Tính cách hùng tráng và đặc thù của Tam quan nầy đuợc ghi trên tấm bia đá đặt ngay trong sân lót bằng đá, dựng lên lộ thiên giữa sân Chùa, truớc khi khách đặt chân vào 2 toà nhà xây riêng rẽ 2 bên. Toà nhà bên mặt gọi là
Cẩm Hà Cung, trong ấy có thờ Đức Bảo Sanh Đại Đế và tam thập lục tướng (36 vị tướng) chết trong cuộc chiến của vua Châu văn Vương chống Vua Trụ, và khi chết đã đuợc Phong thần. Ba muơi sáu vị tướng nầy có tên trong bản Phong Thần, đều có một lối chiến luợc trong binh pháp thành 36 kế áp dụng để chiến thắng địch, và bên kia gọi là
Hải Bình Cung dành để thờ 3 Bà Chúa Tam Thai ở tầng trên, và 12 bà Mụ ở 2 hàng phần duới, do đó mới có tên đặt cho chùa nầy là CHÙA BÀ MỤ. Tượng của 3 Bà Chúa Tam thai đuợc thờ trang nghiêm chính giữa, và 12 bà Mụ chia ra mỗi bên 6 bà, và mỗi Bà phụ trách mỗi tháng từ tháng giêng đến tháng chạp. Mỗi Bà Mụ có những cử chỉ riêng biệt của mỗi nguời, tượng trưng cho cách săn sóc các trẻ, từ tháng thứ 1 cho đến tháng thứ 12 ăn lễ thôi nôi. Thấy lễ thờ các Bà Mụ, chúng ta nhớ đến bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương tả về nguời phi nam phi nữ:
"Muời hai bà mụ ghét chi nhau,
Đem cái xuân tình vứt đi đâu?"
Ngày truớc, khi thuốc men và Bác sĩ còn hiếm, các bà mẹ, khi con đau, thường hay dẫn con đến Hải bình Cung để khấn vái và cho con uống tàn hương nuớc lã để chữa bịnh, sau đó vẫn lành bịnh và cũng có một số phụ nữ đến cung ấy, cầu khẩn để có con. Vì có chồng sau 3 năm không có con, thì sẽ tạo một lý do để chồng ly dị.
Từ cổng tam quan đi vào 2 cung nầy, khách phải đi ngang qua một sân lót đá tấm, và giữa sân, có dựng một bia lớn, khắc bằng chữ Hán, ghi rõ các công tác xây dựng và thờ phượng của chùa Bà Mụ, đuợc sao chép nguyên văn chữ Hán dịch ra chữ Việt như sau: (bản văn do làng Minh Hưong soạn thảo để khắc vào bia).
Ngôi chùa Bà Mụ nầy, sau khi chính quyền Quốc gia tái lập lại Hội An năm 1949, thì đuợc dùng làm trường tiểu học và mẫu giáo cho con trẻ trong làng, vì các trường học bị tiêu huỷ trong thời kháng chiến, không còn chổ nào để làm trường học, nên sau khi hiệp định đình chiến Genève ký kết, làng Minh Hương không còn đủ ngân sách để bảo tồn ngôi chùa Bà Mụ nửa nên chính quyền dẵ mở phiên họp giữa các viên chức trong làng với các vị trong Ban Quản trị Tỉnh Hội Phật Giáo tỉnh Quảng Nam, có đại diện chính quyền Tỉnh tham dự để bàn vấn đề cơ sở giáo dục, và làng Minh Hưong bằng lòng nhượng ngôi chùa Bà Mụ để Tỉnh Hội Phật Giáo tái thiết thành một trường Tiểu và Trung học đầu tiên trong thành phố, thế là ngôi chùa Bà Mụ bị triệt hạ, gỡ ra hết để nhường chỗ xây cất một trường học, kể cả hàng tam quan đẹp đẽ và vĩ đại của Chùa cũng bị san bằng, và ngôi chùa Bà Mụ đã biến mất từ ngày ấy.
Thật là một sự đáng tiếc đã xảy ra, khi một công trình của nguời truớc dựng lên, nguời sau không noi dấu, tô bồi, mà phải đi đến việc triệt hạ một công trình kiến trúc nguy nga, vững chắc, đầy màu sắc và ý nghĩa, mang nhiều sắc thái độc đáo, so với các chùa cổ tại phố cổ Hội An. Ngày nay với vật liệu kiến trúc dồi dào, nguời ta không thể xây dựng một mặt tiền tam quan vĩ đại, huy hoàng lộng lẫy, đầu màu sắc, do một nho sĩ Việt Nam vẻ và thiết kế, không những cung cấp cho địa phương một nơi thờ đặc biệt, và trong địa lý phong thuỷ, đóng một vai "Thanh Long" cân bằng với vai dải đất "Bạch Hổ" nằm ngoài sông Phố Hội, đủ đem lại cho ngôi phố cổ sinh khí giúp cho dân chúng sống trong an bình và thịnh vượng, mà còn cho địa phương, một kiến trúc văn hoá hữu danh có một không hai...
Quyết định triệt hạ ngôi chùa Bà Mụ và hàng cổng tam quan vĩ đại, với kiến trúc độc đáo của nó, đã đi nguợc lại hảo ý của những nguời xưa có công xây dựng thành phố, và làm biến mất một công trình kiến trúc đẹp đẽ nguy nga, mà đời hậu lai không chắc gì xây dựng lại đuợc, một công trình văn hoá của cư dân, về phần vật chất, mà còn thoả mãn về mặt tâm linh cho những nguời có nhu cầu khấn nguyện Thần linh bảo vệ và hổ trợ trong công việc làm ăn, xây dựng cuộc sống., nên mỗi lần nhớ lại chùa Bà Mụ, cư dân Hội An không khỏi xót xa và đồng thông cảm với Bà Huyện Thanh Quan trong bài "ả Thăng Long thành hoài cổ", mỗi khi nhớ đến ngôi chùa Bà Mụ đã biến mất tại phố cổ Hội An:
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.
Nuớc còn cau mặt với tang thưong
Nghìn năm gương củ soi kim cổ,
Cảnh ấy, nguời đây luống đọan trường.
Trích từ Đặc san Quảng Đà