Tôi xin phép góp ý với các em về chuyện rung tim. Và cũng trả lời thắc mắc của cậu Vi-Hoàng. Cũng cám ơn cái hình Kim Long mang vào, nó giúp tôi ăn nói dể dàng hơn.
Tim người ta chia làm hai phần, trái và phải. Mỗi phần có hai ngăn, ngăn trên gọi là tâm nhĩ Atrial, ngăn dưới gọi là tâm thất ventricle. Hai ngăn này thông với nhau qua một cái van nhĩ-thất chỉ mở hướng xuống dưới (đường một chiều). Van nhĩ thất trái có tên mitral, van nhĩ thất phải có tên tricuspid.
Còn có thêm hai van tim khác, cũng là ... đường một chiều, nối tâm thất ventricle với các mạnh máu. Van aortic bên trái và van pulmonary (van phổi) bên phải.
Giữa thành ngăn chia phải-trái của tim, có hai ‘nhà máy điện lực’ phóng điện ra để điều khiển chuyện co thắt. Nhà máy thứ nhứt sinoatrial node (S-A node) nằm trên cao bên tâm nhĩ phải. Khi điện từ đây phóng ra, dòng điện sẽ chạy lan qua cả nhĩ trái và do đó làm co thắt hai tâm nhĩ. Dòng điện này cũng sẽ chạy xuống nhà maý thứ hai, kích thích atrioventricular node (A-V node nằm cao trên vách ngăn tâm thất) A-V node sẽ phóng điện làm co thắt hai tâm thất. Tóm lại S-A node và A-V node là hai pacemaker điều khiểm chuyện co thắt của tim. Đây là chuyện phát điện và chuyển điện.
Chu kỳ di chuyển của máu trong cơ thể :
1. Tim nhĩ nhận máu đổ vào tim. Máu đầy oxygen từ phổi đổ vào nhĩ trái. Máu sau khi nuôi các cơ quan khác, đầy khí carbonic, sẽ chạy vô veina cava (superior và inferior veina cava) rồi đổ vào nhĩ phải.
2. Tâm nhĩ co thắt sẽ đẩy máu chạy xuống tâm thất.
3. Trong khi lượng máu từ nhĩ xuống thất thì dòng điện từ S-A node cũng được chuyền xuống A-V node
4. Khi A-V phóng điện để tâm thất co cũng là lúc tâm thất đã đầy máu, lượng máu từ thất phải sẽ chạy lên phổi, từ thất trái sẽ vào aorta để đi nuôi các cơ quan.
Chu kỳ tuần hoàn tới đây sẽ bắt đầu lại.
Chuyện sinh lý bình thường xong, bây giờ ta nói qua chuyện bịnh lý
Trên đường dẫn truyền điện S-A / A-V, thường khi dòng điện yếu dần (điện học kêu bằng ... giảm điện thế thì phải) thành ra thường khi điện chuyển ra từ S-A có frequency cao hơn frequency của tim chút đỉnh (xem phần nhịp tim phía dưới)
Nhưng lắm khi dòng điện này có thể đi lạc rồi ... mất tăm mất tích (nhịp tim đập chậm hẳn lại) hoặïc trên đường đi chúng gặp một dòng điện vớ vẩn nào đó sáp vào, sanh cuồng phong bão tố (nhịp tim sẽ mau tới bến tới bờ).
Nhịp thông thường của tim nhĩ và thất là 72-78, nghĩa là mội phút chúng bóp chừng ấy lần. Giữa hai lần co thắt cơ tim nghỉ dưỡng sức, đồng thời chờ cho máu tới đầy để còn đẩy sang chỗ khác.
Khi tim đập nhanh quá, thời gian chưa đủ để hồ máu trong tim đầy, thành ra rồi ... tim đập lãng xẹc và vô ích. Đập vậy cơ tim mỏi mệt vì phải làm việc overtime là một chuyện, chuyện khác là tim chưa đủ máu nên máu bơm ra ngoài cũng không đủ. Tim rung nên nhịp thiệt lẹ nhưng sức yếu xìu, tim run rẩy nên rồi ... quờ quạng.
Sau đây là bài bản về nhịp tim :
Nhịp tim là nhịp co thắt của tâm thất thôi, vì tâm nhĩ co thắt ta không bắt được bằng pulse. Nhịp tim trung bình từ 72-78 lần mỗi phút. Dưới 60 là chậm bradycardia và trên 100 là nhanh tachycardia. Chậm hay nhanh nếu không gây triệu chứng lâm sàng thì thường không cần điều trị.
Fibrilation : nhịp tim (nhĩ hay thất) từ 100 - 200 / phút.
Flutter : nhịp tim từ 240 – 400.
Tim nhĩ khi bị fibrillation hay flutter thường không gây tử vong tức thì. Lý do là vì có chuyện điện bị biến thế khi chạy từ nhĩ xuống thất. Nhịp tim có thể cao (nhưng không cao bằng nhịp của nhĩ) và có thể không đều, tim thất vẫn còn chịu đựng được. Người bịnh dó đó có thể hồi hộp chóng mặt mỏi mệt, vì chuyện cung ứng máu ở cơ quan không đủ và không đều. Khi rung như thế, máu chờn vờn lâu trong tim nhĩ và nó có thể đóng cục. Cục máu di chuyển sẽ làm tắc mạch máu.
Fibrillation của tâm thất là một cấp cứu khẩn. Tử vong của rung tâm thất rất lớn vì rung thất hầu như đồng nghĩa với ... ngưng tim ! Flutter của tâm thất có lẽ ... chỉ thấy trong sách vở hay trên điện tâm đồ ... thực tế tôi chưa bao giờ gặp (Mme Ngô có thấy không ? )
Khi tim không còn điều khiển được nhịp của chính mình, người ta buộc lòng phải đưa vào cơ thể một nhà máy phát điện khác. Có hai loại máy phát ở đây, tùy theo tình trạng bịnh lý của tim, hoặc là pacemaker (cho tim quá chậm) hoặc là defibrillator (cho tim quá nhanh) Sau khi nhà máy đã xây xong, người ta mới set up cái range để duy trì hoạt động của nhà máy, máy chỉ phát điện để điều chỉnh nhịp tim khi nhịp tim rơi ra khỏi cái range này. Nói rằng gắn máy làm tim sanh lười biếng tui nghĩ là một cách nói tượng nghĩa chớ không hoàn toàn chánh xác.
Cũng cần mở ngoặc : Atrial là tâm nhĩ, Ventricle mới là tâm thất. Rung tâm thất mà không làm chi hết thì sống sao được ! Tôi nghĩ cậu Vi Hoàng đã dùng lầm chữ mất rồi.
Cũng xin cám ơn Mme Ngô đã sửa dùm lỗi chánh tả và góp ý về bài viết này. Chuyện tim mạch là ngón ruột của bà ấy. Dạo này y hình bà ấy còn đang ... mắc dịch thì phải !
Trân trọng.