Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Sự “trỗi dậy” của nữ quyền
Phượng Các
#1 Posted : Thursday, March 8, 2007 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Sự “trỗi dậy” của nữ quyền

TTCT - Một trong những sự kiện nổi bật được bàn tán nhiều nhất sau kết quả bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ vào cuối năm qua là việc bà Nancy Pelosi trở thành nữ chủ tịch hạ viện, khi phe Dân chủ do bà lãnh đạo đã đánh bại phe Cộng hòa và giành lại quyền điều hành ở cơ quan lập pháp này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hơn 200 năm lập quốc của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, khi một phụ nữ chiếm được một ngôi vị quan trọng và đầy quyền thế trong hệ thống công quyền tại Mỹ

Theo hiến pháp Hoa Kỳ, chủ tịch hạ viện đứng hàng thứ ba, chỉ sau tổng thống và phó tổng thống, trong thứ tự lên kế vị cầm quyền nếu như có biến động bất ngờ khiến những người lãnh đạo bị truất quyền hay đột ngột qua đời. Cuộc bầu cử vừa qua cũng đem lại vinh quang cho hai người phụ nữ khác vào chức vụ quan trọng là nghị sĩ liên bang, đó là các bà Amy Klobuchar ở tiểu bang Minnesota và Claire McCaskill, đại diện cho tiểu bang Missouri.

Cũng nhờ chiến công của hai nữ tân nghị sĩ này mà phe Dân chủ giành lại được quyền đa số ở thượng viện. Nhờ vậy, số phụ nữ thành viên trong thượng viện được tăng lên con số cao nhất từ trước tới nay là 16 người. Tại hạ viện, số nữ dân biểu là 71 người, cũng là một con số cao kỷ lục từ trước đến giờ.

Cũng trong cuộc bầu cử vừa qua, ở các quốc hội tiểu bang, phụ nữ cũng tạo được chiến thắng với thêm gần 50 ghế, nâng tổng số lên khoảng 1.732 nữ đại biểu trong tổng số gần 7.000 người. Tỉ lệ phụ nữ giành được chiến thắng vẫn tiếp tục theo đà gia tăng của những năm qua dẫn đến một câu hỏi: liệu một phụ nữ Hoa Kỳ có thể đạt được chức vụ tối cao hay không, đó là chiếc ghế tổng thống?

Sự xuất hiện của bà Hillary Clinton trên chính trường với cương vị là nghị sĩ liên bang đại diện cho tiểu bang New York trong sáu năm qua, đã là đề tài cho nhiều người suy đoán về giấc mơ hay tham vọng chính trị của bà, cũng như khả năng thành công của bà nếu như quyết định ra tranh cử tổng thống vào cuối năm 2008.

Liệu bà Clinton có khả năng được đa số dân chúng Mỹ tín nhiệm vào chức vụ tổng thống hay không? Câu hỏi gây nhiều tranh luận không những trên chính trường Hoa Kỳ mà còn lan rộng tại nhiều nơi trên thế giới, bởi lẽ ngôi vị hàng đầu này không những ảnh hưởng lên số mệnh của 300 triệu dân Mỹ mà còn lên cả thế giới.

Nước Pháp, một quốc gia vốn nổi tiếng với truyền thống “nịnh đầm” nhất, cũng có một thành tích bảo thủ đáng chê trách tương tự Hoa Kỳ - chưa bao giờ có một nữ chính trị gia được bầu vào chức vụ tổng thống. Ở điểm này, Pháp và Hoa Kỳ đã thua xa các cường quốc phương Tây khác như Anh và Đức.

Tại Anh, bà Margaret Thatcher đã được bầu làm thủ tướng từ năm 1979, một lãnh tụ nổi tiếng cầm quyền trong một thời gian dài hơn một thập niên. Tại Đức, một quốc gia nổi tiếng bảo thủ nhất trong cải cách chính trị, bà Angela Merkel cũng đã được lựa chọn làm thủ tướng kể từ cuối năm 2005.

Nhưng cũng giống như Hoa Kỳ, lần này nước Pháp sẽ có cơ hội chứng minh cho thế giới biết về thái độ và quyết định của đa số người dân trước khả năng đắc cử tổng thống của một phụ nữ. Nhưng chúng ta không phải đợi đến cuối năm 2008 mới biết kết quả, vì cuộc bầu cử tổng thống Pháp sẽ bắt đầu vào cuối tháng tư năm nay, và ứng viên sáng giá nhất hiện nay là bà Ségolène Royal, đại diện cho Đảng Xã hội, người được mô tả là “cơn sóng thần Royal” (Tsunami Royal), sẽ tranh cử ngang ngửa với ông Nicolas Sarkozy - bộ trưởng nội vụ và là ứng viên đại diện cho phe hữu, thuộc Đảng UMP.

NGỌC LỮ

Vài con số

* Trong vòng 20 năm qua, tại các nước Ả Rập, tỉ lệ phụ nữ được xóa nạn mù chữ đã tăng 68%. Nhìn chung, hoàn cảnh của phụ nữ đã được cải thiện rất nhiều trong phần lớn các nước Ả Rập. Ví dụ: người ta tính ra rằng ở cấp đại học, cứ ba sinh viên thì có hai nữ, trong khi cách đây 20 năm, ba nam mới có một nữ. 32 quốc gia đã có nhiều nữ sinh viên hơn nam sinh viên.

Không những tỉ lệ xóa nạn mù chữ trong giới nữ đã gia tăng, mà nhiều người trong số họ còn đạt được những học vị cao hơn trước kia. Tại Phần Lan, tỉ lệ nữ sinh viên so với nam sinh viên là 139%, tại Na Uy 116%, Pháp 114%, Nhật 66%, Iran 47%, Togo 22%. Tỉ lệ thoát nạn mù chữ của phụ nữ tại ba nước: Uruguay, Jamaica và Nicaragua cao hơn so với đàn ông.

* Có 41 nước đã không ký công ước về việc loại trừ tất cả hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (do Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1979). Tại nhiều nơi, phụ nữ và đàn ông không bình đẳng trước pháp luật - ví dụ: một người đàn bà Saudi Arabia hoặc Iran không thể đi du lịch nếu không được người chồng ưng thuận. Những quốc gia không ký công ước nói trên đa số là các nước Ả Rập và Hồi giáo (thuộc châu Á, châu Phi) cùng với Monaco và Liechtenstein (thuộc châu Âu).

* Hiện có 70% những người nghèo khổ trên thế giới (tổng số lên tới 1,3 tỉ) là phụ nữ và tỉ lệ này còn gia tăng. Ngay cả một nước tiến bộ như Mỹ, 62% người nghèo là phụ nữ, trong khi đó năm 1940 tỉ lệ ấy chỉ có 40%.

* Hiện nay, 60% trong số 130 triệu trẻ em không được cắp sách đến trường là các bé gái. Trong số 900 triệu người mù chữ trên thế giới có 2/3 là phụ nữ. 1 triệu bé gái vị thành niên - đa số ở châu Á - đã bị cưỡng bức đi làm gái điếm. Cứ ba phụ nữ thì có một là nạn nhân của một vụ án gây ra bởi người tình hoặc bạn cũ. Phần lớn các nước ở Nam Mỹ, luật pháp không trừng phạt tội giết vợ khi người chồng bắt quả tang vợ đang ngoại tình. Trường hợp đó cũng đã từng diễn ra tại Pháp cho tới năm 1975.

* Cứ ba phụ nữ thì có một khai rằng đã bị quấy rối tình dục khi còn là vị thành niên hoặc ở tuổi trưởng thành - con số này được ghi nhận tại phần lớn các nước đã được kỹ nghệ hóa. Cũng tại các nước ấy, cứ sáu phụ nữ thì có một bị cưỡng hiếp ít nhất một lần trong đời.

XUÂN HỒNG

Rwanda có tỉ lệ nữ nghị sĩ cao nhất

TTO - Thụy Điển, Costa Rica và Rwanda là những nước có tỉ lệ phụ nữ làm nghị sĩ cao nhất thế giới trong năm 2006, theo Liên minh nghị viện thế giới (IPU). Các nước Bắc Âu vẫn giữ được tiếng là trung tâm về sự tiến bộ của phụ nữ với tỉ lệ trung bình số phụ nữ tham gia các cơ quan lập pháp tăng 40,8% trong năm 2006, so với năm 2005.

Tại Thụy Điển, phụ nữ chiếm 47,3% số ghế trong Quốc hội, cũng như trong một số bộ quan trọng của chính phủ nước này. Rwanda có nhiều phụ nữ làm nghị sĩ nhất, chiếm 48,8% số ghế trong Hạ viện. IPU cũng đánh giá cao tốc độ tiến bộ của phụ nữ ở các nước châu Mỹ trong thập kỷ vừa qua vì khu vực này có tới 20% phụ nữ làm nghị sĩ, chỉ đứng sau các nước Bắc Âu. Đặc biệt, tại Costa Rica, phụ nữ chiếm tỉ lệ 38,6% trong cơ quan lập pháp.

Theo IPU, gần 17% số nghị sĩ trên thế giới là phụ nữ. IPU còn ghi nhận sự tiến bộ đáng kể ở các nước như Afghanistan, Burundi, Mozambique, Nam Phi và Đông Timor về tỉ lệ phụ nữ có chân trong cơ quan lập pháp.

Q.HƯƠNG (Theo UPI)


nguồn: tuổi trẻ online
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.