Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Tiêu Nương
Thập Duyên
#1 Posted : Tuesday, March 15, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Thập Duyên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 69
Points: 0

Tiêu Nương

[img] http://nmchau.club.fr/Members/Photos/tieunuong.jpg[/img]



Con gái sông Thương, Bắc Việt, con sông đôi giòng nước chẩy, cũng như Tiêu Nương, cộng sinh, Trung Việt, nhưng từ nhỏ theo văn học Pháp Việt.
Thời thiếu nữ , tốt nghiệp trường Ðồng Khánh, Hanoï, làm giáo viên ở các trường Bắc Việt, rồi phụ trách một lớp dạy trẻ con Pháp thi lên Trung Học Albert Sarrault.
Hai lần sang Pháp học và thực tập mẫu giáo và con trẻ chậm tiến, và viện cao học dinh dưỡng Paris về Saigon mở trường Decroly, đường Hồng thập tự, dự định áp dụng phương pháp giáo khoa tân tiến, và nội trú với khoa dinh dưỡng mới nhưng gặp nhiểu trở ngại, năm 1954 định cư ở Pháp...
Thành công chức bộ văn hóa Pháp .... mãi tới khi hưu trí mới về nguồn bằng cách viết văn tiếng Việt, gọi đùa là "những bông hoa nở muộn"
Tác giả tập truyện ngắn " Ðổi vợ" và nhiều truyện ngắn khác trên các báo chí ở Mỹ, Pháp và Canada. chưa in sách. Ðồng tác giả với bạn đường đời, Trúc Viên Lang Bùi văn Nhẫm truyện dài Võ Hiệp lịch sử Việt Nam Thương Giang Diễm Sử, thời tàn Trịnh, chưa in...
Năm nay, 2005, có người không biết Tiêu Nương, hỏi tuổi thì tác giả, nhà giáo thức giấc, trả lời đùa bằng bài toán sơ đẳng :
Tuổi em 5 độ trăng rằm,
cộng thêm 10 nữa vẫn lầm 1, 2 !



Vài bài phê bình quyển Đổi Vợ

Phụ Nữ Việt Californie so 61 56 Fév.96

Tập truyện " ÐỔI VỢ"... Ở tập truyện ngắn này, người đọc có thể nhìn thấy một thế giới VN khác qua lời kể của của một người VN khác. Ðó là người VN đã rời bỏ quê hương trong một hoàn cảnh khác với hoàn cảnh những người VN tỵ nạn đã hợp thành cái cộng đồng người Việt hải ngoại bgày hôm nay. Ở tập truyện ngắn này, người đọc được thấy rõ những chuyển động lịch sử đã cắt khối dân tộc VN thành từng mảnh, và ném vào thế giới....
Những mảnh đó , dù chung một tổng thể, đã có những dị biệt thực bất ngờ.
Khám phá lại một mảnh của chính mình là một điều thực lý thú...

Thế kỷ 21, tháng bẩy 1995, Phạm Xuân Ðài.

Ðổi Vợ...
Tiêu Nương, tác giả, là một người sinh sống ở Pháp từ 1954, sau khi thôi làm nghề dạy học ở Việt Nam, trở thành công chức bộ Văn Hóa Pháp cho tới ngày về hưu...Một điều lạ nơi bà là chỉ sau khi về hưu bà mới thực hiện một ước vọng nuôi trong thâm tâm từ lâu, là viết văn. Chỉ từ 1991 các truyện ngắn của bà mới bắt đầu xuất hiện trên báo chí, mà bà gọi là những bông hoa nở muộn trong văn chương hải ngoại.
Như đặc tính chung của những người lớn tuổi, bà nhớ rất rõ những gì xảy ra đã lâu, khi bà còn nhỏ, tại Bắc Việt. Hình như ngay cả văn phong của bà cũng mang dáng dấp của thời Tố Tâm, mà chắc hẳn thời ấy bà đã say sưa đọc.
Nhưng phải nhận truyện của bà rất phong phú, đề tài thay đổi từ xưa đến nay , lắm khi xưa và nay được trộn lẫn vào nhau một cách tài tình.
Về tâm lý phụ nữ bà tỏ ra tinh tế và sành sỏi, có thể đó là kết quả chiêm nghiệm của chính bản thân tác giả một cuộc đời dài. Truyện của bà là truyện tình, bà có cái nhìn về những kẻ thuộc về "nòi tình " rất lý thú :
Những người giàu tình cảm, nặng tình thương chìm đắm trong yêu, không biết mình ở tuổi nào. Thương và Yêu cứ theo tuổi lớn lên mãi mãi mà tình cảm chẳng bao giờ trưởng thành . Chỉ trưởng thành khi đi vào lý trí !
Chính sự quan sát, suy nghiệm về tình yêu của bà là cái rất mới và linh động, làm cho tác phẩm của bà trở nên lôi cuốn, trong một hình thức văn chương, thoạt đầu tưởng như cổ xưa.

Báo Ngày Nay, Xuân Bính Tý, 1996, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.

Các cây bút nữ.
Ðặc biệt , năm 1995 cũng được chứng kiến sự sinh hoạt khá ngoạn mục của một số cây bút nữ . Lớn tuổi nhất thì có lẽ là Tiêu Nương, một công chức hồi hưu của bộ Văn Hóa Pháp, đã sống ở Paris từ năm 1954, với tập truyện ngắn "Ðổi Vợ" (Nhân Tríxb) Dầu như văn phong của bà có xem là cổ nhưng truyện ngắn của bà thì rất tinh tế, đa dạng, dựa lên trên một trí nhớ thần sầu, đặc biệt thành công khi tả tâm lý phụ nữ...



Thập Duyên
#2 Posted : Tuesday, March 15, 2005 9:07:29 PM(UTC)
Thập Duyên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 69
Points: 0

Tình Nước Hồ Thu



Tình em soi nước hồ thu,
Ðôi khi cũng muốn phiêu du phương trời.
Ngại khi một cánh sao rơi,
Gương hồ tan vỡ tận nơi đáy lòng!.

TIÊU NƯƠNG



Chuyến về nguồn cuối năm 1999, sau hơn nửa thế kỷ xa vắng, Thúy và Trường trở lại con đường tình duyên 'thủa ban đàu' ở một tỉnh nhỏ ven duyên, gần biên thùy Việt Trung ...Nhớ lại cuộc đời tình duyên từ ngày xa xưa ấy, cuộc cách mạng phong tục , tự do chọn lọc người bạn đường đời, chống đối lệ xưa, đặt đâu ngồi đấy, mà Thúy, Trường đã làm trong thời gian hoàn toàn bảo thủ ấy...Chỉ là một chuyện riêng không quan trọng, nhưng cũng là của một nhân chứng thời đã qua, với bao giai đoạn lịch sử đổi thay. Thân yêu tặng các em gái của thế hệ sinh sau...và tất cả các lứa đôi không mỏi cánh chung bay trên đường hạnh phúc...qua thử thách và khói lửa bạo tàn và các em các cháu trong mạng lưới van chương tín điện....



Tiếp tân duyên số . 1940



Thúy, cô giáo mới ra trường, về miền duyên hải này được hai năm thì gây dư luận nổi sôi ở cái tỉnh nhỏ (1) nước trong gạo trắng ấy mà dân chúng, hiền hoà hạnh phúc, chưa quen với những đổi mới thông thường. Họ nghĩ cô giáo quá tự nhiên, thời trang Cát Tường, bao tay trắng, đeo ví, mũ cói, khăn san phất phới, trên chiếc xe dạp ''đầm''xanh cẩm thạch, đôi bánh trắng phau, đôi lưới che xiêm áo óng ánh mầu mạ non, qua đường phố cùng với mấy bạn trai... Thực chướng mắt !, các bà mẹ nói vậy, mà các thiếu nữ kín cổng cao tường, cấm cung chờ ai, cũng nghĩ thế ! Cho nên mỗi khi Thúy qua đường trên con ngựa sắt ấy, các nàng gửi Thúy một liếc nhìn sắc bén, khinh rẻ, phản đối. Thúy vẫn tiếp tục, tự do, làm cái ''tiểu cách mạng phong tục, tập quán'' ấy ở tỉnh nhỏ này, nơi mọi người ngủ lịm bất chấp thời sự quan trọng đang tiếp diễn : Ðệ nhị thế giới chiến tranh từ mấy tháng rồI . (Coi truyện Con Hợi cắt tai. TN 1995)

Các bạn trai phần đông bằng lòng cái gàn dở của Thúy : muốn thành người mới trong ý thức, trong hành động thì phải thay đổi hình thức trước đã. Một quan niệm nhân sinh vui chơi mà thôi, vì thú thực, Thúy thích xiêm y diện đẹp từ thủa tóc thề ...còn chuyện ý thức hệ tân sinh chính trị hay xã hội cũng thế thôi, hồi sau phân giải !



Thúy mải mê ở tỉnh lỵ bé nhỏ nên thơ ấy... một thị trấn chỉ biết vui sống nhẹ nhàng trong một hạnh phúc thái bình nào, không biết, vì thời gian hay không gian chẳng ảnh hưởng của chiến sự thế giới đang lan tràn khốc liệt. Tỉnh lỵ thương yêu ấy vẫn sống đều theo nhịp sáng chiều của ba tiếng còi tầu thủy, cặp bến thay nhau....Ba con tầu thủy thơ mộng ấy là phương tiện liên lạc với bên ngoài cho nên ai nấy cứ đến giờ là lắng tai chờ : tiếng còi dài trầm trầm của chiếc Quảng Ðông, tiếng cao cao của tầu Thơ, và tiếng thỉnh thoảng như ho khàn của chiếc Giao Chỉ. Quảng Ðông của Trung Hoa, Tàu thơ của Pháp và Giao chỉ của chủ thuyền việt nam ,họ Bạch, nổi danh một thời. Trong tâm trạng ấy , Thúy gập người bạn đường đời, một cách bất thường.



Bữa cơm tân niên ấy, Thúy tổ chức thường lệ hàng năm. Tuyên Hảo, người làm của gia-đình, mẹ cho theo Thúy, như chị lớn trông em gái. Chị Hảo cùng Thúy đã sửa soạn tinh tươm dạ tiệc theo lối pháp, có thực đơn, có bầy bàn chu đáo . Mỗi bên bàn bốn bạn trai, Thúy ngồi đàu bàn, ngôi chủ nhà. Tuyên Hảo không mách gia đình Thúy tiếp toàn bạn trai, phần nhiều hơn tuổi Thúy . Tuyên Hảo đồng ý cho Thúy áp dụng ''chiến thuật an toàn trong đám đông'' . Ðúng thế. Trong số đó có mấy chàng định tâm ''hạ'' thành trì Thúy, bằng chiến thuật ''khoa trương thanh thế'' nào là dòng dõi thế gia, nào là giầu có từ mấy đời, nào là chưa bao giờ có vợ, còn chờ ''trái tim em gái'', một anh chàng dịch từ pháp ngữ (attendre l'âme soeur!) , nào là...nào là....nhưng không ai có dịp thi thố tài năng, Thúy chưa bao giờ tiếp riêng ai tại tư gia . Tuyên Hảo dọa : Khi nào em tiếp riêng một người là nguy hiểm đến với em đó ! chị không ở đời với em để canh phòng, bảo vệ đâu ! Khi ấy , mới ra trường, mười bẩy, mười tám, trí óc nặng chĩu lý tưởng phương tây, ngây thơ, quan trọng hướng vào nghề nghiệp, còn việc lập gia đình là chuyện không nghĩ đến. Quả là thời gian sung sướng vui chơi. Cha mẹ cho tự do dù chưa thành niên ( hồi đó hai mươi mốt ) với điều kiện sau vài năm thực tập, phải trở lại dạy tiếng Pháp trong các trường Trung Hoa . Bố thường nhắc cỗi rễ trung Hoa khi Thúy còn nhỏ, lễ phép nghe, nhưng Thúy luôn quên, cố tình quên, hay tự nhiên quên, không biết?, chưa có dịp nào phân tích . Từ bé đến lớn chưa đến trường trung hoa nào, trái lại từ vỡ lòng đến tốt nghiệp nữ học Ðồng Khánh, đều vui sống giữa chúng bạn Việt Nam, Thúy quên tiếng mẹ đẻ rồi Thúy là cô gái việt nam vẹn toàn ... Thúy nghĩ thế ! Có những áo dài Thượng Hải mẹ may cho, nhưng Thúy chưa hề mặc, Thúy mải mê áo dài Việt thời trang, những kiểu áo do một người mẫu lý tưởng trình bầy là một chị đồng môn hồi đó mà hình ảnh luôn luôn lên bìa báo chí đương thời . Nhưng trên đường đời mới dấn bước, nhiều sự kiện luôn luôn nhắc nhở đến cội nguồn pha giống của Thúy . Ông nội, ông ngoại, gốc Trung Hoa, ở đãt Việt dã được hai đời . Bà nội, cô gái sông Thương, với chàng trai Trung Quốc họ Tiêu, và bà ngoại cô gái Ninh Giang, với chàng trai Trung Quốc họ Lương, ''sa ngã'' đường tình, gây dựng gia đình hạnh phúc (đọc Câu chuyện gót sen của Tiêu Nương), Thúy là thế hệ thứ ba đi tìm ''lẽ sống'' trên dải đãt lành chim đậu này.



Chị Tuyên Hảo còn bận dưới bếp, một mình Thúy đợi khách trong phòng, tâm tư suy nghĩ, rồi Thúy rơi vào yếm thế, thời sự quốc tế sắp nổi sóng những đãt lành, sóng cồn bão đổ , chim lành sẽ không còn chỗ đậu (2) ... thế thì Thúy còn vào khó khăn phức tạp làm chi ?, sao cứ chần chừ, từ chối bao đám hỏi ''đồng hương''… con trai một bá chín nổi danh, hay chàng trai mà sức học chưa qua lớp ba, mà ngày nhỏ Thúy nghe anh ta ngọng líu, trong bài học vỡ lòng : sỉu sỉu méo! sỉu sỉu méo ! (con mèo tí hon! con mèo tí hon !), nhưng là thừa kế duy nhất của một phú thương Tàu ... hay cùng lắm, không bao giờ đói khát với anh chàng võ sĩ chặt thịt quay ở phố hàng Buồm Hà Nội ! Ừ thì trông mấy chàng trai này trông ''tầu tầu'' nhưng giản dị biết bao ? Thúy vẫn cười thầm với cái đùa cợt thân thương ấy . Giản dị, dễ hiểu, nhưng ''tầu tầu '' làm sao ấy ! Tại sao cứ mở cửa vườn riêng để chờ đợi ai trong đám chàng trai Việt vô cùng phức tạp, rào trước đón sau, ngập ngừng bất định, e ngại lo âu trước đường tình, hay manh tâm lừa dối, mánh khoé, lạm dụng ... thâm tâm chỉ muốn ghi tên Thúy vào bảng danh sách những con vật hy sinh, trong những cuộc dượt săn tình ái vui chơi ?.

Nghĩ tới đó, Thúy cười riêng tự trấn an : Săn được con thú hoang PhươngThúy chưa có ai đâu !

Khách lần lượt đến nhà ... nhìn giờ , sắp điểm tám tiếng rồi mà còn thiếu một chàng !

Chàng thứ tám hơn nửa giờ sau mới tới, lại bất ngờ dẫn theo một chàng khác, không quen biết , dáng điệu vụng về, rụt rè, mà anh ta giới thiệu là Hoà Trường, và chàng tthứ tám giải thích thêm với bọn tân khách, nụ cười hơi chế nhạo, Hoà Trường là một chàng trai ''tấp tểnh'' vào đời, vì nghe người ta ''đồn đại'' về Thúy , xin đến ''trình diện'' bà Récamier ! (anh chàng thứ tám này lúc nào cũng ý nhị bóng bẩy, nhắc đến một nữ danh nhân Pháp thường họp bạn văn chương khoảng đàu thế kỷ 19. )



Tuy những buổi họp bạn của Thúy thường phê bình , thảo luận văn chương mỹ thuật, Thúy không bằng lòng cái so sánh ấy, Thúy là thiếu nữ không phải là thiếu phụ có chồng như bà Récamier lại thêm hơi ngạc nhiên nhìn người lạ tự do ''đổ bộ'' thầm trách chàng khiếm nhã. Nhưng cứ nhìn chàng trai, Thúy thấy khác hẳn mấy bạn kia . Người nào cũng y phục mầu sắc và kiểu mẫu thời trang, cà vạt hay nơ đúng mốt . Còn chàng trai mới đến không giấu cái giản dị nghèo nàn, với bộ âu phục đã phai mầu hai vai, chiếc cà vạt hẳn đã bao lần tháo ra buộc lại ... Thúy thấy cảm tình đột khởi . Thế rồi Thúy nhận ra đó là người đọc sách một cửa sổ bên đường trong tỉnh, mà ánh mắt theo Thúy những buổi chiều mỗi khi Thúy đạp xe qua . Tỉnh nhỏ này ai cũng đã nhìn thấy ai, ít nhất một hai lần, dù không giao thiệp . Thúy bảo chị Hảo xếp thêm đĩa cốc, đặt chàng đầu bàn, đối diện với Thúy . Tiếp khách theo lối Pháp, món ăn sửa soạn phức tạp đúng số người thôi. Thúy nhường phần Thúy cho anh, chị Tuyên Hảo cho Thúy mấy thứ ăn khác . Chắc chắn là anh không để ý đến chi tiết ấy ... cách sử dụng dao, nĩa của anh, thuộc phái tập sự vào đờ i. Có món ăn, anh bỏ phần chính, chỉ ngon lành ăn phần phụ ... Cảm tình, Thúy tha thứ ... tất cả ! Rồi Thúy đón nhận vào số bạn bè.



Cảm tình càng nặng cho anh chàng quá thực thà, vì có một hôm nào, rủ chàng ra phố, chàng ngập ngừng từ chối, trả lời không muốn đi bộ trên đường trải nhựa, dưới trời nắng chói chang . Gặng hỏi, chàng thú thực đôi giày duy nhất thì một chiếc thủng đáy vì thế sẽ bỏng chân ! chưa có tiền mua đôi khác ! Thúy buồn cười thương hại, anh chàng này khác hẳn bọn bạn trai kia ... Rồi dù sau đó chàng nhiều vụng về trong giao thiệp xã giao, Thúy tha thứ hết . Tha thứ mọi sự để anh vào đời Thúy từ ngày ấy, từ khi bất ngờ xếp chàng ngồi ghế số mệnh trong buổi tiếp tân, ghế của nam chủ nhân, đối diện với ngôi nữ chủ ! Công Chúa Phương Thúy tung cầu kén phò mã, chưa kịp tung lên, gió lương duyên đã thổi khôi tay, đưa cầu đến tận chàng trai từ xa xăm muôn dậm, chợt ngừng bước nơi đây ...



Tình yêu và chủng tộc ?



Bởi vì, ít lâu sau, chàng và Thúy thành đôi bạn tâm tình, nhưng chẳng bao giờ nói tới yêu thương, chỉ là đôi bạn văn chương mà thôi, gặp nhau thì chuyện trời nam bể bắc, không ai đả động tới ''phác họa'' tương lai hạnh phúc . Cứ thế mấy tháng trời rồi có ngày nào, chàng chỉ cái bảng đồng nhỏ ghi tên Thúy trên xe đạp : T.P.THÚY , Trường hỏi Thúy T. là họ gì ? Thúy tinh nghịch để chàng đoán . Anh chàng điểm binh các họ bắt đàu chữ T, nào là Trần, nào là Tô là Trịnh, nào là Từ là Tôn ... Thúy lắc đầu . Sau cùng Thúy nói họ Tiêu , một dòng họ khá hiếm ở Việt Nam . Trường ngạc nhiên :

- họ Tiêu ? vậy Thúy là người Trung Hoa ?

Thúy tinh nghịch trả lời :

- đúng thế, Thúy là cô gái Trung Quốc, dù Thúy sinh ở đãt Việt, ở đãt anh hùng Yên Thế của Việt Nam . Thúy là hậu duệ của mưu sĩ Tiêu Hà, thủ tướng của Hán Cao tổ Lưu Bang, nếu Trường không ưng thì Thúy là hậu duệ của một Hoàng Hậu họ Tiêu đời Hán, và nếu Trường không bằng lòng nữa thì Thúy là hậu duệ của thứ sử Tiêu Tư đầu thế kỷ thứ sáu, bị dân Việt Nam đuổi về Tàu ... Nếu Trường không thích nữa, đuổi Thúy, thì Thúy đi về nhà ngay bây giờ !

Làn đàu, một cử chỉ thân yêu giữa đôi bạn, Trường cầm đôi tay Thúy :

- Xin lỗi, xin lỗi Thúy, Trường tò mỏ, hỏi thế thôi ! Trường tò mò vì Trường muốn đi xa hơn nữa ... Thúy có cho phép không?

Thúy không nói gì, kín đáo gửi chàng ánh nhìn ''ngập ngừng cho phép'' . Nhưng hôm ấy tiếp tục chuyện trò , dè dặt, đề phòng, không vui như trước . Tự ái tổn thương, Thúy gượng vui, rồi khi chia tay Thúy buồn rầu trông theo Trường ra về, vẻ mặt không giấu nổi bận bịu tâm tư . Ðôi bạn thường hẹn nhau ở đồi thông trông xuống làng Yên Trì, phong cảnh tuyệt vời . Có khi mải mê nói chuyện, sẩm tối mới chia tay, trong lễ độ, tương trọng, tương kính . Ðã hơn tuần, không thấy Trường thơ hẹn, Thúy cũng nóng lòng, nhờ chị Hảo dò xét . Chị về trả lời Trường không đau ốm, đi làm thường lệ . Bận rộn việc thi của học trò, Thúy sắp đi vào dửng dưng rồi có thể nhẹ nhàng ghi cuộc gặp gỡ này vào mục chuyện bất thường không quan trọng của đường đời .

Nhưng cuối tuần sau được thơ của Trường , vẻn vẹn hai ba dòng, không văn chương ý nhị như những thơ trước :

- Thúy thương mến, Thúy choTrường được gặp ngay để bàn định chuyện quan trọng đến đời chúng ta . Hai tuần không gặp Thúy để tìm quyết định ... nay Trường đã nghĩ kỹ rồi, chỉ còn chờ ý kiến Thúy ...

Thúy giận cái anh chàng quê mùa ngây thơ này, giữa Thúy và Trường có hứa hẹn gì đâu? việc quan trọng cho đời chàng hay đời Thúy . Ðời Thúy thì việc gì đến chàng? Ðịnh tâm gặp sẽ cho chàng ''bài học'' lịch sự trường đời, nhưng khi đến nhà chàng, Thúy lại thấy mềm lòng thương yêu, thương yêu cái ngây thơ khờ dại của anh chàng tuy cùng tuổi nhưng vào đời chuyên nghiệp sau mình những hai năm ... mà ngôn ngữ hay cử chỉ khác hẳn các bạn trai khác . Hay là Thúy tưởng thế ... Khi thương yêu thì bao giờ cũng kiếm ra cớ gọi là chính đáng để thương yêu ! Hay là người nữ anh hùng Thúy , với thiên năng từ mẫu ( instinct maternel?) sẵn có, muốn bảo vệ anh chàng ngây thơ khờ dại ấy chăng ? Không nhắc đến bức thơ, Thúy rủ Trường đi Haiphong coi chiếu bóng . Ði xe đạp sang Haiphong, quãng đường khoảng chừng hai mươi cây số, là một thích thú... phong cảnh dọc đường nhiều nơi tuyệt vời, nhưng đôi bạn bận tâm việc quan trọng như Trường nói trong thơ . Phải qua hai chiếc phà mới tới Hải phòng ... Chiếc phà thứ nhất là Bến Ðò Rừng, rộng gần hai cây số .. .Ðôi bạn ngồi trên thành phà . Ðột nhiên Trường hỏi:

- Thúy là Trung Hoa mà Trường , Việt Nam, chúng ta lấy nhau, nếu hai nước chiến tranh thì Thúy ở phía nào?

Lần đàu tiên anh chàng ''phác họa'' dự định tương lai, mà lại đặt câu hỏi gàn dở ấy, Thúy vừa tức mình, vừa buồn cười, vì quả nhiên, trong bao nhiêu ngày im hơi lặng tiếng, anh chàng bị ''cắn rứt lương tâm'' vì cái ''cỗi rễ'' của Thúy . Thúy bình tĩnh trả lời : -Chúng ta chỉ là bạn, đã lấy nhau đâu, đã chiến tranh đâu mà đặt vân đề ? thôi cũng nghe Thúy nói đây : Thúy làm dâu nước nào, thì Thúy đứng ở phía đó, rất giản dị ! ... Thúy là thế hệ thứ tư, thế hệ cộng sinh ở đất Việt . Phà chúng ta đang qua bến Ðò Rừng cửa sông Bạch Ðằng lịch sử, tổ tiên Thúy , thời Tống chạy sang đây, thành con dân đãt Việt cũng đã đóng góp vào việc chống Nguyên của Hưng Ðạo Vương ... Trường hãy nhìn dãy núi Yên Tử xanh lam xa xa kia ... Thúy về tỉnh này trước Trường, mỗi khi qua đây, Thúy thường trông lên dãy núi Yên Tử thẩm khấn vị vua Trần lên núi tu hành sau khi chiến thắng Nguyên Mông, phù hộ cho Thúy, con dân đất Việt, được may mắn trên dải đãt này ...Trường biết không ? - lúc đó phà đã ra giữa cửa sông Bạch Ðằng, - Trường biết không ? nếu chúng ta đi phía này, chì chừng vài giờ nữa, chúng ta sẽ qua Kinh Môn, rồi đến đền Vạn Kiếp, nơi thờ vị anh hùng đãt Việt Trần Hưng Ðạo, người Việt Nam duy nhất đã đốt tráp khảm (3) để tha thứ và đón nhận ... người đầu tiên trong lịch sử đã hướng về dân tộc giải hoà ...

Ðịnh nói thêm nữa, nhưng Thúy bỗng chán nản, dửng dưng ... Thúy thuộc sử Việt nhiều hơn Trường ...Trường đã quên dân tộc Bách Việt rời bỏ đồng bằng Dương Tử Giang từ bao nhiêu thể hệ trước xuống bán đảo Ðông Dương dựng nước rồi chặn đứng những dân tộc khác từ những quần đảo phương đông cùng muốn xâm nhập nơi đãt lành chim đậu này . Thúy quay đi nhìn Quảng Yên dần xa, biến sau mấy làn khói trắng của sở đúc kẽm quen thuộc, trên bầu trời xanh thẳm ... Mối buồn vô hạn tràn ngập tâm tư , cay đắng thất vọng mọi bề . Trường không yêu Thúy, bởi vì tình yêu không lý luận, không so sánh, không hối hận, không tính toán, không cân nhắc, không biên giới giống nòi ...đó là tình yêu lý tưởng ? Làm gì có trên đời ! Thì ra Thúy cũng ngây thơ khờ dại . Kết luận Trường đã có người yêu trước khi gặp Thúy ... Thúy quyết định để Trường đi theo con đường tình duyên của Trường.



Khi về nguồn vừa qua, sau hơn năm mươi năm xa vắng, lại qua bến Ðò Rừng thương mến, chợt nhớ bài thơ Chiều trên Yên Tử của nhà thơ Thân Thị Ngọc Quế :

Chiều khói mung lung khuất tháng ngày
Nửa gian chùa núi lẫn trong mây
Suối đùa dưới lá tuôn dòng biếc
Thông hát trên non nhạt bóng gầy

Ðâu cội tùng xưa vàng cánh hạc
Còn sân rêu cũ trắng nhành mai
Tiếng chuông đánh thức niềm cô tịch
Thành bụi mưa ngàn phất phới bay.

Thân thị Ngọc Quế



Nghĩ lại khi ấy, buồn nản tràn ngập tâm tư, nếu có bài thơ này thì Thúy cố tình đọc nhầm một từ : bụi là bại ... (thành tực xin lỗi tác giả ...)

Thành bại mưa ngàn phất phới bay

Bởi vì Thúy hay nghĩ đến vị vua Trần thế phát đi tu ở Yên Tử sau khi hiểu ra rằng thành hay bại không có gì quan trọng cho lẽ sống, chỉ là một hạt mưa ngàn nhỏ bé li ti trên không gian bao la ảm đạm ...Tình trường của Thúy, thành hay bại, cũng chỉ là hạt mưa ngàn mà thôi.



Bác tôi., bà mai bất ngờ...



Trên đường từ bến Ðò Rừng đến bến Ðò Bính, tuy rất dài, nhưng không ai nói gì. Nhưng sau hai mươi cây số song song đạp xe, im lặng , mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng tư, tới phà Ðò Bính, gần Haiphong, lúc ấy đã đầy người và xe cộ. Muốn giải tỏa cho Trường, nói Trường biết là Thúy không dự định tương lai nào với Trường, Thúy nói : - Trường ơi, chúng ta trở về Quảng Yên, Thúy hết hứng thú coi chiếu bóng rồi!

Trường chưa trả lời thì một bà quá giang cùng phà ngang hỏi Thúy :

- Trường nào, có phải Trường mớt bổ về làm việc ở Quảng Yên, con ông ...?

Bà này, trạc ngũ tuần, ngồi xệp dưới sàn, dựa lưng thành phà, áo nâu, yếm cũng nâu non, xiêm đen đã bạc mầu, điểm đặc biệt là trời nóng bức như thế mà bà chít khăn vuông đen che gần hết mặt . Thấy Trường nhìn bà, nghi ngờ, Thúy liền ngồi xuống cạnh bà , Thúy gật đầu, bà nói :

- Trường là cháu tôi, tôi là chị của mẹ Trường, nhưng tôi chưa gặp cháu bao giờ ! Trường ngạc nhiên nhưng im lặng. Quên chưa nói là Thúy rất nhiều bạn ở tỉnh nhỏ duyên hải . Bạn trai giới gọi là trí thức, nhiều đã dành, mà con thú hoang Phương Thúy này thường cợt đùa, nói thức là mới thức dậy chứ không phải là biết, và Thúy cũng nhiều bạn gái, không phân biệt tuổi tác, cỗi rễ hay thành phần xã hội . Mấy bà gọi là nhà quê bán rong trong tỉnh Thúy đều quen biết . Tãt cả đều là nhân vật trong những truyện sẽ viết ra, mộng văn chương từ ngày còn ghế trường xưa ... Thúy thấy cảm tình đột khởi với bà khách nhà quê cùng quá giang này . Thúy cầm tay bà :

- Cháu chưa nghe anh Trường nói gì về bà bao giờ. Chúng cháu mới quen nhau mấy tháng thôi .

Trường thấy Thúy ngồi cạnh bà tự nhiên hỏi han, cũng cố đuổi nghi ngờ :

- Thưa bà, bố mẹ cháu không nói tới bà bao giờ . Cháu yên trí, mẹ cháu là con gái lớn nhất ; và mẹ cháu còn mấy người em gái mà cháu biết hết, cháu gọi bằng dì... vậy thì cháu phải gọi bà bằng Bác ... ?

- Như vậy, - Thúy nói, - bà là chị họ của mẹ anh Trường ?

Bà xua tay :

- Chị cùng mẹ khác cha ! câu chuyện khá dài, không tiện nói ở đây !

Bà nhìn Thúy, đôi mắt thực trong sáng, hàng mi dài cong, nước da hồng hào rám nắng . Biết Trường chưa ra khỏi nghi ngờ, Thúy nói :

- Thưa bác, hôm nay hai cháu có việc bận, tuần sau đến thăm bác. Bác cho địa chỉ ... Trường rất bằng lòng Thúy trì hoãn hộ chàng. Ðoán là Trường muốn hỏi gia đình trước ... Bà chỉ phia Ðò Bính bên Thủy Nguyên, đói diện với Hải Phòng :

- Nếu cháu không chê nghèo, đến thăm thì bác vui lắm, nhà bác một mình giữa cánh đòng gần bến đò, không nhầm được .

Thúy nhìn xa xa thấy một căn nhà nhỏ, tường vôi trắng, giữa cánh đồng, cạnh một bụi chuối nhỏ . Thúy ghé tai bà :

- nếu anh Trường ... bận việc, không đến, thì cháu đến thăm bác ...

Phà gần cặp bến, bà đứng lên , Thúy càng ngạc nhiên, bà cao lớn hơn cả Trường, và dưới nắng trưa, đôi mắt mầu cẩm thạch ... Trường chào bà còn Thúy thì tần ngần nhìn bà đi vào tỉnh . Trường hẳn bận bịu vì bà bác bất ngờ nhận họ, còn Thúy tiếc không được nghe ngay chuyện bà bác ấy . Ròi hai người lại bận tâm về vấn đề cỗi rễ của Thúy mà Trường đã nêu ra . Không đi coi chiếu bóng mà cũng không đến nhà ai, Thúy ngồi vườn hoa, chờ tầu về . Trường vẫn theo Thúy, cùng ngồi xuống ghế, nhưng hai người lơ đãng nhìn hoa lá trời mây, không lới trao đổi .

Ðến giờ , Thúy dắt xe đạp xuống tàu . Thúy mong Trường giận , đi nơi khác, nhưng Trường cũng theo xuống tầu . Tàu thủy rất nên thơ này, gọi là tầu Thơ, con tầu không những nên thơ mà cũng là tên gọi thông thường vì tầu chở thơ công tư đến các tỉnh duyên hảI . Tàu có guồng đạp nước phía sau như những chiếc tầu thơ mộng một thời trên sông Mississipi Mỹ Quốc . Từ Hải Phòng đến Quảng Yên con tàu đạp nước khoảng hai tiếng mà thôi . Tiếng còi tầu rung động con tim . Còi tầu của chia tay, hay của hẹn hò gặp lại mai sau ? Thúy chìm đắm suy tư, vịn lan can, lơ đãng nhìn phong cảnh bao la sông nước óng ánh dười trời chiều vàng rực phía tây . Tàu bỏ quãng đục ngầu phù sa đến khoảng sông rộng lớn mà nước sang mầu ngọc bích . Mãy con giang âu bay lượn xa xa thành những chấm trắng sáng rực nắng chiều linh động vẽ trời xanh không gợn mây . Trời không gợn mây, nhưng lòng Thúy mây đang đen chiếm đóng .
Tàu lại về ngang Ðò Rừng lịch sử, Thúy nhìn dãy núi Yên Tử mờ mờ sau màn lệ tự nhiên cứ lan tràn . Thúy không giấu nổi giây phút yếu lòng ấy . Không thể tha thứ ! Không thể đi đến yêu thương ! Thúy muốn quên bà bác nào vừa gặp, việc hứa hẹn đến thăm bà không cần thiết nữa . Tãt cả những gì liên can đến Trường sẽ bỏ đi hết . Thấy Thúy khóc, Trường kín đáo đi vào trong phòng khách ... Thúy vịn lan can, lơ đãng nhìn mấy cánh buồm nâu căng gió ra khơi, mong muốn những ý nghĩ yếm thế cũng theo mấy cánh buồm ra khơi cho Thúy được bình thản cõi lòng . Thì ra Thúy cũng phức tạp ngây thơ . Sao cứ đòi hỏi quá nhiều ?

Hồi lâu sau, về phòng khách, thấy Trường buồn rầu suy nghĩ gần cửa sổ, Thúy mặc chàng trong vườn riêng của chàng ... mảnh vườn đang bão tố phong ba, vì đến lúc phải lựa chọn một quyết định bạo tàn nào đây ?

Tàu cặp bến . Chia tay, xã giao lịch sự, dưới rặng đèn vừa bật sáng vàng nhạt trong đêm mới đến, linh động hình bóng lá cành xao xuyến trên đường về ...



Lại trở về chủng tộc...



Sáng chủ nhật cuối xuân ấy, trời hồng rực phương đông, báo hiệu một ngày nắng ấm . Một mình trên đường, Thúy đạp xe tới bến Ðò Rừng, nơi thường ra chơi, đọc sách và ngắm nước mây trời, phong cảnh hùng vĩ, bao la, không ràng buộc . Ngồi trên mỏm đá mòn, dưới chân rạt rào sóng vỗ, Thúy nhớ nhà, nhớ căn phòng gác cao ỏ Phủ Lạng hình dung mẹ đang gấp chăn bông nhiễu, vén màn the, đánh thức Thúy ... mẹ giục sắp đến giờ tầu về ký túc xá...Thúy nhớ tiềc những phút giây không vẩn bụi trần ấy ... Tự trách sao điên cuồng vội sớm lìa xa mái ấm đi dạy học nơi xa xôi này ... ? Lại nhớ đến có ngày nào, lâu lắm, trước khi “khám phá” Thúy là cô gái pha giống Việt Trung, Trường hỏi Thúy, gần như trách móc :

- Tại sao Thúy không dạy trẻ con ta mà chỉ trông nom bọn trẻ con Pháp ?

Trường thừa biết Thúy được đặc cử dạy các trẻ con Pháp vì có giới thiệu của bà đốc trường Ðồng Khánh và nhất là vì những kết quả tốt đẹp của học trò Thúy trong các kỳ thi lên Trung học, cho nên viên công sứ và các Giám Ðốc Pháp đều gửi con đến lớpThúy họ vận động giữ Thúy đặc phái mấy năm ... Thế mà Trường còn hỏi han trách móc. Thúy tức mình :

- Thúy đã dạy ở các trường ta của mấy tỉnh Bắc Việt trước khi bổ nhiệm ở đây . Học trò ta hay học trò Pháp cũng thế thôi ... Lương tâm nhà nghề, cao độ tâm lý, đó là đường đi dến thành công của Thúy ... Thúy không kỳ thị chủng tộc... Thúy trách khéo anh chàng gàn dở ấy - , này Trường ơi, cả nước biết bao thầy cô thủy chung trông nom 'con ta' rồi... có lẽ chỉ có một mình Thúy bị xung công dạy 'con tây', Trường làm gì mà phải quan tâm lo sợ ... trái lại học trò Pháp của Thúy được Thúy thương mến tận tình dạy bảo, chúng nó sẽ yêu mến nước Việt ... nước Việt. của Trường ... qua Thúy ! Trường 'chính trị cao ' sao không nghĩ đến khía cạnh ấy ?

Anh chàng gàn dở, giáo điều ấy vội vàng xin lỗi và Thúy cũng vội vàng tha thứ . Lần ấy thì vội vàng tha thứ, nhưng lần này thì không thể bỏ qua . Nghĩ tới đây, Thúy gập cuốn sách Gió Ðông Gió Tây của Pearl Buck , nhà văn mới được giải thưởng Nobel mấy năm trước, sách mở ra chẳng đọc trang nào . Phà ngang mới về bến, Thúy như người máy dắt xe xuống phà sang ngang rồi đạp xe đi Hải Phòng . Bãt chấp 'thân gái dậm trường', Thúy quên hẳn cái nguy hiểm ở Núi Ðèo, giữa đường, có đồn binh, lính Pháp hay bờm xơm cợt nhả . Khi đến nơi mới nhớ ra . Ðồn binh đóng trên đèo cao . Thúy rắt xe lên tới đầu dốc, hai lính gác hỏi giấy, thái độ không an ninh lắm . Thúy đưa chứng minh thư cô giáo dạy trường Pháp của tỉnh do chính công sứ vừa là chủ tỉnh vừa là thân sinh của hai cậu học trò cấp . Thường thường mấy quân binh này không có nhiệm vụ hỏi giáy tờ, nhưng đã trót, họ đành đem vào cấp trên . Một trung úy Pháp trẻ tuổi lịch sự con nhà, ra nói :

- Chào cô giáo ! Cô có việc gì gấp mà đi một mình ? nếu cần cô đợi đội tuần la sắp sửa đến giờ lên đường . Họ sẽ bảo vệ cô đến bến Bính.

- Cám ơn trung úy, - Thúy tủm tỉm khước từ -, tôi rất quen đường này, không có gì nguy hiểm cho tôi đâu, ngoài .. .ngoài ... các ông !

Trung úy Pháp vội vàng 'trống lảng', khen cái xe đạp và cái mũ cói rộng vành buộc dải xanh Thúy đeo sau lưng, cái áo dài xanh lá mạ sao mà hợp mầu , rồi anh ta nói :

- Cô giáo ! chúng tôi không ý xấu đâu ... cô giáo là đồng nghiệp của em gái tôi, nhưng nó dạy ở Saigon ...

Thúy cám ơn, từ biệt . May là đường xuống dốc, chỉ mấy phút sau, Thúy đã xa đồn binh, yên tâm . Sự kiện này làm Thúy chợt nhớ đến bà bác của Trường, Thúy quyết định dến thăm .



Ngôi nhà đặc biệt và bác tôi...



Ðến Ðò Bính, trời bắt đầu nóng bức . Thúy vất vả dắt xe trên con đường mòn rất dài mới tới một căn nhà, tường trắng, mái rạ, rất nhỏ, mà kiến trúc thực là bất thường nơi đây, vì có một ống khói vuông bằng gạch nâu hồng . Nhỏ, thực nhỏ, càng nhỏ thêm vì căn nhà xây dựng lẻ loi một mình gần một dải ruộng rau bát ngát, cạnh một bụi chuối còm, và mấy cây soan khô héo dưới nắng trưa . Căn nhà đơn chiếc lẻ loi vì làng xóm thì xa tít phương trờI ...

Ngập ngừng gõ cửa tre . Có tiếng người ra cửa sổ liếp tre vuông, cửa sổ đơn sơ dựng lên chống giữ bằng một cành tre . Bà bác hiện ra khung cửa sổ, thấy Thúy, vội đẩy cửa vào sang bên . Cửa này cũng bằng tre và đơn sơ như cửa sổ . Bà bác không để ý đến Thúy, nhìn ra xa, tìm kiếm :

- May quá, hai cháu lại chơi, tôi đang sửa soạn sang Hải Phòng đi chợ Sắt, Trường nó đâu ?-

- Thưa bác, chỉ có cháu đến thôi. Anh Trường đến phiên thường trực .-Thúy trả lời. Thúy mải mê quan sát căn nhà thực đặc biệt , nhất là cái bếp cao như bếp phương tây, có lò than, và ống khói qua mái nhà ... vừa đun nấu, vừa sưởi mùa đông . Sàn đất nện bóng láng như gương . Và tường cũng đặc biệt như một lô cốt vì dày gần một thước . Kiến trúc kiên cố để chống chọi những cơn bão tố luôn có nơi đây, nếu không có dải ruộng rau xa xa thì coi như đồng không mông quạnh, giữa luồng gió bão, không cây cối lớn, không đồi núi cản ngăn . Thúy chợt liên tưởng tới những căn nhà bờ biển mà nhà văn hào Pierre LOTI tả trong Những ngư phủ đảo Islande . Mải mê quan sát quên cả bà bác đang đun nước pha trà trên cái bếp phương tây ấy . Ðã trong nhà rồi mà bà vẫn khăn vuông kín húp , chỉ còn vài mớ tóc ngắn vàng lơ đãng trước mặt . Bác còn trẻ thế mà mấy nét nhăn trên trán và hai bên cằm, như dao khắc ... Nét dấu thời gian ấy và vẻ buồn rười rượi càng tăng thêm vì ánh nắng rọi nghiêng cửa sổ . Thúy hình dung bác là một phụ nữ bretonne nước Pháp ... đợi chồng đi biển cả từ lâu chưa về . Thúy cười thầm thì ra ảnh hưởng văn hóa pháp tràn ngập tâm tư, chưa đặt chân trên đãt pháp bao giờ mà biết hết các''sắc dân'' nước Pháp . Thúy có mấy học trò nguyên quán mấy vùng nước Pháp, kể cả sứ Coóc (Corse) nữa ... nhưng bà bác quả nhiên giống phụ nữ Bretonne trong các sách đã đọc qua .

Thúy yên lặng suy tư ... bà bác tưởng Thúy mỏi mệt đường xa, không hỏi han gì khác . Chắc là bác nghĩ ngợi buồn rầu vì sự vắng mặt của Trường . Chợt nghĩ đến chiếc khăn vuông của bác, Thúy nói :

-Thưa bác, nếu lúc nào bác cũng trùm khăn vuông thì không tốt đâu, rất hại cho tóc, tóc sẽ chóng rụng ... Thúy chưa hết câu thì bác đáp :

- Rụng hết càng hay cháu ạ ... bác chỉ mong thế !

Dứt lời bác vứt bỏ khăn vuông . Thúy sửng sốt : Tóc bác vàng nâu óng mượt, nhưng rất ngắn . Bác nhìn Thúy , tò mò muôn biết phản ứng, vừa lúc đôi mắt bác sáng ngời dưới ánh nắng chéo qua cửa sổ . Ðôi mắt nâu vàng viền xanh nước biển . Bác biến thành một phụ nữ tây phương, như nhân vật trong bức tranh tối sáng của họa sĩ Pháp de LA TOUR thế kỷ 17 . Tự trách thầm lúc nào cũng giầu tưởng tượng ví bệnh tập sự viết văn, Thúy vội vàng xin lỗi, nhưng bác nó i:

- Bác hứa kể chuyện cháu nghe mà ! Bác là chị của mẹ Trường, nhưng chị cùng mẹ khác cha . Ðáng lẽ bác chả nhận họ với cháu Trường hôm ấy, nhưng thấy hai cháu, thực xứng đôi vừa lứa, bác rất vui lòng , nên bác mới ra mặt ... Thúy vội cải chính :

- Thưa bác, hai chúng cháu chì là bạn thôi ... không có chuyện gì lôi thôi đâu !

Bác tủm tỉm đưa li trà cho Thúy :

- Thôi đi cô ! bà già này không ngu xuẩn đâu, nhìn hai đứa nói chuyện với nhau bác hiểu ngay rồi ... chuyện gì lôi thôi bác không cần biết ... nhưng tình duyên bao giờ cũng lôi thôi cháu ơi ! Chính bác cũng có nhiều chuyện lôi thôi, nên bác mới ở nơi đồng không mông quạnh này ... đã hơn hai chục năm bác chả tiếp ai ... cháu là người đầu tiên ... trong họ ... đến đây . Cháu coi, Trường nó có cùng cháu đến đây đâu ? Cháu ơi, về làm dâu nhà Trường không dễ dàng đâu !

Thúy cải chính :

-Cháu không phải người ... trong họ ... của anh Trường đâu ... sự thực là anh ấy đến phiên thường trực, cháu tự ý đến, anh ấy không biết đâu ! Chúng cháu không gặp nhau gần tháng rồI . Cháu không thích lôi thôi phức tạ p. Cháu có cảm tưởng Trường sẽ chỉ đem đến cho cháu những thất vọng buồn phiền !

Thúy buồn rầu kể lại cho bác nghe những câu chất vấn kỳ khôi của Trường về cỗi rễ Thúy . Bác thấy Thúy rỏ lệ, bác cầm tay Thúy, bác cảm động, yên lặng hồi lâu, rồi bác kể chuyện bác, đôi mắt ánh nhìn xa vắng đến một chân trời xa tắp, thẫm ướt lệ sầu ...

- Thực may , bác cũng được học hỏi nhờ ông ngoại của Trường, người mà bác thương quý như chính bố sinh ra bác . Ròi tự tìm kiếm lịch sử thân thế bác ... Bác sinh ra mươi năm sau ngày nước ta ký hiệp ước Patenôtre với Pháp ... khi sinh ra chắc là mẹ bác tự nhiên thấy mình trước một quyết định bạo tàn, để bác sống hay vứt đi cho hết tang tích cái tai ương không ngờ mà mẹ đã là nạn nhân : Bác rõ ràng là đứa con lai giống ... bác là kết quả một cuộc càn quét của một đoàn viễn chinh Pháp ... Mẹ bác là thiếu nữ miền duyên hải, trong nhóm kháng chiến ... giai đoạn anh hùng Kỳ Ðồng ... thời ấy, ít ai đòng ý với hiệp ước ấy ... Kỳ thị chủng tộc cũng là một cá tính của người mình ... Mẹ bác là một nữ anh hùng . Ðồng bạn không chịu cho mẹ nuôi đứa con lai ... khinh bỉ , chất vấn sao không tự tử trên chiến trường lúc cho hợp đạo ''thánh hiền'' ! Mẹ bác đương đầu chống đối, trốn tránh nơi xa vắng nuôi con ... tình mẫu tử đã thắng . Càng lớn tóc bác càng vàng hoe ... đôi mắt đồng thau ... trông thực ''khó coi' '! Mẹ bất chấp, tảo tần nuôi con, tự do, tự lập ... Bác được hai ba tuổi thì ông ngoại của Trường gặp mẹ bác … Về sau, lớn khôn, hỏi mẹ gặp người tình trường hợp nào, mẹ tủm tỉm không trả lời... nhưng nhìn khoé mắt, biết là mẹ tìm thấy hạnh phúc với ông ngoại của Trường, người đã nhận đứa con hoang, chăm sóc như con đẻ . Mẹ của bác đã cho ông mấy người em của bác . Ông ngoại của Trường thuộc hạng tân tiến thời bấy giờ . Ông là một trong những chuyên viên kỹ thuật đầu tiên mà Pháp đào tạo ở nước ta . Ông là thuyền trưởng một tầu cuốc đất lòng sông, thường đậu các bến ven duyên . Ông bất chấp dị nghị dèm pha, ông thương yêu bà ngoại Trường ... và nhận bác ... nhưng rồi kỳ thị cũng thắng ... Từ trường học bác đã chịu đựng chế nhạo của chúng bạn đồng niên, rồi lớn lên cũng không kém, thế là suốt đời cho tới nay, bác cạo trọc, chít khăn ... hóa trang như vậy đã quen từ ngày nhỏ ... bao giờ mới ra khỏi mặc cảm này ?

Tới đây , bác ngừng, chùi nước mắt chan hoà, trong khi Thúy ngạc nhiên tại sao cái mặc cảm giống nòi lại có thể nặng nề đến thế ? Tại sao bác đã thua trận, bỏ hẳn đấu tranh ? Kết thúc, bác chỉ hai cái giường lồng, thứ giường hai từng, ít có trong xã hội ta, thứ giường thường dùng trong các phòng ngủ chung của thủy thủ tầu biển :

- cháu coi, bác quen với lẻ loi rồi, chồng và con trai bác hiện còn lênh đênh biển cả, vì chiến tranh ở châu Âu, không biết ở đại dương nào ? gần một năm rồi, ngày nào mới về đây ? Khi nào chồng con bác định cư ngoại quốc nào thì bác cũng đi theo , để tránh xa nơi này , nơi chỉ biết ruồng bỏ, không bao giờ biết đón nhận yêu thương !

Hồi lâu sau, bác trở về chuyện Thúy và Trường, bác hỏi:

-Thực sự là cháu yêu thương Trường ?

Thúy thú thực :

- Thưa bác, chính cháu cũng không biết ! Ngày đêm câu hỏi ấy cứ vấn vương trí óc.!

- Thế là...thế là, bác biết rồi, - bác cầm đôi tay Thúy, nhìn thẳng Thúy, đôi mắt bác sáng long lanh càng vàng thau xanh lẫn, dưới tia nắng chiều, -cháu không ra khỏi toàn vẹn chuyện yêu thương này đâu ! nếu cháu rời xa Trường thì cháu sẽ hối tiếc suốt đờI ... hối tiếc con đường định đi...
Thập Duyên
#3 Posted : Sunday, March 27, 2005 7:23:41 PM(UTC)
Thập Duyên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 69
Points: 0


Câu chuyện đêm St. Valentin
tiêu nương

Trong mỗi chuyện d-ời bi kịch hay hài kịch là tùy người nghe chuyện. Adelina Lệ Tuyền, 1 nhân vật trong truyện nàỵ

Nươc Pháp hàng năm có nhiều ngày hội d-ặc biệt: Ngày hội các bà mẹ, hội các người cha, rồi từ lâu rồi, vào khoảng trung tuần tháng hai, ngày hội các tình nhân, fête des amoureux ( Fête St Valentin). Nam nay 1998, hội này, 14-2, nhằm ngày thứ bẩỵ Ai ai cũng nhớ ngày St Valentin là ngày hội những tình nhân, những d-ôi uyên ương thắm thiết yêu nhau, trung thành bèn bỉ , tất cả các lứa tuổị.. Ðó là ngày hội để ''củng cố'' những lứa đôi mà đôi cánh đã mỏi mệt bay chung, , hay ''thành lập'' những lứa đôi mà người trai ( mà ở xâ hội phương tây này có thể là chính người nữ đóng vai chủ d-ộng) , quá nhút nhát rụt rè góp nhặt can đảm để tỏ tình với người yêu, bằng những tặng phẩm ý nhị duyên dáng...
Cho nên trong ngày hội này, những tiệm bán hoa, bán mỹ phẩm, bán tặng phẩm , đôi khi không đủ hàng cung cấp. Có kẻ quá từng trải đến mực chán chường, cho là những ngày hội đó chính bọn ''con buôn'' lập ra để thu lợị Nhưng thiết tưởng dù chỉ là hình thức chăng nữa, khi hình thức thành thói quen, thì chắc chắn nội tâm cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng...

x x x

Vũ trường SINOSTAR Paris, đêm St Valentin năm nay, không còn chỗ trống, mới chưa tám rưỡi mà d-ông nghẹt. Gần ngàn thực khách vì các phòng ăn riêng đều mở thông nhaụ Họ đã giữ chỗ từ một hai tháng trước. Phương Thúy và Hoà Trường đêm nay, cao hứng đến đây, không ghi tên đặt bàn, trước cảnh tượng ấy, thất vọng,định lui gót thì tiếp-viên-trưởng đến nơi :
-''Ông bà là khách quen, tuy không giữ trước, nhưng chúng tôi xin ông bà nán chờ d-ôi phút, chúng tôi sẽ thu xếp,- tiếp viên này tuy là người Trung Hoa, nhưng tiếng Việt rất rành, vì có hết trung học ta khi còn ở Saigon , lễ phép nghiêng mình , duyên dáng, nói thêm,
- vả lại chúng tôi d-ời nào không tiếp d-ón ông bà, d-ôi uyên ương lạc bước nơi hạnh phúc này d-êm nay ?''
Thúy, Trường ngồi chờ phòng khách, nơi các thực khách phải d-i qua, thích thú quan sát nhân vật, những thực khách vui tươi hớn hở, từng d-ôi, từng lứa, có cặp d-àu tóc trắng tuyết, từ từ ''dìu nhaú', như muốn d-ể dành những bước d-i còn lại của d-ường tình... Thúy và Trường bỗng nhìn tấm gương phòng khách, d-âu d-ây nét dấu thời gian in bóng trên d-ôi khuôn mặt, Trường bùi ngùi, cầm d-ôi tay Thúy:
-''Tiếp-viên-trưởng vừa cho chúng ta là d-ôi uyên ương, Thúy nghĩ sao ?''
Thúy, d-áo d-ể, tinh nghịch, thường lệ :
-''Uyên ương hay ''oan-ương'' thì tùy chàng còn con d-ường tình của thiếp thì vẫn thẳng băng ''xa lộ '', hứa với chàng không có '' ngã tư '' nào d-âụ''
Trường biết Thúy nhắc khéo tới d-àu d-ề ''Những ngã tư " , bút ký thiếu thời mà Trường đang viết tiếp để gửi cho nhóm cựu học sinh trường xưa, định trả lời thì Thúy tiếp :
-''Thiếp trộm đọc bản thảo của chàng, bản thảo bài ''Những ngã tứ', sao mà chàng nhiều ngã tư thế ? cũng may là tới ngã tư nào, chàng cũng ngừng bước rồi đi thẳng, không rẽ dọc mà cũng chẳng đi ngang! Thẳng bước tự đáy lòng hay chỉ vì sợ thiếp ? Sợ thiếp tung lưới thần bổ vây bắt về, sợ thiếp không kịp ra tay cứu vớt người tình sai đường lạc lối rồi chìm sâu trong thất vọng d-ău thương ? ''
Thúy nói một mạch như một nàng đii vào một câu vọng cổ thực dài và thực mùi mà tới khi xuống giọng chúng ta phải vỗ tay tán thưởng. Trường vỗ tay tán thưởng dể tránh trả lời , để tránh nói thêm một lần nữa câu trả lời khêu khich vui chơi thường lệ : 2
-'' Sao nàng biết chắc tất cả những ''ngã tư '' đều đưa đến thất vọng đău thương như nàng nóị..nếu chịu khó tỉm tòi thì cũng có nhiều ngã tư đưa d-ến những phong cảnh mới lạ...diễm tình...nếu tình yêu chỉ là một trò chơi liên tiếp của cuộc d-ời !''

Thúy chợt nghĩ d-ến câu thơ của một bạn học của Trường. Anh ta trong d-ời d-ã dự vào nhiều canh bạc tình yêu, khi trở về với vợ con, anh ta còn viết :
Sòng đời chưa thua trắng tay !

Thúy chợt thấy một nỗi buồn nhè nhẹ tràn ngập tâm hồn rồi Thúy câm thấy thương thương anh chàng , bạn d-ường d-ời, ngày nay với mái tóc tuyết pha, mà Thúy thường d-ùa , gọi là chàng hiệp sĩ 'Đông ky Xuất ''trong văn trường, lúc nào cũng chỉ muốn đi đánh nhau với cái cối xay hủ bại và lạc hậu của người đờị Thúy vẫn biết Thúy và Trường vừa là đôi vợ chồng, vừa là đôi tình nhân, vừa là d-ôi bạn trong d-ời, vừa là d-ôi bạn văn chương .... Thúy vào văn trường trước, kéo theo anh chàng D-ông ky Xuất...Thúy không ngờ Trường lại ham mê hơn Thúy và Trường lại '' dại dột '' mở cửa vườn riêng trong nhiều truyện ngắn, truyện dàị Còn Thúy chưa mở vườn riêng của Thúỵ.. Thúy chỉ viết những chuyện yêu thương của ngừơi mà thôị.. Một ngày nào , gần d-ây thôi, vườn riêng sẽ mở, không giấu giếm d-ậy che, như những văn hào phương tây trong tác phẩm nói về mình. Nghĩ vậy thôi, doạ nạt anh chàng d-ôi chút, sự thực thì vườn riêng cũng chẳng thấy có gì d-áng nóị Thúy chưa nghĩ d-ến mình , vì, vì Thúy còn mải khóc thương những nhân vật trong các truyện của Thúỵ Thấy tầm mắt Trường lơ d-ãng d-i vào xa xăm vô d-ịnh, Thúy ngả lưng vào ghế nhìn trần nhà, ánh mắt bị thu hút vào cái d-èn Trung Hoa có hình ''Bát tiên quá hảí', vui vẻ hài hước trở về, Thúy kéo Trường về hiện tạị..: -'' Trường nhìn kìa, Bát tiên quá hảị... bẩy ông tiên mà chỉ có một nàng... nàng Hà tiên Cộ..các anh ơi, chúng em hiếm và d-áng quí biết bao ?'' -'' Lẽ dĩ nhiên, phương Tây này họ cũng biết thế, cho nên họ viết truyện nàng Bạch Tuyết với bẩy chú lùn , đủ số như Tàu vậỵ..'', Trường trả lời, vẻ mặt nghiêm nghị, như vừa khám phá ra một chuyện gì quan trọng....
Thúy vừa buồn cười vừa tức thì Trường thêm dòn chót d-ể hạ bệ những ''thần tượng''ngày xửa ngày xưa :
-'' Thúy ơi, D-ông Tây gập nhau đây, làm gì có đụng chạm bão tố giữa hai văn hoá ? Này nhé thế còn truyện ''Tác Giăng'' (Tarzan) của phương tây , thì Tàu d-ã có rồi : Truyện ông Tô Vũ bị đi đày trong rừng sâu quan ải, chăn nuôi một đàn con 35 (đàn dê)... đã lấy một nàng đười ươi..chắc chắn là ông ta cũng có một thời leo cây chuyền cành như Tác Giăng...'' Thúy vừa tức mình vừa buồn cười, d-ịnh trâ miếng anh chàng khó chịu, d-ày hài hước, mà chính Thúy cũng lây bệnh chơi d-ùa văn chương, khi Thúy viết truyện Hiền Châu Long, thì tiếp-viên-trưởng ra mời vào đại sảnh đường. Thúy và Trường hài lòng và hãnh diện. Hài lòng vì Thúy và Trường được bàn hai người riêng biệt, vị thế rất tốt nhìn thấy tất câ vũ trường. Hãnh diện vì tiếp-viên-trưởng đã cho hai người ở địa vị ưu đãị Thúy giải thích, trêu chọc, :
-'' Chàng ơi, vì thiếp đãy mà thôi, hôm nay thì chàng nấp bóng ''hồng quần'' Chàng trai tiếp-viên-trưởng là độc giả trung thành của thiếp đãy ! '' Trường chợt nhớ ra có lần nào, Trường ngạc nhiên thấy Thúy đề tặng sách người Tàu nàỵ Trường vội vàng nịnh Thúy kiểu GôLoa : -'' Thôi thì hạnh phúc là suốt đời ''nấp bóng hồng quằn'' nhé, mà nấp bóng hồng quần bên gốc tùng thì càng tốt...''
Thúy biết chàng nhắc khéo câu nấp bóng tùng quân... định trả lời thì tửu bâo mang các món ăn bầy bàn lại vừa đúng lúc đèn vũ trường xuống mực dịu dàng và ban nhạc lên điệu slow diễm tình thơ mộng. Trường vội đứng lên, nghiêng mình, mời Thúy , kiểu cách như mới sơ giaọ.. Thúy buồn cười đi vào trò chơi thích thú... Thúy và Trường ra sàn nhẩy trước tiên , như có nhiệm vụ mở dạ hộị Thúy hơi ngượng, nhưng chăm chú theo bước chân của Trường hôm nay sao mà mềm mại duyên dáng, Trường đưa Thúy vào điệu vũ bước lứa đôi ( tạm dịch pas de deux trong cổ vũ), không biết anh chàng học bao giờ hay chỉ là ngẫu hứng, nhưng một tràng pháo tay của thực khách làm Thúy càng thêm ngượng ngùng xấu hổ, Thúy đòi về chỗ, thì may quá, mọi người ra vũ trường đông nghẹt....
Hết bài, về chỗ, lơ d-ãng nhìn các món ăn , vì sự thực là Thúy và Trường không ai d-ể ý d-ến ăn uông, mục d-ích d-ến d-ây d-ể vui chơi, ''nhẩy nhót'' mà thôị Quan sát nhân vật chung quanh. D-êm nay thực khách d-ại d-a số người Âu, Á châu như Thúy và Trường thiểu số. Chợt Trường nói nhỏ mách Thúy . Trước một bàn nhỏ , bên cạnh bàn Thúy và Trường, một thiếu phụ á- d-ông, diễm lệ tuyệt trần, nhưng vẻ mặt âu sầu chờ d-ợi : chưa thấy ai d-ến ngồi ghế d-ôi diện thiếu phụ. Cái bệnh tò mò của nhà văn trở về, thỉnh thoâng Thúy quay lại nhìn nhân vật lại vô lý nóng ruột chờ xem người tình của thiếu phụ là aị . Quay lại mãi, mỏi cổ, Thúy không ngần ngại xoay luôn ghế ngồi ngay bên Trường, không d-ối diện như trước nữạ Trường tủm tỉm nhìn Thúy :
-'' Thúy có công chuyện rồị D-ừng trách Trường d-i mời vũ nữ khác nhé !''
Thúy chẳng thèm trả lời vì ánh mắt Thúy lúc ấy bắt gập ánh mắt của thiếu phụ. Nhân lúc tiếp-viên-trưởng d-ến cạnh Thúy, thấy Thúy chăm chú nhìn nhân vật, anh ta nói nhỏ :
-'' Cô chú ( tiếp viên trưởng này thường thân mật gọi Trường và Thúy như thế, còn d-êm nay, khi Trường và Thúy d-ến d-ây, anh ta kiểu cách trịnh trọng gọi ''ông bà'', d-ùa nghịch mà thôi), cô chú không biết bà ấy à ? D-ã năm sáu năm nay, d-êm St Valentin nào bà cũng d-ến, cũng ngồi bàn ấy, cũng d-ặt trước hai phần, năm nào cũng nói chờ ai, mà cháu chưa bao giờ thấy d-ến...à mà có thể cô chú không biết vì lần d-àu cháu mới thấy cô chú d-ến d-êm St Valentin...''
Trường và Thúy gật d-àu thì anh ta tiếp :
-'' Bà ta tên là Adelina Lệ Tuyền ở Nancy, cháu biết vì chính cháu nhận d-ặt bàn... có lần cháu nói bà cứ d-ặt một thôi, d-ể cho bà ấy d-ỡ tốn tiền, chỉ khi nào người bạn d-ến mới tính hai phần, nhưng bà không chịụ..''
Anh ta nói d-ến d-ây thì có việc cần, xin câo từ. Thúy cũng không cần nghe thêm và Thúy bắt d-àu có cảm tình với thiếu phụ ''kỳ khôí' ấỵ Tuổi thì không d-oán d-ược, , nhan sắc diễm lệ tuyệt trần ấy, nhưng sao trông sầu thảm... Thúy nghĩ thầm, có thể nàng là một thứ d-ào thương trên sân khấu trường d-ời, d-ào thương muôn kiếp, tuy ở xa mà Thúy cũng nhận thấy d-ôi mắt nói lên sầu muộn, hơi ướt lệ...d-ôi vai gầy gầy như gánh mang tất câ d-ău thương của thiên hạ... Thúy trách mình quá giầu tưởng tượng d-ến mực hay thảm trạng hoá nhân vật hạnh ngộ d-ường d-ờị Thúy d-ang bâng khuâng nghĩ ngợi thì Trường nói :
-'' Thúy muốn làm quen với Adelina phải không, Trường giúp nhé!''
Thúy chưa kịp phản ứng thì Trường d-à d-i d-ến trước thiếu phụ. Thúy hơi lo ngại, nhưng Thúy hy vọng không có gì d-áng tiếc xẩy ra, vì anh chàng Trường này cũng rất khéo nói với phụ nữ, anh chàng có mánh khoé nhập d-ối thoại ... Trường nghiêng mình, tự nhiên như quen thuộc lâu năm và giọng nói dịu dàng thương mến của huynh trưởng :
-'' Kính chào bà em Adelina ! Lâu lắm rồi, chúng tôi không d-i Metz nên không d-ược gập...(Metz là một tỉnh gần Nancy, d-ông bắc Pháp, Trường cố ý nhầm lẫn), bà em mạnh giỏi ?''
Thúy ngại ngùng một phản ứng không hay thì bất ngờ thiếu phụ duyên dáng d-áp lễ :
-'' Cảm ơn ông anh, em sang Nancy lâu rồi, rất ít dịp d-i Metz, vả lại từ ngày mở phòng mạch ở Nancỵ...''
Trường thực khôn ngoan, cái khôn ngoan nhập d-ối thoại mà chính Thúy d-ã mắc bẫy khi mới gập nhău , thế là là Trường d-oán ngay nghề nghiệp của d-ói phương. Vừa lúc ban nhạc lên một bài nổi danh, rất xưa của nhóm Platters, bản Only you, ngắt lời Adelina, Trường tiếp :
-'' Thế mà tôi quên mất, xin mời bà em, à quên, bác sĩ Adelina ra sân.... d-ừng giận tôi nhé, tôi vẫn chưa khỏi d-ược căn bệnh hiểm nghèo là cứ quên chức vụ của những người dẹp hạnh ngộ d-ường d-ời vì, thiết tưởng, cái chức vụ cao quí nhất của người d-ẹp là làm d-ẹp cái vũ trường d-êm nay và tất cả các vũ trường khác trên trái d-ãt d-ày thất vọng d-ău thương nàỵ..''
Trường nói như một kịch sĩ thuộc bản hay như một ca sĩ trong một câu vọng cổ không biết bao nhiêu dịp. Thúy tưởng thiếu phụ sẽ khước từ vì câu d-ùa của Trường, Thúy hy vọng thế, nhưng thiếu phụ theo Trường ra sân ...Only you là bản slow quen thuộc dành cho các d-ôi tình nhân d-êm nay, mà Trường nỡ lòng nào bỏ Thúy một mình d-ối bóng với chiếc d-èn hồng giữa bàn ăn ? Nghĩ lại : thôi thì mặc chàng vui chơi d-êm nay, về nhà ta sửa tộị..còn hiện thời Thúy nghĩ ''phương pháp'' d-ói phó ...
Thúy bắt d-ầu bực mình vì Trường vào d-iệu vũ thực''mùí' với Lệ Tuyền, và Trường, như mọi lần ra sân với Thúy, Trường khe khẽ hát theo sang tiếng việt: ''Chỉ có em...chỉ có mình em...trong trái tim nàý' Lệ Tuyền ngước mắt lắng tai và thêm một lo lắng cho Thúy, cứ theo d-ôi chân nàng, thì Lệ Tuyền là một vũ nữ biệt tàị.. Bản nhạc tắt thì d-úng lúc Trường và Lệ Tuyền ngừng trước bàn Thúy . Xã giao giới thiệụ. Trường kéo ghế mời Lệ Tuyền. Thực lạ lùng. Vẻ buồn tẻ đau thương của Lệ Tuyền như không thấy nữạ Bộ xiêm y lụa d-en chỉ d-iểm một bông hồng nhỏ, d-ể hở d-ôi vai trắng tròn mà thoạt d-àu Thúy cho là d-ôi vai gánh vác hết d-ău thương thiên hạ...thì bây giờ chỉ là d-ôi vai chẳng gánh vác gí cả mà chỉ là d-ôi vai tròn d-ẹp, d-ôi vai d-ồng loã với d-ôi mắt trong sáng d-i vào quyến dụ chinh phục. Thúy bắt d-àu thực sự lo ngạị Trò chơi nguy hiểm cho Thúy chăng ? Lệ Tuyền không từ chối , ngồi bên Thúy, rất tự nhiên. Thúy lễ phép :
-'' Mời chị ngồi d-ây d-ôi phút...d-êm nay ở d-ây, người mình thiểu số phâi không , chị ? Khi nào bạn chị d-ến chị hãy về, ở d-ây nói chuyện cho vuị..''
Lệ Tuyền ngắt lời Thúy, phàn nàn :
-'' Anh ấy bao giờ cũng d-ến muộn, nếu không phiền thì xin phép anh chị cho họp hai bàn thành một, anh ấy d-ến thì hai chúng tôi rất mừng d-ược thêm bạn mớị ...''
Thúy cười thầm : cô nàng không biết ta d-ã biết chuyện rồi, nàng chờ một người không bao giờ d-ến....nhưng cô nàng rất dễ thương, ta không thể bỏ qua nhân vật kỳ khôi nàỵ Thúy gọi người ghép bàn, liếc nhìn Trường. Anh chàng chưa ra khỏi lưới '' bủa vây '' của người d-ẹp trong nhịp vũ du dương vừa quạ... ''Chỉ có em... chỉ có mình em trong tim nàỵ..''? Ánh nhìn của chàng gửi Lệ Tuyền làm Thúy bực mình . Nhưng Thúy ''nhà văn'' thắng Thúy ''thường tình nhi nữ''. Thúy tiếp Lệ Tuyền nồng hậu và Thúy ảp dụng chiến thuật '' biết d-ịch và ở bên d-ịch d-ể dễ chống d-ịch'' , Thúy tủm tỉm nhìn Lệ Tuyền với thái d-ộ tuổi hơn, vừa khi một bọn thực khách d-ến muộn d-ang qua sảnh d-ường vào phòng ăn:
-''Trong bọn mới vào chắc là có người tình của em ... d-ừng giới thiệu, d-ể chị d-oán là người nào nhé...'' Lệ Tuyền chẳng có một ánh mắt tới bọn mới vào :
-'' Ngưới tình của em như bóng như hình, em chưa d-oán nối , em tin không có trong bọn này, nhưng mà chị nhiều kinh nghiệm khi nào anh ấy d-ến chắc là chị sẽ d-oán ra ngaỵ..!''
Thúy hơi giận. Phương tây này, nói người d-àn bà kinh nghiệm không phải là khen tặng mà là chê bai khéo léọ Thúy vội cải chính :
-'' Không, không, chị không kinh nghiệm, ''kinh nghiệm d-ường d-ờí', như em tưởng d-âu ! Chị sẽ d-oán phỏng thôi, nếu anh ấy d-ến nơi, chắc chắn nhớn nhác tìm em...là chị d-oán ra thôị..'' Thúy hết giận, nhìn Adélina Lệ Tuyến, tự nhiên trở về thương mến , Trường và Thúy quên cả ra sân vũ, ngồi yên tại chỗ d-ể nghe nàng kể chuyện :
-'' Chuyện em cũng như mỗi chuyện d-ời, bi kịch hay hài kịch là tùy người nghe chuyện, -
Lệ Tuyền ngừng lời, nhìn Trường và Thúy, khoé mắt dò xét d-o lường trong thoáng giây rồi trở về linh d-ộng , vui buồn liên tiếp làm cho Thúy, con người giầu tưởng tượng, nghi nàng là một tài tử sân khấu diễn biến lành nghề...-D-úng thế, bi hay hài, em cũng chẳng biết, có thể chỉ biết khi nào tính sổ cuộc d-ờị..mà nếu tới khi tính sổ cuộc d-ời thì bi kịch hay hài kịch cũng chẳng còn thành vấn d-ề.... tại sao bác mẹ em lại d-ặt tên em là Lệ Tuyền, Suối lệ , suói nước mắt ngập tràn như nạn HồngThủy trong Thánh Thư ....Tới d-ây, Lệ Tuyền ngừng lời và Thúy vô cùng ngạc nhiên, những giọt lệ óng ánh kim cương vì ánh d-èn lấp loé của vũ trường, từ d-ôi mắt Lệ Tuyền bỗng trở về buồn thảm..., Thúy vội vàng d-ưa khăn tay, Lệ Tuyền chùi nước mắt rồi tiếp tục, -Nạn HồngThủy phâi chăng chỉ là một trò chơi của Thượng D-ế trong ván cờ d-ịnh mệnh? Thượng D-ế chơi cờ với aỉ Trong bàn cờ cuộc d-ời, em là một quân cờ chuyên môn phá hoại ? bao nhiêu cuộc tình d-ã theo nước cuốn mây trôị...''

Lệ Tuyền ngừng nơi d-ây, ánh nhìn dò xét, trong khi Thúy sốt ruột nghĩ thầm : sao cô nàng không vào d-ề d-i, lại còn ''vòng vo Tam Quốc'', quá dễ khóc và hay triết lý lôi thôi ? còn Trường d-ăm d-ăm khoé mắt không rời người d-ẹp. Lúc này, anh chàng chìm d-ắm trong d-ôi mắt linh d-ộng không ngừng kia, và...anh chàng quên mất Thúy rồi ?. Anh chàng quên mất d-êm nay là dạ hội của các lứa d-ôi trong yêu d-ương hạnh phúc ? Bãt ngờ d-êm nay anh chàng có thể bị lôi cuốn theo giòng thác d-ổ sang ngang d-i d-ến một ''ngã tứ', ngã tư của phản bội chia ly ? Anh chàng không nhận thấy ánh mắt trách móc của Thúy, Thúy giận nhưng Thúy cho là mình hay '' thảm trạng hoá '' một chuyện quá thường. '' Những ngã tư "' là đàu đề tập hồi ký của Trường. Thúy d-ã d-ọc bản thảo và Thúy nghi anh chàng d-ến mỗi ngã tư cũng dễ dàng bị lôi cuốn rẽ ngang. Lệ Tuyền kéo Thúy ra khỏi mung lung, nàng tiếp tục:
-'' Chuyện em quá dài, làm sao kể hết nơi d-ây ? D-ời em tới nay d-ã là một trường thiên tiểu thuyết, còn những gì nữa ? chưa biết ?-
rồi Lệ Tuyền một mạch : D-ời em tới d-ây có bẩy mối tình d-ã chôi qua như những giấc mộng theo nhaụ... của một d-êm trắng dài thiên kỷ...
Tình thứ nhất là tình học trò. Em yêu một giáo sư sử d-ịa chỉ vì một hôm, vì bận thu xếp sách vở em rời lớp sau cùng, khi qua thầy em nghiêng mình chào thì thầy hỏi giờ. Nhìn d-òng hồ tay em d-ịnh trả lợi thì thầy nâng tay em xem ... Tay em run rẩy, nóng bừng cơ thể... âm thầm yêu thầy từ ngày ấỵ..Nhưng thầy d-ã có cộ..Cuối năm thầy d-ổi d-i tỉnh... hai năm sau em chưa khỏi bệnh ... mối tình thứ hai giúp em khỏi bệnh tình thứ nhất. ..thì ra chỉ có tình sau mới chữa d-ưọc tình trước !
Tình ''haí' năm mười sáu cũng là tình học trò. Bố mẹ cho phép dự lớp lục huyền cầm. Giáo sư, trong tập nhạc của em, bỏ quên hay là cố tình bỏ quên, em không biết, một bài thơ chưa phổ nhạc có mấy câu :
Tôi yêu em, một nụ hồng còn ngậm sương mai,
Hay một cây d-àn chưa thông nhạc d-iệu,
mà dây tơ chưa rung d-ộng tiếng yêu thương.
Tôi yêu em, Sẽ theo em trong muôn d-iệu vấn vương,
cùng d-ôi tay so dây văn vũ.... bài thơ còn dài , xin hẹn lần sau d-ọc hết....mà d-ọc hết làm gì nhỉ ? thầy cũng d-ã có cô rồị..!
Tình ''ba " ' cũng vẫn là tình học trò. Nhận d-ược thư tỏ tình của anh bạn học trên hai lớp, em vui mừng hạnh phúc, thủ thỉ tâm tình vớt mấy d-ứa bạn thân. Còn e thẹn, ngập ngừng mấy ngày chưa trả lời cho tới hôm ấy cố tình gập anh ấy trong hành lang nhà trường thì anh ấy lạnh nhạt quay mặt d-ị Sau mớt biết là một con bạn d-ã biên thơ cho anh ta, nói thêm là em không biết yêu thương , thơ tình của anh ấy d-em d-ọc chung cười phá...anh chị biết không ? về sau hai ngưới ấy lấy nhau, ba bốn con rồi , tất cả cũng tha hương hải ngoại như chúng tạ Thế là tình ba d-ể học tập với lừa lọc phản trắc....
Tình ''bốn'' là tình chia ly tuyệt vọng. người tình của em là một sĩ quan, con bà bạn thân của mẹ. Chúng em quen nhau d-ược vài tháng thì anh bị gửi ra tiền tuyến, gia d-ình cũng như gia d-ình em thuộc hạng nghèo kém, không có tiền lo chạy cho anh ở nơi an toàn...D-êm chia tay, anh ôm chầm em nói: -''Em ơi, ngày mai anh ra d-i, chưa biết bao giờ gập lại, anh muốn...anh muốn...'' Em hiểu ý, nhưng em trả lời: -'' Em chưa sẵn sàng ''trao thân gửi phận'' ngoài vòng lễ giáo, cho em suy nghĩ ít ngày, hẹn anh ngày anh về phép...'' .Anh không nói gì, hôn em từ biệt. Vĩnh biệt mới d-úng, anh không trở lại nữa vì anh d-ã hy sinh mặt trận. Mẹ anh d-ến nhà báo hung tín. Em ôm bà khócthì bà qua nước mắt nói khẽ vào tai em:-'' Tuyền ơi, con gái thương của mẹ, nó coi con như vợ nó từ mấy tháng rồi, nếu con có ''tin mừng'' thì cho mẹ hay, mẹ sẽ giúp con trông nom cháu của mẹ..''Em vội trả lời là giữa chúng em không có chuyện gì ''bậy bạ'' cả, thì bà bỏ em lạnh lùng ra về. Em vào phòng khóc nức. Thương bạn và hối tiếc d-ã không cho anh d-ôi phút giây hạnh phúc, d-ể rồi nhớ mãi câu : Nhị d-ào thà d-ể cho người tình chung. Nhưng tới nay cũng không biết anh ấy có là người tình chung không ?
Tình ''năm'' và tình ''sáú' là hai mối tình song song mà em chỉ là một nạn nhân không ưng thuận. D-ó là hai mối tình của tình cờ và chính trị. Hết trung học, em học y chưa d-ược hết năm thì d-ến tháng tư d-en lịch cử. Một sĩ quan, d-ồng d-ội của anh họ em d-ang d-êm tới trốn tránh ở nhà em. Anh ấy không ra trình diện d-i cải tạọ Cả tin, em khuyên anh nên tuân theo luật lệ của chính quyền mớị Em nót là d-i học tập hai ba tuần thì có sao ? Anh trả lời:-'' Ròi d-ây em sẽ hiểu, những chính quyền người mình sẵn sàng d-ánh lừa con dân . Nếu chỉ học tập hai ba tuần thì anh cũng vui lòng , nhưng rồi em coị..năm năm, mười năm, hai mươi năm cũng không xong 'khoá học tù d-ằy !'' Giắu anh trên gác xép, sau tủ quần áo, em d-ã bảo vệ anh toàn vẹn... không thể tả chi tiết lúc nàỵ Chỉ biết em kín d-áo làm liên lạc giữa anh và gia d-ình anh. Cho tới khi gia d-ình anh tổ chức cho anh vượt biên. D-ừng tưởng có chuyện gì xẩy ra giữa hai chúng em...Anh muốn em trao thân cho anh một d-êm nào, sau khi anh tỏ tình và hứa sẽ không bao giờ quên em, anh nói chúng em là duyên số Trời d-ịnh .Nhưng em chưa chịụ Không chịu hay chưa chịu ? Bây giờ cũng không hiểụCứ thế thắm thoát hai năm. Trong khi ấy có một cán bộ theo đuổi em hoàị Anh này thường tự tiện d-ến nhà nói chuyện với em. Em lạnh nhạt với cán bộ này thì trong ''phòng the tưởng tượng ''anh khuyên em phải khôn khéo, cán bộ này có thể có ích trong việc vượt biên của anh. Ròi em d-óng vai em gái anh, sau khi chàng cán bộ d-ược em tâm tình d-óng kịch. Chàng cán bộ sẵn sàng giúp anh vượt biên...d-i ngoại quốc xây dựng cơ nghiệp, rồi chàng cán bộ sẽ giúp em vượt biên sauvà chính anh cán bộ sẽ cùng chuyến thuyền với em. Mưu mô thành công , anh vượt biên không mắc mứu vì chính anh cán bộ d-ưa anh tới bến thuyền ra khơị Không thương nhớ anh ''năm'' lắm vì ghét và khinh anh ấy không do dự hy sinh em cho việc của anh.

Anh ra d-i rồi, suốt trong năm sau, chàng cán bộ vẫn lui tới thăm em. Thực lạ lùng, anh ta không hề d-òi hỏi gì em hơn những cuộc d-àm luận văn chương xã hộị..thỉnh thoảng em tặng anh ta những bài ca thuộc nhạc ''ngụý' mà em vừa hát vừa tự d-ệm lục huyến cầm. Anh nghe em, d-ôi mắt d-i xa vời mơ mộng. Rôi trở về nhìn em với những ánh mắt yêu thương trìu mến. Nhắc lại: lạ lùng!, anh không d-òi hỏi gì hơn, cho tới d-êm nào,anh dẫn một thiếu phụ và hai d-ùa con trai nhỏ d-ến nhà, giới thiệu là vợ con anh ta từ ngoài bắc vàọ Bà ta cùng hai con ở nhà em từ d-ãy, d-ôi mắt sắc như dao bén, nhìn mẹ con em như bọn ngụy mau mau d-uổi d-i cho khuất mắt. D-êm vượt biên, anh nói:-''Lệ Tuyền thương yêu của anh, anh biết hết từ d-àu, nhưng yêu em , anh không d-òi hỏi gì hơn những phút giây hạnh phúc d-ến thăm em. Em sẽ mãi mãi trong trát tim anh. Anh biết hết từ d-ầụ..người mà em che chở, người mà anh giúp vượt biên sang Mỹ rồi , anh biết tin từ mấy tháng rồi nhưng nay anh mới nói, nói trước sợ em tưởng vụ lợi trong tình yêu, anh ấy sang Mỹ d-ưoc hai tháng d-ã làm rể một gia d-ình sang Mỹ trước khi chúng tôi vào saigon rồị Hãy quên anh ta và chúc em thành công hải ngoại, thỉnh thoảng nhớ d-ến người anh này là d-ủ rồi . Nói thêm d-ể em khỏi ân hận. Anh là giáo sư bị d-ộng viên nam chinh. Anh d-ã có vợ và hai con như em d-ã thấỵ Anh không có quyền phản bội vợ anh, và lừa dối em. Bây giờ xin phép hôn em từ biệt, có thể ngày nào, biết d-âu chúng ta lại gập nhău ở một phương trời nào khác! '' Nói xong anh ấy ôm em d-ến ngạt thở, em không chống d-óị Anh hôn em , em ưng thuận d-ón nụ hôn, d-ôi giòng lệ của anh theo nước mắt em trên má em bỏng nóng, em bồi hồi ghé tai anh :- '' Hay là em ở lại cùng anh nhé ...''Anh vội bỏ em ra , cương quyết : -'' không d-ược ! không d-ược ! em cứ ra d-i, anh muốn em thay anh sống ở những phương trời tự dọ.. em d-i d-ị..!'' Rứt lời anh quay gót , em d-ành xuống thuyền. Tới ngày nay em cũng không biết câu ''hay em ở lại cùng anh'' chỉ là câu ''xã giaó' hay tự d-áy lòng....hay chỉ là câu thử thách nghịch d-ùa ? Người tình thứ sáu này trong lúc chia tay, d-ã rỏ lệ, tới nay không biết là những giọt lệ yêu thương, hay những giọt lệ hay, ác nghiệt hơn nữa, là những giọt lệ hạnh phúc vì căn nhà d-ày d-ủ tiện nghi mà mẹ con em d-ể lại cho anh ta, hay là những giọt lệ của lương tâm hối hận , năm mẹ con em ra d-i là năm bọn hải tặc Th ái Lan gây tang tóc d-ău thương trên biển cả.......? Trời thương, thuyền mẹ con em tới bến bình yên. Sang Pháp, em d-ã tiếp tục song y học và chuyên khoa ấu nhị Hành nghề d-ược mấy năm rồị Bao nhiêu tình thương của em d-ều hướng về những thân chủ tí hon, mà em yêu thương như con em, những d-ùa con mà em không có dịp sinh rạ..

Á quên còn tình '' bẩy '', xin kể nốt, tình bẩy là tình phương tây , gọi là tình ''thực tiện''.Một anh nhữngbạn đồng môn trường y, người Pháp, tán em, phũ phàng, thẳng đích:
-'' Adélina ơì, mày cởi mở một chút d-i, gìn giữ làm gì, thực là cổ hủ, thực là thoái hoá. Tao chán những con d-òng hương của tao rồị Tao muốn mày lắm... cho tao du lịch nước mày một d-êm nhé...!''
Em lịch sự trả lời :d-ùa nghịch :
-''Không nước tao còn bế quan toả cảng, chưa có d-ủ d-iều kiện cho mày du lịch. Nghe nói nước mày, trọng tự do, chắc mày không mất lòng nếu tao ưa thích ở nguyên trong cái thoái hóa của tao . Tao chưa thấy cái vui thú cùng mày du lịch...'' Nó không tha, hét lớn làm mấy d-ứa bạn quay lại :
-''Thế là mày mắc bệnh liệt âm...tao chưa ra trường nhưng tao có thể chữa cho mày, con ơi !''Em giận nó vô cùng. Về sau nó có xin lỗi, nhưng từ ngày ra trường không bao giờ gặp lại .

Adélina Lệ Tuyền nói tới đây, Thúy hỏi :
-'' Thế thì năm nào St Valentin chị cũng đến đây chờ người nào trong bẩy người ấỵ''
Lệ Tuyền tủm tỉm :
-'' Chỉ là một trò chơi của em. Không chờ ai trong số bẩy người ấỵ Em chờ người ''duyên số'' số tám, d-ể em cho hẳn tấm thân trong trắng d-ợi chờ bây giờ d-ã về chiều rồị Người ấy sẽ d-ến bàn em nơi nàỵ ...nhưng người ấy d-ã có chị.... em biết làm sao d-ây ?
-Lệ Tuyền nhìn Thúy dò xét , tinh nghịch,-Thôi em d-ành sang năm trở lại d-âỵ..''

Lệ Tuyền nói tới d-ây, thì dàn nhạc trở về sau khi nghỉ giải laọ Réo rắt nhịp nhàng nổi bản blue tình tứ, bản cuói cùng của dạ hộị Lệ Tuyền bỗng cầm d-ôi tay Thúy :
. '' Chị Thúy cho em mượn anh d-ôi phút nhé !.''
Thúy chưa kịp trả lời, mà Thúy nữ anh hùng, d-âu dám từ chối, thì Lệ Tuyền d-ã cùng Trường ra sân. Còn lại một mình ở bàn, Thúy thầm trách Trường bất lịch sự với mình , Trường không một lời ''xin phép '' Thúỵ Xin phép lấy lệ d-ể Thúy bảo toàn danh dự. Suy nghĩ mung lung, tầm mắt Thúy bỗng ngừng trên chiếc ví tay Lệ Tuyền bỏ mở trên bàn...vì nàng vội vàng ra sân với Trường , Lệ Tuyền d-ã d-ánh rơi một mảnh giấy trắng dưới chân bàn. Thúy cúi nhặt lên thì d-ó là một danh thiếp của một bác sĩ phân tâm 7 nôi tiếng, mặt sau có ngày giờ hẹn ở phòng mạch...Thúy giật mình. Thúy bắt d-àu lo sợ, nghi Lệ tuyền tâm thần không ổn d-ịnh, Lệ Tuyền là thân chủ của bác sĩ phân tâm kia, là một người ''d-iên'', nhưng là một thứ ''d-iên êm dịu thơ mộng'' mà những ''tình d-îch'' khó mà chống d-ỡ. Thúy sẽ bất lực chống d-ỡ cuộc sang ngang này của Trường chăng ? Bản nhạc dài như một thế kỷ. Thúy liếc nhìn Trường và Lệ Tuyền tự do mùi mắn như d-ôi tình nhân muôn thủạ.. Hai người thủ thỉ tâm tình những gì không biết. Về bàn, không ai nói gì cho d-ến lúc chia tay ...

x x x

Trên xe về nhà, Trường thản nhiên, bình tĩnh cầm bánh láị.. Thúy chưa hết giận , không tự cản nổi, Thúy hỏi Trường : -'' Hai người nói gì với nhău mà yêu d-ương hạnh phúc thế!'' Trường cười : -'' Nói thực nhiều d-ể chẳng nói gì...cám ơn Thúy d-ã d-ể cho Trường tự do dóng một vai trong tấn kịch d-êm naỵ ... Thế mà quên mất không hỏi d-ịa chỉ của Lệ Tuyền...thôi d-ể sang năm chúng ta trở lại vũ trường...'' Thúy không trả lờị Thúy nghĩ thầm : từ giờ d-ến sang năm, Thúy còn nhiếu thì giờ d-ể quyết d-ịnh có trở lại hay không, thôi d-i anh Trường '' giả d-ạo d-ức'' của Thúy, lại còn hỏi Thúy có ghi d-ịa chỉ của Lệ Tuyền hay không, muốn biết thì chỉ việc tra cứu trong danh bạ d-iện thoại, việc gì mà ghi chép lôi thôị..?

Trong phòng the, Trường giang tay ôm Thúy, d-ôi mắt sáng ngời d-òi hỏị Thúy gỡ d-ôi tay, Thúy ra bàn phấn :
-'' Thúy xin phép hạ màn tấn kịch d-êm nay, tấn kịch như Trường nóị Thúy mệt lắm !''
Thúy lơ d-ãng cầm bàn chải tóc, nhìn mình trong gương. Thoáng chớp hình ảnh Lệ Tuyền thay Thúy trong gương, rồi Thúy tự hỏi thầm : nếu Thúy ưng thuận thì đêm nay Trường ''đóng kịch '' với ai ? với Lệ Tuyền hay với Phương Thúy ? và...và...không biết hôm nào mới hết cái mệt của đêm St Valentin này ?

Hết

Trại Mộc Lan Antony, France, Hè 98

Thập Duyên
#4 Posted : Monday, March 28, 2005 7:59:47 PM(UTC)
Thập Duyên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 69
Points: 0


Con gà mái lầu 5
truyện vui năm Dậu

TIÊU NƯƠNG



(Truyện vui năm Dậu này có đầu đề nghĩ theo tiếng pháp La poule du 5è. danh tữ poule, gà mái, theo tiếng lóng pháp, là một phụ nữ mãi dâm. Ðây là chuyện ngộ nhận danh từ, khi chưa hiểu lối ăn nói đại chúng mà chỉ biết ngôn ngữ văn chương của quốc gia nhập cư. )



Thúy Linh, cùng chồng và hai con gái nhỏ định cư ở Paris khoảng thập niên 50, khi kinh thành này hãy còn vết tích trên hè phố, kỷ niệm trong tâm tư của con người về thảm kịch lịch sử thời chiếm đóng bởi Ðức quốc xã. Paris giải phóng thế là gần mười năm, nhưng kinh tế chưa vãn hồi vì tình hình chính trị không ổn định, luôn thay đổi, có khi nội các hai ba tháng rồi rơi rụng như lâu đài giấy.
Ở khung cảnh môi sinh ấy, vất vả mưu sinh, ở lầu 5 một chung cư không thang máy ở khu 18, khu thực đại chúng của "kinh hành ánh sáng Paris". Ðược làm quen với ba danh từ métro, boulot , dodo của dân Paris, rồi, cũng như dân bản xứ , Thúy Linh quên mình trong công việc , việc sở, việc nhà, mỗi ngày lên xuống năm từng lầu không biết bao lần.
Chồng an ủi :
-thôi thì em chịu khó leo thang nhà , em sẽ có bộ giò đẹp nhất Paris, còn anh thì anh sẽ cố "leo thang xã hội" để em bớt khổ !-
Ít lâu sau, tổ ấm chật hẹp ấy có thêm sinh vật thứ năm. Ðó là một con rùa nhỏ mà hai con gái nhật định đòi mua ở dãy hàng bán cãy cỏ thú vật ở bờ sông Seine. Con rùa ấy định cư cùng gia đình nhưng chẳng bao giờ nhìn thấy nó. Ban ngày nó ẩn nấp gầm giường xó xỉnh, chắc là ban đêm yên tĩnh nó mới tà tà ngao du "sơn thủy".
Con sinh vât thứ sáu đến nhập cư.
Thúy Linh là cô giáo ở nước nhà có nhiều học trò pháp. Ðến thăm một cậu ở miền bắc, khi ra về gia đình cậu tặng một con gà mái tuyệt đẹp, mào đỏ, mỏ vàng, lông trắng tuyền, duyên dáng lịch sự với đôi chân cao nhỏ. Thúy Linh nghĩ thầm : Sao trông nó pa ri diên thế ?. Ông bà bố mẹ cậu học trò giới thiệu đó là giống Legor.. đã được Pháp mang sang Ðông Dương từ mấy năm trước đệ nhị thế chiến. Thúy Linh chưa nhìn thấy bao giờ, cho là hồi đó ở nước nhà mới chỉ được nuôi trong khu thử nghiệm mà thôi. Cũng chả cần biết lịch sử con gà "thực dân" ấy làm gì. Chỉ biết nó đẹp lắm. Hai con gái rất thích, cho vào giỏ mây mang về và đặt tên nó là Lola.
. Con sinh vật thứ sáu tên là Lola này sống trong căn nhà nhỏ bé có vẻ hợp ý lắm, chắc nó cho gia đình Thúy Linh cũng là đồng chủng của nó mà thôi. Mấy tháng đầu, yên ổn hoà bình hạnh phúc trong chung cư riêng của sáu sinh vật yêu đời. Chăm nuôi con Lơla không phải dễ dàng. Nó không lịch sự sạch sẽ. Chỗ nào cũng có vết tích tiêu hóa của nó. Ăn uống khó khăn. Mê ăn gạo, từ chối hết các thực phẩm khác. Mà chỉ ăn gạo, cơm nguội không thèm. Thúy Linh nhìn nó tủm tỉm :
-Lôla ơi, tổ tiên mày là gà việt không phải gà pháp đâu ! tao sẽ biên thơ về nhà nói người ta gửi một con gà sống việt sang đây nhé !-
Cho là nó hiểu câu nói đùa tiếng việt ấy, vì nó quấn quít bên chân Thúy Linh. Mắng nó tội làm bẩn môi trường, nó cục ta cục tác nhưng chứng nào tật ấy. Hai con gái đành nhận nhiệm vụ "cỏ vê" lau chùi sàn nhà.
Rồi có hôm nào , khoảng năm giờ sáng, nó đẻ. Trứng thì lăn lóc sàn gạch bếp còn nó thì cục ta cục tác vang dội cả nhà . Chờ tối chiều, sang hàng xóm xin lỗi, họ vui lòng tha thứ, nhưng nhắc Thúy Linh luật pháp không cho làm chuồng nuôi gà ăn thịt trong thành phố. Thúy Linh nói Lola không phải gà ăn thịt mà là gà cảnh. Hàng xóm mỉm cười nhìn cô giáo Thúy Linh gàn dở nuôi gà làm cảnh. Họ lại thêm :
- chúng tôi chưa bao giờ nuôi gà làm cảnh ở chung cư...chúng tôi chỉ biết gà quay, nó rất im lặng, chẳng bao giờ đánh thức người ta quá sớm như thế. Nghe chúng tôi, cho nó vào lò quay đi !-
Về nhà, Thúy Linh "khai hội" họp chồng và hai con gái, tham khảo ý kiến của hàng xóm. Hai con gái khóc thương con Lola, thề không bao giờ ăn thịt nó. Sau cùng quyết định để thời gian xem xét xử lý !
Trì hoãn chẳng được bao lâu. Hàng xóm lại nhắc nhở luật pháp cấm đoán. Thúy Linh và gia đình tuân theo. Thúy Linh còn hoãn binh, vì thông thuộc sứ Pháp cũng như sử Việt, nói :
- Quí vị có lý, chúng tôi sẽ nghe, để rồi chúng tôi, chủ nhật nào, cho nó vào nồi hầm của vua Henri Ðệ tứ , (ý nói la poule au pot của Henri IV, tiêu chuẩn kinh tế ấm no của nhà vua, cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17) nhưng trong quí vị ai là người can trường vặt lông cắt tiết nó ?
Mọi người nhìn nhau, không ai đảm nhận. Có chàng trai vẻ từng trải ở lầu dưới cũng lên góp vui. Anh ta tủm tỉm nhìn bà hàng xóm đối diện của Thúy Linh, một thiếu phụ tóc vàng mắt xanh thực hiền hậu dễ thương, anh ta đùa :
- Quí vị hãy quên con gà mái lầu 5 này đi ! Ðể cho nó sống chứ !-
Thúy Linh tình cờ được biết chuyện đau thương của bà này. Thời Ðức chiếm đóng Paris, bà ta, thiếu nữ tuyệt trần xinh đẹp, có tình nhân là lính Ðức. Nhờ có bà ta và người lính Ðức này, vài gia đình đói khổ được tiếp tế giúp đỡ. Họ quên hẳn chuyện ấy khi Paris giải phóng, những chàng trai ghen tức, nhưng phụ nữ ghen tị, những kháng chiến giờ cuối, hay giờ thứ 25, đến bắt bà ta , gọt đầu , giắt đi hàng phố, tuần hành thị uy. Bị giam cầm khá lâu, may có người kháng chiến thực sự chứng nhận, bà ta được thả về , ẩn nhẫn, kín đáo ở chung cư này. Thỉnh thoảng một ngưới đàn ông lịch sự đến thăm vài ngày. Ðó là người đã cứu bà ta để trả ơn vì trong thời Ðức chiếm đóng, chính bà ta cùng ngưởi lính Ðức giúp đỡ nên đã vượt biên được để theo kháng chiến bên Anh quốc. Ông ta, chủ xí nghiệp, đã có vợ con, nên không thể làm gì hơn thế.
Thấy mọi người vui vẻ, hai con gái và Thúy Linh mừng thầm, mong rằng họ sẽ quên đi. Nhưng, ác nghiệt, con Lola cứ sáng sớm lại cục ta cục tác nhắc nhở hàng xóm là ta vẫn còn đây !
Thế rồi một sáng thứ bẩy nào, hành lang chung lầu 5 rộn rịp khác thường.Thúy Linh mở cửa : Một viên cảnh sát gõ cửa nhà đối diện. Bà hàng xóm ấy khoác vội áo choàng ngoài hiện ra ngưỡng cửa. Viên cảnh sát :
- Hàng xóm phàn nàn bà là "con gà mái lầu 5" tiếp khách ở chung cư làm xáo trộn an bình mọi người...-
Bà ta lúng túng mặt biến sắc đang tìm câu trả lời, trong khi hàng xóm đến đông nghẹt hành lang. Bà ta nhìn Thúy Linh, ánh mắt cầu cứu.
Thúy Linh vội vàng:
- Thưa nhà chức việc, con gà mái lầu 5 là tôi ! không phải bà ấy đâu !-
(câu tiếng pháp : S'il vous plait, monsieur l'agent, la poule du 5è, c'est moi...ce n'est pas cette dame !...)
Một bà, có con gái được đôi khi Thúy Linh giảng bài thêm, ghé tai nhà chức việc, thì thầm; ông ta ngạc nhiên quay lại nhìn Thúy Linh, hai con gái thập thò ngưỡng cửa.
- Bà là giáo viên, có gia đình, có con nhỏ mà cũng làm gà mái à ? ông ta hỏi .
- Xin nhận là tôi nuôi một con gà mái trong nhà - Thúy trả lời.
Mọi người cười rộ trong khi viên cảnh sát nhìn hai con gái nhỏ . Hắn ta hỏi:
- thế thì gà mái bà nuôi bao nhiêu tuổi ?-
- chưa được một năm !, Thúy Linh trả lời.
.Viên cảnh sát càng ngạc nhiên và mọi người càng cười rộ.
.- gà mái một tuổi ? bà có đếm nhầm không ? dẫn con gà mái "một tuổi" ấy ra đây, tôi coi, và, và, cho tôi coi căn cước gà mái ấy -
Thúy Linh mang con Lola ra. Viên cảnh sát bật cười, lẩm bẩm điều chi không rõ, và cả mọi người trong hành lang cũng cười vui, họ đang coi một đoản kịch hài hước. Lola thì quen ở với người rồi, nó đứng yên dưới chân viên cảnh sát, không sợ hãi. Mấy bà vuốt ve nó, nó cục ta cục tác vui sướng.
Viên cảnh sát :
- Thì ra là thế! người ta lại gửi thơ nặc danh như hồi Ðức quốc xã ? may quá chỉ là nặc danh đùa nghịch...tôi sẽ về "báo cáo" bỏ qua chuyện này. Tuy nhiên, bà không có quyền làm chuồng gà ở chung cư , tôi đề nghị cho nó vào nồi cháo đi !
Viên cảnh sát vui vẻ xuống thang, mấy bà hàng xóm trìu mến nhìn con Lola và rủa nguyền tác giả thơ nặc danh hại gà mái.ấy..
Thúy Linh mang Lola về nhà, để nó trên bàn bếp, gõ đầu nó, như "gõ đầu trẻ", nghề của Thúy Linh:
- Lola ơi, muốn sống yên ổn cùng mọi người thì hãy cố giữ mồm giữ mỏ, kín đáo nhũn nhặn hơn đi ! con gái đẻ trứng hoang mà cứ khoe mỏ múa mép trình hàng xóm ?Lola coi! Con rùa nó có làm người ta inh tai nhức óc đâu ? hãy bắt chước nó nhé !-
Thúy Linh tủm tỉm nhìn nó nhẩy xuống sàn gạch đi tìm con rùa.
Rồi hàng xóm vui vẻ chấp nhận con Lola và căn nhà nhỏ, lầu 5, chứa đựng sáu sinh vật ấy được an bình hạnh phúc ít lâu.

* * *

Ðộc giả thân mến,
Chắc quí vị muốn biết kết quả ra sao? Tôi xin tiếp.
Không biết tại sao, từ ngày ấy, con Lola chẳng cục tác nữa. Nó luôn trốn vào gầm giường với con rùa. Hai con vui thú bên nhau. Khổ thân hai con gái Thúy Linh, ngày nào cũng phải nằm bò dưới sàn quét dọn, chiếm mất nhiều thì giờ dành cho bài vở.
Thúy Linh, tổng trưởng nội vụ của gia đình, lập hội đồng thảo luận. Hai con gái chùi nước mắt và Thúy Linh cũng hạt lệ long lanh cuối mắt. Cực chẳng đã, hội đồng kết luận không thể làm gì hơn là trả hai con sinh vật gà và rùa về thiên nhiên.
Chủ nhật ấy, thi hành quyết định, cho Lola và rùa vào giỏ mây, cả gia đình lên tầu hỏa đi ngoại ô. Tới khu rừng cây rậm rạp, thả hai con xuống, chúc hai con sinh vật hạnh phúc với thiên nhiên. Con rùa thì từ từ đi vào bụi cây, còn con Lola thì cứ quanh quẩn dưới chân hai trẻ. Thúy Linh bỏ Lola vào giỏ mây, để nguyên tại chõ và mọi ngưới đi về ga xe lửa. Từ xa quan sát, thấy Lola ra khỏi giỏ mây , theo con rùa vào bụi rậm.

* * *

Quí vị độc giả, hẳn là quí vị chưa toại nguyện, muốn biết số phận cuối cùng của rùa gà ấy ra sao? Chính tác giả những dòng này cũng không biết rõ. Chỉ biết là hai tuần sau, không chống nổi thương nhớ, Thúy Linh cùng các con trở lại nơi ấy. Không vết tích con rùa và chỉ thấy vài cái lông trắng vướng cành cao...
Thúy Linh buồn rầu nghĩ là một con diều hâu nào đã bắt Lola, chùi nước mắt, quay lại bảo hai con:
- Thế mà con Lola biết bay cao...nó đã bay xa, xa lắm, tìm nơi "đất lành gà đậu" rồi ...-
Ước mong quí vị cũng như tôi và hai con gái Thúy Linh, chúng ta tin là như thế ! .
Kính chúc Tân Xuân.
TIÊU NƯƠNG
Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.