Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Việt Linh
Phượng Các
#1 Posted : Wednesday, February 2, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Việt Linh




Sinh năm 1952 tại Saigon
Đạo diễn các phim:
- Nơi bình yên chim hót (1986)
- Phiên tòa cần chánh án (1987)
- Gánh xiếc rong (1988)
- Một cuộc đời bị đánh cắp (1989)
- Dấu ấn của quỷ (1992)
- Chung cư (1998)
- Mê Thảo - Thời vang bóng (2002)

Phượng Các
#2 Posted : Thursday, February 3, 2005 1:02:08 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thứ tư, 26/3/2003, 10:56 GMT+7



Việt Linh và bộ phim đứng đầu Liên Hoan Phim Bergamo - 'Mê Thảo'

Sau bao trắc trở, đứa con tinh thần của nữ đạo diễn Việt Linh đã giành giải Bông hồng vàng tại LHP của Italy vào 22/3. Giải bạc và đồng thuộc về 2 phim của Pháp. Sắp tới, chị lại giới thiệu tác phẩm này tại LHP Singapore.




- Ban giám khảo, khán giả và báo chí Italy đánh giá thế nào về "Mê Thảo - Thời vang bóng"?

- Giải của LHP Bergamo do khán giả bình chọn nên khán giả chính là giám khảo và đánh giá của họ thể hiện trên lá phiếu có thang điểm từ 1 đến 5. Sau buổi chiếu duy nhất chiều 20/3, rất nhiều người đã đến gặp tôi bày tỏ sự thích thú về cốt truyện, hình ảnh, không khí và âm nhạc...

Do tôi rời Bergamo sáng chủ nhật ngay sau khi nhận giải nên chỉ kịp có trong tay tờ Nhật báo Bergamo ra ngày 22/3 với bài, ảnh giới thiệu Mê Thảo và tiên đoán phim VN chiến thắng. Mấy ngày nay, bạn bè bên Italy cho biết, kênh truyền hình RAI 3 và RAI Sat có phát 3 lần hình ảnh bế mạc LHP.

- Cảm giác của chị khi nhận giải?

- Không bất ngờ lắm. Theo chương trình, sau khi giới thiệu phim, tôi sẽ về lại Pháp sáng ngày 21/3 chứ không chờ kết thúc. 12h30 đêm 20/3, đột nhiên ban tổ chức gọi điện hỏi tôi có thể ở lại đến ngày bế mạc để họ đổi vé máy bay? Tôi thấy nghi nghi nên đồng ý. Sáng ngày 21/3, bà Martini, giám đốc LHP nói riêng cho tôi biết phim VN đang dẫn đầu số điểm, nhưng vì còn 2 phim dự thi chưa chiếu nên không biết Mê Thảo - Thời vang bóng sẽ được giải nào. Dù sao cũng thật xúc động khi nghe xướng lên hai chữ Việt Nam và những tiếng vỗ tay...

- Chị có thấy mâu thuẫn khi trước đó "Mê Thảo - Thời vang bóng" chỉ được Hội điện ảnh VN trao giải khuyến khích?

- Duy nhất một lần với Gánh xiếc rong được ngồi giữa chiếu (giải bạc, không có vàng) còn thì, theo cách nói vui của bè bạn, các phim của tôi đã khuyến khích chuyên nghiệp! Chẳng có gì mâu thuẫn, mỗi người bình chọn đều có riêng lý lẽ để phân chia ngôi thứ. Làm nghề sáng tác thì phải chấp nhận mọi lý lẽ đánh giá, dù hữu lý hay vô lý. Trừ các giải thể thao và khoa học, giải nghệ thuật đâu đâu cũng vậy, là nơi biểu hiện cá tính, chất lượng tác phẩm tranh giải lẫn người chấm giải. Hãy để dư luận đánh giá.

Là người sáng tác, chưa đạt đúng tiêu chuẩn, chưa được chính đất nước mình công nhận, dĩ nhiên tôi có buồn, nhưng buồn nhiều hơn cho các cộng sự.

- "Mê Thảo - Thời vang bóng" cũng được LHP Singapore mời tham dự cuộc thi vào cuối tháng tư. Chị cảm thấy thế nào?

- Tôi không được tự tin. Trừ những tuyệt tác hiển nhiên, chuyện thua thắng ở các LHP quốc tế cũng mênh mông lý lẽ của người chấm giải. Có điều kẻ thi, người chấm ở đây đều xa lạ nên các lý lẽ khách quan hơn, ít áp lực hơn. Điện ảnh chúng ta còn nhỏ bé, được mời góp mặt LHP quốc tế, được giới thiệu văn hóa VN với thiên hạ là đã đủ vui.

- Có đạo diễn VN nói rằng, LHP quốc tế thực chất chỉ là những chợ phim, có những LHP chỉ cần điền đơn là có thể tham dự?

- Thế thì hay quá, nên hỏi xin người ấy danh sách những LHP như vậy để điện ảnh chúng ta lấy đơn về điền! Riêng những gì tôi biết thì chỉ có một ít LHP như Châu Á - Thái Bình Dương là nhận phim các nước thành viên đề cử (có nghĩa cũng đã chọn). Entry form là thủ tục phải điền nhưng chỉ điền sau khi LHP đã quyết định mời. Cũng có vài LHP phát Entry form ra ngoài nước để sưu tầm, xét chọn, nhưng điền đơn, gửi phim giới thiệu không có nghĩa là được tuyển.

Thu Hương thực hiện





LHP Bergamo:
- LHP lần thứ 21 năm nay trình chiếu 45 phim, trong đó 6 phim dự thi.
- LHP mỗi năm tổ chức một lần tại thành phố Bergamo, vùng Bắc Italy.
- Mục đích là giới thiệu những tác phẩm điện ảnh có cá tính, những đạo diễn trẻ chưa được thế giới biết đến...
- Năm 1998, VN cũng đoạt giải đồng với Ai xuôi vạn lý của đạo diễn Lê Hoàng.

nguồn: chim việt cành nam
Phượng Các
#3 Posted : Thursday, February 17, 2005 7:29:31 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Mê Thảo -thời vang bóng

Hàn Thuỷ

Truyện phim diễn ra dưới thời bảo hộ đầu thế kỷ, được xây dựng chung quanh những nhân vật chính là : Nguyễn, chủ nhân ấp Mê Thảo - một thái ấp sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt luạ ; bạn tri âm của Nguyễn là nghệ sĩ chơi đàn Tam, vì ngộ sát phải trốn tránh, được Nguyễn đem về làm quản gia ; cô đầu nổi tiếng Tơ, tình nhân của Tam, sau vụ ngộ sát Tơ trở về với chồng, khi chồng chết Tơ dứt bỏ nghiệp ca hát ; và Cam, người tớ gái bị câm và phải lòng ông chủ.
Hôn thê của Nguyễn bị tai nạn qua đời trên đường đi xe hơi về Mê Thảo để làm lễ cưới. Nghĩ rằng "sản phẩm văn minh" là nguyên nhân cái chết của hôn thê, Nguyễn ra lịnh cấm đoán, tiêu hủy tất cả những gì liên quan đến văn minh cơ khí. Nguyễn đắm chìm trong quá khứ, trong men rượu, chỉ tôn thờ và đối thoại với hình tượng của hôn thê... Cùng lúc đó thông báo về một công trình đường sắt sẽ xuyên qua Mê Thảo khiến Nguyễn càng điên loạn. Vào một đêm Cam chỉ cho Tam xem một cảnh tượng kinh khiếp : Nguyễn đang làm tình với nữ hình nhân bằng gỗ ! Cam mang tượng quẳng xuống hồ, nơi sau đó chính cô bị Nguyễn bỏ rọ ném để trừng phạt. Cam được Tam cứu thoát. Mê Thảo trên đà phá sản, tan nát vì sự điên loạn của Nguyễn.

Tin rằng chỉ có âm nhạc mới cứu rỗi được linh hồn Nguyễn, Tam quyết định tìm Tơ ; cô từ khước vì đã thề độc chỉ hát với cây đàn đáy của chồng cô để lại, mà ai dùng cây đàn đó sẽ bị hồn của chồng Tơ bóp chết. Tam vẫn quyết định hòa giao âm nhạc với người yêu lần cuối. Tiếng đàn, tiếng hát lôi Nguyễn về thực tại nhưng cũng là lúc Tam gục ngã.

Trở lại thái ấp, Nguyễn trông thấy công trường đường sắt đã khởi công. Nguyễn mang xác bạn tìm đến gò chôn rượu, đập nát các hũ rượu, phóng hỏa... Nguyễn chết trong lửa rượu, trước mắt Cam, một chứng nhân đau khổ và câm nín.


Trong tên "Mê Thảo - thời vang bóng" tôi đồng ý với đạo diễn ở tiểu tựa "thời vang bóng", theo tôi nó quan trọng. Thật thế, có nhiều Nguyễn Tuân, trước và sau 1945. "Chùa Đàn", tuy được xuất bản năm 1946, nhưng có hai phần khác nhau rõ rệt, phần lõi ở giữa có tên riêng "Tâm sự của nước độc". Có thể nói đó là tác phẩm cuối, tác phẩm văn học đỉnh cao của Nguyễn Tuân trước 45, vừa ưu hoài, vừa vượt ra khỏi cái hoài cựu của "vang bóng một thời" để mà lung linh, ma quái, đa nghĩa. Dùng cái yêu ngôn (chữ N.T.) để tạo đa nghĩa, để gửi gấm một linh cảm nào đó về sứ mạng của văn nghệ trước thời cuộc. Phần thứ hai, bao bọc cái lõi trên, thì có tính lịch sử hơn, và chỉ có tính lịch sử thôi, là đoạn dựng và đoạn mưỡu, mà giá trị chính là biểu tượng cho cái hồ hởi mà ấu trĩ của văn nghệ đầu cách mạng. Không biết tại sao Nguyễn Tuân viết thêm phần này, có phải cần thiết vì đưa in sau cách mạng ? Điều ấy xin để hỏi các nhà làm lịch sử văn học, nhưng độc giả nào muốn đọc " Chùa Đàn " dù đã xem hay chưa xem phim đều có thể bỏ qua hai cái đoạn thủ vĩ gượng ép ấy, đọc không có ích gì mà còn bực mình thêm.



Phim của Việt Linh chỉ phỏng theo "Tâm sự của nước độc" thôi, và viết thêm "thời vang bóng" sau tên Mê Thảo tỏ rõ là tập thể làm phim đã khẳng định đúng cái chân giá trị, và nhấn mạnh sự lựa chọn đó bằng cách gợi lại "vang bóng một thời", tác phẩm rất quen thuộc của giai đoạn trước 45. Còn "Mê Thảo", đó là cái tên của vùng đất nơi xảy ra câu chuyện, một cái tên gợi lên sự mê đắm đến từ bên ngoài, một người điên loạn vì ăn phải một thứ cỏ lú, chứ sự điên loạn này chẳng hề có giá trị tự tại. Cái tên "Mê Thảo" hình như là một cảnh báo với ai nghĩ rằng Nguyễn Tuân đang viết về một thứ tình yêu tuyệt đối nào đó.

Kịch bản của Mê Thảo có trung thành với nguyên tác văn học không ? có lẽ điều này không quan trọng lắm, vì điều quan trọng nhất là phim có đạt hay không. Hai loại hình nghệ thuật dù sao cũng cần những thủ thuật rất khác nhau. Điện ảnh vừa có thể hào phóng hơn với âm thanh và màu sắc, vừa bị những giới hạn chặt chẽ của thể loại "thưởng thức theo thời gian thực", như mọi thứ nghệ thuật trình diễn. Những hình ảnh đẹp trung thành với truyện thấy có gò chôn rượu, và những nong tằm ... "Lắm lứa đang chín, bụng đỏ ửng và trong suốt như hổ phách"... (N.T.)

Điều dễ để ý đến nhất là phim rất trung thành với truyện - và vượt xa truyện, nếu muốn khiêu khích những "fan" Nguyễn Tuân mê muội, chỉ biết bàn về trung với chả thành - trong sự thể hiện tình yêu ca trù. Phải nói Việt Linh đã thành công trong cả âm thanh, hình ảnh, và lời các bài hát ; đã mời các nghệ sĩ danh tiếng nhất lồng tiếng hát tiếng đàn của mình vào phim. Vả lại hiển nhiên truyện thì không thể cạnh tranh được với phim trong cái mặt sống động này, dù văn tài của Nguyễn Tuân cao đến thế nào đi nữa. Nhưng nói đến cái thần, cái cốt tuỷ của Chùa Đàn, là sự lung linh ma quái và đa nghĩa, thì phải nói phim trung thành với Nguyễn Tuân một cách tuyệt diệu. Mà chỉ có dám sáng tạo thì mới trung thành được như vậy thôi, vì Nguyễn Tuân nói với người thời ông, còn Việt Linh nói với người thời nay.

Trong những khác biệt quan trọng giữa "Chùa Đàn" và "Mê Thảo" có thể nói đến hình tượng cô Cam, sáng tạo của kịch bản phim, một thứ người dẫn truyện rất đạt, đồng thời là một biểu tượng (cho đa số thầm lặng mà hy sinh không tính toán cho đất nước ? ). Một sáng tạo khác : hình tượng cô Út người yêu của Nguyễn ; lúc đầu là hình nộm rơm, sau thành người gỗ, đối tác cho sự điên loạn của Nguyễn ; cô Út còn là cả gương mặt tươi rói của Cam nữa, nhưng đó chỉ là trong ước mơ của Cam thôi. Mà, ừ nhỉ, trong cả bộ phim không hề thấy cô Út bằng xương bằng thịt, vậy có thật có một cô Út người yêu lý tưởng của Nguyễn hay không ? Phải chăng cô Út, nguồn gốc của sự điên loạn của Nguyễn tại Mê Thảo, lại chính là mê thảo, cỏ mê của một lý tưởng không hề hiện thực ?

Như thế, Mê Thảo rất đa dạng, và thường thống nhất thành công cái đa dạng đó. Nhưng có lẽ về những "ý tại phim ngoại", như các phim khác của Việt Linh vẫn thường gợi hứng cho người xem, thì cần đi coi nhiều lần nữa, một lần quả không đủ. Vì thế những ý gợi ra ở đây chỉ là tạp ghi vắn tắt của một người, để nghiệm lại lần sau.

Trở lại vài cảm nhận về bề nổi, tức ở tầng ý nghĩa thứ nhất của phim, những gì người ta "đọc" đuợc lập tức khi xem. Trong phim ảnh còn hơn trong tiểu thuyết, phải có một bề nổi hấp dẫn, và hấp dẫn một cách đại chúng thì mới "đứng" được. Ở đây không có chỗ nói dài về một vài bất cập, quá nhỏ so với tầm vóc của phim này, thí dụ như hoá trang và đối thoại hay độc thoại ở vài chỗ không đủ tự nhiên. Riêng tôi cũng hơi tiếc là phim được mở đầu bằng cảnh con tàu hiện thực của hôm nay, cũng như kết thúc bằng câu nói của Nguyễn về bóng tối, ánh sáng, địa ngục và thiên đường. Tôi nghĩ cả hai đều không cần thiết lắm. Nhưng khi nhớ lại toàn bộ thì những lúc người xem thích thú, sửng sốt nữa, là áp đảo : âm thanh, hình ảnh trong cả phim đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, có những đoạn thật là tuyệt vời ai cũng nói đến, như cảnh lồng đèn bay lên trời, cảnh Tơ và Tam đàn hát lần thứ hai, cảnh đốt "tửu phần", nơi chôn rượu v.v. sẽ ăn khách trên cả thế giới. Dàn cảnh và diễn xuất đúng mực nên không cường điệu mà tạo được sức căng lớn ; các vai đều đạt nhưng phải kể đặc biệt đến vai Cam, được trao một nhiệm vụ rất khó mà thể hiện quá giỏi ; trong các vai phụ thì vai bõ già cũng thật chín muồi. Có thể nói đạo diễn Việt Linh và người cầm máy Phạm Hoàng Nam lần này có đầy đủ phương tiện để làm mỹ thuật cho hả dạ, từ những cảnh rất thân mật như ca trù đến những cảnh rộng ngoài trời như bè chở cây gạo dọc sông, qua những cảnh ghê rợn như khổ dâm với tượng gỗ... đều rất đẹp và chuyển đạt không khí cần thiết. Không khí thành thị và nông thôn miền Bắc đầu thế kỷ hai mươi được dàn dựng công phu, có thể là phối cảnh đẹp hơn ngoài đời, nhưng tin được là trung thực, hãy nghe Việt Linh : " ...6 năm sưu tập tài liệu tôi đã vào viện bảo tàng chép tư liệu, lùng sục các nơi bán đồ cũ để xem lại các phim 6 ly, 8 ly... từ thời đó " (phỏng vấn trong Phụ Nữ TP HCM, 04-10-2002).

Đó là mặt mới mà người ta khám phá từ Việt Linh lần này, so với các phim trước. Thế còn về mặt mạnh cố hữu của đạo diễn này, về khả năng khơi mở nhiều tầng ý nghĩa ? Nghệ thuật đích thực phản ánh cuộc đời, mà cuộc đời luôn luôn có nhiều tầng ý nghĩa. Câu chuyện đơn giản rõ ràng của tầng này có thể thành một ẩn dụ gợi hứng cho người thưởng thức đi đến những tầng ý nghĩa khác. Và trong cái liên tưởng đó thì mỗi người có thể suy diễn một cách, và cũng có thể suy diễn ra ngoài những ý tưởng của cả Nguyễn Tuân lẫn Phạm Thuỳ Nhân và Việt Linh...

Hẳn rồi, Mê Thảo là một phim về tình yêu và tình bạn, những mối tình đan chéo và tạo nên kịch tính trong một khung cảnh xã hội và văn hoá xáo trộn, nguồn gốc của bi kịch. Tình yêu điên loạn của Nguyễn, tình yêu câm nín của Cam, tình yêu tri kỷ của Tơ và Tam, tình bạn rồi tình nghĩa tri ân của Tam với Nguyễn. Đặc biệt những mối dây giữa Tơ, Tam và Nguyễn này hội tụ và nổ tung trong trường đoạn đàn hát lần cuối, Đơn Dương và Thuý Nga đã diễn tả xuất thần.

Nhưng khi xem phim này ra về, ai cấm chúng ta suy nghĩ về cái ấp Mê Thảo như đất nước Việt Nam một thời đã qua, với những ông Nguyễn quỳ lạy trước những thần tượng mà cuối cùng chỉ là những hình nộm bằng rơm ? Về hình tượng này, một người xem phim ngây thơ có thể bảo : Sao lúc tôn thờ thì là người rơm, mà làm lúc làm tình lại là người gỗ, bất nhất dở quá. Nhưng tôi thấy đổi từ rơm qua gỗ lại hay, hình như gợi ra một ẩn dụ khác. Có điều rằng ẩn dụ có hai mặt : nếu nó có thể đa nghĩa và rộng nghĩa, thì nó cũng không nói gì cụ thể. Diễn tả ẩn dụ tuỳ thuộc vào... ẩn ức của người xem. Nghệ thuật là như thế, hỏi tác giả muốn nói gì thực ra không cần thiết, hãy thưởng ngoạn.

Xin tặng bạn vài câu hỏi viển vông rất riêng tôi, cho cả cái thế giới vẫn đầy cuồng nộ này. Tại sao kẻ cầm đầu điên loạn lại chỉ có thể "thông dâm" với những hình nhân gỗ, sex gỗ và lưỡi gỗ ? Và tại sao Cam, người dẫn truyện, theo truyền thống chú Tễu của văn hoá dân gian đấy, nhưng dẫn truyện mà lại câm, chỉ lấp ló mỗi khi chuyển đến những cảnh quan trọng, một sáng tạo điện ảnh có thể trở thành cổ điển ; ừ tại sao Cam lại bị đóng rọ nhỉ, câm mà lại còn bị đóng rọ, lật qua lật lại, cái nhìn xoay tròn đảo điên chóng mặt... ối giời ! Bạn không thấy hay thì tôi còn biết nói sao ?

Nếu suy nghĩ mông lung rộng hơn nữa, thì ai cấm chúng ta đặt câu hỏi như đã đặt ra qua niềm tin của Tam sẽ cứu vãn được Nguyễn bằng tiếng hát : làm sống lại văn hoá dân tộc có đủ để thức tỉnh những sai lầm của dân tộc ấy hay chăng ? và qua cái chết của Tam : văn hoá dân tộc trong thời đại mới có cần tự giết mình đi để mà tái sinh hay chăng ? Đó là những câu hỏi ở tầng thứ ba, có thể suy ra từ biện chứng hiển nhiên ở tầng ý nghĩa thứ hai, xuyên từ Chùa Đàn đến Mê Thảo, biện chứng đối lập mà bị cưỡng ép phải thống nhất giữa cái văn hoá cổ truyền và cái văn minh hiện đại, giữa vò rượu "vô cố nhân", guồng chỉ tơ tằm, và cái đường ray, cái đầu máy xe lửa. Chỉ riêng biện chứng này đã có thể làm cho người ta điên, và nếu nhìn thời sự thì vẫn còn những thằng điên nắm quyền sinh sát trên những vùng đất không phải chỉ lèo tèo như cái ấp Mê Thảo. Có điều cái điên của Nguyễn là cái điên chối bỏ văn minh vật chất, còn cái điên của Bin Laden, Bush và Saddam là cái điên chối bỏ văn hoá loài người.

"Mê Thảo" tự nó rất đạt, so với bất cứ phim nghệ thuật nào của thế giới. Một đội ngũ diễn viên xuất sắc và đồng bộ. Một thành công lớn về thẩm mỹ cộng với một kích thước tư duy sâu rộng. Mê Thảo đã vượt qua thách đố làm sống lại Chùa Đàn của Nguyễn Tuân một cách sáng tạo. Trong Liên hoan phim châu Á 2003 tại Deauville lần này, Mê Thảo bật sáng một cách đường bệ, cổ điển mà độc đáo. Mặc dù là một phim mời, không dự thi (cũng như Hero của Trương Nghệ Mưu) nhưng so với các phim khác của LHP (có dự thi hay không) có lẽ Mê Thảo là một trong hai ba phim đứng đầu




Phượng Các
#4 Posted : Thursday, February 17, 2005 9:12:07 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Mê Thảo -Thời vang bóng

Đặng Tiến


Mê Thảo-Thời vang bóng là một phim hay, đã được dư luận tán thưởng tại Liên Hoan Deauville. Sau đó dự thi tại Liên Hoan phim Bergamo, thành phố 150.000 dân miền bắc nước Ý, từ 15 đến 23 tháng 3-2003, đã đoạt giải nhất Bông Hồng Vàng, trước các phim Pháp " Trên Đầu Ngón Tay " của Yves Angelo, và " Chuyện Gì Đã Xảy Ra " của Rabah Ameur-Zaimeche. (Năm 1998, cũng tại Bergamo, phim " Ai Xuôi Vạn Lý " của Lê Hoàng đã đoạt giải Bông Hồng Đồng).

Mê Thảo là tên (tưởng tượng của Nguyễn Tuân) một thôn ấp hẻo lánh miền Trung Du Bắc Bộ, chuyên nghề nuôi tằm dệt tơ, vào những năm 1920. Chủ ấp tên Nguyễn chuẩn bị đám cưới người yêu, nhưng cô dâu chết trong một tai nạn xe hơi. Nguyễn đau khổ vì tình ; đâm ra căm thù văn minh cơ khí, sống chìm đắm trong hoang tưởng và men rượu, sùng bái hình tượng người yêu quá cố, bỏ bê công việc. Tam, người quản lý trang trại, nguyên can án ngộ sát, được chủ ấp bao che, nên biết ơn và hết lòng phò tá. Tam muốn Nguyễn tìm lại được lẽ sống qua tiếng đàn giọng hát.

Tam lại là một tay đàn cự phách, ngày xưa đệm đàn cho một danh ca, cô Tơ, nay đã bỏ nghề sau khi chồng chết. Cô Tơ phát nguyện chỉ hát theo cung bậc của cây đàn chồng để lại. Nhưng cây đàn này linh thiêng : ai đụng đến là có thể nguy đến tánh mạng. Tam chấp nhận cơ nguy, để cứu ân nhân là Nguyễn, và cũng để thí nghiệm lý tưởng của mình. Tam thuyết phục được Tơ – vốn là tình cũ nghĩa xưa – Tam đệm đàn, Tơ hát và Nguyễn nằm nghe. Bốn dây nhỏ máu trên đầu ngón tay, Tam xuất huyết và chết gục trên cây đàn. Nguyễn cùng đoàn tùy tùng đưa xác về ấp. Và trên đường về, gặp công trường đường sắt đang được thực hiện, Nguyễn tuyệt vọng, đốt những vò rượu "vô cố nhân " và bỏ mình trong đám cháy. Trước cái nhìn bất lực của cô Câm, một gia nhân đã yêu mình trong câm nín và nhẫn nhục.



Mê Thảo – Thời vang bóng là một thành công về nghệ thuật, xứng đáng với những lời tán thưởng tại LHP Deauville và phần thưởng ưu hạng tại Bergamo. Phim hay về nhiều mặt.

Trước hết là chuyện phim hấp dẫn ly kỳ, pha chất quái đản sẵn có trong " yêu ngôn " Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, pha ánh sáng huyền ảo của điện ảnh hiện đại.

Thứ đến là kỹ thuật diễn xuất của các tài tử tương đối tự nhiên so với nhiều phim Việt Nam khác, đặc biệt Đơn Dương (Tam), Thúy Nga (Tơ) và Minh Trang (Câm). Phim dựa trên âm nhạc và phần nhạc đệm, lời ca, tiếng hát (ca trù) xuất sắc.

Sau nữa, Mê Thảo là một nguồn tư liệu cao giá về mặt địa lý, lịch sử và dân tộc học. Người xem chứng kiến hình ảnh Việt Nam hồi đầu thế kỷ, miền Trung Du Bắc Bộ : đồi núi, sông hồ, chùa chiền, nhà cửa. Cách phục sức, giải trí, cách trồng dâu, nuôi tằm, những xe tơ, những nong tằm chín đỏ – mà Nguyễn Tuân đã phác thảo bằng chữ nghĩa. Ngoài ra, bối cảùnh xã hội, trong buổi tiếp xúc đầu tiên với văn minh cơ khí cũng được thể hiện.


Để làm được điều này Việt Linh đã bỏ nhiều năm sưu tập tài liệu, từ các viện bảo tàng đến các nơi bán đồ cũ, từ hè phố đến thư viện... Và trong lúc thực hiện hẳn chị và các cộng sự của mình đã phải khổ công thu dọn và tránh né những dấu ấn hiện đại dày đặc trong bối cảnh thời nay.


Cuối cùng, là kỹ thuật và ngôn ngữ điện ảnh đã soi chiếu vào nội dung hàm súc và đa nghĩa, về nhân bản, xã hội, thậm chí chính trị, mà mỗi khán giả tiếp thu một cách khác nhau, tùy tầm nhìn. Chúng tôi không phân tích ở đây.


Chỉ trả lời một điểm nghe nhiều người bàn tán : phim Mê Thảo của Việt Linh có trung thành với nguyên tác Chùa Đàn của Nguyễn Tuân không ? Xin trả lời là có trung thành, thậm chí còn soi sáng Chùa Đàn, một truyện ngắn 30 trang, ít người biết đến, nâng cấp thành một cuốn phim dài non hai tiếng, tôn trọng và làm nổi bật phần cốt lõi của truyện bằng một ngôn ngữ khác, tân kỳ và hiện đại.

Là người đã có dịp thân thiết với Nguyễn Tuân và thường xuyên đọc lại tác phẩm ông, từ non nửa thế kỷ nay, tôi tự cho mình đôi chút thẩm quyền thành thật nói lên niềm tâm đắc đó.

Chưa kể, ngoài ra, hai chữ trung thành, trong thường tình, đã là một tính từ khó định nghĩa. Trong nghệ thuật, chuyển một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, lại càng phức tạp hơn.

Khi mình lẩn thẩn tự hỏi : mình có trung thành với mình không, thì trả lời đã bở hơi tai.

Những con sông dài, chỉ chung thủy với chính mình khi đổ vào biển lớn, hòa mình với những dòng sông khác, trong cõi vô cùng, vô chung và vô thủy.

Đặng Tiến
(Trích VietMercury, ngày 4/4/2003)
Phượng Các
#5 Posted : Thursday, February 17, 2005 9:14:21 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


HÀ NỘI 16-02 - Công Ty B.B Enterprise của Hoa Kỳ vừa chi 52,000 đô la mua bản quyền phim ''Mê Thảo - Thời vang bóng'' của nữ đạo diễn Việt Linh do hãng phim Giải Phóng sản xuất. Trước khi giao phim, phía Hoa Kỳ yêu cầu hãng Giải Phóng làm phụ đề tiếng Anh và Mê Thảo - Thời vang bóng được in thêm 4 bản, trong đó 3 bản giao cho B.B Enterprise vào cuối tháng này. Theo dự kiến, trong tháng 3 tới, phim sẽ được phát hành tại Hoa Kỳ và Canada.
Kịch bản Mê Thảo - Thời vang bóng dựa trên tác phẩm Chùa Ðàn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân; từng đoạt giải Bông Hồng Vàng tại Liên hoan phim Bergamo (Ý) và giải nhì của Quỹ Cổ Ðộng Phát Hành Quốc Tế (Promotion Internationale des Films du Sud).
Bộ phim này hoàn thành từ năm 2001, nhưng vào năm 2002, sau sự kiện diễn viên Ðơn Dương (diễn viên chính của phim) bị cấm hoạt động tại Việt Nam (sau đó anh định cư ở Hoa Kỳ) thì ''Mê Thảo - Thời vang bóng'' cũng bị vạ lây, mãi gần 1 năm sau mới cho chiếu trở lại và cho đi tham dự các liên hoan phim quốc tế.





nguoi-viet.com
Phượng Các
#6 Posted : Thursday, August 25, 2005 11:04:36 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
“Mê Thảo - Thời Vang Bóng”: Một Phim Dị Thường, Xuất Sắc

Phan Tấn Hải


Khi phim chạy lên hàng chữ kết thúc, khi đèn trong rạp bật sáng, khi những tràng vỗ tay vang lên ngợi ca, và khi khán giả đứng dậy chờ bứơc ra, tôi vẫn còn ngồi đó kinh ngạc, thấy mình như tơi tả - sau gần hai giờ đồng hồ xem một cuốn truyện mà mình mê thích từ nhỏ được chuyển thành phim, nhìn các hình ảnh hiếm hoi ở quê nhà từ cả thế kỷ trứơc, chứng kiến những mối tình dị thường trong "Mê Thảo - Thời Vang Bóng", theo dõi những đam mê nhan sắc và âm nhạc của các nhân vật, và các mê lọan điệp trùng…
Khi bứơc ra khỏi rạp Edwards Westminster 10 Cinemas, đó là những cảm giác còn giữ trong lòng tôi suốt hôm chủ nhật 21-8-2005. Đó là một cúôn phim hiếm gặp, không dễ làm, và cũng để lại các vết ký ức thật sâu, hệt như tiểu thuyết "Chùa Đàn" của Nguyễn Tuân, cuốn truyện mà phim mô phỏng và dựa vào.
Phim "Mê Thảo - Thời Vang Bóng" do nữ đạo diễn Việt Linh thực hiện, đang chiếu ở Quận Cam, California, nói tiếng Việt, phụ đề tiếng Anh. Phim đã được nhiều báo Việt Ngữ ở Nam Cali khen ngợi, trong đó có lời của nhà phê bình phim CNN Nguyễn Ngọc Chấn rằng, "Một phim có thừa tiêu chuẩn quốc tế. Mê Thảo có nhiều yếu tố chiếm Oscar cho phim ngọai quốc…" Thực tế, phim đã đọat nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải Bông Hồng Vàng tại Liên hoan phim Bergamo (Ý) và giải nhì của Quỹ Cổ Động Phát Hành Quốc Tế (Promotion Internationale des Films du Sud).
Nhìn kỹ, truyện phim cũng có đổi khác ít nhiều đối với cốt truyện "Chùa Đàn." Đạo diễn đã cho thêm vào truyện nhân vật cô gái câm, tên Cam, tuy mang thân phận người tớ gái nhưng lại yêu say đắm Nguyễn, ông chủ ấp Mê Thảo. Tòan bộ phim xoay quanh một số nhân vật, giữa các xung động trong ấp Mê Thảo, một xã hội Việt Nam thu nhỏ thời thực dân Pháp.
Một nhân vật chính tuy vắng mặt trong phim, nhưng lại phủ trùm bóng tối lên tòan bối cảnh: người vị hôn thê của ông Nguyễn. Cô chết vì đụng xe, khi ngồi trên chiếc xe hơi ông Nguyễn tặng làm quà cưới. Đó cũng là lý do làm ông Nguyễn căm thù tất cả những gì gọi là văn minh hiện đại: từ chỗ căm thù chiếc xe hơi mang tai họa, tới chỗ buộc dân tòan ấp đốt sạch tất cả những gì thuộc về văn minh Tây Phương, cả đồng hồ, sách vở giấy mực, vân vân… và làm dân trong ấp khổ sở vì ông chủ quái dị này. Không ai thấy mặt cô chủ này trong phim, nhưng uy lực của cô hiện diện khắp nơi, làm ông chủ Nguyễn quay quắt thương nhớ, làm dân cả ấp kiệt sức với các lệnh "xóa sổ văn minh" mà ông chủ ấp ban xuống. Nhiều người dân phải bỏ ấp mà đi…
Cô thiếu nữ vắng mặt đó biểu tượng cho những gì? Và vì sao cái chết của cô lại làm tiếc nhớ tới điên loạn cho ông chủ Nguyễn? Có phải cô là một mảnh hồn đất nước Việt Nam đã bị nền văn minh thực dân Đại Pháp giết chết? Không ai có câu trả lời, vì cả truyện và phim đều để lửng tất cả mọi nan đề...
Hình ảnh cực kỳ đẹp. Với bối cảnh truyện là thời đầu thế kỷ 20, hình ảnh lạ lùng của một ấp Mê Thảo nơi miền Thượng Du Bắc Việt, của thơ mộng ở một số góc phố Hà Nội, của đậm đà kỷ niệm nơi một số bến đò, núi đồi, góc rừng, và của văn minh nứơc bảo hộ Đại Pháp với chuyến xe lửa chạy trên đường núi khi vào phim… Nhưng dị thừơng nhất là hình ảnh ngọn đồi dứơi ánh lửa các ngọn đúôc, nơi ông Nguyễn cho chôn các vò rượu và rồi trở thành nơi xác của ông và của Tam, người nghệ sĩ đàn nhị huyền cầm tài hoa, nằm giữa các vũng rượu và bị thiêu cháy.
Một điều cũng hiếm gặp trong đời thường, đặc biệt với khán giả hải ngọai. Đó là nhạc ả đào, với giọng hát thu hồn của cô Tơ và tay đàn của Tam. Hai người là bạn tình, một mối tình tội lỗi vì cô Tơ đã có chồng. Cô Tơ tự dằng vặc, và nhiều lần múôn dứt bỏ vương víu sai trái để trở về với ngừơi chồng bệnh nan y. Nhưng định mệnh cô đã bị âm nhạc buộc lấy, cả sau khi người chồng từ trần. Và cây đàn cô thờ trên bàn thờ ngừơi chồng cũng là cây đàn ma quái. Đó là cây đàn mà Tam nài nỉ xin đàn dù biết rằng ngừơi sử dụng đàn sẽ chết, khi dứt bản nhạc. Tam đã dùng sinh mạng và tiếng đàn của mình để hy vọng cứu bệnh cho ông chủ, ông Nguyễn, người chủ ấp Mê Thảo, và là ngừơi một thời cứu mạng anh.
Khi máu ứa ra nơi các đầu ngón tay đang bấm dây đàn, Tam vẫn say mê đàn, đôi mắt say sưa trong lúc tay vẫn bấm không rời các dây trên khuôn đàn. Đôi mắt cô Tơ nhìn anh đau đớn, biết rằng anh sắp gục chết giữa tiếng hát của cô, nhưng cô vẫn trân trọng các giây phút cuối này, để giọng hát của cô vẫn đuổi theo tiếng đàn của anh Tam…
Đặc biệt, hòan thành được phim Mê Thảo còn có phần góp sức của người đã khuất bóng: hương linh cụ Nguyễn Tuân.
Trả lời một cuộc phỏng vấn của báo Phụ Nữ trong một số tháng 3-2004, đạo diễn Việt Linh đã kể chị đã bị cúôn truyện "Chùa Đàn" của Nguyễn Tuân ám ảnh từ gần 2 thập niên trứơc, và có ý làm phim dựa theo truyện này từ năm 1987 khi "được nghe anh Phạm Thùy Nhân kể câu chuyện này và Chùa Đàn bắt đầu ám ảnh từ đó. Năm 1992, tôi ra Hà Nội tiếp xúc với gia đình cụ Nguyễn Tuân (lúc đó cụ bà còn sống) để mua tác quyền. Sau đó, tôi viết đề cương rồi đưa anh Phạm Thùy Nhân viết kịch bản…"
Và rồi đã nhờ tới sự tiếp sức của nhà văn Nguyễn Tuân nơi cõi vô hình…
Báo Phụ Nữ ghi như sau:
"-- Làm thế nào để chị chọn được các bối cảnh cho "Mê Thảo"?
"-- Nông thôn bây giờ được điện khí hóa, cơ giới hóa mà phim lại tái hiện cảnh xưa nên để tránh các dây điện lọt vào ống kính cũng đã khó. Khó nhất là những cảnh phục vụ cho tư tưởng của bộ phim như cảnh cây gạo. Cây gạo mà mình vừa ý ở một nơi, bến nước lại ở nơi khác. Bạn bè có người góp ý dùng kỹ xảo quay để tạo cảm giác nhưng tôi không thích. Tôi muốn người xem có cảm giác chân thực. Hay như cảnh những ngọn đèn trời được thổi lên. Hôm đó, đoàn làm phim đã chuẩn bị 25 cái, nhưng không ai dám chắc là bao nhiêu cái sẽ lọt vào ống kính. Thắp hương khấn cụ Tuân, rồi lặng người đếm một, hai, ba, bốn, năm..., đến cái thứ 9 lọt vào ống kính như một ngọn lửa từ từ bay lên. Chúng tôi đã nín thở vì sung sướng.
"-- Phim toát lên thế giới của tâm linh, bản thân chị có tin vào điều đó không?
"-- Trước kia tôi không tin khi người chết trở về là bát hương cháy bùng lên. Nhưng, khi thắp hương xin phép cụ Tuân làm phim, bát nhang lại cháy bùng. Trong suốt quá trình làm phim, tâm linh này luôn hỗ trợ chúng tôi…"
Đúng vậy, cảnh bát nhang phừng cháy trên bàn thờ được ghi trong phim cũng là những hình ảnh dị thường, tuy đôi khi chúng ta từng gặp trong đời nhưng hiếm khi muốn nhắc tới các chuyện liên hệ tới cõi vô hình… Và khi sức mạnh huyền bí đã làm rung chuyển cây đàn, chỉ là để phản ứng lại các chuyển biến trong âm của người muốn cầm chiếc đàn.
Thế gian biết bao nhiêu là nghiệt ngả. Trần gian biết bao nhiêu là mê đắm. Hết mối tình này buộc, tới món nợ ân tình mang theo tận phút từ trần… Các tiếng đàn, giọng hát này chắc chắn sẽ đuổi theo họ tới bao nhiêu kiếp sau nữa. Phim đã ghi lại được các sức mạnh hiếm hoi như thế.
Nhưng, hãy nhìn cho kỹ, hãy xem cho kỹ hơn: có phải chàng nghệ sĩ kia cũng là chính chúng ta, và mỗi người chúng ta đều mang sẵn trong hồn một cây đàn cầm riêng, để tới khi bấm cạn các nốt nhạc nghiệp lực thì rồi gục ngã... Đó không chỉ là nghiệp của người nghệ sĩ, mà còn là nghiệp của cõi người. Vui, buồn, cười, khóc, dốc ra cho cạn các đam mê vào dây đàn đời mình, tìm say đắm cho đời nhau, rồi khi các đầu ngón tay cạn máu thì gục ngã lên đàn mà chết. Đó là nghiệp của cõi người.
Phim được đón nhận nồng nhiệt ở Pháp từ năm ngóai. Một phần, nữ đạo diễn Việt Linh có nhiều quan hệ nơi Pháp - nơi bà theo chồng định cư tại Pháp, nhưng vẫn luôn đi đi về về và còn mang quốc tịch VN.
Phim "Mê Thảo - Thời Vang Bóng" đã chiếu ở Paris (Pháp) từ ngày 8-12-2004 tại rạp Reflet Médicis, mỗi ngày 5 suất. Tạp chí Aden, đặc san văn hóa giải trí của Pháp, trong số ngày 9-12-2004 nhận xét: "Một cách nhìn khá ác nghiệt, đôi lúc với chất thơ trong trẻo như pha lê, giống như giọng ca cứu rỗi của cô đào hát..."
Đặc biệt, đây cũng là phim cuối cùng tại Việt Nam của tài tử Đơn Dương, người đã bị nhà nứơc Hà Nội trục xuất vì đóng trong một cuốn phim Mỹ về Cuộc Chiến VN. Hôm Chủ Nhật 21-8-2005, Đơn Dương đã tới rạp Westminster 10 Cinemas, Quận Cam, để ký tặng poster và chụp ảnh kỷ niệm với khán giả.
Phim "Mê Thảo - Thời Vang Bóng" đang chiếu vào các ngày Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật mỗi tuần ở Westminster 10 Cinemas, 6721 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683. Vé 10$, bán ở rạp.
Một phim rất đáng xem. Rất đáng trân trọng. Không chỉ để nhìn các hình ảnh quê nhà đầu thế kỷ 20, hay chỉ để quan sát cách chuyển từ một cuốn truyện xuất sắc của Nguyễn Tuân, hay chỉ để thưởng ngoạn nghệ thuật thuần túy, mà thực ra, còn để nhìn lại lòng mình, khi sôi nổi khóc cười cùng với các chuyển biến và nhân vật… Một cõi thế gian đầy đau đớn, đam mê…
Phượng Các
#7 Posted : Monday, June 12, 2006 4:41:52 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

http://zdfree.free.fr/di...articles/u160vlinh.html

DỰNG PHIM

Việt Linh

LTS. Diễn Đàn số 158 đã đưa tin về “ Tủ sách điện ảnh ” mà đạo diễn Việt Linh vừa cùng với nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn cho ra mắt bạn đọc. Dưới đây, được phép của tác giả, chúng tôi xin tuyển trích trong cuốn Dạo chơi vườn điện ảnh một vài trang viết của chị về vấn đề dựng phim.

Như chúng ta đã biết, hình ảnh của bộ phim không được thu theo thứ tự, chưa nói mỗi cảnh (phải) quay nhiều lần, dài ngắn khác nhau do đó không thể sử dụng ngay mà phải « xào nấu », sắp xếp lại trước khi trình chiếu. Công việc sắp xếp, xào nấu này thuật ngữ chuyên môn gọi là Dựng phim [1]. Nói cách khác, dựng phim là tổ chức hệ thống các cảnh nối tiếp nhau qua kỹ thuật cắt-dán.

Dựng phim thoạt tiên là công việc mang tính kỹ thuật, nhưng qua quá trình ứng dụng người ta phát hiện ra rằng những mối nối khác nhau sẽ cho ra những hiệu quả khác nhau. Dựng phim biến thành nhân tố nghệ thuật quan trọng trong sáng tác điện ảnh là thế. Khám phá hiệu quả dựng phim đầu tiên là hai bậc thầy điện ảnh Nga Sergei Eisenstein và Lev Koulechov. Eisenstein cho rằng nguyên lý dựng phim có gì đó giống như cấu trúc của chữ Nhật : khi kết hợp hai tượng từ riêng biệt sẽ cho ra một nghĩa mới. Thí dụ nước và mắt ra nghĩa khóc. Chó và miệng ra nghĩa sủa. Miệng và chim ra nghĩa hát. Dao và tim ra nỗi đau... Nhưng khác hơn chữ, dựng phim là sự tìm kiếm tự do tuyệt đối. « Bộ phim chỉ bắt đầu có cuộc sống trên bàn dựng. Đôi khi sự thay đổi một mối nối sẽ tạo ra những hiệu quả làm ta phải sững sờ », đạo diễn Ấn độ Satyajit Ray nói như thế về dựng phim. Còn đạo diễn Mỹ Orson Wells thì tuyên bố tính thuyết phục của bộ phim chỉ thực sự diễn ra trong quá trình dựng phim.

Không như sân khấu, văn học – nơi người nghệ sĩ có cơ hội sửa chữa những sai sót – điện ảnh là một trong những nghiệp « bút sa gà chết ». Sản xuất điện ảnh vốn hẹp thời gian, sản xuất điện ảnh VN còn vụt tốc hơn nên việc sai sót lúc quay không tránh khỏi. Trong tình cảnh đó dựng phim càng trở nên hữu ích bởi đây là cơ hội – và cơ may – để người làm phim “viết “ lại bộ phim. Dựng phim là thời cơ sau rốt để đạo diễn có thể làm tốt hơn – hoặc dở hơn – chất lượng tác phẩm. Công việc dựng phim được khảo sát từ hai phương diện :

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Về kỹ thuật, dựng phim thuần túy là công việc ráp nối các cảnh quay theo thứ tự kịch bản – những thứ tự đã được đánh số [2] trong lúc quay. Ngoài chức năng sắp xếp đó ra, giá trị của dựng phim còn ở chỗ nó cho phép thực hiện ba hiệu quả chính yếu của điện ảnh mà thông thường là chức năng của máy quay : 1) Nhìn sự vật khi xa khi gần qua việc kết nối nhiều cỡ cảnh khác nhau. 2) Di chuyển theo nhân vật qua các bối cảnh khác nhau. 3) Cho khán giả thấy đan xen cùng lúc nhiều tình huống khác nhau, xảy ra trong nhiều địa điểm khác nhau.

Sau khi xem toàn bộ bản nháp trên màn ảnh lớn và bàn dựng, đạo diễn, chuyên viên dựng phim và thư ký – người ghi nhớ số cảnh – sẽ chọn ra mỗi nội dung cảnh một cú quay tốt nhất để sử dụng. Bằng một máy cắt-dán chuyên dụng người dựng phim sau đó sẽ ráp chúng lại theo trình tự phân cảnh với độ dài chưa cắt xén. Bản phim với những mối nối đầu tiên có tên là bản sơ dựng. Từ bản sơ dựng này hay còn gọi là bản dựng nháp, đạo diễn và người dựng phim sẽ xem đi, xem lại, xem tới, xem lui nhiều lần nữa để hoán vị, cắt xén, thêm thắt, vứt bỏ… cho đến khi bản phim có một nhịp điệu hợp lý và mạch lạc. Cũng giống như tính từ lưu loát trong văn học, chuyên môn điện ảnh hay dùng chữ « ngọt » để diễn tả sự ráp nối trôi chảy.

Muốn tạo cảm giác « ngọt » người dựng phim phải gia công rất lớn trong quá trình ráp cảnh, sao cho mọi động tác – máy quay lẫn diễn viên – được chuyển giao êm ái. Thí dụ cảnh toàn nhân vật được cắt khi bước xong chân phải, thì cảnh cận kế tiếp phải bước chân trái theo đúng nhịp thực tế. Một đoạn phim dựng « ngọt » sẽ khiến người xem cảm giác máy quay không ngừng nghỉ, dù thực tế các cảnh gắn nhau bởi nhiều mối nối. Hiệu quả « ngọt » còn được áp dụng để che dấu cái giả của kỹ xảo. Koulechov – bậc thầy dựng phim Nga – cho rằng montage “ngọt” là khi các khung hình được nối khớp nhau như những cục gạch trong xây dựng. Còn đạo diễn Mỹ Spike Jonze thì ca ngợi montage như sau : « Có một nghịch lý thú vị trong điện ảnh là : cấu trúc phim không ngừng tiến hóa qua những nhảy cóc thời gian, bối cảnh, nhân vật, ý tưởng... Nhưng chính sự tự do hoàn toàn của nghệ thuật montage lại làm nên mối liên kết vô cùng chặt chẽ »

Ráp-nối là công việc khá chi li, đòi hỏi người dựng phim phải có chuyên môn cao, thành thạo máy móc, thông suốt các quy tắc dựng : ví như không được sai trục, không được xếp liên tiếp những khung hình cùng nội dung nhưng có cùng góc máy và kích cỡ tương tự. Người dựng phim phải nhạy cảm trước những thừa, thiếu dù chỉ dăm ba khung hình [3]. Khán giả bình thường không nhận biết những mẩu thừa như thế, nhưng với giới chuyên môn các mẩu dư be bé kia bị xem là “ rác” cần vứt bỏ.

Người dựng phim không chỉ chịu trách nhiệm hình ảnh mà phải xử lý luôn phần tiếng. Với các phim âm thanh đồng bộ, việc dựng hình và tiếng sẽ diễn ra cùng lúc, căn cứ theo ký hiệu « khớp » được ghi dấu trong lúc quay. Điện ảnh ta vẫn lồng tiếng nên người dựng phim phải ổn định hình xong mới ráp tiếng. Quy trình này (sẽ trở lại trong mục Lồng tiếng) dĩ nhiên khổ nhọc hơn bởi tiếng của ta là tiếng tái tạo luôn có nguy cơ trật khớp. Là chuyên viên kỹ thuật, người dựng phim bên cạnh tư duy trí não nhất thiết phải biết sử dụng bàn dựng [4] – chiếc bàn lớn bên trên có màn ảnh, vĩ lắp phim, vĩ lắp tiếng, loa, móc, máy cắt-dán.… Qua điều khiển của người dựng phim, hình và tiếng sẽ sánh đôi chạy lui chạy tới nhờ các trụ răng trên máy và các lỗ răng trên phim. Tuy nhiên để phòng xa sự trôi trượt, người dựng phim thi thoảng phải dùng bút mỡ ghi dấu « khớp » trên phim và trên các băng tiếng để túm « các em » khi có hiện tượng sai khớp. Trong điều kiện lồng tiếng của ta việc lắp khớp âm thanh vô hình ảnh rất cực, nhưng kết quả rất... tương đối.

HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT

Trong quá trình cắt nối, thêm bớt, đổi thay vị trí hình ảnh… những người làm phim bỗng nhận ra rằng mỗi sự điều chỉnh sẽ cho ra một hiệu quả khác, một cảm xúc, ý nghĩa khác… Về “phép lạ ” này đạo diễn Pháp Bruno Dumont nói : “ Có thể giải thích tầm quan trọng của montage như sau : chúng ta quay những mẩu phim vô tích sự, nhưng chúng sẽ trở nên cái gì đó khi nối lại với nhau ”. Từ những phát hiện đó người ta bắt đầu chủ tâm nghiên cứu, và thực tế cho thấy mỗi mối nối tiềm ẩn trong nó một xung lực to lớn mà các nhà điện ảnh mãi mãi không thể nào khai thác hết. Cứ thế dựng phim trở thành nghệ thuật, trở thành “sân chơi ” hấp dẫn - đôi khi là thôi miên - của người dựng phim, của các đạo diễn. Ngày nay người ta không còn thích kiểu dựng trôi chảy mà tìm kiếm cá tính, thậm chí cố ý gây sốc.

Dựng phim với tư cách nghệ thuật tạo ra rất nhiều hiệu quả, có thể kể các hiệu quả chính :

Tiết tấu

Là hiệu quả hàng đầu và đích nhắm của dựng phim. Tiết tấu điện ảnh được làm nên bởi độ dài các cảnh mà trong đó mọi sự thừa - thiếu đều ảnh hưởng chất lượng. Tiết tấu dựng phim không có nghĩa thu ngắn thời lượng mà là sự xen xếp các cảnh sao cho xúc cảm dâng cao nhất, lô-gích nhất. Ví như trong phim có trường đoạn hai kẻ rượt đuổi nhau 2 phút. Thay vì chia trường đoạn ra hai cảnh : kẻ rượt 1 phút, kẻ chạy 1 phút, người dựng phim có thể cắt mỗi cảnh làm đôi (hoặc hơn), xếp luân phiên theo thứ tự : kẻ rượt 30 giây, kẻ chạy 30 giây, lại kẻ rượt 30 giây, kẻ chạy 30 giây… Trường đoạn vẫn 2 phút nhưng sự ngắt khúc, xen kẽ khiến ta có cảm giác nhịp điệu nhanh hơn, không khí quyết liệt hơn.

Nhưng ngược lại, với những nội dung thong dong thì sự cắt ngắn vô lối sẽ làm hại tinh thần phân đoạn. Thí dụ trong phim có đoạn chàng đau đớn ngồi nghe “em” hát tình ca năm cũ. Nếu cứ xen cắt chàng-em lụp bụp kiểu hai chàng rượt đuổi thì còn chi cảm xúc, ngậm ngùi…? Trong mọi trường hợp nghệ thuật montage đòi hỏi đạo diễn, người dựng phim phải biết « đo » cảm xúc khi quyết định lưỡi kéo [5]. Dựng phim không có chuẩn đích xác cho độ dài các cảnh, một tiết tấu hợp lý phải được cảm bởi người sáng tác, phải tương thích với cảnh huống, với tâm lý nhân vật và cuối cùng, quan trọng, lớn lao hơn : tương thích với toàn thể phong cách bộ phim.

Để có một tiết tấu hợp lý người đạo diễn đôi khi phải biết « hy sinh ” những cảnh lạc cảm xúc. Nói hy sinh bởi mỗi cảnh phim được làm nên với bao công sức nên đạo diễn rất khó từ bỏ. Thời đi học người viết đã một lần « khó » như vậy : khi trình chiếu phim truyện bài khóa trong đó có cảnh dừa nước dưới bình minh rất đẹp, thày bỗng hỏi : « Tại sao để cảnh này vô đây ? ». « Tại nó đẹp, em rất thích » Cô học trò hăng hái. Thày bảo : « Nếu rất thích thì cất vô vali làm kỷ niệm, còn ở đây nó phá hỏng kịch tính ». Học trò ấm ức tuân theo để sau đó ngộ ra bài học montage hữu ích : một cảnh không cộng thêm gì cho hiệu quả tức nó sẽ... trừ. Nói cách khác : một cảnh lấy cũng được, vứt cũng được thì tốt nhất nên vứt.

Những gì đang nói có vẻ như tiết tấu chỉ được xử lý khi dựng phim, nhưng thực ra nhà biên kịch chuyên nghiệp đã phải lưu tâm đến nó từ trên giấy, qua cách ngắt câu, chấm, phết, số lượng chữ... Sau đó, hai lần nữa, trên phân cảnh và trong lúc quay đạo diễn sẽ tiếp tục mường tượng nó. Dựng phim chỉ là cung đoạn hoàn tất và... cứu vãn.

Cấu trúc

Trong quá trình dựng phim, do yêu cầu sắp xếp thứ tự hình ảnh, phải xem đi xem lại hiệu quả..., đạo diễn và người dựng phim sẽ có cơ hội cân nhắc, tìm ra một kết cấu tốt hơn cái đã được toan tính trên kịch bản. Dựng phim - thích thay - là cung đoạn « bút sa gà không chết » nên các nhà điện ảnh cứ tha hồ thử nghiệm [6] (đặc biệt phóng túng trong các đoạn giấc mơ, hồi tưởng) : gắn vô không ổn thì tháo ra, kiểu này chưa khoái thì kiểu khác… cho đến lúc mãn nguyện. Trên thực tế đôi khi chỉ cần dời chỗ một phân đoạn sẽ cho ra một kết cấu hoàn toàn khác : chặt chẽ hơn hoặc loãng ra, chùn xuống hoặc dâng lên một cảm xúc… Tóm lại, người dựng phim hoàn toàn có thể xoay chuyển cấu trúc phim trên chất liệu có sẵn, Thế giới từng có những bộ phim dựng lần đầu không hay, nhà sản xuất phải thuê người montage giỏi “tút ” lại. Kết quả khác hẳn.

Chuyển cảnh

Chuyển cảnh là một trong những việc khó khăn nhưng lý thú của nghề dựng phim. Mỗi bộ phim trung bình có hơn trăm phân đoạn, và người ta không thể đơn giản nhảy phân đoạn này sang phân đoạn khác bằng một mối nối đột ngột. Mỗi phân đoạn có tinh thần, bối cảnh khác nhau do đó khi chuyển sang cái mới phải lôgích, êm ả… Lần nữa thuật ngữ « ngọt » được sử dụng trong xử lý chuyển cảnh. Lý thuyết sư phạm và thực tế cho ra một số nguyên tắc như động tiếp động, tĩnh tiếp tĩnh… Tức thị giác sẽ không sốc khi ta nối liền hai cảnh có chung động thái (đứng yên hoặc di chuyển). Từ nguyên tắc căn bản này qua ứng dụng lại đẻ ra những nguyên tắc khác : rằng nên chuyển cảnh bằng những khung hình đồng dạng, đồng hướng, đồng sắc… Thí dụ cảnh cuối phân đoạn trước là bánh xe hơi thì cảnh đầu của phân đoạn sau phải có dáng tròn tròn tương tự : quạt máy, đu quay, bánh honda… Hay như cảnh trước người lên cầu thang thì cảnh sau cũng nên có xu hướng “lên lên” như vậy.

Những nguyên tắc này căn cơ nhưng cũng rất đơn sơ. Ngày nay trên cơ sở quy phạm gốc người dựng phim và đạo diễn đã « chế » ra muôn cách chuyển cảnh tinh tế và ấn tượng. Ví như chuyển cảnh bằng âm thanh : người đàn bà ngồi trong nhà xếp valy, kéo mạnh dây kéo từ trái sang phải. Ngay sau đó thấy cảnh bánh xe lửa lăn, cũng từ trái sang phải và cảnh người phụ nữ kia đã ở trên tàu. Tiếng dây kéo tăng âm được gối chìm (overlap) lên tiếng ray xe lửa, cộng thêm sự chung hướng chuyển động đã tạo nên cảm giác ra đi rất « ngọt ». Cũng có thể nhảy phân đoạn này sang phân đoạn khác bằng đối thoại, ví như cảnh trước đứa con thủ thỉ : “ Má ơi, con muốn đi Nha Trang”, ngay cảnh sau đã thấy biển Nha Trang xanh ngát…

Để gây ấn tượng, nhiều đạo diễn còn cố ý đi ngược nguyên tắc, tức chọn cách chuyển tương phản : cảnh trước ì xèo, cảnh sau im phăng phắc... Trung bình mỗi bộ phim có ít nhất 50 lần chuyển cảnh, chuyển mãi một kiểu thì nhàm, tìm ra 50 cách khác nhau thì…khó, nên nhiều người chọn cách chuyển “xưa” nhất nhưng an toàn, ít công suy nghĩ nhất là mờ chồng, tức cảnh trước chìm xuống cho cảnh sau gối lên. Tóm lại khả năng chuyển cảnh của dựng phim là sáng tạo vô biên. Chỉ nhấn mạnh một điều : sáng tạo không đồng nghĩa với tùy tiện. Và ghi chú một điểm : Phần lớn ý tưởng chuyển cảnh tốt đều được lường trước trên phân cảnh, ở trường quay chứ không đợi “ thấy cảnh đặt tên ” trên bàn dựng.

Không khí

Có lẽ đây là công năng lớn nhất của montage nếu như những người làm phim biết ứng dụng triệt để. Ý tưởng các mối nối sẽ làm ra không khí được khởi xướng đầu tiên bởi các nhà điện ảnh Hollywood, và thể nghiệm thành công trong phim thể loại « cao bồi ». Để tăng tính hồi hộp, gay cấn của những pha rượt đuổi, ngoài việc cắt cảnh rất ngắn các nhà điện ảnh Mỹ còn tạo ra một số thủ pháp mà về sau trở thành lý thuyết dựng phim với các tên gọi như : phương pháp xen kẽ, phương pháp song hành, phương pháp đối xứng… Thủ pháp dựng xen kẽ - còn gọi luân phiên - là lối dựng đan ken hoạt động của các nhân vật khác nhau, trên những địa điểm khác nhau xảy ra cùng thời khắc. Thí dụ trường đoạn có nội dung : kẻ giết người sắp gây tội ác, cảnh sát tìm cách truy cản. Với thủ pháp xen kẽ người dựng phim sẽ dựng cảnh tên giết người bước vô sân, ngay sau đó cảnh sát trên đường đi tới, lại tiếp cảnh tên giết người mở cửa… Cứ thế, bằng sự luân phiên theo tiết tấu nhanh tiệm tiến, người dựng phim sẽ gây không khí căng thẳng .

Thủ pháp song hành – hay đối xứng – thực ra chỉ là biến tướng của dựng xen kẽ, chỉ khác nhau : các hành động song hành không nhất thiết diễn ra cùng lúc và không nhất thiết có nhịp điệu khẩn cấp. Thí dụ có hai võ sĩ chuẩn bị ra trường đấu. Trong lúc bên này bình tâm sinh hoạt thong dong, thì bên kia luôn ở trong trạng thái suy tính ... Bằng lối dựng song hành, hoạt động của hai bên sẽ được xếp nối nhau để chỉ ra không khí tương phản. Các thủ pháp dựng này thật ra rất cũ nhưng điện ảnh Mỹ luôn luôn biết “ làm mới ” chúng bằng cảnh quay táo bạo, khả năng diễn xuất - rất giỏi - của diễn viên. Tiên phong và tiêu biểu cho lối dựng « không khí » là các phim kinh dị của đạo diễn Hitchcock – người có vẻ như tuân thủ các quy phạm điện ảnh nhưng luôn biết cách « cải biên » xuất sắc.

Ngược lại với Hitchcock, điện ảnh thế giới gần đây nổi lên gương mặt mới trong lối dựng « không khí », đó là đạo diễn Abbas Kiarostami của Iran – người mà hầu như cứ ra phim là đoạt giải lớn của các LHP lớn. Không áp đặt, không dồn bức, « thủ pháp » của Kiarostami là thủ pháp « mưa lâu thấm đất » : những khung hình cứ lững thững tiếp nối … để một lúc nào đó bùng tỏa ở người xem cái không khí tác giả mong muốn. Thí dụ trong phim giải vàng Venise 1999 “ Gió sẽ cuốn chúng ta đi ” : để tạo ra ý tưởng cuộc sống bất diệt, bên cạnh câu chuyện phim về một người hấp hối, Kiarostami đã ung dung xếp nối những khung hình dung dị : con suối, chòm cây, ánh bình minh, chú rùa trong khe đá… Cứ thế, từ chút một, người xem bị không khí cuộc sống tràn ngấm lúc nào không biết, đến mức quên hẳn câu chuyện đang nói về... cái chết.

Xúc cảm

Bằng thể nghiệm cũng như kinh nghiệm, những người làm phim sung sướng nhận ra rằng trật tự của các mối nối hoàn toàn có thể đẻ ra xúc cảm. Để miêu tả cái đói tột độ của nhân vật, ngay những thập niên đầu tiên của lịch sử điện ảnh, đạo diễn Nga Lev Koulechov đã phá quy phạm - không cho phép các khung hình cùng nội dung có cùng kích cỡ đứng liền nhau – bằng cách dựng liên tiếp những cận cảnh gương mặt thèm khát của diễn viên trước đĩa thức ăn. Hiệu quả thật ấn tượng : cái đói như được lũy thừa. Sự phá cách táo bạo này thành công đến mức, về sau, trong nghệ thuật dựng phim người ta vẫn gọi các phương pháp tương tự là « hiệu quả Koulechov ».

Về hiệu quả bất ngờ và vô tận của dựng phim, đạo diễn Pháp Jean-Luc Godard kể có lần trong phim “Nouvelle Vague” Alain Delon đóng rất tồi. Sau khi cắt xén, thêm bớt một trường đoạn không hiệu quả ông bèn nảy ra ý : bỏ hết tiếng nói đồng bộ thay vào đó đoạn sonate của Paul Hindemith. Trường đoạn « không lời » ấy bỗng trở nên tuyệt vời. Giới phê bình điện ảnh cũng như khán giả Pháp hẳn khó quên bộ phim tự thuật đầu tay - cũng là cuối cùng - “ Những đêm hoang dã ” [7] của đạo diễn Pháp Cyril Collard : Phá bỏ triệt để mọi quy cách dựng truyền thống, nhà điện ảnh trẻ bị bệnh Sida giai đoạn cuối khi ấy đã nối dán hình ảnh phim rối loạn, cuống quýt ... như tâm trạng hấp hối của mình. Bộ phim gây chấn động lớn cho khán giả khi trình chiếu, làm ngỡ ngàng giới chuyên nghiệp, được LHP Cannes 1994 trao giải dựng phim Eight Ball

Dựng phim cảm xúc không thể thành lý thuyết bởi nó thuộc tài năng, bản năng. Đơn giản để tạo ra ( khác áp đặt ) xúc cảm cho người khác đạo diễn phải trải qua trước những xúc cảm đó. Người viết còn nhớ khi đi cùng chú Tư Hồng Sến [9] chọn cảnh phim tài liệu “Đường ra phía trước”, chú Tư đã đứng thần người rất lâu trước đồng sen mênh mông mây trắng, cò bay... Cảnh mở đầu phim sau đó cũng được dựng rất lâu như thế : Một bình yên bao la, một tĩnh lặng dịu dàng không nỡ chạm... Bỗng... bom nổ. Cuộc chiến tranh hủy diệt thô bạo. Đạo diễn đã xúc cảm như thế, quay như thế và dựng đúng y thế.

Hiệu quả cảm xúc của dựng phim còn được chú ý ở các phân đoạn đối thoại. Trong điện ảnh người ta vẫn có thói quen đơn giản là cứ ai nói thì phải cho xuất hiện mặt người đó, quên rằng cảm xúc quan trọng đôi khi bắt nguồn từ phản xạ của người nghe, đôi khi của cả khung cảnh. Dựng phim tính đến hiệu quả cảm xúc thường sử dụng thoại off [10] để quan sát phản ứng người nghe. Phương pháp này khá thông dụng trong các phim tâm lý.

Ngôn ngữ điện ảnh

Giống như quay phim có những khung hình biết nói. Dựng phim còn có khả năng « nói » nhiều hơn, nói được cả tư tưởng. Tất cả những thông điệp thâm sâu toát ra từ hình ảnh đó thuật ngữ chuyên môn gọi là ngôn ngữ điện ảnh [11] . Tiên phong, tiêu biểu cho lối dựng phim « xuất ảnh thành văn » là đạo diễn Xô viết Sergei Eisenstein trong “Chiến hạm Potemkine”. Lúc quay, Eisenstein quay rất nhiều cảnh đầu sư tử đá ở cảng Odessa với tư thế ngẩng cao, sau đó dựng chúng sát kề nhau, nhịp nhanh cho cảm giác sư tử chồm dậy song song với cảnh nổi dậy của dân chúng. Về thị giác cách dựng này cho ta cảm giác hừng hực nhưng cùng lúc cũng bật lên ý tưởng : sự dũng mãnh xông lên của lực lượng cách mạng.

Đạo diễn Hồng Sến của ta cũng là người thích dựng ẩn ý. Trong phim “Đường ra phía trước” thực ra chỉ có ba con trâu biết quỳ xuống - đứng lên để dân công chất đạn lên lưng; nhưng bằng nhiều góc độ khác nhau, đạo diễn cố tình « nhân » chúng ra hàng chục cảnh, sau đó khéo léo ghép lại như thể cả bầy trâu mấy chục con đều biết đứng lên - quỳ xuống. Nhưng lớn hơn sự lý thú, khâm phục của người xem chính là ý tưởng toát ra từ đó : ngay con thú cũng hợp sức với con người chống Mỹ. Trường đoạn nhân cách hóa trâu cảm động này đã góp phần đưa bộ phim đến giải vàng LHP quốc tế Mátxcơva.

Tóm lại, bằng những mối nối thông minh, có suy nghĩ, dựng phim không chỉ làm trôi chảy nội dung mà còn mang đến cho hình ảnh các giá trị tính cách, tư tưởng.

Cứu vãn tình thế

Là chức năng không chính thức nhưng vô cùng quan trọng của dựng phim. Như chúng ta đã biết, dù kỹ lưỡng đến đâu quá trình quay gián đoạn cũng sẽ để lại vài sai sót, trong đó chủ yếu là sai trục, sai rắc-co. Thí dụ phân đoạn có nội dung người đàn ông đạp xích lô trên phố nhưng do quay ngắt khúc và không ghi chép rõ, nên lần quay sau diễn viên mở hai cúc áo thay vì chỉ một như cảnh trước. Không thể đặt liên tiếp hai cảnh đó gần nhau nên dựng phim phải « phù phép » : xen giữa hai cảnh kia một khung hình nào đó cùng bối cảnh - cận bánh xe xích lô, chân người đạp, sinh hoạt phố phường chẳng hạn - để khán giả ...quên chi tiết rắc-co. Thủ thuật “ làm quên “ này cũng được áp dụng trong các tình huống sai trục.

Rất thô thiển, hạ sách nhưng trong thực tế những « cấp cứu » như thế vẫn cần thiết. Để việc « cấp cứu » tự nhiên và hữu hiệu hơn, sau mỗi phân đoạn quay đạo diễn thường cho bấm vu vơ thêm vài cảnh dự phòng. Và điều quan trọng : không bao giờ vứt bỏ những cảnh thừa trong lúc dựng, kể cả những cảnh - tưởng như - không đạt. Chính chúng, cái kho tàng « lâm vố » đó, vào những lúc không ngờ nhất sẽ « cứu » người đạo diễn, dựng phim ra khỏi thế kẹt.

Nghệ thuật dựng phim như đã thấy, quả huyền biến. Mọi cố gắng giải thích, phân tích đều là tối thiểu. Những người làm phim hôm nay ngày càng hiểu ra sức mạnh của các mối nối, hao hức khai thác chúng, đặc biệt dễ dàng hơn với kỹ thuật dựng vi tính. Người dựng phim giỏi nắm vai trò rất lớn trong sáng tác điện ảnh, xứng đáng được xem là « đạo diễn thứ hai » của giai đoạn hậu kỳ. Nhưng dựng phim dẫu sao cũng không phải vạn năng, không thể che dấu hết những cái nghèo, cái hỏng mà khi quay đạo diễn đã để cho mọi sự lỡ làng.

Việt Linh




[1] Cần phân biệt công việc dựng phim (montage) của người dựng phim sau khi phim đã quay xong, với việc dàn dựng (mise en scène) của người đạo diễn trong lúc quay.

[2] Trước khi quay một cảnh, người phụ quay hoặc thư ký sẽ đưa ra trước ống kính tấm bảng nhỏ (clap) có ghi tên phim, số thứ tự cảnh, số lần quay... để chuyên viên dựng phim và in tráng làm việc về sau.

[3] Một giây có 24 khung hình.

[4] Ngày nay người ta còn có thể montage trên máy vi tính.

[5] Người ta vẫn gọi thế dù từ lâu dựng phim không còn cắt bằng kéo, thậm chí đã cắt bằng ... chuột vi tính..

[6] Ở ta thời gian dựng bị khống chế bởi kinh phí nên khó thử nghiệm.

[7] Les nuits fauves

Eight Ball Một năm sau ngày mất của tác giả.

[9] Tác giả gọi đạo diễn Hồng Sến là chú Tư.

[10] Người nói không có mặt trong hình.

[11] Xem chương Phụ lục




Đạo diễn Việt Linh :

Nhẹ nhàng, nhưng không dễ

« Dạo chơi vườn điện ảnh là cuộc dạo chơi nhẹ nhàng cho những ai yêu thích điện ảnh; để bạn biết trong “khu vườn điện ảnh” có những ai, những gì... », Việt Linh nói rõ ý tưởng của mình như vậy trong bài trả lời phỏng vấn của nhà báo Huỳnh Kim (Thời báo Kinh tế Saigon 29.12.2006).

Trả lời một câu hỏi khác, chị tâm sự : « đây chỉ là sự “mở hàng” khiêm tốn, cho một tủ sách đầy đủ, đầy đặn ở tương lai, với sự tham gia của nhiều người. Và sự thật, tủ sách điện ảnh đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ, đặc biệt của các bạn trẻ. Xây dựng một tủ sách là công việc đòi hỏi những người thực hiện phải nghiêm túc, tâm huyết và bình tĩnh. Làm sách về điện ảnh càng khó khi mà điện ảnh Việt Nam vẫn chưa thật sự có chỗ đứng trong lòng công chúng. »

Users browsing this topic
Guest (6)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.