Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Chân dung nguời phụ nữ Việt Nam
Vi_Hoang
#1 Posted : Wednesday, August 24, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Thấy bài nầy hay hay nên gỏ vào đây cho các ACE đọc.

Chân dung người phụ nữ Việt-Nam
Nguyễn thị Quảng Bình
Dân tộc Viêt-nam trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng tỏ đuợc sự truờng tồn bất diệt là nhờ bởi tinh thần bất khuất, quật cuừơng cũng như bẩm tính thông minh, tháo vát, cần cù và nhẫn nại. Trong hàng ngàn năm hết bị Tàu phương Bắc đô hộ, đến thực dân Pháp bóc lột, rồi Phát xít Nhật chiếm đóng và nay lại bị ách cộng sản chế ngự, thế nhưng dân tộc Việt Nam vẫn tiến mình đi theo với gióng lịch sử. Người Việt đã phải liên tục phấn đâu để giữ nước và dựng nước, để sống còn, để không bị đồng hoá, để phát triển và vương lên. Thân phận người phụ nữ Việt cũng đã nỗi trôi theo mệnh nước từ thuở tổ tiên Hồng Lạc cho đến bây giờ.
Quốc mẫu Âu Cơ theo huyền thoại đã sinh trăm trứng nở được trăm con, 50 theo cha xuống biển, 50 theo mẹ lên núi, và 100 ngưới con đầu tiên của nòi giống Lạc Hồng đó đã để lại cho lịch sử dân tộc muôn vàn anh hùng hào kiệt và với biết bao nam thanh nữ tú đã và đang làm rạng danh nòi giống ở khắp năm châu bốn biển. Nào là Nguyễn, là Đinh, là Trần, là Lê, là Lý….và còn nhiều lắm. Ngay từ thời lập quốc nước Việt cũng đã có hai nữ vương từng oai hùng đánh duổi ngoại xâm:
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tữ thay quyền tướng quân.”

Nhị vị Trưng Trắc và Trưng Nhị đã chiêu mộ binh tướng nỗi lên đánh đuổi giặc Thanh bên Tàu và sau đó thành vua, đóng đô ở Mê Linh dù chỉ trong một thời gian 3 năm ngắn ngủi, sau vì quân yếu thế cô đành phải trầm mình tuẩn tiết.
Vài trăm năm sau, khi đất nước còn đang quằn quại dưới ách đô hộ của người phương Bắc, một nữ tướng đảm lược khác là bà Triệu Thị Trinh, còn được gọi là Triệu Ẩu lại cầm đầu cuộc nổi dậy chống quân Tàu xâm lược. CHo dù không thành công nhưng sau nầy câu nói khẳng khái của bà vẫn còn được truyền tụng cho đến nay:
“Ta muốn cưỡi kình ngư, đạp làn sóng dữ, phá tan gông xiềng, chứ không muốn cúi đầu can tâm làm tỳ thiếp nhà người.”
Rồi đến thế kỷ thứ 14, vì quyền lợi nước nhà vì đạo hiếu làm con, công chúa Huyền Trân đã vâng lệnh vua cha sang Chiêm thành làm vợ vua Chàm là Chế Mân chỉ để mở mang bờ cõi nước Việt về phương Nam. Gương hy sinh cao cả này cũng như cuộc tình ngang trái của Huyền Trân công chúa đã là đề tài gợi hứng cho các văn nhân thi sĩ của nền va7n học nước nhà:
“Mới hay tình nhẹ như tơ” hoặc
“Nước non ngàn dặm ra đi” hay
Hai châu Ô, Lý muôn ngàn đạm,
Một gái Huyền Trân quản mấy mươi.”

Đến thời Tây Sơn, Nữ tướng Bùi Thị Xuân cùng chồng là tướng Trần QUang Diệu đã anh dũng thống lãnh ba quân chiến đấu. Hình ảnh bà cuỡi voi ra trận thật oai hùng nhưng khi chiến bại bị thảm hình cũng vô cùng đớn đau. Ngoài những lúc thời thế bắt buộc khiến một số các anh thư nước Việt phải tham gia chiến đấu, đa số phụ nữ Việt Nam sống hiền hoà, an phận trong gia đình đúng với câu:
“Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa,”
nàng cũng phải ghi nhớ:
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.”
Không kể các lễ nghi, phép tắc, đôi khi khắc khe, chặt chẽ:
Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.”T
rong hàng ngàn năm lịch sử, người phụ nữ Việt Nam cả cuộc đời chịu ép một bề để chu toàn bổn phận làm dâu, làm vợ và làm mẹ. Thường hay bị những người chung quanh dòm ngó, dị nghị. Tuy nhiên với bản tính chịu thương, chịu khó, biết nhẫn nhục và khéo cư xử, phần lớn người phụ nữ Việt đã vun đắp cho gia đình trong ấm, ngoài êm. Tài đảm đang quán xuyến đã khiến chồng tin tưởng trao “tay hòm chìa khoá” nên thường đuợc gọi là “nội tướng”, các con cũng nhờ mẹ chăm nom, nuôi nấng mà nên vóc, nên hình, mà học hành đỗ đạc, chẳng thế người đời có cân:
“Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá dọc đường.”
Nhưng người phụ nữ Việt có mấy khi được yên ổn bình an, lúc can qua giặc giã thì thân phận đàn bà cũng đau thương, điêu linh lắm. Và như thi sĩ họ Đặng:
“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳ từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.”

Dưới thời Pháp thuộc, chỉ vài ngày sau khi thực dân Pháp xử tử Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Quốc dân Đảng tại Yên Bái, cô Bắv, hôn thê của đảng trưởng Nguyễn Thái Học, nguời từng sát cánh với ông và cũng là dồng chí tin cẩn, trung thành cũng đã tự sát bằng súng lục để nói lên lòng son sắt thuỷ chung. Cô Giang là chị cô Bắc và cũng là hôn thê của Phó Đức Chính, một trong 12 đồng chí cùng chịu tử hình với Nguyễn Thái Học, cũng đã chọn cái chết vô cùng can đảm là nuốt giảm yếm để tự vẫn khi bị Pháp giam trong ngục tối. Họ là những người đã đem tuổi thanh xuân và sinh mạng để đền nợ nước, để hy sinh cho nền độc lập, tự chủ của nước nhà. Hào hùng và cao quý lắm thay.

(Còn tiếp)

Từ Viethome magazine
Vi_Hoang
#2 Posted : Friday, August 26, 2005 2:02:06 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Hết Tầu, hết Tây, hết Nhật phận nước lại trầm luân khi Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã đem cái chủ thuyết ngoại lai của Karl Marx tròng vào cổ dân Việt gây ra bao thảm cảnh "núi xương, sông máu." Từ cuộc tàn sát "cải cách ruộng đất" làm hàng trăm ngàn người bỏ mạng, biết bao gia đình tan nát, biết bao phụ nữ bị đấu tố, bị giết vì tội "phú nông, địa chủ." Có những bà đã từng đem lúa gạo nuôi quân, đem hết vàng bạc, nữ trang nộp cho "tuần lễ vàng" do Hồ Cí Minh phát động rồi cũng chết thảm dưới tay họ Hồ. Tồi đến hiếp định Geneve năm 1954 hàng trăm ngàn phụ nữ miền Bắc đánh liều bỏ hết ruộng vườn, mồ mã tổ tiên, bồng bế, dắt dìu con thơ di cư vào Nam theo tiếng gọi của Tự Do chỉ vì "chúng tôi muốn sống."
Dưới bầu trời Việt Nam Cộng Hoà, những người đàn bà với đôi tay đảm đang đã cùng ngưới thân xây lại mái ấm gia đình, dựng lại đời mới. Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn nầy dù không phải là hoàn toàn đẩy đ3nhưng đã có cơ hội học hành và thăng tiến. Các trường đại học, trường huấn nghệ...đâu đâu cũng có sự góp mặt của nữ giới, ngay cả các ngành tư pháp, lập pháp cũng có những "khách má hồng" tham gia.
Thế nhưng giặc Hồ phương Bắc nhất quyết không tha cho họ, cuộc chiến tương tàn cáng ngày càng diễn ra ác liệt. Đàn ông, thanh niên trai trẻ đã phải tòng quân diệt Cộng, người phụ nữ Việt ở lại hậu phương phải gánh vác gia đình, phụng dưỡng cha mẻ già, nuôi nấng con thơ: "Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân"> Không những thế, những người mẹ, người vợ, nguời yêu, em gái và con gái lại ngày ngày lo âu khi nghe tin chiến sự, đêm đêm cầu khẩn Chúa, Phật cho người thân mình đuợc bình yên. Nhiều phụ nữ bất hạnh đã phải đi nhận xác chồng, xác cha, xác anh em. Một số không nhỏ khác đã phải âm thầm nhỏ lệ vì người thân thương của họ nay đã trở thành thương phế binh cũng chỉ bởi những kẻ chạy theo cuồng vọng quyền lực chỉ biết theo đuổi chiến thắng bằng mọi giá, coi sinh mạng của dân tộc rẻ hơn cả bọt bèo cũng như kéo lùi dân tộc hàng nữa thế kỷ.
Một sồ thanh nữ Việt Nam trong giai đoạn khốc liệt nhất cũng đã gia nhập các ngành trở tá hoặc các quân binh chủng trực tiếp góp phần bảo vệ miền Nam tự do. Người ra đi nời tuýen đầu lửa đạn, người ở lại cũng đâu được an lành: những vụ đắp mô giật mìn xe đò, những vụ pháo kích bừ bãi vào chợ, vào trường học, những vụ bắc cóc, ám sát ở nông thôn càng làm cuộc sồng người phụ nữ thêm lo âu, khốn khổ. Bao nhiêu dòng lệ đã đổ xuống, bao nhiêu dải khăn sô đã quấn lên đầu những thiếu phụ tóc còn xanh, những bà mẹ già run run đi nhận xác con mà nước mắt đã khô cạn trên gò má nhăn nheo. Những vành khăn tang quấn vội trong ngày Tết Mậu thân, những phụ nữ ngất lịm đi khi tìm thấy xác thân nhân bị chôn sống. Những người vợ yếu đuối phải nuôi một bầy con nheo nhóc khi chồng tử trận. Nói sao cho hết, tả sao cho vừa những thương đau, thống khổ mà dân tộc nói chung và người phụ nữ nói riêng phải chịu trong cuộc chiến mà vì cuồng vọng của một nhóm người muốn đem chủ ngiã cộng sản phi nhân áp đặt trên toàn cõi Việt Nam này.
Phụ nữ miền Nam đã vậy, miền Bắc còn lầm than bội phần. Bao nhiêu tài lực, nhân lực đ63 vào cuộc chiến làm hậu phương đêu tàn xác xơ, kinh tế thì lạc hậu nghèo đói. Người phụ nữ ở lại đã phải oằn vai gánh vác mọi việc từ trong nhà đến ngoài xã hội. Có gia đình cả hai ba thế hệ phải làm việc không công trong các nông trường hay xí nghiệp tập thể. chỉ được ban cáp cho những khẩu phần vừa đủ để không phải chết vì đói lạnh. Đàn ông thanh niên phải vào miền Nam, lớp bỏ mạng trên đường mòn Hồ Chí MINh, lớp chết teong rừng Trường Sơn, lớp sống sót rồi cũng "SINh Bắc tử Nam." Gia đình ở lại túng thiếu, đói khổ, cùng quẩn, thất học trong cái gọi là "Thiên đường xã hội chủ nghĩa miền Bắc," với "giấy báo tử rơi đầy mái rạ." Đa sồ dân miền Bắc, nhất là phụ nữ miền Bắc đều đã bị tuyên truyền nhồi sọ, nhiều người đã hy sinh tất cả cho đảng, có người cả đời chỉ biết chạy theo cách mạng chiến đầu, theo bộ đội vào Nam từ lúc tuổi còn thanh xuân làn các công tác cứu thương tải đạn, trợ y trợ lý. Đến khi cuộc chiến chấm dứt thì họ đã bị vắt chanh bỏ vỏ, trở về không biết làm gì để kiếm sống nuôi thân; thân tàn ma dại, tuổi ngày một già đi sau hàng chục năm chiến đấu, không còn khả năng sản xuất hoặc học hỏi t=để thích ứng với thời bình, và đã trở thành những thành phần vô dụng, đàn ông thanh niên không ai muốn lấy họ nữa, nh774ng phụ nữ bất hạnh này nay đành phải sống đời lầm than cô độc và đói nghèo. Không kể các thành phần nữ phế binh miền Bắc cuộc đời cònb lầm than đến đâu nữa.
Than ôi! cuộc chiến tự vệ đầu chính nghĩa của miền Nam đã có một kết cục bi thảm vì nhiều nguyên nhân ngoài tầm tay của chúng ta, những người dân một nước nhược tiểu. Cộng sản đã nhuộm đỏ toàn quốc, người người tháo chạy từ Trung vào Nam trên "Dại lộ kinh hoàng," rồi từ Nam lại ùn ùn trốn chạy bằng phi cơ, bằng tàu biển ra ngoại quốc trong những ngày định mệnh cuối tháng tư năm 1975. Một lần nữa người phụ nữ Việt lại "khăn gói lên đường" cùng gia đình trốn chạy làn sóng đỏ.
Bao nhiêu thiếu phụ đã bỏ mình trên đường chạy loạn trong những ngày miền Nam hấp hối đó, bao nhiêu người đã đau xót bỏ lại gia sản lần thứ hai để xuống tàu xa rời đất nước quê hương! Nhưng dẫu sao những người thoát đượơc vào dịp đó cũng vẫn may mắn hơn người ở lại.

(Còn tiếp)
Viethome magazine
Vi_Hoang
#3 Posted : Wednesday, September 7, 2005 1:13:43 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Bằng một thông cáo bịp bợm cộng sản Hà Nội một lần nữa đã lừa gạt hàng trăm ngàn quan dân cán chính miền Nam vào tù mà họ đặt cho mỹ danh là "trại cải tạo." Những người mẹ, người vợ, người con lại một lần nữa khóc thương cho thân phận những người lính bại trận, không phải họ thua kém đối thủ mà vì những dàn xếp, toan tình trên bàn cờ chính trị. Tron gcơn đổi đời tang thương đó, tấm thân nhỏ bé, yếu đuối lại phải gánh vác trong ngòai, vứ đương đầu với những xáo trộn của cuộc sống mới thật nhiễu nhương, phức tạp, vừa lo lắng vì kế sinh nhai bấp bênh, hụt hẩng. Người phụ nữ chân yếu tay mềm nay lại phải đối diện với những hăm dọa, những kỳ thị vì là vợ con "ngụy quân, nguỵe quyền". Họ đã bị cộng sản Hà Nội bóc lột bằng cách cưỡng bức "lao động xã hội chủ nghĩa," phải đào kinh, vét mương, khai hoang không công cho nhà nước tại các khu vực mà cộng sản Hà nội gọi là vùng "kinh tế mới, " chỉ với mục đích là để đẩy họ ra khỏi thành phố để cướp giật nhà cửa cho thuận lợi. Một số phụ nữ miền Nam sống tại thành thị đã không ngoan cương quyết chống cự với những mưu mô cướp nhà, đọat của nầy, và họ đã bất chấp những dọa nạt cưỡng hiếp của những tên chiến thắng với các cư xử quê mùa, sừng rú nhưng hống hách, ngang ngược và tàn ác. Có những chị vì lời dụ dỗ dối trá của chính quyền địa phương rằng nên đi kinh tế mới để chồng con được thả về sớm, nên mẹ con đành khăn gói dắt dìu nhau lên vùng kinh tế mới khỉ ho cò gáy, sơn lam chướng khí để rồi vương mang bệnh tật, con cái bỏ học, mất nhà cửa ở thành phố mà thân nhân vẫn biền biệt chẳng về.
Bất chấp những thủ đoạn đê hèn cươ cạn vơ vét tài sản cũng như chính sách trả thù ngu xuẩn của Bắc bộ phủ, người phụ nữ chân yếu tay mềm của miền Nam với tất cả những đức tính trời cho vẫn tồn tại và vẫn kiên trì phấn đấu. Nỗi lo âu không phải cho họ mà là cho chồng, con, thân nhân bị bắt đi biệt tăm, tiệt tích, không biết sống chết ra sao.
Chỉ sau khi có ít nhiều nới lỏng và được hà Nội cho tíếp tế, thăm nuôi và trao đổi thư tín thì người phụ nữ mới yên tâm phần nào khi biết rằng thân nhân mình vẫn còn sống. Tuy nhiên họ lại phải lo lắng tìm tiền kiếm bạc để đi thăm nuôi nhất là ở những trai tù xa xôi miền Bắc. Những người nhờ sự giúp sức của bên ngòai may mắn được tạm đủ về tài chánh thì còn đỡ nhưng có gia đình vất vả thiếu thốn phải vay mượn, phải bán hết đồ đạc trong nhà, ngay cả nhẫn cưới để làm lộ phí thăm chồng con. Thương ôi! có người lặn lội đến nơi thì người chồng thân yêu đã nằm sâu dưới nấm mồ thô sơ, hoang lạnh.
................................................................................................
Thế nên con đường duy nhất để sống còn là ra đi, là vượt biên vượt biển, là lìa bỏ quê hương lao vào chuyến đi sinh tử đầy bất trắc, hãi hùng. Thôi thì đưa con lên thăm cha lần cuối ở trại tù rồi mẹ con tìm đường trốn chạy, còn gì thương tâm hơn là sinh ly tử biệt. Nhạc phẩm "Hai hàng so đủa" với lời ca thật xúc động làm người nghe không ngăn được nước mắt bùi ngùi cho cảnh ngộ trớ trênu đó.
Hàng triêu người thêm một lần nữa đã phải bỏ xứ ra đi, trong những con thuyền mong manh bé nhỏ lênh đênh trên đại dương, chết đói chết khát. Khoảng một nữa này đã phải bỏ thân trên đại dương, số còn lại có người may mắn đến được bến bờ của một quốc gia nào đó trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng cũng có những người không may mắn rơi vào tay hải tặc Thái Lan. Phụ nữ vẫn là giới chịu nhiều bất hạnh nhất trong các cuộc vượt biên bằng đường bộ qua Cam Bốt, Thái Lan, hay vượt biển bằng thuyền. Thảm kịch thuyền nhân với bão tố, hãm hiếp, giết chóc, quăng người xuống biển, bắt cóc phụ nữ. Một cuộc bỏ nước ra đi "vô tiền khoáng hậu" đã làm rúng động lương tâm nhân lọai:
"Ra biển chiều nay thấy người hấp hối,
Ngồi ôm con nhịn đói đã bao ngày,
Chiếc thuyền con tròng trành theo ngọn sóng,
Đi về đâu trời bão tố đêm nay...."

Đến các trại tị nạn người phụ nữ Việt vẫn cố quên đi những thương đau đó để săn sóc chồng con. Tổng thư ký LHQ Kofi Anan, Cao ủy trưởng tị nạn (tức UNHCR) Ruud Lubbers đều vinh danh người phụ nữ tị nạn nhân Ngày Tị nạn thế giới 20-6, Liên Hiệp Quốc đã ca ngợi: "Lòng can đảm và nghị lực gương mẫu giúp cho gia đình đuợc toàn vẹn dù bị hoàn cảnh đẩy đưa vào con đường lưu vong." Theo LHQ, phụ nữ là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự sống còn của các cộng đồng người tị nạn, do đó :"người phụ nữ tị nạn đáng được chúng ta trân trọng."
Cho dù đã đến được một quốc gia đệ tam, nhưng vẫn còn biết bao rủi ro, bất trắc chực chờ người tị nạn, không kể cuộc sống tù túng, thiếu thốn, phải chịu đựng những sách nhiễu, hay những thanh lọc bất công v...v....cho đến khi có tên trên danh sách đi định cư thì mới an tâm. Có một bài hát tôi nghe được ở trại tị nạn Singapore nhưng chẳng biết do ai sáng tác và tựa đề là gì, nhạc phẩm này là những lời nhắn nhủ dành cho phụ nữ cới những câu má qua hơn 20 năm tôi chỉ còn nhớ mang máng:
"Người con gái Việt xa lìa tổ quốc, dù vắng bóng chồng hay vẫn ở bên nhau, dù đang sống cùng tự do nhiều hơn trước, tinh thần gái Việt giữ gìn cho lâu.
Người con gái Việt ở nơi ngọai quốc, nàng vẫn giữ lòng trong trắng như xưa, thờ cha kính mẹ, thờ luôn lòng yêu nước, giữ đạo yêu chồng nuôi dạy con thơ.
Công dung ngôn hạnh nàng mang theo gia tài của Mẹ Việt Nam từ lâu trao cho nàng, bao nhiêu năm ly loạn làm quê hương tơi bời, người con gái Việt Nam không h
ề đổi thay...."

Còn tiếp
Viethome Magazine

Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.