Rank: Advanced Member
Groups: Moderator, Registered Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 5,668 Points: 25 Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
|
PC Gởi: Thu Jul 15, 2004 3:55 pm
Nhưng ăn mừng vội quá, khánh hỷ bảy hôm vừa mới bắt đầu đã phải hủy bỏ.
Khi quân tây phương nhận được tin phản bội đó, người đồng chủng bị sát hại và cầm tù, họ tập trung tất cả lực lượng, tấn công viên tướng Mông Cổ, đánh một trận như vũ bão, xác xếp thành núi, máu chảy thành sông. Quân của ông tướng Mông Cổ chỉ có những vũ khí cỗ lỗ thô sơ, không có khí giới tối tân nên đã thảm bại. Bọn quân ngoại xâm toàn thắng, tiến thẳng về kinh thành, như vũ bão, không có sức gì ngăn cản nổi, đến cầu Bá Lý Kiều cách Bắc Kinh 15 cây số, qua sông Bành Hổ.
Được tin thất trận của thân vương Sinh, người ta cuống cuồng phái mấy đại đội cấp tốc ra phòng thủ chiếc cầu địa đầu. Cuộc giao phong của quân đội phòng thủ cầu để ngăn chặn quân ngoại quốc, vừa mới chạm súng đã tán loạn bỏ chạy về kinh thành. Quân lính hoàng gia chạy chen vào bọn dân quê, đàn ông, đàn bà, con nít, gồng gánh lếch thếch theo sau, mong tìm được nơi an toàn khỏi lọt vào tay giặc hung hãn.
Toàn kinh thành nhốn nháo, hỗn loạn, dân chúng mạnh ai nấy chạy mong tìm nơi trú ẩn; Đàn bà con nít kêu khóc như ri, đàn ông hò hét, chưởi thề ầm ỉ, người thì ngửa mặt cầu Trời cho tai qua nạn khỏi, thanh bình trở lại. Các hiệu buôn ở phố, đóng cửa, gài then, sợ bị tàn phá, cướp bóc. Những người giàu có đem vợ cả, vợ lẻ, con gái, con hầu, bồng bế, dắt díu nhau chạy đến các làng mạc để tìm nơi ẩn nấp. Trong cung điện Viên Minh cũng náo loạn không kém. Các thân vương, quốc thích, tập họp để bảo vệ ngai vàng, thái tử, công chúa, lưỡng hậu, cung tần, mỹ nữ. Trong lúc cấp bách thập phần nguy kịch, chưa có một đường lối nào nhất định.
Trong khi mọi người cả nhau như mổ bò, người nói cách này, người bàn lối khác, ông vua sợ quá run như cầy sấy, khóc thút thít, dọa uống thuốc phiện với dấm thanh để về chầu Tiên đế.
Duy chỉ có Cung thân vương vẫn bình tĩnh, ông tự chủ được. Ông vào trong nội tẩm, bà Từ Hy, Đông cung thái tử, và bọn thái giám đang xúm xích quanh vua, năn nỉ ông đừng vội về chầu phụ hoàng, tất cả mọi người nguyện xin phò giá, cứu nguy.
Nom thấy thân vương bà Từ Hy reo lên:
- May quá, có thân vương đây rồi. Thấy một người bình tĩnh, can trường như ông cũng được vững lòng.
Sau khi khấu đầu chào hoàng thượng, thân vương nói với ông vua, không phải lấy tư cách một người em nói với anh cả mà là một quốc trưởng theo lẽ quân thần.
- Tâu Thiên Tử, kẻ hạ thần xin được phép luận bàn.
Ông vua rên gừ gừ:
- Nói lên... Nói lên...
- Hạ thần xin được phép thả một giác thư cho quân xâm lược để xin đình chiến. Giác thư đó, hạ thần xin được phép đóng ngọc tỷ.
Từ Hy lắng tai nghe, không biết nói làm sao, nên hay không. Những gì thân vương tiên đoán nay đã thành sự thật, con cọp trở lại phục thù. Bà ôm con sát vào người, gục má xuống đầu con. Thân vương nói tiếp:
- Còn hoàng thượng, thái tử, lưỡng cung và triều thần tạm lánh về Nhiệt Hà.
- Phảị.. Phảị.. Phảị..
Ông vua gật đầu lia lịa, có tiếng xầm xì trong bọn thái giám, thể nữ tán thưởng cho là kế vẹn toàn.
Từ Hy đang ngồi, đứng phắt dậy, tay vẫn bồng con, bà nói:
- Hoàng thượng không nên rời bỏ kinh thành, thần dân sẽ ra sao nếu hoàng thượng bỏ ra đi? Rắn mất đầu, làm sao đương đầu được với quân thù? Sự nghiệp đã tan tành, chỉ có thái tử ở một nơi nào an toàn, còn thiên tử phải ở lại. Lúc nào tôi cũng ở cạnh thiên tử.
Bao nhiêu con mắt đổ dồn lại nhìn bà, ai cũng công nhận bà có một nhan sắc phi thường. Với một giọng bình tĩnh, Cung thân vương ôn tồn nói, giọng nói đượm một vẻ bùi ngùi, thương hại:
Tâu lệnh bà, hạ thần rất thán phục lòng quả cảm của lệnh bà, song theo kế hoạch của hạ thần phải làm cho dân chúng tưởng hoàng thượng đi sạ liệp (đi săn) ở Nhiệt Hà. Theo như thường lệ, hoàng thượng sẽ xuất cung ngự giá đi sạ liệt, hạ thần sẽ đề nghị một cuộc hưu chiến làm trì hoãn cuộc tiến quân của chúng, và để lấy lòng chúng, trong giác thư nói sẽ trừng phạt tên tướng Mông Cổ.
Từ Hy thấy lần này bà thất bại, tất cả mọi người, từ ông vua đến tên hạng quan đều không đồng ý với bà. Bà không thể làm gì được, thiểu số phải phục tùng đa số. Bà lặng lẽ giao con cho người vú nuôi, rồi khấu đầu trước hoàng thượng, bà trở về tư cung với bọn thể nữ.
Năm hôm sau, vua quan rời khỏi Viên Minh lên đường về đất Mông Cổ. Bốn cửa thành đóng kín. Đoàn xa giá có khoảng 1000 người, võng kiệu, song loan, phu khênh vác, những xe bò lộc cộc, có ngựa, la, lừa kéo, đi tập hậu.
Cuộc khởi hành bắt đầu, đi một lộ trình dài 150 cây số. Đi đầu có mấy lá cờ tiết mao, phủ việt, cờ ngũ hành ngũ phương rồi đến đội ngự lâm quân, dưới quyền chỉ huy của viên quản Nhung Lữ. Ông vua nằm trong chiếc võng rồng sơn vàng, đường chỉ thiết vàng, hai cánh rèm buông kín. Tiếp theo là một đoàn xe, chiếc xe đầu có Tây cung thái hậu, rồi xe thái tử có người vú nuôi. Bà Từ Hy ngồi một mình một xe để được khóc thỏa thích không ai biết. Bà bị thất bại chua cay. Trên bước đường lưu vong, bà mất hết nghị lực, can đảm. Bà sẽ ra sao? Bao giờ lại trở về? Bao nhiêu mộng tưởng, hy vọng đã ra mây khói rồi ư?
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.
Cũng liều nhắm mắt đưa chân.
Thử xem con Tạo xoay vần làm sao.
Không ai có thể tiên đoán thời cơ, vận mệnh sẽ ra sao đến cả cấm thành, một cột trụ của quốc gia cũng không thể hiểu nổi. Thanh triều rồi sẽ ra sao? Quốc gia này đi về đâu? Một mình Cung thân vương ở lại để một tay chống đỡ sơn hà trước cơn phong ba, bão táp, bảo vệ kinh thành. Ông cầu mong quân thù dừng chân lại Nguyên Minh Nguyên, một xã phụ cận ở cung Viên Minh.
Lúc chia tay, ông vua bệnh hoạn, ốm yếu, viên chưởng quản thái giám bồng ông lên như một đứa trẻ nít, đặt ông nằm trên võng. Ông lẩm bẩm nói như người hết hơi, ông bảo Cung thân vương:
- Cố vớt được chút nào hay chút đó.
- Xin hoàng thượng an tâm hạ thần xin hết lòng.
Từ Hy khóc mãi cũng hết nước mắt, hai mắt bà bây giờ ráo hoảnh. Bà trở nên yếm thế, không thiết gì, số phận long đong phải chịu cảnh gian nan, khổ cực. Thời giờ như kéo dài chậm chạp trôi qua, con đường đá khúc khuỷu, gồ ghề, chiếc xe lộc cộc, lắc lư, xe không có díp.
Thời giờ như kéo dài chậm chạp trôi qua, con đường đá khúc khủyu, gồ ghề, chiếc xe lộc cộc, lắc lư, xe không có díp nhiều lúc xe bị lắc mạnh, tuy đã kê mấy chiếc đệm bông nhưng xe chồm lên, chồm xuống như con bách giữa dòng, bềnh bồng trước cơn gió mạnh. Đến ngọ, đoàn xa giá ngừng lại dùng bữa cơm trưa.
Bà Từ Hy còn rất trẻ, mặc dù bà khóc lóc, buồn bã, khi bước chân xuống xe, nhìn thấy chung quanh đồng lúa bát ngát, xanh rì, lúa đã cao, những cây ăn quả trĩu trịt quả, bà quên hết mọi việc, lại thấy yêu đời. Bà nghe tiếng con gọi, bà giơ tay ra bế. Bà chưa biết Nhiệt Hà và những cung điện ở đó. Vốn bẩm tính thích phiêu lưu mạo hiểm, bà thấy vui vui, quên hết nỗi ưu sầu.
Lúc đó, bà chợt nhìn thấy người thiếu nữ Mai; hai người nhìn nhau mỉm cười. Người thiếu nữ muốn gợi chuyện nên nói:
- Tâu lệnh bà, nữ tỳ nghe nói, cung điện ở phương Bắc tráng lệ hơn các cung điện ở hoàng thành.
- Ta cũng nghe nói. Chúng ta bị bắt buộc phải lên lánh tạm trên đó, nhân dịp được thưởng ngoạn.
Lúc nàng sắp bước lên xe, bà nhìn lại quãng đường vừa đi qua, ngoái nhìn kinh thành mến yêu vừa bước ra đi, xa xa tận chân trời bà thấy bốc lên một cột khói đen ngòm. Thất kinh, bà kêu lên:
- Kinh thành bị chìm trong biển lửa!
Tất cả mọi người quay lại nhìn, thấy một cột khói cao ngất dưới nền trời xanh ngắt của một này mùa hạ.
ông vua nằm trong võng kêu lên:
- Lên đường gấp...gấp.
Mọi người lên xe, tiếp tục, lần này rảo bước, quân giặc đuổi sau lưng.
Đoàn người ngủ đêm ngoài trời, một lộ dinh đã được xếp đặt từ trước. Nằm trong lều, Từ Hy không sao ngủ được. Mấy lần bà sai Lý Liên Anh đi dò la tin tức, xem kinh thành ra sao? Đến nửa đêm có công văn đến, người phu trạm đem công văn thở hổn hển, Lý Liên Anh kéo người đó đến trình trước Thái Hậu.
Bọn a hoàn, thể nữ, trãi nệm nằm ngủ dưới đất, duy có một mình bà thức? Khi bà thấy Lý Liên Anh đưa người phu trạm đến trình, bà để ngón tay lên môi bảo đừng làm náo động. Viên Thái Giám thì thào nói.
- Tâu lệnh bà, Thiên Tử đang ngủ nên hạ thần đưa người này đến trình lệnh bà. Viên trưởng quản Thái Giám nói đã tiêm một số thuốc phiện gấp bội cho Hoàng Thượng.
Bà dương to đôi mắt nhìn người phu trạm đứng đó. Người này không hiểu thế nào, sợ tái xanh. Người Thái Giám ấn hai vai người phu trạm bắt quỳ xuống. Người phu trạm tâu.
- Tâu lệnh bà, lúc gần sáng quân thù đã tổng tấn công. Giác Thơ xin đình chiến nay mới gởi đi. Suốt ngày hôm qua quân giặc đã tàn phá để trừng phạt thân vương Sinh vì đã ngược đãi tù binh, người của họ và xé mảnh vải trắng chúng gọi là cờ.
Từ Hy nghe nói sợ qúa, toát mồ hôi. Trống ngực bà đập mạnh. Bà truyền cho tên Thái Giám:
- Thả người này ra.
Được thoát ở vòng hai cánh tay người Thái giám, người bưu tá rớt xuống như một chiếc bao bị xẹp hơi, đầu cắm xuống đất, bà Từ Hy đương nhìn người đó. Mồm bà khô bỏng, lưỡi bà hơi cử động, bà hỏi:
- Các cổng thành bị phá sập rồi hả?
- Tâu lệnh bà, họ không tấn công ỡ cổng thành.
- Thế cái cột khói đen ta đã trông thấy cháy ở đâu?
- Tâu lệnh bà Nguyên Minh Nguuyên thành bình địa.
- Cung điện ở viên minh?
- Tâu lệnh bà, còn lại một đống tro.
- Ta tưởng chúng phóng hỏa đốt tỉnh?
- Tâu lệnh bà, chúng phóng hỏa đốt cung điện ở viên minh. Quân giặc vơ vét hết của cải, phóng hỏa đốt. Cung thân Vương không sao ngăn cản được chúng. Ông đã phải trốn để bảo toàn tính mạng qua cửa nhỏ của Thái Giám.
- Bà Từ Hy thấy ù hai tai, nghe như tiếng ầm ì trong đầu. Bà choáng váng mặt mày, bà như nhìn thấy ngọn lữa đang cháy len lén, khói bốc mù mịt, những chiếc tháp bằng sứ, những mái nhà cong, ngói sứ, mạ vàng đổ vỡ tan tành. Bà đứng đờ người, nhìn người nằm gục trước mặt. Bà lẩm bẩm nói một mình:
- Thôi thế là hết, hết...
Người bưu trạm vẫn gục mặt xuống đất, không ngẩng đầu lên nói khẽ:
- Chỉ còn tro, một đống tro.
Ở Nhiệt Hà, Bà rất khó chịu bởi ngọn gió hành ở Tây Bắc thổi. Ngọn gió thổi chỗ nào, những cây hoa tàn héo hết, cành xơ xác. Cả những lá thông cũng vàng úa. Từ ngày đến Nhiệt Hà, ông vua chưa khi nào cho vời bà đến. Con nữ tì đóng kín các cửa ở phòng bà để tránh ngọn gió hanh.
Bà bảo thái giám:
- Quạt.
Lý Liên Anh tiến gần lại bà, quạt với một chiếc quạt lớn phất lụa. Bà ngồi tựa lưng vào chiếc ghế bành chạm, nhắm mắt lại. Bà có cảm tưởng bà bị đi đày. Tại sao mấy hôm nay ông vua không cho gọi bà đến? Người nào đã thay thế bà? Tháng trước nhân lễ sinh nhật thái tử, triều thần đã dâng lên vua phẩm vật cống hiến, kèm theo những lời chúc tụng, không có ai nhắc nhở gì đến bà. Bà đã trang điểm, chờ sẵn để vua cho người vời đến, nhưng chờ mãi chẳng có ai đến triệu thỉnh, bà tức quá, xé áo, suốt đêm bà không ngủ.
Sau bà mới biết vua đau nhiều, người mỗi ngày một nhưng sao ông không cho gọi bà đến. Tình trạng, sức khoẻ của ông có phần đáng ngại, bệnh tình biến chứng, một lúc một gia tăng. Tuy vậy hội đồng thiên văn tuyên bố có nhiều điều tốt, bản mệnh ông vững vàng, có một ngôi sao chổi xuất hiện ở tây bắc. Ông đã đến thời kỳ nguy kịch, gần đất xa trời, nên không gọi bà đến. Bà thở dài, bảo thái giám:
- Thôi.
Lý Liên Anh buông thõng tay xuống, đứng yên.
Bàmở to mắt nhìn vào quãng hư vô. Bà nghĩ cần phải biết có chuyện gì ở trong nội tẩm, nhưng không được triệu thỉnh, làm sao vào được? Có nên hỏi ý kiến Chung Thân Vương không? Ông ấy hiện nay ở xa, ở trong kinh thành, trong tay quân thù, ông đang vận động để xin đình chiến. Bà không rõ tình thế, chỉ nghe đồn phong phanh. Bà ở một giang bên trái cánh cung. Hai gày trước bà cảm thấy cô đơn, buồn quá, bà muốn đến chơi người chị họ(bà Đông cung thái hậu), nhưng bà này lánh mặt, thoái thác nói nhức đầu. Bà bảo Lý Liên Anh:
- Đến gần đây, trước mặt ta.
Lý Liên Anh đến gần, cúi đầu, chờ lệnh.
- Ra gọi cho ta viên chưởng quản thái giám.
- Tâu lệnh bà, hắn không để rời khỏi nội tẩm.
- Ai cấm nó không được ra ngoài?
- Tâu lệnh bà, là bộ ba ạ.
Bộ ba là: Tải Thản, Đoan Hoa và Túc Thuận, những cừa địch của bà. Bây giờ họ nắm quyền vì bà sống cô liêu, quân giặc chiếm đoạt kinh thành. Bà nói:
- Quạt.
Bà hất đầu ra sau, nhắm mắt, người thái giám phe phẩy quạt. Những ý nghỉ quay cuồng trong đầu bà, mông lung hỗn độn, tình cảm hiện tại của bà còn tệ hơn sự cô đơn. Bà đã mất đi nơi yên ấm. Nguyên Minh Nguyên nay không còn nữa, còn lại một đống tro tàn. Quân giặc, quân man di, quân mọi rợ đã cướp đi những kho tàn của bà, phóng hỏa đốt cung điện, làm gẫy nát những tấm bình phông quý giá. Bao nhiêu tin tức hãi hùng, khủng khiếp do những bưu trạm đem đến. Bà cho gọi một yên phu trạm đến để hỏi rõ sự thật.
Người phu trạm kể lại:
- Hoàng gia vừa rời khỏi viên minh thì quân giặc đến. Người hồng mao Lord Elgin thấy cung điện nguy nga tráng lệ quá, muốn dữ lại không nỡ tàn phá, nhưng không sao ngăn cản được quân mọi rợ, sài lang. Cung thân vương trốn trong một ngôi chùa gần đó, ông có gởi thư cho Lord Elgin phản kháng kịch liệt. Lord Elgin trả lời quân lýnh của họ báo thù cho đồng đội bị sát hại bởi thân vương Sinh.
Từ Hy ngồi lẳng lặng nghe. Chao ôi!. Thân vương sinh đã phục kích, sát hại quân giặc là do ở bà. Vì có giết người ta mới xảy ra tai biến ngày nay, chuyện này hoàn toàn lỗi tại bà, bà phải chịu trách nhiệm, người bưu trạm nói tiếp:
- Muôn tâu Thái Hậu, con xin gập đầu xuống đất tâu lên Thái Hậu. Con cần phải tâu hết để Thái Hậu rõ về sự cướp bóc, tàn phá. Quân dã man đập phá những bức tường nạm vàng, và lấy hết những pho tượng vàng ở các bàn thờ, họ phá những ngai, ỷ, hoàng triều để lấy châu báu, họ đem đi hết những tấm bình phong cẩm ngọc, họ phá nát những đồ bằng sứ. Có mấy người biết những món đồ bằng sứ có giá trị, họ lấy đem đi. Những đồ trang trí bằng ngọc cái thì bị đập nát, cái thì bị lấy. Bao nhiêu kho tàng tích trữ từ thời tiền vương, công trình huyết hãn, một phút thành tro bụi. Cái gì không cháy được, không khênh đi được họ lấy báng súng đập cho nát. Để cho mất hết tàn tích, họ châm lửa thiêu hết cung điện, lửa cháy đỏ rực một góc trời suốt 2 ngày 2 đêm khói bốc lên mịt mù. Như thế vẫn chưa đủ, quân dã man còn đốt hết đình chùa, miếu mạo xung quanh, cả những ngôi chùa nấp trong sườn núi, sườn đồi cũng cùng chung một số phận. Khi bọn giặc đi rồi quân cướp người Hán đến xem còn gì xót lại.
Ngồi nghe người bưu tá thuật lại, bà từ Hy nhắm nghiền hai mắt, nước mắt chảy ròng ròng hai bên má; người a hoàn đứng đó lấy chiếc khăn tay thấm nước mắt cho bà.
Người a hoàn nói:
- Xin thái hậu đừng khóc nữa.
Lý Liên Anh nói, để khích lệ:
- Tâu lệnh bà, cung diện ở Nhiệt Hà cũng tráng lệ, nguy nga.
Bà không trả lời. Bà không thích Nhiệt Hà. Cung điện Nhiệt Hà do vua Càn Long cho xây cất lên. Vua Càn Long thích cảnh trí thiên nhiên, man dã, đầy cát bụi, núi non, đất đai cằn cỗi, phần nhiều những núi trọc. Nhiệt Hà cách xa Bắc Kinh 150 cây số, trên đất Mông Cổ. Phong cảnh đìu hiu càng làm nổi sự nguy nga tráng lệ của cung điện. Những tấm thảm thêu lót ở tường, ở trên trần đóng những tấm bích bản, vàng son, vẽ những con rồng mạ vàng, giương những chiếc cánh nạm ngọc. Đồ đạc ở miền Nam đem lên, bàn, ghế, giường, tủ, làm bằng thứ gỗ quý, chạm trổ công phu, cẩn ngọc.
Những hồ nước, vườn hoa, suối nước, ở đây không có, Nhiệt Hà, nước quý hơn ngọc. Người ta vác nước ở vai đem về, nước lấy ở các giếng đào trong sa mạc hay những ốc đảo xa xôi. Bà càng nghĩ, càng thấy giận đời, người nóng ran lên như cơn sốt, tâm can như lửa đốt. Bà nghĩ thấy cay đắng, Nguyên Minh Nguyên nay chỉ còn lại đống tro tàn; Cung thân vương phải cầu cạnh xin xỏ bọn côn đồ, dã man. Ở trong cái ngục thất khốn nạn này, Nhiệt Hà này, bọn người đối nghịch với bà có ý cô lập bà, không để cho tiếp xúc với hoàng thượng.
Trong lòng bực tức, lo sợ, nhiều lúc bà như điên. Bà cố nhịn nhục, cố bình tĩnh, tinh thần cũng như thể chất mệt mỏi, hao mòn. Không có bè bạn, người tâm phúc không hậu thuẫn, làm sao trừ khử được bọn người đó. Nhớ lại cái hôm kinh hoàng, vua tôi phải rời bỏ Viên Minh đi lánh nạn, bộ ba đó đã trắng trợn tuyên bố đối nghịch với bà. Tuy bà đã cố sức trấn an, bộ ba kia lại càng làm cho ông vua luống cuống lo sợ. Họa kề sau lưng, nên trong lúc vội vàng ra đi, ông đã bỏ quên trên mặt bà ở trong nội tẩm, chiếc ống điếu, chiếc mũ và giấy tờ. Bà cho là một sỉ nhục, quân thù khi đến, nom thấy mấy thứ này, chúng cười chết, cho là ông vua sợ quá, cuống cuồng chạy trốn. Sao bà lại bận tâm một việc nhỏ như thế, trong khi bà đã mất hết không còn lại một tý gì.
Đột nhiên bà đứng dậy, hất chiếc quạt Lý Liên Anh cầm ở tay, bà đi đi, lại lại trong phòng, ở ngoài gió như gào, thét, thổi.
Bà đã nom thấy rõ âm mưu phản phúc của bọn này, Tải Thản và đồng bọn đi theo vua trong lúc bôn tẩu, có ý để lại đi sau các quan trong triều những người thân tín của Từ Hy. Việc đã rồi, bà không làm gì được.
Tuy vậy, vẫn còn một người tâm phúc, chỉ có một người, Tải Thản không thể cầm đội ngự lâm quân bảo vệ thiên tử.
Nghĩ thế bà quay lại bảo Lý Liên Anh:
- Đi thỉnh người anh họ ta, viên chưởng quản ngự lâm quân. Ta cần muốn hỏi một việc.
Bà không khỏi ngạc nhiên thấy thái độ Lý Liên Anh, sai bảo gì hắn nhanh nhẩu lắm, sao hôm nay hắn có vẻ ngập ngừng, không muốn đi, tay vẫn cầm chiếc quạt. Bà giục:
- Đi.
Lý Liên Anh quỳ xuống tâu.
- Tâu lệnh bà, xin lệnh bà miễn cho, hạ thần rất tiếc không thể tuân chỉ.
Bà nghĩ: "Có lẽ nào Nhung Lữ cũng quay lại chống bà"
- Sao vậy?
Viên thái giám ấp úng nói:
- Tâu lệnh bà, con không dám nói. Nếu con nói lệnh bà cho cắt lưỡi con.
- Nói đi, ta hứa không làm tội ai.
Tên thuộc hạ run lẩy bẩy, tuy đã được cho phép nói, hắn cũng không dám nói một câu gì. Bà tức quá, dọa nếu không nói bà cho đem chặt đầu tức khắc...
Sợ quá hắn lẩm bẩm khẽ nói tại sao hoàng thượng để bà ở riêng một chỗ không cho vời đến vì các người thù nghịch với bà quả quyết rằng... Bà và Nhung Lữ...
- Chúng nói là ta tư thông với hắn?
Lý Liên Anh sẽ gật đầu, lấy hai tay che mặt.
Bà hét ầm lên:
- Quân nói láo! Quân nói láọ..
Trong lúc đang bực tức, bà lấy chân đá mạnh tên thái giám quỳ mọp trước mặt, người này lăn dưới đất, không cử động, nét mặt bà hầm hầm, bà đi lại trong gian phòng rộng lớn, bước chân đi, dáng điệu tỏ vẻ căm tức lên đến cực độ.
Đang đi, bà đứng sững lại trước tên thái giám vẫn lặng lẽ quỳ.
- Đứng dậy. Chắc chắn mày chưa nói hết. Mày còn biết gì nữa không?
Người thái giám lổm ngổm đứng dậy, lấy ống tay áo lau mồ hôi.
- Tâu lệnh bà, từ hôm hạ thần được nghe nói âm mưu của họ, hạ thần nghĩ tức quá, suốt mấy đêm không ngủ được.
Mắt bà giương to, long lên, nom kinh khủng.
- Chúng âm mưu gì?
- Tâu lệnh bà, hạ thần sợ không dám nói lên những câu phản phúc, ghê gớm đó. Dạ, chúng định... Mưu định cướp quyền nhiếp chính rồị.. Rồi thì...
- Rồi, làm sao? Chúng định giết con ta hả?
- Tâu lệnh bà, con thú thật, con không biết nhiều về việc đó. Con xin lệnh bà bình tĩnh để đối phó.
- Mày biết chuyện đó từ bao giờ?
Bà ngồi xuống ghế, hai tay ấp vào hai má nóng bỏng.
- Tâu lệnh bà, hạ thần được nghe họ xì xào, cách đây mấy tháng. Tâu lệnh bà, lúc đầu mới nghe xì xầm chưa có gì đích thực.
Bà hét lên:
- Nghe thấy chuyện như thế, sao mày không trình ngay với tao?
- Tâu lệnh bà, nếu nghe được gì cũng trình lệnh bà, con sợ lệnh bà cho hạ ngục con. Tâu lệnh bà, những người lớn, bao giờ cũng có người nói vụng, nói trộm. Tâu lệnh bà, lệnh bà hiện nay uy quyền bao trùm lên tất cả. Con chắc thiên tử không để tai nghe những lời sám tấu.
- Mày ngu lắm, mày cũng phải mở cái khối óc con bò của mày ra chứ. Mày không nhớ Tải Thản, trước kia được đức vua tin dùng sao? Lúc thiếu thời, hắn ở chung với thiên tử. Đức vua hiền lành, chất phát, yếu ớt, còn thằng kia khỏe như vâm, ăn ăn, uống uống như một thằng mọi. Đó, đó mày thấy không, mày ngu độn quá, mày câm họng nên mới tai hại, mày đã thấy chưa?
Bà ngồi xuống ghế, thở dài, nét mặt buồn, bực tức, thái giám vẫn quỳ trước mặt. Tên này chưa thấy bà thái hậu lần nào lại nóng giận như lần này.
Một lúc sau, bà đã nguôi cơn giận, hồi tâm, suy nghĩ. Với một vẻ cương quyết, bà ra ngồi ở bàn viết, mài mực, nhúng ngọn bút lông vào nghiên mực, lấy một mảnh lụa trắng viết một lá thơ cho Cung thân vương. Trong thơ bà trình bày những nỗi khó khăn hiện tại và xin thân vương trợ giúp để giải quyết nhiều vấn đề nguy hiểm và nan giải.
Bà cho thơ vào phong bì, đóng ấn, ngoắc tay gọi Lý Liên Anh đến.
Mày đi tức khắc về kinh thành, giao lá thơ này cho Cung thân vương. Trong thơ bà trình bày những nổi khó khăn hiện tại và xin thân vương trợ giúp để giải quyết nhiều vấn đề nguy hiểm và nan giải.
Bà cho thơ vào phong bì, đóng ấn, ngoắc tay gọi Lý Liên Anh đến.
Mày đi tức khắc về kinh thành, giao lá thơ này cho Cung thân vương, đưa tận tay cho ông, rồi đem thơ phúc đáp về cho tao. Chậm lắm, vừa đi vừa về là bốn hôm.
- Tâu lệnh bà, làm sao con có thể...
Bà ngắt lời, nói:
- Làm sao, làm sao mày phải cố ráng, việc này cần lắm.
Tên thái giám sợ quá, đập ngực, rên lên, bà ngỏanh mặt đi. Tên thái giám, dù muốn, dù không phải tuân lệnh, đi ngay.
Bốn hôm sau, Cung thân vương đích thân đến nơi, vào trình diện ngay bà Từ Hy; Đi đường quần áo lấm láp, bụi bặm.
PC Gởi: Fri Jul 23, 2004 3:53 pm
Mấy hôm liền, bà ngồi trong phòng, không bước chân ra ngoài, kém ăn, ít ngủ, bao nhiêu hy vọng đặt vào lá thơ gửi cho Cung thân vương. Khi gặp Cung thân vương, bà mừng quá. Bà không để ý đến tên thái giám trung thành, Lý Liên Anh, mặt mày ngơ ngác, bẩn thỉu, đi suốt ngày, đêm không dám ngừng dọc đường để ăn uống.
Nom thấy Cung thân vương, bà vội vàng đứng dậy thi lễ hai mắt bà rớm lệ. Nhìn khuôn mặt thân vương hốc hác, song tính nết rất trung thực, người có can đảm, nghị lực, bà như được phấn khởi, vững dạ.
Cung thân vương nói:
- Tôi phải lén đến đây, đúng lý tôi phải vào trình diện hoàng thượng trước, Người thái giám nói và cả trong thơ của lệnh bà, hiện nay có âm mưu định hãm hại tôi và lệnh bà, do a tên phản loạn khởi xướng. Bọn chúng phao du, nói với hoàng thượng là bọn người ngoại quốc đút lót tôi tiền bạc, tôi kết liên với họ, mưu đồ cướp ngôi báu. Nhận được thơ lệnh bà, tôi lật đật đến đây để xem xét tình thế, liệu kịp thời đối phó.
Thân vương đang nói giở, người a hoàn hớt hải chạy vào, khóc lóc:
- Lệnh bà ơi, lệnh bà... Hoàng nam... Thái tử...
- Chuyện gì? Làm sao? Người ta làm gì thái tử?
Từ Hy lắc vai người a hoàn để cho nó nói.
Thân vương nói:
- Làm sao, nói lên, mụ, nói lên, sao lại đứng nhìn?
Người a hoàn vừa khóc vừa nói:
- Người ta ôm đi mất rồi. Người ta ẵm thái tử về cho vợ thân vương Túc Thuận. Bà Túc Thuận, sáng hôm nay được gọi đến cung Sạ Liệp, đuổi tất cả a hoàn, thể nữ ra ngoài. Bà Túc Thuận gởi đứa trẻ cho một người lạ mặt.
Bà Từ Hy nghe xong xỉu, ngã xuống ghế, Cung thân vương trấn an, không để bà sợ hãi quá.
- Tâu lệnh bà, lúc này không phải là lúc sợ hãi. Lệnh bà phải bình tĩnh, can đảm để đối phó.
Ông thân vương không cần phải nói thêm, Từ Hy cắn hai môi, hai bàn tay xoắn vào nhau. Bà nói lớn:
- Thân vương phải ra tay. Chiếc ngọc tỷ. Phải có bằng được chiếc ngọc tỷ. Có ngọc tỷ là có quyền trong tay.
Cung thân vương thán phục sự nhanh trí của bà:
- Chưa thấy một khối óc nào minh mẫn như thế, tôi xin bái phục sự lanh trí của lệnh bà.
Từ Hy không để tai nghe, bà vội vàng đứng dậy. Thân vương giơ tay ngăn bà.
- Lệnh bà không nên ra ngoài lúc này. Để tôi nghe tình hình thế nào đã, Đông cung thái tử có gì nguy hiểm không? Tôi không ngờ âm mưu đã phát lộ, bành trướng đến một giai đoạn ngoài sự ước tính của mình. Lệnh bà hãy chờ tôi về xem sao đã.
Ông nói xong, nghiêng đầu chào, vội vàng đi ra.
Nhưng làm sao bà có thể ngồi chờ thân vương về? Dù có nóng lòng thế mấy, cũng phải chờ, vì ra ngoài lúc này rất nguy hiểm, có thể bị ám sát ở một chỗ nào vắng vẻ, tối tăm. Nhưng con bà ra làm sao? Nghĩ tội nghiệp cho thằng nhỏ. Ôi thế tử, tính mạng hiện nay ra sao?
Bà ngồi một mình trong phòng. Gió thổi vi vu trên mái cung. Bà quay đầu nhìn ra khuôn cửa sổ. Những ngọn gió thổi, bốc cát lên cao, rớt xuống những lổ hỏng để bắn xuống trên tường thành, cát lại rơi xuống hào. Lạch hào khô cạn, trên nền trời không có một đám mây mưa nào, gió thổi, mây bay đi hết. Cũng vì ngọn gió hanh này. Khi ông vua nằm trên võng qua những cánh đồng hiu quạnh, đã kết thúc mau chống cuộc đời ông. Bây giờ làm thế nào để cứu được thế tử?
Bà như đang ở trong giấc hôn mê, đột nhiên bừng tĩnh mở mắt vẫn thấy người thái giám và a hoàn đứng đó. Bà ra ngồi ở bàn viết, với những cử chỉ nhanh nhẹn, bà đổ nước vào nghiên, mài mực, dầm ngọn bút lông, thảo một sắc chỉ về việc kế vị.
- Sắc chỉ:
Trẫm, hoàng đế Hàm Phong, trị vì Trung Quốc và các lân quốc phụ thuộc: Cao Ly, Tây Tạng, bán đảo Ấn Trung các hải đảo phương Nam.
Ngày hôm nay, trẫm thấy sắp phải theo về với các liệt thánh bản triều.
Trẫm, hoàng đế Hàm Phong, trí óc sáng suốt, minh mẫn, trẫm tuyên bố, bởi sắc chỉ này:
Người thừa kế trẫm, là con trai của Từ Hy, Tây cung thái hậu sẽ được phong lên hoàng thượng để nối dõi ngai rồng.
Chờ cho đến khi Thiếu đế đủ 16 tuổi, trẫm chỉ định: Phụ chánh vương là lưỡng cung hoàng hậu, Đông cung thái hậu và Tây cung thái hậu.
Đến ngày hôm trẫm về chầu liệt thánh (Từ Hy để trắng) trẫm ký tên và đóng ngọc tỷ của hoàng triều vào tờ di chúc và sắc chỉ này.
Khâm thử.
Viết xong, Từ Hy cuốn mảnh lụa bản sắc chỉ, luồn vào ống tay áo che khuất. Bà đã ghép Sakota vào chức vị phụ chánh, như thế bắt buộc nàng phải đứng về phía bà, loại được Sakota ở về phía bên thù nghịch. Mánh khóe rất hay, bà phải tự mỉm cười, cho là đắc sách.
Người a hoàn và Lý Liên Anh đứng nhìn bà không chớp mắt. Tuy rất mệt mỏi, người thái giám không dám xin về nghỉ. Người nữ tỳ ngỏanh cổ ra phía cửa, để ý nghe ngóng như có tiếng người đi. Người nữ tỳ rất thính tai, sau bao nhiêu năm phục vụ trong hoàng cung.
Người thái giám hỏi:
- Mụ nghe thấy gì?
Hắn rón rén ra cửa, nhấc chiếc then ngang, lẻn ra ngoài. Khi người nữ tỳ nghe thấy tiếng bàn tay đập cửa, mụ hé mắt nhìn ra cửa. Mụ vào nói khẽ với bà thái hậu:
- Tâu lệnh bà, ông anh họ của lệnh bà.
Từ Hy vẫn ngồi ở bàn viết, quay đầu lại bảo:
- Đưa hắn vào đây.
Bà vừa đứng dậy, Nhung Lữ bước vào. Người nữ tỳ đứng lại cửa, cài then ngang, người thái giám đứng gác ở ngoài. Với giọng niềm nở, Từ Hy nói:
- Chào anh.
Nhung Lữ sau khi gật đầu, chào hỏi qua loa, tiến lại gần. Bà nói:
- Xin anh đừng quỳ, anh ngồi tự nhiên xuống ghế, chúng ta nói chuyện tự nhiên như khi xưa.
Nhung Lữ vẫn không chịu ngồi, hai mắt nhìn xuống.
- Tâu lệnh bà, lúc này không phải là lúc chào hỏi xã giao. Hoàng thuợng sắp băng hà, viên chưởng quản thái giám bảo tôi đến trình lệnh bà rõ. Tải Thản cũng ở bên cạnh hoàng thượng, gần được một giờ có cả thân vương Đoan Huy và Túc Thuận. Ba người này đang cưỡng ép hoàng thượng ký vào tờ chúc thư, phong cho chúng chức nhiếp chính. Hoàng thượng đã khước từ khi bọn chúng nài ép. Bọn này vẫn chưa chịu thôi.
Nghe xong, bà Từ Hy quyết nghị tức thời. Bà chạy liền ra cửa. Tên thái giám Lý Liên Anh chạy theo sau. Bà vừa chạy vừa ra lệnh cho tên thái giám:
- Đến cấp báo cho thiên tử biết, ta ẵm Đông cung thái tử đến bây giờ.
Bà chạy nhanh như gió đến cung Sạ Liệp, đẩy cửa xông vào, không ai có thể ngăn cản nỗi. Ở xa, bà đã nghe thấy tiếng con nít kêu khóc, ngừng một chút, lắng tai nghe, nhận ra tiếng của con. Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên rất may, bà đang đi tìm chưa biết con đâu, tiếng kêu khóc của con, khác nào như người chỉ dẫn. Bà đẩy bọn nữ tỳ hỏang sợ đứng dẹp sang một bên, bà đi ngang qua các phòng, theo tiếng trẻ khóc mà tiến tới. Khuôn cửa cuối cùng đã qua, bà thấy con bà, trong tay một người đàn bà lạ ẵm, người đó cố dỗ cho nó nín không được. Bà không nói gì, giằng lấy con, ẵm chạy, đứa trẻ thấy lạ nhưng không sợ. Bà chạy ngang qua các gian phòng, các hành lang, trèo lên bậc, xuống bậc, không nghĩ một chỗ nào. Bà vào thẳng trong nội tẩm, viên chưởng quản thái giám nom thấy bà đã mở cửa sẵn để mời bà vào.
Bà kêu lên hỏi:
- Thiên tử chưa "Xuôi" chứ?
Viên chưởng quản thái giám trả lời, tiếng nghẹn ngào nước mắt giọt ngắn giọt dài:
- Tâu lệnh bà, thiên tử còn thoi thóp.
Bọn thái giám quỳ quanh long sàng, sụt sịt khóc. Bà bước bừa lên bọn này, coi như những khúc cây bị trận gió nằm rạp xuống. Bà đến thẳng đầu long sàng, tay vẫn ôm con.
- Hoàng thượng.
Bà nói hai tiếng đó rất mạnh bạo, to tát, tiếng lanh lảnh. Bà đứng chờ, không thấy trả lời, bà đã nhắc:
- Hoàng thượng...
Bà tưởng như mọi lần, khi ông vua say á phiện.
Ông đã nghe thấy, từ từ mở mắt. Ông quay đầu về bà, hai mắt đã dại.
- Hoàng thượng, đây Đông cung của chúng ta.
Đứa trẻ giương to hai mắt, nhìn.
- Hoàng thượng phải tuyên bố nó là Đông cung của hoàng thượng. Nếu hoàng thượng nghe thấy, hoàng thượng giơ cánh tay phải làm hiệu cho biết.
Tất cả mọi người đứng đó nhìn vào ông vua sắp chết. Bàn tay vàng nghệch yếu đuối, không thấy cử động. Một lúc sau, người ta thấy bàn tay hơi nhúc nhích, ông đã cố gắng hết sức. Bà nói:
- Hoàng thượng tuyên bố, Từ Hy Tây cung thái hậu làm nhiếp chính vương. Ngoài thiếp ra không ai có thể bảo toàn được thế tử, có nhiều người tranh giành định hãm hại. Hoàng thượng cử động bàn tay phải để chuẩn y.
Một lần nữa, bàn tay ông vua lại thấy nhúc nhích cử động. Bà Từ Hy tiến sát lại gần, nhắc khẽ mấy ngón tay đã gần cứng.
- Hoàng thượng... Hoàng thượng hãy cố gắng lên một chút nữa.
Ông vua đã cố gắng hết sức nghe theo, hai con mắt đã dại nhìn bà. Bà trút ở ống tay áo, tấm sắc chỉ viết trên lụa, nhanh như chớp Nhung Lữ đã bưng lại ngọn bút lông và nghiên son. Bà giao thằng nhỏ cho Nhung Lữ ẵm. Bà ghé mồm sát vào tai vua nói:
- Hoàng thượng ký vào bản chúc thư. Thần thiếp cầm tay, hoàng thượng co mấy ngón tay vào cán bút.
Bà cầm tay vua, mấy ngón tay ông như cử động đã ký vào bản văn.
Từ Hy cuốn tờ chúc thư luồng vào ống tay áo.
- Xin cảm ơn hoàng thượng... Bây giờ hoàng thượng nằm yên nghĩ.
Bà giơ tay ra hiệu cho mọi người rút lui ra ngoài. Nhung Lữ ẵm thế tử ra ngoài, bọn thái giám đứng cả một góc phòng, lấy ống tay che mặt. Bà ngồi xuống giường, hai tay nhấc đầu ông vua lên. Ông còn sống không? Hình như vẫn thấy ngực ông phập phồng, ông còn thở. Ông mở to hai mắt, khẽ lẩm bẩm trong mồm:
- Ái phị..
Ông ngừng mộ lúc không thở, cuốn họng thấy run run, ông thở hắt ra rồi "Xuôi" luôn.
Bà sẽ sàng đặt đầu ông xuống gối, cúi xuống xục xùi một lúc. Bà cũng nhỏ vài giọt lệ thương hại cho con người hãy còn trẻ, lúc sinh thời chẳng được một ai ưa chuộng. Riêng mình bà, bà có thể thực tình yêu được người đó không.
Bà đứng dậy ra ngoài, chân đi chậm chạp, dáng điệu một bà hoàng hậu quả phụ.
Nhanh như một luồng gió thổi, tin đức vua băng hà loan truyền khắp trong thành nội. Thi hài của ngài được tẩm liệm, đặt trên linh sàng, ở giữa điện Nhiệt Hà, các cửa ra vào đóng kín, cấm chỉ không cho ai vào. Hai đại đội ngự lâm quân vào khỏang 100 người dưới quyền chỉ huy Nhung Lữ, ngày đêm canh phòng. Ở trong điện chỉ có giống chim tự do ra vào, bay lượn đậu trong các khe chạm rồng ở trên mái chồng hai tầng. Trong điện lặng lẽ âm thầm, một sự lặng lẽ đầy ghê rợn.
Trong bốn bức tường thành, nghe như ầm ì có một cuộc đại chiến, ai có thể tiên đoán cuộc chiến sẽ kết thúc ra sao?
Bà Từ Hy tuổi tuy còn rất trẻ, chưa đầy ba mươi, bây giờ nghiễm nhiên trở thành hoàng thái hậu, thân mẫu Đông cung thái tử. Các thân vương cùng huyết thống, các tộc đảng đứng về phía bà. Những yếu điểm đó có đủ vững chắc để bà cầm quyền không? Mọi người, ai cũng biết, viên cơ mật đại thần Tản Thải và hai ông hoàng, bào đệ của cố hoàng thượng, ba người này thù nghịch với bà. Cung thân vương còn kết liên với bà nữa không? Bọn triều thần chưa biết ngả về phía nào, lúc này còn chờ đợi, chưa dám ra mặt đứng hẳn về phía nào.
Trong lúc đó, bọn thám tử Tải Thản báo tin vua đã băng hà. Tải Thản cho gọi viên chưởng quản thái giám, sai đem bản tin cáo thị cho bà Từ Hy. Với một giọng hách dịch, Tải Thản bảo tên thái giám:
- Đến nói cho bà ấy biết thân vương Đoan Huy và ta được thiên tử đề cử làm nhiếp chính vương, lệnh này có trước khi thiên tử đi chầu tiên đế. Nói với bà ấy, ta chỉ thị cho bà ấy rõ.
Viên chưởng quản thái giám nghiêng đầu chào, không nói một lời, đi ra. Hắn đi được nữa đường nghĩ đến nói cho Nhung Lữ biết. Nhung Lữ được tin lập tức tìm cách đối phó.
Nhung Lữ bảo tên thái giám:
- Đi thật nhanh đem bức cáo thị cho hoàng thái hậu và dắt cả người đó đến. Ta nấp ở ngoài cửa, chờ khi nào họ đi ra ta sẽ vào.
Từ khi vua chính thức băng hà, bà Từ Hy ngồi trong phòng ăn mặc đại tang, trắng...
|