Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Nhật Trường
Phượng Các
#1 Posted : Thursday, April 21, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ca sĩ Nhật Trường bị ung thư phổi




Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã đến định cư ở California từ năm 1993
Ca sĩ - nhạc sĩ Nhật Trường, người nổi tiếng với các bài hát về chiến tranh Việt Nam, đang mắc bệnh ung thư phổi tại Little Saigon, Westminster, Nam California.
Ông Nhật Trường, người còn có bút danh Trần Thiện Thanh, đã đến định cư ở California từ năm 1993.

Báo Người Việt dẫn lời ông Thanh Toàn, con trai của ông Nhật Trường, trong một cuộc phỏng vấn điện đàm chiều 10-4, xác nhận rằng bệnh ung thư phổi này đã được các bác sĩ tại bệnh viện địa phương Fountain Valley tìm ra cách đây “vài tháng”.

Tin cho biết hiện ca sĩ Nhật Trường đang được chăm sóc tại nhà.

Ông Thanh Toàn cho biết thêm rằng tình trạng sức khỏe của Nhật Trường “thường lên xuống bất thường” và “nói năng khá vất vả, nếu không muốn nói là nhiều khi không thể nói được và chỉ làm dấu”, sau khi đã bị sụt cân.

Sinh tại Phan Thiết ngày 12-6-1944, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh nổi tiếng qua các bài hát ông sáng tác như: Anh không chết đâu anh, Tâm sự người lính trẻ, Người yêu của lính, Trên Ðỉnh mùa Ðông, Mùa Ðông của anh, Người ở lại Charlie, Rừng lá thấp...

Đây là các bài hát được phổ biến ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Năm 1993, ông Nhật Trường sang định cư ở Hoa Kỳ.

Sau đó ông thành lập Trung tâm Nhật Trường Productions, tái phát hành các bài hát tiêu biểu về lính của Trần Thiện Thanh.


BBC
Phượng Các
#2 Posted : Saturday, June 18, 2005 10:02:59 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Biển Nhớ


NS Trần Thiện Thanh (TTT) tên thật là Trần Thiện Thanh . Bút hiệu ông thường dùng là TTT nhưng thỉnh thoảng ông cũng ký tên Anh Chương, Anh Thy và Trần Thiện Thanh Toàn . Ông còn là ca sĩ nổi tiếng Nhật Trường (NT) .

Ông sinh năm 1941 tại Phan Thiết . Ông đến Saigon năm 1958 và chẳng bao lâu giọng hát trau chuốt, mượt mà, mặn nồng, hiền và . . . rất điệu của ông được giới yêu nhạc Saigon yêu mến ngay .

Ông có khuôn mặt hiền, hơi có nét khắc khổ nhưng lãng tử và rất sáng sân khấu . Đã hát hay, đa tài lại . . . đẹp trai nên NT thuở ấy là thần tượng của giới trẻ, là hoàng tử trong mộng của các cô nữ sinh .

Trong những năm cuối thập niên 60, Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính khiến các cô nữ sinh say mê chết bỏ . Có lần bà chị họ dẫn BN đi xem Đại Nhạc Hội Tình Thương Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ . Hôm đó NT hát đến 4 bài, BN liếc qua bà chị thấy chị say mê theo dõi, mắt lim dim như mơ về chốn xa xăm nào, thỉnh thoảng chị lấy tay che ngực để giữ cho trái tim thổn thức của mình đừng rớt ra ngoài .

Đầu thập niên 60, NT lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi (nữ hoàng của phong trào du ca chuyên hát nhạc Nguyễn Đức Quang, Ngô Mạnh Thu, Miên Đức Thắng, Bùi Công Thuấn) và chính ông . Thật ra, ban Tứ Ca này chỉ có mình ông hát còn 3 ca sĩ kia thì chỉ hát phụ họa thôi .

Đầu thập niên 70, ông thực hiện một số nhạc cảnh về Đại Úy Đương trong đó ông đóng vai người lính còn Thanh Lan đóng vai người em gái hậu phương . Lúc đó, NT và Thanh Lan thường hát chung với nhau và hợp rơ vô cùng . Họ đẹp đôi lắm . Đây là một tiết mục rất ăn khách trên TV thời đó . Ai xem cũng xót xa cho cô con gái xinh đẹp tuyệt trần mà phút chốc bỗng trở thành người "góa phụ ngây thơ" .

Có lần Nhật Trường được hỏi vì sao ông chọn tên này . Ông trả lời: "Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bố mẹ tôi không cho . Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dám hát . Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghê nên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là . . . ngày dài .".

Sự nghiệp nhạc sĩ đến sau sự nghiệp ca sĩ của ông nhưng cũng lẫy lừng không kém . Lời nhạc trong nhạc tình hay nhạc lính của ông đều nhẹ nhàng, lãng mạn, dễ thương và . . . điệu vô cùng . Mời bạn cùng nghe nhé .

Đánh trận xa nhà nhưng không quên hái hoa rừng về tặng em :

". . . Nếu em không là người yêu của lính
Ai đem cánh hoa rừng về tặng em . . . "
(Người Yêu Của Lính)

Ban đêm đi hành quân mà:

". . . Băng giòng sông loang trăng đầy
Lòng muốn vớt ánh trăng thề viết tên em . . . "
(Đồn Vắng Chiều Xuân)

Đêm gác súng biên thùy vẫn không quên . . . nhớ và viết thư cho người yêu:

". . . Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngaỵ
Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy . . . "
(Tình Thư Của Lính)

Bay trên không trung nhưng thơ thẩn nhìn mây:

". . . Vượt cao vút cao mây trời kết thành một vùng tuyết trắng ngần
Tuyết ơi xin nhuộm trắng trong tâm hồn em gái nhỏ tôi thương . . .
(Tuyết Trắng)

Làm thủy thủ tuần dương mà . . .

" . . . Nên đêm vượt trùng
Anh mong tìm gặp hoa trắng về tặng em . . .
(Hoa Biển)

Phải nói là Trần Thiện Thanh đã thi vị hóa đời lính .

Sau 1975, ông ít xuất hiện . Khi nhìn lại ông trên sân khấu hải ngoại sau gần 20 năm, BN thấy chạnh lòng . Ông cười nhưng khuôn mặt khắc khổ lắm . Nụ cười có vẻ héo hon . Ông ốm hơn xưa và cằn cỗi đi nhiều . Ôi . . . đau thương nào, biến động nào trong thời gian qua đã khiến ông như thế . Lúc đó, ông đang hát bài "Biển Mặn" . Chưa bao giờ BN thấy ông hát bài này hay và cảm động như thế .

Rồi . . . lần NT và Thanh Lan tái ngộ sau gần 20 năm không hát chung . Họ hát lại bài "Chiều Trên Phá Tam Giang" như thuở nào . Cả hai tóc đã ngả màu . Cả hai không còn là sinh viên hay người lính trẻ . Nhưng hôm đó họ đã hát với nhau rất hay và diễn xuất xuất thần . Thanh Lan đã khóc . BN cũng không ngăn được cảm xúc của mình .

Thế mới biết có gì ngăn trở được lòng người nhỉ ? Chiến tranh ? Không. Bạo tàn ? Không. Bể dâu ? Cũng không.

dactrung.net
5/2002
Phượng Các
#3 Posted : Saturday, June 18, 2005 10:56:41 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bài Hoa Biển là của nhạc sĩ Anh Thy chớ không phải của Trần Thiện Thanh.
hongnoiduoc_2
#4 Posted : Saturday, June 18, 2005 11:21:35 AM(UTC)
hongnoiduoc_2

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 14
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Bài Hoa Biển là của nhạc sĩ Anh Thy chớ không phải của Trần Thiện Thanh.




:) nhạc sĩ Anh Thy cũng chính là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, thưa chị :)
Đêm Buồn Tỉnh Lẻ
#5 Posted : Saturday, June 18, 2005 12:21:33 PM(UTC)
Đêm Buồn Tỉnh Lẻ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 161
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Bài Hoa Biển là của nhạc sĩ Anh Thy chớ không phải của Trần Thiện Thanh.



thì ra "bả" chỉ post chứ "bả" không đọc bài "bả" post!
Dead
Phượng Các
#6 Posted : Saturday, June 18, 2005 12:29:58 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi hongnoiduoc_2

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Bài Hoa Biển là của nhạc sĩ Anh Thy chớ không phải của Trần Thiện Thanh.




:) nhạc sĩ Anh Thy cũng chính là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, thưa chị :)


Anh noihongduoc ơi,
Anh có chắc hay không? Anh Thy đi lính hải quân, nhà ông ở khu Hòa Hưng, ông chết khi còn rất trẻ, không phải chết trận đâu. Hình như khi chết ông vẫn còn độc thân thì phải. Các bài của ông toàn liên quan tới lính biển không hà.
Phượng Các
#7 Posted : Saturday, June 18, 2005 12:38:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Xem nhóm DT bàn về Anh Thi (không phải là Anh Thy) ở đây:

http://dactrung.net/foru...PIC_ID=4389&whichpage=3
Đêm Buồn Tỉnh Lẻ
#8 Posted : Saturday, June 18, 2005 12:39:07 PM(UTC)
Đêm Buồn Tỉnh Lẻ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 161
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi hongnoiduoc_2

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Bài Hoa Biển là của nhạc sĩ Anh Thy chớ không phải của Trần Thiện Thanh.




:) nhạc sĩ Anh Thy cũng chính là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, thưa chị :)


Anh noihongduoc ơi,
Anh có chắc hay không? Anh Thy đi lính hải quân, nhà ông ở khu Hòa Hưng, ông chết khi còn rất trẻ, không phải chết trận đâu. Hình như khi chết ông vẫn còn độc thân thì phải. Các bài của ông toàn liên quan tới lính biển không hà.


Vậy ta có thể kết luận: Anh Thy là Trần Thiện Thanh, nhưng bài Hoa Biển là của Anh Thy thôi.Dead
Phượng Các
#9 Posted : Saturday, June 18, 2005 12:50:47 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
TTT chưa bao giờ có biệt hiệu là Anh Thy cả anh DBTL ơi,

TTT cũng chưa bao giờ làm nhạc mà nói về tâm trạng người lính hải quân bao giờ, ông là bộ binh mà!
Đêm Buồn Tỉnh Lẻ
#10 Posted : Saturday, June 18, 2005 1:51:37 PM(UTC)
Đêm Buồn Tỉnh Lẻ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 161
Points: 0

OK, OK! Chọc chị cho vui chứ DBTL có biết gì về ổng đâu!
Phượng Các
#11 Posted : Saturday, June 18, 2005 2:15:36 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ổng nổi tiếng như vậy mà anh không biết sao?
Còn chờ anh noihongduoc cho biết thêm tin tức, vì thấy anh noihongduoc thường viết bài rất ư là chân xác.
Vi_Hoang
#12 Posted : Saturday, June 18, 2005 4:10:59 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Nóihongduoc mà viết được. hi hi...Tongue
hongnoiduoc_2
#13 Posted : Saturday, June 18, 2005 11:35:40 PM(UTC)
hongnoiduoc_2

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 14
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi hongnoiduoc_2

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Bài Hoa Biển là của nhạc sĩ Anh Thy chớ không phải của Trần Thiện Thanh.




:) nhạc sĩ Anh Thy cũng chính là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, thưa chị :)


Anh noihongduoc ơi,
Anh có chắc hay không? Anh Thy đi lính hải quân, nhà ông ở khu Hòa Hưng, ông chết khi còn rất trẻ, không phải chết trận đâu. Hình như khi chết ông vẫn còn độc thân thì phải. Các bài của ông toàn liên quan tới lính biển không hà.



dạ thưa chị, theo tôi nhớ một lần nghe phỏng vấn Nhật Trường trên 1 chương trình radio từ CA (nghe trên mạng) cách đây khoảng 7, 8 năm gì đó, thì Nhật Trường có nhắc tới những bài ông viết dưới những tên khác nhau, thì nếu tôi nhớ không lầm, có nhắc tới bài này. Theo ông tâm sự, những bài ông ký tên khác, thường thường những tên đó có liên quan tới một người thân thiết của ông, ví dụ, Trần Thiện Thanh Toàn là tên của người em trai ông, đã tử trận. Và hình như đâu đó có lần nào ca nhạc sĩ Duy Khánh cũng có nhắc Anh Thy là Trần Thiện Thanh. Điều này tôi chỉ nhớ mài mại, không dám xác quyết :) Trước nay tôi vẫn nghĩ bài Hoa Biển của Trần Thiện Thanh (vì những lý do trên), nếu không phải thì thật thất kính với nhạc sĩ Anh Thi (??) quá Shy

chị Vi_Hoang Tongue
Phượng Các
#14 Posted : Sunday, June 19, 2005 2:09:50 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
anh noihongduoc làm PC cũng ngờ ngợ lại trí nhớ của mình. Tuy nhiên hiện giờ thì PC chỉ có thể nói chắc một điều:
- Anh Thi là một người lính hải quân (hạ sĩ quan thì phải)
- Anh Thi viết nhạc vài bài thôi, nhưng viết với tâm trạng lính biển
- Ổng cư ngụ ở vùng Hòa Hưng, Saigon
- Ông chết khi còn rất trẻ và độc thân

Còn TTT có biệt hiệu khác là Anh Thy hay không thì PC không biết, và bây giờ thì bài Hoa Biển cũng không chắc là của ai. Chỉ chắc một điều là Anh Thi không phải là TTT, vì TTT chỉ mới mất tại Mỹ đây thôi.

ngodong
#15 Posted : Monday, June 20, 2005 11:42:16 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Đồng ý vớic hị PC.

TTT không phải là Anh Thy (Thi)
ngodong
#16 Posted : Monday, June 20, 2005 11:57:45 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

Xem nhóm DT bàn về Anh Thi (không phải là Anh Thy) ở đây:

http://dactrung.net/foru...PIC_ID=4389&whichpage=3




Chị viết ngược rồi á.

Anh Thy không phải Anh Thi TongueTongueTongue
chieumualangthang
#17 Posted : Sunday, April 23, 2006 9:41:41 AM(UTC)
chieumualangthang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

TTT chưa bao giờ có biệt hiệu là Anh Thy cả anh DBTL ơi,

TTT cũng chưa bao giờ làm nhạc mà nói về tâm trạng người lính hải quân bao giờ, ông là bộ binh mà!



kính tặng chị Phượng Các bài viết này của nhạc sĩ Vũ Thái Hòa để đọc trong những lúc trà dư tửu hậu.


NHỮNG THỦY THỦ NHẠC SĨ VIỆT NAM

* Bài viết :Nhạc sĩ :VŨ THÁI HÒA

Cuộc sống hải hồ trên biển cả đầy phong ba , bão táp- trước mặt người thủy thủ lúc nào cũng có những ngon sóng cao ngất trời, cùng với biển và trời mênh mông vô tận.
Tuy nhiên cuộc sống hải hồ và màu áo trắng của người lính thủy đã làm say đấm lòng người nhất là những thi nhân, văn, nhạc sĩ ; Họ đến với biển cả và thủy thủ với đầy mộng mơ, say đắm…
Riêng về âm nhạc VN, Chúng ta thấy có nhiều bài tình ca ca tụng cái đẹp của biển cả và tâm tư của người thủy thủ làm say đắm lòng người đất liền - Những ca khúc được kể đến như :

TÌNH CA NGƯỜI ĐI BIỂN
Nhạc và lời : TRƯỜNG HẢI
1.
Chiều nay ra khơi
Thoáng thấy mắt em nhuốm buồn
Đời anh là gió . . . sương
Anh đi khắp muôn phương
2.
Chờ một người đi xa
Áo trắng bay trong nắng tà
Nhìn theo lệ ướt . . . nhòa
Khóc một người đi xa
ĐK.
Vẫn biết kiếp sống biển khơi là nhớ nhiều
Nhớ phút quyến luyến trên bến khi chia ly
Sóng xô trong lòng đời hải hồ
3.
Đừng buồn nghe em
Cố nén đau thương ngóng chờ
Trùng dương còn sóng . . . gào
Nhớ còn tình đôi ta ./.

***
HOA BIỂN
Nhạc và lời : ANH THY
Ngày xưa em anh hay hờn giỗi
Giận anh khi anh chưa kịp tới
Cho anh nhiều lời, cho anh bồi hồi
Em cúi mặt làm ngơ
Không nghe kể chuyện
Bao nhiêu chuyện tình đẹp nhất trên trần đời

Tại em khi xưa yêu hoa màu trắng
Tại em suy tư bên bờ vắng
Nên đêm vượt trùng
Anh mong tìm gặp hoa trắng về tặng em
Cho anh thì thầm
Em ơi tình mình trắng như hoa đại dương

Trùng khơi nổi gió lênh đênh triền sóng
thấy lung linh rừng hoa
Màu hoa thật trắng, ôi hoa nở thắm
ngất ngây lòng thêm

Vượt bao Hải lý chưa nghe vừa ý
lắc lư con tàu đi
Chỉ thấy bọt nước tan theo ngọn sóng
dáng hoa kia mịt mùng

Biển khơi không mang hoa màu trắng
Tàu anh xa xôi chưa tìm bến
Nên em còn hờn, nên em còn buồn
Sao chưa thấy anh sang
Em ơi giận hờn
Xin như hoa sóng tan trong đại dương.
***
và THỦY THỦ VÀ BIỂN CA
Nhạc và lời : Y VŨ

Với biển cả anh là thủy thủ...u
Với lòng nàng anh là hoàng tử...ư
Nhớ chuyện ngàn đêm xứ Ba Tư
Và chuyện thần tiên bao thế hệ
Cho anh bao giây phút say sưa,
cho anh thêu muôn giấc mơ hoa,
cho anh luôn yêu đời hải hồ

Càng đi xa anh càng nhớ em
Trước đại dương ngát xanh muôn trùng
Kìa ngư nhân in hình trên sóng
Bao nàng công chúa dưới thâm cung
Em ơi ! ảo hình kia lôi cuốn,
nhưng anh đã nói anh yêu em
thì ngàn kiếp vẫn không thay lòng

Với biển cả anh là thủy thủ...u
Với lòng nàng anh là hoàng tử...ư
Nhớ chuyện ngàn đêm xứ Ba Tư
Và chuyện thần tiên bao thế hệ
Cho anh bao giây phút say sưa,
cho anh thêu muôn giấc mơ hoa,
cho anh luôn yêu đời hải hồ

***
Đây là những ca khúc viết về tình yêu của người đi biển đã một thời vang bóng trong âm nhạc Việt Nam mà ai cũng nghĩ rằng những tác gỉa của các nhạc phẩm trên phải là những thủy thủ mới có thể có cảm hứng để viết nên những ca khúc ấy.
Thế nhưng, Các nhạc sĩ sáng tác những ca khúc ấy như nhạc sĩ : Trường Hải, Y Vũ hay Anh Thy lại là những người nhạc sĩ chẳng có liên quan về đời sống hay tình cảm gì với biển cả , Nói một cách nôm na là họ chẳng phải là lính Hải Quân, Nhưng họ sáng tác được những ca khúc nói về biển và tình yêu cả người thủy thủ chẳng qua vì tâm hồn và sự sáng tác của họ quá dồi dào đề tài
Nhạc sĩ TRƯỜNG HẢI trước 1975 phục vụ trong ngành Quân cụ QLVNCH
Nhạc sĩ Y VŨ là em ruột nhạc sĩ Y Vân là dân sự
Nhạc sĩ ANH THY là bút hiệu của Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh- ( Ghi chú của người viết : Những năm 1968 – 1972 một người tự nhận là Nhạc sĩ Anh Thy tên thật là Phạm Văn Khổn - phục vụ tại P.TLC/BTL/HQ – cá nhân của Phạm Văn Khổn chẳng có chút năng khiếu gì về âm nhạc từ xứng thanh đến nhạc lý, Khổn rất thân với Nữ ca sĩ Như Thủy -Em ruột của Trần Thiện Thanh, có lẽ sự đội danh này có sự đồng ý của Trần Thiện Thanh lúc bấy giờ, cũng lúc bấy giờ Trần Thiện Thanh phục vụ tại Đài phát thanh Tiếng nói Quân Đội VNCH – Khổn đã tử nạn trong một chuyến công tác Dân sự Vụ tại miền Trung năm 1972- Đơn vị cuối cùng của Phạm văn Khổn là :BĐ.CTCT/P.TLC/HQ/QLVNCH)- Theo tài liệu của Nhạc Vàng thì Anh Thy là một trong những bút hiệu của Nhạc sĩ : Trần Thiện Thanh.
- Người viết bài này biết những nhạc sĩ như : Trường Hải, Y Vũ và Anh Thy không phải là những ngừơi lính biển vì ngươì viết đã sinh họat và phục vụ trong giới Văn nghệ sĩ Hải Quân VNCH từ 1965 đến 1975- Đây là giai đọan phôi thai của nền âm nhạc VN màu sắc biển cả và thủy thủ.

THỦY THỦ NHẠC SĨ VN LÀ NHỮNG AI ?

Những Thủy Thủ Nhạc sĩ Việt Nam Phục Vụ Trong Hải Quân QLVNCH là những Nhạc sĩ sau đây :

Nhạc Sĩ TRƯỜNG SA -
- Sinh năm 1940 tại Ninh Bình, Tên thật là Nguyễn Thìn. Là sĩ quan Hải Quân QLVNCH, Những ca khúc nổi tiếng của Ông là : Xin Còn Gọi Tên Nhau, Rồi Mai Tôi Đưa Em và Mùa Thu Trong Mưa. Một Mai Em Đi…
Những nhạc phẩmnổi tiếng của Trường Sa viết về tình yêu của người lính biển là : Hành trang giã từ, Chờ em trên bến…
Đơn vị phục vụ cuối cùng của Trường Sa là Giang đoàn 63 Tuần Thám
Hiện Trường Sa định cư tại Canada

NHẠC SĨ : NGUYỄN VŨ
Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh , sinh năm 1944 tại Hà Nội
Tác giả nhiều ca khúc được yêu chuộng như :Một loài chim biển, Huyền thoại chiều mưa, Lời cuối cho em , Bài thánh ca buồn…
Những nhạc phẩm nổi tiếng của Nguyễn Vũ viết về tình yêu của người lính biển là : Một lòai chim biển,Huyền thoại chiều mưa…
Đơn vị phục vụ cuối cùng là : BĐ.CTCT/BTL/HQ
Hiện Nguyễn Vũ đang sống tại Sài gòn

NHẠC SĨ : VŨ THÁI HÒA
VŨ THÁI HÒA tên thật và bút hiệu –sinh năm 1947 tại Trung Lao, Nam Định (VN),.
Sở trường: Viết văn, Làm Thơ, Vẽ Tranh, Sáng tác Nhạc…-1965 bắt đầu sinh hoạt Nghệ thuật – Viết và làm Báo tại Sài Gòn -1970 Tự học Nhạc và Hội họa , Tác giả nhiều bài Tình ca, Thánh ca CG, Sọan Hòa âm
Những nhạc phẩm nổi tiếng của ông là : Nắng hanh vàng ( Thái Thanh hát) , Tiếng hát (Thanh Thúy hát) , Luyến tiếc (Thanh Lan hát)…
Những nhạc phẩm nổi tiếng của Vũ Thái Hòa viết về tình yêu của người lính biển là : Gửi em đất liền ( Viết chung với Nguyễn Vũ),Hành khúc Hải Quân…
Đơn vị phục vụ cuối cùng của Vũ Thái Hòa là : Phòng Báo Chí BTL/HQ/QLVNCH
Định cư tại Pháp Quốc,

NHẠC SĨ :MẶC THẾ NHÂN
Tên thật là : Đỗ thế Thiệt , là tác giả của những ca khúc một thời rất được ưa thích như Cho Vừa Lòng Em, Trời Mưa Cho Ướt Áo Em và những nhạc phẩm có tựa đề Tương Tư, Em Về Với Người …
Trước năm 1975 ông thực hiện các cuốn băng Nhã Ca.
Những nhạc phẩm nổi tiếng của Mặc thế Nhân viết về tình yêu của người lính biển là : Biển Động …
Đơn vị phục vụ cuối cùng của ông là BD. CTCT/BTL/HQ/QLVNCH
Hiện nay Mặc Thế Nhân ở Việt Nam

Ngoài những Nhạc sĩ nổi tiếng trên còn một số các nhạc sĩ khác phục vụ trong Hải Quân QLVNCH phải kể đến :

Nhạc sĩ : Đặng Đức Hưng (BĐ.CTCT/BTL/HQ) Hiện ở Hoa kỳ
Nhạc Sĩ : Đỗ Thiều, Ngọc Minh Hà, ( Ban Quân Nhạc HQ), - Không sõ những người này đang ở đâu
Nhạc sĩ :, Nhạc sĩ Phạm Lạc ( P.TLC/BTL/HQ) Nhạc sĩ Minh Thi, Trường Thi ( Phòng Nhân Viên BTL/HQ), Nhạc sĩ Đoàn Nguyên (TTHC/HQ) Nhạc sĩ Hoàng Thi ( Tuần thám) – Các Nhạc sĩ này hiện còn ở trong nước./.

VŨ THÁI HÒA
3/2006
Website: http://www.saigonline.com/vuthaihoa
Phượng Các
#18 Posted : Sunday, April 23, 2006 1:15:39 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi chieumualangthang
Nhạc sĩ ANH THY là bút hiệu của Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh- ( Ghi chú của người viết : Những năm 1968 – 1972 một người tự nhận là Nhạc sĩ Anh Thy tên thật là Phạm Văn Khổn - phục vụ tại P.TLC/BTL/HQ – cá nhân của Phạm Văn Khổn chẳng có chút năng khiếu gì về âm nhạc từ xứng thanh đến nhạc lý, Khổn rất thân với Nữ ca sĩ Như Thủy -Em ruột của Trần Thiện Thanh, có lẽ sự đội danh này có sự đồng ý của Trần Thiện Thanh lúc bấy giờ, cũng lúc bấy giờ Trần Thiện Thanh phục vụ tại Đài phát thanh Tiếng nói Quân Đội VNCH – Khổn đã tử nạn trong một chuyến công tác Dân sự Vụ tại miền Trung năm 1972- Đơn vị cuối cùng của Phạm văn Khổn là :BĐ.CTCT/P.TLC/HQ/QLVNCH)- Theo tài liệu của Nhạc Vàng thì Anh Thy là một trong những bút hiệu của Nhạc sĩ : Trần Thiện Thanh.
- Người viết bài này biết những nhạc sĩ như : Trường Hải, Y Vũ và Anh Thy không phải là những ngừơi lính biển vì ngươì viết đã sinh họat và phục vụ trong giới Văn nghệ sĩ Hải Quân VNCH từ 1965 đến 1975- Đây là giai đọan phôi thai của nền âm nhạc VN màu sắc biển cả và thủy thủ.


Chào chieumualangthang, Rose Cám ơn bạn đã đăng bài này tặng PC. Cooling
Đây là tất cả những gì mà PC biết về nhạc sĩ Anh Thy (hay Thi?).
PC có một chị bạn, người bạn này là bạn học của một chị tên Nga. Họ là bạn học với nhau ở trường tiểu học Chí Hòa vào đầu thập niên 1960 ( trường Chí Hòa nay đổi tên là Lê Thị Riêng ở vùng Hòa Hưng, ngõ hẻm đối diện với rạp hát Thanh Vân đường Cách Mạng Thánh 8, trước đây là đường Lê Văn Duyệt, Saigon). Theo lời của chị bạn của PC thì chị Nga tánh tình ít nói, dễ thương, có anh ruột là nhạc sĩ Anh Thy, anh là thủy thủ (binh nhì hay trung sĩ chi đó!). Anh chỉ sáng tác được dăm ba bài nhạc, rất tiếc là PC không còn nhớ các tác phẩm khác ngòai bản Hoa Biển này, dù là các bài kia cũng nổi tiếng. Khoảng đầu thập niên 60's thì Anh Thy từ trần. Vì chị Nga và chị bạn PC biết nhau cho nên chị bạn biết ngay, lúc đó họ là học sinh cấp tiểu học, có lẽ là lớp ba. Anh Thy chết vì bệnh, ở vào lứa tuổi 20 - 25. Cho đến khi mất, Anh Thy vẫn còn độc thân. Gia đình họ sống ở vùng Hòa Hưng (mé từ đường Hòa Hưng (ngõ đi vô khám Chí Hòa) cho tới trường tiểu học Chí Hòa.
PC đồng ý là lời và nhạc của bài Hoa Biển cũng có nét giống của TTT, nhưng đó vẫn chưa đủ yếu tố để xác nhận là Anh Thy chính là TTT. Nếu PC không lầm thì TTT có thời gian cư ngụ vùng Ông Tạ (tức là rất gần gũi với vùng Hòa Hưng), có thể họ là bạn nhau không ?. Về sau này khi nhắc tới giai đoạn âm nhạc viết thời VNCH, Anh Thy vẫn được nhắc tới và vẫn được tiếc rẽ vì tài hoa mà vắn số.

Làm sao tìm cho ra chị Nga để nhờ chị xác minh lại. Vì chính chị bạn của PC cũng như chim trời cá nước, không biết đâu mà tìm.

Từ Thụy
#19 Posted : Monday, April 24, 2006 8:37:26 PM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)


Asia-50: Vinh Danh Nhật Trường Trần Thiện Thanh “Anh Không Chết Đâu Anh”

Việt Hải
Los Angeles, Apr 05, 2006



Cali Today News - Trời mưa tháng hai năm nay sao quá buồn nhắc tôi mùa xuân 1975 hơn ba thập niên qua rồi. Cơn mưa rào mùa Xuân của năm mới 2006 không ngăn cản ý muốn chúng tôi đi xem buổi Vinh Danh Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh do Trung Tâm Asia tổ chức, chúng tôi xếp thành hàng dài trước rạp La Mirada trong đoàn người nối tiếp nhau. Mưa lớn tại miền nam Cali hình như rất hiếm hoi, mưa như thiên nhiên khóc thương nhung nhớ người nhạc sĩ tài hoa được vinh danh ngày hôm nay hay mưa như đồng cảm nhớ thương về những huyền thoại can trường của người lính trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Hình như tôi đã mang tâm trạng ưu tư khi thiên nhiên ướt lạnh bên ngoài khiến cho lòng mình xôn xao khi an tọa bên trong rạp, rồi theo dõi một show hát có quá nhiều kỷ niệm xưa hiện về.

Bài hát "Anh Không Chết Đâu Anh" của đài truyền hình số 9 năm xưa cho tôi xem hoạt cảnh có Nhật Trường - Thanh Lan, giờ đây được vang lên trong tiếng đạn đại bác, tiếng súng máy nổ thật dòn, tiếng động cơ ầm ĩ của phi cơ trực thăng với những âm thanh nổi surround sound thật sống động và sân khấu sáng rực vì màu sắc lửa cháy quyện lấy âm thanh chiến tranh, hình ảnh những đơn vị nhảy dù đang chiến đấu tại cao điểm 31; Và khúc nhạc phẩm mở đầu được dùng làm chủ đề của chương trình Asia 50 với tiếng hát Thanh Lan trong cô đơn, hoạt cảnh đầu tiên này cho thấy sự xót thương của người quả phụ nghe tin buồn đi nhận xác chồng. Người cô phụ ràn rụa nước mắt, khiến cho khung cảnh rạp chùn xuống khi xung quanh bao người lệ rơi. Một sự khởi đầu thật sự giao động lòng tôi. Xung quanh tôi khán giả đang chăm chú theo dõi chương trình ca nhạc đặc biệt do Trung Tâm Asia thực hiện ngày hôm nay, chủ đề "Anh Không Chết Đâu Anh/Nhật Trường Trần Thiện Thanh/Tình Yêu, Cuộc Đời và Sự Nghiệp".

Vinh Danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa:

Trong quyển bút ký chiến tranh "Mùa Hè Đỏ Lửa" của nhà văn Nhảy Dù Phan Nhật Nam có kể chúng ta nghe về trận đánh Charlie, tôi xin trích một đoạn dẫn nhập bài viết về Charlie trong quyển sách của anh như sau:

"CHARLIE, Tên nghe quá lạ...

Quả tình nếu không có trận chiến mùa Hè 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum. Charlie, “Cải Cách” hay “C” đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-kơ và Đường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên. Charlie bị bao vây bởi Căn Cứ 5, Căn Cứ 6 ở phía bắc, những mục tiêu quân sự nổi tiếng, những vị trí then chốt giữ cửa ngõ vào Tân Cảnh mà bao nhiêu năm qua, bao nhiêu mùa hè, mùa mưa rào, báo chí hằng ngày trong và ngoài nước phải nhắc tới khi những hạt mưa đầu mùa rơi xuống vùng núi non, cạnh sườn cực tây địa giới nước Nam....”

Về trận đánh Charlie thì Thiếu Tá Bùi Đức Lạc, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù tham chiến trận Charlie ngay từ khởi đầu cuộc hành quân đã kể lại chuyện cũ lắm oan khiên, lắm đắng cay cho những Thiên Thần mang số 11 nghiệt ngã tại Charlie: "Tối hôm đó tuy rất mệt mỏi, nhưng tôi không giám lơ là, tôi cho lệnh tác xạ TOT trên những mục tiêu mà chắc chắn địch quân đang ở đó, vì chúng đang chờ úp hụi TĐ11ND, tất cả những điểm này đều chung quanh Charlie, không có điểm nào xa quá 2 cây số, nhất là tôi được báo cáo, địch đang pháo vào Charlie dữ dội, sau đợt pháo này chúng sẽ tấn công, kế hoạch tiền pháo hậu xung chúng áp dụng suốt ngày đêm, nhưng những loạt TOT làm chúng không còn tấn công Charlie được sau các đợt pháo như chúng thường làm, chúng trả đũa bằng cách pháo dữ dội vào tất cả các vị trí của ta, lúc đó là 01:00G sáng ngày 12-4-1972. Không ngờ rằng lần TOT đó chính là lần mà tôi tạ từ với Bảo. Ngày 12-4-1972, ngày quí dậu, tức 19 tháng 2 năm Nhâm Tý lúc 09:00G...

Tôi lững thững ra ngoài hầm nhìn lên Charlie, khuôn mặt Bảo độ lượng hiện ra trong đám sương mù trắng xóa, ánh mắt anh vẫn trong sáng,..."

Trung Tá Nguyễn Đình Bảo khi đến cao điểm Charlie, ông thích ngắm Charlie mỗi khi chiều xuống và rồi cuối cùng ông đã vĩnh viễn ở lại với Charlie, để cho một bi hùng ca "Người Ở Lại Charlie" ở vĩnh viễn trong lòng mỗi chúng ta: Hình ảnh oai hùng đó được đoàn nghệ sĩ của Trung Tâm Asia lập lại những gương can đảm của các chiến binh của QLVNCH, họ chiến đấu trong hào hùng, thật can trường của Nguyễn Đình Bảo và các chiến hữu trong TĐ-11 Nhảy Dù của nhạc phẩm "Người Ở Lại Charlie”. Hình ảnh cảm động trên sân khấu thể hiện người vợ ôm lá quốc kỳ VNCH khi tiễn đưa người chồng vị quốc vong thân. Nhạc Trần Thiện Thanh vinh danh hình ảnh người chiến sĩ ra đi như trong bài bi hùng ca bất tử dành cho Mũ Đỏ Nguyễn Văn Đương được Asia dùng làm chủ đề, chính nó đã sống mãi trong tâm thức chúng ta; Và buổi cuối tuần của âm nhạc Trần Thiện Thanh mưa rơi lạnh buốt bên ngoài rạp, bên trong rạp lệ bờ mi, lệ lòng tuôn rơi như nói lên sự biết ơn và nỗi cảm thông về sự gan dạ của những Thiên Thần Mũ Đỏ với một lòng tử chiến chống quân thù cho sự an lành của người dân tại hậu phương. Trên sân khấu hình ảnh của bao hùng binh trong QLVNCH ngày nào thật oai phong lẫm liệt được dàn dựng lại trong tiếng động chiến tranh bao phủ không gian, khói lửa mịt mù, đạn nổ rền tai.

Vinh Danh Nhật Trường Trần Thiện Thanh:

Tôi được những dòng chân tình từ vị chỉ huy một Lữ Đoàn Dù năm xưa hiểu hoàn cảnh của những chiến sĩ đã chịu phong sương mưa pháo tại Charlie, ông viết:

"Là người chiến sĩ dù ở phương diện chỉ huy hay chấp hành mệnh lệnh thượng cấp, những anh em chúng tôi gần gủi nhau qua màu áo, cùng chia sẻ những thời điểm của cuộc chiến khốc liệt, những nghiệt ngã từng ngày trải qua trong những công tác bảo vệ quê hương. Tôi có những lúc thật đau xót khi nhìn thấy đồng đội gục ngã, hay bứt rứt khi rơi lệ thấy một góa phụ thơ ngây trong vầng khăn tang trắng ngày mai đi nhận xác chồng. Người lính mang nặng tình yêu gia đình và tình yêu quê hương, họ cần hậu phương thông cảm. Trong cái nhu cầu không nói ra như vậy thì âm nhạc của Trần Thiện Thanh đã đến và được vang lên như để sưởi ấm tâm tình người lính, đan cử như những bài tình ca nói lên tâm trạng người lính. Tôi muốn cám ơn anh Trần Thiện Thanh vì anh đã cho anh em chúng tôi những bản nhạc viết về người lính và cho người lính đã thực sự đi vào lòng người. Anh không chết đâu anh (Trần Nhất Lang/TQL)".

Tôi tham khảo bài viết của thiếu úy Phạm Phong Dinh trong Liên Đoàn 72 quân Y, cũng là nhà văn viết biên khảo chiến tranh, nhất là quyến sách vô cùng giá trị "Thiên Hùng Ca - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Anh đã viết về những cảm nghĩ cá nhân về nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh là:

"Nhật Trường Trần Thiện Thanh, người Ca Sĩ – Nhạc Sĩ Của Lính Và Của Những Người Yêu Lính đã từ giã chúng ta trong một buổi trưa đầu hè ở California ngày 13.5.2005. Anh có những đóng góp bất tử cho dòng âm nhạc nghệ thuật thêm phong phú, nhất là những nhạc phẩm diễn tả về người Lính.

Kế tiếp nhà văn Lê Tam Anh viết nhiều về kỷ niệm đời lính, cũng như đã trải qua vòng tù tội của CSVN giam anh. Nhận xét về Asia làm show hát tưởng niệm Nhật Trường cho Asia-50, anh ghi nhận những cảm nghĩ về Trần Thiện Thanh gửi tôi như sau: “Trần Thiện Thanh rất xứng đáng được mọi người nhớ đến. Khi anh chết đi, tôi có viết một bài nói về anh như một ngôi sao bắc đẩu vừa vụt tắt. Cuộc đời của anh hình như vẫn gắn liền với người lính cho tới hơi thở cuối cùng! Do đó tôi nghĩ một việc vô cùng ý nghĩa như khi Trung Tâm Asia tổ chức show hát nhạc của anh, vinh danh anh với số khán giả kỷ lục. Người ta đã nhớ đến anh qua những sáng tác của anh cho ngàn đời sau, cho lịch sử âm nhạc. Theo tôi, nhạc và lời ca của anh đã gắn liền với lịch sử dân tộc. Sau này 50 năm nữa hay 100 năm nữa, những thế hệ hậu bối muốn tìm hiểu chuyện quá khứ, nhất là về giai đoạn chiến tranh tồi tệ nhất lịch sử Việt Nam có sự hiện diện phá hoại của người CSVN, người ta có thể sẽ xem lại DVD này của Asia để biết thêm về cuộc chiến cũng như về Nhật Trường Trần Thiện Thanh. Cuộc chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, chính anh, Trần Thiện Thanh đã ghi đậm nét người lính Việt Nam Cộng Hòa, anh đã thi vị hóa những mối tình giữa người lính và em gái hậu phương được thăng hoa thật đẹp đẽ.”

Nhà thơ Hoàng Ngọc Liên, một cựu sĩ quan Dù cao niên, có mối liên hệ tình bạn văn nghệ thân thiết với Nhật Trường Trần Thiện Thanh, ông sáng tác thơ tặng người nhạc sĩ đa tài này qua bài "Nhật Trường Trần Thiện Thanh: Người Bạn Trẻ Đã Đi Rồi!" khi được tin Nhật Trường giã từ cõi đời.

“Mình cứ ngỡ Không Bao Giờ Ngăn Cách,
Sẽ cùng nhau tham dự hết cuộc chơi
Khi được tin Người Bạn Trẻ Đã Đi Rồi
Mình ngơ ngẩn như một phần mình vừa mất...”

Trong tác phẩm "Charlie, Ngọn Đồi Quyết Tử", tập thơ và hồi ký của trung úy Nguyễn Văn Lập, Pháo đội trưởng Tiểu đòan 2 pháo binh Dù có bài thơ dài và hồi ký với đầy đủ chi tiết khá dài về trận đánh Charlie mà anh tham dự, tôi xin trích đoạn lại như sau:

“Vào Charlie
Trăm con chim lạ về rừng
Cờ treo hai ngọn, lẫy lừng chiến khu
Kontum gió núi, sương mù
Theo quân vào cuộc, sinh, từ, quê hương....”

… Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, Song Kiếm Trấn Ải Charlie đã để lại nơi đây người anh cả Nguyễn Đình Bảo cùng ba trăm đồng đội , và Tiểu đoàn về được tới Võ Định trước sau chỉ có mấy chục người, chưa được trọn một đại đội....

Nhà văn Nguyễn Văn Thành tại Minneapolis, Minnesota, là một cựu quân nhân trong QLVNCH cho tôi bài cảm tưởng khi anh đi xem show Asia-50 này: “Có xem chương trình Đại Nhạc Hội vinh danh Nhật Trường-Trần Thiện Thanh do trung tâm ASIA thực hiện mới ôn lại cái quá khứ oanh liệt, và nó đã đưa mọi người về với dĩ vãng của một thời hào hùng, nơi đó có Phá Tam Giang, có Khe Sanh, có Charlie, có Quảng Trị, những vùng đất quê hương khổ lụy vì bom đạn chiến tranh, và có hình ảnh thật đẹp khi người lính bảo vệ non sông. Không khí trong rạp hát dâng lên tâm trạng vừa nhớ thương quê hương, vừa xót xa cho thân phận người lính ở những đoạn bi thương như có Đại Úy Đương hay Đại Tá Bảo, rồi lại vui tươi với Tình Lính, Người Yêu của Lính, hình ảnh của hầu hết những người lính trẻ năm xưa; Tôi chứng kiến nhũng nụ cười của khán giả, cũng như nhìn thấy những xúc cảm khi họ không ngăn được những giòng nước mắt khi nghe nhạc của Trần Thiện Thanh gợi nhớ về một quá khứ bi hùng. Trung tâm ASIA đã gột tả được cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của một nhạc sĩ thật đáng kể trong nền âm nhạc Việt Nam. Từ Minnesota về tôi chỉ ước ao xem lại những hình ảnh hào hùng xưa của QLVNCH. Tôi rung cảm vì những bài hát trước mắt tôi. Sân khấu đem lại những kỷ niệm của lịch sử cần được ôn lại. Rồi hôm thứ 7 cuối tuần của Asia-50 trời đã mưa tuôn như khóc ai, như nhớ ai: "Chiều thứ bảy mưa rơi, ai bảo anh lại tới, ai bảo anh nhiều lời cho mắt em lệ rơi.”, và tôi nhìn sân khấu với mắt nhòa lệ rơi."

Nhà văn Dương Viết Điền, tác giả của những tác phẩm chiến tranh nói lên sự uy dũng của QL-VNCH, anh đến với gần như một tiểu đội bạn bè,thân nhân, tôi gặp anh khi xếp hàng vào cửa, dáng người HO này vẫn còn đậm nét uy dũng. Đi xem show về, anh đã viết email gửi tôi đôi dòng cảm tưởng như sau:

"Trong lúc đang ngồi xem chương trình văn nghệ mang chủ-đề “Anh Không Chết Đâu Anh, Nhật Trường Trần Thiện Thanh, Tình yêu, Cuộc đời và Sự nghiệp”, lòng tôi cảm thấy rất xúc động. Những hình ảnh này bỗng làm cho tim tôi xao xuyến rồi xúc động mãnh liệt khiến tôi nhớ lại sự hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã một thời vang bóng. Thảo nào lúc Miền nam Việt Nam bị bức tử, rất nhiều quân nhân của QLVNCH đã tiếp nối sự oai hùng đó bằng cách tự sát để rồi họ đã trở thành những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân. Thảo nào ngày bọn CSVN xâm chiếm miền Nam, VNCH có Ngũ Hổ Tướng Quân đã tuẫn tiết. Thảo nào sau khi ở tù 17 năm về, tướng Lê Minh Đảo đã dõng dạc tuyên bố: “Kiếp sau, tôi vẫn muốn trở thành một người lính VNCH”. Tiếp theo những ý nghĩ của tôi khi nhìn về dĩ vãng từ sân khấu là những giai điệu và lời ca của các bản nhạc lại triền miên làm réo rắt tim tôi, đưa tôi đi từ cảm xúc này sang cảm xúc khác và làm cho tôi khi hồi hộp khi đau lòng, khi nghẹn ngào khi tiếc nuối, khi sôi sục khi hờn căm. Nghẹn ngào vì những mối tình đẹp tuyệt vời đầy thủy chung như thế nhưng vì mệnh số mà phải sinh ly tử biệt, hờn căm vì cuộc sống ở miền Nam chúng ta thật thanh bình và hạnh phúc, ấy thế mà giặc từ Bắc phương đem quân vào gieo tang tóc cho miền Nam làm cho nhân dân ta phải chịu bao điêu linh thống khổ vì mớ lý thuyết xã hội chủ nghĩa rỗng tuếch.... Cám ơn trời, cám ơn đời đã tạo nên Nhật Trường Trần Thiện Thanh, một nhạc sĩ đầy tài hoa suốt đời chỉ biết dấn thân phục vụ cho quân đội qua lãnh vực văn học nghệ thuật.Và sau cùng cám ơn Trung Tâm Asia cho ra Asia Show 50 là một việc làm chính đáng, tôi cho là rất cần thiết”.

Đứng trước rạp La Mirada trời mưa lạnh gía, hàng người vẫn dài nối đuôi vào cửa, tôi gặp khá nhiều bạn bè đi tham dự show Asia-50 này như Dương Viết Điền, Lương Minh Sơn, Lý Ngọc Chương, Võ Trung Hiếu và Đỗ Xuân Lư từ Los Angeles, Chung Tấn Long, Lý Mạnh Hào và Hùynh Nhật Quang từ bắc Cali xuống. Có anh đi mang cả gia đình, có anh đi chung với bạn bè, tựu trung các anh thuộc những binh chủng khác nhau trong QLVNCH. Hôm sau gặp anh Đỗ Xuân Lư, anh cho biết là màn đầu khi mở màn và màn kết thúc show hát khi bài ca "Anh Không Chết Đâu Anh" trong tiếng bom đạn đã mang anh về những ngày cũ trên quê hương có ngày vui An Lộc hay Quảng Trị khi quân ta chiến thắng, một thời mà những người lính trong QLVNCH xả thân bảo vệ quê hương, nó cho anh cái cảm nhận về sự hào hùng của những thế hệ khoác áo chiến binh vì đất nước. Anh Chung Tấn Long thì cho biết anh rất vui được xem những hoạt cảnh, những bài ca nói lên sự can đảm, lòng quả cảm và show hát đã thật sự vinh danh những người lính hy sinh cho quê hương, là người quân nhân anh nghĩ 6 tiếng lái xe đi đường xa từ bắc xuôi nam Cali thật đáng đồng tiền bát gạo. Còn nhiều ý kiến của người tham dự xem show mà họ đã tỏ vẻ rất hài lòng một show hát có thể liệt vào hạng hay nhất và lôi cuốn anh nhất trong bất cứ show nhạc nào hay băng nhạc nào khi nói về sự hào hùng của QLVNCH. Nếu hàng quan khách có bao nhiêu người xúc động để cho tôi nhiều ý kiến và nhận định, thì từ phía trên sân khấu hai anh Phan Nhật Nam và Nam Lộc cũng đã góp ý.

Theo anh Nam Lộc nhìn từ hướng trên sân khấu thì: “Quả thật Trần Thiện Thanh đã và đang sống lại với chúng ta qua buổi họp mặt tưởng niệm và vinh danh anh, nó lớn hơn và đi ra ngoài khuôn khổ của một chương trình đại nhạc hội. Bởi vì hiếm có khi nào khán giả lại mua vé ngồi thêm 4 tiếng đồng hồ trong rạp để xem xuất thứ hai dù biết là cùng một chương trình. Cũng ít có buổi nhạc hội nào mà người xem đã khóc sụt sùi, nhưng không phải là những giọt lệ buồn mà khóc vì lòng tri ân quý mến cùng niềm cảm phục dành cho sự hy sinh âm thầm và chịu đựng gian khổ của những người lính quân lực VNCH. Và cũng ít có chương trình ca nhạc nào mà khán giả đã tự động đứng lên nhiều lần để vỗ tay cho các màn trình diễn. Chưa bao giờ người ta thấy khán giả và nghệ sĩ sống với nhau như một đại gia đình, chia sẻ những câu chuyện vui buồn, những kỷ niệm đậm sâu, những thiên chiến sử bi hùng. Họ cùng cười với nhau và cùng chan hòa nước mắt, cả từ bên ngoài cho đến phía trong sân khấu. Từ trẻ đến già, từ quan đến lính, họ quên đi tất cả, chỉ để sống thật lòng, sống thật hạnh phúc với dòng nhạc và hình ảnh của Nhật Trường-Trần Thiện Thanh trong một buổi chiều, một buổi tối mà trời California bỗng dưng lạnh, mưa và buồn như gợi nhớ những ngày hành quân năm xưa. Ôi, “nhớ ơi là nhớ, đến bất tận...”.

***
Như nhạc sĩ Nam Lộc vừa nói, tôi xem lại DVD Asia-50 những hoạt cảnh có nhạc Nhật Trường Trần Thiện Thanh vang lên nét đa dạng, nét phổ quát để mọi người dễ nhớ hay có kỷ niệm riêng với mình từ những êm dịu, ngọt ngào của Không Bao Giờ Ngăn Cách, Mùa Đông của Anh, Bảy Ngày Đợi Mong,... đến những ray rứt nóng bỏng vì chiến tranh của Anh Không Chết Ðâu Em, Người Ở Lại Charlie, Chiều Trên Phá Tam Giang, và còn quá nhiều để kể ra hết... Sân khấu đem người xem về những hào hùng gợi nhớ năm xưa, tôi cho là đây là một tác phẩm độc đáo khi xem DVD từ những chi tiết của nhũng hoạt cảnh dến kỹ thuật âm thanh thu hình.

Nhận định sau cùng của người viết khi đọc nhiều tài liệu về trận đánh Charlie của các anh em Nhảy Dù mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã đưa vào âm nhạc, thật sự có quá nhiều điều để nhắc nhở lại QLVNCH và những kỷ niệm năm xưa đã lắng sâu vào quân sử. Nhắc lại công trạng của các cựu quân nhân QLVNCH nhân ngày kỷ niệm 30 tháng 04 năm 2006 là rất cần thiết. Tôi mong thế hệ trẻ của VNCH hãy hãnh diện vì cha anh của họ. Khi tham dự buổi lễ vinh danh Nhật Trường Trần Thiện Thanh này thì tôi chú ý điểm son mà Mũ Đỏ Phan Nhật Nam đề nghị là hãy xem Asia-50 là buổi gặp gỡ tri ân người lính năm xưa hơn là một buổi văn nghệ giải trí thuần túy. Cũng những như cây bút quân đội Dương Viết Điền, Phạm Phong Dinh, Phan Nhật Nam, Lê Tam Ca, Nguyễn Văn Thành, Trần Nhất Lang hay bao người khác đã tỏ lòng biết ơn Nhật Trường Trần Thiện Thanh vì những tác phẩm để đời của anh được diễn đạt toàn vẹn trong show hát này, người viết bài xin ghi chú riêng là cám ơn Trung Tâm Asia cùng nhiều ca sĩ, nhạc sĩ, MCs, diễn viên, vũ công hay những người sau hậu trường đã trực tiếp đóng góp cho Asia-50, một sự khơi dậy lòng hào hùng anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mãi mãi: "Anh Không Chết Đâu Anh".

Nguồn: calitoday.com
Phượng Các
#20 Posted : Sunday, May 7, 2006 6:27:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Trần Thiện Thanh: Tình Lính, Âm Nhạc và Quê Hương 03/04/2006

Tôi còn nhớ vào khoảng giữa thập niên 60, người láng giềng nhà tôi vốn mê một nhạc phẩm bất hủ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, ông nghe say sưa, nghe triền miên. Tôi nhớ giờ prime time của bản nhạc này là 6 hay 7 giờ sáng trước khi ông đi làm và giờ 7 đến 8 giờ tối trước khi đi ngủ. Ngày đó, nếu tôi nhớ không lầm thì ca sĩ là Hà Thanh đã ru chúng tôi ngủ qua tình khúc "Không Bao Giờ Ngăn Cách":


Anh về . . . với em rồi mai lại đi
Đường xa . . . mang theo bao nhiêu tình ý
Viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu
Đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím
Nhớ xưa đôi mình hẹn nhau mà sao sáng
Đâu bằng đôi mắt em

Chúng mình . . . cách xa mà vẫn gần nhau
Tình yêu . . . không mau phai như màu áo
Dẫu cho thời gian đem tâm tư vào nhớ
Lá rơi gọi mùa thu về sân úa
Vẫn không bao giờ . . .
Không bao giờ ngăn cách đâu em...

Ông láng giềng là người đã giới thiệu tôi dòng nhạc tình ca Bolero của Trần Thiện Thanh, nhà ở Việt Nam chia chung vách nên giờ prime time của ông cũng là giờ prime time của tôi, khiến tôi nghe trong đam mê và rồi tôi mãi hát theo:

Không bao giờ
Không bao giờ ân tình lại vỡ đôi
Một người đi nghe thương sao thương nhiều quá
Dáng một người em xinh sao quá xinh màu má

Không bao giờ
Không bao giờ giữa mùa hè tuyết rơi
Một đời hoa không khi nào hai lần nở
Trái mộng còn trinh nguyên khi đón anh trở về...

*Trần Thiện Thanh - Thân Thế:

Ông sinh ngày 12 tháng 6 năm 1942 tại Phan Thiết. Trần Thiện Thanh là tên thật của ông. Bút hiệu ông thường dùng là Trần Thiện Thanh nhưng thỉnh thoảng ông cũng đề tên Anh Chương và Trần Thiện Thanh Toàn trên các bản nhạc. Ông còn có giọng ca thật trầm ấm, rất truyền cảm, khi ca hát ông lấy tên là Nhật Trường. Khi được hỏi vì sao có tên Nhật Trường, ông trả lời: "Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bố mẹ tôi không cho. Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dám hát. Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghê, nên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là... ngày dài.". Rời quê hương Phan Thiết ông vào Sài Gòn vào năm 1958 và chẳng bao lâu giọng hát nồng ấm, mượt mà, và mang nét âm hưởng trau chuốt có chất "điệu" trong đó đã được giới yêu mộ điệu nhạc tình ca Sài Gòn rất yêu mến. Từ các bài Không Bao Giờ Ngăn Cách, Anh Nhớ Về Thăm Em, Ai Nói Yêu Em Đêm Nay, Khi Người Yêu Tôi Khóc,... đến các bài Người Yêu Của Lính, Hoa Trinh Nữ, Chuyện Tình Người Đan Áo, Mùa Đông Của Anh,...

Nhật Trường - Trần Thiện Thanh nguyên là một nhà giáo. Tuy hành nghề mang tính cương kỷ, nhưng tâm hồn ông rất phóng khoáng, chất ngất say mê nghệ thuật cầm ca, ông có tâm hồn thơ văn. Vào trong miền Nam sinh sống khi tuổi còn rất trẻ, chẳng bao âm nhạc mang tên tuổi của ông càng ngày càng thăng hoa trong ngành sáng tác, cũng như trình diễn âm nhạc. Ông có rất nhiều những sáng tác được nhớ mãi và hầu như người Việt Nam nào yêu quê hương, nặng tình dân tộc, trân quý đời người chiến binh xả thân gìn giữ sơn hà hay quyết tâm với lý tưởng bảo vệ quê hương cũng nghĩ vậy.

* Trần Thiện Thanh - Âm Nhạc Một Đời Yêu Lính:

Tôi đọc bài viết của nhà văn Huy Phương, người làm việc trong tòa sọan báo Chiến Sĩ Cộng Hòa khi xưa, ông viết:

"Ðất nước chúng ta đã trải qua những năm dài chiến tranh, hằng triệu thanh niên đã hy sinh cho lý tưởng của mình, máu đỏ đã đổ, khăn tang đã trắng cả những mảnh đời góa bụa côi cút. Văn chương, hội họa, điêu khắc không có mấy tác phẩm về chiến trận, nhưng hằng đêm qua các đài phát thanh, ca sĩ hát những bài lên án chiến tranh, nói tới tang tóc, nỗi đợi chờ. Trần Thiện Thanh là một nhạc sĩ có số lượng nhạc chinh chiến cao nhất, đi vào lòng từng người lính trận, nhưng mang một màu sắc riêng, trong sáng vui tươi, hoặc là thi vị hóa cho đời lính nhọc nhằn. Tôi không nghĩ đó là những dòng nhạc tâm lý chiến thúc đẩy người lính luôn luôn lao về phía trước như những tiếng kèn thúc quân hay những khúc quân hành. Trần Thiện Thanh đi vào đời sống và tâm tình những người lính trẻ trong những phiên gác đêm, những buổi dừng quân hay những mối tình đơn sơ, vội vã, có phân ly và cả chết chóc. Bất cứ người lính miền Nam nào cũng thuộc một vài bài hát của Trần Thiện Thanh hay vu vơ đôi câu những lúc bâng khuâng nghĩ tới cuộc đời của một người lính trận, tới một chiến hữu hay một người tình ở trong vùng sáng đêm đêm của một phố thị nào đó..."
Tôi đồng ý với nhận xét trên, âm nhạc Trần Thiện Thanh không sắt máu, âm nhạc Trần Thiện Thanh nói lên lòng yêu nước, yêu quê hương và trong một tâm tình riêng của người thanh niên trẻ khi xông pha nơi chiến địa, anh có một mối tình mang theo trong tim, và nó là cái hình ảnh dễ thương trong bài "Người Yêu Của Lính":

Nếu em không là người yêu của lính
Em sẽ nhớ ai Chủ Nhật trời xinh
Em sẽ nhớ ai đêm sương lạnh lùng
Và giữa chốn muôn trùng
Ai viết tên em lên tay súng.

Nếu em không là người yêu của lính
Ai sẽ nhớ em chiều dừng hành quân
Ai khẽ nhắc tên em muôn nghìn lần
Để thấy cánh sao gần
Không đẹp bằng hồ mắt giai nhân

Người lính trẻ khi trấn đóng miền xa, đối đầu với tử thần hàng ngày hay hằng giờ, họ rất cần hậu phương an ủi, sưởi ấm lòng họ. Chính âm nhạc Trần Thiện Thanh đem cho họ những tâm tình cũng như ý nhạc của niềm tin yêu nơi sa trường:

Hỡi người em gái Gia Long ơi
Hỡi người em chốn xa xôi
Áo trinh thơm mùi giấy
Có khi anh ngỡ là mình quen nhau từ kiếp trước
Đến bây giờ mơ ước tròn tơ duyên
Để má em thêm hồng
Nếu em không là người yêu của lính
Ai đem cánh hoa rừng về tặng em
Ai băng gió sương cho em đợi chờ
Và những lúc anh về
Ai kể chuyện đời lính em nghe
Hỡi người em gái Gia Long ơi
Hỡi người em gái chốn xa xôi
Áo trinh thơm mùi giấy
Nhớ hôm em về
Đường chiều nghiêng nghiêng cầu sắt đó
Khiến cho lòng anh thấy nhiều lo âu
Anh sợ má em phai màu

Cũng vì dòng nhạc Trần Thiện Thanh đã mai mối và khuyến khích bao mối tình giữa người chiến binh và các em gái hậu phương. Nhạc Trần Thiện Thanh không là sáo ngữ, nhưng nó là chất men say trong tình yêu của những chàng trai thế hệ chiến chinh và những người em gái nhỏ đáng yêu:

Nếu em không là người yêu của lính
Ai đem cánh hoa rừng về tặng em
Ai băng gió sương cho em đợi chờ
Và những lúc anh về
Ai kể chuyện đời lính em nghe

Âm nhạc Trần Thiện Thanh viết chỉ dành cho đồng đội trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, nó là niềm kiêu hãnh trong màu áo treilli hay màu hoa dù camouflage, và đời người chiến binh hay đời lính đánh giặc quanh năm, những cọp biển, những cọp ba đầu vằn, những thiên thần mũ đỏ,... được trực thăng ném đi từ mặt trận này đến chiến trường khác, họ là những con thoi, những nhu cầu của quốc gia, người lính biết vai trò của họ, và rồi nhạc Trần Thiện Thanh vỗ về, đưa tâm sự đời lính vào âm nhạc:

Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác aó treilli
Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây
Ngại chăng đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu,
Một thằng ước ao để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao.

Đồn anh bên sông cạn, và hoàng hôn ướt dẫm đáy sông thưa,
Nhiều tên trong dơn vị gọi đùa anh chiến sĩ của mộng mơ,
Thường khi hai ba thằng, chiều chiều ra bờ vắng ngắm mông lung.
Một thằng nhớ em, để một thằng nhớ thêm, một thằng thì lấy hình xem.

Lính nơi chiến trận miền xa mà trong cuộc sống thường nhật lấy ba lô làm gối, poncho làm mền, và trong lúc nhớ em gái phương xa anh gửi đôi dòng mà nét chữ không ngay vì lời tình viết vội trên ba lô:

Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em.
Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình.
Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngaỵ
Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.

Chiều hôm kia thăm làng, tiểu đội anh ra đứng gác ven ranh.
Một cô đi trên đường, đẹp tựa như em khóc lúc giận anh.
Để cho anh nghe thèm, đường chiều xưa ngời sáng áo em xanh.
Thèm một nét môi, một lần về phép thôi, và mình thì lại có đôi.
Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em.
Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ hôn em.
(Tình Thư Của Lính)

Trần Thiện Thanh đã thi vị hóa đời lính và ông muốn nâng cao tinh thần người lính Việt Nam Cộng Hòa.

* Trần Thiện Thanh - Âm Nhạc Bảo Vệ Quê Hương:

Trần Thiện Thanh Nhật Trường đã hy sinh một đời bằng trái tim, bằng khối óc để nói lên hình ảnh người lính với lý tưởng bảo vệ sơn hà, người trai thế hệ không sờn lòng gìn giữ từng tất đất quê hương, anh ra đi nơi tuyến đầu mang theo màu da nắng cháy từ vùng chiến địa của Mùa Hè Đỏ Lửa 72 với An Lộc, Bình Long, Kontum hay miền trường sơn rừng núi với Dak To, A Shau, Chu Pao hay Khe Sanh, hay vùng địa đầu có Đông Hà, Hải Lăng, Triệu Phong, Thạch Hãn, nơi có sương mù buồn tênh của vùng Quảng Trị… nơi nào có chiến tích là được Nhật trường đưa vào những ca khúc của ông . Trần Thiện Thanh Nhật Trường nói thay cho người lính bằng dòng nhạc của ông, bằng giọng ca của ông. Những bài hát bất tử với quân dân Việt Nam Cộng Hòa: Chiều Trên Phá Tam Giang, Góa Phụ Thơ Ngây, Tưởng Người Chết Đi và điều đặc biệt nhạc Trần Thiện Thanh đã vinh danh những anh hùng tiêu biểu cho Việt Nam Cộng Hòa đi vào quân sử một thời chiến chinh: Ôi, những Trần Thế Vinh trong bài Bay Lên Cao Ði Anh, Trần Duy Phước trong Giấc Ngủ Trên Ðồi Xanh, Nguyễn Văn Ðương trong Anh Không Chết Ðâu Em, và Nguyễn Ðình Bảo trong Người Ở Lại Charlie.

Trong khi miền Nam tự do có những tác giả sống nơi yên bình tung ra những bài hát phản chiến ru ngủ, làm nản lòng người thanh niên đại loại như sau:
Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu
Mùa xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày
Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai
(Bài Ca Dành Cho Những Xác Người, TCS)

Từng chuyến bay đêm, con thơ giật mình,
Hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng …
Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng,
Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.
(Đại Bác Ru Đêm, TCS)

Tôi có người yêu chết trận Plei-me,
Tôi có người yêu ở chiến khu D,
Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà nội,
Chết vội vàng dọc theo biên giới …
(Tình Ca Người Mất Trí)

Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng...
Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân .
Em một chiều dạo phố mùa Xuân,
Bên nguời yêu tật nguyền chai đá.
(Kỷ Vật Cho Em, PD)

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh vẽ lên một hình ảnh khác với những triết lý của triết gia mất trí, hay loại âm nhạc thời cơ chủ nghĩa. Những mẫu người anh hùng nằm xuống trong nhạc Trần Thiện Thanh là những gương cương trực khác nhau, miền Nam cần đứng vững bởi đôi chân chính mình, người chiến binh trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa cần nêu lên nhiều tấm gương anh dũng của họ tại chiến trường, họ chắc chắn không cần những bản tình ca điên loạn tâm thần để ru ngủ sự chủ bại hay nhút nhát, yếu hèn.

Người ở lại Charlie, cố đại tá Nguyễn Đình Bảo, khóa 14 vỏ bị Đà Lạt đã cùng anh em Dù bảo vệ đồi Charlie và vĩnh viễn ra đi trong trận chiến. Trần Thiện Thanh đã viết lên một bi hùng ca cho người ở lại Charlie như sau:

Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí
Vâng, chính anh là ngôi sao mới
Một lần này chợt sáng trưng
Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng

Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Vâng, chính anh là loài chim quý
Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý
Một lần dậy cánh bay
Người để cho người nước mắt trên tay
...
Toumorong, Dakto, Krek, Snoul
Ôi Dambe, Đức Cơ, Krek, Snoul
Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu
Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình,
vừa ở lại một mình
Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.
...
Ngàn đời của nhớ thương
Gởi bức chân dung trên công viên buồn.

Trước 75 Nhật Trường và Thanh Lan dựng những nhạc cảnh mà chúng ta xem khi họ song ca trên TV từ bài Góa Phụ Thơ Ngây, Chiều Trên Phá Tam Giang, Người Ở Lại Charlie đến Anh Không Chết Đâu Em, nói về cái chết anh dũng của đại úy Nguyễn Văn Đương. Dưới áp lực mưa pháo nặng nề lên căn cứ 30 và 31 tại mặt trận Khe Sanh, đại úy Đương, pháo đội trưởng B-3 Dù, báo cáo tăng địch xuất hiện dưới chân đồi và đích thân bắn trực xạ nát hai chiếc tăng địch. Trong khi Tiểu Đoàn 3 Dù anh dũng giữ từng thước đất, từng giao thông hào. Nhưng quân số Dù không đủ sức ngăn chặn cuộc tấn công mưa pháo và tăng địch cày nát chiến hào. Để rồi cuối cùng pháo đội trưởng Nguyễn Văn Đương vĩnh viễn ra đi tại Khe Sanh. Sau đó bài anh hùng ca Anh Không Chết Đâu Em, ám chỉ anh sẽ mãi mãi lưu danh trong sử xanh, anh mãi mãi sống trong âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa, trong lời nhạc của Trần Thiện Thanh, với nhịp điệu luyến láy ở cung La thứ, tiết tấu hào hùng thiết tha để diễn tả nỗi niềm tiếc nuối của tất cả chúng ta:

Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đương
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu
Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi

Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con
Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính
Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công
Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh

Người lính miền Nam hy sinh vì đại nghĩa, nhưng tên anh đã hơn ba thập niên rồi vẫn được nhớ đến trong âm nhạc Trần Thiện Thanh... để mãi mãi... Không, anh không, anh không chết đâu em...
Ôi đất mát trên đồi xanh tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh
Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh
Trong những tiếng reo hò kia lẻ loi tiếng súng anh nhiệm màu
Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh

Không, anh không, anh không chết đâu em anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh ...

* Trần Thiện Thanh - Âm Nhạc Về Tình Yêu:

Dòng nhạc Trần Thiện Thanh chia ra hai chủ đề chính: Lính và Tình Yêu. Về Lính, như trên đã bàn là ông có nhiều bài về lính nhất. Trong số hơn 200 ca khúc ông sáng tác trước và sau năm 1975, nhiều ca khúc nói về người lính của chúng ta, trong ý niệm rất nhân bản, và mang nét trữ tình với lính yêu trong tình yêu vốn nhẹ nhàng. Bây giờ tôi xin trình bày về những bài tình ca thuần túy không có màu áo lính xen vào. Chủ đề Tình Yêu của Trần Thiện Thanh có rất nhiều bài dễ thương như: Khi Người Yêu Tôi Khóc, Bảy Ngày Đợi Mong, Hoa Trinh Nữ, Lâu Đài Tình Ái (phổ thơ Mai Trung Tĩnh), Cho Anh Xin Số Nhà, Mùa Đông Của Anh, Ai Nói Yêu Em Đêm Nay,... Những từ ngữ trong bài ca của Trần Thiện Thanh không cầu kỳ, dễ hiểu, nét nhạc dễ nghe, kỹ thuật viết nhạc chú trọng đưa những tâm tình đi vào lòng thính giả. Sau năm 1975, Trần Thiện Thanh vẫn sáng tác, bản Chiếc Áo Bà Ba mang âm hưởng dân ca quê hương Nam phần. Điểm hay là nhạc Trần Thiện Thanh nếu do Nhật Trường ca thì lại xuất sắc, theo nhiều trường hợp khác thì nhạc sĩ đặt nhạc không hẳn người ấy sẽ là ca sĩ ca hay, nhưng với Trần Thiện Thanh thì quá đặc biệt.

Bài Ai Nói Yêu Em Đêm Nay được ra đời, với lời ca thật trữ tình:

Ai nói yêu em đêm nay?
Ai nói yêu em đêm mai?
Ai sẽ yêu em sau này?
Son phấn nào giết ngây thơ?
Ánh đèn nào màu đơn côi?
Lệ sao nhiều hơn mưa lũ

Ai dìu bước em đêm nay?
Ai dìu bước em đêm mai
Ai dìu bước em tương lai?
Nhịp chân nào . . . đưa rã rời?
Ôi tiếng kèn nghẹn như tiếng khóc
Thương cho người một kiếp vô duyên...

Trần Thiện Thanh sáng tác riêng bài này cho thoại kịch có tựa đề "Ai nói yêu em đêm nay ?" do ban kịch Thẩm Thúy Hằng trình diễn trên chương trình Vô Tuyến Truyền Hình VN đài số 9 vào cuối thập-niên 60.

Bài tình ca dễ thương Anh Về Với Em, điệu Bolero:

Anh về với em,
như chim liền cánh như cây liền cành.
Như đò với sông,
như nước xuôi giòng vào lòng biển xanh.
Em ơi trăng còn sáng nên tình yêu vẫn còn mang,
Em ơi sương còn xuống nên tim côi mong sưởi ấm.
Ta xa nhau lâu rồi,
ta mong nhau lâu rồi, gần nhau đêm nay thôi...

Anh về với em,
mai ta lại cách xa nhau muôn trùng.
Bao ngày nhớ nhung,
vơi hết tâm sự vừa cạn một đêm.
Sao em anh lại khóc khi anh ra đi vì em?
Hay chăng ân tình lớn hơn không gian đôi mình cách?...
Bài ca nhuốm màu sắc quê hương khi ông đi trình diễn ở miệt lục tỉnh và có cảm hứng với Chiếc Áo Bà Ba:

Chiếc áo bà ba trên giòng sông thăm thẳm
Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh
Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ
Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời

Nhớ chiếc xuồng xưa năm nào trên bến cũ
Thương lắm câu hò kêu gọi khách sang sông
Áo trắng xuồng đưa mắt cười em khẽ gọi
Người thương ơi em vẫn đợi chờ.

Điệp Khúc:
Đẹp quá quê hương hôm nay đẹp vô ngần
Về Sóc Trăng một ngày ca điệu lâm thôn
Đàn én chao nghiêng xôn xao mùa lúa nhiều
Về bến Ninh Kiều thấy nàng đợi người yêu...

Tôi vốn thích bài tình ca nhiều kỷ niệm vì Khi Người Yêu Tôi Khóc:

Khi người yêu tôi khóc trời cũng giăng sầu
Cho từng cơn mưa lũ xoáy trong tâm hồn
Khi người yêu tôi khóc thành phố buồn thiu
Em ơi tôi nói một lần ưu ái trên cung ngà hắt hiu

Mây từ đâu bay đến mờ khuất chân trời
Em tại sao em đến cho anh yêu vội
Xin một lần yêu cuối là những lẻ loi
Em ơi hãy nói vạn lời sầu đắng
Như em vừa trách anh...

Gặp Nhau Làm Ngơ là bài hát khi thuở ban đầu mới quen nhau, tình lắm ngại ngùng bởi vì thẹn thùng. Tình yêu Việt Nam vốn đẹp hơn tình yêu phương tây, “bạo phát, bạo tàn”:

Nhớ khi xưa lạ nhau, chung một đường
kẻ trước, người sau.
Chàng lặng đi theo nàng,
hát vu vơ mấy câu nhạc tình.
Nàng làm như vô tình,
gái đoan trang dễ đâu làm quen.
Lối đi qua nhà em nghe nồng
nàn mùi Dạ Lý thật thơm...

Trong tình yêu giữa người con trai và con gái, bài tình ca này là chất xúc tác cho men tình yêu đôi lứa, em à, hãy Cho Anh Xin Số Nhà:

Cho anh xin số nhà, này cô em xinh nét hiền hòa
Nầy cô em xinh áo xanh em xinh
Cho anh xin số nhà, này cô em má xinh hồng
hồng này cô em xinh màu da rám nắng
tuy xe anh chẳng đẹp đừng chê anh không
bắp kịp nhiều chàng trai đang rong chơi trên đường phố

Cho anh xin số nhà, cho anh xin biết tên đường,
và xin cho anh biết tên em luôn...

Tình yêu xa cách là những giây phút đẹp nhất bởi vì tình yêu nhiều nhớ nhung, bài Ðôi Ngã Ðôi Ta:

... Ngày đó! đôi ta thường hẹn hò,
Mà nay trăng bâng khuâng thềm vắng . . . .
Em ơi! anh muốn rằng! dù thương thương nhớ nhớ,
bàng hoàng nghìn đêm mơ, chợt biết lòng bơ vơ.
Ðừng buồn! đừng buồn cho đôi má xinh phai hồng . . .
Một lần xa cách, duyên tình thành mộng vào đêm trăng sáng . . .
Gần nhau thu ngắn, cho ân tình dài, dài thêm nhớ mong . . .
Hãy cho thời gian gom yêu thương lên thật đầy,
hôm nao mình nắm tay, khi anh về chốn đây.
Ðêm khuya trăng vàng lặng lờ trôi như thầm nói, ta với ta thành đôi.

Một mai quê hương thanh bình khi đảng Cộng Sản cáo chung, ước mơ của Trần Thiện Thanh vẫn chỉ là ước mơ đúng muôn thuở, Lời Cho Người Yêu Nhỏ:

Nếu một mai khi hòa bình
Anh sẽ dìu em qua lối xưa
Cho từng ngón tay đan lại
Ái ân ngọt mềm
Dù mưa qua vùng giá rét
Trời xanh trong lòng đôi ta
Mình yêu nhau như khi vừa mới biết nghe em

Nếu một mai khi hòa bình
Anh có trở về như ước mơ
Khi lửa khói xưa chỉ là giấc mơ trong đời
Ngày chia ly đầy nước mắt
Lạnh mi em, mặn môi anh
Thì em ơi xin xem là dĩ vãng mà thôi...

Bài tình khúc tuyệt vời Mùa Đông Của Anh, được viết dưới tên Trần Thiện Thanh Toàn, mà tôi rất thích vì tình nồng nàn, vì chất lãng mạn:

Ngày nào anh yêu em, anh đã quen trong cay đắng tuyệt vời.
Ngày nào em yêu anh, em hẳn quên với trời hạnh phúc mới
Em ơi Đông lại về từ trăm năm lạnh giá
Tim anh như ngừng thở, từ sau ân tình đó ...
Em nghe không? Mùa đông, mùa đông

Tình ca chỉ rung động con tim khi nó diễn tả được cái nội tâm sâu kín nhất của bản thể con người, nhất là khi họ đang yêu nhau:

Ngày nào ta xa nhau, anh bước sâu trong vũng tối nhạt nhòa
Từng mùa đông theo qua, anh đã quen với đường đời băng giá
Xưa hôn em một lần, rồi đau thương tràn lấp
Anh yêu em một ngày và xa em trọn kiếp
Nên anh yêu mùa đông, nên anh yêu mùa đông, ôi Mùa Đông của anh.

Nhạc sĩ cũng là nhà thơ Hoàng Thy làm cả một bài thơ nhạc Hương Mùi Tóc Em, anh gợi ca hương mùi tóc em, tóc em gợi lại kỷ niệm của những nhớ nhung, của những yêu thương, tôi đọc tài liệu khảo cứu về tình yêu thì khi loài thú yêu nhau như dơi, hươu, nai, thỏ, chó, cọp hay sư tử có đặc tính dễ thương là chúng ngửi mùi của nhau. Con người không ra khỏi luật thiên nhiên, cái khứu giác yêu đương đi tìm hương mùi tóc em như các bản nhạc của các nhạc sĩ Lương Bằng Quang với Hương Tóc Em, Hoàng Thy với Hương Mùi Tóc Em hay Phạm Mạnh Cương với Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè hoặc Thanh Sơn với Hương Tóc Mạ Non. Dẫu thế nào đi nữa thì hương mùi tóc em tượng trưng cho nhớ nhung, là biểu tượng cho yếu tố tình thắm duyên thơ khi yêu nhau như nhạc của Trần Thiện Thanh:

Trời lập đông chưa em, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi
Để mặc anh lang thang, ôm giá băng ngỡ thầm người yêu tới.
Đêm chia ly em về, đường khuya em bật khóc ...
Anh xa em thật rồi, làm sao quên mùi tóc
Em hỡi em, có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian ...
Em hỡi em, có phải tình băng giá là tình nồng hai chúng ta.

Người ta còn nhớ vào đầu thập niên 60, Nhật Trường cho lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi (được báo chí Sài Gòn mệnh danh là Du Ca Chi Bảo), trong phần trình diễn của ban Tứ Ca này chỉ có mình ông hát, ba nữ ca sĩ kia thì chỉ hát bè phụ họa mà thôi.

oOo

Sau khi chúng ta đi qua các chi tiết đã trình bày trên, Nhật Trường Trần Thiện Thanh là nhạc sĩ độc đáo khi viết nhạc cho lính, hát cho lính trong suốt diễn trình của cuộc chiến Việt Nam từ 1958 ông vào Sài Gòn đến biến cố đau thương 1975, trong sinh hoạt âm nhạc đời ông đã nói lên được cái ước mơ xoa dịu người lính trong thời chiến nỗi niềm trăn trở của mình về ý thức nam nhi, về thân phận người lính với quê hương như một biệt tài mà trời phú cho ông về âm nhạc. Bị kẹt lại tại quê hương sau biến cố 1975, Trần Thiện Thanh nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị cấm chỉ hoạt động. Năm 1984 thì CSVN cho phép ông hoạt động lại, nhưng Trần Thiện Thanh từ chối làm việc dưới chế độ Cộng Sản, tuy ông vẫn âm thầm soạn tiếng nhạc lời ca, như ông kể lại. Tới năm 93 thì Trần Thiện Thanh được sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, ODP. Sau một thời gian sống tại Mỹ thì ông kết duyên với nữ ca sĩ Mỹ Lan.

Ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh đã chính thức lìa bỏ mọi người vào ngày thứ Sáu 13 tháng 5, 2005 tại quận Cam, Nam California, Hoa Kỳ. Tôi còn nhớ nhiều báo chí, websites, đài phát thanh và truyền hình Việt Ngữ trong vùng Little Saigon đã loan tin hay liên tục phát đi phát lại các sáng tác bất hủ của ông như Người Ở Lại Charlie, Anh Không Chết Đâu Anh, Tâm Sự Người Lính Trẻ, Chiều Trên Phá Tam Giang, Tình Thư Của Lính, Góa Phụ Thơ Ngây,... với niềm thương tiếc vô biên.

Một trong các ý nguyện của Nhật Trường Trần Thiện Thanh, là đám tang của ông, sẽ đi ngang qua Tượng Đài Chiến sĩ Việt- Mỹ ở trong phố Little Saigon, vì ông sống cho người lính và khi chết xin được chia sẻ với đồng đội, một nghĩa cữ ưu ái và cao quý bởi cá tánh của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Tuy anh xác thân anh ra đi, nhưng tinh thần trong âm nhạc Trần Thiện Thanh vẫn còn đó. Khi anh nằm xuống đã có bao bài viết đã tri ân anh, đã khóc thương anh, những giọt lệ của đồng hương, đồng đội dành cho anh, và bài viết này như một nén hương lòng thắp lên để một lần nữa tri ân người lính Nhật Trường Trần Thiện Thanh là Anh Không Chết Đâu Anh... mãi mãi Không Chết Đâu Anh.

1/ Tôi tham khảo bài viết của nhà văn Phạm Lễ có dòng thơ cho nhạc sĩ Trần Thiện Thanh:

“Cho lệ khóc anh trong đôi mắt của hồn tôi
Nếu có ngày ai đến hôn lên quan tài người nghệ sĩ
Hãy giữ trong tim những dòng nhạc một thời
Một ngày dài ai kịp về bên anh hấp hối
Tôi sẽ hát bằng câu ca người nhạc sĩ đã ra đi.”
(Phạm Lễ)

2/ Lời của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thời sinh tiền đã phát biểu: “Trăm năm sau, chắc gì có được một tác phẩm chuyên chở nổi ẩn tình của người lính chiến như “Người ở lại Charlie”...”. Bài nhạc nói về người lính nhảy dù tử thủ giử đồn, nghe trong nỗi luyến tiếc, bi hùng.

3/ Nhạc sĩ Lê Dinh đã nói về Trần Thiện Thanh: "Chủ đề Lính đã tạo ra những bài hát hay thể điệu Bolero của tân nhạc Việt Nam. Và tôi nghĩ, Trần Thiện Thanh đã có những ca khúc kể chuyện tâm tình người lính Việt Nam Cộng Hòa rất dễ thương. Như trong bài Tình Thư Của Lính có câu: “Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay”".

4/ Sau hết, Tôn Tử quan niệm là: "Con người sống vì sự can đảm, vì danh dự và vì niềm tin của mình", và chúng ta có thể hiểu xa hơn khi con người sống bên lề sự nhu nhược là những người đánh mất lý trí vì sự vị kỷ hay vì thời cơ chủ nghĩa. Với tôi, Trần Thiện Thanh sống hết lòng cho quê hương và dân tộc Việt Nam. Ông đã hoàn tất sứ mạng của mình và tiếng lòng của Trần Thiện Thanh vẫn bàng bạc trong cuộc đời này. Xin cám ơn Nhật Trường, cám ơn Trần Thiện Thanh... Cám ơn những giá trị tích cực đóng góp của ông vào một lịch sử mà thế hệ chúng ta đã không may đánh mất.

Việt Hải Los Angeles

Ghi chú:
1/ Việt Hải xin cám ơn các nhà văn Huy Phương, Mường Giang, Phạm Lễ BMD và Trần Củng Sơn, Biển Nhớ và Nguyễn Đình Toàn mà tôi đã tham khảo các bài viết của quý vị về nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
2/ Việt Hải xin cám ơn quý nhạc sĩ Thanh Trang, Lê Dinh qua bài viết về ca sĩ Nhật Trường, cũng như cám ơn quý chị Bích Huyền, Ngọc An và Hồng Vũ Lan Nhi cung cấp nhiều tài liệu cho bài này.
3/ Giờ cuối được biết Trung Tâm Asia đang ráo riết chuẩn bị thực hiện một đại nhạc Hội trực tiếp thu hình DVD nhằm vinh danh ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh (tổ chức tại La Mirada, Nam California vào ngày 18 -2-2006), hoan hô dự án này.


Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.