Thấy các bạn thảo luận hay qúa, Cốc chủ cũng xin đóng góp:
Tự kỷ ám thị là thầm nói với chính mình về 1 điều nào đó để tự khuyến khích mình chẳng hạn một bệnh nhân tự nhủ với mình có thể được khỏi bệnh sẽ có tác dụng tâm lý làm cho người đó trở nên yêu đời hơn và (có thể) sẽ mau lành bệnh.
Ở mức độ nặng, tự kỷ ám thị có thể được xem như một phương pháp tẩy não vì nạn nhân được/bị nghe đi, nghe lại cùng một ý tưởng trường kỳ như trường hợp bà mẹ của thày Tăng Sâm, hoặc dưới chế độ phong kiến ngày xưa có câu: ”Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” đã làm tan vỡ bao mối duyên tình vì sự ép gả và người con đã phải chấp nhận vì luôn được răn bào và ám thị là ”Cha mẹ đặt đâu mình phải ngồi đó”, ngày nay câu này đã được ám thị một cách khác là: ”Con cái đặt đâu bố mẹ phải ... ngồi đó”. [image]http://smilies.sofrayt.com/fsc/clap.gif[/image]
Hoặc cũng có câu: "Con vua thì được làm vua, con sãi giữ chùa thì quét lá đa" đã làm nhụt ý chí vươn lên của biết bao người có tài chỉ vì sinh vào hoàn cảnh kém may mắn và tự ám thị an ủi mình bằng câu tục ngữ trên nên đã an phận để bọn con cháu quyền quý lấn áp đời này đến đời khác.
Khi một người làm sai thường bị nhiều người phản đối và lên án, nhưng nếu nhiều người cùng làm sai và làm sai trong một thời gian dài thì việc làm sai đó tự nhiên có thể được chấp nhận, được ám thị như là ... đúng thí dụ: nếu 1 người tham nhũng đó là việc làm sai nhưng nếu người người tham nhũng, ngành ngành tham nhũng thì mọi người coi tham nhũng là việc cần có để ... chạy việc, chỉ tội những người dân thấp cổ, bé họng phải chịu thiệt thòi và đất nước ngày một mục nát.