quote:
Gởi bởi Phượng Các
Hồi đó thiền sư Nhất Định (vị cao tăng sáng lập chùa Từ Hiếu ở Huế - nơi phát tích của thầy Nhất Hạnh) có một hành vi khác thường. Ngài thờ mẹ rất có hiếu, khi mẹ Ngài bệnh thèm ăn cháo cá, Ngài đã đi ra chợ mua cá về. Dân làng cười chê khi thấy một vị đầu tròn áo vuông tay cầm lủng lẳng con cá. Vì mẹ mà Ngài mang nghiệp sát, đây cũng là đề tài suy nghiệm.....
Theo em, điểm khác biệt ở đây là: Thiền sư Nhất Định là một cao tăng, hành vi của họ khác với chúng ta lắm. Họ làm trong tỉnh thức còn mình thì làm trong vô minh. Sát nghiệp có lẽ ngài vẫn bị nhưng mà chữ hiếu của ngài có thể gánh vác bớt qua chăng? Thành ra với người sơ cơ, phước hạnh quá mỏng manh, nên đôi khi mình phải bó mình theo luật lệ để khỏi phạm sai lầm. Luật lệ đặt ra là vì vậy.
Một trường hợp như vầy nữa: Mấy mẹ con em tham gia một chuyến đi hành hương dài vài ngày. Trong chuyến đi thì đa số ăn mặn, có người lén lút mang đồ mặn dấu vào tủ lạnh trong chùa để ăn thêm. Sư cô tổ chức chuyến đi thì lôi ra một thùng mì tôm để mọi người ăn sáng ngay trong chùa. Dọc đường thì xe hay ghé nghỉ để mọi người xuống duỗi chân. Ở những chỗ nghỉ chân như vậy thì có chỗ bán bánh kẹo. Mọi người mời nhau ăn nhưng em từ chối vì bánh có trứng trong khi sư cô vẫn ăn. Một số người trong đoàn thấy vậy bèn thắc mắc với sư cô. Sư cô sau đó giải thích đại khái như thế này với mọi người:
Sư cô tu hành nhưng không chấp. Khi cô về thăm gia đình, sư cô vẫn ăn chung với mọi người, nghĩa là đĩa rau có xào thịt thì cô gắp rau chừa thịt ra. Sư cô phải làm như vậy để tạo sự hòa đồng với mọi người.
Một người lớn có thể thò tay vô lửa mà không để cho bị cháy tay. Trong khi một đứa bé không biết lửa là gì vì nó bé quá không thể hiểu được, thò tay vào lửa thì chỉ có bị phỏng. Tốt nhất là đánh vô cái tay đứa bé để nó không nghịch lửa nữa
Em vẫn còn là đứa bé đang chập chững đi