũng đến đây mướn trọ, hàng ngày mỗi buổi sáng Quyên ra khỏi nhà đến sở làm còn họ thì dẫn nhau đi bộ quanh vùng cư ngụ - Quyên thấy họ không đi làm gì cả, hai cặp này rất thân thiết với nhau và họ rất dễ thương mỗi khi trò chuyện ngượng nghịu linh tinh với nàng. Sau giờ tan sở về nhà Quyên chỉ có bác gái mẹ anh Hiền là người thân cận nhất, nàng thường trò chuyện thân mật và thỉnh thoảng mua bánh mua kem mời bác ăn chung.
Thắm thoát gần một năm trôi qua, Hưng đã biền biệt không trở về Mỹ và được nghe tin chàng đã cưới một cô gái Việt Nam - Vốn đã có sẵn một cửa tiệm buôn bán tại Mỹ, ngày chia tay Quyên đã giao lại cho Hưng cửa tiệm đó, thời gian sau Hưng bảo lãnh cô vợ VN qua và cho cô ta đứng chủ tiệm … Quyên biết nhưng chẳng đoái hoài với người chồng đã thay lòng đổi dạ, thỉnh thoảng cuối tuần nàng lái xe về thăm các con, đó là niềm an ủi duy nhất của nàng trong giai đoạn này.

Quyên thương bà cụ mẹ anh Hiền quá, bà hiền hậu và rất sợ nàng dâu - Một hôm bà vụng về đánh đổ mớ đậu ô ve xuống đất, chị Hiền mắng bà xối xả “ Mầy làm ăn như vậy đó hả, lượm lên cho hết, đem mầy qua đây mệt quá đi, làm bể cái này, làm bể cái kia, liệu hồn coi chừng tao nghe chưa”… Quyên ngạc nhiên vô cùng, sao lại kêu mẹ chồng bằng mầy nhỉ ? Chả lẽ người Hoa gọi nhau như thế ? Nàng không dám hỏi khi nhìn nét mặt cau có hung hăng của chị Hiền – Quyên chỉ ngồi xuống lượm đậu phụ bà cụ và an ủi bà đôi câu khi thấy từ cặp mắt bà đôi dòng nước mắt lăn dài xuống đôi má nhăn nheo…

Hôm nay ngày 30 tết âm lịch, quang cảnh người Việt tha hương cũng rộn ràng, kẻ mua mứt, người ôm dưa, người Việt Nam dù ly hương vẫn không quên ngày tết Nguyên Ðán thiêng liêng, khí trời buốt lạnh, từng làn gió nhẹ đong đưa những tàng cây vừa đâm chồi nẩy lộc xanh um, lại một mùa xuân, Quyên lẩm bẩm trong miệng mà nghe nỗi buồn cô đơn xâm chiếm cả tâm hồn .. Nàng vẫn đi làm vì nước Mỹ không dành cho nhân loại Á Châu được nghỉ ngày tết Nguyên Ðán. Chiều trở về căn nhà trọ, Quyên bỗng hốt hoảng giật mình vì từ mái nhà đang bốc khói, chiếc xe cứu hỏa đang đậu chận ngang cổng vào nhà, vài ba anh lính cứu hoả và Police Mỹ đang làm việc lăng xăng chạy tới chạy lui – Quyên gặp anh Hiền nơi cửa và hỏi tự sự, anh cho biết là mẹ anh đã làm cháy nhà – Bà bị cảm và xuống bếp nấu cháo, đến khi tắt lửa bếp lại tắt lộn bếp khác nên bếp đang nấu vẫn cháy đều, bà vào phòng nằm nghỉ và mê thiếp đi với cơn sốt hoành hành . Khi ngọn lửa bùng lên trên mái bếp thoát khói ra ngoài, ông hàng xóm người Mỹ thấy và gọi 911 cấp cứu, lúc ấy bà cụ vẫn không hay biết gì cả …Ðến lúc đoàn cứu hỏa đập cửa rầm rầm bà mới giựt mình choàng tỉnh, khấp khiểng ra mở cửa, hai cặp vợ chồng trọ nhà cũng đi chơi chưa về. Mắt bà hoa lên khi thấy lửa cháy và vì sợ quá bà té dài trên nền nhà bất tỉnh.

Ðêm giao thừa đến dần trong lặng lẽ, Quyên ngồi bó gối run sợ trong góc phòng, bởi phòng bà đối đầu với phòng Quyên, không biết bà bây giờ ra sao, cầu mong cho bà tai qua nạn khỏi . Bỗng có tiếng gõ cửa, anh Hiền hiện ra nơi cửa phòng Quyên và nói trong tiếng nghẹn ngào “ Má tôi mất rồi chị ơi, mất tại bệnh viện hồi nãy” – Quyên nghe xong bàng hoàng không ít, không ngờ chuyện chỉ thế mà bác có thể sợ đến chết luôn, thương bác quá bác ơi…Thôi thì tất cả là định số, mong bác ra đi bình an, hộ trì cho cháu nhé.
Giờ giao thừa đã đến, tiếng pháo nổ đì đùng lách tách vọng về từ mọi hướng, Quyên cô đơn trong lo sợ bồn chồn, nàng không có nhà cửa, bàn thờ để cúng giao thừa, cũng không có người thân yêu bên cạnh, thêm nỗi sợ hãi vong hồn bà mới mất, Quyên thảng thốt ngậm ngùi rơi nước mắt, có ai hiểu cho mình nỗi cô đơn cùng cực xen lẫn hãi hùng trong giờ phút thiêng liêng mọi người đón mừng năm mới…

Ngày mồng ba tết Quyên đến nhà quàng ở Oakhill thăm bà lần cuối, nhìn gương mặt bà nằm yên bất động, da bà đen sẫm và trán lại nhô ra không giống lúc bà còn sống, nàng lâm râm trong miệng những lời cầu nguyện rồi lặng lẽ ra về trong hoang mang suy nghĩ, sao bà khi chết cái trán lại nhô ra và da đen sẫm vậy ? có lẽ vì quá sợ đứa con dâu mà như thế chăng, nói một mình không có lời giải đáp và Quyên vội vàng lái xe về nhà với cả sự lo sợ vây quanh.

Ba hôm sau, Quyên đi làm về vừa bước vào cửa chị Hiền chận lại bảo “ tối nay ai có đi đâu cũng nhớ đừng vô nhà sau 7 giờ tối, để cho bả về nhà bả ăn uống vì tôi cúng mở cửa mã mời bả về” Quyên nghe xong nổi da gà, chết rồi Quyên làm sao đây nếu bà về và vào phòng gõ cửa thăm Quyên như những lần bà còn sống ! Nàng ngồi thừ ra bất động trong mấy phút rồi ra xe lái thẳng về chùa, đêm nay chùa Duyên Giác cúng sao hội đầu năm, nàng chỉ còn một nơi duy nhất là đến chùa để nàng tránh căn nhà trong lúc bà về bà ăn uống mà thôi …

Ðọc kinh cầu nguyện cúng sao xong là 10 giờ đêm, Quyên không dám về nhà, tự dưng nỗi sợ hãi dâng cao, nàng chỉ còn cách lái xe chạy thẳng xuống thành phố Fremont nơi con trai nàng cư ngụ để ngủ nhờ qua đêm – Gõ cửa không ai mở, gọi phone không ai bắt phone, có lẽ vợ chồng nó đi chơi xa những ngày đầu xuân chăng ? Ði đâu bây giờ khi đồng hồ đã 11giờ khuya, Quyên bối rối giữa đường khuya thanh vắng một mình một xe, ngoài đường vắng tanh bởi thành phố này không tấp nập đông đảo như thành phố nàng cư ngụ gần hai mươi năm qua. Dừng xe suy nghĩ một hồi, Quyên sực nhớ đến căn nhà bà xui gia là mẹ vợ thằng con trai ở gần đó cách vài ba con đường, nàng vội cho xe về hướng đó, trong lòng mừng khấp khởi để có chổ ngủ qua đêm sáng mai còn phải đi làm sớm…

Chị Cúc ra mở cửa cho Quyên với nét mặt tươi cười nhưng không che dấu được là đang ngủ phải thức dậy nên có hơi lờ đờ không tươi tỉnh, chị đưa Quyên vào căn phòng nhỏ cạnh phòng khách và sát hiên nhà trước rồi bảo “ nhà chả có ai ngoài vợ chồng tôi ngủ căn phòng tuốt trong kia, còn mấy phòng thì bỏ trống, chúc chị ngủ ngon và tôi có để chiếc máy cassette radio đây, mở ra nghe cho dễ ngủ” Nói xong chị đóng cửa phòng Quyên lại và đi vào phòng riêng của chị -
Thời gian trôi qua chậm chạp và nặng nề, lát lát lại nghe tiếng “đùng, sịch, chat” sát bên hiên nhà ngay đầu giường Quyên ngủ, cứ thỉnh thoảng lại vang lên những tiếng động lạ như thế xen với những giọt mưa xuân tí tách ngoài hiên là nàng run lẩy bẩy trong chiếc chăn trùm kín cả đầu không dám thở mạnh sợ ai nghe ? Nàng tưởng tượng như có ai đâu đó đang nhìn nàng và muốn chọc ghẹo nàng, tiếng động mỗi lúc một nhiều thêm và gia tăng cường độ phát xuất, Quyên bắt đầu run lên bần bật và nghĩ ngợi lung tung, không lẽ có ma xung quanh nhà, không lẽ có ma trong phòng này ? Nàng nhớ lại ngày xưa khi còn ở quê nhà nàng đã từng gặp ma, đang lái chiếc xe Honda trên lộ về đêm nàng thấy trước mặt một cục gì dần dần to lên và đen thui chận hết con đường nàng đang chạy và nàng té xuống bất tỉnh ! Rồi nàng lại nhớ đến chuyện được nghe kể lại cũng tại quê hương, hai anh chở nhau trên chiếc Vespa từ Sài Gòn về Vũng Tàu, đến đoạn vườn cao su Long Thành lúc đó khoảng 12 giờ khuya thì có một cô gái mặc áo dài trắng, tóc dài đứng sát lộ đường đưa tay vẩy xe xin quá giang … hai anh dừng lại cho cô gái leo lên phía sau quá giang về nhà ở cách đó mười cây số như lời cô nói, vì đêm khuya hai anh không nhìn rõ lắm mặt mũi cô nhưng tiếng nói trong trẻo dễ thương và rất dễ cảm tình khi cô ngồi sau lưng hai anh và mở lời giới thiệu về tên tuổi, đồng thời cô cho địa chỉ nhà để hai anh đến chơi khi có dịp – Anh ngồi giữa đã kịp rút cây bút trong túi ra ghi địa chỉ cô và hẹn sẽ đến thăm cô vài tuần tới khi có việc đi Sài Gòn.
Ðến đoạn đường tối cách Long Thành khoảng mười cây số cô bảo dừng xe và cảm ơn hai anh rất chân thành, còn bắt tay anh ngồi giữa với nụ cười thân thiện trên môi, trời tối quá hai anh cố tình nhìn cô cho kỷ nhưng không rõ nét chỉ thấy mờ mờ rất đẹp, cô thoăn thoát bước nhanh vào lối đường nhỏ và hai anh lên xe chạy một mạch về Vũng Tàu, trên đường thỉnh thoảng nhắc nhau về cô gái đẹp quá giang.

Một hôm hai anh đi lo công việc Sài Gòn về ghé thăm cô theo địa chỉ cô cho, phải đi sâu vào đến 2 cây số mới đến được nhà cô, cây cối um tùm bao quanh nhà, cảnh vật âm u đến rợn người, bước vào cửa gặp hai ông bà già ngồi nơi ghế, chào hỏi xong hai anh xin phép cho gặp mặt cô và hôm nay giữ lời hứa đến thăm cô L…Ông bà già nhìn nhau ngạc nhiên pha lẫn bàng hoàng rồi tự dưng hai dòng lệ rơi xuống đôi má nhăn nheo của bà già, hai anh chưa hiểu điều gì chỉ mơ màng có chuyện gì không may xãy ra cho cô gái nên lặng im không dám hỏi – Ông cụ nhìn lên bàn thờ chậm rãi nói trong hơi thở đứt từng đoạn “ hai anh ơi, con gái tôi đó, nó mất đã trên 20 năm rồi khi một tai nạn xe hơi ngoài đường lộ gây thiệt mạng cho nó, chúng tôi đau khổ vô cùng trên hai mươi năm nay, vậy mà nó chẳng một lần nào về thăm chúng tôi, nay lại gặp gỡ các anh, hình nó đó, hai anh nhìn xem có đúng không”…Hai anh ngỡ ngàng đến tột độ, đúng là cô gái đêm nào quá giang đây, thì ra cô đã chết trên 20 năm rồi …Hồn linh cô xin phù hộ chúng tôi đến đây thăm cô nào ngờ cô đã không còn trên thế gian này nữa ! Nhìn ảnh cô lần nữa để ngậm ngùi hai anh từ giã ông bà già ra về trong nỗi bàng hoàng không sao hiểu được.

Một tuần sau khi đi thăm nhà cô L…về, anh ngồi giữa lâm trọng bệnh và anh mất sau mấy hôm, anh bạn ngồi lái xe hồn bay phách tán, nhớ đến cô gái quá giang mà nổi da gà run sợ, cầu xin cô tha mạng cho tôi, chúng tôi giúp cho cô quá giang mà, chúng tôi đâu làm hại gì cô, xin cô tha mạng cho tôi ! Anh ta nhớ lại lúc chia tay ở quãng đường đêm cô gái đã bắt tay bạn chàng và trên đường cô gái ngồi sát và đã ôm eo bạn chàng suốt quãng quá giang …

Hồi tưởng lại những mẫu chuyện đã nghe đã biết này thì nỗi sợ hãi đã dâng cao vùn vụt trong đầu óc Quyên, nàng xô chăn với tay ra mở chiếc radio may ra tìm ra chút bình yên trong cơn bấn loạn …Giọng hát cải lương của nữ nghệ sĩ Thanh Nga cất lên não nuột, trời ơi, cô Thanh Nga, cô đã chết lâu rồi mà sao lại hát giữa đêm khuya ? Nàng chịu trận không thể nào tắt máy vì không dám thò đầu thò tay ra ngoài nữa, tưởng tượng ma đã hiển hiện xung quanh nàng, nhiều lắm, nhiều lắm cả ngoài hiên với những âm thanh ghê rợn giữa đêm thanh vắng mà tiếng kêu cứ thảng thốt vang lên từng chập lạnh người. Thanh Nga cứ hát liên tục với cả Thanh Sang, Quyên chết lặng với nỗi sợ hãi và bịt kín hai tai lại, người cuộn cong như con tôm luộc mà vẫn không biết làm sao để thoát khỏi nơi này.

Tiếng gõ cửa nhẹ nhẹ, chị Cúc bước vào lên tiếng hỏi “ chị ngủ được không” Quyên mừng quá tung chăn ngồi bật dậy lập cập trả lời “ ngủ gì mà ngủ, sợ gần đứt tim đây, bà biết không cái phòng này sao ghê rợn quá, tôi không tài nào chợp mắt” Nói xong Quyên nhìn đồng hồ tay đã hơn 3 giờ sáng, lạy trời đã qua đêm, qua một đêm kinh hoàng khủng khiếp dù là thật sự nàng chưa thấy ma trong đêm nay, nhưng ảo giác rùng rợn kia như cứ lãng vãng trước mắt nàng – Bây giờ tạm yên tâm vì có chị Cúc ngồi bên cạnh, hơn một giờ nữa lại đến hãng làm việc, sự bận rộn của việc làm sẽ làm ta quên ngay sự việc của đêm nay thôi mà, nàng tự an ủi mình như thế.
Chị Cúc sau khi nghe Quyên trả lời, chị liền nói “ Chị quên là phòng này là mình dành cho chi Huệ sao, lúc trước mỗi lần chị Huệ đến là mình dành riêng căn phòng này cho chỉ, mãi đến nay vẫn bỏ trống từ ngày chỉ mất không có ai ngủ trong phòng này cả, hôm nay chị ngủ phòng chỉ chắc chỉ không bằng lòng đó, thôi đừng sợ, người chết chẳng hại mình đâu, tôi dậy sớm lắm, chị nằm nghỉ thêm một lát rồi dậy ăn sáng với tôi rồi đi làm nha” Chị dứt lời rồi bước ra ngoài không quên đưa tay tắt radio cho Quyên im lặng ngủ một chút trước khi đi làm - Ngủ làm sao được, Quyên miên man nghỉ đến chị Huệ, chuyện xãy ra cách nay ba năm, chị Cúc kể cho nàng nghe và chính nàng đã từng dự đám giỗ chị Huệ tại căn nhà này hai ba năm liền - Chị Cúc là bạn thân của chị Huệ, rất thân gần như ruột thịt - Chị Huệ sang Mỹ đã lâu, có chồng người Nhật và Quyên cũng gặp ông chồng người Nhật của chị Huệ những lần cúng giỗ chị - Thời gian chung sống với chồng hơn 10 năm chị Huệ vẫn không có con, chị làm cho một hãng điện lớn tại vùng Hayward, trong hãng có rất nhiều nhân sự đủ mọi sắc dân, chị Huệ thuộc dân giàu có, đeo hột xoàn đầy cổ và tay - Chị quen thân với một người Mễ làm chung, anh ta thường lân la thân tình mời chị đi ăn buổi trưa với ông, thỉnh thoảng lại mời chị đi dùng buổi tối, chị Huệ thích ăn nhà hàng Tàu với thức ăn Việt nên ông ta cũng chìu ý chị tập ăn thức ăn Việt Nam.
Tình cảm mỗi ngày thêm nảy nở, ông chồng người Nhật không biết gì, vì không có con với nhau nên thời gian không ràng buộc họ nhiều, mạnh ai nấy đi làm rồi đêm về nhà gặp nhau là vui rồi. Một hôm chị đi chơi với ông người Mễ đến khuya, ông ta lái một chiếc xe, chị lái xe của chị dường như để tránh sự dòm ngó của mọi người bởi chị là gái có chồng phải giữ chút danh dự cho mình, tên Mễ lái xe đến tận khu rừng hoang vắng kè mãi bên xe chị và chị cũng vui vẻ lái theo anh ta – Ðêm đó thỏa mãn thú tính hắn đã giết chị bằng cây súng bọc theo xe và cướp hết nữ trang của chị, xác chị Huệ hắn bỏ lên xe của chị và biến mất…

Những lần giỗ chị Huệ, ông chồng người Nhật buồn bã đăm chiêu, nhìn ảnh chị trên bàn thờ tại nhà chị Cúc rồi ông thở dài rơi nước mắt, chắc tự thâm tâm ông tiếc cho một người vợ lỗi lầm, tiếc cho một mối tình ông dành đặc biệt cho vợ mình mà lại làm nhục nhã đau khổ cho ông và vì thế ông không tự làm giỗ tại nhà mình mà nhờ nhà chị Cúc là người bạn chí thân của vợ làm giỗ mỗi năm và ông đến …

Ðằng đẵng 3 mùa xuân trôi qua trong lạnh lùng buốt giá, Quyên vẫn sống âm thầm với nỗi đau thầm kín, nàng đã dọn nhà đi nơi khác sau thời gian bà mất bởi tấm hình bà rọi lớn treo lủng lẳng trong gara mỗi khi nàng vào lấy xe đi làm sớm đã khiến nàng sợ liên miên, nàng còn biết Hưng đã bị cô trẻ mang từ Việt Nam qua chiếm tài sản, Hưng đã bị chia nhà cửa lần nữa và bị mất trắng tiệm buôn vì cô ta lúc Hưng mê muội đã dụ Hưng sang tên đứng một mình – Quyên nghe cũng buồn nhưng trái tim nàng đã nguội lạnh, đời là thế, gieo gió phải gặt bão thôi, một lần Hưng tìm đến xin lỗi nàng, mấy lần nhờ hai con năn nỉ mẹ tha thứ cho cha, Quyên vẫn lạnh lùng dứt khoát, thà ở giá chứ không trở lại với kẻ vô nghĩa đãn hậu, biết đâu mai nầy mình được sự đền bồi cho mình gặp người tốt có trái tim chân thật.
Mùa thu về trên đất nước ly hương thêm lần lữa, bấm đốt tay thấy hao gầy hơn trước, đếm tuổi sầu thấy đã gia tăng, làn da mơn mởn đã thay vào những chấm tàn nhang trên mặt, trên tay .. Buồn hiu hắt cho mùa thu ảm đạm, một thân một mình với những chiếc lá vàng rơi lả tả, ngọn thu phong vô tình cứ thổi tạt vào thịt da, lùa vào bung tóc rối gây cho nàng những hoang mang khôn tưởng về một kiếp người sao ngắn ngủi vô thường, ai cũng một lần về cát bụi mà thôi, chả mấy chốc phong ba đã làm tóc Quyên lốm đốm những sợi bạc, mắt cũng kém đi, nàng phải mang kính tuổi mới nhìn đọc được những chữ nhỏ li ti, những hình ảnh mờ nhạt …
Một đêm khuya điện thoại reo vang và tiếng nức nở ở đầu dây “ Má ơi, hãy về nhà với con, vợ chồng con đã chia tay rồi, vợ con dẫn hết hai đứa nhỏ đi rồi và con cô đơn lắm, má hãy dọn về sống với con”- Nàng nghe như đứt từng đoạn ruột, thương cho tình duyên con trẻ chẳng như lòng mong ước của nàng, đời nàng dù có gian truân vẫn mong mõi cho các con hạnh phúc, ngờ đâu lại một mối sầu đến giữa đêm nay …
Quyên dọn về sống với con, hai mẹ con không nói năng không vui cười như xưa nữa, trong lòng nặng trĩu những ưu tư phiền muộn chất chồng, Quyên vẫn đi làm như thằng con trai, chiều tối về lo cho nó được buổi cơm chiều - Mẹ con chia được vài câu chuyện vặt linh tinh cho qua những giờ trống trãi.

Rồi một hôm nàng đến chơi nhà bạn cuối năm, một ánh mắt nhìn nàng say đắm, chàng là bạn thân của chủ nhà, chàng đứng tuổi nét mặt nghiêm trang tư cách lịch thiệp chào nàng, Sau vài phút chuyện trò cởi mở với chàng Quyên cảm nhận trong lòng tràn ngập cảm tình và tự dưng nàng nói “ mong có dịp gặp lại anh và nhớ gọi điện thoại cho Quyên nha” - Ðược biết chàng từ nơi xa đến chỉ vài hôm thăm bạn trong dịp cuối năm, chàng sống một mình và đã hưu non, cuộc đời chàng cũng trải bao thương đau, tình duyên chàng đã bao lần tan vỡ…
Quyên vô tình khi dặn chàng nhưng chẳng hề cho số phone, chàng về nhà hằng đêm thầm trách kẻ vô tình, trách người bưởi bồng đưa đẩy cho chàng thầm mơ dệt mộng thương yêu … Nơi sa mạc hoang vu chàng cư ngụ chỉ có mây mù, chỉ có mưa giăng với tình người nhạt nhẽo bởi cư dân nơi thành phố này đâu cùng chủng tộc với chàng, may ra cả thành phố có được dăm ba người Việt Nam.

Rồi thời gian cũng lãng quên, chàng trở lại vài lần thăm bạn nhưng không còn được gặp nàng, “phải chăng chúng mình không duyên nợ hỡi Quyên”, chàng thầm ao ước một lần gặp lại, hỏi bạn thì chàng ngại ngùng không nói được tuy chàng biết nàng rất thân thiết với vợ chồng bạn chàng nhưng im lặng mãi để không còn dịp gặp lại nàng thi tim chàng như se thắt lại mỗi khi có dịp đến thành phố của nàng – Chàng tưởng tượng hay nàng đã có chồng và cũng chẳng nghĩ gì đến ta, coi như chuyện qua đường mà sao ta lại quan tâm ray rứt…

Mùa đông đã trở về với nhân loại, từng đợt gió lạnh buốt xương mang theo nỗi niềm ly xứ chan chứa buồn của kẻ tha hương, cây cối trụi lá trơ cành khác nào những thây ma giơ xương khô đét giữa trời đông, Quyên buồn cho thân phận hồng nhan mòn mõi đợi chờ một ân sũng của đất trời cho nàng được gặp một ân tình xứng đáng bồi đắp những bất hạnh đã qua trong đời nàng - Chợt chuông điện thoại reo vang, thường thì nàng ít khi bắt cell phone và cũng ít màng đến những số phone lạ, phone đã hết reo vì Quyên không bắt nhưng tự dưng nàng check số phone thấy lạ hoắc và suy nghĩ đôi giây … ai vậy cà, số nầy hoàn toàn không quen biết, chưa một lần hiện diện trong trí nhớ của mình và cũng chưa bao giờ gọi mình …Tuy nghĩ thế nhưng Quyên lại ra ngoài cầm phone nhà gọi lại, đầu dây điện thoại một giọng nói miền Nam ngọt ngào trìu mến, thì ra chàng đã bất ngờ tìm được số phone nàng trên internet qua một sự tình cờ như có nhân duyên đưa đẩy. Quyên thấy lòng mình rào rạt cảm tình khi nghe qua những tâm sự chờ mong ao ước của chàng hơn hai năm qua, Quyên tin đây là duyên nợ và có lẽ là ơn trên đã cho nàng một sự đắp bồi những gì nàng đã thiếu thốn, mất mát… Sau nhiều đêm trao đổi trên phone, nàng vụt thốt lên với chàng câu nói mà tự thâm tâm nàng không hề biết trước mà cũng chưa hề thổ lộ với ai “ anh ơi, yêu rồi đó” nói được nỗi lòng mình Quyên sung sướng vô biên nhưng vẫn không tránh được đỏ mặt ngượng ngùng với chính mình và đêm đó nàng thả hồn vào giấc ngủ thật nhiều mộng đẹp…

Cứ như thế, mỗi ngày Quyên với chàng trao đổi qua phone hàng mấy giờ liền, có cuộc điện đàm dài đến 6 giờ vẫn chưa dứt, như có căn duyên tiền định, cả hai cảm nhận một tình yêu rào rạt trong tâm hồn, một hạnh phúc đang mở ngỏ đón chào và ngày ấy đã đến…

Nguyễn Phan Ngọc An 2008
Nguyenphanan
#32 Posted : Sunday, March 9, 2008 1:42:23 PM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Trường Nguyễn Trãi (Châu Văn Tiếp), Bà Rịa, ngày nào...

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn...

Trong năm 2006 này một số cựu học sinh lớp 12C năm xưa của trường Nguyễn Trãi (tên cũ là Châu Văn Tiếp) niên khóa 1975-1976 đã bắt dược liên lạc với nhau, sau đúng 30 năm dài, kể từ ngày rời trường, mỗi người mỗi nẻo.

Các bạn lớp 12C thân mến! Các bạn có diều gì dể nói cho nhau nghe không, sau một thời gian dài như vậy? Riêng tôi...

Giữa tháng 9 năm 1975 tôi vào trường lớp 12C dể học lại, sau 3 năm gián đoạn việc học vì lý do chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc. Khối lớp 12 niên khóa 75-76 ngày ấy có đến 4 lớp, trên dưới 200 học sinh, nữ chiếm đa số. Thế nên tôi được gặp lại những tà áo dài trắng thướt tha của các nữ sinh trong lứa tuổi trên dưới 18 dưới mái học đường. Cả bốn lớp khi vào giờ ra chơi các cô túa ra như đàn cò trắng tung tăng. Sau một thời gian tương đối khá lâu, chỉ đối diện với thao trường, với những trái hỏa châu và những đêm thâu ngồi trên những vọng gác của một quân trường nằm ngay trên một vùng biển. Ít được thấy bóng dáng các nữ sinh, chỉ toàn thấy vùng biển rộng, bầu trời cao, đồi núi dốc triền xa xa và phố xá, các cô gái, cảnh vật, con người của thành phố biển Nha Trang. Nay, tôi trở về lại quê nhà, tỉnh Bà Rịa, và dược nhìn lại các cô gái Bà Rịa, các cô gái đã có thời làm giấc ngủ tôi không còn dược trọn vẹn, khi có một cô đi vào giấc mơ của thuở học trò. Bốn lớp 12! Biết bao là cô gái đẹp! Dù thời gian bấy giờ là thời gian vô cùng khó khăn cho dất nước. Vì nhà nước mới đi theo dường lối kinh tế bao cấp. Nhưng trong những ngày này, không thiếu vắng tiếng cười của các bạn, cả nam lẫn nữ, không thiếu vắng sự duyên dáng của các bạn nữ sinh, tiếng cười đùa chọc ghẹo của các nam sinh và những lần hẹn hò của những đôi tình nhân học trò.

Tôi trở về lại đây, muộn màn, nên xem các bạn, dù là cùng lớp, như những người em. Thật thế, ngày ấy, trong lớp hình như chỉ có Nguyễn tấn Tư là bằng tuổi tôi, hoặc nhỏ hơn tôi một tuổi, còn lại là nhỏ hơn tôi từ hai đến ba tuổi. Do vậy, khi giờ học nào các bạn trai nào không thích học, ngang nhiên bỏ đi về, tôi dù là lớp trưởng, vẫn không có một lời trách hay can ngăn. Đời học sinh có những ngày cúp- cua cũng là chuyện bình thường. Lớp 12C ngày đó theo đánh giá của tôi ( và cũng theo cô Vân dạy Sinh vật, cô Ngà dạy Văn ) đa số các bạn đều giỏi. Chơi cũng dữ, cúp - cua cũng có, nhưng vẫn rất chăm học. Kể cả các cô nữ sinh, cũng rất giỏi. Trong lớp bàn bạc nhau, "cãi" nhau vì một bài toán nào đó là chuyện bình thường.

Thú thật trong bài viết này tôi muốn kể hết tên cùng tất cả tính tình của các bạn ra nhưng tôi không thể nào làm như thế được. Thời gian đã qua khá lâu. Có những điều đã bị mờ phai trong tâm trí. Vì thế, còn nhớ gì, viết nấy, mong các bạn thông cảm. Và tôi cũng chỉ viết cho lớp 12C thôi.

Ngô thị ánh Tuyết ngày đó có khuôn mặt và nụ cười rất đẹp. Có phải không các bạn? Không biết ngày ấy Trịnh văn Tâm và Tuyết "có gì" không nhưng trong lớp ai ai cũng chọc hai người và Tâm cũng hay "e thẹn" về việc này. Hồ ánh Tuyết có nét đẹp buồn, có lẽ vì hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ. Phượng, Đức chăm học, học giỏi. Cả hai đều đẹp thùy mỵ. kín đáo. Còn Phạm thị minh Nguyệt thầm lặng, chỉ lặng lẽ đi, về. Nguyễn thị Phụng thì bình thường, nghe nói ngày ấy " quen" với Trung. Còn ai nữa kìa? Thời gian qua đã làm mờ nhạt đi mọi hình ảnh. Tôi thực sự không còn nhớ nổi gương mặt Vũ xuân Phương, Quách thị Hạnh, Đoàn xuân Thu, Nguyễn thị Túy Phượng và những ai nữa.. ngày đó ra sao, bây giờ thế nào?

Còn các bạn trai. Nguyễn thành Miên, Lý ngọc Sơn ngày đó rất đẹp trai. Miên vui tính, đá banh giỏi, hay đi đá với Phạm hồng Hư. Còn Sơn thì hiền, lo việc chung cho lớp. Nguyễn quốc Vận hay cười mĩm, lời nói nhỏ nhẹ, lại thường có cây đờn Guitar trên tay với mái tóc dài, giống y như một sinh viên Văn khoa. Đào quốc Hùng đẹp trai, hiền hậu, học giỏi đều. Võ thanh Hùng trầm ngâm, chăm lo việc học, nhưng hình như đối với Võ thanh Hùng ngày đó việc học không khó, không đáng quan tâm, tôi nghĩ vậy. Ngô văn Nỡ, tôi không quên được vì cái bụng rất nhỏ, trong tướng hình nhỏ. Với ba vòng bàn tay có lẽ sẽ ôm được bụng Nỡ. Đặng viết Thạch cũng hơi nhỏ con nhưng mang dây nịt quần màu vàng rất lớn (có đúng không Thạch?). Không như Đặng viết Thanh và Nguyễn văn Mạnh tướng tá to lớn, lại ăn nói mạnh bạo. Thạch cũng hay hay tranh cãi với Hồ Trung Thu, tóc hớt cao, Huỳnh trung Sinh, tóc lại để dài, Võ văn Tòng (đang học bị thương ở tay) về những bài toán mà thầy Phát vừa giảng. Mấy anh học trò này cãi nhau rất kịch liệt, ít ai chịu thua ai. Còn với Vương Trí Dũng thì phải nói sao cho đúng đây? Hình như ngày ấy Dũng vừa chơi vừa học. Ai rủ đi chơi thì đi ngay, tính tình phóng khoáng, hay cười. Lê cường Việt, Trương văn Sơn, Trần mai Liên (rất giỏi môn Anh văn), Đỗ minh Dũng, Hà long Quốc, Võ văn Địch, Phạm văn Tiếp, Trần thanh Tùng, Lê văn Liêm, Nguyễn sĩ Tiến và những anh em từ Bình Giã xuống học như Quý, Thiện, Việt, Liệu là những người học trò vui, hiền. Hà long Quốc dù là lóp phó lo về học tập nhưng ít bàn bạc, thảo luận như mấy bạn mà tôi vừa kể tên ra phía trên. Quốc hình như một mình chăm lo việc học. Ngày ấy tôi hay thảo luận về toán với Trung và Tâm, vì hai người này cũng là dân giỏi toán. Nguyễn tấn Tư hiền lại rầt chăm học, anh cố gắng học tất cả các môn, ngoài việc học, vì là lớp phó sinh hoạt lao động nên anh lo rất nhiều cho lớp, rất có công với lớp. Từ văn Mỹ ở tận Long Hải, nên hết giờ học là lo chạy về lại Long Hải, anh không có thì giờ nhiều ở Bà Rịa. Đỗ văn Thọ, hình như là người cao nhất lớp, bởi thế nên Thọ rất giỏi môn bóng chuyền và ở trong đội bóng của trường...

Ba mươi năm mới đây đã trôi qua! Ngày nào chúng ta còn đẹp còn trẻ với những trăn trở để chuẩn bị vào đời. Nay chúng ta đã là những người cha, người mẹ có tuổi đời trên dưới năm mươi. Cuộc đời mỗi người chắc ai cũng từng trãi qua rất nhiều thay đổi. Ngày xưa, khi ngồi cùng lớp, chúng ta đang đứng ở lằn ranh xuất phát để ra đời. Nay, 30 năm qua, có nhiều bạn có tài, rất khá, nhưng cũng có nhiều bạn đang sống trong những hoàn cảnh khốn khó, nhất là những bạn còn ở Việt Nam. Như vậy, theo tôi, nếu chúng ta biết được một người bạn nào ở quê nhà lâm vào hoàn cảnh khốn khó như bản thân hoặc vợ hay chồng con bị bịnh tật không có tiền đi nhà thương điều trị, hoặc giả cho thuốc men thì chúng ta nên thông tin cho nhau, kẻ ít người nhiều để giúp đở các bạn ấy qua cơn túng thiếu, hiễm nghèo. Muốn được như vậy, tôi nghĩ nhất là các bạn còn ở Việt Nam nên thông tin liên lạc với nhau thường xuyên hơn, và có gì nên thông tin cho những bạn đang ở hải ngoại biết. Thời gian qua Đào quốc Hùng, rồi kế đến Lý ngọc Sơn đã cố gắng kéo chúng ta lại với nhau bằng những e-mail. Dù xa nhau tận mọi góc trời chúng ta cũng đã ít nhiều đến với nhau, đã biết vài tin tức về nhau. Cám ơn Sơn và Hùng rất nhiều.

Còn có bạn nào ngày ấy làm học trò không có sách cầm tay, có tâm sự nói cùng cây cỏ không? Nếu có hãy viết lên nói lên tâm sự của mình, để chúng ta cùng đọc lại với nhau cho vui, kể lại với nhau cho nghe. Những cuộc tình, những lần hẹn hò, những mộng mơ, những ngày thơ thẩn rong ruổi một bóng hình ..., đó không phải là những kỷ niệm đẹp sao? Từ những tà áo của các cô bạn gái, cách ăn mặc của các bạn trai, những nụ cười, vẻ e thẹn, những ngày học tập, lao động thủy lợi..., mỗi hình ảnh, mỗi công việc, mỗi khuôn mặt, dáng người, khi nhớ lại vẫn làm trong tôi có nỗi vui hiện dần. Đôi khi là một nỗi vui tiếc nối vu vơ cho ngày tháng cũ. Nhưng là một tiếc nối rất đáng yêu để phủ lên khối đời sống khó khăn, cô quạnh hay hạnh phúc trong hiện tại.

Tôi xin ngừng lại đây, nhường trang giấy lại cho Các Bạn. Về tình yêu thuở học trò, về những thằng bạn "trời đánh", về những vị thầy cô khả kính. Nào, có gì vui Bạn hãy viết lên để các bạn khác có dịp "sống lại" từ các dòng chữ của Bạn. Năm mới 2007 sắp đến, xin chúc tất cả Các Bạn một năm mới đầy vui vẻ, thành công.

15.12.2006 Lý Văn Văn (Vũ Nam)





Nguyenphanan
#33 Posted : Wednesday, April 2, 2008 7:17:01 PM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Tình Xanh trong tôi
Tùy bút : Nguyễn Phan Ngọc An

Còn ba tháng nữa mới đến ngày Ðại Hội Văn Chương PNVNHN do nhà thơ Quốc Nam tổ chức tại Thành phố Seattle, nơi đã được nhà thơ Quốc Nam đặt cho một mỹ danh “Cao Nguyên Tình Xanh” và tôi còn nhớ rõ cũng chính người thi sĩ này đã đặt cho quê hương thứ hai của tôi biệt danh “ Thung Lũng Hoa Vàng”- Phải công nhận anh có những ý tưởng thật độc đáo, những địa danh dễ thương này tôi nghĩ sẽ còn lưu lại mai sau…
Nói về thi sĩ Quốc Nam thì nhiều người biết lắm, bởi vì anh luôn là người năng nổ và đầy sáng tạo, anh đã làm những việc mà với người thích nhàn hạ không thể nào làm nổi, công việc của anh làm đòi hỏi quá nhiều thời gian, khả năng và sức khỏe cộng thêm ý chí kiên cường … “Dù ai nói ngửa nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Anh sáng lập Cơ sở văn hóa Ðông Phương, Giải ca sĩ Tượng Vàng và bây giờ tổ chức Ðại Hội để vinh danh những phụ nữ cầm bút, làm truyền thông …Một điều hãnh diện vô cùng cho chị em chúng tôi, những phụ nữ chấp nhận nghiệp dĩ cho mình, một cái nghề không kiếm ra tiền mà phải đánh đổi bằng tim óc, đôi khi còn bức xúc với tình người. Bản thân tôi nhiều khi cũng muốn dẹp phức cái nghề thơ văn lẩm cẩm này đi để tìm cho mình một hướng đi mới … Nhưng mà … có được đâu, vắng nó, xa nó, lại buồn. Ðời tôi đã trót mang lấy nghiệp dĩ này mấy chục năm rồi. Tôi vui, tôi buồn nó đều chia xẻ với tôi thì không lý gì tôi phản bội lại cái tình của nó, và chính trái tim tôi đã vinh danh cho nó :
“Ðời còn gì đẹp để trao nhau
Lớp phấn son xưa cũng nhạt màu
Nhan sắc khuynh thành rồi cũng úa
Hồn thơ còn mãi đến ngàn sau …”
Vì nó là linh hồn của tôi nên sau khi nhận được thư mời từ anh Quốc Nam, tôi đã không ngại ngần gì lục tìm một số địa chỉ thi văn nữ quen biết gửi qua giúp anh có thêm địa chỉ mà phổ biến thư mời rộng rãi … Rồi thì tuần sau lại nhận được chương trình, tuần sau lại nhận được những thông tin mới …Tôi phục anh, vì tôi hiểu rằng anh không chỉ gửi cho tôi mà trái lại cả bao nhiêu người anh phải gửi, dù họ tham dự được hay không ngày Ðại Hội.
Thấm thoát cái ngày vinh hạnh này đã đến , tôi xác định điều này vì từ trước tới nay có một ai nghĩ đến những người cầm bút, làm truyền thông dù là nam hay nữ, chúng tôi lặng lẽ như những bóng mờ và cứ tự mình cố gắng vực mình lên trong muôn ngàn trở ngại xung quanh bằng cách ra mắt sách, ra mắt thơ, ra mắt đài, ra mắt báo …Không hẵn những buổi ra mắt được đông đảo hưởng ứng vì nhiều nguyên nhân, có thể vì thực tài không đủ, có thể vì không quen biết rộng rãi, có thể vì không được mọi người thương mến, có thể vì không nổi tiếng…có thể … có thể … trăm ngàn lý do cho một buổi ra mắt thành công hay thất bại, nhưng người cầm bút vẫn không nản chí, với ước mơ được dàn trải nỗi niềm cùng đọc giả trên những cuốn sách mình xuất bản, những trang web, những trang báo và ước mơ duy nhất vẫn là mong sao chữ Việt, ngôn ngữ Việt được gìn giữ và phát huy nơi hải ngoại …
Trên tầng mây cao màu trắng đục, chiếc phi cơ nhẹ nhàng như lướt trên nhung, tôi nghĩ đến những gương mặt sẽ gặp, nhất là chị Mỹ Dung phu nhân anh Quốc Nam. Tám năm rồi còn gì, từ khi tôi chia tay anh chị tại đài phát thanh Sàigòn Radio còn trên đường Rainier, cùng những gương mặt thân quen và cả những gương mặt chưa một lần quen biết … Ðây là dịp trùng phùng hiếm có, bởi dễ gì với trăm ngàn công việc vây quanh, sống chung một tiểu bang mà có khi cả 10 năm không gặp, huống hồ xa lắc xa lơ. Ðến phi trường Sea Tac tôi gọi phone, người đón tôi là nhà thơ Trần Thế Phong, hàn huyên mấy câu tôi thật cảm mến người bạn mới này, không ngờ anh cũng là người cầm bút đã lâu năm mà lại là cháu kêu thi họa sĩ Vũ Hối bằng cậu . Với thái độ nghiêm trang, nói năng điềm đạm tôi đoán không sai, anh là cựu Sĩ quan QLVNCH –
Về tới cơ sở chính của anh chị Quốc Nam nằm trên khoảng đất cao riêng biệt, một tượng vàng đứng giữa nắng mưa như chào đón chúng tôi, đôi mắt như đang nhìn chúng tôi thân thiện, đôi môi như mĩm cười welcome chúng tôi đến từ khắp nơi…Vui quá khi tôi gặp các chị và mỗi người tự giới thiệu, một người mà tôi nói chuyện mấy lần trên phone, chị bắt tôi đoán là ai, không cần đắn đo, tôi đoán đúng phóc liền- Ban Tổ Chức quá chu đáo, chúng tôi đến khác ngày, khác giờ vẫn có các anh ra tận phi trường đón như anh Phong, anh Thượng, anh Kim Anh … đặc biệt là các anh ai cũng là nhà văn, nhà thơ và đều là sĩ quan QLVNCH – Anh Thượng còn có bút hiệu nhà thơ Hoàng Mai Nhất. Ðêm đầu tiên chúng tôi đã gặp được các vị thân hào nhân sĩ, truyền thông, báo chí, Ðại tá Phạm Huy Sảnh chủ tịch cựu quân nhân QLVNCH, bà chủ tịch cộng đồng Vancouver Canada Nguyễn Thị Ngọc Dung, chủ tịch cộng đồng Seattle ông Tăng Phước Trọng, bà Tăng Xuân Hoa phu nhân ông Trọng lại là chủ tịch Hội phụ nữ Mê Linh, một hình ảnh oai hùng của nữ lưu VN , tự nhiên tôi nhớ đến Bà Trưng, Bà Triệu khi chúng tôi được bà Hoa cho trang phục những chiếc áo dài và khăn đóng màu vàng đậm để lên làm lễ chào quốc kỳ tại buổi vinh danh, hình ảnh uy nghi hai bà cỡi voi, đánh giặc cùng huyền thoại hai bà trầm mình dưới sông Hát Giang giữ khí tiết người anh thư phi thường đã đi vào lịch sử mấy ngàn năm … Rồi tôi lại liên tưởng đến các nhà văn thơ nữ thời tiền chiến, một thời đại xa xưa phong kiến bị cấm đoán mọi điều , vậy mà cũng có biết bao nữ văn thi nhân vào lịch sử như Bà Huyện Thanh Quan, Bà Hồ Xuân Hương, Bà Ðoàn Thị Ðiểm … với những tác phẩm tuyệt vời, còn lưu lại như Chinh Phụ Ngâm, Qua Ðèo Ngang, Thăng Long hoài cổ v .v… … Thời đại kế tiếp thì có các bà TTKH, Tương Phố …Tôi cũng rất ngưỡng mộ những người cầm bút hiện đại quá tuổi cổ lai hi thật nhiều, cái tuổi gần đất xa trời mà tâm hồn vẫn tràn trề tình yêu non sông như cụ nữ sĩ Trùng Quang, đã 95 tuổi vẫn làm thơ, viết văn, viết kịch … mới đây bà sáng tác một bài thơ Ðường đậm tình đất nước quê hương :
BÚT NGỎ LỜI
Mấy chục năm cư ngụ xứ ngoài
Nỗi niềm ai có khác chi ai
Ðường xưa lối cũ bao lưu luyến
Ðất lạ trời xa những ngậm ngùi
Núi Tản, Trường Sơn mây tản mạn
Cửu Long, sông Nhị nước đầy vơi
Ðông Tây Nam Bắc ngàn tâm sự
Ngời sáng mùa trăng bút ngỏ lời
TRÙNG QUANG

Chúng tôi những kẻ hậu sinh, là những thế hệ sau rất ngưỡng mộ các bà, các bà đã đóng góp rất nhiều cho lịch sử và cho nền văn học VN từ bao thế kỷ qua …chúng tôi với ý nguyện cùng nhau góp chút tài hèn đóng góp những dòng văn, thơ với tâm nguyện mong mỏi dân tộc VN vươn lên trong tương lai tươi sáng với một cuộc sống tự do, hưng thịnh.
Ba ngày Ðại Hội đã diễn ra nhịp nhàng và thành công tốt đẹp - Bốn sự kiện quan trọng và nổi bật của Ðại Hội là những chấm son không thể phai mờ :
1- Ðoàn diễn hành trên đại lộ South Jackson qua khu Little Saigon Seattle và International District dẫn đầu bởi chiếc xe chở “ liberty bell” nặng 4500lbs. Các sĩ quan QLVNCH phối hợp cùng khoảng 10 xe police Hoa Kỳ yểm trợ đoàn phụ nữ diễn hành trên 18 chiếc xe hơi cắm hai bên hai lá cờ Việt Mỹ bay phất phới, mỗi người ngồi một chiếc. Những bàn tay vẫy chào mừng trên đường lộ khiến chúng tôi cảm nhận một niềm vui khó tả …
2- Buổi chợ sách thật có một không hai, trong vòng 2 tiếng đồng hồ, quan khách đã ủng hộ toàn bộ 18 chiếc bàn trưng bày sách văn thơ của các nữ văn thi sĩ được tổ chức tại ngôi chùa Cổ Lâm lớn nhất của thành phố Seattle, Hội chợ Sách được cắt băng khai mạc với những vị lãnh đạo các tôn giáo chức quyền tại địa phương.
3- Chúng tôi gồm 36 người lên núi Rainier trương cờ vàng cắm trên đỉnh núi, mưa lất phất đoàn người vẫn ung dung hớn hở leo lên đỉnh cao tung cờ hát vang “Cờ bay … cờ bay trên thành phố thân yêu …” Nhà điêu khắc gia Phạm Thông và phu nhân buộc miệng “ hình ảnh này đẹp quá, oai hùng quá, nếu được phép chúng tôi sẽ thực hiện một tượng đài phụ nữ cắm cờ vàng trên đỉnh Rainier “…
4- Buổi lễ vinh danh càng khiến 18 chị em chúng tôi xúc động hơn, chúng tôi biết rằng trong buổi vinh danh còn có nhiều nhà văn nhà thơ nữ kỳ cựu tham dự, các chị đã từng viết rất nhiều trên báo chí hải ngoại và cả từ khi còn trong nước, nhưng vì chưa xuất bản một tuyển tập nào nên rất tiếc không nằm trong danh sách được vinh danh. Chúng tôi cũng hiểu rằng 18 chị em chúng tôi là biểu tượng cho một số đông đảo phụ nữ cầm bút, báo, đài bởi một số đông còn lại vì xa xôi hoặc vì bận rộn với công việc riêng, đã không đến được với buổi vinh danh này – Mong rằng sẽ được gặp gỡ các chị nếu có những buổi Ðại Hội tiếp tục sau này.
Những tấm lắc vinh danh trang trọng với những dòng chữ kỷ niệm của 4 cơ sở chính danh : Chủ tịch cộng đồng Oregon ông Nguyễn Bác Ái, chủ tịch cộng đồng Greater Vancouver BC Canada bà Nguyễn thị Ngọc Dung, chủ tịch cộng đồng người Việt Quốc Gia TB Washington ông Tăng Phước Trọng và Giám Ðốc cơ sở văn hoá Ðông Phương ông Quốc Nam. Trong số những vị thân hào nhân sĩ lên trao giải vinh danh còn có hai vị chức sắc cao cấp đương nhiệm của Hoa Kỳ là nữ Trung Tướng Sue Rahr, ông Nicolas Rocka, ông Quang Adam Nguyễn và một số nhân sĩ đến từ xa như Bác Sĩ Peter Morita, điêu khắc gia Phạm Thông, Thi sĩ Ðào Vĩnh Tuấn, nhà thơ Như Hoa Lê Quang Sinh, nhà văn Hải Triều, nhà văn Nhật Thịnh …
Làm sao quên được những lời chúc mừng thân thương dịu dàng từ các đàn chị Kiều Mỹ Duyên, Jakie Bông, Vũ thị Dạ Thảo … càng dễ thương hơn nữa với Thu Nga, Phong Thu, Vũ Hoài Mỹ … hai người đẹp có đôi Trúc Giang và Hiền Vy luôn được các đấng phu quân săn sóc chu đáo. Cô nhạc sĩ dịu dàng Nhật Hạnh, cô nhạc sĩ vui tính có biệt hiệu Miên Du Ðà Lạt, cô bé tài năng Mộng Tuyền ăn nói lưu loát còn hơn cả các đàn chị, và một nụ cười rạng rỡ dễ mến biểu lộ hạnh phúc tràn trề của nhà báo Chu Kim Oanh, còn các chị đầm thắm dịu hiền nữa như Kiều Mộng Hà, Khuê Dung, Hoàng Trúc Ly, Hoàng Xuyên Anh và Thu Khanh. Cảm động vô cùng với bài thơ Hồ Trường đầy hào khí của Nguyễn Bá Trác qua giọng ngâm điêu luyện hùng hồn của nhà thơ Ðào Vĩnh Tuấn, đương kim xử lý thường vụ Chủ tịch VBVNHN, rồi ca sĩ Shayla, Thiên Kim, Nhật Hạnh, Khánh Hồng …cất giọng oanh vàng, làm cho đêm Dạ tiệc Bóng Hồng Quê Hương thêm khởi sắc.
Ðã qua 2 tuần mà tôi vẫn không quên được chuyến đi đầy kỷ niệm này, bên tai tôi vẫn còn như văng vẳng âm thanh ngọt ngào của Trưởng Ban Tổ Chức ngày Ðại Hội, thi sĩ Quốc Nam “ Trải 5000 năm lịch sử, người phụ nữ đã đóng góp công sức lớn lao vào sự hưng thịnh của đất nước, sự trưởng thành của các cộng đồng Việt khắp nơi trên thế giới. Ðặc biệt là những phụ nữ cầm bút đã nói lên biết bao hy sinh và vinh nhục của nữ giới. Họ rất xứng đáng được quần chúng tuyên dương. Từ Ðại Hội vinh danh một số phụ nữ tài hoa hôm nay, chúng tôi chỉ muốn đốt lên ngọn lửa khích lệ nữ giới sẽ nhận lãnh nhiệm vụ trở lại quê hương làm lịch sử, dùng bàn tay nhân ái xoa dịu những vết thương dân tộc đã chịu đựng quá nhiều khổ đau suốt bao thế kỷ qua …”

Tiếng nói của người có công lao nhiều nhất trong ba ngày Ðại Hội vẫn vang mãi bên tai tôi và hình ảnh từng khuôn mặt vẫn cứ như còn hiện diện trước mắt tôi, trong đầu óc tôi, người phụ nữ có nụ cười nhân hậu, đức tính tuyệt vời đã support cho phu quân là thi sĩ Quốc Nam gặt hái thành công rực rỡ cho ngày Ðại Hội, và còn nữa, những mạnh thường quân, những hội đoàn, những thân hữu và cộng đồng Việt Nam miền Tây Bắc mà tôi vô cùng trân quý, hình ảnh các nữ lưu thân thương giờ này đã “tung cánh chim tìm về tổ ấm”, bay đi khắp nẻo đường đời. Một trong những anh đã làm công tác thiện nguyện đưa đón chị em chúng tôi trong ba ngày qua vẫn không ngại ngần bỏ ngày làm việc buổi sáng thứ hai đưa ba chúng tôi Vĩnh Tuấn, Thu Nga và tôi ra phi trường Sea Tac trở về chốn cũ, đó là nhà thơ Hoàng Mai Nhất, trên đường đi anh đọc lại bài thơ Em Sài Gòn do chính anh sáng tác, khiến chúng tôi càng ngậm ngùi thương nhớ quê hương và thầm phục những chiến sĩ lưu vong vẫn luôn giữ được tâm hồn văn chương cao quý…Những hình ảnh, những kỷ niệm vô vàn thân yêu của một chuyến đi vẫn còn thao thức mãi trong tôi…

NPNA– Thung Lũng Hoa Vàng San Jose
Nguyenphanan
#34 Posted : Sunday, April 27, 2008 5:21:12 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Tùy Bút : Nguyễn Phan Ngọc An

NHỮNG CƠN BÃO TRONG ĐỜI

Viết tặng hiền huynh John Nguyễn

Rặng phi lao xào xạc…người đàn bà giật mình run rẩy, hơi lạnh từ biển bốc lên, toàn thân nàng co rúm lại với khí trời giá buốt đêm nay. Nàng nhìn đồng hồ, còn 20 phút nữa là đến giờ hẹn của Kiệt, chàng đã hứa là bỏ vợ con ở lại Việt Nam để vượt biên với nàng và hai con riêng của nàng.
Người đàn bà đó không ai xa lạ…cách đây gần mười năm, Viên Chi tên của nàng ! Viên Chi là một cô gái đẹp, dịu dàng, hiền hậu. Nàng làm việc cho một văn phòng hành chánh tại thị trấn…Rồi một dịp tình cờ Chi quen Hữu, một thanh niên độc thân, hiện là trưởng ban thâu nhận nhân viên của văn phòng người Mỹ tại đây. Hai người sau thời gian tìm hiểu đã yêu nhau chân thành và một đám cưới linh đình đã diễn ra sáu tháng sau đó.
Hữu đưa Chi vào làm việc chung sở với chàng, nhờ vào trí thông minh nên chỉ một thời gian học hỏi Chi đã nói tiếng Anh lưu loát và làm việc rất tích cực . Hữu một mực yêu thương vợ, chiều chuộng nàng bởi chàng là hiện thân của giai cấp văn minh mới – Chàng rất ga lăng và lịch sự với mọi người, nhất là đàn bà, con gái…Vì vậy bạn bè đã tặng cho chàng một biệt danh là H lập phương tức là Hữu hào hoa. Chàng quý trọng và hiếu thảo với mẹ cha hai bên, xem cha mẹ vợ như cha mẹ mình…bởi vậy chàng được cảm tình nồng hậu phía bên vợ thật nhiều.
Ngày nhập ngũ đã đến, Hữu cũng như bao thanh niên thời loạn, chàng phải lên đường tòng quân. Mẹ chàng, một người đàn bà phúc hậu tiễn chân chàng với những gói hành trang và thực phẩm thu xếp sẵn trước cả tuần cho con…nước mắt bà chan hòa trên đôi gò má nhăn nheo. Hữu hôn mẹ và vợ từ giã với hai giọt lệ vừa âm thầm rơi xuống ! Trời mỗi lúc mỗi tối…xung quanh chàng không còn một người thân yêu nào nữa…những anh em ngồi trên chuyến xe cũng một tâm trạng như chàng, họ lặng im và buồn bã. Chàng nghĩ tới Chi, chàng phải đi xa trong lúc Viên Chi vừa mang thai đứa con đầu lòng, một cấu tạo của tình yêu, một sợi giây thiêng liêng của tình nghĩa vợ chồng. Hữu thở dài ngao ngán…ngày mai sẽ ra sao ? đất nước chiến tranh người thanh niên không có quyền nghĩ đến hạnh phúc riêng tư nhưng ai cấm được nỗi đau đang trào dâng như sóng vỗ trong lòng ! chàng nhắm mắt lại để tự kềm chế cơn xúc động khi đoàn xe mỗi lúc một rời xa mái ấm thân yêu của chàng…
Ròng rã hai ngày đêm, đoàn xe chở quân nhân nhập ngũ đã đến điểm cuối để vào quân trường nhập khóa học. Những ngày đầu ai cũng ngại ngùng bỡ ngỡ với những kỷ luật khắc khe, quân phong, quân kỷ…Rồi thời gian cũng quen dần đi, Hữu bây giờ dạn dày sương nắng, da chàng đen sạm và vóc dáng trông rắn chắc khỏe mạnh hơn xưa nhiều . Cuộc sống quân ngũ bận rộn bù đầu không cho chàng có thời gian suy nghĩ nhiều về gia đình, có chăng là sau những giờ tập luyện về đêm, chàng thường ngồi thừ người hàng giờ mà không sao giỗ được giấc ngủ muộn màng!
Buổi sáng hôm nay, tất cả sinh viên sĩ quan mặt mày rạng rỡ, tóc tai cắt ngắn gọn gàng, nghiêm chỉnh trong bộ quân phục thẳng nếp…ai cũng quên hết những nhọc nhằn cơ cực của đời lính, bởi hôm nay có lệnh lần đầu cho thân nhân thăm viếng. Hữu cuống cả người lên khi nhìn thấy mẹ và vợ lên thăm chàng với những xách tay nặng trĩu thức ăn và quà bánh…Đời lính còn gì sung sướng hơn ? Hữu mĩm cười đắc ý hân hoan ôm mẹ và vợ hôn lấy hôn đề.
Ngày mãn khóa học đã đến, buổi lễ long trọng trang nghiêm. Hữu cũng như tất cả anh em cùng khóa được cấp chỉ huy gắn chiếc lon Chuẩn Úy lên cầu vai áo, đồng thanh tuyên thệ sống chết bảo vệ quê hương, hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho tiền đồ tổ quốc. Hữu chọn đơn vị pháo binh nên được thuyên chuyển về sư đoàn 18 đơn vị 181 Pháo Binh đóng tại Long Khánh. Thỉnh thoảng Viên Chi ẵm con lên thăm chàng tại đơn vị mới. Đời sống chàng cảm thấy thú vị quá rồi còn dám mơ ước gì hơn ?
Thời gian trôi đi, tuổi lính cũng lên cao theo ngày tháng, Hữu bây giờ là Trung Úy Trung Đội Trưởng Pháo Binh, dưới tay chàng có 30 người Hạ Sĩ Quan và binh sĩ cùng 2 cây Đại Bác 105 vá 155 ly làm việc không ngưng nghỉ. Pháo đội của chàng đóng tại Gia Ray vùng đồng bằng tỉnh Long Khánh.
Một đêm kia được tin Viên Chi đang chuyển bụng sanh đứa con thứ 2 , Hữu tức tốc một mình lái chiếc xe Jeep về quê thăm vợ. Đường thì xa, đèo gốc gồ ghề, không gian âm u tĩnh mịch không có một âm thanh nào ngoài tiếng xe đang chạy của chàng. Hữu thoáng rùng mình lo ngại, dường như tâm linh báo cho chàng biết sẽ có việc chẳng lành…Chàng hồi hộp lạ thường, ngồi trên xe mà cứ muốn như bay bỗng cho mau đến nhà, chàng lo cho vợ gặp chuyện không may, ruột gan chàng nóng như lửa đốt !
Gần đến chân cầu đột nhiên có tiếng súng nổ rồi tiếp theo tiếng pháo kích ầm vang một góc rừng đêm tĩnh mịch, Hữu thắng gấp chiếc xe…Ầm ! trúng đạn pháo kích chiếc xe Jeep phát hỏa bốc cháy, Hữu vội vàng nhảy khỏi xe nhưng không còn kịp nữa ! bộ quân phục đang bị thần hỏa tấn công mảnh liệt , toàn thân chàng như ai xé, ai cắt từng mảnh thịt da, chàng cố chồm đến chiếc máy truyền tin khẩn cấp trên xe, nhưng nó đã bị cháy toàn bộ thống điện…Trong giờ phút tử sinh con người thường có nhân sinh quan bén nhạy, can đảm tột cùng bất chấp đớn đau, chàng lăn tròn trên cỏ bao nhiêu vòng đến khi ngọn lửa trên người tắt lịm và chàng cũng…lịm người đi !
Đoàn xe cứu thương đến…Hữu đã bất tỉnh không còn biết gì nữa…
Hữu định thần nhớ lại những gì xãy ra trong đêm qua, chàng cựa mình, toàn thân nhức buốt đớn đau, mở mắt ra chỉ thấy một màn đêm dày đặc…loáng thoáng bên tai chàng có những tiếng thầm thì rồi tiếng khóc ! Chàng đang ở đâu ? Chàng còn sống hay đã về thế giới bên kia, một thế giới lặng im miên viễn ! Còn tiếng khóc kia của loài người hay của những hồn hoang bất hạnh chốn a tỳ ? Hữu mở miệng nhưng không nói được…miệng chàng bị băng kín, trực giác bén nhạy cho chàng biết chàng còn sống và bị băng bó từ đầu đến chân…Rồi những tiếng lao xao ồn ào tiếp theo và Hữu thấy người bị nhấc bỗng lên và đặt xuống một vị trí khác, người ta đẩy chàng đi rất nhanh…Con ơi là con…con của tôi ! Trời ơi…anh ơi ! Tiếng của mẹ chàng, tiếng của vợ chàng ! Hữu bàng hoàng…làm sao cho người thân yêu biết rằng tôi còn sống ? Họ đã buộc chặt mắt miệng tôi, thân thể tôi. Hữu cố vẫy vùng nhưng chỉ làm chàng đau đớn hơn, chàng hiểu vết thương trên mình rất nặng…Hữu khe khẻ cầu nguyện ơn trên cho chàng được sống để báo đáp nghĩa sanh thành và tròn trách nhiệm với vợ dại con thơ.
Hai tháng nằm viện Hữu đã phục hồi sức khỏe, tuy gương mặt và thân thể vẫn loang lỗ những vết phỏng còn đỏ ửng. Ngày trở về đơn vị, ông Chỉ huy Trưởng và tất cả anh em Tiểu Đoàn 181 Pháo Binh tổ chức tiệc ăn mừng và tung hô Hữu là “ Người về từ cõi chết “.

Rồi chiến trận bùng nổ khắp nơi trên đất nước đau thương của chàng, Hữu cùng pháo đội di tản ra vùng biên giới để bảo vệ các tiền đồn. Chàng chỉ còn biết tin gia đình qua những bức thư do Viên Chi gửi đến không thường xuyên qua những người lính về phép thăm gia đình. Hàng ngày chàng chỉ nhìn thấy khói súng và xác người ngã gục…Một đêm kia, Hữu không sao ngủ được nằm xuống nhắm mắt lại là thấy hình ảnh Bích Phượng, đứa con gái đầu lòng xinh đẹp vừa lên 3 tuổi của chàng oằn oại trên vũng máu, chàng giật mình kinh hải…nhớ lại lời tiên đoán của một ông thầy người Miên ! Khi Viên Chi sinh ra Bích Phượng, cha chàng một mực yêu quý cháu nội và bắt ở với ông để ông chăm sóc, ông thương yêu cháu hơn tất cả mọi thứ trên đời. Một hôm ông thầy Người Miên tình cờ ghé vào nhà và đã nói : “ Ông cụ nên trả nó về cho cha mẹ nó nuôi, nếu không ông cụ sẽ là người giết chết nó và sau nầy khi tuổi già ông cụ không sống với con cái mà chỉ sống với người dưng “. Chỉ mấy lời rồi ông thầy lầm lủi bỏ đi, cả nhà đều cho rằng ông ta nói xàm nên không ai lưu ý, bây giờ…bỗng dưng Hữu bật dậy, một cảm giác sợ hãi khiến chàng nổi da gà…chàng vội vàng quay số điện thoại tổng đài để gọi về nhà. Đầu giây bên kia tiếng Viên Chi nức nở: “ Anh về được không ? Bích Phượng bị xe cán chết rồi ! chết chiều hôm qua” !
Hữu bàng hoàng đau đớn gục xuống nền nhà, đầu óc chàng quay cuồng hỗn loạn, thế là hết ! đứa con đầu lòng yêu quý của chàng đã không còn nữa !…
Ngoài trời mưa càng lúc càng lớn…những giọt rơi rơi như những mũi kim đâm xé tâm hồn người sĩ quan gan dạ. Trước kẻ thù chàng chưa hề nao núng, trước cái chết chàng không hề run sợ, mà bây giờ trước nỗi đau mất mát này, chàng đã khóc…chàng khóc thật nhiều thương tiếc đứa con yêu dấu ra đi không bao giờ trở lại nữa rồi ! Hữu nhắm nghiền đôi mắt lại để hình dung lần cuối cùng hình ảnh đứa con gái thân yêu, những dòng lệ cứ thi nhau tuôn tràn không dứt…
Ngày tháng trôi đi theo nỗi đau nhức buốt, cuộc chiến tranh Nam Bắc thì mỗi ngày một lan rộng trên khắp miền đất nước thân yêu…biết bao người con của Mẹ Việt Nam đã anh dũng hy sinh, biết bao kẻ đã vùi thây oan uổng vì trận chiến nồi da xáo thịt này ? Hữu may mắn vẫn bình yên sau những cuộc hành quân ác liệt với quân thù, pháo đội chàng đã di chuyển để yểm trợ khắp bốn vùng chiến thuật…
Sau những chiến công dài chàng được tưởng thưởng và chỉ huy một pháo đội vùng ven đô. Một đêm kia, một đêm bão tố kinh hoàng…tất cả mơ ước của chàng đều sụp đổ ! Chàng lặng lẽ sếp hàng ra trình diện đi học tập cải tạo và chàng được đưa đến vùng Suối Máu thuộc tỉnh Biên Hòa. Nơi đây chàng gặp rất đông chiến hữu…tất cả nhìn nhau trong tâm trạng nghẹn ngào câm lặng !
Hạ về thiêu đốt đời nam tử
Một nửa sơn hà xóa chí trai
Giấc mộng vá trời ôm bốn bể
Biển dâu hóa kiếp bậc anh tài…

Một thoáng tìm về giấc mộng xưa
Vườn thưa trong nắng, áo ai bay
Sao ta một cõi nhìn sông núi
Thương tiếc đời trai kiếp đọa đày !

Đớn đau cho giống nòi Hồng Lạc
Một cuộc trầm luân, cuộc bể dâu
Bao kẻ vùi thây trên đất mẹ
Rồng tiên một thuở ngậm thương sầu…

Chiến quốc ngàn năm soi dấu sử
Anh hùng máu đỏ ngập trường sa
Canh gà giục giã hồn trai Việt
Mơ bóng cờ vàng…dậy tiếng ca

Thân ta, cá chậu chim lồng
Chờ trông cánh nhạn phương đông mịt mù
Nghìn gian khó, kẻ tội tù
Thì thôi phó mặc phù du kiếp tằm
Viên Chi nàng chẳng đến thăm
Phải chăng tình nghĩa bao năm chẳng còn ?
Sóng lòng vỡ, ngọn sầu tuôn
Đất bằng biển động…điên cuồng thế nhân !

Nhân tình thế thái…Sau ngày Hữu vào trại tù đến nay, Viên chi chỉ đi cùng mẹ chàng và đứa em gái chàng đến thăm chàng được 3 lần rồi biền biệt trên một năm nay. Kinh nghiệm cuộc đời đã cho Hữu đoán được những gì xãy ra trong tình cảm Viên Chi ? Sợi giây oan trái cột chặt bước chân ! Hữu là kẻ tội tù không biết được ngày mai ? Hữu không dám hỏi han hay tìm hiểu mỗi khi mẹ và em gái lên thăm, vì sự thật sẽ làm Hữu đau lòng thêm mà thôi…
Bảy năm dài đằng đẳng trôi qua trong ngục tù kẻ chiến bại, những nỗi uất hờn cơ cực không bút mực nào tả xiết…thôi thì trời cao còn phải chịu những cơn giông bão, sấm sét xé không gian thì nhân thế, ôi làm sao tránh khỏi hình phạt của kiếp người ! Hữu thầm tưởng tượng nỗi đau này có lẽ là nỗi đau chung cả một dân tộc bị lưu đày từ tiền kiếp xa xưa mà ngày nay hậu quả phải gánh chịu…
Lê Nguyên Hữu.
Đang cuốc đất Hữu giật mình đánh thót, người cán bộ Cộng Sản cầm trên tay một tờ giấy và tiếp tục đọc tên…anh em nhìn nhau tái mặt không hiểu việc gì ? Sau khi đọc tên 11 người xong họ cho biết đã học tập cải tạo tốt và được trở về với gia đình. Hữu mừng chảy nước mắt, liệng vội cái cuốc vào bụi bước tới cảm ơn người cán bộ, lăng xăng chạy về trại thu dọn áo quần cho chuyến hồi quê sáng ngày mai.
Trên chuyến xe trở về quê cũ, chàng suy nghĩ miên man đến Viên Chi và thở dài áo não, nếu thật tình nàng đã phụ chàng thì còn gì chua chát hơn ! Những năm chung sống mặn nồng, trọn vẹn cho nhau, chàng chưa làm điều gì cho Viên Chi phật ý bởi chàng cưng quý vợ khó ai sánh kịp. Chưa bao giờ Hữu to tiếng với Viên Chi chớ đừng nói chi chuyện gây gỗ, đánh mắng…thì tại sao ? Viên Chi nỡ phản bội chàng ! Chàng cưng vợ đến nỗi lên xuống xe Jeep hoặc xe đò chàng luôn ẵm xuống không để nàng tự bước vào những khi thai nghén, bây giờ có lẽ nàng đang hạnh phúc bên người đàn ông khác, Hữu thấy xót xa trong lòng, chàng thương các con chàng không hiểu hiện giờ chúng sống ra sao ?
Về đến quê nhà chàng mới am tường cớ sự, vợ chàng đã bỏ nước ra đi từ năm 1977 mang theo đứa con gái thứ 2 và thằng út của chàng, bỏ lại hai đứa con gái giữa ở lại Việt Nam cho dì Bông là chị hai của Viên Chi nuôi dưỡng…chàng còn được biết rằng vợ chàng đã đi với nhân tình, trong lúc ông ta bỏ vợ con ở lại để vượt biên với vợ của chàng !
Số phận hẩm hiu, Hữu đem hai con về ở với chàng để bà nội và cô chăm sóc, chàng đã chịu vất vả trong đời sống mới tuy rằng gia đình chàng cũng khá giả. Hữu muốn sớm được trả quyền công dân nên chàng đã mua xe ba bánh đạp chở hàng cho con buôn, lúc không có hàng chở chàng đi theo các xe tải lớn khiêng những cây nước đá nặng nề. Nhờ lao động tốt và giao tế khéo chỉ 6 tháng sau chàng đã được trả quyền công dân. Từ đó ngày đêm Hữu âm thầm tìm cách quan hệ các ghe tàu và đã mua được một chiếc ghe Kubota xanh, chàng khôn ngoan tinh tế nên đã nghiễm nhiên đứng tên chủ tàu.
Hữu cho hai cháu ruột của chàng vào danh sách thuyền viên tuy rằng chúng còn rất nhỏ, còn hai con chàng vì là gái nên đành chịu không thể cho đứng tên trên tàu. Ba cậu cháu và hai thuyền viên ngày đêm đi đánh cá, bắt tôm che mắt mọi người và chính quyền, chỉ mong một ngày đoạt thành ý nguyện.
Vào một đêm không trăng, trời tối đen như mực, chàng tổ chức một cuộc vượt biển…trên ghe chỉ vỏn vẹn 5 người. Khi tấp vào bãi để đón hai con và vài người bạn chí thân thì mới hay tất cả đã bị bắt ! Chàng chỉ biết kêu trời và chết điếng trong lòng…chàng biết không thể trở về nhà vì cớ sự đã đổ bể và chàng sẽ trở vào tù không có ngày ra. Hữu dặn dò hai thuyền viên và hai cháu cho ghe vào núp trong miệng hang hai đáy để chàng tìm cách vào bờ lo liệu mọi việc…
Chiều hôm đó Hữu mượn xe Vespa của chị Bông phóng về nhà thăm dò tình hình, em gái Hữu đã chận chàng lại khi còn cách nhà 3 cây số và báo cho chàng biết những nguy hiểm sẽ xãy ra vì hiện giờ chính quyền đang theo dõi chàng chặt chẽ. Hữu ngỡ ngàng quay đầu xe mà lòng dâng lên một nỗi buồn vô hạn ! từ bây giờ tôi sẽ sống ra sao nếu tôi không thực hiện được ước nguyện vượt biển của mình ?
Hữu không còn cách nào khác hơn, chàng phải vượt biển ngay đêm nay. Chàng mướn ghe nhỏ để ra sông tìm ghe của chàng, ba ngày ròng rã không tìm thấy chiếc ghe, Hữu lo lắng vô cùng ! không biết điều gì đã xãy ra cho hai cháu và hai thuyền viên bởi vì chàng biết trên ghe không lương thực thuốc men hay nước uống gì cả, hoặc có thể ghe đã bị bắt ?
Khi thất vọng đè lên tột độ thì Nghĩa xuất hiện. Hữu mừng như vừa trúng số độc đắc, Nghĩa là thuyền viên trên ghe chàng, Nghĩa bất chấp hiểm nguy lội 5 cây số vào bờ tìm Hữu vì không có Hữu như rắn không đầu và bốn người trên ghe đã nhịn đói nhịn khát hai ngày qua. Khi Hữu hiểu vì sao tìm không gặp ghe mới rõ Nghĩa nghe lầm nên đợi chàng ở miệng hang ba đáy…anh em ôm nhau nghẹn ngào rơi lệ !
Tốc hành cho một chuyến vượt biển ngay đêm nay, em gái Hữu đã giúp chàng không ít, nhờ thế chàng có được bãi bến, lương thưcï và nhiên liệu ra đi…Đêm 30 tháng 6 năm 1983 âm lịch, một đêm giông tố bão bùng, đất trời nổi cơn thịnh nộ giương oai, chàng và các bạn phải vất vả lắm mới tiếp cận được ghe và âm thấm vượt biển trong bầu trời không có một vì sao…
Trời vẫn còn thương tưởng cho đoàn người tỵ nạn, không có người lái, không có hoa tiêu, Hữu đã làm tất cả công việc đó với hết sức cố gắng của mình trong hồi hộp tận cùng bởi chàng đâu phải lính Hải Quân, lính Thủy, chàng là lính Pháo Binh chỉ sống trên đất liền.
Sau nửa tháng chống chọi với phong ba, bão táp hiểm nguy giữa đại dương bao la, mấy phen tưởng đã làm mồi cho biển cả, cho cá sấu, cá mập…gặp qua 8 chiến hạm nước ngoài kêu gào thảm thiết họ vẫn dửng dưng không cứu vớt nhưng vẫn còn hồng ân hộ độ, chiếc thứ chín đã dừng lại cứu nguy vớt đoàn người lên chiến hạm đem về đảo Singapore tỵ nạn .
Ngày tháng trôi đi trong buồn bã chán chường, ba cậu cháu cũng quen dần với những gian lao thiếu thốn, với mì gói, đồ hộp qua ngày để mong được sớm vào Mỹ với diện quân nhân cải tạo. Nhờ vào tài tháo vát, trí thông minh Hữu đã nhận vai trò quan trọng tại đảo và giúp đỡ nhiều đồng hương tỵ nạn như chàng. Phần đông ai cũng thương mến Hữu nên cũng an ủi được phần nào tâm hồn kẻ lưu vong xa xứ…
Hữu nhớ lại lá thư Viên Chi đã viết cho chàng cách nay 6 tháng “ Em vẫn chờ anh và hai con” cũng vì bức thư đó đã thúc đẩy chàng liều lĩnh ra đi coi thường sinh mạng, bất chấp tội tù. Khi ở đảo liên lạc với Viên Chi rất khó khăn, nàng chỉ một lần gửi chút tiền và nhắn trong thư là hãy nhận nhau là anh em…Điều đó đủ cho Hữu hiểu những gì xãy ra trong cuộc sống hiện tại của vợ chàng ! Hữu đau đớn và chẳng màng cuộc tao phùng, chàng xin vào Mỹ cùng hai cháu và ngày ấy đã đến…
Ngoài trời từng đợt mưa rả rich, trong lòng như sóng vỗ từng cơn…đến Mỹ đã hơn tháng trời chẳng gặp mặt các con, gặp vợ chỉ thỉnh thoảng thăm hỏi trên phone mà thôi, Hữu hiểu tất cả và chàng chấp nhận số phận đã an bài. Chàng chịu khó chịu cực làm đủ mọi công việc vất vả để kiếm tiền 3 cậu cháu sống qua ngày, hai cháu chàng còn quá nhỏ nên chỉ đi học mà thôi. Hữu làm xe lunch, cắt cỏ, đi hái trái cây cho các farm và cuối cùng chàng cố tâm học hành lấy bằng cấp đi làm việc Bảo Hiểm – Thuế Vụ – Địa ốc và Du Lịch.
Một chiều kia Viên Chi báo tin sẽ bay qua thăm chàng, nàng không đến một mình mà với cả hai đứa con riêng của nàng và ông chồng sau, người đã đưa nàng đi vượt biển năm xưa…Viên Chi hối hận mong được sống lại với Hữu nhưng Hữu quyết tâm từ chối, chàng không thể làm một việc trái lương tâm để phá hạnh phúc người khác dù rằng hiện tại là kẻ đã cướp đi lẽ sống của đời chàng. Hữu khuyên Viên Chi trở về với chồng và các con, cố gắng chăm sóc các con chàng và nếu được hãy giao chúng cho chàng nuôi.
Tám năm dài lặng lẽ trôi qua, nơi đất khách quê người đã buồn Hữu lại càng buồn thêm. Chàng quyết định một chuyến về thăm quê hương, thăm cha mẹ. Chưa đi thì đã được tin mẹ mất ! Hữu cầm tờ điện tín trong tay mà chết lặng hồi lâu, tám năm dài vết thương tình còn đang rỉ máu chưa lành, giờ nhận thêm một vết chém ngang đầu ! Mẹ mất là chàng mất tất cả rồi, bầu trời hoa gấm thương yêu bao năm chàng ấp ủ ngày gặp lại, giờ chỉ còn trong ảo ảnh mà thôi ! Hữu tưởng như mình không còn khóc được nữa, nỗi đau đến tê liệt óc tim chàng. Đôi mắt Hữu hoa lên và chàng cảm thấy tối đen cả mặt mày…chứng bệnh tim đã trở lại với Hữu sau quá nhiều giai đoạn thương tâm của cuộc đời chàng !
Dù sao cũng phải về thăm mộ me, thăm cha già tuổi đã bát tuần, thăm hai đưÙa con gái thân yêu còn ở quê nhà tuy chàng đã làm giấy tờ bão lãnh từ lâu nhưng vẫn chưa được đoàn tụ. Hữu cũng làm giấy tờ bãọ cha sau khi mẹ mất, cha chàng học rộng biết nhiều hẵn ông rất vui lòng theo chàng đến Mỹ.Nhưng Hữu có ngờ đâu cha từ chối không đi, cha yêu thương mảnh đất quê hương, cha không muốn rời xa nơi chôn nhau cắt rốn…
Từ phi trường San Francisco Hữu đã thấy nôn nao trong dạ, chỉ hai mươi giờ nữa thôi Hữu có mặt trong mái ấm thân yêu bao năm xa cách dù biết rằng lòng đau như cắt khi hình ảnh mẹ chỉ còn trên bia đá mà thôi !
Sau một tháng về thăm quê Hữu quen với Loan, cô giáo dạy cắt may của hai đứa con gái chàng. Loan nhanh nhẹn bặt thiệp và đã đặt tình cảm tha thiết với Hữu, với hy vọng được đi Mỹ như bao người đàn bà khác…Hữu bây giờ còn có gì rung động được trái tim bởi không bao giờ chàng quên hình ảnh Viên Chi tuy nàng đã phản bội chàng ! Thời gian trở về Mỹ Hữu đã quên Loan dễ dàng, lăn bổ vào cuộc sống như cái máy mà mọi người nơi đây ai cũng phải chấp nhận. Một hôm Hữu nhận được thư cha gửi qua, ôngkhen lấy khen để cô Loan và ngỏ ý muốn Hữu cưới cô làm vợ để có người chăm sóc cho ông khi đứa em gái của chàng cũng sắp đi Mỹ với diện con bão lãnh. Hữu lặng im không trả lời thư cha về việc đó mà chỉ thăm hỏi sức khỏe cha mà thôi…
Ngày hai con đến Mỹ Hữu thấy cuộc sống có thêm sinh khí, chàng vui hơn xưa và đồng ý với hoàn cảnh gà trống nuôi con mặc dù cũng có nhiều cô, nhiều bà muốn xây dựng gia đình với Hữu. Một năm sau đó em gái chàng cũng đến Mỹ và theo lời năn nỉ, nhờ vả của Loan cũng như nhìn thấy Loan tử tế với cha, em gái chàng cũng vì muốn có người chăm sóc cho cha nên khuyên anh mình về Việt Nam cưới Loan…vì chữ hiếu Hữu đã bay ngay về sau đó một tuần tổ chức đám cưới với Thụy Loan. Hữu cũng bày tỏ cho Loan biết về ý định của chàng là Loan sẽ không đi Mỹ và mỗi năm Hữu về một lần, Loan đồng ý và sống riêng nơi tiệm may, hàng ngày về thăm cha chồng, cha chàng thì hiện sống với đứa cháu gái trong căn nhà của ông.
Một ngày nọ Loan gọi phone qua Mỹ nửa đêm, bảo Hữu phải đuổi vợ chồng đứa cháu gái ra khỏi nhà vì bảo rằng thằng cháu rể hỗn với ông ngoại. Hữu không hiểu hư thực thế nào nên cho Loan tự giải quyết. Loan đã đuổi vợ chồng đứa cháu với lý do lệnh của cậu 5 ( Hữu). Một tháng sau đó, cha Hữu gọi qua than thở về sự cư xử tệ bạc của con dâu. Loan bỏ nhà đi ngày đêm không lo lắng cơm nước cho ông lại còn hỗn xược mắng nhiếc ông với những ngôn từ thậm tệ, ông buồn đâm ra bệnh nặng. Loan xúi ông đưa hết giấy tờ nhà sang tên qua cho cô ta và lấy tiền của ông xài phí…Thời gian sau em gái Hữu sốt ruột thương con không nhà cửa sống vất vả lang thang nên bay về Việt Nam cho rõ sự tình. Em gái Hữu đau buồn trước cảnh không ngờ, Loan đã bỏ nhà đi hai tuần lễ bỏ mặc cha Hữu đói khát chẳng ai lo chỉ nhờ chút nào vào sự giúp đỡ của hàng xóm, ông chỉ còn xương bọc da nằm liệt trên giường ! nếu em gái Hữu không về kịp chắc gì còn gặp được cha…đã thế trong nhà không còn một món gì ? cô Loan dọn sạch sẽ đồ đạc quý giá cho đến những thứ thường dùng của cha Hữu…vợ chồng đứa cháu ở nhờ chỗ nầy, ở tạm chỗ kia, muỗi cắn nát tay chân, nửa đêm còn phải ẵm con ngồi ngoài cột đèn điện chờ quán caphê khách về hết mới vào ngủ nhờ ngoài hiên…có đêm ngủ nhờ nhà bạn nghèo không có giường, trải chiếu nằm dưới đất, nửa đêm mưa lớn hai vợ chồng và đứa con nhỏ nằm trên vũng nước. Ba tháng sau vì bị muỗi độc chích nhiều đứa bé bị nhiễm Siêu vi B tình trạng rất nguy hiểm !
Em gái Hữu hận thù đi tìm Loan nhưng cô ta đã trốn biệt tăm, lo cho cha lành mạnh cô em trở về Mỹ cho Hữu biết nội tình. Hữu căm giận và ly hôn từ đó…
Lại một vết thương lòng tuy muộn màng nhưng vẫn không thiếu xót xa, bởi Hữu nào có yêu Loan chẳng qua vì chữ hiếu chàng phải hy sinh cái công hàm độc thân mà bấy lâu nay chàng cố gìn giữ. Nhìn lại mình, tóc đã bạc, 50 tuổi chưa tìm được chốn an thân, tình đời nghĩ ra càng ngao ngán. Nơi chốn phồn hoa vật chất nầy chàng thấy cô độc và cô độc lạ lùng bởi biết còn tin ai nữa, sợ những người đàn bà trên đầt Mỹ để rồi gặp phải kẻ ác tâm nơi đất mẹ ! Buồn như chưa bao giờ buồn, chán như chưa bao giờ chán, các con chàng lần lượt lập gia đình theo chồng đi xa., Hữu trở về cuộc sống độc thân nơi xứ người với tâm hồn sỏi đá lạnh băng như tuyết mỗi chiều rơi rơi tản mạn trên những đồi núi xa xa…một màu trắng bạc như vôi chẳng khác chi lòng dạ con người ?…
Nắng đã tắt trên đồi cây ngọn cỏ, bóng hoàng hôn đang dần chiếm không gian…Hữu quên hết thời gian quanh mình chỉ còn một nhận thức duy nhất là chàng đang sống trên đất Mỹ, thế giới của xa hoa, giàu có và hiện đại…nhưng chẳng có được những tình cảm yêu thương, đùm bọc nhau như chốn quê nhà, nơi đó, mẹ hiền đang nằm lặng yên trong giấc ngủ nghìn thu…nơi đó có người cha thân yêu gầy còm, khập khểnh từng chiều ngồi trông ngóng tin con nơi vạn lý xa xôi !
Hữu chợt rùng mình ứa nước mắt, phần vì khí trời buốt lạnh đêm nay, phần vì lo cho cha đang lâm trọng bệnh nơi quê nhà, không biết qua khỏi hay không ? Nghĩ điều đó Hữu lo sợ vì tuổi cha đã cao, chàng đứng phắt dậy nhìn xuyên qua đại dương để mong hình dung ra dáng cha già và mái nhà thân yêu cũ…nhưng chàng có thấy gì đâu ? bát ngát một màu mây trắng đục ẩn hiện trên những đồi núi ngút ngàn xa tắp chân trời ! xa quá cha ơi…cả một nửa địa cầu con biết phải làm sao săn sóc cho cha, con chỉ còn biết cầu xin nơi đấng thiêng liêng ban phép nhiệm màu cho cha lành mạnh và con sẽ về thăm cha một ngày thật gần…
Chàng lủi thủi bước lại chiếc xe, mở cửa bước lên rồ máy rồi lại bước xuống nhìn chiếc xe. Sang trọng quá, lịch sự quá! Có ai biết cho rằng người ngồi trong chiếc xe này đang chua chát từng cơn cho những bất hạnh của đời mình…

NPNA




Nguyenphanan
#35 Posted : Saturday, May 24, 2008 3:40:51 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Những dòng chữ cho mùa hoa
Tuỳ bút : Vũ Nam

Tôi đặt bút viết những dòng chữ này sau khi nghe xong một bản nhạc do nữ ca sĩ Tâm Hảo trình bày. Tôi thấy trong lòng dậy lên nỗi đau nào đó từ những lời ca này. Giọng ca hay, lời ca hay, lại mang ý nghĩa cao xa triết lý, nhưng tự thâm tâm vẫn dâng trào lên nỗi buồn!

Ngoài kia ánh nắng vàng nhẹ phủ trên cảnh vật. Thời tiết đầu xuân nhưng vẫn còn không khí lạnh. Những màng sương mỏng, lạnh, lẫn trong dãi nắng chiều vẫn còn phủ chụp trên cánh đồng, ngọn cây, đồi cỏ, của vùng đất trung tây Âu Châu này.

Cũng đã hơn sáu tháng kể từ ngày tôi leo lên phi cơ từ giã Virginia, bắc Cali để trở về lại với trời Âu. Từ những ngày đầu đông, nay đã sắp đến hè. Lòng con người có thể thay đổi. Gió mùa có thể không về và khô cằn có thể làm trăn trở cho những nông gia, người khó nghèo. Mưa có thể sẽ đổ xuống mặt đất nhiều hơn và tuyết có thể không còn cho những cánh đồng trắng trong mùa đông, nhưng lòng người không thể vững như thạch trước nỗi cám dỗ hay những ước mơ cao xa, hoặc những điều tệ hại. Tạo hóa vẫn tuần hoàn theo bốn mùa mặc cho những thay đổi của con người.

Mùa xuân đã bắt đầu hiển lộ trên những cành hoa táo, hoa anh đào. Màu đỏ tươi hay hồng thắm đã làm những con đường nơi thành phố tôi ở, hay tất cả những thành phố có khí hậu tương tự, sẽ tươi vui hơn vì những màu sắc. Đứng từ trên một vị trí cao xa vời vợi trên không gian nhìn về trái đất, ắt hẳn sẽ thấy trái đất đã thay đổi màu. Tháng trước đây, cánh đồng cây cỏ còn trơ cây trụi lá của mùa đông, thì nay đã có màu xanh, màu lông của những con két rừng.

Đâu chi xa. Mùa đông vừa qua ở miền bắc VN mà thỉnh thoảng thấy trên truyền hình là một mùa đông chết! Cây cỏ chết. Súc vật chết và con người, ắt hẳn cũng có những gia đình nghèo ở miền thượng du đã chết, mà chúng ta không biết. Đôi khi nhìn những cảnh trời đất đem đến cho con người, hay cả khi con người mang đến cho con người, những vận xui, những nghèo đói, tôi thấy như có bão trong lòng; nhưng rồi cũng phải mở rộng lòng ra trong ý nghĩ thanh thản vì biết cuộc đời này vốn dĩ không như ý mình mong muốn, mọi việc đôi khi cũng ở ngoài ý muốn, tầm tay của con người.

Chia tay với anh chị văn nghệ vùng Virginia và miền bắc Cali, tôi như chia tay với những sinh hoạt văn thơ nhạc, chia tay với đời sống chữ nghĩa, lời ca tiếng hát, chia tay với những sắc màu, và cả những dung nhan. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng đã chia tay với những tình thân, chia tay với những anh chị, những người tôi đã liên lạc lâu nay, bằng văn thơ, bằng email, internet…Chia tay trong nỗi nhớ vẫn còn quanh quẫn bên mình để về với những điều thực tế thường nhật như có từ trước đến nay.

Ngoài chuyện văn thơ, khi trở về lại bên trời Âu tôi vẫn còn mang theo hình ảnh hai cô gái của miền đất Hoa Kỳ. Một miền đông và một miền tây. Nỗi ám ảnh về hai cô không đến nổi làm nổ tung cuộc sống thường nhật đã có từ trước, nhưng nỗi nhớ nhung có thể trải trên những trang giấy những dòng chữ tình yêu tình người tuyệt dịu. Người con gái ở miền đông. Một cô gái „tuy xa mà gần, tuy gần mà xa“. Còn cô gái miền tây, tôi đã gặp khi cô chạy từ Đông Đức qua xin tị nạn chính trị ở Tây Đức như vài chục ngàn người VN khác. Rồi cô lại chạy được đến Mỹ. Giờ cô đang đứng bán hàng cho một tiệm ăn ở trên đất nước Hoa Kỳ. Khi gặp, thấy môi mặt cô rạng rỡ những nụ cười.

Những dòng chữ cho mùa hoa, là những dòng chữ tháng năm với những cánh hoa hiễn lộ, khoe đua hương sắc. Hoa rừng, hoa táo, hoa trồng trước nhà, hoa trên đồng cỏ. Tất cả phơi mình trở thành những màu sắc linh hoạt. Nhưng những dòng chữ tháng năm này còn nhắc lại những cánh hoa… người. Những cô gái, nữ sĩ bằng xương bằng thịt, những nét đẹp kiêu sa, những dáng dẽ sống động mà tôi có dịp gặp trong dịp đến Virginia và sau đó là ở bắc Cali trong tháng mười năm ngoái (2007). Chị Trương Anh Thụy, Nguyễn Thị Ngọc Dung, nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, nhà thơ Đỗ Tràng Mỹ Hạnh, Hoàng Dung, chị Diana Duyên Nguyễn, các cô cựu nữ sinh trong học Trưng Vương ở Virginia…. Các chị Nguyễn Phan Ngọc An, Dư Thị Diễm Buồn, Song Thi, Tiểu Thu, Huệ Thu….ở Bắc cali.

Với dòng chữ này tôi phải nói lên lời cám ơn. Anh chị Nguyễn Huy Long- Trương Anh Thụy, đã lo cho tôi những ngày ở Virginia thật đàng hoàng, đầy đủ. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích giúp đở hỏi han dùm cho giờ giấc, vé xe lửa xe bus đi lại trong tiểu bang. Được tá túc trở lại trong nhà chị Hoàng Xuyên Anh ở bắc Cali. Chị Nguyễn Thị Ngọc Dung với những cử chỉ ân cần cũng làm ấm lòng khách từ phương xa. Anh chị DTDB lo cho một bữa ăn thật là vui nơi nhà anh chị sau khi ra mắt sách ở Sacramento. Và anh chị bác sĩ Thành-Tiểu Thu lúc nào cũng vui vẻ cười đùa.

Đến Virginia vào mùa thu lành lạnh, lá vàng rơi vãi đó đây. Thu thường gợi cho lòng người sự buồn bã, nhung nhớ bâng quơ. Nhưng những ngày thu nơi đây, tôi không còn để ý nhiều đến đất trời, khi tôi ở trong nhà chị TAT hay ở trong nhà hàng Harvest Moon trong đêm ra mắt hai tập sách Náo Nức Hội Trăng Rằm của anh Hồ Trường An và Non Nước Đá Vàng của chị Nguyễn Thị Ngọc Dung, do nhà xuất bản Văn Học Cỏ Thơm ấn hành. Trong nhà ở và nhà hàng, những màu sắc và âm thanh từ tiếng nhạc, lời ca, tiếng nói từ các thân hữu, anh chị em văn nghệ làm tôi quên mất trời bên ngoài đã vào thu. Một rừng màu sắc từ những chiếc áo dài, áo kiểu của các nữ sĩ, cô gái, ca sĩ, nữ cựu học sinh Trưng Vương…cho đêm RMS này. Ca Sĩ Tâm Hảo, Bạch Mai, Thái Phượng .… Họ duyên dáng và đem hết cả sức mình ra để cống hiến cho quan khách trong đêm hôm ấy. Còn các anh, các nhạc sĩ, ca sĩ như Phan Anh Dũng, Đàm Xuân Linh (với Violon), Hoàng Cung Fa, Hoàng Tiếp.... đã làm tròn bổn phận mình như bấy lâu nay đã làm cho những sinh hoạt cho gia đình Cỏ Thơm. Có những lời nói làm ấm thêm cuộc sống, có những tiếng hát làm khổ đau trầm lắng…Câu hát của nhạc sĩ Lê Khắc Bình, trong bài hát Cho Đời Chút Dễ Thương tôi từng nghe đâu đó đang trở về trong tôi.

Ngồi cạnh tôi trong bàn ăn là những người lính từng ngang dọc trong những ngày lửa đạn trên quê hương. Các cựu sĩ quan QLVNCH Nguyễn Phú Long, Lê Thương. Anh Hoạch, cựu đại úy Nhảy Dù. Nhà biên khảo tiến sĩ Trần Bích San. Ngày xưa tay súng, vào sinh ra tử, nay là những người cầm bút viết xuống, viết lại những bài biên khảo, những mảnh đời thường, những vui buồn theo tháng năm trên quê hương thứ hai. Và những người tôi gặp lần đầu khi đến Virginia như giáo sư Đoàn Viết Hoạt, nhà thơ Phan Khâm, tác giả tập thơ Dòng Sông Thao Thức, nhà văn bác sĩ Trần Long Hồ, nhà văn Trần Hoài Thư, Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc, giáo sư Phạm văn Tuấn, nhà thơ Hà Bỉnh Trung, họa sĩ nhà thơ Vũ Hối, thi sĩ Quỳnh Anh v.v… là những nhân vật, văn nghệ sĩ tôi đọc bài, đọc thơ và nghe tiếng từ lâu, nay mới có dịp gặp mặt.

Ngồi ở bàn khác còn có nhà văn Uyên Thao, đã có thời tên tuổi của anh đã hiện diện hầu như hàng ngày trên báo chí ở Sài Gòn. Tôi có dịp đôi lần nói chuyện với nhà văn qua điện thoại khi anh qua thăm Âu Châu, vậy mà đến Mỹ tôi không có dịp nói chuyện với anh nhiều. Qua những chuyện anh cho đăng trên Website Cỏ Thơm tôi thấy chuyện đời của anh có rất nhiều điều bi phẫn. Anh chắc còn nhiều điều nhiều chuyện phải viết ra, nếu không sẽ mãi mãi hối tiếc. Tôi đoán vậy.

Trong những ngày này tôi gặp nữ sĩ Vi Khuê. Trong một vài phút nói trước quan khách trong đêm RMS, tôi có nói đôi lời cám ơn chị. Vì không có thì giờ nhiều nên tôi đã không nói đến những người khác và những vấn đề khác, như tôi dự định nói giỡn với nhà văn nữ TAT là: „Vì tôi đã giúp chị „cất“ một ngôi chùa ở miền nam nước Đức trong cuốn truyện dài Chuyển Mùa của chị, nên nay tôi đến Virginia chị đã cho tôi ở đậu trong nhà“, nhưng tôi kịp dừng lại. Tôi cám ơn chị VK bởi vì những lời chị đã giới thiệu về tuyển tập một truyện ngắn của tôi lúc chị còn làm tờ báo Phụ Nữ Diễn Đàn với phu quân là nhà báo Chữ Bá Anh. Biết khen chị thế nào bây giờ về cách ăn diện, sắc vóc. Chỉ biết có lời khen. Cũng như những dịu dàng đằm thắm của chị TAT, sự linh hoạt, tinh tế của chị NTND.

Tôi đến Mỹ lần tháng 10, 2007 này phải nói là do ông anh HTA và chị DTDB. Tôi cảm nhận trên cuộc đời này có những người cứ mãi bị ràng buộc nhau, bó buộc nhau để cùng chịu đựng những lầm than do cuộc sống mang đến, cuộc đời mang lại, hay những hạnh phúc cùng chia xẻ cho nhau. Như chuyện vợ chồng, tình cha con, mẹ con. Hay như trong chuyện tình yêu, tình bạn…, muốn rời nhau cũng không được! Họ như đến cuộc đời này là để chia xẻ đời nhau, những gánh nặng, những niềm vui, họ như hương thơm và gió, hòa quyện vào nhau. Nhưng cho đến một ngày nào đó, rồi theo triết lý Phật Giáo, có hợp thì có tan, cũng là chuyện thường tình.

Tôi đâu có dự định đi Mỹ trong tháng 10, 2007, nhưng rồi cũng đi. Năm 2006 tôi đã đi qua bắc Cali để RMS rồi thì năm nay đi làm chi nữa, vả lại tiền đâu mà cứ đi Mỹ hoài. Nhưng vì một lời hứa mà tôi bị...kẹt! Đó là lúc nhà văn DTDB ở bắc Cali điện thoại rủ tôi cùng đứng chung nhau trong cuốn Quê Nam Một Cõi do nhà văn HTA viết, hôm đó nhằm ngày vui hay sao tôi lại „ừ“ ngay với chị, và còn hứa nếu chị có ngày RMS thì tôi cũng qua cho có mặt. Nghĩ là, ôi chuyện RMS chắc cũng còn đến cả năm nữa, lúc đó mình để dành tiền cũng là vừa, lại cũng là dịp thăm lại những người bạn. Ai dè sau đó ban chủ biên cho cuốn sách này làm việc ào ào, mới có hai ba tháng đã xong, lại còn muốn tổ chức ngay ngày RMS để bày món hàng nóng hổi vừa thổi vừa ăn.

Tôi đã từng từ chối đứng chung trong cuốn Tập Diễm Ngưng Huy, sau người phụ trách cuốn sách này nói quá tôi cũng tham gia, và lưỡng lự góp mặt trong cuốn Giai Thoại Văn Chương do nhà xuất bản Văn học Cỏ Thơm đề xướng. Nhưng rồi do tình cảm lôi kéo tôi cũng có mặt trong quyển sách này. Nhưng phải nói cuốn Quê Nam Một Cõi tôi ừ rất lẹ, có lẽ do tựa cuốn sách (lúc đó tôi chỉ biết có DTDB sẽ có mặt trong quyển sách). Chữ Quê Nam gợi lại cho tôi những mảnh đời vụn vặt khi mình mở mắt chào đời nơi làng đánh cá nghèo ở miền Nam (Phước Hải), nơi lớn khôn với biển mặn, với núi đồi, cây dương dảy núi trên một vùng biển du lịch khá nổi tiếng (Núi Kỳ Vân, biển Long Hải), gợi cho tôi những ngày mặc quần đùi đi học, chân không bị phỏng những khi trưa nắng vừa đi vừa chạy từ trường về, những ngày trốn học, theo những ngư dân nghèo để xin họ cho phụ gỡ cá dính lưới, đổi lại công cả một buổi trưa là vài con cá mang về cho bà già nấu món cá nấu hành ớt trong buổi cơm chiều cho gia đình.

Nhưng… Ngày đến Bắc Cali, những người trong ban chủ biên cuốn sách mới cho tôi biết vì cuốn sách này mà mấy ngày nay ở bắc Cali có… chuyện… lớn. Ở Đức tôi đã nghe phong phanh, nhưng nếu biết có chuyện lớn như vậy tôi đã… trốn… ở nhà rồi. Dù có náo nức như anh HTA dụ dỗ tôi cũng không còn hứng để đi. Chị TAT muốn mời Vũ Nam ghé nhà. Bạn có dịp gặp mặt các anh chị văn nghệ sĩ vùng thủ đô HTĐ. À mà lần này ngoài TAT và NTND bạn còn gặp các nữ sĩ như VK, NTTB, NTHB, HTBT….Sợ tôi chưa chịu đi anh còn thêm, ráng đi đi, sẵn dịp đi qua bắc Cali gặp các nữ sĩ NPNA, TT, ST, LTTV… Nghe anh „quảng cáo“ cho chuyến đi cũng thấy ham. Xin hãng nghỉ phép một tuần, giải quyết việc nhà xong, nhưng khi gặp trục trặc với việc hội đoàn vào ngày cuối tuần 4 tháng 11, tôi điện thoại ngay cho chị DTDB là tôi sẽ đi Mỹ nhưng ngày 2 tháng 11 phải trở về lại Đức rồi, không dự buổi RMS ở bắc Cali được. Tôi bị ngay một màng „tru tréo“ (chữ của chị DTDB). Đừng có thấy và ham những người đẹp ở miền HTĐ rồi kiếm cớ ở luôn bên đó mà không qua với tụi này nha, đã đến Mỹ rồi, đến HTĐ rồi mà sao không qua bắc Cali được. Ở miền bắc Cali này cũng có nhiều người đẹp vậy. Anh làm dzậy chết tui rồi! Giấy mời, giấy quảng cáo cho ngày RMS tôi đã gửi đi hết rồi. Nghe chị „sỉ vả“ xong tôi lại phải hứa ngay là sẽ nói chuyện với hội đoàn lại và hy vọng sẽ đến với chị. Chị ngưng ngay bản nhạc „kích động“, chuyển qua bản nhạc có điệu Rumba nhẹ nhàng. Phải vậy chớ, tưởng chuyện gì, chớ chuyện hội đoàn thì nhờ người khác làm. Tôi lại phải đi năn nỉ hội đoàn ở đây cho tôi vắng mặt trong ngày thứ bảy, 4 tháng 11, dù trong ngày đó tôi lo về nội vụ cho ngày lễ. Hội đoàn cũng thông cảm cho tôi đi. Họ cũng sợ, nếu không cho, tôi sẽ xin ra khỏi hội, ăn cơm nhà vác ngà voi mà, nghỉ được sớm chừng nào tốt chừng đó, nghỉ có lý do.

Sau đó tôi đi mua vé phi cơ và chuẩn bị lên đường. Trong những ngày này trong đầu lúc nào cũng nghĩ chuyến này đi chắc vui lắm, vì gặp lại những người bạn học, bạn lính KQ cũ, bạn văn nghệ quen nhau nhưng chưa từng biết mặt nhau, và nhất là lại đi với HTA. Vì cứ mỗi lần nói chuyện bằng điện thoại là anh hay nhắc đến những người đẹp, những nữ sĩ mà tôi hy vọng có dịp gặp trong ngày ra mắt sách. Tối ngày thứ sáu, 2 tháng 4, đáp xuống Hoa Thịnh Đốn có các bạn cựu sinh viên sĩ quan KQ đón tiếp. Rất vui (tôi đã có một bài viết riêng cho các bạn). Sáng 3 tháng 4 điện thoại lại nhà chị TAT thì mới biêt tin „sét đánh“ anh HTA không đến được trong cuối tuần này vì hảng phi cơ Pháp đình công. Sao đình công lại lựa ngày ông HTA sửa soạn leo lên phi cơ, thế mới có chết cho các chị TAT, NTND, và ban tổ chức ngày RMS không? Vậy là ai sẽ lên nói thay cho diễn giả HTA. Nhưng có một tin vui còn vớt vát lại, hai chị TAT và NTND chắc nghe cũng không thấy vui, nhưng tôi vui. Là HTA sẽ đến bắc Cali để tham dự ngày RMS, với cuốn Quê Nam Một Cõi. Được tin này tôi như trút được gánh nặng ngàn…ký. Vì nếu HTA không đến thì ban tổ chức không biết làm sao, và cũng không biết ăn nói sao với bạn đọc, người hâm mộ HTA ở bắc Cali. Nghĩ lại thấy tội nghiệp cho chị Ngọc An, chị là người có công nhiều nhất trong ngày RMS này. Chị DTDB và HXA cũng có công, nhưng ít thôi. Còn tôi, chị ST, chị TT, anh Phương Triều, Anh Vân chỉ là người từ phương xa đến, có cũng được còn không có cũng chẳng chết thằng Tây nào, không phải „dữ dằn“ như chị DTDB đã nói chuyện với tôi trong điện thoại. Còn bài nói chuyện của anh HTA trong ngày RMS ở Virginia thì chị NTND đã nhờ anh Trần Bích San lo liệu rồi.

Ai cũng từng biết, cả ba miền Việt Nam đều có những nhà văn nhà thơ viết rất hay. Do phong thổ, hơi hướng, mỗi miền có những cách viết, cách diễn tả, giọng văn, chữ dùng v.v... Y như giọng nói, mỗi miền mỗi khác, dù cùng là người Việt Nam. Do đó khi đến Bắc Cali để ra mắt cuốn QNMC tôi không mang tâm trạng hãnh diện vì anh HTA viết ca tụng người miền Nam. Tôi trở lại đây, ngoài việc dự RMS còn muốn thăm lại vài người thân, bạn văn nghệ, mà tôi có dịp quen trong lần đến trước. Thăm lại nhà hàng ăn bao bụng (bây giờ thì ở Đức đã có nhà hàng này rồi), thăm lại cựu trung tá Không Quân Võ Long Tường, mà thỉnh thoảng tôi cứ nghe anh nhắn gửi lời thăm, thăm những núi đồi trên đoạn đường đi từ San Jose lên San Fransisco, những hơi sương lạnh bốc lên từ chiếc cầu Golden Gate, những cô gái Việt vùng Bắc Cali, những màu sắc tươi thắm từ những hàng quán trong khu buôn bán của người Việt, đến tô „phở lớn“ ăn không hết nổi…Tất tất đã làm bước chân tôi thấy vui khi ra phi trường trong lúc đầu thu, hơi lạnh và sương thu đang chụp xuống những hàng phi đạo và những cánh chim khổng lồ đang cất cánh sắt tung bay đến các phương trời.

Nhưng khi vừa đến Bắc Cali lòng lại thấy chùng xuống. Nỗi vui buồn mênh mang trong tâm hồn đã dâng lên. Tâm tình người xa xứ (từ Đức đến Mỹ) chưa có lúc nào thấy bơ vơ như thời khắc này! Chuyện văn nghệ nhiều lúc, theo tôi, cho vui trong đời sống đầy biến động, cạnh tranh và ngộp thở ở hải ngoại này. Miếng cơm manh áo, tương lai gia đình, kinh tế v.v..là những điều thiết thực hơn. Chẳng lẽ bỏ cả ngàn đồng cho một chuyến đi để chuốc lấy những tranh cải, những vô danh hữu danh, những có tài vô tài. Nếu biết vậy chắc tôi đã ở lại nhà. Để dùng thì giờ này viết cho những trẻ thơ bất hạnh ở Việt Nam, những cô gái bán dâm trong các nhà chứa trá hình là những quán ăn, quán nhậu; những gánh ve chai trên những con đường, gánh nhãn, gánh mực nướng trên những bãi biển, vẫn còn trĩu nặng trên vai của những thiếu phụ, cụ già đi kiếm sống qua ngày. Không làm thì ai nuôi con các chị, nuôi các cụ, nếu các cụ không có con, hoặc các con còn nghèo. Đây là những hình ảnh nhan nhản đang xảy ra ở VN, mà đôi khi chúng ta cần phải viết.

Nhưng dù gì thì với bài viết này tôi cũng xin cám ơn giới truyền thông ở miền bắc Cali, vượt lên vượt qua những khó khăn trong những ngày này, giới truyền thông, tuyền hình, báo chí cũng đã đăng tin, phỏng vấn anh HTA để quảng cáo cho ngày RMS. Thi sĩ Ngô Đức Diễm mở đầu vời bài giới thiệu buổi RMS, nhà văn Diệu Tần giới thiệu sách QNMC. Anh Lại Đức Hùng, nhạc sĩ kiêm phóng viên tự do Trần Chí Phúc, các anh rất vui khi tiếp và phỏng vấn tụi này. Chị Hạ Vân, chị Mây Lan, chị Mi Mi Dương và còn vài chị vài anh nữa mà tên anh chị tôi đã ghi trong tấm giấy để trong túi xách, nhưng túi đã thất lạc mất ở phi trường thành ra bây giờ tôi không thể viết tên anh chị ra được. Mọi người đều rất vui vẻ khi phỏng vấn anh HTA. Và anh HTA cũng nịnh đầm rất giỏi, ở cô phỏng vấn nào anh cũng khen đẹp.

Tôi cũng phải cám ơn nhà văn Diệu Tần, nhà thơ Dương Huệ Anh. Những ân tình văn nghệ. Xin cám ơn các báo VNNB của nhà báo Quỳnh Thi, SaigonUSA, Tiếng Dân có nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn làm chủ bút v.v.. đã tường trình và gửi hình ngày ra mắt sách rất thành công này đến đông đảo độc giả người Việt hải ngoại.

Tôi rất mong anh HTA vẫn còn khoẻ mạnh, còn sức viết, còn những hứng khởi để viết về những nhà văn nhà thơ ở các miền của đất nước, để độc giả có dịp biết đến những áng văn thơ hay của các văn thi sĩ.

Trong dịp đến bắc Cali lần thứ 2 này, trong ngày RMS tôi hân hạnh nhận được những món quà văn chương từ các văn thi hữu. Nhà thơ Dương Huệ Anh với CD thơ nhạc Thương Về 12 Bến Nước. Những tập truyện ngắn và dài của anh nhà văn Ngô Viết Trọng. Đọc truyện dài Thăm Thẳm Trời Xanh của anh làm tôi thật buồn. Tuyển tập văn thơ Qua Biển Và Gọi Hồn Dân Tộc của nhà văn nữ Hoa Hướng Dương. Cuộc đời chị có những việc quá buồn nhưng chị lại lấy đó để làm động lực cho việc viết văn làm thơ trong sự giúp đở hết lòng của phu quân. Mây Trắng Còn Bay của Mạc Lan Đình. Truyện dài Ác Mộng Đêm Dài của nhà văn Anh Vân. Thi sĩ Nguyễn Phan Ngọc An với Ngàn Năm Mây Trắng và Từ Miền Biển Sóng… Tôi đã đọc và nghe hầu hết những tác phẩm này. Dù không nhận được những tập thơ văn làm kỷ niệm nhưng sự ân cần đón tiếp của các anh trưởng ban tổ chức ngày RMS ở Sacramento, các nhà thơ như Hoàng Ngọc Liên (cựu trung tá QLVNCH), Sương Mai, ông xã chị NTDB dành cho anh HTA và „phái đoàn“ vẫn còn để lại trong tôi một kỷ niệm đẹp từ nơi thủ phủ của tiểu bang California.

Tôi biết vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Virginia, bắc Cali, San Jose thường có tổ chức những buổi đại nhạc hội, ra mắt sách, hội thảo… vào ngày chủ nhật, nên ngày RMS hôm tôi tham dự hẳn với những cư dân, độc giả ở những nơi này là chuyện bình thường, nhưng với tôi là một ngày vui với vài kỷ niệm đáng nhớ trong đời cầm bút.

Tôi đang ngồi viết những dòng chữ này cũng là lúc ngày 30 tháng 4 qua được vài tuần. Ngày đổi đời của miền Nam VN cách đây 33 năm. Trong mấy tuần nay tôi đọc được rất nhiều bài viết, truyện ngắn, thơ nói đến ngày này, nói đến những đau thương, mất mát.

Còn tôi… Buổi sáng trưa ngày 1 tháng 5, 1975 đang đi bộ cùng với một người bạn lính, trên mình hai đứa chỉ còn cái quần kaki vàng và chiếc áo thun trắng. Lúc đó cả hai đều vừa tròn 21 tuổi. Đầu trần trụi dưới ánh nắng, nhưng may mắn mỗi đứa còn mang được một đôi giày đễ dẫm đạp lên những chiếc vỏ đạn mới rời khỏi nòng súng trong ngày hôm qua. Trên con đường từ Sài Gòn về Vũng Tàu, đến khoảng Thủ Đức ra Biên Hòa tôi thấy vài xác những người lính VNCH nằm chết. Xác chết của những người thua còn nằm đó, chưa ai thu lượm. Không thấy ruồi bu, sình thúi. Cái chết của họ hiển linh quá, đến ruồi cũng phải sợ? Đặc biệt là không thấy xác một anh „giải phóng quân“. Sao mà họ dọn dẹp lẹ quá? Và cũng chỉ thấy xác những thiết vận xa của VNCH, hông đã bị bắn thủng, đang còn bốc cháy, nằm phơi mình dưới cơn nắng tháng 4, không thấy một chiếc T54, trong khi đó hẳn radio ở Sài Gòn, Hà Nội đã vang lên những bản nhạc chỉ để làm hưng phấn cho những người chiến thắng. Theo đường tôi không còn thấy những người lính VNCH. Chắc họ cũng như tôi, như bao nhiêu người khác, đã rủ bỏ chiếc áo lính, đã trở thành dân, chấp nhận thua, chấp nhận cho những ngày sắp đến chưa biết ra sao. Nhưng trên đường vẫn còn những đống gạch vụn, những gốc cây tan tác, những tấm tôn, tấm ván văng vải, nằm ngổn ngang ngoài đường. Tất cả đã nói lên tàn tích của trận thư hùng bằng súng đạn vừa mới xảy ra hôm trước, trước giờ phút tổng thống Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng.

Theo đường trong ngày 1 tháng 5, 75 mọi người đều cúi đầu chỉ thấy mấy anh chị du kích „ ba mươi tháng tư “ là có vẻ khẩn trương ngước mặt lên hãnh diện trong niềm vui chiến thắng. Trên đường nhiều chiếc xe chở đầy khách chạy ngược từ Vũng Tàu về lại Sài Gòn. Khách đây là những người dân Việt ở những miền trung như Huế, Đà Nẳng, Nha Trang… Cứ khi „giải phóng“ đến đâu họ tìm cách chạy thoát cho lẹ đến đó. Mục đích họ là miền Nam. Là những thành phố biển còn tự do như Vũng Tàu, Long Hải… Giờ đất nước đã „thu về một mối“ thì họ phải trở về sống với chủ mới thôi. Thật là khổ!

Bởi vậy, ngày hôm nay đọc được những bài viết, truyện ngắn nói về ngày 30 tháng 4 năm ấy, tôi thấy tình cảm của những người viết rất đáng được trang trọng, rất đáng quan tâm. Ngoài những người viết là người của VNCH lúc ấy, còn những bài viết là những nhà văn nhà báo, mà vào thời điểm ấy họ là những kẽ chiến thắng, hoặc mang niềm kiêu hãnh chiến thắng.

Tôi cố gắng tránh những suy nghĩ thành kiến (và lòng thù hận) để viết những dòng chữ về cuộc chiến VN. Biết rằng dù mình có đem cả tấm lòng ra để bàn về chuyện đất nước, ắt hẳn có ai để ý. Nhưng những việc sai trái cứ nhan nhản xảy ra cũng làm mình không thể không viết gì lên trang giấy. Như những gánh nặng cứ mỗi ngày mỗi trĩu nặng trên vai của những cụ già. Những cô gái với chiếc nón lá phai nhạt vì dầu dãi nắng mưa đứng cạnh lề đường đầy bụi bặm với những hàng bánh hàng cơm bán cho khách qua đường. Ôi những gánh nặng cuộc đời vẫn còn quằng nặng trên đôi vai của người đàn bà Việt Nam sau 33 năm hòa bình! Còn trẻ em bệnh tật, người già đói nghèo, phụ nữ phá thai, bán thân lấy chồng với những người Đài Loan, Nam Hàn để nuôi người thân gia đình, công nhân VN chết ở Mã Lai đã lên hàng trăm…Nghe sao mà chóng mặt!

Nỗi đau nào như cứ giằng xé mãi cõi lòng. Việt Nam ơi vẫn cứ hoài như vậy sao?

Tôi hiểu rồi đây những vì viết ra cho quê nghèo VN, về những miền thôn dã hiền hòa của đất nước, về những con người vẫn chịu những tai ương do thiên nhiên mang đến hay do con người, chủ thuyết, mang lại, thì những dòng chữ ấy rồi cũng sẽ bay đi, vút cao, biến vào hư không, biến vào cái không cùng của trời đất. Nhưng niềm tha thiết với quê hương không cho phép tôi yên lặng vả vờ xem như mọi chuyện đã êm xuôi, cứ như là không có chuyện gì xảy ra. Yên lặng đôi khi là tiếp tay. Tiếp tay cho những hư hao, những lầm lỗi.

Khi người nghệ sĩ biết nhìn vào những vầng trăng, cơn gió thoảng, hình ảnh một cô gái kiều diễm để diễn tả, đưa những câu thơ lời văn thiết tha tuyệt tác lên trang giấy, thì người nghệ sĩ cũng phải biết làm thấp đôi vai mình xuống để cùng gánh những gánh nặng do đời sống mang đến cho con người, mang đến cho một cô gái, cho một em thơ, nếu không, hẳn là phù phiếm. Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ…, của nhà thơ Trần Dần há không phải là lời thơ nói về đời sống cái thời của ông sao? Cái thời của mưa dầm, gió bão.

Khi những dòng chữ này sắp khép lại thì hai tai nạn khủng khiếp đã xảy ra cho đời. Ở Miến Điện với cả chục ngàn người chết sau khi cơn bão Nargis quét qua đất nước này. Xác chết nổi đầy trên những con lạch. Ở Trung quốc trận động đất mạnh cũng làm cả chục ngàn người chết, trong đó có những trường học sụp đổ, chôn sống các em học sinh, tiếng khóc đầy trời!

Tôi phải trở về với đời sống thường nhật. Phải từ giã những dòng chữ, vui có, buồn có, để đến với chuyện áo cơm. Ngoài kia ánh nắng xuân rực rỡ, đời sống sinh động tràn ngập tiếng cười của trẻ con người bản xứ, làm tôi cũng vui lây. Nhưng rồi chiều nay khi trở về nhà, mở truyền hình ra để thấy lại những cảnh đói nghèo của người mình, người ta, của những trẻ em mồ côi, người già, lòng tôi, tôi biết cũng sẽ chuyển vui thành buồn, chuyển những lạc quan đang có trong ngày thành những niềm đau, nếu tôi còn mang trong mình dòng máu đỏ và còn nhịp đập từ trái tim của con người.

Vũ Nam - Ðức Quốc
PC
#36 Posted : Sunday, May 25, 2008 3:09:31 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Nguyenphanan

Những dòng chữ cho mùa hoa
Tuỳ bút : Vũ Nam


Nhưng… Ngày đến Bắc Cali, những người trong ban chủ biên cuốn sách mới cho tôi biết vì cuốn sách này mà mấy ngày nay ở bắc Cali có… chuyện… lớn.
Vũ Nam - Ðức Quốc




Trời ơi, vậy mà mình đâu có hay chuyện gì xảy ra cho giới văn nghệ ở Bắc Calif! Thiệt tình!

Nguyenphanan
#37 Posted : Tuesday, May 27, 2008 9:57:29 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Chuyện Quê

Sinh bi‰t MØng tØ næm cÆu lên bÓn tu°i, khi Çó anh Çã ÇÜ®c mÜ©i hai. Trong vùng sôi ÇÆu th©i chi‰n tranh QuÓc Cng Ç©i sÓng thÆt ÇÀy lo âu. NiŠm vui hôm nay, n‰u có thì cÙ an hܪng. Còn ngày mai xäy ra chuyŒn gì nào ai có th‹ bi‰t trܧc ÇÜ®c.
Bu°i sáng ông ngoåi MØng hay Åm cÆu ljn quán chú Kš, n¢m cånh nhà ni Sinh, Ç‹ uÓng cà phê. Ông ly cà phê Çen nhÕ. MØng ÇÜ®c ông kêu cho ly s»a nܧc sôi Ç‹ chÃm æn v§i bánh tiêu.
BÓn tu°i MØng s° s»a, rÃt dÍ thÜÖng, mÆp ú na ú nÀn. NgÜ©i l§n thÜ©ng ljn Åm bÒng n¿ng nÎu. MØng lúc nào cÛng ÇÜ®c ông ngoåi Ç‹ ngÒi luôn trên bàn. Chú Kš dÍ dãi không bao gi© phàn nàn.
Sinh mÒ côi cha mË, ª chung v§i bà ni tØ nhÕ. Sân nhà ni thông thÜÖng qua quán chú Kš. M‡i sáng tinh sÜÖng, ÇÙng trܧc sân bên cây bông ÇiŒp cao l§n sum sê bông nª quanh næm, Sinh thÜ©ng thÃy MØng ngÒi trên bàn lÃy bánh tiêu chÃm s»a. Hình änh này Çã trª thành quen thuc trong m¡t anh tØ th©i thÖ Ãu.
HÒi Çó nh© bø bÅm nên MØng ÇÜ®c ngÜ©i ta nâng niu. NhÜng Sinh Ç‹ š ljn MØng hÖn vì hoàn cänh MØng hÖi giÓng hoàn cänh anh. Tuy nhiên MØng còn may m¡n hÖn anh. MØng chÌ mÒ côi cha, má MØng Çang sÓng chung v§i ông bà ngoåi. BÓn tu°i MØng chÜa bi‰t mình Çang mÒ côi cha vì Çang sÓng trong tình thÜÖng tràn ngÆp cûa ông ngoåi. MØng chÜa nhÆn ra ÇÜ®c ÇiŠu gì bÃt hånh Çang có trong cuc Ç©i mình.
Khi æn t‰t xong næm mÜ©i ba tu°i, vì tr° giò, bà ni Sinh s® Ç‹ cháu trong vùng sôi ÇÆu không tÓt nên gºi Sinh vŠ Sài Gòn ª ÇÆu trong nhà ngÜ©i cháu kêu bà b¢ng dì. Sinh và MØng chia tay tØ Çó.
Träi qua gÀn ba mÜÖi næm dài Sinh và MØng m§i g¥p låi nhau trên ÇÃt nܧc tåm dung. Vào mt bu°i sáng cuÓi tuÀn, ngÜ©i bån cùng quê v§i Sinh ÇiŒn thoåi cho anh, hÕi:
- Anh Sinh, anh còn nh§ th¢ng MØng cháu ông bäy Cam ª xóm mình không?
Sinh nh§ ngay, dù th©i gian qua Çã khá lâu. Anh trä l©i:
- Nh§ chÙ! Bây gi© nó ª Çâu?
NgÜ©i bån trä l©i:
- Nó Çang ª nhà tôi nè!
RÒi nhÜ bi‰t Sinh së hÕi ti‰p nên ngÜ©i bån nói luôn:
- Nó Çi lao Çng bên TiŒp. Lúc bÙc tÜ©ng Bá Linh Ç° nó tìm cách trÓn qua ñông ñÙc rÒi qua Tây ñÙc xin tÎ nån. GÀn mt næm rÒi. Nó liên låc tìm ÇÎa chÌ tôi và ljn tôi tØ tÓi hôm qua.
Sinh nói së ljn ngay Ç‹ g¥p MØng. Dù sao cÛng là ngÜ©i cùng quê. Trên đất khách dễ gì gặp người cùng làng, huống hồ gì Sinh và Mừng lại ở cùng xóm.
Trên đường đến nhà người bạn, lòng Sinh thấy vui vui. Kỷ niệm cũ bỗng chốc lại hiện về với vùng sôi đậu thuở nhỏ. Chiến tranh và những chết chóc. Những trò chơi thiếu thời: nhảy dây, bắt cứu, tạt lon... và Mừng, cậu búp bê của quán chú Ký ngày ấy, mà mỗi buổi sáng từ sân nhà nội bên gốc cây điệp ngó sang đã thấy Mừng ngồi trên bàn, bên cạnh ông ngoại, tay cầm bánh tiêu chấm sữa, nụ cười trẻ thơ với niềm vui nhỏ nhen như bất tận...
Gặp Mừng ở nhà anh bạn, Sinh không thể tưởng tượng đó là Mừng. Mừng bây giờ khác xưa rất nhiều. Dù cÓ nh§ låi khuôn m¥t MØng th©i trÈ dåi, Sinh cÛng không tìm ra ÇÜ®c chút nào giÓng chú bé ngày xua. MØng già d¥n, Çen Çúa. MÃy næm lao Çng ª TiŒp, låi trong ngành xây d¿ng nên trông MØng rÃt khÕe månh, tay chân m¥t mày Çã h¢n lên nét lao Çng c¿c nh†c ª xÙ ngÜ©i. ChuyŒn k‹ ra bÃt tÆn. Sinh k‹ ra nh»ng k› niŒm mà anh có cho MØng nghe. MØng chÌ cÜ©i. Nø cÜ©i hiŠn hÆu, an phÆn.
MØng k‹, em hiŒn Çang ª tråi tåm cÜ, Çã nh© luÆt sÜ làm ÇÖn tÎ nån, nhÆn tiŠn tr® cÃp xã hi, muÓn tìm viŒc làm ki‰m tiŠn phø má em nuôi con. Má em Çã có chÒng khác, ông bà ngoåi Çã ch‰t lâu rÒi...ñåi khái chuyŒn MØng là nhÜ vÆy, không có gì Ç¥c biŒt. Hoàn cänh ngÜ©i tÎ nån tØ ViŒt Nam ÇŠu hÖi hÖi giÓng nhau. Sau cuc Ç°i Ç©i m†i ngÜ©i hÀu h‰t ÇŠu kh°. Nh»ng ngÜ©i cÀm quyŠn m§i chÜa l¿a ÇÜ®c con ÇÜ©ng Çúng Ç‹ Çi. M‡i thÃt båi h† ÇŠu kêu lên vì tàn dÜ ch‰ Ç cÛ, mà không dám t¿ nhÆn khuy‰t Çi‹m mình. Ai r©i ÇÃt nܧc ÇÜ®c cÙ r©i, b¢ng cách này hay cách khác. ChuyŒn gi© rõ nhÜ ban ngày nên ai cÛng bi‰t.
Chia tay MØng nÖi nhà ngÜ©i bån, Sinh không gi» låi hình änh gì Ç¥c biŒt tØ MØng. Anh cÀu chúc MØng s§m ÇÜ®c ñÙc cho tÎ nån và s§m có gia Çình, vì dÅu sao MØng cÛng Çã l§n tu°i rÒi. Nghe ljn chuyŒn lÆp gia Çình MØng than thª:
- Em còn mt ngÜ©i bån gái ª quê nhà. Cô cÛng ª cùng làng v§i tøi mình, nhÜng nói ra ch¡c các anh cÛng không bi‰t Çâu. Em có nói v§i cô cÙ ch© em, em Çi lao Çng vài ba næm dành døm tiŠn vŠ rÒi làm Çám cܧi và có vÓn ra làm æn buôn bán. Cô hÙa së ch©. Bây gi© em xin tÎ nån ª Çây rÒi, không bi‰t ra sao! Bao lâu n»a m§i vŠ låi ÇÜ®c ViŒt Nam. Cä hai bây gi© ÇŠu l§n tu°i, s¡p già t§i nÖi, ch£ng lë cô cÙ ch© hoài. Em cÛng chÜa bi‰t tính sao, dù cô ta có hÙa së ch© em suÓt Ç©i!
Nghe vÆy thôi, chÙ Sinh và bån anh cÛng không bi‰t khuyên MØng th‰ nào cho phäi. M†i chuyŒn Ç‹ th©i gian trä l©i.
ThÌnh thoäng sau ngày Çó, MØng, Sinh và bån anh cÛng g¥p nhau. Khi nhà ngÜ©i này, lúc nhà ngÜ©i khác, lúc trong tråi tÎ nån nÖi MØng ª. MØng xin ÇÜ®c viŒc làm. ñã có tiŠn gºi vŠ giúp má nuôi em, gºi quà vŠ cho ngÜ©i yêu ª quê nhà. ñÖn tÎ nån bÎ bác, Çang nh© luÆt sÜ khi‰u nåi låi...ChuyŒn bình thÜ©ng nhÜ bao nhiêu chuyŒn tÎ nån khác.
Cho ljn mt ngày Sinh nhÆn ÇÜ®c ÇiŒn thoåi cûa ngÜ©i bån tØ sáng s§m:
- Anh Sinh Öi, th¢ng MØng bÎ tai nån xe hÖi. Bån nó lái xe chª nó rÒi gây ra tai nån. Bån nó không sao mà nó phäi có tr¿c thæng ljn cÙu! Nó Çang n¢m trong nhà thÜÖng gÀn nÖi anh ª. Nó bÎ n¥ng l¡m, Çang n¢m trong phòng cÃp cÙu. TÓi qua tôi ljn thæm nó t§i khuya m§i vŠ. NhÜng cÛng chÌ ÇÙng ngoài cºa ki‰n nhìn vô, bác sï chÜa cho vô thæm. Nó không có thân nhân ª Çây nên bån bè báo v§i cänh sát tôi là ngÜ©i cùng quê, ª Çây Çã lâu, tôi có th‹ lo cho nó.
Sinh låi bÀn thÀn. NÖi xÙ lå quê ngÜ©i , không thân nhân rut thÎt låi bÎ tai nån ljn n°i phäi n¢m trong phòng cÃp cÙu. MÃy hôm sau Sinh ljn thæm MØng. Anh Çã ÇÜ®c vào ÇÙng cånh giÜ©ng cÆu, nhÜng cÆu vÅn còn mê man. Khi anh g†i tên, cÆu chÌ ú §. HÆu quä cûa lÀn tai nån xe c Ãy là MØng gãy mt xÜÖng chân và xÜÖng ª be xÜ©ng rÃt n¥ng.
Sau Çó, khi lành h£n, dáng Çi cûa MØng không ÇÜ®c nhÜ xÜa mà chân thÃp chân cao. Khi m†i viŒc Çã qua MØng hÖi vui, t¿ an ûi: " Tøi ñÙc ki‰p trܧc thi‰u n® em.VØa ljn ñÙc không lâu, chÜa làm gì ÇÜ®c cho nó, nó Çã phäi trä gÀn bÓn chøc ngàn Mark cho nhà thÜÖng trong lÀn em bÎ tai nån này. Ÿ ViŒt Nam bÎ nhÜ vÆy ch¡c là ch‰t rÒi, tiŠn Çâu mà chåy ch»a! ". NhÜng Çôi khi MØng buÒn vì chuyŒn tÜÖng lai: " Không bi‰t em nhÜ vÀy cô bån em có còn ch© em vŠ cܧi hÕi n»a không? Gi© k‹ nhÜ tàn tÆt rÒi! ". Tuy nhiên sau này Sinh nghe MØng k‹ låi r¢ng cô bån hÙa së ch© cÆu ljn suÓt Ç©i dù bi‰t cÆu Çã mang thÜÖng tÆt. Anh chÌ bi‰t mØng cho cÆu.
Cuc Ç©i này có nh»ng n‡i Çau ít ai giäi thích ÇÜ®c. ñôi khi n‡i Çau cÙ t§i tÃp ljn, b¡t ngÜ©i ta phäi chÃp nhÆn nó rÒi lÃy Çó t¿ an ûi mình, Ç‹ còn hy v†ng mà sÓng. MØng có tên vŠ nܧc trong mt ngày mùa Çông nÖi xÙ ngÜ©i, nhÜng khi Ãy nÖi quê hÜÖng ViŒt Nam m†i ngÜ©i Çang chuÄn bÎ mØng xuân, Çón T‰t. HiŒp ÇÎnh ÇÜa ngÜ©i vŠ nܧc vÅn ti‰p tøc có hiŒu l¿c. N‰u ViŒt Nam nhÆn ai, lÆp tÙc ñÙc ÇÜa ngÜ©i Çó vŠ ngay thôi, ch£ng cÀn bi‰t Çông hay hè. Trܧc khi vŠ MØng ngÆm ngùi nhÜng cÛng t¿ an ûi: " Thôi vŠ cÛng ÇÜ®c! VŠ cܧi v® làm æn, xây d¿ng cuc Ç©i. ChÙ ª Çây bi‰t có ai chÎu làm v® mình! Còn cô bån, cÙ Ç‹ cô ch© mình suÓt Ç©i sao!? ñ©i con gái ngÜ©i ta chÌ có mt lÀn, mà bây gi© cô cÛng Çã gÀn bÓn mÜÖi tu°i rÒi, Çâu th‹ ch© mãi. Già t§i nÖi rÒi! ". Th‰ là MØng chÎu Ç‹ cho Polizei dÅn ra phi cÖ vŠ nܧc.
*
Tr©i tháng bäy n¡ng chan chan. MÒ hôi MØng ra nhÜ t¡m, nhÜng cÆu cÓ g¡ng Çào cái ao nuôi cá cho xong ni trong bu°i chiŠu nay. Nghï phäi cho xong hôm nay thôi, nên cÆu ra sÙc Çào h‰t mình.
M§i Çây MØng Çã vŠ nܧc ÇÜ®c sáu tháng. CÆu bÎ ñÙc ÇÜa vŠ nܧc vào dÎp T‰t Nguyên Çán vØa qua. MÜ©i mÃy næm m§i ÇÜ®c æn T‰t låi trên quê hÜÖng. Không khí T‰t dù chính quyŠn không cho ÇÓt pháo n°, ai Çó buÒn, nhÜng v§i MØng vÅn vui. Vui hÖn n»a nhÃt là lúc g¥p låi M§i, ngÜ©i yêu cÛ. Khi mÃy ngày vui t‰t Çi qua, g¥p M§i, MØng d† hÕi chuyŒn cܧi xin nhÜng lÀn nào cô cÛng lãng tránh, không muÓn bàn sâu ljn chuyŒn træm næm chÒng v®. Mt linh cäm n¥ng nŠ gieo xuÓng lòng cÆu: lòng con ngÜ©i sao dÍ Ç°i thay!? Nh»ng hËn hò v§i nhau trܧc ngày cÆu Çi TiŒp ch¡c gi© cô Çã quên? Mt bác hàng xóm mách nܧc: " Gi© mày bÎ tàn tÆt nhÜ vÆy rÒi thì mong gì nó chÎu! Thôi ki‰m con khác Çi con! Tao thÜÖng mày nên tao nói thÆt, ch§ không ai nói cho mày nghe Çâu. H† s® nói ra mày buÒn ". Bác sáu D©n, ngÜ©i nông dân chÃt phát ª cånh nhà tâm s¿ lòng mình v§i MØng nhÜ th‰, trong mt bu°i chiŠu khi bác Çang lùa Çàn bò vŠ chuÒng. Ngay ba má MØng cÛng không dám nói ra s¿ th¿c. Chú thím cÛng s® con buÒn. ChuyŒn tai nån xäy ra ª xÙ ngÜ©i Çã làm cho MØng buÒn rÒi, gi© con vØa vŠ nܧc chú thím nghï không nên nói huœch tËt ra ngay chuyŒn con M§i có š thay lòng Ç°i då. Nói ra chÌ t° làm cho con mình Çau kh° thêm.
VØa ngÜng tay uÓng nܧc ÇÜ®c mt lát, xa xa MØng Çã thÃy Gia, cÆu bé chæn bò cho bác sáu D©n, Çang lùa dùm bÓn con bò cûa cÆu vŠ chuÒng. MÃy con bò MØng mua tØ Çàn bò cûa bác sáu D©n m§i Çây Çã thÃy l§n Çåi. Hai con Phèn, mt con Móc và mt con ñåm. Hai cÆu bò Móc và ñåm chÌ mt hai næm n»a MØng có th‹ b¡t chܧc ông ngoåi cho Çi cày, kéo xe hái cûi ÇÜ®c rÒi. Còn hai con Phèn cái thì Ç‹ cho nó ÇÈ con. TiŠn mua bò là tiŠn riêng cûa cÆu dành døm lúc Çi làm ª ñÙc. Còn ÇÃt cÆu Çang ª là cûa ngoåi cÆu chia cho cho má tØ lúc ông bà còn sÓng. Má theo chÒng m§i, Ç‹ ÇÃt không lâu nay. Khi MØng vŠ nܧc, chÜa có viŒc gì làm má kêu cho Ç‹ MØng có công chuyŒn trÒng tr†t, Çào ao nuôi cá Ǫ buÒn. NhÜ má nói: " Tàn tÆt nhÜ mày bây gi© Çâu còn Çi cày Çi cÃy gì n»a! Thôi lÃy ÇÃt nuôi bò, Çào ao thä cá Çi con. CÛng phäi làm æn v§i ngÜ©i ta. Còn chuyŒn v® con tØ tØ cái Çã. Không con này thì con khác ". Th¡m thoát vÆy mà Çã sáu tháng qua.
Lâu nay MØng không còn vŠ nhà æn cÖm v§i ba má và các em m‡i ngày. ThÌnh thoäng cÆu m§i vŠ. Dù khoäng cách hai nhà không xa nhÜng vì tÆt nguyŠn nên cÆu rÃt ngåi Çi b. VØa mŒt, hàng xóm låi dòm ngó cái chân. HÖn n»a, l§n rÒi mà còn ª v§i ngÜ©i cha ghÈ MØng thÃy không tiŒn. CÆu t¿ nÃu æn luôn ngày hai b»a trong cæn nhà lá vØa cÃt tåm. Quen sÓng Çc thân tØ hÒi còn © bên TiŒp, bên ñÙc, nên gi© sÓng mt mình cÆu không thÃy khó khæn chút nào. N‰u có khó khæn chæng là ª m¥t tình cäm! L§n rÒi mà còn sÓng mt mình, cÆu thÃy nó ra làm sao, không giÓng ai! Bu°i chiŠu, æn cÖm xong, n‰u không Çi b ra quán con TÀm ngÒi, MØng hay kéo gh‰ bÓ ra n¢m trܧc nhà hút thuÓc, nhìn cänh vÆt, tr©i ÇÃt mây xanh. Con TÀm lúc này tr° mã ÇËp d» Ça! B‡ng dÜng MØng thÓt lên l©i Ãy. CÙ cách vài ba bu°i chiŠu, th‰ nào MØng cÛng phäi Çi ra quán con TÀm uÓng mt ly cà phê Çá. Không Çi cÆu thÃy hÖi nh§ con TÀm, chÙ không phäi cÆu ghiŠn cà phê. Con TÀm ÇËp nhÙt có lë nh© cái miŒng. Cho ljn gi© cÆu chÜa thÃy ai ª ViŒt Nam có cái miŒng và nø cÜ©i ÇËp nhÜ con TÀm, k‹ cä M§i. Không bi‰t có phäi vì M§i tìm cách tØ tØ xa lánh cÆu nên tình cäm cÆu låi tØ tØ nhít gÀn v§i con TÀm. G†i "con TÀm" là vì cÆu quen miŒng tØ lúc trܧc ngày Çi lao Çng, chÙ TÀm bây gi© cÛng Çã hÖn hai mÜÖi tu°i rÒi.
ChuyŒn gia Çình cûa TÀm cÛng hÖi dài dòng. TÀm và ÇÙa em trai nhÕ hÖn hai tu°i là con cûa mt Çôi v® chÒng cha Nam, mË B¡c. Ba TÀm là dân tÆp k‰t, sau bäy mÜÖi læm m§i dÅn v® và hai con vŠ låi quê hÜÖng miŠn Nam. Nhà ª cùng xóm nên MØng bi‰t TÀm tØ lúc Çó, lúc cô bé vØa tám chín tu°i. Em TÀm, lúc m§i vŠ Nam, cái gì nó cÛng b¡t æn, muÓn æn. ñang chÖi, thÃy mÃy con châu chÃu nó cÛng theo chøp, b¡t cho b¢ng ÇÜ®c. Cô Næm nó la: " Ê! Con này æn không ÇÜ®c Çâu! B¡t làm chi ". Nó cäi låi: " Ngon N¡m! Ÿ ngoài B¡c, con b¡t æn thÜ©ng n¡m! ". Lúc æn Çã no, ai kêu æn thêm, nó rÃt lÍ phép, trä l©i: " Då cháu æn lo rÒi! ". MÃy bác già gi«n låi: " ˆn thì lo æn Çi con, ch§ lo l¡ng gì! ". NhÜ má nó, nó nói vÀn n và l trn ln nhau, rÃt dÍ cÜ©i. Còn ba TÀm, khi vŠ t§i Nam ông m§i bi‰t mt tin buÒn Çã xäy ra tØ lâu: ChÎ Hai ông Çã bÎ ViŒt Cng b¡t Çi vì ti "mÆt báo cho ÇÎch", ch‰t trên rØng, cho ljn ngày ông vŠ låi Nam gia Çình cÛng chÜa bi‰t xác chôn ª Çâu. MÃy em ông k‹ låi, chÎ Hai bÎ oan, chÙ có mật báo mật cọp gì! Nghe tin, ông tức tối lên ngay văn phòng công an Huyện, làm dữ, cuối cùng họ xin lỗi. Họ nói tình nghi thì họ bắt. Nhưng chị Hai ông buồn, bịnh rồi chết, chứ họ không có giết. Họ dẫn ông lên tận trên núi, đào đất lấy xác về chôn cất lại. Mấy ngày đó ông chửi ỏm tỏi trong xóm: giải phóng đâu không thấy, chỉ thấy chuyện gì đâu! Giờ trở về nước Mừng thấy ông đã già, cậu bé “ăn châu chấu” đã lớn đại, còn Tầm đã làm cậu mềm lòng ra vì nhan sắc của cô.
Từ nhà Mừng nhìn xa xa về hướng tây có dãy núi dài, màu xanh sậm. Khi nhìn dãy núi này cậu thấy nhớ đến dãy núi cạnh nhà lúc còn tị nạn ở miền nam Nước Đức. Mùa hè còn đỡ, mùa đông núi ở đó như cái đầu của người đau ban cua mới nhẹ, tóc bị rụng. Lá của các cây sồi, cây dẻ trên núi đều rụng hết. Không như ở đây, núi quanh năm lúc nào cũng có màu xanh. Căn nhà lá của Mừng nằm giữa đồng nên mát mẻ. Nằm chơi nhiều lúc ngủ quên không hay. Trời mùa hè ruộng đồng xanh tươi. Từ xa, khi mặt trời lặn đã nghe tiếng ếch nhái kêu ồm ộp. Không khí làng quê quạnh quẽ như thế làm Mừng hay nghĩ đến một mái gia đình ấm cúng. Dù gì cậu cũng đã gần bốn mươi rồi, chẳng lẻ cứ theo năn nỉ Mới hoài, rồi chờ để chết già...
*
Sinh nghe người bạn về nước, ghé thăm Mừng, qua kể lại chuyện làm ăn và chuyện vợ con của cậu. Mừng vừa cưới được con Tầm làm vợ. Thằng lẩm đẩm vậy mà hay! Tàn tật vậy dễ gì có người chịu. Anh bạn cứ khen Mừng như thế. Nghe tin, Sinh cũng mừng cho cậu. Anh hy vọng Tết này Mừng sẽ có một cái Tết thật vui, còn vui hơn Tết năm ngoái khi Mừng vừa về nước. Dù còn nghèo khổ, có bị thương tật nhưng mùa xuân này đối Mừng, anh cầu mong là mùa xuân của tình yêu và hạnh phúc. Biết đâu trong mùa xuân này Mừng sẽ có con. Nếu có con trai hoặc gái đầu lòng Mừng cũng có thể đặt tên là Xuân. Tên hai cha con ghép lại: Mừng - Xuân. Sinh mỉm cười. Chính anh cũng không hiểu tại sao bỗng dưng anh có ý nghĩ như vậy. Còn nghe nói Mới chưa lấy ai, cứ chờ, cũng không biết chờ ai?
VŨ NAM



Nguyenphanan
#38 Posted : Sunday, June 1, 2008 1:17:56 AM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Lối về chân mây
Tác giả: Ðỗ Bình

Ðầu năm 1952 ông sáng tác bản đầu tay “Lối Về Xóm Nhỏ” theo điệu Fox. Ca từ trong thời đó hoàn toàn khác với ca từ và cấu trúc nhạc phổ biến sau này. Nhạc sĩ Trịnh Hưng đọc cho tôi ghi, có sự hiện diện con trai ông là cháu Trịnh Phước Ðạt và cháu gái của ông tên là Hoàng Thị Hương trong lúc ông ở bệnh viện, trước khi ông rơi vào hôn mê một ngày. Tôi không chép ca từ đó ra đây vì lý do: Ca từ sau đẹp hơn ca từ trước vì nó mang tính nghệ thuật, cấu trúc và thể điệu phong phú, mới hơn.
LỐI VỀ CHÂN MÂY

“Mưa Paris Giọt buồn rơi thánh thót,
Cơn mây chiều giăng nỗi nhớ quê hương.
Thu đến sớm lá hôm qua vàng vọt,
Gío nửa khuya rụng vài chiếc bên đường!…“

(Mưa Paris)

Tôi thường nghĩ: «Một tác phẩm ở bất cứ một thể loại nào dù là văn học hay nghệ thuật giá trị đích thực không hẳn ở lời khen tiếng chê mà tùy thuộc vào tác phẩm có thực đi vào lòng người hay không. Tuy nhiên người đời vẫn lầm lẫn gữa tác phẩm và nhân cách tác giả ! Người nghệ sĩ và tác phẩm là hai thực thể tách rời nhau nhưng lại khắn khít, có chung một niềm bất hạnh chứa đầy rủi ro, đôi khi bị vùi dập vì ngộ nhận ! Tâm hồn nghệ sĩ rất phóng khoáng, bao dung, yêu thiên nhiên, yêu tha nhân, yêu cuộc đời cho dù đời muôn cay đắng! Người nghệ sĩ chân chính yêu nghệ thuật và yêu tự do như hơi thở mạng sống.”

Trong dòng lịch sử tân nhạc Việt Nam đã mấp mé gần thế kỷ khởi từ những nhạc sĩ đầu tiên như Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Văn Chung, Lê Yên, Doãn Mẫn, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương, Hoàng Qúy…Những giai điệu quê hương mang tính lãng mạn trữ tình của dòng nhạc tiền chiến. Gió vi vu trên đồi, rừng xào xạc lá, những tiếng động va chạm phát ra trong thiên nhiên; thoảng nghe chỉ là những tạp âm. Nhưng nếu tất cả những âm thanh đó hòa với nhau, phải chăng lại là bản giao hưởng tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho con người ? Hay phải đợi đến lúc xuất hiện người nghệ sĩ, nhờ sự rung động cảm xúc, đã biết vận dụng kỹ thuật, chắt lọc các âm thanh phối hợp thành một thứ nghệ thuật gọi là âm nhạc ?”.

Vòm trời văn nghệ vừa tắt một vì sao, nhạc sĩ Trịnh Hưng vừa giã biệt chúng ta! Hương hồn nghệ sĩ ấy đã bỏ trần thế đi về miền miên viễn tìm cõi phiêu bồng trú ngụ. Hôm nay tôi xin dạo một khúc nhạc lòng, nén hương để tiễn người đi xa.

Trịnh Hưng sinh năm 1930 tại Hà Nội, nguyên quán Bắc Ninh, bố là một quan huyện, mẹ là thứ thiếp. Ông mồ côi mẹ lúc mới ba tuổi nên sống với một người bà con ở Hà Nội. Thuở thiếu thời cuộc sống của ông rất chật vật, ông có người bạn rất thân thuộc gia đình khá giả là Phạm Nghệ. Ông cho biết: “Phạm Nghệ mới có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh nhất là phân biệt được những âm sắc của tiếng động ở những cường rất độ nhỏ”.

Hai người cùng đi kháng chiến lúc tuổi còn rất trẻ để thỏa chí làm trai, họ cùng chung trong đoàn văn công. Trong chiến khu ông đưọc thụ huấn một lớp âm nhạc do Gs Tạ Phước giảng dạy. Sau nhiều năm dài tham gia kháng chiến, hai người đã cùng bỏ hàng ngũ về thành vào những thời gian khác nhau. Nhạc sĩ Phạm Nghệ di cư vào Nam sau đó qua Pháp du học ngành âm nhạc và trở về trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn làm giáo sự thực thụ môn violon cho mãi dến 1975, ông cùng gia đình di tản qua Hoa Kỳ. Trịnh Hưng và Phạm Nghệ vẫn giữ tình bằng hữu nồng ấm như thủơ ban đầu và liên lạc thường xuyên với nhau. Do đó người có thể biết được Trịnh Hưng nhiều nhất ở Mỹ là Giáo Sư Phạm Nghệ.

Vì biết mình chỉ còn con đường âm nhạc để tiến thân, nhạc sĩ Trịnh Hưng ngoài ngón đàn Mandoline, Hawai, ông đã học sáng tác và dành nhiều thì giờ tự tập thêm đàn Guitare trong cuốn Méthode de Guitare soạn bởi F. Carulli, được Giáo Sư Tạ Phước chép lại. Nhờ sự chăm chỉ tập luyện, ông có thể độc tấu Tây Ban Cầm cho bằng hữu thưởng lãm. Ðầu năm 1952 ông sáng tác bản đầu tay “Lối Về Xóm Nhỏ” theo điệu Fox. Ca từ trong thời đó hoàn toàn khác với ca từ và cấu trúc nhạc phổ biến sau này. Nhạc sĩ Trịnh Hưng đọc cho tôi ghi, có sự hiện diện con trai ông là cháu Trịnh Phước Ðạt và cháu gái của ông tên là Hoàng Thị Hương trong lúc ông ở bệnh viện, trước khi ông rơi vào hôn mê một ngày. Tôi không chép ca từ đó ra đây vì lý do: Ca từ sau đẹp hơn ca từ trước vì nó mang tính nghệ thuật, cấu trúc và thể điệu phong phú, mới hơn. Có thể nói nhạc sĩ Trịnh Hưng là một trong số những nhạc sĩ tiền chiến viết theo dòng nhạc ngũ cung, dân ca dân nhạc, và là một trong những người tiên phong đổi mới làn điệu dân ca qua các thể điệu Tây Phương như: Cha cha cha (Lối Về Xóm Nhỏ), Mambo - Boléro (Lúa Mùa Duyên Thắm, Trăng Soi Duyên Lành, Tình Thắm Duyên Quê, Tiếng Ca Dân Lành), Rumba (Miền Nam Mưa Nắng Hai Mùa).

Trong thời gian ở vùng chiến khu miền Thanh Hóa, nhạc sĩ Trịnh Hưng ở chung với gia đình ông bà Lê Khải Trạch và nhận ông bà Lê Khải Trạch là anh chị nuôi. Cũng chính ở đây ông gần gũi và thân với nhà thơ Quang Dũng, vì nhà thơ Quang Dũng là bạn thân với ông bà Lê Khải Trạch. Lúc trước ông đã từng gặp gỡ nhà thơ Quang Dũng và nhà thơ Hữu loan, nhưng vị thế của ông và hai người khác nhau nên chưa có sự giao tình đậm đà. Nhạc sĩ Trịnh Hưng cho biết: “Nhà thơ Quang Dũng rất đẹp trai và đa tài. Ông cũng như nhạc sĩ Văn Cao nhà thơ Quang Dũng biết Cầm, Kỳ, Thi, Họa, ngâm thơ và hát rất hay. ” Ông thường độc tấu đàn cho nhà thơ Quang Dũng nghe, cũng vì thế ông trở thành em kết nghĩa của nhà thơ Quang Dũng. Và cũng từ điểm này ông cũng trở thành em kết nghiã với ông Trần Chánh Thành (thời Đệ Nhất Cộng Hòa giữ chức bộ trưởng Bộ Thông Tin), ông Trần Chánh Thành là bạn thân của vợ chồng ông bà Lê Khải Trạch.. Những người này đang chuẩn bị để trở về thành. Trên đường về thành phải qua những trạm kiểm soát của công an Việt Minh, để tránh bị phiền nhiễu, bà Nguyễn Thị Chi vợ của ông Lê Khải Trạch (từng đảm nhận chức Ðổng Lý Văn Phòng bộ trưởng Bộ Xã Hội, Lao Ðộng thời Đệ Nhất Cộng Hòa), đã nhận Trịnh Hưng là em ruột, từ đó Trịnh Hưng đổi thành Nguyễn Văn hưng. Nhạc sĩ Trịnh Hưng cho biết ông cùng các anh chị về thành năm 1952. Về Hà Nội nhạc sĩ Trịnh Hưng đi đánh đàn trong các phòng trà dancinq cho lính Tây khiêu vũ một thời gian ngắn, và dạy thêm đàn Hawai cho một số em học sinh. Sau đó ông vào Sài Gòn muốn tiếp tục đàn cho các phòng trà Dancinq nên đã đến gặp ông bầu quản lý các ban nhạc các phòng trà là nhạc sĩ Trần văn Lý, một danh thủ piano, accordéon và cũng là nhạc trưởng của dancinq Kim Sơn, các phòng trà và đài Sài Gòn. Nhưng vì các nơi đó đã có đủ nhạc sĩ, nên ông chỉ được mướn chơi đàn thế những lúc các nhạc sĩ bị bệnh hay vì một lý do nào đó vắng mặt. Trong sự bấp bênh đó, may thay có người giới thiệu ông đến khu Hồ Văn Ngà, một khu vực bán đàn và dụng cụ âm nhạc thời bấy giờ. Vì thấy ông chơi đàn giỏi, người chủ mưới ông ngay và còn cho ông mở lớp nhạc tại đó nhằm mục đích câu khách. Cách tiệm bán đàn của ông không xa có hai lớp dạy nhạc của hai danh sư là nhạc sĩ Lâm Tuyền và nhạc sĩ Trọng Khương. Thời cuối thập niên năm mươi nền âm nhạc Tây Phương đang thịnh trong giới thượng lưu trí thức Sài Gòn, những nhạc sĩ chơi đàn guitare giỏi như Lâm Tuyền, Trọng Khương, Trịnh Hưng không nhièu lắm. Nhạc sĩ Trịnh Hưng nhờ lớp nhạc mà trở nên khá giả, đời sống trở nên phong lưu, tiền bạc dư giả, quan hệ bạn hữu càng rộng rãi, ông lập gia đình 1955. Cuối năm 1956 nhạc sĩ Trịnh Hưng dời lớp nhạc về số 9/1 Cao Thắng, và ở đó đến ngày ông qua định cư bên Pháp. Ở lớp dạy nhạc Cao Thắng ông dạy đủ thứ: đàn Mandoline, Hawai, Guitare, và Luyện thanh, nhưng chỉ có môn guitare là sở trường của ông. Có rất nhiều nghệ sĩ sau này thành danh đã từng đến học ông, hoặc nhờ ông chỉ dẫn hoặc nhờ sự đỡ đầu của ông trên lãnh vực âm nhạc. Những ca sĩ đã từng học ông: Ánh Tuyết, Thanh Thúy, Bạch Yến, Túy Hồng..v à các nhạc sĩ như Trúc Phương, Phạm Thế Mỹ, Ðỗ Lễ...vv.. Riêng cặp nghệ sĩ Ngọc Cẩm Nguyễn Hữu Thiết chỉ mượn chỗ của ông để luyện thanh và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa mượn chỗ của ông để dạy sáo. Nhạc sĩ Trịnh Hưng gặp nhạc sĩ Trúc Phương vào cuốn năm 1967, lúc đó nhạc sĩ Trúc Phương đang dạy kèm nhạc cho một cô con gái của một nhà xuất cảng tại Sài Gòn. Qua hình nốt và giai điệu, mối duyên âm nhạc đã nảy sinh chuyện tình giũa người nhạc sĩ nghèo và người con gái nhà giàu. Vì mối tình trắc trở đó, nhạc sĩ Trúc Phương đã viết ca khúc Lỡ Chuyến Ðò, và muốn tung nhạc phẩm Lỡ Chuyến Ðò của mình ra thị trường, nên Trúc Phương đã đến nhờ nhạc sĩ Trịnh Hưng đỡ đầu lancer. Trong giao tình nhạc sĩ Trúc Phương đã học thêm về kỹ thuật sáng tác của Trịnh Hưng, và hai người đã viết chung ca khúc: “Tình Thắm Duyên Quê”.

Thời kỳ ở chung với ông bà Lê Khải trạch, Trịnh Hưng đã thầm trộm yêu cô con gái ông bà Lê Khải Trạch là cô Lê Thị Bích Liên. Người thiếu nữ mới chớm tuổi trăng tròn cũng thầm mê tiếng nhạc của chàng nhạc sĩ nghèo. Mối tình đầu thơ ngây, trong sáng tưởng sẽ thăng hoa, nhưng ai ngờ mối tình đầu đời gặp đầy oan trái! Cuộc tình chỉ kéo dài chưa đến một năm thì tan vỡ vào cuối năm 1954! Nhưng nợ tình còn vương vấn mãi đến ngày trước khi bị hôn mê, nhạc sĩ Trịnh Hưng vẫn còn nhắc tên người tình xưa!! Ôi chữ tình!

Nhạc sĩ Trịnh Hưng ôm mối tình sầu buông lời ai oán. Ca từ ray rức than thở tiếc nuối:

“Buồn trông mây tím giăng ngang trời,
Chiều thu như chết trong lòng tôi.
Ðêm nào em khẽ nói bên tôi,
Đây tình yêu trong trắng trao tôi
Em thề yêu chỉ anh mà thôi.
Lời xưa âu yếm nay đâu rồi?
Thoáng như cơn gió đưa bèo trôi.
Ai ngờ câu chót lưỡi đầu môi,
Dem tình yêu gian dối trao tôi,
Cho lòng tôi mang mãi hận đời!
Ôi tình lỡ rồi
mà hình bóng người còn như mãi trong lòng tôi.
Duyên tình lỡ làng
đành nhớ tiếng đàn tìm trong quên lãng theo thời gian!
Ðàn tôi đã đứt giây tơ rồi.
Mình tôi cam sống trong lẻ loi.
Ai làm cho đôi lúa đôi nơi,
cho lòng ta đau xót khuôn nguôi
mong thời gian xóa đi hận đời.”

Trịnh Hưng trách ông tơ bà nguyệt không se duyên, hay trách nghịch cảnh? Vì trên danh nghĩa ông là cậu của người đẹp Bích Liên. Gia đình của ông Lê Khải Trạch là một gia đình danh tiếng và đầy thế lực lúc bấy giờ, do đó dư luận nào cho phép!? Nhạc sĩ Trịnh Hưng đành chôn chặt khối tình si trong lòng, và từ nỗi đau đó nhạc sĩ đã viết được một ca khúc tuyệt đẹp, giai điệu lãng mạn, cấu trúc cầu kỳ, ca từ đãi lọc qua thể điệu Tango. Ðây là một bài độc nhất trong đời nhạc sĩ Trịnh Hưng viết về “ tình yêu đôi lứa”, một ca khúc ngoài chủ đề quê hương. Nhạc sĩ Trịnh Hưng mê người đẹp Bích Liên lắm, bằng chứng ông vẫn để tấm hình cỡ trung của người thiếu nữ rất đẹp này trên đầu giường. Ông nói: “Tấm ảnh đó đã theo ông hơn nửa thế kỷ và lúc nào cũng để đầu giường”.

Tôi có hỏi ông:

“ Tại sao anh không viết thêm những bài trữ tình như thế nữa?”

Ông trả lời:

“Nàng đã mang hết tình yêu của tôi đi rồi, còn yêu gì nữa mà viết!”

Tôi hỏi tiếp:

“Ngày trước tôi không được nghe bài này, anh có lancer trên đài không?”

Trịnh Hưng cười nói:

“Có chứ! Tôi bỏ tiền ra lancer vài lần trên đài phát thanh Sài Gòn nhưng không gây được ấn tượng cho thính giả, nên dẹp luôn!

Tôi im lặng, một thoáng suy tưởng về dòng nhạc tango lãng mạn, vào thời điểm đó những nhạc sĩ viết thể điệu Tango tuyệt vời là Hoàng Trọng, Dương Thiệu Tước, Ngọc Bích và Trần Hoàn thì bài Tìm Quên của Trịnh Hưng bị chìm là lẽ đương nhiên! Hơn nữa những ca khúc ca ngợi tình quê hương đang được chính quyền thời đó khuyến khích, thì những bản nhạc chỉ đề cao tình cảm trái ngang đôi lứa ít được phổ biến, nhạc tình chỉ dành cho số ít người hâm mộ.

Hôm vào thăm nhạc sĩ Trịnh Hưng lúc ông còn tỉnh; tôi có đề cập đến bài Tìm Quên và định hỏi những ca sĩ nào hát bài đó. Nhưng ông say sưa kể chuyện đời và về những văn nghệ sĩ khác. Lòng tôi xa xót vì biết đây là những lời cuối của một kể sắp ra đi, do đó tôi thôi không hỏi và im lặng nghe ông nói.

Cũng như bao gia đình khác ở miền Nam, tháng Tư năm 1975 là một biến cố lớn trong đời nhạc sĩ Trịnh Hưng. Mấy người anh kết nghĩa trong chiến khu: Nhà thơ Quang Dũng thì bị tước đoạt đi ngòi bút sau vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, đời sống bị dập vùi tối tăm không biết trôi dạt đi đâu! Còn ông anh rể ( trên giấy tờ) là ông Lê Khải trạch bị VC bắt đi mất tích ngay sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, và người anh kết nghĩa thứ ba là ông Trần Chành Thành thì tự tiết khi VC vào chiếm Sài Gòn. Những chỗ dựa tinh thần của nhạc sĩ Trịnh Hưng bị hụt hẫng, mất hút. Bằng hữu văn nghệ thì tản mạt khắp phương trời. Kể từ đó ông đâm ra cô đơn, chán đời! Ông đã từng sống với Việt Minh nên hiểu rõ bộ mặt CS, ông biết cách thu mình, điếu đóm với công an khu vực cho qua ngày. Sau này ông tâm sự với tôi:

“ Khi CS vào chiếm miền nam, tất cả anh em đều đi tù; mà tôi vẫn mở lớp dạy nhạc; dù rằng những bài nhạc thực tập là những bài nhạc vàng, được xếp loại văn hóa đồi trụy...nhưng tôi vẫn cảm thấy hổ thẹn vì mình không được đi tù, nghĩa là không được xếp loại thành phần nguy hiểm, trí thức văn nghệ sĩ!”

Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng chợt hiểu cái tính ngông thời đại của kẻ sĩ.

Sau năm 1975 ngọn lửa bạo lực đã thiêu rụi mạch sống của vườn hoa văn nghệ miền nam. Biết bao văn gnghệ sĩ tinh hoa của đất nước bị tước đoạt ngòi bút, không những thế còn bị đầy ải cầm tù trong chiến dịch X2, mệnh danh «chiến dịch đánh văn nghệ sĩ phản động» như Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Hồ Hữu Tường, Hồ Văn Ðồng, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Hoàng Hải Thủy, Hoàng Anh Tuấn, Hồ Nam, Họa sĩ Chóe, Họa sĩ Ðằng Giao, Sơn Ðìền Nguyễn Viết Khánh, Hoàng Vĩnh Lộc, Thân Trọng Kỳ, Minh Ðăng Khánh, Lê Văn Vũ Bác Tiến, Nguyễn Mạnh Côn, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Như Phong Lê Văn Tiến, Mạc Thu, Thái Thủy, Thanh Thương Hoàng, Tô Ngọc, Thái Dương, Trần Việt Sơn, Lý Ðại Nguyên, Trịnh Viết Thành, Cao Sơn, Trịnh Hưng, Nguyễn Khánh Giư, Ngô Công Minh, Ðậu Phi Lục, Võ Xuân Ðình, Anh Quân, Nguyễn Văn Minh (Minh Vồ), Ninh Chữ, Uyên Thao ..vv..

Những người đã chết trong tù: Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Phạm Văn Sơn, Hiếu Chân, Ngọc Thứ Lang, Dương Hùng Cường, Thục Vũ, Minh Kỳ, Hồ Ðình Phương, Minh Ðăng Khánh..

Hoặc những người được thả ra về nhà chết :

Vũ Hoàng Chương, Trịnh Viết Thành, Anh Quân, Trần Việt Sơn…Bạo lực có thể cướp đi mạng sống của con người, nhưng vẫn không thể nào hủy diệt được tâm hồn nghệ sĩ chân chính và những người yêu tự do. Nhạc sĩ Trịnh Hưng ôm cái thẹn của kẻ sĩ, vì những người trên đều là bằng hữu của ông. Ðến khi người con trai ông bị công anh đánh chết vì tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, không chịu sang Campuchia. Thế là ngọn lửa căm thù có dịp bùng phát. Nhạc sĩ Trịnh Hưng chỉ trong 15 phút viết xong nhạc phẩm: “ Ta Quyết Tâm Ðập Tan Lũ Giặc Hồ”. Gần 50 năm kể từ bài nhạc đầu tay, và hơn mười mấy năm sau bài: “ Hoan Hô ngày 26 tháng Mười ”ra đời năm 1962 ca ngợi tổng thống Ngô Ðình Diệm, bài nhạc được bộ thông tin mua 70 ngàn đồng, số tiền quá lớn ở thời điểm ấy. Do những uẩn ức trong lòng đã giúp ô nguồn cảm hứng viết lại dòng nhạc mạnh. Và cũng chính bài nhạc này xúyt tí nữa ông đã bỏ đời trong sà lim! Số phận một tác phẩm chìm nổi tùy theo tác động của xã hội. Nhưng tác giả vẫn là kẻ bị vùi dập bởi bạo quyền khi dám lên tiếng tố giác những bất công, cường bạo của xã hội!

Tôi hỏi ông: “Làm sao công an biết mà đến bắt anh?”

Ông đanh mặt lại như còn hậm hực:

“ Chúng nó để ý tôi lâu rồi! Chúng rình, quyết bắt tôi về tội nhạc vàng, nhưng cứ mỗi lần chúng xông vào tôi cho học trò đàn những bài nhạc Liên Sô.”

Ông kể tiếp:

“Hôm đó cũng như những lần trước, học trò tôi đang đàn, công an ập vào xét nhà chúng lục một hồi thấy những bộ nhạc tuyển hàng trăm bài của ccác bạn bè nhạc sĩ tặng, tôi rất qúy nên đóng thành tập bìa mạ vàng thật đẹp, và cất dấu nó rất kỹ. Khi chúng lục lọi và tìm thấy, chúng mừng qquá vì đã tìm ra chứng cớ buộc tội tôi chứa văn hóa đồi trụy. Chúng lập biên bản và xét người tôi, lòi ra bài Ta Ðập Tan Lũ Giặc Hồ. Tên công an chỉ đáng tuổi con tôi, nó hét ầm lên chửi, và xỉ vả tôi thậm tệ. Tôi rất an nhiên, có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời tôi giữ được sự bình thản như thế!”

Viên chỉ huy công an hỏi:

“Ông chứa chấp đồ phản động, lại còn viết nhạc kêu gọi lật đổ chính quyền, ông không sợ tù hả?”

Nhạc sĩ Trịnh Hưng điềm tĩnh trả lời:

“ Tôi chờ nó từ lâu, các ông đến hơi muộn.”

Viên công an giận dữ lên đánh báng súng trượt qua mặt ông. Trịnh Hưng nói:

“Nó hù tôi chứ cái báng súng đó vào đầu là chết ngay!”

Trong số những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Hưng viết trước năm 1975 về quê hương; ông thích nhất bài Tôi Yêu sáng tác năm 1954, vì nó là sự hoài niệm nhớ quê hương xứ bắc . Những hình ảnh lũy tre, con sông, bến đình, chợ làng quê... Ông mang thêm hình ảnh nhịp cầu tre miền nam đem nhập vào toàn cảnh để có một bức tranh quê sống động. Trong cấu trúc nhạc. Bài Tôi Yêu được viết theo cung ré trưởng vui tươi, hành âm vừa phải và theo nhịp 2/2 hay (C chẻ ), hợp với tiết tấu, giai điệu và ca từ. Ðiểm đặc biệt trong bài này ông đã dùng quảng 9,( vàng bến đình....yêu trăng buông lơi) Từ nốt Là lên nốt Si thường gặp ở nhạc không lời hay nhạc ngoại quốc. Ở thời điểm đó ít có nhạc sĩ miền nam viết. Vì ngôn ngữ Việt đơn âm, chọn lựa một ca từ nghe hợp êm tai rất khó, nhạc sĩ Trịnh Hưng đã thành công ở sự chọn ca từ bài này. Nhạc sĩ Trịnh Hưng kể cho tôi nghe: Khi viết xong bài nhạc Trịnh Hưng có khoe với vài người bạn nhạc sĩ, tất cả đều chê viết như thế là không đúng, và khuyên ông nên sửa lại. Ông tự ái và nhất quyết tung ra thị trường và đã thành công, được mọi người yêu thích mãi đến hôm nay.. Do đó trước lúc gĩa từ cuộc đời, tôi hỏi ông: “Bài nhạc nào ông thích nhất ?” Ông trả lời: “bài Tôi yêu.”Tôi hởi tiếp: “Anh phục nhạc sĩ nào nhất, tại sao?;” Trịnh Hưng trả lời:

“ Nhạc sĩ Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Y Vân, Văn Phụng, Trúc Phương, Phạm Duy.... Riêng Trịnh Công Sơn có tài và may mắn gặp thời. Những nhạc sĩ tôi kể trên là vì họ sáng tác bài nào cũng trên trung bình. Ðó là một điều rất khó trong sự nghiệp sáng tác của đời nghệ sĩ. Anh Phạm Duy thì rất có tài và có nhiều bài hay nhưng cũng lắm bài dở, và anh ấy có có lắm tật!!”

Nhạc sĩ Trịnh Hưng không dám đụng tới những nhạc sĩ tiền chiến, anh rất tôn trọng họ. Thật ra trong làng âm nhạc miền nam, nhất là sau thập niên năm mươi xuất hiện nhiều nhạc sĩ có tài nhưng theo khuynh hướng nhạc tình lãng mạn, bán cổ điển, có phong cách thính phòng, hay nhạc thời trang ca ngợi tình quê hương, tình đôi lứa trong thời chiến, và nhạc trẻ. Tôi biết anh Trịnh Hưng không chuyên về loại nhạc đó nên không nhắc tới những người viết. Tôi hỏi tiếp:

“ Trong số các văn nghệ sĩ từ thời tiền chiến đến nay anh phục ai nhất? Tại sao?

Nhạc sĩ Trịnh Hưng trả lời:

“ Về phía nhạc tôi phục nhất là nhạc sĩ Lê Thương, và văn thơ tôi phục nhất nhà thơ Quang Dũng; Vì hai ông đều là người có đức độ, đứng đắn, đôn hậu, cư xử tế, biết thương anh em.”

À, thì ra nhạc sĩ Trịnh Hưng trọng đức hơn tài! Lòng tôi bỗng hoan hỷ vì không nhận xét lầm Trịnh Hưng. Cho đến lúc tàn hơi cuối đời của ông, những tấm lòng tốt vẫn là những hình ảnh ngự trị trong tâm não, chiếm hữu tình cảm của ông.

Trịnh Hưng tính tình hiền hòa nhưng hay cục, ông ăn nói bộc trực nghĩ sao nói vậy. Nhiều lúc ông phát ngôn người nghe đến ngượng tai! Ông rất ghét những người đạo đức giả, nhưng lại rất kính trọng những người đạo đức. Ông thường ví von nói với những người chung quanh khi nhận nhật xét đạo đức người nào đó:

“Con ruồi đực bay ngang không những ông phân biệt được đâu là con ruồi đực, đâu là con ruồi cái, mà còn nhận biết cả con ruồi lại cái nữa!” .

Bằng hữu nghe cười, hiểu tính khôi hài của ông. Riêng ông chỉ muốn góp mặt, làm cười cho mọi người vui nên thích kể chuyện tiếu lâm, nhất là những câu chuyện tiếu lâm dân gian châm biếm chế độ CS. Ông rất có duyên kể chuyện, mọi người nghe đều cười ồ, và có những tiếng cười kéo dài nắc nẻ. Nhưng chuyện tiếu lâm dù có hay thì cũng chỉ nghe một lần, và bằng hữu không muốn ông kể lại ở những lần khác, nhất là các bà! Nhìn ông thở dốc tôi nén xúc động hỏi: “ Trong đời anh thích nhất cái gì?” Nhạc sĩ Trịnh Hưng mở to đôi mắt vung tay nói lớn: “Tôi thích Tự Do! ”Tôi và anh đồng cười lớn cảm nhau qua câu nói.

Nhạc sĩ Trịnh Hưng dáng người nhỏ bé, gầy gò, đôi má nhăn nheo xếp thành vết nứt như mùa hạn hán, nhưng đôi mắt vẫn sáng ngời, lấp loáng ánh tinh ranh. Ai vì vô tình chạm đến ông người đó khó được ông bỏ qua, đôi khi quá mạnh tay! Bằng hữu chơi với ông thường họ không chấp nhặt ông chuyện này, mà thường qúy ông ở những nhạc phẩm mà ông đã cống hiến cho đời, qua đó người ta tìm lại hững kỷ niệm thuở thiếu thời, vì đã từng ca hát nhạc của ông.. Nhiều năm sau này ông luôn đội chiếc mũ feutre nỉ, phong cách của các công tử đất Hà thành năm xưa, ông còn chống cây gậy. Thật ra ông thích có chút hình ảnh nhạc sĩ Văn Cao lúc xế chiều.

Tôi qúy Trịnh Hưng không chỉ về lãnh vực âm nhạc, mà còn qúy ở tấm lòng của anh biết chia sẻ với bằng hữu, nhất là bạn văn nghệ. Trịnh Hưng và tôi quen với một cặp vợ chồng hành nghề y, cả hai thích ca hát hơn đến phòng mạch làm giầu. Trong một buổi họp mặt thân hữu, bà kể cuối tuần qua, bà đi chợ ở khu Á Châu Paris 13. Bà đứng xếp hàng đằng sau bị che khuất, thoáng thấy một ông cụ già đứng xếp hàng phía trước khá lâu chỉ để mua một gói mì. Khi cụ già quay mặt lại bà bạn mới nhận ra là nhạc sĩ Trịnh Hưng. Bà thấy xót xa quá gọi lớn tên anh, cả dãy người mới biết đây là người nhạc sĩ danh tiếng một thời. Trịnh Hưng cười chào, rồi lững thững chống gậy bước đi. Tôi nghe bà bạn cho biết nên vội vã ghé thăm anh. Vì đến bất chợt không báo trước, phòng của anh thì không bao giờ khóa. Tôi thường bảo anh nên khóa của. Anh nói: “ Có cái gì đâu mà mất, ít cuốn sách, dăm tờ báo bằng hữu gởi tặng ai mà thèm đọc mà lấy . Chỉ có mình mới yêu nó, trân trọng nó thôi, chứ của lả gì thứ đó!” Tôi hết ý kiến!

Thấy tôi bước vào, nét mặt anh Trịnh Hưng tươi lên. Tôi thấy anh ngồi co rúm trên giường, đèn phòng không mở, ánh sáng lờ mờ trông anh thật bệnh hoạn!

Tôi hỏi:“Anh ốm hả?”

Trịnh Hưng cười rói lên:

“ Ốm cái gì..., ốm đàn bà thì ốm!”

Chúng tôi kéo nhau ra khu Á Châu quận 13 ăn và bù khú. Tôi không nhắc đến chuyện anh mua gói mì vì sợ anh tự ái. Tôi hiểu con người Trịh Hưng đầy rẫy mặc cảm tự tôn cũng như tự ti. Anh chỉ hỏi xin những người anh thật thân và qúy. Anh nghĩ nhận của bạn là nhận sự chia xẻ, người đó không phải cho anh mà chia xẻ với anh. Hiểu điều này nên tôi đã vận động bằng hữu văn nghệ đến thăm. Rất nhiều người trong giói trí thức văn nghệ sĩ thường đến thăm hỏi, giúp đỡ anh. Anh có mấy người con đều khá giả, có chồng Pháp cuộc sống trung lưu ở xã hội Pháp hiện nay. Ðám con anh rất thương anh, muốn giúp đỡ anh nhưng lại sợ tính bất thường của bố! Những tặng phẩm, quà biếu anh không chê, nhưng thái độ biếu phải chân thành, nếu không lộ chân tình anh sẽ thẳng thắn từ chối và còn mắng người cho. Nhiều bằng hữu than với tôi: “Ông Trịnh Hưng...nghèo mà làm phách! Chẳng hiểu anh làm cách nào mà chịu nổi ông?!”Thật ra chẳng có bí quyết gì ngoài tình thương! Tôi kiếm lời giải thích.

Có lần nhà báo Trần Văn Ngà ở Mỹ sang thăm Paris, tôi dẫn anh Ngà và nhà báo Dương Văn Lợi đến thăm anh tại trung tâm dưỡng lão, gặp con gái của anh là cô H. Trinh đang chăm sóc cho bố. Cháu H. Trinh muốn mời chúng tôi đến dùng cơm tại nhà cô. Anh Trịnh Hưng nhìn tôi như muốn tôi nhận lời. Thế là hôm sau chúng tôi hện nhau cùng anh Trịnh Hưng đến nhà con gái anh dùng cơm trưa. Nhà con anh ở một khu khá sang ở Paris, chiếm nguyên một dãy, nghĩa là quá nhiều phòng thừa. Trong nhà trang trí những thứ đắt tiền. Ăn xong, chúng tôi từ giã gia chủ để về. Anh Trịnh Hưng kêu to lên:

“Các anh chờ tôi về chung với.”

Chúng tôi ngạc nhiên. Tôi hỏi:

“Nhà con anh đẹp quá sao không ở chơi lâu một chút?”

Trịnh Hưng trả lời:

“ Về nhà mình tuy nghèo nhưng được tự do hơn. Tính tôi thích bừa bãi, lại lơ đãng,nhỡ mình lỡ tay đụng bể đồ của nó thì phiền! Con mình thì không sao, chứ thằng chồng Pháp của nó nếu có nặng nhẹ thìt gia đình mất vui đi. Ai mà mang lại phiền hà đến hạnh phúc của con.”

Tôi nghe anh tâm sự mà thấy thương anh, tấm lòng của người cha đối vvới con thật cao cả, nhưng con anh nào biết.! Chúng cứ ngỡ bố chúng khó, con mời về nhà mà chê!

Nước Pháp không giầu bằng nước Mỹ, nhưng vấn đề an sinh xã hội và bảo hiểm y tế thì rất tốt, nhất là đối với trẻ em và người già. Anh Trịnh Hưng ở trong khu dưỡng lão vùng Créteil, cách khu chợ Á Châu quận 13 chừng 10 phút xe. Ðó là một trung tâm tốt và đắt tiền nhưng chính phủ trả hết. Trước năm 2000 tôi xuống Lyon sinh hoạt văn hóa, thấy hoàn cảnh của anh Trịnh Hưng, về Paris tôi nhờ chị bạn là điêu khắc gia Vương Thu Thủy có chồng làm công chức tại tòa thị chính Créteil. Nhờ sự giúp đỡ đó anh Trịnh Hưng mới vào được trung tâm dưỡng lão gần Paris. Số tiền gìa hàng tháng của chính phủ trợ cấp cho anh Trịnh Hưng đủ sống, ngang với tiền hưu trí của một người làm vìệc lương căn bản dưới 30 năm trên xứ pháp. Ðối với lối ăn xài của người việt là dư chút đỉnh. Tôi ngạc nhiên vẫn thấy anh Trịnh Hưng vẫn cần kiệm kham khổ. Ở chỗ thân tình anh không dấu tôi. Ðể anh có thể tham gia sinh hoạt văn hóa và chung vui với bằng hữu tôi giúp anh những khoảng đóng góp. Anh yên tâm tham dự. Tôi biết anh Trịnh Hưng thường bớt phần ăn của mình để gởi tiền về giúp những bạn tù còn ở quê nhà. Do đó tôi đã chia sẻ cùng anh. Anh tâm sự với tôi ao ước về quê hương thăm mộ của mẹ anh mà hơn 70 năm anh chưa lần viếng, và cũng chẳng biết phần mộ ở đâu! Hơn nửa năm dành dụm, anh đã có đủ tiền vé máy bay, nhưng tiền chi tiêu và biếu bạn thì quả là nan giải! Anh không muốn xin các con, tôi hiểu nên kêu gọi vài người bạn văn nghệ giúp anh, trong đó có nhà thơ Kim Vũ ờ San Jose, vợ chồng nhà thơ Tina, Lê Trọng Nghĩa ở Sacramento, nhà văn Trần Ðại Sỹ ở Paris giúp anh một số thuốc đem về bán và tôi giúp anh chia sẻ với một số ít văn nghệ sĩ, và chọn vài người trong nhân văn giai phẩm mà tôi chưa biết mặt nhưng rất ngưỡng mộ. Anh Trịnh Hưng nhận lời vì họ đều là bạn anh. Tôi lo lắng sợ nhạc sĩ Trịnh Hưng về VN sẽ gặp nhiều rắc rối, vì những bài viết tố cộng của anh đăng tải trên khắp các báo ở Hải ngoại. Và việc anh về thăm các nhà thơ bị trù dập trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, dù phát xuất từ tấm lòng trong tình người, không một ý nào khác, nhưng tôi vẫn sợ những con người trong xã hội CS đa nghi, họ có thể giữ anh Trịnh Hưng, hay mượn cớ nhốt anh ấy lương tâm tôi sẽ không yên ổn được! Và nhạc sĩ đã làm cuộc hành trình về quê hương. Về đến Hà Nội Trịnh Hưng hỏi thăm nhiều nơi về địa chỉ nhà thơ Quang Dũng, nhà thơ Hữu Loan, nhà thơ Hoàng Cầm, nhưng chẳng một ai biết! Lần mò mãi ông cũng đã tìm được gia đình của nhà thơ Quang Dũng và nhà thơ Hữu Loan. Rất khó khăn và vất vả ông lặn lội xuống tạn Thanh Hóa, thuê xe ôm tìm nhà của nhà thơ Hữu Loan cách thành phố mấy chục cây số. Và cuối cùng nhạc sĩ Trịnh Hưng cũng gặp được nhà thơ Hữu Loan. Sau khi về Paris anh đã viết lại cuộc hội ngộ đó. Tôi xin trích một đoạn đối thoại giữa anh và nhà thơ Hữu Loan:

Nhà thơ Hữu loan kể:

“...Sau khi hoàn thành việc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, bọn họ phát động phong trào đấu tố toàn tỉnh Thanh Hóa. Từ thành phố đến huyện xuống tới xã thôn, nơi nào cũng có cán bộ đến giải thích kích động hô hào. Biểu ngữ căng đầy đường. Ngày đêm, họ tụ họp các thanh niên nam nữ, thiếu niên, nhi đồng, đi thành từng đoàn, hô to những khẩu hiệu được học thuộc “Hãy giết sạch lũ địa chủ cường hào ác bá!” “Đào tận gốc, trốc tận rễ!" "Cường hào ác bá ra tro!"... Khắp chốn, các đội cán bộ đến lôi dân chúng ra tuyên truyền nhồi sọ những lời vu oan giá họa dùng để áp đặt lên những người bị đem ra đấu tố. Dân chúng kinh hoảng khi thấy đội cán bộ vào làng để học tập việc đấu tố. Quyền hành sinh sát trong tay họ. Dân chúng sợ quá nói với nhau “Nhất Đội, nhì Trời”! Đội gieo tang tóc, máu đổ thịt rơi, gây kinh hoàng, làm cho từng người dân đêm nằm ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp lo có người trong đội hoặc du kích rình rập bên ngoài nghe trộm.
Nhà thơ Hữu Loan ngừng nói, nhấp vài hớp trà, rồi nhìn tôi đăm đăm, kể tiếp:

- Lúc đó, anh còn là chính trị viên tiểu đoàn. Anh thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Hơn nữa, mình là người có học, hiểu biết luân thường đạo lý, lại có tâm hồn nghệ sĩ, nên anh cảm thấy chán nản quá và không còn kính trọng già Hồ cũng như chủ nghĩa Cộng Sản nữa. Tuy nhiên, anh đã trót làm đảng viên được mấy năm rồi. Thú thật với chú, lúc đó anh thất vọng vô cùng!

Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa anh ở độ mười lăm cây số, có một gia đình địa chủ rất giầu nắm trong tay gần năm trăm mẫu tư điền. Ông địa chủ giầu lòng nhân đạo, rất yêu nước thương người. Ông thấy bộ đội Sư Đoàn 301 của anh thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo tới chỗ đóng quân để ủng hộ bộ đội. Anh là trưởng phòng Tuyên Huấn và Chính Trị nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông ta, đồng thời đề nghị lên Sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông. Riêng anh rất quý mến và luôn luôn nhớ đến ông.

Thế rồi một hôm anh nghe tin gia đình ông địa chủ ấy bị đội đấu tố mang cả hai vợ chồng ra cho dân đấu tố, sỉ vả, nhục mạ, rồi chôn xuống đất để hở có cái đầu lên thôi. Xong, họ cho trâu kéo bừa qua lại hai cái đầu cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ xấu số chỉ còn có một cô con gái mười bảy tuổi được tha chết nhưng bị đội đấu tố đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo. Dã man hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm dân chúng cả việc lấy các con cái của địa chủ làm vợ làm chồng.

Anh Hữu Loan chớp chớp đôi mắt nhăn nheo có hai vành mi ướt đỏ đượm mầu thương cảm. Anh mím miệng, nuốt nước bọt cho bớt nghẹn cổ, rồi kể tiếp:

- Biết chuyện thảm thương giáng xuống gia đình ông bà địa chủ mà anh hằng nhớ ơn, anh trở về xã đó xem cô con gái của họ sinh sống ra sao, vì trước kia anh cũng biết mặt cô ta. Lúc gần tới nơi, may sao anh gặp cô ta áo quần rách mướp, mặt mày lem luốc, đang lom khom tìm lượm vài củ khoai mà dân bỏ sót nhét vào túi áo, rồi chùi vội một củ vào quần đưa lên miệng gặm. Anh quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra. Anh lại gần hỏi thăm và được cô ta kể lại rành rọt hôm cha mẹ cô bị đấu tố chết ra sao. Cô ta khóc mếu nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hàng ngày cô phải đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong cái miếu hoang; cô rất đói khổ lo lắng, không biết ngày mai còn sống hay sẽ chết vì đói khát!

Anh nghe mà lấy làm thương tâm quá, trong lòng vô cùng xúc động. Anh bèn đem cô ta về quê của anh, rồi bất chấp lệnh cấm, anh đã lấy cô ta làm vợ. Cho đến ngày nay, bà ấy đã cho anh mười người con ngoan. Khi xưa, quê anh nghèo, nhà anh cũng nghèo, anh lại còn ở trong bộ đội nên không có tiền. Nhưng hai vợ chồng cố gắng chịu đựng đùm bọc nhau bữa đói bữa no.

Sau khi lấy vợ, anh trở lại đơn vị làm đơn xin bỏ ngũ và trả lại thẻ đảng, rồi về quê luôn không chờ cấp trên có chấp thuận cho anh giải ngũ hay không. Được một năm, vợ anh sinh cho anh một cháu trai rất kháu khỉnh.”

Như một vì sao băng, băng mãi. Vệt sáng vạch đêm den làm ngọn nền đưa ông vào cõi vô tận. Ở đó không có tranh đua, hận thù và phiền não. Và cũng chẳng cần những nốt nhạc ru đời và ru mình. Hồn sẽ an nhiên.

Tiễn bạn một vần thơ cũ:

“Ngủ đi anh thế là xong một kiếp,
Cõi đời này ô trọc, nghĩa gì đâu!
Xuôi bàn tay hồn thênh thang giấc điệp,
Về phương xa chắc giải hết nỗi sầu.

Paris

Ðỗ Bình

Nguyenphanan
#39 Posted : Friday, June 13, 2008 11:30:15 PM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!!!
Người đạp xe ba gác
Riêng tặng các bạn cùng cảnh ngộ.



Sau nhiều lần bạn bè thúc đẩy, bảo tôi phải viết lại câu chuyên thật của mình để các anh em được chia sẻ về cuộc sống của những người tù sau nhiều năm trong ngục tù CS được trở về, vì vậy tôi ước mong đây là câu chuyện vui nhưng đầy nước mắt, một câu chuyện cay đắng cuộc đời, một câu chuyện để nhớ về người mẹ đã suốt đời tận tuỵ lo cho đàn con, mà giờ nầy tôi đã không còn được nhìn lại mẹ nữa, một đau buồn nhất của những người con trong mùa Vu Lan.
Tôi cũng như biết bao nhiêu anh em đã trải qua sau nhiều năm tháng trong các trại tù (tập trung cải tạo). Một buổi sáng sắp hàng để chuẩn bị đi lao động, tôi được đọc tên trong danh sách ra về, còn có nổi vui mừng nào hơn sau 7 năm xa cách cha mẹ, vợ con.
Tôi được ra khỏi hàng và trở về trại để thu dọn tư trang ra về. Khác với những lần trước, vì những lần đó, những anh em được kêu tên, chúng tôi dự đoán các anh em đó được thả về, nhưng cán bộ thì không bao giờ nói là được về mà chỉ cho chúng tôi biết rằng các anh em đó được điều đi một nơi khác mà thôi.
Trở về trại trong niềm suy nghĩ miên man, đã lâu rồi, chuyện ra về coi như đã quên lãng, vì sự chờ đợi đã mỏi mòn mà không đến, nay thì không chờ đợi nữa, chúng tôi đã chán nản, và không còn tin tưởng ngày về nữa thì chuyện được về lại đến với chúng tôi.
Cả trại B trại cải tạo Xuyên Mộc hôm đó được kêu tên để về khoảng
trên dưới 10 người, tôi được may mắn nằm trong số đó. Sắp xếp đồ đạc để ra



về, tôi thấy không cần đem theo gì cả, tôi để lại hết cho các bạn cùng ăn uống chung với tôi trong thời gian nầy.Nhóm chúng tôi gồm có Huỳnh Bửu Long (Hải Quân), Nguyễn Văn Yến( Pháo Binh), Trương Công Nhựt Ðại đội trưởng Địa Phương Quân Tiểu khu Phước Tuy và Tôi Pháo Binh Sư Đoàn 18, Bốn anh em chúng tôi đã sống chung với nhau từ ở Phước Long và về đến trại nầy cả mấy năm nay.Tôi sẽ để lại những món đồ dùng nầy cho các bạn, có một điều rất buồn là sống chung với nhau cả bảy năm trường, mà hôm nay ngày về tôi đã không được dù là chỉ một cái bắt tay với các bạn. Tôi chỉ đem về duy nhất một bộ đồ mặc trong mình và một bộ nữa để làm kỷ niệm. Bộ đồ mặc trong người tương đối lành lặn nhất, cũng cả hai ba miếng vá, còn bộ đồ mà tôi mang về để làm kỷ niệm thì ít nhất cũng cả chục miếng vá, những miếng vá nầy là những lớp bao cát, chỉ cũng là chỉ bao cát, vá lớp bao cát nầy chồng chất lên lớp bao cát khác, và cứ như vậy các lớp bao cát chồng chất lên nhau. Tôi đem về sau khi mẹ tôi nhìn bộ đồ đó mẹ tôi đã khóc. Mẹ tôi nói rằng: “Con của tôi bây giờ khổ sở đến thế nầy sao? Tội cho con tôi ngày nào đi về xe cộ đón đưa, áo quần ủi hồ thẳng nếp, mà giờ nầy mặc tòan đồ rách, vá bằng bao cát?”.Tôi chỉ biết ôm mẹ tôi như ngày nào tôi còn bé thơ, và để cho những giọt nước mắt tuôn trào. . .
Từ Xa Ác (địa danh của trại tù chúng tôi) tôi được nhận 12 đồng để làm lộ phí đi về, một số anh em được cán bộ trại trả lại tiền gởi, vì tất cả chúng tôi không được giữ tiền bạc gì cả, mà phải gởi cho cán bộ, khi cần thì xin phép lấy để gởi mua thuốc lào hay đường tán. Riêng tôi từ ngày vào các trại đến giờ, gia đình có quá nhiều khó khăn, tôi chẳng bao giờ có tiền nên không bận tâm đến việc nhận tiền lại.
Đáng lẽ chúng tôi phải đợi xe molotova chở ra Long khánh để lên xe , và từ đó mạnh ai tìm đường về nhà nấy, nhưng kinh nghiệm của những lần trước, có anh em đã chờ để được lên xe, và cuối cùng trại đã hủy bỏ và vẫn còn ở lại cho đến bây giờ, vì vậy khi nhận được giấy ra trại rồi, chúng tôi ba giò bốn cẳng rời khỏi trại ngay bằng đường bộ, tôi không còn nhớ rõ nữa, không nhớ là khoảng cách bao xa, nhưng từ sáng hôm đó, tốp chúng tôi chia ra làm 2, 3 tốp khác nhau và cùng nhau rời trại sau khi đã cẩn thận bọc giấy ra trại trong túi.
Chúng tôi miệt mài đi không nghĩ, đi vào trong những chỗ rừng rậm mà không dám đi trên con lộ chánh, vì sợ sẽ bị hủy bỏ lệnh ra trại và xe chở lại như những lần trước. Thế rồi chúng tôi cũng ra được đến Long Khánh Xuân Lộc. Điạ danh nầy lại cũng là một kỷ niệm khó quên của tôi. Năm 1969 tôi rời khỏi trường Pháo Binh Dục Mỹ, với cái lon quai chảo (Chuẩn Úy), trở về đơn vị pháo binh đầu tiên là tiểu đoàn 183 pháo binh tân lập, khoảng giữa tháng 5 năm 1975 tập trung tại đây, đi hết gần 13 trại tập trung, và cuối cùng hôm nay sau gần 7 năm tôi lại cũng từ đây để đi về nhà, một sự trùng hợp thật đáng nhớ.
Sau 7 năm trời bây giờ nhìn lại Long Khánh tất cả đều xa lạ đối với tôi, mặc dầu trước đây tôi đã ở Long Khánh từ khi mới thuyên chuyển về cho đến ngày trời sập. Tôi đã cùng các bạn Pháo binh của Tiểu đoàn 181 Pháo binh thuộc sư đoàn 18 Bộ binh ăn uống ở các quán Ba Thừa, và các quán nhậu xung quanh chợ Long Khánh. Giờ nầy tôi không còn nhận được các nơi mà một thời tôi đã từng đi qua. Long khánh bây giờ tiêu điều, phố xá loang lỗ vết đạn còn in sâu trên tường như để nhắc lại biết bao nhiêu trận chiến đã xẩy ra ở đây vào những ngày tháng cuối cùng của năm 1975. Tôi và người bạn đi vào quán nước giải khát ngay chợ để mua một ly nước uống cho bù lại những tháng ngày qua trước khi mổi đứa chia tay nhau ai về nhà nấy. Trong túi tôi chỉ vỏn vẹn có 12 đồng không còn một xu lẻ nào khác ngoài số tiền đó. Tôi không biết có đủ tiền để đi về nhà không nhưng tới đâu thì kệ nó, tôi thèm được uống một ly nước đá lạnh mà 7 năm trời qua tôi không hề được biết cục nước đá là gì? Tôi hỏi thăm giá cả và biết được tôi sẽ phải trả 2 đồng để uống ly nước đá nầy. Dù sao thì cũng đã lỡ rồi, chẳng lẽ đã vào quán rồi tôi lại bước ra hay sao? Kêu ly nước đá chanh, tôi ngụm từng ngụm nhỏ, để tận hưởng từng giọt nước đá lạnh chạy dài xuống cổ, ôi sao nó ngon đến như thế, bảy năm trời tôi chưa từng được hưởng cái giây phút sung sướng như thế nầy.Thấy ở ngoài hiên tiệm có người bán thuốc lá, tôi thèm được hít một hơi thuốc thật dài cho bù lại những năm tháng dài rít những bi thuốc lào cái sắn, nghĩ vậy tôi bèn tặng cho mình một điếu thuốc. tôi hỏi cô chủ bán thuốc có bán thuốc lẻ không? Cô trả lời, anh hút thuốc Samit nhé, một đồng một điếu. Tôi gật đầu và được cô chủ quán đưa cho một điếu thuốc Samit. Đường đường cũng là sĩ quan Quân lực VNCH, chưa bao giờ tôi lại đi mua thuốc lẻ như bây giờ. Sau khi cầm điếu thuốc trong tay, tôi hỏi cô chủ bán thuốc để mượn hộp quẹt, thì cô ta nhìn tôi bằng cặp mắt kinh ngạc, cô nhìn tôi như người mới ở một hành tinh nào đó vừa xuống quả địa cầu nầy vậy. Rồi cô ta chỉ ngay cho tôi cây nhang đang được đốt cắm trên quày bán thuốc, cô ta nói: làm gì có hộp quẹt mà ông mượn, mồi thuốc vào cây nhang đó!. Ôi sao người dân bây giờ nghèo đến thế nầy ư? Mới có bảy năm trời mà cuộc sống của người dân đến mức độ nầy sao?. Tôi không ngờ sau khi chúng tôi tập trung vào trại, thì người dân ở ngoài cuộc sống cũng khốn khổ không kém. Mồi xong điếu thốc tôi trở vào quán và bắt đầu hít những hơi thuốc thật dài cho bù lại những ngày qua tôi ước ao có được một điếu thuốc thẳng (đây là danh từ của những tên cai tù thường nói với chúng tôi) Không hiểu vì thuốc Samit nặng hay vì đã quá lâu tôi không được hút thuốc nữa, sau khi hít một hơi thật dài, tôi thấy mình lâng lâng như đi vào một thế giới nào đó, thì ra tôi đã say, tôi gục đầu xuống bàn, và thiếp đi độ chừng mười phút rồi tỉnh lại, vài người trong quán họ nhìn tôi bằng cặp mắt khác thường, tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng, nhưng phải biết nói gì để họ hiểu tôi đây. Họ hỏi tôi từ đâu đến, tôi có bị trúng gió hay không? Và còn biết bao nhiêu câu hỏi khác nữa v.v… Thấy mình khó nói dối và nhất là bộ đồ mặc trong mình cũng chứng minh cho họ được biết mình là một thằng tù mới được thả về, nghĩ vậy tôi không còn giấu giếm gì nữa và tự nhận mình là một tên “tù cải tạo” vừa được tha về.
Những người có mặt ở đó họ nhìn tôi nửa tin nửa ngờ, họ hỏi tôi sao đến bây giờ anh mới được về? tôi trả lời vừa cười vừa như mếu máo muốn khóc. Dạ vì tôi học không tiến bộ cho nên mãi đến hôm nay mới được cho về. Tôi từ trại Xa Ác và đã đi bộ hơn nửa ngày mới về được đến đây. Vì mệt và thèm được ngụm một ngụm nước đá cho nên tôi vào quán để mua ly nước uống cho đở mệt trước khi đón xe về Bà Rịa. Mọi người nhìn tôi một cách thương hại! Một số người có mặt trong quán tỏ ra có cảm tình với tôi ngay, họ mời tôi uống thêm một ly nước nữa và họ sẽ không tính tiền cả hai ly nước nầy nhưng tôi từ chối vì thấy đã đủ và không muốn làm họ chú ý nữa, vì vậy tôi cảm ơn chủ quán và bước ra đường để trở lại bến xe về Bà Rịa.
Tôi hỏi những người đã ngồi trên xe và được biết chiếc xe nầy sẽ chạy về Bà Rịa. Tôi mừng trong lòng và tự nghĩ chỉ vài giờ sau tôi có mặt ở nhà, nào Cha, nào Mẹ, nào các em tôi, các con tôi sẽ mừng biết chừng nào v.v… bây giờ nghĩ đến việc trả tiền xe mới là điều mà tôi lo sợ. tôi hỏi về Bà Rịa bao nhiêu tiền, người lơ xe trả lời 20 đồng?nghe đến đó tôi như người bị điện giựt, làm sao tôi có đủ 20 đồng để trả cho họ đây, tôi cũng không hiểu sao hình như mọi người họ đang nhìn tôi, có lẽ tôi có cái gì khác thường ? Ồ tôi đã nghĩ ra rồi, thì ra tôi mặc bộ đồ không giống ai cho nên đa gây sự chú ý với họ. Thôi mặc kệ, tôi cứ nói thiệt biết đâu họ cảm thông và bớt cho tôi tiền xe, vì tôi chỉ còn có 12 đồng mà thôi, nghĩ vậy tôi bèn nói với anh lơ xe:” Anh cảm thông cho tôi, tôi mới ra trại, về đến Bà Rịa, tôi sẽ về nhà xin tiền và sẽ tìm anh để trả tiền cho đủ, vì hiện tại tôi chỉ có 12 đồng mà thôi. Anh lơ xe nói với tôi: “lúc nầy ông nào cũng nói mới ra trai hết, làm sao mà chúng tôi tin cho nổi”, tôi đau nhói cả tim, bảy năm trời tôi ở trong các trại tù, chúng tôi có biết gì ở bên ngoài đâu, làm sao mà có người họ lại giả dạng tù cải tạo như chúng tôi để làm gì? tôi chỉ còn biết năn nỉ mà thôi, tôi nói: Nếu anh không tin tôi sẽ đưa giấy ra trại cho anh xem, nói xong tôi liền móc trong túi ra, trước khi móc được nó ra tôi đã phải tháo nắp miệng túi cẩn thận để lôi tờ giấy ra trại trình cho anh lơ xe, tôi cứ nghĩ tôi sẽ trình tờ giấy nầy khi tôi về đến địa phương chứ nào nghờ lại phải trình cho anh lơ xe nầy. Tôi đưa cho anh ta, nhưng anh ta không thèm coi cái tờ giấy mà tôi đã phải bỏ ra không biết bao nhiêu ngày đêm mới có được tấm giấy nầy, tôi lại xếp lại cẩn thận và bỏ vào túi rồi gài miệng túi lại hẳn hoi trước khi tôi có những đề nghị với anh ta, tôi nói : anh cầm 12 đồng nầy, và một bộ đồ nầy, bộ đồ mà 7 năm qua tôi đã giữ nó như là một bảo bật mà hôm nay tôi đã phải đem nó đi cầm , vì tôi không có một món đố nào đáng giá, ngày mai tôi sẽ ra tìm xe anh và chuộc lại. Anh ta nói bộ đồ của anh không đáng một đồng bạc, bộ đồ rách như vậy tôi cầm để làm gì? Tôi đau nhói nơi tim, trời ơi, có ai hiểu được bộ đồ nầy tôi đã đánh đổi không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt, từng miếng vá là từng kỹ niệm của các trại tù mà tôi đã trải qua, nếu tôi có tiền, thì có lẽ không có một số tiền nào có thể đánh đổi được nó, bộ đồ mà tôi đang cầm trên tay. Bộ đồ nầy không đáng một đồng bạc! tôi tự lập lại câu nói đó trong lòng và thấy buồn vô hạn, phải, anh nói đúng, nó không đáng một đồng bạc đối với anh, nhưng nó là vô giá đối với tôi, đối với những thằng tù như tôi anh có biết không? Bây giờ đâu phải là chỗ tôi và anh tranh cải, lý luận. Vì vậy tôi nói: Thôi được, anh cứ cho tôi đi được đến đâu hay đến đó, đến chỗ nào anh thấy hết tiền thì cho tôi xuống ở đó và tôi sẽ đi bộ về nhà vậy. Ý kiến nầy của tôi có vẽ thực tiễn và anh lơ xe đã cho tôi được ngồi trên xe đò (xe chạy bằng than) để về Bà Rịa.
Cuộc đời của tôi có những chuyện thật bất ngờ, cũng con đường nầy cách đây 7 năm ngày 20 tháng 4 năm 1975, tôi đã di chuyển đơn vị rời khỏi Long Khánh cũng bằng con đường nầy, lúc đó tôi di chuyển trong lúc những tiếng pháo nổ chát chúa sau lưng, tôi là người chỉ huy đoàn xe và cho lệnh chạy, nhưng bây giờ tôi lại phải xin xỏ, năn nỉ để được leo lên xe !!! Tôi nhìn lại hai bên đường giờ đã thay đổi rất nhiều, trước đây là đồng ruộng thì bây giờ lại có những túp lều mọc lên , những luống khoai, những gốc mì đã được trồng vào những chỗ trống ở giữa những gốc cây cao su v.v. tóm lại họ đã tận dụng không để một khoảnh đất trống nào.
Người lơ xe cho tôi xuống ngay đầu đường góc ngả ba bệnh viện cũ, anh cũng tử tế chỉ nhận 12 đồng và không lấy bộ quần áo cũ của tôi, tôi xuống xe và bắt đầu đi bộ về nhà. Tôi muốn giành cho ba tôi, mẹ tôi, các em tôi, và các con tôi một ngạc nhiên khi tôi bước chân vào nhà.
Từ ngày tôi đi đến giờ tôi không được biết vợ và các con tôi ở đâu nữa, vì vậy khi tôi bước chân vào nhà, tôi không được nhìn thấy những đứa con tôi, mẹ tôi đang nấu nướng ở dưới bếp, tôi chạy xuống ôm mẹ tôi, mẹ tôi vô cùng sung sướng, bà không ngờ tôi lại về vừa đúng lúc gia đình chuẩn bị đi thăm tôi. Tôi đã ôm mẹ tôi thật lâu để bù lại những tháng ngày tôi đã không được gần gủi mẹ tôi, đây là những giây phút mà tôi cảm thấy sung sướng nhất trong cuộc đời của mình kể từ khi còn chập chửng biết đi cho đến ngày tôi khôn lớn, mẹ ơi ! viết những dòng chữ nầy mà giờ đây con đâu còn được gặp mẹ nữa, cả đời tận tụy cho các con, ngày mẹ ra đi con đã không được kề cận mẹ, giờ con hiểu được tình mẫu tử như thế nào thì con đã không còn mẹ nữa. Hãy tha lỗi cho con mẹ nhé, nếu như con có làm gì cho mẹ không vui?
Tối hôm đó, mẹ con quây quần, các em tôi kể lại những gì đã xẩy ra từ khi tôi vắng nhà, đặc biệt là tối hôm đó tôi không được gặp Ba tôi, vì người đang còn ở trên rẩy. Hôm sau tôi trở laị Bình Giả, nơi nầy Ba tôi một mình ở trong rừng cao su trồng trọt, cuộc sống của Ba tôi thật đáng thương, ông một mình làm rẩy, vừa nấu ăn, nào bắp, đậu, gạo, khoai, Ba tôi đã bỏ chung tất cả vào nồi, dùng các cành cây nhỏ làm củi để đun, Ba tôi đã ăn uống thiếu thốn và đã sống như vậy kể từ ngày tôi vào tù.
Không có giấy mực nào tả hết nổi thống khổ của gia đình tôi kể từ khi tôi vắng nhà, tối hôm đó tôi ở lại rẩy với Ba tôi, hai cha con nằm trên tấm vạc tre làm giường ngủ, không có tấm vải trải lên phên tre nữa, tối nóng quá Ba tôi đã dùng miếng bìa carton làm quạt cho tôi, ôi tình cha con là như thế đó, biết đến bao giờ tôi có dịp để đền ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha?
Hai ngày sau tôi quyết định phải bắt tay đi tìm việc để phụ giúp vào gánh nặng gia đình mà một mình em tôi đã phải gánh vác hơn 7 năm qua. Tôi ỷ vào một số kinh nghiệm trong nhiều năm tháng trải qua ở các trại tù, vì vậy tôi bèn chọn con đường vào rừng chặt tre, vác củi. Theo chân vài người quen cho biết chúng tôi sẽ di vào rừng Bình Giả để chặt tre đem về bán, sáng hôm sau tôi theo đoàn người chuyên nghiệp chặt tre để cùng đi làm với họ, đạp xe đạp lên tận Bình Giả, rồi từ đó để xe ở nhà người quen và bắt đầu phóng vào rừng, từ đó đi vào rừng cũng cả 3, 4 cây số, chúng tôi lựa những cây lồ ô suông và dài, chặt những cây lồ ô nầy cũng hết sức khó khăn, tôi mãi mê chặt cho đến lúc gọi nhau đi ra, tôi đã bó khoảng 10 cây nhưng nặng quá không vác nổi, lại phải bỏ bớt vài cây, và khi vác được lên vai rồi, tôi không biết làm sao mà tôi có thể ra được chỗ gởi xe đạp nữa, nặng và dài, trong rừng cây cối và dây leo chằng chịt, thật là khó khăn mới đem được bó lồ ô ra đến chỗ gởi xe. Đến đây tưởng đã yên thân, nhưng nào có dễ dàng đâu, từ đây đạp xe với bó lồ ô nầy đem về nhà còn biết bao nhiêu là chông gai nữa, tay nghề chưa quen, không đủ sức khỏe như những dân làm tre chuyên nghiệp, họ đem xe ra đường và leo lên đạp ngon lành, còn tôi ì à ì ạch mãi mới đem được chiếc xe và bó lồ ô ra đường, chưa hết đâu, ra tới đường rồi tôi cột bó lồ ô dọc theo xe đạp, ghi đông bị cứng không bẻ qua bẻ lại được nữa, bây giờ lại là một đại nạn nữa, v.v… còn nhiều và thật nhiều nữa những khó khăn khác nữa tôi mới đem được bó lồ ô về đến nhà. Người ta thì đạp còn tôi thì phải đẩy như vậy trên suốt đọan đường từ Bình giả về đến Bà Rịa. Tối hôm đó tôi về đến nhà cũng gần 10 giờ đêm và quyết định bỏ job, ngày mai không đi làm công việc chặt lồ ô nữa. Bây giờ còn việc đem bán cũng khó khăn không kém, sáng sớm hôm sau tôi vác bó lồ ô ra chợ Bà Riạ để bán, tôi vác lại vựa chỗ tập trung mua sĩ lồ ô, họ chê nào là lồ ô không đẹp, cây không được thẳng, và còn nhiều chê bai khác nữa, tôi buồn qúa vừa buồn vừa thấy tức giận, biết bao nhiêu công sức tôi mới đem được vác lồ ồ nấy về đây, thế mà khi đi bán cũng gặp nhiều phiền phức và bực bội, họ chỉ trả cho tôi có 3 đồng bạc, trong khi nếu tôi mua thì họ bán cho tôi 2 đồng một cây. Tôi không bán và vác đi vòng vòng ở các sạp và rao bán, có mấy chỗ họ đồng ý mua và trả cho tôi 10 đồng, tôi nghĩ 10 đồng cũng không đáng công tôi đi nguyên một ngày từ sáu giờ sáng cho đến 10 giờ đêm mới về đến nhà, nhưng không bán thì để làm gì, cũng còn hơn chỗ vựa chỉ mua có 3 đồng. Tôi cầm 10 đồng bạc trong tay mà nước mắt như đang chạy dài xuống má, tôi nghĩ tới câu: “Lao động là vinh quang, lang thang là chết đói”quả đúng như vậy, ngày mai tôi sẽ lên Phước Hòa, Ông Trịnh để đi hái củi. Sáng sớm hôm sau tôi thức dậy thật sớm, đạp xe lên Láng Cát Ông Trịnh để cùng đi với vài người bạn họ thường xuống chợ Bà Rịa mua vải ở cửa hàng của em gái tôi, đến nơi tôi gởi xe đạp ở nhà của người bạn, rồi cũng như đi chặt tre, tôi và vài anh bạn đi vào rừng đốn củi, tôi chặt một khúc củi tương đối tốt và vác ra đường, sau đó tôi đã đem khúc củi nầy về đến nhà người bạn và từ đó tôi sẽ chở xe đạp về nhà, cũng như lần trước, sau khi cột khúc củi vào xe rồi, tôi cũng không thể đạp được và cũng phải thồ xe đạp và khúc củi về nhà mà thôi. Tương đối đở vất vả hơn đi chặt tre, nhưng tôi cũng phải mất hơn ngày trời và về đến nhà cũng 7 giơ tối. Phải cưa ra và chẻ nhỏ và đóng thành thước rồi mới bán được. Tính chung cũng chỉ kiếm được không tới 7 đồng một ngày, rồi tôi thấy không ổn, vì vất vả và chẳng được bao nhiêu vì vậy nghề nầy rồi cũng phải bỏ, trong lúc tôi đang chán nản, vì thấy kiếm đồng tiền khó quá, sáng sớm hôm sau, tôi ra gặp Tám Kỳ, anh nầy trước đây bán nước đá trong trường Châu Văn Tiếp của chúng tôi, bây giờ ông ta đã trở thành chủ vựa nước đá tại chợ Bà Rịa. Tôi kể hoàn cảnh của mình cho ông ta nghe, sau đó ông đồng ý mướn tôi làm công việc bốc và khuân nước đá, mỗi ngày trả cho tôi 6 đồng. Tôi làm từ 6 giờ sáng, đến 6 giờ chiều thì về, nhưng giờ giấc không nhứt định như vậy, có nhiều hôm xe Phước Tỉnh lên lấy đá, ông cho cô con gái đạp xe đạp vào gọi tôi, tôi ra và làm nhiều hôm đến 12 giờ khuya mới xong việc và ra về, ba bốn ngày liên tiếp như vậy, ngày nào tôi cũng phải ra đục đá cào trấu ra hết để lòi các cây đá ra, và dùng dao răng cưa để chặt vào các đường nối của các cây đá, sau khi đã tách được cây đá riêng ra rồi, kế tiếp là vác cây đá đó ra xe cho khách hàng,công việc liên tục như vậy cho đến người khách cuối cùng mới được ra về, có hôm đang lo cho chiếc xe nầy thì xe khác lại đến và tôi lại phải lo cho xe đó nữa, vì vậy có hôm mãi đến gần 1 giờ sáng tôi mới xong việc và ra về, chỉ có 6 đồng mà tôi thấy mình bị bóc lột sức lao động quá nhiều, vì vậy làm được không đầy một tuần lễ tôi đã xin nghỉ việc. Thời may có Danh trước đây là Trung sĩ Nhất của Pháo Đội của tôi, Danh đang hành nghề xe ba bánh, Danh nghe tin tôi về nên lại thăm tôi và Danh đề nghị tôi nên đạp xe ba bánh, Danh sẽ kiếm mối cho tôi, Thầy trò gặp nhau trong hoàn cảnh thật đáng thương nên rất thương nhau và thông cảm hoàn cảnh của tôi, sau đó Danh đã hướng dẫn tôi đạp xe ba bánh. Gần sát nhà tôi có chiếc xe ba bánh để không của bà Bảy Hường, tôi bạo dạn qua gặp bà ta và đề nghị mướn chiếc xe của bà, bà đồng ý cho tôi mướn 6 đồng một ngày, tôi phải chịu sửa chửa tất cả những gì nếu bị hư hao, tôi đồng ý.
Được một số những người quen cho biết, khoảng 1, hay 2 giờ sáng, ra chỗ vựa cá thì không có sức mà chở, vì lúc đó cá lên, người ta mua bán tấp nập, họ sẽ kêu xe ba bánh chở không kịp. Biết được tin nầy tôi rất mừng, vì vậy sáng sớm hôm sau mới hơn 12 giờ khuya, tôi ghé qua nhà thím Bảy Hường và xin phép lấy xe sớm, khi mở cửa cho tôi đưa xe ra thím còn căn dặn thêm như sau: “ Cậu phải cẩn thận đừng để mất xe, nếu bị mất cậu không có tiền để đền cho tôi đâu, mỗi ngày cậu phải đem xe trả cho tôi, chừng nào chạy thì qua lấy”. Tất cả những điều kiện nào của chủ xe ba bánh tôi đều đồng ý hết, vì nếu không đồng ý thì tôi sẽ không được mướn xe.
Lần đầu tiên trong đời tôi đạp xe ba bánh, chiếc xe không mà tôi cảm thấy quá nặng rồi, tôi nghĩ đến nếu có người ngồi trên xe thì có lẽ không cách gì tôi đạp nổi.Dù sao thì cũng phải ráng, mình không còn con đường nào khác hơn để mà chọn lựa nữa. Tôi bắt đầu đạp xe ra ngõ, rồi bắt đầu đạp xuống chợ cá, vì như những người thông thạo cho biết, mối cá chở không kịp, họ đã bắt đầu làm việc từ 1 giờ sáng, vì vậy tôi phải gấp rút đến đó, kẻo không kịp.
Chiếc xe không, không có một bóng dáng người nào ngồi ở trên đó, vậy mà tôi đã đạp hộc xì dầu, nào là mồ hôi mẹ, mồ hôi con đã bắt đầu rượt đuổi nhau, tôi nghĩ đến công việc kế tiếp phải làm, dầu sao tôi cũng là thằng” đạp xe ba bánh:.Tôi cảm thấy buồn buồn cho số phận mình, tôi phải làm gì để sống khi hai bàn tay không có lấy một đồng, còn biết bao nhiêu cay đắng và gian nan đang chờ đón tôi, nào là tôi chưa có quyền công dân, còn đang bi quản chế, mỗi tuần lễ phải lại công an khu vực trình diện và khai báo công việc trong tuần v.v…
Cuối cùng tôi cũng đến được chu chợ cá trong chợ, trời mưa lầy lội, vô đến khu vực nầy là cả một vấn đề, tôi đậu chiếc xe ba bánh của mình ngay hàng xôi ở cuối dãy, các anh em ba bánh đang làm việc tấp nập, họ khiêng những sọt cá nặng nề cho lên xe ba bánh và chạy đi, tôi cũng chẳng biết họ chạy đi đâu nữa, cứ thế xe nầy ra thì xe khác lại vào để chở, có khoảng 4 chiếc xe thay nhau chở cá, riêng tôi đậu xe từ nảy đến giờ chả có ma nào gọi tôi cả, tôi cứ tiếp tục đậu tại chỗ và mong sẽ có người gọi, nhưng chẳng ai thèm gọi tôi cả, vừa đói và vừa buồn, tôi mua một đồng xôi bắp ăn cho đỡ đói, chưa làm được đồng bạc nào mà đã phải mất hết một đồng rồi, tôi ngồi bắt chân chéo quảy trên chiếc xe ba bánh, vừa ăn xôi vừa nghĩ chuyện đời, cũng tại nơi đây, những năm về trước tôi đã từng về đây trên chiếc xe Jeep, có tài xế hẳn hòi, mà giờ nầy tôi lại ngồi trên chiếc xe ba bánh để chở khách kiếm từng đồng v.v..
Tôi đang miên man nghĩ ngợi thì bổng có tiếng gọi: ba bánh, ba bánh, tôi mừng quá tưởng là sẽ có được mánh lớn rôì, tôi bèn trả lời: dạ chị gọi tôi, người đàn bà thoạt nhìn tôi thấy có vẽ quen quen nhưng không dám hỏi, tôi đẩy xe ba bánh khỏi khu chợ cá và đẩy xe lên đường để bắt đầu chuyến xe đầu tiên trong đời, anh chị nầy rất rành đi xe ba bánh vì vậy khi bước lên xe tôi thấy người chồng ngồi lên thành xe, còn hai chị thì ngồi ngay lên cây gác ngang.Ba người nấy muốn đi vào ngả ba bệnh viện Bà Rịa, họ hỏi tôi bao nhiêu một người, tôi trả lời, mỗi người một đồng. Khi cả ba người ngồi lên xe rồi, tôi vừa đẩy xe vừa phóng lên đạp, nhưng khổ nổi cho tôi, chiếc xe cứ muốn nhổng về phía trước, vì các người nầy ngồi phía trước quá nặng, vì vậy chiếc yên xe ba bánh muốn nhổng về phía trước hoài, tôi phải dùng cánh tay mặt để cố đè cho yên xe xuống, cố gắng lắm tôi mới lên được yên xe và bắt đầu đạp. Đường đá lổm chổm, tôi đạp được chỉ vài thước mà tôi cảm thấy quá vất vả, tôi không biết có đủ sức để đưa ba người nầy đến ngả ba bệnh viện hay không? đạp được độ vài chục thước, ra tới đầu đường Bạch Đằng, tôi quẹo trái trên đường nầy, đường tương đối bằng phẳng vì vậy tôi cảm thấy yên tâm và tin rằng mình sẽ đưa các người nầy đến nơi mà họ đã yêu cầu, ch ạy được một khoảng độ 200 thước tới khúc quẹo về nhà Bảo sanh Hữu Phước, trời quá tối, đèn điện thì chỉ sáng lờ mờ, ngọn đèn đường chỉ sáng được tim đèn, đường thỉ lồi lỏm tôi đạp thấy có vẻ nặng, thình lình bánh xe trước của chiếc xe ba bánh của tôi xụp ngay vào ổ gà, chiếc xe lật úp về phía trước, quăng tôi và ba người ngồi trên xe xuống vệ đường, chuyện xẩy ra quá bất ngờ, tôi bị quăng nằm trong bụi rậm bên vệ đường, còn ba người khách của tôi chẳng biết họ ở đâu nữa, lúc đó tôi chỉ nghe giọng nói của người đàn bà: “Trời ơi! Tôi có bầu” Tôi không còn biết trời trăng mây nước gì nữa, lùm cùm bò dậy, đở chiếc xe bị lật úp lên, miệng không ngớt “xin lỗi”. Người đàn bà gọi tôi lúc nẩy văng mất chiếc dép đâu đó, tìm mãi không được. Bà ta đứng dậy và trách móc tôi thậm tệ. Tôi biết lỗi của mình và nín lặng, chỉ mong sao cho họ lên xe để tôi chở đến nơi họ yêu cầu và tôi đề nghị không lấy tiền, nhưng rủi cho tôi họ không chịu lên xe đi nữa, và tiếp tục đi bộ, họ bảo tôi, ông kiếm cho tôi chiếc dép chứ không có dép làm sao mà tôi đi Bình Giả được. Trời tối quá tôi tìm hoài mà cũng không thấy, cuối cùng tôi bèn đưa đôi dép của tôi cho chị ấy, và năn nỉ các chị lên xe tôi chở đến ngả ba bệnh viện mà không lấy tiền, chẳng ai chịu lên xe cả, tôi năn nỉ cách mấy họ cũng không chịu đi nữa, tôi cảm thấy vừa xấu hổ và hối hận vì việc vừa xẩy ra, tôi tiếp tục đạp xe lẻo đẻo theo sau và năn nỉ, nhưng tất cả đều vô ích, họ đã quyết định đi bộ, tôi tiếp tục đạp theo đến đầu đường Thành Thái nhưng họ vẫn không chịu lên xe, tôi bèn quay xe lại và trở về chợ Mới Bà Rịa. Cuốc xe đầu tiên sau ngày đi tù về, không được đồng nào mà còn mất cả đôi dép, bây giờ đạp xe mà không có đôi dép tôi mới thấy đau chân kinh khủng, không có tiền để mua dép khác, tôi quay về nhà, lấy đôi dép chiếc đực, chiếc cái xỏ tạm để tiếp tục đi đạp xe ba bánh.
Từ một giờ đêm đến giờ là 7 giờ sáng mà tôi chưa được đồng nào dính túi. Tôi trở ra chợ Mới, đậu xe theo các anh em đạp ba bánh ngay bên góc chợ. Lúc đó mẹ tôi đi ngang qua, vì mẹ tôi đi chợ về, mẹ tôi nhìn tôi rồi tôi thấy mẹ tôi quẹt nước mắt, mẹ tôi nói với người đàn bà cùng đi chợ với mẹ tôi như sau: “Tội cho con tôi quá, vừa đi cải tạo về, vợ con không còn, ngày nào con tôi đi xe Jeep mà bây giờ phải đạp xe ba bánh”. Tôi nói với mẹ tôi, mẹ lên xe con chở mẹ về, nhưng mẹ tôi sợ tôi mệt nên bà không chịu lên xe và tiếp tục đi bộ về nhà. Tôi nhìn mẹ tôi mà lòng buồn xót xa vô hạn, con không ngờ giờ nầy gia đình mình lại lâm vào cảnh khó khăn như vậy. Con biết làm gì ra tiền để mẹ bớt khổ đây. Nhìn mẹ đi chợ tay xách giỏ mà lòng tôi đau vô hạn, tôi không dám nghĩ đến bảy năm qua trong lúc tôi vắng nhà, gia đình tôi khổ sở đến chừng nào.Tối hôm đó, em gái tôi hỏi tôi, con Tý nó kể có ông nào đạp xe ba bánh chở nó và đã cho vợ chồng nó té văng vào buị, có phải anh không? Tôi cười và nói, tao chứ còn ai nữa, Lúc bấy giờ là năm 1982, mẹ tôi lúc đó đã 72 tuổi nhưng mẹ vẫn mạnh khoẻ và không đau yếu gì, khác với tôi một trời một vực, tôi giờ chỉ hơn 60 nhưng cứ nay đau mai ốm hoài, phương tiện vật chất thật đầy đủ, nhưng không hiểu sao tôi lại thường bị bệnh, nhất là chứng phong thấp làm cho tôi vô cùng đau đớn, có khi nằm cả tuần không đi đứng gì được.Trong lúc tôi lầm lũi đạp ba bánh, Các bạn tôi, có người có được chiếc xe Honda kéo rờ mọc, (Xe Honda có kéo móc hậu phía sau). Tôi cũng có những mong ước như mọi người, và mong ước của tôi lúc bấy giờ là mong sao mình có được chiếc xe lôi như các bạn tôi, ngoài ra tôi không dám mơ một ước mơ nào to lớn hơn. Một cuốc ba bánh thứ hai cũng làm cho tôi nhớ cho đến bây giờ, sáng hôm đó tôi ra đầu chợ Mới Bà Rịa cũng như những lần trước, đậu xe ngay chỗ những người bán cám, thường thường những cuốc xe nầy chở về Phước Hòa, và những người chủ vựa cám thường gọi xe Lambretta để chở, tôi cũng không hiểu tại sao, hôm đó mấy chủ vựa bán cám gọi tôi và một người bạn xe ba bánh khác để chở cám đi xuống bến ghe Phước Hòa. Họ hỏi tôi có muốn chở không, tôi trả lời không một chút do dự, chở chứ sao không, thế là chủ vựa đồng ý cho hai chúng tôi chở, mỗi xe là hai bao cám, mới nghe thì thật tưởng bình thường, nhưng không bình thường chút nào cả, hai bao cám của họ , mỗi bao là hai bao tạ chỉ xanh nối với nhau thật dài, bao cám dài hơn cả hai thước và họ bỏ cám vào và dùng cây để dọng cho thật chặt, bao cám nặng hơn 200 Kgs. Mấy người vựa bán cám và mấy bạn cùng đạp xe ba bánh phụ khiêng các bao cám nầy lên xe cho tôi, họ đồng ý trả cho tôi 35 đồng Việt Nam, tôi nghĩ rằng cuốc nầy hơn cả ngày mà tôi chạy từ trước đến giờ, hăm hở để thực hiện cuốc xe nầy, trong thâm tâm tôi nghĩ, chỉ một cuốc xe mà còn hơn cả ngày làm việc thì còn gì sung sướng hơn. Sau gần 2 tháng trong nghề chạy xe ba bánh, bây giờ tôi cũng tạm có chút bản lĩnh, cũng được nhiều khách hàng mến mộ và cũng có khách liên tục, không bù cho những lúc đầu mới vào nghề, chẳng có ma nào kêu đi đâu cả, nghĩ cũng buồn cho những người mới vào nghề, tôi bắt đầu đẩy xe ra đường và trực chỉ về hướng Sàigòn, khi đẩy xe vừa ra khỏi vựa cám độ vài thước, đẩy không nổi tôi phải lên phía trước để kéo thì xe mới di chuyển được, tôi nghĩ có lẽ vì đọạn đường ngắn và có dốc cho nên xe chưa có trớn nên đạp không được, hy vọng ra đường chánh thì có lẽ không trở ngại, nghĩ thế tôi tiếp tục kéo xe về hướng đường đi Sàigòn, còn người bạn cùng đạp xe ba bánh về Phước Hòa với tôi thì nó đã đi từ hồi nào rồi. Tôi kéo xe ra đến đường vẫn không đạp nổi vì xe quá nặng, tôi tiếp tục kéo như vậy được một đoạn rồi phóng lên xe đạp, nhưng xe vẫn không di chuyển nổi vì 2 bao cám quá nặng, cuối cùng tôi thấy vô phương, không có cách gì đạp nổi cả, vì vậy tôi tiếp tục kéo, 12 giờ hơn mà tôi vẫn chưa tới được Phước Hoà, đoạn đường khỏang 10 cây số mà tôi cứ ngỡ là cả mấy chục cây số lận. Đi hoài vẫn không thấy tới, tôi mệt lả cả người, tôi không ngờ nó chông gai đến như vậy, bây giờ thì mọi chuyện đã lỡ rồi, tôi chỉ còn nước cố gắng chở cho đến nơi vì mình đã nhận tiền công rồi. Đoạn đường mỗi lúc một dài thêm, từ lúc đưa 2 bao cám lên xe đến giờ tôi không đạp được môt bước nào mà chỉ kéo. Có những đọan đường tôi kéo mà xe hầu như muốn chạy ngược lại vì đoạn đường quá dốc, từ 9 giờ sáng đó là giờ xuất phát của tôi mà bây giờ hơn 12 giờ rồi tôi vẫn chưa tới địa điểm khoảng cách độ 10 cây số. Cuối cùng rồi với sức người “sỏi đá cũng thành cơm”, tôi cũng đã đến được bến ghe Phước Hòa, nhờ những người ở trên ghe phụ xuống, tôi đã hoàn thành công việc mà lúc đầu tôi nghĩ sẽ rất dễ dàng. Thưởng cho mình một ly nước đá lạnh, từng giọt nước mát ngấm dần vào cổ để bù lại nhũng giờ phút vất vả vừa qua. Tôi về đến nhà khoảng hơn 4 giờ chiều và cho mình được nghỉ luôn ngày hôm đó.
Trên đây là kỹ niệm của tôi trong những ngày đi tù về , gởi đến những người bạn cùng cảnh ngộ để cùng chia sẻ với nhau trong cuộc sống “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”.
Qua được đến Mã Lại, tôi lại tình cờ gặp lại được bà chủ vựa cám cũng đi vượt biên bà đến sau tôi vài tuần, tôi thuộc PB 967 (Pulau Bidong), lúc đó tôi được văn phòng Trại giao cho chức vụ Trưởng Khối Xã hội Đảo Bi Ðông vào cuối năm 1983. Bà chủ vựa cám lên gặp tôi để nhận quần áo từ khối xã hội, chị đã nhận ra tôi “thằng đạp xe ba bánh” chở hàng cho chị, chị nhìn tôi bằng cặp mắt kính phục, tôi cũng cảm ơn chị đã giúp tôi trong những ngày tháng vừa qua.
Viết đến đây tôi nghe trên đài phát thanh thông báo Mùa Vu Lan, bông hồng trắng cho những người không còn mẹ, tôi buồn và nhớ mẹ tôi vô cùng, Mẹ ơi! Con của Mẹ giờ nầy không còn đạp xe ba bánh như ngày nào, con của Mẹ có một cuộc sống tương đối , không còn phải vất vả như những ngày còn ở quê nhà, mới vừa ra tù cải tạo, nhưng lúc nào con của Mẹ cũng vẫn nhớ về Mẹ, con thầm ước ao được chở Mẹ trên chiếc xe ba bánh nghèo nàn như ngày nào, nhưng làm sao có được., vì bây giờ làm sao tôi có thể tìm lại được những hình ảnh thân thương đó nữa, xin Ba Mẹ hãy phò hộ cho chúng con, ba anh em chúng con đang sống bơ vơ trên đất người, mùa Vu Lan thiếu cả Mẹ lẫn Cha.

John Nguyen - Nguyen Huu Nhan - USA
Nguyenphanan
#40 Posted : Friday, July 11, 2008 2:34:33 PM(UTC)
Nguyenphanan

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 536
Points: 0

Mùa phượng vỹ
Bút ký : Nguyễn Phan Ngọc An


Năm nay vào mùa phượng nở, nhìn cánh phượng đỏ ối rơi vãi trên sân trường là lòng Hương buồn tê tái. Hơn 5 năm chung một mái trường, biết bao kỷ niệm thân thương cùng Thầy Cô cùng bạn hữu … vậy mà chỉ một tháng nữa thôi, Hương phải xa tất cả khung trời dấu yêu này để theo mẹ cha về một vùng đất mới, Vĩnh Long – Cha Hương vốn là sĩ quan tình báo QLVNCH nên không đồn trú hẳn một nơi nào mà lâu lắm là 5 hay 6 năm lại phải di chuyển chỗ ở, Hương là con gái duy nhứt nên dù hoàn cảnh nào Hương cũng phải bên cạnh mẹ cha nàng.
Hôm nay Hương buồn không đi học, nàng xin nghỉ một ngày ngồi viết trang “Lưu bút ngày xanh” dưới mái trường thân yêu CVT – Hương viết không sót một ai từ Thầy, Cô đến các bạn cùng học chung từ 5 năm qua, với hy vọng mang theo trong lòng những hình ảnh thân thương dù cuộc đời có đẩy đưa Hương phải rời xa mái trường mãi mãi !
Khi viết đến tên T. lòng Hương chùng xuống, một cảm giác mất mát vừa nhẹ nhàng thoáng qua, mỗi ngày T. vẫn nhìn nàng với cắp mắt thật khó hiểu, dịu dàng mà tha thiết, chân thành mà cuồng say. Hương hàng ngày khi bước vào lớp là cặp mắt kia đã bám chặt lấy nàng luôn như thế, 5 năm rồi cặp mắt ấy vẫn không thay đổi sắc diện, lặng im trong nồng nàn khó hiểu – Thường thường bạn học cùng lớp ít khi nào có chuyện tình cảm bởi phái nữ luôn xem các bạn trai học chung lớp như người em hoặc ngon hơn một chút là bạn học thôi, chả mấy ai nghĩ gì xa xôi hơn thế được bởi các bạn ấy còn sữa lắm, nói thẳng là còn trẻ con trước mắt các nàng 15 hay 16 tuổi…
Ngoài trời từng đợt gió vi vu như hòa chung niềm xôn xao với Hương, con đường trước mặt buộc nàng phải suy tư, nàng không muốn xa nơi này, vùng đất hiền hòa mộc mạc nhưng đầy tình người từ ngoài xã hội đến trong mái trường, nơi này dễ yêu làm sao ấy… Nàng nhớ ngày cha được lệnh di chuyển về Tỉnh Phước Tuy làm việc Hương ngao ngán thở dài than buồn than không thích dù khi ấy Hương mới 11 tuổi, cái tuổi ngây thơ bé bỏng chả biết nhận thức một điều gì ! Hương có cái lý không thích vì Hương đang sống tại Sài Gòn một vùng phù hoa đô hội vui nhất Việt Nam – Cô bé đã phải theo mẹ cha bất đắc dĩ nhưng không ngờ đến hôm nay cái thành phố Phước Tuy cây lành trái ngọt kia đã làm Hương say mê không muốn phải chia lìa …
Hương miên man nghĩ đến những kỷ niệm nào thật gắn bó trong 5 năm qua để viết trang “ Lưu bút ngày xanh” nhưng đành cắn bút ngồi tư lự – Viết về các Thầy các Cô đã ba trang rồi, những cá tính, những thương yêu trong cách dạy dỗ học sinh của các Thầy Cô đã ăn sâu trong tiềm thức, Hương cũng không quên ghi câu nói dí dỏm đầy ngợi khen của Thầy H. dành cho Hương khi nàng luôn đứng đầu môn vẽ và môn văn “ là xếp của văn chương là thiên đường của hội họa” Hương tưởng tượng vẽ ra trong đầu hình ảnh một nhà văn hoặc một nhà họa sĩ tương lai như lời Thầy H. khen tặng mà sơ hãi ! Hai hình ảnh của nghèo nàn của lang thang cùng cực … Hương đã từng nghe từng thấy các nhà văn, nhà thơ, nhà họa sĩ suốt một đời nghèo khó cơ hàn vì lý tưởng riêng mang, họa hoằn mới có vài người giàu có thành công do quá tài hoa, quá nổi tiếng mà thôi – Bởi vậy khi nào Thầy H. nhắc lại câu đó là y như Hương chẳng buồn nghe, chẳng thèm cười mà tư lự cho rằng Thầy triệt buộc mình vào con đường thê thảm !
Ngồi viết mãi mê mà trời tối lúc nào Hương cũng không hay, nàng ăn vội chén cơm cho cha mẹ vui rồi vào phòng nằm trăn trở một mình với những hoang mang tiếc nuối, nơi này dù là một tỉnh lẻ nhưng đầy thơ mộng, 5 năm cư ngụ miền đất hiền lành này nàng không dễ gì ra đi mà không lưu luyến, Phước Tuy là trung tâm điểm, bốn hướng xung quanh là bốn thành phố nổi tiếng, đi lên hướng Long Thành nơi vùng đất phì nhiêu về chôm chôm, măng cục, sầu riêng, dâu, bòn bon, mít tố nữ … Đi xuống hướng Long Hải thì hải sản một trời, Long Điền gạo lúa thênh thang, đi qua hướng Long Phước thì mít nghệ mít mật ngọt tận xương, qua hướng Vũng Tàu Cát Lỡ thì mãng cầu ta, nhãn hột tiêu ngút ngàn, Bình Giả thì chao ơi là bắp, đậu vô số kể, ấy là chưa nói đến thành phố du lịch Vũng Tàu với muôn ngàn thắng cảnh nên thơ, bãi biển dạt dào mơ mộng … Phước Tuy là trung tâm điểm thì còn nơi nào lý tưởng hơn, Hương nhớ tới mấy câu thơ dí dỏm của Vân Cư viết về xứ này, nàng đã thuộc lòng lúc nào không rõ, Hương biết rằng 5 năm qua Hương yêu thương nơi đây như yêu thương chính cuộc đời mình.

Khí hậu vùng này rất mát mẻ nhờ chung quanh là biển nên mùa hè tương đối dễ chịu hơn Sài Gòn oi bức, mùa đông thì chỉ lạnh se se, chỉ mặc một chiếc áo hơi dày là đủ ấm rồi, nói chung là khí hậu vùng này được thiên nhiên ưu đãi, nằm trong vùng cận xích đạo ảnh hưởng chung của khí hậu Nam Bộ, gió mùa nóng ẩm và ổn định quanh năm chỉ hơi khác với đồng bằng Nam Bộ là gần biển nên mát mẻ hơn – Một học giả Pháp, ông Etiene Aymonier cho rằng “ Bà Rịa” là cách phiên âm tiếng Việt của từ Khơme Pâreya, nhà khảo cổ học L. Malleret đã giải thích rõ rằng “ Bà Rịa” là sự Việt hóa từ Khơme, tên một cái hồ ở Long Điền, Bàu Rày ( Barei) có thể nay là Bàu Thành ở huyện Long Đất rồi được truyền khẩu thành Bà Rịa…Nhưng dân gian lại có một lưu truyền rằng “ Bà Rịa” là tên một phụ nữ quê ở Phú Yên theo gia đình vào Nam sinh sống từ năm 1688 và gia đình bà ngụ tại Tam An là Huyện Long Đất ngày nay – Năm 1697 Trưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh nhân dịp đi kinh lý phía Nam, khi đến vùng này gặp mưa to gió lớn, cầu và đường xá bị hư hỏng nặng nên đoàn kinh lý gặp nhiều trở ngại, bà Rịa đã huy động dân chúng bỏ công sức và tiền bạc cùng nhau tu sửa đường xá để hỗ trợ đoàn kinh lý của Nguyễn Phước Chu – Cảm kích trước tấm lòng của bà, Chúa Nguyễn đã phong cho Bà Rịa Hàm Nghè danh dự. Đến năm 1759, bà qua đời, để lại 300 mẫu ruộng sung vào công điền và chia cho người nghèo. Hiện nay tại xã Tam An – Long Đất vẫn còn đền thờ và lăng mộ Bà Rịa cạnh đường 44 Hậu.

Hương cảm phục tấm lòng Bà Rịa nên chẳng muốn rời bỏ nơi này nhưng nào có được đâu, cha nàng đã nhận sự vụ lệnh tuần qua, nàng hy vọng 5 năm sau lại được trở về đây để sống êm đềm với người xưa cảnh cũ tuy rằng lúc đó Hương không còn cơ hội ngồi dưới mái trường CVT thân yêu mà có thể đã tay bế tay bồng dạn dày sương gió.
Sáng hôm sau Hương vào lớp học, cặp mắt kia hôm nay buồn lạ lùng nhìn nàng từng chập như rưng rưng… Rất nhiều cặp mắt nhìn nàng chia xẻ sự chia ly vì ai cũng biết Hương sẽ không còn gặp họ mùa tựu trường tới, Hương cảm xúc tình bằng hữu thâm giao nên âm thầm rơi lệ, T. đến bên cạnh chuyền cho Hương chiếc khăn tay lau nước mắt, Hương nhìn vào mắt T. cũng đang rưng rưng đôi dòng lệ … Suốt buổi Hương không học hành gì được, đầu óc như phiêu bạt mông mênh, may mà Thầy Cô hiểu được không kêu lên bảng chứng minh Hình Học hay Đại Số, những môn mà Hương dốt số 1, không hiểu sao Hương không thể thông minh được với những môn học quan trọng cho thi cử này, kỳ thi vừa qua Hương tưởng đã rớt nhưng may mắn những môn kia kéo lại nên Hương mới còn ngồi ghế nhà trường đến hôm nay chứ nếu hỏng thi chắc ba mẹ cho Hương đi buôn thúng bán bưng rồi còn gì mà mơ với mộng với phượng đỏ sân trường !
Hương đang cười một mình với ý nghĩ ngộ nghĩnh, sẽ có cặp mắt nào thèm tha thiết nhìn một cô gái buôn thúng bán bưng không nhỉ đừng nói gì đến giọt nước mắt rưng rưng bịn rịn phút chia xa ? Hương lầm lũi bước ra cổng trường, bên tai nàng tiếng Tâm gọi dựt ngược :
- Làm gì mà đi nhanh thế ! Có người gởi bạn cái này đây, cầm đi.
Nói xong Tâm thảy vào tay Hương cuốn sách mỏng và đi nhanh ra ngoài cổng, Hương dừng bước tò mò xem ai gửi cái gì, chính giữa cuốn sách là một bao thư màu hồng, Hương nghiệm trong bụng chắc là thư tình nên thư màu hồng đây, hay là …hay là …
Hương về đến nhà ngồi suy nghĩ, ba mẹ mà biết được có thư tình thì có chết đòn thôi, ngoài bao thư không đề tên người gửi, như vậy là của ai ? Phong thư thì dán kín, Hương nghĩ ngợi và cuối cùng quyết định ngày mai vào lớp sẽ đưa cho Cô Giáo Sư N. hiền lành nhất xem dùm..
Đã hai ngày sau khi đưa lá thư cho cô Giáo Sư N. hiền nhất và thương Hương nhất, cô dạy về môn Hội Họa và nữ công mà Hương lại giỏi nhất về nữ công và Hội Họa nên được cô đặc biệt thân thương như con gái của cô – Hương yên tâm coi như mọi chuyện đã xong và tốt đẹp, chắc thư thăm hỏi thường thôi không có gì quan trọng. Bỗng nhiên giờ học sáng nay có nhiều tiếng xầm xì là ông Hiệu Trưởng đến lớp, Ông Hiệu Trưởng rất nghiêm khắc và ít khi đến lớp nên mọi người đều hồi hộp lo sợ với tin giật gân này.
Tất cả học sinh đứng lên nghiêm chào khi ông Hiệu Trưởng bước vào lớp, sắc mặt ông bình thản, trên tay ông một phong bì màu hồng, Hương giật thót người… Chuyện gì đây, Hương cố tạo vẻ bình tỉnh nhưng trong tim đã đánh thình thịch rồi, ông dõng dạc :
- Tôi đến bất ngờ hôm nay là vì lá thư này, mời em H. lên đây… Hương run cả người, mặt tái mét đi lên bục gỗ, Ông Hiệu Trưởng tiếp :
- Mời hai em Tâm và T. lên đây – Một người làm trung gian, một người làm chánh phạm. Trường học này không cho phép các em thư từ yêu thương khi tuổi còn đang cắp sách đến trường, nói xong ông đọc nguyên văn lá thư , Hương chết điếng khi rõ ra đây là một lá thư tỏ tình của T. với những lời lẽ yêu thương hò hẹn trước lúc xa nhau. T. cúi gầm mặt xuống đất, nét xấu hổ lẫn bực tức hiện rõ trên đôi mắt ngày nào hiền dịu dễ thương… T. ơi, tha lỗi cho Hương, một ngàn lần tha lỗi cho tôi, tôi thật tâm không muốn điều này đâu, không hiểu tại sao cô giáo lại làm thế ?
- Kẻ trung gian tòng phạm lãnh phần phạt cảnh cáo, kẻ chánh phạm đuổi học – Ông Hiệu Trưởng nói xong bước thẳng ra khỏi lớp, một phút sau Bà Giám Thị bước vào mời T. ra khỏi lớp – T. lặng lẽ thu dọn sách vỡ nét mặt buồn vô hạn nhìn Hương như từ giã, như oán trách không lời. Buổi học đã trở thành buổi tiễn đưa mà Hương tự thấy mình là tội phạm tàn nhẫn bất nhân vô nhân đạo…
Hơn ba mươi năm rồi T. nhỉ, mỗi cuộc đời là một vòng quay xuôi chiều hay nghịch lý đều do con tạo mà ra, tôi chưa một lần gặp lại T. nhưng vẫn mong T. quên đi chuyện cũ và tha lỗi cho tôi… Mùa phượng vỹ năm nào vẫn còn trong ký ức thời gian chưa hề phôi pha, mái trường CVT thân yêu đã được hồi sinh nơi xứ lạ, một công sức cao quý của một số cựu học sinh CVT đã nhớ cội nhớ nguồn vun trồng nở hoa nơi đất khách. Bây giờ hàng năm đều có những buổi họp mặt quý Thầy Cô và quý cựu học sinh CVT, ai còn thì vui mừng tao ngộ, ai mất thì phúng điếu lễ nghi đầy đủ tươm tất báo chí truyền thông đăng tải, hằng năm vẫn thực hiện cuốn báo Xuân CVT với bài vỡ phong phú của Thầy Cô và học sinh cũ, nay có nhiều người đã thành công ngoài sức tưởng tượng của mọi người, một hãnh diện cho mái trường CVT Phước Tuy.
Mùa xuân tha hương lại về trên những mái tóc hoa râm, niềm vui còn đọng lại chắt chiu trên những nụ cười héo hắt bởi tàn phá của thời gian, Hương gặp lại Thầy Cô bạn cũ lòng mừng khôn xiết… Nào hoa khôi Nguyễn Thúy Hoàng, nào hoa khôi Lê thị Thiệp, nào hoa khôi Ngọc Nga, Lê Thị Hạnh … bây giờ dung nhan xưa gửi cánh chim trời, kẻ còn trong nước cũng tang thương, kẻ tha hương cũng cơ cầu điên đảo, nhìn nhau mà tiếc nhớ thuở xuân hồng còn đâu nữa ! Hương thương các chị mà thương cho chính bản thân mình, cuộc đời ngắn ngủi phù du, mới ngày nào phơi phới tuổi xuân, nay tuổi đời chồng chất, người nào trẻ nhất cũng tròm trèm 5 bó hoa niên, ba chục mùa xuân lưu lạc, niềm thương nhớ quê hương nguồn cội dạt dào trong mỗi con tim người dân Việt, mỗi mùa xuân là mất thêm một tuổi đời …

BA CHỤC MÙA XUÂN
Lại một mùa xuân đến nữa rồi
Bên hiên xào xạc lá vàng rơi
Nghe mềm nhung nhớ trời quê mẹ
Ba chục xuân trôi giạt xứ người …

Chẳng thấy hoa mai chẳng thấy đào
Đâu câu đối đỏ gốc nêu tươi
Để treo câu đố trên cành lá
Mừng đón giao thừa pháo nổ vui

Chỉ một mùa xuân lạ đất trời
Đã nghe tan tác giọt sầu rơi
Tưởng như biển cả khô dòng nước
Và lối về xưa … dở khóc cười

Ba chục giao thừa chẳng khói hương
Tấc lòng câm lặng với đau thương
Quê cha đất mẹ không cư ngụ
Làm kiếp phong trần sống tựa nương

Chẳng biết bao giờ trọn ước mơ
Hoa lòng nở rộ những dòng thơ
Cho cha cho mẹ không buồn tủi
Được nén hương thơm phủ nấm mồ

Nghĩ đến mà đau dân tộc tôi
Điêu linh tang tóc lệ đầy vơi
Ai đem xương trắng phơi thành núi
Máu đỏ thành sông hận ngút trời

Lưu xứ lòng đau nhớ cố hương
Mỗi mùa xuân thức trắng canh trường
Kể sao cho xiết thân tầm gửi
Đất khách trời quê mãi vấn vương …

Trường Trung Học Châu Văn Tiếp sáng lập tại tỉnh Phước Tuy từ năm 1956, qua nhiều giai đoạn thăng trầm Trường vẫn tồn tại với thời gian. Hiện nay trường CVT vẫn còn đó nhưng đã bị đổi tên, Hương sẽ về thăm lại trường xưa, gặp lại một số bạn cũ nửa thương nửa ngậm ngùi… Mong một ngày không xa chúng ta được quây quần bên mái trường xưa, kể nhau nghe những đoạn trường lưu xứ. Và “ Sẽ có một ngày” :

Sẽ có một ngày
Sẽ có một ngày ta trở lại
Núi sông hùng vĩ mượt màu xanh
Giòng thác reo vui mừng khách lạ
Muôn hoa đua nở rộ trên cành…

Sẽ có một ngày tay xiết tay
Mừng mừng, tủi tủi rượu thơ say
Tàn đêm thức trắng niềm tâm sự
Thân phận ly hương…những tháng ngày

Sẽ có một ngày ta với ta
Đồi cao vang dậy khúc hoan ca
Chim muông cầm thú cùng vui hót
Chào đón mùa xuân đẹp thái hòa…

Sẽ có một ngày bao chiến binh
Trở về đất mẹ giữa bình minh
Thuyền xưa bến cũ dang tay đợi
Lệ đá rưng rưng…khóc chuyện tình !

Chuyện tình của những kẻ ly hương
Quên mất mùa xuân chốn dặm trường
Bỏ ngỏ tim hồng nơi xứ lạnh
Nhìn nhau bỡ ngỡ tóc pha sương !

Sẽ có một ngày con của mẹ
Tìm về dòng máu chảy trong tim
Thiết tha nguồn cội bao ngăn cách
Dựng lại non sông kiến thái bình…

Hương chải lại mái tóc đã lấm tấm bạc mà chua chát trong lòng, trải qua bao khốn khó của cuộc đời, trải qua bao dâu bể tang thương của chiến tranh thảm họa, Hương vẫn còn giữ vẹn trong tim bao kỷ niệm của mái trường thân yêu cũ, Hương sẽ về thăm lại trường xưa vào dịp xuân 2007, nơi đó sẽ cho Hương sống lại những ngày thơ ấu cũ mà niềm ước mơ nhìn lại mái trường xưa cứ rào rạt mãi trong lòng như thuở mười lăm…

Xin một lần

Xin một lần về thăm quê mẹ
Để ngắm mùa xuân mai nở hoa
Rừng khoác lộc non khoe sắc thắm
Đàn chim chào đón…khách phương xa

Hương khói thân thương làm ấm lại
Bao nhiêu kỷ niệm tháng ngày trôi
Hỡi ơi dáng mẹ còn đâu nữa ?
Và bóng cha yêu lẫn khuất rồi !

Xin một lần về thăm quê mẹ
Có lẽ bạn bè cũng ngóng trông
Chân ruộng nhà ai, vừa mới vỡ
Mùi hương đất cũ…vẫn thơm nồng…

Ôi ! Đất quê hương sao dịu ngọt
Đậm đà tình nghĩa với non sông
Luống cày ngan ngát thơm mùi rạ
Sóng lúa vờn xa trải ngập đồng.

Xin một lần về thăm quê mẹ
Thăm lại trường xưa thuở ấu thơ
Lối cũ cây bàng vừa rụng lá
Hàng me cổ thụ đứng…chơ vơ

Thầy, Cô bè bạn giờ xiêu lạc
Sân xưa còn lại…dấu rêu mờ
Lần dỡ từng trang trong ký ức
Hỏi ai còn lại dấu chân xưa ?
Dẫu biết thời gian vùi kỷ niệm
Đâu đây còn thoảng chút hương thừa…

Xin một lần về thăm quê mẹ
Thắp nén hương thơm tưởng bạn hiền
Một thuở xông pha vào gió bụi
Để rồi…nằm xuống với quê hương !
Màu cỏ rêu xanh vì Tổ Quốc
Tự Do anh đã chọn con đường
Dù kẻ đi xa hay ở lại
Vẫn còn ngưỡng vọng với yêu thương
Thôi nhé ! Anh về cùng đất mẹ
Trăm năm tình ủ…mộng sa trường…

Nguyễn Phan Ngọc An – San Jose
Users browsing this topic
Guest (16)
4 Pages<1234>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.