Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Huế
Thu Hồng
#21 Posted : Tuesday, September 13, 2005 8:14:22 AM(UTC)
Thu Hồng

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 219
Points: 0







Thu Hồng
#22 Posted : Thursday, September 15, 2005 8:50:10 AM(UTC)
Thu Hồng

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 219
Points: 0

Thu Hồng
#23 Posted : Thursday, September 15, 2005 8:51:54 AM(UTC)
Thu Hồng

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 219
Points: 0







PC
#24 Posted : Sunday, May 17, 2009 9:34:43 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Phượng Huế



Phượng ơi chờ anh ra thăm với

Đừng rụng đường mưa nắng thất thường

Tay với thu không lòng hạ trắng,
Sông xanh viền đỏ một nàng Hương



Phượng ơi mỏi cánh đừng run ra^?y

Mắt với trời xanh mây lang thang

Đỏ môi phố thị đen vờn tóc

Vạt áo xưa về bay hoang mang



Nguyễn Đặng Mừng.

viethoaiphuong
#25 Posted : Sunday, March 28, 2010 6:27:05 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Xin clic vào hình để nghe được nhạc!!!
viethoaiphuong
#26 Posted : Thursday, April 1, 2010 1:11:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

núi Ngự Bình và sông An Cựu


Ca Dao Tình Yêu

(Hươu Dấn Thân Sưu tầm)

...................
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Em đây vốn thiệt chưa chồng
Núi cao, sông rộng, bi.............


Originally posted by hongvulannhi



Qua mấy bài ca dao tình yêu trên có bài nhắc đến 2 địa danh của đất thần Kinh: Núi Ngự Và Sông An Cựu. Hai địa danh nầy có gì đặc biệt mà thơ văn cũng như Ca Dao đã thường xuyên nhắc đến với biết bao là thân thương:

Sau đây là vài câu ca dao đượm tình quê hương về núi Ngự Bình và sông An Cựu được trích từ
http://e-cadao.com/cadaomain.asp

Mãng vui Hương Thủy, Ngự Bình
Ai vô Bình Định với mình thì vô
Chẳng lịch bằng đất kinh đô
Nhưng Bình Định không đồng khô cỏ cháy
Hai dòng sông chảy Ba dãy non cao
Biển đông sóng vỗ dạt dào
Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh

Xuất xứ: - Miền Trung, Bình Định, Huế (Câu số 26018 )

Núi Ngự Bình mơ màng trăng gió
Niềm tâm sự ai thấu rõ cho mình;
Đoái nhìn sông Hương nước chảy thanh thanh,
Sông bao nhiêu nước dạ em si tình bấy nhiêu.
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mưa trong,
Mặc ai một dạ hai lòng,
Em ôm duyên thủ tiết loan phòng đợi anh.
Nước trong xanh bên thành con yến trắng
Thẳng cánh cò bay tới cõi xa xăm.
Anh đi mô không bóng không tăm,
Năm canh em đợi ruột tằm héo hon.
Thiên sinh nhơn hà nhơn vô lộc,
Địa sinh thảo, hà thảo vô căn,
Một mình em ngồi giữa lòng thuyền dưới nước trên trăng.
Biết ai trao duyên gởi nợ cho bằng thế gian?

Xuất xứ: - Miền Trung, Huế (Câu số 26064 )

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Đôi ta như chỉ lộn vòng
Đẹp duyên thì đẹp nhưng tơ hồng không xe

Xuất xứ: - Đại Chúng (Câu số 5264 )

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo (2)
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Em đây vốn thực chưa chồng
Núi cao sông rộng biết gởi lòng cùng ai?

Xuất xứ: - Đại Chúng (Câu số 5265 )

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo (3)
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Kìa ai lắng đục tìm trong
Chứ em đây thủy chung như nhất, một lòng với anh

Xuất xứ: - Đại Chúng (Câu số 5266 )

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo (4)
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Mặc ai, một dạ hai lòng,
Ôm duyên thủ tiết, một lòng đợi anh

Xuất xứ: - Đại Chúng (Câu số 5267 )

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo (5)
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Dẫu ai ăn ở hai lòng
Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng

Xuất xứ: - Đại Chúng (Câu số 5268 )

Núi Ngự Bình:

Núi Ngự Bình đứng trơ vơ về phía tây nam, cách kinh thành Huế khoảng 3 km (2 miles) là ngọn núi hình thang, cao 105 m (315 ft), đỉnh bằng phẳng. Tên cũ của Núi Ngự là Bằng Sơn.

Cùng với sông Hương núi Ngự Bình, người ta quen gọi Huế là xứ sở của Sông Hương - Núi Ngự.

Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn viết “Phía Đông bắc Hương Thuỷ, nổi vọt lên ở quãng đất bằng” như hình bức bình phong làm lớp án thứ nhất trước kinh thành Huế, tục gọi là núi Bằng, đời Gia Long đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình), đỉnh núi bằng phẳng, khắp nơi trồng thông"

Núi Ngự Bình cao 105m, dáng cân đối, uy nghi. Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Vương triều Nguyễn được thành lập, quyết định xây dựng kinh thành Huế, thấy Bằng Sơn như một bức bình phong án ngữ trước mặt, Gia Long chấp nhận đồ án của các thầy địa lý: chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình.


Một nhánh của sông Hương chảy về Hà Trung, Hà Trữ có tên là Sông An Cựu hay Lợi Nông

Để có thể hiểu thấu đáo về Sông An Cựu, xin trích bài khảo luận của Bác Sĩ Hồ Đắc Duy

SÔNG AN CỰU

HỒ DẮC DUY

Ở thành phố Huế có 4 con sông: sông Hương, sông Như Ý, sông Bạch Yến và sông Gia Hội.

Ngoài sông Hương và Gia Hội chảy qua thành phố, còn lại là các sông chảy quanh vùng ngoại ô. Tất cả đều là chi lưu của sông Hương, mỗi con sông có một dáng dấp khác nhau về hình thể, chiều dài và đặc tính kinh tế cũng như gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất Thừa Thiên – Huế từ khi các chúa Nguyễn hùng cứ ở phương Nam.
Sông An Cựu là con sông đào, nhưng lại là con sông dài nhất với chiều ngang khá khiêm tốn chỉ xấp xỉ 1/15 so với sông Hương.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng kinh thành và lập ra kế hoạch phát triển vùng phụ cận Huế, biến vùng đất này trở thành trung tâm quyền lực chính trị của vương triều mới.
Sau khi quan sát địa lý hình thể và thăm dò ý dân nhà vua quyết định cho đào sông Lợi Nông.

Sông Lợi Nông nằm bờ nam là thủy lộ nối sông Hương với đầm Hà Trung là một đầm nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, thông thương với biển đông bằng hai cửa Thuận An và Tư Hiền.



Cửa sông An Cựu bắt đầu bên bờ nam sông Hương ngay điểm cuối cùng của mũi phía đông của cồn Dã Viên ở tọa độ 16°27'33.67" vĩ Bắc 107°34'33.82" kinh Đông sông được khơi trên một lòng một con suối cũ, chảy theo hướng bắc nam, bờ phía tây của sông chảy dọc theo dưới chân của gò Dương Xuân, Bến Ngự, Phủ Cam, Kho Rèn… đến vùng An Cựu thì chảy thẳng vào đồng bằng càng ngày càng cách xa vùng núi Ngự Bình – Thiên Thai, Ngũ Phong chảy chừng 17 dặm thì đến hành cung Thần Phù chảy thêm 28 dặm nữa qua hành cung Thuận Trực rồi đổ vào phá Hà Trung ở tọa độ 16°21’ vĩ Bắc 107°45' kinh Đông. .



Sông An Cựu có một hệ thống mạng lưới nhận nước khá lớn từ các khe suối của vùng đồi núi nằm bờ phía tây của sông như vùng gò Dương Xuân, Phủ Cam, Ngự Bình Thiên Thai, Ngũ Phong, Thần Phù, Phú Bài kéo dài cho đến, Hà Trung, Hà Trử.

Hệ thống nhận nước này cách đây 60-70 chục năm còn thấy rõ bời các khe suối lộ thiên khi chúng đổ vào sông An Cựu, hiện nay bị che khuất, bị san lấp, bị đô thị hóa, bị cải tạo… nhất là ở các vùng Nam Giao, Bến Ngự, Phủ Cam đã bị biến dạng hoàn toàn, dấu tích còn lại của hệ thống này là cống nằm bên cạnh nhà số 156B đường Phan Chu Trinh. Hệ thống này là cơ chế để giải thích câu ca :

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong....

Với câu ca này, cách đây gần mười năm khi công trình làm đập trên nguồn Tả Ngạn của sông Hương hay đường Trường Sơn đã làm cho nước sông Hương dục ngầu trong một vài năm, sau khi công trình hoàn thành, các vùng đất đá được rửa sạch nước sông lại trong như cũ, cũng thế hiện nay sắc nước của sông An Cựu không còn đúng như các thập niên 50-60 của thế kỷ trước nữa, thay vào đó là lũ lụt, ngập úng.

Sông An Cựu dài 45 dặm dài hơn sông Hương 10 dặm, hình sông được khắc tượng vào Chương Đỉnh. Thời Gia Long sông mang tên An Cựu đến khi vua Minh Mạng lên ngôi được 2 năm thì đổi tên là sông Lợi Nông.
Khâm Định Đai Nam Hội Điển Sự Lệ, trang 200 quyển 212 cho biết năm Gia Long thứ 13 vua ra lệnh vét sông An Cựu tứ bờ nam sông Hương đến cửa sông Lê Xá dài 1217 trượng 7 thước. Đến năm 1833 vua Minh Mạng ban sắc cho tiếp tục vét sông Lợi Nông từ địa phận các xã Thần Phù, Lê Xá, Lương Xá gồm 17 đoạn với tổng số chiều dài là 447 trượng, mặt sông rộng 1 trượng 5 thước, dáy sông rộng 1 trượng 3 thước 2 tấc.
Dọc theo hai bên bờ sông cho trồng tre để giữ đất tránh sạt lở bờ khi lũ lụt, suốt chiều dài 45 dặm của sông An Cựu các vua triều Nguyên đặt 2 hành cung là hành cung Thần Phù và hành cung Thuận Trực. Hành cung là nơi nhà vua nghỉ chân trong các chuyến thăm viếng dân tình.

Lúc khời đầu khi đào sông chỉ vì mục đích lợi nông, biến hàng ngàn vạn mẫu đất vùng rừng hoang đầm lầy ngập mặn thuộc khu vực đầm Hà Trung, đầm Thanh Lam, đầm Mỹ Á, An Truyền, Tô Đà… trở thành đồng ruộng phì nhiêu, khi kinh tế nông nghiệp phát triển thì kéo theo sự phát triển các cụm dân cư rải rác dọc theo 2 bên bờ sông như chợ Bến Ngự, chợ An Cựu… thủy lộ duy nhất và quan trọng số một đi từ kinh thành về phía nam là con sông An Cưu, từ đầm Hà Trung - Đá Bạc - Cầu Hai thuyền có thể ra biển đông bằng cửa biển Tư Hiền có thể theo đường bộ qua Hải Vân Quan.

Sông An Cựu trở nên con đường thủy huyết mạch của trung tâm quyền lực cjính trịcủa vương triều nhà Nguyễn ở Huế.

Vào thập kỷ 50 của thế kỷ trước vẫn còn những chuyến đò dọc từ làng Hà Trung – Hà Trử , từ Lương Điền - Nong – Phú Bài từ Thần Phù – Giạ Lê về Huế. Những con đò dọc mang đầy ắp cây trái, lúa khoai, đặc sản tôm cá của vùng đầm phá Cầu Hai Bạch Mã. Giọng hò đối đáp từ những con đò dọc này vang lên giữa đêm khuya nhất các đêm trăng rằm trên sông An Cựu nghe thật lạ lùng, quyến rũ đến liêu trai, phải là những cư dân sống 2 bên bờ sông hay những hành khách xuôi đêm mới cảm nhận cái đẹp vô ngần ấy, tiếng hò trên sông An Cựu êm đềm và ấm cúng hơn trên sông Hương vì sông Hương quá rộng nên tiếng hò không bay xa, không ngân vang như trên sông vĩ Dạ, Như Ý, An Cựu.

Thật may mắn cho người viết vì đã có một thời thơ ấu sống bên giòng sông An Cựu thập niên 40 – 50 của thế kỷ trước

Bây giờ hình như người ta lãng quên cái thủy lộ một thời huy hoàng trong quá khứ.

Nay tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng, nước sông không còn xanh ngọt như xưa mà nó có màu đen và mùi hôi, nhất là chung quanh khu vực chợ Bến Ngự, An Cựu và một đám bèo hoa dâu đang phát triển rất nhanh trước măt cung An Định, mặt sông dày đặc rác và các chất thải thâm chí cả xác súc vật chết.

Nước thải của những hộ dân sống quanh bờ sông và từ chợ Bến Ngự, AnCựu… đều được đổ xuống giong sông này mà không qua xử lý.
Giòng chảy đang bị thu hẹp dần, do mực nuớc xuống thấp nên đất ở lòng sông trồi lên rải rác từ cầu Nam Giao xuống cung An Định, trên các bãi bồi này cỏ dại mọc rất nhanh. Bèo hoa dâu bám vào làm cản trở giòng chảy khiến cho việc lưu thông giảm đi rất nhiều hậu quả làm khả năng tự làm sạch cũng bị mất đi.

Một số cư dân đã ra phát cỏ, đắp kè, giãy đất bồi để trồng rau muống, môn, khoai...

Và kể từ khi hệ thống điều tiết nước ở Cống Phú Cam (Cửa Khâu) được xây dựng vào năm 1978, tại vị trí đầu sông An Cựu thì tình trạng ô nhiễm này càng nhiều hơn vì nước không được rửa sạch từ nguồn nước sông Hương, người phụ trách điều tiết, quản lý môi trường vệ sinh chưa ý thức được hết trách nhiệm nên…

Các cây cầu bắc ngang qua sông An Cựu như cầu Ga cách cửa sông khoảng 500m, cầu Nam Giao, cầu Bến Ngự, cầu Phủ Cam Phú Ca ) cầu Kho Rèn, cầu An Cựu, những cây cầu này được xây dựng từ thế kỳ trước chì có thể xử dụng trong một vài năm nữa mà thôi.

Và hiện nay người ta bắc thêm 3 chiếc cầu chưa đặt tên, cây cầu cuối cùng ở khu vực Thần Phù gần nơi mà vua Minh Mạng đã cho xây dựng một hành cung gần 2 thế kỷ trước.

Muốn mang đến một món quà cho những ai yêu Huế và cho một người muôn năm cũ đã sống bên bờ sông An Cựu của một thời vàng son thuở trước

Hồ Đắc Duy


Vì sao Sông An Cựu nắng đục mưa trong

Chắc hẳn những ai đã sống ở Huế đều không thể không biết đến hai câu ca dao :

Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong


Thế nhưng đã có mấy ai đã từng đặt câu hỏi Vì sao sông An cựu lại “nắng đục mưa trong” ? Con sông gắn liền với những địa danh quen thuộc : Bến Ngự, Phủ Cam, An cựu… đã từng đi vào thi ca, âm nhạc và nó cũng mang trong mình một truyền thuyết vô cùng thú vị.



Sông An cựu ngày xưa ( đoạn này có tên là Phủ Cam)

Sông An Cựu là chi lưu của sông Hương, chảy qua phía Nam Thành phố Huế, sông còn có tên là Lợi Nông. Đây là một con sông đào, được đào vào năm Gia Long 13. Vua Gia Long cho đào khơi thông sông Hương với sông Đại Giang nhập vào phá Hà Trung, góp phần thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thuỷ, vì vậy mới có tên là Lợi nông. Ngoài ra, sông An Cựu còn có tên khác là sông Phủ Cam hay sông Thanh Thuỷ. Năm 1836, sông Lợi Nông đã được khắc vào Chương đỉnh trong Cửu đỉnh đặt trong Hoàng Thành.

Ở đoạn đầu của sông có Bến Ngự để thuyền rồng của nhà vua cập bến mỗi khi đi tế trời ở Đàn Nam Giao. Phía hạ lưu có các hành cung Thần Phù, Thuận Trực để vua tạm nghỉ trong những lần về chơi ở phá Hà Trung hoặc về rừng Đông Lâm săn bắn.

Theo truyền thuyết thì đầu thế kỷ 19, khi sơn hà xã tắc đã thống nhất, cùng với việc kiến thiết xây dựng kinh đô, củng cố triều chính, phát triển kinh tế, vua Gia Long đã sắc cho Bộ Công đào sông An Cựu theo ước nguyện của dân trong vùng. Lúc đó dòng sông được khơi thông từ vũng eo dưới mũi cồn Giã Viên. Nhưng do khơi dòng đúng vào nơi hang động của một con thuồng luồng khổng lồ nhiều năm ẩn dật dưới lòng sông Hương làm cho hang động của nó bị lộ ra, do vậy mà mỗi khi trời nắng, thời tiết nóng không chịu được nó trở nên dữ tợn, vẫy vùng, khuấy đảo phù sa, làm đục ngầu cả dòng nước nguồn, chính vì vậy mà sông An Cựu trở nên đục vào những ngày nắng. Còn những ngày mùa thu, tiết trời mát mẻ, thuồng luồng nằm im trong hang động, dòng sông không bị khuấy đảo, nước sông An Cựu trở nên trong vắt như mặt nước Hương Giang.





Sông An Cựu với bờ kè hai bờ sông

Trên thực tế, thì dòng sông này là dòng sông đào nhận nước từ sông Hương trong xanh chảy về Phá Hà trung và ra biển nên ngay cả những ngày mưa nước vẫn ít khi đục vì không có nước nguồn trên núi chảy về. Trái lại, mùa nắng hạn, nước sông cạn, có khi cạn gần đến đáy sông và lại có màu vàng đục của lớp phù sa dưới đáy. Ngoài ra còn có một cách giải thích khác nữa, tôi không biết có chính xác không những đến bây giờ cái kiến thức này vẫn tôi vẫn không bao giờ quên. Đó là vào năm tôi học học lớp 9, thầy Việt Anh ( trường Nguyễn Tri Phương - Huế) dạy chúng tôi môn hoá học đã đưa ra một cách giải thích khác hẳn và rất chi là hoá học : sở dĩ sông An Cựu nắng đục mưa trong là do dưới lòng sông chứa một hàm lượng lớn nguyên tố sắt, vào mùa nắng sông cạn nước, nhiệt độ lên cao do đó xảy ra phản ứng khử tạo ra oxit sắt kết tủa có màu nâu đỏ, chính hàm lượng oxit sắt này lơ lửng trong dòng nước đã làm cho nước sông có màu đục ngầu. Đến khi trời lạnh lớp oxit sắt này lắng xuống nên dòng sông lại trong xanh. Một lời giải thích thú vị mà cho đến bây giờ tôi vẫn không quên cả câu ca dao lẫn bài học của Thầy. Cách lý giải này mặc dù chưa được kiểm chứng nhưng có một chi tiết liên quan đến nó, đó là một trong những cây cầu bắc qua dòng sông này có tên là cầu Kho rèn (nối liền đường Trần Phú và đường Lý Thường Kiệt). Phải chăng theo cách gọi tên cây cầu như vậy thì nơi đây xưa kia đã có một Kho rèn hoặc một lò rèn lớn hoạt động, như vậy liệu có phải vùng đất ở đây có sắt hoặc giả sắt từ lò rèn này mà trôi xuống lòng sông?
Cho đến bây giờ thì dòng sông An Cựu, không chỉ nắng đục mà mưa nước vẫn đục. Đất đai từ các cống rãnh hàng năm vẫn đổ xuống dòng sông. Người ta vẫn lén lút đổ rác, đổ xà bần xây dựng xuống dòng sông làm cho dòng sông đào vốn đã không sâu bây giờ ngày lại càng cạn dần. Có những đoạn sông vào mùa nắng hạn mặt nước chỉ còn xâm xấp đáy sông.



Lực lượng thanh niên và dân phòng vớt bèo trên sông An cựu

Chính quyền thành phố cũng đã tốn không biết bao nhiêu tiền để nạo vét dòng sông, dọn rác, xây kè chống xói lở và vành đai hai bên bờ, tạo cảnh quang cho dòng sông, vậy mà chính những bờ kè và lề sông ấy lại trở thành những quán ăn, quán bia, quán giải khát di động và có ai chắc rằng rác từ đó lại không được xả xuống dòng sông? Nếu mỗi một người dân không tự ý thức trong việc bảo vệ môi trường, cứ đà ấy, viễn cảnh của một dòng sông đen chẳng mấy chốc sẽ trở thành… cận cảnh! Và, hàng chục tỷ của Nhà nước đã và đang đổ ra để chỉnh trang đôi bờ sông An Cựu sẽ không còn mấy ý nghĩa. "Sông An Cựu, nắng đục, mưa trong" câu ca dao xưa đã đi vào tâm thức của người dân xứ Huế chẳng lẽ bây giờ chỉ là huyền thoại ?


Cung An Định - một công trình di tích lịch sử nằm ngay sát bờ sông An Cựu

Nguồn: myblog.yahoo.com/ngvliem/

posted by Hà Phương Hoài - TV - VB
viethoaiphuong
#27 Posted : Monday, April 5, 2010 9:21:36 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



HUẾ BUỒN - sáng tác LÊ DINH - NHƯ QUỲNH trình bày
http://www.youtube.com/watch?v=C7UrIa7Is4M

Anh đi rồi xứ Huế buồn hiu đó anh
Chim xa đàn không còn nghe hót trên cành
Em của anh cũng sầu mênh mông
Khi vắng anh đứng buồn nhìn bên sông
Nỗi u hoài xé nát buồng tim bé bỏng

Mưa trên rừng mưa về thành xưa hắt hiu
Đây con đường sớm chiều mình lên Thiên Mụ
Em vẫn ôm ắp một lòng son
Sao bóng anh vẫn còn xa xăm
Để âm thầm ai chờ chờ ai héo mòn

ĐK:

Hò ơi...ơi hò...chim xa cây còn thương nhớ cội
Chừ người xa người tội lắm người ơi
Ơi hò...xa anh rồi em như người mất trí
Đêm đêm về em như người mộng du
Chờ mong bóng ai mịt mù

Anh bây chừ phiêu bạt nơi mô hỡi... anh
Em bây chừ như là chiếc lá xa... cành
Nghe mắt như vướng hạt mưa ngâu
Em nhớ anh khóc hoài đêm thâu
Thương nhau rồi sao đành để chi đớn đau ...

nói:
... chim xa cây còn thương nhớ cội
người xa người tội lắm người ơi
Khóc đi cho nỗi sầu vơi
Thương nhau chi để một đời đắng cay...




viethoaiphuong
#28 Posted : Tuesday, April 6, 2010 6:31:17 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


DẠ THƯA...

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ..."
Tiếng em đã vận vào thơ mất rồi
Mai sau tiêu cạn vốn đời
Lại xin anh lại nghe người "dạ thưa"
Lại về tắm bến sông xưa
Lại theo em đến cửa chùa vọng kinh
Lại leo lên núi Ngự Bình
Lại ta giữa chốn Thần Kinh mơ màng
Bởi lòng vốn dĩ đa mang
Khiến trăm nỗi nhớ, khiến ngàn nỗi yêu
Khiến hồn, khiến vía liêu xiêu
"Dạ thưa..."
Anh cũng đánh liều
tìm thương

Phạm Thuận Hoàng



Huế thương
http://www.youtube.com/w...RNDhlZ8&feature=related
viethoaiphuong
#29 Posted : Thursday, October 28, 2010 12:06:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Có những giòng sông


"Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông AnCựu nắng đục mưa trong"

Tôi tuy là dân Huế 100% nhưng thú thực là tôi chưa hề bao giờ chú ý quan sát thử xem hai câu thơ trên có mô tả trung thực cảnh sắc hai địa danh của Huế đô ngàn năm văn vật hay không.
Dù đã không biết bao nhiêu lần cùng bạn bè trong lứa tuổi thanh thiếu niên gò lưng trên những con ngựa sắt du lãm Ngự Bình sơn để hẫu xực bánh bèo đổ trong những chiếc chén nhỏ và cạn mà vành chén sứt mẻ một cách rất chi là "mỹ thuật" khó có thể nào tìm thấy được ở các nhà hàng ăn chuyên về món ăn Huế ở vùng Quận Cam này, thế nhưng tôi cũng không thể xác nhận được núi Ngự Bình có phải là trước tròn sau méo không.
Chúng tôi cũng đã qua nhiều năm tháng lặn hụp, bơi lội trên giòng sông An Cựu trong khoảng thời gian học ở trường T.H nhưng tôi cũng quá đổi vô tâm, không lưu ý xem nước sông An Cựu có thực sự thay đổi màu sắc theo mưa nắng hay không.

Riêng về sông Hương, tôi có thể khẳng định gần như quanh năm nước trong xanh êm ả làm đắm lòng khách lãng du, khi dừng bước giang hồ bên giòng sông thơ mộng trữ tình này. Sở dĩ tôi dùng hai chữ "gần như" là vì trong cơn cuồng nộ của trời đất, xảy ra hàng năm, Hương giang của chúng tôi đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương trong ca khúc “Hội Trùng Dương” cho mượn lời than thở: "Trời hành cơn lụt mỗi năm..." Giòng nước Hương giang vốn dĩ trong xanh hiền hòa trôi chảy giữa hai hàng phượng vĩ đỏ ối ven sông của khung trời mùa Hạ trong tuổi học trò, giòng nước ấy đã đổi thành màu vàng đục của nước lụt và hung hăng tràn ra biển Thuận An, cuốn theo những thân xác khốn khổ của người dân Huế bất hạnh, những cây rừng bật gốc hay những túp lều tranh tan tác mà trên nóc nhà, một vài nạn nhân của lũ lụt đang kêu khóc mong chờ được cứu vớt hay được một phép lạ nào đó đưa chiếc phao mái tranh của họ vào cập bến ven sông. Họ đang cố bám víu vào một hy vọng mong manh sống còn! Những thảm cảnh này tôi đã chứng kiến trong trận bảo lụt năm Nhâm Thìn 1952.Vâng, ngoại trừ những lúc mưa bảo loạn cuồng, nước sông Hương luôn trong xanh trên thực tế và trong kỷ niệm suốt đời không quên của con dân xứ Huế.

Chúng tôi, dân Huế, những người biết bơi lội đều đã hơn một lần gối sóng Hương Giang nhìn mây đỉnh Ngự muôn vàn nhớ thương chứ không phải như triết gia nào đó bảo là không ai tắm hai lần trên một giòng sông.Tôi không cần phải nghĩ đến nghĩa bóng của nhận định triết lý kia, tôi chỉ biết là chúng tôi tắm rất "lọan" lần chứ hai lần thì nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ. Suốt quảng đời niên thiếu, cư ngụ tại Thành Nội Huế, tôi rất gần gũi với sông Hương, do đó mà đã có quá nhiều kỷ niệm với giòng sông mà với cái nhìn chủ quan tôi chưa từng thấy có giòng sông nào đẹp bằng, dù là sông Seine trong thơ của Thi sĩ Nguyên Sa:

“Sông Seine nhìn tôi mà khoe nước biếc
Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa.”

Tôi cũng đã có lần nhìn ngắm sông Rhin lúc chiều về, nhân một chuyến sang Đức quốc khi ghé thăm thành phố Frankfurt.Tôi cũng chẳng thấy giòng sông này có nét gì quyến rũ hơn Hương giang của tôi ngoài hai bên bờ sông là những lâu đài cổ kính của một thời đại phong kiến xa xưa chốn trời Âu. Bên cạnh tôi lúc đó cũng có người tôi yêu nhưng có lẽ với tuổi đời chồng chất, tâm hồn đã chai đá nên nguồn lãng mạn đã khô cạn và do đó mà giòng sông đã mất nét trữ tình chăng. Khó mà biết nổi! Hoạ chăng là trở về với quá khứ vàng son cùng người yêu đầu đời đi bên bờ sông nào đó để trắc nghiệm.

Trong một chuyến về thăm quê hương, tôi đã “vượt tuyến”, qua giòng sông Bến Hải, du lãm động Phong Nha. Theo đoàn du khách tôi đã dùng thuyền xuôi giòng sông Son vào vùng động nước Phong Nha với kỳ hình dị trạng, phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình của đất nước dấu yêu. Giòng sông hiền hòa nhỏ bé này của xứ Quảng Bình mang một cái tên với nhiều truyền thuyết:
Sông Son hay sông Tróc là một chi lưu của sông Gianh ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Sông chảy hoàn toàn trên địa phận tỉnh Quảng Bình. Một phần thượng nguồn của sông dài 7.729 mét chảy ngầm trong các núi đá vôi ở phía tây Quảng Bình. Nó hợp lưu với sông Gianh tại gần thị trấn Ba Đồn.
Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của tên dòng sông Son. Một truyền thuyết cho rằng vì vào đầu thế kỷ 19, quân Tây Sơn bị quân của Nguyễn Ánh giết chết nhiều tại sông này, máu loang ra đỏ cả dòng sông. Truyền thuyết khác kể về một chuyện tình giữa một cô gái con nhà giàu và một chàng trai con nhà nghèo. Mặc dù bị gia đình phản đối do không môn đăng hộ đối, cô gái vẫn sắt son. Cuối cùng hai người dẫn nhau tới dòng sông này tự vẫn. Người dân quanh vùng cảm động trước mối tình của hai người nên đặt tên là sông Son. Tuy nhiên, nhiều người địa phương nói rằng gọi là sông Son vì vào mùa mưa lũ, nước sông rất đỏ.(Tài liệu trích từ Google)
Tôi cứ tiếc hùi hùi vì thì giờ eo hẹp nên tôi đã không tiến thêm về phương Bắc để được nhìn ngắm sông Gianh, giòng sông lịch sử phân chia đất nước thời Trịnh Nguyễn phân tranh.Cùng với giòng sông Gianh, Di tích Lũy Thầy cũng là một niềm ao ước làm giàu thêm cho kiến thức lịch sử của tôi mà tiếc thay cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Giòng sông Gianh giờ đây đang gieo rắc tang thương đổ nát cho người dân Quảng Bình. Sau đây là một đoạn phóng sự mô tả cảnh lũ lụt miền Trung hiện nay:
“ Đoạn đường đi qua thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và thành phố Vinh đã bị ngập sâu trong nước từ 0.5-0.7m và hai xe trong đoàn đã bị chết máy, đành phải nghỉ lại tại đây.
Nhiều nơi khác, nước cũng đã xăm xắp quốc lộ như tại địa bàn đi qua giáo xứ Quèn Đông, Trại Lê, Kim Lâm, Gia Hòa... và không có dấu hiệu nào cho thấy nước rút xuống.
Đêm nay sẽ tiếp tục là một đêm khó khăn đối với nhiều giáo dân tại Vinh, nhất là tại lưu vực sông Ngàn Sâu và sông Gianh chưa kịp hoàn hồn sau trận lũ lịch sử đầu tháng 10 vừa rồi. Nước sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ đã vượt xa báo động 3 tới 3,8m và sông Gianh tại xứ Minh Cầm đã vượt mức báo động 3 tới 1,3m.”
Trên đây là những giòng sông tôi từng đi qua hay từng biết tên trong kiến thức hạn hẹp của tôi.Dĩ nhiên, thời gian sống tại Sài Gòn đã cho tôi biết giòng sông Đồng Nai mà hiện nay đang bị đe dọa ô nhiễm bởi tụi Cộng Chệt được lũ quan tham Việt cộng cho khai thác bauxite trên thượng nguồn. Tôi đã bao lần về miền Tây qua những chiếc phà nối hai bờ nhánh sông Cữu Long phù sa nước đỏ nuôi sống miền Nam đồng ruộng phì nhiêu. Tôi đã thích thú ngồi hàng giờ trước màn hình TV theo dõi bộ DVD “Mekong ký sự” để tìm hiểu nguồn gốc “Chín con rồng “ sông nước mênh mông.
Đã có một thời gian tôi bỗng dưng đâm ra mê luyến một giòng sông mang cái tên lãng mạn diễm tình, giòng sông Vân. Sở dĩ tôi “mê” giòng sông này là vì tôi đã để hồn trôi theo sóng nhạc trong ca khúc Gái Xuân:
“Em như cô gái hãy còn xuân. Trong trắng thân chưa lấm bụi trần. Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở. Gái xuân giũ lụa trên sông Vân…”
Hình ảnh cô gái xuân thì giũ lụa trên sông Vân thật lãng mạn tình tứ, đẹp như một bức tranh xuân dễ làm xao xuyến lòng người khiến tôi bâng khuâng, xúc động “lòng trần” theo cái kiểu “bần đạo thấy phơi phới trong lòng”. Nghe câu thơ được phổ nhạc trên đây mà không động lòng xuân mới là chuyện lạ trong đời
Sông Vân là tên gọi tắt của sông Vân Sàng - một chi lưu của sông Đáy, chảy từ thị xã Tam Điệp qua huyện Hoa Lư và hội lưu với sông Đáy tại trung tâm thành phố Ninh Bình Sông có chiều dài trên 20 km, chỗ rộng nhất tới 300 m.
Sông Vân là một dòng sông có giá trị lịch sử, nơi gắn với các chiến công của Việt Nam trong kháng chiến chống quân nhà Tống dưới thời vua Lê Đại Hành. Tương truyền, khi Lê Hoàn đánh thắng giặc Tống trở về Hoa Lư, Dương Vân Nga đã kê giường bên bờ sông đón. Từ đó mà sông có tên là Vân Sàng (giường mây).
Sông Vân chảy qua nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử như núi Non Nước, chợ Rồng, chùa Non Nước, công viên sông Vân. Người ta thường nghĩ tới hình ảnh "núi Thuý, sông Vân" khi nhắc tới thành phố Ninh Bình. (Tài liệu trích từ Google)
Tôi đã từng lắng hồn theo sông Vân cũng bởi một nguyên do thuộc lãnh vực tình ái lãng mạn, hơi lăng nhăng một tị, vì một người mang tên giòng sông “Mây” này trong thi ca của Nguyễn Bính. Số là một hôm, ngồi trước “Monitor” tôi đang thả hồn theo người “tình ảo”, bắt đầu lá thư tình bằng một lời gọi sến như con hến: “Ma petite fée,” thì lưỡi gươm Damocles lửng lơ trên đầu vụt rơi xuống một cái ào với giọng “nguồn hét núi”:
Ai là nàng tiên nhỏ bé?
Ngày xưa nơi xứ Hà Đông bên Tàu, ông Trần Quý Thường, chủ tịch Hội Sợ Vợ, đã đánh rơi cây gậy “càn khôn” đang cầm trên tay khi nghe sư tử hống. Ngày nay, tôi loay hoay tìm mãi chẳng thấy nút bấm “Delete” nằm ở đâu để xóa đi tang chứng rành rành của một cuộc ngoại tình trên Internet. Tôi cố nhoẽn một nụ cười cầu tài, nụ cười đẹp nhất trong đời tôi đam mê tình ái, nụ cười với “mắt nâu môi trầm”, lối trang điểm đang thịnh hành trong giới thưởng ngoạn phim bộ Hàn Quốc. Tôi chống chế:
Em ơi, xin đừng vội hiểu lầm! Không có chi mô! Anh chỉ giỡn chơi cho vui thôi, chứ không có ai là Tiên, Ma, Quỷ sứ chi hết. Người trên Internet chỉ là người ảo, không có thật trong đời!
Hoạn Thư thời Email hầm hừ đay nghiến! Tôi tự hứa từ nay xin chừa, không viết thư tình trên Internet mà chỉ viết tình thư trên cát biển, “Love letters in the sand” để dễ xóa.
Ngoài sông Vân, thuở mới tập tễnh đi vào “Con đường tình sử”, tôi cũng mê một giòng sông khác, Sông Tương trong ca khúc “Ai về sông Tương” của nhạc sĩ Thông Đạt:
“Ai có về bên bến sông Tương, nhắn người duyên dáng tôi thương, bao ngày ôm mối tơ vương.Bao ngày qua, Thu lại về mang sầu tới. Nàng say tình mới, hồn tôi tơi bời. Nhìn hoa cười đón mừng vui duyên nàng, tình thơ ngây từ đây nát tan…”
Tôi đã tương tư một người tình bên giòng sông Tương để cho hồn tôi đau khổ! Ngu như rứa thì thôi! Mơ cái gì không mơ, lại mơ bị thất tình, mơ một người phụ tình mình cho tình thơ ngây nát tan. Không biết giòng sông Tương này có phải là Tương Giang đầu Tương Giang đuôi ở bên Tàu không nhỉ? Trong các tác phẩm Đường Thi có câu chuyện tình lãng mạn của đôi lứa yêu nhau:
Ngã tại Tương Giang đầu
Quân tại Tương Giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương Giang thủy
Nàng ở đầu sông Tương, chàng ở cuối sông Tương, cùng uống nước sông Tương, thương nhau da diết mà không thấy mặt nhau. Dở ẹt! Trương Vô Kỵ đưa Dương Bất Hối đi tìm cha: Đi từ Hồ Điệp Cốc lên Quang Minh Đỉnh, đường xa diệu vợi vậy mà đi cũng đến nơi. Lệnh Hồ Xung đưa các ni cô phái võ Hằng Sơn đi khắp năm non, bảy núi, qua Ngũ Nhạc Sơn nào là Hoa Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn, Thái Sơn rồi Tung Sơn, đi lung tung cùng bầu đoàn thê tử, vậy mà ông Kim Dung vẫn cho đi đến nơi về đến chốn.Thế mà chỉ đầu sông Tương, cuối sông Tương, hai người yêu nhau lại không thể gặp nhau thì thật là không hiểu nổi! Nàng chỉ cần đi xuôi giòng sông Tương và chàng đi ngược Tương Giang vì thời đó làm gì có đường “One-way” thì đánh chết cũng gặp nhau. Chắc như cua gạch!
Nhắc đến sông không thể nào không liên tưởng đến cảnh lũ lụt và chữ Lụt trong ngôn ngữ Việt Nam ta lại thường đi đôi với chữ “lội”. Vâng, lụt lội! Thời niên thiếu của chúng tôi, không thể thiếu cảnh lụt lội xảy ra trên quê hương hàng năm, không hề sai chạy. Cứ như là một định luật thiên nhiên, sau Tết Trung Thu là người dân xứ Huế bắt đầu nghĩ đến mưa lũ và lụt lội. Nhìn những trận mưa to, mưa lớn được mô tả bằng những từ ngữ nghe thật lạ tai lúc còn học Tiểu học như “mưa như cầm chĩnh đổ”, “mưa như trút nước”, “mưa rơi tầm tã”, lũ con nít chúng tôi chỉ ao ước mưa không ngừng để có lụt và khi có lụt thì được lội nước lụt. Còn gì thích thú bằng được xăng quần lên quá gối, lội nước bì bõm trong xóm làng khi dứt cơn mưa, nước đang ngập đường, và nhất là lại được nghỉ học vì lụt. Vui như rứa thì thôi! Niềm đam mê lội nước lụt, mỗi thời mỗi khác! Lúc những nốt mụn của tuổi dậy thì xuất hiện trên mặt, chúng tôi vẫn còn ham mê lụt lội vì được đi theo những cô nàng đồng lứa tuổi khắp các nẽo đường xứ Huế, hai ống quần lãnh đen xăng cao lên tận bẹn. Lúc bấy giờ mới thông cảm với Hàn Mặc Tử: “Da thịt, Trời ơi, trắng rợn người!”
Xa rồi tuổi trẻ ngông cuồng, vô tư lự! Lũ lụt đang hoành hành trên quê hương! Những giòng sông với muôn vàn kỷ niệm, giờ đây đang là mối đe dọa cho người dân miền Trung Viêt Nam trong lúc lũ cầm quyền phè phỡn đón chào “Ngàn Năm Thăng Long”. Lý Thái Tổ, vì vua nhân từ xuất thân từ cửa Phật có thấu chăng nỗi khỗ của người dân Việt? Ngài có biết chăng bọn tham quan Bắc Hà đang mượn danh ngài để kỷ niệm ngày Ngài dời đô cho chúng có cơ hội chứa đầy túi tham!

Hoàng Đức
viethoaiphuong
#30 Posted : Friday, January 14, 2011 9:38:41 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



Huế, đã thăm Huê, đã gắn bó, yêu quý Huế thân thương, đã có nhiều kỷ niêm vui, buồn về xứ Huế, người Huế, v....v...Những ai đã một lần đặt chân lên cầu Trường Tiên thì không thể quên những tà áo trắng của nữ sinh tan trường bay như cánh bướm khi đi bộ vì một tay cắp cặp, một tay giữ nón, ríu rít trò chuyện như chim hót hoặc đạp xe trên cầu đi hàng ngang ba, bốn hoặc năm xe. Chỉ đứng coi một thoáng mà ...mê mẩn tâm hồn luôn. Không biết đến bao giờ mới có thể được ngắm lại cảnh thân thương vô cùng quyến rũ xa xưa


TAM73F

LỊCH SỬ CẦU TRƯỜNG TIỀN(TRÀNG TIỀN)

Cầu Trường Tiền hay cầu Tràng Tiền là chiếc cầu (dài 402,60m; rộng 5,40m) bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía Nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay giữa thành phố Huế, Việt Nam.


Lịch sử và tên gọi
Thi sĩ Quách Tấn, đã căn cứ bài thơ Thuận Hóa thành tức sự (chép bên dưới) của nhà thơ Thái Thuận nói rằng dưới thời vua Lê Thánh Tông (1442-1497), sông Hương đã có cầu. Và chiếc cầu đó, được làm bằng song mây bó chặt lại với nhau và nối liền nhau, nên có tên là cầu Mây. Rồi vì cầu có hình cái mống úp lên sông, nên còn có tên là cầu Mống.
Trải bao năm tháng, không biết năm nào, cầu Mống được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát bằng ván gỗ lim.

Năm Thành Thái thứ 9 (1897), chiếc cầu trên được nhà cầm quyền Pháp (khi ấy Khâm xứ Trung Kỳ là Levecque) giao cho hãng Eiffel (Pháp) thiết kế (do Gustave Eiffel thiết kế) và xây dựng lại bằng sắt, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành và được mang tên vị vua này.
Tổng cộng tiền xây cầu Thành Thái tiêu tốn hết khoảng 400 triệu đồng, là một số tiền lớn vào thời đó.
Nhưng sau khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, thì nhà cầm quyền cho đổi tên là cầu Clémenceau, theo tên của một Thủ tướng Pháp thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Đến năm Giáp Thìn (1904), bão lớn làm cầu hư hỏng nặng.
Hai năm sau, tức năm Thành Thái thứ 16 (1906), chiếc cầu mới được sửa chữa lại bằng xi măng cốt thép. Tổng chiều dài cây cầu là 401,10m, rộng 6,20m, có 6 vài, 12 nhịp, mỗi nhịp được thiết kế hình bán nguyệt. Và hình thức này, vẫn giữ được cho đến ngày hôm nay.
Năm 1945 chính phủ
Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng. Và dù lần lượt có nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cái tên cầu Trường Tiền (vì chiếc cầu nằm gần một công trường đúc tiền, gọi tắt là Trường Tiền của nhà Nguyễn và phố Trường Tiền do vua Thành Thái lập năm 1899) vẫn được người dân quen gọi và đã đi vào nhiều bộ môn nghệ thuật...

Đến năm 1937, cầu được mở rộng thêm hai hành lang ở hai bên, dành cho người đi bộ, xe đạp và những bao lơn (ban công) hình bán nguyệt được tạo ra ở 5 trụ cầu giữa 2 vai để có chỗ dừng chân, hay né tránh nhau.
Năm 1946, trong chiến tranh Việt - Pháp, cầu bị đặt mìn giựt sập hai phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại.
Trong Tết Mậu Thân, trụ 3 và nhịp 7 bị phá hủy, Việt cộng cho giựt sập để cắt đường tấn công của Vieêt Nam Cộng Hoà. Một chiếc cầu phao được dựng lên tạm thời cho người qua sông và sau đó, cầu đã được sửa chữa lại.

Từ năm 1991 đến 1995, công ty Công ty Cầu 1 Thăng Long lãnh trách nhiệm trùng tu, xây lại hai nhịp cầu, đổi màu cầu từ màu dụ bạc sang màu lam, nên chiếc cầu không còn giống chiếc lược ngà và không còn lấp lánh dưới ánh mặt trời nữa. Tất cả các bao lơn cũng bị phá bỏ. Trước đây mặt cầu rộng 6m20, nhưng sau khi sửa chữa xong, chỉ còn 5m40, cho nên chỉ có xe loại nhỏ mới qua lại cầu được.
Trong Văn học Nghệ thuật

Tên Cầu Mống đã xuất hiện trong thơ Thái Thuận:

Thuận Hóa thành tức sự
(Quách Tấn dịch)

Ghe thuyền qua lại sớm liền trưa
Cầu Mống giăng sông cửa nước chừa.
Mây lẫn bóng non trời rộng mở,
Gió dồn tiếng sóng biển xa đưa.
Chợ chiều tấp nập thân là lụa,
Nét bút bồi hồi nhịp trúc tơ.
Ca nữ quản bao dòng huyết hận,
Địch đài trổi khúc lạc mai xưa[4].


Sau Cầu Mống, là cầu Trường Tiền. Và công trình này đã nhanh chóng trở thành một thắng cảnh nổi tiếng, và là đề tài của nhiều bộ môn nghệ thuật. Trích giới thiệu:

Cầu Trường Tiền trong những câu ca:

Cầu Trường Tiền sáu vai mười hai nhịp
Em theo không kịp
Tội lắm em anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Anh có xa em đi nữa
Cũng tại ông Trời nên xa.[5]


Cầu Trường Tiền về đêm.

Năm 1906, chiếc cầu được đúc lại bằng bê tông cốt thép, nên có câu:

Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi-mon
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn nước non...[6]


Năm 1946, trong chiến tranh Pháp - Việt, cầu bị đặt mìn giựt sập. Sau đó, lại có câu:

Cầu Trường Tiền bấy nhiêu niên (năm) qua lại,
Kể tự đời Thành Thái đến nay.
Chạnh lòng biết hỏi ai đây,
Việc chi nên nỗi đang tay dứt cầu?


Trong thời gian Nguyễn Bính lưu lạc đến Huế, cầu Trường Tiền cũng đã xuất hiện trong thơ ông:

Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ


Gustave Eiffel người thiết kế cầu Trường Tiền.

Đôi bờ đôi cánh tay vua
Cung nga úp mặt làm thơ thất tình...
...Bồng bồng sáu nhịp cầu cao
Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh...
(trích trong Vài nét Huế, 1941)


Trước năm 1975, ca sĩ Duy Khánh đã sáng tác ra bài Ai ra xứ Huế, trong đó có đoạn:

À ơi à ơi !
Chứ cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Vì thương nhau rồi chớ xin kịp về mau
À ơi ơi à! Hò ơi!
Kẻo rồi mai tê bóng xế qua cầu
Thì bạn còn thương bạn chứ biết gởi sầu về nơi mô
À ơi ơi à!...[7]


Sau sự kiện Tết Mậu Thân, cầu Trường Tiền bị bom đạn gây hư hại nặng. Quá xúc cảm, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết bài hát Chuyện một chiếc cầu đã gãy để nói lên sự việc này, có những câu :
...
Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
Vì sao không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu...

(sưu tầm)
Ngoài ra, cầu Trường Tiền cũng đã được in trong bộ tem thư của Việt Nam.


viethoaiphuong
#31 Posted : Saturday, January 22, 2011 5:41:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


ĐÔI NÉT VỀ HUẾ


Tuệ Quang Tôn Thất Tuệ



Không phải là một chuyên đề tham luận mà chỉ là đôi nét tản mạn , do từ "nhớ tới đâu, nói tới đó" , nên chắc chắn nội dung sẽ có nhiều thiếu sót; nhất là về mặt thi ca, rất nhiều danh sĩ cũng như nhiều kiệt tác có liên hệ đậm đà với Huế mà không được đề cập đến. Âu chỉ là chuyện ngoài ý muốn, rất mong được cảm thông!

@@@@


Vào thời-kỳ Hồng Bàng, Huế nói riêng và Thuận Hoá nói chung thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước VĂN LANG.
Dưới triều vua Trưng, Huế thuộc quận Nhật Nam, một trong sáu quận miền nam NGŨ LĨNH.
Sau khi người Tàu tái lập ách đô hộ, họ bị người Lâm Ấp (tức Chiêm Thành) đánh đuổi khỏi Nhật Nam, từ đó Thuận Hóa do người Chiêm kiểm soát với địa danh là châu Ô và châu Lý.
Trong suốt nhiều thế-kỷ, hai châu Ô, Lý từng là vùng tranh chấp giữa hai dân tộc Chiêm, Việt. Cho tới đầu thể kỷ XIV, đời nhà Trần, mới vĩnh viễn thuộc về nước ta và châu Ô đổi thành châu Thuận, châu Lý đổi thành châu Hoá.
Thời Minh thuộc, hai châu Thuận và Hoá được ghép chung thành phủ Thuận Hoá, sang đời Lê đổi thành lộ rồi xứ và cuối cùng là trấn Thuận Hoá.



Trấn Thuận Hoá, từ khi Thái Úy Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng (tức chúa Tiên hay Thái Tổ Gia Dũ Hoàng-đế triều đại Nguyễn-phước) được vua Lê Anh Tông cử vào trấn nhậm, đã dần dần được cải tiến, chuyển hoá từ tình trạng khu giới tuyến địa đầu lỏng lẻo về tổ-chức, bất ổn về an ninh thành một miền đất ổn định và an lạc.
Kế tục sự nghiệp chúa Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn hậu duệ một mặt tích cực mở mang lãnh thổ về phiá nam, mặt khác lo xây dựng, canh tân, bồi đắp cứ địa căn bản Thuận Hoá, đưa vùng này lên địa vị một trung-tâm chính trị, hành chánh và văn học vô cùng quan trọng.
Từ năm 1636, chúa Thượng Nguyễn phúc Lan chọn Kim Long ở phiá bắc Huế làm thủ phủ. Nửa thế kỷ sau, năm 1687, chúa Nghĩa Nguyễn phúc Thái lần thứ nhất, rồi 1738, Võ vương Nguyễn phúc Khoát lần thứ nhì, đều đặt thủ phủ ở làng Phú Xuân thuộc huyện Hương Trà, cho xây dựng thành trì, cung thất, mở mang giao thông thủy bộ... Từ đó Phú Xuân tức Huế nghiễm nhiên trở thành một vị trí lịch sử với nhiều ưu điểm về chiến lược.


Sau khi thống nhất đất nước, Thế-tổ Cao-hoàng đế Gia Long, cho xây dựng kinh thành Huế với công trình quy mô to lớn, phối hợp kỷ thuật kiến trúc Đông và Tây.

Trên dòng lịch sử, Kinh đô Huế từng trải qua nhiều thăng trầm theo vận nước phế hưng :
Huế từng là chứng tích của những cuộc tranh phong khốc liệt giữa các thế lực nội chiến Trịnh , Nguyễn và Tây Sơn.
Huế đã ghi đậm những nét bi hùng của trận chiến chống xâm lược Pháp năm Ất Dậu 1885.
Huế cũng là mục tiêu chính của vụ tàn sát bách hại chưa từng có trong lịch sử dân tộc, phát động bởi nhóm người ngụy tín cuồng sát vào tết Mậu Thân 1968.
Huế còn trải qua chẳng biết cơ man nào những biến cố đau thương khác.
Thế nhưng, được củng cố un đúc từ khí thiêng sông núi, địa linh Huế sau bao cơn biến động, vẫn sừng sững ngang nhiên vượt thắng mọi thách đố, vẫn tồn tại và vươn lên trong thời gian miên trường, trong không gian miên viễn.


Phối hợp cùng những đãi ngộ từ thiên nhiên, Huế còn có những công trình xây dựng do nhân lực với nhiều kiến trúc quy mô: nào đền đài miếu vũ, nào lăng tẩm chùa chiền, tiêu biểu hơn hết là kinh thành Huế, đã làm ấn tích hùng hồn đánh dấu thời vàng son về văn hoá của một triều đại.
Huế ngày nay không chỉ là chiếc nôi yêu thương xứng đáng là niềm tự hào, kiêu hãnh của riêng người Huế hay người Việt, mà Huế đã chuyển mình trở thành đối tượng trân qúi chung của cả nhân loại.


Tìm về đất Huế là tìm về một vùng trời tĩnh lặng, thơ mộng và an bình.
Nghĩ tới người Huế là nghĩ tới cái đậm ngọt trong tình tự, cái đoan trang trong cung cách; là suy tưởng tới cái bản chất đôn hậu hiền hoà, cái nếp sống hồn nhiên tự tại; là mường tượng thấy nét e ấp qua làn môi, sự kín đáo trong nụ cười, nỗi thẹn thùng nơi khoé mắt. Ít khi người ta bắt gặp được ở đất Huế hay từ dân Huế những sự xô bồ, suồng sã, thô bạo.
Nói thế, nhưng Huế cũng như mọi nơi khác, vẫn chịu chi phối bởi luật tương đối, thừa trừ của tạo hoá. Song song bên cạnh những ân sủng thiên phú, Huế đã vướng mắc ít nhiều khuyết tật, rõ nét nhất là về mặt khí hậu và kinh tế : nào là thời tiết mưa nắng thất thường với cái nóng ẩm ghê người vào tháng hè, cái mưa dầm triền miên buốt giá về mùa đông; nào là tính khô cằn thiếu mầu mỡ của những đồng bằng nghèo nhỏ hẹp, khiêm tốn mà phần lớn là đất cày lên sỏi đá.
Tuy nhiên, chính từ môi trường bạc đãi đầy cam go, Huế đã vươn lên một sức sống dồi dào, một kháng tính mạnh mẽ. Từ trong khó khăn gian khổ, dân Huế tôi luyện được cho chính mình sức chịu đựng bền dẻo, đủ khả năng đương đầu với mọi nghịch cảnh.



Thiên nhiên đã phối hợp hài hoà cùng lịch sử để kiến tạo Huế thành chiếc nôi bao dung, bồi dưỡng, un đúc nhiều thế hệ con dân có những nét đặc thù về tâm hồn lẫn phong cách.
Trong "Ô Châu cận lục", Dương văn An có nhận định : đàn ông Huế thì kiên cường, dũng cảm; đàn bà Huế thì yểu điệu, đoan trang.
Trong 'Địa dư chí", Nguyễn Trãi bình luận rằng : dân Thuận Hoá đã hấp thụ nếp sống của Chiêm Thành nên quen chịu đựng khó khăn, gian khổ.
Phan Kế Bính thì cho là người Huế khiêm tốn và kín đáo. Tính kín đáo ấy đã được Bích Lan phát hiện một cách lý thú rằng :
"Người xứ Huế trang nghiêm và trầm lặng,
Thường hay buồn giữa lúc thế nhân vui,
Tâm sự nhiều mà ít hé trên môi ... "


Cảnh Huế thì thơ mộng, người Huế lại đa tình nên Huế hiển nhiên là tụ điểm của thi ca và nghệ thuật. Mỗi cơ thể Huế chất chứa một hồn thơ, mỗi mảnh đất Huế là một nguồn cảm hứng phong phú đủ làm chủ đề cho cả một kho tàng thi, văn, nhạc, hoạ.
Hình như Huế có một hấp lực lôi cuốn, dụ hoặc rất kỳ diệu, khiến cho ai trót sinh ra, lớn lên từ Huế là trọn đời "đi thấy nhớ, ở thấy thương"; khiến cho ai, từ bất cứ phương trời nào, một lần dừng chân nơi đất Huế là mãi mãi lưu luyến, vấn vương "đi thì nhớ, ở thì mê ".
Chẳng mấy ai trước vẻ đẹp trầm lặng của Huế mà không rung cảm. Cũng chẳng mấy ai khi chiêm thưởng một áng thơ về Huế mà không say sưa, dù là thơ tả cảnh hay tả tình và dù tác giả là người Huế hay không là người Huế.


Trước cái tĩnh mịch tuyệt vời của thiên nhiên, thi hào Nguyễn Du từng bồi hồi đối cảnh sinh tình :


"Hương giang nhất phiến nguyệt,
Kim cổ hứa đa sầu"
(Nam trung thi tập)


Xin tạm dịch


"Một mảnh trăng chiếu dòng Hương,
Xưa nay từng gợi sầu thương cho đời"


Cùng một cảnh sắc đó mà Á Nam Trần tuấn Khải thì :


"Sông Hương một giải xanh xanh,
Gió vờn mặt nước, sóng tình đầy vơi!"
(Non nước Thần Kinh)


Đông Hồ lại đắm đuối "Trong đôi mắt Huế ":


"Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ,
Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ,
Gió cầu vương áo nàng Tôn Nữ,
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ".


Và Tản Đà một lần tới "chơi Huế" , đã thấy thích thú như anh nhà quê lên tỉnh :


"Kinh thành gái lịch trai thanh,
Lại thêm Hương thủy, Ngự bình điểm tô.
Con người ngoài Bắc mới vô,
Mừng nay được thấy đế đô một lần."


Một vài thi nhân lại khéo vay mượn cảnh sắc Huế để tỏ bày tâm sự riêng tư, thổ lộ nỗi u hoài trăn trở của mình trước vận nước điêu linh.
Ngắm dòng sông An Cựu mà Nguyễn hữu Bài ray rứt :


"Đục trong, biết nỗi trời hanh tạnh
Bồi lỡ theo dòng nước vận trôi."
(Vịnh sông Lợi Nông)


Phan sào Nam, một lần "Vào Thành" đã ngậm ngùi cảm thán :


"Dạo khắp trong với ngoài,
Đàn địch vang tai trời,
Đau lòng có một kẻ,
Hỏi ai? Ai biết ai!"


Vi Bằng, sau những năm phiêu bạt, trở về thăm lại cố đô, lòng trĩu nặng u hoài trước cảnh sao dời vật đổi :


"Về đứng bên sông nhìn khói sóng
Yên ba giang thượng thấy mà đau".
(Khói sóng)


Trong lòng khách đa tình, Huế luôn luôn là nguồn thi cảm bao la :

Nhà thơ Kỉnh Chỉ Phan văn Hy , sau mấy năm xa cách, đã "Nhớ Huế" dạt dào, tha thiết :


"Gần năm năm chẵn, chẳng về Kinh,
Nhớ cảnh sông Hương núi Ngự Bình,
Nhớ súng Ngọ Môn khi rợn sáng,
Nhớ chuông Thiên Mụ lúc tàn canh.
Nhớ sân Cần Chánh, quan đâu cả?
Nhớ rạp Thanh Bình khách vắng tanh.
Nhớ chị chèo đò, o bán hến,
Nhớ bao nhiêu chuyện, bấy nhiêu tình."


Nữ sĩ Tương Phố năm 1929 "Trở lại Thần kinh" để hoài niệm một cuộc tình đã lỡ :


"Nhớ anh trở lại Thần kinh,
Sông Hương nước chảy, non Bình thông reo!"


Cảnh cũ còn đó, người xưa khuất rồi! Trong nhớ nhung chất ngất, thi nhân không ngăn được nước mắt :


"Khóc anh từ ấy đên giờ,
Lệ lòng lai láng đôi bờ sông Hương".


Trong "Đây thôn Vỹ Dạ", Hàn mạc Tử bằng một cảm quan bàng bạc, lâng lâng vẽ nên một bức tranh vừa mộng vừa thực :


"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?"


Với thi phẩm "Nocturne sur le fleuve des parfums", nhà thơ Pháp Francois Henri Guibier cũng có nguồn cảm hứng tương tự :


"La barque obéit, endormie
Aux coups réguliers du rameur.
Mon âme tressaille, meurtrie
Aux coups de la vie dans mon coeur."


Rồi Vũ hoàng Chương, nhà thơ sở trường của những mỹ từ kiêu sa, gọt dũa, chải chuốt cũng ngây ngất :


"Công Chuá - là đây mộng ngự thuyền,
Bài thơ mờ tỏ nón nghiêng nghiêng,
Hàng mi ánh phớt tình thanh liễu,
Gờn gợn dòng thu mắt ngọc tuyền."
(Em là Công chúa)



Thưỏng thức tổng hợp toàn bộ các đoạn thơ trên của một số nhân vật thành danh mà tên tuổi đã đi vào lịch sử hay văn-học sử, ta tưởng như lạc vào một rừng hoa thơm cỏ lạ, mà dù với tần-số rung cảm nào của tâm hồn, ta đều say sưa, thích thú.


Nếu ngắt từng đoá lẻ trong rừng hoa đó, đem chưng bày riêng để thưởng thức, hoặc đem giải phẩu, phân tích tìm cái chất liệu tinh túy sâu thẳm tận cùng về nghệ thuật, ta còn phát hiện được những nét đặc thù nổi bật về tư tưởng, về tình cảm nội tâm, biểu hiện rõ trên những góc cạnh riêng của từng tác giả.
Qua thơ Nguyễn Du, ta thở dài bắt gặp nỗi cô đơn của một tâm sự u hoài.
Với thơ Tương Phố, ta ngậm ngùi cho một chuyện tình dang dở.
Trong thơ Phan Sào Nam, Nguyễn hữu Bài hay Vi Bằng, ta cảm thông nỗi uất nghẹn, ray rứt, xót xa vì thời cuộc.
Rồi ta lâng lâng, nhẹ nhàng bị cuốn hút, mê hoặc bởi tứ thơ trữ tình của Á Nam Trần Tuấn Khải, Đông Hồ, Hàn Mạc Tử, Vũ hoàng Chương, Tương Phố...



Thoát ra ngoài vũ trụ thơ của giới thi nhân tên tuổi, ta đi vào khung trời thi ca dân gian Huế.
Nhiều người cho rằng âm ngữ Huế líu lo như tiếng chim, trầm bổng như điệu nhạc; tình cảm Huế thì đậm ngọt, tràn đầy ... nên người Huế nào cũng thích thơ, yêu thơ, mê thơ, sính thơ, sành thơ. Nói thế tưởng cũng không phải là khoa trương, cường điệu. Chính từ môi trường thuận lợi tự nhiên, người dân giả đất thần kinh trước tác thơ một cách nhẹ nhàng, thong thả, dung dị và linh hoạt; thi ca dân gian Huế cũng nhờ đó mà có những nét độc đáo, đặc thù.



Với một nguồn ca dao sung mãn về phẩm lẫn lượng, thi ca dân gian Huế được truyền tụng qua thời gian bằng nhiều thể điệu: mái nhì, mái đẩy, giã gạo, ru em, hò vè v.v...
Chẳng rõ khởi nguồn từ hồi nào của xa xưa, thi ca dân gian Huế đã được bồi dưỡng qua nếp sống dồi dào về tình cảm, cao đẹp về tư tưởng, duyên dáng về phong cách; dù có mang chung tính trữ tình, lãng mạn, song không bị gò ép vào trạng huống đơn điệu, nghèo nàn, trái lại đã thể hiện được nhiều sắc thái, diễn đạt mọi tư duy, phản ảnh nhiều mặt thực tế.


Cũng từ nguồn thi ca dân gian đó, người ta phát hiện được tính hội tụ, đa diện; cùng một thi phẩm mà lắm khi mô tả nhiều khía cạnh, chuyên chở nhiều ý nghĩa, thẩm thấu vào tâm hồn người qua nhiều lối ngỏ, có thể thích nghi, phù hợp với nhiều tâm trạng và nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Thi ca dân gian Huế thường khai dụng những từ ngữ, cảnh vật, nhân vật và sự tích thuần túy địa phương.


"Ăn sung, ngồi gốc cây sung,
Lấy anh đành lấy, nằm chung không nằm."


là lời ca đề cao tiết tháo của cụ Phan Bội Châu trong thời gian bị an trí tại Bến Ngự, đã thề không bao giờ hợp tác với thực dân Pháp.


Rồi những đoạn ca dao khác :
"Một nhà sinh được ba vua (1),
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài.
Đồn rằng quan tướng có tài (2),
Cửa Thuận An Tây lấy, Trấn Bình Đài Tây vô!"


hay là :


"Chuyện đời càng nghĩ càng rầu,
Ở giữa Đồng Khánh, hai đầu Hàm Nghi!"


Bằng đôi chút trầm tư khi thưởng thức, ta nghe thấy từ mấy vần ca dao trên, có những tiếng thở dài, uất nghẹn, khóc cho thảm trạng tan tác của triều đình Huế vào những ngày quốc biến, khi vết giày xâm lược của nền văn minh cơ giới phương Tây dẫm tràn lên đất nước.
Từ sau ngày kinh đô thất thủ, thực dân Pháp với chiến lược "tằm ăn dâu", biến dần Việt Nam thành thuộc địa trực trị. Trước cơn quốc nạn nát ruột tan lòng, trước cảnh biển dâu sao dời vật đổi, đây đó khắp nơi vang vọng lời ta oán, hoài cảm, tiếc thương:


"Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông...
Thuyền ai thấp thoáng trên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non!"



Không phải chỉ gò bó, giới hạn trong phạm trù nhất định của thứ tình cao cả dành cho quê hương, ca dao Huế cũng còn vượt thoát đi tìm những thế giới riêng của nội tâm, ca ngợi nhiều thứ tình yêu khác.


Trong khung cảnh buổi trưa hè tĩnh mịch ở làng quê, một bé gái tóc để chỏm, lim dim đôi mắt, đẩy nhẹ tay nôi, khe khẻ cất tiếng hò:


"Ru em, em théc (3) cho muồi,
Để mẹ đi chợ mua vôi têm trầu.
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh..."


Thật vô cùng tuyệt diệu, mấy vần mộc mạc, bình dị đó không chỉ vẽ nên bức tranh bé nhỏ của chiếc nôi đầu đời, mà đã phác họa được cả một khung trời bao la của tình chị em thân thương.


Ca dao Huế như một pho kinh sách, rao truyền luân lý phương Đông mà hệ thống gia đình, xã hội Việt coi như mô thức khuôn mẫu để đạt tới chân, thiện, mỹ. Ở đó, đức hy sinh cao cả, tình yêu tuyệt vời của cha mẹ dành cho con cái đã được vinh danh :


"Chợ xa đi sớm về trưa,
Nuôi con không kể nắng mưa dãi dầu."


hay


"Rạm đồng nấu với bẹ môn,
Đói no, mẹ cũng nuôi con nên người."


Để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ, người con Huế luôn luôn chu toàn bổn phận:


"Tôm rằn lột vỏ, bỏ đuôi,
Gạo de An Cựu em nuôi mẹ già."


Khi gặp cảnh nhà đơn chiếc, không nỡ rời xa cha mẹ già yếu, người con gái Huế dám hy sinh trọn vẹn tuổi xuân, quên hẳn bản thân mình:


"Ai đưa cau trầu tới đó thì xin chịu khó mà bưng về,
Em đây còn phải theo chân Thầy gót Mẹ cho trọn bề hiếu trung!"


Ca dao Huế còn dung chứa đến độ bão hòa một thứ tình yêu khác tự nhiên, tất yếu, tối cần để cho âm dương hòa hợp, nhân loại trường cửu, vạn vật sinh tồn..., đó là tình yêu nam nữ. Tính thủy chung son sắt, lòng yêu thương tận tụy trong nghĩa vợ chồng thường được ngợi ca;


"Tai nghe anh đau đầu chưa khá,
Em đây băng đồng chỉ sá, bẻ nắm lá cho anh xông.
Có mần ri (4), mới trọn đạo vợ chồng,
Đổ mồ hôi ra thì em chặm (5), ngọn gió lồng thì em che."


hay


"Thương chồng nấu cháo le le,
Nấu canh bông lý, nấu chè hột sen."


Thói thường, một chuyện tình tưởng cho là đẹp để hoài niệm nhớ nhung, để ngợi ca tiếc nuối lại là chuyện tình không trọn. Ca dao Huế khi diễn đạt về nhu tình nam nữ, nếu không dày vò vì dang dở thì cũng than thở vì truân chuyên, âu lo cho duyên phận. Có những cuộc tình phù du, không hẹn chỉ để lại nỗi buồn bâng quơ:


"Gặp nhau giữa ngả ba Sình,
Anh xuôi, em ngược đem tình nhớ thương."


hay


"Rồi mùa, tót rã rơm khô,
Bậu (6) về quê bậu, biết mô mà tìm?"


Lại có nhiều đường tình chông gai, trắc trở, khiến người trong cuộc phải quay quắt :


"Hai ta thương chắc (7) mần ri,
Bọ mạ (8)mần rứa, mình thì mần răng (4)"


Khi gặp phải nghịch cảnh, cô gái thần kinh hoặc chỉ biết âm thầm than thở:


"Chim xa rừng, còn thương cây nhớ cội,
Người xa người, tội lắm người ơi!
Nõ thà không biết thì thôi,
Biết nhau rồi hai đứa hai nơi cũng buồn!"


hoặc đành đầu hàng định mệnh, duyên số :


"Cầu Tràng Tiền sáu vài, mười hai nhịp,
Em qua không kịp, tội lắm ai ơi!
Mấy lâu ni chịu tiếng mang lời,
Có xa nhau đi nữa, cũng tại trời mà ra."


Trên nhiều khúc quanh của đường đời, có biết bao mối tình "bình thủy tương phùng", mà khi chia tay trước một mai sau mờ mịt, người ta không khỏi băn khoăn cho một lần tái ngộ:


"Tình về Đại Lược, duyên ngược Kim Long,
Tới nơi đây là chỗ rẽ của đôi lòng,
Gặp nhau còn biết trên sông bến nào?!"


Nếu trong một tình cờ bất chợt, từ nơi góc biển chân trời nào đó, đột nhiên không hẹn mà muộn màng gặp lại, thì chỉ còn biết nhìn nhau ái ngại, vì :


"Chuyện xưa hồ dễ một lần hé môi!"
(Khái Hưng )
bởi


"Có những niềm riêng một đời dấu kín."
( Lê Tín Hương )


Và nếu có tiến xa thêm chút nữa, thì cũng chỉ :


"Nâng chén ân tình, ôn chuyện cũ,
Đâu còn dám tính việc mai sau."
(Tuệ Quang - Xa xôi)


Rất nhiều ca dao Huế mang tính đa diện, hàm chứa nhiều ý nghĩa, có thể thích nghi một cách uyển chuyển với từng thực trạng bên ngoài :


"Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại,
Cầu Tràng Tiền đúc lại xi mon.
Ai người lỡ hội chồng con,
Về đây gá nghĩa vuông tròn cùng ta."


hay:


"Tiếng hát ngư ông giữa sông Nhật Lệ,
Tiếng kêu đàn nhạn bên áng Hoành Sơn.
Một mình em ở giữa sông Hương,
Tiếng ca, nghe khúc đoạn trường ai hay!"


và thiết tha hơn nữa :


"Thuyền ai trôi trước, cho em lướt theo cùng!
Chiều xuống rồi, trời đất mông lung,
Có phải duyên thì xích lại,
Cho bớt não nùng đêm sương!"



Vào một khung cảnh bình thường, với một tâm trạng thanh thản, thoáng nghe qua những đoạn mái nhì trên, ta tưởng như đây chỉ là tiếng kêu vu vơ của chiếc nhạn tìm bầy hay tiếng gọi mời của đôi tâm hồn nam nữ săn bắt nhau. Nhưng nếu bằng cái tận cùng sâu thẳm trong nội tâm của một người ưu tư, xót xa vì vận nước, ta sẽ phát hiện được từ những tiếng hò bình dị đó, hình như âm vang tiếng gọi của núi sông; sẽ nhận diện được cái thực chất cốt lõi đang mang nặng một ý nghĩa cao đẹp của tình yêu tổ quốc; sẽ bắt gặp được cái tâm trạng khắc khoải của những kẻ đồng hội, đồng thuyền cảm thông đồng điệu.


Cũng với dòng suy tư ấy, có những người con đất Huế, vào những tháng năm lưu lạc, không ngừng "thắp đuốc soi đường đi tìm tri kỷ", không ngừng xuôi ngược "ngậm ngải tìm trầm" để kiếm tìm chiến hữu mà chung lòng chung sức:


"Ai, đấng anh hùng Lam Sơn tụ nghĩa,
Để cho ta xin vác kiếm theo hầu?"
(T.Q - Ngậm ngải tìm trầm)


Một bận dừng chân bên bờ sông St-Laurent mà tưởng nhớ Hương giang ngày cũ, khi đối bóng hoàng hôn (hoàng hôn ngoài không gian lẫn hoàng hôn của đời mình), một người con của mẹ Huế đã xót xa:


"Ta còn ngồi lại,
Thời gian và dòng sông
Vẫn cứ vô tình đi, chẳng đợi,
Trời đổ hoàng hôn, có biết không?"
(Tuệ Quang - Bên dòng St-Laurent)


Rồi, một nghẹn ngào từ lâu nén chặt, có cơ hội trổi dậy bời bời :


"Chiều nay viễn xứ, buồn ray rứt,
Một thoáng rưng rưng lệ nhạt nhòa."
(T.Q - Bên dòng St-Laurent)


Sau cuộc "đổi đời ", đã có những âm mưu chính trị muốn xóa nhòa vết tích của một triều đại đối lập, người ta tìm cách tàn phá những dấu ấn một thời của Huế, xuyên tạc bôi bác lịch sử và nhân vật Huế, khiến cho Huế ngày nay đang mang nhiều ẩn ức chưa được biện minh, đã có ít nhiều biến dạng bên ngoài và khiến cho đàn con của mẹ Huế dù yêu mẹ vô cùng, đã vì một ma lực ly tâm xua đẩy khỏi lòng mẹ mà tản lạc khắp bốn phương trời.


Nhưng, với sức chịu đựng không gì lay chuyển nổi, mẹ Huế vẫn hiên ngang tồn tại. Và, với mạch sống kiên cường do mẹ bồi dưỡng, un đúc, đàn con của mẹ dù xa cách mẹ, dù lạc xứ lưu vong, vẫn giữ tròn khí tiết.


Từ nghìn trùng xa cách, đêm đêm các con hằng mơ thấy mẹ, tháng ngày vẫn mong về bên mẹ, vẫn nhớ mẹ qua từng bước đi, nghĩ đến mẹ trong từng nhịp thở.
Nếu có người con nào đó, sau ba thập niên cách biệt, vẫn chưa một lần về thăm mẹ, thì không phải là bạc nghĩa vô tình, mà chỉ là không muốn làm cho mẹ tủi nhục, đau lòng như trường hợp bà mẹ hiền của mưu sĩ Từ Thứ đời Tam Quốc bên Tàu, đã hổ thẹn, tuyệt vọng đến phải tự sát khi thấy con mình nhẹ dạ về với Tào Tháo, vô tình tạo chính nghĩa cho một chế độ bạo tàn, tà ngụy.
Chính người con đó của mẹ đã thực hiện đúng cái khí tiết kiên cường do mẹ truyền đạt, tuy để mẹ phải nhớ nhung nhưng không làm mẹ mất đi niềm tự hào, kiêu hãnh.


Hoa phượng vỹ đã theo vết chân di tản của các con, vượt trùng dương mà đâm chồi kết nụ, nở rộ khắp muôn phương để vinh danh mẹ Huế, để chứng minh hùng hồn tính trường cửu bất diệt trong mẹ Huế.


Mẹ Huế ơi! "Nhật nguyệt hối rồi lại minh. Càn khôn bỉ rồi sẽ thái", sau cơn mưa, chắc chắn sẽ có nắng đẹp. Một ngày không xa, khi quê hương thực sự có ánh sáng, có tình người, các con của mẹ nhất định sẽ cùng về chung sức chữa khỏi cơn đau trong tim gan mẹ, hàn gắn vết hằn trên da thịt mẹ.
Xin mẹ hãy chia sẻ cùng các con một tâm nguyện mà cũng là một niềm tin :


"Tôi nuôi niềm tin trở về nước cũ,
Cùng dân tôi dựng lại quê tôi,
Cho đất nước từng nhiều đau khổ,
Ánh bình minh chói rạng chân trời."
(T.Q- Tôi sẽ về)


Và, ân cần gởi về quê hương một lời ước hẹn :


“Huế ơi!
Việt Nam ơi!
Xin chờ đơị nhé,
Cho tôi hẹn một ngày về!”





Tuệ Quang Tôn-Thất Tuệ

Montréal, Canada


@@@@@



(1) Ba vua Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi đều là con của Kiên Thái
Vương Hồng Cai, cháu nội của vua Thiệu Trị.
(2) Quan Phụ Chánh Tôn Thất Thuyết.
(3) Théc : ngủ (dùng cho trường hợp các em bé. Em bé théc: em bé ngủ).
(4) Mần : làm. Mần ri; như thế này; mần rứa : như vậy; mần răng : làm sao.
(5) Chặm : lau hay thấm cho khô, ráo.
(6) Bậu : bạn. Choa và bậu hay qua và bậu : tôi và bạn.
(7) Chắc : nhau. Thương chắc : thương nhau; trỡn chắc : đùa giỡn với nhau.
(8) Bọ mạ : cha mẹ.

viethoaiphuong
#32 Posted : Tuesday, May 10, 2011 8:41:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



TÔI RA XỨ HUẾ



Tùy bút:

Khoảng tháng Mười năm 1888, khi viên tổng trú-xứ ở Huế là Etienne Richaud vừa nhậm chức toàn quyền ít lâu, dịp này triều đình Việt-Nam mới cho thành lập một ban đại diện gồm cả ông Nguyễn-Văn-Mại tháp tùng, ông Mại là người vừa được thăng làm tự-vụ, sung hành tẩu, trực thuộc binh bộ thượng thơ cơ mật viện Hoàng-Hữu-Tường. Phái đoàn có nhiệm vụ tổ chức liên lạc định ngày đem vàng bạc châu báu, của hiếm vật lạ, sang chúc mừng quan tân toàn quyền Pháp tại Việt-Nam. Nhân tiện, thấy sẵn cơ hội, Hoàng-thái-hậu Từ-Dũ cũng gửi hai viên ngọc như-ý làm quà tặng người khách viễn phương.
Bên ni sông, là kinh thành của vua Đồng-Khánh, bờ bên kia có tòa tổng trú-xứ…sự qua lại còn phải dùng đò ngang chòng chành, diệu vợi…Hôm ấy chẳng may lại gặp mưa to gió lớn, các đồ tặng phẩm chia làm mấy chục thứ để ở long đình lập danh sách, sắp xếp kiểm tra canh gác, rồi cắt đặt nhiệm vụ người nào việc ấy cẩn thận che đậy đem xuống thuyền…vậy mà chẳng may mọi người lật đật nhiều việc cũng đã quên mất hai viên ngọc như-ý.
Đến tòa thì các quan chia nhau bưng tặng phẩm vào mà không thấy hai tráp đựng ngọc. Đoàn-trưởng Nguyễn-Hữu-Độ hỏi đi hỏi lại, các quan lớn đều sợ hãi bồn chồn lui ra, đổ lỗi cho Nguyễn-Văn-Mại, ông Mại bình tĩnh, một mặt ủy cho hai người thừa phái về viện kiếm tìm,ông nghĩ trong viện lẽ nào có người dám ăn trộm ngọc…,một mặt vào tòa thưa rằng:
“Hai tráp ngọc ấy để riêng một long đình, đem xuống một long thuyền nhỏ, nhân vì mưa gió nên chưa tới…”
Đình thần lấy làm lo lắng, biết là lời khai không thực, may sao, lát sau người thừa phái bưng ngọc đến…các quan mới vui mừng vào tiệc, rượu tây mới được khui ra, bồi bàn mới chạy lăng quăng, phong tục tuy khác biệt, ngôn ngữ lại bất đồng, chẳng thấy nói ở đấy có thông ngôn hiện diện làm việc hay không, nhưng điều đó nhằm nhò gì, gặp nhau đây, chủ khách đều hiểu vị trí của mình nên đã đãi ngộ thù tạc trong tinh thần “Pháp Việt đề huề”…thật thà, tha thiết, cởi mở!
Đúng ra đây là một sự việc nhỏ, nhưng cũng gây nhiều hồi hộp, cái tóc cái tội, giữa chốn quan quyền vua chúa, sơ xuất mất đầu như bỡn, về sau chính ông Nguyễn-Văn-Mại có kể trong tập Lô-Giang Tiểu-Sử còn lưu truyền đến bây giờ. Ngay đó các quan hỏi, nếu tìm không ra thì nói sao? Ong Mại trả lời “Thì tôi nhận chìm một con thuyền và đổ cho mưa gió…” Mọi người nghe vậy ai nấy trợn mắt kinh ngạc trước mưu toan sắp đặt to gan của đương sự.
Nguyễn-Văn-Mại (1858-1945) bút hiệu Tiểu-Cao, quê làng Niêm-Phò huyện Quảng-Điền đậu phó bảng hai lần (năm 1885 và 1889) sau được cử làm quản giáo chuyên về Hán văn song song với cụ Ngô Đình Khả làm quản giáo về Pháp văn cùng trường Khải-Định, ngoài cuốn Lô-Giang-Tiểu-Sử cụ Mại còn là tác giả tập Việt-Nam Phong Sử, cắt nghĩa rành mạch 100 câu phong dao lịch sử từ thời Hồng-Bàng…Đường công danh thênh thang, sáng lạn, cụ lên tới chức An Sát Quảng-Nam và rồi về hưu với hàm tổng đốc thọ gần 90 tuổi.
Việc quên ngọc như-ý hồi ấy chỉ là một trường hợp hãn hữu, nếu chẳng phải quá giang, phái đoàn sẽ tránh được nhiều phiền toái lỉnh kỉnh và biết đâu nhờ đó sẽ không sẩy ra vụ quên ngọc, tuy nhiên chẳng phải vì lý do quên ngọc mà người ta mới rõ sự ích lợi của việc xây cầu làm cống.
Thực tế đâu lạ gì, xưa nay hễ có sông, có dân là có cầu. Cầu cống là rất cần thiết.Nó giúp ích thuận lợi trong việc mưu sinh chợ búa đổi trao, tiện nghi qua lại họ hàng thân thuộc…thế thôi, Tình hình Việt-Nam hồi đó mà nói rằng cầu cống còn góp phần làm tăng trưởng kinh tế, văn hóa có lẽ hơi sớm. Dân làng giầu có làm cầu sắt, cầu bê-tông, cầu ngói… nếu nghèo làm cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo thậm chí kiếm mấy thân cây dài cắm xuống nước buộc lại thành hình chữ X rồi để thêm một cây nữa bắc ngang như cái sào phơi làm cầu khỉ cao chênh vênh cũng được.
Khúc sông Hương chẩy qua kinh thành Huế là vùng đất quan trọng hơn nơi nào khác, với lâu đài vua chúa bên ni, với tòa Trú sứ của quan Đại Pháp bên kia, với “nhiều bà đầm ngoi đít vịt, lắm ông cử ngỏng đầu rồng.”. Thì lại càng cần nhiều cầu cho tiện việc sinh hoạt hàng ngày, nên nơi đây về sau thấy xuất hiện cây cầu khá quan trọng, khá nổi tiếng đó là cầu Trường-Tiền thì cũng chẳng có gì ngạc nhiên.
Theo sách Cố Đô Huế của học giả Thái Văn Kiểm, thì cầu Trường-Tiền làm từ năm Thành Thái thứ 9 (1897) cầu dài 400 mét và sở dĩ có tên Trường Tiền vì ngày trước gần đấy có một xưởng đúc tiền.
Nhớ bến Trường-Tiền có cây đa bóng mát
Gần bến Bồ-Đề có bãi cát phẳng lỳ.
Đại Nam Nhất Thống Chí nói rõ hơn: “Trường Tiền Thiết Kiều” ở đông nam kinh thành, bờ phía bắc thuộc về phường đệ nhất, tổng Phú Xuân huyện Hương Trà, bờ phía nam thuộc phường đệ bát. Khởi làm năm Thành Thái thứ 9 (1897), cầu có sáu gian, mỗi gian 66 thước 8 tấc 5 phân; Bề ngang 6 thước 2 tấc trọn bề dài 401 thước 1 tấc đến năm Thành Thái thứ 11 mới xong.
Lại theo cuốn L’Empire d’annam của Capitaine Ch. Gosselin thì cầu khởi công tháng 5 năm 1889 hoàn thành tháng 10 năm sau. Sàn cầu lát bằng gỗ lim, ra đời chưa được mấy năm bị gió bão năm Thìn, ngày 14 tháng 9 năm 1904, đánh xập, thế là thêm một lần phải… “đúc lại xi-moong!”.
Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Tràng Tiền đúc lại xi moong.
Từ ngày “đúc lại xi-moong” tưởng chiếc cầu sẽ bền vững dễ dàng cho cư dân hai bên bờ đi lại thân tình, cho “em tôi qua lấy chồng làng bên” hạnh phúc, nào dè nó vẫn còn nổi trôi theo vận nước bấp bênh:
Cầu Trường-Tiền bấy nhiêu năm qua lại
Kể từ đời Thành Thái đến nay
Chạnh lòng biết hỏi ai đây
Việc chi nên nỗi đang tay giựt cầu.
Ưng-Bình.
Nhân tiện đến đây xin kể một giai thoại liên quan đến chiếc cầu Trường-
Tiền trong tập hồi ký của Đặng-Thái-Mai ghi lại như sau:
“Một tin đồn rằng ngày cái cầu Trường-Tiền bắc qua sông Hương, được khởi công lần thứ nhất thì lão khâm-sứ, hôm bắt đầu đặt hòn đá móng cho công trình đã nói với vua:
- Khi nào cái cầu này gẫy thì nhà bảo hộ sẽ trả lại nước An-Nam cho bệ hạ!
Nào ngờ đâu, cái trận bão năm Thìn “1904” đã xô ngã nhịp cầu đầu tiên xuống sông. Thế là mấy ngày sau khi nhà vua gặp lại khâm sứ trong một buổi lễ, đã hỏi ngay hắn ta: “Thế nào, cái cầu gẫy rồi đấy!” Làm khâm sứ chỉ còn nước xanh mặt, cười nghê, đánh trống lảng.”
Theo giáo sư Hứa-Hoành trong “Sau Bức Cấm Thành Nhà Nguyễn” thì vua Thành-Thái lên ngôi vào đầu năm 1889 lúc mới 10 tuổi, về thể chất nhà vua có nước da ngăm đen, cao lớn, khỏe mạnh, cặp mắt sáng, thông minh đã biết một ít chữ Tầu và chữ Tây. Ong có nhiều cử chỉ, thái độ chống đối người Pháp làm cho họ lưu ý, nên đã cắt cử một vài đại thần theo dõi để báo cáo.
Trường Tiền là một cây cầu lớn, lâu đời và nổi tiếng ở cố đô nước ta, so với cầu Long-Biên (Paul Doumer) tại ngoại ô Hà-Nội nếu xét về mặt thâm niên nó còn là bậc đàn anh sinh trước tuy không dài, rộng, bề thế bằng.
Cầu Long-Biên do hãng Daydé & Pille xây cất (không phải công ty Eiffel như cầu Trường-Tiền). Cầu dài 2,300 m cầu chính 1,800 m , hiện tại chỉ còn 9 nhịp dài 767 m về phía Hà-Nội là tương đối nguyên vẹn, rộng 30,6 m có đường sắt và hai lằn đường dành riêng cho khách bộ hành cao khoảng 44 m tính từ mặt nước sông, đã khánh thành hồi tháng 2 năm 1902 với chuyến xe lửa đầu tiên chở vua Thành-Thái, toàn quyền Paul Doumer, vua Mã-Lai, đại diện, Lào, Campuchia, Trung Hoa..khởi hành từ ga Hàng-Cỏ Hà- Nội vượt qua sông Hồng rầm rộ khua chiêng đánh trống có tính cách quảng bá, hãnh diện về việc làm ích quốc lợi dân đã thực hiện.
Cầu Trường-Tiền có cái lợi hơn cầu Long-Biên là chiều dài vừa phải, chỉ
Có 400 thước, lại nằm giữa đôi bờ dân cư đông đúc, nên băng ngang cầu hàng ngày khách bộ hành sử dụng rất nhiều nhất là các nữ sinh áo trắng đã tận dụng môn thể thao đi bộ qua chiếc cầu lúc cắp sách tới lớp và khi tan trường về, tạo nên một hình ảnh đặc thù của Huế, làm tăng vẻ đẹp cho cây cầu, phát sinh những kỷ niệm, nhiều người nhớ đến trọn đời :
Nơi đây hương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ta có đậm đà!
Hàn-Mạc-Tử.
Không ai trối cãi là những cây cầu dù hùng vĩ dù đơn sơ ngoài sự ích lợi thiết thực, nó cũng giúp phần làm tăng vẻ đẹp thiên nhiên, nó như chứng tỏ có sức sống, có sự hòa hợp của thiên nhiên và sự hoạt động kiến tạo của bàn tay khối óc con người.
Các văn nghệ sĩ, hơn những người khác, đã nhìn thấy rõ và họ cũng biết là những vẻ đẹp này nếu lấy làm bối cảnh sẽ tô điểm thêm cái lãng mạn, cái tình tứ, nên thơ tức là cái giá trị nơi tác phẩm của ho, chẳng biết có đúng thế không mà đoạn kể lúc chia tay của “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt.” cùng “khách má hồng.” Bên cầu, trong tác phẩm Hán văn của Đặng Trần Côn “Chinh Phụ Ngâm Khúc” mà bà Đoàn-Thị-Điểm đã dịch, mô tả thì ai nghe, ai đọc dù chỉ mấy câu cũng thấy thật là… “Nhiều nỗi truân chuyên” vậy đó!
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
Đến đây ta sẽ mang tiếng là vô tình biết mấy vì nói tới Huế mà cứ kể lể về cầu Trường-Tiền sao chẳng đả động, nhắc nhớ chi đến sông Hương. Thử tưởng tượng coi, nếu không có sông Hương thì làm gì có cầu Trường Tiền, thì Huế lấy gì để hãnh diện là Huế đẹp Huế thơ, là “non xanh nước biếc như tranh họa đồ.” để hấp dẫn mọi người từ hàng dân giả tới các vị tài tử phong lưu, từ người địa phương lúc nào cũng ăn nói nhỏ nhẹ tới hàng du khách, kẻ ở xa đến… nhìn đâu đâu cũng mê mẩn tâm thần.
Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không rời.
Sông Hương bắt nguồn từ núi Tường-Động và Chấn-Sơn đổ xuống hợp lại từ ngã ba sông Bằng-Lãng quanh co trước Cơ-Thánh, núi Ngọc-Trản đến ngã ba Long-Hồ, cầu Gia Hội, Bao-Vinh, Triều-Sơn, Thanh-Phước, Bến Thái-Dương, thành Trấn-Hải rồi phóng ra cửa Thuận-An tổng cộng khoảng 55 dặm.
Theo một vị rất có tư cách để nói về Huế là học giả Nguyễn-Cúc, người đang miệt mài tiếp tục xuất bản hàng năm những dặc san Tiếng Sông Hương, thì, Ngày xưa, không lâu lắm, dọc theo bờ sông Hương, cỏ cây hoang dại còn nhiều từ đồng nội xa xăm, hay những đám đất vồng thoai thoải, lưng chừng, mọc lên một loài hoa, hương thơm nhè nhẹ gọi là DÃ CÚC sau này các nhà nho thích chữ nghĩa đặt thêm tên Hán Việt KHỔ Ý NHĨ.
Từ trường Chaigneau đến trường Jeanne d’Arc và gần đó dọc theo sông Hương, từ ngã ba tòa Khâm xuống đến Đập Đá, hoa thầu-đâu nở thênh thang và cũng có ngày hoa rụng tràn đầy. Hương Thơm hoa thầu-đâu không được dịu lắm Huế mình cho là hơi hắc.
Có thể vì những mùi thơm rải rác dọc đôi bờ, hay trên những vồng đất thoai thoải lưng chừng mà con sông được mang tên sông Hương.Rất có thể là như vậy, nhưng ai là người đặt tên “sông Hương” cho con sông có mùi hương thơ mộng ấy ? Thật khó trả lời. Và, nguyên do mùi thơm đó từ đâu thi mỗi người giải thích một khác, tiện đây cũng xin ghi lại bài thơ Hương Giang Hành trình bầy nguồn gốc danh từ “Sông Thơm” của cụ Vân-Bình Tôn Thất-Lương, (1887-1951) cảm tác lúc cụ tòng sự tại tòa khâm-Sứ Huế:
Hương Giang Hành.
Cỏ thơm có giống Thạch Xương Bồ
Sanh ở hai nguồn tả hữu trạch
Hoa thơm dầm nước, nước trong veo
Họp thành “sông thơm” chẩy róc rách
Quanh co rộng hẹp dài muôn sải
Thấm mát ruộng vườn gành với bãi
Em đềm theo dọc tỉnh Thừa-Thiên
Chẩy về Thuận An ra Đông Hải.
Nội dung Hương Giang Hành đại ý, từ hai bên bờ tận thượng nguồn sông Hương có một loài thảo mộc tên là Thạch Xương Bồ mọc nơi khe đá toát ra hương thơm hòa tan khiến cho nước sông có mùi thơm nên gọi là sông Hương, nước sông Hương đượm mui thơm của Thạch Xương Bồ chẩy róc rách thấm mát ruộng vườn gành bãi dọc theo tỉnh Thừa-Thiên về Thuận-An ra Đông Hải…
Thạch Xương Bồ là loài thảo mộc như thế nào có lẽ ít người rõ. Theo Tự điển Tiếng Việt định nghĩa thì ta cũng chỉ biết đại cương: Xương bồ là danh từ, cây họ ráy, mọc ở nước, lá hẹp dài, nhọn, thân rễ có mùi thơm, dùng làm thuốc... Kỳ hoa dị thảo trên mặt đất nhiều vô kể làm sao biết hết. Lại nữa cùng loài cây ấy chỗ này gọi khác, nơi kia gọi khác thật khó truyền đạt cho nhau dễ dàng. Năm 1945 nhà văn Đỗ Tốn cho xuất bản cuốn truyện ngắn nhan đề HOA VÔNG VANG Nhiều độc giả hỏi :”Hoa vông vang là hoa gì?” khiến lần sau do Xuân-Thu tái bản tác giả đã phải giải thích trong “Vài lời nói thêm.” In nơi cuối sách để mọi người cùng hay.
Trở lại vấn đề ai là người đặt tên sông Hương thì đến nay tôi cũng chưa tìm được tài liệu chắc chắn để trình bầy nơi đây, ước mong quý độc giả quý vị cao niên nếu biết vui lòng chỉ bảo ngõ hầu tác giả và một số các bạn trẻ được học hỏi thêm thì thật là vinh dự, thật là mãn nguyện, mặc dù hơn một lần, tạm thời, khi có dịp nói chuyện với ai tôi vẫn trình bầy quan điểm dè dặt là, có lẽ, xin nhấn mạnh chữ “có lẽ”, tên sông Hương nó đã thành hình từ từ qua sự cảm nhận và sử dụng thường nhật của người dân trong vùng…rồi lan rộng ra tới lúc được chấp thuận chính thức khi nào không hay. Cũng như ta gọi sông Hồng vì nước sông mang phù sa mầu hồng, sông Cửu-Long vì có chín nhánh uốn khúc vòng vèo như chín con rồng trước khi ra biển.
Hiện thời thì tôi chưa có cơ hội về Huế để trắc nghiệm lại những tài liệu quý báu vừa đề cập đến; để tìm hiểu học hỏi thêm xung quanh cái tên gọi của sông Hương. Nhưng tôi tin sự giải thích của hai vị Nguyễn Cúc và Tôn-Thất-Lương đưa ra đều đúng, nó bổ túc, hỗ trợ cho nhau cùng làm thành mùi thơm của sông Hương. Nói cách khác, hương thơm của dã cúc, của hoa thầu-đâu, của thạch-xương-bồ đã tạo ra mùi thơm cho sông Hương. Cũng có thể còn một vài yếu tố nhỏ nữa mà ta chưa hay.
Bây giờ viết đến đây, thú thực, tôi chỉ đang bồi hồi nhớ tới khoảng thời gian cũ vì những năm trước 1975 “Tôi Ra Xứ Huế.” nhiều lần và rất tiếc là hồi đó tôi đã không có nhiều thì giờ và cũng không lưu tâm lắm về chuyện này.
Những ngày công tác của tôi nơi một đơn vị quân đội ở đó ngắn ngủi, công việc xong ít hôm là trở về đàng trong, ít lâu sau hữu sự lại vội vàng ghi tên với phòng 4 sư đoàn xin chỗ ngồi trên máy bay C130 trở ra khi cần và hễ có dịp tới Huế như thế, nơi dừng chân đầu tiên sau khi đáp xuống sân bay Phú-Bài hồi đó phần nhiều là tại hậu trạm tạm thời đặt trong Đại Nội, rồi từ đó mới ra Hương-Điền, Quảng Trị…bằng trực thăng bay trên phá Tam-Giang hoặc bằng đường bộ qua quốc lộ số 1.
Bay bằng C130 hoặc trực thăng, riêng tôi thấy “khỏe” hơn là phải qua hãng Air VN vừa mất tiền, chậm chạp vừa ù tai nhức đầu với những chiếc DC4 quá cũ sử dụng trên các phi lộ nội địa.
Khi tới Đại Nội xen kẽ những bữa cơm xấy với thịt heo hộp thơm phức mùi vị húng lừu tịch thu được của quân địch, tôi thường rủ mấy anh em ra chợ Đông-Ba ở ngoài giại, ngay chân cầu Trường Tiền (Giại là giải đất trống dài dài dọc theo bờ sông và ngay trước mặt sông), ăn cơm thịt luộc mắm tôm chua, con nào con ấy còn nguyên hình thù cong cong, đỏ như trái ớt chín, lại còn ẩn hiện với những sợi giềng thái nhỏ, khiến chưa cầm đũa đã nghe hương vị đậm đà, rồi vừa ăn vừa nghe tiếng râm ran như ong vỡ tổ của người mua kẻ bán, vừa ngửi mùi bánh đa nướng thơm lừng, vừa nhìn nào mệ nào o qua lại ai nấy đều mặc áo dài đàng hoàng dù bận bịu quang gánh tay xách nách mang hàng họ bán mua…
Tối về… tụ tập trong sân Thế Miếu bên cạnh Cửu Đỉnh, cùng mấy quân nhân nằm ở hậu trạm ngổn ngang đây đó ba lô súng đạn và hàng trăm thứ quân cụ lỉnh kỉnh khác… khi thì đánh cờ, lúc binh xập xám trướng, chơi domino… cho giết thời giờ. Thực sự là giết thì giờ thôi chứ không phải tứ đổ tường vì:
Tôi ở nơi đây – Chỗ tận cùng.
Dẫu là giữa phố vẫn đầu sông.
Trần-Vấn-Lệ.
Một đêm trời thật nóng, vừa từ hành quân về tới hậu trạm, chúng tôi kiếm được bộ bài tổ tôm bèn quây quần chơi đánh chắn còm để thay đổi không khí. Đêm ấy mấy chân bài thay phiên ù tôm lèo…rất vui, rất phấn khởi. Tôi còn góp thêm vào một màn phấn khởi và vui hơn: Sau khi bốc nọc được cây cửu vạn, mầu hồng, tôi hạ bài xuống và hô bạch định! Mà đúng ra khi bài không có cây nào mầu hồng thì mới hô như vậy. Kết quả , thay vì được tiền lại phải bỏ thêm tiền ra…và làm mọi người cười lăn, muốn bể bụng!Thấy thế một ông gốc Bắc kỳ ngồi chầu rìa, tới chậm hêt chỗ chắc cũng ngứa ngáy chân tay, đề nghị cầm hộ mấy ván để tôi đi tắm cái… xả xui.
Ở bên đầu hồi phía tả của Thế-Miếu có một cái giếng đá ong rất trong và mát, đặc biệt lúc nào nước cũng đầy, không cần thả giây, cứ lấy cái nón sắt, lợi dụng chỗ thành giếng bể, cúi xuống múc cũng được, xung quanh giếng những bụi chuối xanh um tình cờ làm thành một cái màn che thật tiện lợi. Ban ngày chúng tôi thường tắm ở đó rất thoải mái, kín đáo, tự nhiên, nhưng ban đêm thì sợ rắn rết chẳng mấy an toàn. Nhiều người còn hù là giếng ấy xưa kia để các mệ, các o, các cung tần mỹ nữ rửa ráy sạch sẽ trước khi vô hầu thiên tử, bây giờ khi đêm đang ngủ chợt nghe tiếng nước xối và tiếng cười khúc khích, xúc phạm tới có thể bị bóp cổ, chết nhăn răng.
Nghe vậy tôi không tin. Các bậc quốc sắc nõn nà sống trong nhung lụa ăn trắng mặc chơn tháng ngày được cơm bưng nước rót, lúc nào cũng ngong ngóng chỉ chờ vinh dự độc nhất là tin vui: được vời vô đón nhận “long chủng” của thiên hoàng…Các bậc quốc sắc thiên hương với những hàm răng đen rưng rức này đều quây quần trong cung Khôn-Thái ngay sau điện Càn-Thành, gần chỗ ở của vua rất xa Thế-Miếu
Những mỹ nhân luôn luôn khao khát mong đợi thi hành nhiệm vụ như thế phải cư ngụ gần đó để khi động dụng quý quan thái-giám túc trực dễ dàng, sửa soạn đúng thủ tục “luật lâm-hạnh” rồi cõng trên lưng chạy thẳng tới đặt nằm trên long sàng mới tiện. Khi mọi việc xong xuôi viên thái giám trở vào lại cõng người cung nữ về phòng. Ngay lúc đó viên tổng thái giám cũng vào, quỳ trước long sàng chờ lệnh. Thái giám có năm bậc từ hàng tứ phẩm trở xuống. Ở bên Tầu hồi xưa Thái-Giám chia làm 10 bậc gọi là Thập Thường và đã một lần các thái giám, dù đã cắt phăng cái của nợ chẳng còn tha thiết chi cái sự đời cũng đã nổi giận, nổi loạn gọi là “Thập Thường Thị “ sử sách còn ghi.
Tổng thái giám quỳ trước long sàng yên lặng…Nếu vua nói “Lưu!” tổng thái giám sẽ ghi rành mạch ngày tháng tên tuổi người cung nữ vào một cuốn sổ để đối chiếu trường hợp sinh con cái sau này.( theo tài liệu của Vũ-Đức-Sao-Biển trong cuốn Oan-Khuất A Q.)
Nếu vua nói “Lưu” vậy tức là,dù ít dù nhiều cũng có đêm vua nói ngược lại “Không cần lưu.” Và khi vua nói không thì chuyện gì đã sẩy ra nhỉ? Hồi đó chưa phát minh ra bao cao-su. Mà vấn đề kế hoạch hóa gia đình thì đâu thành…”vấn đề” đối với các bậc vua chúa! (các vua triều Nguyễn, trừ vua Tự- Đức vô hậu, người nào cũng nhiều con, Vua Gia-Long 31 con; Vua Minh-Mạng 142 con; Thiệu-Trị 40; Đồng Khánh 9…) Quan trọng là chuyện gì đã sảy ra và chuyện sảy ra có làm thất vọng, buồn lòng mỹ nương chăng? Chả nhẽ vời người ta vào rồi để khơi khơi cơm treo mèo nhịn. Nhất ẩm nhất trắc giai do tiền định! Tâm sự của nàng được giãi bầy khá đầy đủ trong “Cung Oán Ngâm Khúc” của On-Như-Hầu Nguyễn-Gia-Thiều ( 1741-1798) nhưng chẳng thấy tác giả đề cập tới điểm này.
Mặt khác, nghĩ lẩn thẩn thấy cũng tội, như thế các quan thái giám phụ trách việc “Kính sự phòng” của nhà vua thường phải làm việc ca nhì (ban đêm.) hoặc ca ba (cũng ban đêm) và về đời Minh-Mạng các vị này nhiều phần cực nhọc hơn so với các đồng nghiệp triều đại khác vì nhà vua có khi cao hứng biểu diễn “Hoàn thành hảo sự” tới sáu lần một đêm (Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử!).
Đêm hôm đó tôi nhường cho người bạn cầm giùm rồi, không nỡ lấy lại chân bài,sau khi ra ngồi chầu rìa mấy ván, bèn nhờ một chú lính trẻ chở ra bờ sông Hương dọc theo đường Trần-Hưng-Đao ngủ đò:
Sông Hương dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngửa nghiêng.
Cũng như cơm hến, nón bài thơ, cơm âm phủ, kẹo mè xửng…ngủ đò trên sông Hương là một nét độc đáo của Huế, là nỗi tò mò, là niềm ao ước của hầu hết khách mày râu từ phương xa đến Huế. Không “dấn thân” một chuyến lúc về biết lấy mô kể chuyện làm quà. Câu chuyện có khi cần hư cấu thêm mắm muối cho đậm đa hơn thực tế, mục đích làm ngơ ngẩn thèm thuồng quý vị thính giả chưa từng bước chân tới chốn Thần Kinh “đêm tàn Bến Ngự!”
Thường thường ngủ đò là phải có ca Huế.
Riêng tôi ngủ đò để biết, để có cảm giác đơn giản vậy thôi chứ không bì được và không thực hiện được đúng cách như các giời quyền quý, quan lại, lắm bạc nhiều tiền nghĩa là cần thêm ca Huế, một hình thức nghệ thuật với ca nữ, đàn địch xênh phách, để thưởng thức những giọng ca, nhất là ca Nam như: Nam Cầm, Nam bình, Nam Ai đầy réo rắt nỉ non man mác…với rượu chè, ngắm trăng, ngâm vịnh… mà nghe nói thú chơi tao nhã đó rất thịnh hành nhất là vào thời cuối thế kỷ 19 ở đây, mặc dù có thể ca Huế đã xuất hiện từ thời chúa Nguyễn-Phúc-Chu (1691-1725) trên vùng đất mới chiếm của Chiêm-Thành này.
Đức Khổng Tử viết: “Nhac giả thiên địa chi hòa giã” (Nhạc là cái điều hòa của trời đất.) vì hoàn cảnh không thể thực hiện được sự hòa hợp âm nhạc và thiên nhiên dể thưởng thức cho đã, cho đúng điệu một đêm ngủ đò kể cũng tiếc.
Xuốt đêm trên con đò nhỏ cắm xào lơ lửng giữa đôi bờ cùng vợ chồng già chủ đò, nhớ lại, tôi không cảm thấy mùi hương của dòng sông phảng phất đâu đây, gió mát cũng không, gần xa thấp thoáng những chiếc thuyền nan bé tý teo bán chè bán cháo cho khách ăn đêm với ngọn đèn trai leo lét…có thể mùi hương đặc biệt ấy chỉ tỏa ra ở thượng nguồn sông Hương. Chỗ này đã là đồng bằng, gần tới cửa bể, lòng sông rộng, thuyền ghe nườm nượp, ngay cả đám cỏ cây hoang dã không còn nhiều nên cũng chẳng có hương thơm nhè nhẹ của loài cúc dại và thật xui cho tôi, lại nữa, bấy giờ chắc cũng chưa tới mùa hoa thầu-đâu.
Sóng chòng chành và không khí oi bức làm tôi không ngủ được. Hai vợ chông chủ đò cũng rì rầm lục đục hoài, cuối cùng thấy tôi còn thức họ mời ra ngoài khoang cho thoáng và uống trà. Tôi chui ra qua cửa tò vò, hỏi:
- Mấy giờ ông bà mới đi ngủ?
- Oi, già rồi thức ngủ chập chờn có chi quan trọng.
Nghe ông già nói vậy, tôi chưa biết trả lời sao thì ổng lại tiếp:
- Ban mai vắng khách ngủ cũng rứa khác chi!
- Vậy cứ ở dưới thuyền tối ngày, không cần nhà cửa sao?
Ong già trả lời tôi hơi có vẻ kiêu ngạo:
- Có chớ! Con gái tôi nó bán giải khát trên bờ kia tối về giữ nhà trông nom bốn đứa cháu ngoại. Còn tôi thì khi về khi không.
- Chắc con rể của ông cũng ở đó?
Tôi hỏi một câu hơi vô duyên nhưng người trả lời có vẻ ngậm ngùi:
- Trước kia ở đó chứ ở mô, nhưng nó đi lính sư đoàn 1 đã chết từ mấy năm rồi!
Tôi bối rối không muốn nói gì thêm.Tôi chưa đến nhà của ông bà chủ đò, không biết ở đâu, nhưng tưởng tượng cũng hình dung được đại khái như thế nào. Đất cầy lên sỏi đá. Trời hành cơn lụt mỗi năm… Với quán nước của người góa phụ, với chiếc đò trên sông Hương do cặp vợ chồng già lèo lái, với sự mất mát người trụ cột gia đình, gia đình bẩy miệng ăn, tương lai chẳng có gì tươi sáng phấn khởi. Sau một lúc im lặng đến lượt ông bà chủ đò hỏi tôi:
- Chắc thầy trong Nam mới ra?
- Thưa quê tôi ngoài Bắc!
Thiệt lạ, mỗi lần tới Huế, có dịp tôi lại muốn tự giới thiệu tôi người đàng ngoài. Sự thực đúng người đàng ngoài rồi, mà đàng ngoài đàng trong thì cũng rứa, cũng con Hồng cháu Lạc có khác chi mô! Bây giờ đàng ngoài đâu còn giữ độc quyền thưởng thức rau muống luộc chấm tương như xưa!
Rau muống rỗng ruột như cây tre nên còn gọi là rau vô tâm, nhiều chất sắt có thể dùng làm dược thảo, tốt! Tên khoa học là Ipomoea Aquatica Nam Bắc đều biết, đều dùng như những món ăn trong bữa cơm bình thường: ăn sống, sào, luộc, nấu canh v…v…rất rẻ, rất phổ thông.”Rau muống cơm tẻ mẹ ruột.” Vậy xét kỹ vẫn phải đi đến kết luận là chả có gì phân biệt Bắc Nam. Nhưng tôi vẫn nói thế vì đó là sự thật và có lẽ cũng muốn tự nhắc nhớ cho phù hợp với hai câu thơ mà tôi rất thích:
Yêu em anh cứ anh vô
Kệ truông Nhà Hồ,mặc phá Tam-Giang.
Hai câu thơ trên lấy ý từ câu ca dao “Yêu em anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang.” trích trong bài thơ dài 88 câu của Tản-Đà nhan đề Chơi Huế trong tập Tản-Đà Vận-Văn toàn tập do Sống Mới xuất bản. Chữ “Em” ở đây trỏ vào xứ Huế, tác giả cẩn thận ghi chú như thế! Vâng, chữ “Em” trong hai câu thơ Tản-Đà dùng để chỉ cố đô Huế thì mình phải hiểu theo ý của tác giả. Nhưng với câu ca dao, với tinh thần bình dân, đại chúng, tôi nghĩ nó chẳng mang cùng nghĩa như vậy. Nó là một người nữ. Nó là em ngồi bên cửa mình em, nó là Công Tằng Tôn Nữ đang nhìn…nắng hàng cau…v…v…
Lần này, thấy câu trả lời chưa rõ, có thể bị nghi là người anh em phía bên kia, hồi đó là sau mùa hè đỏ lửa 1972 bom đạn vẫn còn mù trời, nên tôi tiếp:
- Thưa ông bà, tôi người Bắc, nhưng di cư vào Nam từ 1954 và đúng vậy, tôi mới ở Sài Gòn ra mấy hôm nay.
Bà già rót thêm nước cho tôi rồi nói một hơi, đầy thân tình:
- Mà thầy đã vãng cảnh chùa Linh Mụ chưa, ai ra đây cũng nên tới, trước là lễ phật sau là cầu duyên nợ vững bền! Linh Mụ thiêng lắm!
Với giọng Huế trầm bổng dịu dàng nghe êm đềm quyến rũ, dưới ánh sáng lờ mơ, bà chủ đò trạc ngũ tuần, trông mảnh khảnh, quý phái, mộ đạo không có vẻ là người lao động “nghiệp dư “. Có thể, biết đâu trước đây bà chẳng là một nữ sinh Đồng-Khánh, “ngày ngày đi học, chiều chiều đi chơi.” và hiện thời trong căn cước bọc nhựa, cũng như trên sổ Gia-Đình với mộc son, chữ ky chứng thực của phường xã đàng hoàng tên tuổi bà biết đâu chẳng là Công Tằng Tôn Nữ… làm cho vô tình ai thấy sự đời dâu bể sẽ hôi ngạc nhiên giữa quá khứ và hiện tại, tiếc thay cũng chỉ vì thời cuộc, vật đổi sao dời …tôi như thức tỉnh, chợt khám phá rằng, thì ra có thể còn nhiều sự việc âm thầm ở cố đô vẫn chưa hay, tôi nhớ đến hai câu thơ của Lương-Quân, nghĩ bụng giá dược bà đọc lên cho nghe chắc cũng đúng, cũng vui:
Ngẫm coi lầu các nắng mưa
Sông Hương, núi Ngự… đủ chưa? Lắc đầu!
Tôi và có lẽ rất nhiều người thích nghe giọng Huế nhỏ nhẹ, bình thản, đều đều… dấu sắc, dấu ngã thì xuống thấp, dấu huyền thì lên cao, khoảng cách cao thấp này nhạc sĩ Phạm-Duy gọi là âm vực. Tôi đáp, cố bắt trươc giọng Huế nhưng không thành công:
- Duyên nợ mô chừ, vợ con đùm đề rồi “mệ” ơi.
Bà già không chịu:
- Thầy nói chi lạ rứa! cứ cầu xin đâu thừa, các cụ nói tu nhân tích đức.. .
Sáng hôm sau trở dậy tôi thuê xe ôm viếng chùa Linh-Mụ.
Chùa Linh Mụ thuộc làng An-Ninh, một kiến trúc lâu đời nhất ở Huế, theo sách “Ô Châu Cận Lục” thoạt tiên từ 1553 về trước chỉ là một thảo am. Với câu truyện Bà Già Mặc Ao Đỏ rất thiêng, biến lên trời, được dân địa phương về sau kể cho chúa Nguyễn-Hoàng nghe khi qua đây năm Tân-Sửu (1601) kết quả là ngài đã cho xây chùa. Mới đầu chùa có tên Thiên Mụ (Hay thực ra làThiêng-Mụ? ) rồi về sau năm 1850 sợ phạm húy với trời (Thiên) nên vua Tự-Đức đổi là Linh-Mụ. Tuy nhiên nay vẫn còn nhiều người gọi là Thiên-Mụ. Chùa tọa lạc trên gò cao ngay bên bờ sông Hương.
Lại sông Hương!
Khúc sông này thật rộng. Xa xa, bờ đối diện là gò Thọ-Cương, cây xanh bao phủ, khói xanh êm đềm, tạo nên cảnh bên ni bên nớ:
Gió đưa cành trúc la đà,
Hồi chuông Thiên-Mụ canh gà Thọ Xương.
Ngoài chùa có một cái tháp hình bát giác cao hơn 21 m đặt tên là tháp Phúc Duyên gồm 7 tầng, mỗi tầng thờ một đức phật. Chùa Linh Mụ được kể đứng hàng thứ 14 trong 20 thắng cảnh của cố đô Huế với bài thơ ca tụng của vua Thiệu-Trị (1841-1847) để lại trong cuốn “Ngự Chế Thi Tập” nguyên văn như sau:
Thiên-Mụ Chung Thanh.
Cao cương cổ sát trấn tiền xuyên
Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên
Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm
Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền
Phật tích thánh công thùy hải vũ
Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.
Xin mạn phép tóm sơ đại ý: Chùa trên đồi cao trước sông thờ tượng phật phương phi phúc hậu, hãy tụng kinh, lần truỗi, đánh chuông để thức tỉnh đất nước,mang nhân lành quả tốt khắp cõi bờ.
Ý nghĩa bài thơ đầy tình bác ái nhân đạo hướng thượng bao dung, rõ ràng là khẩu khí của bậc thiên tử, chắc chắn thế nào “Thiên Mụ Chung Thanh” hàng ngày cũng là những âm vang hữu ích nhắc nhớ tạo nhân quả tốt lành cho, không những cư dân kề cận mà còn ngân nga ảnh hưởng khắp bờ cõi.
Tôi hy vọng có ngày tái ngộ Huế để ngó lại cầu Trường Tiền “sáu vài 12 nhịp”; Để đi thăm lăng tẩm lòng vòng, những nơi mà Phạm-Quỳnh hết sức ngợi ca :”Không biết lời gì mà tả được cái cảm giác lạ, êm đềm, ảo não, nó chìm đắm khách du quan trong cái cảnh tịch mịch u sầu này.” Và để làm một chuyến đò dọc, ngược dòng Hương giang hướng lên thượng nguồn cố gắng nhận biết cái hương thơm thoang thoảng của nước sông, để nghe xao xuyến âm vang Thiên Mụ chung thanh…và còn thật nhiều điều khác nữa mà tôi chưa có dịp…
Ngẫm coi lầu các nắng mưa
Sông Hương, núi Ngự… đủ chưa? Lắc đầu!
Thấm thoát vậy mà đã mấy chục năm. Núi sông ngăn cách. Ông bà già chủ đò cho tôi tá túc một đêm chắc đã ra người thiên cổ. Mấy “chiến hữu” tụ tập đánh chắn đêm nào giữa sân Thế Miếu người còn kẻ mất phiêu bạt bốn phương. Biệt vô âm tín. Mai sau, nếu hữu duyên có cơ hội trở về… lúc ngập ngừng bước chân vô Đại-Nội, dưới tàng phượng vĩ đỏ ối, chắc chẳng ai là cố nhân đón chờ, chẳng ai thỏ thẻ nhỏ nhẹ bên tai “Ôi chu choa! Lâu quá hỷ?”
Bây giớ mới tưởng tượng thôi mà nghe đã ngậm ngùi trạnh nhớ hai câu thơ của Chu-Mạnh-Trinh:
Tịch mịch tiên triều cung ngoại miếu
Đỗ quyên đề đoạn nguyệt âm âm.

Tác giả: Nguyễn Phú Long
Phượng Các
#33 Posted : Sunday, February 26, 2012 12:31:12 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Mời xem những hình ảnh Huế xưa.


http://www.songvang.net/Writings/Hue_Xua.htm
xv05
#34 Posted : Sunday, May 20, 2012 10:48:27 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
(Huế: Cộng Sản đang sửa lại lịch sử - Châu Xuân Nguyễn)



Về Thăm Huế

Tác giả: Nguyễn Nhân Trí



Cách đây không lâu tôi có dịp đi ViệtNam và ghé ngang Huế vài hôm dưới tư cách một du khách.

Đã mấy mươi năm rồi tôi mới trở lại Huế. Huế vẫn còn cái vẻ đẹp êm đềm của sông Hương núi Ngự như tôi đã từng biết. Dân cư, đường phố, chợ búa, nhà cửa tuy có đông đúc, nhộn nhịp hơn nhiều nhưng tôi vẫn còn nhận ra cái Huế cũ trong đầu của tôi.

Và dĩ nhiên khi đến Huế thì tôi phải đi thăm viếng những cung điện và lăng tẩm. Vì không quen thuộc đường đi nước bước nên tôi quyết định mướn một chiếc xe riêng và một nhân viên hướng dẫn tại Trung Tâm Du Lịch Thành Phố để cùng đi với tôi đến các địa điểm trên.

Người hướng dẫn cho tôi là một cô gái lanh lợi hoạt bát khoảng 25, 26 tuổi. Cô làm việc rất tận tình và vui vẻ. Tôi nhận thấy cô có một kiến thức khá vững chắc về lịch sử triều Nguyễn cũng như nhiều thắng cảnh ở Huế.

Qua vài câu chuyện trao đổi, tôi cũng được biết thêm là tất cả các nhân viên hướng dẫn du lịch của thành phố như cô đều phải tốt nghiệp một khóa học về lịch sử và chính trị rất kỹ lưỡng. Cô giải thích đó là vì nhà nước biết rằng phần đông các du khách sử dụng hướng dẫn viên là ngoại quốc và “Việt kiều”. Họ cần “bảo đảm chất lượng” của các hướng dẫn viên để có thể “phục vụ tốt” cho du khách.

Đến khoảng giữa ngày thứ hai thì tôi đã xem qua hết những cung điện và lăng tẩm mà tôi muốn thăm viếng. Vì tôi mướn anh tài xế theo “ngày”, chớ không phải theo “giờ”, và vì còn khá sớm nên tôi có ý nghĩ muốn tận dụng chiếc xe và cô hướng dẫn viên sẵn có để đi xem vài chỗ khác trong phạm vi Huế mà tôi chưa hề đến bao giờ.

Một điều mà tôi thường liên tưởng đến mỗi khi nghĩ về Huế là Tết Mậu Thân.

Năm 1968, tôi còn nhỏ và đang sống ở Sài Gòn. Tuy nhiên cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rất rõ những sự việc đã xảy ra lúc đó chung quanh tôi. Tôi nhớ mồn một những cụm khói đen bao phủ bầu trời Chợ Lớn từ các đám cháy nhà khủng khiếp trong thành phố. Tôi nhớ những người tản cư nằm ngủ nheo nhóc trong hành lang của các nhà thương, nhà thờ và chùa. Tôi nhớ những xác người chết nằm rải rác trên đường phố sình thối cả tuần lễ không ai đụng đến.

Và vài tuần sau đó lúc tình hình đã tạm yên ổn trở lại, điều tôi nhớ nhiều nhất là những tin tức xảy ra trên toàn quốc được chiếu trên đài Truyền Hình Việt Nam băng tần số 9. Phần thời sự nổi bật, và có lẽ ám ảnh tôi nhất là những tường thuật về các mồ chôn tập thể ở Huế. Trên khung máy truyền hình 16 inch trắng đen, hình ảnh hàng trăm xác người thối rữa được moi lên từ những bãi chôn tập thể trong các vùng quê lân cận thành phố Huế gây ấn tượng mạnh mẽ lên trí óc non nớt của tôi.

Tôi nhớ tiếng than khóc, nét mặt đau đớn, ánh mắt tuyệt vọng của những người lum khum đi vạch từng bao đựng xác người xếp hàng dài trên đất để mong nhận diện được người thân của họ đã bị mất tích. Hàng trăm xác người được tìm thấy dưới nhiều bãi chôn tập thể, hai tay bị trói thúc ké bằng dây kẽm, xương sọ mang dấu đạn hay bị đập vỡ bằng báng súng. Hàng chục bãi chôn tập thể dần dần tuần tự được phác giác trong vài tháng sau khi quân đội đồng minh và Việt Nam Cộng Hòa giành lại được Huế.

Khi đài truyền hình phỏng vấn gia đình của các nạn nhân, hầu như mọi người đều kể một câu chuyện rất tương tự nhau: Trong 4 tuần lễ mà những người tự xưng là Quân Đội Nhân Dân và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chiếm đóng Huế thì thân nhân của họ bị những người cầm quyền mới nầy kết án là “ác ôn” hay “có tội với nhân dân” và đã “được xử lý thích đáng”. Những người bị kết án đều là những giới chức trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và gia quyến của họ, những sĩ quan quân đội cũng như những người lính đang về nghỉ phép ở nhà, những nhân vật Công giáo được nhiều người biết đến và những người “làm tay sai cho Mỹ”.

“Xử lý thích đáng” có nghĩa là bị xử tử tại chỗ hay bị bắt dẫn đi và không bao giờ trở lại.

Sau nầy khi lớn hơn một chút, tôi có dịp quen biết và nói chuyện tận mặt với một vài người chính họ đã có thân nhân bị mất tích ở Huế hồi tết Mậu Thân. Những câu chuyện họ kể lại rất tương đồng với những gì mà tôi nhớ đã thấy trong các bài tường thuật trên truyền hình và báo chí lúc ấy. Một người bạn của tôi sau nầy kể lại chuyện ba của anh (một viên chức làm việc cho tòa hành chính Huế) đã lanh trí, và may mắn, nằm trốn luôn trên trần nhà suốt thời gian đó ngay từ giây phút biết rằng “Việt Cộng vào”. Và mẹ anh đã phải liên tục đóng tuồng nói dối với những người đến nhà nhiều lần tìm ông rằng “ông ấy đã bỏ mẹ con tôi đi theo vợ bé ở Sài Gòn từ trước Tết rồi”. Anh ấy cũng kể lại rằng tất cả những đồng nghiệp với ba anh ấy ở trong cùng khu nhà gia đình công chức hành chính Huế đều bị bắt dẫn đi và giết chết.

Nói chung là trong vòng 4 tuần lễ Huế nằm trong quyền kiểm soát của quân đội Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, những người dân thuộc các diện kể trên bị truy lùng rốt ráo và giết chết. Thật ra thì có một số không nhỏ cũng bị giết không phải vì “ác ôn” hay “có tội với nhân dân” mà chỉ vì tư thù cá nhân. Hoàn cảnh tranh tối tranh sáng, ai cầm một khẩu AK là cầm quyền sinh sát trong tay. Đây là dịp để trang trải ân oán cũ với nhau.

Một số những người bị bắt bị dẫn ra đấu tố rồi xử bắn công khai tại chỗ. Đa số khác bị dẫn đi thủ tiêu mất tích. Người ta tìm thấy thi thể của những người bị dẫn đi mất tích nầy trong hơn 20 bãi chôn tập thể lớn nhỏ ở các vùng ngoại ô của Huế. Mỗi bãi là một hay nhiều hố cạn chứa từ 5, 7 cho đến hơn 400 xác người. Tổng cộng có đâu khoảng gần 7000 người đã bỏ mạng trong 4 tuần lễ đó.

Một trong những nơi tôi chưa bao giờ đến xem ở Huế, tuy đã có nhiều lần suy nghĩ về, là các bãi chôn tập thể nầy. Tôi cũng không rõ tại sao tôi có ý nghĩ muốn đến những nơi đó. Có lẽ tại vì đây là một trong những diễn biến thê thảm nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Có lẽ tôi chỉ muốn đến đứng trước cái không gian đó để cố cảm nhận những khoảnh khắc mà sự sống của bao nhiêu con người đã bị tước đoạt một cách vô nghĩa lý bởi đồng loại của họ. Có lẽ tôi chỉ muốn đối diện với những cảm giác rùng rợn từ các hình ảnh kinh hãi trên khung kính TV đã ám ảnh tôi mấy mươi năm trước.

Tôi biết rằng cuộc thảm sát Tết Mậu Thân đã xảy ra gần nửa thế kỷ rồi. Đây là một khoảng thời gian dài đủ để thay đổi rất nhiều thứ. Cảnh vật chắc đã khác hẳn đi rồi. Có thể không còn mấy ai nhớ đến việc nầy nữa chớ nói chi có ai còn biết địa điểm của các mồ chôn tập thể đó. Và nhất là các thế hệ trẻ sau ngày miền nam thất thủ, chẳng hạn như cô hướng dẫn viên nầy của tôi.

Tuy vậy tôi vẫn còn một chút hy vọng. Tôi biết rằng người Việt Nam, nhất là dân quê, thường có tục thờ cúng cô hồn, nhất là những cô hồn chết oan ức. Thế thì một cuộc thảm sát như hồi Tết Mậu Thân chắc sẽ còn đôi chút dấu tích như một vài miếu thờ sót lại đâu đó. Và từ ấy chắc sẽ có người vẫn chưa quên lịch sử của các miếu thờ nầy. Có thể cô hướng dẫn viên của tôi đã có lần nào đó nghe người lớn tuổi trong gia đình kể lại về chuyện nầy chăng? Có thể cô biết chỗ để dẫn tôi đến đó chăng?

Tôi hỏi: “Cô có biết chỗ những mồ chôn tập thể hồi Tết Mậu Thân năm 1968 không? Tôi muốn đi đến đó xem.”

Cô trả lời: “Dạ cháu có nghe nói. Nhưng ở cách đây xa lắm.” Rồi cô nói đến một địa danh hoàn toàn xa lạ đối với tôi.

Tôi muốn biết chắc là cô hiểu tôi đang nói về điều gì nên hỏi thêm: “Cô biết gì về những mồ chôn tập thể nầy?”

Cô giải thích: “Cháu biết chứ. Đó là nơi mà hồi Tết năm 1968 nhiều người đã bị Mỹ Ngụy giết chết và chôn ở đấy.”

Tôi sựng lại, quay qua nhìn cô ấy. Câu trả lời trên của cô hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. Tôi hỏi lại: “Ai bị ai giết?”

Cô ấy nhướng mắt trả lời một cách thông thạo: “Thì chú biết mà, hồi Tết năm ấy lính Mỹ và lính Ngụy vào đây giết chết rất nhiều thường dân và cán bộ rồi đem chôn họ ở mấy chỗ đó.” Nét mặt cô thản nhiên, không có dấu hiệu gì cho thấy cô đang không trả lời tôi một cách thành thật nhất.

Tôi hỏi lại một cách dè dặt: “Làm sao cô biết rõ là lính Mỹ Ngụy đã giết thường dân và cán bộ rồi chôn họ ở đó?”

Cô mĩm cười, có lẽ vì sự ngớ ngẩn trong câu hỏi của tôi: “Thì cháu đã học rõ ràng như thế mà. Không những ở trường học hồi nhỏ mà khóa đào tạo hướng dẫn du lịch của cháu cũng có dạy rất đầy đủ. Lúc đó lính Mỹ Ngụy vào bắn giết rất nhiều dân và cán bộ rồi đem chôn họ tập thể. Ai cũng biết điều đó cả.”

Tôi lặng người đi vài giây. Tôi không quên rằng một sở trường nổi tiếng của các chế độ cộng sản là tẩy não toàn bộ từ già đến trẻ. Tôi cũng không quên mình chỉ là một du khách (và tệ hơn nữa, chỉ là một “Việt kiều”) đang ở trong một lãnh thổ nằm dưới một chính quyền cộng sản. Tôi quyết định không tra gạn thêm về vấn đề nầy nữa vì chỉ vô ích mà thôi. Cô gái ấy đã giải thích rất rõ ràng: trường học đã dạy như vậy, khóa đào tạo cũng đã dạy như vậy, ai cũng biết điều đó. Từ ngày sinh ra (mấy chục năm sau khi diễn biến đó xảy ra) cô đã được dạy bảo như vậy. Không có lý do gì cô nghi ngờ điều đó. Không có lý do gì tôi có thể làm thay đổi sự hiểu biết đó của cô.

Hôm ấy tôi không nhờ cô hướng dẫn viên dẫn đến những chỗ chôn tập thể ấy. Một phần vì khi hỏi thêm vào chi tiết, tôi nhận thấy cô thật ra không biết rõ chính xác các địa điểm đó ở đâu. Một phần vì tự nhiên tôi cảm thấy “cụt hứng”. Hay nói đúng ra là tôi cảm thấy thất vọng một cách bất ngờ và gần như là vô lý do.

Tôi vẫn biết lịch sử là sản phẩm của kẻ chiến thắng. Tuy vậy khi nghe cô hướng dẫn viên giải thích về lịch sử của các mồ chôn tập thể thì tôi không khỏi bực bội trong lòng. Dĩ nhiên là tôi không để lộ điều nầy ra cho cô ấy biết. Việc đó không cần thiết và không có lợi cho tôi. Tôi chỉ quyết định không đi tiếp nữa và trở về khách sạn sớm hơn dự định.

Một câu chuyện dù là phản sự thật và vô lý đến đâu nhưng nếu những người nắm quyền lập đi lập lại đủ nhiều lần, và nếu không ai được phép phản đối, thì câu chuyện đó dần dần sẽ được công nhận là “đúng” và “thật”. Tuy đã không liên quan đến vấn đề nầy trực tiếp, chính tôi đã mắt thấy tai nghe những dữ kiện rõ rệt đủ để kết luận ai đã gây ra các vụ thảm sát đó ở Huế. Chỉ cần nhìn vào 2 điều sau đây: 1/ Việt Cộng chiếm giữ Huế 4 tuần, ngay sau khi quân đội VNCH giành lại Huế thì người ta tìm ra các mồ chôn tập thể đầy xác chết đã thối rữa nhiều ngày; 2/ Những người bị giết đều là nhân viên quan chức đương thời của VNCH, thân nhân của họ đã nhận diện ra xác chồng, cha, anh, em của họ. Chỉ hai điều trên cũng đã đủ cho thấy quân đội Mỹ và VNCH không thể nào là thủ phạm của các vụ tàn sát trên.

Câu chuyện “hồi Tết Mậu Thân quân đội Mỹ Ngụy vào Huế tàn sát nhiều người dân và cán bộ rồi chôn họ trong những hố tập thể” đã được tạo dựng lên và giảng dạy một cách có hệ thống cho những người Huế trẻ, nhất là những người cần thiết. Tôi nhớ lời cô gái hướng dẫn viên du lịch của tôi đã nói: họ phải “học lịch sử và chính trị kỹ lưỡng” vì họ giao dịch với “du khách ngoại quốc và Việt kiều”.

Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau. Những nhân chứng của cuộc thảm sát đó đã mấy mươi năm nay không thể và không dám lên tiếng cãi chính. Chỉ cần vài mươi năm nữa thì những nhân chứng nầy sẽ dần dần chết mất cả. Câu chuyện thật sự xảy ra như thế nào cũng sẽ chết theo với họ và không còn ai bao giờ biết đến nữa cả.

Chuyến đi thăm Huế của tôi nói chung là mang đến nhiều kỷ niệm đẹp. Trừ việc kể trên.

(Nguyễn Nhân Trí)
Users browsing this topic
Guest
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.